TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TẠ THỊ VUI
CÔNG TÁC PHỤC VỤ NGƢỜI DÙNG TIN
TẠI THƢ VIỆN TỈNH PHÚ THỌ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Khoa học Thƣ viện
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. CHU NGỌC LÂM
HÀ NỘI, 2015
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản khóa luận này, em đã nhận được sự hướng dẫn và
giúp đỡ tận tình của TS. Chu Ngọc Lâm. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới TS về sự giúp đỡ quý báu này.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa đã
tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những tri thức khoa học quý báu trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị đang công
tác tại Thư viện Tỉnh Phú Thọ những người luôn tận tình giúp đỡ em trong
quá trình thực hiện khóa luận này.
Mặc dù đã cố gắng, song khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Em
rất mong nhận được sự xem xét, đánh giá, đóng góp những ý kiến quý báu
của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Tạ Thị Vui
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Tạ Thị Vui
Sinh viên lớp: K37A Khoa học Thư viện, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Tôi xin cam đoan:
1. Đề tài “Công tác phục vụ người dùng tin tại Thư viện Tỉnh Phú Thọ” là kết
quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Chu Ngọc Lâm và
tham khảo một số tài liệu khác.
2. Khóa luận hoàn toàn không sao chép từ các tài liệu có sẵn nào.
3. Kết quả nghiên cứu không trùng với tác giả khác.
Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2012
Ngƣời cam đoan
Tạ Thị Vui
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nghĩa của từ
CBTV
Cán bộ thư viện
CNTT
Công nghệ thông tin
NCT
Nhu cầu tin
NDT
Người dùng tin
TT-TV
Thông tin - thư viên
TVPT
Thư viện Phú Thọ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Những đóng góp mới của đề tài 4
7. Bố cục của khoá luận 5
CHƢƠNG 1. CÔNG TÁC PHỤC VỤ NGƢỜI DÙNG TIN VỚI THƢ
VIỆN TỈNH PHÚ THỌ 6
1.1 Những vấn đề chung của công tác phục vụ người dùng tin 6
1.1.1 Khái niệm về người dùng tin và công tác phục vụ người dùng tin 6
1.1.2 Vai trò của công tác phục vụ người dùng tin 7
1.1.3 Các tiêu chí đánh giá công tác phục vụ người dùng tin 8
1.2. Khái quát về thư viện Tỉnh Phú Thọ 10
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 10
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ 13
1.2.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của thư viện Tỉnh Phú Thọ 14
1.2.4 Cơ sở vật chất và trang thiết bị 16
1.2.5 Nguồn lực thông tin 17
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC VỤ NGƢỜI DÙNG
TIN TẠI THƢ VIỆN TỈNH PHÚ THỌ 20
2.1 Nghiên cứu người dùng tin và nhu cầu tin 20
2.1.1 Đặc điểm người dùng tin 20
2.1.2 Đặc điểm nhu cầu tin 23
2.2 Các dịch vụ thông tin - thư viện 26
2.2.1 Dịch vụ phục vụ người dùng tin bên trong thư viện 26
2.2.2 Dịch vụ phục vụ người dùng tin bên ngoài Thư viện 39
2.3 Công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo 42
2.3.1 Hội nghị, hội thảo người dùng tin 42
2.3.2 Trưng bày, triển lãm 43
2.3.3 Nói chuyện chuyên đề 43
2.4 Hướng dẫn tra cứu 45
2.4.1 Tra cứu theo hình thức hiện đại 45
2.4.2 Tra cứu truyền thống 46
CHƢƠNG 3. CÁC NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 48
3.1 Đánh giá chung về công tác phục vụ NDT tại Thư viện Tỉnh phú Thọ 48
3.1.1 Mức độ thu hút người dùng tin tại Thư viện 48
3.1.2 Khả năng đáp ứng nhu cầu tin 48
3.1.3 Trình độ và năng lực của cán bộ Thư viện 50
3.1.4 Khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất và trang thiết bị tại Thư viện 51
3.2 Nhận xét chung 52
3.2.1 Ưu điểm 52
3.2.2 Nhược điểm 52
3.3 Kiến Nghị 53
3.3.1 Nâng cao chất lượng vốn tài liệu 53
3.3.2 Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị của Thư viện 54
3.3.3 Tăng cường dịch vụ khai thác thông tin qua mạng 55
3.3.4 Đa dạng hóa các dịch vụ phục vụ người dùng tin tại Thư viện 56
3.3.5 Tăng cường ứng dụng công nghệ Thông tin vào trong hoạt động Thông
tin - Thư viện 57
3.3.6 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Thư viện 58
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay khoa học kĩ thuật vẫn từng ngày phát triển với
những bước đi thần tốc, mọi người có thể tiếp thu được mọi luồng thông tin
nhanh chóng dễ dàng từ nhiều kênh thông tin khác nhau như truyền hình,
Internet, báo chí…. Nhưng vẫn không thể phủ nhận đi tầm quan trọng của thư
viện một nền văn hoá tri thức vô tận quý giá mà nhân loại ban tặng. Trong đó
nhiệm vụ của thư viện là làm thế nào để người dùng tin đến thư viện ngày càng
nhiều, điều đó đặt ra mối quan tâm vào các công tác hoạt động và phục vụ của
thư viện, công tác hàng đầu phải kể đến đó là công tác phục vụ người dùng tin
(NDT) đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của thư viện là cầu nối
giữa bạn đọc với kho tài liệu của thư viện, là khâu công tác cuối cùng và có
mục đích cao nhất nhằm đáp ứng hiệu quả nhanh chóng, chính xác nhất đến
người dùng tin trong thư viện, công tác này là cầu nối trực tiếp và hiệu quả
giữa các cơ quan thông tin thư viện (TT-TV) và NDT giúp cho họ cần nghiên
cứu một cách kịp thời và hiệu quả giúp truyền bá tri thức, văn hoá như đúng
với vai trò và chức năng của một cơ quan và thiết chế văn hoá trong xã hội.
Thư viện tỉnh Phú Thọ là một thư viện công cộng ra đời và hoạt động
song hành cùng với sự phát triển của đất nước là cơ quan văn hoá, thiết chế
giáo dục thông tin khoa học lớn có tác dụng lâu dài và mãi mãi cho sự nghiệp
phát triển chung của toàn tỉnh. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đẩy
mạng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Thư viện Tỉnh Phú Thọ đang
đứng trước những thời cơ và thách thức mới. Đó là tăng cường hoạt động
thông tin thư viện (TT-TV) tạo ra những sản phẩm và dịch vụ chất lượng
nhằm thoả mãn cao nhu cầu tin NCT của NDT ở địa phương. Mặc dù thư
viện tỉnh Phú Thọ đang có những áp dụng công nghệ thông tin hiệu vào trong
2
hoạt động thư viện của mình nhằm rút ngắn khoảng cách tụt hậu, việc ứng
dụng các thành tựu công nghệ này cùng với việc triển khai và xây dựng các
cơ sở dữ liệu đã đặt ra cho công tác phục vụ người dùng tin những yêu cầu
mới. Bên cạnh đó bạn đọc đến với thư viện ngày càng nhiều khi đó phương
thức phục vụ tại thư viện vẫn còn nhiều hạn chế và chưa cao việc nâng cao
chất lượng phục vụ người dùng tin tại thư viện Tỉnh Phú Thọ đòi hỏi phải có
những giải pháp mang tính tổng thể và hữu hiệu.
Từ những lí do trên tôi chọn đề tài “Công tác phục vụ người dùng tin
tại Thư viện Tỉnh Phú Thọ” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành
khoa học thư viện.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài về công tác phục vụ người dùng tin là một trong những đề tài
luôn nhận được sự quan tâm và nghiên cứu của các cơ quan thông tin - thư
viện và các đồng nghiệp. Hiện nay ở các trường đại học đào tạo về ngành
thông tin - thư viện như Khoa học Xã hội và Nhân Văn (Đại học Quốc Gia Hà
Nội), Đại học Văn Hoá đã có nhiều đề tài nghiên cứu về công tác phục vụ
người dùng tin. Với mỗi đề tài lại có cách nhìn nhận và khai thác vấn đề khác
nhau như:
* Đề tài đã nghiên cứu về công tác phục vụ bạn đọc của trường Đại
học Văn Hoá Hà Nội:
- Hiện đại hoá công tác phục vụ bạn đọc của Trung tâm Thông tin -
Thư viện Đại học Quốc Gia Hà Nội - Lê Minh Thu.
- Nâng cao hiệu quả công tác phục vụ bạn đọc của Thư viện Quốc gia
Việt Nam - Nguyễn Xuân Dũng.
- Công tác phục vụ bạn đọc của Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2 - Hoàng Thị Liên.
3
* Đề tài nghiên cứu về công tác phục vụ bạn đọc của Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội:
- Công tác phục vụ bạn đọc của Thư viện trường Đại học Quảng Bình:
Luận văn Thạc sĩ / Trần Thị Lụa / 2013.
- Công tác phục vụ bạn đọc ở Thư viện tỉnh Hà Tây / Vương Thị Lý /
2007.
- Công tác phục vụ bạn đọc của Thư viện thành phố Hà Nội / Nguyễn
Thị Kim Dung / 2008.
* Ngoài những đề tài nghiên cứu kể trên còn có một số bài báo, tạp
chí viết về công tác phục vụ bạn đọc:
- Đổi mới hoạt động phục vụ bạn đọc để hội nhập với yêu cầu đào tạo
tín chỉ của các Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học / Trần Thị Thanh Vân
(2011), Kỉ yếu 15 năm thành lập khoa Thông tin - Thư viện trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Hà Nội.
- Một số giải pháp đổi mới tổ chức, quản lí hoạt động thư viện trường
Cao đẳng Sư phạm Hà Nội phục vụ công tác đào tạo tín chỉ / Quách Hải
Đường (2010), Kỉ yếu hội thảo đổi mới tổ chức, quản lí và tăng cường ứng
dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động Thông tin - Thư viện.
Một số đề tài trên cũng mới chỉ giải quyết một số khía cạnh trong
hoạt động Thông tin - Thư viện của Thư viện tỉnh Phú Thọ. Nhìn chung chưa
có đề tài nào đề cập trực tiếp và đi sâu nghiên cứu về công tác phục vụ người
dùng tin của Thư viện tỉnh Phú Thọ. Với cách triển khai nội dung, cách nhìn
nhận, đánh giá và những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng của công tác
phục vụ người dùng tin tại Thư viện tỉnh Phú Thọ sẽ tạo ra những điều khác
biệt so với những đề tài trước đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng công tác phục vụ người
dùng tin tại Thư viện Tỉnh Phú Thọ trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét và
4
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động phục vụ người
dùng tin tại Thư viện Tỉnh Phú Thọ.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hoá những vấn đề lí luận chung về công tác phục vụ người
dùng tin với Thư viện Tỉnh Phú Thọ.
+ Phân tích khảo sát thực trạng công tác phục vụ người dùng tin tại Thư
Viện Tỉnh Phú Thọ.
+ Đưa ra những nhận xét đánh giá và kiến nghị nhằm nâng cao chất
lượng phục vụ người dùng tin tại thư viện.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác phục vụ người dùng tin tại Thư viện
Tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác phục vụ người dùng tin với
Thư viện Tỉnh Phú Thọ từ năm 2010 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện khoá luận đã thực hiện các phương pháp.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu.
- Phương pháp phỏng vấn, trao đổi.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu - Phương pháp thống kê.
6. Những đóng góp mới của đề tài
- Khoá luận đưa ra những đánh giá về thực trạng công tác phục vụ
người dùng tin tại Thư viện.
- Kết quả nghiên cứu của khoá luận là tài liệu tham khảo tốt góp phần
nâng cao hiệu quả chất lượng phục vụ người dùng tin trong các thư viện công
cộng nói chung và thư viện Tỉnh Phú Thọ nói riêng.
5
7. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1. Công tác phục vụ người dùng tin với Thư Viện Tỉnh Phú
Thọ.
Chương 2. Thực trạng công tác phục vụ người dùng tin tại Thư Viện
Tỉnh Phú Thọ .
Chương 3. Nhận xét, đánh giá và kiến nghị.
6
CHƢƠNG 1. CÔNG TÁC PHỤC VỤ NGƢỜI DÙNG TIN
VỚI THƢ VIỆN TỈNH PHÚ THỌ
1.1 Những vấn đề chung của công tác phục vụ ngƣời dùng tin
1.1.1 Khái niệm về người dùng tin và công tác phục vụ người dùng tin
1.1.1.1 Khái niệm về người dùng tin
Người dùng tin là một thành phần không thể thiếu trong hoạt động
của cơ quan thông tin thư viện (TTTV), nó là cơ sở định hướng cho mọi hoạt
động thông tin của các cơ quan TT-TV, là một trong bốn yếu tố cơ bản của
hệ thống thông tin. (Nguồn lực thông tin, Cán bộ thông tin - thư viện, cơ sở
vật chất kĩ thuật, người dùng tin). Người dùng tin có vai trò quan trọng trong
các hệ thống thông tin của các cơ quan TT-TV.
Người dùng tin (NDT) là người sử dụng thông tin trong tài liệu của
thư viện để thoả mãn nhu cầu tin (NCT) của mình. NDT là chủ thể của nhu
cầu tin. Mỗi người trong xã hội trở thành NDT của cơ quan TT-TV khi họ sử
dụng các sản phẩm và dịch vụ TT-TV để thoả mãn nhu cầu tin của mình.
Trong hoạt động TT-TV, thuật ngữ “Bạnđọc”, “Người dùng tin” hay “Người
sử dụng Thư viện” được coi là đồng nhất.
1.1.1.2 Khái niệm về công tác phục vụ người dùng tin
Công tác phục vụ người dùng tin (Với góc độ là một môn khoa học)
nghiên cứu lí luận và phương pháp phục vụ người dùng tin, phương pháp tổ
chức công tác phục vụ người dùng tin trong thư viện, phương pháp nghiên
cứu nhu cầu tin của người dùng và các phương pháp tuyên truyền, hướng dẫn
đọc sách, tổ chức phục vụ người dùng tin.
Là một hoạt động của thư viện nhằm tuyên truyền và đưa ra phục vụ
những dạng tài liệu hoặc bản sao của chúng giúp người tới thư viện trong việc
lựa chọn sử dụng tài liệu đó. Công tác này được xây dựng trên cơ sở kết hợp
7
các quá trình liên quan chặt chẽ với nhau trong việc phục vụ thư viện và phục
vụ thông tin tra cứu tìm tài liệu tại thư viện.
Với ý nghĩa đó, công tác phục vụ người dùng tin bao gồm các nội dung,
tổ chức các dịch vụ cung cấp tài liệu bên trong và bên ngoài thư viện, các
công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo và tổ chức nhiều loại hình khác
nhau.
1.1.2 Vai trò của công tác phục vụ người dùng tin
Phục vụ người dùng tin là khâu cuối cùng trong chu trình đường đi của
sách, nhưng là khâu then chốt trong toàn bộ hoạt động của công tác thư viện,
tất cả các khâu nghiệp vụ xử lí trước khi đưa ra phục vụ người dùng tin sẽ
được đánh giá một cách khách quan thông qua mức độ đáp ứng của người
dùng tin.
Đối với người dùng tin của thư viện, công tác phục vụ người dùng tin
có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Thứ nhất, công tác phục vụ người dùng tin giúp người dùng tin có tư
cách pháp nhân trong việc sử dụng thư viện và các dịch vụ thông tin qua việc
đăng kí làm thẻ.
Thứ hai công tác phục vụ người dùng tin giúp cho người dùng tin biết
cách sử dụng thư viện. Đối với những người lần đầu đến làm thẻ tại thư viện,
thư viện thường tổ chức các lớp đào tạo nhằm giới thiệu cho người dùng tin
về thư viện, các dịch vụ tại đây, hướng dẫn tra tìm tài liệu, đăng kí mượn trả
tài liệu và sử dụng các dịch vụ mà thư viện có.
Công tác phục vụ người dùng tin góp phần tích cực vào việc định
hướng nâng cao nhu cầu tin của người dùng tin. Với kho tàng kiến thức thuộc
mọi lĩnh vực khác nhau mà thư viện tỉnh Phú Thọ đang lưu giữ là vô cùng
phong phú vì vậy muốn tìm tài liệu phù hợp là rất cần đến sự trợ giúp của các
cán bộ thư viện.
8
Một nội dung rất quan trọng mà Thư viện tỉnh Phú Thọ rất quan tâm và
thực hiện rất tốt là công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo, bằng việc tổ chức
các cuộc triển lãm, các ngày hội, các buổi toạ đàm, nói chuyện chuyên đề.
Thư viện cung cấp cho người dùng tin tương đối đầy đủ về cả hình thức
và nội dung của tài liệu một cách trực quan sinh động. Đây là biện pháp hữu
hiệu nhất giúp thư viện làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương chính sách
của đảng và nhà nước đến với NDT, đảm bảo chức năng xã hội đối với tỉnh
đó là một nhiệm vụ rất quan trọng.
Thư viện Tỉnh Phú Thọ xác định một trong những nhiệm vụ trọng
tâm của mình là tổ chức phục vụ tạo điều kiện cho người dùng tin sử dụng
vốn tài liệu Thư viện theo quy định và tham gia các hoạt động do thư viện tổ
chức qua đó nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác phục vụ bạn đọc tại
Thư viện Tỉnh Phú Thọ.
1.1.3 Các tiêu chí đánh giá công tác phục vụ người dùng tin
1.1.3.1 Mức độ thu hút số lượng người dùng tin
Mức độ thu hút NDT đến thư viện được thể hiện qua số lượng NDT sử
dụng sản phẩm, dịch vụ thư viện và số lượng NDT đến đăng kí làm thẻ thư
viện. Để cho việc phục vụ người dùng tin tại thư viện đạt hiệu quả cao nhất
thì cán bộ thư viện phải nghiên cứu, nắm bắt được tình hình và nhu cầu, số
lượt bạn đọc đến thư viện một cách kịp thời. Điều đó là yếu tố có ảnh hưởng
rất lớn đến công việc thu hút NDT đến thư viện ngày một đông hơn. Nếu như
thư viện thỏa mãn và đáp ứng được nhu cầu của NDT và các nhóm đối tượng
thì số lượt NDT đến ngày càng nhiều hơn và nơi đây sẽ như một cơ quan giáo
dục bên ngoài nhà trường.
Thông qua số lượt NDT sử dụng thư viện, thư viện sẽ điều chỉnh hoạt
động cho phù hợp và tìm ra các giải pháp thích hợp thu hút NDT đến với thư
viện. Thông qua lượt phục vụ NDT người ta có thể đánh giá được chất lượng,
9
hiệu quả hoạt động của công tác TT-TV. NDT đến thư viện càng nhiều, có
nghĩa là thư viện đó hoạt động tốt, sản phẩm dịch vụ của thư viện có chất
lượng cao và phù hợp. Vì vậy, lượt phục vụ NDT là thước đo hiệu quả nhất
của hoạt động thư viện.
1.1.3.2 Mức độ đáp ứng nhu cầu tin
Mức độ đáp ứng NCT thể hiện ở mức độ đầy đủ, kịp thời, tỉ lệ các yêu
cầu tin của NDT được đáp ứng. Chất lượng thông tin được đánh giá trên tính
đầy đủ của thông tin. Thông tin cung cấp cho người dùng tin một cách đầy đủ,
kịp thời chính xác thỏa mãn cao NCT của NDT. Và như vậy, chất lượng phục
vụ NDT của thư viện được đánh giá là tốt. Hay nói cách khác, mức độ đáp
ứng nhu cầu tin là thước đo chất lượng phục vụ NDT của thư viện bằng khả
năng đáp ứng nhu cầu tin của cũng được xem xét ở mức độ khai thác nguồn
lực thông tin.
Mức độ khai thác nguồn lực thông tin.
Mức độ khai thác nguồn lực thông tin thể hiện ở vòng quay tài liệu của
thư viện. Lượt tài liệu phục vụ NDT cung cấp càng lớn nghĩa là mức độ khai
thác tài liệu thư viện càng cao. Và mức độ này cũng là thước đo giá trị, chất
lượng hoạt động của thư viện, chất lượng công tác phục vụ NDT.
1.1.3.3 Năng lực, trình độ và tinh thần phục vụ của cán bộ thư viện
Muốn công tác phục vụ NDT đạt hiệu quả cao, thu hút được nhiều
NDT đến với thư viện ngày càng đông, người cán bộ thư viện được coi là linh
hồn trong mọi hoạt động TT-TV, điều này đòi hỏi ngoài trình độ nghiệp vụ,
chuyên môn cán bộ thư viện cần phải có kĩ năng giao tiếp, ứng sử cũng như
sự hiểu biết nhất định về các môn ngành khoa học. Nếu như cán bộ thư viện
hoạt động tốt thì đồng thời kéo theo sự phát triển của thư viện ngày càng đi
lên. Tóm lại năng lực, trình độ, tinh thần phục vụ của người cán bộ thư viện
là một trong các yếu tố quan trọng quyết định chất lượng công tác phục vụ
NDT tại thư viện đó.
10
1.1.3.4. Khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất và trang thiết bị tại thư viện
Cơ sở vật chất và trang thiết bị thư viện là một trong bốn yếu tố cấu
thành nên thư viện. Cơ sở vật chất kĩ thuật là cơ sở nền tảng là điều kiện,
phương tiện quan trọng giúp thư viện tổ chức hoạt động phục vụ NDT, là
môi trường cần thiết để NDT khai thác, tìm kiếm thông tin phục vụ nhu cầu
sáng tạo và nâng cao chất lượng công tác của họ. Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt,
hiện đại, tiện nghi sẽ giúp cho thư viện ngày càng nâng cao chất lượng phục
vụ NDT và ngược lại, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, thư viện sẽ khó có
khả năng thỏa mãn cao NCT của NDT.
1.2. Khái quát về thƣ viện Tỉnh Phú Thọ
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Cách đây tròn 59 năm, ngày 20 tháng 12 năm 1956 trên mảnh đất cội
nguồn của dân tộc, có một thiết chế văn hoá ra đời đó là Thư Viện Tỉnh Phú
Thọ. Người đầu tiên được giao nhiệm vụ quản lí thiết chế này là nhà nghiên cứu
lịch sử Nguyễn Khắc Xương (con trai thi sĩ Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu).
Chặng đường nửa thế kỉ phấn đấu xây dựng ấy đã ghi dấu ấn đậm nét
trong lịch sử ngành văn hoá thông tin của tỉnh nói chung và tâm trí những cán
bộ viên chức thư viện nói riêng.
Ngày mới thành lập trụ sở Thư viện chỉ là một ngôi nhà tranh tre, chưa
đến 2000 bản sách, vài ba bài báo tạp chí, trang thiết bị đơn sơ nghèo nàn. Trong
những năm chiến tranh, Phú Thọ là đầu mối giao thông, nhiều khu công nghiệp
đã trở thành trọng điểm đánh phá của địch. Để đảm bảo cho sách không rời bạn
đọc, thư viện đã chuyển hướng phục vụ về cơ sở hàng ngàn cuốn sách đã theo
các thủ thư xuống với từng thôn làng, cơ quan xí nghiệp ở nơi sơ tán.
Năm 1968, hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ sát nhập thành tỉnh Vĩnh
Phú cùng chung sức chung lòng gánh vác công việc phục vụ công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà.
11
Năm 1975, sau khi chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, thư viện tỉnh
Phú Thọ đã cử đoàn cán bộ mang 20000 bản sách vào miền nam tặng hai tỉnh
kết nghĩa là Bến Tre và Long Châu Sa giúp các bạn đồng nghiệp thêm vốn tư
liệu để thành lập thư viện và phục vụ bạn đọc.
Năm 1977, hệ thống thư viện cấp huyện đã được thành lập và đi vào
hoạt động lần lượt 13 huyện thị thành đã có thư viện với vốn sách báo ban đầu
tuy ít ỏi nhưng đã góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã
hội địa phương. Năm 1980, số thư viện và tủ sách đã lên tới 120 đơn vị.
Tháng 1/1997 thực hiện nghị quyết kì họp thứ 10 quốc hội khoá IX tỉnh Vĩnh
Phú tách ra thành 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc cùng đó hai thư viện cũng
được tái lập, toàn bộ tài liệu và trang thiết bị đều được chia sẻ để hai đơn vị
tiếp tục ổn định và phục vụ NDT. Thư viện tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng bắt
nhịp với hoàn cảnh mới phát huy thành quả hiện tại và chuẩn bị những điều
kiện mới và mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, xây dựng quê
hương giàu đẹp.
Để phục vụ bạn đọc ngày càng tốt hơn, thư viện Tỉnh Phú Thọ từng
bước đổi mới phương thức hoạt động, năng động, sáng tạo, tăng cường khai
thác bổ sung nguồn tài liệu thích hợp, trong đó chú trọng các loại sách chính
trị, chỉ thị, nghị quyết của đảng, các bộ luật, sách khoa học kĩ thuật thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau như sách nghiên cứu, sách chuyên khảo… giới thiệu
rộng rãi tới NDT thông qua các kênh thông tin đại chúng và các phương tiện
trực quan nhằm thu hút đông đảo bạn đọc đến với thư viện. Trong vòng 5 năm
trở lại đây trung bình mỗi năm thư viện tỉnh cấp từ 2500 - 3000 thẻ bạn đọc,
phục vụ 150000 - 200000 lượt bạn đọc, 350000 - 500000 lượt sách báo, bổ
sung 50000 - 65000 bán sách. 300 loại sách báo tạp chí, vốn sách của thư viện
có gần 200.000 bản sách. Thư viện đã trở thành trường học thứ hai, là cái nôi
đào tạo nhân tài cho đất nước.
12
Thư viện tỉnh đã thực hiện chương trình ứng dụng tin học vào hoạt
động chuyên môn, nghiệp vụ, được sự giúp đỡ của lãnh đạo ngành, thư viện
tỉnh đã chú trọng đầu tư cho cán bộ, tích cực xây dựng cơ sở vật chất, sắm
sửa trang thiết bị kĩ thuật, thực hiện có hiệu quả việc cập nhật cơ sở dữ liệu,
tìm tin, biên soạn các loại thư mục, các loại văn bản… để lưu giữ tư liệu và
giúp bạn đọc thoả mãn các nhu cầu ngày càng cao một cách kịp thời và chính
xác nhất. Là một trong những trung tâm thông tin của tỉnh ngoài việc lưu trữ
và phục vụ tại chỗ, thư viện đã phát huy có hiệu quả vai trò chỉ đạo, hướng
dẫn, điều phối các hoạt động của mạng lưới thư viện cấp huyện và cơ sở trên
địa bàn toàn tỉnh. Hàng năm, thư viện đã tổ chức các lớp huấn luyện nghiệp
vụ, tham gia hoạt động trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị bạn đặc biệt là
trong hoạt động liên hiệp thư viện khu vực đồng bằng sông hồng với sự đóng
góp tích cực vào trong các chương trình chung.
Trong nhiều năm liền, Thư viện Phú Thọ luôn là đơn vị được đánh
giá cao về các hoạt động trong khối các tổ chức Đảng, công đoàn, thanh
niên… các sở ban ngành của tỉnh. 59 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt là
từ khi tái lập đến nay Thư viện tỉnh Phú Thọ đã tự vươn lên khẳng định vai
trò vị trí của mình trong việc thực hiện nhiện vụ xã hội hoá, công tác phục vụ
NDT làm theo sách báo trên địa bàn toàn tỉnh, nâng cao dân trí, bồi dưỡng
nhân tài, giáo dục thẩm mỹ cho các tầng lớp nhân dân, góp phần tích cực vào
sự nghiệp công nghiệp hoá hiện dại hoá đất nước. Kết quả những đóng góp đã
được các cấp lãnh đạo ghi nhận và biểu dương: Thư viện được xếp hạng hai
nhiều năm liền được nhận cờ thi đua xuất sắc của trung ương. Đặc biệt năm
1999 đơn vị đã vinh dự đón nhận phần thưởng cao quý của nhà nước. Huân
chương lao động hạng nhì và kỉ niệm chương lao động hạng nhì, đồng chí
giám đốc được tặng thưởng huân chương hạng ba các phòng chuyên môn và
cán bộ đều được khen thưởng. Hướng phấn đấu trong những năm tới của thư
13
viện tỉnh Phú Thọ là trở thành một trung tâm thông tin mạnh của tỉnh và khu
vực với nhiều phương thức phục vụ hiện đại và hiệu quả.
Thư viện tỉnh Phú Thọ luôn luôn phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu đề
ra trong những năm tới, xứng đáng với sự quan tâm niềm tin yêu của đảng,
nhà nước và nhân dân.
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ
1.2.2.1 Chức năng
Thư viện Tỉnh Phú Thọ là cơ quan văn hoá, giáo dục, thông tin, giải
trí cho mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh do đó thư viện tỉnh có chức
năng thu thập, giữ gìn, bảo quản, tổ chức và khai thác sử dụng chung các tài
liệu được xuất bản tại đại phương, cung cấp đầy đủ các tài liệu cho người
dùng tin, nhằm truyền bá tri thức tới mọi đối tượng cho người dùng tin, cung
cấp các tài liệu cho người dùng tin trong và ngoài nước phù hợp với các đặc
điểm yêu cầu xây dựng, phát triển của tỉnh về kinh tế, chính trị, xã hội, văn
hoá an ninh - quốc phòng phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá
đất nước.
1.2.2.2 Nhiệm vụ
Thư viện tỉnh Phú Thọ có những nhiệm vụ sau:
- Tổ chức phục vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng tin được
sử dụng vốn tài liệu thông qua các hình thức đọc tại chỗ, cho mượn về nhà
hoặc phục vụ tại thư viện phù hợp với các yêu cầu nội quy trong thư viện.
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền giới thiệu vốn tài liệu của thư viện tới
người dùng tin, tham gia xây dựng thói quen đọc sách trong tất cả mọi lứa
tuổi.
- Biên soạn , xuất bản các ấn phẩm thông tin thư mục, thông tin chọn
lọc phù hợp với chức năng và nhiệm vụ đối tượng của thư viện.
14
- Thu thập bổ sung và xử lí vốn tài liệu, bảo quản vốn tài liệu, thanh lọc
những tài liệu hư hỏng, lạc hậu, thu thập tàng trữ bảo quản lâu dài các tài liệu
được xuất bản tại tỉnh hoặc viết về các địa phương trong tỉnh.
- Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện ở địa
phương, tham gia xây dựng phát triển mạng TT - TV của hệ thống thư viện
công cộng.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức viên chức trong thư viện, tổ
chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác thư viện, tổ
chức luân chuyển sách báo, chủ trì phối hợp hoạt động về chuyên môn,
nghiệp vụ tới các thư viện trên địa bàn tỉnh.
1.2.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của thư viện Tỉnh Phú Thọ
1.2.3.1 Cơ cấu tổ chức:
Thư viện Tỉnh Phú Thọ có cơ cấu rất chặt chẽ và khoa học nhằm điều
hành và quản lí các hoạt động của thư viện, xây dựng phát triển mạng lưới thư
viện trong toàn tỉnh.
Trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ, ngoài ban lãnh đạo, thư viện Tỉnh
Phú Thọ chia ra thành các phòng ban khác nhau và được tổ chức theo sơ đồ sau:
15
Sơ đồ cơ cấu tổ chức đội ngũ cán bộ Thư viện Tỉnh Phú Thọ
Qua sơ đồ trên, ta có thể thấy Thư viện Phú Thọ (TVPT) được xây
dựng với quy mô tương đối hoàn chỉnh, linh hoạt với sự điều hành của ban
giám đốc Thư viện. Mỗi phòng ban có chức năng và nhiệm vụ riêng nhưng
đều nhằm xử lí các khâu kĩ thuật nghiệp vụ từ khâu bổ sung phân loại… đến
khâu cuối cùng phục vụ NDT tại thư viện. Hệ thống các phòng ban trong thư
viện đã thực sự trở thành một khối thống nhất vừa mang tính chuyên môn hóa
cao vừacó tính đồng bộ giữa các phòng ban luôn có sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn
nhau tạo thuận lợi cho công tác thông tin được dễ dàng và thuận tiện.
Việc tổ chức các phòng ban theo nguyên tắc thống nhất đã tạo nên
những thuận lợi cho công tác quản lí, điều hành các hoạt động nghiệp vụ,
đảm bảo đường đi của thông tin ngắn nhất và nhanh nhất. Với cơ cấu tổ
chức tại TVPT có nhiều điều kiện thuận lợi trong các hoạt động của mình
với việc ứng dụng CNTT nhằm hoàn thiện mình hơn ở các khâu nghiệp vụ
tại thư viện.
Giám đốc
Bí thư Đảng ủy.
Đảng ủy
Các phó giám
đốc
Phòng hành
chính tổng
hợp
Phòng phong
trào cơ sở
Phòng nghiệp vụ
Phòng bạn đọc
phòng thông tin
thư mục
Ban chấp hành
công đoàn
Đoàn thanh
niên cộng sản
Hồ Chí Minh.
16
1.2.3.2 Đội ngũ cán bộ thư viện
Thư viện Tỉnh Phú Thọ bao gồm 28 cán bộ, hầu hết các cán bộ đều tốt
nghiệp đại học thuộc chuyên ngành TT-TV, Công nghệ thông tin và một số
ngành thuộc lĩnh vực khác.
Thạc sĩ: 2
Đại học: 20
Cao đẳng: 4
Trung cấp: 2
1.2.4 Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Nhìn chung các phòng của thư viện đều được trang thiết bị tốt về cơ
sở vật chất, với diện tích rộng tạo điều kiện cho thư viện bố trí các phòng
chức năng nghiệp vụ một cách khoa học và thuận tiện.
TVPT với tòa nhà 2 tầng không gian thoáng đãng, yên tĩnh cảnh đẹp
tất cả các phòng ban đều được trang bị các trang thiết bị hiện đại, tiện nghi hỗ
trợ cho công việc của nhân viên làm việc tại thư viện. Hiện nay thư viện đã
trang bị được máy tính có nối mạng, máy in, máy fax, cùng hệ thống giá để
sách, đèn điện, quạt điện, quạt thông gió trong các phòng đặc biệt là kho bảo
quản tài liệu
Trung bình các phòng ban của thư viện có 02 máy tính có nối mạng
cho cán bộ phục vụ cho việc mượn trả tài liệu tại thư viện và 2 - 3 máy tính
phục vụ cho NDT tra cứu tại chỗ. Phòng đọc trung bình có 100 chỗ ngồi đọc
tài liệu, phòng báo tạp chí có 80 chỗ ngồi đọc.
Trong tương lai không xa trụ sở của thư viện sẽ được mở rộng đáp
ứng được sự phát triển không ngừng của thư viện về mọi mặt trên các phương
diện và một điều đặc biệt TVPT có khuôn viên rộng, thoáng mát tạo ra một
cảnh quan gần gũi, thân thuộc với mọi người khi đến với thư viện.
17
1.2.5 Nguồn lực thông tin
Trong hoạt động TT-TV nguồn lực thông tin có vai trò rất quan trọng,
là cơ sở tạo ra các sản phẩm thông tin, hợp tác và chia sẻ nguồn lực thông tin
giữa các cơ quan thông tin với nhau. Trong quá trình chia sẻ nguồn lực thông
tin là phương tiện hữu hiệu để tiến hành các hoạt động TT-TV. Ngày nay với
sự phát triển nhanh chóng của tri thức nhân loại, công nghệ thông tin được
ứng dụng vào thực tiễn với tốc độ nhanh hơn. Mọi lĩnh vực hoạt động của con
người đặc biệt là các lĩnh vực quản lí, nghiên cứu khoa học sẽ không thực
hiện được, hoặc thực hiện nhưng cũng kém hiệu quả khi thiếu thông tin. Vì
vậy việc tạo lập một nguồn lực thông tin sẽ giúp cho các nhà khoa học rất
nhiều trong công việc tìm kiếm thông tin
Hoạt động TT-TV của Tỉnh Phú Thọ là công tác phục vụ cho việc
nghiên cứu, học tập, giải trí của mọi người dân. Các nguồn thông tin khác sẽ
giúp bổ sung kiến thức cho các nhà nhiên cứu khoa học, học sinh, sinh
viên…đồng thời bên cạnh đó nó còn phục vụ cho mục đích tuyên truyền
chính sách của đảng, nhà nước tới mọi người dân, nếu như thiếu đi thông tin
hoặc nguồn lực thông tin thì các hoạt động về đời sống tinh thần cũng như
học tập, nghiên cứu của người dân trong tỉnh sẽ không được đầy đủ chính xác,
phong phú.
Nguồn lực thông tin tại Thư viện tỉnh Phú Thọ đã lưu trữ, thu thập ở
nhiều dạng khác nhau được chọn lọc trong nước và nước ngoài có liên quan
đến các đề mục phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của thư viện tỉnh.
Nguồn lực thông tin là tập hợp các hệ thống xuất bản phẩm và những
vật mang tin khác nhau tồn tại dưới mọi dạng thức như: Tư liệu, điện tử,
sách… phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện. Nguồn lực thông tin
càng lớn phong phú thì khả năng đáp ứng NCT cho NDT càng đạt được hiệu
quả nhanh chóng và đầy đủ nhất. Trong đó có rất nhiều tài liệu về nhiều
18
ngành nhiều lĩnh vực khác nhau, có rất nhiều tài liệu quý hiếm đã được lưu
giữ nhiều năm, tài liệu của thư viện đã trở thành một kho tài liệu có giá trị là
địa chỉ hấp dẫn đối với NDT.
Nguồn lực thông tin của thư viện Tỉnh Phú Thọ có thể chia như sau:
+ Nguồn thông tin văn bản (Sách, báo, tạp chí )
Trong 59 năm xây dựng và phát triển (1956- 2015), thư viện Tỉnh Phú
Thọ đã kế thừa và chọn lọc được rất nhiều tài liệu. Vốn tài liệu của thư viện
ngày càng phát triển về số lượng cũng như chất lượng.
Hiện nay, thư viện tỉnh Phú Thọ có khoảng 200.000 bản sách, 150 loại
báo, tạp chí có nhiều sách quý hiếm, đắt tiền thường là ở kho địa chí và ngoại
văn (do quỹ Châu Á tài trợ )
Trung bình mỗi năm thư viện bổ sung khoảng 500 - 600 bản sách ở tất
cả các lĩnh vực và các ngành khác nhau. Ngoài ra, mỗi năm thư viện bổ sung
một số lượng lớn các báo, tạp chí về mọi lĩnh vực nhằm phục vụ cho công tác
chuyên môn và giải trí của người dân trong tỉnh.
Quá trình hoạt động và phát triển nguồn lực thông tin của thư viện
không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đem đến cho người dân
trong và ngoài Tỉnh nhiều loại hình tài liệu phong phú và đa dạng.
+ Nguồn thông tin điện tử (băng, đĩa từ, cơ sở dữ liệu)
Công nghệ thông tin đã thâm nhập vào hầu hết các cơ quan, nó làm cho
phương thức làm việc của cán bộ thư viện, người dùng tin ngày càng thay đổi,
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tra cứu tài liệu, xử lí thông tin,
lưu trữ tư liệu giúp cho các quá trình xử lí thông tin nhanh gọn nhẹ, không
mất nhiều diện tích giá, tính phổ cập lớn các loại sách báo, tạp chí các loại tài
liệu quan trọng của thư viện đều được tổ chức trên mạng máy tính. Bên cạnh
việc sử dụng nguồn tin truyền thống, hiện nay Thư viện Tỉnh Phú Thọ đang
nỗ lực ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào trong quá trình xử lí của
19
thư viện mình, bước đầu thì thư viện đã xây dựng được những cơ sở dữ liệu
về vốn tài liệu nhằm phục vụ tốt công tác quản lí, tra cứu tìm tin giúp cho việc
truy cập và xử lí dữ liệu được dễ dàng nhanh chóng.
Ngày nay với sự phát triển và trưởng thành của mình, nguồn lực
thông tin của thư viện ngày càng đa dạng và phong phú, các nguồn tài liệu cả
truyền thống và hiện đại được bổ sung vào thư viện ngày càng nhiều. Hiện
nay, thư viện đang sử dụng phần mềm ILIB do công ty phần mềm CMC cung
cấp và được triển khai bởi Thư Viện Quốc Gia Việt Nam. Đến thời gian này,
thư viện đã xây dựng được 60.000 biểu ghi với các cơ sở dữ liệu chính, cơ sở
dữ liệu sách, báo, tạp chí, cơ sở dữ liệu thư mục toàn văn, cơ sở dữ liệu thư
mục địa chí…
+ Nguồn tin dạng CD-Rom
Nguồn tin này của thư viện có gần 4000 đĩa, chủ yếu là đĩa tiếng Anh,
trong đó có khoảng 2000 đĩa nói phục vụ cho trẻ em khiếm thị ở trung tâm
bảo trợ xã hội của tỉnh.
Nguồn lực thông tin của Thư viện Phú Thọ nhìn chung rất phong phú
và đa dạng đã đáp ứng được nhu cầu của độc giả trong và ngoài tỉnh khi sử
dụng thư viện.