Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Hồ Chí Minh với cuộc vận động nông dân từ năm 1930 đến năm 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.2 KB, 127 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYẾN THỊ KIM DUNG






HỒ CHÍ MINH VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN

TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1954







LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học











Hà Nội - 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ KIM DUNG



HỒ CHÍ MINH VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN
TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1954



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số: 60 31 27

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Vũ Quang Hiển







Hà Nội - 2011


1
Mục lục
Mở đầu……………………………………………… ……………2
Chương 1: Hồ Chí Minh với cuộc vận động nông dân trong cách mạng
giải phóng dân tộc (1930 -1945) ……………………… …………… ….9
1.1.Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và đặc điểm của giai
cấp nông dân Việt Nam…………………………………………………… 9
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh vận động nông dân trong cách mạng
giải phóng dân tộc………………………………………………………… 23
1.3. Vận động nông dân tham gia cách mạng giải phóng dân tộc…. 39
Chương 2: Hồ Chí Minh với cuộc vận động nông dân trong kháng chiến
chống Pháp (1945 -1954)…………………………………………… ……58
2.1. Nhiệm vụ, vai trò của giai cấp nông dân và quan điểm của Hồ Chí
Minh về vận động nông dân trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954)… 58
2.1.1. Hoàn cảnh Việt Nam sau khi giành độc lập và nhiệm vụ, vai trò
của giai cấp nông dân……………………………………………………… 58
2.1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vận động nông dân trong kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)… …………………… 61
2.2. Vận động nông dân xây dựng đời sống mới và kháng chiến chống
Pháp (1945 -1954)…… ………………………………………… ……….66
Chương 3: Đánh giá tổng quan và một số kiến nghị… ……….….…… 97
3.1. Vai trò của Hồ Chí Minh đối với cuộc vận động nông dân trong
cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954…………………………97
3.2. Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động nông dân ……… 104

3.3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động nông dân trong giai
đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước… …………………………110
Kết luận……………………………………… ………………………… 117
Tài liệu tham khảo……… ……………………………………………… 119

2
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp, đại bộ phận dân cư là nông dân.
Với nền văn minh lúa nước, những truyền thuyết đẹp nhất về buổi bình minh
của dân tộc là những truyền thuyết xung quanh nghề nông, về những người
nông dân lao động xây dựng, chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước. Khi Tổ
quốc lâm nguy người nông dân quanh năm lam lũ, hiền lương, chất phác sau
lũy tre làng bỗng hóa thân thành Thánh Gióng…Những tinh hoa văn hóa,
những truyền thống quý báu của dân tộc được hun đúc, được hình thành và
biểu hiện chủ yếu thông qua đời sống của nông dân. Có thể nói, lịch sử phát
triển của đất nước là lịch sử của phát triển văn minh nông nghiệp, trong đó
nông dân là chủ thể làm nên những trang lịch sử hào hùng suốt hàng nghìn
năm dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Dưới chế độ phong kiến, nông dân là lực lượng sản xuất cơ bản nhất
của xã hội. Từ khi thực dân Pháp xâm lược, lực lượng sản xuất cơ bản của xã
hội Việt Nam thuộc địa là nông dân và công nhân, nhưng đông đảo nhất vẫn
là nông dân. Đế quốc và phong kiến thống trị, bóc lột nhân dân ta thì chủ yếu
là thống trị và bóc lột nông dân. Vì thế mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt
Nam là mâu thuẫn giữa thế lực đế quốc và phong kiến với cả dân tộc Việt
Nam mà đông đảo là nông dân. Vậy nên, giai cấp nông dân là lực lượng có
vai trò quan trọng của cách mạng Việt Nam .
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nông dân Việt Nam chiếm
hơn 90% dân số, là nạn nhân chủ yếu của chế độ thực dân. Giải phóng dân tộc

là giải phóng đông đảo nông dân. Từ những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí
Minh xác định cần phải thu hút đại bộ phận giai cấp nông dân vào sự nghiệp
đấu tranh cách mạng do Đảng lãnh đạo. Tại hội nghị Quốc tế nông dân lần

3
thứ nhất (1923), Người nói: “Tôi phải nhắc lại với các đồng chí rằng Quốc tế
của các đồng chí chỉ trở thành một quốc tế thật sự khi mà không những nông
dân phương tây, mà cả nông dân ở Phương Đông nhất là nông dân ở các thuộc
địa là những người bị bóc lột và bị áp bức nhiều hơn các đồng chí, đều tham
gia Quốc tế…” [30, tr. 212]. Năm 1927, trong tác phẩm Đường Kách mệnh,
Người nêu: “Bây giờ tư bản lại đi áp bức công nông, cho nên công nông là
người chủ cách mệnh. 1. Là vì công nông bị áp bức nặng nề hơn. 2. Là vì
công nông đông nhất cho nên sức mạnh hơn hết. 3. Là vì công nông là người
tay không chân rồi, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được
cả thế giới, cho nên họ gan góc. Vì những cớ ấy, nên công nông là gốc cách
mệnh” [31, tr. 266]
.
Đến năm 1930, trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, Hồ
Chí Minh xác định: Đảng phải lôi cuốn đại đa số dân cày và phải dựa vào
hạng dân cày nghèo, lãnh đạo họ làm cách mạng… chủ trương trên cho thấy
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Đảng ta đã nắm chắc tình hình thực tiễn Việt
Nam, đánh giá đầy đủ và đúng đắn vị trí, vai trò, khả năng của các giai cấp
đặc biệt là giai cấp nông dân trong cách mạng.
Xuất phát từ đặc điểm nông dân Việt Nam, Hồ Chí Minh rất quan tâm
giáo dục nông dân, lãnh đạo họ đi theo cách mạng, từng bước đem lại lợi ích
thiết thân cho nông dân, xây dựng, củng cố khối liên minh công nông thành
đạo quân chủ lực của cách mạng. Trong các giai đoạn cách mạng, nông dân
luôn là lực lượng hùng hậu nhất đi theo Ðảng, đóng góp vô cùng to lớn về
tinh thần và sức lực, tính mạng và của cải, vượt qua muôn vàn hy sinh, gian
khổ, góp phần làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc.

Thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đều khẳng định
tầm vóc chiến lược của vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chính vì
vậy, nông nghiệp, nông dân, nông thôn là cơ sở và lực lượng để phát triển

4
kinh tế - xã hội bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ
gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.
Văn kiện các Ðại hội Ðảng thời kỳ đổi mới và nhiều chỉ thị, nghị quyết,
hội nghị Trung ương đều thể hiện rõ chủ trương chiến lược nhất quán đối với
nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đảng từng bước xác định ý nghĩa và tầm
quan trọng của việc phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp và xây dựng
nông thôn mới, tiến đến khẳng định thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất
lớn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trong trước mắt và lâu dài.
Vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nông dân và vận
động nông dân trong kháng chiến là hết sức cần thiết, nó góp phần không nhỏ
vào việc phát huy hơn nữa vai trò của nông dân trong thời kỳ xây dựng và bảo
vệ đất nước.
Vì những lý do trên tôi chọn vấn đề: “Hồ Chí Minh với cuộc vận động
nông dân từ năm 1930 đến năm 1954” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nông dân và vận động nông dân
đã có nhiều công trình nghiên cứu như:
*Về vấn đề nông dân, có một số công trình đáng chú ý sau:
- Nguyễn Văn Hiệp (1993), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân
và sự vận dụng của Đảng trong sự nghiệp đổi mới (1981-1991), Luận văn
thạc sĩ khoa học lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Đoàn Thế Hanh (1996), Một sổ vấn đề nông dân qua báo chí tiếng
Việt trong những năm 1936-1939 : Luận án PTS KH lịch sử.

-
Vũ Ngọc Kỳ (2005), Một số vấn đề về nông nghiệp, nông thôn, nông
dân, hội nông dân ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp.

5
- Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại. (1990.) Nxb Khoa học
xã hội.
- Nguyễn Khánh Bật (chủ biên) (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn
đề nông dân, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
- Hội Nông dân Việt Nam(2000), Bác Hồ với nông dân, nông dân với
bác Hồ. Nxb Chính trị Quốc gia.
- Hội Nông dân Việt Nam (2008), Hồ Chí Minh với giai cấp nông dân,
NXB Lao động - Xã hội
*Về vận động nông dân, có một số công trình đáng chú ý sau:
- Mai Phương Thảo, Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông vận với công tác
vận động nông dân ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học. ĐH
KHXHNV, HN.
- Ban Dân vận Trung ương (1995), Tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, HN.
- Ban dân vận Trung ương (2005), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào
công tác dân vận trong thời kỳ mới, Nxb Chính trị quốc gia, HN
- Lê Kim Việt, Công tác vân động nông dân của Đảng trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước : LA TS KH Lịch sử.
- Một số vấn đề về công tác vận động nông dân ở nước ta hiện nay
(2000), Nxb Chính trị Quốc gia.
* Ngoài ra còn một số tác phẩm liên quan đến vấn đề nông dân như:
- Lê Duẩn (1965), Giai cấp vô sản với vấn đề nông dân trong cách
mạng Việt Nam, NXb Sự thật.
Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, các công trình trên đã nêu lên
được quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí của giai cấp nông dân, làm

sáng tỏ tư tưởng Hồ Chí Minh về nông dân, trong đó có công tác vận động
nông dân; nghiên cứu thực trạng nông dân, cũng như công tác vận động nông

6
dân trong giai đoạn hiện nay; làm rõ những ưu điểm, khuyết điểm của các chủ
trương chính sách vận động nông dân trong giai đoạn hiện nay.
Các tài liệu trên là nguồn tài liệu quý hỗ trợ tác giả cũng như các nhà
khoa học nghiên cứu sâu và toàn diện hơn về đề tài.
Tuy nhiên, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động nông dân
cũng như thực tiễn vận động nông dân từ năm 1930 đến năm 1954 chưa được
nghiên cứu một cách chuyên biệt, có hệ thống nhằm rút ra những kinh nghiệm
quý báu cho công tác vận động nông dân ở nước ta hiện nay.
Vì vậy tác giả chọn đề tài: “Hồ Chí Minh với cuộc vận động nông dân
từ năm 1930 đến năm 1954” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
- Làm sáng tỏ hơn nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về nông dân,
vận động nông dân và cuộc vận động nông dân theo quan điểm của Người
qua các thời kỳ cách mạng từ năm 1930 đến năm 1954.
- Làm rõ thêm giá trị khoa học và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh
về nông dân và vận động nông dân.
- Khẳng định phương hướng và biện pháp vận động nông dân trong bối
cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Tìm hiểu vị trí, vai trò của nông dân Việt Nam thời thuộc địa
- Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nông dân và cuộc vận động
nông dân từ năm 1930 đến năm 1954.
- Đánh giá hiệu quả cuộc vận động nông dân theo tư tưởng Hồ Chí
Minh từ năm 1930 đến năm 1954.




7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về nông dân và vận động
nông dân trong cách mạng và kháng chiến (1930 - 1954).
- Hiệu quả cuộc vận động nông dân trong các thời kỳ 1930 - 1945 và
1945 - 1954.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian nghiên cứu: từ 1930 đến năm 1954 là thời kỳ cả nước thực
hiện một chiến lược cách mạng chống đế quốc và tay sai, giành và giữ độc lập
dân tộc.
- Hoàn cảnh lịch sử và yêu cầu cuộc vận động nông dân phục vụ sự
nghiệp giải phóng dân tộc 1930 - 1945 và kháng chiến chống thực dân Pháp
1945 - 1954.
5. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
- Tác giả dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và
Đảng Cộng sản Việt Nam về nông dân và vận động nông dân để nghiên cứ
nội dung của đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp luận Hồ Chí Minh, trong đó đáng chú ý là quan
điểm thực tiễn và sự thống nhất lý luận với thực tiễn.
- Sử dụng các phương pháp: lôgic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, so
sánh, đối chiếu…. để giải quyết các nội dung liên quan đến đề tài.
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
- Luận văn trình bày khách quan, khoa học nhận thức của Hồ Chí Minh
về nông dân, đặc biệt là nông dân Việt Nam dưới thời thuộc địa.


8
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động nông dân, biện pháp vận động
nông dân từ năm 1930 đến năm 1954.
Qua đó khẳng định giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về nông dân và
vận động nông dân, góp phần tiếp tục vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh trong giai đoạn hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần nghiên cứu di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về nông
dân và vận động nông dân.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong việc vận động nông dân,
phát huy vai trò của nông dân trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương 8
tiết.















9

CHƯƠNG 1

HỒ CHÍ MINH VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN
TRONG CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (1930 -1945)

1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và đặc điểm của giai
cấp nông dân Việt Nam
Sinh ra và lớn lên giữa một vùng nông thôn nghèo, trong một gia đình
có truyền thống yêu nước, thương dân, được sự yêu thương từ nhỏ của mọi
tầng lớp bình dân, Hồ Chí Minh hiểu được nỗi thống khổ của nhân dân, nhất
là nông dân, đồng thời người cũng thấy được sức mạnh lớn lao của họ.
Trên đường đi tìm chân lý cách mạng cứu nước, cứu dân thoát khỏi ách
áp bức bóc lột của đế quốc Pháp và phong kiến, tại Pháp, Hồ Chí Minh đã gặp
Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Người xác định cho
dân tộc Việt Nam con đường cách mạng vô sản với nội dung cốt lõi là độc lập
dân tộc gắn liền với CNXH. Con đường cách mạng này đáp ứng được nguyện
vọng của nhân dân Việt Nam, vừa phù hợp với xu thế phát triển của nhân loại.
Qua Luận cương này, Hồ Chí Minh thấy rõ vấn đề dân tộc ở thuộc địa thực
chất là vấn đề nông dân, giải phóng dân tộc là giải phóng đông đảo nông dân
khỏi ách áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và đặc điểm của giai cấp
nông dân Việt Nam là một trong những cơ sở quan trọng để Người xác định
và hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô
sản ở một nước nông nghiệp, kinh tế chậm phát triển với chế độ chính trị xã
hội thuộc địa đi lên xây dựng CNXH.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của nông dân Việt Nam
được thể hiện như sau:

10
- Nông dân là nền tảng của vấn đề dân tộc

Vấn đề nông dân thực chất là nền tảng của vấn đề dân tộc, theo Hồ Chí
Minh, trước hết là “vì nông dân là tối đại đa số trong dân tộc”, nhận định này
được Người nêu ra tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
ngày 25-1-1953. Trước đó, từ những năm đầu thập kỷ XX, nhiều lần Người
chỉ rõ không chỉ ở Việt Nam mà còn ở tất cả các thuộc địa khác của chủ nghĩa
đế quốc, nông dân chiếm đại đa số trong dân tộc.
Ngày 3-7-1923 phát biểu tại phiên họp thứ 25 Đại hội V Quốc tế cộng
sản khi nói về tình hình kinh tế ở thuộc địa, Hồ Chí Minh nêu rõ: “Trong tất
cả các thuộc địa, công nghiệp và thương nghiệp phát triển rất yếu ớt và nhân
dân hầu hết làm nghề nông, 95% số dân bản xứ là nông dân”[30, tr. 283].
Trong tác phẩm Đường Kách mệnh xuất bản năm 1927, Người chỉ rõ: “nước
ta kinh tế chưa phát đạt, trong 100 người thì đến 90 người là dân cày”[31, tr.
308]. Tháng 11-1949, trong thư gửi Hội nghị Cán bộ nông dân cứu quốc toàn
quốc, Người viết: “Nước ta là một nước nông nghiệp. Hơn 9 phần 10 dân ta là
nông dân

[34, tr. 710].
Nông dân là nền tảng của dân tộc vì dưới thời thực dân phong kiến,
nông dân lao động Việt Nam là những người “bị bóc lột nhất và cùng khổ
nhất, rất yêu nước”[30, tr. 204].

Thực dân Pháp thống trị và bóc lột nhân dân Việt Nam chủ yếu là
thống trị và bóc lột nông dân. Bởi khi thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc
địa trước hết và chủ yếu khai thác đất đai mà gắn liền với đất đai là nông dân.
Vì vậy, khi nói về ách áp bức bóc lột của đế quốc Pháp đối với dân tộc Việt
Nam, Hồ Chí Minh quan tâm tới thủ đoạn cướp đoạt ruộng đất và chính sách
thuế ruộng đất của chúng đối với nông dân.
Theo Hồ Chí Minh, vì lợi ích của nó, chủ nghĩa đế quốc Pháp dùng lưỡi
lê và súng đạn để chinh phục Việt Nam. Đánh chiếm đến đâu bọn xâm lược


11
cướp đoạt ruộng đất của nông dân đến đấy. Thậm chí “những người nông dân
bị cướp bóc, phá sản và bị đuổi đi nơi khác lại tìm cách khai khẩn đất đai để
làm ruộng. Nhưng khi đất đai vừa mới khai khẩn xong thì chính quyền lại
chiếm lấy và buộc nông dân phải mua lại theo giá chính quyền định. Ai không
đủ sức mua thì bị đuổi đi một cách tàn nhẫn”[30, tr. 285]. Những nạn nhân bị
cướp ruộng khiếu nại, lập tức bọn thực dân bắt bỏ tù hoặc cho máy bay đến
trút bom đạn để những kẻ xấu số đó không dám nghĩ tới việc nổi loạn.
Ruộng đất cướp được của nông dân, hễ người Pháp đến là chính quyền
thực dân nhượng cấp cho người đó nhiều làng trọn vẹn để lập đồn điền.
Người An Nam dù có sẵn tiền đến đâu, cũng không xin được nhượng đến 5ha,
nhưng đối với thực dân thì xin nhượng không hạn chế. Vì vậy, nhiều người
Pháp có đồn điền rộng đến 25.000 ha. Những kẻ được nhượng quyền sở hữu
ruộng đất chẳng hiểu biết chút gì về nông nghiệp và kỹ thuật trồng trọt. “Bọn
này chỉ có một ý nghĩ: lập lại ở Đông Dương một chế độ phong kiến có lợi
cho họ bằng cách coi người bản xứ như những nông nô thực sự”[30, tr 389].

Từ khi bắt đầu xâm lược Việt Nam đến 1912 thực dân Pháp đã chiếm
đoạt gần 47 vạn hécta ruộng đất để lập đồn điền. Năm 1928, ruộng đất của
nông dân bị bọn thực dân chiến đoạt thêm là 77,5 vạn ha trong đó ở Nam Kỳ
là 503.300 ha, ở Trung Kỳ là 168.400 ha, ở Bắc Kỳ là 104.000 ha. Đến năm
1930 tổng số ruộng đất mà thực dân Pháp chiếm đoạt để lập đồn điền là 1,2
triệu ha bằng 1/4 tổng diện tích đất canh tác của nước ta lúc bấy giờ

[56, tr. 11]

Đường lối trước sau như một của thực dân Pháp ở Việt Nam là sử dụng
một bộ phận đại địa chủ phong kiến làm chỗ dựa cho nền thống trị của chúng.
Vì thế, chúng tìm mọi cách duy trì và cho phép phát triển mạnh thêm thành
phần kinh tế của giai cấp này. Hàng loạt các nghị định cấp đất được ban hành

của Toàn quyền Đông Dương hoặc Chính phủ Pháp, chính sách cho vay của
Ngân hàng Nông Phố, việc không ngừng tăng thuế thực thu và gián thu của

12
Nhà nước thực dân, giá cả tăng vọt do chính sách độc quyền thương mại của
các công ty tư bản Pháp… cùng với sự thâm nhập ngày càng tăng của quan hệ
hàng hóa - tiền tệ vào nông thôn làm cho quần chúng lao động ở nông thôn
ngày càng phá sản, bần cùng, do đó, ruộng đất ngày càng tập trung vào trong
tay đại địa chủ. Chẳng hạn, ở Thái Nguyên chỉ một địa chủ đã chiếm 6/10
ruộng đất của hai xã Đồng Bẩm và Dân chủ. Một địa chủ ở Bạc Liêu (Nam Bộ)
chiếm 14 vạn 5.000 ha, hơn cả diện tích trồng trọt của tỉnh Bắc Ninh

[2, tr. 5].

Ruộng đất của nông dân Việt Nam không những bị chính quyền thực
dân mà bị cả Nhà thờ Ki tô cướp đoạt. Nhà thờ Thiên chúa giáo hay “Nhà
chung còn cướp ruộng đất của nông dân bản xứ bằng cách tập hợp những
người ăn xin, bắt họ đi khai khẩn đất mới và hứa sau khi khai khẩn xong sẽ
chia cho họ. Nhưng khi ruộng đất hoang được trồng cấy sắp thu hoạch thì nhà
chung tuyên bố ruộng đất này thuộc về họ và đuổi những người đã bỏ sức lao
động của mình ra làm cho ruộng đất được phì nhiêu” [30, tr. 285]. Bằng
những thủ đoạn ăn cướp, lừa đảo đó mà đầu thế kỷ XX ở Nam Kỳ các nhà
truyền đạo đã có 1/4 đất đai cầy cấy được, ở Bắc Kỳ họ đã có những bất động
sản bao la.
Cướp đoạt ruộng đất tư, công của nông dân An Nam, bọn thực dân
chiếm cả những tư liệu sản xuất chủ yếu và biến luôn họ thành những người
tá điền, thực hiện “chế độ nô lệ hiện đại hóa” [30, tr 117], bóc lột thậm tệ sức
lao động của họ. “Như vậy, người nông dân An Nam đã biến thành nông nô
và buộc phải cầy cấy ruộng đất của chính mình cho bọn chủ nước ngoài” [30,
tr. 284].


Trong bài Tình cảnh người nông dân Việt Nam (4-1-1924), Hồ Chí
Minh viết: Người An Nam nói chung, phải è cổ ra mà chịu những công ơn
bảo hộ của nước Pháp. Người nông dân An Nam nói riêng, lại càng phải è cổ
ra mà chịu sự bảo hộ ấy một cách thảm hại hơn: là người An Nam, họ bị áp

13
bức; là người nông dân, họ bị người ta ăn cắp, cướp bóc, tước đoạt, làm phá
sản. Chính họ là những người phải làm mọi công việc nặng nhọc, mọi thứ lao
dịch. Chính họ làm ra cho lũ người ăn bám, lũ người lười biếng, lũ người đi
khai hoá và những bọn khác hưởng mà chính họ thì lại phải sống cùng khổ
trong khi những tên đao phủ của họ sống rất thừa thãi; hễ mất mùa thì họ chết
đói. Đó là vì họ bị ăn cắp từ mọi phía, bằng mọi cách, do các quan cai trị, do
bọn phong kiến tân thời và nhà thờ [30, tr. 227].

Theo các số liệu thống kê, trước cách mạng Tháng Tám, nông dân
chiếm tới 97% tổng số nông hộ, nhưng chỉ có khoảng 36% diện tích đất canh
tác. Ngoài ra, khoảng trên dưới 40% số hộ nông dân có chút ít ruộng tư, còn
khoảng 1/2 (ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ) và 2/3 số hộ (ở Nam Kỳ) không có lấy
“mảnh đất cắm dùi” [56, tr. 18].

Cùng với việc cướp đoạt ruộng đất, người nông dân còn phải chịu nạn
tô tức và và thuế khóa nặng nề.
Về địa tô, địa chủ thường bắt người lĩnh canh phải nộp ít nhất 50% hoa
lợi, thậm chí có khi tới 75%. Ngoài địa tô chính, tá điền còn phải nộp cho địa
chủ nhiều khoản địa tô phụ như: tô trâu, tô nước, tô công cụ… Sau khi nộp tô
chính, tô phụ cho địa chủ, tá điền chẳng còn được mấy hột thóc trong nhà.
Khi giáp hạt hoặc khi thuế sưu giục người nông dân nghèo không còn cách
nào khác là phải đi vay nợ. Dù vay thóc, vay tiền, vay ngắn hạn, vay dài hạn
người nông dân đều phải trả mức lãi rất cao và thường phải đem nhà, đất,

ruộng vườn ra để bảo đảm và cuối cùng phải đem gán hẳn ruộng cho chủ nợ.
Ngoài tô tức chồng chất, người nông dân lại càng cơ cực hơn bởi ách
sưu thuế nặng dằn lưng và “luôn luôn thay đổi” mà chế độ thực dân phong
kiến quàng vào cổ họ.
Thuế gồm có thuế trực thu tức là thuế đánh vào tài sản cố định, chủ yếu
là ruộng đất, hoặc đánh vào đầu người tức là thuế thân và thuế lao dịch. Cùng

14
với thuế trực thu còn có thuế gián thu tức là thuế muối, rượu, thuế thuốc
phiện, thuốc hút, diêm…Những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thuế
thân, thuế điền và hàng loạt thứ thuế gián thu khác bổ vào đầu người nông
dân cứ tăng lên mãi. Trước năm 1914, trung bình mỗi suất thuế thân mà số
đông người nghèo ở nông thôn phải nộp là 0,5 đồng. Từ năm 1919, theo quy
định mới của chính quyền thực dân tất cả mọi người từ 18 đến 60 tuổi phải
đóng nhất loạt là 2,5 đồng thuế thân. Vì thế, đối với dân cày nghèo, mỗi vụ
thuế là một lần tai họa. Họ phải “vay nợ”, cầm cố, bán cả đồ thờ cúng, đợ cả
con mà nộp thuế.
Khác với thuế đinh mức nộp đồng loạt, thuế điền thì tùy theo ruộng tốt,
xấu mà cao thấp khác nhau. “Khi cần tiền, nhà nước bảo hộ Pháp chỉ có việc
thay đổi hạng ruộng. Chỉ một nét bút thần kỳ là họ biến một đám ruộng xấu
thành ruộng tốt. Như thế cũng vẫn chưa hết. Người ta còn tăng diện tích
ruộng đất lên một cách giả tạo bằng thủ đoạn rút bớt đơn vị đo đạc. Bằng cách
đó, thuế lập tức tăng lên, nơi thì một phần ba, nơi thì hai phần ba. Thế mà vẫn
chưa đủ thoả lòng tham không đáy của nhà nước bảo hộ và hằng năm thuế cứ
tăng lên mãi” [31, tr. 83]. Cứ mỗi năm Nhà nước bảo hộ lại tăng thuế trực
thu lên gấp đôi, “tõ n¨m 1890 ®Õn n¨m 1896, thuÕ ®· t¨ng
gÊp ®«i” [31, tr. 83]. “Nhà nước còn bắt dân cày xấu số bị mất ruộng
phải nộp thuế cho mãi đến năm 1910 cho dù ruộng đất của họ đã bị tước đoạt
từ năm 1895


[31, tr. 83].

Năm 1926 Hồ Chí Minh viết: trong khoảng 10 năm, chính quyền thực
dân đã tăng thuế ruộng đất lên 550%. Thuế nặng, năng suất lại thấp do thái độ
vô trách nhiệm của chính quyền bảo hộ, trong những năm 1924 - 1926 chỉ
hơn 1.200 kg thóc/ha nên người nông dân nghèo An Nam quanh năm đói
nghèo. “Suốt năm, phần lớn những người nông dân phải ăn rau ăn khoai. Rất

15
ít khi họ ăn cơm, chỉ trong những ngày giỗ tết chẳng hạn, thì họ mới dám
động tới hạt cơm quý giá ấy” [31, tr. 229].

Trong khi người nông dân bản xứ oằn lưng, è cổ chịu thuế cho mảnh
ruộng nhỏ bé, cằn cỗi của mình thì nhiều bọn chủ đồn điền người Pháp không
phải đóng thuế điền thổ. Nhà nước bảo hộ cho rằng bắt chủ đồn điền đóng
thuế điền thổ là làm hại cho sự phát triển của nền nông nghiệp bản xứ. Cũng
với cái cớ để phát triển khai khẩn thuộc địa, khi vào sổ trước bạ cái văn tự bán
30 ha đất cho một công chức người Pháp với giá 150.000 phrăng, viên chủ sự
trước bạ người Pháp ghi: “Đã thu 10 phrăng thuế theo lệnh của quan toàn
quyền”. Như vậy, chỉ mất 10 phrăng thuế một công chức người Pháp đã
chiếm làm của riêng được 30.000 ha ruộng đất của nông dân An Nam! “Có
hai công chức Pháp khác được nhượng 30.000 ha rừng với giá chỉ 5
phrăng/ha; trong văn tự còn ghi rõ rằng 30.000 ha ấy được miễn thuế trong
suốt thời kỳ công ty kinh doanh, nghĩa là suốt 80 năm” [30, tr. 389]. Được
chính quyền nhượng gần như cho không hàng chục ngàn ha đất đai màu mỡ,
bọn chủ đồn điền thực dân chẳng khác gì bọn chúa phong kiến tân thời.
“Chúng chiếm đoạt của tá điền có khi tới 90% thu hoạch” [30, tr. 228]. Chúng
có lính canh gác, nếu tá điền hoặc công nhân nông nghiệp bản xứ nổi dậy thì
liền bị hành hạ hết cách như đối xử, đánh đập một con vật bẩn thỉu.
Thuế khóa nặng nề, địa tô lợi tức quá mức, nên nông dân An Nam dưới

chế độ thực dân, phong kiến quanh năm đói khổ, bần hàn. Những năm mất
mùa do thiên tai gây ra rất nhiều nông dân chết đói, trong khi mỗi năm chính
quyền thuộc địa ở Đông Dương xuất khẩu tới 1.500.000 tấn lương thực. Hồ
Chí Minh khái quát: “nông dân thì nghèo khổ đã sẵn, lại bị sưu cao thuế nặng.
Địa chủ lấy địa tô quá nặng, cho vay cắt họng, làm cho nông dân nhiều khi phải
bán vợ đợ con. Nếu gặp hạn hán bão lụt, là chết đói đầy đường” [36, tr. 209].


16
Từ khi thực dân Pháp xâm lược và thống trị Việt Nam hiện tượng
người “nông dân An Nam không phải chỉ bị trói vào chiếc cột,…mà họ bị
đóng đinh câu rút bởi bốn thế lực liên hiệp là: Nhà nước, tên thực dân, Nhà
thờ và tên lái buôn” [30, tr. 211]. Như vậy “Người nông dân An Nam bị hành
hình vừa bằng lưỡi lê của nền văn minh tư bản chủ nghĩa, vừa bằng cây
Thánh giá của Hội Thánh đĩ bợm” [30, tr. 229].

Chế độ thực dân phong kiến áp bức, bóc lột nông dân An Nam nặng nề
hơn cả dưới thời phong kiến, đẩy họ vào cảnh đói khổ, bần hàn ngày càng
tăng. Phần lớn trong số họ bị cột chặt với chúa đất như nông nô trước kia. Số
khác phải đi lính. Trong số 10 vạn lính “tình nguyện” người An Nam làm bia
đỡ đạn cho lính Pháp trên chiến trường Âu châu để bảo vệ “công lý” của nước
Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất hầu hết là những người nông dân
cùng khổ. Như vậy, người nông dân nghèo An Nam nếu thoát khỏi ách bóc
lột của chủ đồn điền thực dân, địa chủ bản xứ thì lại phải đóng “thuế máu”
cho chính quyền thực dân hoặc vào vòng tù tội vô cớ. Trên thực tế chủ nghĩa
đế quốc Pháp đã hồi phục ở An Nam chế độ nô lệ, người dân bản xứ không có
bất cứ một quyền tự do dân chủ nào, ngoài quyền phải đóng thuế cho chính
quyền thực dân.
Mặt khác, để kìm giữ mãi người dân An Nam trong vòng nô lệ, chủ
nghĩa đế quốc Pháp còn rất ưa dùng phương pháp “làm cho u mê để thống

trị”. Cho đến năm 1925 chỉ có 10 trường học nhưng có tới 1.500 đại lý rượu
và thuốc phiện cho 1000 làng ở Việt Nam [31, tr. 38]. Vì thế hầu hết người
dân An Nam không biết chữ. Càng nghèo khổ số người thất học càng nhiều,
nhất là nông dân, mặc dù người An Nam rất hiếu học: “Sự dốt nát đã khiến
cho nông dân trở thành một công cụ dễ sai khiến trong tay các thế lực phản
cách mạng” [31, tr. 180].


17
Như vậy, trong xã hội Việt Nam thuộc địa, nông dân là bộ phận dân cư
chiếm đại đa số trong dân tộc. Họ vừa là người dân mất nước, vừa là người nô
lệ hiện đại bị thực dân phong kiến áp bức, bóc lột. Do đó, mâu thuẫn chủ yếu
trong xã hội là mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc, phong kiến tay sai.
Từ việc xem xét thực trạng vấn đề nông dân nói riêng và xã hội Việt
Nam nói chung, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Hồ Chí Minh
xác định con đường phát triển của dân tộc Việt Nam phải trải qua nhiều giai
đoạn chiến lược khác nhau: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa
cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. “Tư sản dân quyền cách mạng” là giai
đoạn chiến lược giải phóng dân tộc, hoàn thành nhiệm vụ chống đế quốc
giành độc lập dân tộc (không bao gồm nhiệm vụ ruộng đất). “Thổ địa cách
mạng” không nằm trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền, mà là một giai
đoạn chiến lược với nhiệm vụ chủ yếu là cách mạng ruộng đất. “Đi tới xã hội
cộng sản” là giai đoạn phát triển kế tiếp để từng bước đạt mục tiêu chủ nghĩa
xã hội.
- Giai cấp nông dân Việt Nam có ý thức cộng đồng sâu sắc và tinh
thần yêu nước nồng nàn, là đội quân chủ lực của cách mạng
Việt Nam là nước nông nghiệp, nông dân chiếm đại đa số trong dân cư,
họ gắn bó với cội nguồn dân tộc, có ý thức dân tộc sâu sắc. Các truyền thống
dân tộc in dấu ấn đậm nét trong nông dân và cũng được bộc lộ qua nông dân.
Trong bài “Nước An Nam dưới con mắt người Pháp” viết vào những năm

1923-1924, truyền thống dân tộc Việt Nam được Hồ Chí Minh khái quát qua
sự hiểu biết của người Pháp Đờ Pu Vuốc Vin như sau: “Chúng ta thấy ở đây
cả một nền văn minh, mọi thứ đều xây dựng từ lâu. Nghệ thuật, khoa học, kể
cả khoa học quản lý nhà nước đều phát triển mạnh mẽ. Luật pháp, cổ phong,
tôn giáo, văn học, tất cả đều đã hoàn chỉnh và hòa hợp với nhau, trải qua bao
nhiêu thế kỷ, đã được điều hòa và ngày càng hoàn hảo thêm. Những vết tích

18
man rợ đã mất đi từ lâu, dân tộc này đã sống trong một xã hội thuần thục có tổ
chức trong khi những người phương Tây còn ở tình trạng bán khai. Yêu mến
quê hương, quyến luyến gia đình, tôn kính tổ tiên, yêu chuộng công lý, tôn
trọng chính nghĩa, ham thích khoa học, coi trọng lời nói thánh hiền, thương
yêu nòi giống, tôn kính lẽ phải; ghét xa hoa, không hám tiền tài, khinh ghét vũ
lực, không sợ gian khổ hi sinh; đó là những đức tính răn dạy trong sách thánh
hiền, lưu lại trong cổ phong và ghi thành luật pháp; hiện nay đó cũng là những
đặc điểm và bản tính của người An Nam hình thành từ bao thế hệ…Người An
Nam bình thường mà ta gặp bất cứ ở đâu đều vậy cả” [30, tr. 425-426]. Qua
đoạn trích trên cho thấy dân tộc Việt Nam có nền văn hiến lâu đời, con người
Việt Nam là những người có văn hóa và đạo đức tốt đẹp.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn gắn với các
cuộc đấu tranh chống xâm lược. Yêu cầu tự bảo vệ trước nguy cơ thôn tính và
đồng hóa buộc mọi thành viên phải cố kết với nhau nên tính cộng đồng rất
mạnh mẽ. Tinh thần cộng đồng đó được bổ sung và làm sâu sắc thêm bởi
những làng xã nông thôn được tổ chức trên cơ sở những quan hệ huyết thống
và chế độ sở hữu công cộng về ruộng đất. Hồ Chí Minh viết: “…luật pháp An
Nam cấm mua bán toàn bộ đất đai. Hơn nữa, một phần tư đất trồng trọt bắt
buộc phải để làm của chung” [30, tr. 36]. Không chỉ chống giặc ngoại xâm,
trong quá trình tồn tại và phát triển, dân tộc Việt Nam đoàn kết thành một
khối để đấu tranh chống thiên tai, lũ lụt. Vì thế, dân ta sớm hình thành tình
cảm tự nhiên “người trong một nước thì thương nhau cùng”.

Ngoài ý thức cộng đồng sâu sắc, nông dân Việt Nam còn có nhiều truyền
thống tốt đẹp khác mà biểu hiện tập trung nhất đó là chủ nghĩa yêu nước. Hồ
Chí Minh đã viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền
thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh
thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó

19
lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và
cướp nước” [35, tr. 171].

Người nông dân với lòng yêu nước thương nòi sâu sắc và chí khí kiên
cường, dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu đến cùng để chống giặc ngoại xâm, bảo
vệ nền độc lập, tự do của đất nước. Ý chí độc lập và khát vọng tự do thấm vào
máu thịt của mỗi người dân Việt Nam mà đông đảo nhất là nông dân từ thế hệ
này sang thế hệ khác. Hồ Chí Minh tổng kết “nhờ có ý chí độc lập và lòng khát
khao tự do hơn là nhờ quân đông sức mạnh, nước Nam đã thắng” [29, tr. 80].

Trong hàng ngàn năm lịch sử, giai cấp nông dân Việt Nam đã tham gia
hai loại hình đấu tranh bảo vệ dân tộc: đó là đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc
khi nước ta có chủ quyền và đấu tranh giải phóng đất nước khi đất nước bị
xâm lược. Giai cấp nông dân luôn là lực lượng chủ lực trong các cuộc đấu
tranh đó.
Nông dân là lực lượng chủ yếu của quân đội dân tộc trong tất cả các
cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Chiến đấu để bảo vệ quê hương mình,
những người nông dân đã khẳng định vị trí chủ nhân của đất nước của dân
tộc. Chỉ cần có tiếng gọi của Tổ Quốc là người nông dân bình dị trở thành
những chiến sĩ quả cảm, những anh hùng vô danh có công lao không phai mờ
trong lịch sử dân tộc. Giai cấp nông dân không chỉ trực tiếp cầm vũ khí chống
lại quân xâm lược, giải phóng đất nước mà còn xây dựng hậu phương chi viện
cho tiền tuyến. Họ sản xuất của cải phục vụ cho đấu tranh vũ trang. Chính

nhờ có sự tiếp tế, che trở của nhân dân mà các đội quân khởi nghĩa đã đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác. Sức mạnh của cả dân tộc mà nòng cốt là giai
cấp nông dân, là nguyên nhân thắng lợi của sự nghiệp cứu nước.
Từ thực tiễn đó Hồ Chí Minh nhận thấy tinh thần yêu nước nồng nàn,
vai trò to lớn, sức mạnh hùng hậu của nông dân Việt Nam trong cuộc đấu
tranh chống các thế lực xâm lược.

20
- Giai cấp nông dân Việt Nam gắn bó chặt chẽ với giai cấp công
nhân, là đồng minh của giai cấp công nhân.
Giai cấp nông dân được hình thành và phát triển sớm trong lịch sử dân
tộc Việt Nam. Từ khi tư bản đế quốc Pháp xâm lược và thống trị nước ta đã
tạo ra hai giai cấp mới trong xã hội Việt Nam: đó là giai cấp công nhân và
giai cấp tư sản bản xứ. Giai cấp công nhân Việt Nam là sản phẩm của hai
cuộc khai thác thuộc địa của tư bản Pháp. Nó ra đời và trưởng thành trước
giai cấp tư sản dân tộc. Giai cấp công nhân là sản phẩm của lịch sử hiện đại
Việt Nam nhưng lại nảy sinh trực tiếp từ giai cấp nông dân. Chiếm đại đa số
trong dân cư giai cấp nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn, sớm có ý
thức dân tộc dân chủ. Họ chưa từng đi theo giai cấp tư sản dân tộc không phải
vì giai cấp tư sản Việt Nam ra đời sau giai cấp công nhân mà vì nó yếu về
kinh tế, bạc nhược về chính trị, không thể đáp ứng yêu cầu của nông dân và
của dân tộc. Nông dân Việt Nam có tinh thần cách mạng nhưng đứng trước
nhiệm vụ chống lại kẻ thù là đế quốc và tư bản phương tây, họ không thể trở
thành lực lượng lãnh đạo, vì nông dân không có hệ tư tưởng độc lập.
Xuất thân từ nông dân giàu truyền thống đấu tranh anh hùng bất khuất
giai cấp công nhân mang theo dòng máu quật cường của dân tộc. Hơn nữa
cũng như giai cấp nông dân, từ khi ra đời giai cấp công nhân Việt Nam đã
mang thân phận nô lệ, một cổ hai tròng, họ bị đế quốc và phong kiến áp bức.
Do đó, tinh thần đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp trong người công
nhân và người nông dân không thể tách rời. Kẻ thù áp bức dân tộc cũng là kẻ

thù áp bức giai cấp, đó là thực dân Pháp và tay sai của chúng.
Mặt khác, người công nhân và người nông dân Việt Nam không những
có mối quan hệ nhà - làng - nước, mà còn có mối quan hệ huyết thống - họ
tộc. Một gia đình Việt Nam vừa có người nông dân, vừa có người công nhân
và người làm những nghề sinh sống khác, kể cả làm việc trong bộ máy chính

21
quyền của đế quốc, phong kiến. Ở đây, mối quan hệ huyết thống giữa người
nông dân và công nhân quyện vào nhau, vừa là gia đình, vừa là xã hội. Điều
đó đã tạo tiền đề cho sự hình thành liên minh chiến đấu chống đế quốc và
phong kiến một cách tự nhiên giữa công nhân và nông dân.
Thống nhất với quan điểm của các nhà kinh điển mác xít, Hồ Chí Minh
cho rằng giai cấp nông dân Việt Nam muốn được giải phóng chỉ có đi theo
giai cấp công nhân, chiến đấu dưới lá cờ của giai cấp công nhân và là “một
đồng minh rất trung thành của giai cấp công nhân” [34, tr. 710], cùng công
nhân là gốc, là chủ cách mạng. HCM đánh giá công nông là người chủ cách
mệnh, công nông là gốc cách mệnh, là vì công nông bị áp bức nặng nề hơn, là
vì công nông là đông đảo nhất cho nên sức mạnh hơn hết. Trong cuốn Đường
cách mệnh, Người phân tích: “Vì bị áp bức mà sinh ra cách mệnh, cho nên ai
mà bị áp bức càng nặng thì lòng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết”.
Trong xã hội, “công nông bị áp bức nặng hơn”, “công nông đông nhất nên sức
mạnh hơn hết”, “vì thế công nông là người chủ cách mệnh” [31, tr. 266].
Theo Hồ Chí Minh, vì hoàn cảnh kinh tế lạc hậu mà nông dân thường
có tính thủ cựu, rời rạc, tư hữu. Vậy nên, giai cấp công nhân phải đoàn kết họ,
giúp tổ chức họ và lãnh đạo họ thì họ là lực lượng rất to lớn và vững chắc.
Hồ Chí Minh chỉ rõ nguyên nhân khách quan tạo nên sự liên minh tự
nhiên giữa giai cấp nông dân và giai cấp công nhân Việt Nam trong đấu tranh
chống đế quốc vì công nhân và nông dân là hai giai cấp đông đảo nhất; làm ra
nhiều của cải nhất cho xã hội, nhưng lại nghèo khổ nhất vì bị đế quốc, phong
kiến áp bức bóc lột nặng nề nhất. Nguyên nhân này được Hồ Chí Minh chỉ rõ

trong một báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản về phong trào cách mạng 1930 -
1931 ở Đông Dương như sau: “Sự bóc lột vô nhân đạo của chủ nghĩa tư bản ở
thuộc địa làm cho những người công nhân sống trong điều kiện không chịu
nổi. Sự tập trung lớn đất đai vào tay người Pháp và giai cấp địa chủ bản xứ

22
khiến cho tình cảnh của trung nông và bần nông tồi tệ đi. Sự mất mùa liên tiếp
và giá sinh hoạt cao gia tăng sự khốn cùng và sự đau khổ của quần chúng lao
động. Tất cả điều này khơi sâu thêm mâu thuẫn giữa những kẻ áp bức và bóc
lột với những người áp bức và bóc lột và làm cho tinh thần đấu tranh của
những người sau này sâu sắc” [32, tr. 55].

Liên minh giữa công nhân và nông dân là liên minh tự nhiên và tất yếu
vì: cách mạng trước hết phải dựa vào lực lượng của giai cấp công nhân - giai
cấp tiến bộ, cách mạng nhất trong xã hội, nhưng với số lượng nhỏ bé, giai cấp
công nhân không thể tiến hành cách mạng thành công. Lực lượng đông đảo
nhất để chống thực dân Pháp và phong kiến phản động không ai khác ngoài
giai cấp nông dân. Vì thế muốn đưa cách mạng đến thành công giai cấp công
nhân phải liên minh với nông dân. Ngược lại, giai cấp nông dân dù mang
trong mình tiềm năng cách mạng to lớn, dù chiếm đại đa số trong dân tộc
nhưng lại là sản phẩm của nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ. Cho nên,
họ phải liên minh với giai cấp công nhân trên con đường đi tới độc lập, tự do,
hạnh phúc. Người khẳng định: “Chỉ có giai cấp công nhân lãnh đạo, thì nông
dân mới được giải phóng. Cũng chỉ có thắt chặt liên minh với nông dân thì
giai cấp công nhân mới lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi” [35, tr. 459].

Theo Hồ Chí Minh: “Cuộc cách mạng vô sản không thể thắng lợi ở các
nước nông nghiệp và nửa nông nghiệp nếu như giai cấp vô sản cách mạng
không được quần chúng nông dân ủng hộ tích cực”


[31, tr. 413]. “…Cách
mạng chỉ có thể thắng lợi nếu như những làn sóng cách mạng lay động được
quần chúng nông dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản” [31, tr. 413].
Vì Người cho rằng: “Đồng bào nông dân sẵn có lực lượng to lớn, sẵn có lòng
nồng nàn yêu nước, sẵn có chí khí kiên quyết đấu tranh và hy sinh” [34, tr.
710]. Người đặt giai cấp nông dân ở vị trí xứng đáng với vai trò quan trọng,

23
sức mạnh to lớn của họ trong công cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến,
xây dựng CNXH.
Giai cấp nông dân Việt Nam có lịch sử hàng ngàn năm lao động, đấu
tranh bền bỉ, sáng tạo, anh dũng kiên cường trong sự nghiệp dựng nước và giữ
nước. Họ là lực lượng chiếm đa số trong dân cư góp phần quan trọng tạo
dựng các giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của dân tộc. Họ là lực
lượng chủ yếu trong các cuộc chiến tranh giải phóng đất nước khỏi ách thống
trị ngoại bang, bảo vệ và phát triển truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Người
nông dân trở thành những chiến sĩ mỗi khi đất nước bị họa xâm lược. Trong
sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, người nông dân có thể trở thành những anh hùng
chính vì họ yêu tha thiết quê hương, đất nước, yêu truyền thống dân tộc. Tình
cảm đó trở thành động lực của người nông dân trong sự nghiệp giữ nước.
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vận động nông dân trong cách mạng
giải phóng dân tộc
Để thực hiện thắng lợi cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đem lại tự do,
ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, cần phải huy động được sức mạnh của toàn
dân tộc, đặc biệt là nông dân vì họ là lực lượng đông đảo nhất của dân tộc.
Để huy động được đông đảo nông dân tham gia vào cách mạng giải
phóng dân tộc cần phải tuyên truyền vận động nông dân, làm cho họ hiểu
được mục tiêu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đưa họ vào một tổ chức
để giác ngộ, khơi gợi tinh thần yêu nước từ phía họ.
Vì vậy, theo Hồ Chí Minh, “vận động nông dân, là phải vận thế nào

cho toàn thể nông dân động nghĩa là làm cho nông dân hiểu rõ quyền lợi của
dân tộc và của giới mình, làm cho nông dân vào Hội nông dân cứu quốc cho
đông để phấn đấu cho mục đích của mình và tham gia công cuộc kháng chiến
kiến quốc” [34, tr. 711].

×