Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Công tác phục vụ người dùng tin tại Thư viện trường Đại học Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 84 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRẦN THỊ LỤA





CÔNG TÁC PHỤC VỤ NGƯỜI DÙNG TIN
TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH


Chuyên ngành : Khoa học Thư viện
Mã số : 60 32.20



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC THƯ VIỆN




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐOÀN PHAN TÂN





Hà Nội – 2013



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRẦN THỊ LỤA





CÔNG TÁC PHỤC VỤ NGƯỜI DÙNG TIN
TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH


Chuyên ngành : Khoa học Thư viện
Mã số : 60 32.20



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC THƯ VIỆN





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐOÀN PHAN TÂN


Hà Nội – 2013
Luận văn thạc sỹ Khoa học Thƣ viện
Trần Thị Lụa Khóa 2011-2013
2
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 6
MỞ ĐẦU 7
1. Tính cấp thiết của đề tài 7
2. Tình hình nghiên cứu 9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 12
3.1. Mục đích nghiên cứu 12
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 12
4. Giả thuyết nghiên cứu 12
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 13
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu 13
5.2. Phạm vi nghiên cứu 13
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 13
6.1. Phƣơng pháp luận 13
6.2. Phƣơng pháp cụ thể 13

7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài 13
7.1. Ý nghĩa khoa học 13
7.2. Ý nghĩa thực tiễn 13
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu 14
9. Bố cục luận văn 14
NỘI DUNG CHÍNH 15
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG 15
TÁC PHỤC VỤ NGƢỜI DÙNG TIN TẠI THƢ VIỆN 15
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH 15
1.1. Khái quát về công tác phục vụ ngƣời dùng tin 15
Luận văn thạc sỹ Khoa học Thƣ viện
Trần Thị Lụa Khóa 2011-2013
3
1.1.1. Ngƣời dùng tin và vai trò của ngƣời dùng tin 15
1.1.1.1. Ngƣời dùng tin 15
1.1.1.2. Vai trò của ngƣời dùng tin 16
1.1.2. Khái niệm về công tác phục vụ ngƣời dùng tin 16
1.1.3. Vai trò của công tác phục vụ ngƣời dùng tin 17
1.1.4. Các yếu tố tác động đến công tác phục vụ ngƣời dùng tin 19
1.1.4.1. Vốn tài liệu 19
1.1.4.2. Sản phẩm và dịch vụ thông tin 20
1.1.4.3. Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ 21
1.1.4.4. Cán bộ Thƣ viện 22
1.1.4.5. Ngƣời dùng tin 22
1.1.4.6. Tổ chức công tác phục vụ 23
1.2. Khái quát về thƣ viện Trƣờng Đại học Quảng Bình 23
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển 23
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ 25
1.2.2.1. Chức năng 25
1.2.2.2 Nhiệm vụ 25

1.2.3. Cơ cấu tổ chức 26
1.2.4. Trụ sở, trang thiết bị 28
1.3. Ngƣời dùng tin và yêu cầu phục vụ ngƣời dùng tin tại thƣ viện trƣờng
Đại học Quảng Bình 29
1.3.1. Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin tại thƣ viện trƣờng Đại học
Quảng Bình 29
1.3.1.1.Ngƣời dùng tin tại thƣ viện Đại học Quảng Bình 29
1.3.1.2. Nhu cầu tin tại thƣ viện Đại học Quảng Bình 31
1.3.2. Những yêu cầu đặt ra đối với công tác phục vụ ngƣời dùng tin tại thƣ
viện trƣờng Đại học Quảng Bình 35
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC VỤ NGƢỜI 36
Luận văn thạc sỹ Khoa học Thƣ viện
Trần Thị Lụa Khóa 2011-2013
4
DÙNG TIN TA
̣
I THƢ VIÊ
̣
N TRƢƠ
̀
NG ĐA
̣
I HO
̣
C QUA
̉
NG BI
̀
NH 36
2.1. Các yếu tố đảm bảo cho công tác phục vụ ngƣời dùng tin tại thƣ viện

trƣờng Đại học Quảng Bình 36
2.1.1. Vốn tài liệu 36
2.1.1.1. Hình thức tài liệu 36
2.1.1.2 Về nội dung tài liệu 38
2.1.2. Các sản phẩm thông tin tại thƣ viện 39
2.1.2.1. Hệ thống mục lục 39
2.1.2.2. Các bản thƣ mục 40
2.1.3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ 40
2.1.3.1. Cơ sở vật chất, kỹ thuật 40
2.1.3.2. Hạ tầng công nghệ thông tin 41
2.1.4. Đội ngũ cán bộ thƣ viện 42
2.2. Tổ chức công tác phục vụ 42
2.1.1. Thủ tục cấp thẻ 42
2.1.2. Giờ giấc phục vụ 43
2.1.3. Quản lý bạn đọc 43
2.1.4. Quản lý tài liệu 43
2.3. Các dịch vụ thông tin hiện có tại thƣ viện 44
2.3.1. Dịch vụ cung cấp tài liệu 44
2.3.1.1. Tại chỗ 44
2.3.1.2. Mƣợn về nhà 44
2.3.2. Dịch vụ tra cứu tin 45
2.3.3. Dịch vụ phổ biến thông tin hiện tại 47
2.3.4. Dịch vụ “hỏi – đáp” thông tin 47
2.4. Đánh giá công tác phục vụ ngƣời dùng tin tại thƣ viện Trƣờng Đại học
Quảng Bình 48
Luận văn thạc sỹ Khoa học Thƣ viện
Trần Thị Lụa Khóa 2011-2013
5
2.4.1. Hiệu quả công tác phục vụ ngƣời dùng tin thông qua các số liệu thống
kê 48

2.4.2. Ƣu điểm và hạn chế 51
2.4.2.1. Ƣu điểm 51
2.4.2.2. Hạn chế 54
2.4.3. Nguyên nhân của những điểm mạnh và hạn chế 57
2.4.3.1. Nguyên nhân của những điểm mạnh 57
3.4.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế 58
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG 59
TÁC PHỤC VỤ NGƢỜI DÙNG TIN TA
̣
I THƢ VIÊ
̣
N 59
TRƢƠ
̀
NG ĐA
̣
I HO
̣
C QUA
̉
NG BI
̀
NH 59
3.1. Bổ sung vốn tài liệu đảm bảo số lƣợng và chất lƣợng 59
3.2. Hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin 60
3.3. Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin 61
3.4. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ thƣ viện 63
3.5. Chú trọng công tác nghiên cứu, đào tạo ngƣời dùng tin 64
3.5.1. Nghiên cứu ngƣời dùng tin 65
3.5.2. Đào tạo ngƣời dùng tin 66

3.6. Đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị thƣ viện 67
3.7. Tăng cƣờng kinh phí hoạt động 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 76
PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU TIN 76
PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NHU CẦU TIN 78
PHỤ LỤC 3 MỘT VÀI HÌNH ẢNH VỀ THƢ VIỆN ĐẠI HỌC QUẢNG
BÌNH 82
Luận văn thạc sỹ Khoa học Thƣ viện
Trần Thị Lụa Khóa 2011-2013
6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT
Từ viết tắt
Nghĩa của từ
1
DV
Dịch vụ
2
ĐH
Đại học
3
ĐHQB
Đại học Quảng Bình
4
NDT
Ngƣời dùng tin
5

SP
Sản phẩm
6
TT
Thông tin
7
TV
Thƣ viện
8
TV-TT
Thƣ viện-Thông tin
Luận văn thạc sỹ Khoa học Thƣ viện
Trần Thị Lụa Khóa 2011-2013
7
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay chúng ta đang bƣớc vào thế kỷ mới, thế kỷ mà thông tin (TT)
và tri thức đang trở thành sức mạnh của nhân loại, TT trở thành nguồn tài
nguyên đặc biệt của mỗi quốc gia và chi phối sự phát triển của xã hội. TT
trong xã hội đƣợc coi nhƣ loại hàng hóa có ý nghĩa rất đặc biệt. TT vừa mang
các giá trị cơ bản của hàng hóa, vừa mang ý nghĩa giá trị xã hội. Những TT
cập nhật trong một thế giới không ngừng thay đổi đã trở nên hết sức cần thiết
đối với việc tích lũy, trau dồi, nâng cao kiến thức mọi mặt của mọi ngƣời. Với
số lƣợng TT khoa học kỹ thuật ngày càng gia tăng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu
tin của ngƣời dùng tin (NDT) đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho các cơ quan
Thƣ viện – Thông tin (TV-TT).
Giáo dục Đại học (ĐH) hiện nay rất cần đƣợc cung cấp một hệ thống
TT đảm bảo về chất và lƣợng. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi có sự
chuyển đổi phƣơng thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Giảng viên chỉ là ngƣời
hƣớng dẫn, là ngƣời cung cấp phƣơng pháp, sinh viên phải tự nghiên cứu, tìm

hiểu ra bản chất của vấn đề.
NDT là yếu tố cơ bản của mọi hệ thống thông tin TT. Đó là đối tƣợng
phục vụ của công tác thông tin tƣ liệu. NDT vừa là khách hàng của các dịch
vụ TT, vừa là ngƣời tạo ra TT mới. NDT giữ vai trò quan trọng trong các hệ
thống TT. Họ nhƣ là yếu tố tƣơng tác hai chiều với các đơn vị TT. Họ là cơ sở
để định hƣớng các hoạt động của đơn vị TT. NDT tham gia vào hầu hết các
công đoạn của dây chuyền TT. Họ biết các nguồn TT và có thể thông báo
hoặc đánh giá các nguồn tin đó.
Tầm quan trọng của thƣ viện (TV) đang dần dần đƣợc nâng lên, tuy
nhiên làm sao để vị thế đó đƣợc giữ vững là vấn đề quan trọng đặt ra cho các
TV. Hoạt động của một TV cụ thể gồm rất nhiều công đoạn chuyên môn khác
Luận văn thạc sỹ Khoa học Thƣ viện
Trần Thị Lụa Khóa 2011-2013
8
nhau, bắt đầu từ chọn lọc, bổ sung đến xử lý, đến lƣu trữ, bảo quản và cuối
cùng là tìm và phổ biến TT. Mỗi công đoạn đóng một vai trò nhất định, mỗi
công đoạn có một ý nghĩa riêng. Tất cả các công đoạn đó đều nhằm một mục
đích là phục vụ TT cho NDT, đƣa TT đến cho bạn đọc. Song làm sao để sách
đến đƣợc với ngƣời đọc, làm sao để sách không trở thành sách chết, làm sao
để những hoạt động chuyên môn trong TV không trở nên vô nghĩa,…đó chính
là chức năng, nhiệm vụ mà công đoạn phục vụ NDT phải giải quyết.
Công tác phục vụ NDT là công đoạn cuối cùng trong dây chuyền TT tƣ
liệu. Nó là công đoạn cuối cùng nhƣng là khâu trung tâm, bởi nó là khâu trực
tiếp làm việc với bạn đọc, là khâu gắn liền nhất với thực tiễn của ngành nghề,
khâu cuối cùng của chu trình chuyên môn khép kín thực hiện việc luân
chuyển sách, tài liệu tới ngƣời đọc. Nếu sách không đến đƣợc tay ngƣời đọc
thì tất cả những hoạt động chuyên môn của TV đều trở nên vô nghĩa, sách
trong TV trở thành sách chết.
Bất cứ cơ quan TV -TT nào muốn đạt đƣợc hiệu quả hoạt động thì
không thể không quan tâm đến công tác phục vụ NDT . Bơ

̉
i le
̃
công tác phục
vụ NDT là công tác trọng tâm nhất, NDT là yếu tố chính quy định chức năng,
nhiệm vụ của TV, hiệu quả của công tác phục vụ NDT là thƣớc đo để đánh
giá hiệu quả hoạt động của TV.
Trƣờng Đại học Quảng Bình (ĐHQB) là trƣờng ĐH đa ngành, đa lĩnh
vực, trong đó TV ĐHQB là đơn vị cấu thành giữ vai trò quan trọng trong sự
nghiệp đào tạo, nghiên cứu khoa học và học tập của cán bộ, giảng viên và
sinh viên trong toàn trƣờng. Trong những năm qua, TV đã góp phần không
nhỏ trong việc cung cấp tài liệu, TT khoa học phục vụ các nhiệm vụ và mục
tiêu mà nhà trƣờng đề ra. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi có sự
chuyển hƣớng sang phƣơng thức đào tạo theo học chế tín chỉ, TV trở thành
Luận văn thạc sỹ Khoa học Thƣ viện
Trần Thị Lụa Khóa 2011-2013
9
một đầu mối trung tâm TT cực kỳ quan trọng, là nơi mà các sinh viên, giảng
viên có thể tìm thấy những tri thức mình cần.
Tuy nhiên công tác phục vụ NDT ở đây chƣa thực sự đi vào chiều sâu,
hiệu quả phục vụ còn hạn chế, công tác phục vụ NDT chƣa thực sự làm tốt
chức năng của “cầu nối” giữa tài liệu với bạn đọc. Vì vậy, nhằm tìm ra những
giải pháp hữu hiệu để góp phần nâng cao hiệu quả phục vụ NDT tại TV
trƣờng ĐHQB, tôi chọn đề tài: “Công tác phục vụ người dùng tin tại thư
viện trường Đại học Quảng Bình” làm đề tài cho luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu về công tác phục vụ NDT trong các TV
trƣờng ĐH đƣợc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nƣớc nghiên cứu ở
nhiều góc độ và khía cạnh, thể hiện qua các luận văn, khóa luận, báo cáo, bài
nghiên cứu sau:

* Luận văn:
- Đề tài luận văn Thạc sỹ Khoa học thƣ viện: “Nâng cao hiệu quả công
tác phục vụ người dùng tin của Thư viện Quốc gia Việt Nam” của Nguyễn
Xuân Dũng, bảo vệ tại trƣờng Đại học Văn hóa Hà Nội năm 2011.
- Đề tài luận văn Thạc sỹ Khoa học thƣ viện: “Nâng cao hiệu quả công
tác phục vụ bạn đọc tại Trung tâm thông tin – Thƣ viện trƣờng Đại học Giao
thông vận tải Hà Nội” của Nguyễn Thanh Thủy, bảo vệ tại trƣờng Đại học
Văn hóa Hà Nội năm 2007.
- Đề tài luận văn Thạc sỹ Khoa học thƣ viện: “Hiện đại hoá công tác
phục vụ bạn đọc tại Trung tâm thông tin – thư viện Đại học Quốc gia Hà
Nội” của Lê Minh Thu, bảo vệ tại trƣờng Đại học Quốc gia hà Nội năm 2006.
Các luận văn tập trung nghiên cứu công tác phục vụ ngƣời dùng tin tại
Thƣ viện đƣa ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phục vụ nói chung, đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phục vụ bạn đọc tại TV.
Luận văn thạc sỹ Khoa học Thƣ viện
Trần Thị Lụa Khóa 2011-2013
10
* Khóa luận:
- Đề tài khóa luận tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Thông tin – Thƣ
viện: “Tìm hiểu công tác phục vụ bạn đọc ở Trung tâm Thông tin Thư viện
trường Đại học Vinh” của Võ Thúy Ngọc, bảo vệ tại trƣờng Đại học Văn hóa
Hà Nội năm 2008.
- Đề tài khóa luận tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Thông tin – Thƣ
viện: “Công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện Trường Đại học Khoa học
Huế” của Trần Dƣơng, bảo vệ tại trƣờng Đại học Văn hóa Hà Nội năm 2008.
- Đề tài khóa luận tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Thông tin – Thƣ
viện: “Nâng cao hiệu quả công tác phục vụ người dùng tin tại Trung tâm
Thông tin khoa học – Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí
Minh” của Trần Thị Hiền, bảo vệ tại trƣờng Đại học KHXH&NV Hà Nội
năm 2010.

- Đề tài khóa luận tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Thông tin – Thƣ
viện: “Nâng cao hiệu quả công tác phục vụ người dùng tin tại Thư viện
trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đáp ứng sự nghiệp đổi mới giáo dục
Đại học của đất nước” của Nguyễn Huyền Trang, bảo vệ tại trƣờng Đại học
KHXH&NV Hà Nội năm 2010.
Nhìn chung các khóa luận trên đã nêu lên đƣợc công tác phục vụ bạn
đọc, các loại hình sản phẩm (SP), dịch vụ (DV) và các giải pháp để hoàn
thiện, phát triển, nâng cao chất lƣợng SP, DV và hiệu quả công tác phục vụ
NDT tại các cơ quan TV-TT cụ thể, với những đặc điểm riêng biệt

* Bài trích báo – tạp chí
- Trƣơng Đại Lƣợng, Nguyễn Hữu Nghĩa (2008), “Nâng cao chất lượng
công tác phục vụ người đọc”, Tạp chí Thƣ viện Việt Nam, (1), tr. 32-35
Luận văn thạc sỹ Khoa học Thƣ viện
Trần Thị Lụa Khóa 2011-2013
11
- Trần Thị Thanh Vân (2011), “Đổi mới hoạt động phục vụ người dùng
tin để hội nhập với yêu cầu đào tạo tín chỉ tại các trung tâm thông tin – thư
viện đại học”, Kỷ yếu 15 năm thành lập khoa thông tin – thƣ viện, Trƣờng
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
- Quách Hải Đƣờng (2010), “Một vài giải pháp đổi mới tổ chức, quản lý
hoạt động thƣ viện Trƣờng Cao đẳng sƣ phạm Hà Nội phục vụ công tác đào
tạo tín chỉ” , Kỷ yếu hội thảo Đổi mới tổ chức , quản lý và tăng cƣờng ứng
dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động Thông tin – Thƣ viện.
Tuy nhiên, phạm vi không gian ghiên cứu của các bài viết không trùng
với đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả đang nghiên cứu.
* Đối với TV ĐHQB, cho tới thời điểm hiện tại cũng đã có một số đề tài
nghiên cứu, đó là:
- Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Bích Hằng năm 2010 với đề tài
Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phát triển vốn tài liệu Thư viện

trường Đại học Quảng Bình. Các bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của sinh
viên từ năm 2001 đến năm 2012 với các đề tài về Bộ máy tra cứu tin tại Thư
viện Trường Đại học Quảng Bình, Công tác xử lý tài liệu tại Thư viện Trường
Đại học Quảng Bình, Công tác bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Trường Đại
học Quảng Bình.
- Cũng có một số bài báo cáo tốt nghiệp nghiên cứu về công tác phục
vụ NDT, tuy nhiên những nghiên cứu này còn mang tính chất sơ khai, mới ở
giai đoạn tiếp cận vấn đề, các giải pháp đƣa ra chƣa thực sự bám sát với tình
hình, điều kiện cụ thể của Trƣờng, của TV.
* Bản thân tác giả cũng đã có hai đề tài nghiên cứu, đó là khóa luận tốt
nghiệp Đại học vào năm 2008 với đề tài Công tác địa chí tại thư viện tỉnh
Khoa hoc - Tổng hợp Thừa Thiên Huế và bài viết “Giải pháp nâng cao chất
lƣợng công tác phục vụ ngƣời dùng tin tại thƣ viện trƣờng Đại học Quảng
Bình” đăng tại Kỷ yếu Hội nghị cán bộ khoa học trẻ Đại học Quảng Bình
Luận văn thạc sỹ Khoa học Thƣ viện
Trần Thị Lụa Khóa 2011-2013
12
(3/2013). Hai đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao
chất lƣợng hoạt động của thƣ viện.
Nhƣ vậy, có thể nói, đề tài: “Công tác phục vụ người dùng tin tại thư
viện trường Đại học Quảng” là một đề tài hoàn toàn mới, chƣa bị trùng lặp
lại có ý nghĩa nhất định đối với công tác phục vụ NDT tại TV Trƣờng ĐHQB.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng, đánh giá những ƣu điểm và hạn chế của công
tác phục vụ NDT tại TV ĐHQB, tìm ra những nguyên nhân còn tồn tại,
những nguyên nhân thành công. Đồng thời đề xuất hệ thống các kiến nghị,
giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng công tác phục vụ NDT tin tại đây.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thứ nhất: Nghiên cứu lý luận công tác phục vụ NDT trong hoạt động

của TV.
- Thứ hai: Nghiên cứu thực trạng công tác phục vụ NDT tại thƣ viện
trƣờng Đại học Quảng Bình.
- Thứ ba: Dựa vào thực trạng, đánh giá những mặt ƣu điểm và hạn chế
của công tác phục vụ NDT tại trƣờng ĐHQB, tìm ra nguyên nhân của những
mặt ƣu và hạn chế đó.
- Thứ tƣ: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ NDT
tại trƣờng ĐHQB.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Chất lƣợng của công tác phục vụ NDT phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,
bao gồm: Tổ chức phục vụ; Sản phẩm và dịch vụ thông tin; Cơ sở vật chất, hạ
tầng công nghệ; Trình độ cán bộ Thƣ viện; Trình độ ngƣời dùng tin; Ứng
dụng công nghệ thông tin. Nếu những yếu tố trên đảm bảo thì chất lƣợng của
công tác phục vụ NDT sẽ đƣợc đảm bảo. Nâng cao chất lƣợng phục vụ NDT
Luận văn thạc sỹ Khoa học Thƣ viện
Trần Thị Lụa Khóa 2011-2013
13
sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của TV, từ đó, giúp hoạt động TV ở
đây làm tốt chức năng của một TV trƣờng ĐH.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác phục vụ NDT tại TV Trƣờng
ĐHQB.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trong phạm vi TV Trƣờng Đại học Quảng Bình, chủ yếu
tập trung vào nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phƣơng pháp luận
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở vận dụng phƣơng pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm, đƣờng lối,

chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về đổi mới giáo dục, phát triển hoạt động TV-TT
để phân tích lý giải các vấn đề và đề xuất những giải pháp cần thiết.
6.2. Phƣơng pháp cụ thể
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở sử dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu cụ thể sau:
- Phƣơng pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu.
- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Phƣơng pháp trao đổi, phỏng vấn cán bộ thƣ viện và NDT tại TV.
- Phƣơng pháp so sánh.
- Phƣơng pháp quan sát.
7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
7.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định về mặt lý luận vai trò, tầm
quan trọng của công tác phục vụ NDT.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn thạc sỹ Khoa học Thƣ viện
Trần Thị Lụa Khóa 2011-2013
14
Trên cở sở phân tích thực tiễn, đánh giá tìm ra nguyên nhân của những
mặt mạnh, những điểm còn hạn chế và đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả phục vụ NDT tin tại TV Trƣờng ĐHQB. Luận văn còn có thể làm tài
liệu tham khảo cho những đề tài nghiên cứu có nội dung liên quan.
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu sẽ là 01 luận văn gồm khoảng 80 trang, với nội
dung đề cập tới những vấn đề sau:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác phục vụ NDT tại thƣ viện
Trƣờng Đại học Quảng Bình.
- Thực trạng công tác phục vụ NDT tại thƣ viện Trƣờng Đại học Quảng
Bình.
- Giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác phục vụ NDT tại thƣ viện

Trƣờng Đại học Quảng Bình.
Luận văn đƣa ra hệ thống các giải pháp nhằm mục đích nâng cao chất
lƣợng NDT tại thƣ viện trƣờng ĐHQB, làm tăng hiệu quả hoạt động của TV.
9. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần mục lục, phụ lục, luận văn có nội
dung chính chia ra làm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác phục vụ ngƣời dùng
tin tại thƣ viện Trƣờng Đại học Quảng Bình.
- Chƣơng 2: Thực trạng công tác phục vụ ngƣời dùng tin tại thƣ viện
Trƣờng Đại học Quảng Bình.
- Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác phục vụ ngƣời
dùng tin tại thƣ viện Trƣờng Đại học Quảng Bình.
Luận văn thạc sỹ Khoa học Thƣ viện
Trần Thị Lụa Khóa 2011-2013
15
NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG
TÁC PHỤC VỤ NGƢỜI DÙNG TIN TẠI THƢ VIỆN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
1.1. Khái quát về công tác phục vụ ngƣời dùng tin
1.1.1. Ngƣời dùng tin và vai trò của ngƣời dùng tin
1.1.1.1. Ngƣời dùng tin
Nghiên cứu NDT là một trong những nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ
cơ quan thông tin – thƣ viện nào với mục tiêu là không ngừng nâng cao khả
năng thỏa mãn nhu cầu thông tin của họ. NDT là ngƣời sử dụng thông tin để
thỏa mãn nhu cầu của mình. NDT trƣớc hết phải là ngƣời có nhu cầu tin, là
chủ thể của nhu cầu tin. Ngƣời dùng tin là yếu tố cơ bản của mọi Hệ thống
thông tin, đó là đối tƣợng phục vụ của công tác TT tƣ liệu. NDT vừa là khách
hàng của các DV TT, đồng thời họ cũng là ngƣời sản sinh ra TT mới.
Trên cơ sở hoạt động của NDT, có thể chia thành ba nhóm NDT sau:

- NDT là cán bộ quản lý, lãnh đạo.
- NDT là cán bộ nghiên cứu khoa học.
- NDT là các nhà sản xuất kinh doanh
Mỗi nhóm NDT khác nhau có những đặc điểm về nhu cầu tin không
giống nhau:
Nhóm cán bộ quản lý: Nhu cầu tin vừa rộng vừa sâu, họ cần những TT
sâu về lĩnh vực quản lý nhƣng cần cả những TT về đối tƣợng bị quản lý và
các loại môi trƣờng xung quanh. Họ cần những TT mang tính logic cao, kịp
thời, cô đọng, súc tích và chính xác.
Nhóm cán bộ khoa học: Nhu cầu tin cao và bền vững: thực chất hoạt
động khoa học là quá trình xử lý TT. Chất lƣợng nghiên cứu khoa học phụ
thuộc vào chất lƣợng TT thu nhận đƣợc, đó là: khách quan, chính xác; số
Luận văn thạc sỹ Khoa học Thƣ viện
Trần Thị Lụa Khóa 2011-2013
16
lƣợng TT: càng nhiều TT càng càng chính xác. Nhóm đối tƣợng này cần
những TT mang tính tổng hợp về các lĩnh vực liên quan đến đối tƣợng nghiên
cứu, tính chuyên sâu tập trung vào các khía cạnh của đối tƣợng nghiên cứu,
tính logic, hệ thống và tính giá trị.
Nhóm NDT là các nhà sản xuất kinh doanh: Nhu cầu tin đa dạng về
nhiều lĩnh vực, nhiều loại hình tài liệu do hoạt động sống đa dạng, môi trƣờng
hoạt động luôn biến đổi, rộng lớn. Họ cần những TT hữu ích phục vụ đắc lực
cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của họ.
1.1.1.2. Vai trò của ngƣời dùng tin
NDT giữ vai trò quan trọng trong các hệ thống TT, họ nhƣ là yếu tố
tƣơng tác hai chiều với các đơn vị TT. NDT là yếu tố thiết yếu của một trung
tâm TT. Họ là yếu tố năng động trong hoạt động của một trung tâm TT. Vai
trò quan trọng của NDT thể hiện rõ ở những mặt sau:
- NDT luôn là cơ sở để định hƣớng các hoạt động của đơn vị thông tin.
- NDT tham gia vào hầu hết các công đoạn của dây chuyền TT. Họ biết

các nguồn TT và có thể thông báo hoặc đánh giá các nguồn TT đó. Chính
sách bổ sung phụ thuộc vào yêu cầu của NDT.
- NDT cũng tham gia sản sinh ra TT mới, tham gia vào các dòng TT
bằng tiếp xúc cá nhân.
1.1.2. Khái niệm về công tác phục vụ ngƣời dùng tin
Công tác phục vụ NDT nghiên cứu lý luận và phƣơng thức phục vụ
NDT, phƣơng thức tổ chức công tác với NDT trong TV, phƣơng pháp nghiên
cứu nhu cầu và hứng thú đọc của NDT, các phƣơng pháp tuyên truyền và
hƣớng dẫn đọc sách.
Phục vụ NDT là hoạt động của TV nhằm tuyên truyền và đƣa ra phục
vụ những dạng tài liệu hoặc bản sao của chúng, giúp đỡ ngƣời tới TV trong
việc lựa chọn, sử dụng tài liệu đó. Công tác này đƣợc xây dựng trên cơ sở kết
Luận văn thạc sỹ Khoa học Thƣ viện
Trần Thị Lụa Khóa 2011-2013
17
hợp các quá trình liên quan chặt chẽ với nhau của việc phục vụ thƣ viện, phục
vụ thông tin tra cứu.
Công tác phục vụ NDT là việc tổ chức phục vụ tài liệu cho NDT, là
một hoạt động của TV nhằm thúc đẩy, phát triển và thoả mãn nhu cầu, hứng
thú đọc tài liệu thông qua việc tuyên truyền, hƣớng dẫn và cung cấp tài liệu
dƣới nhiều hình thức. Công tác phục vụ NDT bao gồm các hình thức tổ chức
và phƣơng pháp phục vụ ngƣời đọc ở trong và ngoài TV. Đồng thời công tác
phục vụ NDT còn là thƣớc đo hiệu quả luân chuyển tài liệu và tác dụng của
nó trong đời sống xã hội.
1.1.3. Vai trò của công tác phục vụ ngƣời dùng tin
Nói đến tầm quan trọng của công tác phục vụ ngƣời dùng tin trong TV,
Lênin từng nói “Đánh giá thƣ viện không phải thƣ viện đó có bao nhiêu sách
quý hiếm, có trụ sở khang trang, tiện nghi hiện đại, mà chính là thƣ viện đó
thu hút và phục vụ đƣợc bao nhiêu bạn đọc đến sử dụng thông tin”.
Phục vụ NDT là khâu cuối cùng trong chu trình đƣờng đi của sách

nhƣng là khâu then chốt trong toàn bộ hoạt động của công tác TV. Tất cả các
khâu xử lý nghiệp vụ tài liệu trƣớc khi đƣa ra phục vụ bạn đọc sẽ đƣợc đánh
giá một cách khách quan và chính xác nhất thông qua mức độ đáp ứng nhu
cầu TT của bạn đọc. Vì vậy có thể nói, thông qua công tác này, TV có thể
điều chỉnh chính sách bổ sung, chỉnh lý, hoàn thiện các khâu công tác nghiệp
vụ theo hƣớng thỏa mãn ngày một tốt hơn nhu cầu bạn đọc.
- Vai trò của công tác phục vụ ngƣời dùng tin trong quan hệ với
toàn bộ hoạt động thƣ viện: Công tác phục vụ ngƣời dùng tin là khâu trung
tâm, là khâu then chốt, cơ bản: Nó là khâu luôn trực tiếp với các đối tƣợng
bạn đọc, quyết định hiệu quả hoạt động của hoạt động TV. Mục tiêu phấn đấu
chung của công tác TV cũng là mục tiêu phấn đấu của công tác phục vụ bạn
đọc. Đó là sự tổ chức, giúp đỡ, hƣớng dẫn đọc, giúp đỡ TT cho ngƣời đọc.
Luận văn thạc sỹ Khoa học Thƣ viện
Trần Thị Lụa Khóa 2011-2013
18
Cho nên đây là khâu trung tâm. Công tác phục vụ NDT là khâu cuối cùng
trong chu trình đƣờng đi của sách cũng nhƣ là khâu cuối cùng trong chu trình
thực hiện nhu cầu ngƣời đọc. Nếu chúng ta xác nhận công tác TV là một mặt
trận thì công tác phục vụ ngƣời đọc là công việc ở ngoài chiến trƣờng, công
việc ở “tiền tuyến”. Công việc này hết sức quan trọng, nó quyết định sự thành
công hay thất bại trong hoạt động của một TV.
- Công tác phục vụ ngƣời dùng tin trong quan hệ chính với sách và
ngƣời đọc: Công tác phục vụ ngƣời dùng tin đƣợc xem nhƣ chiếc cầu nối liền
hai đối tƣợng trên với nhau, ngƣời dùng tin là yếu tố thúc đẩy sự phát triển
của TV, ngƣợc lại sách giúp con ngƣời nâng cao tầm hiểu biết, tri thức, thế
giới quan của họ.
- Công tác phục vụ ngƣời dùng tin trong quan hệ giữa thƣ viện và xã
hội: Công tác phục vụ ngƣời dùng tin đƣợc ví nhƣ chiếc cầu nối liền sách và
bạn đọc, nếu vai trò của cầu nối này đƣợc làm tốt thì TV sẽ nhận đƣợc sự tôn
vinh của ngƣời đọc. Từ đó ý nghĩa xã hội của TV đƣợc nâng lên, thu hút bạn

đọc ngày càng đông. Nhƣ vậy TV tăng đƣợc vòng quay của sách, vai trò xã
hội của TV đƣợc tăng cƣờng, làm cho việc đọc sách trong nhân dân trở thành
thói quen, nếp sống, nhu cầu không thể thiếu. Nếu vòng quay của sách đƣợc
tăng lên thì sách trên thực tế sẽ lớn hơn rất nhiều so với sách trên danh nghĩa,
giảm số lƣợng sách chết, sách bị lãng quên. Trong tình hình đất nƣớc còn
nghèo thì điều này đặc biệt quan trọng.
- Xét trong quan hệ giữa từng công việc cụ thể của thƣ viện với công
tác phục vụ ngƣời dùng tin: Công tác phục vụ ngƣời dùng tin là cơ sở giúp
cơ quan thƣ viện kiểm tra, đánh giá các công việc khác. Thƣ viện làm tốt
công tác phục vụ NDT thì mới phát huy đƣợc tác dụng của các công việc
khác. Mặt khác, công tác này có thể giúp TV trong vấn đề tuyên truyền, chọn
lựa, trƣng bày, triển lãm các loại tài liệu, sản phẩm và dịch vụ TT.
Luận văn thạc sỹ Khoa học Thƣ viện
Trần Thị Lụa Khóa 2011-2013
19
- Vai trò của công tác ngƣời dùng tin về chính trị, xã hội: Làm tốt
công tác phục vụ NDT, TV đã xã hội hóa các công tác của mình. Làm tốt
công tác quan trọng này là biện pháp tích cực để thực hiện phƣơng châm,
nguyên lý giáo dục của Đảng và nhà nƣớc ta: phục vụ đông đảo quần chúng
nhân dân, nâng cao dân trí, đào tạo nên những con ngƣời Việt Nam mới, đủ
sức, đủ tài, đủ năng lực làm chủ.
1.1.4. Các yếu tố tác động đến công tác phục vụ ngƣời dùng tin
1.1.4.1. Vốn tài liệu
“Tài liệu là vật thể trên đó ghi lại những TT dƣới dạng văn bản, âm
thanh hoặc hình ảnh để lƣu truyền trong không gian và thời gian, đó là cái giá
vật chất mang tri thức của nhân loại”.
Vốn tài liệu TV là bộ sƣu tập có hệ thống các tài liệu phù hợp với chức
năng, loại hình và đặc điểm của từng TV, nhằm phục vụ cho ngƣời đọc của
chính TV hoặc các TV khác, đƣợc phản ánh toàn diện trong bộ máy tra cứu,
cũng nhƣ để bảo quản lâu dài trong suốt thời gian đƣợc ngƣời đọc quan tâm.

Tài liệu trong TV là cơ sở vật chất quan trọng và thiết yếu nhất. Là bộ
phận của di sản văn hoá dân tộc, chứa đựng những tri thức, kinh nghiệm của
loài ngƣời đƣợc truyền lại từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tài liệu là nguồn lực
của sự phát triển xã hội, sự tiến bộ của loài ngƣời có đƣợc là nhờ tiếp thu,
khai thác và phát triển những tri thức của các thế hệ trƣớc để lại. Tài liệu chỉ
ra sự phát triển (mức độ phát triển) về trí tuệ, văn minh của một quốc gia, một
dân tộc nào đó. Tài liệu là một loại hàng hoá đặc biệt. Tài liệu còn là công cụ
để giai cấp cầm quyền tác động lên quần chúng nhân dân, giúp họ đƣa ra
những quyết định có căn cứ khoa học nhất.
Vốn tài liệu chính là cơ sở cho mọi hoạt động của TV:
- Biên soạn thƣ mục.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu.
Luận văn thạc sỹ Khoa học Thƣ viện
Trần Thị Lụa Khóa 2011-2013
20
- Khả năng thỏa mãn nhu cầu của độc giả phụ thuộc rất lớn vào vốn tài
liệu.
- Vốn tài liệu giúp TV hình thành các chức năng phục vụ: tàng trữ, luân
chuyên tài liệu.
- Tổ chức các hoạt động bề nổi: trƣng bày, triển lãm, giới thiệu sách.
1.1.4.2. Sản phẩm và dịch vụ thông tin
SP TT là kết quả của hoạt động xử lý TT tại các cơ quan TV-TT nhằm
đáp ứng nhu cầu dùng tin của NDT. Bao gồm các loại sau:
- Hệ thống mục lục
- Hệ thống phiếu tra cứu dữ kiện
- Các ấn phẩm thƣ mục
- Tạp chí tóm tắt (có cả bản giấy và bản điện tử)
- Danh mục
- Tổng luận
- Cơ sở dữ liệu

- Bản tin điện tử
- Trang web
DV TT chính là việc tổ chức chuyển giao cho NDT những thông tin mà
họ cần hoặc giúp cho họ có khả năng tiếp cận các TT đó. Bao gồm các loại
DV sau:
- DV cung cấp tài liệu (bản gốc, bản sao, bản dịch)
- DV tra cứu thông tin
- DV trao đổi thông tin (nói chuyện chuyên đề, hội nghị, hội thảo…)
- DV phổ biến thông tin chọn lọc
- Triển lãm tài liệu.
- DV dịch thuật
- DV tƣ vấn thông tin
Luận văn thạc sỹ Khoa học Thƣ viện
Trần Thị Lụa Khóa 2011-2013
21
Nhƣ vậy, SP và DV của các cơ quan TV-TT không phải là kết quả của
việc tạo ra các TT mới góp phần làm giàu di sản trí tuệ đó mà chính là kết quả
của việc xử lý và hệ thống hoá nguồn tin đã có, nhằm tạo cho con ngƣời có
thể khai thác đƣợc chúng theo những mục đích riêng của mình. Đối với cơ
quan thông tin - thƣ viện, SP và DV TT đóng vai trò là cầu nối giữa các cơ
quan TV-TT với NDT, giữa cán bộ TV với NDT. Để thực hiện tốt chức năng
cung cấp TT cho NDT, cơ quan TV-TT phải quản lý tốt nguồn tin của mình.
Vì vậy, SP và DV TT còn giúp các cơ quan TV-TT quản lý, kiểm soát tốt và
cung cấp chúng một cách hiệu quả tới NDT. Nhƣ vậy, SP và DV TT đóng vai
trò là công cụ để cán bộ phổ biến, cung cấp TT đến NDT.
1.1.4.3. Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ
Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ là một trong bốn yếu tố cấu thành
nên một cơ quan TV-TT. Nó góp phần quan trọng trong vấn đề nâng cao hiệu
quả hoạt động cho TV. Việc tăng cƣờng cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ cho
hoạt động TV-TT cũng đồng nghĩa với việc góp phần tạo ra các giá trị thông

tin cao phục vụ hữu ích cho NDT.
Cơ quan thông tin – thƣ viện muốn làm tốt công tác hoạt động và
nghiệp vụ chuyên môn của mình thì trƣớc hết phải có một cơ sở vật chất ổn
định và đầy đủ. Các trang thiết bị phải đảm bảo cho cán bộ thƣ viện làm đúng
chức năng, đảm bảo cho bạn đọc có thể tiếp cận và sử dụng một cách dễ dàng.
Hệ thống các kho tàng, phòng đọc và phòng làm việc của cán bộ, hệ
thống thiết bị bảo vệ phải đƣợc đảm bảo, điều này có ý nghĩa vô cùng quan
trọng, nó sẽ giúp đảm bảo chế độ hoạt động bình thƣờng cho các cơ quan TV.
Để đảm bảo chất lƣợng cho công tác phục vụ NDT, các cơ quan TV cần chú ý
đến việc xây dựng các phòng đọc đạt tiêu chuẩn trong điều kiên cho phép.
Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến vấn đề tổ chức kho, tùy vào điều kiện của
mỗi TV để quyết định nên tổ chức kho đóng hay kho mở. Mặt khác, TV cũng
Luận văn thạc sỹ Khoa học Thƣ viện
Trần Thị Lụa Khóa 2011-2013
22
cần quan tâm đến hệ thống tủ mục lục, vì đây là công cụ tra cứu quan trọng,
đặc biệt là ở các TV truyền thống.
Tùy vào mức độ tự động hóa, mỗi cơ quan TV-TT quyết định xây dựng
và phát triển hạ tầng công nghệ cho cơ quan mình sao cho phù hợp. Với xu
thế tự động hóa công tác TV, các TV phải đảm bảo đƣợc các hệ thống máy
tính và mạng máy tính trong cơ quan mình.
1.1.4.4. Cán bộ Thƣ viện
Cán bộ TV là cầu nối giữa sách và bạn đọc. Cán bộ TV chính là ngƣời
lựa chọn, xử lý, tổ chức sắp xếp tài liệu và giới thiệu chúng đến NDT. Hàng
ngày, họ tuyên truyền, giới thiệu thông tin đến các đối tƣợng độc giả, họ
không ngừng nghiên cứu nhu cầu tin của các nhóm NDT với mục đích là
ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu cho bạn đọc.
Cán bộ TV có một vai trò to lớn trong sự phát triển chung của TV. Đặc
biệt trong giai đoạn hiện nay, khi hầu hết các TV truyền thống đang dần
chuyển sang một loại hình TV mới - TV điện tử. Ngoài kiến thức chuyên

môn, thực tế đang đòi hỏi ở ngƣời cán bộ TV một trình độ tin học và ngoại
ngữ tƣơng xứng.
1.1.4.5. Ngƣời dùng tin
NDT là một trong những yếu tố cấu thành nên TV. Mọi hoạt động của
TV đều nhằm một mục đích cuối cùng là phục vụ tốt nhất nhu cầu tin cho
NDT.
Tuy nhiên, làm sao để NDT có thể sử dụng đƣợc một cách triệt để các
SP và DV TT mà TV đã tạo lập? làm sao để những công việc của cán bộ TV
có ý nghĩa? Những điều đó tùy thuộc không nhỏ vào trình độ của NDT. Trình
độ ở đây chính là khả năng tìm kiếm thông tin và sử dụng TV của NDT. Tuy
nhiên, không phải bạn đọc nào cũng có khả năng sử dụng thành thạo các công
cụ tra cứu tin tại TV. Điều này gây ra không ít khó khăn cho bạn đọc, ảnh
Luận văn thạc sỹ Khoa học Thƣ viện
Trần Thị Lụa Khóa 2011-2013
23
hƣởng rất lớn đến chất lƣợng phục vụ NDT của TV. Lúc này, trách nhiệm của
ngƣời cán bộ TV là phải nghiên cứu các đặc điểm của NDT, tìm hiểu nhu cầu
tin và tập quán TT của họ. Từ đó triển khai những hoạt động đào tạo, hƣớng
dẫn cho bạn đọc.
Đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, khi các TV cũng
đang ứng dụng các phần mềm tƣ liệu để hoạt động, đòi hỏi NDT cũng cần
phải đƣợc trang bị một trình độ tin học và ngoại ngữ tƣơng ứng.
1.1.4.6. Tổ chức công tác phục vụ
Công tác tổ chức phục vụ là khâu chuyên môn nghiệp vụ cuối của TV.
Đây là khâu sử dụng kết quả của những khâu chuyên môn trƣớc. Nếu công
đoạn này tiến hành có hiệu quả thì ý nghĩa của những công việc trƣớc đó mới
đƣợc phát huy.
Các TV đều chú ý đến vấn đề xây dựng công tác phục vụ, coi đây là
những hoạt động bề nổi mang ý nghĩa quan trọng. Hầu hết các TV đều quan
tâm đến vấn đề giờ giấc và phƣơng thức phục vụ đối với bạn đọc của mình.

1.2. Khái quát về thƣ viện Trƣờng Đại học Quảng Bình
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của TVĐHQB là TV trƣờng Trung cấp Sƣ phạm Quảng Bình
đƣợc hình thành từ những năm 1959. Giai đoạn đầu, TV phục vụ bạn đọc chỉ
dƣới dạng tủ sách, qui mô hoạt động rất khiêm tốn với vốn tài liệu khoảng
5.000 bản. Cơ sở vật chất thiếu thốn, chỉ có hai tủ đựng tài liệu và mƣời kệ
sách bằng gỗ. Cán bộ phụ trách thƣ viện lúc bấy giờ là một cán bộ giảng dạy
phụ trách, không có chuyên môn nghiệp vụ về TV nên công tác nghiệp vụ bị
bỏ ngõ. Với những thăng trầm và biến cố của Nhà trƣờng, cùng những chuyến
di dời địa điểm, TV lúc bấy giờ hầu nhƣ chƣa có một chính sách phát triển
nào. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là lƣu giữ và bảo quản.
Luận văn thạc sỹ Khoa học Thƣ viện
Trần Thị Lụa Khóa 2011-2013
24
Năm 1995 là một mốc quan trọng đối với TV. Với chức năng và nhiệm
vụ của một trƣờng Cao đẳng, TV đã có những chính sách phát triển rõ ràng:
đƣợc bố trí ở một khuôn viên rộng rãi hơn; đội ngũ cán bộ có trình độ về
chuyên ngành TV đƣợc tăng cƣờng; công tác nghiệp vụ đã đƣợc chú trọng;
công tác biên mục và phục vụ đã đƣợc phân biệt rõ rệt, hệ thống kho sách đã
đƣợc hình thành và phát triển. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đƣợc trang cấp
thêm, đáp ứng khá đầy đủ cho mọi hoạt động của một TV truyền thống. Kinh
phí hoạt động để phát triển vốn tài liệu đƣợc đặc biệt quan tâm, chính vì vậy
TV đã xây dựng đƣợc một bộ sƣu tập khá phong phú về nội dung và đa dạng
về hình thức. Hoạt động TV trong giai đoạn này đã hƣớng tới các đối tƣợng
bạn đọc.
Năm 2006 trƣờng ĐHQB đƣợc thành lập trên cơ sở trƣờng Cao đẳng
Sƣ phạm Quảng Bình. TVĐHQB cũng đƣợc thành lập theo mốc thời gian
này. Cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ về TV đƣợc tăng cƣờng. Đây là sự
kiện đánh dấu cho sự phát triển của một TV trƣờng ĐH đa ngành, đa hệ.
Sau 50 năm, cùng với sự phát triển của Nhà trƣờng và sự quan tâm của

Ban Giám hiệu, TV đã có những bƣớc phát triển đáng kể. Đến nay, khuôn
viên đƣợc mở rộng, đƣợc bố trí dãy nhà 3 tầng, với tổng diện tích 1.100m
2
,
trong đó diện tích khối phục vụ chiếm 400m
2
, diện tích khối kho sách là
600m
2
, khối nghiệp vụ là 100m
2
.

Vốn

tài liệu phong phú và đa dạng hơn,
trang thiết bị đƣợc trang cấp hiện đại hơn, đặc biệt đội ngũ cán bộ thƣ viện
đƣợc chú trọng phát triển về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng. Là một đơn vị
trực thuộc sự quản lý của phòng Đào tạo, TV đã góp phần không nhỏ trong
công tác nghiên cứu, quản lý, giảng dạy và học tập của cán bộ giảng viên và
sinh viên trong toàn trƣờng.


×