Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Đại suy thoái 1929 - 1933 và những tác động của nó đối với thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 110 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



ĐẶNG HƯƠNG GIANG





ĐẠI SUY THOÁI 1929 – 1933
VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ

ĐỐI VỚI THẾ GIỚI






LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế







Hà Nội – 2012





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẶNG HƯƠNG GIANG




ĐẠI SUY THOÁI 1929 – 1933
VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI
THẾ GIỚI




Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Mã số: 60310206
Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thành Nam




Hà Nội - 2012


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT - 3 -

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU - 4 -

LỜI MỞ ĐẦU - 6 -

Chương I: Diễn biến và nguyên nhân của Đại suy thoái kinh tế 1929 – 1933 . - 11 -

1.1

Diễn biến của cuộc Đại suy thoái - 11 -

1.1.1 Đại suy thoái bắt đầu ở Mỹ - 11 -

1.1.2 Đại suy thoái lan sang châu Âu 1929 – 1939 - 18 -

1.2 Nguyên nhân của cuộc Đại suy thoái - 23 -

1.2.1 Chiến tranh thế giới thứ nhất và nguồn gốc của Đại suy thoái - 23 -

1.2.2 Thị trường chứng khoán - 24 -

1.2.3 Chính sách tiền tệ và chế độ bản vị vàng - 26 -

1.3 Các quốc gia đối phó với Đại suy thoái - 27 -

1.3.1 Nước Mỹ với chính sách kinh tế xã hội mới New Deal - 28 -

1.3.2 Chính sách của các quốc gia Châu Âu - 29 -


1.3.3 Sự đối phó với khủng hoảng tại Châu Á - 35 -

Chương II: Tác động của cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933 - 39 -

2.1 Tác động của Đại suy thoái đối với kinh tế thế giới - 39 -

2.1.1 Suy thoái kinh tế thế giới - 39 -

2.1.2 Thương mại quốc tế suy giảm - 48 -

2.2 Tác động của Đại suy thoái trong chính trị quốc tế 54

2.2.1 Sự thay đổi trong nền chính trị quốc tế 54

2.2.2 Từ Đại suy thoái tới chiến tranh thế giới thứ hai 62

Chương III: So sánh Đại suy thoái 1929 – 1933 và Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu 2008 69

3.1 Những bài học rút ra từ Đại suy thoái 1929 – 1933 69

3.2. Sơ lược về cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 76

3.2.1 Những điểm chính trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 76

3.2.2 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng 79

3.2.3 Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 82


3.3 So sánh Đại suy thoái 1929 và Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 90

3.3.1 So sánh về tác động kinh tế, chính trị, và quan hệ quốc tế 90

3.3.2 Một số dự báo về tình hình chính trị và kinh tế thế giới dưới tác động của cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu 98

KẾT LUẬN 102













DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Tên tiếng Anh/ tiếng Việt
FED

Federal Reserve System
Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ
GNP
Gross National Product
Tổng sản phẩm quốc dân

GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
ADB
Asian Development Bank
Ngân hàng phát triển Châu Á








DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Tên Nội dung Trang
Bảng 1.1 Diễn biến chỉ số Dow Jones từ 1928 đến 1934 10
Bảng 1.2 Biểu đồ số lượng ngân hàng ở Mỹ trước và trong thời gian Đại
suy thoái từ 1926 tới 1940
13
Bảng 1.3 Biểu đồ số ngân hàng đóng cửa tạm thời và vĩnh viễn từ
01/1929 - 03/1933
14
Bàng 1.4 Biểu đồ GDP của Mỹ trong thời kỳ Đại suy thoái từ 1929 tới
1940
16
Bảng 1.5 Biểu đồ tỷ lệ % tăng GNP hàng năm của Mỹ từ 1929 tới 1940 17
Bảng 1.6 Thời gian diễn ra Đại suy thoái ở một số quốc gia 34
Bảng 2.1 Ảnh hưởng của Đại suy thoái tại khu vực Bắc Mỹ 39
Bảng 2.2 Ảnh hưởng của Đại suy thoái tại châu Âu 40

Bảng 2.3 Mức độ suy giảm sản xuất công nghiệp trong thời kỳ Đại suy
thoái ở một số nước
41
Bảng 2.4 Sản lượng công nghiệp của Đức, Áo, Bỉ, Hà Lan, Pháp và Anh
trong những năm 1930
42
Bảng 2.5 Tỷ lệ thất nghiệp ở Áo, Bỉ, Pháp, Đức, Hà Lan và Anh 1929 –
1938
42
Bảng 2.6 Sản lượng công nghiệp của Áo, Bỉ, Pháp, Đức, Hà Lan và Anh
1929 –1938
43
Bảng 2.7 GNP của Áo, Bỉ, Pháp, Đức, Hà Lan và Anh 1929 – 1938 44
Bảng 2.8 Tỉ lệ % thay đổi trong sản lượng công nghiệp và GNP của
Áo, Bỉ, Pháp, Đức, Hà Lan và Anh 1929 – 1938
44
Bảng 2.9 Sản lượng công nghiệp của 5 nước châu Âu trong những năm
1930
45
Bảng 2.10 Sản lượng công nghiệp của Nhật vàTrung Quốc so với Anh và
Mỹ trong giai đoạn 1925 – 1936
47
Bảng 2.11 Sụt giảm trong xuất khẩu hàng hóa từ năm 1928 – 1929 tới 49
1932 – 1933
Bảng 2.12 Số lượng các quốc gia áp dụng chế độ Bản vị vàng từ năm
1929 đến 1934
52
Bảng 3.1 Các cuộc khủng hoảng kinh tế trong lịch sử 70
Bảng 3.2 Tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu 2000 – 2010 72
Bảng 3.3 Tăng trưởng xuất khẩu và GDP toàn thế giới (1990 – 2010) 73

Bảng 3.4 Biểu đồ so sánh tỷ lệ thất nghiệp giữa Đại suy thoái 1929 và
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008
84








LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử kinh tế thế giới, Đại suy thoái 1929 – 1933 là cuộc khủng hoảng
kinh tế tồi tệ nhất. Cuộc suy thoái này bắt đầu ở nước Mỹ sau một thời kỳ phát triển
kinh tế cực thịnh, và sau đó nhanh chóng lan ra các khu vực khác trên thế giới và có
thể coi như một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Lịch sử thế giới chưa bao giờ
ngừng nhắc tới nó như một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển và là gạch
nối của thời kỳ giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới. Đại suy thoái kinh tế 1929 – 1933
vừa là hệ quả tất yếu của Chiến tranh thế giới thứ nhất, đồng thời cũng là nguyên nhân
của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Quan hệ quốc tế trên mọi mặt từ kinh tế tới
chính trị, hệ thống thế giới đều bị thay đổi bởi cuộc khủng hoảng này. Những tác động
này như thế này và ở mức độ lớn như thế nào?
Từ đó tới nay, thế giới đã trải qua thêm một số lần suy giảm kinh tế nữa, và cho
tới năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra và tới nay vẫn chưa kết thúc.
Theo các lý thuyết về kinh tế, chu kỳ của nền kinh tế sau thời kỳ hưng thịnh là thời kỳ
suy giảm và phục hồi và nền kinh tế thế giới vẫn tuân theo chu kỳ đó. Tuy nhiên, chỉ
có cuộc khủng hoảng 2008 được so sánh với Đại suy thoái 1929 về những nguyên
nhân gây ra khủng hoảng, những diễn biến ban đầu và những tác động tương tự. Sự
giống nhau và khác nhau giữa hai cuộc khủng hoảng kinh tế này như thế nào? Thế giới

đã rút ra được những bài học gì từ Đại suy thoái để tránh mắc phải những sai lầm
tương tự trong lần khủng hoảng này?
Dựa trên những nghiên cứu từ khóa luận cử nhân “Đại suy thoái 1929 – 1933 và
những tác động tới kinh tế, xã hội Mỹ”, tác giả đã lựa chọn và phát triển để nghiên cứu
đề tài “Đại suy thoái 1929 – 1933 và những tác động của nó đối với thế giới” để tìm
hiểu về Đại suy thoái trên một quy mô rộng hơn ngoài nước Mỹ, các khu vực khác
trên thế giới từ châu Âu, Mỹ Latin tới châu Á; sự ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau của
các nước về kinh tế, chính trị cũng như xem xét Đại suy thoái như là một gạch nối
quan trọng giữa hai cuộc Đại chiến thế giới. Tác giả cũng tìm hiểu sự liên quan và so
sánh Đại suy thoái và cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 để tìm ra những điểm giống và
khác giữa hai cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội này, thế giới đã rút ra được những bài
học gì từ Đại suy thoái và áp dụng đối với lần khủng hoảng kinh tế này như thế nào.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đại suy thoái 1929 – 1933 là một trong những mốc quan trọng trong lịch sử
kinh tế thế giới. Nó đã được các nhà kinh tế học nghiên cứu trong nhiều thập kỷ sau
đó. Đã có rất nhiều tác phẩm đi sâu nghiên cứu vấn đề này và được dịch ra tiếng Việt
như “Ác mộng Đại khủng hoảng 1929” của John Kenneth Galbraith, “Cuộc Đại Suy
Thoái Kinh Tế Thập Niên 1930” của John A. Garraty, và những tác phẩm chuyên sâu
về kinh tế học suy thoái như “Sự Trở Lại Của Kinh Tế Học Suy Thoái Và Cuộc
Khủng Hoảng Năm 2008” của Paul Krugman. Kể đến các tác phẩm tiếng nước ngoài,
chủ yếu là tiếng Anh có thể tìm thấy nhiều sách và các bài báo phân tích về Đại suy
thoái ở nước Mỹ, các đối phó của Mỹ với cuộc suy thoái này, tiêu biểu như “The Great
Depression and the New Deal” của tác giả Robert F. Himmelberg, “Depression
Decade: From New Era through New Deal, 1929-1941” của Broadus Mitchell và rất
nhiều bài báo khác. Tuy nhiên, vì đây là một cuộc Đại suy thoái về kinh tế, các vấn đề
kinh tế được phân tích mổ xẻ rất kỹ càng và tỉ mỉ và người ta chưa bao giờ ngừng lại
tìm hiểu các nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng, những hậu quả và những bài học
giá trị mà nó mang lại, nhưng dưới góc độ quan hệ quốc tế thì có phần hạn chế hơn.
Tác phẩm có thể tìm thấy nói tới tác động trên quy mô rộng lớn ngoài nước Mỹ của
Đại suy thoái đó là “The Global Impact of the Great Depression, 1929-1939” của tác

giả Dietmar Rothermund, trong đó tìm hiểu khá kỹ thời kỳ trước khi xảy ra Đại suy
thoái và những biến động của các khu vực do cuộc suy thoái này gây nên. Tài liệu
nghiên cứu về cuộc Đại suy thoái là khá phong phú và dồi dào, tuy nhiên do khả năng
tiếp cận của tác giả còn hạn chế nên chỉ tìm hiểu được những nghiên cứu bằng tiếng
Việt và tiếng Anh, và chủ yếu được đánh giá từ góc độ của các quốc gia phương Tây,
chủ yếu là ở Mỹ, chưa tiếp cận được các nguồn khác.
Về cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 hiện nay vẫn chưa kết thúc, đã có
một vài nghiên cứu và đánh giá cũng như một số những so sánh nhưng tất cả đều chưa
được kiểm chứng trên thực tế và nhận được sự đồng thuận của giới nghiên cứu. Chỉ
khi nào thế giới thoát hẳn ra được cuộc khủng hoảng này, có lẽ lúc đó những nghiên
cứu và so sánh về hai cuộc khủng hoảng kinh tế này mới thật sự bản chất.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là Đại suy thoái 1929 – 1933 với
phạm vi trong 4 năm diễn ra suy thoái và những hậu quả của nó trong thời kỳ cho tới
trước chiến tranh thế giới thứ hai
Ngoài ra, với mục đích so sánh hai cuộc khủng hoảng, cuộc khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 cũng là đối tượng nghiên cứu của luận văn
với phạm vi nghiên cứu từ năm 2008 tới nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên
cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Bên cạnh đó, có áp dụng các phương pháp lịch sử, thống kê, phân tích - tổng hợp, đối
chiếu - so sánh … để phân tích các sự kiện một cách khoa học và có hệ thống.
5. Cấu trúc luận văn
Trên cở sở mục đích nghiên cứu, luận văn được chia ra làm ba chương:
Chương 1: Diễn biến và nguyên nhân của Đại suy thoái kinh tế 1929 –
1933. Trong chương này, tác giả cố gắng khái quát về Đại suy thoái từ nơi bắt đầu
diễn ra là nước Mỹ từ những diễn biến đầu tiên, cho tới diễn biến tại những khu vực
khác trên thế giới. Nguyên nhân của Đại suy thoái đã được các nhà kinh tế và chính trị
tìm hiểu và đánh giá như thế nào, sự đối phó tại thời điểm đó của các quốc gia như thế

nào sẽ được đề cập tới trong chương này
Chương 2: Tác động của Đại suy thoái 1929 – 1933. Trong chương 2, tác giả
tìm hiểu những tác động to lớn của Đại suy thoái đối với kinh tế, xã hội, chính trị thế
giới cũng như ảnh hưởng tới các hoạt động trong quan hệ quốc tế như thế nào. Những
tác động này có tầm ảnh hưởng sâu rộng như thế nào khiến cho Đại suy thoái trở thành
cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới.
Chương 3: So sánh Đại suy thoái 1929 và Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu 2008. Để đề tài có tính cấp thiết hơn và gắn với tình hình hiện tại, tác giả đã đặt
vấn đề so sánh Đại suy thoái 1929 và Khủng hoảng 2008 để tìm hiểu những điểm
tương đồng và khác biệt trong bối cảnh, nguyên nhân, diễn biến và tác động của hai
cuộc khủng hoảng này. Đồng thời tác giả cũng đưa ra một số nhận định về quan hệ
quốc tế trong thời gian tới dưới sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng 2008.





Chương I: Diễn biến và nguyên nhân của Đại
suy thoái kinh tế 1929 – 1933
Nền kinh tế thế giới cũng có chu kỳ nhất định, theo lý thuyết kinh học trước
đây, nó thường được chia là bốn pha: suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh.
Thế giới đã trải qua rất nhiều cuộc suy thoái kinh tế khác nhau kể từ khi xuất hiện
thương mại quốc tế. Khi mối quan hệ giữa các quốc gia càng gia tăng thì sự suy thoái
kinh tế của một quốc gia hay một khu vực rất dễ dàng phát triển thành suy thoái kinh
tế khu vực và rộng hơn thế giới. Theo một nghiên cứu, trong thời kỳ từ 1854 – 1945,
thời kỳ phát triển trung bình kéo dài 29 tháng và thời kỳ suy thoái kéo dài 21 tháng.
Tuy nhiên, kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, thời kỳ phát triển đã kéo dài gấp đôi
trước kia, lên mức trung bình 50 tháng, và thời kỳ suy thoái kéo dài giảm xuống chỉ
còn 11 tháng.
Đại suy thoái kinh tế 1929 – 1933 diễn ra hơn 10 năm sau khi Chiến tranh thế

giới kết thúc, khi nền kinh tế các quốc gia vừa trải qua một thời kỳ phục hồi sau chiến
tranh và nước Mỹ đang đạt đến thời kỳ hưng thịnh nhất. Đại suy thoái là một đòn
mạnh vào nền kinh tế nước Mỹ nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung, làm biến
đổi bộ mặt nền kinh tế nhiều nước cũng như mối quan hệ giữa các quốc gia và hệ
thống thế giới.
1.1 Diễn biến của cuộc Đại suy thoái
1.1.1 Đại suy thoái bắt đầu ở Mỹ
Nền kinh tế thế giới dường như đã được hồi phục sau Chiến tranh thế giới thứ
nhất. Các nước đã dần hồi phục lại nền kinh tế, tuy sự tăng trưởng ở các quốc gia là
không đồng đều. Cả ngoại thương và sản xuất công nghiệp đều tăng 20% vào năm
1929 so với năm 1925 [3, tr 37]; ngay cả Liên Xô – nơi nền kinh tế bị gián đoạn liên
tục kể từ sau năm 1917, với những nổ lực của các nhà lãnh đạo, tình trạng nền kinh tế
cũng được cải thiện nhiều đặc biệt được đánh dấu với ké hoạch 5 năm lần đầu tiên kể
từ năm 1929. Sau chiến tranh, hầu hết các quốc gia – trừ Mỹ và Anh – đều phải trải
qua nạn lạm phát. Ở Đức diễn ra tình trạng “siêu lạm phát”, các nước như Pháp, Ý,
những nước Trung và Đông Âu cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, nhưng sau đó với sự hỗ
trợ của các tổ chức kinh tế và những chính sách phát triển thích hợp, Pháp, Anh và đặc
biệt là Đức đã lấy lại được sự tăng trưởng của mình và trở nên thịnh vượng. Một số
nhà chính trị và thời điểm bấy giờ đã lên tiếng dự đoán và cảnh báo về sự sụp đổ sắp
đến nhưng hầu hết đều bị bỏ qua.
Và sự sụp đổ đã thật sự diễn ra, không lâu sau khi những suy đoán và cảnh báo
đã được đưa ra và được cho là cuộc Đại suy thoái lớn nhất trong lịch sử. Thời điểm đã
được lưu giữ trong lịch sử như là sự bắt đầu cho chuỗi những năm suy thoái đó chính
là tại thị trường chứng khoán phố Wall, tháng 10 năm 1929 vào ngày “thứ năm đen
tối” ngày 24 tháng 10 và “ngày thứ ba đen tối” ngày 29 tháng 10 năm 1929. Mùng 3
tháng 9 năm 1929, chỉ số Dow Jones đạt đỉnh cao nhất 381,2. Vào cuối phiên thứ 5
ngày 24 tháng 10, thị trường giảm 21% so với mức cao nhất còn 299,5 điểm. Vào hôm
đó, thị trường giảm 33 điểm – mức giảm 9%, tương đương lớn gấp 3 lần so với mức
trung bình hàng ngày trong 9 tháng đầu năm. Trên thị trường đã diễn ra hiện tượng
hoảng loạn bán cổ phiếu. Vào ngày 13 tháng 11 năm 1929, thị trường giảm còn 199

điểm. Vào thời gian mà cuộc suy thoái đã chấm dứt vào năm 1932, theo một tính toán
thì thị trường chứng khoán đã mất 90% giá trị của nó.


Bảng 1.1 Diễn biến chỉ số Dow Jones từ 1928 đến 1934
Nguồn: Bài học từ sự sụp đổ của phố Wall thời Đại suy thoái

Sự của sụp đổ của thị trường chứng khoán và hậu quả của nó như là điểm bùng
nổ đầu tiên đối với nền kinh tế Mỹ vốn đã không ổn định từ lâu. Nền kinh tế vào
những năm 1920 phụ thuộc chủ yếu vào niềm tin, nhưng sự đổ vỡ của thị trường đã
làm xói mòn niềm tin này. Người giàu dừng việc tiêu dùng vào những đồ dùng xa xỉ,
và đầu tư ít hơn, tầng lớp trung lưu và người nghèo cũng dừng việc mua hàng trả sau
do sợ mất việc, và không có khả năng trả lãi. Và kết quả là sản xuất công nghiệp giảm
9% từ khi thị trường sụp đổ vào tháng 10 tới tháng 12 năm 1929; hàng nghìn người
mất việc, nhiều người vỡ nợ; ô tô và radio mua trả sau bị gửi trả lại, kho hàng chất
đống và nền kinh tế liên hệ mật thiết với sự thịnh vượng của hai ngành sản xuất vào
thời điểm này dần tan vỡ. Không có ô tô, người Mỹ không dùng xăng và lốp, không có
đài người Mỹ dùng ít điện hơn.
Về mặt quốc tế, người giàu dừng việc cho nước ngoài vay tiền. Với những
khoản lợi lớn kiếm được từ thị trường chứng khoán trước đó, không ai muốn cho vay
lãi suất thấp. Để bảo vệ kinh doanh của quốc gia, Mỹ ban hành hàng rào thuế cao hơn
(Thuế quan Smooth - Hawley năm 1930); người nước ngoài dừng việc tiêu dùng hàng
hóa Mỹ; lượng công việc lại giảm, nhiều cửa hàng phải đóng cửa, nhiều ngân hàng
phá sản và nhiều nhà máy đóng cửa; người thất nghiệp tăng lên 5 triệu người năm
1930 và 13 triệu người năm 1932. Nước Mỹ rơi vào thời kỳ khủng hoảng trầm trọng.
Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929 không hoàn toàn gây ra cuộc
Đại suy thoái, nhưng nó cũng bắt đầu một chuỗi các sự kiện và bộc lộ sự yếu kém tồn
tại từ lâu trong nền kinh tế Mỹ. Trong vòng 3 năm tiếp theo, cuộc suy thoái ngày càng
trở nên trầm trọng. Sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng tiếp nối theo sự sụp đổ của thị
trường chứng khoán. Ngân hàng lớn đầu tiên sụp đổ sau khủng hoảng năm 1929 bắt

đầu với một chi nhánh nhỏ được xây dựng năm 1921 ở góc tây nam của phố Freeman
và đại lộ phía Nam ở nhánh Morrisania của Bronx. Nó không chỉ là một sự kiện nhỏ
mà chính là một mốc đánh dấu sự suy sụp của ngành tài chính Mỹ trong lịch sử. Bắt
đầu từ thời điểm đó, các ngân hàng của Mỹ nối tiếp nhau đóng cửa liên tục, gây hoang
mang lo sợ cho người dân cũng như làm đảo lộn thị trường tài chính.
Xem xét biểu đồ dưới đây về số lượng ngân hàng từ năm 1926 tới năm 1940, ta
có thể nhận thấy số lượng lớn ngân hàng trong những năm trước khi diễn ra đại suy
thoái nhưng đã nhanh chóng bị giảm mạnh trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế.

Bảng 1.2 Biểu đồ số lượng ngân hàng ở Mỹ trước và trong thời gian Đại suy
thoái từ 1926 tới 1940 Nguồn: The Great Depression accelerated the growth of
macroeconomics as a distinct field in economics.


Bảng 1.3 Biểu đồ số ngân hàng đóng cửa tạm thời và vĩnh viễn từ 01/1929 -
03/1933 Nguồn: G.Richardson (2007), The Collapse of the United States Banking
System during the Great Depression, 1929 to 1933, trang 44
Biểu đồ trên chỉ ra số lượng ngân hàng tạm thời hay vĩnh viễn đóng cửa từ
tháng 1 năm 1929 cho tới tháng 3 năm 1933. Tỷ lệ của cả hai đường duy trì ở mức
thấp, cho tới tháng 11 năm 1930 thì tỷ lệ đã tăng lên ở mức chưa từng thấy. Các ngân
hàng đóng cửa tạm thời tăng lên đáng kể, số ngân hàng đóng cửa tạm thời tập trung
vào một số tuần, số tuần còn lại thì không có. Hầu hết những ngân hàng đóng cửa tạm
thời vào thời gian khi làn sóng ngân hàng sụp đổ so khủng hoảng vào mùa thu năm
1930. Số lượng này giảm bớt trong thời gian xảy ra khủng hoảng. Dưới 20% số ngân
hàng đóng cửa trong mùa thu năm 1931 và sau đó đã mở cửa trở lại.
Biểu đồ trên chỉ ra số lượng ngân hàng tạm thời hay vĩnh viễn đóng cửa từ
tháng 1 năm 1929 cho tới tháng 3 năm 1933. Tỷ lệ của cả hai đường duy trì ở mức
trước thấp, cho tới tháng 11 năm 1930 thì tỷ lệ đã tăng lên ở mức chưa từng thấy. Các
ngân hàng đóng cửa tạm thời tăng lên đáng kể, số ngân hàng đóng cửa tạm thời tập
trung vào một số tuần, số tuần còn lại thì không có. Hầu hết những ngân hàng đóng

cửa tạm thời vào thời gian khi làn sóng ngân hàng sụp đổ so khủng hoảng vào mùa thu
năm 1930. Số lượng này giảm bớt trong thời gian xảy ra khủng hoảng. Dưới 20% số
ngân hàng đóng cửa trong mùa thu năm 1931 và sau đó đã mở cửa trở lại.
Năm 1929, ở Mỹ có 659 ngân hàng giữ khoảng 200 triệu USD, không còn hoạt
động. Năm sau, số ngân hàng đóng cửa tăng lên gấp đôi và năm sau nữa lại thêm gấp
đôi số lượng. Người gửi tiền mất 2,5 tỷ USD. Cũng do sự đóng cửa của các ngân hàng,
nguồn cung tiền của Mỹ cũng sụt giảm nghiêm trọng. Theo một số tính toán, tổng
nguồn cung tiền giảm 1/3 từ năm 1930 đến 1933. Điều này cũng đồng nghĩa với sự
suy giảm mua bán trao đổi và dẫn tới sự giảm phát. Các nhà máy và người buôn bán
bắt đầu giảm giá, giảm sản xuất và giảm bớt nhân công. Một số nhà kinh tế cho rằng
suy thoái có thể tránh được nếu như hệ thống dự trữ liên bang có những hành động kịp
thời hơn. Nhưng những thành viên của Hội đồng dự trữ liên bang quan tâm tới việc
bảo vệ khả năng thanh toán trong tình trạng nền kinh tế nhiều rủi ro, họ tăng lãi suất
vào năm 1931, tập trung nhiều hơn vào nguồn cung tiền.
Vào thời điểm đó, sư sụp đổ diễn ra rất nhanh và phá hủy lớn. GDP của Mỹ
giảm 25% trong vòng 3 năm từ 1929 tới 1933. Trong biểu đồ GDP trong thời kỳ 1929
– 1940 có thể nhận thấy GDP của nước Mỹ đã giảm tới mức thấp nhất vào năm 1932
và 1933, và cho tới năm 1940 vẫn chưa khôi phục lại được như mức năm 1929. Năm
1929, người Mỹ đầu tư 16,2 tỷ USD cho tới năm 1932 chỉ còn 0,3 tỷ USD. Chỉ số giá
cả tiêu dùng giảm 25% trong 3 năm từ 1929 tới 1933, chỉ số tống giá cả là 32%. Thu
nhập nông nghiệp giảm từ 12 tỷ USD xuống còn 5 tỷ USD trong vòng 4 năm. Theo
như tính toán vào thời điểm này, vào năm 1932, 25% lực lượng lao động của Mỹ bị
thất nghiệp (một số người cho rằng con số này thậm chí còn cao hơn), 1/3 thì bị cắt
giảm lương hoặc giờ làm, hoặc cả hai. Từ đó tới cuối thập kỷ, tỷ lệ thất nghiệp gần
20% và không bao giờ giảm xuống dưới 15%.
Đến năm 1932, cuộc khủng hoảng đạt tới đỉnh cao nhất. Tổng sản lượng công
nghiệp chỉ đạt 53,8% năm 1929. Sản xuất than bị đẩy lùi lại mức năm 1904, gang lùi
lại mức năm 1896, thép bằng mức 1901. Công nghiệp đúc thép chỉ sử dụng 16% công
suất, 115.000 xí nghiệp công thương nghiệp, 58 công ty đường sắt bị phá sản, 10 vạn
ngân hàng (40% tổng số ngân hàng Mỹ) đóng cửa, Cuộc khủng hoảng trong nông

nghiệp trở nên trầm trọng vì nông sản bị mất giá. Trong những năm 1929 – 1933, đã
có tới 75% dân trại bị phá sản. Diện tích gieo trồng ở các bang miền Nam bị thu hẹp:
từ 43 triệu acre (1 acre = 4 046.85642 m
2
) năm 1929, còn 36 triệu acre năm 1932.
Tình hình nội thương và ngoại thương đều giảm sút nghiêm trọng. Giá trị hàng xuất
khẩu từ 5 tỷ 241 triệu giảm xuống 2,4 tỷ; nhập khẩu từ 4 tỷ 399 triệu giảm còn 1 tỷ
322 triệu. Thu nhập quốc dân giảm một nửa, thất nghiệp lên tới 12 triệu người (1932)
[5, tr 109 – 110]

Bàng 1.4 Biểu đồ GDP của Mỹ trong thời kỳ Đại suy thoái từ 1929 tới 1940
Nguồn:
Bảng 1.5 Biểu đồ tỷ lệ % tăng GNP hàng năm của Mỹ từ 1929 tới 1940 Nguồn:
Historical Statistic of United States: Colinial Times to 1970, part 1 (Washington, D.C.:
Government Printing Office, 1975)
Chỉ trong vài năm, cuộc Đại suy thoái kinh tế đã làm biến đổi hoàn toàn bộ mặt
nền kinh tế của nước Mỹ. Đây là điều mà ít người vào thời điểm năm 1929 có thể ngờ
tới. Thực chất, Đại suy thoái có những nguyên nhân căn bản, có nguồn gốc từ những
vấn đề tồn tại lâu trong nền kinh tế Mỹ.
1.1.2 Đại suy thoái lan sang châu Âu 1929 – 1939
Chiến tranh thế giới thứ nhất làm trầm trọng hóa những vấn đề cũ và tạo ra
những thách thức mới. Những sự thay đổi để vượt qua những khó khăn này đóng một
vai trò quan trọng trong việc quyết định đặc điểm và thời kỳ Đại suy thoái ở châu Âu.
Thách thức đầu tiên là vượt qua những mất mát của chiến tranh. Khoảng từ 9
tới 11 triệu người châu Âu đã mất trong chiến tranh, số lượng người bị thương nghiêm
trọng còn lớn hơn rất nhiều. Cái giá cho chiến tranh đã cướp đi của Pháp và Đức
khoảng 10% lực lượn lao động nam, Áo – Hung và Ý mất hơn 6% và ở Anh là 5%.
Nếu số lượng thương vong này là chưa đủ tội tệ thì nạng đói và dịch cúm mang tới số
lượng người chết lớn khủng khiếp như là một hậu quả tồi tệ của chiến tranh. Chiến
tranh đồng thời cũng hủy hoại nền công nghiệp, hệ thống giao thông, nhà cửa mà ở

Pháp, miền Tây nước Nga, Ba Lan và Bỉ là những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tuy
nhiên, vượt qua những nỗi đau của người dân châu Âu, lực lượng lao động và cơ sở hạ
tầng không mất quá nhiều thời gian để phục hồi. Vào giữa những năm 1920, tỉ lệ dân
số lại bắt đầu tăng, các nhà máy, đồng ruộng và đường ray lại được tái xây dựng.
Một hậu quả nặng nề hơn với triển vọng dài hạn của châu Âu đó là rất nhiều
thay đổi về kinh tế và tài chính đã diễn ra do chiến tranh. Trong khi các cường quốc
công nghiệp hàng đầu của châu Âu mạnh lên nhờ sản xuất các sản phẩm cho chiến
tranh, các nhà doanh nhân Mỹ và Nhật trở nên giàu có nhờ nhu cầu tăng lên và sự
vắng mặt của các đối thủ cạnh tranh châu Âu. Sự gián đoạn của cá mô hình thương
mại làm tổn hại nghiêm trọng tới nền kinh tế châu Âu và rất khó để phục hồi vì những
chi phí của chiến tranh. Châu Âu khá khó khăn trong việc tái thiết lại các thị trường,
đặc biệt khi nền kinh tế Mỹ nổi trội với các kỹ thuật mới và phương pháp quản lý năng
động, với sức sản xuất trung bình của các công nhân Mỹ lớn gấp hai lần so với ở châu
Âu. Sức mạnh chủ yếu của châu Âu trong thế kỷ 19 là công nghiệp, nay lại trở thành
điểm yếu, và cuộc chiến đa làm tăng độ trầm trọng trong việc sản xuất thừa trong công
nghiệp như khai thác than và đóng tàu.
Không chỉ hàng hóa của Mỹ sản xuất tốt hơn và rẻ hơn hàng hóa ở châu Âu, mà
cả các sản phẩm nông nghiệp nữa. Hạn chế ở khu vực Trung và Đông Âu đặc biệt khó
khăn bởi khoảng 70% dân số sống dựa vào nông nghiệp. Các hiệp ước hòa bình càng
làm tăng thách thức đối với sự ổn định kinh tế trong lĩnh vực này đối với các nước
châu Âu. Những quốc gia mới như Nam Tư phải xây dựng nền kinh tế quốc gia từ
đầu, trong khi các cường quốc Trung Âu lại ngăn cảnh việc hợp tác để vượt qua các
khó khăn kinh tế (hậu quả là nó gây khó khăn lớn đặc biệt đối với Áo và Hung), và họ
buộc phải chi trả các khoản chiến phí với các nước Đồng minh, không phải với Mỹ.
Anh và Pháp yêu cầu các khoản bồi thường để trả nợ cho Mỹ. Mặc dù tổng
thống Mỹ Woodrow Wilson từ chối các khoản nợ của các quốc gia Trung Âu, chính
quyền sau đó của Mỹ khẳng định rằng Anh, Pháp và Ý, và một số nước khác phải trả
nợ khoảng 12 tỷ đô la. Sau năm 1919, các cường quốc thắng trận ở châu Âu hy vọng
về các nhượng bộ thương mại họ có thể được giảm bớt các khoản nợ chiến tranh. Mặc
dù nhiều nước châu Âu có thể đàm phán giảm một số khoản nợ, Mỹ luôn khẳng định

không hề có một mối lien hệ nào giữa khả năng các cường quốc Trung Âu trả bồi
thường chiến phí với khả năng các nước Đồng minh đáp ứng các khoản nợ chiến
tranh.
Chiến tranh thế giới thứ nhất cũng tạo ra những ảnh hướng sâu sắc về chính
sách kinh tế được thực hiện và những gì nó mong muốn đạt được. Sau khi hy sinh
nhưng yêu cầu trong chiến tranh, các cử tri lúc này có thể hy vọng các nhà chính trị
đưa tới những phát triển chính sách xã hội và cơ hội việc làm, khi chính phủ thất bại
trong việc quản lý nền kinh tế quốc gia thì các cử tri sẽ không còn bầu cho họ nữa. Xu
hướng này trở nên rõ rệt ở nhiều nước châu Âu như Đức và Áo, lần đầu tiên trở thành
những nền dân chủ, thiết lập quyền thương mại mở rộng. Ví dụ như ở Anh đã trao
quyền bầu cử cho phụ nữ và thanh niên vào năm 1921. Yêu cầu quản lý nền kinh tế
đất nước làm hài lòng tất cả các cử tri đã dẫn tới mối quan hệ phức tạp giữa các quốc
gia. Vào những năm 1920, số lượng các cuộc xung đột thương mại giữa các quốc gia
châu Âu tăng lên với những cố gắng của chính phủ nhằm bảo vệ người nông dân,
doanh nghiệp và thị trường trong nước. Những xung đột kinh tế gây hại tới quan hệ
ngoại giao, hoạt động của chế độ bản vị vàng, và triển vọng cho sự ổn định dài hạn
của kinh tế quốc tế.Cuôc khủng hoảng kinh tế bắt đầu năm 1929 được xem như một
bước ngoặt lớn trong lịch sử thế giới thế kỷ XX. Thế giới hiện đại chưa bao giờ trải
qua một cuộc khủng hoảng trầm trọng như cuộc đại suy thoái 1929. Ngoài nước Mỹ -
quốc gia bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất của Đại suy thoái, châu Âu và phần
còn lại của thế giới cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng nặng nề và Đại suy thoái là từ
được dùng ở cả hai phía của Đại Tây Dương để miêu tả cuộc suy thoái kinh tế chưa
từng thấy này.
Dù là một quốc gia tồn tại ở chế độ nào cũng đều không tránh khỏi bị ảnh
hưởng bởi Đại suy thoái. Trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất thì Ba Lan,
Đức và Áo là những quốc gia phải gánh chịu 1/5 dân số thất nghiệp, sản lượng công
nghiệp giảm 40%. Thương mại giữa các quốc gia cũng sụt giảm trầm trọng. Vào năm
1932, giá trị thương mai toàn châu Âu đã sụt giảm bằng 1/3 so với năm 1929, trong
khi hệ thống ngân hàng và tiền tệ đứng trên bờ vực sụp đổ. Vào cuối thập kỷ thì sự
phục hồi đã dần dần xuất hiện nhưng cũng không thật sự bền vững và nhiều khả năng

thế giới sẽ tiếp tục rơi vào một cuộc suy thoái khác nếu như không nổ ra Chiến tranh
thế giới thứ 2.
Đại suy thoái kéo theo tình trạng thất nghiệp và nghèo đói trong xã hội và nền
chính trị các quốc gia ngày càng trở nên hỗn loạn. Quan hệ giữa các quốc gia cũng bị
gián đoạn. Trong thời kỳ khó khăn như vậy, tất cả các quốc gia đều đặt quyền lợi của
mình lên trên hết. Vào thời điểm thán 11 năm 1932, hầu hết các quốc gia đều nâng cao
thuế quan, giảm hạn ngạch để giảm hàng hóa nhập khẩu vào nước mình để đảm bảo
nền công nghiệp và nông nghiệp của nước mình không bị phá hủy. Thế giới bị chia
thành các khối kinh tế cạnh tranh lẫn nhau và gây nguy hại tới nền hòa bình thế giới.
Đức và Italia nền kinh tế theo chủ nghĩa dân tộc đã bước đầu xây dựng một đế chế
mới. Tới năm 1935, có thể nhận ra rõ ràng rằng chủ nghĩa dân tộc này không chỉ bó
hẹp trong kinh tế khi Mussolini và Hitler bắt đầu khẳng định chủ quyền lãnh thổ tại
khu vực Địa Trung Hải, châu Phi và Đông Âu.
Rõ ràng Đại suy thoái đã làm các quốc gia suy yếu không đủ năng lực chống lại
những tham vọng của Đức hay Italia. Ngay cả khi các quốc gia như Anh, Pháp và Mỹ
đều có mối quan tâm chung trong việc bảo vệ dân chủ của chủ nghĩa tư bản thì sự hợp
tác là rất khó khăn trong môi trường cạnh tranh kinh tế khốc liệt như vậy.
Sau năm 1918, thách thức về kinh tế đầu tiên mà các quốc gia châu Âu phải đối
mặt đố là tái xây dựng các nhà máy, các trang trại và các gia đình bị ảnh hưởng bởi
chiến tranh. Rộng hơn đó là châu Âu phải duy trì sức mạnh của mình trong bối cảnh
thay đổi công nghệ sản xuất ví dụ như thay đổi từ năng lượng hơi nước sang năng
lượng điện. Vấn đề đối với nền sản xuất của châu Âu lúc này không phải là họ sản
xuất gì mà là sản xuất như thế nào. Nhờ áp dụng công nghệ kỹ thuật mới, sản xuất
công nghiệp ở Mỹ sản xuất được gấp đôi sản lượng trong 1 giờ so với đối thủ cạnh
tranh ở châu Âu. Điều này làm cho hàng hóa ở Mỹ rẻ hơn ở châu Âu.
Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán phố Wall vào ngày 24 tháng 10 năm
1929 đánh dấu một mốc quan trọng trong việc suy giảm kinh tế của các quốc gia châu
Âu; tuy nhiên các nhà nghiên cứu lịch sử lại đồng ý với quan điểm rằng khu vực
Trung và Đông Âu đã bắt đầu có những suy giảm nhất định vào đầu năm 1928 với sự
trượt giốc của nền nông nghiệp và hàng hóa công nghiệp. Ngành xây dựng cũng sụt

giảm cùng năm đó – đây là dấu hiệu quan trọng cho viễn cảnh nền kinh tế của châu
Âu. Vào năm 1929, sự kiện tại phố Wall đã tạo ra một làn sóng bán tống cổ phiếu của
Mỹ lan truyền trong các quốc gia và tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng
có. Các ngân hàng Mỹ tin rằng tình cảnh của thị trường chứng khoán sẽ mau chóng
vượt qua bẳng cách tiếp cạnh các khoản tín dụng, vì vậy trong những năm 1929 –
1930 họ đã tuân theo logic của hệ thống bản vị vàng, tăng tỷ giá lãi suất. Chính điều
này đã gây ra một ảnh hưởng lớn tới tất cả các quốc gia trên thế giới. Dòng chảy tiền
cho vay của Mỹ tới Đức và phần còn lại của Trung và Đông Âu nhanh chóng cạn kiệt
và hậu quả thật khôn lường.
Tại Anh, cuộc suy thoái có phần ít nghiêm trọng hơn vì nước này đã trải qua
nhiều năm có tỉ lệ thất nghiệp cao và đã sử dụng nhiều phương thức để đổi phó với
vấn đề đó, mặc dù không giải quyết được nó. Một cuộc xung đột quyền lợi giữa những
người liên quan ở vùng công nghiệp cũ đang bị suy thoái của miền Bắc và miền Tây –
như ngành than đá và dệt sợi – với những người ở ngành công nghiệp mới phát triển
như công nghiệp xe hơi, ngăn trở sự hồi phục của nước Anh. Tình trạng này làm cho
việc cân đối ngân sách trở thành nỗi ám ảnh của người Anh. [3, tr 47]
Tình hình ở Pháp gần như trái ngược với Anh. Đầu tiên, vì nước Pháp không
hoàn toàn phụ thuộc vào nền công nghiệp nặng, sự suy thoái công nghiệp toàn cầu từ
năm 1929 có hậu quả tương đối ít trong một thời gian. Trong thập niên 1920, nạn thất
nghiệp ở Pháp chưa phải là một vấn đề vì tỷ lệ sinh đẻ thấp và sự thiếu hụt nhân lực do
những mất mát sinh mạng khủng khiếp trong Thế chiến I. Sự kiện đồng franc bị phá
giá cũng tạo nên một lợi thế cho người Pháp trên thị trường quốc tế. Những hoàn cảnh
đó đã làm cho người Pháp càng tự mãn hơn bình thường, sự sụp đổ của phố Wall chỉ
được quan tâm qua loa. Tuy nhiên, sự suy thoái toàn cầu đã dần dần ảnh hưởng đối với
nền kinh tế nước Pháp, nền công nghiệp suy giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên nhưng
chính quyền vẫn có một thái độ thờ ơ và dửng dưng. [3, tr 53]. Các nhà lãnh đạo chính
trị nước Đức cũng phản ứng tương tự đối với cuộc suy thoái. Sự sụp đổ thị trường
chứng khoán phố Wall đã có một hậu quả ngay tức thời ở Đức vì các ngân hàng cua
Mỹ từ chối tái cấp tín dụng ngắn hạn cho Đức, giảm sút tín dụng đã bóp nghẹt nặng nề
nền kinh tế Đức.

Các nước châu Á và châu Phi vì thế cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Đại suy
thoái bởi những quốc gia ở đây hầu hết là những thuộc địa của các quốc gia châu Âu,
xuất khẩu các nguyên liệu thô sang các quốc gia châu Âu và chịu sự áp bức khai thác
của các quốc gia này, đặc biệt nặng nề trong thời kỳ suy thoái khi các nước tư bản tìm
nguồn nguyên liệu khôi phục lại nền kinh tế quốc gia.
1.2 Nguyên nhân của cuộc Đại suy thoái
1.2.1 Chiến tranh thế giới thứ nhất và nguồn gốc của Đại suy thoái
Mặc dù xét về nhiều khía cạnh, Thế chiến thứ nhất bị che mờ bởi cuộc xung đột
thứ hai của thế kỉ 20, Đại chiến thứ nhất vẫn là một trong những nguồn gốc cơ bản của
những sự kiện diễn ra trong thế kỉ 20 bao gồm cả Thế chiến thứ hai và chiến tranh
lạnh. Vai trò của Thế chiến thứ nhất như nguyên nhân sâu xa dẫn tới Đại suy thoái là
rất đáng kể. Mặc dù nó chỉ có tác động tương đối nhỏ với Mỹ thì đây quả là một thảm
họa đối với các quốc gia châu Âu.
Những tác động kinh tế của cuộc chiến cũng rất to lớn. Cuộc chiến làm biến
dạng nền kinh tế không chỉ của những quốc gia hiếu chiến mà cả những quốc gia bị lôi
kéo. Lạm phát thời chiến tranh và giảm phát trong thời kỳ hậu chiến. Trong thời kỳ
chiến tranh và vài tháng sau đó, nhu cầu nông sản Mỹ tăng vọt, người dân vay nợ để
mua đất và máy móc. Đây là hoàn cảnh thuận lợi cho nông dân Mỹ nhưng lại là thời
kỳ khốn khó cho nền nông nghiệp châu Âu. Tuy nhiên, sau khi các nền kinh tế châu
Âu phục hồi thì nhu cầu này bị giảm sút mạnh vào những năm 1920 và 1921. Vì vậy
nền nông nghiệp luôn trong tình trạng khủng hoảng trong suốt những năm của thời kỳ
thịnh vượng từ 1923 tới 1929.
Cuộc chiến cũng làm thay đổi tình hình tài chính quốc tế. Nó đã biến nước Mỹ
từ một con nợ ròng trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới. Vấn đề nợ và trả nợ chiến tranh
là một kích thích trực tiếp cho nền kinh tế quốc tế những năm 1920. Mỹ đã thay thế
vai trò của Anh trước kia, trở thành ngân hàng của thế giới. Các nhà lãnh đạo Mỹ vào
những năm 1920 đã cam kết duy trì cân bằng thương kaij hợp lý, nghĩa là muốn các
nước khác xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu. Vị thế này về mặt lâu dài không phù hợp
với vai trò quốc gia cho vay vì nếu các quốc gia khác có tiền để trả nợ cho Mỹ thì họ
phải bán nhiều hơn mua các hàng hóa của Mỹ.

1.2.2 Thị trường chứng khoán
Herbert Hoover đã từng nhấn mạnh với một nhà báo là Mark Sullivan rằng “bạn
biết đấy, vấn đề của chủ nghĩa tư bản là các nhà tư bản, họ quá tham lam.” Và đó đã
trở thành một xu hướng được coi như một bệnh dịch vào giữa và cuối thập kỉ 20 của
thế kỉ 20. Bùng phát đầu tiên là ở Florida với hiện tượng đầu cơ bất động sản. Rất
nhanh, thị trường bất động sản Florida trở thành một hiện tượng bong bóng cổ điển khi
giá trị mua bán vượt qua rất nhiều lần giá trị thực tế chỉ đơn thuần là nó được tăng lên.
Đầu tiên ở Florida, Mỹ hình thức đầu cơ bất động sản diễn ra. Nó bắt đầu với sự tăng
giá của các khu vực gần biển với mùa đông ấm áp hơn và là khu vực dễ tiếp cận đối
với những người dân ở khu vực Đông Bắc do sự phát triển của xe cộ và đường cao tốc.

×