Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

Tư tưởng chính trị xã hội của mạnh tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.49 KB, 202 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI XUÂN THANH

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA MẠNH TỬ
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – 2008


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI XUÂN THANH

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA MẠNHTỬ
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
Mã số : 62.22.8001

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:


1. PGS.TS TRỊNH DOÃN CHÍNH
2. PGS.TS LƯƠNG MINH CỪ

TP. HỒ CHÍ MINH – 2008


3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được ai công bố.

Người thực hiện

BÙI XUÂN THANH


4

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ..............................................................................................

1

Chương 1: CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ
TƯỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA MẠNH TỬ
1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội Trung Quốc thời Xuân thu - Chiến quốc –
cơ sở khách quan hình thành tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử..


15

1.2. Nguồn gốc lý luận tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử ..............

32

Kết luận chương 1........................................................................................

54

Chương 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA MẠNH TỬ
2.1. Từ “nhân nghóa” đến “nhân chính” trong tư tưởng chính trị - xã hội
của Mạnh Tử ........................................................................................

57

2.2. Dân bản – vấn đề cốt lõi trong tư tưởng chính trị - xã hội của
Mạnh Tử .................................................................................................

69

Kết luận chương 2........................................................................................

113

Chương 3: GIÁ TRỊ LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
CỦA MẠNH TỬ VỚI CÔNG CUỘC XÂY DỰNG NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HIỆN NAY
3.1. Những giá trị và hạn chế trong tư tưởng chính trị -xã hội của
Mạnh Tử...............................................................................................

117

3.2. Những bài học lịch sử rút ra từ tư tưởng chính trị - xã hội của
Mạnh Tử với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghóa Việt Nam của dân, do dân, vì dân ..........................................

140

Kết luận chương 3........................................................................................

178

KẾT LUẬN CHUNG ......................................................................................

182

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..................

189

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................

190


5


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử trong học thuyết Nho gia, thực chất
là tư tưởng dân bản - tư tưởng lấy dân làm gốc nước. Tư tưởng ấy tuy còn những
hạn chế về mặt lịch sử và mang dấu ấn của sự phân biệt đẳng cấp xã hội, nhưng
cũng có những mặt tích cực mang giá trị nhân loại phổ biến, đã từng được Chủ
tịch Hồ Chí Minh tiếp thu, kế thừa có sự chọn lọc và phê phán trong quá trình
xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân.
Nhà nước ta là nhà nước về bản chất do nhân dân ta lập ra thông qua tổng
tuyển cử toàn dân; và được đặt dưới sự kiểm soát của nhân dân. Mọi quyền lực
mà nhà nước có được đều do nhân dân ủy quyền. Mọi chủ trương, chính sách của
nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân. Bản chất đó của Nhà nước ta đã được
khẳng định trong tất cả các bản Hiến pháp. Đặc biệt Hiến pháp 1992 (sửa đổi) đã
chỉ rõ: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghóa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghóa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” [49, 178].
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghóa Việt Nam của dân, do dân, vì dân do
Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương là nhà nước được xây dựng trên tinh thần
dân chủ mácxit và được bắt nguồn từ truyền thống đại đoàn kết dân tộc cùng với
tinh thần nhân bản, dân bản của ông cha chúng ta trong suốt quá trình đấu tranh
dựng nước và giữ nước. Ý thức được vai trò to lớn của quần chúng nhân dân đối
với sự tồn vong của đất nước, Trần Hưng Đạo đã từng chủ trương: Khoan thư sức
dân để làm kế sâu bền rễ. Nguyễn Trãi cũng đã chỉ rõ: “Chở thuyền, lật thuyền
cũng lại là dân” [115,396]. Tiếp tục kế thừa và phát triển tư tưởng đó trong sự


6


nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định:
“Gốc có vững cây mới bền,
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” [85,410].
Tuy nhiên, thực tế cho thấy công cuộc xây dựng và hoàn thiện nhà nước ở
nước ta trong những năm gần đây mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu to lớn
nhưng cũng tồn tại không ít khó khăn, bất cập và cả những sai lầm. Đánh giá về
những yếu kém và khuyết điểm của quá trình xây dựng Nhà nước ta trong những
năm qua, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản
Việt Nam chỉ rõ: “Bộ máy quản lý nhà nước các cấp, nhất là ở cơ sở còn yếu
kém. Tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm ở một bộ phận công
chức, nhất là ở các cơ quan trực tiếp giải quyết công việc của dân và doanh
nghiệp, chậm được khắc phục. Mô hình tổ chức chính quyền địa phương, nhất là
tổ chức hội đồng nhân dân, còn những điểm bất hợp lý. Cải cách hành chính chưa
đạt yêu cầu” [39,64]. Chính vì thế, việc xác định đúng đắn mục tiêu, đưa ra các
giải pháp cải cách hiệu quả mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta là
một việc làm cần thiết.
Để xây dựng được bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, gắn liền với
dân, thể hiện đúng ý chí và nguyện vọng của nhân dân, đảm bảo trên thực tế
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhằm phát huy sức mạnh của toàn dân
đối với quá trình xây dựng và phát triển đất nước, một mặt chúng ta phải tổng kết
thực tiễn, nghiên cứu lý luận; mặt khác, phải biết kế thừa những giá trị tinh hoa
của tư tưởng nhân loại về xây dựng bộ máy nhà nước. Hơn bao giờ hết, trong giai
đoạn hiện nay việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại sẽ là một trong
những điều kiện quan trọng cho sự tiến bộ của một dân tộc. Và, một trong những
giá trị văn hóa nhân loại mà chúng ta cần tiếp thu để góp phần đổi mới tư duy,


7


kiện toàn bộ máy nhà nước có hiệu quả, đó là vốn tri thức và kinh nghiệm đa
dạng mà loài người đã sáng tạo ra.
Học thuyết Khổng - Mạnh nói chung và tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh
Tử nói riêng là một trong những tinh hoa của văn hóa nhân loại, đã từng ảnh
hưởng khá sâu rộng tới xã hội Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “trong
học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng song những điều hay trong
đó thì chúng ta nên học” [86,46]. Một trong những điều hay của học thuyết
Khổng - Mạnh chính là tư tưởng xây dựng và củng cố bộ máy cầm quyền trên
tinh thần nhân bản, dân bản, với nhiều luận điểm có giá trị về “lòng dân”, “sức
dân”, “lấy dân làm gốc nước”… đáng để chúng ta kế thừa như là những bài học
lịch sử bổ ích trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghóa
của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay.
Xuất phát từ những suy nghó trên đây, chúng tôi chọn vấn đề: “Tư tưởng
chính trị - xã hội của Mạnh Tử và ý nghóa của nó đối với việc xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghóa Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến
só triết học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử được ông xây dựng nhất quán trên
tinh thần nhân bản, dân bản nên không chỉ có giá trị về mặt học thuật, mà còn có
ý nghóa thiết thực đối với sự phát triển của các xã hội truyền thống và xã hội
hiện đại. Chính với ý nghóa lý luận và thực tiễn ấy mà tư tưởng này đã thu hút
được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước cũng như trên
thế giới.
Mặc dù các cách tiếp cận nghiên cứu không giống nhau và ý kiến đánh giá
của các nhà khoa học về tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử còn nhiều ñieåm


8


khác nhau, song có thể khái quát các công trình nghiên cứu thành năm hướng
chính sau:
Hướng thứ nhất: Bao gồm các công trình nghiên cứu tư tưởng của Mạnh Tử
nói chung và tư tưởng chính trị - xã hội của ông nói riêng trong tổng thể nền văn
hóa Trung Quốc; và, thậm chí trong tổng thể nền văn hóa nhân loại. Tiêu biểu
cho hướng này là các tác phẩm: Almanach những nền văn minh thế giới của hơn
một trăm tác giả trong và ngoài nước, Ban biên soạn gồm: Hoàng Minh Thảo,
Đinh Ngọc Lân và Đức Thông, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, xuất bản năm
1999, với phần 25: Những nhà tư tưởng và triết gia nổi tiếng thế giới; cuốn Lịch
sử văn hóa Trung Quốc do Đàm Gia Kiện chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội, xuất bản năm 1993; cuốn Lịch sử văn hóa Trung Quốc, 2 tập, do Trung tâm
Phương Đông, Thượng Hải xuất bản năm 1993; và cuốn Đại cương lịch sử văn
hóa Trung Quốc do Ngô Vinh Chính, Vương Miện Quý chủ biên, Nxb. Văn hóa Thông tin, xuất bản năm 1994…
Qua các công trình nghiên cứu trên đây, chúng tôi nhận thấy các tác giả
nghiên cứu tư tưởng Mạnh Tử trong tổng thể nền văn hóa Trung Hoa phần lớn là
người Trung Quốc. Mục đích của các tác phẩm nói trên là trình bày, phân tích
khái quát toàn bộ nền văn hóa Trung Quốc vốn rất đa dạng và phong phú (riêng
tác phẩm Almanach những nền văn minh thế giới trình bày, phân tích khái quát
toàn bộ nền văn minh thế giới), do đó các tác giả không đi sâu phân tích tư tưởng
của Mạnh Tử ở những nội dung chi tiết. Mặc dù các tác giả đã trình bày cơ sở xã
hội hình thành và nội dung tư tưởng của Mạnh Tử, nhưng có thể nói tư tưởng
Mạnh Tử được thể hiện trong các phẩm này chỉ dừng lại ở mức độ khái quát. Tuy
nhiên, tính khái quát của việc trình bày tư tưởng Mạnh Tử ở các tác phẩm ấy vẫn
toát lên được ít nhiều tinh thần nhân bản, dân bản trong tư tưởng chính trị - xã hội
của oâng.


9

Hướng thứ hai: Là các công trình nghiên cứu tư tưởng Mạnh Tử nằm trong

dòng phát triển của lịch sử triết học Trung Quốc.
Trong các công trình nghiên cứu lịch sử triết học Trung Quốc, các tác giả đều
dành một phần đáng kể cho việc trình bày, đánh giá tư tưởng của Mạnh Tử.
Chính vì thế mà tư tưởng của Mạnh Tử thể hiện trong các công trình nghiên cứu
ấy sâu sắc hơn và toàn diện hơn. Tiêu biểu cho hướng này là các công trình
nghiên cứu của Phùng Hữu Lan, Hầu Ngoại Lư, Triệu Kỷ Bân, Đỗ Quốc Tường,
Hồng Tiềm, Nhiệm Hoa, Hồ Thích… Cuốn Đại cương triết học sử Trung Quốc
của Phùng Hữu Lan (bản dịch của Nguyễn Văn Dương), Nxb. Thanh niên, xuất
bản năm 1999, với chương VII: Khuynh hướng lý tưởng của Nho gia: Mạnh Tử,
tác giả đã phân tích làm rõ tư tưởng chính trị, tư tưởng triết học và tư tưởng kinh
tế của Mạnh Tử. Trong chương này, Phùng Hữu Lan cũng đưa ra cách luận giải
riêng của mình về một số vấn đề đang tranh luận, trong đó có không ít tư tưởng
có giá trị học thuật cao. Đồng thời, tác giả cho rằng nhiều tư tưởng của Mạnh Tử
như: “muôn vật đều đủ ở ta”, “khí hạo nhiên” đều rất khó giải thích, có màu sắc
của chủ nghóa thần bí.
Bắt đầu từ những năm hai mươi, ba mươi của thế kỷ XX, có nhiều học giả
Trung Quốc đứng trên lập trường của chủ nghóa duy vật biện chứng và chủ nghóa
duy vật lịch sử để giải thích tư tưởng Mạnh Tử, trong đó tiêu biểu là cuốn Trung
Quốc tư tưởng thông sử của Hầu Ngoại Lư, Triệu Kỷ Bân, Đỗ Quốc Tường, do
Bắc Kinh Nhân dân xã xuất bản năm 1957. Đặc điểm chủ yếu của công trình
nghiên cứu này là dùng chủ nghóa duy vật biện chứng để phân tích tính chất triết
học của Mạnh Tử, sử dụng chủ nghóa duy vật lịch sử để giải thích, nghiên cứu bối
cảnh xã hội thời Mạnh Tử. Phương pháp này đã có tác dụng nhất định trong việc
giải thích mối quan hệ giữa tư tưởng Mạnh Tử với sự phát triển của xã hoäi.


10

Ngoài hai tác phẩm trên đây, ở Trung Quốc tư tưởng Mạnh Tử còn được
trình bày, phân tích trong cuốn Lịch sử triết học giản biên của Hồng Tiềm, Nhiệm

Hoa, Uông Tử Tung, Trương Thế Anh, Trần Tu Trai, Chu Bá Côn, do Bắc Kinh
Nhân dân xã xuất bản năm 1957, với chương Triết học Trung Quốc thời kỳ xã hội
nô lệ phát triển và tan rã; cuốn Trung Quốc triết học sử của Hồ Thích, do Khai
Trí, Sài Gòn xuất bản năm 1969…
Ở Việt Nam, từ giữa thế kỷ XX trở lại đây đã xuất hiện nhiều công trình
nghiên cứu tư tưởng Mạnh Tử nằm trong dòng lịch sử triết học Trung Quốc. Điển
hình là các tác phẩm: Đại cương triết học Trung Quốc (2 tập) của Giản Chi,
Nguyễn Hiến Lê, do Cảo Thơm, Sài Gòn xuất bản năm 1960; Lịch sử triết học do
Nguyễn Hữu Vui chủ biên, Nxb. Tư tưởng văn hóa Hà Nội, xuất bản năm 1992;
Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc do Doãn Chính chủ biên, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 1997, tái bản có sửa chữa bổ sung năm 2004...
Trong các tác phẩm đã đề cập, các tác giả đã làm rõ bối cảnh xã hội Trung Quốc
thời Xuân thu - Chiến quốc với tư cách là cơ sở khách quan hình thành các trường
phái triết học ở Trung Quốc giai đoạn này, trong đó có triết học Mạnh Tử. Các
tác giả cũng đã phân tích làm sáng tỏ tiền đề luân lý, đạo đức và nội dung tư
tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử ở những mức độ khác nhau. Đặc biệt, cuốn
Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc do Doãn Chính chủ biên đã phân tích
khá sâu sắc tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử và có những ý kiến đánh giá
có giá trị về tư tưởng này. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu tổng thể nền
triết học Trung Quốc cổ đại vô cùng đa dạng, phong phú, các tác giả chưa có
điều kiện phân tích chi tiết nội dung tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử.
Những giá trị lịch sử và hạn chế của tư tưởng ấy cũng mới chỉ được các tác giả
rút ra và đánh giá ở mức độ khái quát.


11

Hướng thứ ba: Bao gồm các công trình nghiên cứu tư tưởng Mạnh Tử nói
chung và tư tưởng chính trị - xã hội của ông nói riêng nằm trong dòng phát triển
của lịch sử tư tưởng Nho giáo.

Tiêu biểu cho hướng này là hai công trình nghiên cứu công phu toàn bộ lịch
sử phát triển tư tưởng Nho giáo từ thời Khổng Tử đến triều đại nhà Thanh ở
Trung Quốc của hai học giả Phan Bội Châu và Trần Trọng Kim. Tác phẩm
Khổng học đăng của Phan Bội Châu, do Khai Trí, Sài Gòn xuất bản năm 1973
với quyển II, chương I. Trong chương này tác giả đã trình bày khá kỹ tư tưởng
Mạnh Tử từ tâm tính luận, đến tư tưởng chính trị, tư tưởng kinh tế, tư tưởng giáo
dục và chỉ ra sự khác biệt giữa tư tưởng Mạnh Tử với tư tưởng Khổng Tử. Cuốn
Nho giáo của Trần Trọng Kim, do Trung tâm Học liệu, Sài Gòn xuất bản năm
1971, với thiên VIII, tác giả đã phân tích toàn bộ tư tưởng của Mạnh Tử bằng tinh
thần đề cao, coi trọng từng câu chữ và ý tưởng của “Thánh hiền”. Có thể nói cả
Phan Bội Châu và Trần Trọng Kim đều đứng trên lập trường của các nhà Nho để
tìm hiểu Nho giáo nói chung và tư tưởng Mạnh Tử nói riêng nên mặc dù các ông
đã có những cống hiến về mặt dịch thuật, góp phần làm sáng tỏ nội dung tư tưởng
chính trị - xã hội của Mạnh Tử nhưng vẫn thiếu tinh thần phê phán khoa học.
Cũng có thể xếp các tác phẩm: Nho gia với Trung Quốc ngày nay của Vi
Chính Thông, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 1996 và cuốn Nho
giáo xưa và nay của Quang Đạm, Nxb. Văn hóa, Hà Nội, xuất bản năm 1994…
vào hướng nghiên cứu thứ ba. Mặc dù các tác giả không trình bày toàn bộ lịch sử
tư tưởng Nho giáo theo niên đại nhưng đã phân tích những nội dung cơ bản trong
tư tưởng Nho giáo nói chung. Trong quá trình phân tích khái quát nội dung tư
tưởng Nho giáo, các tác giả cũng đã trình bày các tư tưởng chính trị, kinh tế, dân
chủ của Mạnh Tử. Điều đáng lưu ý là các tác giả này đã phân tích mối quan hệ
của Nho giáo với thực tiễn cuộc sống của xã hội hiện đại.


12

Hướng thứ tư: Bao gồm các công trình nghiên cứu riêng biệt về tư tưởng
Mạnh Tử. Đó là các tác phẩm và tài liệu của các tác giả chuyên nghiên cứu, dịch
thuật và giới thiệu riêng về tư tưởng triết học chính trị của ông. Trong đó phải kể

đến cuốn: Mạnh Tử (quyển thượng và quyển hạ), Đoàn Trung Còn dịch, do Trí
Đức Tòng thơ, Sài Gòn xuất bản năm 1950; Mạnh Tử quốc văn giải thích,
Nguyễn Hữu Tiễn và Nguyễn Đôn Phục dịch thuật, Nxb. Thành phố Hồ Chí
Minh, xuất bản năm 1992; Mạnh Tử của Nguyễn Hiến Lê, Nxb. Văn hóa, Thành
phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1995… Trong các tác phẩm này (trừ tác phẩm
Mạnh Tử của Nguyễn Hiến Lê) các tác giả tiến hành dịch thuật và chú giải sách
Mạnh Tử từ nguyên bản tiếng Hán trong bộ Tứ thư. Tuy lời văn dịch có phần cổ
xưa chưa tinh gọn, đôi khi việc dịch thuật quá xa với chính văn nhưng đó là một
trong những tài liệu kinh điển về tư tưởng của Mạnh Tử. Cuốn Mạnh Tử của
Nguyễn Hiến Lê đã hệ thống lại toàn bộ tư tưởng của Mạnh Tử theo trật tự: tư
tưởng chính trị, tư tưởng kinh tế và xã hội, tính thiện, tồn tâm dưỡng tính và luyện
khí.
Hướng thứ năm: Đây là hướng nghiên cứu chuyên đề. Hướng này khá
phong phú, bao gồm những công trình nghiên cứu, những bài viết đăng tải trên
một số tạp chí. Theo hướng này, các tác giả không nghiên cứu toàn bộ tư tưởng
của Mạnh Tử mà chỉ đi sâu nghiên cứu một nội dung nào đó trong tư tưởng của
ông, chẳng hạn như thuyết tính thiện, tư tưởng nhân nghóa, tư tưởng giáo dục, vấn
đề con người…
Về các công trình nghiên cứu theo hướng này, phải kể đến các tác phẩm: Tư
tưởng nhân bản của Nho học Tiên Tần của Tào Thượng Bân, bản dịch của Lê
Thanh Thùy, Đào Tâm Khánh, Chu Thanh Nga, Phạm Sỹ Thành và Mai Thị
Thơm, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2005; cuốn Vấn đề con
người trong Nho học sơ kỳ của Nguyễn Tài Thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,


13

xuất bản năm 2005; cuốn Nho giáo tại Việt Nam, do Lê Sỹ Thắng chủ biên,Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 1994; cuốn Vấn đề quản lý nhà nước
trong triết học Trung Quốc cổ đại, Nguyễn Anh Tuấn chủ biên, Nxb. Đại học

Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2002… Mặc dù các tác phẩm
này không phải là những chuyên khảo riêng biệt về Mạnh Tử nhưng đã đề cập
đến tư tưởng của Mạnh Tử ở nội dung theo tên chuyên đề mà các tác giả đã lựa
chọn nghiên cứu. Trong các tác phẩm đã đề cập, các tác giả cũng đã rút ra ý
nghóa của vấn đề nghiên cứu đối với xã hội hiện đại.
Các bài viết về một khía cạnh trong tư tưởng của Mạnh Tử còn được thể
hiện khá đa dạng trên một số tạp chí. Đáng chú ý là các bài: Quan niệm của Nho
giáo về nghóa và lợi của Hoàng Tăng Cường – Tạp chí Triết học số 4, T8-2000;
Nhân, nhân nghóa và nhân chính trong “Luận ngữ” và Mạnh Tử của Hoàng Thị
Bình - Tạp chí Triết học số 8, T11-2001; Về học thuyết luân lý và đạo đức của
Nho giáo của Minh Anh - Tạp chí Triết học số 8, T8-2004…
Nhìn chung, đối với các tác phẩm, các bài viết về một tư tưởng nhất định
trong học thuyết Nho giáo nói chung và trong tư tưởng của Mạnh Tử nói riêng đã
đề cập trên đây, các tác giả đã cố gắng đi vào phân tích chiều sâu của tư tưởng
ấy và đã đưa ra những ý kiến đánh giá bao hàm cả sự đề cao và phê phán, nhằm
rút ra ý nghóa của nó đối với xã hội hiện nay.
Tóm lại, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu tư tưởng của Mạnh Tử
nhưng vẫn chưa có một chuyên khảo nghiên cứu riêng về tư tưởng chính trị - xã
hội của Mạnh Tử một cách hệ thống, từ đó rút ra ý nghóa của nó đối với việc xây
dựng nhà nước pháp quyền hiện đại nói chung, và Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghóa Việt Nam của dân, do dân, vì dân nói riêng.


14

Tuy nhiên, các công trình đã được công bố trên đây của các nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước chính là nguồn tài liệu quý báu cho chúng tôi tham khảo, kế thừa.
3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án: Trên cơ sở phân tích, làm rõ nội dung và thực chất tư
tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử, luận án rút ra từ tư tưởng này những bài

học lịch sử và ý nghóa của nó đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghóa Việt Nam.
Nhiệm vụ của luận án: Để đạt được mục đích trên đây, luận án sẽ giải
quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:
Thứ nhất: Trình bày và phân tích điều kiện lịch sử Trung Quốc thời Xuân
thu - Chiến quốc với tư cách là cơ sở khách quan hình thành tư tưởng chính trị - xã
hội của Mạnh Tử; đồng thời phân tích nguồn gốc lý luận của tư tưởng này là tư
tưởng đức trị của Khổng Tử, cùng với học thuyết về luân lý ,đạo đức của Mạnh
Tử, được ông xây dựng trên cơ sở kế thừa quan niệm về “tâm tính” của các nhà
tư tưởng trước đó.
Thứ hai: Trình bày và phân tích nội dung tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử.
Thứ ba: Trên cơ sở phân tích những giá trị lịch sử và hạn chế trong tư tưởng
chính trị - xã hội của Mạnh Tử, luận án rút ra những bài học lịch sử từ tưởng này
đối với công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghóa Việt Nam
của dân, do dân, vì dân.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án
Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh
Tử là một bộ phận trong toàn bộ tư tưởng của ông, qua đó đánh giá tư tưởng này
và rút ra những bài học lịch sử của nó đối với công cuộc xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghóa Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án


15

Với mục đích và nhiệm vụ trên đây, luận án được thực hiện trên cơ sở thế
giới quan và phương pháp luận của chủ nghóa duy vật biện chứng và chủ nghóa
duy vật lịch sử. Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng các phương
pháp: phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, lịch sử và lôgích, phương pháp
so sánh, phương pháp thống kê v.v… Cách tiếp cận chủ yếu của luận án là tiếp

cận dưới góc độ giá trị văn hóa.
Để hoàn thành luận án này, chúng tôi đã sử dụng một số tác phẩm kinh điển
của chủ nghóa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng Cộng
sản Việt Nam, kinh điển của Nho giáo, các tác phẩm của các nhà nghiên cứu về
lịch sử tư tưởng Trung Quốc và về vấn đề xây dựng, hoàn thiện nhà nước… cùng
một số tạp chí có liên quan đến nội dung của luận án.
5. Cái mới của luận án
Một là: Từ việc phân tích cơ sở xã hội, nguồn gốc lý luận và nội dung tư
tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử, luận án làm rõ tư tưởng chính trị - xã hội
của Mạnh Tử là hệ thống những quan điểm về: đường lối chính trị, chính sách
kinh tế, giáo dục…, mà hạt nhân là tư tưởng ‘nhân chính” và tư tưởng “dân bản”.
Hai là: Trên cơ sở đánh giá những giá trị lịch sử và hạn chế trong tư tưởng
chính trị – xã hội của Mạnh Tử, luận án rút ra những bài học lịch sử từ tư tưởng
này đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghóa Việt Nam hiện
nay; đó là: nhà nước phải “ lấy dân làm gốc”, kết hợp dưỡng dân với giáo dân;
mọi chủ trương, chính sách nhà nước phải xuất phát từ “ý dân”, “ lòng dân” ; và,
đức trị phải gắn liền với pháp trị.
6. Ý nghóa khoa học và ý nghóa thực tiễn của luận án
Với việc trình bày, phân tích một cách hệ thống tư tưởng chính trị - xã hội
của Mạnh Tử, cùng với việc phân tích, đánh giá những giá trị và hạn chế của tư


16

tưởng này, luận án góp phần làm sâu sắc và phong phú thêm tri thức về lịch sử tư
tưởng Trung Quốc nói chung và tư tưởng Nho giáo nói riêng.
Đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ta trong giai đoạn hiện
nay, những bài học lịch sử rút ra từ tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử là
những bài học bổ ích và thiết thực cho công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghóa Việt Nam.

Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc
nghiên cứu, giảng dạy triết học Trung Quốc nói chung và tư tưởng Nho giáo nói
riêng trong các trường đại học và cao đẳng.
7. Kết cấu của luận án
Phù hợp với mục đích và nhiệm vụ đã nêu, ngoài phần mở đầu và kết luận,
luận án được kết cấu gồm 3 chương, 6 tiết và danh mục các tài liệu tham khaûo.


17

Chương 1
CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA MẠNH TỬ

Trong lịch sử triết học Trung Quốc cổ đại, Mạnh Tử (371-289 TCN) tên thật
là Mạnh Kha, tên chữ là Tử Dư, dòng dõi Mạnh Tôn Thị, thuộc dòng Vương tộc
nước Lỗ, là một đại biểu xuất sắc của trường phái Nho gia.
Sống trong thời Chiến quốc, là giai đoạn xã hội loạn lạc, Mạnh Tử đi chu du
khắp nơi đem học thuyết của mình để khuyến cáo các vua chư hầu, nhằm định
yên thiên hạ, thống nhất quốc gia về một mối. Tuy nhiên, trong bối cảnh “Thiên
hạ đang lo hợp tung, liên hoành, lấy việc đánh nhau làm giỏi. Thế mà Mạnh Tử
lại nói đạo đức của các đời Đường, Ngu, Tam đại” [105,433], do đó các vua chư
hầu không sử dụng học thuyết của ông; cuối cùng ông đành lui về nước Lỗ, noi
gương Khổng Tử mở trường dạy học để truyền bá tư tưởng của mình. Toàn bộ di
sản tư tưởng Mạnh Tử để lại cho đời sau tập trung trong bộ sách Mạnh Tử gồm
bảy thiên. Bộ sách này đã thể hiện rõ những quan điểm của ông về triết lý và
chính trị, trong đó, tư tưởng chính trị - xã hội với đường lối nhân chính là tâm
điểm của toàn bộ di sản tư tưởng ấy.
Cũng như bất kỳ học thuyết nào, triết học Mạnh Tử nói chung và tư tưởng
chính trị - xã hội của ông nói riêng không phải là sản phẩm của sự tư biện thuần

túy của tư duy. Nó không ra đời từ mảnh đất trống không mà hình thành, phản
ánh bối cảnh kinh tế - xã hội Trung Quốc đầy biến động thời Xuân thu - Chiến
quốc, đúng như C.Mác đã nói: “Các triết gia không mọc lên như nấm từ trái đất,
họ là sản phẩm của thời đại mình, của dân tộc mình, mà dòng sữa tinh tế nhất,


18

quý giá và vô hình được tập trung lại trong những tư tưởng triết học” [74,156). Tư
tưởng ấy cũng là kết quả của sự kế thừa và phát triển về mặt lý luận của các nhà
tư tưởng trước đó, đặc biệt là tư tưởng “nhân”, tư tưởng đức trị của Khổng Tử.
Mặt khác, nó còn được hình thành trực tiếp trên cơ sở thuyết tính thiện, là tư
tưởng khá đặc sắc của Mạnh Tử về đạo đức nhân sinh. Chính vì thế, để xem xét,
đánh giá một cách đúng đắn nội dung tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử,
chúng ta không thể không làm rõ bối cảnh lịch sử, cơ sở kinh tế, chính trị của xã
hội Trung Quốc thời cổ đại, cùng với nguồn gốc lý luận, tiền đề luân lý đạo đức
đã quy định nội dung, tính chất và sự phát triển tư tưởng này như thế nào. Chỉ khi
làm sáng tỏ những vấn đề đó, chúng ta mới thực sự đứng trên quan điểm lịch sử –
cụ thể để trả lời chính xác các câu hỏi đặt ra liên quan đến tư tưởng chính trị - xã
hội của Mạnh Tử như: Tại sao Mạnh Tử lại đề cao, coi trọng nhân nghóa và chủ
trương dùng nhân nghóa trong chính trị? Tư tưởng dân bản mà Mạnh Tử đề xuất
với nhà cầm quyền là mong muốn chủ quan của ông, hay là sự phản ánh nhu cầu
khách quan của xã hội Trung Quốc đương thời? Và, điều gì làm cho tư tưởng
chính trị - xã hội của Mạnh Tử đã xuất hiện từ hơn hai ngàn năm trước vẫn còn
có giá trị để chúng ta kế thừa trong xã hội hiện nay?
Xuất phát từ những suy nghó trên đây, trước khi đi vào phân tích nội dung tư
tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử và rút ra những bài học lịch sử từ tư tưởng
này đối với công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghóa Việt
Nam, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát, phân tích cơ sở xã hội và những tiền đề
hình thành tư tưởng của Mạnh Tử nói chung và tư tưởng chính trị - xã hội của ông

nói riêng.


19

1.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI TRUNG QUỐC THỜI XUÂN THU
- CHIẾN QUỐC ⎯ CƠ SỞ KHÁCH QUAN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA MẠNH TỬ
Trung Quốc cổ đại là một trong những cái nôi của nền văn minh phương
Đông. Lịch sử Trung Quốc cổ đại đã trải qua nhiều thiên niên kỷ và từng có
những giai đoạn phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về mọi mặt.
Theo truyền thuyết và chính sử, thời kỳ xã hội nguyên thủy ở Trung Quốc trải
qua nhiều giai đoạn khác nhau và được kết thúc vào khoảng thiên niên kỷ thứ II
trước Công nguyên cùng với sự xuất hiện của triều đại nhà Hạ. Nhà Hạ mở đầu
cho một giai đoạn lịch sử mà sử cũ gọi là Tam đại. Với thời Tam đại, Trung Quốc
chuyển dần qua chế độ chiếm hữu nô lệ và phong kiến sơ kỳ. Mặc dù nhà Hạ
không để lại nhiều chứng tích cụ thể, nhưng dựa vào sử cũ các nhà nghiên cứu
khẳng định triều đại ấy là giai đoạn khởi đầu tạo cơ sở cho sự xuất hiện chế độ
chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc cổ đại, và ngay từ thời kỳ ấy Trung Quốc đã tiến
dần lên trình độ canh nông. Việc tạo ra khí giới và công cụ bằng đá, bằng đồng
cùng với sự xuất hiện văn tự chính là những phát minh quan trọng, tạo tiền đề
thúc đẩy nền kinh tế xã hội Trung Quốc phát triển về sau này.
Bắt đầu từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XI trước Công nguyên, trên vùng đất phì
nhiêu của con sông Hoàng Hà ở phía Bắc Trung Quốc đã xuất hiện một liên
minh thị tộc rộng lớn với một nền sản xuất nông nghiệp định cư. Đó chính là triều
đại Ân - Thương – buổi bình minh của nền văn minh Trung Quốc. Từ khi nhà
Thương định đô ở đất Ân, chế độ chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc cổ đại đã được
xác lập vững chắc và đạt được những bước phát triển khá quan trọng. Dưới thời
nhà Thương nghề trồng trọt và chăn nuôi khá phát triển, do đó tiền tệ – vật làm
trung gian cho việc trao đổi sản phẩm đã bước đầu đóng vai trò của nó. Nguồn tài

liệu “Giáp cốt văn” và những điều phát hiện được ở các di chỉ khảo cổ cho thấy


20

sự bất bình đẳng giữa các giai cấp trong xã hội diễn ra khá sâu sắc. Xã hội thời
Ân - Thương chủ yếu bao gồm quý tộc chủ nô, nông dân và nô lệ. Quý tộc chủ
nô sống rất xa hoa, hưởng lạc trên nỗi khổ của quần chúng nhân dân. Nô lệ bị coi
như trâu, ngựa, mặc dù họ là lực lượng lao động chủ yếu, và bị huy động một
cách triệt để, nhằm thỏa mãn những nhu cầu không giới hạn của giai cấp quý tộc.
Những cảnh nô lệ bị chôn sống theo chủ hoặc bị làm vật hiến tế cho thần linh đã
nói lên sự tàn khốc của chế độ chính trị thần quyền trong triều đại Ân - Thương.
Sau này đến thời Chiến quốc, một số nhà tư tưởng, trong đó có Mạnh Tử
thường đề cập đến triều đại Ân-Thương và sự suy tàn của nó. Trong tư tưởng
chính trị - xã hội của mình, không phải ngẫu nhiên Mạnh Tử lại ca ngợi vua
Nghiêu, vua Thuấn và phê phán vua Trụ. Đối với ông, sự diệt vong của vua Trụ
và sự sụp đổ của triều đại nhà Thương chính là hệ quả tất yếu của nền chính trị
không coi trọng đạo đức. Ông cũng mong muốn các vua chư hầu lấy đạo trị nước
của vua Nghiêu, vua Thuấn làm tấm gương sáng, nên có thể nói cuộc đời vua
Nghiêu, vua Thuấn và đạo trị nước bằng nhân đức của họ cùng với số phận của
vua Trụ và triều đại của ông ta chính là nguồn cảm hứng cho tinh thần nhân bản,
dân bản của Mạnh Tử. Nói cách khác, tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử
với tinh thần nhân bản, dân bản không chỉ phản ánh khu biệt bối cảnh kinh tế - xã
hội Trung Quốc thời Chiến quốc, mà còn là sự phản ánh kết quả của một chuỗi
biến cố xã hội trước đó mà giai đoạn Chiến quốc chỉ là một mắt xích, nên có thể
khẳng định đường lối nhân chính của ông đã được lịch sử chuẩn bị từ trước.
Khi xã hội Trung Quốc bước vào giai đoạn Tây Chu (từ thế kỷ XI đến thế kỷ
thứ VIII TCN), nhà Chu đã tiến xa hơn nhà Ân trên con đường dựng nước. Công
cụ lao động bằng sắt xuất hiện đã đưa lực lượng sản xuất lên một trình độ cao
hơn, từ đó kéo theo sự tiến bộ trong lónh vực khoa học, kỹ thuật, địa lý, thiên

văn… Nhà Chu thực hiện chế độ quốc hữu về ruộng đất và sức lao động rất


21

nghiêm ngặt. Về nguyên tắc, ruộng đất và dân chúng đều thuộc quyền quản lý
của vua Chu. Thành thị đại quy mô xuất hiện trở thành đối lập với nông thôn và
là nơi ở của tầng lớp quý tộc thị tộc, cùng với sự phân tầng xã hội thành người
quân tử và kẻ tiểu nhân dẫn đến sự đối kháng giai cấp khá gay gắt. Cố nhiên do
trình độ non yếu của sức sản xuất nên trong thời kỳ này thành thị chưa được khu
vực hóa một cách vững chắc mà vẫn cần có sự quan hệ không thể chia tách với
nông thôn.
Ngoài việc tiếp tục truyền thống tế “Tiên vương” của người Ân, người
Chu đã thêm tư tưởng kính trời, thờ Thượng đế, hợp mệnh trời, người với
trời hợp nhất. Đây là tư tưởng chính trị - đạo đức thần quyền, phản ánh tư
tưởng của giai cấp quý tộc thị tộc và nền chuyên chính quý tộc thị tộc lúc
bấy giờ. Xuất phát từ đó, nhà Chu xây dựng một thứ văn hóa “học ở quan
phủ” của riêng tầng lớp trên trong xã hội, không xuống đến nông thôn.
Tư tưởng chính trị chủ yếu của giai cấp quý tộc Chu là “nhận dân”,
“hưởng dân” và “trị dân”. Mọi đường lối chính trị của nhà Chu đều được tôn
giáo hóa nhằm mê hoặc nhân dân, củng cố vương quyền. Thời Tây Chu,
vua Chu tự xưng là “Thiên tử” có cả thiên hạ, tiến hành phân phong đất đai,
chức tước cho những người trong dòng tộc và công thần làm chư hầu để xây
dựng đất nước và cai trị dân chúng. Theo cách tổ chức chính trị - xã hội thời
kỳ này tất cả các chư hầu đều phải phục tùng mệnh lệnh của “Thiên tử”
nhà Chu, và tất nhiên họ phải thực hiện đầy đủ các nghóa vụ triều cống,
triều hội, chinh phạt. Để thực hiện chế độ triều cống ấy, các lãnh chúa đã
thắt chặt nông nô vào ruộng đất của họ và ra sức bóc lột nông nô. Từ đó
xuất hiện ngày càng nhiều những cuộc nổi dậy của nông dân công xã và nô
lệ chống lại giai cấp thống trị quý tộc thị tộc Chu. Kinh thi đã từng



22

viết về cảnh bất công trong xã hội và lòng căm thù của nhân dân với giai cấp quý
tộc như sau:
“Hoặc bất tri khiếu hào.
Hoặc thảm thảm cù lao.
Hoặc thê từ yển ngưỡng.
Hoặc vương sự ưởng chưởng:
Có người chẳng bị gọi kêu.
Có người khổ nhọc xem chiều xác xơ.
Có người dạo cảnh nhởn nhơ.
Có người vua khiến bơ phờ mỏi mê” [61,1136].
Sự phê phán ấy về thực chất là sự phê phán đạo đức của những kẻ thống trị
và phê phán nền chính trị chuyên chế tàn khốc của giai cấp quý tộc thị tộc. Kinh
thi đã phần nào nói lên nguyện vọng của quần chúng nhân dân về một xã hội
không có áp bức, bóc lột và chỉ ra rằng, khi nhà cầm quyền không coi trọng đạo
đức, họ sẽ gây ra nổi khổ cho dân, từ đó tạo ra sự bất bình, lòng oán hận của dân
đối với chế độ xã hội.
Thế nhưng tại sao lại có những nhà tư tưởng sau này coi đại bộ phận các thiết
chế, điển chương, chế độ, lễ nghi… của nhà Chu đặt ra ở thời buổi ấy là mẫu
mực của muôn đời? Đó là do lập trường giai cấp của họ. Một số nhà tư tưởng
xuất phát từ lợi ích của giai cấp quý tộc mong muốn xã hội Tây Chu trường tồn,
nên khi triều đại nhà Chu đã đứng vững suốt ba trăm năm bị lung lay, họ muốn
kéo lùi lịch sử trong sự tuyệt vọng bằng cách ca ngợi chế độ xã hội đó.
Sự ổn định của xã hội Tây Chu cùng với sự ca ngợi, nuối tiếc của các nhà tư
tưởng sau này đối với chế độ xã hội đó đã góp phần giải thích tại sao thời đại
Tây Chu chưa sản sinh ra những học thuyết chính trị - xã hội mới mẻ. Thời kỳ ấy
thế giới quan thần quyền cũng như tư tưởng chính trị thần quyền với trật tự lễ



23

nghóa và các chuẩn mực đạo đức được coi là ý trời của vương triều Chu vẫn còn
bảo đảm cho lợi ích của giai cấp quý tộc thị tộc nên giai cấp này và những nhà tư
tưởng của nó chưa cần nghó đến việc cải biến phương pháp trị nước, đến việc đổi
mới tổ chức và phương thức hoạt động của bộ máy cầm quyền, cũng như đến một
nền chính trị lấy đạo đức làm nền tảng. Nói cách khác, thời đại Tây Chu chưa là
thời kỳ bắt đầu có sự phát triển đột biến về chính trị - xã hội. Thế giới quan thần
quyền, tư tưởng chính trị thần quyền là thế giới quan chi phối khá nặng nề nên về
tư tưởng chưa thực sự xuất hiện những học thuyết chính trị mới. Hơn nữa, thế giới
quan thần quyền cũng như tư tưởng chính trị thần quyền cùng với sự tàn bạo của
kẻ cai trị vẫn chưa đưa đến sự sụp đổ của vương triều và sự suy tàn của chế độ.
Trong khi đó, sự phản kháng của quần chúng nhân dân đối với sự áp bức, bóc lột
của giai cấp thống trị vẫn còn yếu ớt, chưa bùng phát mạnh mẽ.
Như vậy, giai đoạn Tây Chu trong lịch sử Trung Quốc cổ đại kéo dài hơn 300
năm là thời kỳ xã hội tương đối ổn định. Nhưng bước vào giai đoạn Xuân thu Chiến quốc (770-221 TCN), nền thống trị của vương triều Chu đi tới chỗ suy tàn.
Thời Xuân thu (770-476 TCN), các nước chư hầu lớn mạnh tranh giành nhau ngôi
bá chủ nên chiến tranh thôn tính lẫn nhau diễn ra liên miên. Nói về các cuộc
chiến tranh thời kỳ này, Mạnh Tử viết: “Xuân thu vô nghóa chiến: Trong đời
Xuân thu, các cuộc chiến tranh đều vô nghóa” [76,254-255]. Điều đó có nghóa,
các cuộc chiến tranh đều không có nguyên nhân chính đáng. Mặt khác, trong khi
những giá trị tư tưởng, đạo đức của xã hội cũ bị băng hoại thì những giá trị tư
tưởng, đạo đức mới còn manh nha và đang trên con đường xác lập. Ở giai đoạn
giao thời ấy, những biến đổi toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội… đã ảnh hưởng
sâu sắc đến quá trình phát triển của tư tưởng triết học. Sau này nhiều nhà nghiên
cứu cho rằng giai đoạn Xuân thu - Chiến quốc là giai đoạn chuyển biến thứ nhất và
mạnh mẽ nhất trong lịch sử xã hội Trung Quốc là hoàn toàn xác đáng và có cơ sở.



24

Thời Xuân thu, lực lượng sản xuất đã phát triển lên một trình độ mới cao hơn
về chất so với giai đoạn Tây Chu. Cũng như tình hình chung của sự phát triển lực
lượng sản xuất trong các phương thức sản xuất, sự phát triển ấy bắt đầu từ sự phát
triển của công cụ lao động. Đồ sắt xuất hiện cùng với việc dùng bò kéo cày trở
nên phổ biến đã đem lại sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất nông nghiệp và
thủ công nghiệp. Thời kỳ này hệ thống thủy lợi đã phát triển, kỹ thuật trồng trọt
được cải tiến, diện tích đất đai canh tác được mở rộng nên chế độ tỉnh điền tỏ ra
không phù hợp nữa vì nó bắt đầu cản trở quá trình phát triển sản xuất. Sự tan rã
dần của chế độ tỉnh điền chính là một xu thế tất yếu của sự thay đổi hình thức sở
hữu khi nó không còn dung chứa được lực lượng sản xuất đã và đang trên đà phát
triển. Trong tình hình ấy, chế độ tư hữu về ruộng đất là giải pháp cần thiết để
thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển đã được pháp luật nhà nước thừa nhận
và bảo vệ.
Chế độ tư hữu ruộng đất hình thành và phát triển đã kéo theo sự thay đổi của
chính sách nhà nước, điển hình là chính sách về thuế. Nhà nước bắt đầu thi hành
hình thức thu thuế mới đánh vào từng mẫu ruộng, thay cho hình thức thu thuế cũ
theo chế độ tỉnh điền (ruộng đất của công xã chia đều cho nông nô và nông nô
phải nộp một phần sản lượng nông phẩm thu hoạch được cho công xã để nộp lên
triều đình). Vào năm 594 trước Công nguyên, nước Lỗ là nước đầu tiên thi hành
chế độ thuế mới.
So với giai đoạn Tây Chu, thời Xuân thu nghề thủ công nghiệp phát triển hơn
và tính chuyên nghiệp hóa cũng cao hơn. Sự phát triển và phân công trong sản
xuất thủ công nghiệp là hệ quả tất yếu của sự phát triển và cải tiến công cụ lao
động và việc mở rộng trao đổi sản phẩm lao động. Đến lượt mình, sự phát triển
của sản xuất thủ công nghiệp lại thúc đẩy sự cải tiến công cụ lao động nói riêng
và sự phát triển của lực lượng sản xuất nói chung. Ngoài các nghề mộc, nghề làm



25

đồ gốm, nghề nhuộm…, đáng kể nhất là sự phát triển của nghề luyện sắt, nghề
rèn đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình cải tiến công cụ lao động, phát
triển sản xuất nông nghiệp.
Xuân thu cũng là thời kỳ khởi sắc của nền kinh tế thương nghiệp. Tiền tệ đã
xuất hiện, trở thành vật trung gian trong trao đổi, mua bán. Bắt đầu từ thế kỷ thứ
VI trước Công nguyên đã xuất hiện những thành thị thương nghiệp có cơ sở kinh
tế tương đối độc lập, từng bước tách khỏi chế độ thành thị thị tộc của giai cấp quý
tộc thành thị, trở thành những đơn vị khu vực cho tầng lớp địa chủ mới lên. Kinh
thi gọi đó là hiện tượng “hai đô thị sánh nhau trong nước”. Mặc dù ở Trung Quốc
thời bấy giờ nghề buôn bán bị coi là nghề rẻ mạt nhất theo quan điểm “nông bản,
thương mạt”, nhưng sự hình thành của thương nghiệp, buôn bán đã tạo ra trong xã
hội một tầng lớp thương nhân giàu có. Tầng lớp này do nắm trong tay kinh tế nên
ngày càng có thế lực và tham vọng về quyền lực chính trị, đe dọa đến quyền lực
của giai cấp quý tộc cũ.
Kết quả của những biến động kinh tế đã dẫn đến sự biến đổi trong kết cấu
giai tầng của xã hội. Ngoài tầng lớp thương nhân đã đề cập, nhiều giai tầng mới
cũng xuất hiện trong đó nổi bật là giai cấp địa chủ ngày càng giàu có và lấn át
giai cấp quý tộc thị tộc cũ. Mặt khác, do nhân dân được tự do khai khẩn ruộng đất
(đặc biệt là ở nước Tần) nên một số bình dân đã trở thành phú gia, trở nên giàu
có, mà khi địa vị đã thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi về quyền lợi. Mâu thuẫn
chính nổi bật trong thời kỳ này là mâu thuẫn giữa tầng lớp địa chủ với giai cấp
quý tộc thị tộc, giữa bộ phận bảo thủ và bộ phận cấp tiến ngay trong lòng giai
cấp quý tộc, giữa tầng lớp sản xuất nhỏ, thợ thủ công, thương nhân với giai cấp
quý tộc thị tộc Chu, giữa nông dân công xã thuộc các bộ tộc bị người Chu nô dịch
với nhà Chu và tầng lớp địa chủ mới lên đang ra sức bóc lột, tận dụng sức lao



×