Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Truyền thông sự kiện FESTIVAL Huế định kỳ trên báo Thừa Thiên - Huế, Vietnamnet, Vnexpress ( Khảo sát các năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.69 MB, 137 trang )

- 1 -


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN




HỒ THỊ DIỆU TRANG





TRUYỀN THÔNG SỰ KIỆN FESTIVAL HUẾ
ĐỊNH KỲ TRÊN BÁO THỪA THIÊN- HUẾ,
VIETNAMNET, VNEXPRESS
( Khảo sát các năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010)



LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC







TP. Hồ Chí Minh- 2011




- 2 -

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN





HỒ THỊ DIỆU TRANG



TRUYỀN THÔNG SỰ KIỆN FESTIVAL HUẾ
ĐỊNH KỲ TRÊN BÁO THỪA THIÊN- HUẾ,
VIETNAMNET, VNEXPRESS
(Khảo sát các năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010)



Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái






TP. Hồ Chí Minh- 2011



- 3 -
MỤC LỤC


Mục lục 3
Danh mục ký hiệu từ viết tắt 5
Danh mục các bảng biểu, mô hình 6
Danh mục các ảnh 7
PHẦN MỞ ĐẦU 8
1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài 8
2. Lịch sử nghiên cứu 9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11
3.1. Mục đích nghiên cứu 11
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 11
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 11
4.1. Đối tượng nghiên cứu 11
4.2. Phạm vi nghiên cứu 11
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 12
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 12
6.1. Ý nghĩa lý luận 12
6.2. Ý nghĩa thực tiễn 13
7. Kết cấu đề tài 13
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG TRÊN BÁO CHÍ 14
1.1. Truyền thông 14

1.1.1. Khái niệm 14
1.1.2. Phân loại truyền thông 16
1.2. Truyền thông trên báo chí 16
1.3. Truyền thông sự kiện Festival Huế 17
1.3.1. Xác lập bối cảnh văn hóa Huế 17
1.3.2. Khái niệm Festival 19
1.3.3. Tổng quan về Festival Huế 20
1.3.4. Festival Huế - Một hiện tượng văn hóa đương đại ở Việt Nam 23
1.4. Truyền thông sự kiện Festival Huế trên một tờ báo in và hai tờ báo điện tử 24
1.4.1. Báo Thừa Thiên-Huế 24
1.4.2. Báo VietnamNet và VnExpress 26
- 4 -
Chƣơng 2 QUÁ TRÌNH CHUYÊN NGHIỆP HÓA TRUYỀN THÔNG SỰ
KIỆN FESTIVAL HUẾ ĐỊNH KỲ TRÊN BÁO THỪA THIÊN- HUẾ,
VIETNAMNET, VNEXPRESS (TỪ 2000-2010) 28
2.1. Tính định kỳ của Festival Huế 28
2.2. Kế hoạch hoạch định tổ chức truyền thông trên báo Thừa Thiên-Huế,
VietnamNet, VnExpress 30
2.3. Thực tiễn truyền thông Festival Huế trên báo Thừa Thiên –Huế,
Vietnamnet, VnExpress 33
2.3.1. Những nội dung Festival Huế được truyền thông trước, trong và sau sự
kiện diễn ra 33
2.3.2. Truyền thông Festival Huế bằng ngôn ngữ báo in: báo Thừa Thiên-Huế 45
2.3.3. Truyền thông Festival Huế bằng ngôn ngữ báo điện tử: VietnamNet và
VnExpress 56
2.4. Sự phát triển tính chuyên nghiệp của truyền thông Festival Huế trên báo
Thừa Thiên –Huế, VietnamNet, VnExpress qua các kỳ tổ chức 68
2.4.1. Thay đổi về chất qua các đợt truyền thông sự kiện Festival Huế 68
2.4.2. Tính chuyên nghiệp được nâng cao qua 6 lần tổ chức 71
2.4.3. Tiến đến quản trị truyền thông Festival Huế trong tương lai 73

Chƣơng 3 TRUYỀN THÔNG SỰ KIỆN FESTIVAL HUẾ TỪ GÓC NHÌN PR
TRONG MÔI TRƢỜNG TRUYỀN THÔNG ĐẦU THẾ KỶ XXI 75
3.1. Nhận diện môi trƣờng truyền thông đầu thế kỷ XXI 75
3.1.1. Quốc tế 75
3.1.2. Việt Nam 76
3.2. Thành công và hạn chế của công tác truyền thông sự kiện Festival Huế
trên báo Thừa Thiên –Huế, VietnamNet và VnExpress 77
3.2.1. Thành công 77
3.2.2. Hạn chế 81
3.3. Bài học kinh nghiệm truyền thông Festival Huế từ báo Thừa Thiên–Huế,
VietnamNet và VnExpress 84
3.4. Giải pháp PR cho Festival Huế trên báo chí sau 6 kỳ tổ chức 87
3.5. Xây dựng mô hình truyền thông Festival Huế trong tƣơng lai 89
3.5.1. Mô hình quy trình truyền thông đối với báo in 89
3.5.2. Mô hình quy trình truyền thông cho báo điện tử 96
PHẦN KẾT LUẬN 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
PHỤ LỤC 107


- 5 -


DANH MỤC KÝ HIỆU TỪ VIẾT TẮT

Stt
Ký hiệu, viết tắt
Tên đầy đủ
1
BTC

Ban tổ chức
2
ĐHQG
Đại học Quốc gia
3
NXB
Nhà xuất bản
4
PR
Pulic Relation- Quan hệ công chúng
5
PSA
Phóng sự ảnh
6
PTTT
Phương tiện truyền thông
7
SWOT
Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats :
thế mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức
8
TT-H
Thừa Thiên-Huế
9
UBND
Ủy ban nhân dân
10
VH-TT
Văn hóa-Thông tin
11

VH-TT-DL
Văn hóa-Thể thao-Du lịch
12
VNE
Báo VnExpress
13
VNN
Báo VietnamNet

























- 6 -


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, MÔ HÌNH

Stt
Tên bảng biểu, mô hình
Trang
1
Bảng 2.1: Thời gian truyền thông sự kiện Festival Huế trên
báo Thừa Thiên- Huế
30
2
Bảng 2.2: Bảng thống kê dung lượng các đề tài truyền thông
trên báo Thừa Thiên- Huế trước khi diễn ra lễ hội
32
3
Bảng 2.3: Tin, bài giới thiệu điểm đặc sắc của Festival Huế
trên VnExpress
35
4
Bảng 2.4: Tin, bài phản ánh trước khi diễn ra Festival Huế trên
VietnamNet
36
5
Bảng 2.5: Số lượng tin, bài khi Festival đang diễn trên báo
VietnamNet và VnExpress
37

6
Bảng 2.6: Số lượng tin bài phản ánh khi sự kiện Festival Huế
diễn ra của VNN, VNE, TT-H qua các kỳ Festival Huế
39
7
Bảng 2.7: Bảng thống kê các đề tài truyền thông trên báo Thừa
Thiên- Huế trong khi diễn ra lễ hội
40
8
Bảng 2.8: Bảng thống kê dung lượng các đề tài truyền thông
trên báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress sau khi
diễn ra lễ hội
44
9
Bảng 2.9: Số lượng ảnh trong tin bài Festival trên VnExpress và
VietnamNet
63
10
Bảng 2.10: Số lượng ảnh trong Chùm ảnh, phóng sự ảnh
trên VietnamNet và VnExpress
65
11
Bảng 3.1. Số lượng công chúng tiếp xúc thông tin qua các
PTTT năm 2002
81
12
Mô hình 3.1: Mô hình truyền thông Festival Huế cho báo in
88
13
Mô hình 3.2: Mô hình truyền thông Festival Huế cho báo điện tử

95












- 7 -



DANH MỤC CÁC ẢNH


Stt
Tên ảnh
Trang
1
Ảnh 2.1: Chuyên mục “Góc nhìn Huế” Báo TT-H, 5/5/2002
44
2
Ảnh 2.2: Chuyên mục “Bên lề Festival”, báo TT-H, 16/5/2002
45
3

Ảnh 2.3: Chuyên mục “Tiến tới Festival” với logo chung của
Festival Huế 2002 báo TT-H, 9/4/2000
46
4
Ảnh 2.4: Chuyên mục “Góc sinh viên” 20/4/2002
46
5
Ảnh 2.5: Chùm tin ngắn trên báo TT-H, 13/6/ 2004
47
6
Ảnh 2.6: Chùm tin vắn “Sôi động Festival”, báo TT-H, 6/5/2002
48
7
Ảnh 2.7: Phóng sự “Người dân Huế trước ngày Festival”chuyên
mục Phóng sự, báo TT-H, ngày 7/4/2000
49
8
Ảnh 2.8 “Toàn cảnh lễ khai mạc lễ hội Festival Huế 2000”, báo
TT-H, 16/4/2000
52
9
Ảnh 2.9: Chùm ảnh hoạt động biểu diễn trong lễ khai mạc, báo TT-H
52
10
Ảnh 2.10: PSA“Trên sàn diễn Festiva Huế 2002, báo TT-H
53
11
Ảnh 2.11: Thông tin về Festival Huế 2006 trên giao diện VNE
54
12

Ảnh 2.12: Bài viết về Festival 2010 trên chuyên mục Văn hóa -VNN
57
13
Ảnh 2.13: Thông tin về Festival 2010 trên chuyên mục Xã hội - VNE
58
14
Ảnh 2.14: Siêu liên kết thể hiện ở Tin liên quan trên VNN
59
15
Ảnh 2.15: Siêu liên kết thể hiện trên VNE
59
16
Ảnh 2.16: “Hào khí Hoa Lư” tiết mục mở màn đêm khai mạc- VNN
63
17
Ảnh 2.17: Màn múa hát cung đình Huế - VNN
64
18
Ảnh 2.18: Hát quan họ Bắc Ninh -VNN
64
19
Ảnh 2.19: Chùm ảnh thả diều tại lễ hội Festival Huế- VNN
66










- 8 -
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài
Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là Thủ phủ của 9 đời chúa
Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của quốc
gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ
trong lòng những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu
trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Suốt mấy thế kỷ, bao nhiêu tinh
hoa của cả nước được chắt lọc hội tụ về đây hun đúc cho một nền văn hóa đậm đà
bản sắc để hoàn chỉnh cho một bức cảnh thiên nhiên tuyệt vời sẵn bày sông núi hữu
tình thơ mộng.
Có thể nói Cố đô Huế chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh
thần của người dân Việt Nam nói chung và người dân Huế nói riêng. Việc tổ chức
một festival với quy mô lớn có ý nhĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo tồn và phát
huy di sản văn hóa Huế. Với ý nghĩa đó, Festival Huế đã được tổ chức lần đầu tiên
vào năm 2000 và đến nay đã được tổ chức 6 kỳ. Festival Huế là lễ hội đương đại
đầu tiên ở Việt Nam đựợc phát triển trên quan niệm mới về lễ hội, lấy mô hình của
các festival của các thành phố nổi tiếng trên thế giới làm mẫu hình tổ chức với sự tài
trợ của nhiều tổ chức quốc tế. Trải qua 6 lần tổ chức, Festival Huế đã có những
thành công nhất định, góp phần đáp ứng nhu cầu tìm hiểu văn hóa Huế, con người
Huế của du khách trong và ngoài nước.
Trong thập niên đầu của thế kỉ 21, Festival Huế được đánh giá là một sự kiện
văn hóa lớn, thành công và đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì thế, Festival Huế đã
trở thành sự kiện truyền thông quan trọng luôn được các phương tiện truyền thông
đặc biệt chú ý, thông tin sâu sát và toàn diện. Sự kiện Festival Huế được phản ánh
dưới góc nhìn báo chí không chỉ cung cấp thông tin, giải trí, giới thiệu và truyền
thông về văn hóa Huế mà còn giúp cho các cơ quan, ban tổ chức rút ra những bài
học kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp để hoàn thiện hơn công tác tổ chức các kỳ

festival sau.
- 9 -
Trên những cơ sở đó, các cơ quan chức năng, ban ngành sẽ có một cái nhìn tổng
thể, toàn diện để tiếp tục xây dựng và phát triển một Festival Huế vừa mang tính
dân tộc vừa mang tính hiện đại, hướng đến tổ chức một festival chuyên nghiệp, hòa
chung vào xu hướng giao lưu và hội nhập văn hóa trong khu vực và trên thế giới.
Với những ý nghĩa thực tiễn đó, chúng tôi chọn “Truyền thông sự kiện Festival
Huế định kỳ trên báo Thừa Thiên-Huế, VietnamNet, VnExpress (khảo sát các
năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010)” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Festival Huế là sự kiện văn hóa quan trọng của Huế. Tính đến năm 2010, sự kiện
này đã tổ chức 6 lần liên tiếp (năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010). Vì thế
trong nhiều năm qua, một số học giả, nhà văn hóa, nhà khoa học đã có một số công
trình nghiên cứu về Festival Huế ở nhiều góc độ khác nhau.
Công trình đầu tiên có thể kể đến là các đánh giá chính thức của các nhà tổ chức
Festival Huế, do Ủy ban Nhân dân tỉnh chủ trì. Đây là những báo cáo đánh giá của
bản thân các nhà tổ chức sau mỗi kỳ festival, chủ yếu mang tính chất tổng kết công
tác và đề ra phương hướng cho các kỳ tổ chức festival sau. Chẳng hạn như: Báo cáo
tổng kết Festival 2000, 2004, 2006, 2008, 2010 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa
Thiên- Huế, Báo cáo tổng kết năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006,
2007, 2008, 2009, 2010 của Sở Du lịch Thừa Thiên- Huế. Những báo cáo tổng kết
này đã đúc rút được những ưu điểm và hạn chế của các kỳ festival, đánh giá tác
động của lễ hội và rút ra những kinh nghiệm để tổ chức các kỳ lễ hội lần sau.
Các báo cáo tổng kết cũng nêu rõ những thành công của Festival Huế để lại
những ấn tượng sâu đậm với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Công tác tổ chức
được đổi mới và mang tính chuyên nghiệp. Công tác tuyên truyền truyền thông
được chú trọng. Chương trình nghệ thuật có chất lượng cao, thể loại phong phú, thể
hiện rõ chủ đề Festival Huế và bản sắc độc đáo của văn hóa các dân tộc. Công tác
an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm đạt hiệu quả tuyệt đối. Công

tác lưu trú, hoạt động dịch vụ du lịch đáp ứng yêu cầu. Hoạt động thương mại, dịch
- 10 -
vụ tiếp tục sôi động. Công tác kêu gọi tài trợ có phát triển góp phần chủ động các
nguồn chi, giải quyết tốt các hoạt động festival so với các năm.
Nhìn chung, các báo cáo tổng kết này chỉ ở dạng tổng kết sơ bộ các hoạt động lễ
hội chứ chưa đi sâu tổng kết đánh giá các hoạt động truyền thông và truyền thông
sự kiện festival.
Tiếp nối các báo cáo của UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, nhiều công trình nghiên
cứu khác cũng đã tiếp cận khảo sát sự kiện Festival Huế ở những khía cạnh hẹp.Ví
dụ: Bài tham luận của tác giả Trần Thị Mai “Những tác động tích cực của Festival Huế-
Xét ở góc độ du lịch”, được đăng ở Kỷ yếu hội thảo Du lịch Lễ hội và Sự kiện vào năm
2002 tại trường Đại học Kinh tế -Huế. Trong bài tham luận này, tác giả Trần Thị
Mai đã tổng kết những hiệu ứng tích cực của Festival Huế đến du lịch. Festival Huế
đã tạo được môi trường và không gian khá lý tưởng cho du lịch tỉnh Thừa Thiên-
Huế.
Trong khi đó, Vũ Hoài Phương với Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế bảo vệ
năm 2005 tại trường ĐH Kinh tế-Huế với tiêu đề “Đánh giá tác động kinh tế của
Festivai Huế 2004 đối với khác sạn nhà hàng tại thành phố Huế” lại đi theo chiều
hướng nghiên cứu tác động ở góc độ dịch vụ liên quan cụ thể là các khách sạn, nhà hàng.
Còn với Luận văn Thạc sĩ với tên đề tài “Đánh giá mức độ thỏa mãn của du
khách đối với lễ hội Festival Huế 2006” của Phan Thị Thanh Tâm bảo vệ năm 2007
tại trường ĐH Kinh tế-Huế lại đi theo hướng nghiên cứu ở góc độ công chúng, du
khách đối với sự kiện Festival Huế. Trong Luận văn này, tác giả đã nêu lên được
những điều hài lòng, chưa hài lòng của du khách và những đề xuất, kiến nghị để
công tác tổ chức Festival Huế những kỳ kế tiếp tốt hơn.
Báo cáo đánh giá Festival Huế- Câu chuyện hội nhập và phát triển văn hóa của
Trung tâm nghiên cứu, hỗ trợ và phát triển văn hóa do Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội
ấn hành năm 2009 đã dành một tiểu mục đề cập đến công tác truyền thông đối với
sự kiện Festival Huế [19; tr.119]. Tuy nhiên, tiểu mục này chỉ mới nêu ra một số ưu
điểm và nhược điểm của công tác truyền thông đối với sự kiện này mà chưa đi sâu

vào phân tích và đánh giá kỹ lưỡng.
- 11 -
Nhìn chung các công trình đã đề cập trên hoặc là những tổng kết chung hoặc là
cụ thể về một tác động, ảnh hưởng của lễ hội Festival Huế chứ chưa có một công
trình nghiên cứu nào về vấn đề công tác truyền thông, công tác PR về Festival Huế
trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trong khi hoạt động này lại có ảnh
hưởng lớn đến sự thành công của các Festival Huế tiếp theo.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tập trung vào những mục đích sau:
Thứ nhất, khẳng định vai trò và đóng góp to lớn của sự kiện Festival Huế trong
bối cảnh giao lưu và hội nhập nền văn hóa thế giới.
Thứ hai, nêu bật vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc
thông tin sự kiện văn hóa có quy mô lớn, truyền thông hình ảnh Huế ra bạn bè quốc tế.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của các phương tiện truyền thông
trong việc thông tin, phản ánh, PR cho sự kiện Festival Huế.
Hai là, rút ra những bài học kinh nghiệm cho các phương tiện truyền thông khi thực
hiện chức năng thông tin các sự kiện văn hóa có tầm cỡ trong nước và trên thế giới.
Ba là, đưa ra các kiến nghị, đề xuất những giải pháp, mô hình truyền thông
Festival Huế nhằm hướng đến xây dựng một festival chuyên nghiệp, một festival
Huế đặc trưng của Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà Luận văn hướng đến khảo sát là sự kiện Festival Huế được phản
ánh trên 3 báo: Thừa Thiên- Huế, VnExpress và VietnamNet bao gồm các vấn đề về
truyền thông qua nội dung phản ánh, cánh thức tổ chức, dịch vụ, truyền thông hình ảnh…
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Báo Thừa Thiên-Huế, báo VnExpress và báo VietnamNet trong thời gian Festival
Huế được tổ chức: 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010. Trong đó, chúng tôi chỉ tập

- 12 -
trung khảo sát truyền thông sự kiện Festival Huế qua các tin, bài, các phương thức
và hình thức truyền thông trên 3 tờ báo này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bước đầu tiên để tiến hành khảo sát đề tài này là tập hợp các công trình, bài viết
có liên quan đến đề tài, phân tích, xử lý, tìm hiểu các công trình này để bổ sung
phần lý luận trong quá trình nghiên cứu là bước đầu tiên trong quá trình hệ thống lại
lý luận.
Sau đó, chúng tôi khảo sát sự kiện Festival được phản ánh trên báo Thừa Thiên-
Huế, VietnamNet, VnExpress trong 6 kỳ từ năm 2000-2010 qua thu thập các tờ báo
ở phòng lưu trữ và trên mạng Internet. Bằng phương pháp phân tích văn bản, chúng
tôi khảo sát các bài viết trên các báo, các văn bản, tài liệu của các cơ quan tham gia
Festival Huế, các tài liệu khoa học về festival, các tài liệu của các phương tiện
truyền thông liên quan nhằm phục vụ cho việc giải quyết những vấn đề của Luận văn.
Tiếp đến, chúng tôi dùng phương pháp thống kê để thống kê số lượng tin bài về
lễ hội Festival Huế. Chúng tôi dùng phương pháp survey để điều tra về tâm lý tiếp
nhận của độc giả, những người trực tiếp tổ chức và các phóng viên tham gia truyền
thông lễ hội.
Sau khi hoàn thành các thao tác trên, chúng tôi tiến hành triển khai Luận văn
bằng văn bản hoàn chỉnh theo phương pháp diễn dịch, quy nạp và phương pháp
SWOT. Phương pháp diễn dịch giúp chúng tôi phân tích, lý giải những nhận định đã
được khái quát từ việc khảo sát. Phương pháp quy nạp giúp rút ra những kết luận về
công tác truyền thông lễ hội Festival Huế. Phương pháp SWOT là phương pháp
đánh giá một cách tổng hợp những điểm mạnh, yếu của công tác truyền thông
Festival Huế. Từ đó, tổng hợp thành luận điểm và đi đến các giải pháp cho truyền
thông Festival Huế trong tương lai.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Nhấn mạnh chức năng của các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc
thông tin về các sự kiện văn hóa, nhằm góp phần làm sáng tỏ hệ thống lý thuyết về

- 13 -
chức năng và vai trò của báo chí Việt Nam hiện nay. Đó chính là chức năng phát
triển văn hóa và giải trí của báo chí.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các vấn đề nêu ra và các hướng giải quyết trong Luận văn sẽ là cơ sở cho các
cấp quản lý, cơ quan báo chí, các phóng viên, biên tập viên có một cách nhìn nhận
chính xác hơn về việc thông tin các sự kiện văn hoá lớn. Từ đó đưa ra những
phương pháp để khắc phục và hoàn thiện hơn công tác tổ chức festival nói chung và
festival Huế nói riêng.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, Mục lục, Tài liệu tham khảo và Phụ Lục,
Luận văn gồm 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận về truyền thông trên báo chí
Chương 2: Quá trình chuyên nghiệp hóa truyền thông sự kiện Festival
Huế định kỳ trên báo Thừa Thiên-Huế, VietnamNet, VnExpress (từ 2000-2010)
Chương 3: Truyền thông sự kiện Festival Huế từ góc nhìn PR trong môi
trƣờng truyền thông đầu thế kỷ 21
- 14 -
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG TRÊN BÁO CHÍ
1.1. Truyền thông
1.1.1. Khái niệm
Truyền thông, tiếng Anh là Communication, chỉ sự truyền đạt, thông tin, thông
báo có nguồn gốc từ căn ngữ Latin là Commune có nghĩa là chung hay cộng
đồng[15; tr.7]. Nói một cách khác, truyền thông được hiểu là con đường, cách thức,
phương tiện để đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau giữa cá nhân với cá nhân, giữa cộng
đồng với cộng đồng hay giữa cá nhân với cộng đồng.
Trong xã hội loài người, truyền thông là điều kiện tiên quyết để có thể hình
thành nên một cộng đồng hay một xã hội. Con người có thể quan hệ và sống được
với nhau là nhờ quá trình truyền và nhận thông tin. Ngày nay, truyền thông và

phương thức truyền thông là tiêu chí để đánh giá xã hội, cộng đồng hay quốc gia về
trình độ văn minh.
Truyền thông được xem là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông là một kiểu
tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui
tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới
người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người
nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người
hiểu những giừ người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm
và biểu tượng, và học được cú pháp của ngôn ngữ.
Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức và mục tiêu.
+ Nội dung: truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu
biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành động này được thể
hiện qua nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản tin, chương
trình trên báo đài
+ Hình thức: thể hiện nội dung qua các động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản
tin của các phương tiện truyền thông.
- 15 -
+ Mục tiêu: có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm chí là chính người
hoặc tổ chức gửi đi thông tin.
Có nhiều dạng thức truyền thông khác nhau, nhiều nhà nghiên cứu đã chia
truyền thông thành hai dạng cơ bản:
+ Truyền thông ngôn từ: chữ viết hoặc lời nói.
+ Truyền thông phi ngôn ngữ (non verbal): Cử chỉ, nét mặt, điệu bộ…
Và các nhà truyền thông đã đưa ra một số quan niệm sau:
+ Truyền thông là quá trình truyền dữ liệu giữa các đơn vị chức năng.
+ Truyền thông là một quá trình truyền đạt, tiếp nhận và trao đổi thông tin nhằm
thiết lập các mối quan hệ giữa con người với con người.
+ Truyền thông : Bao hàm ý nghĩa rộng lớn, đó là sự cố gắng tạo lập ra sự hiểu
biết chung của con người với mục đích làm thay đổi hành vi.
Hiện nay, theo thống kê của các nhà truyền thông học trên thế giới, truyền thông

đã được hiểu bởi hơn 200 định nghĩa dưới nhiều góc độ. Từ năm 1970 trong công
trình nghiên cứu của mình, “Khái niệm cơ bản về truyền thông” Frank Dance đã
nêu ra 15 định nghĩa về truyền thông dưới những phương diện khác nhau như góc
độ kí hiệu lời, sự hiểu biết con người, góc độ tương tác, quá trình truyền tải, góc độ
chuyển giao, góc độ kết nối- ghép nối, góc độ tính công cộng, kênh phương tiện lộ
trình, góc độ phản ứng, khuyến khích, chủ định, thời gian, quyền lực.
Như vậy, truyền thông như một số cách tiếp cận của những nhà nghiên cứu nói
trên gồm 3 loại: loại thứ nhất, xác định bản chất và nội dung của quá trình truyền
thông. Loại thứ hai, đề cập quá trình truyền thông cơ bản, chung cho tất cả các loại
truyền thông của con người. Loại thứ ba là đề cập bối cảnh mà quá trình truyền
thông xảy ra.
Với nhiều cách hiểu khác nhau như vậy, chúng tôi cho rằng để khu biệt một khái
niệm về truyền thông mà nội hàm đầy đủ và trọn vẹn là khó khăn. Định nghĩa
truyền thông sau đây của nhóm tác giả thuộc khoa Báo chí- Truyền thông,
ĐHKHXH&NV Hà Nội theo chúng tôi là tương đối hợp lí: “Truyền thông là một
- 16 -
quá trình liên tục trao đổi và chia sẻ thông tin, tình cảm kỹ năng nhằm tạo sự liên
kết lẫn nhau để dẫn tới sự trao đổi trong hành vi và nhận thức” [15; tr.20].
1.1.2. Phân loại truyền thông
a, Truyền thông nội cá nhân: Truyền thông cho chính mình [ 12; tr.1053]
b, Truyền thông liên cá nhân: Hai người hoặc nhóm nhỏ (làm việc nhóm)
c, Truyền thông tập thể: Trong nội bộ lớp học, cơ quan…
d, Truyền thông đại chúng: Truyền thông số đông [14; tr.3]
1.2. Truyền thông trên báo chí
Truyền thông trên báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo mạng điện tử) là một
dạng của truyền thông đại chúng (Mass Communication- tiếng Anh) hay
Communication de masse -tiếng Pháp). Nó là một hoạt động truyền thông mà nội
dung, hình thức, tính chất và đối tượng hướng đến là đại chúng rộng lớn.
Theo đó, truyền thông trên báo chí theo Herbert Blumer là: 1, bao gồm những
người thuộc mọi thành phần xã hội, bất kể nghề nghiệp, trình độ học vấn hay tầng

lớp xã hội nào (nghĩa là có những đặc trưng rất dị biệt nhau. 2, có nội dung dễ hiểu,
dễ tiếp cận, phương thức truyền thông đơn giản. 3, Vừa có tính chuyên biệt vừa
mang tính đại chúng. Và truyền thông của báo chí bao gồm:
+ Hoạt động truyền thông (chẳng hạn như đi săn tin, quay phim, chụp hình rồi
viết bài, biên tập, cuối cùng là xuất bản, hoặc phát sóng)
+ Các nhà truyền thông (bao gồm các tổ chức truyền thông như báo chí, đài phát
thanh, đài truyền hình và những người làm công tác truyền thông như nhà báo,
phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên )
+ Đại chúng (các tầng lớp công chúng rộng rãi)
Nhà nghiên cứu truyền thông Charles Wright đã phân biệt truyền thông báo chí
với các phương tiện truyền thông khác như sau:
+ Đây là những phương tiện truyền thông nhắm đến những công chúng tương
đối rộng rãi, dị biệt, nặc danh và không có quan hệ gì với nhà truyền thông.
+ Nội dung truyền thông được phát nơi công cộng.
- 17 -
+ Cách phát hành, phát sóng được tính toán sao cho tới số lượng công chúng
đông nhất.
+ Tổ chức phức tạp, có vốn đầu tư lớn .[14; tr.20]
Trong khi đó Michael Schudson trong tác phẩm The Power of News (Sức mạnh của
tin tức truyền thông) [10; tr 55-56 ] đã đưa ra 7 yêu cầu về truyền thông của báo chí:
1, Truyền thông báo chí nên cung cấp cho công dân những thông tin đầy đủ và
công bằng, nhờ đó họ mới có thể đưa ra những quyết định đúng đắn thể hiện quyền
công dân.
2, Truyền thông báo chí nên cung cấp một khuôn khổ chặt chẽ để giúp công dân
có một cái nhìn tổng thể về thế giới chính trị phức tạp. Họ nên phân tích và giải
thích chính trị sao cho công dân có thể hiểu và hành động được.
3, Truyền thông báo chí nên đóng vai trò làm người chuyển tải chung cho các
quan điểm của nhóm người khác nhau trong xã hội như lời Herbert Gans nói là nên
đa qua điểm.
4, Truyền thông báo chí nên cung cấp số lượng và chất lượng tin tức mà mọi

người muốn, tức thị trường phải là tiêu chí sản xuất tin.
5, Truyền thông báo chí nên đại diện cho công chúng và tiếng nói của công
chúng cũng như nói về lợi ích của công chúng để chính quyền biết đến.
6, Truyền thông báo chí nên khơi dậy cảm thông và sự hiểu biết sâu sắc để công
dân trên qui mô lớn có thể đánh giá đúng tình hình cuộc sống con người trên toàn
thế giới và nhờ vậy những tầng lớp tinh hoa có thể hiểu chia sẻ với những người ở
các tầng lớp bình thường khác.
7, Truyền thông báo chí nên cung cấp một diễn đàn đối thoại giữa công dân, nó
không chỉ thông tin về những quyết định dân chủ mà phải là một quá trình, một
thành tố trong đó.
1.3. Truyền thông sự kiện Festival Huế
1.3.1. Xác lập bối cảnh văn hóa Huế
Huế là một vùng non sông kỳ tú đã lưu giữ trong lòng mình những giá trị văn
hóa vật thể và phi vật thể vô cùng quý giá. Mảnh đất này đã hình thành nên những
- 18 -
phong cách, tạo nên nhiều loại hình nghệ thuật, đã sinh thành nhiều tài năng, hội tụ
nhiều danh nhân tạo nên một Huế vừa mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, vừa có
sắc thái riêng của một vùng đất Cố đô.
Cố đô Huế là một di sản văn hóa mang ý nghĩa quốc hồn thuần túy, một tiểu
vùng văn hóa độc đáo của Việt Nam. Quần thể di tích Cố đô Huế đã được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993 và 10 năm sau, năm
2003, UNESCO tiếp tục công nhận Nhã nhạc cung đình Huế là Kiệt tác Di sản Văn
hóa phi vật thể và Truyền khẩu của Nhân loại. Huế đã, đang và sẽ mãi mãi được giữ
gìn, bảo tồn và phát huy, sánh vai với các kỳ quan hàng ngàn năm của nhân loại
trong danh mục Di sản Văn hóa Thế giới của UNESCO.
Huế hấp dẫn và chiếm được tình cảm của nhiều người, trong nước và quốc tế là
nhờ Huế còn bảo lưu được di sản văn hóa vật thể và phi vật thể bề thế bắt nguồn từ
cội nguồn văn hóa dân tộc. Quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế,
hai di sản văn hóa thể giới vừa mang dáng dấp của văn hóa dân tộc nhưng cũng
biểu hiện đậm chất văn hóa miền Trung và tiểu vùng văn hóa Huế. Gần một thế kỷ

rưỡi là Kinh đô của một triều đại phong kiến với thiết chế chính trị dựa trên nền
tảng Nho giáo, lại từng là thủ phủ của Phật giáo một thời, bên cạnh những kiến trúc
cung đình lộng lẫy vàng son. Huế còn lưu giữ những giá trị văn hóa dân gian - nông
nghiệp độc đáo, là một cao điểm về tinh thần và một trung tâm văn hóa sôi động - ở
đó đạo Phật và đạo Khổng đã thấm sâu, hòa nhuyễn vào truyền thống địa phương.
Văn hóa của xứ Huế cũng được thế giới biết đến như một điển hình mang đậm
bản sắc riêng của một vùng văn hóa, mộc mạc thuần khiết, đặc thù không pha trộn.
Đó là những điệu múa Huế, những vở tuồng Huế, những bài ca Huế, những món ăn
đậm chất Huế mà ngày nay không thể thiếu trong những chuyến tham quan Cố đô
của du khách mọi miền.
Huế đã thu hút khá đông du khách trong và ngoài nước, là địa điểm được các
phương tiện thông tin đại chúng trên thế giới quảng bá rộng rãi. Để bảo tồn và phát
huy các di sản, Huế cần tổ chức những lễ hội văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.
- 19 -
Và sự kiện Festival Huế được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2000 đã đánh dấu một
bước ngoặc lớn đối với mảnh đất Cố đô này.
1.3.2. Khái niệm Festival
Theo Từ điển Anh - Việt, “Festival” có nghĩa là Ngày lễ, Ngày hội, Đại nhạc hội
(thường kỳ và nổi tiếng) [ 21; tr.497].
Festival là lễ hội đương đại, mang bản chất thế tục, là một loại hình / sự kiện
văn hóa nghệ thuật đô thị hơn là các nghi lễ, gắn với các tôn giáo-tín ngưỡng ở các
xã hội nông thôn truyền thống. [19; tr.24]
Trong Từ điển Wikipedia- từ điển Bách khoa tri thức thì “Festival” được định
nghĩa như sau: “Festival is a day or period of celebration or a series of
perforrmance of music, drama…given regularly, especially once a year”, tạm dịch
như sau: “Festival là ngày hội, đại hội, liên hoan hoặc đợt biểu diễn thường kỳ về
âm nhạc, điện ảnh…”
Về từ nguyên, cũng theo từ điển này, Festival được sử dụng trong tiếng Anh và
tiếng Pháp thời trung đại và có cùng nguồn gốc từ căn ngữ Latin là Festivus. Từ
Festival được dùng lần đầu tiên trong ngôn ngữ Anh với tính chất là tính từ vào thế kỷ

XIV, sau đó nó được dùng như là một danh từ vào năm 1589 để chỉ “bữa tiệc ăn
mừng một ngày lễ nhà thờ”.
Ngày nay, thuật ngữ Festival được dùng để nói về một loại hình sự kiện lớn
hoặc siêu lớn được sản xuất ra cho một phân khúc thị trường nào đó, với công nghệ
tổ chức hiện đại, hoành tráng, qui mô rộng, rất khác so với các lễ hội truyền thống
vốn mang yếu tố nghi thức tôn giáo - tâm linh, được ra đời do nhu cầu tinh thần
của một cộng đồng.
Việc ra đời các festival có hai nguyên nhân: (1) Bản thân đời sống đô thị- công
nghiệp cần có những cách tổ chức riêng, khác với đời sống nông thôn. Nhu cầu của
cư dân đô thị đòi hỏi cần có các sự kiện văn hóa làm sống động đời sống tinh thần
trong bối cảnh đường phố, quảng trường. Các festival là cách thức tốt nhất biểu thị
bản sắc địa phương; (2) Những người tổ chức đã nhìn thấy thêm một tiềm năng của
festival: có thể mang lại lợi nhuận về mặt kinh tế hay hiệu quả về mặt văn hóa xã hội.
- 20 -
Như vậy, để một festival diễn ra, cần có các yếu tố sau đây tham gia:
+ Sự tham gia của giới làm nghệ thuật: họ sẽ là chủ nhân chính trong việc tạo
nên các sự kiện nghệ thuật cho festival;
+ Sự tham gia của giới tổ chức các sự kiện chuyên nghiệp: hình thành cả một
đội ngũ tổ chức sự kiện, với các đạo diễn, các công ty - họ sẽ là những người khớp
nối các sự kiện lại với nhau;
+ Sự tham gia của chính quyền: điều này rất quan trọng, để cho chủ trương, cho
phép sử dụng không gian, huy động lực lượng.
+ Sự tham gia của giới truyền thông: Sự thành công của festival sẽ gắn với quá
trình truyền thông. Hình ảnh lễ hội sẽ được truyền thông đi khắp nơi trong và ngoài
nước qua các phương thức truyền thông của các phương tiện truyền thông đại chúng.
Tóm lại, festival ra đời như một công cụ, một cách để quảng bá hình ảnh của địa
phương, đáp ứng yêu cầu của đời sống tinh thần, và để tạo ra lợi nhuận, nếu biết
đầu tư cho nó như một sản phẩm được bán trên thị trường.
1.3.3. Tổng quan về Festival Huế
Xuất phát từ những kết quả bước đầu của Festival Việt - Pháp 1992 giữa thành

phố Huế và Codev (Pháp), tỉnh Thừa Thiên- Huế đã sớm hình thành ý tưởng tổ
chức một Festival với qui mô lớn hơn, chất lượng cao hơn. Ý tưởng ấy đã được sự
đồng tình của nhiều bộ, ngành Trung ương và Ðại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt
Nam. Tháng 10 năm 1998, Chính phủ đã có quyết định cho phép tỉnh Thừa Thiên-
Huế phối hợp với Ðại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Festival Huế 2000.
Ngay sau đó, các nhóm chuyên gia kỹ thuật Việt - Pháp đã phối hợp khẩn
trương chuẩn bị theo hướng tổ chức Festival Huế 2000 là một sự kiện văn hóa lớn
của Việt Nam, vừa có quy mô quốc gia và có tính quốc tế, thu hút sự tham gia của
các vùng văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam và tiếp cận với nghệ thuật đương đại của Pháp,
gắn mở rộng giao lưu văn hóa với phát triển kinh tế du lịch, từng bước tiếp thu công
nghệ Festival quốc tế, xây dựng Huế xứng đáng là thành phố Festival của Việt Nam.
- 21 -
Là một trong những lễ hội lớn, Festival Huế với nhiều chương trình lễ hội cộng
đồng được tái dựng với một không gian rộng lớn cả trong và ngoài thành phố, góp
phần làm sống lại các giá trị văn hóa của Huế.
Sự kiện Festival Huế được tổ chức định kỳ đã góp phần phục dựng những lễ hội
khác như: Tái hiện lễ hội Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu Quang
Trung, tổ chức lễ hội thi Tiến sĩ võ, khai thác không gian văn hóa tại khu Hổ Quyền
- Voi Ré Từ những lễ hội này, có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống đang
dần hồi phục, tạo được dấu ấn riêng khá rõ và góp phần làm giàu thêm cho vùng đất
Cố đô.
Bên cạnh đó có nhiều chương trình nghệ thuật với quy mô tổ chức lớn, thu hút
đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước như: Đêm Hoàng cung, lễ tế Nam
Giao, lễ Truyền lô và Vinh qui bái tổ, lễ hội áo dài, lễ hội biển, thả diều, thả thơ,
diễn thơ, chợ quê ngày hội, cờ người, đua trải
* Festival Huế 2000 diễn ra 12 ngày đêm, với sự tham gia của trên 30 đơn vị
nghệ thuật của Việt Nam và Pháp với trên 1000 nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp và
không chuyên nghiệp, thu hút hơn 410.000 lượt người tham dự Festival, trong đó có
41.000 lượt khách du lịch, với 6000 lượt khách quốc tế Đây thực sự là ngày hội
văn hóa, nghệ thuật và du lịch có quy mô quốc gia và quốc tế, một đợt tổng diễn tập

hoạt động giao lưu có tính chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, thúc đẩy sự hồi
sinh của tỉnh Thừa Thiên- Huế sau cơn lũ lịch sử năm 1999, phát huy được lợi thế
so sánh của tỉnh Thừa Thiên- Huế trên lĩnh vực văn hóa - du lịch.
* Festival Huế 2002 tiếp tục phát triển chủ đề “Khám phá nghệ thuật sống của
cố đô Huế” đi liền với mở rộng giao lưu quốc tế, diễn ra 12 ngày đêm và 1 tháng
trước ngày khai mạc được khởi động bằng Trại Sáng tác Điêu khắc Quốc tế “Ấn
tượng Huế - Việt Nam” với sự tham gia của 33 đoàn nghệ thuật tiêu biểu đến từ các
nước Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Lào,
Campuchia và các đoàn trong nước gồm 1554 nghệ sĩ, diễn viên, cán bộ kỹ thuật,
thu hút trên 1 triệu lượt người tham dự, 75.000 lượt khách du lịch, trong đó có
18.000 lượt quốc tế (tăng gấp 3 lần so với Festival Huế 2000). Festival Huế 2002 đã
- 22 -
tạo được tiếng vang lớn, mang tầm vóc quốc gia và quốc tế, tạo tiền đề để xây dựng
Huế trở thành thành phố Festival của Việt Nam.
* Festival Huế 2004 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”
diễn ra trong 9 ngày đêm gắn với 1 tháng khởi động của Trại Sáng tác Điêu khắc
Quốc tế “Ấn tượng Huế - Việt Nam”, Trại Điêu khắc Dân gian, Festival Thơ Huế
và nhiều hoạt động dạo đầu, đã quy tụ 15 đoàn nghệ thuật nước ngoài đến từ các
nước Pháp, Trung Quốc, Argentina, Úc, Ấn Độ, Đức, Mỹ, 25 đoàn nghệ thuật trong
nước với 1.300 diễn viên chuyên nghiệp, gần 2.000 diễn viên không chuyên và đội
ngũ cán bộ kỹ thuật từ nhiều lực lượng tham gia phục vụ Festival, thu hút 1,2 triệu
lượt người tham dự, 101.950 lượt khách du lịch, trong đó có 11.950 lượt khách
quốc tế. Đây là một lễ hội văn hóa du lịch có quy mô quốc gia và quốc tế, giới thiệu
được những giá trị nghệ thuật đặc sắc của Huế, của Việt Nam và nhiều quốc gia
trên thế giới. Đồng thời đây là dịp tôn vinh Nhã nhạc Cung đình Huế - kiệt tác văn
hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vừa được UNESCO công nhận, tiếp
tục tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế du lịch và văn hóa phát triển, khẳng định lợi thế
của một thành phố Festival của Việt Nam.
* Festival Huế 2006 với chủ đề “700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên
Huế, Di sản Văn hóa với Hội nhập và Phát triển” - quy tụ 1.440 nghệ sĩ, diễn viên

của 22 đoàn nghệ thuật trong nước (1171 diễn viên) và 22 đoàn nghệ thuật quốc tế
(269 diễn viên) đến từ các nước: Pháp, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản,
Thái Lan, Anh, Argentina, Indonesia, Úc. Festival Huế 2006 tiếp tục phát huy được
những kết quả và các kinh nghiệm của các kỳ Festival trước, đã đạt được các yêu
cầu đặt ra, thu hút 1,5 triệu lượt người tham dự vào các hoạt động tại Festival Huế.
Một tháng khởi động trước khai mạc và 9 ngày đêm liên tục từ 3/6 đến
11/6/2006, Festival Huế 2006 đã mang đến cho công chúng 138 suất diễn, trên 40
hoạt động văn hóa và lễ hội cộng đồng. Chương trình đã được công luận đánh giá là
một lễ hội mang đậm chất dân tộc, hiện đại, hoành tráng, hấp dẫn và an toàn, thể
hiện được đẳng cấp của một Festival chuyên nghiệp và có tính quốc tế của Việt Nam.
- 23 -
* Festival Huế 2008 bắt đầu trình diễn những lễ hội đặc sắc kéo dài trong 9
ngày, xoay quanh chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”. Kết cấu
chương trình nghệ thuật Festival Huế 2008 đã thể hiện rõ hơn chủ đề hội nhập và
phát triển. Sự gần gũi, nét tương đồng về văn hoá của các nước trong khu vực được
thể hiện ở nhiều tiết mục, vở diễn nghệ thuật truyền thống và hiện đại. Các chương
trình nghệ thuật của Festival thể hiện rõ sự phát triển của quá trình hợp tác và giao
lưu văn hoá - nghệ thuật giữa Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.
* Festival Huế 2010 với chủ đề “Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển”,
hướng tới kỷ niệm quốc gia 1.000 năm Thăng Long Đông Đô Hà Nội và kỷ niệm
50 năm kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn, Festival Huế 2010 là một lễ hội lớn, đầy
ấn tượng và hấp dẫn với hàng trăm chương trình văn hoá, du lịch đặc sắc, nhằm tôn
vinh những giá trị văn hoá độc đáo của Việt Nam nói chung và Cố đô Huế nói
riêng, nơi gặp gỡ các thành phố Cố đô, các thành phố có di sản văn hoá thế giới,
một diễn đàn sinh hoạt văn hoá nghệ thuật tiêu biểu của Việt Nam và khu vực, gắn
với mở rộng giao lưu quốc tế, phát triển kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy du lịch
Việt Nam phát triển.
1.3.4. Festival Huế - Một hiện tƣợng văn hóa đƣơng đại ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có nhiều lễ hội và nghi lễ truyền thống. Theo thống
kê của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, Việt Nam hiện có rất nhiều loại hình lễ

hội khác nhau. Với tộc người Việt, các lễ hội này gắn với xã hội nông thôn, được tổ
chức bởi các cộng đồng làng, theo nguyên tắc tự quản, nhằm mục đích cầu “mưa
thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, người yên, vật thịnh”. Đó là các nghi lễ gắn liền
với vòng sinh trưởng của cây trồng, biểu dương sức mạnh cộng đồng, khẳng định
bản sắc văn hóa, được tổ chức thao hai mùa Xuân –Thu, lễ hội vào mùa Hè và mùa
Đông rất hiếm xảy ra.
Sau Đổi mới, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội
nhập quốc tế, đã xuất hiện các hiện tượng văn hóa mới, trong đó, các festival là một
ví dụ tiêu biểu. Festival Huế là một hiện tượng văn hóa gắn với bối cảnh đô thị và
nền kinh tế thị trường, được tổ chức rất khác so với các lễ hội truyền thống. Đó là
- 24 -
sản phẩm xây dựng cho một đối tượng khách hàng xác định, trên một công nghệ tổ
chức sự kiện, gồm các hoạt động xác định như nhu cầu thị trường, truyền thông,
tiếp thị, tìm kiếm nguồn tài trợ, tổ chức các sự kiện trên cơ sở các nguồn lực và cơ
sở han tầng và kỹ thuật xá định. Đây là một lễ hội đương đại, mang bản chất thế
tục, là một loại hình mang, sự kiện văn hóa nghệ thuật đô thị hơn là nghi lễ, gắn với
các tôn giáo-tín ngưỡng ở các xã hội nông thôn truyền thống.
Ngày nay, sự kiện này là tâm điểm của đời sống văn hóa. Việc gia tăng thời gian
rỗi và dành thời gian này cho các hoạt động giải trí đã dẫn đến việc phát triển của
các sự kiện cộng đồng, các dịp kỷ niệm và các khu giải trí. Nhìn từ góc độ chính
phủ, việc họ coi đây như phần một chiến lược đối với sự phát triển kimh tế, xây
dựng quốc gia và giới thiệu điểm đến, hợp tác và phát triển quan hệ quốc tế, đã hỗ
trợ và đẩy mạnh các sự kiện. Với các doanh nghiệp, sự kiện Festival Huế được coi
là công cụ trong chiến lược tiếp thị và thúc đẩy hình ảnh, phát triển các lợi ích
thương mại mang tính văn hóa. Sự nhiệt tình đam mê của các nhóm cộng đồng, các
cá nhân đối với các mối quan tâm của họ cũng là một yếu tố góp phần tạo ra một
diện mạo kỳ lạ cho các sự kiện ở hầu hết ở các đề tài và chủ đề.
1.4. Truyền thông sự kiện Festival Huế trên một tờ báo in và hai tờ báo điện tử
1.4.1. Báo Thừa Thiên-Huế
Báo Thừa Thiên- Huế là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ Thừa Thiên- Huế, là

tiếng nói của Đảng, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế. Cũng như các
tờ báo khác, báo Thừa Thiên- Huế chịu sự lãnh đạo sâu sát về đường lối của Đảng
và Nhà nước trong hệ thống quản lý hoạt động báo chí Việt Nam.
Hòa chung trong hoạt động của hệ thống báo chí Việt Nam, báo Thừa Thiên- Huế
chính là phương tiện thể hiện đắc lực và hiệu quả nhất những chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước tới nhân dân trong tỉnh. Đồng thời, đây cũng là
nơi thể hiện những tâm tư nguyện vọng, thể hiện tiếng nói của người dân, thực hiện
triệt để tinh thần dân chủ trong đời sống thông tin.
Ngày nay, hoàn thiện từ khâu tổ chức và vận hành, đội ngũ lãnh đạo, phóng viên
của tờ báo đã và đang làm việc một cách rất tích cực. Phối hợp với lực lượng cộng
- 25 -
tác viên khắp nơi trong và ngoài tỉnh nhằm thông tin kịp thời đến bạn đọc những
chuyển biến của đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Ngoài tờ nhật báo với
dung lượng 4 trang, Thừa Thiên- Huế cuối tuần còn là một bước đột phá về nội
dung và hình thức với các chuyên mục: Diễn đàn cuối tuần, Kinh tế- đời sống,
trang Văn hóa nghệ thuật, Góc nhìn ra thế giới, Thể thao, Giải trí cuối tuần,… Báo
Thừa Thiên- Huế hiện nay đã thu hút được đông đảo bạn đọc tham gia vào các diễn
đàn mở như: Ý kiến bạn đọc, Gia đình-nhà trường - xã hội, Góc sinh viên. Nhờ sự
phong phú, hấp dẫn, chủ dộng trao đổi thông tin, tờ báo về cơ bản đã đáp ứng nhu yều
cầu cao của đại đa số công chúng nhiều nơi về tính thời sự của nội dung phản ánh.
Văn hóa là một lĩnh vực quan trọng không thể thiếu trong đời sống tinh thần của
mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Vì thế mỗi dân tộc đều có những dấu ấn văn hóa riêng,
những bản sắc văn hóa không thể lẫn lộn được. Văn hóa trở thành đối tượng phản
ánh và quan tâm của các phương tiện truyền thông đại chúng cũng như các lĩnh vực
khác của xã hội.
Trong thời đại hiện nay, đời sống văn hóa tinh thần của người dân ngày càng
được nâng cao thì việc truyền thông, phản ánh các sự kiện văn hóa để đáp ứng nhu
cầu của người dân là một lẽ thường tình. Công chúng tiếp thu và làm giàu vốn tri
thức văn hóa của mình qua các phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó có báo
chí. Có thể nói vai trò của báo chí trong việc truyền thông, giới thiệu nền văn hóa

đến với công chúng là một điều rất có ý nghĩa.
Festival là một hiện tượng văn hóa đương đại. Nhờ có festival, tính hấp dẫn của
các điểm du lịch được nâng cao. Nhiều thành phố lớn trên thế giới được du khách
biết đến thông qua các festival, lợi ích thông qua các hoạt động festival là rất rõ.
Các festival làm ra trước hết là cho du khách, thu hút du khách từ nơi khác đến, qua
đó cộng đồng địa phương hưởng lợi từ các dịch vụ, từ việc khai thác và sử dụng các
tiềm năng sẵn có tại địa phương. Do đó, có thể nói, việc tổ chức các festival và phát
triển du lịch là hai mặt của một vấn đề của tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và
văn hóa của một cộng đồng, vùng trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế
quốc tế, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa.

×