Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thư viện tại trường Đại học Hùng Vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (975.17 KB, 26 trang )

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động thông tin thư viện tại trường Đại học
Hùng Vương


Nguyễn Thanh Nga


Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn ThS. ngành: Khoa học thư viện; Mã số: 60 32 20
Người hướng dẫn: TS. Lê Văn Viết
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Nghiên cứu lý luận chung về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong
hoạt động thông tin thư viện tại Trường Đại học Hùng Vương. Nghiên cứu thực
trạng ứng dụng CNTT tại Trường Đại học Hùng Vương. Đề ra các giải pháp hoàn
thiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thư viện tại Trường
Đại học Hùng Vương.

Keywords. Công nghệ thông tin; Thông tin thư viện; Trường Đại học Hùng Vương;
Ứng dụng tin học

Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
TV Trường ĐHHV được thành lập, tồn tại và phát triển với tư cách là cơ quan chuyên
cung cấp TT chất lượng cao cho các đối tượng NDT. Hơn nữa, TV còn là một trong những
đơn vị quan trọng giúp nhà trường hoàn thành sứ mệnh trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo ra
nguồn nhân lực có trình độ cao cho khu vực và đất nước. Đứng trước những nhiệm vụ quan
trọng và những đòi hỏi thực tiễn trong quá trình khai thác, tổ chức, quản lý và phục vụ NDT,


hoạt động TTTV tại TV Trường ĐHHV đang dần đi vào tự động hoá. Vậy vấn đề ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin - thư viện tại Trường Đại học Hùng Vương
như thế nào? Và giải pháp nào để vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả cao,
đáp ứng yêu cầu thực tiễn? Với mong muốn được tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về vấn đề
nêu trên, tôi đã lựa chọn nội dung: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin
- thư viện tại Trường Đại học Hùng Vương” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học thư viện.
Dựa trên hệ thống lý luận và kết quả nghiên cứu, tôi hi vọng sẽ đóng góp một phần công sức
của mình để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động tại TV Trường ĐHHV.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Ứng dụng CNTT trong hoạt động TTTV tại Trường ĐHHV.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Thư viện Trường Đại học Hùng Vương
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2007 đến nay (thời điểm TV Trường ĐHHV bắt đầu ứng
dụng CNTT trong quá trình hoạt động)
- Phạm vi nội dung: Ứng dụng CNTT trong hoạt động TTTV
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động TTTV, từ đó đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của TV Trường ĐHHV.
4. Giả thuyết nghiên cứu
TV Trường ĐHHV đóng vai trò là cơ quan TT chuyên khai thác, tổ chức, quản lý, xử lý
TT nhằm phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập của các đối tượng NDT. Nếu
không áp dụng những thành tựu của công nghệ thông tin trong quá trình hoạt động, thì thư
viện không đáp ứng được một cách hiệu quả nhu cầu tin của người dùng tin, không bắt kịp
được với sự phát triển chung của sự nghiệp thông tin thư viện trong cả nước.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận chung về ứng dụng CNTT trong hoạt động TTTV.
- Nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT tại TV Trường ĐHHV.
- Đề ra các giải pháp ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng hoạt động TTTV tại
Trường ĐHHV

6. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về hoạt động TTTV tại Trường ĐHHV cho đến nay mới chỉ có 01 đề tài
nghiên cứu cấp trường về Thực trạng và một số giải pháp phát triển vốn tài liệu tại Thư viện
Trường ĐHHV (2010) của tác giả Nguyễn Thanh Nga (Chủ nhiệm đề tài). Ứng dụng CNTT
trong quá trình hoạt động tại TV Trường ĐHHV đã được triển khai và dần đi vào hoàn thiện,
nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu của tác giả nào thực hiện, chính vì
thế, vấn đề nêu trên chưa được nhìn nhận dưới góc độ lý luận cũng như những khảo nghiệm,
đánh giá, nhận định, phân tích… trên cơ sở thực tiễn của quá trình áp dụng.
Có thể khẳng định, một đề tài NCKH về thực trạng ứng dụng CNTT trong quá trình hoạt
động tại TV Trường ĐHHV cùng với những giải pháp cụ thể, thiết thực sẽ phần nào giúp đơn
vị nhìn nhận chính xác thực tiễn, từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục những tồn tại và đề
ra phương hướng phát triển đúng đắn.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
- Đề tài nghiên cứu dựa trên phép biện chứng duy vật và duy vật lịch sử
- Đề tài lấy các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về sự nghiệp TTTV
làm căn cứ để triển khai quá trình nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phân tích thuật ngữ
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập, xử lý số liệu
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có
kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1. Nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thư viện tại
Trường Đại học Hùng Vương
Chương 2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thư viện
tại Trường Đại học Hùng Vương
Chương 3. Các giải pháp hoàn thiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động

thông tin thư viện tại Trường Đại học Hùng Vương

Chƣơng 1. NHU CẦU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT
ĐỘNG THÔNG TIN THƢ VIỆN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG
1.1. Những vấn đề chung về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông
tin thƣ viện
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Công nghệ thông tin (information technology)
1.1.1.2. Tin học
1.1.1.3. Tự động hóa thư viện
1.1.2. Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thư viện
1.1.2.1. Làm biến đổi bản thân thư viện
1.1.2.2. Làm biến đổi chức năng, vai trò của người cán bộ thư viện
1.1.2.3. Làm biến đổi phương thức hoạt động của thư viện
1.1.3. Điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin
1.1.3.1. Quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng – Nhà nước
và nguồn tài chính
Quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Đảng – Nhà nƣớc
Trước hết được thể hiện thông qua các chỉ thị, nghị quyết của Đảng - Nhà nước về
CNTT và ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực nói chung và sự nghiệp TTTV nói riêng
Thứ hai là việc xây dựng, ban hành các kế hoạch, nghị định, quyết định, luật… về ứng
dụng CNTT trong hoạt động TTTV
Thứ ba là cơ chế, giải pháp của chính bản thân mỗi cơ quan TTTV trong quá trình ứng
dụng CNTT như: kế hoạch, quy hoạch, mục tiêu, đề án, định hướng, chiến lược phát triển, …
Nguồn tài chính.
1.1.3.2. Cơ sở hạ tầng thông tin
1.1.3.3. Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ
1.1.4. Các lĩnh vực hoạt động thông tin thư viện cần ứng dụng công nghệ thông tin
1.1.4.1. Phạm vi ứng dụng công nghệ thông tin
- Ứng dụng CNTT trong các hoạt động như bổ sung, biên mục, quản lý NDT, tra cứu,

bảo quản, phục vụ NDT…;
- Khai thác và sử dụng các tài nguyên, tài liệu điện tử như CD – ROM, Web… có trong
TV;
- Truy cập các tài nguyên số về mọi lĩnh vực trên phạm vi toàn thế giới;
- Trao đổi nguồn lực TT giữa các cơ quan TTTV thông qua hệ thống mạng;
- Sử dụng máy tính trong công tác hành chính, tạo lập CSDL;
- Tạo lập các SP&DV TT phục vụ nhu cầu của NDT.
1.1.4.2. Mục tiêu của ứng dụng công nghệ thông tin
1.1.4.3. Lợi ích của ứng dụng công nghệ thông tin
Đối với thƣ viện
Đối với ngƣời dùng tin
Đối với cán bộ thƣ viện
1.2. Hoạt động thông tin thƣ viện tại Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng
1.2.1. Khái quát về Trường Đại học Hùng Vương
Trường Đại học Hùng Vương thành lập ngày 29 tháng 04 năm 2003 theo Quyết định số
81/2003/QĐ - TTg của Thủ Tướng Chính phủ, trên cơ sở của Trường Cao đẳng Sư phạm Phú
Thọ - có bề dày truyền thống tròn 50 năm.
1.2.1.1. Sứ mạng và mục tiêu của Trường Đại học Hùng Vương
1.2.1.2. Tổ chức bộ máy và quy mô đào tạo
1.2.1.3. Định hướng phát triển
1.2.2. Khái quát về Thư viện Trường Đại học Hùng Vương
1.2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
TV Trường ĐHHV với tiền thân là TV Trường Cao đẳng Sư phạm Phú Thọ, được thành
lập năm 2004 (ngay sau khi nhà trường được thành lập). Tháng 4/2007, theo Quyết định số
116/QĐ-ĐHHV-TCCB&CTCT ngày 16/4/2007 về việc nâng cấp TV Trường ĐHHV thành
Trung tâm Thông tin – Tư liệu – Thư viện với nhiệm vụ là nơi cung cấp sách, báo, giáo trình,
tài liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giảng viên, sinh viên khai thác TT, phục vụ
cho nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Có thể coi đây là cơ sở, nền tảng, là điều kiện
và cơ hội để TV có được sự đầu tư, hội nhập, phát triển trên mọi phương diện của quá trình
hoạt động.

1.2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng
Nhiệm vụ
- Tổ chức và quản lý tốt hoạt động TV nhằm phục vụ có hiệu quả cho việc khai thác và
sử dụng TT tư liệu của thầy và trò trường ĐH Hùng Vương.
- Tổ chức khai thác có hiệu quả hệ thống mạng Intranet/Internet trong nhà trường.
- In ấn các giáo trình, bài giảng, học liệu và các ấn phẩm khác phục vụ cho công tác đào
tạo.
- Quan hệ, trao đổi, hợp tác, chia sẻ tài nguyên với TV của các trường ĐH (ĐH Nông
Nghiệp, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Thái Nguyên, ĐH Bách khoa Hà Nội…), với liên hiệp thư
viện các trường ĐH khu vực phía bắc.
- Quản lý tốt CSVC hiện có, từng bước có kế hoạch nâng cấp, hiện đại hoá Trung tâm
TT-TL-TV, tăng cường năng lực phục vụ cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo.
1.2.2.3. Cơ cấu tổ chức




















Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức của TV Trường ĐHHV
1.2.2.4. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin
Nhóm cán bộ, giảng viên (chiếm 4,25%): Nhóm này được chia thành 2 nhóm nhỏ:
- Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý:
- Nhóm giảng viên và cán bộ nghiên cứu:
Nhóm sinh viên (chiếm 95,7%)
1.3. Tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin
thƣ viện tại Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng
1.3.1. Hỗ trợ tích cực cho hoạt động giảng dạy – học tập
1.3.2. Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT
ĐỘNG THÔNG TIN THƢ VIỆN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG
2.1. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin
2.1.1. Cơ sở hạ tầng thông tin
2.1.1.1. Trụ sở
Trụ sở tại Thị xã Phú Thọ
Tòa nhà dành cho TV gồm 2 tầng với tổng diện tích là 350m
2
dành cho 2 phòng chức
năng: phòng đọc đóng (tầng 1) và phòng đọc điện tử (tầng 2). Ngoài ra, phòng mượn tài liệu
còn được bố trí tại khu nhà B2 với diện tích là 250m
2
.
Trụ sở tại Thành Phố Việt Trì
Trong dự án xây dựng Trường ĐHHV, nhà nước sẽ xây dựng khu nhà 7 tầng dành cho
TV. Tuy nhiên, đến nay dự án đó đang trong quá trình thực thi nên chưa hoàn thành. Để khắc

phục những khó khăn trước mắt, nhà trường đã dành toàn bộ tầng 3 của nhà điều hành 15
tầng cho hoạt động của TV với tổng diện tích khoảng 1000 m
2
, trong đó diện tích dành cho
phòng đọc điện tử chiếm 500 m
2
.
2.1.1.2. Trang thiết bị
Tại cơ sở 1 (TP Việt Trì)

Thiết bị phòng máy chủ
Giám đốc
Phụ trách chung

Tổ Nghiệp vụ
Phụ trách công tác
nghiệp vụ
Tổ Hành chính TH
Phụ trách công tác
hành chính
Tổ Công nghệ thông tin
Phụ trách phòng đọc điện tử
và hệ thống mạng MT
Thiết bị máy chủ
TT
TÊN THIẾT BỊ
SL
1
Máy chủ
2

2
Bộ lưu điện
2
3
HP USP tape Driver
2
4
Tape Backup HP
60
5
Phần mềm diệt virut
2
Thiết bị mạng
TT
TÊN THIẾT BỊ
SL
1
Tủ mạng 42U
1
2
Modem ADSL Linksys

3
Switch
2
4
Thiết bị chống sét
2
Thiết bị khác


TT
TÊN THIẾT BỊ
SL
1
Ổn áp Lioa
1
2
Máy điều hòa nhiệt độ
1
3
Máy hút ẩm
1
4
Máy hút bụi
1
Thiết bị phòng TVĐT
Thiết bị máy
TT
TÊN THIẾT BỊ
SL
1
Máy tính
90
2
Máy in HP Laser
3
3
Máy in Hp A3
1
4

Máy in phun màu
1
5
Máy Scaner
1
6
Máy ảnh Nikon + chân đế
1
7
Máy photocopy tốc độ cao
1
8
Tủ mạng 42U
1
Thiết bị trình chiếu, âm thanh
TT
TÊN THIẾT BỊ
SL
1
Máy chiếu Sony
2
2
Màn chiếu 3 chân
2
3
TV LCD 42''
1
4
Đầu Sony
1

5
Hệ thống âm thanh
3
Thiết bị khác
TT
TÊN THIẾT BỊ
SL
1
Máy hút bụi
3
2
Máy điều hòa nhiệt độ
6
3
Máy hút ẩm
6
4
Ổn áp 30Kva 3 pha
2
5
Hệ thống Camera quan sát
1
6
Hệ thống kiểm soát vào ra
1
7
Máy quét tốc độ cao
1
8
Máy quét mã vạch

4
9
Xe đẩy sách
5
10
Máy khử từ
1
Bảng 2.1. Thống kê trang thiết bị TVĐT tại cơ sở 1 (Thành phố Việt Trì)
Tại cơ sở 2 (Thị xã Phú Thọ)
TT
TÊN THIẾT BỊ
SL
TT
TÊN THIẾT BỊ
SL
1
Máy chủ
1
10
Màn chiếu
1
2
Máy tính
96
11
Máy hút bụi
2
3
Máy đọc mã vạch
1

12
Máy hút ẩm
2
4
Máy quét mã vạch
1
13
Tủ để máy chủ
1
5
Điều hòa
7
14
Tủ mạng
1
6
Camera
1
15
Quạt trần
9
7
Máy scaner
1
16
Đèn điện
12
8
Bộ lưu điện (UPS)
1

17
Tủ để đồ của NDT
1
9
Máy chiếu
1
18
Bộ loa + micro
1
Bảng 2.2. Thống kê trang thiết bị TVĐT tại cơ sở 2 (Thị xã Phú Thọ)
2.1.2. Phần mềm ứng dụng
2.1.2.1. Căn cứ để lựa chọn phần mềm
- Kinh phí:
- Quy mô và chức năng của thư viện
- Tính năng của phần mềm:
2.1.2.2. Những phần mềm đã chọn và tính năng của chúng
Phần mềm TVĐT ILIB
Tính năng của phần mềm:
- Công cụ tìm kiếm và tra cứu mạnh
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ
- Sử dụng tất cả các tiêu chuẩn và quy tắc mô tả thư mục cũng như các khung phân loại
hiện có
- Tra cứu mục lục trực tuyến qua Internet
- Quản lý các dữ liệu số hóa
- Kết nối liên thư viện
- Tích hợp mã vạch
- Nhập/xuất biểu ghi theo MARC 21
- Chuyển đổi dữ liệu từ CSDL của CDS/ISIS
Phần mềm xây dựng, quản lý thƣ viện số Dlib
- Các tính năng nổi bật:

+ Hỗ trợ biên mục theo chuẩn Dublin Core.
+ Quản lý việc download và mua bán tài liệu của thư viện.
+ Truyền file từ máy trạm lên server thông qua cơ chế FTP.
+ Đánh chỉ mục và tìm kiếm toàn văn.
+ Bảo mật và phân quyền chăt chẽ.
+ Phát triển trên công nghệ Web, triển khai và bảo hành, bảo trì dễ dàng.
2.1.3. Nguồn nhân lực
Về trình độ của đội ngũ cán bộ
Trình độ của cán bộ
Số lƣợng
Tỷ lệ (%)
Thạc sĩ
1
5,88
Học viên cao học
1
5,88
Cử nhân
8
47,05
Cao đẳng
5
29,41
Trung cấp
2
11,76
Bảng 2.3. Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ TV Trường ĐHHV
Về chuyên môn đƣợc đào tạo
Chuyên môn đƣợc đào tạo
Số lƣợng

Tỷ lệ (%)
TTTV
11
64,7
CNTT
3
17,64
Khác
3
17,64
Bảng 2.4. Chuyên môn được đào tạo của đội ngũ cán bộ
Phân bố nguồn nhân lực
Phân công nhiệm vụ
Số lƣợng
Tỷ lệ (%)
Quản lý
2
11,76
Xử lý nghiệp vụ
6
35,29%
Phục vụ
7
41,17%
CNTT
2
11,76
Bảng 2.5. Phân bố nguồn nhân lực
2.1.4. Nguồn lực thông tin
TT

Dạng tài liệu
Số lượng
1
Sách (cuốn)
65858
2
Giáo trình, bài giảng do giảng viên biên soạn (cuốn)
3850
3
Luận án, luận văn, KLTN (cuốn)
285
4
Báo, tạp chí (đầu)
>100
5
Băng, đĩa (cái)
>500
6
Tài liệu số
8 G (15651 file)
Bảng 2.6. Thống kê vốn tài liệu có trong thư viện (6/2011)
2.1.5. Các lĩnh vực ứng dụng CNTT trong hoạt động TTTV và kết quả đạt được
2.1.5.1. Chức năng về nghiệp vụ thư viện
Bổ sung
Bổ sung tài liệu với sự hỗ trợ của mạng Internet
Cán bộ TV tích cực, chủ động trong việc khai thác TT (nguồn tài liệu, giá thành, ) từ
mạng internet, từ đó xây dựng kế hoạch bổ sung và liên hệ, đặt mua tài liệu với nhà cung cấp
thông qua email
Bổ sung tài liệu nhờ ứng dụng tính năng của phần mềm ILIB
Cán bộ TV đã tiến hành tạo lập được 50 đơn nhận tài liệu theo từng lĩnh vực khoa học

của từng kho sách khác nhau bằng cách:
- Phân loại sách đã được nhập về TV theo từng lĩnh vực khoa học
- Tạo đơn nhận tài liệu theo từng lĩnh vực khoa học cho từng kho tài liệu,

Hình 2.1. Giao diện về các loại đơn nhận tài liệu đã được tạo lập
Trong mỗi đơn nhận, cán bộ TV phải:
+ Nhập TT chi tiết cho từng tài liệu như: tên tài liệu, tác giả, các yếu tố xuất bản, giá
tiền,
+ Định chỉ số phân loại
+ Định số ĐKCB cho tài liệu

Hình 2.2. Giao diện TT chi tiết về đơn nhận tài liệu
Biên mục
Với sự hỗ trợ của phần mềm ILIB, cán bộ TV tiến hành biên mục theo các trường TT
của khổ mẫu MACR 21, định chỉ số phân loại theo Bảng phân loại DDC, định chỉ số Cutter
cho tài liệu, định từ khóa, làm tóm tắt/chú giải
Công tác biên mục tài liệu được cán bộ tiến hành bằng cách sử dụng kết quả xử lý TT
của từng tài liệu ở khâu bổ sung, sau đó chỉnh sửa và thêm một số TT cho phù hợp, chính xác
như: kiểm tra trùng lặp, định chỉ số Cutter, cuối cùng là định dạng duyệt để đưa tài liệu
sang trạng thái sẵn sàng được lưu thông.
Kết quả của quá trình biên mục tài liệu của cán bộ TV Trường ĐHHV đã thực hiện được
với 36828 cuốn sách (6/2011) và tương ứng với kết quả nêu trên là TV đã tạo lập được 36828
biểu ghi thư mục phục vụ cho NDT tra cứu trực tuyến.

Hình 2.3. Giao diện Biên mục tài liệu theo MACR 21

Hình 2.4. Giao diện kết quả tìm kiếm trên OPAC sau khi tài liệu đã được biên mục
Quản lý lƣu thông tài liệu
Với kết quả biên mục nêu trên, TV Trường ĐHHV đã xử lý hoàn tất cho toàn bộ kho tài
liệu đóng với 9283 cuốn sách tại nhà A14 (cơ sở 2) sẵn sàng được lưu thông.

Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của Module Lưu thông, cán bộ TV tiến hành cập nhật, sửa
đổi TT về NDT, phân nhóm NDT, thống kê lượt mượn của từng độc giả, lịch sử cho mượn
một tài liệu

Hình 2.5. Giao diện TT chi tiết về bạn đọc
Như vậy, khai thác tiện ích của module Lưu thông giúp TV quản lý và phục vụ cho hơn
400 cán bộ, giảng viên và hơn 9000 sinh viên của trường được dễ dàng, nhanh chóng và
thuận lợi. Ngoài ra, nhờ sự hỗ trợ của phần mềm cho phép cán bộ TV nắm bắt được tình
trạng của tài liệu hiện có trong kho, gia hạn mượn cũng như xây dựng một số TT thống kê
quan trọng khác.

Hình 2.6. Giao diện kết quả thống kê danh sách bạn đọc thể hiện trên Module Lưu thông
Tra cứu và tìm tin trực tuyến (OPAC)
Bằng việc khai thác những tiện ích của CNTT và các công nghệ hiện đại khác, TV
Trường ĐHHV đã xây dựng được CSDL SACH với 36828 biểu ghi, bộ sưu tập số với tổng
số 8.037 GB tương ứng với 15651 file (6/2011), và tích hợp những kết quả đó lên Module
OPAC nhằm phục vụ cho NDT tra cứu trực tuyến. Thông qua Module OPAC, TV đã cung
cấp được một số dịch vụ tiêu biểu như:
- Mục lục tra cứu tìm tin trực tuyến

Hình 2.7. Giao diện kết quả tìm kiếm tài liệu được thể hiện trên mục lục trực tuyến
- Dịch vụ TT trực tuyến bằng cách kết nối với cổng TT điện tử của nhà trường: TT giáo
dục, thể thao
- Khai thác dữ liệu số trực tuyến
TV đã trang bị 02 máy tính, tích hợp và liên tục cập nhật dữ liệu về nguồn lực TT nhằm
phục vụ cho NDT trong việc tìm kiếm, khai thác TT được dễ dàng, thuận lợi, nhanh chóng.
Một trong những tiện ích cơ bản của OPAC là tra cứu liên TV qua Z39.50. Tuy nhiên,
liên quan đến vấn đề đó phải có sự hợp tác, liên kết, trao đổi nguồn lực TT giữa TV Trường
ĐHHV với các cơ quan TTTV khác. Cho đến nay, do những nguyên nhân khách và chủ quan
nên TV chưa thực hiện được việc mượn liên TV.

2.1.5.2. Tạo lập các sản phẩm và dịch vụ thông tin
Cho đến nay, bằng những nỗ lực nhất định trong việc ứng dụng phần mềm ILIB và công
nghệ hiện đại khác, TV đã xây dựng được hệ thống các SP&DV có giá trị gia tăng cao với kết
quả là:

Sản phẩm
Dịch vụ
CSDLSACH với 36.828 biểu ghi
Tra cứu, khai thác TT trực tuyến
Hệ thống mục lục sách
Mượn - trả tự động
Thư mục
Internet
Bảng 2.7. Hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin được tạo lập với sự hỗ trợ của phần
mềm ILIB
Ngoài ra, nhờ ứng dụng các công nghệ hiện đại khác, TV đã xây dựng được các DV TT
như: khai thác tài liệu đa phương tiện; in ấn, photocopy; hội nghị, hội thảo, triển lãm; cung
cấp TT theo yêu cầu; …
2.1.5.3. Xây dựng và phát triển bộ sưu tập tài liệu số
Hiện tại, TV đã được đầu tư phần mềm Dlib do Công ty máy tính truyền thông CMC
thiết kế từ Dự án xây dựng TVĐT và phòng học Multimedia. Tuy nhiên, dự án này đang
trong quá trình triển khai nên phần mềm quản lý TV số chưa được đưa vào ứng dụng. Để đáp
ứng nhu cầu khai thác và sử dụng nguồn TT số, cán bộ TV đã khắc phục những khó khăn để
xây dựng nên bộ sưu tập số và tích hợp bộ sưu tập đó lên phần mềm Ilib nhằm phục vụ NDT
sử dụng TT số bằng cách:
Bổ sung:
- Bổ sung nguồn tin điện tử bằng việc tiếp nhận bản mềm của tài liệu nội sinh
- Tiếp nhận nguồn tài trợ từ các dự án
- Tự số hóa bằng cách lựa chọn những tài liệu có trong TV
Biên mục

Do chưa đưa phần mềm Dlib vào ứng dụng nên TV chưa thực hiện công đoạn biên mục
tài liệu số.
Phục vụ:
Kết quả của quá trình tạo lập bộ sưu tập số tại TV Trường ĐHHV được thể hiện dưới
bảng số liệu sau:
TT
Dạng tài liệu
Tổng số
Tổng số (file)
1
Giáo trình, bài giảng
1.61 (GB)
470
2
Tài liệu Nông Lâm Ngư
5.96 (GB)
14784
3
Tài liệu Việt Bỉ (dự án cung cấp)
467 (MB)
397
Tổng
8.037 (GB)
15651
Bảng 2.8. Thống kê nguồn tài nguyên số đã được xây dựng (đến 8/2011)
Để giúp NDT khai thác được nguồn TT số mà TV đã xây dựng được, TV đã tích hợp bộ
sưu tập số với phần mềm ILIB để giúp NDT tra cứu và khai thác qua module OPAC


Hình 2.8. Giao diện kết quả tìm kiếm TT số trên OPAC

2.1.5.4. Tự động hóa công tác văn phòng
- Soạn thảo, in ấn, nhân sao văn bản
- Làm báo cáo, thống kê, xử lý số liệu
- Quản lý, tra tìm, chuyển giao văn bản
2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ hiện đại khác
2.2.1. Ứng dụng các trang thiết bị đảm bảo an ninh, bảo mật TT, bao gồm: hệ thống
camera, phần mềm diệt virus
2.2.2. Ứng dụng trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, chống ẩm, chống bụi
2.3. Nhận xét, đánh giá
2.3.1. Những thành tựu
Thiết lập đƣợc hệ thống hạ tầng thông tin, trang thiết bị hiện đại
Kết quả thăm dò ý kiến của NDT về hạ tầng TT, CSVC của TV Trường ĐHHV được
tổng hợp ở bảng số liệu dưới đây:

Hạ tầng TT, CSVC
Mức độ đánh giá
Tốt
Tỷ lệ (%)
TB

Tỷ lệ
(%)
Chƣa tốt
Tỷ lệ
(%)
Máy tính
235
81,03
43
14,82

12
4,13
Tốc độ đường truyền
mạng
198
68,27
68
23,44
24
8,27
Bàn ghế
265
91,37
20
6,89
5
1,72
Trang thiết bị khác
241
83,1
29
10
20
6,89
Bảng 2.9. Đánh giá của NDT về hạ tầng TT, CSVC
Qua kết quả điều tra về chất lượng hạ tầng TT, CSVC của TV thể hiện ở bảng số liệu
nêu trên cho thấy sự đánh giá rất cụ thể của NDT về vấn đề này. Trong đó, số lượng NDT
đánh về những vấn đề nêu trên đạt chất lượng tốt chiếm tỷ lệ tương đối cao: bàn ghế
(91,37%), trang thiết bị khác (83,1%), hệ thống máy tính (81,03%), tốc độ đường truyền
mạng (68,27%). Có được kết quả đó là nhờ sự quan tâm, đầu tư về tài chính cũng như cung

cấp, hỗ trợ về CSVC, trang thiết bị từ các cấp lãnh đạo, các tổ chức và cá nhân dành cho TV.
Tự động hóa đƣợc một số chức năng thƣ viện nhờ sử dụng phần mềm ILIB
- Tạo lập các đơn nhận tài liệu một cách chính xác, quản lý quá trình bổ sung tài liệu
theo từng lĩnh vực khoa học nhờ khai thác tiện ích của module bổ sung có trong phần mềm;
- Biên mục tài liệu theo các chuẩn nghiệp vụ như: DDC, ISBD, MARC 21,… với kết
quả là:
+ Xây dựng được CSDL SACH với 36828 biểu ghi;
+ In phích, danh mục, thư mục sách
- Tự động hóa công tác quản lý bạn đọc và lưu thông tài liệu cho toàn bộ kho đọc đóng
tại nhà A14 với hơn 9000 cuốn sách;
- Cập nhật liên tục các CSDL SACH đã xây dựng được lên OPAC để phục vụ tra cứu tin
tự động hóa, tạo liên kết đến các nguồn TT khác giúp NDT có cơ hội tiếp cận với nguồn TT
bên ngoài;
- Tích hợp bộ sưu tập số lên Module OPAC tạo điều kiện cho NDT khai thác nguồn TT
số được dễ dàng, thuận tiện;
- Thống kê, in các báo cáo, xử lý số liệu liên quan đến hoạt động nghiệp vụ;
Việc ứng dụng phần mềm ILIB còn là cơ sở để TV xây dựng nên hệ thống SP&DV đa
dạng và phong phú hơn.
Xây dựng đƣợc nguồn lực thông tin truyền thống và hiện đại đáp ứng ngày càng tốt hơn
nhu cầu của mọi đối tƣợng NDT
Theo kết quả thăm dò người dùng về mức độ thỏa mãn nguồn lực TT có trong TV, ta có
số liệu sau:
Dạng tài liệu

Mức độ đánh giá
Thỏa mãn
Tỷ lệ (%)
Chưa thỏa mãn
Tỷ lệ (%)
Sách

165
56,89
125
43,1
Báo, tạp chí
185
63,79
105
36,2
Luận án, luận văn, KLTN
68
23,44
222
76,55
Tài liệu điện tử
85
29,31
205
70,68
Bảng 2.10. Mức độ thỏa mãn về nguồn lực TT của NDT
Qua bảng số liệu cho thấy mức độ thỏa mãn của NDT về tài liệu dưới dạng báo, tạp chí
chiếm tỷ lệ cao nhất (63,79%), kế đến là tài liệu dưới dạng sách (56,89%). Điều đó chứng tỏ
TV đã chú trọng trong việc bổ sung các dạng tài liệu kể trên. Tuy nhiên, đối với các dạng tài
liệu còn lại thì mức độ thỏa mãn nhu cầu còn thấp, trong đó có tài liệu điện tử (29,31%); luận
văn, luận án, KLTN (23,44%). Nguyên nhân cơ bản của hiện trạng đó là do nhà trường mới
được thành lập, đội ngũ cán bộ, giảng viên chưa nhiều và còn đang trong quá trình học tập
nên dạng tài liệu xám trên được thu thập về TV còn ít, bên cạnh đó, TV chưa đưa phần mềm
quản lý TV số vào ứng dụng, chưa xây dựng được chính sách phát triển nguồn TT số nên
mức độ thỏa mãn nhu cầu tin về tài liệu điện tử chiếm tỷ lệ còn khiêm tốn.
Bƣớc đầu tạo lập đƣợc hệ thống các sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng cao

Dưới đây là bảng số liệu tổng hợp được qua điều tra ý kiến đánh giá của NDT về chất
lượng các SP&DV TT mà TV đã tạo lập:
Tên SP&DV
Chất lƣợng sử dụng
Tốt
Tỷ lệ
(%)
TB
Tỷ lệ
(%)
Chƣa
tốt
Tỷ lệ
(%)
Mục lục truyền thống
205
70,68
64
22,06
21
7,24
CSDL SACH
121
41,72
122
42,06
47
16,2
Thư mục
98

33,79
127
43,79
65
22,41
Cung cấp tài liệu gốc
125
43,1
135
46,55
30
10,34
Sao chụp tài liệu
116
40
132
45,51
42
14,48
Kết nối Internet
218
75,51
57
19,65
15
5,17
Tra cứu tự động
127
43,79
140

48,27
23
7,93
Hỏi đáp TT
120
41,37
105
36,2
65
22,41
Cung cấp TT theo yêu cầu
92
31,72
120
41,37
78
26,89
Khai thác TL đa phương tiện
60
20,68
88
30,34
142
48,96
Bảng 2.11. Đánh giá của NDT về chất lượng của các SP&DV TT mà TV đã xây dựng
Căn cứ vào bảng số liệu trên cho thấy bước đầu TV Trường ĐHHV đã xây dựng được hệ
thống SP&VD TT hữu ích và thân thiện với người sử dụng, trong đó: mục lục truyền thống
vẫn được NDT đánh giá là đạt chất lượng tốt hơn (70,68%). Để có được hệ thống mục lục có
chất lượng là kết quả lao động của đội ngũ cán bộ trong suốt quá trình xây dựng bộ máy tra
cứu truyền thống từ trước và sau khi CNTT được đưa vào ứng dụng. Còn đối với SP TT có

ứng dụng CNTT như: CSDL SACH, thư mục thì chất lượng của nó được NDT đánh giá ở
mức độ còn khiêm tốn mà nguyên nhân chủ yếu là do TV mới đưa phần mềm vào ứng dụng,
đội ngũ cán bộ xử lý tài liệu còn thiếu nên CSDL đã được tạo lập chưa phản ánh được toàn
bộ nguồn lực TT có trong TV.
DV TT được NDT đánh giá có chất lượng tốt hơn cả là dịch vụ internet (75,51%), điều
đó cho thấy sự đầu tư của TV về hạ tầng TT trong đó có hạ tầng mạng, hệ thống máy tính đã
phát huy được tác dụng của nó trong việc đáp ứng nhu cầu của NDT.
Xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, kiến thức tƣơng đối vững vàng
về công nghệ thông tin
Ứng dụng máy tính và các công nghệ hiện đại khác góp phần nâng cao hiệu quả trên
mọi phƣơng diện hoạt động của thƣ viện
Ứng dụng CNTT trong quá trình hoạt động cũng đã mang lại những lợi ích nhất định
cho nhà trƣờng và ngƣời dùng TV
- Đối với nhà trường: Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
- Lãnh đạo thư viện: Thay đổi về nhận thức, tư duy và phương hướng hành động, đồng
thời đưa ra được những quyết định đúng đắn, kịp thời.
- Đối với cán bộ thư viện:
- Đối với người dùng tin
+ Tạo nhiều cơ hội cho NDT tiếp cận tới nguồn lực TT đa dạng, phong phú có trong và
ngoài TV một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ nhất
+ Được khai thác và sử dụng hệ thống SP&DV đa dạng, phong phú, có giá trị gia tăng
cao
2.3.2. Tồn tại và một số nguyên nhân chủ yếu
Thứ nhất: Cơ sở hạ tầng TT chưa được trang bị đầy đủ những thiết bị cần thiết – yếu tố
để quá trình hoạt động của TV được tự động hóa hoàn toàn như: cổng từ, thẻ từ, hệ thống
báo động…
Thứ hai: Chưa khai thác triệt để tiện ích của các module chức năng trong phần mềm
quản trị TVĐT tích hợp ILIB và phần mềm TV số Dlib chưa được đưa vào ứng dụng.
Thứ ba: TV chủ yếu tập trung vào việc bổ sung tài liệu truyền thống mà chưa xây dựng
được chính sách phát triển nguồn tài liệu điện tử

Thứ tư: Chưa tạo lập được nhiều SP&DV TT điện tử trong khi đã được đầu tư tương đối
lớn về công nghệ, trang thiết bị hiện đại
Thứ năm: Chưa có sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan TTTV, các tổ chức, cơ
sở đào tạo chuyên ngành, …
Thứ sáu: Đội ngũ cán bộ không thường xuyên được tham gia vào các khóa đào tạo, lớp
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp, ít khi được tham dự hội nghị, hội thảo được tổ
chức trong phạm vi ngành và các ngành liên quan.

Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THƢ VIỆN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG
VƢƠNG
3.1 Phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển trong thời gian tới
Định hƣớng:
Ứng dụng khoa học công nghệ cao nhằm tự động hoá, hiện đại hoá trong các khâu hoạt
động của TV. Phát triển TVĐT và TV kỹ thuật số. Xây dựng Trung tâm trở thành Trung tâm
Thông tin Tư liệu Thư viện tiến tiến, hiện đại, ngang tầm với các TV đại học lớn ở khu vực
và trên toàn quốc nhằm đảm bảo cung cấp các SP&DV TT chất lượng cao, phục vụ đắc lực
cho công tác NCKH, giáo dục đào tạo của Trường ĐHHV.
Mục tiêu:
- Nâng cấp TV: xây dựng mới trụ sở TV, tạo cho TV hiện đại về CSVC và trang thiết bị,
phong phú về tài liệu;
- Phát triển cơ sở hạ tầng CNTT, lấy đó làm đòn bẩy quan trọng nhất trong quá trình
hiện đại hóa TV;
- Xây dựng TV phát triển theo hướng hiện đại: TVĐT, thư viện số. Có khả năng đáp ứng
các nhu cầu TT của người sử dụng một cách dễ dàng, nhanh chóng;
- Bồi dưỡng, đào tạo lại cán bộ TV đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt về CNTT,
kiến thức về marketing, các dịch vụ TTTV và ngoại ngữ;
- Dựa trên các chuẩn kỹ thuật nghiệp vụ TV, sử dụng hệ thống máy tính đã có, tiến hành
quá trình tự động hóa TV;
- Sử dụng các thành tựu mới nhất của CNTT để nâng cao chất lượng của VTL và phát

triển các DV TTTV hiện đại, phục vụ cho nhiều đối tượng bạn đọc với các phương tiện TT
khác nhau;
- Số hóa các giáo trình, bài giảng, đề tài NCKH và các tài liệu quan trọng nhằm xây
dựng TV số chứa đựng TT phong phú, đa dạng.
Các giải pháp
Các mức độ
Rất
cần
thiết
Tỷ lệ
(%)
Cần
thiết
Tỷ lệ
(%)
Không
cần
thiết
Tỷ lệ
(%)
Tăng cường CSVC

110
37,93
130
44,82
50
17,24

Tăng cường nguồn lực

TT
Truyền thống
145
50
130
44,82
15
5,17
Điện tử
152
52,41
119
41,03
19
6,55

CSDL toàn văn
167
57,58
99
34,13
24
8,27


Tạo lập các SPTT mới
Website
145
50
130

44,82
15
5,17
CSDL báo, tạp chí
155
53,44
123
42,41
12
4,13
Bản tin điện tử
132
45,51
131
45,17
27
9,31
TM TB sách mới
147
50,68
120
41,37
23
7,93
TM chuyên đề
112
38,62
148
51,03
30

10,34



Tạo lập các DVTT mới
Mượn liên TV
185
63,79
91
31,37
14
4,82
Phổ biến TT chọn lọc
98
33,79
157
54,13
35
12,06
Tư vấn thông tin
120
41,37
122
42,06
48
16,55
Phổ biến thông tin
hiện tại (CAS)
95
32,75

130
44,82
65
22,41
Diễn đàn điện tử
102
35,17
110
37,93
78
26,89
Nâng cao trình độ cán
bộ

95
32,75
163
56,89
32
11,03
Đào tạo NDT

215
74,13
75
25,86
0
0
Bảng 3.1. Mức độ đánh giá của NDT về các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động tại TV Trường ĐHHV

3.2. Tăng cƣờng phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
3.2.1. Quy hoạch diện tích cho toàn bộ TV một cách khoa học hơn
+ Thiết kế các phòng chức năng với không gian phù hợp, mà trước hết phải thiết lập các
phòng riêng biệt: công nghệ TVĐT, tra cứu tài liệu, biên mục, bổ sung,…(tại cơ sở 1)
+ Bố trí phòng mượn tài liệu và phòng TVĐT, phòng đọc về cùng một khu vực (tại cơ sở
2)
+ Đẩy nhanh tiến độ thi công tòa nhà 7 tầng (cơ sở 1) dành riêng cho hoạt động của TV.
3.2.2. Tăng cường phát triển hạ tầng kỹ thuật thông tin
- Tại cơ sở 1: TV cần nhanh chóng lắp đặt thiết bị, kết nối hệ thống mạng với đường
truyền tốc độ cao, hoàn thiện mọi thủ tục, bố trí cán bộ chuyên trách, thiết lập phương án hoạt
động, cập nhật dữ liệu, xây dựng nguồn lực TT điện tử,… để TVĐT nhanh chóng đi vào hoạt
động.
- Tại cơ sở 2 (Thị xã Phú Thọ): cần trang bị thêm: Các thiết bị ngoại vi cho TV; Thiết bị
kiểm soát ra vào; Các thiết bị an ninh; Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Biện pháp cần phải được TV tiến hành là:
+ Cán bộ TV lập danh mục các trang thiết bị cần được bổ sung;
+ Lấy ý kiến thống nhất của toàn bộ cán bộ trong TV;
+ Liên hệ với nhà cung cấp để lấy TT về đơn giá;
+ Xây dựng thành văn bản cụ thể và trình lên lãnh đạo trường xem xét, ký duyệt
+ Cán bộ TV đi mua và thuê chuyên gia lắp đặt.
3.2.3. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm TVĐT ILIB và phần
mềm TV số DLIB
3.2.3.1. Về phía nhà cung cấp
- Hướng dẫn, phổ biến đầy đủ kiến thức và đào tạo kỹ năng sử dụng phần mềm cho đội
ngũ cán bộ TV trong quá trình triển khai;
- Liên tục cập nhật và thông báo cho TV khi có những thay đổi, cải tiến, nâng cấp phần
mềm;
- Hỗ trợ kịp thời khi phần mềm gặp lỗi.
3.2.3.2. Về phía TV
Để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm TVĐT ILIB cần phải:

- Hồi cố CSDL cho hơn 40.000 cuốn sách và cập nhật CSDL cho những tài liệu mới
được bổ sung;
- Xây dựng CSDL BAO, TAPCHI (với hơn 100 đầu);
- Đưa toàn bộ CSDL đã xây dựng được lên OPAC để phục vụ tra cứu và tìm tin trực
tuyến;
- Thực hiện lưu thông tự động hóa tại phòng đọc mở (cơ sở 1) và phòng mượn (cơ sở 1
và 2);
- Liên tục sửa đổi và cập nhật dữ liệu về các đối tượng NDT;
Để ứng dụng hiệu quả phần mềm TV số Dlib, TV cần:
- Triển khai ứng dụng, tập huấn cho cán bộ TV về kiến thức và kỹ năng sử dụng phần
mềm;
- Xây dựng chính sách, kế hoạch cụ thể trong việc phát triển bộ sưu tập số;
- Bổ sung tài liệu số theo 3 cách:
+ Tự tiến hành số hoá nguồn tài liệu trên giấy của thư viện.
+ Bổ sung/tích hợp nguồn tin điện tử thông qua việc mua, trao đổi tài liệu số đang được
xuất bản;
+ Xây dựng các liên kết (tạo khả năng truy cập) đến các nguồn tài liệu trên Internet, đặc
biệt là nguồn của các cơ quan TT-TV khác có cùng diện chuyên đề bao quát.
- Xử lý tài liệu số: Biên mục tài liệu theo chuẩn Dublin core với 15 yếu tố mô tả.
- Tổ chức bộ sưu tập số: Bộ sưu tập số của TV có thể được tổ chức thành các bộ sưu tập
chính như: bài giảng, giáo trình điện tử; luận văn, luận án; sách điện tử (ebook) và mỗi tài
liệu được sắp xếp theo trật tự vần chữ cái của tên tài liệu.
- Phục vụ
+ Cần xây dựng chính sách khai thác tài liệu số (miễn phí hay thu phí)
+ Xác định phạm vi sử dụng về mặt địa lý
- Bổ sung, khai thác và sử dụng tài liệu số cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo những quy
định tại Luật bản quyền.
Như vậy, muốn hoàn thiện và nâng cao hiệu quả ứng dụng các phần mềm quản lý TV và
cũng là thực hiện được những mục tiêu cụ thể nêu trên, TV cần:
- Tăng cường thêm nhân lực bằng cách điều thêm cán bộ từ bộ phận phục vụ hoặc yêu

cầu cán bộ làm thêm giờ (nhưng phải có chế độ bồi dưỡng hợp lý);
- Trang bị đầy đủ CSVC, công nghệ hiện đại;
- Đề nghị nhà trường tăng cường hỗ trợ kinh phí để thực hiện các hoạt động.
3.3. Tập trung xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin
3.3.1. Nguồn tài liệu truyền thống
Tìm chọn, thu thập, bổ sung VTL phù hợp với nhiệm vụ đào tạo của nhà trƣờng và nhu
cầu của mọi đối tƣợng NDT thông qua phƣơng thức mua, trao đổi, tặng biếu…
Chú trọng phát triển nguồn tài liệu nội sinh
- Tăng cường hiệu lực của các quyết định đã được ban hành, bao gồm:
+ Quyết định yêu cầu cán bộ, giảng viên biên soạn giáo trình, bài giảng, tài liệu tham
khảo cho từng môn học của từng ngành đào tạo và giao nộp tài liệu đó về cho TV
+ Quyết định về việc giao nộp tài liệu là luận văn, luận án của cán bộ, giảng viên và
KLTN của sinh viên
- Ban hành quyết định mới về:
+ Yêu cầu các chủ nhiệm đề tài phải nộp 01 bản giấy và 01 bản mềm về TV những đề tài
NCKH đã được nghiệm thu
+ Giao cho TV phối hợp chặt chẽ với cán bộ, giảng viên, sinh viên để in ấn, số hóa, lưu
hành và phục vụ NDT nguồn tài liệu nội sinh của nhà trường (tuân thủ theo những quy định
tại luật Bản quyền).
- Đưa các quyết định đã ban hành về từng đơn vị của nhà trường và phổ biến nội dung
của văn bản đến từng cán bộ, giảng viên và sinh viên;
- Xây dựng chế tài cụ thể cho việc giao nộp tài liệu, bao gồm:
+ Khen thưởng đối với tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giao nộp tài liệu
+ Kỷ luật bằng các hình thức: hạ thi đua, cảnh cáo, không được quyết toán kinh phí cho
đề tài NCKH đối với tập thể, cá nhân không giao nộp tài liệu cho TV hoặc tạm dừng việc
cấp bằng tốt nghiệp (sinh viên)
Kêu gọi sự đóng góp tài liệu của cán bộ, giảng viên
Phối hợp chặt chẽ với giảng viên của các khoa và bộ môn đồng thời đối chiếu với nguồn
tài liệu đã có trong thƣ viện để bổ sung tài liệu một cách chính xác
- Ban hành quyết định yêu cầu các khoa và bộ môn xây dựng danh mục giáo trình, tài

liệu tham khảo cho từng môn học;
- Tổ chức hội nghị trao đổi trực tiếp với các nhà chuyên môn, giảng viên, cán bộ nghiên
cứu và sinh viên để có được những TT chính xác về nguồn tài liệu mà TV đã đáp ứng và
chưa đáp ứng được;
- Đối chiếu với danh mục tài liệu của từng ngành đào tạo với danh mục tài liệu đã có
trong TV để có kế hoạch bổ sung những tài liệu mới, đảm bảo sự chính xác trong việc phát
triển nguồn TT, tránh sự trùng lặp, lãng phí.
- Ngoài ra, đối với những tài liệu khó thu thập, cán bộ TV phải trực tiếp đến các khoa và
bộ môn trao đổi với các giảng viên để xác định rõ nguồn hoặc yêu cầu họ cung cấp tài liệu
(nếu có) nhằm bổ sung bằng được những tài liệu thiết yếu cho từng môn học.
3.3.2. Đối với tài liệu điện tử
Số hóa tài liệu có trong thƣ viện
Trước khi lựa chọn tài liệu có trong TV để tiến hành số hóa, TV cần xác định:
+ Tài liệu nào cần số hóa?
+ Số lượng bao nhiêu?
+ Bản quyền thuộc về ai?
+ Số hóa bằng cách nào?
+ Định dạng sản phẩm đầu ra là gì? (ảnh/văn bản)
Dạng tài liệu được lựa chọn đầu tiên để thực hiện số hóa là:
- Tài liệu nội sinh, bằng việc ứng dụng phần mềm Dlib và trang thiết bị hiện đại khác,
TV cần thực hiện các công đoạn sau:
+ Tiếp nhận bản mềm (file điện tử dưới dạng word)
+ Chỉnh sửa file word: đảm bảo các tiêu đề như mở đầu, tên chương,
+ Thống nhất font văn bản và kiểu chữ: font Unicode – Time New Roman
+ Chuyển đổi từ file word sang PDF
+ Tạo mục lục, chương, phần, trang sách, hình minh họa, phụ lục
+ Mô tả tài liệu theo các trường biên mục Dublin Core
+ Lưu trữ dữ liệu trên server, ổ cứng và xuất ra đĩa CD-ROOM
- Tài liệu khác: Căn cứ vào điều kiện thực tiễn, TV nên lựa chọn những tài liệu sau để ưu
tiên số hóa, đó là: tài liệu thuộc diện bắt buộc và tham khảo của các môn học, tài liệu độc

bản, tài liệu quý hiếm (tài liệu cổ, cẩm nang chuyên ngành, ). Việc số hóa tài liệu trên có thể
được thực hiện bằng phương pháp quét tài liệu và xử lý kỹ thuật cho tài liệu đó bằng việc sử
dụng máy scanner kết hợp với công nghệ và trang thiết bị hiện đại khác.
- Số hóa tài liệu cần đặc biệt phải quan tâm đến vấn đề bản quyền.
Khai thác tài liệu trên mạng
Cán bộ TV có thể khai thác TT đó trên các tạp chí điện tử chuyên ngành, từ các trang
web của các cơ quan tổ chức, website chuyên ngành…, sau đó tiến hành xử lý, bao gói, quản
lý và đưa vào phục vụ.
Liên kết với TV của các trƣờng ĐH có cùng chuyên ngành đào tạo để xây dựng nguồn
tài liệu điện tử
- Cơ chế thiết lập mối quan hệ:
+ Phân công mỗi thành viên chịu trách nhiệm số hóa tài liệu về một hoặc một số lĩnh vực
khoa học cụ thể;
+ Trao đổi tài liệu số được thiết lập trên nguyên tắc: đổi tài liệu lấy tài liệu hoặc trao đổi
theo số trang
+ Xây dựng chính sách khai thác tài liệu
Đầu tƣ tài chính để mua tài liệu điện tử từ các nhà cung cấp
- Một số căn cứ lựa chọn mua CSDL, tài liệu hiện đại gồm có:
+ Nhu cầu sử dụng của NDT
+ Định hướng phát triển TV Trường ĐHHV
+ Tài liệu, CSDL đó có nhiều chuyên ngành phù hợp với ngành đào tạo và nghiên cứu
trong trường.
+ Danh tiếng của nhà cung cấp, của CSDL đó.
- Các bước tiến hành mua tài liệu/CSDL:
+ Xây dựng văn bản cụ thể về việc bổ sung tài liệu số và trình lên Lãnh đạo trường
+ Sau khi xem xét nếu Lãnh đạo trường đồng ý và phê duyệt thì TV tiến hành tìm nhà
cung cấp, đấu thầu và làm hợp đồng.
+ Bằng hình thức chào giá cạnh tranh, TV Trường ĐHHV mời các nhà cung cấp muốn
cung cấp tài liệu chào giá.
+ Khi nhận được các hồ sơ chào giá cán bộ phát triển nguồn lực thông tin sẽ chịu trách

nhiệm xem xét trước và so sánh giá giữa các hồ sơ để nắm được tình hình tổng thể.
+ Lập một hội đồng xét duyệt chọn nhà cung cấp bao gồm Lãnh đạo trường, Giám Đốc,
Phó giám đốc, cán bộ phát triển nguồn tin. Hội đồng xét duyệt sẽ ký tên vào biên bản chọn
nhà cung cấp.
+ Sau khi hội đồng thống nhất chọn một nhà cung cấp thì cán bộ phát triển nguồn lực TT
làm quyết định chọn nhà cung cấp trình Lãnh đạo trường ký duyệt
+ Làm hợp đồng kinh tế trình Lãnh đạo trường ký
+ Làm quyết định trả tiền trình Lãnh đạo trường ký
- Thủ tục Thanh toán
+ Yêu cầu nhà cung cấp viết hóa đơn giá trị gia tăng
+ Làm tờ trình thanh lý hợp đồng trình Lãnh đạo trường ký
Để phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như đáp ứng tốt nhu cầu tin của NDT trong
trường, TV Trường ĐHHV nên tiến hành mua CSDL online theo dải IP hoặc User password
theo năm hoặc trong khoảng thời gian nhất định.
Tận dụng sự đầu tƣ, tài trợ từ các tổ chức thông qua các dự án
3.4. Củng cố và tạo lập các sản phẩm và dịch vụ thông tin mới có ứng dụng công
nghệ thông tin
3.4.1. Đối với hệ thống sản phẩm thông tin thư viện
3.4.1.1. Hoàn thiện các Cơ sở dữ liệu thư mục
- Xây dựng hoàn chỉnh CSDL SACH bằng sự hỗ trợ của phần mềm ILIB, tiến hành hiệu
đính thường xuyên các biểu ghi, loại bỏ các biểu ghi trùng để tránh nhiễu tin khi tra cứu;
- Nhanh chóng tạo lập CSDL tạp chí vì cho đến nay loại tài liệu này chưa được xây dựng
CSDL;
- Xây dựng CSDL trích báo, tạp chí
- Xây dựng CSDL môn học gồm những thông tin thư mục và toàn văn (nếu có) về tài
liệu có trong TV. Để làm được điều này TV cần:
+ Sử dụng bảng phân loại để phân chia tài liệu theo từng chủ đề;
+ Nghiên cứu, xây dựng bảng Ký hiệu Môn học – làm cơ sở cho việc phân loại tài liệu
theo từng môn học, ngành học
3.4.1.2. Xây dựng CSDL toàn văn

Căn cứ vào khả năng thực tiễn của TV và để thực hiện mục tiêu hội nhập với xu hướng
phát triển của sự nghiệp TV hiện nay, trước hết TV Trường ĐHHV nên xây dựng những
CSDL toàn văn sau:
- CSDL toàn văn luận án, luận văn, KLTN;
- CSDL toàn văn các báo cáo, đề tài NCKH;
- CSDL toàn văn các sưu tập chuyên đề (trên đĩa CD): lịch sử, địa lý, tiểu học…
3.4.1.3. Xây dựng Website cho TV
TV Trường ĐHHV có thể thiết kế, tổ chức nội dung cho website theo những nhóm chính
sau:
- Các nguồn lực TT
- Các dịch vụ TV
- Các trợ giúp và hướng dẫn của TV
- Nhóm công cụ thông tin
3.4.1.4. Xuất bản bản tin điện tử
- Xác định rõ và đầy đủ các nguồn TT chính được sử dụng để biên soạn nội dung cho
bản tin điện tử
- Thiết lập bản tin điện tử gồm các nội dung sau:
+ Tin tức thời sự tổng hợp về lĩnh vực TTTV trong và ngoài nước;
+ Giới giới thiệu về các công trình NCKH của nhà trường đã được nghiệm thu;
+ Cập nhật TT về các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ của đội ngũ cán bộ, giảng viên
trong trường;
+ Điểm sách: Giới thiệu cho người đọc những cuốn sách có giá trị, hữu ích;
+ Thư mục sách mới và thư mục bài trích tạp chí: cập nhật TT về tài liệu mới được xuất
bản, điểm nội dung cơ bản của những bài viết điển hình được đăng trên các tạp chí khoa
học,…
- Lựa chọn và biên soạn nội dung cho bản tin điện tử
- Thu thập và xử lý TT phản hồi của khách hàng.
3.4.1.5. Biên soạn thư mục sách mới và thư mục chuyên đề
Thƣ mục thông báo sách mới
+ Tài liệu được bổ sung về TV sau khi đã được xử lý hoàn chỉnh sẽ được nhập vào

CSDL. Qua CSDL đã xây dựng được, cán bộ TV sẽ tổ chức thành những bản thư mục giới
thiệu sách mới;
+ Các tài liệu trong thư mục nên được sắp xếp theo từng môn loại khác nhau, trong mỗi
môn loại lại được sắp xếp theo vần chữ cái;
+ Để phục vụ hiệu quả, ngoài việc phục vụ thư mục dưới dạng in thì TV nên đưa lên
mạng cho bạn đọc tra cứu.
Thƣ mục chuyên đề: Muốn biên soạn thư mục chuyên đề phải có đội ngũ cán bộ giỏi về
nghiệp vụ và có trình độ, hiểu biếu sâu về các ngành khoa học, các lĩnh vực trong trường, có
khả năng đưa ra được các danh mục chuyên đề phù hợp với hướng nghiên cứu của NDT
trong trường.
3.4.2. Đối với hệ thống dịch vụ thông tin
3.4.2.1. Củng cố và phát triển các dịch vụ đã có:
- Cung cấp tài liệu gốc
- Internet
- Hỏi đáp TT
- Tra cứu TT tự động
- Khai thác tài liệu đa phương tiện
- Cung cấp bản sao tài liệu gốc
- Hội nghị, hội thảo, triển lãm
- Cung cấp TT theo yêu cầu
Bảng 3.2. Hệ thống dịch vụ thông tin đã được xây dựng và triển khai tại TV ĐHHV
Muốn nâng cao hiệu quả của các DV trên trước hết TV cần đánh giá chất lượng của các
DV đó thông qua các tiêu chí sau:
+ Mức độ thoả mãn cho NDT
+ Giá cả
+ Chất lượng dịch vụ
+ Tính kịp thời của dịch vụ
3.4.2.2. Tạo mới và phát triển các dịch vụ hiện đại sau
Mƣợn liên thƣ viện
Phổ biến thông tin chọn lọc (SDI)

Tƣ vấn thông tin
Phổ biến thông tin hiện tại (CAS)
Dịch vụ diễn đàn điện tử
3.5. Tăng cƣờng đầu tƣ tài chính và phát huy hiệu quả nguồn vốn đƣợc cấp
- Ngân sách nhà nước cần luôn được đảm bảo đầy đủ.
- Các tổ chức trong nước và quốc tế đầu tư vào TV thông qua các dự án
- Từ cộng đồng
- Vốn tự có nhờ việc tổ chức và triển khai các dịch vụ TTTV có thu
Để tận dụng được nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động TTTV:
- Trước hết, các cấp lãnh đạo và bản thân TV phải thực hiện dựa trên quy định cụ thể của
các văn bản pháp quy mà nhà nước đã ban hành như:
- Thứ hai: TV phải xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển ở tầm vi mô và vĩ mô trong
từng giai đoạn cụ thể - đây là mục tiêu và cũng là căn cứ để các bên liên quan có cơ sở đầu tư
tài chính, trang thiết bị, …cho TV.
- Thứ ba: Thuyết phục lãnh đạo nhà trường và các đối tượng khác bằng những kết quả cụ
thể của quá trình hoạt động
Muốn sử dụng hiệu quả nguồn tài chính đó, TV phải:
- Quản lý chặt chẽ nguồn tài chính
- Xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí cụ thể, phù hợp cho từng mảng hoạt động
của TV
- Lựa chọn, ứng dụng công nghệ, thiết bị, phù hợp với nguồn tài chính hiện có với chi
phí ít nhất nhưng mang lại hiệu quả cao nhất.
3.6. Nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ
- Cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao ngắn hạn hoặc dài hạn lĩnh vực TTTV,
đặc biệt là về CNTT, trong đó chú trọng đến các nội dung sau:
- Tạo điều kiện cho cán bộ tham dự các lớp nâng cao năng lực quản lý và điều hành TV
hiện đại;
- Tổ chức cho cán bộ đi tham quan, khảo sát, học hỏi kinh nghiệm của TV tại các trường
đại học lớn trong và ngoài nước;
- Tổ chức hội thảo chuyên đề để nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ;

- Khuyến khích, động viên cán bộ tự học, nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học. Có
hình thức khích lệ, động viên để cán bộ có điều kiện học đi đôi với hành;
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ TV được NCKH trong lĩnh vực TTTV nói
chung và ứng dụng CNTT trong hoạt động TTTV nói riêng.
- Mời các chuyên gia trong và ngoài nước đến tư vấn về vấn đề ứng dụng CNTT như:
xây dựng chính sách, đào tạo, phát triển công nghệ, …
3.7. Đào tạo ngƣời dùng tin
Biên soạn nội dung, chƣơng trình đào tạo, trong đó cần trang bị cho NDT về: Kiến thức;
Kỹ năng; Thái độ:
Hình thức đào tạo:
- Mở các khóa đào tạo NDT theo nhóm hoặc theo nhu cầu
- Sử dụng trang Web của TV để phục vụ cho việc trang bị kiến thức cho NDT bằng cách:
3.8. Hợp tác, trao đổi với các cơ quan, tổ chức, các nhà khoa học về công nghệ
thông tin
- Xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển cụ thể trong từng giai đoạn trên mọi phương
diện hoạt động, trong đó đặc biệt cần chú trọng vấn đề ứng dụng CNTT;
- Tích cực, chủ động tham gia vào các tổ chức, hiệp hội TV song song với việc liên kết
chặt chẽ với các TV của các trường ĐH, các cơ sở đào tạo trên phạm vi toàn quốc;
- Tăng cường marketing về bản thân để khẳng định năng lực, vai trò, vị trí của mình đối
với sự phát triển của sự nghiệp TTTV và toàn xã hội;
- Phối hợp cùng với các cơ quan TTTV lớn trong việc đồng nhất lựa chọn, sử dụng công
nghệ như: phần mềm, chuẩn nghiệp vụ TTTV (AACR2, MARC 21, DDC, RDA,…),…
- Thường xuyên cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, hội nghị, hội thảo về ứng dụng
CNTT, đồng thời tạo điều kiện cho họ được đến các cơ quan TTTV khác để tham quan, giao
lưu, học tập kinh nghiệm.

KẾT LUẬN
Thông qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát thực tiễn về ứng dụng CNTT tại TV
Trường ĐHHV, tôi đã thu thập được những số liệu và đưa ra một số kết luận cụ thể về vấn đề
nêu trên.

Những giải pháp nêu ra trên đây là kết quả của quá trình khảo sát, phân tích thông tin, dữ
liệu thu thập được từ thực tiễn. Những giải pháp trên là những giải pháp cơ bản nhất, là
hướng mở mới giúp TV khắc phục được những hạn chế còn tồn đọng, đảm bảo hiệu quả ứng
dụng CNTT trong quá trình hoạt động, giúp TV Trường ĐHHV nhanh chóng hoà nhập với sự
phát triển của sự TTTV trong toàn quốc. Tuy nhiên, những giải pháp nêu trên chỉ có thể thực
hiện được trên cơ sở kết hợp đồng bộ với các điều kiện sau:
- Nhà nước cần có chính sách đồng bộ cho việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan
TTTV nói chung và nhất là tại TV của các trường ĐH;
- Cần phải có sự đầu tư tài chính, nhân lực, vật lực nhiều hơn và thường xuyên hơn cho
các cơ quan TTTV, đặc biệt chú trọng đầu tư để đưa CNTT vào hoạt động TV;
- Chế độ đãi ngộ với cán bộ TV cần được quan tâm nhiều hơn như: lương, thưởng, phụ
cấp, nâng cao trình độ, …
- Cần khẳng định hơn nữa về sự nhìn nhận của xã hội đối với nghề nghiệp;
- Sự chuyển đổi phương thức đào tạo của trường cần được thực hiện nghiêm túc. Người
học luôn là vị trí trung tâm, nhất thiết giảng viên phải thường xuyên yêu cầu sinh viên tìm
đọc tài liệu trong quá trình học tập, nghiên cứu;
- Lãnh đạo trường cần quan tâm và tạo điều kiện hơn nữa đối với sự phát triển của TV
nói chung và ứng dụng CNTT trong hoạt động TTTV nói riêng;
- Lực lượng cán bộ TV phải không ngừng nỗ lực, luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm,
nhiệt tình, say mê và sáng tạo trong quá trình lao động.


References
1. Bách khoa tri thức phổ thông (2007), Hội nhà văn, Hà Nội, Tr 648.
2. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia truy cập ngày 09/9/2011 tại địa chỉ:

3. Công nghệ thông tin (2000), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 1, Từ điển Bách khoa,
Hà Nội, Tr 586.
4. Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị
5. Công ty CMC (2005), Hướng dẫn sử dụng phần mềm thư viện điện tử tích hợp ilib

4.0, CMC, Hà Nội.
6. Nguyễn Huy Chương (2008), Bài giảng TVĐT, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Hà Nội.
7. Nguyễn Huy Chương (2006). Đề xuất đổi mới thư viện đại học Việt Nam đáp ứng yêu
cầu hội nhập quốc tế/Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Thư viện Việt Nam – Hội nhập và phát triển, tr
6.
8. Hiện đại hóa thư viện và hoạt động thư viện ở Việt Nam (2010), Bản tin điện tử, Số1,
tr. 2-3.
9. Kiều Văn Hốt (2005), Tổ chức tài liệu Thư viện, Nxb ĐHVH, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2007). Thực trạng và giải pháp nhằm đa dạng hoá sản
phẩm và dịch vụ thông tin tại thư viện Viện nghiên cứu Châu Âu, Tạp chí Nghiên cứu Châu
Âu, Số 2, tr. 78-83.
11. Cao Minh Kiểm (2008), Một số suy nghĩ về tổ chức và hoạt động Thông tin - Thư
viện ở Việt Nam trong giai đoạn sắp tới, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, Số1, tr. 7-18.
12. Hoàng Đức Liên, Nguyễn Hữu Ty (2010). Trung tâm Thông tin – Thư viện với công
tác phục vụ đào tạo tín chỉ. Tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 3, Tr 50-52.
13. Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH XI ngày 29/6/2006 truy cập ngày
09/9/2011 tại địa chỉ:
/>docid=29137
14. Đặng Thị Mai (2008), Quá trình 20 năm tin học hóa và xây dựng thư viện điện tử,
Tạp chí Thông tin và Tư liệu, Số1, tr. 19-24.
15. Đặng Thị Mai (2008), Xây dựng Thư viện điện tử tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
nguồn lực thông tin điện tử và các dịch vụ bạn đọc, Tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 2, tr. 48-
53.
16. Phạm Thị Mai (2009). Nghiên cứu phát triển thư viện điện tử trong các trường đại
học trên địa bàn Hà Nội hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học thư viện.
17. Mười nguyên tắc cơ bản về tự động hóa trong lĩnh vực thông tin - thư viện (2001),
Bản tin điện tử, Số 42 (Tháng 1), tr 10.
18. Nghị định số: 72/2002/NĐ-CP ngày 06/8/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Pháp lệnh Thư viện.

19. Nghị quyết Chính phủ số 49/CP (04/8/1993) về phát triển công nghệ thông tin truy
cập ngày 09 tháng 9 năm 2011 tại địa chỉ: />van-ban/nghiquyet49cpngay04081993cuachinhphuvephattriencntt.
20. Pháp lệnh Thư viện Số: 31/2000/PL-UBTVQH10.
21. Quyết định 81/2001/QĐ-TTg triển khai Chỉ thị 58-CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng và
phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá truy cập ngày
09 tháng 9 năm 2011.
22. Quyết định số 10/2007/QĐ-BVHTT ngày 04 tháng 5 năm 2007 phê duyệt Quy hoạch
phát triển ngành TV Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 truy cập tại địa
chỉ
23. Trần Thị Quý, Đỗ Văn Hùng (2006), Tự động hóa trong hoạt động thông tin thư
viện, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
24. Phạm Văn Rính, Nguyễn Viết Nghĩa (2007), Phát triển vốn tài liệu trong thư viện và
cơ quan thông tin: giáo trình dùng cho sinh viên đại học và cao đẳng Ngành Thư viện -
Thông tin, Nhà xuất bản ĐHQG, Hà Nội, 191 tr.
25. Đoàn Phan Tân (2000), Thông tin học, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
26. Đoàn Phan Tân (2001), Tin học hoá trong hoạt động thông tin thư viện, Nxb ĐHQG,
Hà Nội.

×