Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Tác động của tăng trưởng kinh tế đối với vấn đề phúc lợi xã hội ở Hàn Quốc giai đoạn từ 1997 đến 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 112 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






PHẠM THỊ LINH






TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ PHÚC LỢI XÃ HỘI Ở
HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN TỪ 1997 ĐẾN 2010






LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Châu Á học








HÀ NỘI – 2012
ĐÀO THỊ NGỌC ÁNH LUẬT KINH TẾ HÀ NỘI - 2011




II



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






PHẠM THỊ LINH





TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ PHÚC LỢI XÃ HỘI Ở

HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN TỪ 1997 ĐẾN 2010




Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Châu Á học
Mã số: 60 31 50




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HOA HỮU LÂN


Hà nội -2012





1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
1. Lý do lựa chọn đề tài 6
2. Lịch sử nghiên cứu 8
3. Mục đích nghiên cứu 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
5. Phương pháp nghiên cứu 11
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 11

7. Kết cấu của luận văn 12
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI 14
1.1. Lý luận chung về tăng trưởng kinh tế 14
1.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế 14
1.1.2. Các thước đo tăng trưởng kinh tế 14
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế 16
1.1.4. Vai trò của tăng trưởng kinh tế 16
1.2. Lý luận chung về phúc lợi xã hội 17
1.2.1. Khái niệm phúc lợi xã hội 17
1.2.2. Các chỉ số liên quan đến nội hàm giải quyết của phúc lợi xã hội 20
1.2.3. Kết cấu chế độ phúc lợi xã hội 22
1.3. Tác động của tăng trưởng kinh tế đến phúc lợi xã hội 24
1.3.1. Tăng trưởng kinh tế là cơ sở vật chất để thực hiện phúc lợi xã hội 24
1.3.2. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện và tiền đề để phát triển và đa
dạng hóa các hoạt động phúc lợi xã hội 26
1.3.3. Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện mở rộng sản xuất, góp phần
giảm bớt tình trạng thất nghiệp và lạm phát 27
1.3.4. Một số hạn chế, tồn tại 28
1.4. Mối quan hệ hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30


2

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐẾN PHÚC
LỢI XÃ HỘI CỦA HÀN QUỐC TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010 31
2.1. Khái quát quá trình tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc giai đoạn từ
sau khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997 đến năm 2010 31
2.2. Một số tác động chủ yếu của tăng trưởng kinh tế đến phúc lợi xã

hội ở Hàn Quốc giai đoạn 1997 - 2010 39
2.2.1. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện quan trọng cải thiện mức sống
và thu nhập bình quân đầu người 40
2.2.2. Tăng trưởng kinh tế góp phần giảm bất bình đẳng thu nhập, thu
hẹp khoảng cách giàu - nghèo, cân bằng giữa nông thôn và thành thị 41
2.2.3. Tăng trưởng kinh tế góp phần xây dựng hệ thống phúc lợi lao
động và dịch vụ việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. 45
2.2.4. Tăng trưởng kinh tế góp phần cải thiện môi trường giáo dục đào
tạo và vấn đề nhà ở 51
2.2.5. Tăng trưởng kinh tế góp phần cải thiện công tác chăm sóc sức
khỏe và y tế cộng đồng 56
2.3. Một số nhận xét về tác động của tăng trưởng kinh tế tới phúc lợi xã
hội ở Hàn Quốc giai đoạn 1997 - 2010 63
2.3.1 Mặt tích cực 63
2.3.2. Một số hạn chế còn tồn tại 71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 75
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM THAM KHẢO CHO
VIỆT NAM TỪ TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐỐI VỚI
VẤN ĐỀ PHÚC LỢI XÃ HỘI Ở HÀN QUỐC 76
3.1. Khái quát thực trạng gắn kết tăng trưởng kinh tế với thực hiện an
sinh xã hội của Việt Nam trong những năm gần đây 76
3.1.1. Tăng trưởng kinh tế 76
3.1.2. Một số chính sách thực hiện xóa đói giảm nghèo và an sinh xã
hội 79


3

3.1.3. Tác động của tăng trưởng kinh tế với việc thực hiện công bằng
xã hội, an sinh xã hội những năm gần đây 81

3.2. Một số bài học kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam từ thực tế của
Hàn Quốc 91
3.2.1. Tập trung phát triển kinh tế, tăng nguồn vốn tích lũy làm cơ sở
để giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội 92
3.2.2. Luôn đặt mục tiêu cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với
thực hiện công bằng xã hội 93
3.2.3. Tập trung xây dựng phong trào nông thôn mới nhằm giảm bớt
khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn 94
3.2.4. Sự can thiệp, điều tiết của Nhà nước trong việc thực hiện chính
sách an sinh xã hội và công tác xã hội hóa an sinh xã hội 95
3.2.5. Mở rộng mạng lưới an sinh xã hội 97
3.2.6. Đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho tầng lớp thu nhập thấp 98
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 100
KẾT LUẬN 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103




4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tốc độ tăng GDP của Hàn Quốc qua các thời kì và các năm
Bảng 2.2: Bảng thống kê tăng trưởng của 30 nước OECD (tháng 11/2009)
Bảng 2.3 : Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế của Hàn Quốc qua các
năm
Bảng 2.4: Những thay đổi trong thu nhập bình quân đầu người trong những
năm gần đây
Bảng 2.5: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Hàn Quốc qua các năm

Bảng 2.6: Tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ so với GDP của Hàn Quốc giai
đoạn 1997-2010
Bảng 2.7: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo ngành kinh tế của Hàn Quốc
năm 1997-2010
Bảng 2.8: Ngân sách phân chia theo các lĩnh vực chủ yếu (dự kiến năm 2010)
Bảng 2.9: Hệ số GINI của Hàn Quốc qua một số năm
Bảng 2.10: Chỉ tiêu khoảng cách 20% giàu nhất và 20% nghèo nhất ở một số
nước trên thế giới
Bảng 2.11: Phân phối thu nhập của một số quốc gia trên thế giới năm 2002
Bảng 2.12: Số lao động có việc làm trong tổng lực lượng lao động của Hàn
Quốc
Bảng 2.13: Tỷ lệ thất nghiệp qua các năm của Hàn Quốc
Bảng 2.14: Số lượng cơ sở dịch vụ Y tế và phúc lợi xã hội
Bảng 2.15: Số người làm việc trong lĩnh vực dịch vụ Y tế và phúc lợi xã hội
Bảng 2.16: Chỉ số phát triển con người và các chỉ số thành phần
Bảng 2.17: Chi tiêu phúc lợi xã hội của một số nước thành viên OECD chủ
yếu (2003)


5

Bảng 2.18: So sánh chi tiêu phúc lợi xã hội và chi tiêu phúc lợi xã hội thực
năm 2005
Bảng 2.19: Khoảng cách giàu nghèo của Hàn Quốc qua các năm
Bảng 2.20: Xếp hạng công bằng xã hội của các nước OECD
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2001-2010
Bảng 3.2: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế
Bảng 3.3: Thu nhập thực tế bình quân đầu người của Việt Nam
Bảng 3.4: Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam tính theo thu nhập bình quân 1 người 1
tháng của hộ gia đình

Bảng 3.5: Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo trong tổng ngân sách Nhà nước ở
Việt Nam 2006-2009
Bảng 3.6: Hệ số GINI của Việt Nam (điểm từ 0 đến 1)
Bảng 3.7: Thu nhập bình quân một người một tháng và khoảng cách chênh
lệch giàu nghèo của Việt Nam
Bảng 3.8: Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ
tuổi năm 2010












6

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Xu hướng phát triển chung của hầu hết các nền kinh tế thế giới hiện
nay là tập trung phát triển kinh tế xã hội theo hướng ổn định và bền vững.
Muốn thực hiện được mục tiêu cơ bản này đòi hỏi các nước phải tập trung
giải quyết được vấn đề cơ bản giữa tăng trưởng kinh tế với phúc lợi xã hội,
công bằng xã hội (hay an sinh xã hội). Hai mục tiêu này có mối quan hệ và
tác động mật thiết với nhau. Tăng trưởng kinh tế là cơ sở tạo ra lực lượng của
cải, vật chất cho xã hội, là điều kiện để thực hiện phúc lợi xã hội. Phúc lợi xã

hội sẽ tạo ra sự công bằng, bình đẳng xã hội và tạo sự ổn định xã hội, góp
phần vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững. Thực tế cho thấy có
những quốc gia chỉ tập trung cho tăng trưởng kinh tế mà không chú ý tới vấn
đề phúc lợi xã hội dẫn đến một nền kinh tế không ổn định, tạo mâu thuẫn và
bất bình đẳng xã hội, làm giảm hoặc phá vỡ các mục tiêu kinh tế.
Thực tế đã chứng minh chỉ khi nào đạt được sự cân bằng, hài hòa giữa
tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội thì mới tạo nên sự phát triển ổn định,
vững chắc và tiến tới một quốc gia thịnh vượng. Tuy nhiên do nhiều nhân tố
khác nhau tác động nên không phải ở tất cả các giai đoạn và tất cả các quốc
gia đều có thể thực hiện được thành công hai mục tiêu nói trên.
So sánh với nước ta trong nhiều năm qua, tăng trưởng kinh tế luôn gắn
với công bằng xã hội, đặc biệt trong điều kiện khủng hoảng hiện nay. Phát
biểu tại Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI năm
2011, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba nhiệm vụ then chốt trong
giai đoạn 2011-2015 là: ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và thực
hiện an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên bên cạnh những
kết quả đã đạt được, tác động của tăng trưởng kinh tế đến an sinh xã hội ở


7

nước ta còn nhiều tồn tại, hạn chế dẫn đến phát triển kinh tế xã hội chưa thật
sự ổn định, bền vững: tỷ lệ hộ nghèo và nguy cơ tái nghèo đang có xu hướng
tăng, một số hạn chế, bất cập về vấn đề việc làm và các chính sách an sinh xã
hội đang ảnh hưởng đến điều kiện sống và làm việc của một bộ phận không
nhỏ người dân lao động.
Hàn Quốc cũng là một quốc gia có nhiều điểm tương đồng về điều kiện
kinh tế - xã hội và xuất phát điểm kinh tế cũng đi lên từ một nước nông
nghiệp lạc hậu như nước ta. Hơn nửa thế kỷ qua, Hàn Quốc đã phát triển
nhanh chóng và trở thành một nước công nghiệp hiện đại, mức thu nhập bình

quân cao và là một trong những “con Rồng Châu Á”. Một trong những
nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kỳ của kinh tế Hàn Quốc trong thời
gian qua là nhờ kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với thực
hiện phúc lợi xã hội. Những tác động hiệu quả, tích cực từ tăng trưởng kinh tế
đến việc thực hiện các vấn đề phúc lợi xã hội, trong đó, các yếu tố tăng
trưởng kinh tế đã tạo tiền đề, cơ sở vật chất cơ bản để thực hiện mục tiêu và
chính sách phúc lợi xã hội, tạo điều kiện cho nền kinh tế Hàn Quốc phát triển
ổn định, bền vững và đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu các tác động tăng trưởng kinh tế đến thực
hiện phúc lợi xã hội (an sinh xã hội) là một vấn đề quan trọng, cần thiết (cả về
mặt lý luận và thực tiễn) đối với các nước trên thế giới nói chung, Việt Nam
nói riêng. Là một học viên Châu Á học, tôi lựa chọn đề tài: “Tác động của tăng
trưởng kinh tế đối với vấn đề phúc lợi xã hội ở Hàn Quốc giai đoạn từ 1997
đến 2010”. Với tinh thần lấy ngoài phục vụ trong, từ thành công của Hàn
Quốc, hi vọng có thể tìm ra một số bài học kinh nghiệm có thể tham khảo cho
Việt Nam trong việc gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện các vấn đề an sinh
xã hội, công bằng xã hội.


8

2. Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội là vấn đề
quan trọng đã được nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu. Dưới các
góc độ khác nhau, có những công trình nghiên cứu đi sâu phân tích các vấn đề
lý luận, có những công trình nghiên cứu về các tác động và ảnh hưởng của hai
yếu tố này. Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu đi sâu phân tích tác
động của tăng trưởng kinh tế đến phúc lợi xã hội và ngược lại trên các bình
diện kinh tế, xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội…Trong các công trình này
có thể thấy tiêu biểu một số công trình nghiên cứu sau đây:

a. Công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài:
- Công trình nghiên cứu: “한국의 사회복지정책과 경제성장:
사회복지제도의 긴요성과 그 효율성에 대하여” của học giả 이철우 (고려대학교
사회학과) (“Tăng trưởng kinh tế và chính sách phúc lợi xã hội của Hàn Quốc:
về tầm quan trọng và tính hiệu quả” của Lee Chol U - khoa xã hội học trường
ĐH Korea); công trình nghiên cứu “경제성장과 사회후생간의 관계” của học
giả 강성진 (고려대학교 경제학과 교수) (“Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
phúc lợi xã hội” của Kang Syong Jin - Giáo sư khoa Kinh tế ĐH Korea). Các
công trình này đều nêu lên được các vấn đề cơ bản như: lý luận chung về
tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội, mối quan hệ giữa hai mục tiêu trên;
những biến đổi về phúc lợi xã hội của Hàn Quốc qua các giai đoạn từ sau
năm 1953, quan hệ giữa phúc lợi xã hội với tăng trưởng và phân phối thu
nhập…tuy nhiên chưa nêu rõ được những tác động, đặc biệt những tác
động hiệu quả, tích cực từ tăng trưởng kinh tế đến thực hiện phúc lợi xã hội
để tạo nên sự phát triển thần kỳ, bền vững của kinh tế Hàn Quốc; các số
liệu còn chưa cập nhật.
b. Công trình nghiên cứu của các học giả trong nước


9

- Công trình nghiên cứu “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội: Lý
thuyết và thực tiễn ở thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Đỗ Phú Trần Tình,
NXB Lao động, 2010: Công trình này đã căn bản giải quyết được các vấn đề
cơ bản như: nêu lên một số lý luận chung về tăng trưởng kinh tế và công bằng
xã hội, kinh nghiệm của một số nước về giải quyết mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và công bằng xã hội, thực trạng về các tác động của tăng
trưởng kinh tế đối với việc thực hiện công bằng xã hội ở TP. Hồ Chí Minh
trong thời gian qua, từ đó đưa ra được những định hướng và giải pháp cơ bản
để giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở TP.

Hồ Chí Minh trong thời gian tới. Tuy nhiên, công trình này cũng mới chỉ nêu
lên một số bài học kinh nghiệm chung nhất của một số nước mà chưa có
những phân tích cụ thể, đồng thời cũng mới là những nghiên cứu cục bộ của
một tỉnh riêng lẻ, chưa có sự khái quát và tính ứng dụng trên phạm vi cả
nước.
- Công trình nghiên cứu “An sinh xã hội ở nước ta: Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn” của PGS.TS. Vũ Văn Phúc - Tổng biên tập Tạp chí Cộng
Sản: Công trình đã nêu được khái quát khái niệm an sinh xã hội và cấu trúc
của hệ thống an sinh xã hội; kết quả thực hiện chính sách an sinh xã hội và
những thách thức đang đặt ra đối với quá trình đổi mới, hoàn thiện hệ thống
an sinh xã hội ở Việt Nam; quan điểm, mục tiêu, yêu cầu và những giải pháp
trọng tâm để đổi mới, hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội
- Công trình nghiên cứu “ Gắn kết tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến
bộ, công bằng xã hội ở nước ta” của học giả Hoàng Đức Thân: Công trình đã
khái quát được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã
hội; đồng thời nêu lên thực tiễn giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra những định


10

hướng giải pháp nhằm giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế gắn
với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta giai đoạn 2011-2020.
- Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu của học giả Việt Nam về chế
độ phúc lợi xã hội nói chung trên thế giới hay của các nước khác như Nhật
Bản đã xuất hiện khá nhiều như: công trình nghiên cứu “Tăng trưởng kinh
tế và phúc lợi xã hội ở Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay”
của học giả Trần Thị Nhung - Viện Nghiên cứu Đông Nam Á; “Một số vấn
đề phúc lợi xã hội của Nhật Bản và Việt Nam” của học giả Dương Phú Hiệp,
Nguyễn Duy Dũng; “Phúc lợi xã hội trên thế giới: Quan niệm và phân loại”

của học giả Trần Hữu Quang …song các công trình nghiên cứu về chế độ
phúc lợi xã hội của Hàn Quốc thì thực sự còn rất vắng bóng.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã đề cập một cách khá toàn
diện và sâu sắc một số khía cạnh liên quan đến tăng trưởng kinh tế và thực
hiện chế độ phúc lợi xã hội cả về lý luận và thực tiễn. Trong đó, một số công
trình đi sâu phân tích kết quả các chính sách xóa đói giảm nghèo, thực hiện an
sinh xã hội ở Việt Nam, tác động của tăng trưởng kinh tế đối với công bằng
xã hội và tác động của công bằng xã hội đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy
nhiên chưa có công trình nào đề cập một cách hệ thống nội hàm tăng trưởng
kinh tế và thực hiện phúc lợi xã hội ở Hàn Quốc, từ đó rút ra những bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam. Vì vậy, công trình luận văn này trên cơ sở kế
thừa các công trình nghiên cứu đã có, đi sâu hệ thống hóa và phân tích tác
động của tăng trưởng kinh tế đối với vấn đề phúc lợi xã hội ở Hàn Quốc giai
đoạn 1997-2010, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất: Khái quát một số cơ sở lý luận chủ yếu về tăng trưởng kinh
tế và phúc lợi xã hội


11

Thứ hai: Phân tích các tác động của tăng trưởng kinh tế đến phúc lợi
xã hội ở Hàn Quốc trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2010.
Thứ ba: Trên cơ sở nghiên cứu thực tế tác động của tăng trưởng kinh tế
đối với vấn đề phúc lợi xã hội ở Hàn Quốc rút ra một số bài học kinh nghiệm
thực tiễn tham khảo và áp dụng đối với nước ta.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu: Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận cơ bản
về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội, nghiên cứu tác
động của tăng trưởng kinh tế đối với chính sách phúc lợi xã hội ở Hàn Quốc,

trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm tham khảo và áp dụng cho
Việt Nam.
- Về phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu vấn đề trên trong giai
đoạn 1997-2010 (giai đoạn phục hồi khủng hoảng kinh tế của Hàn Quốc).
Trong phạm vi của đề tài này, luận văn chỉ chủ yếu nghiên cứu và đề cập đến
tác động của tăng trưởng kinh tế đến phúc lợi xã hội ở Hàn Quốc, mà không
đánh giá chiều ngược lại.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện bài luận văn này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
 Phương pháp sưu tầm, phân loại và xử lý tài liệu.
 Phương pháp tổng hợp, phân tích và chứng minh.
 Phương pháp phỏng vấn, xin ý kiến chuyên gia, nhà khoa học.
 Phương pháp đồng qui, so sánh
 Phương pháp luận về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Luận văn bước đầu tập hợp tài liệu, phân tích một cách có hệ thống các
tác động của tăng trưởng kinh tế đến thực hiện chế độ phúc lợi xã hội ở Hàn


12

Quốc trên các mặt của đời sống xã hội. Đây là vấn đề mà rất nhiều giới
nghiên cứu quan tâm. Dưới tác động của tăng trưởng kinh tế, phúc lợi xã hội,
công bằng xã hội, chất lượng cuộc sống được nâng cao như thế nào. Thông
qua tìm hiểu những mặt thành công và hạn chế của quá trình tác động này,
chúng ta có liên hệ gì trong quá trình thực hiện an sinh xã hội ở Việt Nam.
Trên cơ sở đó, luận văn đã có những đóng góp sau:
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tác động tăng trưởng kinh tế đến
phúc lợi xã hội.

 Khái quát được quá trình tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc, đặc
biệt từ sau khủng hoảng kinh tế năm 1997 đến năm 2010.
 Phân tích được tác động của tăng trưởng kinh tế đến thực hiện
phúc lợi xã hội, đặc biệt những tác động hiệu quả, tích cực.
 Đánh giá được những thành công và hạn chế của các tác động
của tăng trưởng kinh tế đối với thực hiện phúc lợi xã hội ở Hàn
Quốc
 Rút ra được một số bài học kinh nghiệm tham khảo và áp dụng
đối với Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung chính của luận văn được
chia thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về tăng trưởng kinh tế và
phúc lợi xã hội. Chương này tập trung trình bày khái quát cơ sở lý luận về
tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội; những tác động của tăng trưởng kinh
tế đến phúc lợi xã hội và mối quan hệ hài hòa giữa hai yếu tố trên.
Chương 2: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến phúc lợi xã hội của
Hàn Quốc từ năm 1997 đến năm 2010. Trong chương này, người viết tập
trung nêu lên những tác động của tăng trưởng kinh tế đến các mặt của hệ


13

thống phúc lợi xã hội của Hàn Quốc từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm
1997 đến năm 2010 và đánh giá các mặt thành công, hạn chế.
Chương 3: Một số bài học kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam từ
tác động của tăng trưởng kinh tế đối với vấn đề phúc lợi xã hội ở Hàn
Quốc. Chương này tập trung nêu một vài nét về tác động của tăng trưởng
kinh tế đối với việc thực hiện công bằng xã hội, an sinh xã hội ở Việt Nam
những năm gần đây và nêu lên các bài học kinh nghiệm có thể tham khảo

từ Hàn Quốc.




















14

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI

1.1. Lý luận chung về tăng trưởng kinh tế
1.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề được quan tâm hàng
đầu tại mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế, nhất là ở giai đoạn đầu

của quá trình phát triển và cùng với thời gian, quan niệm về vấn đề này ngày
càng hoàn thiện hơn.
Nếu tiếp cận trong ngắn hạn, thì tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu
nhập hay sản lượng của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.
Nếu tiếp cận trong dài hạn, thì tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng quy
mô sản lượng hay sự mở rộng sản lượng của một nền kinh tế qua các năm (sự
mở rộng của sản lượng tiềm năng).
Như vậy có thể định nghĩa chung nhất về tăng trưởng kinh tế như sau:
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập thực tế hay sự gia tăng về quy mô
sản lượng của toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định
(thường là một năm).
Sự gia tăng thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh
sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng dùng để so sánh tương đối giữa
các thời kỳ. Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về
lượng của nền kinh tế. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với
tính bền vững hay việc đảm bảo chất lượng tăng trưởng kinh tế ngày càng cao.
1.1.2. Các thước đo tăng trưởng kinh tế
Đo lường tăng trưởng kinh tế là một vấn đề được các quốc gia, các nhà
kinh tế hết sức quan tâm. Theo quan điểm của kinh tế học vĩ mô hiện đại ngày


15

nay, thước đo tăng trưởng kinh tế được xác định bao gồm hai tiêu chí chính
sau:
- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP - Gross National Product) là tổng giá
trị tính bằng tiền của những hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra từ
các yếu tố sản xuất của mình (dù là sản xuất ở trong nước hay ở nước ngoài)
trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross Domestic Product) là tổng giá

trị tính bằng tiền của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra
trên lãnh thổ của nước đó (dù nó thuộc về người trong nước hay người nước
ngoài) trong một thời gian nhất định (thường là một năm).
Tăng trưởng kinh tế là mức gia tăng GDP hay GNP năm sau so với
năm trước.
GNP và GDP là hai thước đo tiện lợi nhất để tính mức tăng trưởng kinh
tế của một nước biểu hiện bằng giá cả. Ngoài ra, nếu xác định theo hệ thống
tài sản quốc gia (SNG) thì có thể thấy một số các tiêu chí khác như:
- Tổng giá trị sản xuất (GO - Gross Output): là tổng giá trị sản phẩm
vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong
một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
- Tổng thu nhập quốc dân (GNI - Gross National Income): là tổng giá
trị của những hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi yếu tố sản xuất
của một nước trong một khoảng thời gian nhất định. Giữa GNI và GNP là như
nhau. GNI là tiếp cận thu nhập còn GNP là tiếp cận ở góc độ sản phẩm.
Với ý nghĩa phản ánh thu nhập, chỉ tiêu GDP, GNI còn được sử dụng
để đánh giá mức thu nhập bình quân đầu người. Quy mô và tốc độ tăng thu
nhập bình quân đầu người là những chỉ tiêu quan trọng phản ánh và là tiền đề
để nâng cao mức sống của dân cư.



16

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế được chia thành hai loại
chính:
- Các nhân tố kinh tế: là các nguồn lực mà sự biến đổi của nó trực tiếp
làm biến đổi sản lượng đầu ra, các nhân tố này còn gọi là các yếu tố sản xuất;
các yếu tố này bao gồm vốn, lao động, đất đai tài nguyên, công nghệ và kỹ

thuật.
- Các nhân tố phi kinh tế: bao gồm các nguồn lực đầu vào không trực
tiếp mà gián tiếp ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế như: đặc điểm văn hóa -
xã hội, thể chế chính trị và quản lý nhà nước, nhân tố dân tộc.
1.1.4. Vai trò của tăng trưởng kinh tế
Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theo
những dấu hiệu chủ yếu như: ổn định, tăng trưởng, công bằng xã hội. Trong
đó, tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính
trị, xã hội.
Tăng trưởng kinh tế là điều kiện quan trọng đầu tiên và cơ bản nhất để
khắc phục tình trạng đói nghèo của quốc gia, khắc phục sự lạc hậu, làm cho
đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng cải thiện, xóa bỏ dần các
phong tục, tập quán lạc hậu.
Tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như
tốc độ tăng GDP, tốc độ xuất khẩu; giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp,
nâng cao mức sống của nhân dân, cải thiện các mặt an sinh xã hội như giáo
dục, y tế, nhà ở….
Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất cho việc củng cố an ninh, quốc
phòng, củng cố chính trị, tăng uy tín của nhà nước, làm tăng sự đồng thuận
trong xã hội.


17

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế cũng có những mặt trái của nó. Nếu
trong quá trình tăng trưởng kinh tế quá chú trọng đến tốc độ tăng trưởng mà
xem thường các vấn đề khác, thì dễ dẫn đến tình trạng tàn phá tài nguyên môi
trường, phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng, văn hóa xã hội không theo kịp
phát triển kinh tế….
Chính vì vậy, chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (1996,

UNDP - United Nationns Development Programme) đã liệt kê năm loại kinh
tế xấu, bao gồm [27,tr.12]:
- Tăng trưởng kinh tế không lương tâm: đó là tăng trưởng kinh tế mà
thành quả của nó chủ yếu đem lại lợi ích cho người giàu, còn người nghèo ít
được hưởng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng.
- Tăng trưởng kinh tế không việc làm: đó là tăng trưởng kinh tế nhưng
không mở rộng cơ hội tạo thêm việc làm, hoặc phải làm việc nhiều giờ và có
thu nhập thấp với những công việc có năng suất thấp, trong khu vực nông
nghiệp và khu vực không chính thức.
- Tăng trưởng kinh tế không có tiếng nói: tức là tăng trưởng kinh tế
không đi kèm với việc mở rộng nền dân chủ hay là việc trao đổi thêm quyền
lực cho dân, dập tắt những đòi hỏi được tham gia nhiều hơn của cộng đồng
vào các quyết sách liên quan đến đời sống xã hội.
- Tăng trưởng kinh tế không gốc rễ: đó là tăng trưởng kinh tế khiến cho
nền văn hóa, đời sống tinh thần của con người ngày càng khô héo.
- Tăng trưởng kinh tế không có tương lai: tức là tăng trưởng kinh tế
trong đó thế hệ hiện nay phung phí những nguồn lực mà các thế hệ trong
tương lai cần đến.
1.2. Lý luận chung về phúc lợi xã hội
1.2.1. Khái niệm phúc lợi xã hội
Để tạo nên sự phát triển ổn định và bền vững, hầu hết các quốc gia hiện
nay đều quan tâm đến việc giải quyết và kết hợp hài hòa mối quan hệ giữa hai
chính sách cơ bản là chính sách kinh tế và chính sách xã hội. Nền tảng của


18

chính sách kinh tế ở đây chính là tăng trưởng kinh tế, còn chính sách xã hội
chính là các vấn đề về công bằng xã hội, an sinh xã hội hay phúc lợi xã hội.
Nội hàm của ba khái niệm này về cơ bản có nhiều nét tương đồng với nhau.

Công bằng xã hội được hiểu là sự bình đẳng trong cơ hội việc làm, cơ
hội về buôn bán và đầu tư; nghĩa là bình đẳng trong việc tiếp cận những cơ
hội mà với cố gắng và năng lực sẵn có, con người có thể đạt được một mức
sống cao hơn hiện nay [16,tr.175-176]. Như vậy, khi công bằng xã hội được
thực hiện, mọi tầng lớp dân cư đều được hưởng thụ những thành quả của sự
phát triển kinh tế và đều có cơ hội tham gia vào quá trình phát triển. Công
bằng xã hội vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện quan trọng nhằm đảm bảo tăng
trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
An sinh xã hội là một khái niệm được sử dụng khá rộng rãi hiện nay,
theo nghĩa tiếng Anh là Social Security. Theo quan niệm của Tổ chức Lao
động quốc tế (ILO), trong công ước quốc tế số 102, an sinh xã hội là "sự bảo
vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua hàng loạt các biện
pháp công cộng nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị
ngừng hoặc giảm thu nhập gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất
nghiệp, tàn tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ
cấp cho các gia đình đông con" [28,tr.13].
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) quan niệm “An sinh xã hội là một
hệ thống chính sách công nhằm giảm nhẹ tác động bất lợi của những biến
động đối với các hộ gia đình và cá nhân”[30,tr.8]. Tuy nội hàm của an sinh xã
hội có thể hiểu khác nhau, song các quan niệm đều thống nhất với nhau về
mặt bản chất, an sinh xã hội là góp phần đảm bảo thu nhập và đời sống cho
các công dân trong xã hội. Bản chất của an sinh xã hội là tạo ra lưới an toàn
gồm nhiều tầng, nhiều lớp cho tất cả các thành viên xã hội trong trường hợp
bị giảm, bị mất thu nhập hay gặp phải những rủi ro khác. Chính sách an sinh


19

xã hội là một chính sách xã hội cơ bản của Nhà nước nhằm thực hiện chức
năng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, bảo đảm đời sống và cuộc

sống cho các thành viên trong xã hội [30,tr.7].
Thuật ngữ phúc lợi xã hội được dịch từ tiếng Anh là Social Welfare, đó
là những biện pháp của nhà nước và xã hội nhằm khắc phục những “thất bại”,
khiếm khuyết của thị trường. Bản chất của phúc lợi xã hội là các biện pháp
giảm thiểu sự bất công bằng trong xã hội, đảm bảo cho các thành viên trong
xã hội đều có thể thụ hưởng những cái “chung” của xã hội. Một mặt phải làm
cho cái “bánh” của xã hội to ra; mặt khác phải “chia” cái “bánh” đó hợp lý
[28,tr.13].
Như vậy khái niệm công bằng xã hội, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội
khá tương đồng với nhau nhưng cũng có sự khác biệt. Công bằng xã hội có
phạm vi rộng lớn và bao trùm nhất, là yếu tố tác động trực tiếp đến lợi ích của
chủ thể hoạt động, kích thích tính năng động, sáng tạo và nhiệt tình của mọi
thành viên trong xã hội; nếu như mục tiêu của an sinh xã hội là góp phần đảm
bảo thu nhập thì mục tiêu của phúc lợi xã hội là giảm bớt sự bất công bằng xã
hội. Tuy nhiên, giữa công bằng xã hội, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội có
cùng một mục tiêu hướng đến là một xã hội hưng thịnh và hạnh phúc cho mọi
người. Trong đó, có thể hiểu phúc lợi xã hội là một bộ phận của an sinh xã
hội phân phối lại không theo lao động.
Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội không chỉ là bảo vệ quyền
của mỗi người dân như đã nêu trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người
(“Mọi người dân và hộ gia đình đều có quyền có mức sống tối thiểu về sức
khỏe và các phúc lợi xã hội bao gồm ăn, mặc, chăm sóc y tế, dịch vụ xã hội
thiết yếu và có quyền được an sinh khi có các biến cố về việc làm, ốm đau,
tàn tật, góa phụ, tuổi già hoặc các trường hợp bất khả kháng khác” - Được
Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua và công bố theo Nghị quyết số 217


20

(III), ngày 10/12/1948), mà còn là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia

trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, mức độ, quy mô, phạm vi an sinh xã hội
và phúc lợi xã hội của các nước có sự khác nhau.
1.2.2. Các chỉ số liên quan đến nội hàm giải quyết của phúc lợi xã hội
Để tạo ra một xã hội công bằng, tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế
phát triển ổn định và bền vững, các nước đang áp dụng và thực hiện các chính
sách phúc lợi xã hội, trong đó đặc biệt chú trọng đến ba chỉ số cơ bản: HPI,
HDI, GINI. Nội hàm cụ thể của ba chỉ số cơ bản này được cụ thể hóa như sau:
- Chỉ số người nghèo khổ (Human Poverty Index - HPI)
HPI = ( P
3
1
+ P
3
2
+ P
3
3
) / 3
Trong đó :
P
1
: tỷ lệ dân số không kỳ vọng sống quá 40 tuổi.
P
2
: tỷ lệ người lớn không biết chữ.
P
3
: được tính bằng trung bình cộng 3 chỉ số gồm tỷ lệ suy sinh
dưỡng, tỷ lệ không tiếp cận dịch vụ y tế, tỷ lệ các hộ không tiếp
cận phương tiện vệ sinh bảo đảm.

- Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI).
Không phải lúc nào thu nhập cũng là thước đo tốt nhất phản ánh những
gì hình thành nên cuộc sống con người. Theo quan điểm của Liên Hợp Quốc,
phát triển con người là một quá trình nhằm mở rộng khả năng lựa chọn của
dân chúng (bao gồm sự tự do về kinh tế, chính trị, xã hội) để con người có
được các cơ hội trở thành người lao động sáng tạo, có năng suất, được tôn
trọng cá nhân và được bảo đảm quyền con người. Do đó, một thước đo tóm
lược tình trạng phúc lợi của con người được Liên Hợp Quốc dùng là chỉ số
phát triển con người - HDI. HDI là một chỉ số tổng hợp đo lường thành tựu
trung bình ở một quốc gia về ba phương diện cơ bản của phát triển con người:
một cuộc đời khỏe mạnh và lâu dài, tiếp cận tới tri thức; và mức sống hợp lý.


21

HDI = (I
A
+ I
E
+ I
IN
)/3


I
A
: chỉ số đo tuổi thọ.
I
E
: chỉ số đo tri thức giáo dục (đo bằng chỉ số tổng hợp giữa tỷ lệ

biết chữ của người lớn-trọng số 2/3- và tỷ lệ nhập học cấp giáo
dục-trọng số 1/3).
I
IN
: chỉ số đo mức sống.
Nhu cầu cơ bản của con người là nhu cầu về dinh dưỡng, sức khỏe,
giáo dục, môi trường. Các chỉ tiêu này chính là kết quả của việc giải quyết
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với nâng cao chất lượng đời sống của
nhân dân.
- Tình trạng bất bình đẳng thu nhập thông qua đường cong Lorenz và
hệ số GINI.
Phúc lợi xã hội ngoài việc phản ánh nhu cầu cơ bản của con người còn
phản ánh tình trạng bất bình đẳng về thu nhập thông qua đường cong Lorenz
và hệ số Gini.
* Đường cong Lorenz
Conrad Lorenz - nhà thống kê người Mỹ năm 1905 đã xây dựng biểu
đồ biểu thị mối quan hệ giữa các nhóm dân số khác nhau và tỷ lệ thu nhập
nhận được khác nhau. Trục hoành thể hiện tỷ lệ % cộng dồn của dân số. Trục
tung thể hiện % cộng dồn của thu nhập mà mỗi phần trăm dân số nhận được.
Đường cong Lorenz cho thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ phần trăm dân số
và tỷ lệ phần trăm trong tổng thu nhập nhận được trong một khoảng thời gian
nhất định. Khoảng cách giữa đường 45 và đường cong Lorenz cho biết mức
độ bất bình đẳng trong thu nhập.



22


* Hệ số Gini

Đường Lorenz thể hiện bằng hình vẽ, không lượng hóa mức độ cụ thể của
tình trạng bất bình đẳng. Vì thế, hệ số Gini là thước đo được sử dụng rộng rãi
hiện nay, có giá trị từ 0 (hoàn toàn bình đẳng) đến 1 (hoàn toàn bất bình đẳng),
hoặc là từ 0% đến 100% nếu tính theo phần trăm. Một quốc gia có hệ số Gini
càng gần 0 thì nền kinh tế càng bình đẳng giữa người giàu và người nghèo, còn
ngược lại hệ số này càng gần 100 thì càng bất bình đẳng. Là một yếu tố thể hiện
một cách sơ lược, hệ số Gini thường có giá trị trong khoảng từ 30- 45% hoặc
“phạm vi bất bình đẳng hiệu quả” có thể là phù hợp cho tăng trưởng cao, nhưng
sẽ là không thích hợp nếu hệ số này dưới 30% hoặc trên 45%.
* Ngoài ra, để đánh giá tình trạng bất bình đẳng về thu nhập còn có thể
dùng một số thước đo khác như: hệ số giãn cách. Chỉ tiêu này được xác định
bởi mức chênh lệch thu nhập của 20% dân số có thu nhập cao nhất với 20%
dân số có thu nhập thấp nhất. Hệ số chênh lệch (giãn cách) càng lớn thì tình
hình bất bình đẳng càng cao.
1.2.3. Kết cấu chế độ phúc lợi xã hội
Chế độ phúc lợi xã hội gồm ba trụ cột: Bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội
và dịch vụ phúc lợi xã hội.


23

- Bảo hiểm xã hội (bao gồm cả bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp):
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là những bộ phận quan trọng nhất trong
chế độ phúc lợi xã hội, còn gọi là trụ cột chính của phúc lợi xã hội. Phát triển
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế sẽ là tiền đề và điều kiện để thực hiện tốt các
chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước.
Theo quy định tại Điều 3, Luật bảo hiểm xã hội Việt Nam: “Bảo hiểm
xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao
động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,

bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng
vào quỹ bảo hiểm xã hội” [17].
- Cứu trợ xã hội:
Cứu trợ xã hội được hiểu là cơ chế trợ giúp của nhà nước thông qua tái
phân phối thu nhập quốc dân đối với các thành viên trong xã hội gặp phải
thiên tai hoặc vấn đề kinh tế, xã hội mà không duy trì được mức sống tối
thiểu, chủ yếu bao gồm chế độ bảo đảm mức sống tối thiểu cho cư dân thành
thị, cứu trợ thiên tai, cứu trợ khó khăn, cứu trợ thất nghiệp, cứu trợ tai nạn lao
động, cứu trợ chữa bệnh. Cứu trợ xã hội là tuyến phòng thủ cuối cùng của
mạng lưới an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, bảo đảm ở cấp độ thấp nhất
[18,tr.34].
Ở Việt Nam, Điều 1 Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 9/3/2000 của
Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội ghi rõ: “Nghị định này quy định một
số chính sách và chế độ cứu trợ xã hội nhằm hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất, tinh
thần cho người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật nặng, người gặp rủi ro
do thiên tai và những lý do bất khả kháng khác mà bản thân họ và người thân
của họ không thể tự khắc phục được”.

×