ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHẠM VĂN HƢNG
PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI
THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KỸ THUẬT HƢNG YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THÔNG TIN THƢ VIỆN
Hà Nội - 2014
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHẠM VĂN HƢNG
PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI
THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KỸ THUẬT HƢNG YÊN
Chuyên ngành: Khoa học Thƣ viện
Mã số: 60 32 02 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THÔNG TIN THƢ VIỆN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Trần Thị Quý
Hà Nội - 2014
1
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn “Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên” xin cảm ơn tập thể và cá nhân sau:
Tác giả luận văn biết ơn sâu sắc tới Nhà giáo ưu tú PGS.TS. Trần Thị Quý -
Trưởng khoa Thông tin – Thư viện - Trường ĐHKHXH & NV ĐHQGHN, người đã
hướng dẫn tận tụy, dìu dắt về chuyên môn, tinh thần trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Tác giả luận văn xin được trân trọng cảm ơn các thầy, cô tham gia công tác
đào tạo, NCKH tại khoa Thông tin – Thư viện – Trường ĐHKHXH & NV
ĐHQGHN. Các thầy, cô đã tận tình cống hiến, dạy dỗ kiến thức chuyên môn, kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Trường ĐHSPKT HY
và Ban lãnh đạo Ban thư viện nhà trường đã động viên, giúp đỡ tạo điều kiện thuận
lợi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tác giả luận văn gửi đến gia đình, bạn bè, người thân những tình cảm chân
thành, đã luôn động viên kịp thời trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng và có sự giúp đỡ của quý thầy cô,
đồng nghiệp, gia đình, bạn bè và người thân trong quá trình học tập và thực hiện đề
tài. Đề tài không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong nhận được những
đóng góp ý kiến quý báu của quý thầy cô./
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng …. năm 2014
Tác giả
Phạm Văn Hƣng
2
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
1
Mục lục
2
Danh mục các từ viết tắt
6
Danh mục các bảng biểu
7
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ
8
MỞ ĐẦU
9
NỘI DUNG
15
Chƣơng 1. Những vấn đề chung về phát triển nguồn lực thông tin
của Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Kỹ thuật Hƣng Yên
15
1.1 Một số khái niệm cơ bản
15
1.1.1 Khái niệm thông tin
15
1.1.2 Khái niệm về nguồn lực thông tin
16
1.1.3 Khái niệm về phát triển nguồn lực thông tin
17
1.2 Các quy luật phát triển nguồn lực thông tin
18
1.2.1 Quy luật gia tăng số lượng tài liệu
18
1.2.2 Quy luật tập trung và phân tán thông tin
20
1.2.3 Quy luật lỗi thời của thông tin
21
1.2.4 Quy luật gia tăng của giá thành thông tin
22
1.3 Các nguyên tắc phát triển nguồn lực thông tin
25
1.3.1 Đảm bảo tính khoa học
25
1.3.2 Đảm bảo sự đầy đủ, chính xác
26
1.3.3 Đảm bảo hiệu quả kinh tế
26
1.3.4 Đảm bảo nguyên tắc phối hợp chia sẻ
26
1.4 Các yếu tố tác động đến phát triển nguồn lực thông tin
27
1.4.1 Chính sách phát triển nguồn lực thông tin
27
1.4.2 Nhiệm vụ chính trị của thư viện
27
1.4.3 Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin
27
1.4.3.1 Nhu cầu tin
27
1.4.3.2 Người dùng tin
28
3
1.4.4 Ứng dụng công nghệ thông tin
28
1.4.5 Cơ sở vật chất, trang thiết bị
29
1.4.6 Ngân sách phát triển nguồn lực thông tin
29
1.4.7 Trình độ cán bộ phát triển nguồn lực thông tin
29
1.5 Các tiêu chí đánh giá nguồn lực thông tin
30
1.5.1 Độ chính xác của thông tin
30
1.5.2 Tính kịp thời của thông tin
30
1.5.3 Mức độ đầy đủ, chi tiết của thông tin
31
1.5.4 Tính độc quyền của thông tin
31
1.5.5 Tác động của thông tin
31
1.6 Khái quát chung về Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Kỹ thuật
Hƣng Yên
32
1.6.1 Lịch sử hình thành và phát triển
32
1.6.2 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ
33
1.6.3 Chức năng và nhiệm vụ
36
1.6.4 Hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường
36
1.7 Thƣ viện với sự phát triển của Trƣờng Đại học Sƣ Phạm
Kỹ thuật Hƣng Yên
39
1.7.1 Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện
40
1.7.2 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ thư viện
40
1.7.3 Vai trò của thư viện Trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật
Hưng Yên
41
1.8 Vai trò của phát triển nguồn lực thông tin đối với Thƣ viện
42
1.8.1 Yếu tố tạo thành thư viện của nhà trường
42
1.8.2 Đảm bảo thỏa mãn tối đa nhu cầu tin của người dùng tin
43
1.8.3 Là động lực, nguồn lực phát triển hoạt động của thư viện
44
1.8.4 Đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học
44
Chƣơng 2. Thực trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin tại
thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Kỹ thuật Hƣng Yên
46
2.1 Thực trạng đặc điểm nguồn lực thông tin tại thƣ viện
46
2.1.1 Đặc điểm theo vật liệu mạng tin
46
2.1.2 Đặc điểm theo mục đích sử dụng
47
4
2.1.3 Đặc điểm theo phạm vi phổ biến thông tin
50
2.1.4 Đặc điểm theo thời gian xuất bản
51
2.1.5 Đặc điểm theo nội dung
53
2.1.6 Đặc điểm theo ngôn ngữ của tài liệu
55
2.2 Công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ viện
57
2.2.1 Chính sách phát triển nguồn lực thông tin
57
2.2.2 Hình thức phát triển nguồn lực thông tin
60
2.2.3 Kinh phí phát triển nguồn lực thông tin
65
2.2.4 Công tác thanh lý tài liệu
66
2.2.5 Khai thác và phối hợp bổ sung, chia sẻ nguồn lực thông tin
67
2.2.6 Quy trình phát triển nguồn lực thông tin
71
2.3 Thực trạng các yếu tố tác động đến phát triển nguồn lực
thông tin tại thƣ viện
74
2.3.1 Nhận thức của lãnh đạo các cấp
74
2.3.2 Trình độ đội ngũ cán bộ
75
2.3.3 Nhu cầu tin của người dùng tin
76
2.3.4 Cơ sở vật chất và mức độ ứng dụng công nghệ thông tin
83
2.4 Chất lƣợng nguồn lực thông tin tại thƣ viện trƣờng
84
2.4.1 Độ chính xác của thông tin
84
2.4.2 Tính kịp thời của thông tin
85
2.4.3 Mức độ đầy đủ chi tiết của thông tin
85
2.4.4 Tính độc quyền của thông tin
86
2.4.5 Tác động của thông tin
87
2.5 Nhận xét chung
88
2.5.1 Ưu điểm
88
2.5.2 Hạn chế
90
2.5.3 Nguyên nhân
92
Chƣơng 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển nguồn lực thông
tin tại Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Kỹ thuật Hƣng Yên
94
3.1 Chú trọng phát triển nguồn lực thông tin về lƣợng và chất
94
3.1.1 Xây dựng chính sách bổ sung
94
3.1.2 Tổ chức thu thập đầy đủ tài liệu xám/Tài liệu nội sinh
98
5
3.1.3 Số hóa nguồn tài liệu hiện có
101
3.1.4 Tăng cường hợp tác trao đổi nguồn lực thông tin
104
3.1.5 Tổ chức thanh lý tài liệu cũ, không còn giá trị
107
3.2 Trang bị cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin
108
3.2.1 Đầu tư trang bị cơ sở vật chất
108
3.2.2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
110
3.3 Tăng cƣờng kinh phí bổ sung và chú trọng nâng cao trình độ
cán bộ
111
3.3.1 Tăng cường kinh phí bổ sung
111
3.3.2 Nâng cao trình độ cán bộ thư viện
113
3.4 Nghiên cứu nhu cầu tin và đào tạo ngƣời dung tin
115
3.4.1 Thường xuyên nắm bắt nhu cầu của người dùng tin
115
3.4.2 Đào tạo người dùng tin
117
KẾT LUẬN
120
TÀI LIỆU THAM KHẢO
122
Phiếu phỏng vấn về nguồn lực thông tin của thư viện Trường Đại học
Sư Phạm Kỹ thuật Hưng Yên
125
Kết quả điều tra nhu cầu tin tai Trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật
Hưng Yên
132
6
DANH MỤC CÁC CHỨ VIẾT TẮT
CNTT
Công nghệ thông tin
CSDL
Cơ sở dữ liệu
GD & ĐT
Giáo dục và đào tạo
NCKH
Nghiên cứu khoa học
NLTT
Nguồn lực thông tin
NDT
Người dùng tin
NCT
Nhu cầu tin
ĐHSPKT HY
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
7
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 01. Kết quả đề tài NCKH của nhà trường tính từ 2007 - 2013
Bảng 02. Cơ cấu loại hình sách phân theo vật liệu mang tin
Bảng 03. Cơ cấu loại hình sách phân theo mục đích sử dụng
Bảng 04. Cơ cấu tài liệu sách theo thời gian xuất bản
Bảng 05. Cơ cấu tài liệu theo nội dung tài liệu
Bảng 06. Cơ cấu tài liệu phân theo ngôn ngữ
Bảng 07. Danh mục đặt mua báo, tạp chí của Thư viện
Bảng 08. Kinh phí phát triển vốn tài liệu từ năm 2008 đến năm 2013
Bảng 09. Đội ngũ cán bộ thư viện
Bảng 10. Nhu cầu tin về nội nội dung tài liệu
Bảng 11. Nhu cầu tin về mức độ sử dụng loại hình tài liệu
Bảng 12. Nhu cầu tin về sử dụng ngôn ngữ tài liệu
Bảng 13. Mẫu đối tượng người dùng tin
Bảng 14. Số liệu đánh giá chất lượng NLTT của NDT trong thư viện
Bảng 15. Nhu cầu tin về đánh giá chất lượng nguồn tài liệu - Tính kịp thời
Bảng 16. Nhu cầu tin về đánh giá chất lượng nguồn tài liệu - Tính đầy đủ, chi tiết
Bảng 17. Nhu cầu tin về đánh giá chất lượng nguồn tài liệu - Tính độc quyền
Bảng 18. Nhu cầu tin về đánh giá chất lượng nguồn tài liệu – Tác động công việc
8
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 01. Cơ cấu nguồn lực thông tin theo vật mang tin
Biểu đồ 02. Cơ cấu nguồn lực thông tin theo mục đích sử dụng
Biểu đồ 03. Cơ cấu nguồn lực thông tin theo thời gian xuất bản
Biểu đồ 04. Cơ cấu nguồn lực thông tin theo nội dung
Biểu đồ 05. Cơ cấu nguồn lực thông tin theo ngôn ngữ
Biểu đồ 06. Kinh phí phát triển tài liệu từ năm 2008 đến năm 2013.
Biểu đồ 07. Nhu cầu tin về nhu cầu mục đích sử dụng tài liệu
Biểu đồ 08. Nhu cầu sử dụng ngôn ngữ tài liệu của người dùng tin
Biểu đồ 09. Nhóm nhu cầu tin của nhà trường
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 01. Cơ cấu tổ chức nhà trường
Sơ đồ 02. Cơ cấu tổ chức Thư viện
Sơ đồ 03. Các nguồn bổ sung tài liệu
9
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vào những năm cuối của thế kỷ XX đến nay, dưới tác động mạnh mẽ của sự
phát triển của công nghệ thông tin (CNTT), đã làm biến đổi sâu sắc mọi hoạt động
của đời sống xã hội. Trong sự biến đổi này, thông tin đã và đang có giá trị lớn hơn
cả mọi tài nguyên thiên nhiên. Quốc gia nào, dân tộc nào, cá nhân nào nắm bắt
được càng nhiều thông tin, càng nắm được thế chiến thắng trong sự cạnh tranh đang
diễn ra trên bình diện toàn cầu. Trong lĩnh vực hoạt động thông tin – thư viện (TT –
TV) nguồn lực thông tin (NLTT) là một yếu tố quan trọng trong bốn yếu tố cấu
thành cơ quan thông tin, thư viện. Hiện nay, đứng trước thách thức lớn trong việc
tiếp thu và sử dụng nguồn tin sao cho có hiệu quả nhất. Các cơ quan thông tin thư
viện đã và đang có nhiều biện pháp và giải pháp nhằm tăng cường NLTT, từng
bước ứng dụng CNTT hiện đại để thích ứng với nhu cầu của NDT của từng đơn vị.
Ở trên thế giới, việc phát triển NLTT đã được nghiên cứu và áp dụng ở rất nhiều cơ
quan thông tin, thư viện.
Ở Việt Nam, nhiều cơ quan thông tin, thư viện của các trường đại học đã và
đang nghiên cứu nhằm phát triển NLTT nhằm nâng cao chất lượng đạo tạo, nghiên
cứu khoa học của nhà trường. Đối với một tổ chức là cơ quan thông tin, thư viện thì
nguồn lực thông tin (NLTT) là một yếu tố quan trọng trong bốn yếu tố cấu thành
thư viện là nhân lực, người dùng tin, vốn tài liệu/nguồn lực thông tin và cơ sở vật
chất. Hiện nay, đứng trước thách thức lớn trong việc tiếp thu và sử dụng nguồn tin
sao cho có hiệu quả nhất. Các cơ quan thông tin thư viện đã và đang có nhiều biện
pháp và giải pháp nhằm tăng cường NLTT, từng bước ứng dụng CNTT hiện đại để
thích ứng với nhu cầu của NDT của từng đơn vị. Trên thế giới, việc phát triển
NLTT đã được nghiên cứu và áp dụng ở rất nhiều cơ quan thông tin, thư viện.
Hiện nay, đứng trước thách thức lớn trong việc thu thập, tổ chức và sử dụng
nguồn tin sao cho có hiệu quả nhất. Các cơ quan thông tin, thư viện đã và đang có
nhiều biện pháp và giải pháp nhằm tăng cường NLTT, từng bước ứng dụng CNTT
hiện đại để thích ứng với nhu cầu của NDT của từng đơn vị.
Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng yên (ĐHSPKT HY -
Tiếng Anh: Hung Yen university of technology and education) là một đơn vị trực
thuộc của Trường, và tiền thân là Thư viện Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật I.
10
Sau khi được nâng cấp và trở thành Thư viện Trường ĐHSPKT HY. Là trường đại
học nằm trong khối các trường sư phạm kỹ thuật của cả nước, và là trường đại học
sư phạm kỹ thuật và công nghệ thuộc khu vực phía bắc. Đồng thời là trường trọng
điểm của khu vực đồng bằng sông Hồng, đào tạo định hướng ứng dụng nghề nghiệp
và là nguồn cung cấp cho thị trường lao động đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên, giáo viên
kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu có trình độ khoa học công nghệ, kỹ năng chuyên môn,
đạo đức nghề nghiệp, góp phần phát triển kinh tế xã hội và nền giáo dục đại học
Việt Nam. Với đặc thù là thư viện đại học thuộc khối trường Sư phạm Kỹ thuật.
Nên, đặc trưng của tài liệu trong thư viện là “Sư phạm” và “Kỹ thuật”. Hiện tại,
NLTT của Thư viện vẫn còn hạn chế nhiều. Nguồn lực thông tin của Trường so với
nhu cầu của NDT thì vẫn còn ở mức rất hạn chế. Do vậy, nhiệm vụ của thư viện
Nhà trường được đặt ra là hết sức lớn để đáp ứng nhu cầu NDT. Trong khi đó, hiện
tại cấu trúc để thiết lập lên hoạt động thư viện của nhà trường thì còn nhiều mặt hạn
chế, từ cán bộ thư viện, cơ sở vật chất – trang thiết bị và đặc biệt là NLTT. Cả 3 yếu
tố trên đều chưa tương xứng tầm với nhu cầu sử dụng NLTT của NDT là cán bộ
giảng viên, học viên và sinh viên của Nhà trường.
Từ những thực trạng đã nêu trên, cho thấy công tác phát triển NLTT tại Thư
viện Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên là một vấn đề hết sức cần thiết phải được
nghiên cứu và triển khai. Vấn đề cấp bách hiện tại là thư viện cần xây dựng NLTT
chính xác, đầy đủ hơn, cập nhật hơn. Chính vì vậy, tôi đã tâm huyết lựa chọn đề tài
“Phát triển NLTT tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên”
làm luận văn thạc sỹ khoa học thư viện với mong muốn vận dụng những kiến thức
lý luận và thực tiễn đã và đang nghiên cứu học tập cùng với kinh nghiệm công tác
của mình để đưa ra ý kiến, phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng NLTT và đáp ứng được nhiều hơn nữa nhu cầu của NDT, góp phần nâng cao
chất lượng và hiệu quả hoạt động đào tạo, NCKH của Trường ĐHSPKT HY.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, có nhiều đề tài NCKH đã và đang nghiên cứu về phát triển NLTT
tại các thư viện trường đại học hoặc NLTT tại các cơ quan khác. Tuy nhiên, ở từng
cơ quan hay từng trung tâm thông tin, thư viện lại có những đặc thù và mô hình
khác nhau, gắn liền với sứ mạng, mục tiêu và nhiệm vụ, chức năng riêng của từng
đơn vị.
11
Các luận văn theo hướng đề tài đã được bảo vệ thành công tại Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội như “Phát
triên NLTT tại Thư viện Trường Đại học Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình” của Lê Thị Tuyết
Nhung bảo vệ năm 2011; “Phát triển NLTT phục vụ công tác đào tạo tín chỉ tại
trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học lao động Xã hội” của Nguyễn
Tiến Đức bảo vệ năm 2010;
Các luận văn được bảo vệ tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội như:
“Tăng cường NLTT tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam của Phạm Mỹ Dung bảo vệ
năm 2004; “Tổ chức và khai thác NLTT tại Trung tâm – Thông tin Thư viện Đại học
Thái Nguyên” của Hà Thị Thu Hiếu bảo vệ năm 2002); “Tăng cường NLTT tại Thư
viện Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội” của Hà Thị Huệ bảo vệ năm 2005;
“Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn học liệu số tại Trường Đại học Sư phạm
Hà nội trong giai đoạn đổi mới giáo dục của Vũ Văn Thường bảo vệ năm 2010.
- Các bài báo được công bố tại các tạp chí và hội nghị khoa học như các
bài của PGS.TS.Trần Thị Quý: “Hợp tác, liên kết chia sẻ thông tin - Yếu tố quan
trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của các cơ quan thông tin & thư viện đại
học” trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học do Trung tâm Thông tin–Thư viện
ĐHQGHN, tổ chức năm 2007; “Số hóa tài liệu – Từ nhận thức đến triển khai đào
tạo tại khoa TTTV, trường Đại học KHXH&NV” tại Hội thảo “Xây dựng và chia sẻ
nguồn lực thông tin địa phương dạng số phục vụ bảo tồn di sản và phát triển kinh tế
xã hội” do Bộ VH - TT và Du lịch tổ chức tại Hà Nội và tháng 11/2011. Một số bài
của TS. Nguyễn Viết Nghĩa như “Một số vấn đề xung quanh việc thu thập khai tài
liệu xám, Tạp chí thông tin và tư liệu”, Số 4 năm 1999, tr.10-14; “Phương pháp
luận xây dựng chính sách phát triển nguồn tin” Tạp chí thông tin và tư liệu, Số 1
năm 2001, tr.12-17; Bài của TS. Nguyễn Huy Chương và Ths. Trần Mạnh Tuấn
“Phát triển nguồn học liệu tại các tổ chức nghiên cứu, đào tạo”, Tạp chí thông tin
và tư liệu, Số 4, 2008, tr.10-13; Trần mạnh Tuấn “Nguồn nội sinh của Trường Đại
học thực trạng và giải pháp phát triển”, Tạp chí Thông tin và tư liệu, Số 3 năm
2005, tr.10-11. Nguyễn Văn Hành “Thư viện đại học với công tác phát triển học
liệu phục vụ đào tạo theo tín chỉ, Tạp chí thông tin và tư liệu, Số 1 năm 2008, tr.30-
34. Ngoài ra còn nhiều các đề tài NCKH khác có liên quan tới việc phát triển NLTT
tại các cơ quan thông tin – thư viện. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về NLTT
12
này đã cho biết về thực trạng, khảo sát, phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp
với liền với mục tiêu và sứ mạng đặc thù của từng cơ quan chủ quản cũng như gắn
với nhiệm vụ chức năng cụ thể của đơn vị mình.
Ở Thư viện Trường ĐHSPKT HY chưa có đề tài nào nghiên cứu về lĩnh vực
phát triển NLTT. Vì vậy, đề tài “Phát triển NLTT tại Thư viện Trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên” mà tác giả lựa chọn làm luận văn thạc sỹ Khoa học
Thông tin - Thư viện là đề tài nghiên cứu đầu tiên , hoàn toàn mới và không trùng
lặp với đề tài nào trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác phát triển NLTT tại Thư viện Trường
ĐHSPKT HY đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của NDT của nhà trường nhằm nâng
cao chất lượng hoạt động đào tạo, NCKH của Trường ĐHSPKT HY.
3.2 Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về NLTT và cơ sở thực tiễn liên quan đến phát
triển NLTT đối với Thư viện Trường ĐHSPKT HY.
- Khảo sát, phân tích thực trạng và đưa ra những ý kiến nhận xét, đánh giá và
các giải pháp về công tác phát triển NLTT tại Thư viện Trường ĐHSPKT HY từ
năm 2010 đến nay.
- Đưa ra một số kiến nghị và giải pháp mang tính khả thi nhằm phát triển
NLTT tại Thư viện Trường ĐHSPKT HY.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện tại, NLTT cũng như công tác phát triển NLTT còn nhiều hạn chế chưa
đáp ứng được nhu cầu tin của cán bộ giảng viên và sinh viên của Trường ĐHSPKT
HY . Nguyên nhân không chỉ do công tác bổ sung tài liệu mà còn cả các yếu tố tác
động đến công tác này.
Nếu công tác phát triển NLTT tại Thư viện Trường ĐHSPKT HY được chú
trọng, tăng cường hơn về nhiều mặt như: Cần có chính sách phát triển NLTT khoa
học, nâng cao nhận thức các cấp lãnh đạo, tăng cường đầu tư kinh phí bổ sung; chú
trọng nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin; Phát triển nguồn tài liệu xám và
tài liệu nội sinh; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; Chú trọng nâng cao
13
trình độ đội ngũ cán bộ, đào tạo người dùng tin thì chắc chắn NLTT cảu Thư viện
trường sẽ thay đổi cả về lượng và chất đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của NDT tại
Trường ĐHSPKT HY.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
Công tác phát triển NLTT tại Thư viện Trường ĐHSPKT HY
6. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Thư viện Trường ĐHSPKT HY
Thời gian: Từ năm 2010 đến nay – năm Nhà trường tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận
Luận văn sử dụng cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử kết hợp với các quan điểm mới của Đảng và Nhà nước ta về công tác
thông tin, thư viện nói chung và phát triển NLTT nói riêng.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể
+ Nghiên cứu, thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
+ Phương pháp Thống kê
+ Phương pháp Phỏng vấn trực tiếp, hỏi ý kiến chuyên gia
+ Phương pháp Điều tra bằng bảng hỏi
8. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
8.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Góp phần hoàn thiện và phát triển lý luận về phát triển NLTT nói chung và
phát triển NLTT trong các trường đại học nói riêng.
8.2 Ý nghĩa ứng dụng của đề tài
- Trên cơ sở lý luận, và kết quả nghiên cứu thực trạng, tác giả sẽ có những
đánh giá, nhận xét về ưu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân trong việc PT NLTT
của Thư viện Trường. Từ đó, đưa ra những kiến nghị và giải pháp cụ thể mang tính
khả thi áp dụng trong thực tiễn nhằm phát triển NLTT nhằm thỏa mãn nhu cầu của
NDT, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, NCKH của Trường ĐHSPKT
HY trong thời gian tới.
14
9. Dự kiến kết quả nghiên cứu và bố cục của luận văn
9.1 Dự kiến kết quả nghiên cứu
- Định tính: Luận văn dự kiến khoảng 80 – 100 trang A4
- Đình lượng: Đưa ra các giải pháp phát triển NLTT nhằm PT NLTT hiệu
quả, đồng thời đáp ứng được tốt nhu cầu thông tin/tài liệu của NDT để hướng tới
mục tiêu, sứ mạng chung của nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng
cao cho đất nước trong lĩnh vực Sư phạm Kỹ thuật
9.2 Bố cục của luận văn
- Ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo, bố cục nội dung luận văn gồm có
3 chương.
Chương 1: Những vẫn đề chung về phát triển nguồn lực thông tin của Thư
viện Trường ĐHSPKT HY.
Chương 2: Thực trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện
Trường ĐHSPKT HY.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phát triển nguồn lực thông
tin tại Thư viện Trường ĐHSPKT HY.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
15
PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC
SƢ PHẠM KỸ THUẬT HƢNG YÊN
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm thông tin
Thông tin là một khái niệm đã và đang còn nhiều quan điểm khác nhau, vì vậy
có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thông tin: Theo từ điển Random House
Dictionary of English language: Thông tin là tri thức được giao lưu hoặc được thu
nhận có liên quan đến một sự kiện hoặc hoàn cảnh đặc biệt. Theo từ điển Oxford
English Dictionary: Thông tin là tri thức, tin tức. Trong cuốn Guide to concepts and
terms in data processing của UNESCO lại cho rằng: Thông tin là ý nghĩa mà con
người muốn diễn đạt hoặc nhận thức ra, là sự biểu đạt các sự việc và ý tưởng bằng
các phương tiện trình bày đã được quy định. Theo đại từ điển Bách khoa toàn thư
Xô Viết: Thông tin là tin tức được truyền từ người này qua người khác bằng lời nói,
chữ viết hay bằng một phương tiện nào đó. Theo Nghị định 159/CP-2004 của Chính
phủ ban hành: Thông tin là dữ liệu, số liệu, dữ kiện, tin tức, tri thức khoa học và
công nghệ (bao gồm khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, khoa học xã hội và
nhân văn) được tạo lập, quản lý và sử dụng nhằm cung cấp dịch vụ công, phục vụ
quản lý nhà nước hoặc đáp ứng nhu cầu của tổ chức cá nhân trong xã hội. Theo
Quan điểm nghĩa thông thường: Thông tin là nội dung phản ánh về một vật, sự vật,
hiện tượng hay quá trình nào đó của thế giới tự nhiên, xã hội và con người được
tiếp nhận trực tiếp hoặc gián tiếp. Theo Quan điểm ý nghĩa đời sống thực tiễn:
Thông tin là nhu cầu cơ bản gắn trực tiếp với hoạt động sản xuất và đời sống tinh
thần của con người. Theo Quan điểm ý nghĩa của lý thuyết thông tin: Thông tin là
lượng đo trật tự nhân tạo chống lại sự hỗn độn của tự nhiên. Theo quan điểm của
Triết học: Thông tin là sự phản ánh thế giới vật chất và xã hội bằng ngôn từ, ký
hiệu, hình ảnh … hay nói rộng hơn bằng tất cả các phương tiện tác động lên giác
quan của con người.
Như vậy, thông tin cho đến nay, một định nghĩa với nội hàm đầy đủ về bản chất
của nó thì vẫn chưa có một nhà khoa học nào đưa ra, bởi có rất nhiều các ý kiến khác
16
nhau trên diễn đàn khoa học. Trong luận văn này, tác giả tiếp cận thông tin chính là
các nội dung tri thức của nhân loại được lưu giữ trên các vật mang tin khác nhau
nhằm phục vụ cho việc thu thập, lưu giữ, bảo quản và sử dụng của con người.
1.1.2 Khái niệm về nguồn lực thông tin
“NLTT” là một thuật ngữ chuyên ngành thông tin thư viện. Đến nay thuật
ngữ này vẫn tồn tại một số quan điểm sau: Thuật ngữ “NLTT” được dịch từ thuật
ngữ tiếng Anh “Information Resource”. Theo Tiến sĩ Lê Văn Viết: Nội hàm của
thuật ngữ này vẫn chưa được thống nhất. Có ý kiến cho rằng “NLTT” tương đương
như vốn tài liệu trong các cơ quan thông tin thư viện. Ý kiến khác cho rằng “NLTT”
không chỉ bao hàm các nguồn lực về tài liệu, mà còn gồm các thành phần khác như
tài liệu thông tin, nhân lực thông tin. Và có ý kiến thì cho rằng “NLTT” là nguồn
tin… [18, tr 163].
Theo từ điển tiếng Việt: “nguồn” được hiểu là nơi bắt đầu, nơi phát sinh ra
hay là nơi có thể cung cấp. Từ đó nhiều quan điểm cho rằng: NLTT bao hàm cả về
tiềm lực thông tin và khả năng “với tới” các nguồn thông tin khác nhau. Hiểu theo
nghĩa này thì tát cả các nguồn thông tin có trong tay hoặc có thể “với tới” được gọi
là NLTT.
Trong thực tế, “nguồn học liệu” là thuật ngữ dùng chỉ NLTT trong các đơn
vị nghiên cứu, đào tạo. Tại các trung tâm học liệu (Learning Resource Center ) của
một số các trường đại học như: Trung tâm học liệu Thái Nguyên, Trung tâm học
liệu Đà nẵng, Trung tâm học liệu Huế … thì nguồn học liệu được hiểu là nguồn
thông tin để sử dụng, đáp ứng nhu cầu quản lý, lãnh đạo, học tập, NCKH cũng
như phục vụ quá trình đạo tạo của nhà trường.
Trong Nghị quyết của Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công
nghệ, thuật ngữ NLTT khoa học và công nghệ dùng để chỉ các loại sách, báo, tạp
chí, CSDL, tài liệu hội nghị - sở hữu trí tuệ, đo lường chất lượng, luận văn, luận án
và các nguồn tin khác được tổ chức, cá nhân thu thập [11].
Theo Tiến sĩ Lê Văn Viết: NLTT là tổ hợp các tài liệu phản ánh những kết
quả NCKH trong hoạt động nhận thức thực tiễn của con người [18, tr 164].
NLTT nếu được tổ chức một cách khoa học, được bảo quản ở cơ quan thông
tin thư viện hay được gọi là kho tin. Nguồn tin ở đây được xem như là kho tin, cung
cấp cho người dùng các NLTT của mình.
17
Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Hùng. NLTT bao gồm các dữ liệu thể hiện dưới
dạng văn bản, số, hình ảnh hoặc âm thanh được ghi lại trên phương tiện theo quy
ước và không theo quy ước, các sưu tập, những kiến thức của con người, những
kiến thức của tổ chức có thể truy cập và có giá trị cho người sử dụng [4. tr.240]. Và
theo PGS.TS Nguyễn Hữu Hùng: NLTT là sản phẩm trí óc, trí tuệ của con người, là
những thông tin được tổ chức, kiểm soát và có giá trị trong hoạt động thực tiễn của
con người [7]. Tác giả Nguyễn Viết Nghĩa trong tập bài giảng Phát triển và quản trị
vốn tài liệu dành cho học viên cao học ngành khoa học thư viện tại Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: NLTT là tập hợp
có tổ chức các loại hình tài liệu dưới mọi định dạng khác nhau của một cơ quan
thông tin thư viện nhằm thỏa mãn nhu cầu NDT [19]. Như vậy, NLTT phản ánh các
quá trình được ghi nhận trong kết quả của công trình NCKH và trong các dạng tài
liệu khác nhau của hoạt động nhận thức và thực tiễn. NLTT do con người tạo ra, và
thông tin được kiểm soát, tổ chức và có giá giá trị đối với hoạt động thực tiễn của
con người. Ở một góc độ nhìn nhận, nghiên cứu ở mức đề tài luận văn thạc sĩ. Tác
giả luận văn đồng ý với các quản điểm trên và đưa ra quan điểm riêng về NLTT như
sau: NLTT là tổ hợp các loại hình tài liệu được tổ chức trật tự trong quá trình hoạt
động khoa học và hoạt động thực tiễn của con người.
1.1.3 Khái niệm về “phát triển nguồn lực thông tin”
Theo quan điểm triết học, sự phát triển là một phạm trù triết học chỉ quá trình
vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn của sự vật, hiện tượng. Sự phát triển không bao quát toàn bộ sự vận
động nói chung. Nó chỉ khái quát xu hướng chung của sự vận động – xu hướng vận
động đi lên của sự vật hiện tượng, và những biến đổi có tính chất thụt lùi của sự
vật, hiện tượng. Sự phát triển chỉ là một trường hợp đặc biệt của vận động. Sự phát
triển thể hiên rất khác nhau trong hiện thực, tùy theo hình thức tồn tại cụ thể của các
dạng vật chất.
Theo tác giả Phát triển NLTT là: Phát triển các loại hình tài liệu có tổ chức
căn cứ vào nhu cầu thực tiễn, có sự biến đổi căn bản về chất và lượng của nguồn
lực thông tin, đồng thời được xem xét các yếu tố tác động đến NLTT để đảm bảo
tính hiệu quả, duy trì và phát triển trong một cơ quan thông tin, thư viện cụ thể.
18
1.2 Các quy luật phát triển nguồn lực thông tin
Việt Nam đang trên con đường hội nhập và ngày càng phát triển để hoà mình
vào xu thế phát triển của xã hội nói chung của thế giới. Kinh tế đang từng bước phát
triển, gắn theo là kinh tế tri thức đang mở ra cho chúng ta một thời kỳ bùng nổ
thông tin trong xã hội tiên tiến. Sự phát triển mạnh mẽ và không ngừng về cả số
lượng và tốc độ của thông tin đã tạo nên sự bùng nổ thông tin trong kỷ nguyên mới.
Thông tin đã được phát triển một cách vũ bão thông qua các kênh chính thức và
không chính thức. Sự phát triển này đã hình thành một thách thức không chỉ đối với
cơ quan cung cấp thông tin mà cả đối với NDT. Những quy luật chủ yếu phát triển
của tài liệu tác động đến việc xây dựng, quản lý NLTT của các Thư viện Việt Nam
là: Quy luật gia tăng số lượng tài liệu theo hàm số mũ; Quy luật tập trung và phân
tán thông tin; Quy luật lỗi thời của thông tin; Quy luật giá cả tăng lên liên tục
Sự tác động sâu rộng của các quy luật phát triển của của tài liệu này đã làm
ảnh hưởng nhiều đến cơ quan quản lý thông tin cũng như sự nghiệp Thư viện cả về
mặt tích cực và mặt tiêu cực. Đồng thời, những quy luật phát triển của tài liệu này
còn đưa đến cho cơ quan Thông tin Thư viện những mặt khó khăn nhất định về
nguồn tài liệu trong Thư viện. Những khó khăn về thăm dò, lựa chọn phục vụ công
tác bổ sung tài liệu, khó khăn về tài chính, khó khăn về chất lượng của tài liệu…
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc duy trì, phát triển và
đáp ứng tối đa đối với nhu cầu người sử dụng thư viện là một bài toán được đặt ra
hết sức khó khăn đối với các cơ quan thông tin thư viện. Vì vậy, các cơ quan thông
tin thư viện luôn luôn gồng mình tìm tòi những giải pháp thiết yếu, để từng bước
đưa hoạt động cơ quan thông tin thư viện của mình đạt được những mục tiêu chiến
lược đặt ra và đạt được hiệu quả nhất trong điều kiện cụ thể của mình.
Cùng với quy luật phát triển của tài liệu, các Thư viện đã và đang có những
biện pháp khắc phục nguồn tài liệu của quy luật phát triển tài liệu trong đơn vị
mình. Để từ đó, các Thư viện có những đường lối, và chính sách phù hợp, tối ưu để
phát triển đơn vị mình được tốt nhất.
1.2.1 Quy luật gia tăng số lượng tài liệu
Hiện nay, theo thống kê của các cơ quan thông tin, xuất bản thì cứ sau
khoảng 30 đến 50 năm; Số tài liệu được xuất bản trên toàn thế giới lại tăng lên gấp
19
đôi. Từ khi tờ tạp chí đầu tiên “Journal des Scavans” được xuất bản vào năm 1665,
cho tới nay, hàng năm trên thế giới đã xuất bản một lượng ấn phẩm khổng lồ. Có
thể lấy con số thống kê từ một tạp chí tóm tắt Chemical Abstracts mà CSDL thư
mục hàng đầu thế giới về hóa học và lĩnh vực liên quan để minh chứng cho quy luật
tăng lên nhanh chóng của số lượng tài liệu như sau :
Từ khi xuất bản số đầu tiên vào năm 1907 cho tới năm 1938. Sau 31 năm tạp
chí Chemical Abstracts mới công bố được 1 triệu bài tóm tắt đầu tiên. Một triệu bài
tóm tắt thứ hai được công bố sau 18 năm (1939-1957). Một triệu bài thứ ba được
công bố sau 7 năm (1958-1964) và một triệu bài thứ tư được công bố sau 4 năm
(1965 -1968). Hiện nay, cứ mỗi năm, tạp chí này công bố khoảng 750 đến 800
nghìn bài tóm tắt [6]
+ Về mặt thuận lợi đối với quy luật gia tăng số lượng tài liệu là:
Cơ quan Thông tin - Thư viện có nhiều cơ hội và sự lựa chọn cho việc bổ
sung tài liệu. (Vì, khi nguồn tài liệu thị trường tăng lên, thì đương nhiên cơ hội và
sự lựa chọn tài liệu của những đơn vị muốn sở hữu tài liệu cũng nhiều lên).
Cơ quan Thông tin - Thư viện có cơ hội để có nhiều phương án lập dự toán
kinh phí bổ sung sách dưới nhiều hình thức tương ứng với các loại hình tài liệu như:
Sách, báo, tạp chí, sách điện tử, tạp chí điện tử, tài liệu trực tuyến … gia tăng như
hiện nay.
Minh chứng: Trước kia, việc các cơ quan thông tin - thư viện làm dự toán
kinh phí bổ sung sách rất phức tạp. Bởi vì, có những nhà xuất bản, công ty hay một
nhà sách nào đó rất khó có thể đáp ứng hết được số đầu sách và số bản sách mà đơn
vị cần bổ sung. Và nhiều khi, số lượng tài liệu cũng không đáp ứng hết so với số
lượng yêu cầu của cơ quan thông tin, thư viện ban đầu. Cho nên khi làm công tác
dự toán kinh phí, các Thư viện thông thường phải làm dự toán kinh phí nhiều lần và
rất phức tạp. (Theo nguyên tắc tài chính công: Tài sản muốn được mua thì phải làm
dự toán báo giá: Giá, nguồn gốc, xuất sứ, nhãn hiệu …)
Bây giờ thì việc làm dự toán kinh phí bổ sung sách có nhiều phương án do
quy luật gia tăng tài liệu. (Tức là số lượng sách gia tăng nhiều thì cơ hội để lập các
phương án bổ sung cũng tăng theo).
20
+ Về mặt khó khăn đối với quy luật gia tăng số lượng tài liệu là:
Cơ quan thông tin - thư viện sẽ khó hơn cho việc thăm dò và xác định tài liệu
cần được bổ sung. (Nguồn tài liệu tăng lên nhanh thì việc thăm dò và xác định tài
liệu sẽ khó khăn theo).
Minh chứng: Việc tài liệu gia tăng với tốc độ nhanh chóng, làm cho việc xác
định, lựa chọn mất nhiều thêm thời gian.
Thông thường các cơ quan thông tin, thư viện bổ sung được ít tài liệu sẽ
gặp phải trường hợp : Sự áp lực về phục vụ độc giả. Hiện nay, số lượng tài liệu gia
tăng nhanh chóng, mà bản thân trong cơ quan thông tin thư viện nội tại, nguồn tài
liệu lại tăng lên không đáng kể. Thì việc đáp ứng nhu cầu của độc giả sẽ gặp rất
nhiều khó khăn.
1.2.2 Quy luật tập trung và phân tán thông tin
Khi thống kê số lượng các bài viết được đăng trên các tạp chí, người ta nhận
thấy rằng có một số khối lượng không lớn tên tạp chí nhưng lại đăng một số lượng
đáng kể các bài viết thuộc về một chuyên ngành nào đó, số bài viết còn lại thuộc
chuyên ngành ấy được đăng rải rác trên nhiều tạp chí khác nhau, thậm chí có tạp chí
không liên quan đến chuyên ngành ấy. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng tập
trung và phân tán thông tin.
Khi nghiên cứu thư mục về địa, vật lý, Bradford cho thấy trong số 326 tạp chí
có chứa 1332 bài về lĩnh vực này thì 9 tạp chí chứa tới 429 bài, 59 tạp chí khác chứa
499 bài và 258 tạp chí còn lại chỉ chứa 404 bài.
Trong các tài liệu về thông tin học, khi bàn về mức độ tập trung thông tin, người
ta cũng hay nói tới quy luật 80/20. Qua thống kê, người ta thấy rằng khoảng 80%
yêu cầu thông tin của độc giả thường tập trung vào 20% số tài liệu có trong thư viện
hay 80% toàn bộ số bài viết về một chuyên ngành nào đó thường tập trung vào 20%
số tên tạp chí thuộc chuyên ngành ấy [6]
+ Về mặt thuận lợi đối với quy luật tập trung và phân tán thông tin là:
- Quy luật tập trung thông tin.
Có thể tìm được các tạp chí hạt nhân.
Dễ dàng quản lý nguồn tài liệu.
Dễ dàng kiểm soát và kiểm kê tài liệu định kỳ.
21
Đáp ứng tối đa nguồn tài liệu của thư viện tới nhu cầu độc giả, mà tại thời
điểm độc giả đến thư viện yêu cầu sử dụng tài liệu.
- Quy luật phân tán thông tin.
Dễ dàng sắp xếp kho tài liệu và các môn loại tài liệu theo kiểu đặc trưng của
tài liệu.
Đưa tài liệu đến được gần hơn với đối tượng sử dụng tài liệu.
Dẽ dàng phục vụ nhanh chóng theo yêu cầu của độc giả.
Đối tượng sử dụng tài liệu sẽ thuận tiện hơn trong việc xác định nơi, địa
điểm lưu trữ môn loại hay loại hình tài liệu.
+ Về mặt khó khăn đối với quy luật tập trung và phân tán thông tin là:
- Quy luật tập trung thông tin.
Tài liệu trong kho Thư viện thông thường không được thẩm mỹ. Lý do vì
diện tích kho tài liệu có thể thiếu.
Tài liệu trong kho Thư viện có thể bị chồng chéo giữa các môn loại tài liệu.
Khó có thể đáp ứng nhanh chóng cho đối tường có yêu cầu sử dụng tài liệu.
- Quy luật phân tán thông tin.
Không thể kiểm soát được thông tin cần thiết.
Khó khăn trong việc kiểm soát và kiểm kê tài liệu.
Việc tập trung hay phân tán thông tin sẽ gây cho cơ quan thư viện gặp nhiều
bất lợi, vì tài liệu cần được trao đổi. (Có khi tài liệu của đơn vị thư viện này không
cần thiết, nhưng lại rất cần và quý giá đối với đơn vị thư viện kia và ngược lại).
Đồng thời việc quản lý tài liệu cũng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là thư viện nào
gồm có nhiều cơ sở hoặc phân hiệu thành viên. Sẽ gây nên tình trạng thừa hoặc
thiếu tài liệu ở từng điểm hay khu vực cụ thể.
1.2.3 Quy luật lỗi thời của thông tin
Khi nghiên cứu tần suất sử dụng của tài liệu, ngay sau khi xuất bản, tài liệu được
tìm đọc khá nhiều nhưng theo thời gian, số người tìm đọc tài liệu ngày càng giảm
đi, điều này phản ánh một hiện tượng mà người ta gọi là lỗi thời của thông tin:
thông tin không còn mới, không còn hấp dẫn người đọc, khoảng thời gian kể từ sau
22
khi tài liệu được xuất bản càng tăng thì người đọc càng ít quan tâm đến tài liệu đó,
số người đọc tài liệu càng giảm. Tuy nhiên, Sự lão hóa thông tin trong các ngành
khác nhau thì không giống nhau, những ngành có tốc độ phát triển càng nhanh thì
tốc độ lỗi thời của thông tin càng nhanh và mức độ lão hóa càng lớn.
Để biểu thị mức độ lão hóa của tài liệu và lượng hóa mức độ lão hóa, các nhà
khoa học R.Barton và R.Kebler đã đưa ra khái niệm “nửa chu kỳ sống” của tài liệu.
Nửa chu kỳ sống là khoảng thời gian trong đó đã công bố một nửa toàn bộ tài liệu
đang được sử dụng trong một lĩnh vực nào đó. Nếu nửa chu kỳ sống của ngành toán
học là 10,5 năm thì có nghĩa là 50% số bài báo về toán học hiện đang được sử dụng
được xuất bản trong khoảng 10,5 năm gần đây. Vật lý: 4,6 năm; Hóa học: 8,1 năm;
Thực vật học: 10 năm; Toán học: 10,5 năm; Địa chất: 11,8 năm [6].
Những tài liệu mang đặc tính khoa học công nghệ cao đặc biệt là tài liệu
khoa học công nghệ mũi nhọn, thì tốc độ già hóa thông tin rất nhanh.
+ Về mặt thuận lợi đối với quy luật lỗi thời của thông tin là:
Giúp cho thư viện nhanh chóng xác định những tài liệu không còn phù hợp
đối với NDT và đưa ra nhanh chóng những tài liệu lạc hậu để phục vụ cho công tác
thanh lý tài liệu.
+ Về mặt khó khăn đối với quy luật lỗi thời của thông tin là:
Tài liệu cũ trong thư viện ít được sử dụng. Đồng thời, xuất hiện một số tài
liệu ở dạng “chết”.
Kho tàng trong thư viện trở lên chật hẹp và thiếu diện tích.
1.2.4 Quy luật gia tăng của giá thành thông tin
Chúng ta biết rằng giá cả tài liệu được hình thành từ hai yếu tố: Giá cả
thông tin chứa đựng trong tài liệu và giá cả phần vật chất mang thông tin cùng với
các phương tiện phân phối tài liệu đến tay người tiêu dùng như chí phí quảng cáo,
phát hành.
- Nguyên nhân làm giá cả tài liệu tăng liên tục:
+ Do sự lạm phát của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới,
+ Giá giấy, vật tư, nguyên liệu, vật liệu khác cũng tăng lên.
23
+ Do các nhà xuất bản thường có xu hướng tăng thêm số trang, số tập, sau
mỗi năm xuất bản, và khi khối lượng của tạp chí tăng lên, nghĩa là số trang tác giả
tăng lên thì dĩ nhiên giá thành của chúng cũng tăng lên theo.
- Về mặt thuận lợi đối với quy luật giá cả tăng lên liên tục.
Giá cả của tài liệu tăng lên liên tục là “động lực thúc đẩy” các thư viện sẽ
phải tìm tòi, sáng tạo ra cách thức để cải tiến phương pháp hoạt động phục vụ độc
giả. (Tài liệu ít, thì thúc đẩy người làm công tác chuyên môn cần số hóa tài liệu để
đáp ứng nhu cầu của độc giả…)
- Về mặt khó khăn đối với quy luật giá cả tăng lên liên tục.
Việc xây dựng kế hoạch bổ sung nguồn tài liệu ở các thư viện gặp nhiều khó
khăn. Do số lượng tài liệu tăng lên nhanh chóng và giá cả tài liệu cũng tăng lên liên
tục nên không một thư viện hay cơ quan thông tin nào có đủ kinh phí để bổ sung
đầy đủ số tài liệu phục vụ cho nhu cầu người đọc của thư viện mình.
Cơ hội ít được bổ sung sách, thì đời sống của cán bộ thư viện cũng từ đó mà
bị giảm xuống (Nội lực tài chính để chăm lo phúc lợi cho cán bộ thư viện dựa chủ
yếu vào công tác bổ sung tài liệu).
Cơ hội ít được bổ sung sách, thì nguồn tài liệu trong thư viện trở lên nghèo
làn, đồng nghĩa với đó là việc đối tượng sử dụng thư viện cũng sẽ bị giảm đi.
Một số giải pháp khắc phục ảnh hưởng của quy luật phát triển của tài liệu
tới việc phát triển và quản trị nguồn tin của các Thư viện Việt Nam
+ Nhà nước chỉ đạo chung
Vụ thư viện – Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch là đơn vị quản lý nhà nước
đầu ngành chịu trách nhiệm kiến nghị với nhà nước về việc tăng cường đầu tư hơn
nữa cho thư viện.
- Đảng và Nhà nước cần có chỉ đạo sát sao và cụ thể tới việc in ấn và phát
hành tài liệu cụ thể. Giám sát chặt chẽ hơn nữa việc in sao lậu tài liệu.
- Đảng và Nhà nước cần có đường lối và chính sách để kìm chế lạm phát hơn
nữa để cùng với đó là việc kìm chế giá tài liệu ngày một cao của thì trường.