Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Ngôn ngữ truyền hình trong bản tin thời sự đài truyền hình Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (933.8 KB, 126 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






MAI THỊ MINH THẢO






NGÔN NGỮ TRUYỀN HÌNH TRONG BẢN TIN
THỜI SỰ ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM




Chuyên ngành: Báo chí
Mã số: 5.04.03







LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. TẠ BÍCH LOAN




HÀ NỘI – 2004


4
MỤC LỤC
Phần mở đầu 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu 5
5. Kết cấu của luận văn 5
Chƣơng I: Một số vấn đề lý luận chung về ngôn ngữ truyền hình
và bản tin thời sự 7
1.1. Ngôn ngữ truyền hình 7
1.1.1. Đặc tr-ng cña truyền hình 8
1.1.2. Quan niệm về ngôn ngữ truyền hình 10
1.1.3. Đặc điểm của ngôn ngữ truyền hình 14
1.2. Bản tin thời sự 14
1.2.1. Sự ra đời và các bƣớc phát triển 14
1.2.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy Ban thời sự 18

1.2.3. Đặc điểm của bản tin thời sự 20
1.2.3.1. Về thể loại 20
1.2.3.2. Thời lƣợng 23
1.2.3.3. Kết cấu bản tin 24
1.2.3.4. Tính chất thông tin của Bản tin thời sự 19 giờ 26
1.2.4. Ngôn ngữ thời sự 30
Chƣơng II: Khảo sát ngôn ngữ truyền hình trong bản tin thời sự
Đài Truyền hình Việt Nam (2003 - 2004) 33
2.1. Về ngôn ngữ hình ảnh 33
2.1.1. Hình ảnh tĩnh 34
2.1.2. Hình ảnh động 37
2.1.2.1. Phân tích về cỡ cảnh của thể loại, phóng sự thời sự 38
2.1.2.2. Phân tích về góc độ ghi hình trong Bản tin thời sự 45
2.1.2.3. Phân tích về bố cục khuôn hình trong Bản tin thời
sự 47

5
2.1.2.4. Phân tích về chuyển động máy trong Bản tin thời sự 50
2.1.2.5. Dựng - Ngữ pháp của hình ảnh 52
2.2. Về ngôn ngữ âm thanh 60
2.2.1. Âm nhạc 61
2.2.2. Tiếng động 62
2.2.3. Ngôn ngữ lời 64
2.2.3.1. Ngôn ngữ lời bao gồm lời dẫn, lời bình
và lời phỏng vấn 65
2.2.3.2. Về phƣơng diện ngữ pháp của ngôn ngữ lời 74
2.2.3.3. Về phong cách ngôn ngữ trong Bản tin thời sự 84
2.2.3.4. Phong cách thể hiện ngôn ngữ trong Bản tin thời sự 91
2.3. Mối quan hệ giữa lời và hình ảnh 92
2.4. Một số yếu tố ngôn ngữ bổ trợ 95

Chƣơng III: Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng ngôn ngữ
truyền
hình trong bản tin thời sự 19 giờ của Đài Truyền hình Việt Nam 99
3.1. Yêu cầu phải cải tiến chương trình thời sự trên truyền hình 99
3.1.1. Cơ sở lý luận 99
3.1.2. Cơ sở thực tiễn 100
3.2. Tóm lược thực trạng - những vấn đề còn tồn tại ảnh hưởng
đến chất lượng bản tin thời sự 101
3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng ngôn ngữ truyền hình
trong Bản tin thời sự 105
3.3.1. Các giải pháp cụ thể ngắn hạn 106
3.3.2. Các giải pháp vĩ mô, dài hạn 108
Kết luận 116
Tài liệu tham khảo 119
Phụ lục 124

6
PHÇN Më §ÇU

1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Ngày nay, truyền hình là một trong những phƣơng tiện truyền thông
đại chúng lôi cuốn sự chú ý của đông đảo công chúng bởi khả năng thông
tin trực quan sinh động bằng hình ảnh và âm thanh. Sự ra đời khá muộn
so với các loại hình báo chí khác lại là một lợi thế của loại hình báo chí
truyền hình. Nó gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và tiếp
thu đƣợc các ƣu điểm của các loại hình nghệ thuật và báo chí khác.
Xuất hiện trên truyền hình ngay từ khi phƣơng tiện thông tin đại
chúng này mới ra đời, tin tức thời sự là thể loại cơ bản của truyền hình và
đảm trách nhiệm vụ quan trọng là cung cấp thông tin cho khán giả. Có thể
nói, chƣơng trình thời sự là một trong những chƣơng trình thể hiện rõ

nhất chức năng thông tin của báo chí, thể hiện ở tính cập nhật, sự ngắn
gọn và ý nghĩa của sự kiện đƣợc phản ánh. Trong đó, đặc biệt phải kể đến
bản tin thời sự 19 giờ. Bởi đây là bản tin chính và quan trọng nhất trong
ngày, tất cả những sự kiện, tin tức quan trọng nhất đều đƣợc đƣa trong
bản tin 19 giờ. Chỉ với 45 phút mỗi ngày, bản tin thời sự này đã mang đến
cho khán giả cả nƣớc những thông tin vô cùng quý giá mà họ không dễ gì
tìm thấy đƣợc ở những phƣơng tiện truyền thông khác. Nhiều ngƣời ví
chƣơng trình thời sự 19 giờ trên Đài Truyền hình Việt Nam nhƣ trang
nhất của tờ báo, ở đó phản ánh tất cả những sự kiện, tin tức quan trọng
xảy ra trong ngày trên khắp mọi miền đất nƣớc, có tác động hết sức mạnh
mẽ đến toàn xã hội.
Theo số liệu điều tra của Trung tâm nghiên cứu dƣ luận xã hội, Ban
tƣ tƣởng văn hóa thông tin trung ƣơng, số lƣợng khán giả thƣờng xuyên
theo dõi chƣơng trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam luôn nằm ở
mức trên 60% liên tục trong nhiều năm, là một trong số các chƣơng trình
có lƣợng khán giả đông đảo nhất và yêu thích nhất. [29, 8]
Chƣơng trình thời sự truyền hình đã đáp ứng nhu cầu thông tin tức
thời cho công chúng với cách tiếp cận và nhìn nhận những vấn đề, hiện
tƣợng nảy sinh từ dòng chảy của cuộc sống đời thƣờng bằng các yếu tố

7
hình ảnh, tiếng động, lời bình và âm nhạc theo phƣơng pháp ghi hình và
phƣơng pháp dựng hình.
Những thông tin trong bản tin thời sự đƣợc công chúng tin tƣởng bởi
họ đƣợc trực tiếp thấy hình ảnh sự kiện diễn ra và do vậy, cũng hình
thành nên một thói quen ở công chúng là họ nghiễm nhiên tin vào thông
tin của truyền hình mà đôi khi không cần kiểm chứng và trải nghiệm. Sự
tin tƣởng này buộc những ngƣời làm truyền hình nói chung mà đặc biệt là
những ngƣời thực hiện bản tin thời sự phải thực sự cẩn trọng trong tất cả
các thông tin mà mình đƣa đến cho khán giả, về nội dung thông tin và kể

cả về phƣơng tiện ngôn ngữ để chuyên chở thông tin đó. Bên cạnh đó, sự
kết hợp phong phú của nhiều yếu tố nhƣ hình ảnh, âm thanh đã tạo nên
một sức thu hút lớn đối với truyền hình nói chung cũng nhƣ những thông
tin truyền hình trong bản tin thời sự so với các loại hình báo chí khác.
Nhƣng mặt khác, những ƣu thế do sự kết hợp của nhiều yếu tố đó cũng
cho thấy quá trình làm ra một sản phẩm truyền hình khá phức tạp và kỳ
công, phóng viên truyền hình đã gặp khó khăn không nhỏ trong mong
muốn đạt đến sự hoàn hảo của tác phẩm. Và vì vậy, trong một số trƣờng
hợp, phóng viên đã chƣa thể xử lý tốt tất cả các yếu tố về ngôn ngữ truyền
hình.
Số lƣợng ngƣời xem thời sự tăng lên một phần do trình độ dân trí
trong xã hội đƣợc nâng cao, mặt khác cũng do phóng viên đã trở nên gần
gũi hơn với công chúng, hiểu và đáp ứng tốt hơn những nguyện vọng
cũng nhƣ nhu cầu thông tin của họ. Những ngƣời làm thời sự đã thực sự
chiếm đƣợc lòng tin của công chúng bằng những cố gắng không ngừng
nhằm làm cho chƣơng trình này trở nên phong phú, hấp dẫn hơn, gần gũi
hơn với công chúng. Đội ngũ làm thời sự, phần đông đã đƣợc trẻ hóa, tác
phong làm việc năng động và hiệu quả cũng nhƣ tính chuyên nghiệp trong
công việc đƣợc bộc lộ rõ nét.
Sự gia tăng số lƣợng khán giả rõ ràng là một tín hiệu đáng mừng,
song nó cũng đặt ra một trách nhiệm nặng nề đối với những ngƣời làm
chƣơng trình thời sự. Cùng với tính xã hội hóa ngày càng cao thì yêu cầu
của công chúng đối với chƣơng trình cũng ngày càng sắc sảo hơn, họ chủ

8
động hơn trong tiếp cận cũng nhƣ đánh giá thông tin. Họ quan tâm đến
báo chí một cách có mục đích, khai thác thông tin báo chí một cách thiết
thực. Với thói quen tiếp cận thông tin báo chí và một thái độ nghiêm túc
khi xem chƣơng trình, khán giả rất nhạy cảm với những lỗi sai dù nhỏ
nhất trong những thông tin. Sự tinh tế trong tiếp nhận thông tin thông qua

các phƣơng tiện ngôn ngữ của khán giả không cho phép phóng viên
truyền hình dễ dãi trong việc cung cấp thông tin. Thông thƣờng, những lỗi
sai về mặt ngôn ngữ lời đƣợc họ phát hiện nhiều hơn cả. Và việc sử dụng
ngôn ngữ yếu kém của phóng viên sẽ không thuyết phục đƣợc công
chúng, hơn thế nữa còn có thể làm xói mòn lòng tin mà họ đã dành cho
truyền hình. Thực tế, cho dù đội ngũ phóng viên nói chung đã nỗ lực
không ngừng nhằm nâng cao chất lƣợng mọi mặt bản tin thời sự nhƣng rõ
ràng ngôn ngữ đƣợc sử dụng trên bản tin vẫn chƣa hoàn hảo, còn ảnh
hƣởng đến việc tiếp nhận thông tin của khán giả.
Trƣớc tầm quan trọng nhƣ thế nhƣng trên thực tế ở nƣớc ta, hệ thống
lý thuyết nghiên cứu về lĩnh vực báo chí truyền hình gần nhƣ là một địa
hạt bị bỏ trống. Những ngƣời bắt đầu bƣớc vào truyền hình khá vất vả vì
phải “vừa làm vừa học” theo kiểu “ngƣời trƣớc dạy ngƣời sau” và trông
chờ vào những khóa đào tạo, tập huấn nghề của các chuyên gia nƣớc
ngoài, ngƣợc lại, những nhà nghiên cứu thì cũng gặp khó khăn do ít có cơ
hội trải nghiệm thực tế; còn một số ít những ngƣời vừa đƣợc đào tạo bài
bản về truyền hình vừa có kinh nghiệm thực tế thì lại quá bận bịu để có
thể cho ra đời những công trình nghiên cứu có giá trị. Và vì vậy, chúng ta
chƣa có những tài liệu nghiên cứu toàn diện về truyền hình, nếu có chăng
chỉ là những mảng đề tài liên quan đến lĩnh vực truyền hình nói chung
đƣợc chẻ nhỏ ở nhiều góc độ. Trong đó, lĩnh vực ngôn ngữ truyền hình,
đặc biệt là ngôn ngữ trong bản tin thời sự - nằm ở trang nhất của tờ báo
hình vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu một cách thấu đáo.
Vì vậy, việc tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu về truyền hình mà đặc biệt
là nghiên cứu về bản tin thời sự cả về lý luận và thực tiễn là một yêu cầu
rất cấp thiết, nó thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài “Ngôn ngữ truyền hình
trong bản tin thời sự Đài Truyền hình Việt Nam” để nghiên cứu chuyên
sâu nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng bản tin.

9

2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:
2.1. Việc nghiên cứu đề tài này của luận văn góp phần hệ thống hóa
những lý luận về ngôn ngữ truyền hình nói chung và bƣớc đầu đƣa ra
những lý luận về ngôn ngữ truyền hình trong bản tin thời sự. Trên cơ sở
đó, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu giảng dạy
các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan.
2.2. Luận văn cũng góp phần làm cơ sở khoa học cho các cấp lãnh
đạo, các nhà quản lý, các phóng viên, biên tập viên truyền hình tìm ra
những giải pháp có thể áp dụng vào hoạt động thực tiễn để nâng cao chất
lƣợng của các bản tin thời sự, nhất là bản tin thời sự 19 giờ của Đài
Truyền hình Việt Nam.
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
3.1. Dƣới góc độ lý luận báo chí học, luận văn nghiên cứu về ngôn
ngữ truyền hình trên bản tin thời sự 19 giờ của Đài Truyền hình Việt
Nam. Trên cơ sở đó, luận văn nêu ra những thực trạng còn tồn tại của bản
tin, qua đó trình bày những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lƣợng
của bản tin trong thời gian tới.
3.2. Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu kể trên trong luận văn này,
chúng tôi tập trung vào những nhiệm vụ sau đây:
-Làm rõ một số vấn đề về đặc điểm của ngôn ngữ truyền hình.
-Khảo sát về ngôn ngữ truyền hình trong bản tin thời sự 19 giờ của
Đài Truyền hình Việt Nam.
-Nêu lên những thực trạng còn tồn tại của bản tin.
-Đề xuất một số giải pháp ngắn cũng nhƣ dài hạn để nâng cao chất
lƣợng bản tin.
3.3. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là:
-Bản tin thời sự 19 giờ và thực tế hoạt động của phóng viên thời sự
Đài Truyền hình Việt Nam.
3.4. Phạm vi nghiên cứu là ngôn ngữ truyền hình trong các bản tin
thời sự phát sóng lúc 19 giờ đến 19 giờ 45 phút hàng ngày của Đài


10
Truyền hình Việt Nam từ năm 2003 đến tháng 9 năm 2004. Chƣơng trình
này bao gồm tin tức thuộc nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, giáo dục, văn
hóa xã hội, thể thao…Tuy nhiên, ở đây chúng tôi chỉ khảo sát phần ngôn
ngữ truyền hình (bao gồm hình ảnh, âm thanh) của phần thời sự trong
nƣớc, vì phần thời sự quốc tế không phải do các phóng viên thời sự của
Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện mà chỉ là biên tập lại từ nguồn tin
của các hãng tin nƣớc ngoài.
4. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU:
4.1. Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối quan điểm, chính sách
của Đảng và Nhà nƣớc ta.
4.2. Cơ sở thực tiễn của luận văn là việc thực hiện và sử dụng tin tức
trên chƣơng trình thời sự bản tin 19 giờ của Đài Truyền hình Việt Nam.
Tác giả đã trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất bản tin thời sự cũng
nhƣ thu thập các bản tin bằng văn bản và sao chép lại các bản tin trong
chƣơng trình thời sự trong phạm vi nghiên cứu ra băng từ, sau đó khảo sát
ngôn ngữ âm thanh và hình ảnh.
4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn là phân tích, so sánh, tổng
hợp và quy nạp. Trong quá trình khảo sát, tác giả cũng sử dụng phƣơng
pháp phỏng vấn, trao đổi trực tiếp để tập trung ý kiến của các nhà báo,
nhà quản lý và khán giả cũng nhƣ sử dụng những nhận xét của Ban cố
vấn Đài Truyền hình Việt Nam. Đồng thời, luận văn cũng có kế thừa chọn
lọc những kết quả nghiên cứu có liên quan.
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:
Luận văn dày 118 trang, gồm phần mở đầu, phần nội dung có 3
chƣơng, phần kết luận, ngoài ra là tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chƣơng I: Một số vấn đề lý luận chung về ngôn ngữ truyền hình và

bản tin thời sự.
1.3. Ngôn ngữ truyền hình


11

1.4. Bản tin thời sự
Chƣơng II: Khảo sát ngôn ngữ truyền hình trong bản tin thời sự Đài
Truyền hình Việt Nam.
2.1. Về ngôn ngữ hình ảnh
2.2. Về ngôn ngữ âm thanh
2.3. Mối quan hệ giữa lời và hình ảnh
2.4. Các yếu tố bổ trợ
Chƣơng III: Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng ngôn ngữ truyền
hình trong bản tin thời sự 19 giờ của Đài Truyền hình Việt Nam
3.1. Yêu cầu phải cải tiến chƣơng trình thời sự trên truyền hình
3.2. Tóm lƣợc thực trạng - những vấn đề còn tồn tại ảnh hƣởng đến
chất lƣợng bản tin thời sự
3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng ngôn ngữ truyền hình
trong Bản tin thời sự


12
CHƢƠNG MỘT
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÔN NGỮ
TRUYỀN HÌNH VÀ BẢN TIN THỜI SỰ
1.1. NGÔN NGỮ TRUYỀN HÌNH:
1.1.1. Đặc trưng của truyền hình:
Để tìm hiểu về ngôn ngữ truyền hình, trƣớc hết phải tìm hiểu về đặc trƣng
của truyền hình vì truyền hình có một số đặc trƣng nhất định và nó chi

phối toàn bộ các thành tố cấu thành nên ngôn ngữ truyền hình.
-Về thế mạnh:
+Tính công chúng rộng rãi: Truyền hình Việt Nam phủ sóng hơn
80% dân số, khán giả trên khắp các miền đất nƣớc đều có thể xem truyền
hình với nhiều chƣơng trình, thể loại khác nhau, đáp ứng nhu cầu của
khán giả cho dù ở các lứa tuổi, trình độ học vấn, giới tính…khác nhau.
Với nội dung phong phú dựa trên phƣơng tiện chuyển tải hấp dẫn, có thể
nói truyền hình thu hút hết sức đông đảo khán giả.
+Tính tức thời, trực tiếp: khán giả ngồi trƣớc máy thu hình có cảm
giác đƣợc nhìn thấy trực tiếp sự kiện diễn ra mà không phải qua một
phƣơng pháp tƣ duy hay một trung gian nào. Nhƣ vậy, việc tạo ra hiệu
quả “có mặt” và tính “trực tiếp” của sự kiện cho ngƣời xem là đặc trƣng
riêng biệt của thể loại báo chí truyền hình.
+Sự kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh: khác với các phƣơng tiện
thông tin đại chúng khác, đặc trƣng cơ bản và nổi bật nhất của truyền hình
là thông tin truyền tải đến khán giả thông qua hình ảnh và âm thanh. Âm
thanh bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc và hình ảnh bao gồm cả hình
ảnh tĩnh và hình ảnh động.
-Về điểm yếu:
+Khả năng lƣu trữ tài liệu: Khác với báo viết, báo điện tử…, nếu
nhƣ không có chủ đích trƣớc, khán giả truyền hình không thể lƣu giữ
những thông tin mà truyền hình cung cấp. Đối với phần đông khán giả
xem truyền hình thông thƣờng, nếu không có chuẩn bị thì họ không thể

13
lƣu giữ lại đƣợc những thông tin cho riêng mình với mục đích cá nhân vì
thông tin truyền hình thoảng qua rất nhanh, chỉ đƣợc nghe, xem một lần.
Ngƣời xem chỉ có thể lƣu giữ đƣợc sự kiện nếu họ dùng đầu thu ghi
chƣơng trình mình quan tâm lại và để thực hiện đƣợc điều này, nó cũng
đòi hỏi sự đầu tƣ về thiết bị khá tốn kém nên khả năng lƣu trữ tài liệu của

truyền hình là không cao.
+Lệ thuộc thời gian: đối với một số loại hình báo chí khác, ngƣời
xem thƣởng thức tin tức ở tƣ thế chủ động, họ đƣợc lựa chọn thông tin
theo cách của họ. Còn đối với truyền hình, ngƣời xem không đƣợc lựa
chọn những thông tin mình quan tâm để thƣởng thức trƣớc hay thƣởng
thức vào những lúc rảnh rỗi mà phải phụ thuộc vào thời gian phát sóng
của truyền hình. Để giải quyết một phần vấn đề này, đảm bảo thông tin
truyền hình đến đƣợc với nhiều khán giả, truyền hình đã tổ chức phát lại
các chƣơng trình vào nhiều thời điểm khác nhau và việc cùng lúc có nhiều
kênh thông tin cũng đã giúp khán giả tự do hơn trong việc lựa chọn
chƣơng trình truyền hình mình yêu thích.
Tuy nhiên, hạn chế này sẽ đƣợc khắc phục bằng các công nghệ
truyền hình mới đã đƣa vào sử dụng ở một số nƣớc nhƣ Truyền hình cáp,
truyền hình Internet, truyền hình tƣơng tác… khán giả có thể tự xếp
chƣơng trình theo thứ tự mình quan tâm.
+Tính phân tích, lý giải bị hạn chế: do sự hạn chế về thời lƣợng cũng
nhƣ trong mối quan hệ chặt chẽ với hình ảnh, do sự một chiều của dòng
chảy thông tin, truyền hình khó có thể đi sâu phân tích, lý giải sự kiện nhƣ
báo viết. Thông tin truyền hình đáp ứng yêu cầu nhanh, nóng của khán giả
và cũng vì vậy, phóng viên truyền hình không có nhiều thời gian để đi sâu
tìm hiểu, nghiền ngẫm sự kiện.
Dựa trên cơ sở những đặc trƣng cơ bản nhất của báo chí truyền hình
nói chung, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về đặc điểm của ngôn ngữ truyền
hình và những thành tố cấu thành nên nó.
1.1.2. Quan niệm về ngôn ngữ truyền hình:

14
Mặc dù những chƣơng trình truyền hình đầu tiên của những năm 30
của thế kỷ này là các tác phẩm điện ảnh, nhƣng nguồn gốc của truyền
hình lại độc lập với điện ảnh. Điện ảnh bắt đầu khai sinh với các bộ phim

của anh em nhà Lumière (Pháp 1859), trong khi đó mầm móng của truyền
hình lại là con lắc truyền ảnh (1843). Mục đích của những thử nghiệm
đầu tiên là những hình ảnh tĩnh, có nghĩa là nó có mối liên hệ với nhiếp
ảnh trong giai đoạn tiền thân này. Thế nhƣng truyền hình hiện đại “màn
ảnh nhỏ” đã kế thừa từ điện ảnh những hình ảnh chuyển động và thành
quả phim có tiếng. Hơn thế nữa, truyền hình còn đƣợc thừa hƣởng những
điểm mạnh của nền nghệ thuật thứ bảy nhƣ montage, cỡ cảnh, góc máy
mà điện ảnh sơ khai đã phải mất hàng chục năm thử nghiệm mới gặt hái
đƣợc. Và ngôn ngữ truyền hình gần nhƣ đồng nhất và kế thừa ngôn ngữ
tạo hình điện ảnh. Trong truyền hình tuy có sự gần gũi về mặt hình thức
và thẩm mỹ với sân khấu và điện ảnh, thực ra sự gần gũi này xuất hiện
ngay trong giai đoạn hình thành các chƣơng trình và hình thức thể hiện là
tạo hình cộng với lời nói, hoặc có thể thấy ở một số các yếu tố quan trọng
khác nhƣ: đoạn phim, khoảng cách, dựng phim…
Truyền hình là một tổ hợp của nhiều thành phần nội dung, trong đó
ngoài mảng báo chí còn có nhiều tác phẩm của những bộ môn nghệ thuật
nhƣ điện ảnh, sân khấu, ca nhạc, mỹ thuật, kiến trúc. Vậy có thể hiểu
ngôn ngữ truyền hình nhƣ tổ hợp nhiều loại ngôn ngữ nhƣ ngôn ngữ báo
chí, ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ tạo hình, ngôn ngữ sân khấu…[ 5, 12]
Từ điển tiếng Việt đƣa ra định nghĩa về ngôn ngữ nhƣ sau: Ngôn ngữ
là hệ thống ký hiệu dùng làm phƣơng tiện để diễn đạt, thông báo. [17,
688]
Từ những tìm hiểu trên, thử đƣa ra một quan niệm về ngôn ngữ
truyền hình: Ngôn ngữ truyền hình là hệ thống ký hiệu, biểu tƣợng, quy
tắc để diễn đạt nội dung của tác phẩm truyền hình.
Để phân biệt với những tác phẩm từ các ngành nghệ thuật khác đƣợc
chiếu trên truyền hình cần lƣu ý rằng tác phẩm truyền hình là tác phẩm
đƣợc thực hiện bởi kỹ thuật truyền hình, do đạo diễn truyền hình xây
dựng. Nhƣ vậy chúng ta không tính đến một bộ phim điện ảnh đƣợc chiếu


15
trên truyền hình, và nếu một tác phẩm sân khấu đƣợc đạo diễn truyền hình
thể hiện thì vẫn sẽ đƣợc coi là sử dụng ngôn ngữ truyền hình.
1.1.3. Đặc điểm của ngôn ngữ Truyền hình:
Đặc điểm quan trọng nhất của ngôn ngữ truyền hình là sự kết hợp
của hình ảnh và âm thanh. Ngôn ngữ của truyền hình là ngôn ngữ tổng
hợp của hình ảnh - âm thanh.
+Trƣớc hết là về hình ảnh: Truyền hình, cũng giống nhƣ phim ảnh, là
một phƣơng tiện chuyển tải hình ảnh, thƣờng đƣợc kết hợp với ngôn ngữ
nói. Các hình ảnh truyền hình chứa đựng cả chuỗi các ký hiệu biểu tƣợng
chuyển động. Một tiết mục truyền hình đƣợc thông qua một tiến trình
gồm có lựa chọn hình ảnh từ các nhóm và kết hợp chúng lại thành hoàn
chỉnh dựa theo qui luật và tập quán.
Có một loại ngữ pháp của các hình ảnh chuyển động có chức năng nhƣ
ngữ pháp trong ngôn ngữ. Chẳng hạn góc máy sử dụng để quay một cảnh
là một yếu tố biểu hiện. Cận cảnh thƣờng đƣợc dùng trong phim truyền
hình bởi vì nó tạo mối quan hệ giữa con ngƣời và hƣớng chúng ta tập
trung vào những cảm xúc và trạng thái nhân vật. [57, 23-24]
Hình ảnh là yếu tố khách quan hàm chứa trong nó sự sống động của một
cuộc sống thực, đƣa đến cho khán giả cảm giác có mặt, đƣợc chứng kiến
sự kiện, nhƣ là sự kiện diễn ra ngoài cuộc sống.
Cũng trong tài liệu nói trên, các tác giả đã cho rằng cả âm thanh và hình
ảnh đều có những đặc điểm chung là chúng mang tính ẩn dụ (metaphor),
hoán dụ (metonymy) và có nghĩa bóng (connotation).
Ẩn dụ: Ký hiệu, nhƣ chúng ta đã thấy, có thể là những phần của ngôn
ngữ viết hoặc ngôn ngữ nói nhƣ là từ ngữ và cũng có thể là hình ảnh hoặc
những âm thanh phi ngôn ngữ nhƣ âm nhạc. Những dấu hiệu này có nhiều
mối quan hệ khác nhau với sự vật và ý tƣởng mà chúng đại diện hay liên
quan tới, nhƣng không phải luôn luôn đại diện cho sự vật một cách trực
tiếp. Một từ hay hình ảnh có thể đƣợc sử dụng một cách tƣợng trƣng, để

đại diện cho một thứ gì đó, mà thứ đó với một vài đặc điểm chung – ta gọi
là phép ẩn dụ.

16
Loại ẩn dụ rõ nhất là phép so sánh, là sự so sánh một thứ với một thứ
khác, thƣờng đƣợc sử dụng trong các tiết mục phim hay truyền hình. Một
diễn viên đập vỡ ly rƣợu hay làm ngã ly rƣợu đỏ vào miếng vải trắng có
thể hiểu ẩn ý nhƣ bắt đầu của một mối hận thù hay chiến tranh, hoặc cho
sự mất trinh trắng. Màn cửa hé mở cho ánh sáng mặt trời tràn vào phòng
có thể là một sự phục hồi hy vọng hay niềm hạnh phúc.
Hoán dụ: Một từ hay hình ảnh cũng có thể biểu thị một cái gì đó một
cách súc tích nhƣ cách tốc ký, dùng sự vật này để đề cập đến sự vật khác,
chẳng hạn đại diện chỉ một phần nhƣng nói lên cái tổng thể, ta gọi là phép
hoán dụ. Phép này rất hữu ích để kiệm lời, khi nó có thể gợi nhớ đến cả
một hệ thống phía trƣớc.
Một ví dụ có thể thấy ở phóng sự truyền hình chẳng hạn, cùng với lời
bình “tre già, măng mọc”, trong phóng sự nói về lễ kỷ niệm thành lập một
ngôi trƣờng có truyền thống lâu đời, phóng viên đã cho khán giả xem
hình ảnh bức tranh vẽ một cây cổ thụ lớn. Hoặc trong phóng sự nói về
một em thiếu nhi sắp đại diện Việt Nam đi dự diễn đàn thiếu nhi thế giới,
phóng viên đã cận cảnh hình ảnh em bé khệ nệ nhấc chiếc va-li rất to so
với thân ngƣời em – cũng giống nhƣ là trọng trách mà em đang gánh vác.
Nghĩa bóng: Ở mức độ đầu tiên, những dấu hiệu xác định sự vật. Ví
dụ, hoa hồng là từ hoặc hình ảnh biểu thị một loại hoa. Nghĩa đen là nghĩa
gốc hay nghĩa đƣợc lấy trong từ điển. Mặc dù vậy, còn có một tầng nghĩa
thứ hai đƣợc gắn cho từ hoa hồng. Đối với văn hóa một số nƣớc, hoa
hồng còn là sự lãng mạn, tình yêu (một tá hoa hồng đỏ nghĩa là anh yêu
em).
Nghĩa bóng là một từ ngữ hay hình ảnh, âm thanh có ý nghĩa cụ thể
riêng và liên quan tới văn hóa. Thông qua nghĩa hàm ẩn này chúng ta có

thể bộc lộ đƣợc thái độ và giá trị văn hóa. Nhƣ chúng ta thấy, ở văn hóa
phƣơng Tây hoa hồng chứa đựng sự lãng mạn mà còn đặc biệt hơn là để
thể hiện tình yêu đôi lứa. Chẳng hạn, nhà xuất bản Mills & Boon sử dụng
hình ảnh của hoa hồng ở trang bìa để thể hiện cho sự lãng mạn đôi lứa.
Nổi bật hơn nghĩa bóng của từ “romance” còn là ý niệm trẻ trung của trai
gái – trong Romeo & Juliet, Victoria & David Beckham.

17
Nghĩa hàm ẩn còn mang cả sự phán xét xã hội, mà trong đó các dấu hiệu
đều chứa đựng nghĩa hàm ẩn tích cũng nhƣ tiêu cực. [57, 30-35]
Trong mỗi chƣơng trình truyền hình, sự biểu thị ý nghĩa là rất phức tạp,
có nhiều nét đặc trƣng riêng biệt của ý nghĩa, từ đó ta phân biệt đặc điểm
của các loại chƣơng trình truyền hình khác nhau. Sử dụng lý thuyết của
ký hiệu học và tìm kiếm nhiều cách biểu thị khác nhau, chúng ta thấy
không chỉ yếu tố ngôn ngữ học, nhƣ từ ngữ nói và viết để tạo ý nghĩa mà
hình ảnh và những âm thanh phi ngôn ngữ cũng có thể tạo nghĩa. Với
cách này, hình ảnh cũng có chức năng tƣơng tự nhƣ ngôn ngữ.
+Thứ hai là về âm thanh: Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy đặc
điểm của ngôn ngữ truyền hình có điểm tƣơng đồng với đặc điểm của
ngôn ngữ phát thanh về tính âm thanh học. Đặc tính này đƣợc hiểu là
dùng âm thanh truyền trên sóng làm phƣơng tiện thể hiện chính và khai
thác những từ giàu âm hƣởng làm phƣơng tiện tác động. Cố nhiên, thuật
ngữ âm thanh đƣợc dùng ở đây không giống với khái niệm âm thanh
thuần túy vật lý học. Theo cách nhìn của loại hình báo phát thanh thì khái
niệm âm thanh này bao gồm một nội hàm ba thành tố: lời nói, tiếng động
và âm nhạc… [5, 196]
Một trong những yếu tố quan trọng làm nên đặc điểm của tác phẩm
truyền hình chính là âm thanh, mà chủ yếu là lời. Những tƣ tƣởng đƣợc
thể hiện bằng lời với sự đầy đủ, vƣợt lên trên sự đầy đủ của các phƣơng
tiện diễn đạt khác. Với sự xuất hiện của âm thanh, tác phẩm truyền hình

trở nên gần gũi với cuộc sống, phản ánh đƣợc hơi thở, động thái của cuộc
sống. Trong lĩnh vực báo chí sức mạnh của truyền hình khác các loại hình
báo chí khác là ở chỗ nó kết hợp đƣợc sức mạnh của mối quan hệ hai
thành tố đó.
Ngoài ra trong các tác phẩm báo chí, ngôn ngữ Truyền hình mang
những đặc điểm chung của ngôn ngữ báo chí. Đó là:
-Chính xác, khách quan: Đặc điểm này đƣợc thể hiện bởi phƣơng
thức hoạt động của báo chí, vì truyền hình phản ánh trực tiếp các sự kiện,
hiện tƣợng thông qua hình ảnh và âm thanh. Đặc điểm hình ảnh kết hợp
với âm thanh đã mang lại tính xác thực là giá trị đầu tiên và quý nhất của

18
thông tin truyền hình. Để thông tin về bất cứ vấn đề gì thì truyền hình cố
gắng bằng mọi giá để có hình ảnh về vấn đề, sự kiện đó, và để thực hiện
đƣợc điều đó thì phóng viên truyền hình phải có mặt nơi xảy ra sự kiện và
kể lại cho ngƣời xem truyền hình bằng những hình ảnh thực qua phƣơng
pháp ghi hình. Về mặt tâm lý, ngƣời xem có trạng thái có mặt, đƣợc
chứng kiến cùng lúc với sự kiện đang diễn ra, cho thấy cuộc sống thực ở
những chi tiết, những trạng thái của bản thân cuộc sống. Nhờ thứ ngôn
ngữ đặc biệt là hình ảnh, truyền hình mang đến cho khán giả hiệu ứng
hiện diện - là hiệu quả của sự đồng bộ giữa sự kiện và sự trình chiếu nó
bằng truyền hình. Khán giả cảm thấy không có sự khác biệt giữa thực tế
và hình ảnh của nó trên màn hình. Tuy vậy độ xác thực của thông tin
truyền hình không phải là tuyệt đối.
-Tiết kiệm, ngắn gọn: Những yếu tố qui định tính chất này là: tính
chất thời sự của thông tin, thời lƣợng các chƣơng trình và điều kiện tiếp
nhận thông tin của khán giả. Tiết kiệm, ngắn gọn với ý nghĩa là biểu đạt
các thông điệp một cách chính xác nhất, dễ hiểu nhất trong khuôn khổ văn
bản nhỏ nhất.
-Đại chúng, phổ cập: Khác với ngôn ngữ của báo in có tính phân

tích, khái quát cao, ngôn ngữ truyền hình rất cụ thể và đi thẳng vào vấn
đề. Trong truyền hình, hình ảnh là phần chuyên chở thông tin quan trọng,
hình ảnh trình bày những sự việc diễn ra theo thời gian tuyến tính, qua sự
mô tả của hình ảnh, khán giả đƣợc trực tiếp nhìn thấy sự kiện, và qua đó
đã có thể phần nào hiểu đƣợc cái gì đang diễn ra, diễn ra nhƣ thế nào và ai
tham gia vào sự kiện đó. Những thông tin cần thiết còn lại mà ngôn ngữ
hình ảnh chƣa nói hết đã có sự hỗ trợ đắc lực của ngôn ngữ lời. Đặc điểm
này cũng đồng nghĩa với tính phân tích, lý giải bị hạn chế: do sự hạn chế
về thời lƣợng cũng nhƣ trong mối quan hệ chặt chẽ với hình ảnh, do sự
một chiều của dòng chảy thông tin ngôn ngữ truyền hình khó có thể chấp
nhận quá nhiều từ ẩn ý, số liệu, từ chuyên môn, lý thuyết, ngôn ngữ báo
cáo, văn bản, trừu tƣợng, tính khái quát hoá cao… ,
-Giao tiếp cá nhân: Về phƣơng diện giao tiếp cá nhân, khán giả có
cảm giác phóng viên nhìn thẳng vào mặt mình, có cảm giác phóng viên

19
truyền hình đang nói với mình, họ nhìn thấy ánh mắt, nụ cƣời, nét mặt, cử
chỉ…của phóng viên cùng với những yếu tố phi ngôn ngữ khác và đặc
biệt, ngôn ngữ của truyền hình là ngôn ngữ khẩu ngữ, phong cách ngôn
ngữ nói, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của khán giả. Xu
hƣớng cá nhân hoá các thông điệp truyền hình là xu hƣớng mà truyền
hình đã theo đuổi từ giữa thế kỷ trƣớc. Ngày càng xuất hiện nhiều ngƣời
dẫn chƣơng trình là ngƣời nói với công chúng. Họ đã trở thành gƣơng mặt
của chƣơng trình và thậm chí cá tính của họ quyết định phong cách của
chƣơng trình. Ngƣời xem cảm nhận thông tin qua lăng kính chủ quan của
phóng viên. Giao tiếp cá nhân mang lại cho truyền hình một thứ ngôn ngữ
khác với báo viết, khi mà khán giả đƣợc tiếp nhận thông tin từ ngôi thứ
nhất. Về điểm này truyền hình khá tƣơng đồng với phát thanh: nói với
triệu ngƣời nhƣ chỉ nói cho một ngƣời.
1.2. BẢN TIN THỜI SỰ:

1.2.1. Sự ra đời và các bước phát triển:
Sự ra đời và các bƣớc phát triển của bản tin thời sự gắn với sự ra đời
và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam. Vì tin tức thời sự là thể loại
cơ bản của báo chí Truyền hình nên nó ra đời ngay từ buổi đầu tiên phát
sóng thử nghiệm chƣơng trình truyền hình: lúc 19 giờ ngày 7/9/1970 tại
58 Quán Sứ, Hà Nội. Chƣơng trình thử nghiệm này bao gồm 60 phút thời
sự, ca nhạc, thiếu nhi. Trong đó, tin tức có thời lƣợng 15 phút, do phát
thanh viên đọc trực tiếp trên micro. Phát thanh viên nữ là chị Lan Hƣơng
và phát thanh viên nam là anh Việt Khoa. Từ đó, ngày 7/9/1970 trở thành
ngày kỷ niệm truyền thống của Truyền hình Việt Nam. [11, 24-30]
Sau ngày 7/9/1970, Chính phủ chính thức giao cho Đài Tiếng nói
Việt Nam nhiệm vụ làm truyền hình thử nghiệm. Với những thiết bị
chuyên dùng đầu tiên, tối ngày 27/1/1971 (tức tối 30 Tết Tân Hợi) nhân
dân thủ đô Hà Nội đƣợc xem chƣơng trình truyền hình đầu tiên của Việt
Nam. Chƣơng trình đƣợc phát sóng từ 19 giờ đến 22 giờ với các chuyên
mục Thời sự, ca nhạc, phim tài liệu, phim truyện Việt Nam. Trong đó, có
30 phút thời sự trong nƣớc và thế giới do các phát thanh viên nam, nữ
thay nhau đọc trƣớc micro, thu vào camera điện tử chuyển thẳng đến máy

20
phát đƣa lên cột ăng ten. Sau đó, mỗi tuần lễ phát chƣơng trình thử
nghiệm hai tối, mỗi tối hai tiếng rƣỡi, rồi tiến lên ba tối, bốn tối một tuần.
Ngày 18-5-1971, thủ tƣớng Phạm Văn Đồng đã ký nghị định 91/CP trong
đó ghi rõ “thành lập Ban vô tuyến truyền hình thuộc Đài tiếng nói Việt
Nam”. Chính ban vô tuyến truyền hình với số cán bộ ít ỏi và phƣơng tiện
kỹ thuật thô sơ đó là tiền thân của Đài Truyền hình Việt Nam ngày nay.
Sau ngày thống nhất đất nƣớc, Đảng và nhân dân ta có điều kiện đầu
tƣ nhiều hơn cho ngành truyền hình. Giữa năm 1976, Ban biên tập vô
tuyến truyền hình đƣợc chuyển thành Đài truyền hình trung ƣơng, có trụ
sở làm việc mới đƣợc xây tại trung tâm Giảng Võ. Từ ngày 16-6-1976,

nhân ngày khai mạc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất, chƣơng
trình của Đài truyền hình phát sóng hàng ngày, mỗi ngày 3 giờ vào buổi
tối, chấm dứt thời kỳ phát thử nghiệm, chuyển sang thời kỳ phát chính
thức. Ngày 18-6-1977, Hội đồng Bộ trƣởng ra nghị định 164/CP thành lập
Ủy ban Phát thanh và Truyền hình Việt Nam, đồng thời tách ban vô tuyến
truyền hình khỏi Đài tiếng nói Việt Nam, chuyển thành Đài truyền hình
trung ƣơng. Đến ngày 30-4-1987, nghị định 72/HĐBT đã quyết định
chuyển Đài truyền hình trung ƣơng thuộc Chính phủ và mang tên Đài
Truyền hình Việt Nam, giải thể Ủy ban phát thanh và truyền hình. Từ
đây, đài chính thức đƣợc Nhà nƣớc xác định là Đài Truyền hình quốc gia.
Sau khi trở thành đài truyền hình quốc gia, truyền hình Việt Nam
phát triển với tốc độ nhanh và vững chắc. Từ 1-1-1990, đài phát sóng 8
giờ hàng ngày với 2 chƣơng trình VTV1 và VTV2.
Để mở rộng phủ sóng truyền hình ra toàn quốc, ngày 30-1-1991,
Chính phủ ra quyết định số 26/CP giao cho Tổng cục bƣu điện thuê vệ
tinh Intersputnik để truyền dẫn tín hiệu truyền hình vệ tinh, bắt đầu từ Tết
nguyên đán Tân Mùi năm 1991. Từ 31-3-1995, với việc phát sóng truyền
hình VTV3, số giờ phát của đài lên tới 18 giờ/ngày. Từ 1-10-197, khi
VTV3 tách phát kênh riêng, số giờ phát của đài đạt 21 giờ/ngày. Trƣớc
đó, từ 1-1-1995, xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi xem truyền hình của cộng
đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài khá đông đảo, Đài bắt đầu phát
chƣơng trình VTV4 dành cho ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài, từ 1-2

21
giờ/ngày, đến 1998, tăng lên 4 giờ/ngày đồng thời các chƣơng trình khác
đều tăng thêm giờ phát sóng, đƣa tổng số giờ phát sóng của Đài trên tất cả
các kênh lên 40-41 giờ/ngày.
Từ 1995, Đài Truyền hình Việt Nam bắt đầu triển khai “qui hoạch
phát triển ngành truyền hình Việt Nam đến năm 2000 và các năm tiếp
theo”, đã đƣợc Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 484/TTG ngày 22-

8-1995. Trong qui hoạch chung, một số dự án nhƣ “đưa truyền hình về
vùng núi cao, hải đảo” hay dự án “phủ sóng cho vùng lõm”… đã đƣợc
thông qua. Đặc biệt, hai dự án “phủ sóng chương trình truyền hình quốc
gia” và “phủ sóng chương trình VTV3” đƣợc triển khai nhanh đã đƣa
sóng truyền hình VTV1 và VTV3 đến các trung tâm dân cƣ và đô thị, các
vùng công nghiệp và đồng bằng với số dân tập trung cao.
Qua hơn 5 năm thực hiện, cả nƣớc đã hình thành một hệ thống các
trạm phát lại truyền hình quốc gia trên khắp cả nƣớc gồm hơn 600 trạm
có công suất 500W đến 20 KW, ngoài ra còn hàng trăm điểm thu TVRO
(tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh) đặt tại các vùng lõm phục vụ
đồng bào miền núi. Nếu nhƣ năm 1995, khi bắt đầu thực hiện qui hoạch,
mới có 58,8% số dân trong cả nƣớc có thể xem đƣợc chƣơng trình truyền
hình quốc gia thì đến đầu năm 2000, tỷ lệ đó đã đạt 78,7%. Hiện nay, cả
nƣớc đã có hơn 80% ngƣời dân theo dõi đƣợc sóng truyền hình Việt Nam
với khoảng trên 9 triệu chiếc máy thu hình.
Do đƣợc sự quan tâm, đầu tƣ của Đảng và Nhà nƣớc cùng sự nỗ lực
không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ công nhân viên, phóng viên, biên tập
viên, phát thanh viên, Đài Truyền hình Việt Nam ngày một trƣởng thành
về nội dung chƣơng trình, thiết bị kỹ thuật. Hiện Đài có 4 kênh trực thuộc
với những nội dung chƣơng trình tƣơng đối độc lập. Đó là:
-VTV1: Chƣơng trình tổng hợp bao gồm các mặt chính trị, kinh tế,
văn hoá, xã hội, nhằm phục vụ cho mọi đối tƣợng của toàn xã hội.
Chƣơng trình thời sự mà chúng tôi khảo sát nằm trên kênh này.
-VTV2: Chƣơng trình khoa học, giáo dục, truyền tải kiến thức về
khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

22
-VTV3: Chƣơng trình văn hóa-thể thao, giải trí và thông tin kinh tế.
-VTV4: Chƣơng trình đối ngoại dành cho ngƣời Việt Nam đang sống
ở nƣớc ngoài.

-VTV5: Chƣơng trình truyền hình bằng tiếng dân tộc phục vụ nhu
cầu thông tin của bà con dân tộc thiểu số. [11, 33-59]
Ngoài ra hiện nay Đài Truyền hình Việt Nam còn có truyền hình cáp
và Vi ba nhiều kênh (CATV – MMDS).
Cùng với bƣớc đầu gian nan của Đài Truyền hình Việt Nam, bản tin
thời sự giai đoạn trƣớc do điều kiện hoàn cảnh đất nƣớc khó khăn, kỹ
thuật yếu kém, phƣơng tiện thiếu thốn nên phóng viên không thể đi xa lấy
tin, một tin thời sự phải mất mấy ngày mới lên sóng đƣợc và cũng dài lê
thê chứ chƣa ngắn gọn nhƣ bây giờ. Trong thời kỳ này, tin tức thời sự vẫn
dùng phim nhựa 16 ly, in tráng bằng máy “Thƣợng Hải”. Hình ảnh trong
tin thời sự là những hình ảnh chết, lấy trên báo viết hoặc là những ảnh vẽ
biếm hoạ 1 tin 2 phút đôi khi chỉ có 1 hình ảnh tĩnh.
Theo ông Trần Bình Minh – Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình
Việt Nam kiêm Trƣởng ban Thời sự thì có thể lấy năm 1995 làm một mốc
phát triển của bản tin thời sự khi tốc độ làm tin có nhiều thay đổi, từ
những tin “thiu” nhƣ trƣớc đây, nhờ sự phát triển của kỹ thuật, sự nỗ lực
của cả bộ máy mà tin thời sự đã trở thành những thông tin nhanh nhất,
phát trong ngày, trong buổi, thậm chí trực tiếp.Và cũng trong năm này cầu
truyền hình cũng đã đƣợc thực hiện. Nhất là việc sử dụng đƣờng truyền
cáp quang Thành phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội và sau đó là từ các tỉnh
đến Hà Nội đã ảnh hƣởng mạnh mẽ đến chất lƣợng thông tin của bản tin
thời sự. Thông tin đã đi vào chiều sâu hơn, lĩnh vực phản ánh rộng hơn,
nêu đƣợc bản chất của sự kiện và rút ngắn đƣợc tối đa thời lƣợng. [31, 1-
4]
Đến năm 1998 Đài Truyền hình Việt Nam đã cho ra đời 14 bản
tin/ngày với nội dung phong phú, đáp ứng yêu cầu thông tin cho nhiều đối
tƣợng khác nhau và đƣợc phát sóng trực tiếp. Thông tin thời sự từ thời
điểm này đã đáp ứng tiêu chí nhanh, thời sự, nóng hổi do các bản tin liên

23

tục đƣợc cập nhật trong ngày, trong buổi. Những sự kiện vừa xảy ra buổi
sáng đã đƣợc cung cấp cho đông đảo khán giả vào bản tin trƣa. Cũng
trong thời điểm này, bản tin thời sự đã nâng cao tính chuyên nghiệp khi
đƣa vào sử dụng cue (màn hình chạy chữ) và tai nghe giúp phát thanh
viên, biên tập viên thuận lợi hơn rất nhiều trong việc đọc trôi chảy các
bản tin và giúp liên lạc tốt với đạo diễn, tránh đƣợc tối đa những sai sót
trong quá trình phát sóng trực tiếp.
Năm 2002 Đài Truyền hình Việt Nam tách VTV2 ra riêng, thời
lƣợng phát sóng cũng tăng từ 40,5 giờ lên 60,5 giờ/ngày và tết 2002 bắt
đầu phát VTV5.
Đầu năm 2004, Ban Thời sự bắt đầu đƣa vào sử dụng phòng dựng kỹ
thuật số. Việc số hóa hình ảnh cũng nhƣ thông tin sẽ giúp việc xử lý
thông tin nhanh chóng, chính xác cũng nhƣ tận dụng đƣợc kho tài nguyên
hình ảnh lƣu trữ của thông tin.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy Ban Thời sự:
Theo quyết định của Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam ký
ngày 21-11-2003 về việc ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Ban Thời sự Đài Truyền hình Việt Nam nhƣ sau:
-Ban Thời sự là đơn vị sự nghiệp thuộc Đài Truyền hình Việt Nam,
có chức năng tổ chức sản xuất và khai thác các chƣơng trình thời sự thuộc
mọi lĩnh vực trong nƣớc, quốc tế theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc, trên cơ
sở đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà
nƣớc.
-Ban Thời sự có những nhiệm vụ và quyền hạn nhƣ sau:
Xây dựng kế hoạch công tác hàng năm và dài hạn, trong đó có kế
hoạch về định hƣớng tuyên truyền, sản xuất, khai thác các thể loại chƣơng
trình thời sự trong nƣớc, quốc tế và tổ chức thực hiện kế hoạch đã đƣợc
phê duyệt.
Tổ chức nghiệm thu các thể loại chƣơng trình thời sự theo qui định.
Chịu trách nhiệm trƣớc Tổng Giám đốc về nội dung, chất lƣợng và chi

phí sản xuất các chƣơng trình thời sự theo qui định chung của Đài.

24
Đƣợc sử dụng các nguồn kinh phí hỗ trợ (khi lãnh đạo Đài uỷ nhiệm)
để nâng cao chất lƣợng chƣơng trình theo đúng qui định pháp luật và của
Đài THVN.
Soạn thảo nhiệm vụ cụ thể, qui chế hoạt động, lề lối làm việc và mối
quan hệ công tác của Ban trình Tổng Giám đốc phê duyệt.
Cùng với Ban Tổ chức cán bộ xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại
và bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên của Ban, xây dựng quy
hoạch cán bộ để đáp ứng nhu cầu công tác của Ban.
-Ban Thời sự có Trƣởng ban phụ trách, giúp việc Trƣởng ban có các
Phó Trƣởng ban.
Cơ cấu tổ chức của Ban Thời sự gồm:
1. Phòng Thƣ ký biên tập
2. Phòng Chính trị
3. Phòng Thời sự Quốc tế
4. Phòng Tin
5. Phòng Quay phim và điều độ
6. Cơ quan thƣờng trú Đài THVN tại Cộng hoà DCND Lào.
7. Cơ quan thƣờng trú Đài THVN tại Vƣơng quốc Campuchia.
8. Cơ quan thƣờng trú Đài THVN tại Liên bang Nga.
9. Phòng Tổng hợp.
Riêng số lƣợng phóng viên, biên tập, quay phim, nhân viên… hiện
công tác tại Ban Thời sự (không bao gồm các cơ quan thƣờng trú ở nƣớc
ngoài) là 116 ngƣời (tính đến tháng 10 năm 2004). Trong đó có 68 biên
chế, 48 lao động xác định thời hạn và hợp đồng làm việc.
Bản tin Thời sự phát sóng lúc 19 giờ mà chúng tôi tiến hành khảo sát chỉ
là một trong 14 bản tin thời sự mà Ban Thời sự của Đài Truyền hình Việt
Nam sản xuất mỗi ngày. Tuy nhiên, đây là bản tin quan trọng nhất, hay

nhất và tập trung sự đầu tƣ lớn nhất cũng nhƣ đƣợc đông đảo khán giả
quan tâm nhất.

25
1.2.3. Đặc điểm của Bản tin Thời sự:
1.2.3.1. Về thể loại:
Ngôn ngữ trong bản tin thời sự thuộc loại tác phẩm thông tin mang
tính chất sự kiện - phản ánh khách quan trực tiếp sự kiện, hiện tƣợng,
ngắn gọn và mạch lạc, dễ hiểu. Kết cấu của các tác phẩm thuộc loại này
thƣờng là năng động nhằm mục đích phản ánh rõ nhất, nhanh nhất những
nhận thức đầu tiên về sự kiện khách quan. Trong loại tác phẩm thông tin
có nhiều thể loại, trong đó có tin, phóng sự và ghi nhanh. [24, 183]
Bản tin thời sự của Đài truyền hình Việt Nam gồm tin, phóng sự
ngắn và ghi nhanh. Qua khảo sát của chúng tôi thì trung bình một bản tin
thời sự 19 giờ có từ 15 đến 22 tin, phóng sự ngắn và ghi nhanh (không kể
tin thế giới). Trong đó, phóng sự ngắn chiếm từ 4 đến 8 phóng sự, ghi
nhanh chỉ 1-2 hoặc không có; còn lại chiếm một số lƣợng đáng kể nhất là
tin.
-Tin: Tin truyền hình thƣờng thông báo tức thời sự kiện theo mặt cắt
ngang, nó đƣợc phát sóng ngay sau khi sự kiện diễn ra nhằm cung cấp
cho ngƣời xem những thông tin cơ bản nhất: trả lời câu hỏi 5W và 1H
(thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện, diễn ra cái gì, ai tham gia và kết quả
nhƣ thế nào ). Tin không đòi hỏi phóng viên kể lại toàn bộ diễn biến quá
trình sự kiện, không yêu cầu phân tích ý nghĩa sự kiện và không để lộ thái
độ của nhà báo.
Thông thƣờng, căn cứ vào hình thức thể hiện ngƣời ta phân chia các
dạng tin: tin bình, tin ảnh, tin lời. Nhƣ vậy, hình ảnh không chỉ là yếu tố
chủ yếu của ngôn ngữ hình thành thể loại tin tức trên truyền hình, mà còn
trở thành tiêu chí quan trọng trong việc hình thành các dạng tin khác
nhau. Dạng tin mà phóng viên không có khả năng ghi hình và đƣợc khai

thác từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ: các hãng thông tấn, các báo, mạng
lƣới thông tín viên, cộng tác viên… đƣợc gọi là tin lời. Trong chƣơng
trình thời sự và bản tin truyền hình, tin lời chiếm một cơ cấu không hề
nhỏ, bởi một lý do là không phải bất kỳ sự kiện nào diễn ra thì phóng viên
truyền hình đều có mặt và ghi hình để chuyển đến công chúng. Thậm chí,
trong một số trƣờng hợp chƣa có hình ảnh thì thông tin vẫn cần chuyển

26
ngay về để Ban biên tập xử lý. Có thể thấy rằng, tin lời có khả năng rút
ngắn “thời gian chết” làm tăng tính thời sự. Trong các bản tin truyền hình,
đặc biệt khi công nghệ viễn thông ngày càng phát triển, tin lời càng có
điều kiện để trực tiếp hoá sự kiện. Ngay cả ở những đài truyền hình lớn
trên thế giới trong bản tin và chƣơng trình thời sự vẫn thƣờng xuyên sử
dụng tin lời. Nhƣợc điểm của loại tin lời này là do đeo đuổi tính thời sự,
nó đã không tận dụng đƣợc lợi thế về hình ảnh để nâng cao tính chân thực
của thông tin. [7, 72-76]
Dạng thứ hai khá gần gũi với tin truyền hình là tin ảnh. Đó là những
hình ảnh tĩnh do ngƣời chụp lại hình ảnh về trung tâm sự kiện. Một tin
ảnh có thể sử dụng một hay nhiều ảnh về sự kiện là tùy thuộc thời lƣợng
của tin. Thông thƣờng, tin ảnh bị hạn chế về tính thời sự so với các dạng
tin khác vì còn phải trải qua các khâu in, tráng, lựa chọn và phát đi trên
truyền hình. Trên thực tế, đây là dạng tin ít đƣợc sử dụng, nó chỉ đƣợc
dùng với các sự kiện nổi bật, địa bàn phức tạp không có khả năng ghi
hình.
Ngoài hai dạng tin thƣờng đƣợc sử dụng kể trên, tin hình là dạng tin
cơ bản, đóng vai trò nền tảng trong kết cấu chƣơng trình. Nó chiếm một
phần lớn thời lƣợng và có thể coi nó nhƣ mũi nhọn xung kích của thông
tin trên truyền hình với đầy đủ các đặc trƣng cơ bản nhất. Về bản chất,
không có sự khác biệt nhiều lắm giữa tin và tin truyền hình. Giữa chúng
chỉ có sự tồn tại khác biệt về đặc điểm thể hiện do loại hình báo chí quy

định. Tin trên truyền hình vẫn áp dụng các mô thức truyền thống, nó có
sự gần gũi hơn với tin trên phát thanh về lối viết, câu chữ, cách làm tròn
số
-Phóng sự: Phóng sự ngắn truyền hình là một thể loại chủ yếu của
chƣơng trình thời sự truyền hình, có thời lƣợng ngắn (vài phút) phản ánh
và phân tích những sự kiện, sự việc nóng bỏng, nổi cộm “có vấn đề” xảy
ra trong một quá trình phát sinh và phát triển mà công chúng rất quan tâm
theo dõi, để kịp thời phát hiện, khám phá bản chất vấn đề, đồng thời có
kiến nghị và đề xuất giải pháp về vấn đề đó. Trong phóng sự truyền hình,
hình ảnh, ngôn ngữ, tiếng động và âm nhạc đều thống nhất trong một mục

27
đích thông tin mô tả trực tiếp, khách quan các sự kiện nằm trong dòng
thời sự chủ lƣu, đƣợc xã hội quan tâm. Ở đây, những suy nghĩ, tƣ tƣởng
của các tác giả đƣợc thể hiện qua việc lựa chọn, phân tích các chi tiết cụ
thể của sự kiện.
Phóng sự truyền hình phản ánh cuộc sống bằng hình ảnh và âm thanh
do máy quay ghi lại. Nhƣng yêu cầu đặt ra là phải rút ngắn khoảng thời
gian từ lúc sự kiện xảy ra trên màn ảnh nhỏ, càng ngắn bao nhiêu càng tốt
bấy nhiêu. Trong cách thể hiện, phóng sự gây cho ngƣời xem cảm giác là
họ đang cùng với phóng viên theo dõi diễn biến của sự kiện và vẫn giữ
nguyên những đặc tính chủ yếu là phản ánh tính logic phát triển của sự
kiện bằng hình ảnh, đánh giá bình luận sự kiện. Một đặc điểm của phóng
sự truyền hình là có sự xuất hiện của phóng viên dẫn chuyện, nhƣ một
nhân chứng, kể và bình về sự kiện, phỏng vấn những ngƣời trong cuộc
nhằm làm sáng tỏ chủ đề, thể hiện thái độ thẩm định hiện thực của tác giả
trƣớc vấn đề mà phóng sự nêu ra.
Theo ý kiến của một số phóng viên kỳ cựu của Ban thời sự Đài
Truyền hình Việt Nam thì phóng sự ngắn (còn gọi là phóng sự thời sự) đi
vào những vấn đề gắn với yếu tố thời sự. Trƣớc kia một phóng sự dài 7-8

phút. Phóng sự ngắn là tin nhƣng có ý kiến của nhiều chiều, ý kiến của
ngƣời trong cuộc để thuyết phục đƣợc khán giả hơn. Một phút của tin
thƣờng không đủ tải hết những vấn đề phóng viên muốn trình bày mà lại
chỉ có một giọng đọc dễ gây ra cảm giác chán cho khán giả. Phóng sự
ngắn dài gấp đôi tin, yêu cầu về thời lƣợng của lãnh đạo Ban là 2 phút 30
giây.
Ban Thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam là nơi đi đầu làm phóng
sự ngắn. Phóng sự thời sự ngắn, nhƣng không dễ làm. Năm 1998 trong
cuộc thi tác phẩm truyền hình toàn quốc, lần đầu tiên có thể loại phóng sự
ngắn. Phóng sự ngắn của chƣơng trình thời sự không phải là một phóng
sự dài đƣợc cắt xén đi đảm bảo về thời lƣợng. Mà phóng sự ngắn của
chƣơng trình thời sự là sự kết hợp của hai yếu tố chất lƣợng thông tin và
tính thời sự chứa trong một thời lƣợng ngắn.[31, 4]

×