Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Vấn đề thông tin giáo dục hướng nghiệp trên báo in hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 121 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THỊ VIỆT HƯNG




VẤN ĐỀ THÔNG TIN GIÁO DỤC HƯỚNG
NGHIỆP TRÊN BÁO IN HIỆN NAY
(ong  6/2012  6/2013)


LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Báo chí học












Hà Nội - 2013




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ VIỆT HƯNG




VẤN ĐỀ THÔNG TIN GIÁO DỤC HƯỚNG
NGHIỆP TRÊN BÁO IN HIỆN NAY
 6/2012  6/2013)


LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01



Người hướng dẫn khoa học: TS. Đậu Ngọc Đản





Hà Nội - 2013



1
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học của tôi, chƣa từng đƣợc công
bố, những số liệu, dẫn chứng dẫn ra trong luận văn đảm bảo độ tin cậy và
chính xác.

Tác giả
Nguyễn Thị Việt Hưng

























2
LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đang
giảng dạy tại Khoa Báo chí, trƣờng ĐHKHXH&NV Hà nội - những ngƣời đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích, quý báu làm cơ sở cho tôi thực
hiện tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đậu Ngọc Đản đã tận tình hƣớng dẫn
cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Bằng kiến thức, phƣơng pháp khoa
học và sự nhiệt tâm thầy tạo cho tôi động lực hoàn thành tốt đề tài của mình.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo trƣờng Đại
học Hồng Đức, ban lãnh đạo PQLKH&CN là đơn vị tôi đang công tác đã luôn
tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ thực hiện
luận văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chƣa nhiều
nên luận văn còn nhiều thiếu, rất mong nhận đƣợc ý kiến góp ý của Thầy/Cô
và các anh chị học viên.

Học viên



Nguyễn Thị Việt Hưng













3
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 8
1. Tính cấp thiết của đề tài 8
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 10
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 12
3.1. Mục đích nghiên cứu 12
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
4.1. Đối tượng nghiên cứu 12
4.2. Phạm vi nghiên cứu 12
5. Phương pháp nghiên cứu 13
5.1. Phương pháp luận 13
5.2. Phương pháp nghiên cứu 13
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 14
7. Kết cấu luận văn 14
CHƢƠNG 1: VAI TRÒ CỦA BÁO IN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
HƢỚNG NGHIỆP HIỆN NAY 15
1.1. Tầm quan trọng của GDHN trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước 15
1.1.1. Khái niệm giáo dục hướng nghiệp 15
1.1.2. Ý nghĩa của công tác GDHN đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước ở Việt

Nam 17
1.1.3. Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoạt động GDHN 20
1.1.4. Thực trạng của công tác giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam 23
1.2. Vai trò của báo in đối với công tác GDHN hiện nay 25
1.2.1. Đặc điểm, đặc trưng của loại hình báo in 25
1.2.2. Vai trò của báo in trong thời kỳ đổi mới 27
1.2.3. Vai trò của báo in đối với hoạt động giáo dục hướng nghiệp 33
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN VỀ GIÁO DỤC HƢỚNG
NGHIỆP TRÊN BÁO IN THANH NIÊN, TIỀN PHONG THÁNG 6/2012 -
6/2013 38
2.1. Tổng quan về báo Thanh niên và Tiền phong 38
2.1.1. Báo Tiền phong 38
2.1.2. Báo Thanh niên 39
2.2. Khảo sát nội dung thông tin giáo dục hướng nghiệp trên báo in 41


4
2.2.1. Thông tin về đường lối chính sách, chủ trương mới của Đảng, Nhà
nước, các bộ ngành, địa phương về vấn đề GDHN 43
2.2.2. Thông tin phản ánh thực trạng chung của vấn đề GDHN 47
2.2.3. Thông tin về nhu cầu nhân lực trong xã hội và cơ cấu ngành nghề 51
2.2.4. Thông tin tuyển sinh ĐHCĐ, TCCN, đào tạo nghề 55
2.2.5. Thông tin giới thiệu địa chỉ đào tạo, ngành nghề mới 62
2.2.6. Phân tích, tư vấn lựa chọn ngành, nghề của chuyên gia 63
2.2.7.Giới thiệu nhân vật điển hình 65
2.3. Khảo sát hình thức thông tin về vấn đề GDHN trên báo in 67
2.3.1. Chuyên trang, chuyên mục 68
2.3.2. Thể loại 70
2.3.3. Ngôn ngữ 77
2.4. Đánh giá của công chúng về thực trạng thông tin trên báo in về vấn đề GDHN . 79

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ
THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ GDHN TRÊN BÁO IN 87
3.1. Nhận xét chung về hoạt động thông tin GDHN trên báo in hiện nay 87
3.1.1. Những ưu điểm nổi bật 87
3.1.2. Những hạn chế, tồn tại 89
3.2. Nguyên nhân thành công và hạn chế 92
3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thông tin trên báo in về vấn đề GDHN
………………………………………………………………………………………94
3.3.1. Bám sát đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước; nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội đất nước để xây dựng kế hoạch tuyên truyền GDHN hiệu quả 94
3.3.2. Tuyên truyền nhằm mục đích xây dựng tâm lý lành mạnh trong xã hội về
việc lựa chọn nghề nghiệp 96
3.3.3. Giữ vững mục tiêu phản biện, xây dựng định hướng giáo dục nghề
nghiệp toàn diện, đáp ứng yêu cầu hội nhập 101
3.3.4. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hình thức thể hiện của báo in
về vấn đề thông tin GDHN phù hợp hơn với thị hiếu bạn đọc 105
3.3.5. Đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực; nâng cao nhận thức và trình độ tay
nghề của phóng viên báo in về lĩnh vực đào tạo và hướng nghiệp 108
3.3.6. Tuyên truyền nhằm đẩy mạnh quá trình xã hội hóa công tác GDHN 110
KẾT LUẬN 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114


5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT
Viết tắt là
Diễn giải

1
ĐHQGHN
Đại học Quốc gia Hà Nội:
2
Bộ GD&ĐT
Bộ Giáo dục & Đào tạo
3
GDHN
Giáo dục hƣớng nghiệp
4
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
5
TP HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
6
TN
Thanh niên
7
TP
Tiền Phong
8
HSSV
Học sinh, sinh viên
9
PTTH
Phổ thông trung học
10
THCS
Trung học cơ sở

11
VHTT
Văn hóa thông tin
12
ĐH - CĐ
Đại học, cao đẳng















6
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng so sánh số lƣợng tin bài GDHN trên báo in Tiền Phong và Thanh
Niên tháng 6/2012 - 6/2013 41
Bảng 2.2. Cơ cấu nội dung thông tin về GDHN trên báo in Thanh Niên và Tiền
phong tháng 6/2012 - 6/2013 42
Bảng 2.3. Thống kê lƣợng tin bài sử dụng trong thông tin GDHN chia theo thể loại trên
báo in Thanh niên và Tiền phong (6/2012 - 6/2013) 71
Bảng 2.4. Bảng khảo sát ý kiến của HSSV về nội dung thông tin HN đƣợc đọc nhiều nhất

trên báo in Thanh niên, Tiền phong (6/2012 - 6/2013) 82
Bảng 2.5. Bảng khảo sát ý kiến của HSSV về hình thức thông tin HN trên báo in
Thanh niên, Tiền phong 84
















7
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện chênh lệch số lƣợng tin, bài trên báo Tiền Phong và Thanh
Niên thời gian tháng 6/2012 đến 6/2013 42
Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu nội dung thông tin về GDHN trên báo Thanh Niên
và Tiền Phong tháng 6/2012 - 6/2013 43
Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện cơ cấu các thể loại thông tin về GDHN trên báo TN và
TP (6/2012 - 6/2013) 72
Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện lựa chọn của công chúng đối với loại hình báo chí khi tiếp
nhận nguồn tin GDHN 80
Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của độc giả đối với nội dung thông tin

hƣớng nghiệp trên báo in Thanh Niên, Tiền Phong 83


















8
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi đề cập tới nguồn lực quyết định nhất đến sự phát triển kinh tế - xã
hội, yếu tố đầu tiên đƣợc kể đến là vốn con ngƣời (human capital), là nguồn
nhân lực (human resource). Nguồn nhân lực có chất lƣợng cao về trí tuệ và kỹ
năng đã trở thành lợi thế quyết định đối với mỗi quốc gia. Ở Việt Nam hiện
nay, trƣớc xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nhằm đáp ứng nhu cầu
của xã hội, hệ thống đào tạo nghề đang có nhiều đổi mới. Việc phát triển nguồn
nhân lực cao đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc trở thành chiến lƣợc quốc
gia trong toàn bộ chiến lƣợc phát triển giáo dục và đào tạo.

Hệ thống giáo dục nghề nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong việc
phát triển nguồn nhân lực mà trọng tâm là việc nâng cao chất lƣợng và hiệu
quả nguồn lực. Với ý nghĩa đó, đổi mới giáo dục nghề nghiệp luôn là yêu cầu
thƣờng xuyên, tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới không ngừng của xã hội,
của đất nƣớc. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976), lần thứ V
(1980) đã nhấn mạnh nguyên lý giáo dục: 
 Vận dụng
quan điểm nói trên của Đảng ngày 19/3/1981, Hội đồng Chính phủ đã ban
hành quyết định số 126/CP chính thức đƣa hoạt động GDHN vào nhà trƣờng
phổ thông. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) cũng chỉ rõ: 


 Hiện nay đứng trƣớc yêu
cầu về 3 đột phá chiến lƣợc và nhiệm vụ: 
 theo tinh thần nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI (2011) của Đảng, vấn đề nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực
nói chung và hiệu quả công tác GDHN nói riêng càng đƣợc đặt ra bức thiết.


9
Có thể khẳng định, GDHN đang trở thành vấn đề thời sự nóng hổi của
ngành giáo dục, của toàn xã hội và là một trong những mối quan tâm lớn của
Đảng và Nhà nƣớc ta. Song có một thực trạng là hiện nay công tác hƣớng
nghiệp còn nhiều bất cập, không theo kịp nhu cầu thực tế và còn nặng việc
hƣớng học sinh học làm “thầy” nhiều hơn học để trở thành thợ giỏi. Từ quá
trình phân luồng, sử dụng học sinh các lớp cuối cấp phổ thông trong mấy thập
niên qua ở nƣớc ta cho thấy sự thiếu hụt vai trò của nhà trƣờng và xã hội
trong việc định hƣớng nghề cho tuổi trẻ nhằm giúp các em có đƣợc nhận thức
đúng khi lựa chọn nghề. Điều này đƣa đến tình trạng đội ngũ lao động đƣợc
đào tạo ra vừa mất cân đối về cơ cấu trình độ vừa chênh lệch về cơ cấu ngành

nghề. Chất lƣợng nguồn lực xấu, ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển của nền
kinh tế đất nƣớc nói riêng và tiến bộ xã hội nói chung.
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nƣớc ngày càng “nâng tầm” hoạt
động GDHN đối với giới trẻ, ngoài việc chỉ ra những định hƣớng quan trọng
về mặt quan điểm và mục đích đối với nhiệm vụ này, nhiều kế hoạch, chƣơng
trình cụ thể giúp nhà trƣờng, các cấp có cơ sở triển khai hoạt động hƣớng
nghiệp có hiệu quả đã đƣợc thực hiện đồng bộ. Hoạt động hƣớng nghề, hƣớng
nghiệp vì thế đã ghi nhận thêm đƣợc nhiều kết quả tích cực.
Góp phần nâng cao chất lƣợng của hoạt động GDHN không thể không
nhắc đến vai trò tiên phong của các cơ quan báo chí. Hoạt động hƣớng nghiệp
đã đƣợc triển khai một cách tích cực, sâu rộng trên nhiều kênh thông tin đại
chúng. Các cơ quan thông tấn, báo chí trung ƣơng và địa phƣơng, từ báo in,
phát thanh - truyền hình đến báo điện tử đều xây dựng kế hoạch, tổ chức
tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Xoay quanh những vấn
đề của đổi mới giáo dục, báo chí không chỉ dừng lại ở sự đƣa tin, phản ánh
thụ động, mà còn tham dự nhƣ một tiếng nói quyền lực, đóng vai trò phản
biện, đấu tranh, khám phá tìm kiếm con đƣờng và phƣơng thức đổi mới hiệu
quả. Dƣới tác động của hệ thống TTĐC, GDHN đã nhanh chóng trở thành một
vấn đề thời sự; một đề tài đƣợc dƣ luận quan tâm.


10
PGS.TS. Nguyễn Văn Dững trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” (NXB
Lao động, 2010) đã nhấn mạnh: 
Khẳng định hoạt động xã hội là bản chất của báo chí bởi báo chí ra đời là do
bổn phận, nghĩa vụ của nó đối với cộng đồng, do đòi hỏi khách quan từ cuộc
sống - không chỉ cung cấp thông tin mà còn tham gia giải quyết các vấn đề
của cộng đồng. Nhờ ƣu thế đặc thù, báo chí không chỉ có khả năng phát hiện,
nêu ra và khơi dậy các vấn đề xã hội liên quan đến cộng đồng, mà còn có khả
năng tập hợp nguồn lực xã hội tham gia giải quyết các vấn đề đó. Báo chí gắn

bó với sự chuyển động không ngừng của đời sống xã hội, bám sát thực tiễn xã
hội để phát hiện đề tài, vấn đề cần phản ánh. Vì lẽ đó, hoạt động của thông tin
báo chí về các vấn đề xã hội là hoạt động có hiệu quả, có sức ảnh hƣởng
mãnh mẽ đối với toàn dân.
Trƣớc yêu cầu đổi mới công tác giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu đào
tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội hiện nay, vấn đề
truyền thông về GDHN trở thành đề tài trọng tâm trong công tác tuyên truyền
của các PTTTĐC. Trong bốn loại hình báo chí, báo in là phƣơng tiện rất ƣu
việt để thực hiện công tác tuyên truyền về vấn đề GDHN do lợi thế sử dụng
văn bản truyền thông để truyền tải thông điệp. Nghiên cứu về vấn đề thông tin
GDHN trên báo in vì thế là hết sức cần thiết và có ý nghĩa lớn đối với sự
nghiệp đổi mới GD và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nƣớc.
Do đó học viên đã lựa chọn đề tài: “Vấn đề thông tin giáo dục hướng
nghiệp trên báo in hiện nay” (Khảo sát báo Thanh niên, Tiền phong
tháng 6/2012 - 6/2013) để thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành báo chí
truyền thông.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nhƣ đã trình bày ở trên, GDHN hiện đang là vấn đề thời sự, nhận đƣợc
sự quan tâm của dƣ luận xã hội. GDHN đƣợc ra đời vào những năm đầu của
thế kỷ XX; tới ngày nay, các nƣớc phát triển nhƣ Đức, Mỹ, Pháp, Anh, Nhật
Bản, Úc, Ý đều rất quan tâm đến GDHN cho học sinh phổ thông … Ở Việt


11
Nam đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về lĩnh vực này có thể kể đến các
giáo sƣ, các nhà khoa học: Phạm Tất Dong, Phan Huy Thụ, Phạm Minh Hạc,
Nguyễn Văn Hộ, Hà Thế Truyền, Đặng Danh Ánh Ngoài ra, còn rất nhiều
luận văn tiến sĩ, thạc sĩ thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau đề cập đến vấn
đề GDHN đã đƣợc công bố. Các công trình của các tác giả tập trung vào cơ
sở lý luận về GDHN, kinh nghiệm quốc tế về GDHN, những cơ sở khoa học

của việc chọn nghề phù hợp cũng nhƣ phƣơng pháp tổ chức GDHN ở trƣờng
phổ thông, giới thiệu các ngành nghề trong đời sống xã hội…
Tuy nhiên, xét trên phƣơng diện công trình báo chí học, vấn đề thông
tin tuyên truyền về GDHN còn ít đƣợc nghiên cứu. Những năm gần đây, có
một số đề tài của sinh viên, học viên chuyên ngành báo chí nghiên cứu về vấn
đề này nhƣ đề tài nghiên cứu khoa học cấp trƣờng 
sinh - -  của sinh viên
Đỗ Thu Thảo khoa báo chí và truyền thông, ĐH KHXH&NV TP.HCM; luận
văn thạc sĩ “
-
học viên Cấn Thị Hải Yến khoa báo chí truyền thông, ĐHKHXH&NV Hà Nội;
khóa luận tốt nghiệp 
 sinh viên Đỗ Thị
Thơm khoa báo chí truyền thông, ĐHKHXH&NV Hà Nội… Tuy nhiên, các
nghiên cứu đã nêu bên trên hầu hết chỉ tập trung đi sâu về một hoạt động đơn lẻ,
một cơ quan báo chí độc lập hoặc đánh giá một cách tổng quát, còn chung chung
và thiếu hệ thống về vấn đề thông tin hƣớng nghiệp.
Tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Vấn đề thông tin giáo dục hướng
nghiệp trên báo in hiện nay” 
6/2012  6/2013) với việc khảo sát 2 tờ báo in tiêu biểu cho độc giả trẻ sẽ kế
thừa những lý luận cơ bản, cốt lõi của các công trình đi trƣớc. Trên cơ sở đi
sâu tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng và hiệu quả thông tin tổng thể trên nền
dữ liệu cập nhật nên công trình hoàn toàn mới, không bị trùng lặp về ý tƣởng,


12
nội dung, kết quả với các công trình đã đƣợc thực hiện trƣớc đó. Mặt khác, đề
tài lựa chọn nghiên cứu trên một loại hình báo chí là báo in nên đảm bảo tính
hệ thống của nghiên cứu.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn phác họa những nét cơ bản nhất về các vấn đề của GDHN
đƣợc phản ánh trên báo in Việt Nam giai đoạn hiện nay, làm cơ sở đánh giá
thực trạng hoạt động thông tin về vấn đề này, từ đó rút ra các bài học, đề xuất
giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả thông tin tuyên truyền về GDHN trên báo in.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn triển khai những nhiệm vụ sau:
- Sƣu tầm, khảo sát tất cả các bài báo có nội dung liên quan đến vấn đề
GDHN trong thời gian 1 năm từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013.
- Đánh giá, nhận xét về nội dung, hình thức phản ánh các vấn đề GDHN
trên 3 tờ báo này: những đóng góp và những hạn chế.
- Rút ra những kinh nghiệm, đề xuất những kiến nghị, giải pháp để nâng
cao hiệu quả tuyên truyền các vấn đề GDHN trên báo in hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả những tin, bài về GDHN cho HSSV đăng tải trên 2 tờ báo Thanh
niên và Tiền phong trong thời gian 1 năm.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
02 ấn phẩm báo in Thanh niên, Tiền phong trong thời gian 1 năm từ
6/2012 - 6/2013 với hơn 600 số báo. Ngoài ra còn tham khảo một số tờ báo in
tiêu biểu khác làm cứ liệu so sánh, đối chiếu.
Luận văn khoanh trọn đối tƣợng khảo sát, nghiên cứu là các tờ báo in vì
những lý do sau đây:
- Báo in là một kênh quan trọng bậc nhất không thể thiếu trong hệ thống
các phƣơng tiện TTĐC hiện nay. Là loại hình báo chí có tiếng nói chính


13
thống, mạnh mẽ không chỉ riêng trong lĩnh vực giáo dục mà tất cả các lĩnh
vực xã hội khác.

- Tƣ liệu khảo sát của báo in là đầy đủ, có cơ sở thực tế rõ ràng nhất, hệ
thống nhất do đƣợc lƣu trữ tại các hệ thống thƣ viện.
- Báo in có tính đại chúng, phù hợp với đông đảo nhân dân, thỏa mãn và
thích hợp với văn hóa đọc, lƣu giữ của công chúng Việt Nam.
- Trƣớc mỗi vấn đề, báo in đều có cách thức thể hiện riêng, tạo dấu ấn
không giống nhƣ bất cứ loại hình khác nhƣ truyền hình, phát thanh hay báo
điện tử. Đặc biệt ở mặt trận phản biện, với ƣu thế của mình báo in luôn có
tiếng nói mạnh mẽ nhất, dài hơi nhất.
- Khảo sát Thanh niên và Tiền phong vì đây là 2 tờ nhật báo có lƣợng
bạn đọc lớn nhất hiện nay, là những tờ báo năng động nhất trong việc hiện đại
hóa phƣơng thức thông tin giành cho giới trẻ.
Tuy khảo sát đối tƣợng là các tờ báo in nhƣng luận văn luôn soi chiếu,
đặt loại hình báo in trong hệ thống các thể loại báo chí khác để có cái nhìn hệ
thống và tổng hợp nhất.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
* Đề tài dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
* Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng các lý thuyết khoa học liên quan đến lĩnh
vực truyền thông nhƣ: vấn đề các thể loại báo chí, lý luận và thực tiễn hoạt
động báo in, hiệu quả xã hội của TTĐC…
5.2. Phương pháp nghiên cứu
+ Sử dụng các phƣơng pháp khảo sát, thống kê, phân tích, so sánh dựa
trên nguồn tƣ liệu là các tin bài, chuyên trang, chuyên mục của 02 tờ báo.
+ Điều tra xã hội học: Đề tài dự định thực hiện điều tra xã hội học trên
quy mô nhỏ. Sử dụng bảng hỏi điều tra trên đối tƣợng bạn đọc là HSSV.


14
+ Ngoài ra còn thực hiện phƣơng pháp phỏng vấn sâu, phƣơng pháp

nghiên cứu giải pháp để luận giải sáng tỏ vấn đề.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
* Về mặt lý luận: Luận văn làm rõ một số lý luận về GDHN, vai trò của
báo chí trong đời sống xã hội nói chung và trong hoạt động thông tin GDHN
nói riêng.
* Về mặt thực tiễn: Thông qua khảo sát có hệ thống nội dung thông tin,
hình thức thông tin về vấn đề GDHN trên báo in hiện nay; luận văn hy vọng sẽ
góp phần rút ra những yếu kém, hạn chế của hoạt động thông tin về GDHN
nhằm đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của thông tin về lĩnh vực
này trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, luận văn cũng là nguồn thông tin quan trọng để học sinh và
các bậc cha mẹ định hƣớng trọng việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng
lực và yêu cầu của xã hội. Luận văn còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho các nhà quản lí, nhà báo, sinh viên báo chí và những ngƣời quan tâm tới
nội dung liên quan.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn bao
gồm các chƣơng sau:
Chƣơng 1: Vai trò của báo in đối với hoạt động GDHN hiện nay
Chƣơng 2: Thực trạng thông tin về GDHN trên báo in Thanh niên,
Tiền phong tháng 6/2012 - 6/2013
Chƣơng 3: Giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng thông tin trên báo in về
vấn đề GDHN






15

CHƢƠNG 1: VAI TRÒ CỦA BÁO IN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
HƢỚNG NGHIỆP HIỆN NAY
1.1. Tầm quan trọng của GDHN trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
1.1.1. Khái niệm giáo dục hướng nghiệp
Thuật ngữ “hƣớng nghiệp” là do giáo sƣ F. Parson đề xƣớng vào năm
1908 khi lần đầu tiên một Hội đồng nghề nghiệp giúp đỡ việc chọn nghề cho
ngƣời lao động tại Boston (Mỹ). Theo đó, hƣớng nghiệp đƣợc hiểu nhƣ một quá
trình giúp cá nhân tìm hiểu nghề, đối chiếu với phẩm chất của mình rồi chọn lấy
một nghề phù hợp.
Trong thực tế có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm hƣớng nghiệp
tùy theo cách tiếp cận.
Theo các nhà kinh tế học:


 [10]
Các nhà tâm lý học cho rằng: 

 [10]
Theo quan điểm của các nhà giáo dục học thì: 



 

Tại hội nghị lần thứ IX những ngƣời đứng đầu cơ quan giáo dục nghề
nghiệp các nƣớc xã hội chủ nghĩa họp tại La Habana thủ đô Cuba vào tháng
10/1980 đã thống nhất khái niệm:       




16



 [20]
Từ điển Tiếng Việt trích dẫn khái niệm về hƣớng nghiệp nhƣ sau:

b


Theo tác giả Phạm Tất Dong trong cuốn “Hoạt động hƣớng nghiệp
trong nhà trƣờng phổ thông” thì: 
c
   

 [6]
Theo tác giả Nguyễn Văn Hộ và Nguyễn Thị Thanh Huyền: 



h ” [10]
Mặc dù các khái niệm đƣa ra khác nhau nhƣng nhìn chung có thể hiểu
hƣớng nghiệp là một hệ thống các tác động nhằm dẫn dắt thế hệ trẻ đi vào thế
giới nghề nghiệp, giúp các em chọn đƣợc nghề một cách hợp lý.
GDHN là một bộ phận của giáo dục toàn diện. GDHN là hoạt động
đƣợc thực hiện bởi giáo viên, gia đình, xã hội, đƣợc tiến hành qua nhiều hình
thức GDHN khác nhau nhƣng tập trung vào thực hiện mục đích giúp cho học
sinh lựa chọn nghề vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội vừa phù hợp



17
với nguyện vọng, năng lực, thể lực của tuổi trẻ để các em phát huy đƣợc khả
năng bản thân trong cuộc sống nghề nghiệp.
Hƣớng nghiệp đối với tuổi trẻ - là một hệ thống đa cấp. Trong cấu trúc
của hƣớng nghiệp, có thể phân chia thành các bộ phận (yếu tố) sau: khai sáng
nghề, thông tin nghề, giáo dục nghề, chuẩn đoán nghề, tƣ vấn nghề, lựa chọn
nghề, tuyển chọn nghề và thích ứng nghề.
Mỗi một thành phần trong cấu trúc có đặc trƣng riêng về nội dung và
phƣơng pháp thực hiện trong những điều kiện thực tiễn của hoạt động hƣớng
nghiệp tuỳ thuộc vào mức độ chuẩn bị cho tuổi trẻ tiếp tục học lên trong các
trƣờng đại học hay đi vào hoạt động trong nhà trƣờng tại các cơ sở đào tạo
nghề nghiệp hoặc trong sản xuất. Hoạt động hƣớng nghiệp đƣợc thực hiện
trong sự gắn bó chặt chẽ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội.
Khai sáng nghề, dự báo nghề và tƣ vấn nghề đƣợc tiến hành trong các
trƣờng phổ thông và trong các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, còn tuyển chọn
và thích ứng nghề chỉ đƣợc thực hiện chủ yếu trong các cơ sở đào tạo nghề
trong các tập thể lao động. Giáo dục nghề cho thanh thiếu niên đƣợc thực hiện
trong nhà trƣờng, các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp và các tập thể lao động.
1.1.2. Ý nghĩa của công tác GDHN đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước ở Việt Nam
Vào những năm cuối thế kỷ XX, cùng với chiến thắng của cách mạng
giải phóng dân tộc miền Nam thống nhất tổ quốc, công cuộc xây dựng CNXH
đặt ra cho sự nghiệp giáo dục nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng
góp phần vào việc khôi phục và phát triển kinh tế đất nƣớc trong điều kiện
hòa bình. Trên thực tế trong khoảng thời gian 10 năm từ 1980 - 1990, công
tác hƣớng nghiệp đã đƣợc triển khai một cách có kế hoạch từ các nhà trƣờng
phổ thông cho đến các tổ chức xã hội. Mặc dù mới chỉ là bƣớc đi đầu tiên,
hình thức tổ chức hƣớng nghiệp, hệ thống tƣ vấn nghề, cán bộ chuyên môn về
hƣớng nghiệp còn non kém và thiếu thốn song ở một mức độ nào đó thông



18
qua kết quả việc triển khai các chỉ thị của nhà nƣớc và của các ngành về
hƣớng nghiệp, có thể khẳng định công tác hƣớng nghiệp có vai trò hết sức to
lớn đối với yêu cầu phát triển của xã hội.
* Ý nghĩa giáo dục
GDHN là một bộ phận của công tác giáo dục. Đây là công tác điều
chỉnh động cơ chọn nghề của học sinh, điều chỉnh hứng thú nghề nghiệp cho
các em theo xu thế nhu cầu lao động xã hội và sự phân công lao động xã hội.
Thực tế đã cho thấy, sự lựa chọn nghề nghiệp một cách tự phát của thanh,
thiếu niên ít khi phù hợp với hƣớng sản xuất, nhu cầu lao động của xã hội nên
xảy ra tình trạng mất cân đối nhƣ hiện nay (ngƣời có trình độ đại học thì quá
nhiều trong khi đó công nhân kỹ thuật, thợ lành nghề lại thiếu). Vì vậy tác
động của giáo dục trong quá trình hƣớng nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với sự
phát triển của xã hội. Kết quả của GDHN là giúp học sinh chọn nghề trên cơ sở
phù hợp với nguyện vọng của bản thân, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia
đình mình và phù hợp với nhu cầu xã hội….
*Ý nghĩa kinh tế
GDHN luôn hƣớng vào việc sử dụng hợp lý tiềm năng lao động trẻ tuổi
của đất nƣớc từ đó nâng cao năng suất lao động xã hội, đồng thời đƣa thanh
thiếu niên vào đúng vị trí lao động nghề nghiệp, giúp họ phát huy hết năng
lực sở trƣờng lao động. Phát triển cao hứng thú nghề nghiệp, làm tăng khả
năng sáng tạo trong lao động. Đây là việc làm hết sức có ý nghĩa trong công
tác GDHN. Từ đó biến nghề nghiệp không chỉ là nơi kiếm sống đơn thuần mà
còn là nơi giúp cá nhân thể hiện nhân cách, phát triển tài năng, hết mình cống
hiến sức lực và trí tuệ cho công cuộc xây dựng đất nƣớc. Tuy nhiên để đảm
bảo ý nghĩa kinh tế của GDHN thì trƣờng phổ thông phải gắn mục tiêu đào
tạo với những mục tiêu kinh tế xã hội. Sự phát triển kinh tế của xã hội phụ
thuộc rất nhiều vào việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ đi vào lao động sản xuất, đi
vào sự phân công lao động trong phạm vi cả nƣớc và từng địa phƣơng. Chính



19
vì vậy hƣớng nghiệp có nhiệm vụ quan trọng bởi thông qua đó phân bố lại
lực lƣợng lao động trong xã hội, chuyên môn hoá tiềm năng lao động trẻ tuổi.
* Ý nghĩa văn hóa xã hội
GDHN có tác dụng góp phần cụ thể hoá mục tiêu giáo dục của trƣờng
phổ thông tức là hoạt động hƣớng nghiệp có chức năng hiện thực hoá đƣờng
lối giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc, hiện thực hóa đƣờng lối giáo dục trong
đời sống xã hội, GDHN phải đƣợc coi là điều kiện đảm bảo chất lƣợng và
hiệu quả giáo dục. GDHN sẽ tạo nên những yếu tố mới trong con ngƣời lao
động - yếu tố cơ bản của việc tăng năng suất lao động xã hội. Làm tốt
GDHN, sẽ có những lớp ngƣời mới đủ năng lực và phẩm chất cách mạng để
xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Tóm lại GDHN có ý nghĩa đối với sự triển khai chiến lƣợc con ngƣời -
một bộ phận của chiến lƣợc kinh tế và khoa học - kỹ thuật.
Xét ở bình diện xã hội, GDHN có tác dụng điều chỉnh sự phân công
lao động xã hội, tạo ra sự cân bằng trong việc phân bố lực lƣợng dân cƣ. Khi
xã hội gặp khó khăn trong việc tìm kiếm công ăn việc làm cho thanh niên,
hƣớng nghiệp kết hợp chặt chẽ với lao động sản xuất và dạy nghề sẽ có tác
dụng làm ổn định đời sống xã hội góp phần tạo điều kiện xã hội sử dụng hết
lực lƣợng học sinh phổ thông ra trƣờng trong mọi lĩnh vực kinh tế.
Chúng ta biết rằng để thanh, thiếu niên đứng ngoài lao động nghề
nghiệp, đứng ngoài việc làm sẽ gây nên nhiều tác hại phức tạp về mặt xã hội.
Bởi vậy cần hƣớng dẫn thanh, thiếu niên chọn nghề cho mình sao cho phù
hợp đồng thời có thái độ sẵn sàng tham gia và lao động sản xuất và hoạt động
nghề nghiệp nhằm góp phần sức lực, trí tuệ cho công cuộc xây dựng đất
nƣớc. Qua đó tạo nên ý thức xã hội và xây dựng vị trí chỗ đứng trong xã hội
của thế hệ trẻ.
Nhƣ vậy có thể khẳng định: GDHN không chỉ nhằm quyết định nghề

cho mỗi cá nhân mà còn là điều chỉnh động cơ, hứng thú nghề nghiệp của thế


20
hệ trẻ giúp các em giải quyết việc chọn nghề cho tƣơng lai một cách có ý thức
ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trƣờng phổ thông.
Với từng cá nhân, GDHN góp phần làm phát triển năng lực, thiên
hƣớng của mỗi ngƣời vừa thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện vừa góp phần
bồi dƣỡng, hƣớng dẫn cho học sinh có ý thức và tâm thế sẵn sàng trong lựa
chọn nghề nghiệp và tham gia lao động.
Với xã hội, GDHN góp phần hỗ trợ cho việc xây dựng và sử dụng
nguồn lao động dự trữ theo hƣớng tối ƣu. GDHN cũng góp phần đào tạo cho
đất nƣớc một đội ngũ ngƣời lao động đồng bộ, có cơ cấu tỷ lệ lao động phù
hợp từng thời kỳ phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội có hiệu quả.
1.1.3. Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoạt động GDHN
Ngƣời đề cập đến công tác GDHN ở Việt Nam trƣớc hết phải kể đến
Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngƣời đã rất coi trọng công tác hƣớng nghiệp, đã vận
dụng sáng tạo các quan điểm giáo dục của chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm đào
tạo lớp ngƣời lao động mới. Nói về hƣớng nghiệp trong bài “Học sinh và lao
động” Bác viết: 

c


 [35]
Tiếp theo chủ tịch Hồ Chí Minh, thủ tƣớng Phạm Văn Đồng cũng có ý
kiến: 


[30, tr.33]

Mi ng n nh rng, gio c ph tg khng ch nhm dy ki
th khoa c  nhn v x i m cn nhm i ch dy c ngh c tm


21
quan tng rt thit th hin nay nc ta [30, tr.40]
Mƣời năm trở lại đây, mạng lƣới các trƣờng đại học, cao đẳng, trung
cấp chuyên nghiệp và dạy nghề có sự gia tăng đột biến. Đây vừa là cơ may
cho nhiều học sinh tốt nghiệp THPT nhƣng cũng tạo ra những khó khăn trong
việc phân luồng nguồn lực này một cách hợp lý. Từ thực tiễn của hoạt động
giáo dục và đào tạo trong mối quan hệ với phát triển bền vững nền kinh tế xã
hội, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có những chủ trƣơng kịp thời, đúng đắn đối với
GDHN. Quyết định 126/CP ra ngày 13 tháng 9 năm 1981 của chính phủ
 g tc hng nghip trong trng ph tg v vc sg h 
c sinh c cp PTCS v THPT tt nghip ra trng. Để triển khai quyết
định trên ngày 17/11/1981 Bộ giáo dục và đào tạo đã ra thông tƣ số 31/TT
hƣớng dẫn việc thực hiện cho các cơ quan quản lý giáo dục, trƣờng phổ thông
các cấp và các cơ quan liên ngành.
Luật Giáo dục khẳng định: "

      

[31]
Thủ tƣớng Chính phủ đã ra chỉ thị số 14/2001/CT – TTg về việc: “Đổi
mới chƣơng trình giáo dục phổ thông để thực hiện nghị quyết số
40/2001/QH10 của Quốc hội khóa X”. Trong chỉ thị ghi rõ: 

- 








22


Ngày 23/7/2003, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ thị về việc
tăng cƣờng GDHN cho học sinh phổ thông. Chỉ thị nêu rõ: GDHN là một bộ
phận của giáo dục toàn diện trong nhà trƣờng phổ thông và đã đƣợc xác định
trong Luật Giáo dục và Chiến lƣợc phát triển giáo dục năm 2001 – 2010. Tuy
nhiên, GDHN chƣa đƣợc các cấp quản lý giáo dục và các trƣờng học quan tâm
đúng mức, học sinh phổ thông cuối cấp học, bậc học chƣa đƣợc chuẩn bị chu
đáo để lựa chọn nghề, ngành học phù hợp với bản thân và yêu cầu của xã hội.
Trong phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm học 2004 - 2005 và giải pháp nâng
cao chất lƣợng toàn diện của Bộ GD&ĐT xác định: 
 GDHN  
              
GDHN 
Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011 – 2020 
-  đã
chỉ ra mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh: Hoàn
thiện cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp và đại học; điều chỉnh cơ cấu
ngành nghề và trình độ đào tạo, nâng cao chất lƣợng đào tạo, đáp ứng nhu cầu
nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; đào tạo ra những con ngƣời có năng
lực sáng tạo, tƣ duy độc lập, trách nhiệm công dân, đạo đức và kỹ năng nghề
nghiệp, năng lực ngoại ngữ, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, năng
lực tự tạo việc làm và khả năng thích ứng với những biến động của thị trƣờng
lao động và một bộ phận có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới.

Đến năm 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ khả năng tiếp nhận
30% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề
nghiệp và đại học đạt khoảng 70%; tỷ lệ sinh viên tất cả các hệ đào tạo trên
một vạn dân vào khoảng 350 - 400.


23
1.1.4. Thực trạng của công tác giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam
Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, chính quyền các cấp các địa
phƣơng; công tác GDHN dần đƣợc xem trọng. Mặt khác, nhờ sự phát triển
của khoa học kỹ thuật và bùng nổ của công nghệ thông tin giúp cho ngƣời học
có nhận thức rõ ràng hơn về các ngành nghề. Ngƣời học ngày càng chủ động
hơn trong việc tìm kiếm và lựa chọn ngành nghề. Bên cạnh đó đội ngũ ngƣời
quản lý, tƣ vấn viên hƣớng nghiệp ngày càng đông đảo, có trình độ, đƣợc
tham gia các lớp tập huấn về hƣớng nghiệp, quản lý và chỉ đạo hƣớng nghiệp.
GDHN là một nhu cầu không thể thiếu của HSPT, tuy nhiên đến nay
công tác này vẫn chƣa đƣợc xã hội, nhà trƣờng và gia đình quan tâm đúng
mức. Thực trạng này dẫn đến việc rất nhiều HS lúng túng trong việc chọn
trƣờng, chọn ngành học để đăng ký dự thi vào ĐH - CĐ
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT năm 2010, cả nƣớc có hơn 1 triệu thí sinh
dự thi CĐ-ĐH, trong khi đó chỉ có hơn 500 ngàn chỉ tiêu tuyển sinh vào các
trƣờng CĐ-ĐH hệ chính quy. Điều đáng nói là nhiều thí sinh thi rớt CĐ-ĐH
lại không muốn theo học các trƣờng trung cấp mà đi thẳng ra thị trƣờng lao
động không qua đào tạo. Mặt khác theo nhận định của nhiều nhà tuyển dụng
hiện nay số lƣợng SV ra trƣờng đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu công việc của
doanh nghiệp chỉ khoảng 20%, số khác hoặc thiếu các kỹ năng làm việc hoặc
chuyên môn thấp. Hậu quả của vấn đề trên là SV vào CĐ-ĐH mà chƣa định
hình đƣợc nghề nghiệp cụ thể, sau 3-4 năm học “lay lất” ở giảng đƣờng, ra
trƣờng phải đi làm trái nghề. Trong khi đó, trên thực tế theo thống kê, hiện cả
nƣớc có 102 trƣờng CĐ nghề và có khoảng 29.500 sinh viên CĐ nghề đầu

tiên tốt nghiệp. Trong số gần 30.000 sinh viên tốt nghiệp đó, có khoảng 70%
sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, 40% trong số đó đã có việc làm
ngay khi còn học năm thứ 2. Đây là một trong những tín hiệu đáng mừng của
vấn đề đào tạo nghề hiện nay nhƣng thực trạng trên cũng đặt ra bất cập trong
việc định hƣớng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ hiện nay.

×