Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Phát triển nguồn lực thông tin tại thư viện trường đại học hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------

NGUYỄN THỊ QUÝ

PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN
TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƢ VIỆN

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ QUÝ

PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN
TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI
Chuyên ngành: Khoa học Thƣ viện
Mã số: 60 32 02 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƢ VIỆN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Viết Nghĩa

XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG
Giáo viên hƣớng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn


Thạc sĩ khoa học

TS. Nguyễn Viết Nghĩa

PGS.TS. Nguyễn Hữu Hùng

Hà Nội - 2015


XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS. Nguyễn Hữu Hùng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện trường

Đại học Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, đƣợc thực hiện nghiêm túc
dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Viết Nghĩa. Các số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Nếu có điều gì sai sót tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Viết Nghĩa - Ngƣời Thầy
đã không quản bao khó khăn, tận tình hƣớng dẫn tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong và ngoài khoa Thông tin - Thƣ viện
của Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các nhà khoa học đã cung cấp
tài liệu giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc, các đồng nghiệp tại Thƣ viện trƣờng Đại học
Hà Nội đã dành cho tôi sự giúp đỡ nhiệt tình, và động viên tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Tôi vô cùng biết ơn bố mẹ tôi, những ngƣời luôn động viên ủng hộ tôi đi trên
con đƣờng học tập và trên đƣờng đời, luôn bên tôi, nâng đỡ tôi trong mọi lúc tôi
cần.
Tôi xin cảm ơn nhiều bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tôi nỗ lực trong suốt
khoá học và trong thời gian triển khai đề tài này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, luận văn chắc không
tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự xem xét, đánh giá, đóng góp ý kiến
của các Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả

Nguyễn Thị Quý


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 7
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 7
2. Tình hình nghiên cứu .............................................................................................. 9
3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 12
4. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................... 12
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 13
6. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................... 13
7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài ............................................................. 14
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu .................................................................................. 14
9. Kết cấu của luận văn ............................................................................................. 15
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NGUỒN
LỰC THÔNG TIN TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI ................ 16
1.1.Cơ sở lý luận về nguồn lực thông tin và phát triển nguồn lực thông tin ..... 16
1.1.1.Khái niệm nguồn lực thông tin......................................................................... 16
1.1.2.Khái niệm phát triển nguồn lực thông tin ........................................................ 18
1.1.3.Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển nguồn lực thông tin .......................... 20
1.1.4. Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng nguồn lực thông tin thƣ viện ...................... 28
1.2. Khái quát về Trƣờng Đại học Hà Nội và Thƣ viện trƣờng Đại học Hà Nội30

1.2.1. Lịch sử ra đời và phát triển của trƣờng Đại học Hà Nội ................................. 30
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của trƣờng Đại học Hà Nội .......................... 33
1.2.3. Cơ cấu tổ chức của trƣờng Đại học Hà Nội .................................................... 34
1.2.4. Chức năng nhiệm vụ của Thƣ viện Đại học Hà Nội ....................................... 36
1.2.5. Cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất của Thƣ viện ..................... 37
1.2.6. Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin của ngƣời dùng tin .......................... 41
1.3. Vai trò và yêu cầu của công tác phát triển nguồn lực thông tin đối với
trƣờng Đại học Hà Nội ............................................................................................ 49
1.3.1. Vai trò của công tác phát triển nguồn lực thông tin đối với trƣờng Đại học Hà
Nội ............................................................................................................................. 49

1


1.3.2 Yêu cầu của công tác phát triển nguồn lực thông tin đối với trƣờng Đại học Hà
Nội ............................................................................................................................. 50
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC
THÔNG TIN TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI .......................... 52
2.1. Đặc điểm nguồn lực thông tin của Thƣ viện trƣờng Đại học Hà Nội.......... 52
2.1.1. Nguồn lực thông tin xét theo nội dung tài liệu ............................................... 52
2.1.2. Nguồn lực thông tin xét theo loại hình tài liệu ............................................... 55
2.1.3. Nguồn lực thông tin xét theo ngôn ngữ của tài liệu ........................................ 60
2.1.4. Nguồn lực thông tin tính theo thời gian xuất bản ........................................... 62
2.2. Hoạt động phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ viện Đại học Hà Nội .... 62
2.2.1. Xây dựng chính sách bổ sung tài liệu ............................................................. 62
2.2.2. Các phƣơng thức bổ sung tài liệu vào Thƣ viện ............................................. 64
2.2.3. Qui trình bổ sung tài liệu ................................................................................. 66
2.2.4. Công tác thanh lý tài liệu ................................................................................ 68
2.2.5. Công tác tổ chức nguồn lực thông tin ............................................................. 69
2.2.6. Công tác bảo quản tài liệu ............................................................................... 71

2.2.7. Hoạt động phối hợp chia sẻ nguồn lực thông tin ............................................ 72
2.3. Các yếu tố tác động tới công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ
viện trƣờng Đại học Hà Nội.................................................................................... 74
2.3.1. Sự quan tâm của lãnh đạo các cấp .................................................................. 74
2.3.2. Năng lực và trình độ của cán bộ làm công tác bổ sung .................................. 75
2.3.3. Kinh phí bổ sung tài liệu ................................................................................. 75
2.3.4. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin ........................................................... 76
2.3.5. Áp dụng các chuẩn nghiệp vụ thƣ viện ........................................................... 77
2.5. Nhận xét chung về hoạt đông phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ viện
trƣờng Đại học Hà Nội ............................................................................................ 86
2.5.1. Ƣu điểm ........................................................................................................... 86
2.5.2. Nhƣợc điểm ..................................................................................................... 86
2.5.3. Nguyên nhân ................................................................................................... 87
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN
LỰC THÔNG TIN TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI ................ 88
2


3.1. Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách, nhân sự ..................................... 88
3.1.1. Tăng cƣờng sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trƣờng ........................................ 88
3.1.2. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ thƣ viện................................................. 89
3.1.3. Tăng cƣờng đào tạo, hƣớng dẫn kiến thức thông tin cho cộng tác viên và
ngƣời dùng tin ........................................................................................................... 90
3.2. Nhóm giải pháp về nghiệp vụ thƣ viện ........................................................... 93
3.2.1. Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn lực thông tin .................................... 93
3.2.2. Phối hợp bổ sung và chia sẻ nguồn lực thông tin ........................................... 97
3.2.3. Tăng cƣờng bổ sung tài liệu điện tử ................................................................ 99
3.2.4. Bổ sung tài liệu cho các chuyên ngành mới đào tạo ..................................... 100
3.2.5. Chú trọng công tác bảo quản và thanh lí tài liệu ........................................... 102
3.2.6. Đẩy mạnh tuyên truyền giới thiệu nguồn lực thông tin đến ngƣời dùng tin . 104

3.3. Tăng cƣờng kinh phí và đầu tƣ cơ sở vật chất ............................................ 104
3.3.1. Tăng cƣờng kinh phí cho công tác phát triển nguồn lực thông tin ............... 104
3.3.2. Đầu tƣ cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại............................................. 106
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
CNTT

Công nghệ thông tin

CSBS

Chính sách bổ sung

CSDL

Cơ sở dữ liệu

CSVC

Cơ sở vật chất

KH&CN


Khoa học và công nghệ

NCT

Nhu cầu tin

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NDT

Ngƣời dùng tin

NLTT

Nguồn lực thông tin

NCGD

Nghiên cứu giảng dạy

PHBS

Phối hợp bổ sung

SP&DV

Sản phẩm và dịch vụ


TT-TV

Thông tin -Thƣ viện

TVĐHHN

Thƣ viện Đại học Hà Nội

TIẾNG ANH
CD – ROM
CONSORTIUM
ISBN

MARC
OPAC

Compact disc – Read only memory
Bộ nhớ chỉ đọc trên đĩa nén
Liên kết bổ sung chia sẻ nguồn lực thông tin
International Standard Book Number
Chỉ số sách tiêu chuẩn quốc tế
Machine Radable Cataloguing
Mục lục đọc máy
Online Pubic Access Cataloge

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Số lượng người dùng tin tại Thư viện ..................................................... 42

Bảng 2.1: Nội dung vốn tài liệu theo chuyên ngành đào tạo ................................... 53
Bảng 2.2: Thống kê loại hình tài liệu theo vật mang tin .......................................... 56
Bảng 2.3: Thống kê loại hình tài liệu theo mục đích sử dụng ................................. 57
Bảng 2.4: Thống kê loại hình tài liệu theo phạm vi phổ biến thông tin ................... 60
Bảng 2.5: Thống kê loại hình tài liệu theo ngôn ngữ .............................................. 61
Bảng 2.6: Thống kê loại hình tài liệu theo năm xuất bản ........................................ 62
Bảng 2.7: Thống kê tài liệu bổ sung bằng nguồn mua ............................................ 64
Bảng 2.8: Thống kê tài liệu lưu chiểu ...................................................................... 65
Bảng 2.9: Thống kê tài liệu biếu tặng ...................................................................... 66
Bảng 2.10: Kinh phí bổ sung tài liệu ....................................................................... 76
Bảng 2.11: Số lượt phục vụ người dùng tin ............................................................. 82
Bảng 2.12: Thống kê vòng quay tài liệu .................................................................. 83
Bảng 2.13: Thống kê tài liệu mới bổ sung ............................................................... 84
Bảng 2.14: Mức độ phù hợp về nội dung vốn tài liệu theo chuyên ngành đào tạo . 85

5


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Mục đích sử dụng tài liệu của người dùng tin tại Thư viện ............... 45
Biểu đồ 1.2: Nhu cầu tin về lĩnh vực khoa học ........................................................ 46
Biểu đồ 1.3: Nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu ......................................................... 47
Biểu đồ 1.4: Nhu cầu tin về loại hình tài liệu .......................................................... 48
Biểu đồ 1.5: Nhu cầu tin về thời gian xuất bản của tài liệu .................................... 48
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn lực thông tin theo chuyên ngành đào tạo ..................... 54
Biểu đồ 2.2: Đánh giá khả năng tìm kiếm nguồn lực thông tin của người dùng tin 56
Biểu đồ 2.3: Đánh giá của người dùng tin về nguồn lực thông tin của Thư viện .... 80
Biểu đồ 2.4: Vòng quay tài liệu ................................................................................ 83
Biểu đồ 3.1: Nội dung Thư viện cần chú trọng trong thời gian tới ....................... 99
Biểu đồ 3.2: Lĩnh vực tài liệu Thư viện cần bổ sung ............................................. 100

Biểu đồ 3.3: Nhu cầu bổ sung vốn tài liệu theo ngôn ngữ ..................................... 102

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức chi tiết trường Đại học Hà Nội ..................................... 35
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức Thư viện Đại học Hà Nội .............................................. 38
Sơ đồ 2.1: Qui trình bổ sung tài liệu ........................................................................ 67

6


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế tri thức, tri thức và thông tin đã trở thành lực lƣợng sản
xuất hàng đầu, quyết định sự phát triển xã hội. Nguồn lực thông tin, nguồn lực vật
chất và nguồn lực năng lƣợng đã tạo thành thế chân vạc cho sự phát triển của một
xã hội hiện đại. Ngày nay, lợi thế so sánh sẽ thuộc về quốc gia nào có năng lực tổ
chức khai thác với hiệu quả cao nhất các nguồn thông tin và tri thức hiện có của
nhân loại.
Chính vì vậy, hoạt động thông tin – thƣ viện có ƣu thế trong việc nâng cao
khả năng nắm bắt, khai thác thông tin cho toàn xã hội. Nếu nhƣ trƣớc đây, nhắc đến
thƣ viện, ngƣời ta nhắc đến số lƣợng sách, báo, tạp chí nằm trong bốn bức tƣờng
của thƣ viện, các thuật ngữ “thƣ viện điện tử”, “thƣ viện ảo” hay “cơ sở dữ liệu”
còn lạ lẫm với rất nhiều ngƣời, thì giờ đây, nhu cầu tìm kiếm thông tin phi in ấn
đang trở nên phổ biến và là một nhu cầu không thể thiếu của ngƣời dùng tin. Nguồn
lực thông tin đƣợc xem là một dạng nguồn lực quan trọng và mang tính chiến lƣợc
trong quá trình hoạt động của các thƣ viện hiện đại. Có thể nói, nguồn lực thông tin
là một loại “tài sản tri thức” vô giá, góp phần thiết thực cho yêu cầu phát triển của
sự nghiệp thƣ viện. Một thƣ viện vững mạnh và hiện đại sẽ luôn tự hào về nguồn

lực thông tin của mình.
Thƣ viện trƣờng Đại học Hà Nội ra đời ngay sau khi trƣờng Đại học Hà Nội
đƣợc thành lập. Tới nay, trải qua hơn 55 năm xây dựng và phát triển, Thƣ viện Đại
học Hà Nội luôn phấn đấu với mục tiêu trở thành một trung tâm khai thác, cung cấp
tài nguyên thông tin tri thức hiện đại, có khả năng phục vụ và đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao cho nghiên cứu khoa học và đào tạo của Nhà trƣờng, tạo bƣớc đột phá về
chất lƣợng nguồn lực thông tin nhằm phục vụ hiệu quả mục tiêu chiến lƣợc đào tạo
và nghiên cứu chất lƣợng cao của Thƣ viện.
Để đạt đƣợc mục tiêu đó, Thƣ viện Đại học Hà Nội luôn nhận thức rõ tầm
quan trọng của công tác phát triển nguồn lực thông tin, xem việc nâng cao chất

7


lƣợng nguồn tin, đáp ứng nhu cầu tin của ngƣời dùng tin tại trƣờng Đại học Hà Nội
là một nhiệm vụ trọng tâm. Hiện nay công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ
viện trƣờng Đại học Hà Nội đã đạt đƣợc những thành tích đáng kể, góp phần nâng
cao chất lƣợng dậy và học của trƣờng Đại học Hà Nội. Nhìn chung, nguồn lực
thông tin của Thƣ viện Trƣờng Đại học Hà Nội khá phong phú, đa phần là các tài
liệu về chuyên ngành ngôn ngữ hoặc hỗ trợ giảng dạy ngôn ngữ, vì giảng dạy và
học tập ngoại ngữ là đặc thù của Trƣờng. Từ năm 2002 đến nay, Trƣờng Đại học Hà
Nội trở thành trƣờng đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực; Bên cạnh chuyên ngành ngoại
ngữ, nhiều ngành khác đang đƣợc giảng dạy tại trƣờng nhƣ: Quản trị kinh doanh,
Tài chính – Ngân hàng,… Do đó, nguồn tài liệu của Thƣ viện đòi hỏi phải đƣợc cập
nhật, đổi mới, luôn đƣợc bổ sung những tài liệu thuộc các chuyên ngành mới, đáp
ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của cán bộ, sinh viên. Chính vì vậy công tác phát
triển nguồn lực thông tin tại thƣ viện có vai trò rất quan trọng. Bên cạnh những mặt
đã đạt đƣợc, công tác phát triển nguồn lực thông tin ở Thƣ viện Đại học Hà Nội còn
nhiều hạn chế nhƣ:
Chính sách bổ sung tại Thƣ viện chƣa đƣợc xây dựng ổn định do điều kiện

thực tiễn có nhiều biến đổi. Công tác bổ sung của Thƣ viện thƣờng căn cứ vào
những chuyên ngành mà trƣờng đào tạo, từ đó tiến hành thăm dò, tham khảo ý kiến
của NDT để có kế hoạch bổ sung cho nên dẫn đến tình trạng bổ sung thiên lệch,
không sát với nhu cầu của ngƣời dùng tin, những tài liệu về ngành ngôn ngữ vẫn
chiếm ƣu thế. Tài liệu một số ngôn ngữ nhƣ tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc
đang phát triển tại Thƣ viện trong những năm gần đây do sự phát triển của nhu cầu
xã hội trong khi tài liệu tiếng Đức và tiếng Bồ Đào Nha chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ so
với tổng số nguồn lực thông tin của Thƣ viện. Đối với một số ngành nhƣ Quản trị
kinh doanh, Quốc tế học, Tài chính ngân hàng, Quản trị du lịch, Kế toán, Công nghệ
thông tin, … là một số ngành mới mở trong những năm gần đây thì tài liệu lại càng
thiếu hụt, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của bạn đọc. Đặc biệt, mảng tài liệu điện tử
còn nghèo nàn và chƣa có phần mềm quản lý để đem ra phục vụ ngƣời dùng tin. Vì
vậy, mục tiêu của Thƣ viện là xây dựng nguồn lực thông tin đủ mạnh cả về chất và

8


lƣợng để thỏa mãn tối đa nhu cầu tin của ngƣời dùng tin. Đây cũng là vấn đề cấp
thiết đặt ra cho Thƣ viện Đại học Hà Nội cần phải đƣợc giải quyết kịp thời. Chính
vì những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện
trường Đại học Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học Thông tin-Thƣ viện
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề phát triển nguồn lực thông tin là một vấn đề quan trọng đƣợc nhiều
cơ quan thông tin thƣ viện, các cơ quan chức năng, các tổ chức kinh tế xã hội hết
sức quan tâm bởi đây là một nhu cầu gắn liền với sự phát triển của các đơn vị trong
một xã hội thông tin nhƣ hiện nay. Theo hƣớng nghiên cứu của đề tài thì hiện nay
có một số bài viết đăng trên các tạp chí hay trong các hội thảo khoa học chuyên
ngành thông tin thƣ viện và cũng có khá nhiều luận văn thạc sỹ đã đề cập đến công
tác phát triển nguồn lực thông tin.

Về các bài báo, tạp chí
Đáng chú ý có một số bài viết sau đây về chủ đề xây dựng và phát triển
NLTT:
- Bài “Vấn đề phát triển nguồn lực thông tin trong bối cảnh công nghệ thông
tin mới” của tác giả Nguyễn Hữu Hùng, đăng trên tạp chí Thông tin và Tƣ liệu năm
1995 [7,tr.11-14]
- “Vấn đề phát triển và chia sẻ nguồn lực thông tin số hóa tại Việt Nam” của
tác giả Nguyễn Hữu Hùng đƣợc đăng trên tạp chí Thông tin và Tƣ liệu năm 2005
[9,tr46-48];
- Tác giả Nguyễn Viết Nghĩa có bài “Phƣơng pháp luận xây dựng chính sách
phát triển nguồn tin” đăng trên tạp chí Thông tin và Tƣ liệu, số 1 năm 2006
[16,tr.12-17]
- Tác giả Lê Văn Viết có bài “Phác thảo sơ bộ chính sách về nguồn lực thông
tin đƣợc đăng trên Tập san thƣ viện (số 3) năm 2006 [30,tr.6-9].
Các bài viết trên đã đề cập tới một số vấn đề cơ sở lý luận chung và thực tiễn
công tác phát triển, xây dựng nguồn lực thông tin trong các thƣ viện Việt Nam.

9


Về Hội thảo khoa học
Bên cạnh các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành còn có khá nhiều hội
thảo, hội nghị khoa học liên quan đến công tác phát triển nguồn lực thông tin đã
đƣợc tổ chức nhƣ:
-

Hội thảo khoa học thƣ viện với chủ đề “Chia sẻ nguồn lực thông tin điện tử
trong hệ thống thƣ viện đại học và cao đẳng Việt Nam” diễn ra ngày
1/11/2013, tại Trƣờng Đại học Công nghiệp TP.HCM do Liên hiệp Thƣ viện
Đại học khu vực phía Bắc phối hợp tổ chức. Trong hội thảo đã có một số

tham luận liên quan đến nội dung kinh nghiệm tổ chức, xây dựng, phát triển
nguồn lực thông tin điện tử gắn liền với công tác phát triển nguồn lực thông
tin.

-

Hội thảo “Xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin địa phƣơng dạng số phục
vụ bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội" diễn ra ngày 25/11/2011 tại
Thƣ viện Quốc gia Việt Nam do Vụ Thƣ viện tổ chức…
Về luận văn
Cho tới nay đã có một số luận văn thạc sỹ đề cập tới công tác phát triển

NLTT, đáng chú ý là các luận văn sau:
“Tăng cƣờng nguồn lực thông tin tại Thƣ viện trƣờng Đại học Bách khoa Hà
Nội” (2005) của tác giả Hà Thị Huệ[5]; “Tăng cƣờng nguồn lực thông tin tại Thƣ
viện Quốc gia Việt Nam” (2004) của tác giả Phạm Mỹ Dung[3] “ Phát triển nguồn
lực thông tin tại Thƣ viện Đại học Hoa Lƣ Ninh Bình”(2011) của tác giả Lê Thị
Tuyết Nhung[19], “Nghiên cứu phát triển và khai thác nguồn lực thông tin của
Trung tâm Thông tin Thƣ viện trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội”(2011) của tác giả
Phạm Thanh Bình[1], “Phát triển nguồn lực thông tin tại thƣ viện Viện Dân tộc
học” của tác giả Phan Thị Thùy 2014[26]; “Phát triển nguồn lực thông tin tại trung
tâm thông tin thƣ viện trƣờng Đại học Thủy Lợi của tác giả Vũ Văn Tiếp
(2014)[27]; “Phát triển nguồn lực thông tin tại trƣờng Đại học An ninh Nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Công Trứ (2013)[28]; luận văn “Phát
triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin Thƣ viện Trƣờng Đại học Công

10


Nghiệp Hà Nội” của tác giả Trần Thị Anh Đào (2013)[2]; …Các luận văn trên đều

phân tích thực trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin của từng cơ quan thông
tin thƣ viện cụ thể để xác định phƣơng hƣớng và đề xuất một số biện pháp nhằm
tiếp tục phát triển hiệu quả của công tác này trong giai đoạn hiện nay
Đáng chú ý đến nay đã có 10 luận văn nghiên cứu về Thƣ viện Đại học Hà Nội,
trong đó có một số luận văn tiêu biểu nhƣ:
- Luận văn “Nhu cầu tin và khả năng đáp ứng thông tin cho ngƣời dùng tin tại
Thƣ viện trƣờng Đại học Hà Nội” của tác giả Cung Thị Thúy Hằng bảo vệ năm
2011[4]. Luận văn đã khảo sát, phân tích, đánh giá nhu cầu tin và khả năng đáp ứng
thông tin cho ngƣời dùng tin tại Thƣ viện trƣờng Đại hà Hà Nội. Trên cơ sở đó đề
xuất các giải pháp kích thích nhu cầu tin và nâng cao chất lƣợng đáp ứng thông tin
cho ngƣời dùng tin tại trƣờng.
- Luận văn “Nghiên cƣ́u hoa ̣t đô ̣ng marketing ta ̣i thƣ viê ̣n Đa ̣i ho ̣c Hà Nô ̣i”
của tác giả Bùi Xuân Khiêm bảo vệ năm 2012[11]. Luận văn nghiên cƣ́u thƣ̣c tra ̣ng
hoạt động marketing tại T hƣ viê ̣n Đa ̣i ho ̣c Hà Nô ̣i , và đề xuấ t các giải pháp hoàn
thiện hoạt động marketing tại Thƣ viê ̣n Đa ̣i ho ̣c Hà Nô ̣i.
- “Phát triển dịch vụ thông tin tại Thƣ viện trƣờng Đại học Hà Nội” của tác
giả Nguyễn Văn Kép bảo vệ năm 2013[10], đã khảo sát, phân tích tình hình thực tế
về dịch vụ thông tin, nghiên cứu và đề xuất những giải pháp phát triển dịch vụ
thông tin tại thƣ viện trƣờng Đại học Hà Nội…
Các luận văn đã nêu trên đều nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của hoạt
động thông tin thƣ viện tại Thƣ viện trƣờng Đại học Hà Nội. Có thể khẳng định
rằng, tuy có nhiều luận văn, bài viết, hội thảo khoa học về công tác phát triển nguồn
lực thông tin nhƣng cho đến nay vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về
công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ viện trƣờng Đại học Hà Nội. Vì vậy,
đề tài “ Phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ viện trƣờng Đại học Hà Nội “ là một
đề tài hoàn toàn mới, không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trƣớc đó.
Chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu, tác giả hy vọng có thể kế thừa những
thành quả nghiên cứu của tác giả đi trƣớc và những kinh nghiệm làm việc của bản

11



thân để làm rõ hơn cơ sở lý luận về phát triển nguồn lực thông tin, khảo sát thực
trạng công tác phát triển NLTT tại Thƣ viện trƣờng Đại học Hà Nội, đánh giá ƣu,
nhƣợc điểm của nguồn lực thông tin tại Thƣ viện, để từ đó đề xuất những giải pháp
phát triển nguồn lực thông tin nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của ngƣời
dùng tin phục vụ sự nghiệp đổi mới trong nghiên cứu và đào tạo của nhà trƣờng đạt
hiệu quả cao nhất.
3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Trên cơ sở khảo sát thực trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin tại
Thƣ viện trƣờng Đại học Hà Nội, đề tài đƣa ra những đánh giá, phân tích những mặt
đã đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc trong công tác phát triển và quản trị nguồn lực thông
tin tại đây, đồng thời xác định phƣơng hƣớng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao chất lƣợng nguồn lực thông tin, đáp ứng nhu cầu tin của ngƣời dùng tin, phục
vụ hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của nhà trƣờng.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cụ thể sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận về nguồn lực thông tin và phát triển nguồn lực thông tin
- Khảo sát công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ viện Trƣờng Đại học Hà
Nội
- Đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng nguồn
lực thông tin tại Thƣ viện trƣờng Đại học Hà Nội.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay nguồn lực thông tin tại Thƣ viện trƣờng Đại học Hà Nội chỉ mới
đáp ứng một phần nhu cầu phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu trong nhà trƣờng.
Nguyên nhân của hạn chế này có thể do nhiều yếu tố chi phối nhƣ: chính sách bổ
sung chƣa có, kinh phí còn hạn hẹp, vấn đề về liên kết, chia sẻ nguồn lực thông tin,
trang thiết bị hạ tầng công nghệ, quy trình tổ chức cũng còn nhiều hạn chế…. Nếu
các yếu tố nêu trên đƣợc đảm bảo sẽ giúp Thƣ viện xây dựng đƣợc một nguồn lực

thông tin đủ mạnh, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác nguồn lực thông tin, góp

12


phần đáp ứng tốt nhất nhu cầu tin của ngƣời dùng tin, nâng cao chất lƣợng đào tạo
và nghiên cứu khoa học của Nhà trƣờng.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ
viện trƣờng Đại học Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt không gian: Thƣ viện trƣờng Đại học Hà Nội
- Về mặt thời gian: Công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ viện trƣờng Đại
học Hà nội trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay (từ khi Thƣ viện bắt đầu áp dụng
chính sách một cửa trong hoạt động phục vụ ngƣời dùng tin)
6. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Phƣơng pháp luận
Luận văn dựa trên cơ sở tƣ duy, nhận thức theo quan điểm duy vật biện
chứng, và duy vật lịch sử, các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam về công
tác thông tin – thƣ viện và giáo dục đào tạo.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề cụ thể đặt ra, tác giả sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp nghiên cứu, thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu;
- Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Phiếu khảo sát đƣợc phát theo nguyên
tắc đại diện, ngẫu nhiên cho các đối tƣợng là ngƣời dùng tin tại Thƣ viện trƣờng
Đại học Hà Nội;
- Phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp ( qua website, email, điện
thoại của thƣ viện);

- Phƣơng pháp quan sát: Quan sát trực tiếp tại Thƣ viện và các tủ sách khoa,
phòng ban;
- Phƣơng pháp thống kê, so sánh.

13


7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
Ý nghĩa về mặt lý luận
Luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về nguồn lực thông tin và phát triển
nguồn lực thông tin cho các cơ quan thông tin thƣ viện nói chung và hệ thống thông
tin thƣ viện đại học nói riêng.
Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Luận văn đƣa ra các giải pháp khả thi, kiến nghị cụ thể đối với công tác phát
triển nguồn lực thông tin tại Thƣ viện Đại học Hà Nội, từ đó có thể ứng dụng vào
thực tiễn, khắc phục những mặt còn hạn chế, nâng cao chất lƣợng hoạt động xây
dựng, phát triển nguồn lực thông tin của Thƣ viện và làm thỏa mãn tối đa nhu cầu
tin của ngƣời dùng tin tại đây trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Về định lƣợng
Luận văn dự kiến có dung lƣợng khoảng 100 trang, khổ giấy A4 và dự kiến
hoàn thành trong thời gian 6 tháng.
Về định tính
- Luận văn đƣa ra đầy đủ lý luận về phát triển nguồn lực thông tin.
- Luận văn nghiên cứu cơ sở thực tiễn và những vấn đề liên quan đến đề tài
- Phản ánh thực trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin, và những yếu tố
tác động đến công tác này tại Thƣ viện trƣờng Đại học Hà Nội.
- Đánh giá chất lƣợng nguồn lực thông tin tại Thƣ viện trƣờng Đại học Hà Nội
dựa trên cơ sở các tiêu chí đánh giá về nguồn lực thông tin.
- Luận văn có những nhận xét về ƣu, nhƣợc điểm đồng thời làm đƣa ra nguyên

nhân của những nhƣợc điểm đang tồn tại.
- Từ kết quả nghiên cứu về lý luận và thực trạng công tác phát triển nguồn lực
thông tin, luận văn đƣa ra những giải pháp cụ thể nhằm phát triển nguồn lực thông
tin tại Thƣ viện trƣờng Đại học Hà Nội.

14


9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, phần
nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ
viện trƣờng Đại học Hà Nội
Chƣơng 2: Thực trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ viện
trƣờng Đại học Hà Nội
Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển nguồn lực thông tin tại
Thƣ viện trƣờng Đại học Hà Nội

15


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NGUỒN
LỰC THÔNG TIN TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI
1.1. Cơ sở lý luận về nguồn lực thông tin và phát triển nguồn lực thông tin
1.1.1.

Khái niệm nguồn lực thông tin

Nguồn lực thông tin (NLTT) là một thuật ngữ chuyên ngành thông tin thƣ viện
đƣợc dịch từ tiếng Anh là “Information Resource”. Nội hàm của khái niệm NLTT

có nhiều quan điểm khác nhau, tùy theo cách tiếp cận khác nhau.
Cho đến nay trên thế giới đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về NLTT, nhƣng
mỗi ngƣời lại đƣa ra những quan niệm khác nhau.
Nhà thƣ viện học Edward Evans cho rằng “nguồn lực thông tin là tập hợp của
các loại hình tài liệu, bao gồm cả đĩa CD-ROM có liên kết với các trang web mà
người dùng tin có thể dễ dàng truy cập và xem những nội dung có vẻ lỗi thời của kỷ
nguyên trước đây qua máy tìm goole”[34].
V.Y Knoppers trong công trình lại cho rằng “nguồn lực thông tin là một phần
sản phẩm của trí tuệ, sản phẩm của lao động khoa học, kiến thức, sáng tạo của con
người, phản ánh những thông tin kiểm soát, được ghi lại dưới dạng vật chất nào
đó”[35]. Theo đó, nguồn lực thông tin phải đƣợc cấu trúc, tổ chức lại giúp con
ngƣời có thể tìm và khai thác đƣợc chúng theo nhiều cách khác nhau.
Tuy hai tác giả trên có những quan điểm khác nhau về NLTT nhƣng cả hai tác
giả đều phản ánh đƣợc thành phần và tính chất, sứ mệnh của NLTT.
Trên một số trang web, NLTT cũng đƣợc định nghĩa khác nhau, nhƣ trên trang
Bách khoa toàn thƣ của PC magazine, tại địa chỉ:
/>“Nguồn lực thông tin được xem là tài nguyên thông tin, dữ liệu của một cơ
quan, tổ chức hay một đơn vị” (Information resources are defined as the data and
information assets of an organization, department or unit )
Bên cạnh quan điểm coi NLTT là thông tin, dữ liệu, cũng có một quan điểm
khác xem NLTT theo nghĩa rộng hơn. Trong từ điển trực tuyến (có địa chỉ
NLTT đƣợc xem với

16


nghĩa rất rộng “nguồn lực thông tin không chỉ là thông tin dữ liệu mà còn bao gồm
cả nguồn nhân lực, thiết bị và công nghệ thông tin” (Information and related
resources, such as personnel, equipment, and information technology )
Có thể nói, mỗi tác giả quan niệm NLTT theo một cách hiểu khác nhau nhƣng

chủ yếu tập trung theo 2 xu hƣớng: theo nghĩa hẹp coi NLTT là tài nguyên thông tin
dữ liệu, và theo nghĩa rộng coi NLTT không chỉ là thông tin dữ liệu mà bao gồm cả
nguồn nhân lực, thiết bị.
Ở Việt Nam, theo Tiến sĩ Lê Văn Viết, nội hàm của thuật ngữ nguồn lực thông
tin vẫn chƣa đƣợc thống nhất, còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau: “có ngƣời cho
rằng nó tƣơng đƣơng nhƣ vốn tài liệu trong cơ quan TT-TV, ngƣời khác lại đƣa ra
quan điểm nguồn lực thông tin không chỉ bao hàm các nguồn lực về tài liệu mà còn
gồm các thành phần khác nhƣ tài liệu, thông tin, nhân lực thông tin.[31,tr.163].
Tuy nhiên có thể khẳng định rằng, hiện nay, ở trong nƣớc, phần lớn các tác giả
đều hiểu NLTT theo nghĩa hẹp, nghĩa là NLTT đƣợc hiểu nhƣ nguồn tin hay vốn tài
liệu của thƣ viện, là phần tích cực của tiềm lực thông tin, đó là những nguồn tin
đƣợc kiểm soát, tổ chức lại theo một cách thức nhật định để có thể truy cập, tìm
kiếm, khai thác, sử dụng một cách thuận tiện nhất, đồng thời phục vụ các mục đích
khác nhau trong hoạt động của thƣ viện. Quan điểm này đƣợc thể hiện trong chƣơng
1 điều 2 trong nghị định 159/2004/NĐ/CP về hoạt động thông tin KH&CN :
"Nguồn tin khoa học và công nghệ bao gồm sách, báo, tạp chí, cơ sở dữ liệu, tài
liệu hội nghị, hội thảo khoa học, báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học
và công nghệ, tài liệu về sở hữu trí tuệ, tài liệu về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng,
luận văn, luận án sau đại học và các nguồn tin khác được tổ chức, cá nhân thu
thập.”[13] Hay trong Pháp lệnh Thƣ viện đã quy định” Vốn tài liệu thư viện là
những tài liệu được sưu tầm, tập hợp theo nhiều chủ đề, nội dung nhất định, được
xử lý theo quy tắc, quy trình khoa học của nghiệp vụ thư viện để tổ chức phục vụ
người học đạt hiệu quả cao và được bảo quản”[14]
Quan điểm này cũng đƣợc khẳng định trong các công trình của các tác giả sau:

17


Trong cuốn Thư viện học, Những bài viết chọn lọc, T.S Lê Văn Viết cho rằng:
“NLTT là tổ hợp các tài liệu phản ánh những kết quả NCKH trong hoạt động nhận

thức thực tiễn của con người” [31,tr.164] .
PGS.TS Nguyễn Hữu Hùng trong công trình Thông tin từ lý luận đến thực tiễn,
thì cho rằng “NLTT bao gồm các dữ liệu thể hiện dưới dạng văn bản số, hình ảnh
hoặc âm thanh được ghi lại trên phương tiện theo quy ước và không theo quy ước,
các sưu tập, những kiến thức của con người, những kiến thức của tổ chức có thể
truy cập và có giá trị cho người sử dụng”[8,tr.240].
Theo PGS.TS. Trần Thị Quý “NLTT chính là các dạng vật chất khác nhau lưu
giữ các thông tin/tri thức của con người được tổ chức, sắp xếp lại, có cấu trúc, ý
nghĩa, có nội dung mà con người có thể khai thác được chúng theo nhiều cách tiếp
cận khác nhau. NLTT này do một cá nhân, tổ chức nào đó kiểm soát nhằm phục vụ
cho lợi ích của con người.[23]
Còn T.S Nguyễn Viết Nghĩa trong Tập bài giảng Phát triển và quản trị nguồn
tin dành cho học viên cao học ngành Khoa học Thư viện cho rằng “NLTT là tập
hợp có tổ chức các loại hình tài liệu dưới mọi định dạng khác nhau của một cơ
quan, tổ chức nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dùng tin”[17]
Nhƣ vậy về cơ bản các khái niệm NLTT đƣợc trình bày ở mục trên theo nghĩa
hẹp là đồng nghĩa với nhau và đều chỉ tới các nguồn tài liệu, sách, báo, tạp chí, dƣới
mọi định dạng khác nhau đƣợc tổ chức, kiểm soát và dễ dàng truy cập và chia sẻ để
giải quyết những vấn đề liên quan đến NLTT và phù hợp với chức năng, loại hình,
đặc điểm của cơ quan TT-TV bao hàm cả tiềm lực thông tin và khả năng vƣơn tới
các nguồn tin khác nhau. Theo nghĩa này, nguồn lực thông tin gồm các nguồn tài
liệu sách, báo, tạp chí, luận văn…dƣới mọi hình thức vật lý khác nhau và các cơ sở
dữ liệu, các công cụ tra cứu, và đây cũng chính là nghĩa mà tác giả muốn tiếp cận
trong khuôn khổ luận văn này.
1.1.2.

Khái niệm phát triển nguồn lực thông tin

Theo từ điển Tiếng Việt, “phát triển” có nghĩa là mở mang, từ nhỏ thành to, từ
yếu thành mạnh. Trong phạm trù triết học, “phát triển” là một thuộc tính phổ biến


18


của vật chất. Mọi sự vật và hiện tƣợng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái
bất biến mà trải qua hàng loạt các trạng thái từ khi xuất hiện đến khi tiêu vong.
Phạm trù phát triển thể hiện tính chất chung của tất cả những biến đổi ấy. Điều ấy
có nghĩa là bất kì một sự vật, một hiện tƣợng, một hệ thống nào, cũng nhƣ cả thế
giới nói chung không chỉ có biến đổi, mà luôn luôn chuyển sang những trạng thái
mới, tức là những trạng thái trƣớc đây chƣa từng có và không bao giờ lặp lại hoàn
toàn chính xác những trạng thái đã có, bởi vì trạng thái của bất kì sự vật hay hệ
thống nào cũng đều đƣợc quyết định không chỉ bởi các mối liên hệ bên trong, mà
còn bởi các mối liên hệ bên ngoài. Nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập, phƣơng thức phát triển là chuyển hóa những thay đổi về
lƣợng thành những thay đổi về chất. Nhƣ vây, có thể hiểu “phát triển” là sự biến đổi
của sự vật, hiện tƣợng từ trạng thái cũ sang trạng thái mới, đó là sự biến đổi cả về
chất và lƣợng của sự vật, hiện tƣợng.
Hiện nay khái niệm “Phát triển nguồn lực thông tin” cũng tồn tại nhiều cách
hiểu khác nhau. Nhà thƣ viện học Edward Evans trong tác phẩm “Phát triển vốn tài
liệu và trung tâm thông tin” cho rằng “Phát triển nguồn lực thông tin/vốn tài liệu
của thư viện hay trung tâm thông tin chính là quá trình nhận biết các điểm mạnh và
điểm yếu của vốn tài liệu trên cơ sở nhu cầu của người sử dụng và các nguồn tin từ
cộng đồng để cố gắng sửa chữa những điểm yếu đang tồn tại, nếu có”. [34]
Theo Từ điển giải nghĩa thƣ viện học và tin học của Hiệp hội thƣ viện Mỹ (The
ALA glossary of library and information science) “Phát triển nguồn lực thông tin”
là sự phát triển bộ sƣu tập của thƣ viện, bao gồm việc xác định và phối hợp chính
sách tuyển chọn, lƣợng định nhu cầu của ngƣời sử dụng, những nghiên cứu về việc
sử dụng sƣu tập, việc đánh giá sƣu tập, nhận diện các nhu cầu của sƣu tập, tuyển
chọn tài liệu, lập kế hoạch về việc chia sẻ tài nguyên, việc bảo quản sƣu tập và việc
loại bỏ tài liệu ra khỏi sƣu tập.[32]

Nhƣ vậy, có thể hiểu phát triển nguồn lực thông tin chính là hoạt động làm cho
vốn tài liệu, các cơ sở dữ liệu và công cụ tra cứu trở nên lớn mạnh và phong phú (cả
về số lƣợng và chất lƣợng). Giúp cho ngƣời dùng tin có thể tra cứu, khai thác thỏa

19


mãn nhu cầu thông tin của mình. Phát triển NLTT là một dạng hoạt động tất yếu, có
ý nghĩa to lớn đến việc phát triển thƣ viện một cách bền vững. Quá trình phát triển
NLTT đòi hỏi phải đầu tƣ lớn và liên tục. Để làm tốt công tác này, các cơ quan TTTV cần có cách tiếp cận hợp lý, khả thi và kinh tế.
1.1.3.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển nguồn lực thông tin

Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển NLTT, về phía chủ quan đó là
trình độ của cán bộ, ngân sách, kho tàng, trang thiết bị của thƣ viện, khả năng tiếp
cận tới nguồn tin bên ngoài thƣ viện,..; về phía khách quan, đó là NCT của NDT,
các quy luật phát triển của tài liệu khoa học, thị trƣờng xuất bản tài liệu, hiện trạng
NLTT của các thƣ viện lân cận và cuối cùng là tình hình kinh tế xã hội của mỗi
quốc gia,.. Dƣới đây ta phân tích cụ thể các yếu tố này.
1.1.3.1. Các yếu tố chủ quan
- Chính sách phát triển nguồn tin của thư viện
Chính sách phát triển NLTT của một quốc gia, hay của một cơ quan TT-TV
có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Một NLTT mạnh, có chất lƣợng phụ thuộc đầu tiên
vào chính sách phát triển. Có thể nói đây là yếu tố quyết định đến chất lƣợng của
công tác phát triển NLTT của mỗi cơ quan TT-TV.
Đối với các thƣ viện đại học, việc xây dựng chính sách phát triển phù hợp,
bám sát các nhiệm vụ chiến lƣợc của mỗi nhà trƣờng là một yếu tố quan trọng.
Trong thực tế điều này đã đƣợc đảng, nhà nƣớc quan tâm đƣợc thể hiện trong
chƣơng IV điều 14 nghị định số 72/2002/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết thi

hành pháp lệnh thƣ viện[12]. Nghị định có viết “Bảo đảm kinh phí cho các thư viện
phát triển vốn tài liệu, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, theo hướng hiện đại hóa
từng bước, từng bước thực hiện điện tử hóa, tự động hóa, xây dựng thư viện điện tử,
tạo cảnh quan môi trường văn hóa nhằm nâng cao chất lượng người đọc, tổ chức
khai thác, sử dụng vốn tài liệu, thông tin và các hoạt động khác của thư viện theo
đúng chỉ tiêu, kế hoạch đã được nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”. Đây là một
bƣớc chuyển biến lớn trong việc định hƣớng cho các cơ quan TT-TV phát triển
nguồn lực thông tin của mình.

20


×