Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Quan hệ Mỹ - Ấn Độ từ năm 1991 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 94 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN MAI TRÂM











QUAN HỆ MỸ-ẤN ĐỘ
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY









LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế












TP. Hồ Chí Minh-2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN MAI TRÂM








QUAN HỆ MỸ-ẤN ĐỘ

TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY






Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành : Quan hệ Quốc tế
Mã số: 60.31.40




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy








TP. Hồ Chí Minh-2012

2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
MỤC LỤC 2
1. Lý do chọn đề tài: 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và tài liệu nghiên cứu: 6

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: 7
4. Phương pháp nghiên cứu: 7
5. Bố cục đề tài: 8
CHƢƠNG 1 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ MỸ-ẤN
ĐỘ TỪ SAU NĂM 1991 10
1.1 Khái quát quan hệ Mỹ-Ấn Độ từ năm 1991 trở về trước 10
1.1.1 Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao 10
1.1.2 Trên các lĩnh vực khác 13
1.2 Tình hình quốc tế và khu vực Nam Á từ sau năm 1991…………………14
1.2.1 Tình hình quốc tế 15
1.2.2 Tình hình khu vực Nam Á 18
1.3 Tình hình Mỹ và Ấn Độ từ sau năm 1991 21
1.3.1 Tình hình Mỹ 21
1.3.2 Tình hình Ấn Độ 23
CHƢƠNG 2 QUAN HỆ MỸ-ẤN ĐỘ TRÊN CÁC LĨNH VỰC TỪ SAU
NĂM 1991 29
2.1 Chính sách đối ngoại của hai nước từ sau năm 1991 29
2.1.1 Chính sách đối ngoại của Mỹ 29
2.1.2. Chính sách đối ngoại của Ấn Độ 35
2.2. Quan hệ Mỹ-Ấn Độ trên lĩnh vực an ninh-chính trị 40
2.2.1. Việc thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược Mỹ - Ấn Độ 40
2.2.2. Hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố ở Nam Á 48
3
2.2.3. Hợp tác phòng chống vũ khí hủy diệt hàng loạt 51
2.3. Quan hệ Mỹ-Ấn Độ trên các lĩnh vực khác 53
2.3.1 Quan hệ thương mại song phương 53
2.3.2 Quan hệ đầu tư 61
2.3.3 Hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân dân sự 59
2.3.4 Hợp tác xóa đói giảm nghèo 64
CHƢƠNG 3 TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ MỸ-ẤN ĐỘ ĐỐI VỚI MỘT

SỐ QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA ẤN ĐỘ VÀ XU HƢỚNG QUAN HỆ
MỸ-ẤN ĐỘ TRONG THỜI GIAN TỚI 68
3.1 Tác động của quan hệ Mỹ-Ấn Độ đối với một số quan hệ đối ngoại nổi bật
của Ấn Độ 68
3.1.1 Tác động đối với quan hệ của Ấn Độ với Trung Quốc 68
3.1.2 Tác động đối với quan hệ của Ấn Độ với Pakistan 71
3.1.3 Tác động đối với quan hệ của Ấn Độ với Iran 75
3.2 Xu hướng trong quan hệ Mỹ-Ấn Độ trong thời gian tới 77
3.2.1 Những thách thức đối với quan hệ Mỹ - Ấn Độ 77
3.2.2 Xu hướng phát triển của mối quan hệ Mỹ - Ấn Độ 80
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AIP Agricultural Innovation Partnership
Đối tác cải tiến nông nghiệp
BIT Bilateral Investment Treaty
Hiệp ước đầu tư song phương
CENTO Central Eastern Treaty Organisation
Tổ chức hiệp ước Trung Đông
CSC Convention on Supplementary Compensation
Thỏa ước đền bù thiệt hại hạt nhân
CTTGII Chiến tranh thế giới thứ II
IAEA International Atomic Energy Agency
Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế
NPT Non-Proliferation Treaty
Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân
PL Public Law
Đạo luật nhân dân
SAARC South Asian Association for Regional Cooperation

Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á
SEATO South East Asia Treaty Organization
Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á

5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất trên
thế giới. Chính sách đối ngoại của Mỹ gây ảnh hưởng lan rộng đến nhiều
nước trên thế giới. Chưa khi nào ý nghĩ “bá quyền” và mong muốn xây dựng
một trật tự thế giới đơn cực mà ở đó Mỹ là bá chủ vắng mặt trong chính sách
đối ngoại của mình qua các thời kỳ tổng thống Mỹ.
Trong đó, thời đại ngày nay quá trình toàn cầu hóa làm cho thế giới thay
đổi một cách nhanh chóng. Châu Á-Thái Bình Dương đang trở thành một khu
vực thu hút sự chú ý của toàn thế giới khi nơi đây, các quốc gia Châu Á dần
nổi bật bởi sự phát triển kinh tế nhanh chóng như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Singapore, Hồng Kong, Đài Loan, Trung Quốc và Ấn Độ.
Trước năm 1991, do các mối quan hệ chồng chéo phức tạp của Mỹ và Ấn
Độ với các quốc gia khác như Liên Xô, Pakistan khiến quan hệ Mỹ- Ấn Độ
rất mờ nhạt. Sau cải cách kinh tế năm 1991, sự lớn mạnh của Ấn Độ đã trở
thành một đối trọng không chỉ riêng Trung Quốc mà kể cả Mỹ cũng e ngại.
Mặc dù Ấn Độ chưa gây ra nhiều mối đe dọa cho Mỹ trong mối quan hệ
song phương như đối với Trung Quốc nhưng từ sau cải cách kinh tế 1991 của
mình đến nay, theo ông Jean-Luc Racine, Giám đốc nghiên cứu thuộc Trung
tâm nghiên cứu Ấn Độ và Nam Á, Ấn Độ được đánh giá như một thế lực
nhằm cân bằng thế lực của Trung Quốc tại Châu Á. Do đó, nhân tố Ấn Độ
trong chính sách đối ngoại của Mỹ được các Tổng thống Mỹ quan tâm nhiều.
Việc nghiên cứu quan hệ Mỹ-Ấn Độ sau Chiến tranh lạnh nhằm hiểu thêm
về quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ của hai cường quốc hàng đầu ở
Châu Á nói riêng. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Quan hệ Mỹ-Ấn Độ từ năm

1991 đến nay”
6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và tài liệu nghiên cứu:
Quan hệ Mỹ-Ấn Độ đã trở thành đề tài lớn cho các học giả nghiên cứu
chuyên sâu. Trước hết, phải kể đến các công trình nghiên cứu của những tác
giả nước ngoài như David S.Chou có cuốn “U.S policy toward South Asia in
the post- Cold war area”, S.Paul Kapur and Ganguly Sumit thì viết về “The
transformation of US-India relations” hay Nicholas Burns đã có bài viết “
The U.S. and India: The New Strategic Partnership”. Những tài liệu này đều
đề cập đến chuyển biến trong quan hệ Mỹ-Ấn Độ trước và sau năm 1991. Khi
tình hình thế giới chuyển biến, nhất là sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết đã
buộc hai cường quốc phải thay đổi chính sách đối ngoại của mình. Từ đó,
dưới tác động của thế giới và lợi ích quốc gia, mối quan hệ của Mỹ và Ấn Độ
có những thay đổi lớn lao, từ lạnh nhạt trong Chiến tranh lạnh chuyển sang
nồng ấm và hiện nay là đối tác chiến lược của nhau.
Ngoài ra, về nguồn tham khảo tiếng Việt, thì có một số tài liệu tham khảo
tập trung tìm hiểu về một lĩnh vực trong mối quan hệ song phương này như
Luận văn của Lại Thị Thanh Mai viết về “Hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự
Mỹ-Ấn Độ và những tác động”, hay Lê Thị Thu lại tập trung nghiên cứu
“Quan hệ an ninh quốc phòng Mỹ-Ấn Độ”, về lĩnh vực chính trị thì có bài
viết của Lê Thị Thu “ Quan hệ chính trị ngoại giao Mỹ-Ấn Độ”.
Luận văn không chỉ nghiên cứu quan hệ song phương của Mỹ và Ấn Độ,
mà còn mở rộng sang các nước khác mang tính ảnh hưởng lớn đến quan hệ
song phương này như Trung Quốc, Pakistan và Iran. Các tài liệu liên quan
như “Quan hệ tam giác Mỹ-Ấn-Trung” đăng trên Tài liệu tham khảo đặc biệt
hay tác giả Asif Shuja nghiên cứu về quan hệ Ấn Độ-Iran-Mỹ trong tác phẩm
“India-Iran relations under the shadow of India-US strategic relationship”
hay Syed Shahid Hussain Bukhari với “India-United States Strategic
Partnership: Implications for Pakistan” về quan hệ Mỹ-Ấn Độ-Pakistan.
7

Tuy nhiên, các công trình này chỉ tập trung vào một khía cạnh của vấn đề
mà chưa có tài liệu nào viết tập trung quan hệ của hai quốc gia này một cách
tổng quát, bao gồm nhiều khía cạnh trong quan hệ Mỹ-Ấn Độ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là về quan hệ Mỹ-Ấn Độ trên toàn thể
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao, năng lượng-quân sự, xóa đói giảm
nghèo. Đồng thời, mối quan hệ này sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến quan
hệ song phương của Ấn Độ với các nước khác như Trung Quốc, Iran và
Pakistan.
Về mặt thời gian, trọng tâm của đề tài là nghiên cứu quan hệ Mỹ-Ấn Độ từ
năm 1991 đến nay. Tuy nhiên, để có thể dẫn đến quan hệ sau năm 1991, luận
văn cũng sẽ đề cập một cách khái quát quan hệ hai nước trước năm 1991.
Về mặt không gian, luận văn không chỉ nêu lên vấn đề diễn ra trên lãnh
thổ hai quốc gia mà khái quát cả khu vực Nam Á, rộng hơn là sang cả khu
vực Châu Á-Thái Bình Dương khi có sự tác động của Trung Quốc, Pakistan
và Iran trong mối quan hệ này, đặc biệt là Trung Quốc với sức mạnh ngày
càng tăng cả về kinh tế lẫn quân sự.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, hai phương pháp chính được sử dụng là
phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, phương pháp phân tích để luận giải
những vấn đề do đề tài đặt ra. Cụ thể:
-Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế: nêu lên được những nhân tố
quốc tế chi phối và ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ-Ấn Độ từ năm 1991 đến nay.
Trong đó, các nhân tố ảnh hưởng mạnh đến quan hệ Mỹ và Ấn Độ là Trung
Quốc, Pakistan, Iran và Liên Xô. Từ đó, dùng để phân tích các mối quan hệ
8
đan xen dẫn đến những sự hợp tác, hỗ trợ hay những căng thẳng trong quan
hệ Mỹ-Ấn Độ.
- Phương pháp phân tích: quan hệ Mỹ-Ấn Độ được phân tích dựa trên cấp
độ toàn cầu, khu vực và quốc gia. Trong đó, cấp độ toàn cầu xuất phát từ

những vấn đề toàn cầu dẫn đến sự xích lại gần nhau hơn trong quan hệ Mỹ-
Ấn Độ. Về cấp độ khu vực, luận văn phân tích những diễn biến tại khu vực
Nam Á đã dẫn đến quan hệ Mỹ-Ấn Độ. Về cấp độ quốc gia, từ những diễn
biến nội tại trong từng quốc gia đã khiến hai nước có những động thái tích
cực để đi đến quan hệ đối tác chiến lược hiện nay.
Ngoài ra trong luận văn cũng dùng đến phương pháp lịch sử, điểm lại
những cột mốc trong quan hệ, những khúc mắc giữa các nước.
5. Bố cục đề tài:
Ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của đề
tài bao gồm những phần sau:
Chương 1: Những yếu tố tác động đến quan hệ Mỹ-Ấn Độ từ sau năm
1991
Đề cập đến chuyển biến trong quan hệ Mỹ-Ấn Độ trước và sau Chiến
tranh lạnh. Đồng thời, khái quát những yếu tố tác động đến quan hệ Mỹ-Ấn
Độ từ sau năm 1991.
Chương 2: Quan hệ Mỹ-Ấn Độ trên các lĩnh vực từ sau năm 1991
Chương hai nghiên cứu quan hệ Mỹ-Ấn Độ trên các lĩnh vực an ninh-
chính trị, kinh tế, đầu tư, hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân dân sự và hợp tác
xóa đói giảm nghèo
9
Chương 3: Tác động của quan hệ Mỹ-Ấn Độ đối với một số quan hệ đối
ngoại của Ấn Độ và xu hướng quan hệ Mỹ-Ấn Độ trong thời gian tới
Chương ba nghiên cứu ảnh hưởng của quan hệ Mỹ-Ấn Độ lên quan hệ của
Ấn Độ với các nước khác như Pakistan, Trung Quốc và Iran. Đồng thời, cũng
dự báo một xu hướng phát triển cho mối quan hệ song phương Mỹ-Ấn Độ.
10
CHƢƠNG 1
NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ MỸ-ẤN ĐỘ
TỪ SAU NĂM 1991


1.1 Khái quát quan hệ Mỹ-Ấn Độ từ năm 1991 trở về trƣớc
1.1.1 Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao
Trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh, do đường lối chính sách đối ngoại
khác nhau mà mối quan hệ Mỹ-Ấn Độ rất lạnh nhạt. Sự dính líu về chính trị
của Mỹ tại khu vực Nam Á chính thức bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ
II (CTTGII). Tiểu lục địa Ấn Độ không bao giờ là ưu tiên hàng đầu thu hút sự
chú ý của siêu cường trong cuộc Chiến tranh lạnh. Châu Âu, Đông Á, Mỹ
Latinh, và Trung Đông luôn được coi là có tầm quan trọng lớn hơn với các lợi
ích của các siêu cường. Các quốc gia Nam Á, dù chiếm một phần năm dân số
thế giới, không phải là các nền kinh tế mạnh như Nhật Bản hay Tây Âu.
Không như Trung Đông với các giếng dầu của nó, Nam Á thiếu các nguồn tài
nguyên có tính quan trọng sống còn. Bởi lẽ thế, Nam Á trong chính sách đối
ngoại của Mỹ là để nhằm theo đuổi các mục tiêu chiến lược và địa chính trị
mang tính toàn cầu [5,tr.72], đó là ngăn chặn sự bành trướng chủ nghĩa xã hội
từ Liên Xô và Trung Quốc.
Thông qua kế hoạch Marshall và học thuyết Truman về chính sách ngăn
chặn, Châu Âu là điểm hướng đến đầu tiên của Mỹ, sau đó là Châu Á. Một
trong các quốc gia châu Á rất mong được làm đồng minh với Mỹ chính là
Pakistan. Pakistan mong muốn tìm một đồng minh quốc tế để làm đối trọng
với Ấn Độ trong khu vực Nam Á vì những mâu thuẫn lãnh thổ từ năm 1948
với cuộc xung đột ngay trên lãnh thổ Kashmir. Quan trọng hơn, nội dung
trong chính sách ngăn chặn của Mỹ tìm kiếm một chuỗi các đồng minh liền
kề nhau, bao xung quanh khối cộng sản Xô-Trung [5,tr.72]. Ngoài ra, mặc dù
11
ngoài Pakistan, Ấn Độ là một quốc gia lớn tại khu vực Nam Á, nhưng theo
đánh giá của các nhà hoạch định chiến lược tương lai cho Mỹ, Ấn Độ không
có khả năng trở thành vai trò lãnh đạo ở Nam Á trong cuộc đấu tranh chống
cộng sản. Chính vì thế, chính sách đối ngoại Mỹ lúc này nhân tố Ấn Độ
không được nhấn mạnh. Trong mắt của Mỹ lúc bấy giờ, thế giới Hồi giáo
dưới sự lãnh đạo của Pakistan có thể giúp Mỹ cân bằng lực lượng tại châu

Á[5,tr.72]. Với những lý do đó, Pakistan là quốc gia Nam Á và trong thế giới
Hồi giáo duy nhất tham gia tất cả các liên minh quân sự do Mỹ lãnh đạo trong
những năm 1950. Sự liên tiếp gia nhập các liên minh quân sự như Tổ chức
hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) và Tổ chức hiệp ước Trung Đông (CENTO)
vào những năm 1954-1955 đã dẫn tới mối quan hệ quân sự mật thiết với Mỹ.
Pakistan cũng cho phép Mỹ sử dụng lãnh thổ của mình để đặt căn cứ máy bay
do thám Liên Xô. Đổi lại, Mỹ hỗ trợ cho Pakistan về quân sự và kinh tế.
Việc liên minh quân sự với Pakistan làm cho hình ảnh Mỹ trong mắt Ấn
Độ là “bạn của Pakistan và đối nghịch với Ấn Độ” [5,tr.75]. Nhiều học giả Ấn
Độ cho rằng, thái độ mà Mỹ đang thể hiện chính là một lời từ chối vị thế của
Ấn Độ trong chính sách đối ngoại của Mỹ [5,tr.75]. Ngoài ra, vì nỗi lo sợ bị
xâm lược trong lịch sử, chính sách đối ngoại mà Ấn Độ theo đuổi cho đến
trước năm 1990 là một đường lối đối ngoại hòa bình như G.Neru
1
tuyên bố
“Hòa bình đối với chúng tôi không chỉ là niềm hi vọng nhiệt thành mà còn là
một nhu cầu khẩn thiết” [52, tr.313]. Hơn thế nữa, Ấn Độ còn là một trong ba
thành viên chủ chốt bên cạnh Nam Tư và Ai Cập trong việc đề xướng “Phong
trào không liên kết”. Như vậy, Ấn Độ đã tuyên bố rõ ràng không tham gia bất
kỳ phe nào trong Chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, chính thái độ mà Mỹ đang thể
hiện khiến cho Ấn Độ xích lại gần hơn với Liên Xô. Như thế, trong những


1
G.Neru là Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ sau khi giành độc lập từ tay thực dân Anh 1947. Ông đã vạch ra
đường lối khôi phục đất nước, củng cố khối đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế và cải cách xã hội. Ông cũng
là người đưa ra chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập và không liên kết.
12
năm 1950, mối quan hệ Liên Xô-Ấn Độ đối nghịch với quan hệ Mỹ-Pakistan
vô hình chung làm cho quan hệ Mỹ-Ấn Độ tuy không dẫn đến đối đầu nhưng

lại vô cùng lạnh nhạt.
Cuộc chiến tranh Ấn Độ-Trung Quốc năm 1962 vì lý do biên giới đã mang
đến một nhân tố mới trong quan hệ Mỹ-Ấn Độ. Đấy là lần đầu tiên có nhiều
người lên tiếng phản đối chính sách Không liên kết của G.Neru. Nhận thấy
đây là dấu hiệu Ấn Độ có thể trở thành phe chống Trung Quốc và chống cộng,
Mỹ đã đồng ý viện trợ một lực lượng quân sự nhỏ cho Ấn Độ [69,tr.288].
Điều này vẫn chưa đủ để mang quan hệ Mỹ-Ấn Độ xích lại gần nhau hơn.
Cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970, Mỹ giữ thái độ trung lập
trong cuộc chiến Ấn Độ-Pakistan vào năm 1965 và 1971 do Quốc hội và
người dân Mỹ không đồng ý để Mỹ can thiệp vào. Cùng vào năm 1971, Ấn
Độ và Liên Xô đã ký kết hiệp ước về “hòa bình, hữu nghị và hợp tác”. Cả hai
hứa hẹn sẽ hỗ trợ cho nhau nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu đe dọa quân sự nào.
Cũng trong thời gian này, do quan hệ xấu đi giữa hai quốc gia Trung Quốc-
Liên Xô đã dẫn đến sự hòa dịu trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc
2
.
Sau hiệp ước của Ấn Độ với Liên Xô năm 1971, Mỹ buộc phải thay đổi
cách nhìn nhận của mình đối với Ấn Độ. Năm 1974, Ngoại trưởng Mỹ Henry
Kissinger phát biểu “sức mạnh và vị trí của Ấn Độ mang lại cho nó một vai
trò lãnh đạo trong khu vực Nam Á và các vấn đề thế giới”. Tuy nhiên, vụ nổ
hạt nhân ở Ấn Độ vào tháng 5/1974 và kế hoạch hạt nhân của Pakistan buộc
Mỹ phải can thiệp nhằm ngăn chặn sự bùng nổ vũ khí hạt nhân trong khu vực.
Chính quyền Carter đã thể hiện một lập trường cứng rắn đối với việc phát
triển vũ khí hạt nhân ở Pakistan. Ông đã cắt mọi viện trợ kinh tế và quân sự
cho đất nước này. Năm 1979, sự kiện quân đội Liên Xô chiếm đóng
Afganishtan một lần nữa đẩy mối quan hệ Mỹ-Ấn Độ vào hai thế đối nghịch


2


Xem thêm Lê Phụng Hoàng, Lịch sử quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, tập 1, 2007, tr.267-
275
13
nhau khi Mỹ buộc lòng phải hợp tác lại với Pakistan vì vị thế chiến lược của
nó.
Mối quan hệ chính trị-ngoại giao Mỹ-Ấn Độ trong Chiến tranh lạnh hoàn
toàn lạnh nhạt do chính sách Mỹ tìm kiếm tại khu vực Nam Á không dựa trên
yếu tố lợi ích của Mỹ về kinh tế, đầu tư mà luôn bị chi phối bởi chính sách
ngăn chặn, chống cộng sản tại Nam Á. Cũng vì thái độ liên minh quân sự với
Pakistan của Mỹ đã làm cho Ấn Độ nghiêng hẳn về phía Liên Xô. Vì lẽ đó,
Mỹ đã bỏ lỡ những cơ hội để phát triển một mối quan hệ đối tác chiến lược
với Ấn Độ.
1.1.2 Trên các lĩnh vực khác
Ngoài mối quan hệ lạnh nhạt trong lĩnh vực chính trị-ngoại giao, giữa Mỹ
và Ấn Độ còn có những quan hệ trên các lĩnh vực khác như kinh tế, viện trợ
lương thực-kinh tế… Tuy nhiên, quan hệ trên các lĩnh vực này tuy không lạnh
nhạt như trên chính trị-ngoại giao nhưng phần nào cũng bị ảnh hưởng.
Năm 1954, Tổng thống Mỹ Eisenhower đã ký vào Đạo luật nhân dân (PL)
480 về viện trợ lương thực cho nước ngoài. Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo
luật này cho phép giảm giá lúa mì cho Ấn Độ [69]. Ngoài ra, năm 1958, cùng
với Ngân hàng thế giới và 12 nước khác
3
, Mỹ cũng đưa ra sáng kiến về việc
thành lập Consortium
4
viện trợ cho Ấn Độ để viện trợ một lượng lớn cho kế
hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần 3 ở Ấn Độ [75,tr.3]. Ngoài viện trợ lương
thực, Mỹ còn dành ra một lượng lớn viện trợ vào lĩnh vực nông nghiệp, phát
triển nguyên liệu thô và khoáng sản. Viện trợ phát triển của Mỹ dành cho Ấn
Độ đạt mức cao nhất là 500 triệu USD vào năm 1962. Dưới thời Tổng thống

Johson, ông đã hỗ trợ một lượng lớn lương thực sang Ấn Độ để đối phó với


3
Ngân hàng Thế giới 13 nước là Áo, Bỉ, Anh, Canada, Đan Mạch, Cộng hòa Liên bang Đức (tại thời điểm
đó, Tây Đức), Pháp, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, và Hoa Kỳ cùng với thành lập Consortium
viện trợ cho Ấn Độ.
4
Corsotium hay còn gọi là Tập đoàn kinh tế
14
hạn hán năm 1966-1967. Trong những năm 1950 và 1960, viện trợ kinh tế từ
Mỹ sang Ấn Độ là rất lớn, nhưng do những căng thẳng trong quan hệ chính
trị-ngoại giao, lượng viện trợ giảm mạnh. Từ khi độc lập đến năm 1988,
lượng viện trợ từ Mỹ chiếm 8.6% trong tổng số viện trợ từ các nước mà Ấn
Độ nhận được, nhưng đến năm 1989 chỉ chiếm 0.7% và 1990 chỉ còn 0.6%
[71]. Đầu những năm 1990, viện trợ của Mỹ dành cho Ấn Độ chỉ duy trì ở
mức thấp cho các viện trợ lương thực và tư vấn trên các lĩnh vực phát triển
kinh tế như máy tính, thép, viễn thông và sản xuất năng lượng [71].
Về vấn đề hạt nhân, mặc dù Mỹ vẫn tiếp tục cấm vận chuyển giao công
nghệ hạt nhân sau vụ thử hạt nhân tại Ấn Độ năm 1974, chính quyền Mỹ vẫn
tiếp tục cung cấp nhiên liệu cho nhà máy hạt nhân Tarapur
5
.
Những năm 1980, vai trò vượt trội của Ấn Độ tại khu vực ngày càng được
thừa nhận. Nó được phản ánh qua những nỗ lực gìn giữ hòa bình tại Srilanka.
Trong một bức thư gửi cho Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi, Tổng thống Mỹ
Regan không chỉ bày tỏ sự cảm phục mà còn “bị ấn tượng bởi sự tự nguyện
của các bạn để lập lại trật tự mà không cần có cuộc đẫm máu nào. Tôi không
nghi ngờ rằng hành động này của các bạn sẽ được ghi nhớ như là sự đóng góp
giá trị cho sự ổn định trong khu vực” [75,tr.6]. Qua đó, mối quan hệ kinh tế,

thương mại giữa Mỹ và Ấn Độ cũng được cải thiện. Sự hợp tác trên các lĩnh
vực chuyển giao công nghệ và phòng thủ cũng gia tăng. Tiêu biểu là chuyến
viếng thăm nước Mỹ của Bộ trưởng Quốc phòng K.C.Pant vào năm 1989, đây
là chuyến viếng thăm đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ trong hơn
25 năm. Tiếp theo là chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Caspar Weinburger
năm 1987, người kế vị tiếp đó là Frank Carlucci cũng có chuyến thăm Ấn Độ
năm 1988. Tổng thống Mỹ Reagan cũng đã ban hành các cơ quan chính phủ
chỉ định trực tiếp để tìm kiếm mối quan hệ cải thiện với Ấn Độ và xem xét lời


5
Nhà máy hạt nhân được xây dựng dưới thới tổng thống Johnson.
15
đề nghị của nó về sử dụng kỹ thuật kép
6
[75,tr.6]. Năm 1986, Mỹ đồng ý hỗ
trợ một số động cơ turbin cánh quạt F-404 và khoa học điển tử để áp dụng
cho máy bay chiến đấu hạng nhẹ (LCA). Sau đó, Mỹ cũng đồng ý bán siêu
máy tính Cray XMP-14 cho Ấn Độ, là cuộc mua bán đầu tiên cho một quốc
gia ngoài liên minh phương Tây.
1.2 Tình hình quốc tế và khu vực Nam Á từ sau năm 1991
1.2.1 Tình hình quốc tế
Sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết tháng 12-1991 dẫn đến hoàn cảnh Mỹ
đột nhiên trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới. Chính sách chống cộng
mà Mỹ theo đuổi trong suốt 35 năm qua đã không còn phù hợp. Điều này
buộc Mỹ phải nhanh chóng thay đổi chính sách đối ngoại của mình. Theo đó,
khi điều trần trước Ủy ban đối ngoại Quốc hội Mỹ, Bộ trưởng ngoại giao
Albright đã nói rõ: “Tổng thống B.Clinton đã đề cao vai trò khu vực Châu Á
trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Như vậy có thể thấy, ở 2 nhiệm kỳ của
Tổng thống B.Clinton không coi nhẹ Châu Á-Thái Bình Dương hơn Châu

Âu” [9,tr.34]. Với chính sách trên, khu vực Châu Á nói chung và vùng Nam
Á nói riêng, đã trở thành một trong những trọng điểm trong chính sách đối
ngoại của Mỹ.
Sự tan rã của Liên Xô cũng làm Ấn Độ mất đi một chỗ dựa vững chắc về
mọi mặt. Phần lớn, các nhà máy chủ chốt trong công nghiệp của Ấn Độ được
xây dựng dưới sự trợ giúp từ Liên Xô. Về thương mại, Liên Xô là bạn hàng
lớn thứ hai trong các bạn hàng của Ấn Độ và là thị trường “dễ tính” mà Ấn
Độ có thể xuất mọi mặt hàng với đủ mọi chất lượng [54,tr.64]. Mất đi một
chỗ dựa buộc Ấn Độ phải thay đổi chính sách đối ngoại của mình.


6
Sử dụng công nghệ kép (dual-use technology) là một thuật ngữ thường được sử dụng trong chính trị và
ngoại giao để tham khảo công nghệ có thể được sử dụng cho các mục đích hòa bình và quân sự
16
Sau sự sụp đổ của Liên Xô, thế giới bắt đầu phát triển theo chiều hướng đa
cực. Một trật tự thế giới mới hình thành. Tuy nhiên trật tự này vẫn còn đang
trong thời kỳ quá độ chuyển từ trật tự cũ sang trật tự mới. Thế giới đang tồn
tại theo kiểu “nhất siêu, đa cường”. Hơn nữa, các nước lớn cũng bắt đầu điều
chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hướng cân bằng và ổn định hướng về lâu
dài. Xuất phát từ lợi ích cơ bản nhất, các cường quốc tiến hành điều chỉnh lại
chính sách đối ngoại của mình để tìm chỗ đứng tốt nhất, xây dựng khuôn khổ
quan hệ mới ổn định lâu dài, xác lập các điều kiện quốc tế có lợi hơn, mở
rộng hệ thống an ninh quốc gia, tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi để phát
triển kinh tế quốc gia như mục tiêu chủ yếu trong quá trình điều chỉnh. Còn sự
phát triển vượt bậc của cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại thì làm cho
xu hướng khu vực hóa, quốc tế hóa, toàn cầu hóa trở thành quy luật vận động
khách quan, không thể đảo ngược, vừa tạo ra những cơ hội, vừa đặt ra những
thách thức cho các quốc gia trên thế giới. Yếu tố này cũng tác động đến sự
điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ và Ấn Độ. Mỹ buộc phải nhìn nhận

không thể áp đặt ý muốn lên các quốc gia khác. Sự nổi lên của Trung Quốc tại
châu Á khiến Mỹ lo sợ, buộc Mỹ phải tìm kiếm sức mạnh của Ấn Độ để cân
bằng ảnh hưởng của mình tại khu vực này. Tương tự như thế, vì lợi ích tại
khu vực Nam Á nói riêng và châu Á nói chung, Ấn Độ cần phải hợp tác với
Mỹ để tăng cường sức mạnh kinh tế của mình cũng như vì lợi ích an ninh
quốc gia. Hơn thế nữa, xu thế toàn cầu hóa khiến hai quốc gia này không thể
thoát khỏi dòng chảy đó.
Ngoài ra, sau năm 1991, thế giới lại nổi lên những mâu thuẫn sắc tộc, tôn
giáo, lãnh thổ…là những mâu thuẫn đã tồn tại từ lâu nhưng vì bị che đây bởi
cuộc Chiến tranh lạnh, nay bắt đầu bùng phát mạnh mẽ. Phần lớn những mâu
thuẫn này xuất phát từ những nguyên nhân lịch sử nên khó có thể giải quyết
nhanh chóng. Chiến tranh lạnh chấm dứt cũng tạo cơ hội cho sự phát triển
17
mạnh mẽ của tôn giáo. Đó chính là đạo Hồi, nguyên nhân của các cuộc khủng
bố tới nay.
Sau cuộc tấn công ngày 11/9/2001, cả nước Mỹ đã bị rung chuyển bởi một
loạt vụ khủng bố bằng máy bay. Vụ khủng bố này đã rung lên một hồi chuông
mới về khủng bố và chống khủng bố. Nó đã và đang tác động đến nhiều mặt
của đời sống kinh tế, chính trị-xã hội nước Mỹ và của hầu hết các quốc gia
trên thế giới. Cuộc khủng bố này không phải là sự đánh dấu hết của chủ nghĩa
khủng bố mà trái lại, nguy cơ khủng bố ngày càng tăng cao và thậm chí còn
có xu hướng nghiêm trọng hơn do các nguy cơ sử dụng các loại vũ khí hủy
diệt hàng loạt, vũ khí sinh học, hóa học, vũ khí hạt nhân từ nhiều nơi trên thế
giới. Cho tới hiện tại, chống khủng bố vẫn là mục tiêu quan trọng trong chính
sách đối ngoại của Mỹ cũng như của các quốc gia khác. Nó đã trở thành vấn
đề toàn cầu không chỉ riêng của nước Mỹ. Để đối phó lại mối đe dọa từ các
cuộc khủng bố, các nước tự tìm kiếm nhau trong vấn đề hợp tác an ninh. Từ
đó, nhân tố này cũng góp phần mang quan hệ Mỹ-Ấn Độ xích lại gần nhau
hơn.
Trong bối cảnh toàn cầu như hiện nay, các cuộc khủng bố hàng loạt đã dấy

lên sự lo lắng về an ninh cho các quốc gia trên thế giới. Tâm trạng này kéo
theo phản ứng tự bảo vệ mình bằng cách các quốc gia tự phát triển kho vũ khí
quân sự của mình, đặc biệt là vũ khí hạt nhân. Theo trang mạng Hải quân
Nga, báo cáo của Hội đồng Thông tin An ninh Anh-Mỹ (BASIC) ở London
cho biết, thế giới đã bước vào giai đoạn mới chạy đua vũ trang hạt nhân. Hiện
nay, rất nhiều nước lớn đã thực hiện kế hoạch hiện đại hóa các chương trình,
đồng thời đã nghiên cứu chế tạo ra vũ khí hạt nhân và vũ khí mang theo lượng
nổ hạt nhân mới [23].
Hạt nhân và chạy đua vũ khí hạt nhân không phải là vấn đề mới trên thế
giới hiện nay. Ngay từ trong Chiến tranh lạnh nó đã là cuộc đối đầu giữa hai
18
siêu cường Mỹ và Liên Xô. Khi Liên Xô sụp đổ, với kho vũ khí hạt nhân
khổng lồ, để bảo quản, kiểm soát, duy trì và cắt giảm được nó thì Nga cần
phải kêu gọi viện trợ từ kỹ thuật và kinh tế của Mỹ và Tây Âu. Nguy cơ rò rỉ
hạt nhân cũng xuất phát từ đó. Ngoài ra, sự rò rỉ hạt nhân còn xuất phát từ các
nước phát triển chương trình vũ khí hạt nhân nhưng không được Hiệp ước
không phổ biến hạt nhân (NPT) thừa nhận như Pakistan, Iran, Bắc Triều
Tiên…
Tóm lại, tình hình quốc tế thay đổi làm thế giới xuất hiện những vấn đề
toàn cầu mới cần phải quan tâm đó là sự gia tăng của các tổ chức khủng bố,
các cuộc đánh bom liều chết và cuộc cạnh tranh chạy đua vũ khí hạt nhân vì
tâm lý an ninh của các quốc gia trên khu vực. Điều này thúc đẩy cộng đồng
quốc tế phải nỗ lực hơn trong hợp tác chống phổ biến hạt nhân và phải xem
xét đến các biện pháp hữu hiệu hơn để giải quyết vấn đề này. Đây cũng là
nhân tố quan trọng trong hợp tác quan hệ Mỹ-Ấn Độ hiện nay.
1.2.2 Tình hình khu vực Nam Á
Tại Nam Á, nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ-Ấn Độ phải kể
đến là Pakistan. Căng thẳng trong quan hệ Ấn Độ-Pakistan bắt nguồn từ vấn
đề Kashmir. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, mỗi quốc gia tự tìm cho mình
một đồng minh để cân bằng lực lượng với nhau tại khu vực Nam Á. Chính vì

thế mà đã ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ-Ấn Độ khá nhiều trong thời gian này.
Tuy nhiên, cùng với sự sụp đổ của Liên Xô, xu hướng toàn cầu hóa và hợp tác
trong quan hệ quốc tế đã làm thay đổi chính sách đối ngoại của Ấn Độ và
Pakistan. Những thay đổi của tình hình quốc tế, khu vực và bản thân Ấn Độ là
cơ sở đề Mỹ có cách nhìn mới về nước này.
Vào năm 1999, ở Pakistan đã xảy ra cuộc đảo chính quân sự, tướng
Musharraf lên nắm quyền. Từ sau cuộc đảo chính, Mỹ không công nhận chính
19
quyền quân sự ở đây và gây sức ép đòi Pakistan sớm lập lại chính phủ dân sự.
Tình hình Pakistan đến nay vẫn không thể dự báo được và dễ biến động do
căng thẳng giữa chính quyền dân sự và lãnh đạo quân đội đầy quyền lực đang
gia tăng. Từ khi quân đội nước này có quan hệ với các tổ chức khủng bố, rất
khó dự đoán khi nào thì họ lại tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào Ấn
Độ. Lãnh đạo chính quyền dân sự muốn cải thiện quan hệ với Ấn Độ do đang
phải đương đầu với tình trạng kinh tế sa sút, và đã chuyển theo hướng ủng hộ
tự do hoá mậu dịch. Ấn Độ đáp lại bằng việc đồng ý khởi động lại tiến trình
đối thoại toàn diện nhằm giải quyết tất cả các vấn đề tồn đọng.
Nhân tố Trung Quốc cũng góp phần không nhỏ ảnh hưởng đến quan hệ
Mỹ-Ấn Độ tại khu vực Nam Á. Trung Quốc dính líu sâu vào vấn đề an ninh
của khu vực Nam Á và trong bất kỳ kịch bản xung đột nào giữa Ấn Độ và
Pakistan, vai trò của Trung Quốc là đặc biệt quan trọng bởi 2 lý do: thứ nhất,
Trung Quốc có quan hệ căng thẳng với Ấn Độ từ cuộc Chiến tranh biên giới
1962 và mặc dù có những tiến triển tích cực nhưng những tranh chấp lãnh thổ
giữa hai nước vẫn chưa được giải quyết. Thứ hai, Trung Quốc từ lâu đã coi
Pakistan là một “đối trọng” với Ấn Độ ở Nam Á, một đối tác kinh tế quan
trọng, phương tiện để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở Trung Á và các khu
vực khác có người Hồi giáo chiếm đa số [53].
Việc thắt chặt quan hệ Trung Quốc-Pakistan không chỉ mở rộng ảnh
hưởng của cường quốc này tại Nam Á mà còn tạo cầu nối giữa thế giới Hồi
giáo với Bắc Kinh. Theo Kenneth Lieberthal

7
, yếu tố thúc đẩy Trung Quốc
trong mối quan hệ này chính là tạo lập rào cản đối với Ấn Độ, còn đối với
Pakistan, bên cạnh mong muốn tìm kiếm đòn bẩy để cân bằng thực lực với Ấn
Độ, mối quan hệ với Trung Quốc cũng giúp cho quốc gia Hồi giáo này có
nguồn cung cấp hạt nhân quân sự và dân sự.


7
Kenneth Lieberthal là giám đốc phụ trách nghiên cứu Trung Quốc của Trung tâm John L. Thornton tại
Brookings, cựu thành viên của Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời Tổng thống Bill Clinton
20
Ngoài quan hệ gắn bó với Pakistan, Trung Quốc cũng không ngừng mở
rộng ảnh hưởng với các nước khác tại khu vực Nam Á và đối với Ấn Độ, điều
này có nghĩa là Trung Quốc đang xâm phạm vào khu vực ảnh hưởng truyền
thống của cường quốc Nam Á này. Trung Quốc và sự dính líu của nước này
với khu vực Nam Á là mối đe dọa thực sự đến an ninh và chủ quyền của Ấn
Độ. Trung Quốc là nhân tố quan trọng thúc đẩy Ấn Độ phải tìm kiếm sự ủng
hộ từ một cường quốc toàn cầu, thúc đẩy Ấn Độ vươn lên thoát khỏi vị trí của
một cường quốc hạng hai.
Bên cạnh đó, Mỹ cũng nhìn thấy được Trung Quốc đang gây ảnh hưởng
của mình lên khu vực Nam Á. Như vậy, nó sẽ tác động đến mưu đồ tăng ảnh
hưởng của Mỹ tại khu vực này. Chính vì thế, Mỹ cũng mong muốn một hợp
tác liên minh với các quốc gia Nam Á để cân bằng lực lượng với Trung Quốc
tại khu vực này. Mối quan hệ Mỹ-Ấn Độ trở nên tốt hơn sau chuyến thăm Ấn
Độ vào tháng 3 năm 2000 của Tổng thống Bill Clinton và chuyến thăm Mỹ
của Thủ tướng Ấn Độ Ata Bihari Vajpayee. Tóm lại, quan hệ Mỹ-Ấn là để
tìm kiếm một sự cân bằng lực lượng cho hai nước này trước sự dính líu ngày
càng sâu của Trung Quốc vào Nam Á và quan hệ ngày càng mật thiết giữa
Trung Quốc và Pakistan.

Khi nghiên cứu an ninh Nam Á, không thể không tính đến hoạt động của
các nhân tố phi nhà nước, hay nói cách khác là các tổ chức khủng bố tại khu
vực. Bất ổn an ninh tại khu vực này không chỉ xuất phát từ nguy cơ chiến
tranh hạt nhân giữa các quốc gia bởi các nhân tố phi nhà nước ngoài khả năng
thúc đẩy phổ biến hạt nhân cũng đóng một vai trò rất quan trọng đối với
khuôn khổ an ninh tại Nam Á.
Dù vẫn coi chống khủng bố là ưu tiên cao trong chính sách đối ngoại,
nhưng chính quyền Obama không coi chống khủng bố là cuộc chiến „kéo dài
nhiều thế hệ‟ như chính quyền Bush [24,tr.44]. Tổng thống Obama nhận thấy,
21
chủ nghĩa khủng bố xuất phát từ những bất công trong xã hội và tình trạng
nghèo đói-nhất là trong xã hội Hồi giáo. Như vậy, Mỹ coi sự phát triển tại các
quốc gia nghèo đói là cách để triệt bỏ tận gốc chủ nghĩa khủng bố. Mỹ cũng
xác định, địa bàn tập trung chống khủng bố không chỉ ở Iraq hay Trung Đông
mà cả ở Nam Á, Bắc Phi… Như vậy, Mỹ sẽ tìm kiếm hợp tác với chính quyền
của các quốc gia trên các khu vực này, trong đó, Ấn Độ là một đối tượng
không thể bỏ qua.
1.3 Tình hình Mỹ và Ấn Độ từ sau năm 1991
1.3.1 Tình hình Mỹ
Chỉ vài năm sau khi bước ra khỏi Chiến tranh lạnh, Mỹ là quốc gia duy
nhất trên thế giới đứng đầu cả về sức mạnh chính trị, quân sự và kinh tế.
Trong suốt thời kỳ Bill Clinton, nước Mỹ được hưởng một nền kinh tế phát
triển dài nhất trong lịch sử Mỹ: tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong vòng 30 năm,
lợi tức được nâng cao tại mọi mức độ, chi tiêu của chính quyền thấp nhất tính
theo tỷ lệ với GDP kể từ năm 1974. Đặc biệt, ông đã đảo ngược mức ngân
sách thâm hụt cao nhất trong lịch sử Mỹ để trở thành mức thặng dư cao nhất
từ trước đến nay. Lãnh nhận món nợ khổng lồ từ 3 nhiệm kỳ thống trị liên
tiếp của Đảng Cộng hòa, Bill Clinton đã đưa nước Mỹ thoát khỏi nguy cơ
chìm vào suy thoái kinh tế kéo dài [21].
Cũng trong thời gian này, sự sụp đổ của Liên Xô đã làm cho Mỹ bớt đi

một đối thủ cạnh tranh về chính trị, ngoại giao, quân sự cũng như kinh tế.
Điều này đã khiến chính quyền Clinton phải nhìn lại vị trí của Ấn Độ với
quan hệ của Mỹ. Ấn Độ đã không còn dựa vào Liên Xô để làm đối trọng với
Mỹ như trong Chiến tranh lạnh. Bên cạnh đó, Liên Xô rút quân khỏi
Afghanistan khiến Mỹ không còn lo lắng về ảnh hưởng của Liên Xô trên
vùng đất này và điều đó đã làm giảm giá trị của Pakistan với Mỹ. Đồng thời,
22
cải cách kinh tế năm 1991 khiến Ấn Độ trở thành thị trường tiềm năng cho
nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ tại Mỹ. Chính vì những lý do trên, chính
quyền Clinton bắt đầu có những thay đổi trong các hoạt động ngoại giao của
mình. Mở đầu là chuyến viếng thăm 5 ngày tại Ấn Độ của Tồng thống Bill
Clinton.
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 được coi là nghiêm trọng nhất kể từ
Đại khủng hoảng (1929- 1933) lại khởi đầu từ Mỹ. Tính đến hết 10/2008,
tổng nợ quốc gia đã vượt qua con số 10.000 tỷ đô la, trong đó là 25% nợ nước
ngoài. Điều này dường như đang làm lung lay vai trò trung tâm của Mỹ. Năm
2009, nước Mỹ đã có dấu hiệu hồi phục nhưng còn chậm. Tốc độ giảm của
nền kinh tế lớn nhất thế giới này chỉ còn 1,5% quý này sau khi đã giảm 5,5%
trong 3 tháng đầu tiên của năm 2009. Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ
cho thấy, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới này nhích từng
bước “nặng nề” với chỉ số lần lượt của 3 quý đầu năm 2011 là 0,4%, 1,3% và
1,8%. Bước sang quý IV, GDP chưa đạt 3%. Những con số đáng ngại đó đã
khiến Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) liên tục phải hạ mức dự báo tăng trưởng của
Mỹ và đến cuối năm định chế này quyết định để mức GDP của Mỹ ở mức
1,5% [11]. Kinh tế Mỹ đang đi xuống như một quy luật của tự nhiên. Một nền
văn minh đã phát triển đến một đỉnh cao nào đó sẽ cũng có lúc lụi tàn. Mỹ
cũng không thoát khỏi cái quy luật xã hội ấy. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến mục tiêu chiến lược của Mỹ trong tương lai khi mà nền kinh tế bị suy
thoái sẽ kéo sự đi xuống của một loạt vấn đề, trong đó chính là sự đe dọa vị trí
bá chủ của Hoa Kỳ.

Khi bắt đầu nắm giữ vị trí Tổng thống Mỹ, Chính quyền Obama phải đối
mặt với nhiều thách thức khi phải giải quyết những khó khăn mà Hoa Kỳ hiện
đang đối mặt. Đó là sự sa lầy trong cuộc chiến chống khủng bố ở
Afganishtan, hay khủng hoảng tài chính ngân hàng năm 2009 đã làm suy
23
giảm sức mạnh kinh tế của Mỹ. Theo đó, chính quyền Obama sẽ phải thay đối
chính sách đối ngoại cho phù hợp, hành động sẽ có phần hợp tác, hỗ trợ chứ
không đứng ở vị trí lãnh đạo thế giới như các chính quyền Mỹ trước đây
Tình hình khó khăn về tài chính trong nước, cộng với sự nổi lên của các
quốc gia Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, cùng những mối đe dọa an ninh
phi truyền thống từ bên ngoài, buộc chính quyền Obama từ bỏ cách tiếp cận
đơn phương của chính quyền Bush, đề cao tính đa phương và ôn hòa, đồng
thuận trong giải quyết các vấn đề quốc tế. Tổng thống Obama cho rằng, mặc
dù Mỹ tiếp tục là quốc gia giàu có và hùng mạnh nhất thế giới, nhưng Mỹ chỉ
là một quốc gia và những gì mà nước Mỹ phải đối phó-cho dù là nạn ma túy,
khủng bố hay biến đổi khí hậu- sẽ không thể giải quyết bởi một quốc gia.
Theo xu hướng đó, Mỹ sẽ hành động không phải như một nhà lãnh đạo thế
giới, mà chỉ như một người hỗ trợ, cộng tác toàn cầu; không phải như một
người cứu giúp mà là một đối tác có trách nhiệm trong cộng động quốc tế.
Xu thế ôn hòa trong chính sách của Mỹ thời Tổng thống Obama là một lợi
thế cho Ấn Độ khi phát triển quan hệ với cường quốc Mỹ trong thời gian này.
Có thể suy ra, Ấn Độ sẽ có những mối quan hệ hợp tác bình đẳng cùng có lợi
cho hai bên. Cũng như Ấn Độ cũng có quyền lên tiếng phản đối hay ủng hộ
các hoạt động ngoại giao của Mỹ với các quốc gia khác mà không sợ bị trừng
phạt hay cấm vận kinh tế như Mỹ đã làm trước đây với Ấn Độ vì vụ thử hạt
nhân năm 1998. Cụ thể cho xu thế này là Tổng thống Obama đã ký hiệp định
hợp tác và giúp đỡ hạt nhân dân sự cho Ấn Độ để thể hiện chỉ ngăn cấm sản
xuất vũ khí hạt nhân chứ không ngăn cản mà còn khuyến khích việc sử dụng
năng lượng hạt nhân vào các hoạt động và mục đích hòa bình.
1.3.2 Tình hình Ấn Độ

Trong gần hai thập kỉ qua, Ấn Độ đã có những thành tích đáng tự hào
trong phát triển kinh tế. Sự phát triển nhanh chóng đã góp phần làm cho kinh
24
tế Ấn Độ vươn lên đứng thứ 3 trên thế giới sau Mỹ và Trung Quốc. Nền kinh
tế Ấn Độ trở thành điểm thu hút cho thị trường đầu tư và buôn bán của Mỹ.
Tại khu vực Nam Á, Mỹ muốn khai thác thị trường khổng lồ này, tranh thủ
nguồn nhân tài trong lĩnh vực công nghệ thông tin của Ấn Độ, từ đó xây dựng
quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nước.
Tình hình an ninh và chiến lược mới của Mỹ sau Chiến tranh lạnh cũng
buộc Mỹ đánh giá lại vai trò của Ấn Độ trên cơ sở thực tế hơn. Thị trường Ấn
Độ với số dân đông thứ hai trên thế giới cùng với những bước tiến về kinh tế
sau kế hoạch cải cách năm 1991 sẽ là một trong những cơ sở quan trọng cho
quan hệ Mỹ-Ấn được cải thiện. Hơn nữa, Ấn Độ là một nước đông dân và có
nhiều triển vọng sẽ vượt Trung Quốc trong thập kỷ tới. Đồng thời, hệ thống
chính trị của Ấn Độ có nhiều điểm tương đồng với Mỹ.
Tổng sản phẩm quốc nội của Ấn Độ tăng lên không ngừng. Năm 1991 chỉ
số tăng trưởng GDP chỉ đạt 1,2% đến năm 1999 đã lên tới 5,5%.
Bảng 1.1: Gdp - real growth rate (%)


Nguồn: CIA world factbook
Chính sách nổi bật trong đường lối xây dựng kinh tế của Ấn Độ là đẩy
mạnh phát triển nông nghiệp. Từ giữa những năm 1960, chính sách nông
Country
1999
2000
2002
2003
2004
2005

2006
2007
2008
2009
2010
India
5.5
6
4.3
8.3
6.2
8.4
9.2
9
7.4
7.4
10.4

×