Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Bước đầu tìm hiểu về loại hình di tích hố đất đen trong một số địa điểm văn hoá Phùng Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.39 MB, 131 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XA
̃
HỘI VÀ NHÂN VĂN









NGUYỄN ANH THƯ




Bước đầu tìm hiểu về loại hình di tích hố đất đen
trong một số địa điểm văn hoá Phùng Nguyên







LUẬN VĂN THẠC SĨ KHẢO CỔ HỌC
















Hà Nội – 2005

7
Bảng các chữ viết tắt

BTLSVN Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
ĐH THHN Đại học Tổng hợp Hà Nội
KCH Khảo Cổ học
KHXH Khoa học Xã hội
KHXH & NVQG Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia
NCLS Nghiên cứu lịch sử
NPHMVKCH Những phát hiện mới về khảo cổ học
VH TT-TT Văn hoá Thông tin – Thể thao
VHDT Văn hoá Dân tộc
Nxb Nhà xuất bản
b. Bảng thống kê
ba. Bản ảnh

bd. Bản dập hoa văn đồ gốm
bđ. Bản đồ
bv. Bản vẽ
h. Hố đất đen
hc. Hố cột
sđ. Sơ đồ

8
Mục lục

Tr
Lời cam đoan
1
Bảng các chữ viết tắt
2
Danh mục các bảng thống kê
3
Danh mục phụ lục minh hoạ
4
Mục lục
9
Mở đầu
10
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và những vấn đề cần giải quyết trong
luận văn.
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Kết quả đóng góp của luận văn
6. Bố cục


Chương 1. Tổng quan tư liệu

1.1. Điều kiện tự nhiên-xã hội
1.1.1. Vị trí địa lý, cấu tạo địa chất, địa hình, cảnh quan di chỉ
Gò Hội (Lập Thạch - Vĩnh Phúc).
1.1.2. Vị trí địa lý, cấu tạo địa chất, địa hình, cảnh quan di chỉ
Đình Chiền (Liên Hà - Đông Anh).

7

11
1.2. Quá trình phát hiện và nghiên cứu vấn đề
14
1.3. Kết quả khai quật di chỉ Gò Hội và Đình Chiền
1.3.1. Kết quả khai quật di chỉ Gò Hội
1.3.2. Kết quả khai quật di chỉ Đình Chiền
17
1.4. Tiểu kết chương 1
24
Chương 2. Đặc điểm các hố đất đen trong di chỉ Gò Hội và đình Chiền

2.1. Đặc điểm các hố đất đen di chỉ Gò Hội
26
2.2. Đặc điểm các hố đất đen di chỉ Đình Chiền
43
2.3. Tiểu kết chương 2
53
Chương 3. Đặc trưng di vật trong các hố đất đen trong di chỉ Gò Hội và đình
Chiền


3.1. Đặc trưng di vật di chỉ Gò Hội
3.1.1. Đồ đá
3.1.2. Đồ gốm
54
3.2. Đặc trưng di vật di chỉ Đình Chiền
3.2.1. Đồ đá
3.2.2. Đồ gốm
77
3.3. Nhận xét
94
3.4.Niên đại di chỉ Gò Hội và Đình Chiền
99
3.5.Tiểu kết chương 3

Chương 4. bước đầu tìm hiểu loại hình di tích hố đất đen trong một số địa
điểm văn hoá Phùng Nguyên
101
Kết luận

Tài liệu tham khảo
120
Phụ lục



9
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt chặng đường 45 năm phát hiện và nghiên cứu

văn hoá Phùng Nguyên, các nhà khảo cổ học đã thu được một khối lượng di
vật khổng lồ, phong phú, phản ánh một giai đoạn phát triển văn hoá rực rỡ mở
đầu thời đại Kim khí ở Việt Nam. Đã có gần 70 địa điểm văn hoá Phùng
Nguyên được phát hiện, nghiên cứu, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các
loại hình di tích, di vật của văn hoá Phùng Nguyên, nhưng quanh văn hoá
Phùng Nguyên vẫn còn nhiều vấn đề chờ giải đáp. Cho đến nay, vẫn chưa có
một công trình nghiên cứu nào đề cập và tìm hiểu về quá trình hình thành,
công dụng, chức năng của những hố đất đen xuất hiện trong một số di chỉ hay
lớp văn hoá thuộc văn hoá Phùng Nguyên như Phùng Nguyên, Nghĩa Lập,
Lũng Hoà, Đồng Đậu (lớp Phùng Nguyên), Bãi Mèn, Gò Hội, Đình Chiền,
Thành Dền (lớp dưới cùng) Do đó, việc hệ thống hoá tư liệu và tìm hiểu về
loại hình hố đất đen trong các di chỉ trên sẽ giúp chúng ta nhìn lại và nghiên
cứu kỹ hơn về một loại hình di tích trong văn hoá Phùng Nguyên.
Năm 2002-2003, chúng tôi có điều kiện tìm hiểu về loại hình di tích
này qua các cuộc khai quật tại hai địa điểm Gò Hội và Đình Chiền. Tác giả có
cơ may trực tiếp tham gia khai quật và chỉnh lý nguồn tư liệu thu được từ địa
điểm Gò Hội (Lập Thạch - Vĩnh Phúc) lần II, Đình Chiền (Liên Hà - Đông
Anh) lần II nên có điều kiện thuận lợi để “bước đầu tìm hiểu loại hình di tích
hố đất đen trong một số địa điểm văn hoá Phùng Nguyên” và chọn đó làm đề
tài luận văn của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
- Tập hợp, hệ thống hoá tư liệu và kết quả nghiên cứu về loại hình
di tích hố đất đen trong văn hoá Phùng Nguyên.

10
- Phân loại các hố đất đen trong di chỉ Gò Hội, Đình Chiền dựa trên
hình dạng, cấu trúc, đặc điểm phân bố di vật trong hố đất đen.
- Tìm hiểu chức năng, qui luật phân bố của các hố đất đen trong di chỉ
Gò Hội, Đình Chiền; Từ đó rút ra những đặc trưng cơ bản của loại hình hố đất
đen trong một số di chỉ thuộc văn hoá Phùng Nguyên.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và những vấn đề cần giải quyết
trong luận văn
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các hố đất đen trong di chỉ
Gò Hội (Lập Thạch - Vĩnh Phúc) và Đình Chiền (Đông Anh-Hà Nội).
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chủ yếu trình bày kết quả nghiên cứu về
loại hình hố đất đen trong di chỉ Gò Hội và Đình Chiền qua hai lần khai quật.
Đây là những tư liệu mới, được tác giả trực tiếp chỉnh lý và tập hợp khá đầy
đủ. Bên cạnh đó, luận văn hệ thống và sử dụng các tư liệu và báo cáo khai
quật về loại hình di tích hố đất đen trong các di chỉ thuộc văn hoá Phùng
Nguyên từ trước tới nay, đồng thời tham khảo một số báo cáo về loại hình di
tích cùng thời ở Vân Nam - Trung Quốc.
Vấn đề chính cần giải quyết trong luận văn: Phân loại, xác định đặc
trưng và tìm hiểu quá trình hình thành, chức năng, công dụng các hố đất đen
trong di chỉ Gò Hội, Đình Chiền; mối liên hệ giữa Gò Hội, Đình Chiền với
cụm di tích đồng dạng trong văn hoá Phùng Nguyên và các văn hoá khác
trong khu vực.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Để tiếp cận đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp khảo cổ học
truyền thống, cụ thể là điều tra, điền dã, thám sát, khai quật, đo vẽ, chụp ảnh,
miêu tả, phân loại tư liệu, xử lý tư liệu địa tầng nhằm phản ánh được một
cách đầy đủ, chính xác và khách quan mối tương quan giữa di tích và di vật.
4.2. Trong luận văn, phương pháp cơ bản là phương pháp phân loại, so
sánh loại hình di tích và di vật. Bằng phương pháp này, chúng ta có thể rút ra
đặc điểm phân bố, quá trình hình thành, phát triển của loại hình di tích hố đất

11
đen trong di chỉ Gò Hội và Đình Chiền và một số địa điểm khác thuộc văn
hoá Phùng Nguyên.
4.3. Luận văn áp dụng phương pháp thống kê, sử dụng các kết quả
phân tích bằng các phương pháp khoa học tự nhiên làm cơ sở cho việc xác

định đặc điểm và niên đại các hố đất đen và các di vật trong di chỉ Gò Hội,
Đình Chiền
5. Kết quả đóng góp của luận văn
- Luận văn tập hợp, hệ thống hoá tư liệu và kết quả nghiên cứu về loại
hình hố đất đen trong một số địa điểm thuộc văn hoá Phùng Nguyên.
- Trình bày kết quả nghiên cứu về đặc điểm loại hình di tích và đặc
trưng di vật trong các hố đất đen trong di chỉ Gò Hội, Đình Chiền. Từ đó rút
ra nội dung, tính chất di chỉ Gò Hội và Đình Chiền trong mối liên hệ với cụm
di tích đồng đạng.
- Xác định những đặc trưng cơ bản của loại hình di tích hố đất đen
trong một số địa điểm thuộc văn hoá Phùng Nguyên
6. Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn bao gồm
4 chương:
Chương 1: Tổng quan tư liệu.
Chương 2: Đặc điểm các hố đất đen trong di chỉ Gò Hội và
Đình Chiền
Chương 3: Đặc trưng di vật trong hố đất đen trong di chỉ Gò Hội và
Đình Chiền
Chương 4: Bước đầu tìm hiểu loại hình di tích hố đất đen trong một số
địa điểm văn hoá Phùng Nguyên
Ngoài ra trong luận văn còn có các mục như: Bảng các chữ viết tắt,
mục lục, danh mục phụ lục minh họa, tài liệu tham khảo.

12
Chương 1
tổng quan tư liệu
1.1. Điều kiện tự nhiên-xã hội
1.1.1. Vị trí địa lý, cấu tạo địa chất, địa hình, cảnh quan di chỉ
Gò Hội (Vĩnh Phúc)

Địa điểm khảo cổ học Gò Hội nằm ở thôn Đồng Soi, xã Hải Lựu,
huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Là đỉnh đầu tiên của tam giác châu thổ Bắc
Bộ, lại nằm ở vị trí ngã ba hệ thống sông Hồng, sông Đà, sông Lô nên Vĩnh
Phúc sớm trở thành một trung tâm hội tụ nhiều di chỉ văn hoá thời Tiền – Sơ
sử [33].
Lập Thạch là một huyện miền núi ở phía Tây Bắc tỉnh Vĩnh Phúc,
phía Bắc và Đông Bắc có dãy núi Tam Đảo và núi Sáng làm ranh giới tự
nhiên với hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang; phía Tây có sông Lô bao
bọc; phía Đông và Đông Nam là con sông Phó Đáy ngăn cách địa giới với hai
huyện Tam Dương và Vĩnh Tường (bđ.1). Diện tích tự nhiên của Lập Thạch
là 41.205,8 ha.
Vĩnh Phúc có 3 loại địa hình chính: địa hình miền núi, địa hình vùng
đồi và địa hình vùng đồng bằng. Địa hình núi thấp ở Vĩnh Phúc rộng hàng
chục km, là vùng nâng liên tục do hoạt động của hai đứt gãy sông Lô và sông
Chảy, bắt đầu từ cuối giai đoạn Hecxini (300 triệu năm cách ngày nay). Lập
Thạch thuộc dạng địa hình núi thấp, một dạng địa hình xâm thực, bóc mòn mà
đại diện cho loại địa hình này là núi Sáng ở địa phận hai xã Đồng Quế và
Lãng Công (Lập Thạch), cao 633m [16, 69-70].
Về mặt địa tầng, các thành tạo trầm tích, phun trào phân bố ở Vĩnh
Phúc gồm có giới Proterozoi, Mezozoi và Kainozoi, tổng chiều dày hàng chục
km phân chia thành các phân vị địa tầng sau:

13
- Giới Proterozoi (trầm tích biến chất cao từ đá phiến kết tinh đến
Amphibolit) đại diện là hệ tầng sông Hồng phân bố ở 3 vùng: Lập Thạch, Yên
Lập, Việt Xuân (Vĩnh Tường) và Vĩnh Yên. Bề dày các thành tạo Proterozoi
khoảng 1200-1500m.
Tại Lập Thạch: đất đá hệ tầng sông Hồng phân bố quanh khu vực núi
Sáng ở các xã Quang Sơn, Hợp Lý, Bắc Bình, Liễn Sơn. Thành phần gồm có
đá phiến thạch anh mica, granit, gơnaibiotit, đá hoa bị biến chất nhiệt động rất

mạnh dẫn đến tướng Amphibolit.
- Giới Mezozoi được thành tạo chủ yếu vào giai đoạn Triat giữa-muộn
và Triat muộn. Hệ Triat thống giữa dày khoảng 1.200m, chủ yếu là các đá
phun trào axit lộ ra ở dải Tam Đảo, chiếm toàn bộ diện tích phần núi Tam
Đảo, nằm ở Đông Bắc đứt gãy sông Chảy. Hệ Triat trên, hệ tầng Văn Lãng
dày khoảng 500m được thành tạo ở môi trường đầm hồ vào giai đoạn biển
tiến lấn vào các cấu trúc sụt lún dọc theo các đứt gãy. Hệ tầng Văn Lãng có
tuổi Triat thống 3 bậc Nori-rêti chiếm một phần diện tích xã Đạo Trù (Lập
Thạch).
- Giới Kainozoi: Các đá thuộc giới này chủ yếu là các sản phẩm phong
hóa, các thành tạo aluvi, pronuvi, deluvi ). Hệ Neogen (N) thuộc giới
Kainozoi ở Vĩnh Phúc bao gồm nhiều hệ tầng như hệ tầng Phan Lương, hệ
tầng Xuân Hoà, hệ tầng Hà Nội, hệ tầng Vĩnh Phúc, hệ tầng Hải Dương và hệ
tầng Thái Bình [16, 85-89].
Về sông ngòi, huyện Lập Thạch có hai hệ thống sông chính là sông Lô
(ở phía Tây) và sông Phó Đáy (ở phía Đông Nam).
Sông Lô phát nguyên từ Vân Nam – Trung Quốc, chảy qua các tỉnh
Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ vào địa phận Vĩnh Phúc từ xã Quang Yên
– Lập Thạch, qua xã Việt Xuân (Vĩnh Tường) đến ngã ba Bạch Hạc thì đổ
vào sông Hồng. Sông Lô có lưu lượng dòng chảy bình quân 1.213m
3
/s, về

14
mùa mưa lên tới 3.230m
3
/s. Mực nước lúc cao nhất so với mực nước lúc thấp
nhất thường chênh nhau 6m. Hàm lượng phù sa trong mùa mưa 2.310kg/m
3
.

Sông Phó Đáy phát nguyên từ Bắc Kạn, chảy qua Tuyên Quang, vào
địa phận Vĩnh Phúc từ xã Quang Sơn (Lập Thạch) ở bờ phải và xã Yên
Dương ở bờ trái, chảy giữa huyện Lập Thạch và 2 huyện Tam Dương, Vĩnh
Tường rồi đổ vào sông Lô. Sông Phó Đáy có lưu lượng bình quân 23m
3
/s, lưu
lượng cao nhất là 833m
3
/s, mùa khô lưu lượng chỉ 4m
3
/s. Lưu lượng phù sa
của sông Phó Đáy cũng như sông Lô ở khoảng 2.440kg/m
3
.
Ngoài hệ thống sông ngòi, Lập Thạch còn có hệ thống đầm hồ lớn như
hồ Đá Ngang, hồ Khuôn, hồ Suối Sải, hồ Vân Trục, hồ Bò Lạc… [16, 76-77].
Về khí hậu, Vĩnh Phúc có hai mùa rõ rệt trong năm: Mùa khô bắt đầu
từ tháng 11 đến tháng 3 và mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10.
Mùa khô thường chịu ảnh hưởng của khối không khí lạnh thổi từ phương Bắc
đến từ cuối tháng 11 đến tháng Giêng. Mùa mưa thường có gió nồm theo
hướng Đông và Đông Nam đem theo nhiều hơi nước. Lượng mưa 6 tháng
mùa khô trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc dao động từ 330-360mm trong khi đó 6
tháng mùa mưa bình quân mưa tới 1.101mm. Nhiệt độ cao, mưa to, gió lớn,
hay có giông, mỗi năm có vài trận bão, độ ẩm cao. Nhiệt độ bình quân ở Lập
Thạch là 19-23
0
C. Lượng mưa trung bình khoảng 2.600mm/năm, cường độ
mưa ở mùa mưa lớn nên đất đá đồi núi bị rửa trôi xói mòn mạnh và thường
gây ngập úng lũ lụt. Những tháng ít mưa, lượng mưa bình quân là 38-
94mm/tháng. Số giờ nắng 1034

h
-1420
h
/năm. Độ ẩm trung bình 87-91% [16,
107-112].
ở Lập Thạch có một số loại đất cơ bản sau:
- Phù sa sông Lô và sông Phó Đáy ở dọc theo sông Lô và sông Phó
Đáy. Có một số nơi phù sa sông Lô phân bố sâu vào nội tỉnh xen kẽ với loại
đất dốc tụ như ở Đôn Nhân. Nơi địa hình thấp hơn, thường xuyên có nước, sự

15
lắng đọng phù sa nhiều, tuy nhiên tính chất phù sa một phần bị pha trộn, phần
lớn từ độ sâu 50cm trở xuống đã có kết vón mangan và sản phẩm feralitic.
- Đất phù sa úng nước nội đồng được hình thành ở những nơi địa hình
trũng lòng chảo hoặc địa hình trũng sát ven đê.
- Đất dốc tụ trồng lúa bị bạc màu ở ven theo các đồi núi thấp. Loại đất
này chua nhiều, pha trộn nhiều cát, có nước thì tơi bở, ít lắng như đất bạc màu
[16, 94-101].
Như vậy, đất ở đây chủ yếu là loại đất bạc màu trên nền phù sa cổ, có
“sản phẩm feralitic” - còn gọi là đất laterit hoá.
Hải Lựu - nơi phát hiện di chỉ Gò Hội là một xã miền núi nằm về phía
Bắc của huyện Lập Thạch. Phía Bắc xã là núi cao, tiếp đó đến đồi thấp,
nghiêng dần về phía Nam tới những đồng chiêm trũng. Về phía Bắc, Hải Lựu
giáp với xã Bạch Lưu và xã Quang Yên, phía Đông giáp với xã Lãng Công,
phía Nam giáp với xã Đôn Nhân, phía Tây giáp với sông Lô. Tổng diện tích
đất tự nhiên của Hải Lựu là 1.061ha [1,7]. Tại Hải Lựu, năm 1982 các nhà
khảo cổ học đã phát hiện tại Gò Đồn một số công cụ bằng đá thuộc văn hoá
Sơn Vi, có niên đại 3–2 vạn năm cách ngày nay. Tại xã Đôn Nhân nằm ở phía
Nam xã Hải Lựu cũng phát hiện được hai di chỉ khảo cổ Gò Đặng và Gò Sỏi,
bước đầu xác định thuộc văn hoá Phùng Nguyên. Giáp với Hải Lựu, phía bên

kia sông Lô là di chỉ Xóm Rền (xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh – Phú Thọ) –
một di chỉ thuộc văn hoá Phùng Nguyên (bđ. 3).
Như trên đã nói, di chỉ Gò Hội nằm ở thôn Đồng Soi, xã Hải Lựu,
huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là một gò đất đỏ có diện tích khoảng
2ha, nằm trên cánh đồng màu. Gò Hội có toạ độ 21°28’30” vĩ độ Bắc và
105°20’50” kinh độ Đông [23, 87], cách sông Lô khoảng 300m về phía Tây
và cách trung tâm xã Hải Lựu khoảng 1km về phía Tây Nam (ba.1).

16
Gò Hội nằm trong hệ thống những đồi gò thấp ở ven sông, xung
quanh được bao bọc bằng những dải ruộng trũng. Phía Bắc và Đông Bắc gò là
Đồng Trang; phía Đông và Đông Nam là Trũng Hóp, phía Tây Nam là đồng
Cây Xộp. Qua các dải ruộng trũng này, về phía Nam Gò Hội là Gò Rào, phía
Tây là Gò Ông Vựa và xa hơn - gần phía sông Lô là Gò Bỏi (ba.3). Gò Hội,
xét về độ cao, là thấp nhất so với các gò ở đây (Sđ.1).
1.1.2. Vị trí địa lý, cấu tạo địa chất, địa hình, cảnh quan di chỉ
Đình Chiền (Liên Hà - Đông Anh)
Địa điểm khảo cổ học Đình Chiền thuộc thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà,
huyện Đông Anh, huyện ngoại thành nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội có
diện tích 184,16km
2
bao gồm 23 xã, 1 thị trấn. Phía Bắc giáp huyện
Sóc Sơn, phía Tây giáp huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc), phía Đông giáp hai
huyện Yên Phong và Từ Sơn (Bắc Ninh), phía Tây Nam và Đông Nam
có con sông Hồng là gianh giới tự nhiên với thủ đô Hà Nội và huyện
Gia Lâm (bđ.2).
Đông Anh nằm ở vị trí khá đặc biệt. Nếu phân chia tam giác châu sông
Hồng thành 3 vùng với giới hạn một bên là dãy Ba Vì, một bên là dãy Tam
Đảo và trục chính là sông Hồng: vùng cao (thượng), vùng giữa (trung), vùng
thấp (hạ) ứng với 3 đỉnh tam giác châu thì Vĩnh Phú là vùng đỉnh xưa nhất

của tam giác châu sông Hồng; ngã ba sông Hồng, sông Đuống gần Cổ Loa là
đỉnh thứ hai và thị xã Hưng Yên là đỉnh thứ ba mà cạnh đáy nằm ven biển từ
Yên Lập (Quảng Ninh) tới Nho Quan rìa Ninh Bình. Như vậy Đông Anh gần
như nằm trên trục chính của tam giác châu sông Hồng, là miền giáp ranh
trung du - đồng bằng [15]. Do nằm trong vùng đất cao Tây Bắc nên Đông
Anh có địa hình nghiêng từ Tây Bắc (Cổ Loa: cốt 11-12m) xuống Đông Nam
(Liên Hà: cốt 5-6m) [34, 7].

17
Đông Anh là cái gạch nối giữa miền trung du và miền đồng bằng Bắc
bộ nên tính chất giáp ranh này thể hiện rõ về mặt thổ nhưỡng: từ một vùng đất
feralitic vàng đỏ phát triển trên nền phù sa cổ đến một vùng bãi và phù sa trên
bãi ngoài đê, từ một vùng đất bạc màu đến một vùng cát pha, đến một vùng
đất thịt. Đông Anh là gờ cuối cùng của một miền Bắc thềm cổ nhìn ra một
vùng lõm võng của đồng bằng [32].
Về mặt địa chất, do Đông Anh nằm gọn trong tam giác châu sông Hồng
nên hầu như bị phủ bởi trầm tích Đệ Tứ, chủ yếu là bồi tích của sông Hồng
(bđ.4). Nằm dưới chúng là các trầm tích Nêôgen, chiều dày chung mặt cắt
Kainôzôi thuộc đới này lên tới 3.500m.
Các lỗ khoan thăm dò địa chất cho biết đây là vùng địa hình đá gốc có
bề mặt mấp mô kiểu đồi gò sót, nhưng do sự bồi đắp phù sa của hệ thống
sông Hồng đã làm cho địa hình bằng phẳng hơn. Ngoài các đồi gò, thềm cổ,
Đông Anh còn là vùng đất bồi cao của sông suối. Như vậy, do vị trí nằm ở rìa
đồng bằng, nên khu vực Đông Anh mang cả hai chế độ phù sa khác nhau, phù
sa cổ và phù sa hiện đại.
Về sông ngòi, Đông Anh có 2 hệ thống sông chính: Sông Cà Lồ ở phía
Bắc, sông Hồng ở phía Tây Nam.
Sông Hồng bắt nguồn từ dãy Nguy Sơn (Vân Nam - Trung Quốc), dài
1.160km, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, vào nước ta từ Hồ Khẩu
(Lào Cai). Lưu lượng nước bình quân là 3.630m

3
/s, thấp nhất về mùa cạn là
840m
3
/s, mùa lũ là 7.020m
3
/s. Sông Hồng qua địa phận Hà Nội từ xã Phong
Vân (Ba Vì) đến xã Trung Châu (Đan Phượng). Đoạn từ xã Trung Châu đến
xã Liên Trung (Đan Phượng) là ranh giới giữa 2 huyện Từ Liêm và Đông
Anh.
Sông Cà Lồ là 1 nhánh của sông Hồng, tách ra từ xã Trung Hà (Yên
Lạc, Phú Thọ), là ranh giới tự nhiên giữa huyện Sóc Sơn và huyện Mê Linh,
Đông Anh.

18
Ngoài hệ thống sông chính, giang phận Đông Anh còn có sông Đuống
ở phía Đông Nam, sông Thiếp ở phía Đông Bắc, sông Ngũ Huyện Khê ở phía
Đông. Rải rác khắp nơi là hệ thống đầm, hồ, ao chuôm cổ từ chân núi Sóc đến
vùng thềm phù sa cổ. Đáng chú ý là dọc đôi bờ sông Ngũ Huyện Khê là địa
bàn tập trung dày đặc các di chỉ khảo cổ học thời đại Kim khí như Đồng Vông
(Cổ Loa), Xuân Kiều (Dục Nội), Tiên Hội (Đông Hội), Bãi Mèn (Cổ Loa),
Đình Tràng (Dục Tú), Đường Mây (Cổ Loa), Lỗ Giao (Liên Hà), Đình Chiền
(Lỗ Khê)… [34, 30].
Về khí hậu, Đông Anh cũng như các tỉnh đồng bằng Bắc bộ mang đặc
điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông lạnh, khô nhưng cuối mùa khá
ẩm ướt với hiện tượng thời tiết nồm và mưa phùn. Mùa hạ nắng nóng, nhiều
mưa. Nhiệt độ bình quân từ 23-24
0
C. Lượng mưa trung bình khoảng 1.600-
1.800mm/năm, độ ẩm trung bình 82% [31].

Liên Hà là một trong 23 xã của huyện Đông Anh, ngoại thành
Hà Nội. Phía Đông giáp xã Vân Hà, phía Bắc giáp xã Thuỵ Lâm, phía Tây
giáp xã Uy Nỗ, phía Tây Nam giáp xã Việt Hùng, phía Đông Nam giáp xã
Dục Tú. Thời thuộc Hán, Liên Hà thuộc đất Phong Khê, quận Giao Chỉ, thời
nhà Triệu thuộc quận Vũ Bình, rồi huyện Bình Đạo thời Tây-Đông Hán,
thuộc đất Phong Châu thời Đường. Thời Trần và đầu Lê, Liên Hà thuộc
huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn. Thời Nguyễn, thuộc huyện Đông Ngàn, phủ
Từ Sơn, trấn (xứ) Kinh Bắc, năm 1822 (Minh Mạng) đổi là tỉnh Bắc Ninh.
Thời Pháp thuộc, năm 1905 sau khi lập tỉnh Phủ Lỗ, thực dân Pháp đổi thành
tỉnh Phúc Yên, bao gồm 2 phủ (Đa Phúc và Yên Lãng) và 2 huyện (Đông Anh
và Kim Anh). Năm 1948, xã Ngũ Hà nhập với xã Hà Vĩ thành xã Liên Hà,
huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tháng 6-1961 huyện Từ Sơn giải thể, xã Liên
Hà thuộc huyện Đông Anh

19
Đình Chiền là tên gọi một cánh đồng nằm phía Tây Nam thôn Lỗ Khê,
xã Liên Hà, có toạ độ 21
0
09’028’’ vĩ Bắc, 105
0
53’250’’ kinh Đông, cách
huyện lỵ Đông Anh khoảng 5km (sđ. 2, ba.2). Thôn Lỗ Khê xưa gọi là Lỗ
Khê Trang, theo các nguồn sử sách xưa, đây là vùng đất có những điều kiện
tự nhiên khá đặc biệt, mang đặc trưng của vùng đồng bằng cao trước chân núi
xen lẫn những ô trũng đọng nước quanh năm. Đất Lỗ Khê có nhiều gò, đống,
địa hình giữa các khu cư dân bị chia cắt bởi nhiều khe lạch nhỏ, tương truyền
là dấu chân ngựa Gióng [14]. Tại Lỗ Khê, đã phát hiện vỉa than bùn trải dài
gần 2km, dày tới 2-3m, còn thấy cả dấu tích cành gai, thân lá cọ, rễ
cây chứng tỏ khu vực này trước đây là rừng rậm, đầm lầy. Trong quá trình
khai thác than bùn, đã phát hiện một số mảnh gốm thô, một số rìu đá, vòng

trang sức bằng đá, rìu đồng và một mũi giáo đồng màu xanh đen [32]. Tại xã
Dục Tú nằm ở phía Đông Nam xã Liên Hà cũng phát hiện được di chỉ Đình
Tràng – nơi tìm thấy diện mạo của cả ba giai đoạn văn hoá nối tiếp nhau
Đồng Đậu – Gò Mun - Đông Sơn, niên đại 2.200-3.500 năm cách ngày nay.
1.2. Quá trình phát hiện và nghiên cứu vấn đề
Văn hóa Phùng Nguyên (giai đoạn hậu kỳ) xuất hiện một loại hình di
tích đáng chú ý với các hố đất đen lớn ăn sâu vào sinh thổ, phân bố dày đặc
trong các hố khai quật, trong khi tầng văn hoá tìm được khá mỏng, dấu vết cư
trú rất mờ nhạt. Loại hình di tích này đã được phát hiện từ những năm 1959 ở
các di chỉ Phùng Nguyên, Nghĩa Lập, Lũng Hòa, Đồng Đậu (lớp Phùng
Nguyên) và gần đây là Gò Hội (Lập Thạch - Vĩnh Phúc), Đình Chiền (Lỗ
Khê - Đông Anh), Bãi Mèn (Cổ Loa-Đông Anh), Thành Dền (lớp dưới cùng)
(Mê Linh - Vĩnh Phúc)

20
Di chỉ Phùng Nguyên (xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ)
được phát hiện năm 1959 và được khai quật 3 lần với tổng diện tích khai quật
hơn 3.960m
2
.
Đợt khai quật lần thứ nhất, năm 1959, Đội Khai quật đã đào 2 hố thám
sát, 6 hố khai quật, diện tích 158m
2
, phát hiện được 9 hố đất đen có kích
thước lớn, những người khai quật gọi đó là những bếp lò. Do là cuộc khai
quật đầu tiên nên có thể những hố đất đen nhỏ, đường kính từ 0,1m-0,2m
không được chú ý và đã bị đào đi cùng tầng văn hoá. Vì vậy, số lượng hố đất
đen trên thực tế có thể sẽ nhiều hơn số hố được thống kê trong báo cáo [19,
27-34].
Đợt khai quật lần thứ hai, năm 1961, Đội Khảo cổ đã đào

22 hố với tổng diện tích 3.700m
2
, phát hiện được 3.208 hố đất đen
(khu A: 1.450 hố; khu B: 1.758 hố). Các hố đất đen này phân bố dày đặc
trong các hố khai quật, chỉ riêng hố A5, diện tích 400m
2
đã có tới 583 hố, hố
B6, diện tích 100m
2
có 356 hố.
Đợt khai quật lần thứ ba, năm 1968, khoa Sử, đại học Tổng hợp tiến
hành đào 1 hố, diện tích 100m
2
cũng đã phát hiện được 22 hố đất đen.
Các nhà khảo cổ cho rằng, những hố đất đen có lẫn nhiều than tro, đất
nung có nhiều khả năng là các bếp nguyên thuỷ. Những hố có kích thước lớn,
sâu, trong chứa nhiều mảnh gốm vỡ, công cụ đá, xương răng động vật, có thể
lúc đầu được đào làm chỗ cất dấu lương thực, dụng cụ, sau khi thôi không
dùng, bị đất bẩn, mùn rác lấp dần thành hố đất đen [4].
Di chỉ Đồng Đậu (xã Minh Tân, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc)
được phát hiện năm 1962 và khai quật 6 lần vào các năm 1965-1966, 1967,
1968-1969, 1984, 1987 và 1999 với tổng diện tích 758m
2
.

21
Tầng văn hoá di chỉ Đồng Đậu rất dày, phân bố không đều. Lớp dưới
cùng (lớp 4) có độ sâu 2,6-3,2m đã xuất lộ 148 huyệt đất hình dáng khác
nhau, ăn sâu xuống sinh thổ và nhiều vết tích bếp nguyên thuỷ chứa đầy than
tro, xương răng động vật, hiện vật đá, gốm các loại có đặc điểm thuộc văn

hoá Phùng Nguyên [7].
Di chỉ Lũng Hoà (xã Lũng Hoà, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc)
được phát hiện năm 1963. Năm 1965-1966, Đội Khảo cổ đã đào 4 hố với diện
tích 365m
2
. Từ cuối lớp thứ 3 xuất hiện một số hố đất đen phân bố không theo
qui luật, hình dạng gần tròn, đường kính từ 0,3m-0,4m, sâu từ 0,1m-0,15m,
trong hố chứa công cụ đá, một số mảnh gốm thô, kích thước khá lớn và hai hố
tròn tương đối lớn, đường kính từ 1,2m-2,3m, sâu từ 0,7m-1,5m. Những
người khai quật cho rằng, những hố đất đen này lúc đầu được đào làm nơi cất
dấu lương thực, dụng cụ, sau khi không dùng nữa nó biến thành chỗ chứa
đựng những đồ gốm vỡ cũng như những vật hư hỏng hàng ngày [3]. Để
nghiên cứu thêm, năm 2000, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã mở một hố thám
sát tại Lũng Hoà, diện tích 23m
2
. Trên bề mặt sinh thổ xuất hiện những hố đất
đen lớn hình vuông kích thước khoảng 1m, sâu trên dưới 2m, ăn sâu vào sinh
thổ, đất trong hố có màu đen lẫn nhiều than tro, đất nung, hiện vật đá và các
mảnh gốm lớn có thể phục nguyên hoặc gần nguyên. Hiện tượng này rất
giống với các hố đất vuông ở di chỉ Đồng Đậu [29, 203].
Di chỉ Nghĩa Lập (xã Nghĩa Hưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh
Phúc) được phát hiện năm 1962-1963, được Đội Khảo cổ khai quật năm 1967,
5 hố với tổng diện tích 180m
2
. Lớp thứ 3 đã phát hiện được 17 hố đất đen
rộng từ 0,8-1,0m, sâu khoảng 0,43-1,0m và 144 lỗ cọc, phân bố đều khắp diện
tích khai quật. Hiện vật trong hố đất đen không nhiều, chủ yếu là các mảnh
gốm vỡ và một số đồ đá. Có một số mảnh nồi vỡ còn tương đối lớn có thể
phục chế được. Đồ đá có rìu, vòng, bàn mài. ở một số hố có dấu vết của than


22
củi và một số tảng đất nung. Những người khai quật cho rằng những hố đất
đen này có thể là vết tích bếp của người đương thời [11].
Di chỉ Gò Hội (xã Hải Lựu, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) được
phát hiện năm 2000 [5] và được Bộ môn Khảo cổ học khai quật hai lần năm
2002, 2003 với tổng diện tích là 267m
2
, gồm 6 hố khai quật và 1 hố thám sát.
Tư liệu địa tầng cho thấy di chỉ này có những hố/lỗ đất đen được khoét sâu
vào sinh thổ bên cạnh vết tích cư trú. Đợt khai quật lần thứ nhất phát hiện
được 26 hố đất đen, đợt khai quật lần thứ hai phát hiện được 11 hố đất đen.
Các hố đất đen này có hình dạng, kính thước và độ sâu khác nhau. Dựa vào
cấu trúc của các hố đất đen xuất hiện trong di chỉ, những người khai quật cho
rằng những hố đất đen lớn có khả năng là mộ, một số hố đất đen nơi có nhiều
than tro, đất nung có thể là vết tích bếp, một số khác chỉ là đống rác hoặc
vết lan của một hố đất đen khác [8; 21].
Di tích Đình Chiền (xã Liên Hà, huyện Đông Anh - Hà Nội) được
phát hiện năm 2001 và được Bộ môn Khảo cổ học khai quật hai lần trong các
năm 2002-2003, tổng diện tích 302m
2
. Tại địa điểm này đã phát hiện 34 hố
/lỗ đất đen ăn sâu vào sinh thổ với mật độ dày, phân bố không theo qui luật
[14; 9]. Trong các hố đất đen có hiện tượng gốm cháy, lẫn than tro và nhiều
cục đất nung, hiện vật tìm thấy gồm công cụ đá, phế liệu công cụ, đồ trang
sức đá, bi gốm, chạc gốm và nhiều gốm vụn. Một số hố đất đen khác tìm thấy
những nồi vò lớn đặt nghiêng hoặc úp có thể phục nguyên. So sánh với lần
khai quật đầu tiên và kết quả khai quật của địa điểm Gò Hội những người khai
quật Đình Chiền lần thứ hai đưa ra ý kiến có thể những hố đất thẫm màu
đào vào sinh thổ này là một loại mộ táng của văn hoá Phùng Nguyên giai
đoạn muộn [9].

Di chỉ Bãi Mèn (Cổ Loa-Đông Anh-Hà Nội) được phát hiện vào năm
1959, đến nay đã qua 4 lần thám sát và khai quật với tổng diện tích lên tới
trên 700m
2
. Đợt khai quật tháng 10-2003 của Viện Khảo cổ học, cũng tìm

23
thấy 23 hố đất đen đào sâu vào sinh thổ [12] trong đó có 1 hố có cấu trúc
tương tự như một số hố đất đen ở Đình Chiền. Di chỉ này đến nay chưa có
báo cáo khai quật.
Di chỉ Thành Dền (Tự Lập-Mê Linh-Vĩnh Phúc), được phát hiện năm
1970 và đã trải qua hai lần thám sát vào năm 1972, 1982, bốn lần khai quật
vào các năm 1983, 1984, 1996, 2004 với tổng diện tích 179,5m
2
[26; 24; 20;
10; 22]. Cuộc khai quật lần thứ nhất, báo cáo khai quật có nhắc đến những hố
đất đen đào vào sinh thổ sâu tới 2,5m nhưng không miêu tả cụ thể về kích
thước và cấu trúc của chúng [26]. Cuộc khai quật năm 2004, tại hố HI đã phát
hiện 4 hố đất khá vuông xuất hiện từ lớp 11, có kích thước từ 0,8m-2,0m, sâu
từ 0,77m-1,26m đào sâu vào sinh thổ. Những người khai quật đưa ra giả thiết
rằng đây là những hố đào để lấy đất sét làm gốm, sau đó trở thành nơi vứt
những đồ gốm, công cụ đá vỡ, hỏng. Niên đại của các hố đất đen này thuộc
giai đoạn Phùng Nguyên muộn và Đồng Đậu sớm [10; 22].
Như vậy, những kết quả nghiên cứu về hố đất đen qua các cuộc khai
quật nêu trên cho thấy loại hình di tích hố đất đen xuất hiện khá phổ biến
trong một số địa điểm thuộc giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên muộn nhưng
hầu như chưa được chú ý đúng mức và tách riêng để nghiên cứu.
1.3. Kết quả khai quật di chỉ Gò Hội và Đình Chiền
1.3.1. Kết quả khai quật di chỉ Gò Hội
Di chỉ Gò Hội (toạ độ 21°28’30” vĩ độ Bắc, 105°20’50” kinh độ

Đông) được Hoàng Xuân Chinh và Nguyễn Văn Ninh phát hiện lần đầu tiên
tháng 5 năm 2000 và được Bộ môn Khảo cổ học -Khoa Lịch Sử - Trường ĐH
KHXH&NV Hà Nội khai quật hai lần vào năm 2002, 2003 [5; 8; 2; 21].
Lần khai quật lần thứ nhất (tháng 12-2002), ba hố khai quật được mở
ở khu vực Tây Nam và Đông Bắc Gò Hội (sđ. 1).

24
Hố I (ký hiệu 02.GH.HI) có diện tích 30m
2
(6x5m) được mở theo
hướng Bắc-Nam, trên khu đất trống nằm sát đường đi và mương dẫn nước
(góc phía Tây Nam gò). Hố II (ký hiệu 02.GH.HII) mở theo hướng Bắc-Nam,
có diện tích 90m
2
(15x6m) được mở cách hố 02.GH.HI khoảng 8,3m về phía
Bắc. Hố III (ký hiệu 02.GH.HIII) diện tích 30m
2
(6x5m) được mở ở phía
Đông Bắc gò, hướng Bắc lệch Đông 55
0
.
Hố thám sát (ký hiệu 02.GH.TS) diện tích 1m
2
, được mở ở phía Đông
gò, cách hố I khoảng 100m.
Tổng diện tích thám sát và khai quật lần thứ nhất là 151 m
2
[8]
Ngoài ra, đoàn khai quật còn tiến hành khảo sát xung quanh khu vực
gò, thám sát hai vách Đông Nam và Tây Bắc của di chỉ.

Diễn biến địa tầng giữa các hố trong đợt khai quật này có sự khác
nhau. Hố khai quật 02.GH.HI và 02.GH.HII có địa tầng giống nhau (bv.1, 2),
và khác với địa tầng hố 02.GH.HIII (bv.3) và 02.GH.TS (bv.4).
Diễn biến địa tầng hố 02.GH.HI và 02.GH.HII:
- Lớp đất canh tác dày 40-50cm, đất vàng đỏ tơi xốp lẫn một số mảnh
gốm thô và một vài mảnh gốm sứ muộn, đất khá mịn.
- Dưới lớp đất canh tác, trên bề mặt của cả hai hố I và II xuất lộ nhiều
vòng đất đầu ruồi sẫm màu (hố đất đen) trên mặt phẳng đất sét vàng đỏ, có
đường kính trung bình trên 1m và những lỗ đất đen nhỏ, có đường kính dưới
30cm (ba.4). Các hố đất đen đều ăn sâu xuống sinh thổ, trong hố chứa gốm
vụn nén chặt lẫn đất nung, than tro và đôi khi cả thổ hoàng. Những lỗ đất sẫm
màu nhỏ đa phần có dạng gần tròn giống lỗ cột, chỉ chứa vài mảnh gốm nhỏ
và ít than tro. Hiện vật thu được chủ yếu trên bề mặt, trong và dưới đáy những
hố đất đen, khu vực xung quanh hầu như không thấy hiện vật.
- Sinh thổ là đất laterit cứng, màu đỏ.

25
Diễn biến địa tầng hố 02.GH.HIII:
- Lớp đất canh tác màu vàng đỏ dày khoảng 30-40cm, đất tơi mịn lẫn
một số mảnh gốm thô, mảnh gốm sứ muộn.
- Tầng văn hóa là lớp đất đầu ruồi sẫm màu, dàn trải không đều, dày
khoảng 30-40cm ở góc A (phía gần vách ngoài của gò) và mỏng dần ở các
góc B và D của hố khai quật (phía trong gò). Không thấy hiện tượng hố đất
đen có chứa các cụm hiện vật như hai hố khai quật I và II ở phía Tây Nam gò,
do đó ở đây đã sử dụng phương pháp khai quật truyền thống bóc từng lớp dày
5cm. Hiện vật khá thưa gồm một số mảnh gốm vụn và một vài công cụ đá
như rìu, bàn mài Xuất lộ một số đồ gốm nguyên rải rác ở các ô d5, d6.
Những đồ gốm này rất mỏng và bở nên rất khó phục dựng hình dáng. Hiện
vật đá và gốm của hố III không có sự khác biệt so với hố I và II.
- Sinh thổ là đất Laterit màu đỏ, cứng.

Hố thám sát được mở ở phía Đông, gần đỉnh gò. Tại đây không thấy
vết tích văn hoá. Các tầng đất diễn biến như sau: Trên cùng là lớp canh tác đất
màu nâu vàng, tơi xốp có lẫn một vài mảnh gốm thô và mảnh gốm sứ muộn.
Phía dưới là lớp đất màu nâu bị Laterit hoá cứng. Dưới cùng là lớp đất Laterit
cứng, màu đỏ lẫn sạn sỏi đá ong.
Để tìm hiểu kỹ hơn về tính chất, chức năng, cấu trúc của những hố đất
đen đã phát hiện trong đợt một, cũng như về loại hình di tích này trong văn
hóa Phùng Nguyên, Bộ môn Khảo cổ học, Khoa Lịch Sử-Trường ĐH
KHXH&NV Hà Nội đã tiến hành khai quật di chỉ Gò Hội lần thứ hai (tháng
12.2003). Lần này đoàn khai quật cũng mở ba hố khai quật ở các khu vực
Đông Nam và Tây Nam của Gò Hội (sđ. 1).
Hố I (ký hiệu 03.GH.HI) diện tích 50m
2
(10x5m), mở theo hướng Bắc
Nam lệch Tây 4
0
. Hố I có vị trí gần với hai hố khai quật 02.GH.HI và

26
02.GH.HII năm 2002, ở phía Tây Nam gò và nằm ở phía Đông Nam hố khai
quật 02.GH.HII. Khoảng cách tính từ góc A hố khai quật 02.GH.HII đến góc
C hố khai quật 03.GH.HI là 6m.
Hố II (ký hiệu 03.GH.HII) diện tích 60m
2
(10x6m), mở theo hướng
Bắc Nam. Hố này mở ở phía Đông Nam gò (sát với vách thám sát Đông Nam
năm 2002 của di chỉ) với mục đích tìm kiếm những vết tích cư trú của cư dân
Gò Hội. ở hố này tiếp tục xuất lộ những hố đất đen còn vết tích cư trú rất mờ
nhạt nên hố khai quật thứ ba đã được mở.
Hố III (ký hiệu 03.GH.HIII) diện tích 6m

2
(3x2m) mở theo địa hình dọc
theo bờ ruộng nơi có vách thám sát Đông Nam năm 2002, hướng Bắc lệch Đông
26
0
. Hố này được mở ở phía Nam hố khai quật 03.GH.HII. Khoảng cách tính từ
góc C hố khai quật 03.GH.HII đến góc B hố khai quật 03.GH.HIII là 5m.
Tổng diện tích khai quật lần hai là 116m
2
[21]
Tư liệu địa tầng hai hố khai quật 03.GH.HI và 03.GH.HII tương đối
giống nhau và khác với diễn biến địa tầng của hố 03.GH.HIII.
Diễn biến địa tầng hố 03.GH.HI và 03.GH.HII:
03.GH.HI: Lớp mặt là đất canh tác màu đỏ vàng dày khoảng 30m-
40cm, tơi xốp. Hiện vật trong lớp này lẫn lộn gồm một số mảnh gốm cổ, rìu
bôn, mảnh vỡ công cụ đá và mảnh sành, sứ muộn. Sau lớp canh tác, trên bề
mặt hố khai quật xuất lộ 6 hố đất đen có hình dạng khác nhau ăn sâu xuống
sinh thổ, đường kính dao động từ 0,5m-2m, sâu từ 0,3m-1,8m và một số hố
cột nhỏ (ba 5, 6). Vì vậy chúng tôi sử dụng phương pháp khai quật truyền
thống là bóc từng lớp 5m-10cm đối với những khu vực có vết tích cư trú và
sử dụng phương pháp cắt 1/4 hoặc 1/2 đối với những hố/lỗ đất đen như ở lần
khai quật đầu tiên.

27
Phần phía Bắc hố khai quật 03.GH.HI xuất lộ những khoang đất màu
xám trắng hoặc xám đen loang lổ, là những vết tích cư trú của cư dân Gò Hội.
Sinh thổ là lớp sét vàng đỏ ở độ sâu trung bình khoảng 50cm (bv.5).
03.GH.HII: Dưới lớp đất canh tác màu nâu (dày khoảng 30cm-
40cm), bề mặt nửa phía Bắc hố khai quật xuất lộ 5 hố đất đen với độ sâu và
đường kính khác nhau (ba.7, 8) ăn sâu xuống sinh thổ. Nhìn chung, những

hố đất đen trong hố khai quật 03.GH.HII không sâu và có hiện tượng đã bị
san bạt ở bề mặt. Nửa phía Nam hố khai quật xuất lộ vết tích của dấu tích cư
trú, những vết tích này dày hơn ở góc C (góc phía Nam của hố khai quật) và
mỏng dần khi tiến ra giữa hố (ba.9). Những vết tích cư trú này có sự phân bố
men theo chân gò.
- Sinh thổ là đất laterit cứng, màu đỏ (bv.6).
Để xác định dấu tích của khu vực cư trú, chúng tôi đã mở thêm hố
khai quật 03.GH.HIII.
Diễn biến địa tầng hố 03.GH.HIII:
- Lớp đất canh tác màu vàng đỏ dày khoảng 30cm-40cm, đất tơi mịn
lẫn một số mảnh gốm thô, mảnh gốm sứ muộn.
- Tầng văn hóa là đất đầu ruồi sẫm màu, dày khoảng 50cm. Hiện vật
xuất lộ khá dày trên khắp bề mặt hố, chủ yếu là mảnh gốm vụn và rất nhiều
mảnh bàn mài (ba.10). Hiện vật gốm và đá của hố III nhìn chung không khác
so với hố khai quật I và II.
- Bề mặt sinh thổ lồi lõm và nghiêng theo hướng Tây Bắc- Đông Nam,
thoải theo địa hình của gò (ba.11). Sinh thổ là đất laterit màu đỏ, cứng (bv.7).
Kết quả khảo sát khoanh vùng di chỉ

28
Trong lần khai quật đầu tiên, đoàn khai quật đã khảo sát xung quanh
khu vực Gò Hội và mở hai vách thám sát ở những chân ruộng cao, một ở phía
Đông Nam và một ở phía Tây Bắc gò.
Địa tầng của hai vách thám sát Đông Nam và Tây Bắc của di chỉ khá
đồng nhất: Phía dưới lớp đất canh tác màu nâu vàng, tơi xốp dày khoảng
30cm-40cm là lớp văn hóa dày khoảng 50cm. Đất tầng văn hoá màu nâu xám
lẫn sạn sỏi đá ong, khá cứng, có ken nhiều mảnh gốm, đất nung và đá. Sinh
thổ là lớp đất laterit đỏ, cứng (ba.12, bv.8).
Đợt khai quật thứ hai, chúng tôi tiếp tục khảo sát những vách ruộng
cao phía chân gò xung quanh di chỉ. Trong số 5 vách thám sát năm 2003

(ký hiệu 03.GH.VTS) thì các vách 03.GH.VTS.1, 2 và 3 có địa tầng khá đồng
nhất. Các vách này được phát lộ rõ ở phía Đông và Đông Bắc di chỉ. Vách
03.GH.VTS.1 mở nối tiếp về phía Bắc vách thám sát Đông Nam của năm
2002. Vách 03.GH.VTS.2 mở ở vách ruộng trên của hố khai quật 03.GH.HII
phía Tây Bắc - cách hố khai quật 5m. Vách 03.GH.VTS.3 ở phía Đông Bắc
gò.
Địa tầng các vách 1, 2 và 3 cho thấy: Phía dưới lớp đất canh tác màu
vàng đỏ, dày khoảng 30cm-50cm là tầng văn hóa. Tầng văn hóa ở vách
03.GH.VTS.1 dày khoảng 50cm; các vách 03.GH.VTS.2 và 3 tầng văn hóa
xuất lộ dày khoảng 20cm và còn tiếp tục ăn sâu xuống.
Vách 03.GH.VTS.4 ở phía Tây gò, cách vách thám sát Tây Bắc năm
2002 khoảng 50m, vách 03.GH.VTS.5 ở phía Tây Nam gò - gần với các hố
khai quật 02.GH.HI, 02.GH.HII và 03.GH.HI. Địa tầng ở các vách này không
liền khoảnh, dấu tích văn hóa xuất lộ theo dạng các hố đất đen ở dưới lớp
canh tác. Các hố đất đen xuất lộ trên các vách này rộng khoảng 2m-2,5m, sâu
khoảng 0,8cm.

29
Qua hai đợt khai quật và dựa vào kết quả thám sát xung quanh khu
vực Gò Hội, chúng tôi ước tính dấu tích văn hóa của di chỉ rộng khoảng
10.000m
2
trên tổng diện tích khoảng 20.000m
2
của gò và được phân bố xung
quanh phía chân gò. ở đỉnh gò chưa phát hiện được vết tích văn hóa [21].
Tổng số hiện vật thu được trong hai lần khai quật gồm 430 hiện vật đá
(39 rìu bôn, 3 đục đá, 100 mảnh vỡ công cụ, 258 bàn mài, 18 mảnh vòng, 1
hạt chuỗi ), 85 hiện vật gốm (12 dọi se sợi, 21 bi gốm, 2 tượng(?) động vật, 2
mảnh gốm ghè tròn, 1 vật hình con dấu(?) gốm, các loại bình, nồi, muôi

gốm ) và 96.408 mảnh gốm các loại [2].
1.3.2. Kết quả khai quật di chỉ Đình Chiền
Di chỉ Đình Chiền được Bộ môn Khảo cổ học phát hiện năm 2001 khi
công trường làm mương nước và đường liên xã phá huỷ một phần di tích. Di
chỉ được thám sát, khai quật lần thứ nhất (từ tháng 8 đến tháng 10) năm 2002
với tổng diện tích là 132m
2
[14], khai quật lần thứ 2 (tháng 12-2003) với tổng
diện tích 170m
2
[9]. Qua hai đợt khai quật, chúng tôi ước tính di chỉ phân bố
trên khu vực cánh đồng Đình Chiền trong diện tích khoảng 10.000m
2
.
Lần khai quật thứ nhất, Bộ môn Khảo cổ học mở 4 hố thám sát, và 2
hố khai quật. Các hố thám sát và khai quật đều nằm về phía Tây con đường
liên xã từ Bắc Ninh đến Đông Anh (ba.13). Diện tích mỗi hố thám sát là 3m
2
,
ký hiệu 02.ĐC.TS1, 02.ĐC.TS2, 02.ĐC.TS3, 02.ĐC.TS4. Diện tích hố khai
quật thứ nhất là 90m
2
(18x5m), ký hiệu 02.ĐC.HI. Hố khai quật thứ hai có
diện tích 30m
2
(5x6m), ký hiệu 02.ĐC.HII [14].
Lần khai quật thứ hai, Bộ môn Khảo cổ học mở 3 hố khai quật hướng
Bắc lệch Đông 45
0
(ba. 14). Hố khai quật thứ nhất ký hiệu 03.ĐC.HI, được

mở trên thửa ruộng bên trái mương nước, diện tích 50m
2
(10x5m). Hố khai

30
quật thứ hai có diện tích 60m
2
(10x6m), ký hiệu 03.ĐC.HII. Hố khai quật thứ
ba có diện tích 60m
2
(10x6m), ký hiệu 03.ĐC.HIII (sđ.2) [9].
Cả hai lần khai quật di tích Đình Chiền, các nhà khảo cổ đều không xác
định được tầng văn hoá mà chỉ xác định được cấu tạo các lớp đất. Các hố
thám sát và khai quật năm 2002 và 2003 có cấu tạo các lớp đất khá thống
nhất.
Lớp canh tác là lớp đất phù sa màu xám bạc, tơi xốp, pha nhiều cát,
mềm, dày từ 0,15m-0,2m, hầu như không có hiện vật. Dưới lớp canh tác là
lớp đất mỏng màu nâu xám lẫn gốm, đá, đất nung khá cứng, dày từ 0,05m-
0,1m. Sinh thổ là lớp sét vàng quánh pha lẫn sỏi laterit màu nâu đỏ.
Ngay sau khi bóc hết lớp đất canh tác, ở độ sâu từ 0,18m-0,2m, trên bề
mặt tất cả các hố khai quật của hai đợt đều có chung một hiện tượng rất phức
tạp: Trên mặt sinh thổ xuất lộ các vòng đất sẫm màu là miệng của các hố đất
đen lẫn nhiều than tro, hiện vật đá và gốm vụn nén chặt có kích thước lớn nhỏ
khác nhau. Tại 02ĐCHI phát hiện được 9 hố đất đen (ba.15), 02ĐCHII phát
hiện được 4 hố đất đen (bv.9). Tại 03ĐCHI phát hiện 5 hố đất đen, 03ĐCHII
phát hiện 5 hố đất đen, 03ĐCHIII phát hiện 11 hố đất đen (ba. 16, 17, 18;
bv.10-12). Số lượng các hố đất đen không chỉ tập trung trong khu vực các hố
khai quật mà còn có thể quan sát thấy dấu tích nhiều hố đất đen trên vách
ruộng liền kề hoặc trên vách mương nước chạy song song.
Theo dân địa phương thì vào những năm 60-70, khu vực Đình Chiền đã

bị san ủi để hạ thấp độ cao đồng ruộng để giữ nước cấy lúa. Trong khi san ủi
người dân thấy nhiều mảnh gốm, rìu đá. Tầng đất văn hoá có lẽ đã bị đào bỏ
và sử dụng để san lấp các ao hồ, các vũng đất trũng [14]. Tuy nhiên, cấu tạo
các lớp đất và vị trí, cấu tạo lớp đất và vị trí, cấu trúc các hố đất đen không
cho thấy có hiện tượng tầng văn hoá bị bạt mất phần trên.

×