Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Tương đồng và dị biệt giữa tin phát thanh truyền thống và tin phát thanh hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 104 trang )

MỤC LỤC

Mở đầu 1
Chương 1: Xu thế phát triển của tin trên báo chí 7
1.1 Thông tin đại chúng trong xu thế toàn cầu hoá 7
1.2 Báo chí Việt nam trong xu thế toàn cầu hoá 8
1.3 Sự tiếp nhận thông tin của công chúng 10
1.4 Cạnh tranh của các phương tiện truyền thông 11
1.5 Xu thế làm tin 13
1.5.1 Xu thế làm tin của báo chí 14
1.5.1.1 Ngắn gọn 14
1.5.1.2 Cấu trúc hiện đại 16
1.5.1.3 Giảm tính lễ tân 18
1.5.1.4 Phản hồi của công chúng (feedback) 20
1.5.2 Xu thế làm tin của phát thanh 24
1.5.2.1 Tin có tiếng động, có phát biểu của nhân chứng 25
1.5.2.2 Đưa tin trực tiếp 29
1.5.2.3 Tăng tính bình luận, phân tích 32
Tiểu kết 34
Chương 2: Tương đồng và dị biệt giữa tin phát thanh truyền 36
thống và tin phát thanh hiện đại trên Đài TNVN
2.1 Đặc điểm của tin phát thanh truyền thống 36
2.2 Đặc điểm của tin phát thanh hiện đại 39
2.3 Tình hình sử dụng tin trên Hệ Thời sự chính trị tổng hợp 44
2.4 Tin phát thanh truyền thống và tin phát thanh hiện đại trong
tương quan với thính giả và người làm phát thanh 46
2.4.1 Với thính giả 46
2.4.2 Với người làm phát thanh 48
2.5 Một số vấn đề rút ra qua khảo sát 51
2.5.1 Tỷ lệ tin phát thanh hiện đại ở Đài TNVN còn thấp 51
2.5.2 Hạn chế về ngôn ngữ 53


2.5.3 Phóng viên chưa chú trọng viết tin hấp dẫn từ đầu 57
2.5.4 Hạn chế về làm tin có tiếng động 61
2.5.4.1 Kết cấu của tin có tiếng động đơn điệu 61
2.5.4.2 Chất lượng âm thanh của tiếng động chưa cao 65
Tiểu kết 68
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy tin phát thanh hiện đại
trên Đài Tiếng nói Việt Nam 69
3.1 Nhóm giải pháp nghiệp vụ 69
3.1.1 Kỹ năng viết câu mở đầu của tin 69
3.1.2 Viết lời dẫn cho tin 72
3.1.3 Kỹ năng biên tập cấu trúc câu để chuyển từ tin phát
thanh truyền thống sang tin phát thanh hiện đại 75
3.1.4 Nâng cao chất lượng tin có tiếng động 80
3.1.5 Tăng cường đưa tin trực tiếp 84
3.2 Nhóm giải pháp tổ chức, kỹ thuật 87
3.2.1 Mở các khoá đào tạo về viết tin hiện đại 87
3.2.2 Nâng cấp hoạt động của Trung tâm tin 88
3.2.3 Cải tiến việc lập kế hoạch đưa tin 92
3.2.4 Ứng dụng công nghệ số trong việc làm tin và đưa tin 94
Kết luận 96
Tài liệu tham khảo
Phụ lục



1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Được thành lập ngày 7/9/1945, Đài Tiếng nói Việt Nam (từ đây viết tắt

là Đài TNVN) là một trong những cơ quan báo chí ra đời sớm nhất ở nước ta.
Với lợi thế về khả năng phủ sóng rộng, thông tin nhanh, đa dạng nên Đài
TNVN đã thu hút được một số lượng công chúng lớn cả ở trong nước và nước
ngoài. Chủ quan mà nói rằng, trước giai đoạn đổi mới, Đài TNVN chiếm vị trí
độc tôn trong làng báo chí Việt Nam về đưa tin và chiếm lĩnh công chúng.
Tuy nhiên, kể từ năm 1990 trở lại đây, Đài TNVN đứng trước một cạnh tranh
khốc liệt về đưa tin và chiếm lĩnh công chúng do sự phát triển mạnh mẽ của
các phương tiện truyền thông đại chúng khác như truyền hình, báo in, báo
điện tử. Nếu không đổi mới cách viết tin và đưa tin thì chắc chắn Đài TNVN
sẽ chịu thua thiệt trong cuộc cạnh tranh này. Song cũng phải thấy rằng, tiến
trình đổi mới cách viết tin và đưa tin của Đài TNVN gặp nhiều mâu thuẫn cần
phải giải quyết.
- Thứ nhất, lối viết tin truyền thống đã ăn sâu vào tư duy của nhiều
phóng viên, biên tập viên của Đài TNVN. Thay đổi cách viết tin từ kiểu
truyền thống sang cách viết tin hiện đại là việc không dễ dàng. Vì vậy cần
nghiên cứu tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt giữa tin phát thanh
truyền thống và tin phát thanh hiện đại, những nguyên nhân dẫn đến việc các
phóng viên, biên tập viên của Đài TNVN khó áp dụng cách viết tin hiện đại
để từ đó có biện pháp khắc phục.
- Thứ hai, về phía công chúng báo chí tâm lý tiếp nhận thông tin và lứa
tuổi đã có sự biến đổi. Thế hệ công chúng gắn bó với Đài TNVN từ cách đây
hàng chục năm, quen nghe cách viết tin kiểu truyền thống xu hướng sẽ giảm
đi. Thế hệ trẻ càng đông, có điều kiện tiếp xúc nhiều với tin tức được viết theo
kiểu hiện đại trên các báo in, báo điện tử, truyền hình. Do vậy, cần phải

2
nghiên cứu về sự tác động của tin phát thanh truyền thống và tin phát thanh
hiện đại đối với công chúng để giúp cho những người làm phát thanh định
hướng được cách thức tiến hành đổi mới cách viết tin


2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, đã có nhiều nghiên cứu về tin phát thanh dưới
các góc độ khác nhau như về ngôn ngữ, thể loại… Một số sách xuất bản ở
trong nước đã đề cập đến tin phát thanh, có thể kể ra là cuốn “Nghề báo nói”
của Nguyễn Đình Lương, “Nghiệp vụ phóng viên, biên tập viên đài phát
thanh” của Đoàn Quang Long Đây là những nghiên cứu đặt nền móng cơ
bản cả về lý luận lẫn thực hành đối với những người nghiên cứu về báo chí
cũng như đối với những người làm báo phát thanh. Tuy vậy, trong các cuốn
sách này, các tác giả mới chỉ nghiên cứu tin phát thanh được viết theo kiểu
truyền thống chưa đề cập đến tin hiện đại.
Cuốn “Báo Phát thanh” do Đài TNVN và Phân viện báo chí và tuyên
truyền thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Báo
chí và Tuyên truyền) phối hợp thực hiện dành hẳn chương 11 đề cập một số
vấn đề của tin phát thanh về đặc điểm, các dạng tin phát thanh, kỹ năng làm
tin phát thanh… Nội dung chương này cũng chỉ khảo sát tin phát thanh ở
dạng khái lược, chưa đi sâu phân tích, tổng kết về tin phát thanh hiện đại và
hầu như chưa đề cập đến tin phát thanh hiện đại trong tương quan với bản
thân những người làm phát thanh và với công chúng nghe đài ở Việt Nam.
Cuốn "Kỹ thuật viết tin" của Trần Quang có đề cập về nguyên lý viết
tin cho phát thanh nhưng cũng sơ lược, chưa đi sâu về đặc thù và xu hướng
phát triển của tin phát thanh.
Gần đây đã có một số cuốn sách đã đề cập đến tin hiện đại như “Thể
loại báo chí” của Khoa báo chí- Đại học KHXHNVQG, “Báo chí và đào tạo
báo chí Thụy Điển” của Vũ Quang Hào Song trong các cuốn sách này, các

3
tác giả mới tập trung phân tích, chỉ ra những đặc điểm của tin hiện đại trên
báo in chứ không đề cập đến tin hiện đại cho đài phát thanh. Tuy nhiên, đây là
nền tảng lý luận cơ bản về tin hiện đại để mở rộng nghiên cứu vào lĩnh vực
phát thanh.

Ở nước ngoài cũng có nhiều nghiên cứu về tin như: Reporting &
Writing News của Len Granato, Nxb Prentice Hall of Austraylia Pty Ltd phát
hành năm 1994 (bằng tiếng Anh); Reporting and Writing News- A basic
handbook của Peter Eng và Jeff Hodson, The Indochina Media Memorial
Foundation phát hành 2001 (bằng tiếng Anh)… Các cuốn sách này chủ yếu
nêu những thao tác cụ thể để viết tin hiện đại cho báo in và hãng thông tấn mà
không nêu thao tác cũng như kỹ năng viết tin phát thanh hiện đại.
Một số cuốn sách có đề cập đến tin phát thanh hiện đại như Broadcast
News của E.Joseph Broussard và Jack F. Holgate do Macmillian Publishing
Co.Inc, New York phát hành 1992 (bằng tiếng Anh), hay như "Sau đây là bản
tin chi tiết" của Maray Masterton và Roger Patching do Nxb Thế giới phát
hành năm 2001 (bằng tiếng Việt). Tuy nhiên, các cuốn sách này chỉ đề cập tin
phát thanh hiện đại ở ngôn ngữ là tiếng Anh chưa thể ứng dụng vào tiếng Việt
được.
Các khoá học về tin phát thanh hiện đại được tổ chức tại Đài TNVN do
các chuyên gia của SIDA (Thuỵ Điển), BBC (Anh) và DW (CHLB Đức) triển
khai trong những năm qua chủ yếu là thực hành chứ không chú ý đến lý luận
nên mặc dù có hiệu quả trong công việc cụ thể, nhưng lại khó áp dụng trong
công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Một số cuộc thảo luận, hội thảo,
trao đổi nghiệp vụ tại Đài TNVN về cách viết tin hiện đại cũng chỉ có tính
chất rút kinh nghiệm nội bộ cho những người đang trực tiếp tham gia viết tin,
bài ở Đài.
Như vậy, có thể nói rằng, cho đến nay ở nước ta chưa có tổng kết lý
luận gắn liền với thực tiễn về tin phát thanh hiện đại sử dụng ngôn ngữ tiếng

4
Việt, nhất là có so sánh với tin phát thanh truyền thống để từ đó đề ra những
giải pháp, thao tác cụ thể giúp những người làm phát thanh không chỉ ở Đài
TNVN mà còn các đài phát thanh trong cả nước dễ dàng chuyển từ lối viết tin
truyền thống sang lối viết tin hiện đại.


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn này trước hết là những
lý luận về tin và tin phát thanh được trình bày trong các cuốn sách nghiên cứu
lý luận, giáo trình đã được xuất bản ở nước ta. Luận văn này nghiên cứu văn
bản tin phát thanh được lưu giữ tại Ban Thời sự- Đài TNVN. Trong luận văn
này chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của cách viết tin phát thanh
truyền thống và cách viết tin phát thanh hiện đại đến cả những người làm phát
thanh và công chúng nghe đài. Do đây là nghiên cứu chuyên sâu về tin phát
thanh, đòi hỏi phải có kiến thức nhất định về báo chí nên trong quá trình thực
hiện luận văn này, chúng tôi lựa chọn đối tượng thính giả và người làm phát
thanh là chính các phóng viên đang công tác tại Đài TNVN và sinh viên báo
chí. Đây là những người thường xuyên nghe các bản tin và chương trình thời
sự của Đài TNVN và họ có kiến thức nghiệp vụ nhất định để nhìn nhận những
bước chuyển trong cách viết tin của các phóng viên Đài TNVN.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở khái quát lý luận và khảo sát thực tiễn, luận văn này trước
hết nhằm đưa ra những giải pháp, những thao tác cụ thể có tính khả thi cao để
giúp những người làm phát thanh dễ dàng chuyển từ lối viết tin truyền thống
sang lối viết tin phát thanh hiện đại, từ đó góp phần nâng cao chất lượng các
bản tin và chương trình thời sự của Đài TNVN.
Để thực hiện được mục tiêu này, nhiệm vụ đặt ra khi thực hiện luận văn
là: khái quát được xu thế làm tin trên báo chí nói chung và trên đài phát thanh

5
nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hoá và cạnh tranh giữa các loại hình báo chí
hiện nay; khảo sát tình hình viết tin ở Đài TNVN để tạo cơ sở thực tiễn cho
những đánh giá, phân tích làm sáng tỏ thực trạng.


5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Về lý luận, luận văn này góp phần củng cố, bổ sung những lý luận cơ
bản về tin phát thanh sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt về mặt ngôn ngữ, cấu trúc
và đặc biệt là về tin có tiếng động, có tiếng nói của nhân vật, việc đưa tin trực
tiếp… Cũng trong luận văn này có khảo sát về thực trạng tin trên đài Đài
TNVN trong mối tương quan với thính giả và người làm phát thanh. Những
kết quả trong luận văn này là tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu
tiếp theo về tin phát thanh ở Việt Nam.
Về thực tiễn, qua luận văn này những người làm phát thanh ở Đài
TNVN nói riêng và ngành phát thanh cả nước nói chung có thể tìm thấy
những lý luận cơ bản về tin phát thanh hiện đại, những thao tác cụ thể để làm
tin phát thanh hiện đại và biết được cách chuyển từ lối viết truyền thống sang
lối viết hiện đại. Luận văn cũng khuyến nghị những giải pháp về mặt tổ chức
và kỹ thuật giúp cho cấp quản lý ở Đài TNVN đề ra quyết định để thúc đẩy
việc áp dụng và tiến tới thống nhất lối viết tin phát thanh hiện đại trong toàn
cơ quan, góp phần nâng cao hiệu quả truyền thông của Đài TNVN trong bối
cảnh bị các loại hình báo chí khác tranh giành thị phần công chúng.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng một số
phương pháp sau:
- Nghiên cứu, tham khảo các sách, các tài liệu, bài giảng, giáo trình, bài
viết… trong và ngoài nước có liên quan đến tin và tin phát thanh.

6
- Khảo sát thực tế, thống kê tình hình sử dụng tin tức trên Đài TNVN;
phát phiếu điều tra để có những cứ liệu chính xác, trung thực làm cơ sở cho
việc phân tích, đánh giá thực trạng.
- Trao đổi với các nhà báo có kinh nghiệm, các giảng viên báo chí
chuyên về phát thanh và truyền hình, các kỹ thuật viên để khai thác thông tin

và kinh nghiệm nghề nghiệp nhằm bổ sung cho các luận điểm khoa học.
- Phân tích, tổng hợp để rút ra kết luận.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm
3 chương có cấu trúc như sau:
Chương 1: Xu thế phát triển của tin trên báo chí
Chương 2: Tƣơng đồng và dị biệt giữa tin phát thanh truyền
thống và tin phát thanh hiện đại trên Đài TNVN
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy tin phát thanh hiện đại
trên Đài TNVN













7
CHƢƠNG 1: XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA TIN TRÊN BÁO CHÍ

1.1 Thông tin đại chúng trong xu thế toàn cầu hoá
Toàn cầu hoá là sự thâm nhập và giao thoa nhiều mặt chủ yếu của đời
sống con người trên phạm vi toàn thế giới. Ngày nay, thật khó hình dung một

nền kinh tế quốc gia lại có thể phát triển được nếu nó đứng ngoài nền kinh tế
thế giới. Sự liên kết kinh tế mang tính hỗ trợ và ràng buộc lẫn nhau trên
những khu vực rộng lớn của thế giới là xu thế không thể đảo ngược trong thời
đại chúng ta.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, báo chí bị tác động mạnh mẽ của xu
hướng thương mại hoá và chính hoạt động báo chí đang trở thành một ngành
kinh tế phát triển, là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thế giới.
Nguồn lợi nhuận khổng lồ từ hoạt động báo chí đã biến lĩnh vực này thành
một thị trường kinh doanh độc quyền. Ngày càng có nhiều công ty kinh doanh
truyền thông xuyên quốc gia, có tầm ảnh hưởng tài chính và chính trị rất lớn.
Tập đoàn báo chí lớn nhất thế giới hiện nay là Gannett, hiện sở hữu 22 đài
truyền hình, 97 tờ báo với lượng phát hành 8 triệu bản . Nhà tài phiệt truyền
thông Ôxtrâylia Rupert Murdoch là chủ của hàng chục tờ báo lớn trên thế
giới. Ở Mỹ, 1.500 tờ báo với lượng phát hành 53 triệu bản mỗi kỳ và 9.200
tạp chí có lượng bản từ 20.000 đến 800.000 bản mỗi kỳ như tờ Cosmos đều
tập trung vào các tập đoàn tài phiệt, chỉ còn trên 20% thuộc các chủ báo nhỏ .
Từ lĩnh vực truyền thông, các tập đoàn tư bản báo chí thâm nhập vào các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hoá ở nhiều quốc gia, tham gia hoạch định các
chính sách điều hành đất nước ở những quốc gia đó. [20]
Nhưng vai trò của báo chí trong chính trị, quân sự, kinh tế chưa phải là
tất cả nếu không nói là còn có vị trí ít quan trọng hơn so với văn hoá. Báo chí
ngày nay đã trở thành kênh giáo dục mang tính phổ cập ở hầu hết các quốc
gia phát triển và đang phát triển. Tính đa năng của báo chí, nhất là các loại

8
hình báo chí sử dụng các phương tiện nghe-nhìn đã thể hiện sự ưu việt không
phải bàn cãi trong việc nâng cao dân trí nhất là ở những nước nghèo, giáo dục
chưa phát triển. Với các nước giàu, các hình thức phổ cập giáo dục từ xa đã
giảm thiểu hàng nghìn tỷ đô la nhờ giảm bớt chi phí xây dựng trường lớp,
giảng dạy, thực nghiệm…tập trung. Báo chí còn tạo lập môi trường văn hoá

và trở thành các địa chỉ sáng tạo văn hoá thoả mãn nhu cầu giải trí của người
dân. Nhiều sinh hoạt văn hoá, giải thưởng âm nhạc, văn học, điện ảnh, thể
thao có uy tín trên thế giới là do các cơ quan báo chí đứng ra tài trợ và tổ
chức.
Quá trình toàn cầu hoá kinh tế và cùng với nó là toàn cầu hoá báo chí
trong một không gian thông tin mở là một bước phát triển của văn minh nhân
loại, là thành tựu chung của loài người. Tuy nhiên, không vì điều đó mà báo
chí trong toàn cầu hoá mất đi bản chất chính trị của nó là vũ khí trong cuộc
đấu tranh giữa các giai cấp, các dân tộc, các khu vực trên thế giới nhằm bảo
vệ quyền lợi của mình. Chưa bao giờ chiến tranh thông tin lại diễn ra gay gắt,
quyết liêt trên một phạm vi rộng lớn như ngày nay. Điều này chỉ có thể giải
thích được bằng nguyên nhân sâu xa của nó, đó là quá trình sắp xếp lại trật tự
thế giới mới sau thời kỳ chiến tranh lạnh. Báo chí cũng đang là mối đe doạ
đối với nền văn hoá của nhiều nước và nhiều dân tộc khi dường như không có
cách gì ngăn chặn được sự thâm nhập của mặt tiêu cực ngoại lai trong lối
sống, đạo đức, thị hiếu của người dân cũng như sự suy thoái văn hoá bản địa
trong một xã hội tiêu dùng nếu không có chiến lược thông tin trên phạm vi
quốc gia và sự hợp tác toàn cầu.

1.2 Báo chí Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá
Ở Việt Nam, sau hai mươi năm đổi mới và hội nhập quốc tế, báo chí đã
có bước phát triển mạnh mẽ chưa từng có. Từ chỗ chỉ có 2 tờ báo in hàng
ngày và hơn mười tờ báo hàng tuần, một đài phát thanh và một đài truyền

9
hình quốc gia với diện phủ sóng rất hạn chế, ngày nay cả nước đã có 517 cơ
quan báo cung cấp cho bạn đọc gần 700 ấn phẩm với khoảng 550 triệu bản
báo mỗi năm; 64 đài phát thanh và truyền hình cấp tỉnh và thành phố, trên 500
đài phát thanh cấp huyện, hàng ngàn đài truyền thanh phường xã. Sóng phát
thanh hiện đã tới 5 châu lục và 90% lãnh thổ nước ta, sóng truyền hình đã phủ

phần lớn diện tích Châu Âu, Bắc Mỹ và 85% diện tích cả nước. Tuy mới bước
đầu phát triển, nước ta hiện đã có 50 tờ báo điện tử, 2.500 trang tin điện tử
(Website) được cấp phép hoạt động. Đi đôi với sự phát triển về số lượng,
trình độ kỹ thuật của báo chí cũng được nâng lên không ngừng, nhiều lĩnh vực
như phát thanh, truyền hình, thông tin trên mạng tin học, in ấn đã đạt trình độ
trung bình tiên tiến của thế giới. [22]
Sự phát triển của báo chí Việt Nam cũng không tách rời xu thế toàn cầu
hoá văn hoá. Khi văn hoá nói chung trong đó có báo chí đã trở thành cầu nối
chính trị, kinh tế thì phát triển báo chí là một đòi hỏi tất yếu của phát triển. Sự
tiến bộ và đổi mới của công nghệ thông tin bắt buộc mọi quốc gia phải chi
những khoản tiền lớn để đầu tư phương tiện kỹ thuật mới cho báo chí nếu
không muốn bị tụt hậu, cô lập. Đời sống vật chất và trình độ dân trí tăng lên
dẫn đến nhu cầu thông tin- một trong những quyền sống cơ bản của con người
hiện đại – cũng tăng lên không ngừng. Nghiệp vụ báo chí trên thế giới ngày
nay đã đạt đến trình độ rất cao, trở thành yếu tố kích thích những người làm
báo. Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng là báo chí đã trở thành
một nghề nghiệp hấp dẫn, hoạt động báo chí đã trở thành một trong những
ngành kinh tế có lợi nhuận cao.
Hội nhập quốc tế, tham gia vào quá trình toàn cầu hoá là xu thế tất yếu
của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Quan điểm xuyên suốt
của Đảng đối với báo chí trong quá trình hội nhập là kiên quyết giữ vững định
hướng chính trị, cổ vũ mạnh mẽ sự nghiệp đổi mới, bảo vệ vững chắc chủ
quyền đất nước và định hướng xã hội chủ nghĩa đồng thời thoả mãn ngày

10
càng cao nhu cầu thông tin, nhu cầu dân chủ hoá đời sống tinh thần của nhân
dân. Thực hiện nhiệm vụ đó, báo chí cần nâng cao chất lượng, kiên quyết
khắc phục xu hướng thương mại hoá, xa rời tôn chỉ mục đích đồng thời không
ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật, trình độ chuyên môn theo hướng hiện đại
hoá, tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế nâng cao khả năng hội nhập với báo

chí thế giới. Phát triển trong môi trường được quản lý tốt, quản lý tốt để tiếp
tục phát triển hơn nữa là con đường đồng hành cùng dân tộc và đất nước của
báo chí nước ta.

1.3 Sự tiếp nhận thông tin của công chúng
Đối với công chúng, tác phẩm báo chí mới chỉ thể hiện qua chất lượng
của thông tin tiềm năng. Bởi vì những thông tin đó chưa chắc đã được công
chúng tiếp nhận. Trong những trường hợp như vậy, mối quan hệ nhà báo- tác
phẩm- công chúng bị phá vỡ. Điều đó dẫn đến tình trạng là không có khả
năng chuyển thông tin tiềm năng thành thông tin hiện thực, Thông tin hiện
thực là những thông tin được nhà báo sáng tạo và được công chúng tiếp nhận
qua các phương tiện thông tin đại chúng. Khi tìm hiểu hiệu quả thông tin nơi
người nhận, chúng ta thấy là không phải các bản tin hay các chương trình phát
thanh, truyền hình đều được họ thừa nhận. Một cuộc điều tra xã hội học ở
Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: nhiều người không đọc báo vì họ không
hiểu được nội dung của bài báo [15,207] Điều này nhắc nhở các nhà báo phải
quan tâm đến hiệu quả của các bài báo, bản tin và chương trình phát thanh,
truyền hình. Việc đảm bảo sự ổn định trong mối quan hệ lẫn nhau giữa nhà
báo và công chúng được thể hiện qua các tác phẩm và chương trình là rất cần
thiết, đảm bảo cho thông tin tiềm năng trở thành thông tin hiện thực.
Muốn cho thông tin trong tác phẩm báo chí có giá trị thực tiễn, ảnh
hưởng tích cực đến công chúng, cần đảm bảo những điều kiện sau:

11
Một là: tính độc đáo của thông tin. Sự biểu hiện của tính độc đáo rất
đơn giản. Đó là cái mới của thông tin. Cái mới là cái mà công chúng chưa
biết. Nhưng cái mới không phải là yếu tố duy nhất thể hiện tính độc đáo.
Cùng với sự đòi hỏi tất yếu của cái mới, có thể tái hiện thông tin cũ bị lãng
quên, giúp cho công chúng có thêm tư liệu để nhận thức tốt hơn sự kiện mới.
Hai là: tính đại chúng (dễ hiểu): để công chúng nhận thức nội dung tác

phẩm tương ứng với ý đồ của tác giả, đòi hỏi ngôn ngữ của báo chí (cách thể
hiện, cách viết, nhịp điệu…) phải được công chúng nhận thức đầy đủ.
Ba là: tính hợp thời (đúng lúc). Những tác phẩm báo chí xuất hiện đúng
lúc, đáp ứng được nhu cầu của công chúng và sự quan tâm của họ trong thời
điểm đó thì tác phẩm sẽ có giá trị hơn. Sự hấp dẫn của bài báo sẽ tạo hứng thú
cho người đọc, làm cho họ chú ý đến thông tin nhiều hơn, gây xúc cảm và
khơi dậy niềm mong muốn tìm đến nguồn gốc của nó.
Một loạt yêu cầu để đảm bảo ý nghĩa thực tiễn của tác phẩm mà chúng
ta vừa tìm hiểu trên đây là những nhân tố tạo nên hiệu quả. Yếu tố ngữ nghĩa
và cấu trúc tác phẩm (hệ thống tác phẩm) là điều kiện cần thiết và là nhân tố
tác động đến hiệu quả. Nó đảm bảo giá trị thực tế của tác phẩm.
Khi một tác phẩm báo chí được thực hiện tốt về nội dung và hợp lý về
cấu trúc thì tác phẩm đó có thể chỉ chứa đựng những thông tin phản ánh (mô
tả), nhưng trong sự cọ sát với những thông tin đã có trước đó, có thể sẽ là
nguyên nhân để công chúng khai thác những yếu tố khác như giá trị hay tiêu
chuẩn.

1.4 Cạnh tranh của các phƣơng tiện truyền thông
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ điện tử và tin học, không
gian thông tin của báo chí ngày nay trên lý thuyết, đã không còn giới hạn. Báo
in gặp trở ngại không nhỏ trong quá trình vận chuyển, kiểm soát, trao đổi
thương mại nên không thể bảo đảm tính đồng thời trong tiếp nhận thông tin ở

12
những đối tượng và không gian khác nhau. Những trở ngại đó đã được khắc
phục đáng kể với sự ra đời của phát thanh và truyền hình có sự hỗ trợ của hệ
thống vệ tinh địa tĩnh. Về thời gian, với phát thanh, truyền hình khoảng cách
từ sự kiện đến hình thành thông tin và tiếp nhận thông tin tiệm cận tới không,
nghĩa là gần như đồng thời. Hàng tỷ người trên thế giới có thể cùng chứng
kiến một sự kiện đang xảy ra với sự chênh lệch về thời gian chỉ tính bằng

giây. Khả năng kịp thời, không còn rào cản không gian càng đi tới tuyệt đối
hơn khi xuất hiện mạng thông tin toàn cầu (Internet). Với khả năng thông tin
đa phương tiện (chữ, ảnh tĩnh, hình động, âm thanh, tiếng động) của nó,
Internet đã làm đảo lộn cuộc sống của nhân loại, chi phối sự phát triển của thế
giới.
Chưa bao giờ người ta được chứng kiến cuộc cạnh tranh căng thẳng
giữa các loại hình báo chí và các tờ báo như hiện nay. Cạnh tranh là tất yếu.
Xét về nội dung truyền tải, báo điện tử có những lợi thế mà báo in, thậm chí
cả phát thanh-truyền hình cũng phải kính nể. Báo điện tử hiện nay không phải
là một phiên bản rút gọn của báo in như người ta từng làm và từng lầm tưởng.
Về công nghệ, báo điện tử có thể đồng thời tích hợp nhiều hình thức đa
phương tiện - từ chữ viết, âm thanh cho đến hình ảnh tĩnh và động. Và nếu
nói đến tốc độ của thông tin thì báo điện tử là nhà vô địch. Chẳng cần chờ đến
giờ ra báo, giờ phát sóng, và thao tác thì quá đơn giản (và đỡ tốn kém) nhờ
những công nghệ hiện đại. Có thể kể thêm một số đặc điểm khác của báo điện
tử mà các loại hình báo chí khác không có được hoặc khó cạnh tranh được.
Chẳng hạn tính tương tác của báo điện tử rất cao. Một tin tức gửi đi có thể
nhanh chóng nhận ngay phản hồi của rất nhiều độc giả, nhận xét về nội dung
thông tin, chia sẻ tình cảm với người trong cuộc hoặc thậm chí phản ứng ngay
với tờ báo về cách đưa tin. Đài phát thanh và truyền hình có một số mục giao
lưu hay talkshow cho phép người xem, người nghe gọi điện trực tiếp, nhưng
chắc chắn không "bì" kịp với kiểu trao đổi qua Internet. Báo điện tử cũng cho

13
phép một tính năng đặc biệt là tìm kiếm. Với phát thanh và truyền hình thì
đương nhiên là không thể, với báo in cũng vô cùng khó khăn nếu muốn lục lại
một thông tin từ các số trước.
Đã có lúc người ta lầm tưởng rằng khi báo điện tử ra đời với khả năng
thông tin đa phương tiện, đó cũng là lúc phát thanh, truyền hình và cả báo in
bắt đầu đi vào hồi cáo chung. Nhưng thực tế và lịch sử báo chí đã cho thấy

không loại hình báo chí nào có thể triệt tiêu được loại hình báo chí khác. Năm
1927, Ban biên tập tạp chí Editor & Publisher viết rằng: "Nếu tin tức được
công chúng biết qua radio thì không có lý do gì để người ta phải mua báo". 25
năm sau đó, nhiều chuyên gia cũng cảnh báo tương tự khi xuất hiện chiếc máy
truyền hình. Tuy nhiên, báo in và phát thanh vẫn phát triển không ngừng. Rồi
đến khi xuất hiện báo điện tử xuất hiện thực tế vẫn như vậy, không thể tiêu
diệt được các loại hình báo chí ra đời trước nó như báo in, phát thanh, truyền
hình. Với thế mạnh truyền thống của mình (độ tin cậy, nội dung sâu ), báo
in, phát thanh và truyền hình không hề bị suy giảm ảnh hưởng trong xã hội,
thậm chí vẫn phát triển mạnh mẽ. Tổng kết của báo chí Mỹ cho thấy, năm
2005, doanh thu quảng cáo của các báo điện tử mới đạt 4 triệu USD, trong khi
báo in vẫn là 100 triệu USD. (Lê Quốc Minh, www.vietnamjournalism.com).
Trong khó khăn, từng loại hình báo chí đã tìm ra lối đi riêng của mình, phát
huy những lợi thế đặc thù để trụ vững trong lòng công chúng. Xét cho cùng,
trong cuộc cạnh tranh này không chỉ công chúng là người được hưởng lợi mà
bản thân những người làm báo cũng được hưởng lợi. Việc cạnh tranh này tất
cả là phục vụ nhu cầu ngày càng cao của công chúng hiện đại.

1.5 Xu thế làm tin
Tin là một thể loại quan trọng bậc nhất của báo chí. Thông thường, nếu
tính theo tỷ lệ bài đăng trên mỗi tờ báo, lượng tin có thể chiếm tới 70%.
[16,41] Công chúng quan tâm đến thông tin báo chí trước hết là quan tâm đến

14
tin. Vì vậy, trong xu thế cạnh tranh nhằm giành số đông công chúng về mình,
các loại hình báo chí và các tờ báo đều quan tâm nâng cao khả năng đưa tin,
cách thể hiện thông tin. Xu thế làm tin của các báo cũng có sự thay đổi.

1.5.1 Xu thế làm tin của báo chí
1.5.1.1 Ngắn gọn

Trong nhịp sống hiện đại, độc giả thường không có nhiều thời gian để
đọc báo. Các cuộc điều tra xã hội học ở Pháp đều cho thấy rằng thời gian
dành cho việc đọc báo của không có xu hướng tăng lên. Bình quân trong tổng
số 6 giờ mỗi ngày dành cho việc tiếp nhận thông tin, trung bình người Pháp
chỉ dành 36 phút để đọc báo. Theo thống kê của các viện thăm dò và các
phòng nghiên cứu độc giả của một vài tờ báo địa phương ở Pháp, thì một độc
giả trung bình chỉ dành cho tờ báo khoảng 25 phút. Đấy là khi tờ báo có nhiều
tin tức hay. Nhìn chung, rất ít người đọc toàn bộ tất cả nội dung, từng từ, từng
chữ trên một tờ báo. Trung bình độc giả ở Pháp chỉ đọc chưa đến 10% diện
tích tờ báo. Độc giả của tờ báo bình dân Bild (Đức) chỉ đọc 1/8 diện tích tờ
báo. Tờ Le Monde (Pháp) khá hơn khi được đọc tới 20% [23,12]. Còn ở Thuỵ
Điển, bình quân mỗi người bỏ ra 17 phút để đọc báo mỗi ngày. [5,72]. Những
con số thống kê này cho thấy một điều, tờ báo được độc giả đánh giá là nhiều
thông tin là tờ báo đăng được nhiều tin, làm sao độc giả chỉ đọc 10-20% diện
tích tờ báo cũng cảm giác là đáp ứng được yêu cầu thông tin của họ. Như vậy,
các tờ báo đều phải biên tập ngắn gọn các tin, làm sao trong một diện tích
nhất định đăng được số lượng tin nhiều nhất.
Theo lý thuyết tiếp nhận thông tin, độc giả thường đọc các tin, bài ngắn
trước, nếu còn thì giờ hoặc thấy cần thiết thì họ mới đọc đến các tin, bài dài
hơn. Tin ngắn mươi mười lăm dòng dễ thu hút sự chú ý của độc giả hơn vì
không mất thì giờ lắm để hiểu được nội dung. Các báo Mỹ đã thống kê cho
thấy độc giả sẽ đọc khoảng 60% tổng số các tin vắn. [23,52]. Các thông tin

15
ngắn giúp độc giả có thể lướt nhanh qua tờ báo mà vẫn biết được nhiều thông
tin. Thông thường họ lia mắt dọc theo cột tin vắn để xem trong đó có từ nào
đáng quan tâm hay không.
Đăng nhiều tin ngắn, gọn đã trở thành một xu thế chủ đạo của báo chí
thế giới. Để giải quyết vấn đề này, các báo đã xây dựng các cột tin vắn, trình
bày ấn tượng. Trong cuốn "Báo chí và đào tạo báo chí Thuỵ Điển", tác giả Vũ

Quang Hào viết: Đối với báo chí Thuỵ điển, mặc dù cột tin vắn chỉ chiếm
diện tích nhỏ theo chiều đứng bên trái trang báo nhưng nó lại được coi là
xương sống của trang báo. Cột tin vắn đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin của
độc giả. Vì vậy, dường như không một trang báo nào không có cột tin vắn.
Báo chí Thuỵ Điển đánh giá cao vai trò quan trọng của tin vắn đối với nhu
cầu thông tin của công chúng nên trong báo giới Thuỵ Điển đã xuất hiện một
quan niệm đồng thời cũng như một yêu cầu. Đó là người làm tin vắn tốt chính
là nhà báo giỏi. Nói cách khác người làm báo được đánh giá là nhà báo giỏi
bằng tiêu chí làm tin vắn như thế nào. Cũng chính vì thế, ở các cơ quan báo
chí Thuỵ Điển thường có khẩu hiệu mỗi phóng viên viết một tin ngắn mỗi
ngày thì tờ báo sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, nói chung, tin vắn trên báo Thuỵ Điển
phần lớn đều do những nhà báo giỏi viết. Ở đây đòi hỏi một sự lựa chọn
nghiệt ngã cả về thông tin lẫn từ ngữ.
Tin vắn và cột tin vắn là chỗ tạo ra sự đa dạng nhất về thông tin. Người
làm báo Thuỵ Điển gọi vui đây là cái chợ mà độc giả tìm thấy mọi thứ khi
bước vào đó. Cũng chính cột tin vắn này đã tạo ra được sự đồng cảm giữa các
nhóm độc giả khác nhau.
Xu hướng làm tin ngắn gọn để đăng được nhiều tin trên trang báo là xu
thế tất yếu đối với báo chí thế giới mà báo chí Việt Nam cũng không đứng
ngoài cuộc. Nhiều tờ báo ra hàng ngày ở Việt Nam như Lao Động, Thanh
Niên, Tuổi trẻ, Sài gòn giải phóng và ngay cả những tờ báo vốn được coi là
"bảo thủ" như Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Hà Nội Mới đều đăng các tin

16
ngắn. Các báo đều có một cột tin vắn, thường được đóng khung và trong mỗi
tin vắn thì từ hoặc câu quan trọng nhất được in đậm nhằm tạo thuận lợi cho
độc giả tiếp nhận thông tin. Tờ Nhân Dân ngày 10/9/2006, trang nhất có 16
tin thì có 8 tin vắn (chiếm tỷ lệ 50%). Trang 7, báo dành hẳn một cột "Tin đọc
nhanh" đăng tin vắn với số lượng 13 tin. Tính chung cả trang 7, số lượng tin
vắn là 19/25 tin (chiếm 76%). Nhiều báo đã qui định độ dài tối đa của tin,

chẳng hạn như tờ báo điện tử Vietnamnet và báo Tuổi trẻ qui định một tin
không được dài quá 300 chữ. Trường hợp đặc biệt, muốn tin dài hơn phải có ý
kiến của ban biên tập.
Tại Đài TNVN, tin tức cũng đang được được làm theo hướng ngắn gọn
hơn. Thống kê các chương trình thời sự 6 giờ từ 1/5/2002 đến 7/5/2002 cho
thấy số lượng tin dài dưới 220 chữ (tương đương 1 phút đọc) chỉ có 67 tin.
Trong các chương trình thời sự 6 giờ từ 1/5/2006 đến 7/5/2006, số lượng tin
dài dưới 220 chữ là 137 (tăng hơn 2 lần so với năm 1996).

1.5.1.2 Cấu trúc hiện đại
Hiện nay, ở Việt Nam, nhiều nhà báo và nhà nghiên cứu về báo chí vẫn
đang tiếp tục đề xuất nhiều kiểu cấu trúc cho tin. Một số người vẫn tiếp tục
ủng hộ quan niệm cho rằng cấu trúc của tin bao gồm các kiểu chính như cấu
trúc hình tam giác thường và cấu trúc hình tam giác ngược. Tác giả Đinh Văn
Hường trong cuốn "Các thể loại báo chí thông tấn" đưa ra thêm một số kiểu
cấu trúc như mô hình viên kim cương, mô hình đồng hồ cát, hình chữ nhật…
Nhưng thực tiễn cho thấy rằng, hầu hết báo chí hiện nay đều dùng cấu trúc
hình tam giác ngược. Đây là cấu trúc tin hiện đại vì nó phù hợp với tâm lý
tiếp nhận thông tin của công chúng hiện nay.
Lối viết tin theo kiểu truyền thống là lối viết sử dụng cấu trúc hình tam
giác thường. Trong đó, các chi tiết trong tin được tổ chức theo trật tự tầm
quan trọng tăng dần. Thông tin về bối cảnh sẽ được nêu đầu tiên, tiếp đến là

17
những thông tin quan hệ trực tiếp đến kết quả sự kiện và phần cuối cùng là
thông tin bản chất, quan trọng nhất của sự kiện. Cấu trúc tin này gây khó khăn
cả cho độc giả lẫn người viết và người biên tập. Người đọc khó nắm bắt được
đâu là thông tin chính và bỏ mất thông tin. Người viết sẽ dễ rơi vào tình trạng
viết dông dài và mất nhiều thời gian để hoàn thành tin. Người biên tập cũng
gặp khó khăn vì nếu cắt gọt ngắn tin đi có thể phải sửa lại toàn bộ tin để đảm

bảo tính logic. Chính vì vậy, giờ đây báo chí thường sử dụng cách viết tin
hiện đại.
Cấu trúc tin hiện đại là cấu trúc hình tam giác ngược gồm 2 yếu tố cơ
bản: phần mở đầu và phần thân tin. Những nội dung quan trọng nhất của sự
kiện sẽ được đề cập ngay trong phần mở đầu. Những chi tiết kém quan trọng
hơn cùng số liệu minh hoạ và các thông tin khác sẽ tạo thành phần thân tin.
Trong phần thân tin, những điều quan trọng hơn sẽ được nêu ra trước và điều
ít quan trọng hơn sẽ được nêu ở sau. Dạng cấu trúc tin hiện đại được mô tả
như dưới đây:



18

Cấu trúc tin hiện đại (hình tam giác ngược) có lợi thế rất lớn. Với độc
giả họ sẽ nắm bắt được ngay thông điệp vì những thông tin quan trọng nhất,
hấp dẫn nhất được thể hiện ở ngay phần mở đầu của tin. Với người viết tin
cũng dễ dàng diễn đạt, còn người biên tập khi có phải cắt bỏ phần sau cũng
không bị ảnh hưởng nhiều đến nội dung của tin.
Trang 2 báo Tiền phong số 185 ngày 28/8/2006 có 12 tin thì đến 11 tin
được viết theo cấu trúc hiện đại. Sau đây là một ví dụ về tin được viết theo
cấu trúc hiện đại
Chất lượng cà phê Việt Nam bị giảm sút đến mức báo động. Theo Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cà phê nhân Việt Nam chất lượng kém
phải loai bỏ chiếm tỷ lệ cao trên thế giới. Năm 2004, cà phê kém chất lượng
phải loại bỏ của Việt Nam chiếm 78% của cả thế giới. Năm 2005, cà phê
Robusta của Việt Nam phải loại bỏ chiếm 89% của thế giới. Nguyên nhân là
do cây cà phê Việt Nam được bón nhiều phân vô cơ, tưới quá nhiều nước, sử
dụng thuốc trừ sâu tràn lan, công nghệ chế biến còn lạc hậu. Đặc biệt, thu
hoạch cà phê theo kiểu "tuốt cành", quả chín nấu lẫn với quả xanh làm giảm

nghiêm trọng nhất lượng sản phẩm.
(Nguồn: Tiền phong số 185, ngày 28/8/2006)

1.5.1.3 Giảm tính lễ tân
Sự kiện lễ tân là sự kiện liên quan đến hoạt động của các nhà lãnh đạo,
thường là sự kiện quan trọng, có chứa đựng giá trị thông tin (ngầm) nhưng
thường không được khai thác đúng mức mà các nhà báo thường quá coi trọng
khai thác khía cạnh lễ tân, các nội dung mang tính xã giao, nghi lễ. Nhiều
hoạt động không quan trọng, không đáng đưa cũng đưa tin. Khi đưa tin lại
quá nhiều chi tiết về nghi lễ, về tên người và chức vụ

19
Xã hội càng phát triển, nhu cầu thông tin của công chúng càng cao,
nhưng thời gian đọc báo, nghe đài, xem truyền hình không nhiều, chi phí cho
mỗi trang báo, mỗi phút sóng phát thanh, truyền hình không nhỏ, trong khi tin
mang nhiều tính lễ tân đang làm cho những trang báo, chương trình phát
thanh truyền hình trở nên nghèo thông tin. Một yêu cầu đặt ra từ lâu nay đối
với tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng là làm sao với số trang và
thời lượng nhất định, nâng cao được chất và lượng thông tin.
Giảm tính lễ tân trong tin hay cải tiến tin lễ tân nhiều báo đã làm quyết
liệt. Phương châm chung mà các báo đang tiến hành là "tin hoá" tin lễ tân.
Tức là coi sự kiện lễ tân cũng như những sự kiện đáng đưa tin khác: việc đưa
tin một sự kiện nào đó phải căn cứ vào giá trị thông tin kết hợp với giá trị
tuyên truyền của sự kiện đó. Kiên quyết giảm bớt số lượng tin lễ tân, những
sự kiện không quan trọng, không có nội dung (giá trị thông tin thấp) thì không
đưa tin, giảm đến mức tối đa phần nói về nghi lễ, lược bớt tên người, chức vụ
không cần thiết.
Ví dụ một tin lễ tân đã được giảm tính lễ tân:
"Tại cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 8/9/2006,
Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC), ngài Ma-nu-en Ba-rô-dô cam kết duy trì mức

viện trợ 160 triệu ơ-rô cho Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2013. Ông tái
khẳng định EC hoàn toàn ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập WTO và cùng với
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố hai bên kết thúc đàm phán đa phương
về việc Việt Nam gia nhập WTO. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị EU
sớm công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường, hỗ trợ Việt Nam
trong giai đoạn "hậu Tổ chức Thương mại thế giới". Về việc EU quyết định
áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm giày da của Việt Nam, ông cho
rằng quyết định này không phản ánh mối quan hệ hợp tác đang phát triển
giữa hai bên và đi ngược lại xu hướng tự do hoá thương mại hiện nay".
(Nguồn: Tuổi trẻ ngày 9/9/2006)

20
Ở tin trên, tất cả những lời nói ngoại giao như "nhiệt liệt chào mừng
sang thăm…", "đánh giá đây là một sự kiện quan trọng trong quan hệ hai
bên"… đã được lược bỏ. Những câu chung chung một thời thường xuất hiện
trong các tin lễ tân như "cuộc hội đàm diễn ra trong bầu không khí hữu nghị,
hiểu biết và tin cậy lẫn nhau" cũng không còn. Danh sách các thành viên tham
gia hội đàm cùng 2 nhà lãnh đạo cũng được biên tập cắt bỏ. Chức danh của
nhà lãnh đạo cũng được lược bớt chỉ còn chức danh chính (cụ thể ở trên là
Thủ tướng). Trước đây phải viết đầy đủ là "đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Uỷ
viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam".
Một số giải pháp nghiệp vụ cụ thể mà các báo đang áp dụng để giảm
tính lễ tân trong tin:
- Đối với tin hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đoàn ra- đoàn
vào: lược bớt những câu, phát biểu mang tính xã giao, chung chung như "cảm
ơn đã dành thời gian tiếp ", "thông báo tình hình mỗi nước ", thay vào đó là
đi thẳng vào chi tiết có giá trị thông tin như triển vọng những lĩnh vực hợp
tác, nội dung những dự án, hiệp định được ký kết
- Đối với tin hội nghị, hội thảo: chọn góc độ, khía cạnh có vấn đề để

khai thác, đưa tin chứ không "tường thuật" hội nghị, hội thảo. Tại hội nghị,
tranh thủ phỏng vấn, gặp gỡ các nhân vật quan trọng liên quan để có thêm
thông tin và lời trích dẫn cho tin. Đối với hội nghị tổng kết của ngành, lễ kỷ
niệm, đón nhận huân chương lược bớt phần nghi lễ, chú ý đi sâu nêu bài
học, phương hướng, biện pháp phấn đấu

1.5.1.4 Phản hồi của công chúng (feedback)
Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển vượt bậc, nền báo chí thế
giới có nhiều chuyển đổi trên mọi phương diện. Trong các giai đoạn trước,
thông tin báo chí thường mang tính hàn lâm, là thông tin tĩnh, ít chiều. Ngày

21
nay, nhờ tiến bộ của công nghệ thông tin, thông tin báo chí có những đặc thù
mới: đa chiều hơn, nhanh hơn, cô đọng hơn. Việc chuyển tải, tiếp nhập, xử lý
và chi phối thông tin ngày càng có sự tham gia của đông đảo công chúng.
Trong báo chí hiện đại, công chúng không chỉ là người thụ hưởng
thông tin do báo chí cung cấp mà còn là người phản biện, cung cấp, bổ sung
thông tin cho báo chí. Sự tham gia của công chúng vào tờ báo đã trở thành
thước đo mức độ thành công hay uy tín của tờ báo trong xã hội. Thông tin
báo chí không còn mang tính một chiều mà thực sự trở thành hai chiều, có
tương tác với độc giả. Để tồn tại, mỗi tờ báo Thuỵ Điển đều trở thành một sân
chơi cho những người tổ chức chính trị xã hội khác nhau và người làm báo
nước này đã ví vui rằng mỗi tờ báo của họ như một quán trà mà mỗi người
dân đều có thể lên đó để đàm đạo. [5,]
Để "mở cửa" cho công chúng tham gia, nhiều báo, đài đã mở các
chuyên trang, chuyên mục để tiếp nhận thông tin phản hồi của công chúng
như "ý kiến bạn đọc" (báo Nhân dân), "Hộp thư truyền hình" (Đài Truyền
hình Việt Nam", "Tiếp chuyện bạn nghe đài" (Đài Tiếng nói Việt Nam) hay
"Bạn đọc và Tuổi trẻ" (báo Tuổi trẻ). Tại đây, công chúng có thể trình bày ý
kiến của mình về các tin, hay bài báo đã đăng hay những vấn đề xã hội bức

xúc khác. Dưới đây là ví dụ:
"Đọc xong bài báo “Sự thật về xe “biển đỏ” kinh doanh vận tải” (Tuổi
Trẻ 14 và 15-9), tôi cho rằng nếu không có biện pháp giải quyết, người dân
còn phải “sống chung” với tình trạng này dài dài. Nên chăng “bật đèn xanh”
cho phép cảnh sát giao thông thổi phạt những loại xe “biển đỏ”? Luật của
chúng ta không thiếu, cảnh sát giao thông, kiểm soát quân sự cũng không
thiếu, tại sao chúng ta không dẹp được vấn nạn này? Hoặc là quản lý yếu kém
hoặc là đã được thỏa hiệp bảo kê, nên kiểu kinh doanh này mới tồn tại và
phát triển đến như vậy. Một người dân có trong tay hàng chục xe “biển đỏ”,

22
thật khó tin nổi! Hiện nay, chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền, nếu
“bó tay” trước việc này thì làm sao có được một xã hội công bằng, dân chủ?
ĐĂNG DŨNG (P.An Phú Đông, Q.12, TP.HCM)
(Nguồn: Tuổi trẻ ngày 17/9/2006)
Ngoài các chuyên mục, các báo, đài còn mở các hợp thư điện tử (e-
mail) để làm cầu nối liên hệ mật thiết với độc giả, khán thính giả. Trên báo in,
một số tác giả bài báo cho đăng địa chỉ thư điện tử của mình để độc giả có thể
liên hệ, như trên tờ Thể thao Văn hoá gần đây tác giả Anh Ngọc đã thường
xuyên đăng địa chỉ thư điện tử của mình () để nhận
ý kiến nhận xét, phân tích thêm của độc giả. Đây có thể là điểm mới ở Việt
Nam nhưng với báo chí thế giới, trong đó có báo chí Thuỵ Điển, điều này
không mới. Trên nhiều tờ báo Thuỵ Điển, dưới mỗi bài báo nhà báo đều ký
tên thật, kèm theo số điện thoại cá nhân, cũng như địa chỉ email để nếu độc
giả cần trao đổi thêm thì chỉ cần gọi điện thoại là gặp được trực tiếp nhà báo-
tác giả bài báo đó. Cũng nhờ điều này nhiều khi nhà báo lại có thêm thông tin
về vấn đề đã đăng để rồi tiếp tục các bài viết về cùng vấn đề đó để cho số tiếp
theo. Đặc biệt, dưới mỗi bài báo đều có một ảnh rất nhỏ (nhưng rất rõ)- đó là
chân dung tác giả bài báo. [5,108]
So với các loại hình báo chí truyền thống, báo chí điện tử có thuận lợi

lớn trong việc thu hút sự tham gia của công chúng nhờ đặc tính tương tác của
mình. Dưới mỗi tin, các báo điện tử có đường link phản hồi để bạn đọc có thể
gửi ý kiến của mình tới toà soạn hay độc giả khác. Hơn bất kỳ một loại hình
báo chí nào khác, báo trực tuyến có tính tương tác cao, thể hiện rõ tính đại
chúng và thoả mãn được nhu cầu thông tin đa chiều của người đọc. Theo lý
thuyết truyền thông, tương tác qua lại giữa công chúng và toà soạn qua kênh
thông tin phản hồi là một yếu tố quan trọng thể hiện hiệu quả truyền thông
đồng thời tạo cơ sở để toà soạn điều chỉnh nội dung, hình thức thông tin theo

23
hướng tăng cường chất lượng. Đây cũng là một phương thức lôi cuốn độc giả
độc đáo chỉ có ở báo chí trực tuyến.
Đây là một vài mẫu link của báo điện tử Vietnamnet để độc giả có thể
phản hồi

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi


Họ và tên:

Địa chỉ:

E-mail:

Tiêu đề:

File gửi kèm:
(Max 100KB)
File gửi kèm:
(Max 100KB)

File gửi kèm:
(Max 100KB)
Nội dung:



Thông qua e-mail, báo chí trực tuyến còn có khả năng thiết lập các diễn
đàn có sức hút lớn đối với độc giả. Các diễn đàn trên báo chí trực tuyến được
tổ chức thường xuyên và được coi như một chuyên mục nơi toà soạn dành

×