Tải bản đầy đủ (.pdf) (263 trang)

Khảo sát tác phẩm Tứ lễ lược tập của Bùi Huy Tùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.37 MB, 263 trang )














































ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





LÊ PHƢƠNG DUY






KHẢO SÁT TÁC PHẨM “TỨ LỄ LƢỢC TẬP”
CỦA BÙI HUY TÙNG









LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Hán Nôm







Hà Nội - 2012



2
























ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





LÊ PHƢƠNG DUY






KHẢO SÁT TÁC PHẨM “TỨ LỄ LƢỢC TẬP”
CỦA BÙI HUY TÙNG






Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm
Mã số: 60220104




Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS Nguyễn Kim Sơn




Hà Nội - 2012




4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
3. Mục tiêu nghiên cứu 8
4. Đối tƣợng và phạm vi tƣ liệu 8
5. Kết quả đóng góp của luận văn 9

6. Phƣơng pháp nghiên cứu 9
7. Kết cấu luận văn 9
NỘI DUNG 11
Chƣơng I: TÁC GIẢ BÙI HUY TÙNG VÀ TÁC PHẨM TỨ LỄ 11
LƯỢC TẬP 11
1. 1. Tác giả Bùi Huy Tùng 11
1.2. Tác phẩm Tứ lễ lược tập 18
1.2.1. Tình hình văn bản 18
1.2.2. Nguyên nhân ra đời 21
1.2.3. Bố cục tác phẩm 26
1.3. Thống kê và phân loại nguồn tƣ liệu tham khảo trong Tứ lễ lược tập
26
1.4. Quan điểm Lễ học của Bùi Huy Tùng 27
1.4.1. Sùng chuộng cổ lễ 27
1.4.2. Lễ “tòng nghi, tòng tục” 29
1.4.3. Khuyến khích giản tiện, tiết kiệm 30
1.4.4. Trọng đạo trung dung 31
1.4.5. Duy trì mối quan hệ giữa Gia lễ và Tông pháp chế 33
1.5. Tiểu kết chƣơng I 35
Chƣơng II: KHẢO SÁT NỘI DUNG GIA LỄ TRONG TỨ LỄ 36
LƯỢC TẬP 36
2.1. Thông lễ 36
2.1.1. Giải thích từ “Thông lễ” 37
2.1.2. Nội dung Thông lễ 37


5
2.2. Hạ thọ lễ 41
2.3. Quan lễ 44
2.3.1. Độ tuổi gia quan 45

2.3.2. Thời gian và địa điểm cử hành 45
2.3.3. Nghi thức gia quan 46
2.3.4. Lễ phục và Chúc từ 47
2.4. Hôn lễ 48
2.4.1. Độ tuổi thành hôn 48
2.4.2. Nghi thức Hôn lễ 49
2.4.3. Phê phán hủ tục Hôn lễ 51
2.5. Tang lễ 52
2.5.1. Nghi thức Tang lễ 55
2.5.2. Phục chế và tang kỳ 62
2.5.3. Thụy pháp và quan chế 72
2.6. Tế lễ 73
2.6.1. Đối tượng của Tế lễ 74
2.6.2. Nội dung Tế lễ 75
2.7. Gia quy 78
2.8. Tiểu kết chƣơng II 83
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86


6
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Gia lễ được hiểu là những nghi lễ thường hành trong gia đình, gia tộc, bao
gồm bốn lễ Quan, Hôn, Tang, Tế. Với tính chất đặc trưng của mình, Gia lễ có vai
trò rất quan trọng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu lễ nghi, phong tục, văn hóa dân
gian qua các thời đại. Trong lịch sử hình thành và phát triển, Gia lễ đã trở thành
một chuyên ngành khoa học thuộc Nghi lễ học, cùng với Lễ kinh học, Lễ luận và
Phiếm lễ học cấu thành hệ thống Lễ học Trung Quốc

1
. Tại Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc và Châu Âu, Gia lễ học đã có một bề dày lịch sử nghiên cứu và
đạt được rất nhiều thành tựu. Riêng tại Việt Nam, một vài năm gần đây, tuy
chúng ta cũng đã đạt được một số thành tựu bước đầu trong nghiên cứu Gia lễ
học, nhưng những thành tựu này chưa đủ sức để đưa Gia lễ học tại Việt Nam trở
thành một lĩnh vực nghiên cứu chuyên biệt và thu hút sự quan tâm của giới
nghiên cứu trong và ngoài nước.
Hiện nay, việc áp dụng, thi hành nghi thức Gia lễ tại mỗi gia đình, hay
mỗi cộng đồng vẫn luôn là nhu cầu cần thiết trong đời sống thường nhật. Tuy
nhiên, cùng với những biến cố của lịch sử và sự phát triển không ngừng của xã
hội hiện đại, nên phần lớn cổ lễ bị đã mai một theo thời gian. Bản thân những ấn
phẩm về Gia lễ được biên tập hay dịch thuật đã và đang được lưu hành trong thời
gian gần đây, còn chứa đựng rất nhiều hạn chế. Đây là nguyên nhân chính dẫn
đến những khó khăn và bất cập trong thực tế áp dụng Gia lễ tại Việt Nam. Do
vậy, việc nghiên cứu, dịch thuật các tác phẩm Gia lễ Hán Nôm sẽ có thể đáp ứng
nhu cầu cần thiết của xã hội, giúp việc thi hành lễ nghi được thuận lợi và bảo lưu
được ý nghĩa tinh thần vốn có của nó.
Tứ lễ lược tập của Bùi Huy Tùng là tác phẩm có dung lượng lớn nhất
trong số những thư tịch Gia lễ Việt Nam hiện còn. Trong tác phẩm, ngoài việc
biên soạn bốn lễ chính là Quan, Hôn, Tang, Tế, tác giả còn đề cập tới nhiều vấn
đề khác thuộc phạm vi Gia lễ như Thông lễ, Hạ thọ lễ, Gia quy… Qua tác phẩm

1
Xem Trung Quốc Lễ học sử phát phàm của Dương Chí Cương in trong Nhị thập thế kỉ Trung Quốc Lễ học sử
nghiên cứu luận tập (Học Uyển xuất bản xã 1998)


7
này, có thể thấy Bùi Huy Tùng đã giành rất nhiều tâm lực để khảo cứu cổ lễ,

nhằm biên soạn nên một bộ Gia lễ hoàn bị, giúp cho dễ xem, dễ hiểu và khi thực
hành không bị “trôi theo thói tục”. Đồng thời, tác giả cũng đã có nhiều sự châm
chước cổ lễ cho phù hợp với phong tục truyền thống Việt Nam.
Bởi những lý do trên, cùng sự ham chuộng Lễ học, chúng tôi đã quyết
định chọn tác phẩm Tứ lễ lược tập của tác giả Bùi Huy Tùng làm đối tượng
nghiên cứu của luận văn này. Với mong muốn có thể góp phần vào nghiên cứu
và dịch thuật Gia lễ của Việt Nam. Đồng thời, giúp việc thi hành cổ lễ trong thời
hiện đại thêm phần thuận lợi và chuẩn xác.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tại Việt Nam, từ đầu thế kỷ XX, việc nghiên cứu về Gia lễ học đã bắt đầu
manh nha, tiêu biểu là các bài biên khảo về Gia lễ đăng tải trên Nam phong tạp
chí (xem chương I). Song song với đó là việc dịch thuật sách Gia lễ (gắn liền với
Thọ Mai gia lễ) và biên soạn sách Gia lễ quốc ngữ (Gia lễ chỉ nam, Văn Công
Thọ mai gia lễ…). Vài năm gần đây, việc nghiên cứu Gia lễ tại Việt Nam đang
dần được quan tâm và đạt được một số thành tựu. Trước hết có thể kể đến các
bài viết như: Nhân đọc lại Thọ Mai gia lễ nghĩ về việc tang ngày nay in trong
Văn hoá phong tục (Nxb Phụ Nữ, Hà Nội 2005); Những lỗi nghĩa trong bản dịch
lời tựa sách Thọ mai gia lễ (bản dịch do Nxb Hà Nội phát hành năm 2009) của
Vũ Việt Bằng (Thông báo Hán Nôm học năm 2009), Văn Công gia lễ - từ “Ngũ
phục” khảo sát sự ảnh hưởng của Văn Công gia lễ đến Thọ Mai gia lễ của Phạm
Thị Hường (kỷ yếu hội thảo khoa học Chu Hy với Nho học Đông Á, 8/2010), Tìm
hiểu sự Nôm hóa Gia lễ thông qua tư liệu Gia lễ được in khắc của Vũ Việt Bằng
(kỷ yếu hội thảo khoa học Chữ Nôm với kinh điển Nho gia, 8/2011), Tìm hiểu
nguyên lưu văn bản Lê Quý Đôn gia lễ của Vũ Việt Bằng (Thông báo Hán Nôm
học 2011), Giới thiệu tác phẩm Tứ lễ lược tập của Bùi Huy Tùng của Lê Phương
Duy (Thông báo Hán Nôm học 2011), Gia lễ của Chu Hy – bước đầu giới thiệu
của Phạm Thị Hường (Thông báo Hán Nôm học 2011). Các tác phẩm Gia Lễ
Hán Nôm cũng lần lượt được khảo cứu, dịch thuật và giới thiệu qua một số công
trình khoa học có giá trị như: Giới thiệu tác phẩm Văn Công gia lễ tồn chân của



8
Đỗ Huy Uyển của Vũ Việt Bằng (khoá luận tốt nghiệp ngành Hán Nôm 2010),
Khảo cứu Tam lễ tập yếu của Trần Thị Xuân (khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành
Hán Nôm 2011), Nghiên cứu văn bản Hồ Thượng thư Gia lễ của Vũ Việt Bằng
(đề tài tập sự Viện nghiên cứu Hán Nôm, 2011), Giới thiệu tác phẩm Thọ Mai
gia lễ của Phạm Thị Hường (đề tài tập sự Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 2011).
Những thành tựu này đã và đang góp phần không nhỏ vào việc khơi mở và phát
triển nghiên cứu Gia lễ học tại Việt Nam.
Tác phẩm Tứ lễ lược tập của Bùi Huy Tùng hiện mới chỉ được giới thiệu
vắn tắt trong bộ Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu do Trần Nghĩa và
Francois đồng chủ biên và cuốn Tên tự, tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam
của Trịnh Khắc Mạnh. Ngoài ra, trong Khảo cứu Tam lễ tập yếu của Trần Thị
Xuân (khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành Hán Nôm 2011) và Nghiên cứu văn
bản Hồ Thượng thư Gia lễ của Vũ Việt Bằng (đề tài tập sự Viện Nghiên cứu Hán
Nôm, 2011) cũng đã giới thiệu và trích dẫn một vài cứ liệu trong Tứ lễ lược tập.
Cho tới nay, vẫn chưa có một công trình nào khảo cứu và dịch chú tác phẩm này.

3. Mục tiêu nghiên cứu
Trước hết, chúng tôi tiến hành khảo sát, mô tả văn bản, bố cục tác phẩm,
thống kê và phân loại nguồn tư liệu sử dụng trong Tứ lễ lược tập; tìm hiểu hoàn
cảnh ra đời, phương pháp biên soạn Gia lễ và quan điểm Lễ học của Bùi Huy
Tùng. Thứ hai, chúng tôi đi vào khảo sát, phân tích và đánh giá 7 nội dung Gia lễ
trong Tứ lễ lược tập ở hai góc độ là Lễ luận và Lễ nghi. Thứ ba, tiến hành dịch
chú tác phẩm. Xét về mặt tổng thể, giữa các nội dung trong Tứ lễ lược tập có
quan hệ mắt xích với nhau, và chúng có vị trí và ý nghĩa độc lập. Song do dung
lượng của tác phẩm khá lớn (790 trang), nên trong quá trình dịch chú, chúng tôi
chỉ có thể tuyển dịch một số nội dung. Những phần lược đi, chúng tôi đều chú
thích rõ.


4. Đối tƣợng và phạm vi tƣ liệu
- Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là tác phẩm Tứ lễ lược tập của
Bùi Huy Tùng.


9
- Phạm vi tư liệu: Trước hết là các bộ Lễ thư như: Nghi lễ, Lễ Ký, Thư
Nghi của Tư Mã Quang, Văn Công gia lễ của Chu Hy, Độc lễ thông khảo của Từ
Càn Học Thứ hai là hệ thống tư liệu Gia lễ Việt Nam, gồm hai phương diện là
tư liệu Hán Nôm và tư liệu Quốc ngữ. Thứ ba, là một số công trình nghiên cứu
về Gia lễ tại Trung Quốc và Việt Nam, những tư liệu về phong tục, tín ngưỡng
có liên quan tới Gia lễ trong khả năng chúng tôi tiếp cận được.

5. Kết quả đóng góp của luận văn
Việc khảo cứu và dịch chú tác phẩm Tứ lễ lược sẽ có những đóng góp đối
với việc tìm hiểu, nghiên cứu lễ nghi, phong tục, văn hóa dân gian Việt Nam;
cung cấp tư liệu tham khảo, nhằm đáp ứng những nhu cầu về lễ nghi đang ngày
càng trở nên bức thiết trong xã hội hiện đại.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu: gồm các phương pháp
thống kê, tổng hợp và phân tích các dữ liệu cho bước đầu tìm hiểu về tác phẩm.
Bên cạnh đó, chúng tôi vận dụng các tri thức liên ngành tổng hợp được về lịch sử,
văn hóa, tư tưởng, triết học,…cho việc nghiên cứu tác phẩm.
Các thao tác giải mã văn bản: phiên âm, dịch nghĩa, là thao tác cơ bản
được giải quyết trong luận văn, nhằm hướng tới nghiên cứu nội dung tác phẩm.
Chúng tôi tiến hành các phương pháp phân tích, tổng hợp nội dung của
văn bản, xử lý các thông tin của những tài liệu liên quan để đưa ra những nhận
định đánh giá về tác phẩm một cách khách quan và chính xác.


7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung của luận
văn gồm hai chương:
Chƣơng I: Tác giả Bùi Huy Tùng và Tác phẩm Tứ lễ lược tập.
Chƣơng II: Khảo sát nội dung Gia lễ trong Tứ lễ lược tập


×