Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Canada từ năm 1973 đến 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.07 KB, 103 trang )


1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THÚY QUỲNH




QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - CANADA
TỪ NĂM 1973 ĐẾN 2008

LUẬN VĂN THẠC SĨ
(Chuyên ngành: Châu Á học)







Hà Nội – 2012

2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THÚY QUỲNH



QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - CANADA
TỪ NĂM 1973 ĐẾN 2008


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học
Mã số: 60.31.50



Người hướng dẫn khoa học: PGS. Nguyễn Quốc Hùng







Hà Nội – 2012

3




MỤC LỤC


Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
2

LỜI MỞ ĐẦU
3
Chƣơng 1
CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU CHI PHỐI MỐI QUAN HỆ VIỆT
NAM – CANADA
8
1.1.
Nh×n l¹i quan hÖ ViÖt Nam - Canada tr-íc 1973
8
1.2.
Bối cảnh quốc tế và các nhân tố của quan hệ Việt Nam -
Canada từ 1973 – 2008
12
Chƣơng 2
QUAN HỆ VIỆT NAM – CANADA 1973 - 2008
26
2.1
Chính sách đối ngoại của Việt Nam và chính sách đối ngoại
của Canada trong quan hệ hai nƣớc
26
2.1.1.
Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Canada

26
2.1.2.
Chính sách đối ngoại của Canada với Việt Nam
29
2.2.
Thực trạng quan hệ Việt Nam – Canada 1973 - 2008
33
2.2.1.
Về chính trị ngoại giao
33
2.2.2.
Về kinh tế thương mại
40
2.2.3.
Về đầu tư
52
2.2.4.
Về viện trợ phát triển
57
2.2.3.
Hợp tác văn hóa giáo dục
62
Chƣơng 3
®¸nh gi¸ chung vµ TriÓn väng cña quan hÖ
ngo¹i giao ViÖt nam – Canada
69
3.1.
Thuận lợi
69
3.2

Khó khăn
72

KẾT LUẬN
74

TÀI LIỆU THAM KHẢO
77

4



PHỤ LỤC
80

5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

APEC
Asian Pacific Economic Cooperation
Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
ARF
ASEAN region Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN
ASEAN
Association of South East Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CIDA
Cơ quan phát triển quốc tế Canada
FIPA
Hiệp định Bảo hộ đầu tư nước ngoài
IMF
International Monetary Fund
Quỹ Tiền tệ quốc tế
NAFTA
North American Free Trade Area
Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ
NATO
North Atlantic Treaty Organization
Hiệp ước Quân sự Bắc Đại Tây Dương
NGO
Non Government Organization
Tổ chức phi chính phủ
OECD:
Oganization for Economic Co-operation and Development
Tổ chức Hợp tác & Phát triển kinh tế
WB:
World Bank
Ngân hàng Thế giới
WTO:
World trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới



6




LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Canada là một quốc gia có chính sách đối ngoại rộng mở và cũng là
một trong số rất ít các quốc gia không có lịch sử xâm chiếm thuộc địa, mà lại
có truyền thống lịch sử hoạt động tích cực, mang tính xây dựng trong các diễn
đàn đa phương quốc tế cũng như vai trò trung gian hòa giải các tranh chấp
quốc tế, thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng trên toàn thế giới. Các mối quan
tâm đặc biệt, các mục tiêu cụ thể trong chính sách đối ngoại của Canada cũng
như các cách thức để theo đuổi mục tiêu phù hợp với nhiều quốc gia trên thế
giới. Trong nhiều thập kỷ qua, Canada đã phát huy và sử dụng hợp lý những
yếu tố nội lực và ngoại lực để phục vụ các mục tiêu phát triển đất nước và
hợp tác quốc tế.
Đối với Việt Nam, Canada đã sớm có mặt tại Việt Nam trong vai trò là
thành viên của Ủy ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế (ICCS) sau hiệp định
Geneva về Đông Dương năm 1954. Tuy nhiên tại thời điểm đó quan hệ giữa
hai nước còn mờ nhạt, chủ yếu là quan hệ giữa Canada và chính quyền miền
Nam Việt Nam. Đến năm 1973, quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ cộng hòa
với Canada mới chính thức được thiết lập. Kể từ đó đến nay, quan hệ giữa hai
nước đã không ngừng phát triển, Canada đã ủng hộ quá trình hội nhập quốc tế
của Việt Nam. Canada và Việt Nam là đối tác quan trọng của nhau trên các
diễn đàn đa phương như Cộng đồng các nước nói tiếng Pháp, Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn kinh tế Châu Á- Thái Bình
Dương (APEC)…Với mục tiêu hướng về Châu Á của Canada, Việt Nam hiện

7



được coi như đối tác quan trọng, là cầu nối giúp Canada gắn kết với khu vực
Châu Á
Trên thực tế quan hệ ngoại giao Việt Nam – Canada đã trải qua nhiều
giai đoạn phát triển khác nhau, có những giai đoạn đã phát triển như sau khi
Việt Nam mở cửa, đổi mới đất nước nhưng cũng có những giai đoạn quan hệ
chỉ mang tính chất duy trì. Nhưng nhìn chung quan hệ ngoại giao Việt Nam –
Canada đang ngày càng được củng cố và phát triển hơn.
Để có thể hiểu rõ hơn chính sách đối ngoại của Canada nói chung cũng
như chính sách đối ngoại của Canada với Việt Nam cũng như với khu
ASEAN nói riêng, cần phải hiểu rõ hơn một số vấn đề cơ bản đặt ra khi
nghiên cứu quan hệ ngoại giao Việt Nam – Canada như là nhân tố tác động
đến chính sách đối ngoại của Việt Nam với Canada và ngược lại, đặc điểm cơ
bản của chính sách đối ngoại của Việt Nam và Canada. Do vậy việc nghiên
cứu về mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Canada từ 1973 đến 2008 sẽ
góp phần đưa ra những đánh giá đúng đắn về bản chất, cũng như xu hướng
của mối quan hệ này để từ đó có những đóng góp cho việc hoạch định và thực
thi chính sách đối ngoại của Việt Nam với Canada cũng như của Việt Nam
với các nước trên thế giới có hiệu quả.
Trong điều kiện quan hệ quốc tế ngày càng phát triển, việc nghiên cứu
quan hệ giữa Việt Nam và Canada là cần thiết, đáp ứng nhu cầu mở rộng quan
hệ quốc tế, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế nhằm phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước ta hiện nay. Theo cách xem xét đó, đề
tài “Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Canada từ 1973 đến 2008” được tôi lựa
chọn cho luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Cho đến nay, chưa có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến đề
tài này ở Việt Nam, nhất là những công trình nghiên cứu qui mô quan hệ Việt
Nam và Canada. Phần lớn các nghiên cứu là những bài báo được đăng tải trên

8



một số tạp chí như Châu Mỹ ngày nay, tạp chí Nghiên cứu Quốc tế Như:
“Vài nét về quan hệ kinh tế Việt Nam – Canada” cuả tác giả Vũ Đăng Hinh
trên tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 5/1998, “Quan hệ Việt Nam – Canada phát
triển vững chắc trong thế kỷ mới”, của tác giả Nguyễn Thiết Sơn đăng trên
tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 6/2008 phân tích chính sách của Canada với
Việt Nam trên khía cạnh chính trị, kinh tế, thương mại, hay “Hợp tác kinh tế
và viện trợ phát triển của Canada đối với Việt Nam” có trong Kỷ yếu hội thảo
“Việt Nam – Canada hướng tới hợp tác và phát triển” do Viện Nghiên cứu
Châu Mỹ- Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức, trong đó đáng chú ý là
bài viết “Quan hệ Việt Nam – Canada 1954-2008 lịch sử và triển vọng” của
PGS,TS Trần Thị Vinh. Một số nghiên cứu của một số cơ quan nghiên cứu có
liên quan đến đề tài nhưng cũng chỉ điểm qua chính sách của Canada với Việt
Nam như: nghiên cứu “Quan hệ Canada – Mỹ, những bài học kinh nghiêm”
của Đại sứ Việt Nam tại Canada Nguyễn Đức Hùng do Vụ Châu Mỹ, Bộ
Ngoại giao chủ biên năm 2006, hay “Canada thanh bình và thịnh vượng” của
tác giả Phạm Hoàng Hải do Nhà xuất bản Thế giới chủ biên. Ngoài những
công trình của tác giả Việt Nam còn có một số công trình khác của tác giả
nước ngoài được dịch sang tiếng Việt như: “Giá trị Canada trong chính sách
đối ngoại” của Steve Lee đăng trên tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 5/2003.
Như vậy có thế thấy nghiên cứu về quan hệ ngoại giao giữa Việt nam –
Canada ở Việt Nam còn rất hạn chế. Tuy nhiên, các bài viết trên đã giúp
người viết có thể hoàn thành bài luận văn của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu, làm sáng tỏ chính sách ngoại giao
của Việt Nam với Canada và ngược lại đã làm rõ và phân tích quan hệ Việt
Nam – Canada.

9



* Giới hạn nghiên cứu:
Về nội dung: Chủ yếu trên lĩnh vực ngoại giao giữa Việt Nam – Canada
Về thời gian: Từ năm 2003 đến 2008
* Nội dung nghiên cứu:
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, trên cơ sở giới hạn về phạm vi
nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu những vẫn đề sau:
- Những nhân tố cơ bản tác động đến quan hệ giữa Việt Nam – Canada
- Chính sách đối ngoại của Việt Nam và Canada
- Chính sách đối ngoại của Canada và Việt Nam
- Thực trạng quan hệ Việt Nam – Canada và đánh giá triển vọng quan
hệ giữa hai nước.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Quan hệ ngoại giao Việt Nam -
Canada từ năm 1973 đến 2008”, trên các bình diện chính trị, kinh tế thương
mại và văn hóa giáo dục. Từ đó, luận văn nêu lên những đánh giá chung và
triển vọng quan hệ hai nước trong những năm tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác-Lênin làm phương pháp nghiên cứu chủ đạo. Các phương
pháp khoa học xã hội liên ngành, như phương pháp lịch sử, logich, so sánh đã
được sử dụng làm sáng tỏ thêm các vấn đề nghiên cứu.

10


6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài có 3 chương:
Chương 1: Các nhân tố của mối quan hệ Việt Nam - Canada

Chương 2: Quan hệ Việt Nam – Canada từ 1973 - 2008
Chương 3: Đánh giá chung và triển vọng của quan hệ Việt Nam -
Canada


















11


Chƣơng 1
CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU CHI PHỐI MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM –
CANADA
1.1 Nhìn lại quan hệ Việt Nam - Canada trƣớc 1973
Việt Nam và Canada chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm
1973, nhưng trên thực tế hai nước đã có những mối quan hệ bước đầu từ giữa

thập niên 50 của thế kỷ trước. Canada đã tham gia vào các hoạt động quốc tế
có liên quan đến việc giải quyết các vấn đề về chính trị và hòa bình ở Việt
Nam. Năm 1954, Canada cùng với Ấn Độ, Ba Lan tham gia Uỷ ban quốc tế
kiểm soát và giám sát đối với việc thực hiện Hiệp định Geneva về lập lại hòa
bình ở Đông Dương. Gần 20 năm sau, Canada lại một lần nữa tham gia vào
Uỷ ban quốc tế kiểm soát và giám sát cho việc thực hiện hiệp định Paris năm
1973 về chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam. Quan hệ Việt
Nam – Canada thời kỳ đầu vẫn chưa có nhiều dấu ấn quan trọng nhưng
Canada đã bắt đầu có những tín hiệu quan tâm đến Việt Nam. Trong chiến
tranh lạnh mặc dù Canada là đồng minh của Mỹ nhưng trên thực tế, Canada
không trực tiếp gửi quân tham chiến và thực hiện chính sách không can dự
vào chiến tranh Việt Nam. Các chính phủ cầm quyền ở Canada trong thời kỳ
chiến tranh Việt Nam, ở những mức độ khác nhau đã phản đối việc Mỹ leo
thang và kéo dài cuộc chiến. Các nhà ngoại giao Canada đã có những cố gắng
trong vai trò làm trung gian trong đàm phán giữa Washington và Hà Nội,
nhằm tìm kiếm giải pháp kết thúc chiến tranh và sự rút lui trong danh dự của
Mỹ. Để thực hiện điều này, nhà ngoại giao Canada Jaimes B.Seaborn, nguyên
thành viên Uỷ ban Giám sát quốc tế lúc bây giờ đã đến Việt Nam 5 lần để
thực hiện sứ mệnh này[6].
Vào những năm 60 thế kỷ trước , phong trào phản đối chiến tranh Việt
Nam đã diễn ra rộng khắp trên cả nước Mỹ. Hàng ngàn thanh niên Mỹ lúc đó

12


trốn quân dịch đã di cư sang Canada và coi đây là nơi trú ẩn an toàn nhất.
Theo số liệu thông kê của Bộ Di trú Canada, có khoảng 20 ngàn đến 30 ngàn
thanh niên Mỹ trốn quân dịch và 12 ngàn lính Mỹ đào ngũ xin nhập cư vào
Canada[28] . Bên cạnh đó, Canada cũng đưa ra chính sách nhập cư hết sức
thuận lợi, tạo điều kiện cho những người nhập cư được vào Canada một cách

dễ dàng. Phần lớn họ được định cư tại các thành phố lớn như Montreal,
Toronto, Vancouver, đồng thời tham gia vào Liên hiệp Sinh viên vì hoà bình,
một tổ chức chống chiến tranh ở Canada và tổ chức này có liên hệ với Tổ
chức Sinh viên dân chủ Mỹ. Bên cạnh đó, số lượng công dân Mỹ, những
người chống chiến tranh Việt Nam nhập cư vào Canada cũng ngày càng tăng,
khoảng từ 50 ngàn đến 120 ngàn người. Vào năm 1971 -1972, lượng người
Mỹ nhập cư vào Canada nhiều hơn so với lượng người nhập cư từ các nước
khác. Điều này đã tạo nên làn sóng di cư vì lí do chính trị lớn nhất trong lịch
sử nước Mỹ kể từ sau cách mạng Mỹ[13]. Lượng người Mỹ di cư sang
Canada nhiều đã khiến cho phong trào chống chiến tranh ở Canada ngày càng
lan rộng, đặc biệt trong các trường đại học và cao đẳng với sự tham gia của
các nhóm sinh viên phản chiến.
Tuy nhiên, đấy là mới chỉ nhìn ở mặt tích cực và nó mới chỉ phản ánh
được một phần sự thật. Trên thực tế Canada đã can dự sâu vào chiến tranh
Việt nam. Theo hãng truyền hình quốc gia Canada CBC cho thấy, đã có “cuộc
chiến tranh bí mật của Canada”[9] . Canada là một trong những nhà cung cấp
chính về vũ khí, thiết bị quân sự chính cho Mỹ. Theo Hiệp định về trao đổi
sản phẩm quốc phòng ký với Mỹ năm 1958, Canada đã bán cho Mỹ tổng giá
trị vũ khí, đạn dược, bom napalm và hoá chất có trị giá lên đến 2,5 tỷ USD
trong những năm 1965 – 1973. Bên cạnh đó, cũng trong thời gian này,
Canada xuất khẩu sang Mỹ khoảng 10 tỷ USD các sản phẩm đồ uống, quân
trang quân dụng, vật liệu chiến tranh. Bộ Quốc phòng Canada đã hợp tác với

13


Mỹ trong các dự án thử nghiệm chất diệt cỏ để sử dụng trong chiến tranh Việt
Nam. Đồng thời, với tư cách là thành viên của NATO, Canada đã cho phép
NATO tiến hành các hoạt động thử vũ khí, tập trận trên lãnh thổ nước mình.
Vì vậy, một số tỉnh của Canada sau này đã phải gánh chịu những hậu quả của

việc thử nghiệm chất độc màu da cam. Ngoài ra, có khoảng 10 ngàn người
Canada tham gia quân đội Mỹ với tư cách là lính đánh thuê cho quân đội Mỹ
trong thời gian chiến tranh tại Việt Nam[28]. Điều này đã gây ảnh hưởng đến
mối quan hệ trước đây giữa Việt Nam và Canada.
Vào những năm giữa của thập niên 60, kinh tế Canada giảm sút đến
mức thấp nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai. Trong khi đó kinh tế Mỹ lại tăng
nhanh, đó là thời điểm thuận lợi cho các công ty Mỹ mở rộng dự án đầu tư
vào Canada, đặc biệt là trong ngành công nghiệp và khai thác kim loại. Một
trong những nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do những đơn đặt hàng có
nguồn gốc từ cuộc chiến tranh của Mỹ. Bộ truởng Bộ Lao động Canada , Jean
Marchand, khi trả lời phỏng vấn phóng viên ở Montreal về vấn đề này đã lý
giải rằng, khoảng 150 ngàn công nhân Canada sẽ mất việc nếu chúng ta
ngừng sản xuất các thiết bị và vật liệu chiến tranh theo đơn đặt hàng của
Mỹ[26].
Trong suốt thời gian diễn ra chiến tranh Việt Nam, Canada một mặt
muốn giữ quan hệ với Mỹ do đang có nhiều phụ thuộc vào kinh tế Mỹ, mặt
khác lại viện trợ giúp đỡ để duy trì quan hệ với Việt Nam. Trong khoảng thời
gian từ năm 1950 - 1975, Canada đã viện trợ nhân đạo cho các nạn nhân chiến
tranh Việt Nam thông qua Hội Chữ Thập Đỏ Canada và tổ chức Colombo lên
tới 29 triệu USD. Tuy nhiên, số tiền này lại được chuyển cho chính quyền
Nam Việt Nam, còn Bắc Việt nam thì hoàn toàn không nhận được chút nào.
Để giải thích cho vấn đề này, Gordon Lonmier, một thành viên của Uỷ ban
Giám sát quốc tế Canada vào tháng 3/1968 đã nói rằng “Chương trình viện trợ

14


của chúng ta chỉ mang ý nghiã nhân đạo một nửa, còn một nửa mang tính
chính trị”[27].
Sau Hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết, từ ngày 28/1 đến ngày

31/7/1973, Canada đã gửi 240 người thuộc Lực lượng gìn giữ hoà bình tham
gia vào Uỷ ban Giám sát quốc tế (ICCS) cùng với Hungary, Indonesia và Ba
lan. Tháng 4/1975, sau khi miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng, chính
phủ Canada tiếp nhận hàng chục ngàn người Việt Nam tị nạn sang Canada và
đây là dòng người nhập cư lớn nhất trong lịch sử Canada và chủ yếu sống tập
trung ở thành phố Vancouver, Toronto và Montreal.
Như vậy, chiến tranh Việt Nam đã tác động không nhỏ đến Canada trên
tất cả các mặt kinh tế, chính trị – xã hội và văn hoá. Nhiều người Canada có
thể cho rằng Canada là nước trung lập, trợ giúp cho cả Việt Nam và Mỹ trong
cuộc chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế thì cả Mỹ và Canada đều là
nước tư bản nên Canada đã đứng về phía Mỹ trong chiến lược ngăn chặn chủ
nghĩa cộng sản và tạo lợi ích chiến lược trong cuộc đối đầu Đông Tây. Do vậy
chính sách của Canada vào thời điểm đó là “Chính sách của một nước phương
Tây đối với một nước cộng sản”[6, tr5]. Đó là lí do lý giải vì sao Canada
không thể hoàn toàn đóng vai trò trung lập mà vẫn gián tiếp can dự vào chiến
tranh Việt Nam.
Hơn nữa, vào thập niên 50 của thế kỷ trước, trong bối cảnh của trật tự
thế giới hai cực và sự mở rộng ảnh hưởng sức mạnh của nước Mỹ, Canada
thực hiện chiến lược liên minh toàn diện với Mỹ và là một trong số những
nước phương Tây công nhận chính quyền Việt Nam Cộng hoà từ cuối năm
1955.
Đến cuối thập niên 50, Canada đã có sự điều chỉnh chính sách đối
ngoại theo hướng giảm dần sự lệ thuộc vào Mỹ bằng chính sách đa phương
hoá quan hệ quốc tế, bắt đầu từ chính phủ của Thủ tướng Diefenbaker (1957-

15


1963), tiếp theo là chính phủ của Thủ tướng Pearson (1963-1968) và được
đẩy mạnh dưới thời của Thủ tướng Trudeau (1968- 1979) (1980 -1984). Sự

điều chỉnh chính sách này đã tác động lớn đến quan điểm của Canada đối với
cuộc chiến ở Việt Nam. Ngày 2/4/1965, trước việc Mỹ ném bom đánh phá
miền Bắc Việt Nam, Thủ tướng Pearson, trong chuyến thăm Mỹ đã công khai
phê phán chính sách chiến tranh của Mỹ. Dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế,
Chính phủ Canada đã kêu gọi Chính phủ Mỹ chấm dứt ném bom ở Bắc Việt
Nam. Tháng 1-1973, chính phủ của Thủ tướng Trudeau đã trình lên Quốc hội
Canada một nghị quyết lên án cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.[6,tr 8].
Năm 1973, sau khi Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa
bình ở Việt Nam được ký kết, Canada đã tham gia vào Uỷ ban Giám sát và
Kiểm soát quốc tế việc thi hành Hiệp định này. Cũng trong năm 1973, Canada
đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tháng 9-1976, Việt Nam mở Đại sứ quán ở Ottawa, thủ đô Canada. Thời
điểm này Mỹ bắt đầu tiến hành bao vây cấm vận với Việt Nam do đó mối
quan hệ giữa Canada với Việt Nam từ năm 1973 đến 1976 không có nhiều
biến chuyển. Sau đó, Canada cũng đi trước Mỹ trong việc mở Phái đoàn ngoại
giao của Canada ở Hà Nội tháng 7-1991 và chính thức khai trương Đại sứ
quán của Canada ở Hà Nội tháng 8-1994. Kể từ thời điểm này, quan hệ Việt
Nam - Canada không ngừng phát triển và đạt được nhiều kết quả hợp tác trên
các lĩnh vực khác nhau.
1.2 Bối cảnh quốc tế và các nhân tố của quan hệ Việt Nam - Canada từ
1973 – 2008
Canada là một đất nước rộng lớn, diện tích lớn thứ hai trên thế giới (sau
Liên bang Nga), nằm ở lục địa Bắc Mỹ, phía Nam giáp Hoa Kỳ, phía Bắc
giáp Alaska (Hoa Kỳ) và Bắc Cực, phía Đông giáp Đại Tây Dương, phía Tây
giáp Thái Bình Dương và là đất nước đa dạng về thiên nhiên, sắc tộc và văn

16


hóa. Thêm nữa, Canada cũng là một đất nước yêu chuộng hoà bình, phấn đấu vì

hoà bình và trong lịch sử Canada chưa bao giờ tham gia chiến tranh hay gây
chiến tranh để giành thuộc địa. Điều này càng làm tăng vị thế của Canada trên
trường quốc tế.
Canada là một trong những nền kinh tế lớn trên thế giới, một quốc gia
phát triển hàng đầu thế giới về kinh tế và xã hội có thu nhập tính theo đầu
người lên tới 40.000 USD với nhiều tài nguyên, khoáng sản như: quặng sắt,
niken, kẽm, đồng, vàng, chì, potat, bạc, dầu mỏ, than, thuỷ lực, thuỷ sản… Có
nền khoa học công nghệ phát triển. Các ngành công nghiệp chính của Canada
gồm: khai mỏ, chế biến gỗ, giấy, thực phẩm, thiết bị vận tải, hoá chất, dầu
khí, điện năng, công nghệ viễn thông, sinh học và dược phẩm… Sản phẩm
nông nghiệp gồm: lúa mỳ, hạt có dầu, hoa quả, thịt gia súc, đồ uống, rượu…
Bạn hàng chính: Mỹ, Nhật, Anh, Liên minh Châu Âu. Canada là một thành
viên trong nhóm các nước công nghiệp phát triển G7, và G20 cũng là thành
viên tích cực trong hầu hết các tổ chức quốc tế quan trọng trên thế giới như:
Liên hợp quốc, Khối Liên hiệp Anh, Francophonie, WTO, IMF, WB, OECD,
NATO, NAFTA, APEC. Canada cũng là nước đối thoại tích cực với hầu hết
các tổ chức khu vực và diễn đàn trên thế giới trong đó có ASEAN và diễn đàn
ARF.
Về điều kiện xã hội, là một quốc gia có diện tích lãnh thổ rộng lớn
nhưng dân số của Canada khá ít, do đó, nguồn nhân lực của Canada khá hạn
chế. Thành phần cư dân của Canada khá đa dạng với hơn 200 nhóm sắc tộc
khác nhau, đa số là dân nhập cư từ khắp nơi trên thế giới. Do đó, xã hội
Canada là một xã hội đa sắc tộc, đa văn hóa. Với thành phần dân cư phức tạp
như vậy nhưng về cơ bản Canada không có những cuộc xung đột sắc tộc. Mọi
công dân đều được hưởng quyền bình đẳng trong đời sống chính trị, kinh tế,
xã hội . Các cộng đồng cư dân nhập cư mặc dù vẫn giữ bản sắc văn hóa và

17



phong tục tập quán riêng của họ nhưng đã hòa nhập vào đời sống xã hội
Canada, cùng chung sức tạo ra những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội ở
trình độ cao. Trong lĩnh vực kinh tế, Canada có mức thu nhập tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) trên 1.000 tỷ USD/năm, bình quân thu nhập tính theo đầu
người trên 40.000 USD/năm. Do đó, chính phủ Canada có điều kiện dành
ngân sách lớn cho các lĩnh vực giáo dục và phúc lợi xã hội. Canada là nước có
nền giáo dục rất phát triển với chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, trong khi đó
chi phí sinh hoạt và học phí thường thấp hơn so với một số nước khác như Mỹ
và Anh. Theo đánh giá của Liên hợp quốc, Canada là “một trong những nơi
tốt nhất trên thế giới để sinh sống”[21]. Canada cũng là nước có trình độ khoa
học công nghệ phát triển cao. Đất nước này có tới 18 công dân được nhận giải
thưởng Nobel cao quí trong các lĩnh vực vật lý, hóa học và y học. Canada còn
là một trong những cường quốc hàng đầu thế giới về công nghệ thông tin và
máy tính, đứng thứ 12 trên thế giới về số người sử dụng internet, với 84,3%
tổng dân số cả nước. Canada cũng là một cường quốc trong nhiều lĩnh vực
khác như viễn thông, vận tải và cơ khí, hàng không vũ trụ, giao thông đô thị,
vi điện tử, công nghệ sinh học, laser và quang điện tử, v.v. Có thể tóm tắt
những thành tựu chính về kinh tế – xã hội của Canada là: 1) có trình độ phát
triển kinh tế và khoa học kỹ thuật thuộc nhóm nước phát triển hàng đầu thế
giới; 2) có đời sống văn hóa xã hội cao trong môi trường hòa bình và thịnh
vượng và một nền dân chủ nghị viện ổn định.
Những thành tựu về phát triển kinh tế – xã hội của Canada sẽ có nhiều
ý nghĩa hơn khi so sánh với một số nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế
giới khác. Mặc dù với số dân khiêm tốn nhưng trên một số lĩnh vực Canada
thậm chí vượt qua một số nước trong nhóm này, được thể hiện qua bảng số
liệu so sánh dưới đây.


18



Nƣớc
Lĩnh vực
Canada
Mỹ
Pháp
Đức
Italia
Anh
Nhật
Dân số (năm 2007)
(đơn vị tính: triệu)
32.927
301.29
0
61.938
82.257
58.880
60.975
127.771
GDP (năm 2008,
đơn vị tính: tỷ USD)
1.502,2
14.196,
5
2.856,5
3.649,5
2.303,1
2.653,6
4.910,4

Mức tăng trưởng
trung bình hàng năm
(%, 1998-2008)
2,9
2,6
2,0
1,5
1,2
2,6
1,3
Bình quân thu nhập
tính theo đầu người
(năm 2008, USD)
39.400
46.500
33.400
35.600
30.300
36.300
34.100
Sản xuất năng lượng
(tương đương với
triệu tấn dầu, năm
2006)
413,19
1.665,1
8
135,45
137,03
26,38

176,23
90,47
Chi phí cho giáo dục
năm 2006 (% của
GDP)
6,5
7,4
5,9
4,8
4,9
5,9
5,0
Chi phí cho y tế năm
2007 (% của GDP)
10,1
16,0
11,0
10,4
8,7
8,4
8,1
Tuổi thọ trung bình
của nam (số năm)
78,4
75,4
77,5
77,2
78,4
77,1
79,2

Tuổi thọ trung bình
của nữ (số năm)
83,0
80,7
84,4
82,4
84,0
81,1
86,0
Nguồn: International comparisons,
www.statcan.gc.ca/pub/12-581-x/2010000/ic-ci-eng.htm
Trước hết, những số liệu trong bảng trên khẳng định Canada là một
trong những nước phát triển hàng đầu thế giới. Bảng số liệu trên cũng cho
thấy Canada là nước có dân số thấp nhất trong bảy nước phát triển (Nhóm
G7), xấp xỉ 1/10 dân số của Mỹ, bằng khoảng 1/2 dân số của Pháp, Anh,
Italia, và gần bằng 1/4 dân số Nhật Bản. Mặc dù vậy, Canada có nhiều chỉ số


19


cao hơn các nước này. Mức tăng trưởng GDP trung bình hàng năm của
Canada từ năm 1998 đến năm 2008 cao hơn mức của tất cả các nước trong
nhóm G7. Bình quân tính theo đầu người năm 2008 của Canada cao hơn
Pháp, Đức, Anh, Italia và Nhật Bản. Với mức thu nhập tính theo đầu người
cao như vậy, đời sống của người dân Canada được đảm bảo với mức sống
cao. Do đó, tỷ lệ phần trăm GDP năm 2006 đầu tư cho giáo dục của Canada
cao hơn mức của Pháp, Đức, Anh, Italia và Nhật Bản; và tỷ lệ phần trăm GDP
năm 2007 dành cho y tế của Canada cao hơn Anh, Italia và Nhật Bản. Cũng
theo số liệu của bảng trên, tuổi thọ trung bình của người Canada cao hơn tuổi

thọ trung bình của người Mỹ mặc dù Mỹ là nước có mức thu nhập bình quân
đầu người cao hơn mức của Canada. Đặc biệt, về sản xuất năng lượng, bao
gồm thủy điện, nhiệt điện và điện hạt nhân, Canada chỉ đứng sau Mỹ và cao
hơn hẳn mức sản xuất năng lượng của các nước Pháp, Đức, Anh, Italia và
Nhật Bản.
Mặc dù những số liệu trên đây chưa thật đầy đủ về bức tranh kinh tế –
xã hội của Canada nhưng nó đã cho thấy Canada là một đất nước có trình độ
phát triển cao trên nhiều lĩnh vực. Sự phát triển này phần lớn phụ thuộc vào
những chính sách đúng đắn trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội của
Canada. Canada đã đưa ra được những chính sách nhằm phát huy được mọi
nguồn lực trong nước, tạo ra những thành tựu đáng khâm phục cho Canada.
Ngoài chính sách đối ngoại, những nguồn lực mạnh mẽ trong nước chính là
cơ sở quan trọng cho chính phủ hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại
của mình một cách có hiệu quả. Điều này cũng hoàn toàn đúng với trường
hợp của Canada.
Tương ứng với vị thế về kinh tế, văn hóa, chính trị, Canada đã tham gia
và là thành viên của rất nhiều các tổ chức quốc tế như: Liên hợp quốc, Khối

20


Liên hiệp Anh, Francophonie, WTO, IMF, WB, OECD, NATO, NAFTA,
APEC, bên đối thoại ARF…
Còn Việt Nam là một nước ở Đông Nam Á với 85 triệu dân. Dân số
Việt Nam là một dân số trẻ, một thế mạnh đáng kể. Phát biểu nhân dịp 30
năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Canada, Đại sứ Richard Lecoq
đánh giá cao năng lực và sức sống đa dạng của Việt Nam, thể hiện rõ nhất ở
giới trẻ Việt Nam. Theo ông, sức trẻ Việt Nam là một thế mạnh sẽ tạo nên
những thay đổi lớn[16].
Hiện nay, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh

nhất trên thế giới. Trong những năm gần đây, Việt Nam đang trở thành điểm
đến hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Các công ty nước ngoài đang đến
Việt Nam đầu tư và lượng vốn FDI đổ vào đây được dự báo là sẽ tăng lên 13
tỷ USD trong năm 2007, so với mức 10 tỷ USD trong 2006. Tập đoàn Intel đã
xây dựng một nhà máy 1 tỷ USD tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời với
sự phát triển mạnh về kinh tế, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc
tế cũng ngày càng được nâng cao. Việt Nam đã tích tham gia cực ngày càng
nhiều vào các vấn đề khu vực và toàn cầu và có vai trò ngày càng quan trọng
trong ASEAN, là thành viên mới của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),
Hơn nữa, Cộng đồng người Việt Nam ở Canada có khoảng hơn
250.000 người. Người Việt ở Canada có tiềm năng tri thức khá lớn, nhiều
người có trình độ khoa học cao đang làm việc, giảng dạy tại một số trường đại
học lớn như: Laval, Quebec, Montreal, Waterloo, Toronto, British
Colombia… Nhiều trí thức làm việc trong các lĩnh vực mũi nhọn như: viễn
thông, tin học, điện tử, môi trường, sinh học… Do vậy, cộng đồng người Việt
Nam tại Canada có ảnh hưởng quan trọng trong xã hội và đóng góp đáng kể
vào sự phát triển của đất nước Canada. Họ sẽ trở thành nhịp cầu nối giữa hai
nước.

21


Dựa vào những tiềm năng của hai nước cùng với xu thế chung hội nhập
quốc tế trên tất cả các mặt của cuộc sống là một điều kiện tiên quyết cho phát
triển, một xu thế tất yếu mà không một quốc gia nào có thể đứng ngoài, đó
cũng chính là những nhân tố quyết định thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng
quan hệ hai nước Việt Nam – Canada trong những năm qua.
Bên cạnh đó, Chính phủ Canada đã điều chỉnh chính sách đối ngoại,
mở rộng quan hệ với nhiều khu vực, nhiều nước khác nhau trên thế giới, đặc
biệt chú trọng phát triển và mở rộng quan hệ với các nước châu Á, trong đó

có Việt Nam.
Bối cảnh quốc tế hiện nay cũng tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho
Canada trong quan hệ quốc tế. Với sự phát triển vượt bậc của toàn cầu hoá về
mọi mặt của đời sống quốc tế, với sự chấm dứt của chiến tranh lạnh làm cho
thế giới trở nên đa cực hơn và với xu hướng cởi mở hơn trong quan hệ quốc tế
của hầu hết tất cả các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế, Canada ngày
càng có điều kiện tốt hơn để hoạch định và thực hiện chính sách đối ngoại của
mình. Canada có thể đối thoại trực tiếp và cởi mở với các nước, với các tổ
chức quốc tế và ngược lại trong việc xây dựng, hoạch định và thực hiện chính
sách đối ngoại của mình.
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhất là bước vào thập niên đầu của
thế kỷ XXI, xu thế hòa bình phát triển trở thành xu thế chủ đạo trên thế giới.
Các nước đều tập trung phát triển đất nước, phát triển kinh tế trở thành nhiệm
vụ hàng đầu của các quốc gia.
Quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa ngày càng đi vào chiều sâu và tốc
độ phát triển như vũ bão của khoa học – công nghệ không chỉ làm cho mức độ
tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng tăng mà còn thúc đẩy mạnh mẽ
sự phát triển của tri thức con người. Toàn cầu hóa làm cho thị trường của mỗi
quốc gia được mở rộng ra phạm vi quốc tế, nhờ đó quan hệ mua bán hàng hóa

22


và dịch vụ được tăng lên nhanh chóng. Thêm vào đó, vốn tri thức to lớn của
nhân loại ngày càng được xã hội hoá, quốc tế hóa và toàn cầu hóa cao độ
cũng tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của
từng quốc gia. Thông tin, tri thức được phổ biến rộng rãi trên phạm vi toàn
thế giới và do đó gắn kết con người với nhau, kết quả là các quốc gia tác động
qua lại lẫn nhau, chịu ảnh hưởng của nhau ngày càng sâu sắc. Có thể nói,
chưa bao giờ mối quan hệ của các quốc gia được mở rộng như trong bối quốc

tế cảnh hiện nay và sự phát triển của mỗi quốc gia gắn liền với các quốc gia
khác vì lợi ích chung của tất cả các bên.
Hiện nay với xu hướng cởi mở hơn trong quan hệ quốc tế giữa các
nước và các tổ chức quốc tế đã khiến Canada ngày càng có điều kiện tốt hơn
trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của mình. Canada trước hết chịu
nhiều ảnh hưởng của Mỹ trong suốt chiều dài lịch sử của mình bởi Canada là
một nước láng giềng của Mỹ và có nhiều tương đồng về lịch sử, văn hóa và
chính trị. Năm 1867 Canada trở thành quốc gia bán độc lập[2, tr25]. Kể từ đó,
quan hệ của Canada với Mỹ luôn có sự gắn bó, về cơ bản là mối quan hệ hữu
nghị và hợp tác toàn diện với Mỹ. Canada ủng hộ Mỹ trong nhiều vấn đề quốc
tế, phục vụ lợi ích quốc gia của Canada. Tuy nhiên, Canada luôn phải chịu
nhiều sức ép của chủ nghĩa cường quyền Mỹ. Mặc dù vậy, Canada trong
nhiều trường hợp đã thể hiện tính tự chủ trong chính sách đối ngoại của mình,
thậm chí có những khác biệt về quan điểm trong một số vấn đề quốc tế quan
trọng, từng bước thoát ra khỏi sự ràng buộc và thao túng của Mỹ nhằm giữ
vững độc lập và chủ quyền dân tộc của Canada[2]. Thực tế này được một nhà
quan sát phương Tây mô tả là “Canada đã lịch sự tách mình ra khỏi Mỹ theo
những cách nhất định”[12].
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Canada là đồng minh của Mỹ và là
một thành viên của khối NATO do Mỹ lãnh đạo nhưng Canada không hoàn

23


toàn chống lại các nước trong phe xã hội chủ nghĩa. Điều này thể hiện rõ qua
hai trường hợp tiêu biểu là Cuba và Trung Quốc. Đối với Cuba, trong khi Mỹ
thi hành chính sách thù địch chống Cuba, đặc biệt từ sau cuộc khủng hoảng
tên lửa Cuba năm 1962, Canada tiếp tục duy trì quan hệ với quốc gia xã hội
chủ nghĩa duy nhất ở Tây bán cầu. Canada phản đối lệnh cấm vận của Mỹ với
Cuba, thể hiện rõ qua tuyên bố của Ngoại trưởng Canada Howard Green năm

1962 rằng: “Nếu chúng ta (Canada) theo Mỹ lúc này thì chúng ta sẽ mãi mãi
là chư hầu của Mỹ”[6, tr25]. Bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba,
Canada tăng cường quan hệ với Cuba trên nhiều lĩnh vực. Canada là đối tác
thương mại lớn thứ ba của Cuba. Cho đến nay, Canada đã cung cấp hàng chục
triệu USD viện trợ phát triển chính thức cho Cuba[6,tr 28]. Đối với Trung
Quốc, Canada đã sớm thực hiện tiến trình bình thường hóa quan hệ với cường
quốc xã hội chủ nghĩa này trong những thập niên cẳng thẳng của cuộc Chiến
tranh Lạnh. Năm 1960, Canada ký hiệp định mua bán lúa mì đầu tiên với
Trung Quốc. Năm 1970, Canada thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.
Năm 1973, Thủ tướng Canada Pierre E. Trudeau thăm Trung Quốc, chuyến
thăm đầu tiên của một nguyên thủ Canada đến Trung Quốc. Từ năm 1984-
1989, Canada và Trung Quốc đã trao đổi năm chuyến thăm cấp nguyên thủ
quốc gia, Chính phủ và Quốc hội.
Ngoài sự khác biệt về chính sách đối với các nước xã hội chủ nghĩa,
Canada cũng có những khác biệt trong chính sách đối với một số vấn đề khác
như việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước ABM (ký với Liên Xô năm 1972) và Tòa án
hình sự quốc tế, vấn đề Iraq, vấn đề phòng thủ tên lửa, chi phí quân sự.
Canada cũng có một số bất đồng lớn trong quan hệ song phương với Mỹ về
thương mại và chủ quyền lãnh thổ[29]. Tuy nhiên, Canada không để cho
những khác biệt về quan điểm và chính sách giữa hai nước làm phương hại
đến quan hệ với Mỹ và lợi ích quốc gia của Canada. Điều này thể hiện rõ

24


trong một phát biểu năm 1994 của Thủ tướng Canada Jean Chrétien nói rằng:
“Chúng tôi (Canada và Mỹ) yêu quí nhau. Nhưng tôi chỉ không muốn thấy
Canada bị coi là bang thứ 51 của nước Mỹ”[29,tr1]. Trên thực tế, những bất
đồng giữa hai nước không cản trở mối quan hệ tốt đẹp giữa Canada và Mỹ.
Trong một cuộc thăm dò công luận tháng 1-2009,có tới 86% người Canada

ủng hộ Tổng thống Mỹ B. Obama và chuyến thăm nước ngoài chính thức đầu
tiên của Tổng thống Obama là Canada (tháng 2-2009). Như vậy, hai nước vẫn
thực sự “yêu quí nhau” theo cách nói của Thủ tướng Canada Jean Chrétien và
đều quan trọng đối với nhau. Đây cũng là một kinh nghiệm của Canada trong
việc ứng xử quan hệ với siêu cường Mỹ mà nhiều nước trong đó có Việt
Nam.
Ngoài việc coi trọng quan hệ với Mỹ, Canada thực hiện chính sách đa
phương hóa quan hệ quốc tế, mở rộng mạng lưới quan hệ ngoại giao song
phương nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp từ hệ thống quốc tế pháp quyền cũng
như dư luận chung của các nước để làm đối trọng với sức ép của siêu cường
Mỹ đối với Canada. Đồng thời, thông qua việc mở rộng quan hệ quốc tế sẽ
làm giảm sự phụ thuộc của Canada vào Mỹ trên một số lĩnh vực và nâng cao
vị thế quốc tế của Canada. Cho đến nay, Canada thiết lập quan hệ ngoại giao
với 224 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Đồng thời, Canada là thành viên
của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực. Có thể hiểu thêm về chính sách đối
ngoại cũng như vị thế quốc tế của Canada thông qua việc tìm hiểu sự tham gia
của Canada trong một số tổ chức quốc tế và khu vực sau. Do những di sản
lịch sử để lại, Canada tham gia hai tổ chức do Anh và Pháp đứng đầu là Khối
Liên hiệp Anh (Commonwealth) và Khối Pháp ngữ (Francophonie). Trong
Khối Liên hiệp Anh, Canada là nước đóng góp tài chính lớn thứ hai với hơn
23 triệu đô la Canada cho các chương trình khác nhau của khối này trong năm
tài chính 2009-2010. Trong Khối Pháp ngữ, Canada cũng là nước đóng góp

25


tài chính lớn thứ hai với khoảng 40 triệu đô la Canada hàng năm. Tại Châu
Mỹ, Canada là thành viên của Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) và cũng là
nước đóng tài chính lớn thứ hai trong tổ chức này với 11,4 triệu đô la Canada
năm 2010. Theo quan điểm của chính phủ Canada, Canada coi các tổ chức

Commonwealth, Francophonie và OAS là những diễn đàn đa phương cho sự
đối thoại và hợp tác, thông qua đó “Canada có nhiều cơ hội hơn để đóng một
vai trò quốc tế quan trọng trong các lĩnh vực ngôn ngữ, văn hóa, chính trị,
kinh tế và công nghệ mới” và xúc tiến lợi ích quốc gia của Canada trong hợp
tác với các quốc gia trên thế giới. Đồng thời, những đóng góp quan trọng của
Canada đối với các tổ chức này sẽ được các nước công nhận như là những
đóng góp cho sự phát triển của các cộng đồng khác nhau trên thế giới, qua đó
nâng cao vị thế quốc tế của Canada[8]. Ngoài ra, Canada cũng tham gia các tổ
chức kinh tế khác như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
(APEC), nhóm G8 (tám nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới), nhóm
G20 (gồm 20 nước có nền kinh tế đang phát triển mạnh trên thế giới), Hiệp
định Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA, gồm Mỹ Canada và Mexico), để
thúc đẩy các hoạt động hợp tác kinh tế, xúc tiến đầu tư và thương mại với các
nền kinh tế phát triển trên thế giới. Như vậy, chỉ riêng với việc tham gia vào
hai loại tổ chức quốc tế và khu vực này, Canada đã có quy mô hợp tác rộng
rãi trên toàn thế giới.
Trong các hoạt động quốc tế khác, Canada là nước tích cực tham gia
các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc ngay từ khi sứ mệnh gìn
giữ hòa bình đầu tiên được tổ chức năm 1956 trong việc giải quyết cuộc
khủng hoảng Kênh đào Suez. Tính đến năm 2009, Canada đã tham gia 32 sứ
mệnh gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc ở nhiều nơi trên thế giới như Trung
Đông, Nam Âu, Đông Nam Á, và châu Phi. Ngoài ra, Canada tự hào là nước
có nhiều người được cử giữ những chức vụ quan trọng của các tổ chức quốc

×