ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THU TRANG
QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO
THANH NIÊN VÀ VẬN DỤNG VÀO ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Hà Nội - 2008
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THU TRANG
QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO
THANH NIÊN VÀ VẬN DỤNG VÀO ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY
Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số: 60 31 27
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Mạch Quang Thắng
Hà Nội – 2008
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
1. Tính cấp thiết của đề tài
1
2. Tình hình nghiên cứu
2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5
6. Đóng góp của luận văn
5
7. Kết cấu của luận văn
6
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ĐẠO
7
ĐỨC CHO THANH NIÊN
1.1.
Cơ sở hình thành quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo
7
đức cho thanh niên.
1.1.1. Truyền thống đạo đức của dân tộc
7
1.1.2. Tinh hoa văn hoá nhân loại
10
1.1.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin về giáo dục thế hệ trẻ
12
1.1.4. Phẩm chất, ý chí tự lực của Hồ Chí Minh
15
1.2.
Q trình hình thành và phát triển quan điểm của Hồ Chí Minh
16
về giáo dục đạo đức cho thanh niên
1.2.1. Thời kỳ Hồ Chí Minh hoạt động ở nước ngồi
16
1.2.2. Thời kỳ Hồ Chí Minh hoạt động cách mạng trong nước
17
1.3.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh
20
niên
1.3.1. Quan điểm về thanh niên và vai trò của thanh niên
21
1.3.2. Về vai trò của việc giáo dục thanh niên
29
1.3.3. Về nội dung giáo dục đạo đức cho thanh niên
31
1.3.4. Về phương pháp giáo dục đạo đức cho thanh niên
41
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC
50
ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1. Tình hình giáo dục trên thế giới và trong nước hiện nay
50
2.1.1. Tình hình giáo dục trên thế giới
50
2.1.2. Tình hình giáo dục trong nước
53
2.2. Thực trạng việc vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về giáo dục
56
đạo đức cho thanh niên ở nước ta hiện nay
2.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
60
đạo đức cho thanh niên ở nước ta hiện nay
2.3.1. Tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên
61
2.3.2. Giáo dục đạo đức cho thanh niên theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh
64
2.3.3. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường và xã hội trong
việc giáo dục đạo đức cho thanh niên
66
2.3.4. Tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể xã hội trong việc
giáo dục đạo đức cho thanh niên
71
2.3.5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước đối
với công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên
74
KẾT LUẬN
80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
83
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt q trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh ln
dành cho thanh niên – thế hệ trẻ nước ta tình cảm thương yêu sâu sắc và sự quan
tâm chăm sóc ân cần. Một trong những di sản tinh thần vô giá mà Người để lại
là những tư tưởng về giáo dục thanh niên vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Thơng qua những bài nói, bài
viết, Hồ Chí Minh đã có những chỉ dẫn cơ bản và cụ thể về quan điểm, đường
lối, nội dung giáo dục thanh niên. Trong đó, vấn đề được Người quan tâm và đề
cập sâu sắc nhất đó chính là vấn đề giáo dục đạo đức thanh niên, giúp họ trở
thành người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt. Người cho
rằng, thanh niên phải có đạo đức cách mạng mới hồn thành được nhiệm vụ. Có
đạo đức cách mạng thì sẽ khơng sợ thất bại, khơng lùi bước trước khó khăn; có
đạo đức cách mạng thì sẽ khơng kiêu ngạo, tự mãn, khơng kèn cựa địa vị, khơng
suy bì hưởng thụ…Điều đó cho thấy vai trị quan trọng của việc giáo dục đạo
đức cho thanh niên.
Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước hiện nay, trước xu thế tồn
cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế, việc bồi dưỡng cho thanh niên nước ta có
kiến thức văn hố, trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, phẩm chất chính trị, tư
tưởng đạo đức vững vàng là một công việc cực kỳ to lớn và có ý nghĩa trọng
đại. Đảng và Nhà nước ta, với nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò quan trọng của
thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, đã luôn quan tâm tới công tác giáo dục
thanh niên, đã đào tạo được các lớp người kế tục xứng đáng sự nghiệp cách
mạng giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Song trong
những năm gần đây, do tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường và sự hạn
chế trong các biện pháp giáo dục - đào tạo thanh niên, một bộ phận thanh niên
nước ta đang có những biểu hiện tiêu cực đáng lo ngại như: phai nhạt lý tưởng,
1
lệch lạc trong nhận thức về giá trị cuộc sống, bàng quan với trách nhiệm xã hội,
lười biếng lao động, chạy theo lối sống thực dụng, buông thả, tự do tuỳ tiện,
không chịu học tập, thiếu ý thức rèn luyện phấn đấu vươn lên, thối hố về đạo
đức, tình trạng phạm pháp trong thanh niên có chiều hướng gia tăng…Trong khi
đó, cơng tác giáo dục - đào tạo thanh niên có sự tách rời giữa học chữ với học
làm người. Mặt khác, giữa học tập chuyên môn nghiệp vụ với rèn luyện phẩm
chất, tư cách, đạo đức cho thanh niên cũng chưa có sự gắn bó chặt chẽ với
nhau…
Những tình trạng trên nếu không được khắc phục kịp thời, chúng ta sẽ
khơng thể có được những người thanh niên vừa “hồng” vừa “chuyên” để đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước với mục tiêu
xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, toàn
Đảng và toàn dân ta càng phải chăm lo giáo dục bồi dưỡng thanh niên, coi đó là
một trong những nhiệm vụ hàng đầu bởi nó có liên quan trực tiếp đến tương lai
của đất nước, của dân tộc.
Khi giải quyết nhiệm vụ to lớn đó, thế hệ hơm nay có rất nhiều cơ sở, chỗ
dựa vững chắc trong đó có di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo
thanh niên, trong đó có quan điểm giáo dục đạo đức cho thanh niên. Vì vậy,
việc nghiên cứu và vận dụng đúng đắn, sáng tạo quan điểm Hồ Chí Minh về
giáo dục đạo đức cho thanh niên nhằm phục vụ và nâng cao chất lượng, hiệu
quả giáo dục - đào tạo thanh niên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng
Việt Nam là một việc làm quan trọng và cần thiết. Với ý nghĩa đó, tác giả quyết
định chọn “Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên và
vận dụng vào điều kiện hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành Hồ
Chí Minh học.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
2
Từ trước đến nay, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo, trong đó
có tư tưởng về giáo dục, đoàn kết, tổ chức thanh niên, chăm lo bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau được các học giả ở nước ta nghiên cứu khá công phu và
đã xuất bản nhiều cơng trình dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, chúng
tơi tạm phân thành một số nhóm cơ bản sau:
Thứ nhất, mảng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo
có các cơng trình sau:
1. Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục - đào tạo – Nxb Giáo dục, Hà
Nội, 1990
2. Bách khoa thư Hồ Chí Minh( Tư liệu – sơ giản) – Tập 1: Hồ Chí Minh
với giáo dục - đào tạo – Phan Ngọc Liên – Nguyên An biên soạn –
Nxb Từ điển Bách khoa, 2002
Thứ hai, mảng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo
thanh niên có các cơng trình sau:
1. Bác Hồ với sự nghiệp bồi dưỡng thế hệ trẻ – Viện Bảo tàng Hồ Chí
Minh, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1985
2. Hồ Chí Minh với sự nghiệp bồi dưỡng thanh niên, Nxb Thanh niên,
Hà Nội, 1985
3. Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên – Văn Tùng –
Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1999
4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau –
TS. Trần Qui Nhơn – Nxb Giáo dục, 2005
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên - Đồn Nam Đàn –
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002
6. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên - Đề tài khoa học do
Trung tâm văn hoá giáo dục Tổng hợp Thanh thiếu nhiên Trung ương
làm chủ trì (5 – 1996)
3
Thứ ba, mảng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên có các
cơng trình sau:
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị thanh niên trong cách mạng Việt
Nam – Trần Qui Nhơn – Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2004
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên – Văn
Tùng – Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2006
Nhìn chung, những cơng trình trên đã có nhiều đóng góp quan trọng
khơng những về mặt lý luận mà phần nào kết quả nghiên cứu còn được ứng
dụng vào thực tiễn giáo dục nước ta. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào đi sâu
nghiên cứu việc giáo dục đạo đức cho thanh niên mà vấn đề này mới chỉ được
đề cập trong các cơng trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào
tạo nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo thanh niên nói
riêng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về
giáo dục đạo đức cho thanh niên và sự vận dụng quan điểm này trong điều kiện
hiện nay là một vấn đề cần thiết. Với đề tài này, tác giả mong muốn góp phần
làm sáng tỏ vấn đề trên cả về phương diện lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích của luận văn là tìm hiểu quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo
dục đạo đức cho thanh niên, qua đó thấy được giá trị của những quan điểm đó
và bước đầu làm sáng tỏ ý nghĩa thực tiễn, sự vận dụng những quan điểm đó
trong giai đoạn, điều kiện hiện nay.
- Để đạt mục đích trên luận văn có nhiệm vụ:
+ Phân tích nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức
cho thanh niên
+ Trình bày sự vận dụng và phát triển quan điểm của Hồ Chí Minh về
giáo dục đạo đức cho thanh niên ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
4
+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
đạo đức cho thanh niên ở nước ta hiện nay
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thanh niên, những quan điểm của
Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn
+ Tìm hiểu một số vấn đề cơ bản của quan điểm Hồ Chí Minh về giáo
dục đạo đức cho thanh niên thơng qua các bài nói, bài viết, việc làm và tấm
gương đạo đức của Người, từ đó làm cơ sở cho việc vận dụng vào thực tiễn giáo
dục đạo đức thanh niên ở nước ta hiện nay
+ Luận văn làm rõ thực trạng việc vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về
giáo dục đạo đức cho thanh niên ở nước ta hiện nay, qua đó nêu lên phương
hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức
thanh niên trên cơ sở quan điểm Hồ Chí Minh.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục - đào tạo thanh niên,
trong đó có giáo dục đạo đức.
- Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn chủ yếu là phương
pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp
lịch sử – cụ thể, phương pháp kết hợp lịch sử với lơgíc, phương pháp so sánh,
đối chiếu, phương pháp phân tích – tổng hợp…Các phương pháp trên được sử
dụng kết hợp, có tác dụng hỗ trợ và bổ sung lẫn nhau.
6. Đóng góp của luận văn
5
Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu một cách có hệ thống quan điểm
của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên và bước đầu tìm hiểu về ý
nghĩa cũng như sự vận dụng những quan điểm đó ở nước ta hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có
kết cấu nội dung gồm 2 chương, 7 tiết.
6
CHƯƠNG 1
QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN
1.1.Cơ sở hình thành quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho
thanh niên
Như chúng ta đã biết, để có thể phân tích được nội dung của một quan
điểm, tư tưởng nào đó, trước hết chúng ta cần phải tìm hiểu cơ sở hình thành
quan điểm, tư tưởng đó. Vì vậy, việc xác định cơ sở góp phần tìm hiểu tư tưởng
Hồ Chí Minh nói chung và quan điểm Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho
thanh niên nói riêng là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng.
Qua nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo
dục đạo đức cho thanh niên được xuất phát từ những cơ sở chủ yếu sau:
1.1.1.Truyền thống đạo đức của dân tộc
Dân tộc Việt Nam có lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, dân tộc Việt Nam đã phải vượt qua rất
nhiều khó khăn, thử thách hiểm nghèo, phải liên tục đấu tranh chống lại nạn
xâm lăng, ách đô hộ, âm mưu đồng hoá của kẻ thù, thường xuyên phải đấu tranh
để thích ứng với thiên nhiên và vật lộn với thiên tai khắc nghiệt. Chính những
đặc điểm này đã ảnh hưởng tới sự hình thành hệ giá trị của dân tộc Việt Nam,
tạo nên sự gắn bó cộng đồng bền chặt, sự thương yêu đùm bọc, đoàn kết bảo vệ
lẫn nhau, cùng giúp nhau vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống. Vì vậy, trong
nấc thang giá trị xã hội, việc ưu tiên các giá trị cộng đồng, hay nói cách khác,
việc đề cao các giá trị đạo đức là đặc điểm nổi bật trong đời sống của dân tộc
Việt Nam. Các giá trị đạo đức đó được bồi đắp thường xuyên trong suốt chiều
7
dài lịch sử và cùng với thời gian, những giá trị đó trở nên ổn định, được lưu
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua con đường giáo dục và trở
thành động lực, sức mạnh, bản sắc của nhân cách con người Việt Nam.
Theo giáo sư Vũ Khiêu, truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam bao
gồm: lịng u nước, truyền thống đồn kết, lao động cần cù và sáng tạo, tinh
thần nhân đạo, lòng yêu thương và quý trọng con người. Giáo sư Trần Văn Giàu
cho rằng, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam bao gồm: yêu
nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa. Cịn trong
các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các giá trị đạo đức thường được đề cập đến
và được coi là những giá trị nổi bật. Chẳng hạn, Nghị quyết của Bộ Chính trị về
một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng đã khẳng định: “Những giá trị
văn hoá truyền thống bền vững của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng
nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý “thương người như thể thương thân”, đức
tính cần cù…”.
Như vậy, từ quan điểm của các nhà khoa học cũng như của Đảng ta, có
thể khẳng định, dân tộc Việt Nam có một di sản giá trị đạo đức vơ cùng phong
phú, trong đó, các giá trị điển hình là: tinh thần u nước, lịng thương người
sâu sắc, tinh thần đoàn kết, tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm. Những giá trị
đạo đức đó ln được các thế hệ người dân Việt Nam lưu giữ, phát triển và trở
thành một nội dung cơ bản trong quá trình giáo dục nhân cách con người Việt
Nam.
Một bối cảnh văn hố nữa có nhiều tác động thiết thực và có ảnh hưởng
sâu sắc đến quan điểm giáo dục đạo đức cho thanh niên của Hồ Chí Minh là
hồn cảnh q hương và gia đình.
Quê hương Nam Đàn – tỉnh Nghệ An, nơi Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên
tuy đất đai khô cằn, đời sống nghèo nàn nhưng người dân xứ Nghệ lại có truyền
8
thống hiếu học từ lâu. Theo sử sách ghi lại thì từ khi nhà Lý mở khoa thi đầu
tiên (1075), cho đến khoa thi theo lối cử tử cuối cùng của nhà Nguyễn (1918)
thì ở vùng đất Nghệ Tĩnh có 248 người đỗ đại khoa. Ngồi ra, Nam Đàn cịn có
rất nhiều người đỗ đạt cao, nhiều tấm gương về sự ham học, khổ học, thơng
minh, có nghĩa khí, trọng đạo lý làm người, yêu nước, dám can việc trái, dám
trình bày việc phải với người trên, khơng sợ uy quyền, đào tạo được nhiều
người thành danh… Tính cách xứ Nghệ với các đặc điểm: lý tưởng trong tâm
hồn, trung kiên trong bản chất, khắc khổ trong sinh hoạt, cứng cỏi trong giao
lưu…đều là những tính cách có ý nghĩa đạo đức. Điều đó có tác dụng lớn trong
việc hình thành ý chí, nghị lực của Hồ Chí Minh ngay từ thời niên thiếu.
Bên cạnh sự ảnh hưởng của quê hương, nhân cách, kiến thức và tư
tưởng Hồ Chí Minh cịn chịu ảnh hưởng sâu sắc từ gia đình. Gia đình Hồ Chí
Minh là một gia đình nhà Nho u nước, coi trọng đạo lý, học vấn và giáo dục
con cái. Các thành viên trong gia đình ln u thương, quan tâm chăm sóc lẫn
nhau và có quan hệ thân tình, gắn bó đồn kết với bà con làng xóm. Ông ngoại
của Người là một nhà giáo mẫu mực, giàu tình thương yêu, cưu mang con em
nhà nghèo học tập. Phụ thân của Người - ông Nguyễn Sinh Sắc - là người có tư
chất thơng minh, say mê bền bỉ học tập. Ơng ln giáo dục con cái lịng tự hào
về truyền thống quật cường của dân tộc, sống nhân ái, khí tiết. Bà Hồng Thị
Loan – thân mẫu của Hồ Chí Minh - là người đơn hậu, đảm đang, hết mực
thương yêu chồng con, động viên, chăm sóc chồng thi đỗ Phó bảng.
Cùng với những ảnh hưởng tốt đẹp được tiếp nhận từ giáo dục của gia
đình, Hồ Chí Minh còn chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các sĩ phu, các nhà Nho yêu
nước đương thời, trực tiếp là Hồ Sĩ Tạo, Vương Thúc Mậu, Phan Bội Châu,
Vương Thúc Quý…Với các sĩ phu này, Hồ Chí Minh đã tiếp nhận về mặt tư
tưởng yêu nước, tình cảm thương dân…
9
Như vậy có thể thấy, Hồ Chí Minh đã hấp thụ truyền thống hiếu học, tôn
sư trọng đạo, cùng truyền thống đạo đức của dân tộc ngay từ cái nôi gia đình và
quê hương. Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được thấm
đượm vào Hồ Chí Minh từ thời niên thiếu, được Người trân trọng gìn giữ, phát
huy trở thành cơ sở đầu tiên để hình thành nên tư tưởng vĩ đại của Người, trong
đó có hệ thống quan điểm về giáo dục đạo đức cho thanh niên – thế hệ trẻ nước
nhà.
1.1.2.Tinh hoa văn hố nhân loại
Trong q trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh rất chú trọng tiếp
nhận những tinh hoa văn hố nhân loại để làm giàu trí tuệ của mình. Trong quá
trình tiếp nhận và vận dụng, Người đã phê phán sắc bén và biết kế thừa một
cách có chọn lọc, khơng bao giờ sao chép máy móc, cũng khơng bao giờ phủ
định sạch trơn, mà có sự phân tích sâu sắc để tìm ra những yếu tố tích cực, làm
giàu thêm vốn kiến thức và hành trang tư tưởng của mình. Đó cũng là một trong
những lý do để những người tiến bộ đánh giá cao những cống hiến của Hồ Chí
Minh đối với tiến trình phát triển văn minh nhân loại.
Đối với văn hố phương Đơng, Hồ Chí Minh đã tiếp thu những tư tưởng
về giáo dục đạo đức của Nho giáo mà trước hết là học thuyết của Khổng Tử.
Lịch sử ghi nhận Khổng Tử là một trong những người đầu tiên ở Trung Quốc
mở trường dạy học. Ông cho rằng ý nghĩa của việc giáo dục là cải tạo nhân tính,
“Giáo dục là tu sửa cái đạo làm người”, giúp con người từ bỏ cái ác, trở về với
bản tính thiện tự nhiên của mình. Khổng Tử khơng quan niệm giáo dục chỉ có
tính mở mang tri thức, giải thích vũ trụ mà nó mở mang cả trí, tình và ý, hay là
trí, nhân, dũng để người ta đạt tới con người đạo lý. Vì vậy, mục đích giáo dục
theo Khổng Tử trước hết là để ứng dụng cho có ích với đời, với xã hội, sau đó là
để có nhân cách và để tìm tịi đạo lý. Trong nội dung giáo dục, ông đặc biệt đề
cao việc giáo dục đạo đức cho tất cả mọi người, khơng phân biệt bởi đó là cơng
10
cụ, phương tiện chủ yếu của giai cấp phong kiến trong việc cai trị và quản lý xã
hội. Giáo dục đạo đức còn là tiền đề, điều kiện quan trọng nhất để hình thành và
hồn thiện đạo đức con người, góp phần duy trì trật tự kỷ cương của xã hội.
Đồng thời, giáo dục đạo đức cịn có vai trị quyết định trong việc tạo lập ra mẫu
người lý tưởng và xã hội lý tưởng. Với vai trò quan trọng đó, nội dung giáo dục
đạo đức theo Khổng Tử quan trọng nhất là: Nhân, trí, dũng. Sau này, các nhà
Nho như: Mạnh Tử, Tuân Tử…bổ sung thêm một số đức tính, chuẩn mực đạo
đức khác tạo nên Ngũ thường gồm: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
Có thể nói, những quan niệm cơ bản của Khổng Tử và Nho giáo về giáo
dục, giáo dục đạo đức đã được Hồ Chí Minh tiếp thu một cách có chọn lọc và
có sự cải biến đi cho phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam. Chính vì vậy,
khi nghiên cứu quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh
niên, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều khái niệm đạo đức của Nho giáo được Người
sử dụng nhưng mang nội dung mới, sâu sắc hơn. Và những quan niệm của Nho
giáo cũng trở thành một tiền đề rất quan trọng trong q trình hình thành quan
điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên.
Ngoài Nho giáo, Hồ Chí Minh cịn tiếp thu những tư tưởng tích cực của
Phật giáo như tư tưởng từ bi, bác ái. Bằng thuyết nhân quả luân hồi, ở hiền gặp
lành, Phật giáo khuyến khích con người ăn ở nhân đức để có cuộc sống tốt đẹp
trong thế giới mai sau. Phật giáo đã góp phần nâng cao đời sống đạo đức của
người dân, dẫu chỉ là về mặt tinh thần. Phật giáo cũng củng cố cách sống nhân
nghĩa, chân tình của người Việt Nam.Vì vậy, Hồ Chí Minh rất coi trọng và tiếp
thu tinh thần nhân ái vị tha, hướng đến cái thiện của đạo Phật để xây dựng xã
hội mới.
Không chỉ tiếp thu tinh hoa văn hố phương Đơng, trong q trình hình
thành và phát triển quan điểm về giáo dục đạo đức cho thanh niên, Hồ Chí Minh
11
cịn có sự tiếp thu những tư tưởng đạo đức cơ bản của phương Tây như tư tưởng
tự do, bình đẳng, bác ái, tư tưởng vì con người…
Có thể thấy, trong con người Hồ Chí Minh cũng như tư tưởng của Người
chúng ta thấy dáng dấp của một con người Việt Nam điển hình nhưng cũng
mang đậm phong cách Á Đơng và cả cốt cách của phương Tây. Chính sự kết
hợp hài hồ giữa tinh hoa văn hố phương Đơng và phương Tây đó đã tạo nên
nét đặc sắc trong quan điểm của Người về giáo dục đạo đức cho thanh niên.
1.1.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giáo dục thế hệ trẻ
Trong học thuyết của mình, C.Mác đã đề cập tới lớp người trẻ tuổi và
đánh giá cao vai trị của thế hệ cơng nhân đang lớn lên. Ơng cho rằng đó là
nguồn bổ sung đặc biệt quan trọng để giai cấp vơ sản được hình thành với tư
cách là một giai cấp thực sự khi nó ý thức được địa vị, sứ mệnh lịch sử và tương
lai của mình. C.Mác khẳng định: “Nhưng dù sao thì bộ phận giác ngộ nhất trong
giai cấp cơng nhân cũng nhận thức rất rõ ràng tương lai của giai cấp họ và do đó
tương lai của cả lồi người hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công
nhân đang lớn lên”. [4; tr.118]. Trong quan niệm của C. Mác, con người với tư
cách là một yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất, phải ngày càng được phát
triển cao về trí tuệ, khoẻ mạnh về thể chất, giàu có về tinh thần, trong sáng về
đạo đức, linh hoạt và văn minh trong ứng xử. Trong đó, đạo đức chính là cái
nền mà trên đó định hướng các giá trị hành động cụ thể của con người trong xã
hội.
Tiếp nối quan điểm của C. Mác, Ph.Ănghen cũng khẳng định vai trị quan
trọng của thanh niên. Ơng nhấn mạnh rằng, thanh niên không bao giờ thoả mãn
với lý tưởng trước đây, họ muốn tự do hơn trong hành động, họ khao khát lập
chiến cơng và vì sự nghiệp đổi mới, họ sẵn sàng hiến dâng cả máu và đời mình.
Thanh niên sẽ có đủ sức lực và tài năng để giải quyết những mâu thuẫn đang
12
nảy sinh trong đời sống của đất nước. Chính vì vậy, cần phải tăng cường giáo
dục thanh niên để họ có thể phát huy được hết khả năng của mình.
Phát triển sáng tạo những luận điểm trên của C. Mác và Ph. Ănghen trong
điều kiện lịch sử mới, V.I.Lênin coi thanh niên là nguồn sinh lực chiến đấu của
cách mạng. Ông đánh giá rất cao tiềm năng của tuổi trẻ và nhận thấy trong
thanh niên công nhân một khát vọng nồng cháy, khơng gì kìm hãm được tới lý
tưởng của dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Theo ông, công việc xây dựng và phát
triển xã hội mới văn minh, hiện đại, xây dựng chủ nghĩa cộng sản phải thuộc về
thế hệ trẻ thanh niên. V.I.Lênin cũng đặt niềm tin vững chắc vào thanh niên.
Ông khẳng định: chúng ta đang đấu tranh tốt hơn ông cha ta, con cháu chúng ta
sẽ đấu tranh còn tốt hơn chúng ta nhiều và chúng sẽ chiến thắng. Ông đã phê
phán gay gắt những Đảng viên bảo thủ, khơng đánh giá đúng vai trị của thanh
niên trong cách mạng, coi thường thanh niên và chế giễu sự ngây thơ, thiếu kinh
nghiệm của họ. Đồng thời, ơng cịn cảnh báo rằng, nếu khơng biết tổ chức họ lại
và giáo dục nâng cao họ thì họ sẽ đi theo những người Mensêvích. Khi đó, sự
thiếu chín chắn và chưa từng trải của họ sẽ bị kẻ thù lợi dụng và gây những thiệt
hại gấp bội. V.I.Lênin khẳng định rõ lập trường của những người cộng sản chân
chính là cần phải giáo dục cộng sản cho thế hệ trẻ và kết hợp việc giáo dục ấy
với cuộc đấu tranh của giai cấp cơng nhân. Ơng nói: “Cho nên, là người cộng
sản tức là phải tổ chức và đoàn kết toàn thể thế hệ thanh niên, phải làm gương
mẫu về giáo dục và lý luận trong cuộc đấu tranh này. Lúc đó các đồng chí mới
có thể bắt đầu và hồn thành cơng cuộc xây dựng lâu dài của chủ nghĩa cộng
sản”[31; tr.254]. Người cũng khẳng định rằng, việc định hướng chính trị cho
tuổi trẻ là điều kiện cần thiết để biến những năng lực tiềm tàng của thế hệ trẻ
thành hiện thực. Chính vì thế, trong bài diễn văn tại Đại hội III của Đoàn Thanh
niên Cộng sản Nga, V.I.Lênin đã yêu cầu: “Nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên
Cộng sản là phải tổ chức hoạt động thực tiễn của mình thế nào để khi học tập,
khi tổ chức nhau lại, khi tập hợp nhau lại, khi đấu tranh, tầng lớp thanh niên ấy
13
tự giáo dục mình và đồng thời cũng giáo dục cho tất cả những ai đã công nhận
họ là người dẫn đường chỉ lối, để trở thành những người cộng sản. Phải làm cho
toàn bộ sự nghiệp giáo dục, rèn luyện, dạy dỗ thanh niên ngày nay trở thành sự
nghiệp giáo dục đạo đức cộng sản trong thanh niên”[31; tr.244]. Từ những luận
điểm trên cho thấy, V.I.Lênin đã đánh giá cao vai trị to lớn của giáo dục, coi đó
là một điều kiện đảm bảo sự thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Người nói: “Người mù chữ là người đứng ngồi chính trị”. Câu khẩu hiệu
nổi tiếng của V.I.Lênin: “Học, học nữa, học mãi” đã trở thành châm ngôn của
hàng triệu thế hệ, là lời động viên khích lệ lớn lao đối với thế hệ trẻ.
Từ thực tiễn hoạt động cách mạng, V.I.Lênin cũng đã nêu lên những yêu
cầu về tư cách, đạo đức của người cán bộ, đảng viên cộng sản. Trong đó, trước
hết người cán bộ, đảng viên cộng sản phải là người có giác ngộ về lý tưởng
cộng sản chủ nghĩa, có lịng trung thành vô hạn với chủ nghĩa Mác – Lênin, với
sự nghiệp của giai cấp vô sản, suốt đời phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp của giai
cấp vô sản, vì hạnh phúc của nhân dân lao động. Đối với một đảng cầm quyền,
người đảng viên phải luôn luôn rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức cách
mạng, trung thành với lý tưởng cộng sản, chấp hành đầy đủ mọi chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. V.I.Lênin đặc biệt
nhấn mạnh đến trách nhiệm đảng viên là phải đảm đương trọng trách quản lý
đất nước, quản lý xã hội; biết tự mình “làm gương cho quần chúng lao động
thấy một mẫu mực về lòng trung thành đối với lợi ích của những người lao
động”, hết lịng, hết sức phục vụ giai cấp vơ sản, phục vụ nhân dân lao động.
Chính vì vậy, sinh thời Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trị vĩ đại của
V.I.Lênin. Người khẳng định: “Lênin là người đã thực hiện và phát triển chủ
nghĩa Mác - Ăngghen. Là người cha của cách mạng vô sản và cách mạng dân
tộc giải phóng. Là người thầy đã đào tạo ra những chiến sĩ cách mạng khắp thế
giới, chẳng những bằng lý luận cách mạng khoa học nhất, mà còn bằng đạo đức
cách mạng cao cả nhất” (Trích bài của Hồ Chí Minh viết đăng trên báo Nhân
14
dân số 42, ra ngày 24/1/1952). Vì vậy, theo Hồ Chí Minh ý nghĩa của việc
nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin đó là để phụng sự cho cách
mạng, cho Tổ quốc và nhân dân. Theo Người, nếu khơng hết lịng hết sức phụng
sự nhân dân, tự kiêu, tự đại, tự tư, tự lợi, như thế là trái với chủ nghĩa Mác –
Lênin. Chủ nghĩa Mác – Lênin là lý trí mà cũng là tình cảm nữa. Người khẳng
định: “Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là
hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin được” [14; tr.554]. Chính vì vậy, trong q trình
giáo dục thanh niên Hồ Chí Minh rất chú trọng tới việc giáo dục đạo đức cho họ
– thế hệ trẻ nước nhà.
1.1.4.Phẩm chất, ý chí tự lực của Hồ Chí Minh
Tư tưởng, quan điểm bao giờ cũng là sản phẩm của con người, do con
người sáng tạo ra trên cơ sở những nhân tố khách quan. Do đó, quan điểm, tư
tưởng còn phụ thuộc vào phẩm chất, ý chí tự lực, bản lĩnh…của con người đã
sản sinh ra nó.
Hồ Chí Minh là người có phẩm chất tiêu biểu, có hồi bão lớn, bản lĩnh
kiên định, có ý chí tự lực tự cường, luôn phấn đấu vươn lên để thực hiện mục
tiêu, lý tưởng đã chọn. Đồng thời, Người rất thông minh, sắc sảo, nhạy bén với
cái mới, ham học hỏi; có tư duy độc lập sáng tạo; có trí tuệ un bác, kiến thức
sâu rộng và ln có ý chí, nghị lực phi thường; có đầu óc thực tiễn, nói đi đơi
với làm. Người là một mẫu mực về đạo đức cách mạng; tác phong giản dị,
khiêm tốn, gần gũi hồ mình với quần chúng, có sức cảm hoá lớn đối với mọi
người. Những phẩm chất ấy được phát huy trong suốt cuộc đời hoạt động của
Người. Nhờ vậy, giữa mn vàn học thuyết khác nhau, Hồ Chí Minh đã tìm ra
được mục tiêu, lý tưởng cách mạng đúng đắn và con đường để thực hiện mục
tiêu, lý tưởng ấy. Đó chính là chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường cách mạng
vô sản.
15
Một điều hết sức quan trọng là ý chí tự lực, quyết tâm vươn lên không
ngừng trong học tập để trang bị và nâng cao kiến thức của Hồ Chí Minh. Ngay
từ lúc còn trẻ ở trong nước cho đến khi ra nước ngồi, Người ln kiên trì tự bồi
dưỡng cho mình kiến thức văn hố, kiến thức của một nhà hoạt động chính trị
trên nhiều lĩnh vực văn hố, xã hội; tiếp tục đi tìm đường cứu nước bằng
phương pháp tự học trong sách vở, học từ bạn bè, trong thực tế công tác, nghiên
cứu và tiếp thu lý luận cách mạng tiên tiến của thời đại. Chính nhờ tự học, nhờ
lao động với công nhân, nhờ tham gia phong trào cách mạng, Người đã tìm đến
được với chủ nghĩa Mác – Lênin và trở thành chiến sĩ kiên cường đấu tranh cho
chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vơ sản. Có thể nói, trong suốt cuộc đời
hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh ln nêu cao tinh thần tự học để không
ngừng nâng cao kiến thức phục vụ tốt nhất cho cách mạng, cho dân tộc.
Như vậy, truyền thống nhân nghĩa, hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân
tộc; tinh hoa trong triết lý giáo dục nhân loại và quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin về giáo dục thế hệ trẻ cùng với phẩm chất, ý chí tự lực của Hồ Chí Minh
là những nguồn gốc và điều kiện cơ bản đưa đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục thanh niên nói chung và giáo dục đạo đức cho thanh niên nói
riêng.
1.2.Q trình hình thành và phát triển quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo
dục đạo đức cho thanh niên
Có thể khẳng định rằng, quá trình hình thành và phát triển quan điểm của
Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên nằm trong quy luật chung của
sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo thanh
niên. Qua mỗi thời kỳ hoạt động cách mạng, quan điểm của Hồ Chí Minh về
giáo dục đạo đức cho thanh niên lại có sự phát triển, nâng cao hơn.
1.2.1.Thời kỳ Hồ Chí Minh hoạt động ở nước ngoài
16
Ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã ý thức rất sâu sắc về việc phải tập hợp
thanh niên để mở lớp huấn luyện nhằm phục vụ cách mạng. Vì vậy, cuối năm
1924 sau khi rời Liên Xô đến Quảng Châu (Trung Quốc), Người đã liên lạc và
lựa chọn những thanh niên ưu tú trong Tâm Tâm xã và tổ chức yêu nước của cụ
Phan Bội Châu để mở lớp huấn luyện chính trị, đào tạo họ thành những cán bộ
cho phong trào cách mạng trong nước. Cũng từ đây, Người đã thành lập tổ chức
cách mạng đầu tiên ở nước ta: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925).
Đây chính là vườn ươm để sản sinh ra những chiến sĩ cộng sản có tài có đức cho
cách mạng.
Trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm giáo dục tiên tiến của thế giới, chủ yếu là
từ Trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô và Trường
Quân sự Hoàng Phố ở Trung Quốc, Người đã xây dựng chương trình huấn
luyện cho lớp học, bao gồm những vấn đề cơ bản về học thuyết Mác – Lênin, về
những nguyên tắc hoạt động, những kỹ năng thực hành của người cách mạng
gắn chặt với các đặc điểm truyền thống của đất nước và của dân tộc. Không
những thế, Hồ Chí Minh cịn đặc biệt chú ý tới việc giáo dục đạo đức, lý tưởng
cách mạng cho các thanh niên yêu nước. Vì vậy, trong tác phẩm “Đường kách
mệnh” (1927), Hồ Chí Minh đã nói ngay đến “Tư cách một người cách mạng”.
Trong đó, tư cách đạo đức của người cách mạng là điều mà Người đặt lên đầu
tiên. Và trong ba mối quan hệ của đạo đức cách mạng là: tự mình, đối với
người, đối với việc, Hồ Chí Minh lại đặt mục “Tự mình phải” lên hàng đầu với
14 điều. Trong đó, Người nhấn mạnh phải cần, kiệm, nói thì phải làm, phải biết
hy sinh, ít lịng ham muốn vật chất và phải biết cả quyết sửa lỗi. Chính những tư
tưởng đó đã đem lại sự biến đổi sâu sắc trong tâm trí, tư cách và tác phong của
người học để cố gắng phấn đấu trở thành người chiến sĩ cách mạng.
Như vậy có thể thấy, trong những năm tháng bơn ba hoạt động ở nước
ngồi, dù ở đâu, Hồ Chí Minh vẫn ln chăm lo nâng cao dân trí, giáo dục, đồn
17
kết, thức tỉnh thanh niên tinh thần yêu nước. Người đã trực tiếp bồi dưỡng
không chỉ là những kiến thức lý luận mà còn cả giáo dục đạo đức cho những
thanh niên được chọn làm hạt giống cách mạng.
1.2.2. Thời kỳ Hồ Chí Minh hoạt động cách mạng trong nước
Từ việc ý thức được sâu sắc vai trò to lớn của giáo dục, đặc biệt là giáo
dục đạo đức đối với nhân dân, trong đó có thanh niên, Hồ Chí Minh trong suốt
cuộc đời hoạt động cách mạng của mình đã luôn chú ý tới việc bồi dưỡng, nâng
cao đạo đức cách mạng cho các cán bộ, đảng viên và các thế hệ thanh niên Việt
Nam .
Ngay sau khi trở về Tổ quốc (1941), Hồ Chí Minh đã sáng lập báo Việt
Nam độc lập (số đầu tiên ra ngày 1 – 8- 1941) để tuyên truyền giác ngộ cách
mạng. Thông qua những mẩu chuyện, những tin, bài ngắn, súc tích, dễ hiểu, Hồ
Chí Minh đã biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt, qua đó để giáo
dục tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc, tinh thần dám xả thân vì độc lập tự do
của dân tộc.
Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3 – 9 – 1945, Hồ
Chí Minh đã chỉ rõ: Chủ nghĩa thực dân “đã dùng mọi thủ đoạn hịng hủ hố
dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ơ và những
thói xấu khác. Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân
chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng
cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc
lập” [39; tr.163]. Người cũng đã sớm nhận thấy những biểu hiện thoái hoá, biến
chất trong một số đảng viên, cán bộ nắm bộ máy chính quyền. Trong thư gửi Uỷ
ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng ngày 17 – 10 – 1945, Hồ Chí Minh đã
nêu rõ những lỗi lầm chính là: trái phép, cậy thế, hủ hoá, tư túng, chia rẽ, kiêu
ngạo. Người khẳng định: Đảng ta là một đảng cách mạng, một đảng vì dân, vì
18
nước. Mọi việc làm tốt hay xấu của đảng viên đều ảnh hưởng đến sự nghiệp
cách mạng của giai cấp, của dân tộc, cuộc sống của nhân dân. “Đảng viên và
cán bộ cũng là người. Ai cũng có tính tốt và tính xấu. Song đã hiểu biết, đã tình
nguyện vào một Đảng vì dân, vì nước, đã là một người cách mạng thì phải cố
gắng phát triển những tính tốt và sửa bỏ những tính xấu. Vì tính xấu của một
người thường chỉ có hại cho người đó; cịn tính xấu của một đảng viên, một cán
bộ, sẽ có hại đến Đảng, có hại đến nhân dân”.
Năm 1947, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, dưới bút danh X.Y.Z,
Hồ Chí Minh đã tập trung làm nổi bật các vấn đề của đạo đức cách mạng; về
cán bộ và về cách lãnh đạo của Đảng. Trong đó, Người nhấn mạnh rằng, mỗi
cán bộ, đảng viên phải là tấm gương về đạo đức cách mạng. Có cán bộ tốt, có
đạo đức cách mạng thì mới có thể lãnh đạo được nhân dân. Trong nội dung đạo
đức cách mạng, Hồ Chí Minh nhấn mạnh năm điều là: nhân, nghĩa, trí, dũng,
liêm. Người khẳng định “Đó là đạo đức cách mạng. Đạo đức đó khơng phải là
đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó khơng phải vì danh
vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung” [16; tr.467].
Cùng với việc giáo dục, nâng cao đạo đức cách mạng cho đảng viên, cán
bộ, Hồ Chí Minh ln ln nhắc nhở mọi người tránh xa thói hư, tật xấu. Người
cho rằng, những người có thói hư tật xấu là do chủ nghĩa cá nhân. Vì vậy, cần
kiên quyết đấu tranh chống lại chủ nghĩa cá nhân.
Năm 1949, trên báo Cứu quốc, dưới bút danh Lê Quyết Thắng, Hồ Chí
Minh đã viết 4 bài về Cần, Kiệm, Liêm, Chính, trong đó, Người có sự lý giải cụ
thể, sâu sắc về bốn đức tính, bốn phẩm chất đạo đức cơ bản này.
Tháng 12 – 1958, dưới bút danh Trần Lực, Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm
“Đạo đức cách mạng”. Tác phẩm được in lần đầu tiên trên Tạp chí Học tập (nay
là Tạp chí Cộng sản), sau đó được nhà xuất bản Sự thật (Nhà xuất bản Chính trị
19
Quốc gia ngày nay) in thành sách và phát hành ngay trong tháng 12 –1958.
Trong tác phẩm, Hồ Chí Minh đã phân tích nguồn gốc của chủ nghĩa cá nhân,
giải thích sự tồn tại những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng
viên. Từ đó, Người khẳng định để chống chủ nghĩa cá nhân nhất định phải rèn
luyện, tu dưỡng và thấm nhuần sâu sắc đạo đức cách mạng. Hồ Chí Minh cũng
đưa ra khái niệm và phân tích các yếu tố nội hàm của đạo đức cách mạng. Theo
Người, đạo đức cách mạng là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách
mạng. Đó là điều chủ chốt nhất.
Năm 1969, trước lúc đi xa, với bút danh T.L, Hồ Chí Minh đã viết tác
phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạnh, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, đăng trên
báo Nhân dân, số ra ngày 3 -2 – 1969. Trong tác phẩm, Hồ Chí Minh đã khẳng
định: Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân
dân lên trên hết, trước hết. Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng
cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết. Phải đi
sâu, đi sát thực tế, gần gũi quần chúng.
Như vậy, Hồ Chí Minh chính là người đề xướng và lãnh đạo nhân dân
thực hiện hàng loạt những chủ trương lớn, đúng đắn, sáng suốt về giáo dục.
Dưới sự chỉ đạo của Người, đất nước ta đã đào tạo, bồi dưỡng được một thế hệ
thanh niên nam nữ thuộc mọi tầng lớp, mọi dân tộc lòng yêu nước, quý trọng
độc lập tự do, tận tuỵ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, biết tự rèn luyện
mình theo những chuẩn mực đạo đức và những giá trị văn hoá tinh thần cao
đẹp: cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, khơng ngừng khiêm tốn học hỏi để
trở thành người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán
bộ tốt trong quá trình tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, kế
tục sự nghiệp vẻ vang của Đảng và của dân tộc.
1.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên
20
1.3.1.Quan điểm về thanh niên và vai trò của thanh niên
Suốt cuộc đời cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn dành cho thanh
niên – thế hệ trẻ nước nhà sự quan tâm đặc biệt. Sau khi tìm được con đường
cứu nước, cứu dân đúng đắn, bức thư đầu tiên Người gửi về trong nước là bức
thư “Gửi thanh niên Việt Nam”. Từ ấy cho đến lúc đi xa, Người đã để lại cho
chúng ta hôm nay và muôn đời sau di sản tinh thần hết sức lớn lao với hàng
trăm bài viết, bài nói về thanh niên. Trong đó, Người luôn coi thanh niên là lực
lượng rường cột của đất nước, là tương lai của dân tộc.
Hồ Chí Minh cho rằng, thanh niên là lớp người trẻ tuổi có hoài bão, ước
mơ, giàu nghị lực và rất khát khao với lý tưởng cao đẹp, có đức xả thân vì nghĩa
lớn và lịng vị tha sâu sắc. Đó là lứa tuổi đang ở thời kỳ đẹp nhất, sung sức nhất,
sống động nhất. Vì vậy, trong Thư Gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân
dịp Tết sắp đến (Tết Nguyên đán năm 1946), Hồ Chí Minh viết: “Một năm khởi
đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã
hội”[16; tr.167]. Điều đó chứng tỏ, Hồ Chí Minh ln coi thế hệ trẻ chính là thế
hệ tiêu biểu cho sức sống, sức phát triển của dân tộc.
Trong nhiều bài nói, bài viết khác, Hồ Chí Minh cịn cho rằng thanh niên
là lớp người trẻ tuổi, có sức khoẻ, năng động, sáng tạo. Đây cũng là lứa tuổi có
tính nhạy cảm nhanh với cái mới, cái tiến bộ, ít chịu ảnh hưởng của những tiêu
cực và thành kiến của quá khứ. Tuy nhiên, thanh niên cũng cịn thiếu kinh
nghiệm do chưa từng trải. Vì vậy, thanh niên cần phải được xã hội quan tâm
chăm sóc, vun trồng để họ trở thành những người cơng dân có ích cho đất nước.
Hồ Chí Minh cũng khẳng định rằng, nếu được giáo dục tốt, được định hướng và
động viên đúng mức, thanh niên sẽ phát huy được tài năng, tính sáng tạo và có
thể “dời non, lấp bể” trong sự nghiệp bảo vệ nền độc lập và xây dựng đất nước.
21