Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thư viện tại trường Đại học Hùng Vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 115 trang )

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THANH NGA






ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG
VƯƠNG








LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN












Hà Nội - 2012

2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THANH NGA




ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THƯ VIỆN
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG





Chuyên ngành: Khoa học Thư viện

Mã số: 60 32 20



LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN





Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ VĂN VIẾT







Hà Nội - 2012




4
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU
6
CHƯƠNG 1. NHU CẦU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG

THÔNG TIN THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
12
1.1. Những vấn đề chung về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
thông tin thư viện
12
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 12
1.1.2. Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thư
viện
15
1.1.3. Điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin 17
1.1.4. Các lĩnh vực hoạt động thông tin thư viện cần ứng dụng công nghệ
thông tin
23
1.2. Hoạt động thông tin thư viện tại Trường Đại học Hùng Vương 25
1.2.1. Khái quát về Trường Đại học Hùng Vương 25
1.2.2. Khái quát về Thư viện Trường Đại học Hùng Vương 27
1.3. Tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
thông tin thư viện tại Trường Đại học Hùng Vương
31
1.3.1. Hỗ trợ tích cực cho hoạt động giảng dạy – học tập 32
1.3.2. Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường 34
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT
ĐỘNG THÔNG TIN THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
35
2.1. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin 35
2.1.1. Cơ sở hạ tầng thông tin 35
5
2.1.2. Phần mềm ứng dụng 38
2.1.3. Nguồn nhân lực 41
2.1.4. Nguồn lực thông tin 44

2.1.5. Các lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin
thư viện và kết quả đạt được
45
2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ hiện đại khác 56
2.2.1. Ứng dụng các trang thiết bị đảm bảo an ninh, bảo mật thông tin 56
2.2.2. Ứng dụng trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, chống ẩm, chống bụi 57
2.3. Nhận xét, đánh giá 57
2.3.1. Những thành tựu 57
2.3.2. Tồn tại và một số nguyên nhân chủ yếu
64
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
67
3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển trong thời gian tới
67
3.2. Tăng cường phát triển hạ tầng thông tin và cơ sở vật chất kỹ thuật
68
3.2.1. Quy hoạch diện tích cho toàn bộ thư viện một cách khoa học hơn
68
3.2.2. Tăng cường phát triển hạ tầng thông tin
69
3.2.3. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm thư viện điện tử
ILIB và phần mềm thư viện số DLIB
70
3.3. Tập trung xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin
73
3.3.1. Tài liệu truyền thống
73
3.3.2. Tài liệu điện tử
76

3.4. Phát triển và tạo mới các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện
80
3.4.1. Đối với hệ thống sản phẩm
80
6
3.4.2. Đối với hệ thống dịch vụ
85
3.5. Tăng cường đầu tư tài chính và phát huy hiệu quả nguồn vốn được cấp
91
3.6. Nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ
93
3.7. Đào tạo người dùng tin
94
3.8. Hợp tác, liên kết với các cơ quan, tổ chức, các nhà khoa học về CNTT
96
KẾT LUẬN
98
Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục

















7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. Các từ viết tắt tiếng Việt
CNTT
CSDL
CSVC
DV
DVTT
ĐH
ĐHHV
KHKT
KLTN
NCKH
NDT
SP&DVTT
TT
TTTV
TV
TVĐT
VTL
Công nghệ thông tin
Cơ sở dữ liệu
Cơ sở vật chất
Dịch vụ

Dịch vụ thông tin
Đại học
Đại học Hùng Vương
Khoa học kỹ thuật
Khóa luận tốt nghiệp
Nghiên cứu khoa học
Người dùng tin
Sản phẩm và dịch vụ thông tin
Thông tin
Thông tin thư viện
Thư viện
Thư viện điện tử
Vốn tài liệu
2. Các từ viết tắt tiếng Anh
AACR
DDC
MARC
Anglo-American Cataloguing Rules (Quy tắc biên mục Anh – Mỹ)
Dewey Decimal Classification (Bảng phân loại thập tiến Dewey)
Machine Readable Cataloging (Mục lục đọc máy)
8
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ

Trang
Bảng 2.1. Thống kê trang thiết bị TVĐT tại cơ sở 1 (Thành phố Việt Trì) 38
Bảng 2.2. Thống kê trang thiết bị TVĐT tại cơ sở 2 (Thị xã Phú Thọ) 38
Bảng 2.3. Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ TV Trường ĐHHV 42
Bảng 2.4. Chuyên môn được đào tạo của đội ngũ cán bộ 43
Bảng 2.5. Phân bố nguồn nhân lực 44
Bảng 2.6. Thống kê vốn tài liệu có trong thư viện (đến 6/2011) 44

Bảng 2.7. Hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin được tạo lập với sự hỗ trợ của
phần mềm ILIB
53
Bảng 2.8. Thống kê nguồn tài nguyên số đã được xây dựng (đến 8/2011) 54
Bảng 2.9. Đánh giá của NDT về hạ tầng TT, CSVC 58
Bảng 2.10. Mức độ thỏa mãn về nguồn lực TT của NDT 59
Bảng 2.11. Đánh giá của NDT về chất lượng của các SP&DV TT mà TV đã xây
dựng
60
Bảng 3.1. Mức độ đánh giá của NDT về các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động tại TV Trường ĐHHV
69
Bảng 3.2. Hệ thống dịch vụ thông tin đã được xây dựng và triển khai tại TV ĐHHV 85
Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức của TV Trường ĐHHV 28
Hình 2.1. Giao diện về các loại đơn nhận tài liệu đã được tạo lập 46
Hình 2.2. Giao diện TT chi tiết về đơn nhận tài liệu 47
Hình 2.3. Giao diện Biên mục tài liệu theo MACR 21 48
Hình 2.4. Giao diện kết quả tìm kiếm trên OPAC sau khi tài liệu đã được biên mục 49
Hình 2.5. Giao diện TT chi tiết về bạn đọc 50
Hình 2.6. Giao diện kết quả thống kê danh sách bạn đọc thể hiện trên Module Lưu
thông
51
Hình 2.7. Giao diện kết quả tìm kiếm tài liệu được thể hiện trên mục lục trực tuyến 52
Hình 2.8. Giao diện kết quả tìm kiếm TT số trên OPAC 55

9
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, chúng ta đang ở trong kỷ nguyên phát triển của CNTT, đây là thời kỳ
bùng nổ thông tin rộng lớn, toàn diện, chưa từng có từ trước tới nay. Đóng vai trò

chủ đạo, các Trung tâm TTTV đã và đang trở thành các nhà khai thác, tổ chức, quản
lý và cung cấp TT về mọi vấn đề, phục vụ cho mọi đối tượng NDT.
Hoạt động TTTV trên thế giới đang trong giai đoạn thay đổi cả về chất và
lượng. Đứng trước những tác động sâu sắc của tiến bộ KH, đặc biệt là CNTT đã
làm cho hoạt động TTTV đang chuyển biến từ hoạt động mang tính truyền thống
sang ứng dụng những thành tựu mới của KH và CNTT.
Để bắt kịp cùng với sự phát triển của sự nghiệp TTTV trên thế giới và để thoả
mãn được những đòi hỏi thực tiễn của sự phát triển xã hội, các cơ quan TTTV ở
Việt Nam, đặc biệt là TV của các trường ĐH, cao đẳng cần phải có những chủ
trương, chính sách, biện pháp và phương hướng nhằm xây dựng và phát triển sự
nghiệp TTTV đáp ứng với yêu cầu thực tiễn.
Những tài liệu chỉ đạo của Đảng và Nhà nước là kim chỉ nam dẫn lối cho sự
phát triển của sự nghiệp TTTV ở Việt Nam. Vấn đề áp dụng những thành tựu của
CNTT trong hoạt động TTTV đã được thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết, chỉ
thị, quyết định… của Đảng và Nhà nước. Chính vì thế, các cơ quan TTTV cần phải
triển khai và có những biện pháp cụ thể để áp dụng thành công những tiến bộ của
KHCN nhằm hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho.
TV Trường ĐHHV được thành lập, tồn tại và phát triển với tư cách là cơ quan
chuyên cung cấp TT chất lượng cao cho các đối tượng NDT. Hơn nữa, TV còn là
một trong những đơn vị quan trọng giúp nhà trường hoàn thành sứ mệnh trong sự
nghiệp giáo dục - đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao cho khu vực và đất
nước. Đứng trước những nhiệm vụ quan trọng cùng với những đòi hỏi thực tiễn
trong quá trình khai thác, tổ chức, quản lý và phục vụ NDT, hoạt động TTTV tại
Trường ĐHHV đang dần đi vào tự động hoá. Vậy vấn đề ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động thông tin - thư viện tại Trường Đại học Hùng Vương như thế
10
nào? Và giải pháp nào để vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả cao,
đáp ứng yêu cầu thực tiễn? Với mong muốn được tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về
vấn đề nêu trên, tôi đã lựa chọn nội dung: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động thông tin - thư viện tại Trường Đại học Hùng Vương” làm đề tài luận văn

thạc sĩ khoa học thư viện. Dựa trên hệ thống lý luận và kết quả nghiên cứu thực
tiễn, tôi hi vọng sẽ đóng góp một phần công sức của mình để hoàn thiện và nâng
cao hiệu quả hoạt động tại TV Trường ĐHHV.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Ứng dụng CNTT trong hoạt động TTTV tại Trường ĐHHV.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Thư viện Trường Đại học Hùng Vương
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2007 đến nay (thời điểm TV Trường ĐHHV bắt
đầu ứng dụng CNTT vào quá trình hoạt động)
- Phạm vi nội dung: Ứng dụng CNTT trong hoạt động TTTV
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động TTTV, từ
đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của TV Trường ĐHHV.
4. Giả thuyết nghiên cứu
TV Trường ĐHHV đóng vai trò là cơ quan chuyên khai thác, tổ chức, quản lý,
xử lý TT nhằm phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập của các đối
tượng NDT. Nếu không áp dụng những thành tựu của công nghệ thông tin trong
quá trình hoạt động, thì thư viện không đáp ứng được một cách hiệu quả nhu cầu
tin của người dùng tin, không bắt kịp được với sự phát triển chung của sự nghiệp
thông tin thư viện trong cả nước.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận chung về ứng dụng CNTT trong hoạt động TTTV.
- Nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT tại TV Trường ĐHHV.
11
- Đề ra các giải pháp ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng hoạt động TTTV
tại Trường ĐHHV
6. Tình hình nghiên cứu
Ứng dụng CNTT trong hoạt động TTTV đã và đang được rất nhiều nhà khoa
học, các chuyên gia…trên thế giới và trong nước nghiên cứu, triển khai. Có thể

thấy, đây là vấn đề không mới trong sự nghiệp TTTV. Tuy nhiên, mỗi tác giả khi
nghiên cứu đều đề cập đến những khía cạnh khác nhau của vấn đề nêu trên. Những
kết quả của những công trình nghiên cứu đó sẽ giải quyết những phương diện khác
nhau của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động TTTV, điều đó đã góp phần tạo nên
những cái mới, những thành tựu mới để hoạt động TTTV ngày càng hoàn thiện hơn.
Một số tài liệu và công trình nghiên cứu điển hình cùng với những hội nghị, hội
thảo được tổ chức về nội dung nêu trên như:
6.1. Tài liệu
- Tự động hoá trong hoạt động thông tin thư viện (2007) của tác giả Trần Thị
Quý, Đỗ Văn Hùng (tài liệu đã cung cấp cho người đọc cơ sở lý luận về tự động hoá
hoạt động thông tin thư viện, giới thiệu những thiết bị, quy trình và các phần mềm
quản trị TTTV hiện đại).
- Tin học trong hoạt động thông tin thư viện (2001) của tác giả Đoàn Phan Tân
(đề cập đến những vấn đề cơ bản của Tin học tư liệu: các yếu tố cấu thành hệ thống
TTTV tự động hóa, cấu trúc dữ liệu, lý thuyết về CSDL, các mô hình dữ liệu và vấn
đề thiết kế CSDL, …)
- Tra cứu thông tin trong hoạt động thư viện thông tin (2004) của tác giả Trần
Thị Bích Hồng, Cao Minh Kiểm (cung cấp hệ thống lý luận về tra cứu thông tin;
trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết về phương pháp tra cứu giúp người đọc tiếp
cận tới những phương pháp tìm tin tự động hóa phù hợp với xu hướng phát triển của
ngành trên thế giới,…)
6.2. Một số công trình nghiên cứu điển hình trong nước
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin và các giải pháp nâng cao hiệu quả
tổ chức, hoạt động của thư viện cấp huyện/Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Bộ
12
VHTT&DL) (2011) của tác giả Lê Văn Viết (Chủ nhiệm đề tài). Đề tài đã xây dựng
cơ sở lý luận, đề ra những giải pháp, lộ trình, các bước đi cụ thể để ứng dụng nhanh
chóng và hiệu quả CNTT vào tất cả TV cấp huyện ở nước ta.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện cấp tỉnh, thành
phố/Đề tài nghiên cứu cấp Bộ (2002) (Bộ VHTT&DL) của tác giả Phạm Thế Khang

(Chủ nhiệm đề tài). Đề tài đề cập đến thực trạng ứng dụng CNTT tại TV của các
tỉnh, thành phố: những thành tựu, hạn chế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả ứng dụng CNTT tại các TV này.
- Nghiên cứu phát triển thư viện điện tử trong các trường đại học trên địa bàn
Hà Nội hiện nay (2009), Phạm Thị Mai. Luận văn thạc sĩ khoa học thư viện (luận
văn đã đề cập đến các vấn đề lý thuyết cũng như thực tiễn phát triển thư viện điện tử
ở mười trường ĐH trên địa bàn Hà Nội, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của TV trường ĐH)
6.3. Một số hội nghị, hội thảo được tổ chức như
- Hội thảo Vai trò của Thư viện Đại học với công tác hiện đại hoá hệ thống thư
viện trường học trong tiến trình hội nhập được tổ chức vào tháng 6/2011 tại Huế;
- Hội thảo Đổi mới tổ chức quản lý và tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt
động TTTV được tổ chức vào tháng 12/2010 tại Trường ĐH Lao động – Xã hội;
- Hội thảo Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và khai thác tài
liệu ở Việt Nam được tổ chức vào tháng 7/2006 tại Thư viện tỉnh Phú Yên – Tuy
Hòa;
- Hội thảo Thư viện Việt Nam – Hội nhập và phát triển được tổ chức từ ngày 28
- 30/8/2006 tại Thư viện ĐHKH Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh;
- Hội nghị Sơ kết 5 năm hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của hệ thống
thư viện công cộng được tổ chức từ ngày 24 – 26/5/2005 tại Thành phố Quy Nhơn –
Bình Định.
Như vậy, ứng dụng CNTT trong hoạt động TTTV đã được các nhà khoa học
nghiên cứu và được triển khai ở hầu hết các cơ quan TTTV trên toàn quốc. Có thể
13
khẳng định, vấn đề nêu trên đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của sự
nghiệp TTTV nước ta trong quá trình phát triển và hội nhập.
Nghiên cứu về hoạt động TTTV tại Trường ĐHHV cho đến nay mới chỉ có 01
đề tài nghiên cứu cấp trường về Thực trạng và một số giải pháp phát triển vốn tài
liệu tại Thư viện Trường ĐHHV (2010) của tác giả Nguyễn Thanh Nga (Chủ nhiệm
đề tài). Ứng dụng CNTT trong quá trình hoạt động tại TV Trường ĐHHV đã được

triển khai và dần đi vào hoàn thiện, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình
nghiên cứu của tác giả nào thực hiện, chính vì thế, vấn đề nêu trên chưa được nhìn
nhận dưới góc độ lý luận cũng như những khảo nghiệm, đánh giá, nhận định, phân
tích… trên cơ sở thực tiễn của quá trình áp dụng.
Có thể khẳng định, một đề tài NCKH về thực trạng ứng dụng CNTT trong quá
trình hoạt động tại TV Trường ĐHHV cùng với những giải pháp cụ thể, thiết thực là
cơ sở giúp đơn vị nhìn nhận chính xác thực tiễn, từ đó đưa ra những biện pháp khắc
phục những tồn tại và đề ra phương hướng phát triển đúng đắn.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
- Đề tài nghiên cứu dựa trên phép biện chứng duy vật và duy vật lịch sử
- Đề tài lấy các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về sự
nghiệp TTTV làm căn cứ để triển khai quá trình nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phân tích thuật ngữ
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập, xử lý số liệu
Số phiếu điều tra được gửi đi theo cơ cấu như sau: Chọn ngẫu nhiên và phát
phiếu cho 200 sinh viên và 100 cán bộ, giảng viên ở các khoa, phòng của trường.
Tổng số phiếu phát ra là 300 phiếu, thu về là 290 phiếu (đạt 96,66%).


14
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1. Nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin
thư viện tại Trường Đại học Hùng Vương
Chương 2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin

thư viện tại Trường Đại học Hùng Vương
Chương 3. Các giải pháp hoàn thiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động thông tin thư viện tại Trường Đại học Hùng Vương




















15
Chương 1. NHU CẦU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT
ĐỘNG THÔNG TIN THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
1.1. Những vấn đề chung về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
thông tin thư viện
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Công nghệ thông tin (information technology)

Ngày nay, Công nghệ thông tin đã trở thành thuật ngữ không còn xa lạ đối với
chúng ta. Cùng với những lợi ích to lớn mà CNTT mang lại đã tác động mạnh mẽ
và làm cho xã hội loài người bước sang một thời kỳ mới – thời kỳ phát triển rực rỡ
trên mọi phương diện. Khi nhắc đến CNTT, trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn
tại rất nhiều khái niệm khác nhau, điều đó thể hiện quan điểm, nhận thức và cách
tiếp cận khác nhau về lĩnh vực này của các nhà khoa học, cụ thể là:
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “CNTT là ngành ứng dụng công nghệ
quản lý và xử lý thông tin. Cụ thể là, CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần
mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin. Vì
lý do đó, những người làm việc trong ngành này thường gọi là các chuyên gia
CNTT (IT specialist) hoặc cố vấn quy trình doanh nghiệp (Business Process
Consultant) và bộ phận của một công ty hay đại học chuyên làm việc với CNTT
thường được gọi là phòng CNTT”.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “CNTT (tin học)- thuật ngữ chỉ chung cho
tập hợp các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến khái niệm thông tin và xử
lý thông tin. Theo nghĩa đó, CNTT cung cấp cho chúng ta các quan điểm, các
phương pháp khoa học, các phương tiện, công cụ và giải pháp kỹ thuật hiện đại chủ
yếu là các máy tính và công nghệ truyền thông nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng
có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế,
văn hóa, xã hội của con người” [3, tr 586].
Trong Nghị quyết Chính phủ số 49/CP ngày 04/8/1993, khái niệm CNTT được
định nghĩa như sau: “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện
và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ
16
chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong
phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”.[19]
Tại Chương 1, điều 4 mục 1 và 2 của Luật Công nghệ thông tin do Quốc hội
khóa XI thông qua năm 2006 đã đưa ra khái niệm CNTT và thông tin số như sau:
“CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện
đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số”.

“Thông tin số là thông tin được tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu số”
[13].
Thực tiễn cho thấy, sự xuất hiện và phát triển của CNTT đã tác động đến mọi
phương diện hoạt động của mỗi cá nhân và toàn xã hội.
Bách khoa tri thức phổ thông “Việc sử dụng CNTT sẽ không còn gắn liền với
cái ghế ngồi mà sẽ trở thành một bộ phận không tách rời của cuộc sống ngay trong
lúc người ta đi lại quanh nhà, trong công sở hay ở bất kỳ một nơi nào khác. Đó là
thứ tin học khắp nơi, một bước ngoặt thực sự trong cách sống, làm việc và vui chơi
của chúng ta” [1, tr 648].
Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa để đến năm 2020 nước ta về cơ bản sẽ phải “tận dụng mọi khả năng để đạt
trình độ tiên tiến, hiện đại về khoa học và công nghệ, đặc biệt là CNTT, tranh thủ
ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu
công nghệ hiện đại và tri thức mới, từng bước phát triển tri thức”.
Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và
phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã
khẳng định “CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển,
cùng với một số ngành công nghệ cao khác làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế,
văn hóa của thế giới hiện đại” [4].
Như vậy, có thể khẳng định CNTT đã xâm nhập vào mọi ngành nghề, mọi lĩnh
vực của cuộc sống nhân loại. Cũng nhờ đó mà xã hội loài người bước sang một thời
kỳ mới – thời kỳ của xã hội tri thức/thông tin.

17
Tin học
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Tin học là ngành nghiên cứu về việc
tự động hóa xử lý thông tin bởi một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng. Với
cách hiểu hiện nay, tin học bao hàm tất cả các nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan
đến việc xử lý thông tin. Trong nghĩa thông dụng, tin học còn có thể bao hàm cả
những gì liên quan đến các thiết bị máy tính hay các ứng dụng tin học văn phòng”.

[2].
Theo từ điển Bách khoa “Các lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu của tin học bao
gồm: thuật toán và cấu trúc dữ liệu, kiến trúc máy tính, hệ điều hành, tính toán số
và ký hiệu, ngôn ngữ lập trình, phương pháp luận và công nghệ phần mềm, cơ sở
dữ liệu và các hệ tìm kiếm thông tin, trí tuệ nhân tạo và người máy” [34, tr 414]
“Tin học hóa là việc đưa máy tính và tin học vào sử dụng trong các ứng dụng
thực tế” [35, tr 414].
Trên thực tế, khái niệm tin học hóa và ứng dụng CNTT khá tương đồng nên hai
khái niệm tin học hóa TV và ứng dụng CNTT trong hoạt động TTTV có nghĩa
tương đồng và thay thế lẫn nhau.
Tự động hóa thư viện
Tin học hóa hoạt động TTTV là xu thế phát triển tất yếu của sự nghiệp TTTV
trên toàn thế giới. Ngày nay, xu thế này đang diễn ra trên quy mô ngày càng rộng,
với tốc độ rất nhanh chóng. Đỉnh cao của việc ứng dụng tin học trong quá trình hoạt
động đã đưa sự nghiệp TTTV tiến thêm một bước vô cùng quan trọng trên quy mô
toàn cầu, đó là tự động hóa thư viện.
Tự động hóa TV có thể hiểu là việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động và dịch
vụ của TV. Các chức năng có thể được tự động hóa là bất kỳ hay tất cả các chức
năng sau: bổ sung, biên mục, truy cập công cộng (OPAC và Web OPAC), đánh chỉ
mục và tóm tắt, lưu thông, quản lý các ấn phẩm liên tục và dịch vụ tham khảo,…
Tự động hóa thư viện có nhiều định nghĩa khác nhau:
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “(Hệ thống) tự động hóa hoạt động
TTTV là một hệ thống máy tính được thiết kế để tự động hóa hoạt động nghiệp vụ
18
và quản lý các cơ quan thông tin thư viện. Bao gồm: chọn lọc, đặt mua để bổ sung
tài liệu, xử lý tài liệu/thông tin như: biên mục, tìm tin, biên soạn và xuất bản thư
mục…”.
Theo Từ điển Thư viện học và Thông tin học trực tuyến (s/odlis):
“Tự động hóa thư viện là việc sử dụng các hệ thống máy tính được thiết kế và hoạt
động nhằm thực hiện các công đoạn mà trước đây được làm một cách thủ công

trong các thư viện”.
Tự động hóa TV được định nghĩa đơn giản hơn đó là việc ứng dụng CNTT,
truyền thông và trang thiết bị hiện đại nhằm tăng cường chất lượng, hiệu quả hoạt
động TTTV, và trong đó, ứng dụng CNTT đóng vai trò quan trọng nhất.
1.1.2. Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin
thư viện
Từ việc ứng dụng CNTT trong quá trình hoạt động, sự nghiệp TTTV trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã, đang và sẽ có nhiều biến đổi trên mọi
phương diện. Những biến đổi mang tính tích cực đã khẳng định vai trò của CNTT
trong hoạt động TTTV
Làm biến đổi bản thân thư viện
Hình ảnh TV truyền thống ra đời với chức năng lưu giữ, bảo quản và phục vụ
VTL chủ yếu là giấy, đất sét, da thú, tre nứa…đã tồn tại trong lịch sử xã hội loài
người từ xưa đến nay. Khi CNTT xuất hiện đã tác động sâu sắc và làm biến đổi căn
bản bản chất của TV. Hình ảnh TV truyền thống dần biến đổi trở thành TV lưỡng
tính, trong đó tồn tại cả VTL truyền thống (chủ yếu là giấy) và tài liệu điện tử. Hơn
thế nữa, mô hình TVĐT, TV số, TV ảo đang dần được hình thành trên quy mô toàn
thế giới, điều đó đã cho thấy sự khác biệt lớn giữa hình ảnh TV truyền thống và
hình ảnh TV hiện đại, cụ thể là:
- Từ VTL truyền thống (chủ yếu là giấy) sang VTL điện tử (tài liệu số)
- Từ NDT đến với TV thì ngày nay TV tự đến với NDT.
- Tài liệu/ thông tin lấy chủ yếu từ nguồn trong nước nay đã bổ sung được tài
liệu nước ngoài và với tới nguồn lực TT toàn cầu.
19
- Từ TV có nguồn lực TT khép kín sang TV có khả năng chia sẻ, trao đổi nguồn
lực TT giữa các cơ quan TTTV với nhau.
- Từ TV chỉ có khả năng cung cấp tài liệu/thông tin tại địa điểm, thời gian nhất
định thì ngày nay TV có thể thực hiện điều đó mọi nơi, mọi lúc.
Làm biến đổi chức năng, vai trò của người cán bộ thư viện
Trong TV truyền thống, cán bộ TV đóng vai trò là nhà tổ chức, bảo quản và

phục vụ sách cho bạn đọc, nhưng ở TV hiện đại, họ trở thành những nhà cung cấp
TT có định hướng (các chuyên gia thông tin), tức là người xử lý TT và tạo ra TT
mới cùng với các SP&DV TT đa dạng, có giá trị gia tăng cao nhằm đáp ứng, thu hút
ngày càng nhiều NDT đến với TV.
Bên cạnh trình độ chuyên môn nghiệp vụ TV, cán bộ TV phải có trình độ và kỹ
năng tin học thành thạo, phải thực hiện được những nhiệm vụ mới như: quản trị
TVĐT, tổ chức – quản lý và phục vụ TT số, tạo lập SP&DV TT hiện đại đáp ứng
nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của NDT.
Làm biến đổi phương thức hoạt động của thư viện
- Đối với hoạt động bổ sung
Ngoài những tài liệu được bổ sung thông qua phương thức đặt mua, tặng biếu,
các TV có thể khai thác nguồn TT lớn trên mạng. Hơn nữa, các TV còn có thể làm
phong phú VTL của mình bằng việc liên kết, trao đổi và chia sẻ nguồn lực TT với
các cơ quan TTTV khác dưới sự hỗ trợ của phần mềm chuyên dụng, hệ thống mạng
LAN, WAN, INTERNET…
Nhờ việc đặt mua tài liệu qua mạng sẽ giúp cho các TV tiết kiệm thời gian,
công sức và tài chính. Một đặc trưng rất quan trọng trong hoạt động bổ sung tài liệu
ở TV hiện đại là luôn chú trọng bổ sung tài liệu điện tử và hạn chế bổ sung tài liệu
in.
- Đối với hoạt động xử lý kỹ thuật
Trong TV truyền thống, hoạt động xử lý kỹ thuật đòi hỏi nhiều thời gian, công
sức; mỗi mục đích, công đoạn phải xử lý kỹ thuật riêng, nhưng khi ứng dụng CNTT
thì chỉ cần xử lý một lần, sử dụng nhiều lần với nhiều mục đích khác nhau, hơn nữa,
20
các TV còn có thể tận dụng kết quả xử lý ở các cơ quan khác trong quá trình thực
hiện công việc.
- Hoạt động phục vụ người dùng tin
Từ bộ máy tra cứu truyền thống, bao gồm hệ thống: mục lục chữ cái, mục lục
phân loại, mục lục chủ đề dần được thay thế bằng bộ máy tra cứu hiện đại với
CSDL thư mục về VTL của TV. Ngoài ra, các TV còn tạo lập nhiều CSDL khác

như: CSDL sự kiện, nhân vật, toàn văn… nhằm giúp NDT có thêm nhiều cơ hội để
với tới nguồn tài nguyên TT vô cùng phong phú và đa dạng về mọi lĩnh vực khoa
học.
CNTT đã tác động làm mở rộng số lượng và phạm vi người sử dụng. Nếu trong
TV truyền thống, đối tượng phục vụ chủ yếu là cá nhân, tổ chức tại một khu vực,
địa điểm nhất định thì ở TV hiện đại, đối tượng NDT bao gồm các cá nhân, tập thể
cả trong và ngoài nước. Thông qua hệ thống mạng, NDT có thể sử dụng VTL của
TV tại bất kỳ địa điểm hay thời điểm cụ thể nào.
Các SP&DV TT hiện đại được tạo lập với nội dung đảm bảo chất lượng và hình
thức phong phú, đó là phương tiện đưa TT đến với NDT một cách nhanh chóng,
chính xác, kịp thời.
Tuy nhiên, đến với TV hiện đại, NDT có thể phải:
+ Trả tiền: khi sử dụng một số SP&DV TT mới, có giá trị gia tăng cao
+ Tự phục vụ: khi TV tổ chức phục vụ NDT theo phương thức mở
1.1.3. Điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin
Quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng – Nhà
nước và nguồn tài chính
Quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng – Nhà nước
Trước hết được thể hiện thông qua các chỉ thị, nghị quyết của Đảng - Nhà nước
về CNTT và ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực nói chung và sự nghiệp TTTV nói
riêng như:
- Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng
và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
21
- Quyết định 81/2001/QĐ-TTg triển khai Chỉ thị 58-CT/TW về đẩy mạnh ứng
dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại
hoá…
- Pháp lệnh Thư viện Số: 31/2000/PL-UBTVQH10
- Nghị định số: 72/2002/NĐ-CP ngày 06/8/2002 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện.

- Quyết định số: 10/2007/QĐ - BVHTT ngày 04 tháng 5 năm 2007 phê duyệt
quy hoạch phát triển ngành thư viện Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020.

Thứ hai là việc xây dựng, ban hành các kế hoạch, nghị định, quyết định, luật…
về ứng dụng CNTT trong hoạt động TTTV
Ngoài những văn bản mang tính pháp lý về lĩnh vực TTTV đã được ban hành,
Đảng - Nhà nước cần chú trọng sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản pháp quy
mới cho phù hợp với thực tiễn của tình hình phát triển sự nghiệp TTTV nói chung
và ứng dụng CNTT trong quá trình hoạt động nói riêng.
Thứ ba là cơ chế, giải pháp của chính bản thân mỗi cơ quan TTTV trong quá
trình ứng dụng CNTT như: kế hoạch, quy hoạch, mục tiêu, đề án, định hướng, chiến
lược phát triển, …
Nguồn tài chính
Để ứng dụng CNTT vào quá trình hoạt động, các cơ quan TTTV nhất thiết phải
có sự đầu tư lớn về tài chính. Nguồn tài chính đó có thể lấy từ:
- Ngân sách của Nhà nước;
- Cộng đồng;
- Từ các tổ chức quốc tế;
- Vốn tự có của các cơ quan TTTV.



22
Cơ sở hạ tầng thông tin
Cơ sở hạ tầng TT là yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với mỗi cơ quan TTTV
khi ứng dụng CNTT vào quá trình hoạt động. Hạ tầng TT bao gồm hạ tầng phần
cứng và hạ tầng phần mềm.
Về phần cứng: Hạ tầng phần cứng của TV là các thiết bị phần cứng phục vụ cho
công tác TTTV như: hạ tầng mạng, hệ thống máy chủ và máy trạm, các thiết bị

ngoại vi, các thiết bị an ninh. Trong đó:
- Hạ tầng mạng [6]: là thành phần cơ bản của mạng thông tin; thực hiện chức
năng kết nối thiết bị như: máy chủ, máy trạm, các thiết bị ngoại vi, các thiết bị mạng
thông qua đường kết nối vật lý. Hệ thống hạ tầng mạng bao gồm các thiết bị kết nối
và môi trường truyền. Các thiết bị kết nối hiện nay bao gồm: switch, router,
firewall, hub…
- Hệ thống máy chủ [6]: Đảm bảo cung cấp các dịch vụ phục vụ cho hệ thống
mạng. Máy chủ là một máy tính mà chức năng chủ yếu của nó là quản lý các tài
nguyên của mạng. Các máy chủ được sử dụng cho nhiều máy tính khác nhau cùng
truy cập, vì vậy thông thường chúng là các máy tính có cấu hình phần cứng rất
mạnh và có các hệ thống phần mềm chuyên biệt để phục vụ cho nhiều người cùng
một lúc. Các máy chủ được sử dụng để cung cấp nhiều dịch vụ cùng một thời điểm,
nhưng để đảm bảo cho các dịch vụ luôn hoạt động tốt, các nhà quản lý thường
chuyên biệt hóa các máy chủ theo từng mục đích khác nhau.
Hệ thống máy chủ bao gồm:
+ Máy chủ ứng dụng (Applycation Server) là một chương trình điều khiển tất
cả các hoạt động ứng dụng giữa những người sử dụng và các ứng dụng tầng cuối
của một tổ chức hoặc là các CSDL. Các dịch vụ ứng dụng điển hình được sử dụng
cho các ứng dụng liên hợp giao dịch cơ bản. Để hỗ trợ yêu cầu cao, một dịch vụ ứng
dụng phải có sự dư thừa bên trong, điều khiển cho khả năng xuất hiện cao, phân bố
các dịch vụ ứng dụng và hỗ trợ liên kết truy cập CSDL.
+ Máy chủ in (Print Server): Dịch vụ in được cài đặt trên một mạng để định
tuyến các yêu cầu in từ các máy tính trạm của mạng đó. Các máy chủ điều khiển in
23
tập tin yêu cầu và gửi tập tin đó tới máy in được yêu cầu. Một dịch vụ in cho phép
nhiều người cùng sử dụng máy in trên mạng.
+ Máy chủ CSDL (Database Server): Một dịch vụ CSDL là một ứng dụng cơ
bản trên mô hình kiến trúc máy chủ/máy trạm. Ứng dụng được chia làm hai phần,
một phần chạy trên một máy trạm và phần còn lại chạy trên máy chủ. Máy chủ
CSDL thực hiện chức năng quản trị hệ thống dữ liệu TTTV. Hệ thống dữ liệu này là

nền tảng cơ sở của hệ thống mạng thư viện.
+ Máy chủ dữ liệu số: Chức năng là lưu trữ dữ liệu số và cung cấp các dịch vụ
trao đổi dữ liệu số. Máy chủ cho phép lưu trữ không những dữ liệu thư mục, tóm tắt
mà còn cho lưu trữ dữ liệu toàn văn, đầy đủ các thông tin của tài liệu đó. Ngoài ra,
còn lưu trữ được hình ảnh, audio/video được số hóa.
- Hệ thống máy trạm [6]: là hệ thống máy tính được sử dụng để cập nhật, xử lý
và khai thác TT. Hệ thống máy trạm bao gồm:
+ Máy trạm nghiệp vụ: Phục vụ công tác của cán bộ thư viện như bổ sung, biên
mục cũng như biên tập thông tin.
+ Máy trạm phòng đọc Multimedia: Phục vụ bạn đọc tra cứu, khai thác và sử
dụng tài liệu multimedia
+ Máy trạm quản trị mạng: Phục vụ công tác quản trị mạng của cán bộ quản trị
TT.
+ Máy trạm tra cứu: Phục vụ công tác tra cứu cho bạn đọc và cán bộ thư viện.
- Thiết bị an toàn thông tin: là các thiết bị hỗ trợ nhằm đảm bảo an toàn cho hệ
thống TT như các thiết bị lưu điện, thiết bị chống sét, thiết bị sao lưu dữ liệu, thiết
bị bảo vệ (cổng từ, camera quan sát), bảo mật…
Ngoài ra, hạ tầng phần cứng còn có các thiết bị khác như thiết bị ngoại vi (máy
in Laze, máy scanner, máy đọc mã vạch, máy photocopy, máy ép nilong, máy sao
CD…), các thiết bị nhập dữ liệu (Scanner Digital Camera, Card xử lý…).
Về phần mềm: Là hợp phần rất quan trọng khi xây dựng TVĐT, bao gồm:
- Hệ điều hành và hệ quản trị CSDL: Là phần mềm nền tảng phục vụ điều hành
hoạt động hệ thống và các ứng dụng nghiệp vụ.
24
- Các phần mềm hệ thống, bảo mật và các phần mềm dịch vụ: Đây là các phần
mềm hỗ trợ để đảm bảo việc hoạt động cũng như tính an toàn của toàn bộ hệ thống,
gồm: các phần mềm sao lưu dữ liệu, phần mềm bảo mật, các dịch vụ mạng, các tiện
ích…
- Phần mềm TVĐT tích hợp:
Phải thực hiện được các chức năng cơ bản sau:

+ Tự động hóa hoạt động nghiệp vụ như: bổ sung, thu thập, xử lý, lưu trữ, phổ
biến và phân phối TT
+ Xây dựng các loại CSDL thư mục, tóm tắt; Tạo liên kết đến nguồn CSDL số;
Trao đổi nguồn dữ liệu thư mục
+ Xây dựng các SP&DV TT hiện đại
+ Tổ chức bộ máy tra cứu TT đến nguồn lực TT trong TV.
+ Tích hợp một số thiết bị chuyên dụng: mã vạch, cổng từ, sóng RFID
Phần mềm TVĐT tích hợp được thiết kế gồm các Module sau: Bổ sung, Biên
mục, Lưu thông, Tra cứu, Quản lý xuất bản phẩm nhiều kỳ, Quản lý kho, Quản lý
bạn đọc, Quản lý hệ thống
- Phần mềm quản lý tài liệu số cho phép lưu trữ và khai thác các loại tài liệu đã
được số hóa âm thanh, hình ảnh, phim, dữ liệu toàn văn với nhiều định dạng khác
nhau. Hỗ trợ xây dựng các giáo trình, bài giảng, sách điện tử, biến các loại tài liệu
này trở thành các dữ liệu của TV. Cho phép NDT truy cập và khai thác TT trực
tuyến.
Phần mềm quản lý tài liệu số có các tính năng cơ bản sau:
+ Thu thập và bổ sung các tư liệu: TV số cung cấp quy trình số hóa và xử lý các
dạng tài liệu khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim và các định dạng
khác
+ Lưu trữ: Hệ thống TTTV số cho phép lưu trữ các tư liệu thuộc nhiều dạng
khác nhau: văn bản, hình ảnh, âm thanh.
+ Biên mục theo chuẩn: Nguyên tắc chung của việc biên mục dữ liệu số là xây
dựng các bộ nhãn trường cá biệt cho mỗi loại tài liệu cần số hóa. Các nhãn trường
25
này tuân theo các thành phần do tổ chức Sáng kiến siêu dữ liệu Dublin Core quy
định hoặc theo chuẩn RDF (Resource Description Framework) của W3C.
- Phần mềm mục lục liên hợp
Mục lục liên hợp là hình thức tập hợp toàn bộ CSDL các bản ghi thư mục của
nhiều TV hoặc tổ chức thành một mục lục chung, nhằm mục đích chia sẻ nguồn lực
giữa các cơ quan TTTV trong công tác biên mục, kiểm soát nguồn lực TT, đồng

thời tạo điều kiện dễ dàng cho NDT tìm kiếm tài liệu. Đặc biệt, với xu hướng ngày
càng nhiều tài liệu được số hóa và có thể được truy cập Online, mục lục liên hợp có
thể trở thành một cổng TT thư mục thống nhất giúp bạn đọc tiếp cận với toàn bộ
CSDL của các đơn vị thành viên tham gia mục lục liên hợp.
- Phần mềm cổng thông tin tích hợp
Cổng TT là đầu mối TT của mọi nguồn TT trong hệ thống, có khả năng chuẩn
hóa, chia sẻ và phổ biến TT. Hệ thống phải đảm bảo các tính năng sau:
+ Tập hợp và liên kết TT từ nhiều nguồn khác nhau
+ Phân loại và tập hợp TT theo chủ đề phục vụ cho tìm kiếm
+ Quản lý quá trình cộng tác đóng góp TT vào hệ thống
+ Cá nhân hóa, TT được cung cấp theo các yêu cầu đặc thù
+ Điểm truy cập duy nhất tới mọi TT
+ Cung cấp cho NDT một số dịch vụ TT cơ bản như: lựa chọn nguồn TT sử
dụng, đăng ký xem TT, tìm kiếm TT,…
- Phần mềm xuất bản thông tin điện tử
Phần mềm xuất bản CD – ROOM thông tin cho phép người dùng xây dựng và
xuất bản các ấn phẩm thông tin trên các CD –ROOM theo nội dung tùy chọn.
Hỗ trợ đầy đủ các công cụ cần thiết từ khâu tìm kiếm đến tổ chức và xây dựng
ấn phẩm TT hoàn chỉnh trên đĩa CD – ROOM
Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ
Ngoài việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng TT đủ mạnh, để ứng dụng CNTT
vào quá trình hoạt động đạt hiệu quả thì vấn đề đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực
cho đội ngũ cán bộ đóng vai trò quan trọng.
26
- Đối với cán bộ lãnh đạo:
+ Nâng cao năng lực quản lý, có trình độ điều hành TVĐT, phải nắm bắt được
sự phát triển của hoạt động TTTV dưới tác động của CNTT.
+ Đánh giá được khả năng của TV khi ứng dụng CNTT để từ đó đưa ra những
quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn, đầu tư CSVC, trang thiết bị phù hợp nhất.
+ Sử dụng thành thạo ngoại ngữ và máy tính để có thể giao dịch, đối ngoại,

điều hành hoạt động của TV.
- Đối với cán bộ chuyên trách:
+ Phải có trình độ chuyên môn về khoa học TTTV, về CNTT
+ Có kiến thức và kỹ năng xử lý, bao gói TT
+ Sử dụng thành thạo máy tính để tra cứu và khai thác TT
+ Biết sử dụng và khai thác các phần mềm chuyên dụng
+ Có khả năng phân tích, đánh giá nhu cầu tin, đồng thời tư vấn, hướng dẫn và
đào tạo NDT để họ có kỹ năng nhất định khi tra cứu, khai thác và sử dụng thông tin
+ Có khả năng sử dụng thành thạo ít nhất 01 ngoại ngữ.
1.1.4. Các lĩnh vực hoạt động thông tin thư viện cần ứng dụng công nghệ
thông tin
Phạm vi ứng dụng công nghệ thông tin
- Ứng dụng CNTT trong các hoạt động như bổ sung, biên mục, quản lý NDT,
tra cứu, bảo quản, phục vụ NDT…;
- Khai thác và sử dụng các tài nguyên, tài liệu điện tử như CD – ROM, Web…
có trong TV;
- Truy cập các tài nguyên số về mọi lĩnh vực trên phạm vi toàn thế giới;
- Trao đổi nguồn lực TT giữa các cơ quan TTTV thông qua hệ thống mạng;
- Sử dụng máy tính trong công tác hành chính, tạo lập CSDL;
- Tạo lập các SP&DV TT phục vụ nhu cầu của NDT.
Mục tiêu của ứng dụng công nghệ thông tin
- Tạo lập CSDL thư mục cho VTL của TV, tiến tới tạo lập CSDL dữ kiện,
CSDL toàn văn;

×