Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

CHU QUYEN BIEN DAO VIET NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
KHOA LỊCH SỬ

Bài tiểu luận: CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2016.

1


MỤC LỤC

2


MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia ven biển có bờ biển dài trên 3.200km, có các
vùng biển và thềm lục địa khoảng một triệu km 2, gần 3.000 đảo nằm rải rác
trên biển Đông từ bắc chí nam, bao gồm các đảo ven bờ và hai quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa nằm giữa biển. Biển và đảo ngày càng có vai trò quan
trọng về nhiều mặt kinh tế, quân sự, chính trị… Vì vậy, lịch sử phát triển của
đất nước ta luôn gắn chặt với việc bảo vệ các vùng biển và hải đảo thuộc chủ
quyền của đất nước.
Hơn nữa, việc sử dụng, khai thác biển là truyền thống lâu đời của dân
tộc Việt Nam. Ngay từ buổi hoang sơ, qua những truyền thuyết của thời đại
Hùng Vương (Lạc Long Quân – Âu Cơ, Mai An Tiêm, Tiên Dung – Chử
Đồng Tử…) đã cho thấy nhân dân ta từ lâu đã biết khai thác, sử dụng lợi thế
của biển và đảo. Trong quá trình tồn tại và phát triển của lịch sử mấy ngàn
năm, dân tộc Việt Nam và các nhà nước kế tục quản lý đất nước luôn có ý
thức bảo vệ biên giới lãnh thổ trên đất liền và ngoài biển, thể hiện chủ quyền
trên biển và các hải đảo của đất nước mình.


Hiện nay, các quốc gia có xu hướng “tiến ra biển” vì lợi ích nhiều mặt.
Trong khi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc biển Đông có tầm quan
trọng đặc biệt về mặt chiến lược (nằm trên thủy đạo và đường bay quốc tế),
cũng như có tiềm năng quan trọng về kinh tế (dầu khí, các tài nguyên biển...)
và hiện đang bị xâm phạm bởi nhiều nước như Trung Quốc (bao gồm Đài
Loan), Philippines, Malaysia, Brunei… khiến nơi đây trở thành điểm nóng
của khu vực.
Bối cảnh thực tiễn này đặt ra yêu cầu cho Đảng và Nhà nước Việt Nam
cần phải đưa ra những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong bài tiểu luận này, tác giả nghiên cứu về
quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết của đất nước.
3


Ngoài phần mở bài và kết luận, bài tiểu luận được trình bày với 2
chương:
-

Chương I: Cơ sở địa lý, lịch sử và pháp lý về chủ quyền biển đảo của Việt

-

Nam
Chương II: Quá trình củng cố, khẳng định, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển
đảo của Việt Nam từ năm 1884 đến nay.

4



Chương I:
CƠ SỞ ĐỊA LÝ, LỊCH SỬ VÀ PHÁP LÝ VỀ CHỦ QUYỀN
1.1.
1.1.1.

BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM
Cơ sở địa lý và tiềm năng của biển đảo Việt Nam
Vị trí địa lí
Việt Nam là một quốc gia biển với diện tích vùng biển gấp ba lần diện
tích đất liền. Biển của Việt Nam nằm ở phía tây Thái Bình Dương, trải rộng
từ phía Đông đến phía Tây đất nước. Với diện tích là 3.477.000km 2, Biển
Đông là một bộ phận nhỏ của Thái Bình Dương nhưng lại là một biển lớn thứ
hai thế giới (sau biển san hô ở phía đông Ôxtrâylia), rộng gấp 8 lần biển Đen
và gấp 1,5 lần biển Địa Trung Hải. [7, 8]. Biển Đông nằm ở phía tây bắc Thái
Bình Dương, trải dài từ 3oB đến 25oB và từ kinh độ 1000Đ đến 1210Đ. Đây là
một vùng biển kín, xung quanh có các đảo và quần đảo bao bọc. Ven bờ Biển
Đông có 9 nước và 1 lãnh thổ (theo chiều kim đồng hồ từ phía Bắc) gồm:
Trung Quốc, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Xingapo, Thái Lan,
Campuchia, Việt Nam và vùng lãnh thổ Đài Loan.
Biển “Đông” là tên truyền thống mà người Việt Nam gọi vùng biển này
theo phương hướng, gắn liền với lịch sử hang ngàn năm dựng nước và giữ
nước, với huyền thoại và văn hóa Việt Nam. Trước đây, trong một thời gian
dài, người Việt và người phương Tây đều tưởng ở giữa biển Đông chỉ có một
quần đảo dài, đều gọi một tên chung, rất nhất quán. Người Việt gọi là Bãi Cát
Vàng hay Cồn Vàng hoặc Trường Sa, hoặc có khi gọi là Đại Trường Sa hay
Vạn lý Trường Sa. Người Bồ Đào Nha, Hà Lan gọi quần đảo này là Paracel
hay Pracel (tiếng Bồ Đào Nha, Paracel có nghĩa là “đá ngầm”); người Pháp,
Anh gọi là Paracel vào thế kỉ XVII, XVIII trên các bản đồ hàng hải [21].
Người Trung Quốc gọi là Nam Hải, người Philippin gọi là biể Luzon hoặc
biển Tây Philippin (West Philippines sea); còn tên quốc tế của Biển Đông là

biển Nam Trung Hoa (the south Chinese sea) được đặt theo nguyên tắc quốc

5


tế dựa vào vị trí tương đối gần nhất với một lục địa tiếp giáp lớn nhất cho dễ
tra cứu chứ không có ý nói về chủ quyền. Các vùng biển chủ quyền của các
quốc gia được quy định theo Công ước về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) và
tập quán quốc gia, quốc tế.
Biển Đông thông với các biển và các đại dương khác nhau qua các eo
biển. Phía tây nam Biển Đông giao lưu với Ấn Độ Dương qua eo biển
Karimata và eo biển Malacca; phía bắc và phía đông giao lưu thuận lợi với
Thái Bình Dương qua các eo biển sâu và rộng như eo biển Đài Loan, eo
Bashi. Nhiều con sông lớn chảy vào Biển Đôngnhư sông Hồng, sông Mê
Công, sông Rajang, sông Pahang và Pasig.
Biển Đông có hai vịnh lớn ăn sâu vào lục địa là vịnh Thái Lan và vịnh
Bắc Bộ, các đảo và quần đảo. Vịnh Bắc Bộ nằm ở phía tây bắc Biển Đông,
rộng từ 105o36’Đ đến 109o55’Đ, trải dài từ vĩ tuyến 17 oB đến 21oB. Theo hiệp
định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa về phân định hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của
hai nước trong vịnh Bắc Bộ kí ngày 25 – 12- 2000 thì vịnh Bắc Bộ là một
vịnh lớn, nằm ở rìa phía tây của biển Đông, rộng chừng 3.600 hải lý vuông
(160.000km2), được bao bọc bởi bờ biển miền bắc Việt Nam ở phía tây và bờ
biển Nam Trung HOa ở phía bắc, trong đó có hai bán đảo lớn, nhỏ, tập trung
chủ yếu ở phía bờ biển phía nam. Đảo lớn nhất là đảo Hải Nam, các đảo nhỏ
hơn nằm dọc theo bờ tây của vịnh như: Vĩnh Thực, Cái Bầu, Cát Bà, các đảo
xa bờ như: Cô Tô, Bạch Long Vĩ… Đặc biệt, nổi tiếng nhất là các đảo trong
vịnh Hạ Long đã được UNESCO xếp loại là di sản thiên nhiên thế giới của
Việt Nam. Vịnh Thái Lan nằm sâu ở phía bờ tây nam của Biển Đông. Bốn
quốc gia là Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaixia có bờ biển chung với

vịnh Thái Lan dài khoảng 2.300 km và có diện tích là 293.000km 2. Vịnh
không có nhiều đảo như vịnh Bắc Bộ (khoảng 165 đảo) nhưng lại có nhiều

6


đảo lớn như: đảo Phú Quốc lớn nhất có diện tích 59km 2 thuộc chủ quyền của
Việt Nam, đảo Thổ Chu, Hòn Nhạn…
Trong vùng Biển Đông có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc
lãnh thổ Việt Nam từ nhiều thế kỉ nay.
* Quần đảo Hoàng Sa
Quần đảo Hoàng Sa nằm trong một phạm vi rộng khoảng 15.000 km 2,
giữa kinh tuyến 111oĐ đến 113oĐ, trải dài khoảng 95 hải lí (1 hải lí = 1.853
km) từ 17o05’B xuống 15o45’B khoảng 90 hải lí.
Quần đảo Hoàng Sa phân bố dọc bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa
Thiên – Huế, Đà Nằng, Quảng Nam và một phần Quảng Ngãi. Quần đảo
Hoàng Sa có khoảng 30 đảo, đá, bãi, cồn, hòn; trong đó, hiện có 23 đã được
đặt tên, gòm 15 đảo, 3baix, 3 đá, 1 cồn, 1 hòn. Các đảo trên không cao, cao
nhất là đảo Hòn Đá (50 feet, 1 feet = 30,48cm), đảo thấp nhất là đảo Tri Tôn
(10 feet). Các nhóm đảo chính gồm: Nhóm Lưỡi Liềm ở tây nam và nhóm An
Vĩnh ở đông bắc. Quần đảo Hoàng Sa từ rất sớm đã được người Việt biết đến,
hết sức quan tâm cũng như đã xác lập và thực thi chủ quyền của mình, hiện
đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
* Quần đảo Trường Sa
Bên trong vùng biển Đông có hơn 200 đảo và bãi đá ngầm đã được đặt
tên, đa số chúng thuộc quần đảo Trường Sa. Quần đảo Trường Sa phân bố
chắn ngoài biển các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa –
Vũng Tàu, Thành Phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà
Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Quần đảo Trường Sa được người Pháp gọi là Archipel des Iles spratley;

người Anh, Mĩ gọi là Sprastley Islands hay spratlies. Trung Quốc gọi là
Nansha (Nam Sa) hay Nan Wei quần đảo, Philippin gọi là Kalayaan, còn Nhật
Bản gọi là Shinan Guto.

7


Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa 350 hải lí, cách Cam
Ranh (Việt Nam) 250 hải lí. Quần đảo trải dài từ vĩ độ 6 o02B tới 11o28’B, từ
112oĐ đến 115oĐ với khoảng 137 đảo đã được xác định, có tổng diện tích chỉ
khoảng 11 km2. Hòn đảo lớn nhất là đảo Ba Bình (Itu Aba). Căn cứ vào hải
đồ vẽ năm 1979 của Cục bản đồ Quân sự Bộ tổng tham mưu nước CHXHCN
Việt Nam, quần đảo Trường Sa có thể chia ra làm 9 cụm đảo chính kể từ Bắc
xuống Nam, gồm: cụm Song Tử, cụm đảo Thị Tứ, cụm đá Loai Ta, cụm đảo
Nam Yết hay Ti Gia, cụm đảo Sinh Tồn, cụm đảo Trường Sa, cụm đảo An
Bang, cụm đảo Bình Nguyên. Việt Nam hiện đang có mặt bảo vệ 21 đảo và
bãi đá ngầm của quần đảo Trường Sa.
1.1.2.

Nguồn tài nguyên
Là một vùng biển rộng, Biển Đông có tài nguyên phong phú và đa
dạng, nguồn lực quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước
xung quanh, đặc biệt là tài nguyên sinh vật (thủy sản), khoáng sản, du lịch và
cũng là khu vực đang chịu sức ép lớn về bảo vệ môi trường sinh thái biển.
Năm giữa khu vực đang có sự phát triển kinh tế rất năng động ở châu Á –
Thái Bình Dương, số dân hiện nay ở các vùng ven biển và lưu vực của Biển
Đông ước tính khoảng 200 triệu dân. Dự đoán dân số trong lưu vực sẽ đạt 300
triệu người vào năm 2020 và tăng gấp đôi vào năm 2035 chịu sự tác động về
kinh tế từ các nguồn tài nguyên biển Đông [41, 16].
Biển Đông nằm trong trung tâm đa dạng sinh học toàn cầu về các loài

sinh vật biển và trên cạn với 2.500 loài cá biển và 500 loài san hô rạn. Nhờ
hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản ngày càng tăng góp phần quan
trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước ven biển. Đặc biệt
là nuôi cá rô phi trong các hồ và vùng nước nội địa, nuôi tôm ven biển đã
cung cấp lượng thủy sản tươi sống chủ yếu cho thi trường Hồng Công, Trung
Quốc và Nhật Bản.

8


Nhiều loại thủy hải sản có giá trị dinh dưỡng cao, giá trị thương phẩm
lớn như: mực, hải sâm, cá thu, rùa biển, thú biển, tôm, yến, cá nhám, cá ngừ,
bào ngư,… không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước mà còn được xuất
khẩu ra thế giới; ngoài ra còn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
thực phẩm được bạn hàng thế giới ưa chuộng.
Biển Đông còn cung cấp nhiều loại thực vật, gọi chung là rong biển
(rau câu, rau đông, rau cao…). Nhiều loại rong ăn ngon, bổ và có tác dụng
chữa nhiều thứ bệnh. Rong biển cũng được làm thức ăn cho gia súc, làm phân
bón, làm nguyên liệu để dệt sợi thành vải.
Trong những năm đầu thế kỉ XXI, sản lượng đánh bắt thủy hải sản ở
các nước trong khu vực biển Đông đều liên tục tăng. Năm 2003, tổng sản
lượng đánh bắt hải sản ở Biển Đông đạt khoảng 5 triệu tấn mỗi năm, tương
đương 10% tổng sản lượng đánh bắt toàn cầu. Năm nước giáp Biển Đông đều
nằm trong 8 nước đứng dầu thế giới về sản xuất tôm.
Đến nay, trong khu vực có các nước đứng đầu thế giới về sản lượng
đánh bắt và nuôi trồng hải sản là: Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Iđônêxia
và Philippin. Trong đó, Trung Quốc là nước đánh bắt cá lớn nhất thế giới (với
khoảng 4,38 triệu tấn/năm); Thái Lan đứng thứ 10 thế giới (với khoảng 1,5 –
2 triệu tấn/năm). Cả khu vực đánh bắt khoảng 7 – 8% tổng sản lượng đánh bắt
cá trên toàn thế giới. Biển Đông là vùng đánh bắt cá đứng hàng thứ 4 trong 19

vùng đánh bắt cá trên thế giới xét theo tổng sản lượng thủy sản hàng năm
[25,100].
Biển Đông có chứa nguồn khoáng sản quan trọng của thế giới với trữ
lượng dầu mỏ và khí đốt đáng kể; và cũng chính vì thế mà biển Đông đang là
trung tâm của các vụ căng thẳng quốc tế liên tục diễn ra hiện nay. Ngoài các
khoáng sản như thiếc, titan, cát trắng, đất hiếm, sắt, nhôm…, dầu mỏ là tài
nguyên quý giá được các nước quan tâm, chú ý nhất. Biển Đông được coi là 1
trong 4 bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Các khu vực thềm lục địa có
9


tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng: Brunây – Saba, Sara Wark, Malay,
Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Mê Công, sông Hồng, cửa sông Châu Giang.
Hiện nay, hầu hết các nước trong khu vực đều là những nước khai thác và sản
xuất dầu khí từ biển như Trung Quốc, Việt Nam, Malaixia, Brunây,
Inđônêxia, Thái Lan. Trong đó, Inđônêxia là thành viên của Tổ chức các nước
xuất khẩu dầu lửa – OPEC.
Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, đã xác định nhiều bể trầm tích
có triển vọng dầu khí, trong đó các bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn
được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất, điều kiện khai thác tương đối
thuận lợi. Tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí của thềm lục địa Việt
Nam đạt xấp xỉ 10 tỉ tấn dầu quy đổi, trữ lượng dầu khai thác khoảng 2 tỷ tấn
và trữ lượng dự báo của khí khoảng 1.000 tỷ m3 [10].
Theo đánh giá của bộ năng lượng Mỹ, trữ lượng dầu mỏ của Biển Đông
là 7,7 tỷ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Trong khi đó,
trung tâm khảo sát địa chất Mỹ ước tính tổng trữ lượng dầu mỏ bao gồm cả
những nguồn năng lượng đã khám phá và tiềm tàng ở ngoài khơi Biển Đông
khoảng 28 tỷ thùng. Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển
Đông là khoảng hơn 200 tỷ thùng, trong đó riêng tại quần đảo Trường Sa có
thể lên tới 105 tỷ thùng, đủ cung cấp cho Trung Quốc 1 – 2 triệu thùng dầu

mỗi ngày, tương đương 25% lượng tiêu thụ dầu mỏ hiện nay của Trung Quốc
là 8 triệu thùng duy trì được 15 – 20 năm tới.
Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn lại chưa được khai thác là khu
vực thềm lục địa Tư Chính. Trữ lượng và sản lượng dầu khí của Việt Nam
đứng vào hạng trung bình trong khu vực tương đương Thái Lan và Malaixia.
Ngoài ra, theo các chuyên gia Nga thì khu vực vùng biển Hoàng Sa và
Trường Sa còn chứa đựng nguồn tài nguyên khí đốt đóng băng của thế giới
(băng cháy) có trữ lượng ngang bằng với trữ lượng dầu khí và được coi là
nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai gần. Chính tiềm năng dầu
10


khí chưa được khai thác tại Biển Đông đã trở thành nhân tố chính làm tăng
thêm các yêu sách chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và
vùng biển quanh hai quần đảo này.
Ngoài giá trị về dầu mỏ, Biển Đông còn đem lại các nguồn lợi kinh tế
khác bởi ven Biển Đông có những bãi tắm rộng, nhiều danh lam thắng cảnh,
lại có thêm khí hậu biển hài hòa, ấm áp, chứa nhiều ôxy, bầu trời quang đãng,
ít mây, mặt trời quanh năm chiếu rọi mặt nước trong xanh, là điều kiện tốt để
phát triển dịch vụ du lịch, nghỉ mát, tham quan, điều dưỡng và giải trí, thu hút
đông đảo du khách trong và ngoài nước. Những khu du lịch biển nổi tiếng ven
bờ biển Đông như: Hạ Long, Sầm Sơn, Vũng Tàu… của Việt Nam. Đặc biệt,
vịnh Hạ Long là một di sản thiên nhiên thế giới với diện tích nhỏ hẹp (khoảng
3.000 km 2) nhưng nhiều đảo. Các đảo có sườn núi dựng đứng, bãi cát phẳng
phiu, hang động sâu thẳm, ghềnh đá nhấp nhô, đất đá nhuộm đủ màu sắc của
cây cỏ, núi non, biển trời, mặt nước chỗ lặng như gương, chỗ sóng bạc đầu
nổi cồn lên trắng xóa cực kì hấp dẫn khách du lịch.
Ngoài ra, Biển Đông còn là nguồn cung cấp muối với hàm lượng khá
cao (35‰). Khai thác và làm muối từ xa xưa đã trở thành nghề sinh nhai cho
cư dân vùng ven biển. Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa còn là nơi dự trữ

khối lượng phát phốt lớn, lên tới hơn 4 triệu tấn, là nguồn nguyên liệu cho sản
xuất phân bón [24, 100].
1.1.3.

Vai trò giao thương và quốc phòng
Biển Đông không chỉ giàu tài nguyên, đa dạng sinh học mà còn có vị trí
quan trọng trong giao thương của khu vực và quốc tế. Trên bản đồ giao thông
vận tải thế giới, tất cả các tuyến đường hàng không và hàng hải quốc tế, chủ
yếu qua khu vực Thái Bình Dương đều đi qua Biển Đông. Nằm trên tuyến
đường giao thông huyết mạch đối với nhiều nước, Biển Đong nối liền Thái
Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu – Châu Á, Trung Đông - Châu Á.
Năm trong số 10 tuyến đường biển thông thương lớn nhất thế giới liên quan
11


đến Biển Đông gồm: tuyến Tây Âu, Bắc Mỹ qua Địa Trung Hải, kênh Xuy –
ê, Trung Đông đến Ấn Độ, Đông Á, Ooxxtr âylia, Nui Di Lân; tuyến Đông Á
đi qua kênh đào Panama đến bờ đông Bắc Mỹ và Caribee; tuyến Đông Á đi
Ôxtrâylia, Nu Di Lân và nam Thái Bình Dương; tuyến Đông Bắc Mỹ đến
Đông Á và Đông Nam Á.
Tuyến hàng hải qua Biển Đông là tuyến đường vận tải biển quốc tế
đông đúc thứ hai thế giới với hơn một nửa lượng tàu bé lớn qua lại. Mỗi ngày
có khoảng 150 đến 200 tàu các loại qua Biển Đông, trong đó có đến 50% tàu
có trọng tải lớn hơn 5.000 tấn, hơn 10% tàu có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên.
Trong khu vực Đông Nam Á có khoảng 536 cảng biển, trong đó có 2 cảng
vào loại lớn và hiện đại nhất thế giới án ngữ hai đầu là cảng Hồng Công ở
phía bắc và cảng Xingapo ở phía nam. Thương mại và công nghiệp hàng hải
ngày càng gia tăng ở khu vực.
Nhiều nước ở khu vưc Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào
con đường biển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Xingapo và cả Trung

Quốc. Biển Đông nằm trên mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và các
nguồn tài nguyên thương mại từ Trung Quốc, Đông Á tới Nhật Bản, Hàn
Quốc và Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực
hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông.
Lượng dầu lửa và khí hóa lỏng được vận chuyển qua vùng biển mà lớn
gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama. Khu vực biển Đông có
những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, chiếm đến 4 trong 16 con
đường chiến lược của thé giới nằm trong khu vực Đông Nam Á (qua Malacca,
Lombok, Sunda, Ombai – Wetar). Đặc biệt eo Malacca là eo biển nhộn nhịp
thứ hai thế giới (sau eo biển Hormuz) [10].
Biển Đông có vai trò địa – chính trị rất quan trọng đối với các nước
trong khu vực Đông Nam Á cũng như các cường quốc biển. Các nước và
vùng lãnh thổ có chủ quyền quốc gia trên biển Đông là: Brunây, Campuchia,
12


Đài Loan, Inđônêxia, Mailaixia, Philippin, Xingapo, Thái Lan, Trung Quốc và
Việt Nam; trong đó Brunây, Inđônêxia, Philippin và Xingapo là các quốc đảo.
Với vị trí giao thương quốc tế quan trọng, nền kinh tế thương mại ở Đông Á
đều phụ thuộc vào Biển Đông vì đây là con đường ngắn nhất đến Đông Nam
Á, Trung Phi, Trung Đông và Châu Âu.
Các đảo và quần đảo trong Biển Đông có ý nghĩa phòng thủ quan trọng
đối với nhiều nước. Nằm ở trung tâm Biển Đông, hai quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa là một trong những khu vực có nhiều tuyến đường quan trọng nhất
trên thế giới. Đặc biệt, hai điểm trọng yếu trên các tuyến đường biển chiến
lược của châu Á là eo biển Malacca và khu vực xung quanh hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa. Các tuyến đường biển chiến lược nói trên là yết hầu
cho giao thông hàng hóa của nhiều nước châu Á. Xuất nhập khẩu hàng hóa
của Nhật Bản phải đi qua khu vực này chiếm 42%, các nước Đông Nam Á là
55%, các nước công nghiệp mới (Nics) là 26%, Ôxtr âylia 40%, Trung Quốc

22% (trị giá khoảng 31 tỷ USD). Nếu khủng hoảng nổ ra ở vùng biển này, các
tàu biển phải chạy qua đường mới hoặc vòng qua Nam Ô xtrâylia thì cước phí
vận chuyển thậm chí tăng gấp 5 lần và không đủ sức cạnh tranh trên thị
trường thế giới [10].
Ngoài ra, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí chiến lược, có
thể dùng để kiểm soát các tuyến hàng hải qua lại Biển Đông và dùng cho mục
đích quân sự như: Đặt trạm rađa, các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng
chân và tiếp nhiên liệu cho tàu bè.
Nhiều quốc gia lớn trong và ngoài khu vực như Trung Quốc, Mỹ,
Nhật Bản, Liên Bang Nga và các nước ASEAN có lợi ích đáng kể trên
biển Đông đều phải chú ý điều chỉnh chiến lược trước những biến động
mới của khu vực này.
Về khía cạnh địa chiến lược, đối với Trung Quốc, tầm quan trọng của
Biển Đông là điều không phải nghi ngờ. Một khi đánh mất Biển Đông, Trung
13


Quốc sẽ mất đi ưu thế địa hải dương và sẽ không tránh khỏi phải trở thành
một quốc gia lục địa. Bởi phía đông nước này này là khối đồng minh vững
chắc Mỹ - Nhật – Hàn ngăn cản nên Trung Quốc không thể nào thông qua
phía đông để trở thành cường quốc hải dương. Mặt phía tây nam Trung Quốc
có Ấn Độ Dương, nhưng đại dương này lại thuộc phạm vi tranh chấp tất yếu
của Ấn Độ, và Trung Quốc với Ấn Độ cũng không có bất cứ một đường giao
thông trực tiếp nào. Hiện tại có thể thông qua Mianma để hướng tới Ấn Độ
Dương, tuy nhiên quan hệ giữa Mỹ và Mianma đang dần chuyển biến tốt đẹp.
Vì vậy, đối với Trung Quốc, hy vọng duy nhất trở thành cường quốc hải
dương nẳm ở Biển Đông. Do đó, Biển Đông là cửa ngõ nối liền biển duy nhất
của Trung Quốc, là sinh mệnh và quan trọng hơn cả là lợi ích cốt lõi của
Trung Quốc.
Về khía cạnh địa – kinh tế, vai trò quan trọng của Biển Đông càng lớn

đối với Trung Quốc, nhất là khi nước này đã trở thành nền kinh tế đứng thứ
hai thế giới. Hoàn toàn kiểm soát khu vực Biển Đông, biến đây thành “ao
nhà” của mình, Trung Quốc sẽ năm được toàn bộ tuyến đường giao thương
lớn thứ hai của thế giới phục vụ cho giao thông vận tải hàng hóa của Trung
Quốc, bởi nước này có đến 29/39 tuyến hàng hải và khoảng 60% lượng hàng
hóa xuất nhập khẩu, dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng biển qua biển
Đông. Năm 2008, Trung Quốc đã nhập tới 50% lượng dầu tiêu thụ trong nước
(với 3,8 triệu thùng/ngày), nhưng theo dự tính đến năm 2020 sẽ tăng lên
khoảng 70% và đến năm 2035 là khoảng 75% (với 11,6 triệu thùng/ngày)
[14]. Chính vì vậy, Trung Quốc đã coi khu vực Biển Đông là “Vịnh Pécxich
thứ 2” về dầu khí, là nơi có thể cung cấp năng lượng bổ sung quan trọng cho
sự phát triển của nền kinh tế lớn này. Đồng thời, Trung Quốc cũng có thể gây
khó khăn cho những tàu vận tải đi qua khu vực và vì thế có thể gây ra những
tổn thất kinh tế cho Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước khác cần tới
tuyến đường này. Ngoài ảnh hưởng tới các nước Đông Bắc Á về mặt ngoại

14


thương, việc kiểm soát Biển Đông còn tạo ảnh hưởng và gây sức ép đố với
các nước ASEAN, tạo ra vùng cấm bay và hải phận cấm hoạt động trong đó
đối phương không được sử dụng không phận và hải phận trong một thời gian
nhất định. Như vậy, Biển Đông là không gian lợi ích sống còn, là cửa ngõ để
Trung Quốc tiến xuống khu vực Đông Nam Á và vươn xa hơn trở thành
cường quốc đại dương.
Biển Đông cũng có ý nghĩa quan trọng đối với Mỹ cả về địa kinh tế,
quân sự chiến lược. Tự do hàng hải là lợi ích then chốt, lợi ích knh tế và an
ninh quan trọng nhất, bởi Biển Đông là đường thương mại quan trọng và cũng
là vùng nước quốc té cho phép tàu thuyền quân sự và thương mại tự do qua
lại. Đã có 3 trong 10 tuyến giao thông hàng hải quan trọng nhất của Mỹ đi

qua Tây Thái Bình Dương và eo biển Malacca. Hiện nay, giá trị thương mại
song phương hàng năm của Mỹ đạt tới 1.200 tỷ USD, chiếm trên 22% giá trị
thương mại song phương của thế giới đi qua biển Đông [14]. Ngoài ra, các
nước xung quanh Biển Đông cũng là đối tượng thương mại và nhận đầu tư
lớn của Mỹ. Trong bối cảnh nền kinh tế đang bị tổn thương nghiêm trọng do
cuộc khủng hoảng giá dầu năm 2008, sự khan hiếm dầu mỏ do những bất ổn
chính trị ở các nước Trung Đông – Bắc Phi diễn ra thường xuyên, cơn thèm
khát nguồn năng lượng dồi dào từ Biển Đông đã thôi thúc người Mỹ tăng
cường hợp tác khai thác dầu khí tại khu vực này.
Tầm quan trọng của Biển Đông với tư cách là hành lang chiến lược
cũng là điều không còn nghi ngờ. Sau Chiến tranh lạnh, Mỹ quay trở lại chính
sách can dự vào châu Á - Thái Bình Dương, ngăn cản Trung Quốc biến Biển
Đông thành cái “ao nhà” của họ. Trong chiến lược an ninh quân sự, Biển
Đông là một mắt xích trọng yếu trong hệ quân sự ven biển của Mỹ ở Châu Á,
chạy dài từ vịnh Péc xích, qua Biển Đông đến bán đảo Triều Tiên, là nơi hỗ
trợ đắc lực cho việc duy trì “vành đai sắt” khống chế Trung Quốc ở phía
đông, nhất là duy trì hiện trạng của Đài Loan, cũng như duy trì quan hệ đồng
15


minh chiến lược của Mỹ ở Đông Nam Á và nam Thái Bình Dương. Hơn nữa,
Mỹ cũng muốn có mặt và can dự nhiều hơn ở Biển Đông để theo dõi sự triển
khai của hải quân Trung Quốc tại vùng biển này.
Biển Đông còn là tuyến giao thông quan trọng trong hệ thống phòng
thủ của Mỹ nhằm đối phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi
truyền thống như chống hải tặc và khủng bố, đặc biệt tại eo biển Malacca.
Tháng 4 – 2004, Mỹ đưa ra “Sáng kiến an ninh hàng hải khu vực” với các
nước trong khu vực nhằm cho phép Mỹ đưa lực lượng hải quân tới eo biển
Malacca để ngăn chặn khủng bố, hải tặc, buôn lậu ma túy và người.
Nhưng sáng kiến an ninh của Mỹ đã bị Malaixia và Inđônêxia phản đối vì

các nước này khẳng định an ninh tại eo biển Malacca là trách nhiệm của
các nước ven biển.
Ngoài ra, các đồng minh thân cận của Mỹ ở Đông Bắc Á như Nhật Bản
và Hàn Quốc phụ thuộc sâu sắc vào tuyến đường thương mại qua Biển Đong,
nhất là trong việc nhập khẩu dầu mỏ và các nguyên liệu khác cho phát triển
công nghiệp. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đồng minh và từ đó củng cố, khẳng
định vị thế của mình tại Biển Đông, Mỹ đã duy trì các căn cứ quân sự tại Nhật
Bản và Philippin. Hạm đội Thái Bình Dương – hạm đội 7 của Mỹ được trang
bị vũ khí thiết bị hiện đại đang đóng quân tại Nhật, Ha-oai và Xingapo đang
thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho Mỹ.
Tuy ở mức độ khác nhau, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, Ôxtrâylia và nhiều
nước khác cũng có lợi ích lớn ở Biển Đông.
Đối với Nhật Bản, Biển Đông là cánh cửa của con đường vận chuyển
dầu lửa từ Trung Đông về Nhật Bản. Hàng năm, có đến hơn 90% lượng dầu
mỏ nhập khẩu và 995 lượng hàng hóa mậu dịch xuất nhập khẩu của Nhật bản
tới thị trường Châu Âu, Đông Nam Á, Châu Đại Dương cũng chủ yếu dựa
vào tuyến đường qua biển Đông. Nếu để tàu thuyền chở hàng di chuyển qua
Philippin theo hải trình phía Đông sẽ làm giảm giá thành hàng hóa thành
16


phẩm của Nhật Bản từ 2% đến 5%. Sự an toàn và thông suốt trong vận
chuyển qua Biển Đông, nhất là qua eo biển Malacca còn quan trọng hơn cả
Mỹ. Do đó, tuyến đường hàng hải trên biển Đông là “tuyến đường sinh tử”,
và vì thế sự thao túng Biển Đông của bất cứ quốc gia nào cũng trở thành nỗi
lo của nước này.
Khu vực Biển Đông còn là nơi có khả năng cung cấp một nguồn tài
nguyên bổ sung lớn cho sự phát triển kinh tế của Nhật Bản trong tương lai.
Hơn nữa, sự gia tăng nhanh chóng sức mạnh knh tế và quân sự của Trung
Quốc cùng những hành động cứng rắn của nước này trên biển Đông và biển

Hoa Đông cũng làm tăng them sức ép địa chính trị, kinh tế đối với Nhật Bản,
nước đã bị Trung Quốc đẩy xuống hàng thứ 3 trong trật tự kinh tế thế giới.
Trong lúc nhiều nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam và Philippin đang nỗ lực
tìm kiếm các đối tác để củng cố yêu sách chủ quyền của mình, trong khi Mỹ
công khai “trở lại châu Á”, Nhật Bản cũng muốn sử dụng cơ hội này để duy
trì ảnh hưởng vốn có của họ tại khu vực, cũng như tạo ra thế mạnh trong tranh
chấp chủ quyền tại đảo Senkaku (Điếu Ngư), với Trung Quốc. Theo đà phát
triển kinh tế nhanh chóng, Nhật Bản từng bước can thiệp vào khu vực này,
trong đó có liên quan đến việc tranh chấp biển Đông của các nước.
Liên Bang Nga quan tâm không ít đến khu vực Biển Đông bởi Nga
quan tâm đến việc bảo đảm tự do hàng hải và giao thương trên biển và cả
những lợi ích kinh tế quan trọng của các công ty dầu khí của Nga đã nhiều
năm hợp tác với Việt Nam. Đó là lợi ích kinh tế thiết thực tại Biển Đông
của Nga. Biển Đông giống như một kho báu, nhất là việc hợp tác lâu dài
với Việt Nam.
Biển Đông cũng nằm trong mối quan tâm của Ấn Độ - một nước lớn ở
châu Á – Thái Bình Dương. Biển Đông là một không gian biển mở, nơi có
gần 50% hoạt động thương mại của Ấn Độ đi qua. Sự gia tăng vai trò của Ấn
Độ ở Biển Đông không chỉ thắt chặt quan hệ với ASEAN, qua đó tăng cường
17


quan hệ với Ôxtrâylia, các nước Đông Bắc Á và xa hơn là Mỹ, mà còn giúp
Ấn Độ giảm áp lực cạnh tranh với Trung Quốc ở Ấn Độ và Đông Nam Á. Do
đó, Biển Đông là một mục tiêu trong chiến lược “hướng đông” của Ấn Độ để
khẳng định vị thế cường quốc biển tại châu Á trước sự cạnh tranh mạnh mẽ từ
nước Trung Quốc láng giềng.
Ôxtrâylia – một quốc gia hạng trung, láng giềng của Đông Nam Á
cùng chia sẻ lợi ích chiến lược ở Biển Đông về cả thương mại và an ninh
quốc phòng.

Biển Đông là khu vực có ý nghĩa sống còn về địa chiến lược, kinh tế,
giao thông và an ninh hàng hải đối với các nước Đông Nam Á. Trong 9 nước
có biên giới giáp với Biển Đông thì có 8 nước thuộc ASEAN. Việc xuất hiện
“khoảng trống quyền lực” ở Biển Đông sau Chiến tranh lạnh cùng với việc
công khai đòi quyền và hiện đại hóa lực lượng của Trung Quốc đa làm cho
các nước ASEAN vô cùng lo ngại. Xu hướng tăng cường quốc phòng
nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và khu vực xuất hiện ngay từ đầu những
năm 90 của thế kỉ trước. Các nước ASEAN đều tuyên bố chủ quyền của
mình trên Biển Đông, trong đó việc Philippin tuyên bố lãnh hải của mình
theo dạng đa giác lõm cũng làm cho tình hình trở nên phức tạp vì không
thể phân biệt giữa vùng lãnh hải với vùng đặc quyền kinh tế như trong
Luật Quốc tế về biển Đông năm 1982.
Tuy nhiên, các nước ASEAN đều nhận thấy rằng tất cả các lực lượng
hải quân của các nước trong Hiệp hội cộng lại cũng không thể bằng lực lượng
hải quân (2,17 triệu binh lính) của Trung Quốc. Từ năm 1993 đến nay, với sự
ra đời của Diễn đàn an ninh khu vực (ARF) thì tranh chấp, xung đột đã được
giải quyết một phần thông qua sự đồng thuận trên các nguyên tắc trong Bộ
luật ứng xử trên biển Đông, tự điều chỉnh các đối sách khu vực của mình cho
phù hợp nhằm nhanh chóng tránh nguy cơ xung đột đáng tiếc có thể xảy ra.

18


Tóm lại, Biển Đông là một biển nửa kín lớn hàng đầu trên thế giới, có
giá trị to lớn về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Tiềm năng kinh tế được
quan tâm nhất của Biển Đông là tài nguyên dầu khí, cùng với đó giá trị kinh
tế của các tài nguyên sinh vật – hải sản ở Biển Đông là không thể phủ nhận.
Kết nối với một số con sông lớn ở châu Á, Biển Đông được gọi là một trong
những khu vực năng suất nhất về đánh bắt hải sản trên thế giới. Do hoạt động
đánh bắt và chế biến hải sản đã tạo một nguồn thu ngoại tệ đáng kể đối với

nền kinh tế đang phát triển của hẩu hết các quốc gia trong khu vực, thu hút
một lượng lớn nhân lực trong số 500 triệu cư dân sống ven biển (trong phạm
vi cách 100 km cách bờ biển) và góp phần bảo đảm an ninh lương thực cho
các quốc gia trong khu vực. Nằm trong một khu vực đa dạng sinh học vào bậc
nhất thế giới, các rặng san hô và thảm cỏ của Biển Đông là địa điểm sinh sản
và nuôi dưỡng lý tưởng các loài cá và hải sản có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra,
bản thân sự đa dạng sinh học của biển Đông cũng biến khu vực này trở thành
một địa điểm du lịch lý tưởng.
Ngoài giá trị kinh tế nói trên, là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái
Bình Dương, xuyên qua Biển Đông có các tuyến hàng hải vô cùng quan
trọng, phục vụ cho việc vận tải hơn ¼ khối lượng thương mại toàn cầu. Tuyến
hàng hải qua biển Đông trước hết có ý nghĩa thiết yếu đối với Trung Quốc,
Hàn Quốc và Nhật Bản là những quốc gia có nhu cầu nhập khẩu năng lượng
cao (chủ yếu là dầu, khí và than đá) từ Trung Đông, Ôxtrâylia và gần đây là
Châu Phi. Biển Đông còn có ý nghĩa kinh tế, địa – chính trị quan trọng đối
với Mỹ là nước có nhiều công ty dầu khí hoạt động khai thác trong khu vực,
đồng thời luôn muốn duy trì ưu thế hải quân của mình trên toàn cầu, cũng như
đối với các nước lớn khác như Liên Bang Nga, Nhật Bản, Trung Quốc. Với
tầm quan trọng chiến lược đối với các quốc gia trong và ngoài khu vực, Biển
Đông trong thế kỉ XXI ẩn chứa nguy cơ xung đột gia tăng do những tranh

19


chấp về chủ quyền lãnh thổ và vùng biển dai dẳng giữa các quốc gia trong
khu vực.
1.2.

Cơ sở pháp lý quốc tế xác định chủ quyền trên biển
Mỗi quốc gia giữ vai trò là một chủ thể trong quan hệ quốc tế, có lãnh

thổ, cư dân và chính quyền riêng. Trong phạm vi lãnh thổ, một quốc gia có
toàn quyền sử dụng lãnh thổ của mình theo nguyên tắc chủ quyền quốc gia.
Nhà nước bằng pháp luật quy định các vùng lãnh thổ và chế độ pháp lý tương
ứng của từng vùng cũng như ban hành pháp luật điều chỉnh các hoạt động sử
dụng, khai thác và bảo vệ tài nguyên thuộc vùng lãnh thổ đó.
Lãnh thổ quốc gia được hiểu là một bộ phận trái đất thuộc chủ quyền
của quốc gia đó, bao gồm vùng đất, vùng nước (vùng biển), vùng trời và lòng
đất. Các đảo và quần đảo ngoài khơi thuộc quyền của quốc gia nào thì cũng là
một bộ phận lãnh thổ của quốc gia đó, ngăn cách các lãnh thổ quốc gia khác
bằng đường biên giới. Tương ứng với các loại lãnh thổ có các loại đường biên
giới trên đất liền, biên giới trên biển, biên giới trên không và biên giới trong
lòng đất. Cũng như biên giới quốc gia nói chung, biên giới trên biển được xác
định bằng điều ước quốc tế giữa các quốc gia láng giềng về việc phân chia các
vùng biển có quy chế lãnh thổ quốc gia của các nước hữu quan.
Theo công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (United Nations
Convention on the Law of the sea) năm 1982, được cộng đồng quốc tế coi
như một bản hiến pháp về biển, nếu tính từ đất liền của các quốc gia ven biển
hướng ra biển khơi, tuần tự có các vùng biển sau đây: nội thủ, lãnh hải, vùng
tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, biển quốc tế và đáy
biển, lòng đất dưới đáy biển quốc tế. Rải rác ven bờ hay ngoài biển khơi có
các đảo, quần đảo nhô lên trên mặt nước. Về nguyên tắc, nội thủy và lãnh hải
là hai vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh
hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa là 3 vùng biển thuộc quyền

20


chủ quyền của các quốc gia ven biển. Vùng biển xa xôi ngoài phạm vi quy
định trên là biển tự do, không quốc gia nào có quyền xác lập chủ quyền.
1.2.1.

1.2.1.1.

Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia ven biển
Nội thủy
Nội thủy (vùng nước nội địa) là vùng nước nằm phía bên trong đường
cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải và giáp với bờ biển (Điều 8).Đường cơ sở do
quốc gia ven biển quy định, được luật pháp quốc tế quy định lấy đường ngấn
nước thủy triều thấp nhất dọc bờ biển đất liền hoặc dọc theo bờ đảo hay các
đoạn thẳng nối liền các điểm cơ sở nhô ra trên bờ biển. Từ đường cơ sở trở
vào là nội thủy, từ đường cơ sở trở ra là lãnh hải. Vùng nội thủy nhất thể hóa
với đất liền nên quốc gia ven biển có chủ quyền toàn vẹn, đầy đủ và tuyệt đối
như bộ phận lãnh thổ trên đất liền. Tàu thuyền nước ngoài muốn ra vào vùng
nội thủy phải xin phép nước ven biển và phải tuân theo luật lệ của nước đó.
Nước ta có chuỗi đảo chạy dọc theo bờ biển được vận dụng để xác định
đường thẳng. Năm 1982, Chính phủ nước ta ra tuyên bố xác định đường
cơ sở thẳng ven bờ lục địa Việt Nam gồm 10 đoạn nối 11 điểm. Trừ điểm
A8 nằm trên mũi Đại Lãnh, các điểm còn lại đều nằm trên các đảo. Điểm
0 nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử Việt Nam Cam - pu - chia. Điểm A1: Hòn Nhạn (Kiên Giang); A2: Hòn Đá Lẻ (Cà
Mau); A3: Hòn Tài Lớn; A4: Hòn Bông Lang; A5: Hòn Bảy Cạnh (Bà Rịa
- Vũng Tàu); A6: Hòn Hải; A7: Hòn Đôi (Bình Thuận); A8: Mũi Đại
Lãnh; A9: Hòn Ông Căn (Khánh Hòa); A10: Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi);
A11: Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị).

1.2.1.2.

Lãnh hải
Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quền quốc gia trên biển, nằm ở phía
ngoài nội thủy có chiều rộng 12 hải lý (1 hải lý tương đương 1.852m) tính từ
đường cơ sở. Điều 3 công ước nêu rõ: “Mỗi quốc gia có quyền định chiều
rộng của lãnh hải đến một giới hạn không quá 12 hải lý từ đường cơ sở được

21


xác định phù hợp với công ước này”. Ranh giới ngoài của lãnh hải chính là
đường biên giới quốc gia song không tuyệt đối.
Các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với lãnh hải của mình. Chủ
quyền đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải là tuyệt đối.
Chủ quyền đối với vùng trời phía trên lãnh hải cũng là tuyệt đối. Nghĩa là
quyền của quốc gia ven biển được công nhận như lãnh thổ của mình (lập
pháp, hành pháp và tư pháp) trên các lĩnh vực phòng thủ quốc gia, cảnh sát,
thuế quan, đánh cá, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, đấu tranh
chống ô nhiễm… Tuy nhiên, chủ quyền đối với vùng nước lãnh hải không
được tuyệt đối như trong nội thủy bởi vì ở lãnh hải của quốc gia ven biển, tàu
thuyền của các quốc gia khác được quyền qua lại mà không phải xin phép nếu
họ không gây hại nào như sau đây:
Đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh
thổ của quốc gia ven biển
Luyện tập, diễn tập với bất kỳ loại vũ khí nào
Thu thập tin tức tình báo gây thiệt hại cho nước ven biển
Tuyên truyền nhằm làm hại đến nước ven biển
Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay, phương tiện
quân sự
Xếp dỡ hàng hóa, tiền bạc, đưa người lên xuống tàu trái quy định của
nước ven biển
Cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng
Đánh bắt hải sản
Nghiên cứu, đo đạc
Làm rối loạn hoạt động giao thông liên lạc
Mọi hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.
(Theo Điều 19 Công ước về Luật Biển 1982)

22


Quốc gia ven biển có quyền ban hành các quy định để kiểm soát và
giám sát tàu thuyền nước ngoài thực hiện việc qua lại lãnh hải của mình trong
một số vấn đề (an toàn hàng hải, điều phối giao thông đường biển; bảo vệ các
thiết bị, công trình, hệ thống đảm bảo hàng hải; bảo vệ tuyến dây cáp và ống
dẫn ở biển; bảo tồn tài nguyên sinh vật biển; ngăn ngừa vi phạm pháp luật của
quốc gia ven biển liên quan đến đánh bắt hải sản; bảo vệ môi trường biển;
nghiên cứu khoa học biển; và ngăn ngừa các vi phạm về hải quan, thuế khóa,
nhập cư, y tế) và quy định hành lang để tàu thuyền đi qua.
1.2.2.
1.2.2.1.

Các vùng biển quốc gia ven biển có quyền chủ quyền
Vùng tiếp giáp lãnh hải
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài và tiếp giáp lãnh hải
được quy định nhằm đảm bảo việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển, có
chiều rộng 12 hải lý hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam (Điều 24).
Vì vùng này đã nằm ngoài vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven
biển, nên quốc gia ven biển chỉ được thực hiện thẩm quyền hạn chế trong một
số lĩnh vực nhất định đối với các tàu thuyền nước ngoài mà thôi. Theo điều 33
của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) quy
định trong vùng tiếp giáp, quốc gia ven biển có thể tiến hành các hoạt
động kiểm soát cần thiết nhằm để ngăn ngừa những vi phạm đối với luật
lệ về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư; đồng thời trừng phạt những
vi phạm đã xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải của mình. Riêng đối
với các hiện vật có tính lịch sử và khảo cổ, Điều 303 Công ước về Luật
biển 1982 quy định mọi sự trục vớt các hiện vật này từ đáy biển thuộc

vùng tiếp giáp lãnh hải mà không được phép của quốc gia ven biển thì
đều bị coi là vi phạm xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải của quốc
gia đó và quốc gia đó có quyền trừng trị.

1.2.2.2.

Vùng đặc quyền kinh tế

23


Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm ở ngoài lãnh hải và tiếp liền
với lãnh hải, có phạm vi rộng không vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Như vậy phạm vi lãnh hải rộng 12 hải lý bên trong vùng đặc quyền kinh tế
nên chiều rộng riêng của vùng đặc quyền kinh tế là 188 hải lý. Vùng đặc
quyền kinh tế bao gộp trong nó cả vùng tiếp giáp lãnh hải. Vùng đặc quyền
kinh tế là một vùng đặc thù trong đó quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền
riêng biệt của mình nhằm mục đích kinh tế được Công ước về Luật biển 1982
quy định.
Vùng đặc quyền kinh tế có chế độ pháp lý riêng do Công ước về Luật
biển 1982 quy định về các quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia
ven biển cũng như quyền tự do của các quốc gia khác. Cụ thể như sau:

-

Đối với các quốc gia ven biển
Quốc gia ven biển có các quyền chủ quyền về việc thăm dò, bảo tồn và quản
lý các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên sinh vật hoặc phi sinh vật của vùng
nước đáy biển, của đáy biển và vùng đất dưới đáy biển cũng như những hoạt
động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế.

Đối với các tài nguyên phi sinh vật, quốc gia ven biển tự khai thác hoặc
cho phép quốc gia khác khai thác cho mình và đặt dưới quyền kiểm soát của
mình. Đối với các tài nguyên sinh vật, quốc gia ven biển tự định tổng khối
lượng có thể đánh bắt, khả năng thực tế của mình và số dư có thể cho phép

-

các quốc gia khác đánh bắt.
Quốc gia ven biển có quyền tài phán về việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân
tạo, các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển, bảo vệ và giữ gìn
môi trường biển (quyền tài phán quốc gia là quyền của các cơ quan hành
chính và tư pháp của quốc gia thực hiện và giai quyết các vụ việc theo thẩm
quyền của họ).
Quốc gia ven biển có quyền thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc
khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng các
quy định luật pháp của mình.

24


-

Các quốc gia ven biển có nghĩa vụ thi hành các biện pháp thích hợp để bảo
tồn và quản lý nhằm làm cho việc duy trì các nguồn lợi sinh vật trong vùng


-

1.2.2.3.


đặc quyền kinh tế của mình khỏi bị khai thác quá mức.
Đối với các quốc gia khác
Được hưởng quyền tự do hàng hải, hàng không.
Được tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm. Khi đặt đường óng phải thông báo
và thỏa thuận với quốc gia ven biển.
Được tự do sử dụng biển vào các mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế.
Thềm lục địa
Thềm lục địacủa quốc gia ven biển là phần đáy biển và lòng đất dưới
đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển. Trên thực tế, rìa ngoài
của thềm lục địa ở các khu vực có khác nhau: Có nơi hẹp, không đến 200 hải
lý; nhưng có nơi rộng đến hàng trăm hải lý. Điều 76 của Công ước Luật Biển
năm 1982 quy định rất rõ ràng: Thềm lục địa của quốc gia ven biển rộng tối
thiểu 200 hải lý (kể cả khi thềm lục địa thực tế hẹp hơn 200 hải lý). Nếu thềm
lục địa thực tế rộng hơn 200 hải lý thì quốc gia ven biển có thể mở rộng thềm
lục địa của mình đến tối đa 350 hải lý hoặc không quá 100 hải lý kể từ đường
đẳng sâu 2.500m. Tuy nhiên, để mở rộng thềm lục địa quá 200 hải lý thì quốc
gia ven biển liên quan phải trình cho Ủy ban Thềm lục địa của Liên hợp quốc
báo cáo quốc gia kèm đầy đủ bằng chứng khoa học về địa chất và địa mạo của
vùng đó. Sau đó, Ủy ban Thềm lục địa của Liên hợp quốc sẽ xem xét và ra
khuyến nghị.
Quốc gia ven biển thực hiện các quyền chủ quyền đối vớ thềm lục địa
về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, tài nguyên
phi sinh vật như dầu khí, các tài nguyên sinh vật như cá, tôm…) của mình. Vì
đây là đặc quyền của quốc gia ven biển nênnếu quốc gia đó không thăm dò,
khai thác thì cũng không ai có quyền khai thác tại đây nếu không được sự
đồng ý của quốc gia ven biển. Nghĩa là chỉ quốc gia ven biển mới có quyền
cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa bất kì vào mục đích gì. Tuy
nhiên, quốc gia ven biển khi thực hiện quyền đối với thềm lục địa không được
25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×