ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ HOA MAI
THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN
TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Báo chí học
Hà Nội-2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ HOA MAI
THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN
TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60.32.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đinh Văn Hường
Hà Nội-2012
1
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 5
1. Tính cấp thiết của đề tài 5
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4. Tình hình nghiên cứu của đề tài 8
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 11
6. Những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn của đề tài 12
7. Cấu trúc của Luận văn 12
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÔNG TIN ĐỐI
NGOẠI VÀ NHIỆM VỤ CỦA BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG 14
1.1. Khái niệm thông tin đối ngoại 14
1.2. Đối tượng thông tin đối ngoại 17
1.2.1. Nhóm đối tượng ở ngoài nước 17
1.2.2. Nhóm đối tượng ở trong nước 21
1.3. Đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về thông tin đối ngoại
23
1.4. Nhiệm vụ của báo chí truyền thông 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN TRUYỀN
HÌNH HIỆN NAY 34
2.1. Khảo sát thông tin đối ngoại ở các Đài Truyền hình chủ lực, tiêu biểu.
34
2.1.1. Thông tin đối ngoại tại Ban đối ngoại, Đài Truyền hình Việt Nam –
VTV4 34
2
2.1.2. Thông tin đối ngoại tại kênh Văn hóa Việt, VTC10, Đài Truyền
hình kỹ thuật số VTC 41
2.2. Sự phản hồi của công chúng 50
2.3. Đánh giá thực trạng thông tin đối ngoại trên truyền hình 53
2.3.1. Ưu điểm 54
2.3.2. Hạn chế 57
2.3.3. Nguyên nhân 60
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN TRUYỀN
HÌNH 64
3.1. Một số vấn đề đặt ra 64
3.2. Kinh nghiệm của các nước làm truyền hình đối ngoại và bài học kinh
nghiệm cho truyền hình Việt Nam 67
3.2.1. Kinh nghiệm của các nước làm truyền hình đối ngoại 67
3.2.2. Bài học kinh nghiệm cho truyền hình Việt Nam 78
3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại trên truyền hình 82
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 101
5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thông tin đối ngoại là một trong những nhiệm vụ thiết yếu, quan trọng
hàng đầu trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Trong suốt
tiến trình đổi mới và phát triển toàn diện của đất nước, báo chí luôn là mũi
nhọn xung kích, là lực lượng quan trọng trong việc thông tin các đường lối,
chủ trương, chính sách và những thành tựu của Đảng và Nhà nước đến kiều
bào Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế. Đồng thời, bác bỏ những thông
tin sai trái, thiếu khách quan của các thế lực thù địch xuyên tạc, bịa đặt về tình
hình đất nước.
Có thể nói, thông tin đối ngoại là một trong những nhiệm vụ quan trọng
của báo chí nước ta. Trên thực tế, hiện nay có rất nhiều đơn vị chuyên trách
chỉ làm công tác thông tin đối ngoại, song, báo chí vẫn luôn đóng vai trò đặc
biệt quan trọng, là lực lượng thông tin nhanh, nhạy, thu hút đông đảo nhân
dân quan tâm. Thông tin tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại
chúng, với 4 loại hình báo chí tiêu biểu, bao gồm báo in, phát thanh, truyền
hình và báo mạng điện tử đã có nhiều bước khởi sắc. Mỗi loại hình có một ưu
thế riêng trong việc tuyên truyền đối ngoại, song, truyền hình vẫn có một sức
hấp dẫn đặc biệt bởi sự kết hợp sinh động của hình ảnh và âm thanh, đưa đến
cho người xem cảm giác tin tưởng, chân thực.
Thực tế hiện nay, ở nước ta, về truyền hình có rất nhiều đơn vị tham gia
làm công tác thông tin đối ngoại, tiêu biểu phải kể đến VTV4, VTC10,
HTV7…Mặc dù, truyền hình Việt Nam tham gia thực hiện công tác thông tin
đối ngoại trong suốt thời gian khá dài, song, trên thực tế, ở trong và ngoài
nước hiện vẫn chưa thực hiện việc đánh giá thực trạng một cách tổng quát, có
hệ thống, cũng chưa có những nghiên cứu chuyên sâu và chi tiết, chưa phân
6
tích được ưu điểm, hạn chế và chỉ ra được những căn nguyên của nó, để từ đó,
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin đối ngoại
trên truyền hình. Năm 2010, Ban Tuyên giáo Trung Ương phối hợp với Bộ
Thông tin và Truyền thông và một số đơn vị khác, tổ chức đi khảo sát một số
đơn vị làm nhiệm vụ thông tin đối ngoại như VTV4, VOV5, Vietnamnews
nhưng bước đầu mới chỉ đưa ra những nhận định sơ bộ, chung chung, chỉ
dừng lại ở mức thăm và làm việc, chưa có những đánh giá sát thực về thực
trạng của nó. Đây cũng chính là lý do thúc đẩy người viết chọn đề tài nghiên
cứu “Thông tin đối ngoại trên truyền hình Việt Nam hiện nay” làm đề tài
nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý
luận về thông tin đối ngoại và báo chí truyền thông, đưa ra những đánh giá,
nhận định bước đầu về thực trạng thông tin đối ngoại ở một số Đài Truyền
hình chủ lực, làm nhiệm vụ thông tin đối ngoại tiêu biểu ở nước ta hiện nay,
chỉ rõ các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của nó; và trên cơ sở nghiên cứu,
tìm hiểu kinh nghiệm làm truyền hình ở các nước, luận văn sẽ rút ra một số
bài học kinh nghiệm đối với truyền hình nước ta, từ đó, đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại trên truyền hình, góp
phần thúc đẩy hiệu quả thông tin đối ngoại của báo chí nói chung, truyền hình
nói riêng trong bối cảnh tình hình mới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ các khái niệm: thông tin đối ngoại; báo chí đối ngoại; đối
tượng thông tin đối ngoại.
- Làm rõ quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về thông tin đối
ngoại.
7
- Khảo sát các Đài truyền hình chủ lực làm nhiệm vụ thông tin đối
ngoại.
- Phân tích và đánh giá thực trạng thông tin đối ngoại trên truyền hình
Việt Nam hiện nay.
- Đặt ra một số vấn đề đối với truyền hình đối ngoại nước ta trong điều
kiện mới.
- Tìm hiểu, tham khảo kinh nghiệm làm truyền hình đối ngoại ở một số
nước. Từ đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với truyền hình Việt Nam
trong việc thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thông
tin đối ngoại trên truyền hình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung khảo sát, nghiên cứu,
đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả thông tin đối ngoại trên truyền hình, cụ thể là kênh truyền hình đối
ngoại VTV4 (Đài Truyền hình Việt Nam); kênh truyền hình đối ngoại văn hóa
Việt VTC10 (Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn xin tập trung nghiên
cứu, khảo sát và đánh giá thực trạng tình hình hoạt động thông tin đối ngoại
của truyền hình. Cụ thể:
1. Khảo sát và đánh giá thực trạng thông tin đối ngoại tại Ban truyền
hình đối ngoại Đài Truyền hình Việt Nam - kênh VTV4;
2. Khảo sát và đánh giá thực trạng thông tin đối ngoại tại Kênh văn hóa
Việt, VTC10, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC;
8
Thời gian khảo sát: 3 năm (Từ 2009 – 2012)
4. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong những năm qua, đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu, khóa luận,
luận văn, bài nghiên cứu về công tác đối ngoại, chính sách đối ngoại; công tác
thông tin đối ngoại trên các phương tiện truyền thông đại chúng Có thể phân
chia các công trình nghiên cứu này theo các nhóm đề tài cụ thể như sau:
- Nhóm nghiên cứu về công tác đối ngoại, chính sách đối ngoại, chủ
yếu tập trung nghiên cứu về tình hình, đặc điểm của bà con Việt kiều ở các
nước; những chính sách của Việt Nam đối với cộng động người Việt Nam ở
nước ngoài trong tình hình mới, thực trạng và giải pháp Nhóm nghiên cứu
này đã có những công trình sau: “Đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Ủy ban Nhà
nước về người Việt Nam ở nước ngoài (2007), Công tác đối với người Việt
Nam ở nước ngoài trong tình hình mới giai đoạn từ nay đến năm 2020 vì sự
nghiệp phát triển đất nước”; Trần Trọng Đăng Đàn (1997), Người Việt Nam ở
nước ngoài, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội; Khóa luận tốt nghiệp
của Trần Thị Mai Anh (Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2009), Hoạt động
ngoại giao nhân dân với việc quảng bá hình ảnh nước Mỹ; Khóa luận tốt
nghiệp của Lê Phương Hoa (Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2012), Cộng
đồng người Việt Nam ở Mỹ và ảnh hưởng đến quan hệ Việt - Mỹ từ năm 1995
đến nay; Đề tài luận văn thạc sĩ của Nguyễn Bảo Chung (Học Viện Ngoại
giao, 2008), Chính sách của Việt Nam đối với người Việt Nam ở nước ngoài
trong thời kỳ đổi mới”
- Nhóm nghiên cứu về Ngoại giao văn hóa, quảng bá hình ảnh quốc
gia, các công trình này tập trung nghiên cứu về văn hóa Việt Nam và các
nước, trong đó, văn hóa là trụ cột để tiến hành công tác đối ngoại, thông tin
đối ngoại, quảng bá hình ảnh quốc gia, mối quan hệ công chúng với báo chí
9
trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia. Nhóm nghiên cứu này đã có một số
công trình nghiên cứu: Khóa luận tốt nghiệp của Tạ Thanh Thủy (Học viện
Báo chí và Tuyên truyền, 2009), Ngoại giao văn hóa trong việc quảng bá hình
ảnh Việt Nam ra thế giới; Khóa luận tốt nghiệp của Bùi Thị Vân Anh (Học
viện Báo chí và Tuyên truyền, 2011), Quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới
qua các tác phẩm văn học. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Vân
(Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, 2011), Mối quan hệ giữa
công chúng với truyền hình Việt Nam hiện nay. Công trình nghiên cứu của TS.
Đặng Thị Thu Hương (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, 2009),
Ngoại giao Văn hóa và Truyền thông văn hóa đối ngoại trong bối cảnh hội
nhập quốc tế.
- Nhóm nghiên cứu về công tác thông tin đối ngoại; thông tin đối ngoại
thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Các công trình nghiên
cứu này chủ yếu tập trung nghiên cứu về tình hình công tác thông tin đối
ngoại; hoạt động thông tin đối ngoại trên một số báo, đài cụ thể: Đề tài nghiên
cứu cấp Bộ (Ban Tuyên giáo Trung Ương, 2007), Đổi mới, nâng cao chất
lượng, hiệu quả của công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới; Công
trình nghiên cứu của Dương Văn Quảng (2009), Vai trò của Báo chí trong
công tác thông tin đối ngoại. Khóa luận tốt nghiệp của Lê Thị Minh Nguyệt
(Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2009), Hiệu quả hoạt động thông tin đối
ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài qua kênh truyền hình VTV4 (khảo sát
chương trình “gặp gỡ với khán giả VTV4”), Luận văn thạc sĩ của Trần Thị
Thanh Hương (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, 2011), Công
tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài, thực trạng và giải
pháp
Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài, tác giả luận văn đã bỏ khá
nhiều thời gian và công sức để tra cứu, tìm hiểu về đề tài mình nghiên cứu
10
nhưng phần đề tài tìm được chỉ mở ra cho cá nhân người viết các vấn đề
tương đối giống một phần đề tài mà người viết đang nghiên cứu, chẳng hạn,
đề tài liên quan đến đối ngoại, công tác đối ngoại, chính sách đối ngoại của ta
hiện nay, công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài,
thông tin đối ngoại ở báo điện tử Đảng cộng sản, ViệtNamnews Trong đó, có
một số đề tài nghiên cứu: PGS.TS. Phạm Minh Sơn và TS. Nguyễn Thị Quế
(2010), Thông tin đối ngoại – một số vấn đề lý luận và thực tiễn; Tô Quốc
Tuấn, (2006), luận văn Thạc sĩ, Nâng cao chất lượng, hiệu quả phát thanh đối
ngoại của Đài Tiếng nói Việt Nam; Trần Thị Thanh Hương (2011), luận văn
thạc sĩ. Công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài – thực
trạng và giải pháp có nhiều nét tương đồng với cá nhân người viết về quan
điểm nghiên cứu.
Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng thông tin đối ngoại trên truyền hình là một đề tài khó và mới. Qua
khảo sát và nghiên cứu tại Ban Tuyên giáo Trung Ương, Bộ Thông tin Truyền
thông, Học Viện báo chí và Tuyên truyền (Khoa quan hệ quốc tế); Trường Đại
học Xã hội và Nhân văn Hà Nội (Khoa báo chí và Truyền thông), cá nhân
người viết thấy rằng hiện nay ở trong và ngoài nước vẫn chưa thực hiện việc
khảo sát và đánh giá thực trạng một cách tổng quát, có hệ thống về công tác
thông tin đối ngoại trên truyền hình, cũng chưa đi sâu phân tích ưu, nhược
điểm và căn nguyên của nó, từ đó đề xuất các giải pháp mang tính thực tiễn
nhằm nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại trên truyền hình.
Hiện, ở Ban Tuyên giáo Trung Ương, Bộ Thông tin và Truyền thông có
tổ chức đi khảo sát tình hình thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại ở một số
đơn vị báo chí của ta như VTV4, Đài Truyền hình Việt Nam; VOV5, Đài
Tiếng nói Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam, song mới chỉ dừng lại ở bước
đầu thăm, làm việc và đưa ra đánh giá sơ bộ ban đầu, chưa có sự khảo sát và
11
đánh giá thực trạng kỹ lưỡng, cụ thể.
Là một người làm công tác quản lý Nhà nước về thông tin đối ngoại, cá
nhân người viết nhận thức rất rõ trách nhiệm và vai trò của mình trong việc
nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng thông tin đối
ngoại trên báo chí nói chung, truyền hình nói riêng. Hy vọng rằng, với sự nỗ
lực và tâm huyết của bản thân, luận văn sẽ đề xuất được những kiến nghị
mang tính thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin đối ngoại
trên truyền hình, góp phần thúc đẩy hiệu quả thông tin đối ngoại của báo chí.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Phương pháp luận của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Duy vật lịch
sử trong nghiên cứu;
- Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí học;
- Các quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về công
tác thông tin đối ngoại nói chung, công tác thông tin đối ngoại đối với báo chí
nói riêng;
- Tham khảo hệ thống giáo trình, sách tham khảo về báo chí học và
truyền thông đại chúng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đọc, phân tích tài liệu: Tìm, nghiên cứu và phân tích các
tài liệu (bao gồm sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu, các văn bản,
chỉ thị ) về truyền thông đại chúng, truyền hình hiện đại, công tác PR, thông
tin đối ngoại.
- Phương pháp sưu tầm, thống kê, phân tích, đánh giá, tổng hợp, so
sánh, đối chiếu, liệt kê
- Trao đổi với các chuyên gia, các nhà quản lý trong lĩnh vực truyền
12
hình và thông tin đối ngoại.
6. Những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài “Thông tin đối ngoại trên truyền hình Việt Nam hiện nay” là
một đề tài vừa có tính khoa học, vừa mang tính thực tiễn, góp phần ý nghĩa
vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin đối ngoại của báo chí nói
chung, và truyền hình nói riêng. Kết quả của việc đánh giá thực trạng cũng là
một căn cứ khách quan và quan trọng để các đơn vị truyền hình nhìn nhận lại
công tác thông tin đối ngoại của đơn vị mình, từ đó rút ra những bài học kinh
nghiệm và đề ra phương hướng, mục tiêu phát triển mới, góp phần quan trọng
vào việc đạt mục tiêu chung của nhiệm vụ thông tin đối ngoại.
Đồng thời, đề tài cũng là một trong những căn cứ giúp cơ quan quản lý
Nhà nước về báo chí và thông tin đối ngoại đề ra những biện pháp, chính sách
và phương hướng chỉ đạo phù hợp để phát triển công tác thông tin đối ngoại.
Và hy vọng rằng, đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo cho các phóng
viên, biên tập viên truyền hình làm thông tin đối ngoại, giúp các phóng viên,
biên tập viên có thêm kỹ năng và kinh nghiệm để triển khai thực hiện tốt
nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đối ngoại trên truyền hình. Đề tài nghiên cứu
cũng sẽ là một tư liệu tham khảo cho những người nghiên cứu thông tin đối
ngoại và báo chí, cũng như các sinh viên, học viên muốn tìm hiểu các vấn đề
liên quan đến đề tài.
7. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn còn
có 3 chương sau đây:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về thông tin đối ngoại và nhiệm
vụ của báo chí truyền thông.
13
Chương II: Thực trạng thông tin đối ngoại trên truyền hình hiện nay.
Chương III: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng,
hiệu quả thông tin đối ngoại trên truyền hình.
Nội dung luận văn sẽ được trình bày theo thứ tự chương, mục trên.
14
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI VÀ NHIỆM VỤ CỦA BÁO
CHÍ TRUYỀN THÔNG
1.1. Khái niệm thông tin đối ngoại
Có thể nói, “thông tin đối ngoại” là một khái niệm khá mới mẻ ở nước
ta, đặc biệt xuất hiện với tần số ngày càng nhiều trong mười năm trở lại đây.
Khái niệm về “Thông tin đối ngoại” đến nay vẫn gây nhiều tranh luận, bàn cãi
về nội hàm và phạm vi của nó. Các học giả, các nhà nghiên cứu, các nhà quản
lý đã từng thảo luận và đưa ra nhiều định nghĩa công bố trên báo, đài, tạp chí
chuyên ngành Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thống nhất về cách định nghĩa.
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, 2002: “Thông tin là
truyền cho nhau để biết [52, tr.953], đối ngoại là đối với nước ngoài, bên
ngoài, đường lối, chính sách, sự giao thiệp của Nhà nước, của một tổ chức
[52, tr.338]”. Như vậy, ở trong định nghĩa này, đã chỉ ra nội hàm của thông tin
và đối ngoại, tuy nhiên sự gắn kết để cho ra đời một định nghĩa hoàn chỉnh,
mang tính khoa học, đầy đủ ý nghĩa và nội hàm của nó thì vẫn chưa chỉ ra
được.
Có định nghĩa cho rằng “Thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan
trọng của công tác tư tưởng-văn hóa, đồng thời là bộ phận cấu thành hoạt
động đối ngoại của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân Việt
Nam”[4 , tr. 22]
.
Quan điểm khác lại cho rằng “Thông tin đối ngoại là một bộ phận rất
quan trọng của công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta nhằm làm cho các
nước, người nước ngoài (bao gồm cả người nước ngoài đang sinh sống, công
tác tại Việt Nam), người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài
hiểu về đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương chính sách và
15
thành tựu đổi mới của ta, trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế
giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc ” [10].
Trong một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu, đánh giá
chất lượng, hiệu quả của báo chí đối ngoại”, nhóm chủ trì nghiên cứu đề tài
đã đưa ra định nghĩa về thông tin đối ngoại như sau: “Thông tin đối ngoại là
những hoạt động thông tin ra bên ngoài có định hướng, thông qua những
phương thức khác nhau để giới thiệu và quảng bá hình ảnh đất nước, con
người Việt Nam ra bên ngoài nhằm tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân
dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho sự
nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước” [38].
Quy chế Quản lý Nhà nước về thông tin đối ngoại, định nghĩa rằng
“Thông tin đối ngoại là thông tin quảng bá hình ảnh quốc gia, đất nước, con
người, lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam; thông tin về chủ trương, đường lối
của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước Việt Nam ra thế giới và thông
tin về thế giới vào Việt Nam” [44].
Như vậy, lần đầu tiên một định nghĩa chính thức về ‘thông tin đối ngoại
được đưa vào khẳng định trong văn bản quy phạm pháp luật” [39], thể hiện
khá đầy đủ về nội dung của nó. Phạm vi thông tin đối ngoại cũng được xác
định rõ ràng, gồm cả thông tin Việt Nam ra thế giới và cả thông tin thế giới
vào Việt Nam.
Mới đây nhất, Chiến lược Phát triển Thông tin đối ngoại giai đoạn 2011
– 2020 do Bộ chính trị thông qua ngày 14 tháng 2 năm 2012, trong đó nhấn
mạnh rằng “Thông tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong công tác
tuyên truyền và công tác tư tưởng của Đảng ta góp phần quan trọng vào quá
trình hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, từng
16
bước làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính
trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ…khuyến khích người Việt Nam ở
nước ngoài gắn bó với quê hương, đóng góp vào sự nghiệp đổi mới đất
nước.” [11].
Như vậy, định nghĩa này đã rất bao quát và đầy đủ về nội dung của
thông tin đối ngoại, khẳng định thông tin đối ngoại là bộ phận không thể tách
rời của công tác tuyên truyền và công tác tư tưởng nhằm làm cho nhân dân
trong nước và quốc tế biết và hiểu về Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự nghiệp
đổi mới đất nước.
Trong bối cảnh hiện nay, ranh giới giữa thông tin đối nội và thông tin
đối ngoại càng trở nên mờ nhạt, khó xác định, đặc biệt trong bối cảnh hội
nhập toàn diện, sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội. Trong đó, công nghệ thông
tin đang trở thành động lực, công cụ để thúc đẩy phát triển xã hội. Thông tin
không chỉ dừng lại ở các sản phẩm báo chí, sách báo, ấn phẩm, sản phẩm cụ
thể, mà nó còn được đưa lên mạng Internet, xóa nhòa ranh giới giữa đối nội
và đối ngoại. Người viết cho rằng sự phân định ấy chỉ mang ý nghĩa tương
đối, bởi hiện nay, thông tin đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết, chặt chẽ
với nhau, gắn bó không tách rời, bổ sung và tác động qua lại lẫn nhau.
Xác định và làm rõ nội hàm khái niệm của thông tin đối ngoại, từ đó
xác định rõ nhiệm vụ của thông tin đối ngoại là gì? Đối tượng hướng đến gồm
những ai? Địa bàn nào cần được ưu tiên tuyên truyền? Và làm cách nào để
thực hiện thông tin, tuyên truyền, quảng bá và phản bác lại thông tin sai trái
của các thế lực thù địch phản động trong và ngoài nước một cách có hiệu quả
là một việc làm vô cùng cần thiết và cấp bách hiện nay. Trong đó, xác định
đúng, trúng đối tượng thông tin, tuyên truyền là một nhiệm vụ tiên quyết, góp
phần quan trọng, tạo nên hiệu quả của công tác thông tin đối ngoại.
17
Trong quá trình nghiên cứu, cá nhân người viết cho rằng định nghĩa
trên đã chỉ ra được bản chất và nội dung của thông tin đối ngoại. Song, nó vừa
mang tính khái quát cao, vừa khá cụ thể và chi tiết. Nếu xác định thông tin đối
ngoại là một bộ phận quan trọng của công tác tuyên truyền và công tác tư
tưởng thì quá rộng, cần phải thu hẹp lại nội hàm của khái niệm để xác định
trúng nhiệm vụ. Vì vậy, theo người viết, “Thông tin đối ngoại là một bộ phận
của thông tin, thông qua những phương thức khác nhau để thông tin, giới
thiệu và quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới, đồng
thời phản bác các quan điểm sai trái, những luận điệu xuyên tạc của các thế
lực thù địch, góp phần làm cho nhân dân trong nước và quốc tế, kiều bào ta ở
nước ngoài hiểu về Việt Nam và ủng hộ Việt Nam trên con đường bảo vệ, xây
dựng và phát triển đất nước”.
1.2. Đối tượng thông tin đối ngoại
Để thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin đối ngoại, trước hết chúng ta cần
xác định và làm rõ đối tượng thông tin của nó. Trên thực tế, khó có thể phân
định rạch ròi ranh giới giữa tuyên truyền đối nội và đối ngoại, nếu chúng ta
không xác định rõ đối tượng tuyên tuyền. Có thể nói, xác định đúng và trúng
đối tượng cần thông tin sẽ mang lại hiệu quả thông tin cao. Trong nghiên cứu
này, người viết tạm thời chia đối tượng thông tin đối ngoại thành 2 nhóm đối
tượng chính:
1.2.1. Nhóm đối tượng ở ngoài nước
Đây là nhóm đối tượng rất quan trọng, gồm các tổ chức, định chế quốc
tế, chính giới, học giả, báo chí, nhà kinh doanh, bạn bè quốc tế, nhân dân các
nước và người Việt Nam đang sinh sống, học tập, lao động và công tác ở nước
ngoài, đặc biệt là giới trẻ.
Trước hết là nhóm đối tượng người nước ngoài, hay còn gọi là nhân
18
dân thế giới sống ở các nước, bao gồm bộ máy nhà nước của các quốc gia,
các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các nhà hoạt động xã hội và
đồng đảo tầng lớp quần chúng nhân dân trên thế giới.
Đây là nhóm đối tượng rất quan trọng, chiếm số lượng đông đảo trên
thế giới. Nhóm đối tượng này có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình bảo vệ,
xây dựng và phát triển đất nước ta. Trong chiến tranh, chính nhóm đối tượng
này đã đứng lên bảo vệ và đòi Chính phủ các nước chấm dứt chiến tranh với
Việt Nam. Hãy ngược dòng thời gian quay lại những năm 1960, 1970. Lúc
bấy giờ, tại Cộng hòa Liên bang Đức, các tầng lớp nhân dân của hơn 50 thành
phố đồng loạt biểu tình, phân phát 20 vạn truyền đơn trong nhân dân và cả
lính Mỹ đóng ở nước này để kêu gọi nhà cầm quyền Mỹ chấm dứt ngay cuộc
chiến tranh phi nghĩa chống nhân dân Việt Nam. Và ngay trong chính đất
nước Mỹ, phòng trào phản đối chiến tranh làm “rung chuyển” nước Mỹ, nhiều
công dân Mỹ đã tuẫn tiết. Hình ảnh N. Morrison tẩm dầu tự thiêu đã đánh
thức cả thế hệ thanh niên Mỹ tránh xa cuộc chiến tranh phi nghĩa. Đến năm
1967, toàn nước Mỹ có hơn 200 tổ chức chống chiến tranh xâm lược của Mỹ
ở Việt Nam. Các hoạt động như thế “lan truyền” mạnh mẽ sang các nước nói
tiếng Pháp ủng hộ Việt Nam, các hoạt động đã diễn ra rất sôi động và hiệu
quả. Tại Thụy Điển, phong trào “Một triệu cua-ron ủng hộ Mặt trận dân tộc
giải phóng miền Nam Việt Nam” diễn ra rất rầm rộ. Và chính tại Nhật Bản,
cuộc đấu tranh mùa xuân năm 1965 đã thu hút 91 tổ chức công đoàn tiến hành
tổng bãi công chống sản xuất hàng cho quân đội Mỹ ở Việt Nam
Và cũng chính nhóm đối tượng này, ngày nay vẫn ra sức ủng hộ công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam, để từng bước
Việt Nam khẳng định vị thế, vai trò của mình trong các tổ chức ASEAN (các
nước Đông Nam Á), APEC (Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình
Dương), WTO (Tổ chức thương mại Thế giới), UN (Tổ chức Liên Hợp
19
quốc) Trong các hoạt động nhân đạo, hàng năm, rất nhiều đoàn chuyên gia
của các nước trên thế giới đã vào giúp đỡ Việt Nam theo con đường viện trợ
phi Chính phủ, gần 400 triệu USD cho các dự án nhân đạo và phát triển trong
những năm gần đây.
Vì vậy, có thể khẳng định rằng, nhóm đối tượng này cũng được xem là
nhóm đối tượng trọng điểm của thông tin đối ngoại, tuy nhiên, tùy từng nhóm
đối tượng cụ thể, chúng ta có cách thức, nội dung thông tin, tuyên truyền phù
hợp để tác động đến nhận thức, và tình cảm của họ, nhằm làm cho bạn bè thế
giới ngày càng hiểu ta hơn và tiến tới ủng hộ ta hơn.
Nhóm đối tượng thứ hai là cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
(bao gồm kiều bào ta ở nước ngoài; giới học giả nghiên cứu; lưu học sinh,
sinh viên, người Việt Nam lao động ở nước ngoài…)
Có thể nói, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận
không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhìn chung, đại đa số
người Việt Nam ta ở nước ngoài đều hướng về quê hương đất nước.
Theo số liệu do Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
cung cấp, hiện có hơn 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống, lao động và
học tập tại 101 nước và vùng lãnh thổ, trong đó khoảng 300.000 người có
trình độ đại học trở lên. Hàng năm có khoảng 500.000 lượt kiều bào về thăm
quê hương, đóng góp chuyên môn, đầu tư, kinh doanh, giao lưu văn hóa, nghệ
thuật, từ thiện, nhân đạo…
Kiều hối những năm gần đây tăng trung bình 10 - 15%. Lượng kiều hối
chuyển về Việt Nam trong năm 2011 vượt xa con số dự báo 6 tỉ USD khi đạt
trên 9 tỉ USD. Năm 2011, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam tăng thêm gần
7%. Về đầu tư, hiện có khoảng 3.000 dự án của kiều bào đầu tư về nước với
tổng vốn gần 2 tỷ USD, trong đó 2/3 dự án làm ăn có hiệu quả.
20
Tại Mỹ, hiện có khoảng 2,5 triệu người Việt Nam sinh sống, tập trung
chủ yếu tại các khu vực như bang California (tập trung tại các thành phố San
Jose, Garden Grove, Los Angeles, Westminster, San Francisco, Texas )
Tại Châu Á, cộng đồng người Việt có gần 1 triệu người, tập trung nhiều
nhất ở Đài Loan, Campuchia, Malaysia. Người Việt Nam có mặt tại các quốc
gia này chủ yếu theo 2 diện: xuất khẩu lao động và hôn nhân. Riêng về di cư
bắt nguồn từ hôn nhân, đến nay số lượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài
Loan chiếm gần 90% tổng số phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài.
Tại Châu Âu, hiện có trên 700 ngàn người Việt Nam sinh sống, trong
đó, tập trung nhiều nhất tại các quốc gia: Pháp (300 ngàn người), Nga (100
ngàn người), Đức (100 ngàn người), Anh (50 ngàn người) và Séc (35 ngàn).
Cộng đồng người Việt ở Châu Âu không sống tập trung như tại Hoa Kỳ mà
rải rác ở 37 quốc gia. Tuy vậy, mức độ liên kết của cộng đồng khá mật thiết
do khả năng qua lại dễ dàng giữa các quốc gia EU. Đặc điểm chính của nhóm
cộng đồng người Việt ở Châu Âu chủ yếu kinh doanh buôn bán và các du học
sinh.
Một số cộng đồng người Việt tại Pháp, Mỹ, Úc ra đi từ những năm
chiến tranh nên họ có quan điểm khác biệt về chính trị. Một bộ phận người
Việt tại các nước Pháp, Mỹ, Úc vẫn nặng tư tưởng thuyền nhân, nên nhiều
người trong số họ tiếp tục tư tưởng “chống Việt” điên cuồng, theo đuổi ý đồ
lật độ chính quyền cách mạng trong nước, phản đối sự nghiệp bảo vệ, xây
dựng và phát triển đất nước của nhân dân ta.
Trong những năm qua, thông tin đến với kiều bào ta ở nước ngoài nhìn
chung còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của bà con Việt kiều. Thông tin
trên các phương tiện truyền thông đại chúng đa phần chưa đến được với bà
con Việt kiều, các sản phẩm thông tin đối ngoại của ta còn manh mún, chưa
21
hấp dẫn cả về hình thức lẫn nội dung. Thế nên, một điều dễ nhận thấy khi đi
ra nước ngoài, hầu hết bà con ta “đói” thông tin, chủ yếu nghe, xem thông tin
qua mạng, rồi truyền tin nhau và “tam sao thất bản”, vì không phải ai cũng có
thể sử dụng máy tính để truy cập Internet, đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy,
thông tin bằng hình ảnh có một ý nghĩa quan trọng, là minh chứng sinh động
về sự phát triển, đi lên của đất nước ta hiện nay.
1.2.2. Nhóm đối tượng ở trong nước
Nhóm đối tượng này gồm người nước ngoài sinh sống, học tập, làm
việc tại Việt Nam, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế, các hãng
thông tấn báo chí, các nhà đầu tư, khách du lịch nước ngoài (sau đây gọi tắt là
người nước ngoài ở Việt Nam) và đông đảo tầng lớp nhân dân trong nước.
Người nước ngoài ở Việt Nam là nhóm đối tượng đặc biệt quan trọng,
là những “nhà thông tin, tuyên truyền trực tiếp” về hình ảnh của một đất nước
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Tùy theo từng nhóm đối tượng cụ thể mà có
nhu cầu tìm hiểu thông tin về Việt Nam khác nhau. Song, nhìn chung, trong
thời gian sinh hoạt, làm việc tại Việt Nam, nhu cầu thông tin của người nước
ngoài trở thành thường nhật và đa dạng, quan tâm cả hai phạm trù công việc
và ngoài công việc dĩ nhiên với mức độ khác nhau.
Kết quả “Khảo sát thăm dò tìm hiểu dư luận nước ngoài về Việt Nam”
do Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện vào
tháng 12 năm 2009, với 4 nhóm đối tượng chính, gồm lãnh đạo, đại diện các
tổ chức ngoại giao, phi chính phủ, các định chế nước ngoài khác tại Việt
Nam; Các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Các phóng viên thông tấn, báo
chí, truyền hình nước ngoài tại Việt Nam và Khách du lịch nước ngoài tại Việt
Nam. Cuộc điều tra được thực hiện trên địa bàn Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng và Quảng Ninh, với hơn 1000 số phiếu điều tra, tập trung vào 4 vấn đề
22
trọng tâm: Dư luận nước ngoài về các lĩnh vực kinh tế, du lịch, đầu tư và sinh
hoạt của VN; Nhu cầu thông tin về Việt Nam của người nước ngoài; Khả
năng khai thác những thông tin đó ra sao? Cần thay đổi phương thức, nội
dung thế nào để đưa thông tin tới người nước ngoài tại Việt Nam và trên thế
giới hiệu quả hơn?
Kết quả chỉ ra rằng 24% (cao nhất) số người được hỏi biết đến Việt
Nam vì nhờ chiến thắng trong 2 cuộc chiến với Pháp và Mỹ; trên 20% số
người được hỏi cho rằng biết đến Việt Nam vì có nền văn hóa lâu đời; 20%
biết đến Việt Nam do có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng; 19% biết đến
Việt Nam vì một thị trường đầy tiềm năng và cơ hội làm ăn tốt.
Theo kết quả của cuộc khảo sát, đối với người nước ngoài ở Việt Nam,
hình ảnh Việt Nam trong mắt họ vẫn mang đậm chất lịch sử. Một Việt Nam
năng động, đổi mới vẫn chưa được nhiều người nước ngoài biết đến. Đây
cũng là trách nhiệm của những người làm công tác thông tin đối ngoại trong
việc thông tin, cung cấp các thông tin cần thiết đến nhóm đối tượng trọng
điểm của thông tin đối ngoại ngay chính trên đất nước mình.
Nhóm đối tượng người Việt Nam ở trong nước cũng là một bộ phận
quan trọng cần được thông tin đầy đủ. Để thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin đối
ngoại, mỗi người dân Việt Nam phải là một đại sứ để giới thiệu, quảng bá
hình ảnh con người, văn hóa đất nước mình, từ đó, tạo dựng mạng lưới bạn
bè, gây dựng tình cảm giữa người dân với người dân, làm nền tảng cho đối
ngoại của Đảng và ngoại giao của Nhà nước. Thông tin đối ngoại, trước hết,
phải đối ngoại tại chỗ, phải làm cho nhân dân nước mình hiểu được sứ mệnh,
vai trò của công tác thông tin đối ngoại, để giúp người dân biết, dân hiểu, dân
tự nguyện tham gia vào nhiệm vụ thông tin đối ngoại. Đây sẽ là nguồn lực vô
cùng quý báu đối với sự phát triển của đất nước.
23
Thiết nghĩ, một việc làm rất quan trọng hiện nay cần phải được chú
trọng và nhắc đến trong khái niệm của thông tin đối ngoại, đó là công tác
ngoại giao nhân dân. Muốn công tác tuyên truyền đối ngoại ra bên ngoài có
hiệu quả, phải có sự phối hợp, quyết tâm, đồng lòng và đồng sức của toàn
Đảng, toàn Dân. Phải làm dân hiểu và nhận thức rõ thông tin đối ngoại là gì?
Tầm quan trọng của công tác này? Từ đó, nêu cao tinh thần, trách nhiệm của
nhân dân trong việc ứng xử, tuyên truyền, thông tin ra bên ngoài cho các đối
tượng người nước ngoài hiện đang sinh sống, làm việc hoặc du lịch ở Việt
Nam.
1.3. Đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về thông tin đối
ngoại
Trong những năm qua, đặc biệt hơn 10 năm trở lại đây, công tác thông
tin đối ngoại đã được Đảng và Chính phủ quan tâm đặc biệt. Bộ Chính trị,
Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, chỉ thị,
thông báo và các văn bản pháp luật nhằm tăng cường và đẩy mạnh công tác
thông tin đối ngoại nói chung, báo chí truyền hình nói riêng.
Chỉ thị 11-CT/TW ngày 13 tháng 6 năm 1992 của Ban Bí thư TW Đảng
khóa VII về đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại được xem là
Chỉ thị quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến hết sức
phức tạp và nhanh chóng. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và
Liên Xô sụp đổ, phong trào cộng sản, phong trào giải phóng dân tộc lâm vào
tình trạng khủng hoảng. Các thế lực thù địch đang đẩy mạnh các hoạt động
thông tin liên lạc nhằm kích động, xuyên tạc và chống lại Chủ nghĩa xã hội
nói chung và Việt Nam nói riêng.
Do đó, Chỉ thị 11 có ý nghĩa vô cùng quan trọng, xác định nhiệm vụ
thông tin đối ngoại phải lật sang một trang sử mới, nhằm làm cho Chính phủ
24
và nhân dân các nước trên thế giới biết đến đất nước, con người của ta, hiểu
rõ chính sách đối ngoại của ta để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước
trên con đường xây dựng và phát triển. Chỉ thị 11 xác định tăng cường thông
tin về đường lối, chính sách và thành tựu đổi mới toàn diện của ta, gồm chính
sách đối ngoại và chính sách kinh tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người
lịch sử và văn hóa ta. Trong đó, khẳng định truyền hình là lực lượng chủ lực
làm thông tin đối ngoại, với mục tiêu “mở rộng việc trao đổi chương trình và
hợp tác với đài truyền hình các nước”.
Tiếp đó là Thông báo số 188/TB-TW ngày 29 tháng 12 năm 1993 của
Thường vụ Bộ Chính trị về công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới,
trong đó quy định cụ thể chi tiết các nhiệm vụ và giao các đơn vị quản lý chủ
trì thực hiện. Nhiệm vụ của Thông báo số 188/TB-TW tiếp tục xác định đẩy
mạnh công tác thông tin thông qua lực lượng truyền thông đại chúng “tiếp tục
đầu tư và nâng cao chất lượng hệ thống thông tấn báo chí, xuất bản quốc gia
như Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt
Nam, một số báo và nhà xuất bản lơn để làm nòng cốt cho công tác thông tin
đối ngoại”.
Đến năm 2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10/2000/CT-
TTg ngày 26 tháng 4 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản
lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại. Suốt 8 năm thực hiện Chỉ thị 11-
CT/TW của Ban Bí thư và Thông báo số 188/TB-TW của Thường vụ Bộ
Chính trị đã bộc lộ nhiều “hạn chế và yếu kém” về công tác quản lý và phối
hợp giữa các Ban, ngành chỉ đạo, tổ chức thực hiện, thông tin đối ngoại có
nhiều mặt chưa rõ, nên quá trình triển khai còn nhiều “lúng túng, thiếu đồng
bộ và kém hiệu quả”. Trong bối cảnh mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các
Bộ, ngành và địa phương các cấp phải thấu suốt và thực hiện các nhiệm vụ
trong tâm của thông tin đối ngoại, trong đó xác định Bộ Văn hóa – Thông tin
25
là đơn vị chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước về công tác thông tin đối ngoại. Như vậy, lần đầu tiên Nhà nước
xác định và phân công rõ nhiệm vụ Bộ Văn hóa - Thông tin, nay là Bộ Thông
tin và Truyền thông chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về thông tin đối
ngoại.
Sau đó, Nghị Quyết số 36/NQ-TW ngày 26 tháng 3 năm 2004 của Bộ
chính trị nhấn mạnh về công tác người Việt Nam ở nước ngoài; Nghị Quyết
số 110/2004/QĐ – TTg ngày 23 tháng 6 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36/
NQ - TW ngày 26 tháng 3 năm 2004 của Bộ Chính trị là những Nghị Quyết
quan trọng, thể hiện quyết tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong việc đưa
thông tin Việt Nam ra nước ngoài nhằm để bà con Việt kiều và bạn bè quốc tế
biết và hiểu hơn về đất nước ta.
Chỉ thị 26-CT/TW ngày 10 tháng 9 năm 2008 của Ban Bí thư về tiếp
tục tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới là một Chỉ thị
quan trọng, có ý nghĩa thúc đẩy công tác đối ngoại sang một bước mới. Lần
đầu tiên, Đảng ta xác định cần phải đổi mới, tăng cường công tác thông tin
đối ngoại, đổi mới cả về nội dung và phương thức thực hiện, đổi mới cả số
lượng và chất lượng. Trong đó, xác định tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ
thuật cho hoạt động thông tin đối ngoại, phát triển các phương tiện thông tin
hiện đại, nhất là Internet, truyền hình cáp; đầu tư có trọng điểm cho một số
báo hình, báo viết, báo mạng, bằng tiếng Việt Nam và tiếng nước ngoài, tạo ra
những thương hiệu báo chí Việt Nam có uy tín quốc tế.
Ngày 28 tháng 11 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định
thống nhất quản lý Nhà nước về thông tin đối ngoại. Quy chế Quản lý Nhà
nước về thông tin đối ngoại có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, lần đầu tiên
quy định thống nhất hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung Ương đến