Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam qua một số báo điện tử Anh ngữ (Khảo sát Thanh Niên online và Nhân Dân điện tử từ năm 2011 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 163 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ QUỲNH NGA



VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
QUA MỘT SỐ BÁO ĐIỆN TỬ ANH NGỮ
(KHẢO SÁT BÁO THANH NIÊN ONLINE VÀ NHÂN DÂN ĐIỆN
TỬ TỪ NĂM 2011 ĐẾN NAY)



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học






Hà Nội - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ QUỲNH NGA



VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
QUA MỘT SỐ BÁO ĐIỆN TỬ ANH NGỮ
(KHẢO SÁT BÁO THANH NIÊN ONLINE VÀ NHÂN DÂN ĐIỆN
TỬ TỪ NĂM 2011 ĐẾN NAY)


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thành Hƣng




Hà Nội – 2013
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung của luận văn Vấn đề chủ quyền
biển đảo Việt Nam qua một số báo điện tử Anh ngữ là những kiến thức do
tôi thu nhận đƣợc trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài của mình,
không sao chép từ bất kì nguồn tài liệu nào.
Trong luận văn của mình tôi có sử dụng một số trích dẫn từ các nguồn
tài liệu tham khảo. Các tài liệu trích dẫn đều đƣợc dẫn nguồn đầy đủ.

Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những lời cam đoan của mình.


Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013
Học viên



Nguyễn Thị Quỳnh Nga









LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo
trong Khoa Báo chí và Truyền thông – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã
truyền dạy cho tôi những kiến thức, những kỹ năng cần thiết trong quá trình
theo học bậc Đại học và Cao học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS Phạm Thành
Hưng, giảng viên hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này. Thầy đã
tận tâm chỉ bảo, định hướng cho tôi về mặt lý luận và phương pháp nghiên
cứu, đồng thời gợi mở những kiến thức khoa học mới để tôi áp dụng vào luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các phóng viên báo mạng điện tử Nhân Dân

và Thanh Niên, đặc biệt là những biên tập viên chuyên trang tiếng Anh của
hai tờ báo trên cùng bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ tôi suốt quá
trình thực hiện luận văn này.
Do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức, tôi nhận thấy luận văn của
mình còn nhiều thiếu sót. Kính mong sự góp ý và sửa chữa của các thầy cô
giáo, hội đồng phản biện cũng như các bạn học viên để luận văn được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013
Học viên



Nguyễn Thị Quỳnh Nga

1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5
CHƢƠNG 1
BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI VỚI VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO 14
1.1 Một số vấn đề lý luận chung 14
1.1.1 Khái niệm Thông tin đối ngoại 14
1.1.2 Khái niệm biển đảo Việt Nam và chủ quyền biển đảo Việt
Nam 17
1.1.3 Khái niệm thông tin đối ngoại về chủ quyền biển đảo Việt
Nam 19
1.1.4 Khái niệm thông tin đối ngoại trên báo điện tử Anh ngữ 19
1.2 Quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về

công tác thông tin đối ngoại về chủ quyền biển đảo Việt Nam 20
1.3 Tầm quan trọng của báo điện tử Anh ngữ trong công tác thông
tin đối ngoại về chủ quyền biển đảo Việt Nam 25
CHƢƠNG 2
KHẢO SÁT THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO
VIỆT NAM QUA HAI TỜ BÁO ĐIỆN TỬ ANH NGỮ NĂM 2011-2013 29
2.1 Nội dung thông tin về tuyên truyền biển đảo trên báo điện tử Anh
ngữ 29
2.1.1 Những vấn đề lịch sử truyền thống 35
2.1.2 Thông tin về tình hình hiện tại liên quan đến chủ quyền
biển đảo 42
2.1.3 Quan niệm và giải pháp quốc tế 61
2.2 Các hình thức chuyển tải thông tin về chủ quyền biển đảo trên
hai tờ báo điện tử Anh ngữ 67

2
2.2.1 Các thể loại báo chí 68
2.2.2 Cách thức sản xuất tin bài 71
2.3 So sánh thông tin đối ngoại và thông tin đối nội về chủ quyền
biển đảo Việt Nam 77
2.4 So sánh thông tin đối ngoại của Việt Nam và Trung Quốc về
chủ quyền biển đảo 80
CHƢƠNG 3
ĐÁNH GIÁ VÀ HƢỚNG GIẢI PHÁP VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TỪ
GÓC NHÌN THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI 85
3.1 Những khó khăn và thách thức mà công tác thông tin đối ngoại
bằng báo điện tử Anh ngữ đặt ra 85
3.2 Thành tựu đạt đƣợc của thông tin đối ngoại về chủ quyền biển
đảo 88
3.3 Hạn chế, tồn tại của thông tin đối ngoại về chủ quyền biển đảo 91

3.4 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thông tin đối ngoại về chủ
quyền biển đảo 94
KẾT LUẬN 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC 106
Phụ lục 1: Trả lời phỏng vấn sâu của ban biên tập báo Thanh Nien
News và Nhan Dan Newspaper. 106
Phụ lục 2: Các Chỉ thị, Quyết định, Hƣớng dẫn về TTĐN và biển
đảo, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). 115
Phụ lục 3: Một số tin bài về nội dung tuyên truyền biển đảo trên
chuyên trang tiếng Anh của Thanh Niên online . 127
Phụ lục 4: Một số tin bài về nội dung tuyên truyền biển đảo trên
chuyên trang tiếng Anh của Nhân Dân điện tử. 143

3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CQBĐ: Chủ quyền biển đảo
NXB: Nhà xuất bản
TTĐN: Thông tin đối ngoại
PGS.TS: Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ




















4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

1. Biểu đồ 1: Tỉ lệ phân chia bài viết chia theo nội dung về chủ quyền biển
đảo trên chuyên trang tiếng Anh của báo Nhân Dân điện tử từ tháng 1/2011
đến tháng 7/2013.
2. Biểu đồ 2: Tỉ lệ phân chia bài viết chia theo nội dung về chủ quyền biển
đảo trên chuyên trang tiếng Anh của báo Thanh Niên online từ tháng 1/2011
đến tháng 7/2013.
3. Biểu đồ 3: Số lƣợng bài viết về chủ quyền biển đảo trên trang tiếng Anh
của báo Nhân Dân điện tử và Thanh Niên online từ tháng 1/2011 đến tháng
6/2013 (theo quý).
4. Bảng 2.1: Bảng số liệu thể hiện tỉ lệ tham gia của các thể loại báo chí về
nội dung chủ quyền biển đảo trên hai tờ Thanh Nien News và Nhan Dan
Newspaper từ tháng 1/2011 đến tháng 7/2013.






5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ quyền quốc gia luôn là vấn đề quan trọng trong mối quan hệ quốc
tế, là nguồn gốc của hầu hết các cuộc chiến tranh trong lịch sử loài ngƣời và
là nguyên nhân chính của các cuộc xung đột quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
Trong những năm gần đây, vấn đề này đang ngày một nóng dần lên khi nhiều
hòn đảo nhỏ trên Thái Bình dƣơng đã biến thành các mục tiêu tranh chấp. Báo
chí không ngừng đƣa tin về những tranh chấp về chủ quyền biển đảo giữa các
nƣớc láng giềng, với những ví dụ điển hình nhƣ: xung đột giữa Hàn Quốc và
Nhật Bản do xảy ra tranh chấp chủ quyền tại đảo Dokdo - Takesima; tranh
chấp về biển Đông giữa các nƣớc trong khu vực, cuộc chiến với phiến quân
Hồi giáo ở các đảo miền Nam Philippines; tranh chấp vùng biển giữa
Inđônêxia và Malaysia; tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia… Ngoài ra,
còn rất nhiều những cuộc xung đột, khủng hoảng ở các châu lục và trên thế
giới. Các cuộc xung đột kể trên đều rất đa dạng về hình thức, mức độ, quy
mô, tính chất và đối tƣợng tham gia, tuy nhiên, hầu hết đều có nguyên nhân
chính là tranh chấp chủ quyền lãnh hải.
“Biển là tƣơng lai của đất” quả là một nhận định xác đáng dựa trên thực
tiễn. Biển chiếm 70% không gian sống của loài ngƣời, là một phần lãnh thổ
quốc gia, là cỗ máy điều tiết khí hậu, nơi cung cấp tài nguyên thiên nhiên, là
con đƣờng giao thông thƣơng mại chính đảm bảo sự lƣu thông hàng hóa trên
thế giới…Riêng đối với Việt Nam, tự ngàn xƣa biển khơi đã là một phần máu
thịt của non sông đất nƣớc. Biển nƣớc ta rộng lớn, có nguồn tài nguyên phong
phú và đa dạng với trữ lƣợng, quy mô thuộc loại khá, cho phép phát triển
nhiều lĩnh vực kinh tế biển quan trọng nhƣ đánh bắt, nuôi trồng và chế biển
thủy hải sản, cảng biển, vận tải biển, sửa chữa và đóng tàu; khai thác tài

6

nguyên, khoáng sản, du lịch, thông tin liên lạc… Biển còn là “phên hậu” che
chắn bảo vệ đất liền, là kho lƣu giữ các bí mật của quá khứ, ghi nhận những
trang sử hào hùng về các cuộc chiến tranh giữ nƣớc và lịch sử dựng nƣớc.
Biển thực sự là bộ phận, là lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, là di
sản thiêng liêng của dân tộc, là chỗ dựa tinh thần và vật chất của ngƣời dân.
Song đây cũng là khu vực có nhiều nguy cơ gây mất ổn định, uy hiếp chủ
quyền và lợi ích quốc gia.
Với nhiều ý nghĩa lớn lao nhƣ vậy, việc xác lập và bảo vệ CQBĐ từ lâu
đã là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đòi hỏi một quá trình đấu tranh mạnh
mẽ, kiên trì và khôn khéo của toàn Đảng toàn dân. Trong những năm qua,
công cuộc đấu tranh về CQBĐ đã đạt đƣợc không ít kết quả khả quan. Tuy
nhiên sau thành tựu kí kết Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông –
DOC
1
, Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ
2
, vấn đề biên giới lãnh thổ trên biển
vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Những mâu thuẫn, tranh chấp cũ chƣa đƣợc
tháo gỡ, giải quyết, thậm chí còn leo thang, bùng nổ gay gắt, trở thành điểm
nóng trong đời sống chính trị, xã hội thế giới.
Hiện tại, Việt Nam vẫn đang tiến hành giải quyết song song hai loại
tranh chấp chủ yếu. Một là những tranh chấp chủ quyền các đảo mà điểm
nóng nhất là hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Hai là những tranh chấp
ranh giới giữa các vùng biển và thềm lục địa chồng lấn trên biển Đông. Tuy
nhiên tính phức tạp đan xen giữa tranh chấp đa phƣơng, song phƣơng và hàng
________________________
1
Ký kết ngày 04-11-2002 tại Phnom Penh, Campuchia nhân dịp Hội nghị thƣợng
đỉnh ASEAN lần thứ 8, giữa các nƣớc ASEAN và Trung Quốc.
2

Ký kết ngày 25-12-2002 giữa chính phủ nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa tại Bắc Kinh xác định biên giới lãnh hải, thềm lục
địa và vùng đặc quyền kinh tế trong vịnh Bắc Bộ.

7
loạt những yêu sách phi lý, hành động bất thƣờng của Trung Quốc đã gây
không ít khó khăn, cản trở đến quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền biển, đã
và đang đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
Ngoài ra, các tổ chức, thế lực thù địch trong và ngoài nƣớc cũng đang
lợi dụng vấn đề này để chống phá, vu khống, xuyên tạc chủ trƣơng, chính
sách của Đảng và Nhà nƣớc, bôi nhọ bộ máy lãnh đạo, phủ định con đƣờng đi
lên Chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh chiến lƣợc “diễn biến hòa bình”.
Mặt khác, đại bộ phận nhân dân, kiều bào Việt Nam, những lực lƣợng
tiến bộ trên thế giới và dƣ luận quốc tế hết sức quan tâm về vấn đề này. Mặc
dù vậy, công tác thông tin vẫn còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng nhu cầu cấp
bách của thời đại, trở thành một mũi đấu tranh sắc bén. Không ít những ngƣời
làm truyền thông đã nhận định rằng, trong thời kì tranh chấp giữa các nƣớc đã
qua giai đoạn “chiến tranh lạnh” và chƣa thực sự đến mức gay gắt nhƣ hiện
nay thì đó chính là cuộc chiến của giới truyền thông.
Xuất phát từ những lí do trên, việc phát huy tối đa vai trò của TTĐN về
CQBĐ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là vô cùng cần thiết và cấp bách,
trong đó báo chí đóng vai trò quyết định đến hiệu quả của công tác này. Với
các loại hình báo chí hiện nay, báo điện tử thực hiện tốt hơn cả vai trò của
mình trong lĩnh vực thông tin đối ngoại của Việt Nam, đặc biệt là những trang
báo điện tử bằng tiếng Anh trên những tờ báo mạng chủ chốt của nƣớc ta.
Mục đích của thông tin đối ngoại là đập tan những luận điệu xuyên tạc của thế
lực thù địch; tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của nhân dân thế giới, góp phần
định hƣớng, bổ sung đầy đủ nhận thức cho ngƣời dân, nâng cao nhận thức và
trách nhiệm cho mỗi công dân với Tổ quốc nói chung đối với việc bảo vệ
CQBĐ Việt Nam nói riêng; đƣa TTĐN trở thành “sức mạnh mềm”, là “mũi

tiến công đầu tiên” trên mặt trận bảo vệ Tổ quốc. Nghiên cứu vấn đề chủ
quyền biển đảo trên các trang báo điện tử Anh ngữ từ góc nhìn TTĐN là một

8
hƣớng nghiên cứu cần thiết và hứa hẹn hiệu quả báo chí học. Đề tài chủ
quyền biển đảo trên báo điện tử Anh ngữ nếu đƣợc thực hiện tốt theo hƣớng
tiếp cận TTĐN sẽ cung cấp cho chúng ta một cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn
về thực tiễn hoạt động báo chí Việt Nam đƣơng đại. Đề tài nghiên cứu đó có
thể chỉ ra những ƣu điểm cần phát huy và những hạn chế cần khắc phục, góp
thêm một tiếng nói “tƣ vấn” cho hoạt động TTĐN trên mặt trận báo chí thực
sự hiệu quả, chất lƣợng.
Đó cũng chính là lí do tác giả chọn đề tài “Vấn đề chủ quyền biển đảo
Việt Nam qua một số báo điện tử Anh ngữ” qua việc khảo sát chuyên trang
tiếng Anh của hai tờ báo mạng điện tử: báo Thanh Niên online
(thanhniennews.com), và báo Nhân Dân điện tử (en.nhandan.org.vn) làm luận
văn tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tranh chấp CQBĐ là vấn đề lịch sử do vậy các tài liệu nghiên cứu về
vấn đề này cũng rất phong phú đa dạng. Có thể kể đến một số tác phẩm nổi
bật nhƣ “Cơ sở pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa – Trường Sa” (tác giả Trần Văn Kha, năm 1984); “Cuộc tranh
chấp Việt – Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” (tác giả Lƣu
Văn Lợi, năm 1995); “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa” (TS Nguyễn Nhã, năm 2003); “Biển Đông và
hải đảo Việt Nam” (nhiều tác giả, tháng 7/2010), “Bằng chứng lịch sử và cơ
sở pháp lý: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” (nhiều tác giả, năm
2011), “Hoàng Sa – Trường Sa: hỏi và đáp” (tác giả Trần Nam Tiến, năm
2011), “Người Việt với biển” (Nguyễn Văn Kim chủ biên, NXB Thế giới,
2011);“Biển và đảo Việt Nam, mấy lời hỏi – đáp” (tác giả: nhóm khảo sử
Nam Bộ kết hợp với Trung tâm nghiên cứu biển và đảo trƣờng Đại học Khoa


9
học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, NXB Tổng hợp thành phố
Hồ Chí Minh, năm 2012)…
Về lĩnh vực TTĐN, một số sách đã đƣợc xuất bản nhƣ: “Truyền thông
đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay” (Phạm
Minh Sơn, Nguyễn Thị Quế, năm 2009); “Thông tin đối ngoại Việt Nam: Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn” (Phạm Minh Sơn, năm 2011); “Báo chí và
Thông tin đối ngoại” (Lê Thanh Bình, năm 2012)…Ngoài ra, những năm gần
đây cũng có một số tài liệu và luận văn, khóa luận tốt nghiệp khai thác đề tài
này, có thể kể đến : “Đặc điểm báo chí đối ngoại Việt Nam thời kì 1995-
2000” (Đặng Thị Thu Hƣơng, luận văn thạc sỹ, năm 2001); “Nâng cao chất
lượng và hiệu quả thông tin của bản tin đối ngoại Thông tấn xã Việt Nam”
(Trần Thúy Hà, khóa luận tốt nghiệp, năm 2002); “Thông tin đối ngoại trên
truyền hình Việt Nam hiện nay” (Nguyễn Thị Mai Hoa, luận văn thạc sĩ, năm
2011)…
Ngoài ra, cũng có không ít các tác phẩm về biển Đông của các tác giả
nƣớc ngoài, tiêu biểu nhƣ: “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa” (tác giả Mc Gendreau, năm 1998); “Chủ quyền trên hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa” (tác giả Monique Chemillier – Gendreau, Nguyễn
Hồng Thao dịch, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1998)…
Nhƣng phần lớn các tác phẩm, các học giả đều chú trọng nghiên cứu
những vấn đề biển đảo Việt Nam về mặt pháp lý hoặc từ góc nhìn chính trị.
Hoạt động thông tin đối ngoại của Việt Nam nếu có đƣợc đề cập đến thì cũng
chỉ là trên bình diện vĩ mô mà chƣa tiếp cận đến hoạt động cụ thể của TTĐN
về CQBĐ Việt Nam, đặc biệt là vẫn chƣa quan tâm tới các trang báo mạng
điện tử Anh ngữ. Vì vậy, “Vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam qua một số
báo điện tử Anh ngữ” là một đề mới, có tính thời sự và ý nghĩa thực tiễn cao,

10

đặc biệt trong bối cảnh tranh chấp biển Đông đang diễn biến phức tạp nhƣ
hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát, phân tích, nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn về hoạt động TTĐN về vấn đề CQBĐ Việt Nam trên một số tờ báo
điện tử Anh ngữ, luận văn sẽ nêu bật thực trạng về cách sản xuất, hình thức và
nội dung TTĐN của báo chí trong nƣớc. Từ đó, luận văn sẽ chỉ ra những
thành tựu đã đạt đƣợc, những hạn chế còn tồn tại và gợi mở hƣớng khắc phục,
nâng cao chất lƣợng, hiểu quả.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn phân tích thực trạng, khẳng định và lý giải những thành
công và hạn chế của hoạt động TTĐN trên báo mạng điện tử Anh ngữ từ góc
nhìn nghiệp vụ báo chí, qua hai tờ báo mạng lớn: Thanh Niên online (Thanh
Nien News) và Nhân Dân điện tử (Nhan Dan Newspaper), trên cơ sở đó đề
xuất một số giải pháp để nâng cao chất lƣợng TTĐN Việt Nam.
- Nêu bật tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại, đặc biệt là
báo chí đối ngoại về CQBĐ, hƣớng tới khái quát thực tế hoạt động truyền
thông đối ngoại của báo chí Anh ngữ về CQBĐ Việt Nam.
- So sánh TTĐN và thông tin đối nội của báo chí nƣớc ta bên cạnh việc
so sánh TTĐN của một số nƣớc châu Á có thể chế chính trị cũng nhƣ tranh
chấp biển đảo tƣơng tự để từ đó rút ra những bài học và kinh nghiệm đối
ngoại về mặt thông tin.
- Tìm hiểu chủ trƣơng, các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc
trong công tác TTĐN về CQBĐ trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu

11
Công tác TTĐN về biển đảo Việt Nam hiện nay là một nhiệm vụ quan

trọng, to lớn, đƣợc sự quan tâm của Đảng, nhà nƣớc và nhân dân. Hoạt động
thông tin về biển đảo bao gồm vai trò, vị trí, tầm quan trọng của biển đảo,
kinh tế biển đảo, an ninh quốc phòng biển đảo…diễn ra trên nhiều lĩnh vực,
trải rộng về cả không gian và thời gian.
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu vấn đề CQBĐ Việt Nam dƣới góc nhìn
TTĐN. Đối tƣợng khảo sát là thông tin về tranh chấp biển Đông trên hai tờ
báo mạng Anh ngữ của thanh niên online và nhân dân điện tử.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp, chúng tôi đi sâu tìm hiểu
công tác TTĐN về CQBĐ Việt Nam trên báo điện tử Anh ngữ chứ không
nghiên cứu toàn bộ nội dung TTĐN về CQBĐ hay tất cả các phƣơng diện
TTĐN về lĩnh vực này. Khoảng thời gian khảo sát trên ba tờ báo mạng cũng
chỉ từ năm 2011 đến nay – khoảng thời gian mà vấn đề tranh chấp biển Đông
giữa Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu nóng dần lên. Trong khoảng thời gian
giới hạn đó, mỗi tờ báo trên đều có khoảng trên 200 bài báo với chủ đề
CQBĐ Việt Nam. Bởi vậy, luận văn không tập trung vào những chi tiết nhỏ,
liệt kê số liệu mà tập trung khảo sát, phân tích những tác phẩm tiêu biểu, tạm
gác lại những bài báo có nội dung trùng nhau.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng tổng hợp nhiều phƣơng pháp để nghiên cứu đề tài này:
- Phƣơng pháp luận: Dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa
duy vật lịch sử để nghiên cứu, tìm hiểu trên cơ sở những quan điểm của Đảng
và Nhà nƣớc.
- Phƣơng pháp lịch sử: Nghiên cứu lịch sử tranh chấp CQBĐ, đặt vấn
đề biển đảo trong bối cảnh chung toàn cầu, trong “thế kỉ đại dƣơng”.

12
- Phƣơng pháp logic: Dựa trên nguồn tài liệu để suy luận, đƣa ra nhận
xét, đánh giá.
- Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp: Thu thập và nghiên cứu các

nguồn tài liệu có liên quan.
- Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng: thống kê số liệu, vẽ biểu đồ,
bảng biểu. Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu này nhƣ những thao
tác bổ trợ cho nghiên cứu định tính (qualitative research) – một phƣơng pháp
nghiên cứu chủ đạo, đƣợc thực hiện thông qua các nghiên cứu trƣờng hợp,
tiến tới khái quát hóa, hệ thống hóa các thuộc tính của đối tƣợng khảo sát.
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn những ngƣời phụ trách cũng
nhƣ biên tập viên tiếng Anh của hai tờ báo về cách thức sản xuất tin bài và
các vấn đề liên quan.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận
- Luận văn trong quá trình triển khai thực hiện chính là một cơ hội
thuận lợi cho ngƣời viết củng cố và vận dụng lý thuyết cùng hệ thống quan
điểm báo chí của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam về TTĐN. Hy vọng rằng luận
văn còn có ý nghĩa đóng góp, bổ sung vào kho tàng lý luận về công tác TTĐN
nói chung và hoạt động TTĐN về CQBĐ nói riêng.
- Nội dung của luận văn cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo ít
nhiều hữu ích cho việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn cung cấp cái nhìn toàn diện và đa chiều về hoạt động TTĐN
trên lĩnh vực CQBĐ Việt Nam, làm cơ sở cho hoạt động TTĐN tiếp theo.
- Luận văn cũng đƣa ra những định hƣớng cho việc làm tin đối ngoại
bằng Anh ngữ trên các tờ báo mạng điện tử, để có những chiến lƣợc ƣu việt

13
cho loại hình báo chí này để đạt hiệu quả cao nhất với những đối tƣợng đặc
thù hƣớng đến.
- Luận văn góp phần định hƣớng giải quyết những căng thẳng trong bối
cảnh xung đột chủ quyền lãnh hải tại biển Đông nhƣ hiện nay bằng báo chí
đối ngoại ứng với những chủ trƣơng đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc ta.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và danh mục Tài liệu tham
khảo, nội dung luận văn đƣợc tổ chức thực hiện qua 3 chƣơng:
Chương 1: Báo chí đối ngoại với vấn đề chủ quyền biển đảo
Chương 2: Khảo sát thông tin đối ngoại về chủ quyền biển đảo Việt
Nam qua hai tờ báo điện tử Anh ngữ năm 2011 – 2013
Chương 3: Đánh giá và hướng giải pháp về chủ quyền biển đảo từ
góc nhìn thông tin đối ngoại







14
CHƢƠNG 1
BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI VỚI VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO
1.1 Một số vấn đề lý luận chung
Trong lý luận báo chí quốc tế (còn gọi là báo chí học quốc tế) cũng nhƣ
trong chƣơng trình đào tạo cán bộ báo chí chuyên về các vấn đề quốc tế có hai
bộ phận quan trọng. Thứ nhất là những kiến thức lý luận và thực tiễn về hoạt
động thông tin về các vấn đề quốc tế cho công chúng ở trong nƣớc (thƣờng
gọi là thông tin quốc tế đối nội); thứ hai là những kiến thức lý luận và thực
tiễn về hoạt động thông tin về các vấn đề quốc nội cho công chúng ở nƣớc
ngoài và ngƣời nƣớc ngoài ở Việt Nam đƣợc biết (thƣờng gọi tắt là thông tin
đối ngoại). Nhƣ vậy thông tin về vấn đề tuyên truyền biển đảo Việt Nam ra
nƣớc ngoài và cho ngƣời nƣớc ngoài nói chung thuộc bộ phận thứ hai này.
Thông thƣờng bộ phận thứ nhất thƣờng đƣợc chú ý hơn bộ phận thứ hai,
nhƣng trong thời kì vấn đề biển Đông đang ngày càng nóng lên và vấn đề chủ

quyền dân tộc đƣợc quan tâm nhƣ hiện nay, TTĐN có ý nghĩa vô cùng to lớn.
1.1.1 Khái niệm Thông tin đối ngoại
● Khái niệm “thông tin”
“Thông tin” là một từ đa nghĩa. Trong tiếng Latinh, “thông tin”
(information) nghĩa là thông báo, giải thích, tóm tắt. Thông tin là bất kì một
chi tiết hoặc một thông báo mà ai đó quan tâm. Thông tin cũng có thể là
những thông báo về đối tƣợng và những hiện tƣợng xảy ra xung quanh chúng
ta, về những thông số, bản chất và tình trạng của chúng, những điều mà hệ
thống thông tin (máy móc, con ngƣời) đã truyền tải lại trong công việc, cuộc
sống.

15
Đại từ điển tiếng Việt định nghĩa “thông tin”: 1) Danh từ: 1. Tin tức
đƣợc truyền đi cho biết. Ví dụ: Theo thông tin mới nhận đƣợc. 2. Tin tức về
các sự kiện diễn ra về trong thế giới xung quanh. Ví dụ: Bài viết có nhiều
thông tin mới. Khắc phục tình trạng thiếu thông tin. 2) Động từ: truyền tin cho
nhau biết, điều đƣợc truyền đi cho biết tin truyền đi. Thông tin còn đƣợc hiểu
là sản phẩm của bộ óc con ngƣời trong quá trình giao tiếp, phản ánh thế giới
từ đơn giản đến phức tạp.
Từ các khái niệm khác nhau về “thông tin” nếu trên, có thể rút ra và
thống nhất khái niệm mang tính phổ biến và phù hợp nhất về thông tin, đó là:
Thông tin là tri thức, thông báo, tri thức về một sự vật hay hiện tượng được
chứa đựng trong các hình thức nhất định, được tiếp nhận, lựa chọn và sử
dụng qua các phương thức thích hợp.
● Khái niệm “Thông tin đối ngoại”
Cho đến nay chƣa có định nghĩa thống nhất về TTĐN.
Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học ấn hành năm 2002 nêu ngắn
gọn hai khái niệm đơn lẻ: “thông tin” là truyền tin cho nhau để biết, “đối
ngoại” là đối với nƣớc ngoài, bên ngoài; đƣờng lối, chính sách, sự giao thiệp
của nhà nƣớc, của một tổ chức. Theo đó, trong cuốn Báo chí và Thông tin đối

ngoại do PGS.TS Lê Thanh Bình chủ biên, NXB Chính trị quốc gia, năm
2012 định nghĩa: Thông tin đối ngoại là hoạt động thông tin ra nước ngoài
của một nhà nước, là hoạt động thông tin trong lĩnh vực đối ngoại.
Còn trong cuốn sách Thông tin đối ngoại Việt Nam: Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn, PGS.TS Phạm Minh Sơn chủ biên, NXB Chính trị - Hành
chính, năm 2011, tác giả cho rằng có thể tiếp cận thông tin đối ngoại theo ba
cách:
- TTĐN là một dạng thông tin.
- TTĐN là một lĩnh vực hoạt động

16
- TTĐN là một ngành đào tạo.
Từ đó, tác giả rút ra khái niệm: Thông tin đối ngoại là một bộ phận
quan trọng trong công tác tư tưởng và đối ngoại của Đảng, Nhà nước và
nhân dân ta nhằm làm cho thế giới hiểu rõ đường lối, chính sách của Đảng,
Nhà nước, những thành tựu, những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc
Việt Nam; đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt
Nam; làm cho nhân dân ta hiểu rõ về thế giới; đồng thời tranh thủ sự đồng
tình, ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, sự đồng thuận và đóng góp
của đồng bào ta ở nước ngoài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
[30, tr.16-17]. Đây có thể xem là khái niệm khái quát nhất, phổ biến nhất hiện
nay.
TTĐN là một bộ phận rất quan trọng của công tác tƣ tƣởng – văn hóa,
đồng thời là một bộ phận cấu thành hoạt động đối ngoại của cả hệ thống chính
trị và mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam. TTĐN sử dụng mọi phƣơng tiện
thông tin đại chúng và phƣơng thức truyền thông khác nhau, trong đó các
phƣơng tiện thông tin đại chúng là phƣơng tiện cơ bản nhất, hƣớng tới đối
tƣợng công chúng quốc tế nhằm làm cho các quốc gia (nhất là các quốc gia có
quan hệ mật thiết, đối tác của nƣớc ta); ngƣời nƣớc ngoài (bao gồm cả ngƣời
nƣớc ngoài đang sinh sống, công tác tại Việt Nam); ngƣời Việt Nam đang

sinh sống, làm việc ở nƣớc ngoài về hình ảnh đất nƣớc, văn hóa, con ngƣời
Việt Nam, đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách, thành tựu, tiềm lực, lợi
thế…của Việt Nam. Mục tiêu của hoạt động TTĐN là đem lại sự hiểu biết, tin
cậy, sẵn sàng hợp tác, trao đổi có hiệu quả nhiều mặt đời sống xã hội với tất
cả các đối tác, dựa trên cơ sở pháp luật quốc tế, pháp luật các nƣớc tham gia
vào mối quan hệ và vì mục đích hòa bình, các bên đều có lợi và sự phát triển
bền vững về khu vực, thế giới.

17
1.1.2 Khái niệm biển đảo Việt Nam và chủ quyền biển đảo Việt Nam
● Khái niệm “Biển”
Trong Từ điển tiếng Việt, “biển” đƣợc định nghĩa là: 1) Danh từ: 1.
Vùng nƣớc mặn rộng lớn trên bề mặt Trái Đất. 2. Phần đại dƣơng ven lục địa
đƣợc ngăn cách bởi đảo hay đất liền. 3. Khối lƣợng nhiều, đông đảo, đƣợc ví
nhƣ biển. Ví dụ: Mọi thứ chìm trong biển lửa.
Theo định nghĩa thông dụng, biển là phần riêng biệt của đại dƣơng ăn
sâu vào đất liền ít hay nhiều.
● Khái niệm “đảo” và “quần đảo”
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 quy định về đảo ở
điều 121 nhƣng không có quy định riêng về quần đảo. Theo đó, đảo là một
vùng đất tự nhiên có nƣớc bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên
mặt nƣớc (khoản 1 điều 121 Công ước). Điểm b điều 46 Công ước quy định:
quần đảo là một tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng
nƣớc tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau chặt chẽ
đến mức tạo thành về thực chất một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính
trị hay đƣợc coi nhƣ thế về mặt lịch sử [20, tr.52]. Về mặt pháp lý, các đảo,
quần đảo thuộc chủ quyền của một quốc gia đƣợc coi giống nhƣ đất liền.
Trong trƣờng hợp đảo hay quần đảo gần bờ, luật quốc tế cho phép kéo theo
đƣờng cơ sở đi qua các đảo ngoài cùng để vạch đƣờng cơ sở thẳng cho nƣớc
ven biển, từ đó đề ra bề rộng của lãnh hải. Nhờ các đảo gần bờ, vùng nƣớc nội

thủy ở phía trong đƣờng cơ sở đƣợc nới rộng và lãnh hải cũng mở rộng ra
ngoài biển. Trƣờng hợp đảo và quần đảo ở ngoài khơi, xa đất liền thì ngƣời ta
áp dụng chế độ pháp lý đảo theo Công ước luật biển quy định.
Theo Những điều cần biết về đất, biển, trời Việt Nam
3
, Việt Nam giáp
______________________
3
Tác giả Lƣu Văn Lợi, NXB Thanh Niên, Hà Nội, 2007

18
với biển Đông ở hai phía đông và nam. Vùng biển Việt Nam là một phần của
biển Đông, chiếm khoảng 29% diện tích của biển Đông (khoảng 1 triệu km
2
),
rộng gấp ba lần diện tích lãnh thổ đất liền. Bờ biển dài 3.260 km, nhƣ vậy cứ
100 km
2
thì có 1 km bờ biển (trung bình của thế giới là 600 km
2
đất liền/ 1
km bờ biển). Biển có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa với diện tích trên 1 triệu km
2
(gấp 3 lần diện tích đất liền: 1 triệu
km
2
/330.000 km
2
). Biển nƣớc ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn nhỏ xa bờ, gần

bờ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa. Đảo ven bờ chủ yếu nằm ở vịnh
Bắc Bộ; đảo nổi của nƣớc ta có diện tích khoảng 1.700 km
2
, trong đó có ba
đảo diện tích lớn hơn 100 km
2
(Phú Quốc, Cát Bầu, Cát Bà), có 23 đảo diện
tích lớn hơn 10 km
2
, có 82 đảo diện tích lớn hơn 1 km
2
và khoảng trên 4.000
hòn đảo chƣa có tên.
● Khái niệm “chủ quyền biển đảo Việt Nam”
Cũng trong Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982, “chủ
quyền (sovereignty)” đƣợc định nghĩa là quyền tối thượng của quốc gia trong
việc thực hiện quyền đối nội và đối nội và đối ngoại của mình. Nói cách khác
chủ quyền quốc gia là sự thể hiện quyền lực một cách hoàn toàn và đầy đủ
của quốc gia trong cả lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp trên toàn bộ
lãnh thổ của mình mà không bị hạn chế bởi ảnh hưởng của bất cứ quốc gia
nào khác.
Còn theo quan niệm truyền thống, chủ quyền quốc gia đƣợc hiểu là: thứ
nhất, sự bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và thứ hai, sự toàn vẹn về chủ quyền, an
ninh quốc gia nghĩa là đất nƣớc không bị lâm nguy tiến công, đe dọa từ các
lực lƣợng bên ngoài bằng sức mạnh quân sự.
Từ những quan điểm khác nhau về chủ quyền quốc gia nói trên, có thể
hiểu chủ quyền quốc gia theo nghĩa chung nhất là một khái niệm chính trị,
pháp lý dùng để chỉ quyền cơ bản, thiêng liêng, bất khả xâm phạm của quốc

19

gia dân tộc về lãnh thổ và mọi vấn đề gắn với lợi ích chính đáng của quốc
gia. Nó đƣợc thể hiện ở hai nội dung cơ bản: quyền tối cao của quốc gia dân
tộc trong phạm vi lãnh thổ và quyền độc lập, tự quyết trong quan hệ quốc tế.
Vậy CQBĐ Việt Nam là quyền tối thƣợng của Việt Nam, bao gồm
quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp đối với toàn bộ vùng biển đảo kể trên mà
không gặp bất kì cản trở nào từ bất cứ quốc gia nào khác. Có chủ quyền, Việt
Nam có quyền tự quyết đối với vùng biển đảo này.
1.1.3 Khái niệm thông tin đối ngoại về chủ quyền biển đảo Việt Nam
Dựa trên những khái niệm trên, công tác TTĐN về CQBĐ Việt Nam
đƣợc hiểu là công tác tuyên truyền, truyền tải thông tin về CQBĐ Việt Nam
đến các đối tƣợng, cá nhân và tổ chức trong và ngoài nƣớc nhằm nâng cao
nhận thức nhằm thay đổi thái độ và hành vi của những đối tƣợng này.
Các nhóm đối tƣợng TTĐN về CQBĐ Việt Nam hƣớng đến đó là: nhân
dân, chính phủ các nƣớc trên thế giới; ngƣời nƣớc ngoài sinh sống, làm việc,
học tập, du lịch ở Việt Nam; cộng đồng ngƣời Việt ở nƣớc ngoài.
1.1.4 Khái niệm thông tin đối ngoại trên báo điện tử Anh ngữ
Báo điện tử là loại hình báo chí mới ra đời từ sự kết hợp của ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông. Mặc dù ra đời muộn hơn các loại hình
báo chí còn lại nhƣng báo điện tử ngày càng chiếm ƣu thế về số lƣợng công
chúng và hình thức truyền tải thông tin, đặc biệt trong thời đại truyền thông
hội tụ nhƣ hiện nay.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “báo điện tử” đã đƣợc sử dụng trong Luật báo
chí năm 1999. Theo định nghĩa trong luật này, “báo điện tử là loại hình báo
chí đƣợc thực hiện trên hệ thống máy tính”. Dự thảo Luật Báo chí trình Quốc
hội cũng định nghĩa “báo điện tử là loại hình báo chí thực hiện trên mạng
Internet”.

20
Từ những định nghĩa trên, trong thời kì phát triển công nghệ nhƣ hiện
nay có thể hiểu báo điện tử hay báo mạng là loại báo được xuất bản bởi Tòa

soạn điện tử mà người ta đọc nó trên máy tính, điện thoại di động, máy tính
bảng khi có kết nối internet. Các tờ báo này phải hợp pháp, tức là đƣợc cấp
phép bởi một cơ quan chức năng của nhà nƣớc sở tại, và phải có cơ quan chủ
quản cụ thể.
Qua đó, có thể hiểu rằng báo điện tử Anh ngữ là các tờ báo điện tử
chuyển tải thông tin đến ngƣời đọc bằng ngôn ngữ tiếng Anh nói chung. Tại
Việt Nam, trong trƣờng hợp mà chúng tôi giới hạn phạm vi khảo sát, chính là
những chuyên trang tiếng Anh của các tờ báo điện tử Việt Nam.
Nhƣ vậy, TTĐN trên báo điện tử Anh ngữ đã đảm nhiệm công tác
tuyên truyền, truyền tải thông tin về CQBĐ Việt Nam đến các đối tƣợng, cá
nhân và tổ chức trong và ngoài nƣớc qua các chuyên trang tiếng Anh của các
tờ báo điện tử Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức nhằm thay đổi thái độ và
hành vi của những đối tƣợng này.
Nhờ những ƣu thế nổi bật so với các loại hình báo chí khác, báo điện tử
thực sự ƣu việt trong việc thực hiện công tác TTĐN của bất kì quốc gia nào.
Bên cạnh đó, với việc chuyển tải bằng tiếng Anh, những đối tƣợng và địa bàn
mà TTĐN hƣớng tới sẽ đƣợc nhân lên nhiều lần.
1.2 Quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về
công tác thông tin đối ngoại về chủ quyền biển đảo Việt Nam
Từ xƣa đến nay, chủ quyền quốc gia là bất khả xâm phạm, bảo vệ chủ
quyền là mối quan tâm hàng đầu, là nhiệm vụ sống còn của nhân dân và lãnh
đạo quốc gia.
Trong lịch sử, Việt Nam đã nhiều phen đối mặt với giặc ngoại xâm,
chịu ách thống trị của thế lực phong kiến, thực dân, đế quốc, tuy nhiên điều
đó chỉ càng khẳng định và củng cố truyền thống yêu nƣớc, quyết tâm giữ

21
vững chủ quyền, biên giới lãnh thổ. Trải qua những năm tháng chiến tranh,
nhân dân ta càng hiểu rõ giá trị của chủ quyền dân tộc, luôn nâng cao tinh
thần đấu tranh bảo vệ biên giới lãnh thổ, giống nhƣ lời chủ tịch Hồ Chí Minh

căn dặn: “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nƣớc, nhất định
không chịu làm nô lệ”
4
, “Các vua Hùng đã có công dựng nƣớc, Bác cháu ta
phải cùng nhau giữ lấy nƣớc”
5
. Ngày nay, song song với phát triển kinh tế, xã
hội, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta vẫn luôn
chú trọng đến công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. CQBĐ cũng đƣợc chú
trọng, từng bƣớc định hình, hoạch định. Chính sách quốc gia về biển bộc lộ rõ
ràng, cụ thể qua những tuyên bố, nghị định, pháp lệnh, luật và bộ luật.
Ngày 12.5.1977, Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã đƣa ra tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và
thềm lục địa của Việt Nam. Việt Nam là nƣớc đầu tiên trong khu vực Đông
Nam Á thiết lập vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Chính phủ nƣớc Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng các nƣớc liên quan, thông qua thƣơng lƣợng
trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và
tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề về các vùng biển và thềm lục địa của
mỗi bên. Việt Nam cũng đã sớm cử đoàn đại biểu chính thức tham dự hội
nghị lần thứ 3 của Liên Hợp Quốc về Luật biển vào tháng 7 năm 1977. Hiến
pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 tại điều 1 cũng đã
quy định: “Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nƣớc độc lập,
có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, vùng trời,
vùng biển và các hải đảo”.
_______________________
4
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 1946.
5
Lời dạy cán bộ chiến sỹ Đại đoàn quân Tiên phong (Đại đoàn 308) của Bác Hồ tại Đền
Hùng, tỉnh Phú Thọ ngày 18-9-1954 trƣớc khi Đại đoàn về tiếp quản thủ đô Hà Nội.

×