Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Luận văn Quan hệ giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1003.31 KB, 161 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

ĐÀO THỊ HUYỀN

QUAN HÖ GI÷A CéNG HßA NH¢N D¢N TRUNG HOA
Vµ CéNG HßA ÊN §é Tõ N¡M 1991 §ÕN N¡M 2014

Chuyên ngành:

Lịch sử thế giới

Mã số:

60.22.03.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Văn Ngọc Thành

Hà Nội - 2015


BẢNG QUY ƢỚC VIẾT TẮT
APEC:

Asia- Pacific Economic Cooperation (Diễn đàn hợp tác kinh tế
châu Á - Thái Bình Dương)

ARF:


ASEAN Regional Forum (Diễn đàn an ninh khu vực)

ASEAN:

Association of South- East Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á)

ASEM:

Asia - Europe Meeting (Hội nghị Á - Âu)

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

CNTB:

Chủ nghĩa tư bản

BCIM

Nhóm các nước Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Mianmar

BRICS

Nhóm các nước Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc

EU:

Europan Union (Liên minh châu Âu)


FDI:

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

GATT:

General agreement on Tarifs and Trade
(Thỏa hiệp chung về thuế quan và mậu dịch)

GDP:

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

G.8:

Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới và Nga

IMF:

International Monntary Fund (Quỹ tiền tệ quốc tế)

LAC:

Giới tuyến kiểm soát biên giới thực tế Trung - Ấn

LHQ:

Liên Hợp Quốc


NAFTA:

North American Free Trade agreement
(Khu vực tự do thương mại Bắc Mỹ)

OPEC:

Organization of Petroleum exporting Countries
(Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa)

SCO:

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải

TLTKĐB: Tài liệu tham khảo đặc biệt
TTXVN:

Thông tấn xã Việt Nam

WB:

World Bank (Ngân hàng thế giới)

WTO:

World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .............................................................. 5
4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ................................................................. 6
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................. 7
6. Đóng góp của đề tài ..................................................................................... 8
7. Bố cục của luận văn. ..................................................................................... 8
Chƣơng 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ TRUNG ẤN TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ........................................................... 9
1.1. Nhân tố lịch sử ........................................................................................... 9
1.1.1. Quan hệ Trung - Ấn trong lịch sử đến trước khi đặt quan hệ ngoại giao
1950

............................................................................................................. 9

1.1.2. Quan hệ Trung - Ấn từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến hết Chiến
tranh lạnh ......................................................................................................... 14
1.1.2.1. Giai đoạn 1950 đến 1962 ................................................................... 14
1.1.2.2. Giai đoạn từ 1962 đến cuối thập niên 80 ........................................... 17
1.2. Nhân tố quốc tế ........................................................................................ 21
1.2.1. Sự chuyển biến của môi trường khu vực và quốc tế sau Chiến tranh
lạnh

........................................................................................................... 21

1.2.1.1. Sự tác động của nhân tố Pakistan....................................................... 26
1.2.1.2. Nhân tố Casơmia ................................................................................ 28
1.2.2. Sự tác động của xu hướng toàn cầu hoá ............................................... 29
1.2.3. Sự tác động của nhân tố Mỹ.................................................................. 32
1.3 Nhân tố bên trong ...................................................................................... 34

1.3.1. Ấn Độ trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. ............................ 34
1.3.2. Trung Quốc trong “Chính sách hướng Đông” của Ấn Độ ................... 40
Tiểu kết chương 1........................................................................................... 46


Chƣơng 2: QUAN HỆ SONG PHƢƠNG TRUNG - ẤN TRÊN CÁC
LĨNH VỰC TỪ 1991 ĐẾN 2014 .................................................................. 48
2.1. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao ......................................................... 48
2.1.1 Cơ sở của mối quan hệ chính trị - ngoại giao Trung - Ấn .................... 48
2.1.2. Các hoạt động cụ thể ............................................................................. 49
2.2. Trên lĩnh vực kinh tế - thương mại .......................................................... 59
2.2.1. Về hợp tác thương mại .......................................................................... 61
2.2.2. Về hợp tác đầu tư .................................................................................. 70
2.3. Trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng ......................................................... 75
2.4. Mối quan hệ trong vấn đề biên giới ........................................................ 84
2.5. Trên lĩnh vực văn hoá - giáo dục, khoa học - kỹ thuật ............................ 94
2.5.1. Hợp tác về văn hoá - giáo dục .............................................................. 95
2.5.2. Hợp tác về khoa học - kỹ thuật ............................................................. 97
Tiểu kết chương 2: ....................................................................................... 100
Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ MỐI QUAN HỆ TRUNG QUỐC ẤN ĐỘ .......................................................................................................... 101
3.1. Thành tựu và hạn chế của mối quan hệ Trung - Ấn từ sau Chiến tranh
lạnh 1991 đến 2014 ....................................................................................... 101
3.1.1. Thành tựu ............................................................................................ 101
3.1.2. Hạn chế ............................................................................................... 106
3.2.

Đặc điểm, tính chất của mối quan hệ Trung - Ấn từ sau Chiến tranh

lạnh 1991 đến 2014 ....................................................................................... 111
3.2.1. Đặc điểm của mối quan hệ Trung - Ấn .............................................. 111

3.2.2. Tính chất của mối quan hệ Trung - Ấn trong tương lai. ..................... 118
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 125
KẾT LUẬN .................................................................................................. 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 130
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 1


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nếu thế kỷ XIX được đánh giá là thế kỷ phát triển của nước Anh, thế
kỷ XX là thế kỷ của Mỹ thì thế kỷ XXI được xem là "thế kỷ châu Á" với sự
nổi lên của hai trung tâm lớn là Trung Quốc và Ấn Độ. “Con rồng” và “con
voi” này với vị trí chiến lược quan trọng, với tiềm lực kinh tế và quân sự to
lớn, đang ngày càng tỏ rõ là hai cường quốc có ảnh hưởng sâu rộng ở châu Á
- Thái Bình Dương cũng như trên trường quốc tế. Những thành tựu to lớn
trong công cuộc cải cách, mở cửa nền kinh tế và những đặc trưng trong quá
trình lựa chọn con đường phát triển của mình, đang đưa Trung Quốc và Ấn
Độ trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ở khắp
các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nhìn lại sự phát triển của lịch sử Trung Quốc và Ấn Độ hơn sáu mươi năm
qua cho thấy, những chính sách và bước đi nhằm thúc đẩy quan hệ song phương
là một trong những nội dung quan trọng trong chính sách đối ngoại của cả hai
nước. Do vậy, tìm hiểu về mối quan hệ Trung - Ấn cũng là tìm hiểu một nội dung
quan trọng của lịch sử Trung Quốc và Ấn Độ từ sau Chiến tranh lạnh đến nay. Đó
cũng là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu hiện nay.
Diễn tiến tốt đẹp của mối quan hệ Trung - Ấn có tác động tích cực rất
lớn tới quan hệ quốc tế, đến hoà bình, ổn định ở châu Á và trên toàn thế giới.
Ngược lại, nếu quan hệ căng thẳng, phức tạp dẫn đến cuộc chiến tranh có thể
nổ ra sẽ tạo nên sự bất ổn lớn với an ninh khu vực. Vì vậy, nghiên cứu quan

hệ Trung - Ấn là cần thiết không chỉ với bản thân hai nước, mà còn với nhiều
nước khác trong khu vực và trên thế giới. Đó là vấn đề có ý nghĩa khá lớn đối
với việc xác định chiến lược của nhiều quốc gia trong khu vực.
Mối quan hệ Trung - Ấn là một ví dụ, một sự khảo nghiệm điển hình
đối với khái niệm “cùng tồn tại hoà bình” giữa các nước có thể chế chính trị

1


hoàn toàn khác nhau, hơn nữa lại là hai nước láng giềng. Nghiên cứu vấn đề
này còn có ý nghĩa thực tiễn đối với Việt Nam trong quan hệ quốc tế và xu
hướng toàn cầu hóa hiện nay.
Quan hệ Trung - Ấn đã trải qua những bước thăng trầm đầy biến động.
Đầu những năm 50 của thế kỷ XX, quan hệ hai nước tưởng chừng như sẽ trở
thành một mẫu mực của quan hệ láng giềng tốt đẹp, nhưng cuộc chiến tranh
biên giới năm 1962 đã phá tan tình hữu nghị đó và hai nước bước vào thời kỳ
căng thẳng suốt những năm cuộc Chiến tranh lạnh nổ ra.
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến nay, quan hệ Trung - Ấn đã và
đang có những bước cải thiện rõ rệt, nhanh chóng, và trở thành vấn đề thời sự
nóng bỏng thu hút sự quan tâm của tất cả các nước trong khu vực và dư luận
quốc tế. Với những ký ức còn sống động về những bước chuyển ngược chiều
của quan hệ Trung - Ấn trong quá khứ, người ta có lý do để thận trọng và
chắc chắn hơn trước những diễn tiến đang xảy ra, đặc biệt khi dự báo về
những triển vọng của mối quan hệ này trong tương lai. Điều đó càng thu hút
sự quan tâm của chúng tôi khi nghiên cứu vấn đề này.
Tìm hiểu về quan hệ Trung - Ấn từ sau Chiến tranh lạnh về động cơ,
phương pháp, bước đi... có thể rút ra nhiều điều bổ ích, thậm chí có thể tìm
hiểu rõ hơn một số điểm có tính quy luật hoặc phản ánh bản chất của các nhà
nước châu Á. Đặc biệt, nó còn có vai trò quan trọng đối với cục diện chính trị
khu vực và những lợi ích cơ bản của nước ta. Nhất là trong khi Việt Nam

đang cố gắng làm bạn với tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới.
Một lý do nữa cũng rất thu hút sự quan tâm nghiên cứu của bản thân về
đề tài này, đó là trong quan hệ Trung - Ấn, hợp tác luôn đi kèm với cạnh
tranh. Các mối quan hệ song phương luôn song tồn, đan xen giữa lợi ích và
mâu thuẫn, nhưng lợi ích bao giờ cũng được đặt lên trên hết và trước hết. Vì
vậy, dù còn tồn tại nhiều bất đồng do lịch sử để lại nhưng hai nước luôn khéo

2


léo làm dịu nó đi, tận dụng hoà bình để gặt hái những thành tựu do hợp tác
đưa lại. Đó cũng là sự thể hiện rất rõ bản chất của các mối quan hệ quốc tế
hiện nay.
Vì những lý do khoa học và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn đề tài
“Quan hệ giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Ấn Độ từ
năm 1991 đến năm 2014” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trung Quốc và Ấn Độ không chỉ là hai nước láng giềng lớn, hai nền
kinh tế lớn ở châu Á mà còn có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trên
trường quốc tế. Mối quan hệ của hai quốc gia này không chỉ là sự thể hiện của
mối quan hệ láng giềng thân thiện mà còn là sự khảo nghiệm của tình hữu
nghị giữa hai nước có hai nền kinh tế và hai thể chế chính trị hoàn toàn khác
nhau. Mối quan hệ Trung - Ấn từ sau Chiến tranh lạnh đến nay đã thu hút
khá nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước, đặc biệt là của các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên,
do hạn chế về thời gian và khả năng, chúng tôi chỉ mới tiếp cận chủ yếu được
với những công trình nghiên cứu bằng tiếng Việt được đăng tải trên các sách,
báo, tạp chí với dung lượng lớn, nhỏ khác nhau. Có thể kể ra đây một số công
trình chính sau:


* Cuốn “Sự điêu chỉnh chính sách của Cộng hoà Ấn Độ từ 1991 đến
2000” của các tác giả: Trần Thị Lý, Nguyễn Huy Hoàng, Bùi Minh Sơn, Đỗ Đức
Định, Nguyễn Công Khanh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2002. Trong đó, các
tác giả đề cập đến những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến' sự điều chỉnh chính sách
của Cộng hoà Ấn Độ; chương trình cải cách kinh tế; sự điều chỉnh chính sách đối
ngoại và những thành tựu sau 10 năm điều chỉnh chính sách. Đặc biệt trong phần
“Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại”, tác giả đã trình bày một cách khái quát về
chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Trung Quốc từ 1991 đến 2001.

3


* Năm 2000, tác giả Hồ Châu có bài viết với nhan đề: “50 năm quan hệ
Trung - Ấn” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 6. Bài viết đã đề cập
đến những nét cơ bản trong lịch sử quan hệ Trung - Ấn trong nửa thế kỷ XX,
một số bài học kinh nghiệm và triển vọng phát triển của mối quan hệ này.

* Năm 2004, tác giả Phan Văn Rân có đăng bài: “Tam giác chiến lược
Nga - Trung - Ấn và những trở ngại trong việc hiện thực hoá ý tưởng trên”
trên tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 1. Trong bài viết tác giả đã đưa ra
điều kiện khách quan cho việc thiết lập tam giác chiến lược Nga - Trung - Ấn,
những khó khăn và dự báo triển vọng quan hệ Trung - Ấn trong thập kỷ tới.

* Năm 2005, tác giả Nguyễn Huy Quý có bài viết: “Quan hệ Trung Ấn chuyển sang giai đoạn mới” trên tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5.
Trong đó tác giả đề cập đến sự chuyển hướng của quan hệ Trung - Ấn diễn ra
trong bối cảnh khu vực và tình hình quốc tế, và những “khởi điểm mới” của
quan hệ Trung - Ấn sau chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Trung Quốc Ôn
Gia Bảo. Đặc biệt tác giả đưa ra một số nhận xét về sự ảnh hưởng của mối
quan hệ Trung - Ấn tới tình hình khu vực và quốc tế.


* Trên tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 2 - năm 2006, tác giả Võ
Xuân Vinh có bài: " Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc từ sau Chiến tranh lạnh
đến nay”. Qua bài viết, tác giả đã trình bày một cách khái quát các nhân tố tác
động, hiện trạng và một số kết quả đạt được trong quan hệ Trung - Ấn từ sau
Chiến tranh lạnh đến 2006.

* Trên tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 2 - tháng 6 năm 2006 có đăng
bài của tác giả Đặng Bảo Châu với nhan đề: “Liệu Ấn Độ có vượt qua Trung
Quốc?” Trong bài viết này, tác giả đã phân tích khá kỹ về tiềm năng và sức
mạnh của “con rồng” và “con voi” châu Á, cũng như dự báo về khả năng phát
triển kinh tế của hai “người khổng lồ” ở châu Á trong thời gian tới.

* Năm 2006, tác giả Trần Văn Tùng có bài viết với nhan đề: “Con
đường phát triển kinh tế ở Trung Quốc và Ấn Độ” trên tạp chí Cộng sản, số

4


13 - tháng 7. Bài viết đã phân tích chính sách, con đường phát triển kinh tế
của Trung Quốc và Ấn Độ trong thời gian qua. Qua đó tác giả đưa ra những
so sánh, đánh giá và dự báo vị trí của hai nước trên bản đồ thế giới trong thời
gian tới.

*

Tại thư viện trường Đại học Vinh có lưu trữ luận văn Thạc sĩ của tác

giả Trịnh Thị Dung với đề tài “Quan hệ giữa CHND Trung Hoa và CH Ấn Độ
từ sau Chiến tranh lạnh đến năm 2006‟‟ - Vinh, năm 2007. Trong công trình

của mình, tác giả đã trình bày những quan hệ Trung - Ấn trên các lĩnh vực từ
1991 đến 2006, nêu thực trạng cũng như dự đoán triển vọng của mối quan hệ
Trung - Ấn.
Viết về mối quan hệ Trung - Ấn không thể không nhắc đến nguồn tài liệu
Tham khảo đặc biệt của TTXVN được đăng tải thường xuyên và cập nhật Đây
là nguồn tư liệu mang nhiều thông tin quan trọng và có tính thời sự rất cao.
Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết đề cập đến
những khía cạnh khác nhau và có liên quan trực tiếp đến vấn đề mà chúng tôi
nghiên cứu. Đó chính là nguồn tư liệu quý giá, bổ ích cho chúng tôi khi vận
dụng để tiến hành thực hiện đề tài này.
Tuy vậy, theo chúng tôi cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có một công
trình chuyên khảo nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về mối quan
hệ Trung - Ấn. Thực hiện đề tài này tác giả mong muốn góp phần nhỏ vào
việc tìm hiểu một cách đầy đủ hơn, hệ thống hơn về mối quan hệ Trung Quốc
- Ấn Độ từ sau Chiến tranh lạnh đến 2014. Từ đó đưa ra một số phân tích về
đặc điểm và tính chất của mối quan hệ Trung - Ấn và mạnh dạn đưa ra một số
nhận định của bản thân về mối quan hệ Trung - Ấn trong tương lai.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tƣợng: Đối tượng mà đề tài nghiên cứu là mối quan hệ của
Trung Quốc và Ấn Độ từ 1991 đến 2014, trong đó trọng tâm là phân tích sự hợp

5


tác của hai nước trên các lĩnh vực và một số kết quả đạt được, từ đó đưa ra một
vài nhận định về đặc điểm và tính chất của mối quan hệ này trong tương lai.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về mặt thời gian: Đề tài được giới hạn chủ yếu trong khoảng thời

gian từ sau Chiến tranh lanh 1991 đến 2014.

* Về mặt nội dung: Đề tài chủ yếu nghiên cứu về mối quan hệ
song phương trên một số lĩnh vực: Chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương
mại, an ninh – quốc phòng, vấn đề biên giới, văn hóa – khoa học – giáo dục...
trong phạm vi hai nước Trung Quốc và Ấn Độ.
Tuy nhiên, do tính chất và nhiệm vụ của đề tài nên trong quá trình
nghiên cứu về mối quan hệ Trung - Ấn từ năm 1991 đến năm 2014, chúng tôi
không thể không tìm hiểu những nhân tố tác động và đưa ra một số nhận xét
về tính tích cực, hạn chế cũng như nhận định về tính chất, đặc điểm của cặp
quan hệ này.

4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
4.1. Mục đích: Thực hiện đề tài này chúng tôi hướng đến mục tiêu sau:
4.1.1. Nhằm làm rõ mối quan hệ Trung - Ấn từ sau Chiến tranh lạnh đến
2014 một cách có hệ thống, đi từ phân tích các nhân tố tác động đến mối quan
hệ, thực tiễn các mối quan hệ, hợp tác trên các lĩnh vực. Từ đó rút ra mặt tích
cực, hạn chế và một số kết quả đạt được cũng như tính chất, đặc điểm của mối
quan hệ này. Đồng thời chúng tôi muốn phân tích và làm rõ một số chính sách
và biện pháp mà Trung Quốc và Ấn Độ đã áp dụng trong mối quan hệ song
phương.

4.1.2. Nghiên cứu về mối quan hệ Trung - Ấn từ sau Chiến tranh lạnh đến
2014 nhằm góp phần tìm hiểu về chính sách đối nội, đối ngoại của Trung Quốc
và Ấn Độ từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay. Đó cũng là tìm hiểu một
phần nội dung quan trọng của lịch sử Trung Quốc và Ấn Độ hiện đại.

6



4.1.3. Thông qua việc tìm hiểu về quan hệ Trung - Ấn từ sau Chiến
tranh lạnh đến 2014, đề tài còn nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho việc giải
quyết những vấn đề khu vực và quốc gia như việc giải quyết vấn đề biên giới.

4.2. Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích của đề tài, nhiệm vụ mà chúng
tôi phải thực hiện đó là: Sưu tầm, tập hợp các nguồn tư liệu, trên cơ sở đó
tổng hợp, phân tích, đánh giá các sự kiện nhằm xác minh và phân loại. Từ đó
đi sâu làm rõ những nhân tố tác động đến mối quan hệ Trung - Ấn, phân tích
một cách khách quan, khoa học những chủ trương, biện pháp mà hai nước
Trung - Ấn thực hiện trong quá trình hợp tác trên các lĩnh vực. Từ đó đánh giá
được những tích cực, hạn chế và một số kết quả đạt được trong quan hệ từ sau
Chiến tranh lạnh đến 2014. Đồng thời, tác giả đưa ra những nhận xét về đặc
điểm và tính chất của mối quan hệ Trung - Ấn.

5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
- Những nguồn tư liệu mang tính chất chung về lịch sử, kinh tế, chính trị,
văn hoá, xã hội của Trung Quốc và Ấn Độ. Các công trình khoa học, đề tài
cấp bộ, luận văn lịch sử, luận văn quan hệ quốc tế có đề cập đến mối quan hệ
Trung - Ấn và những nguồn tư liệu về mối quan hệ Trung - Ấn được lưu giữ
tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Quan hệ quốc tế.
- Các bài viết được đăng trên các báo, tạp chí khoa học như: Nghiên cứu
Đông Nam Á, Tạp chí Cộng sản, Nghiên cứu Quốc tế, Nghiên cứu Trung
Quốc...Nguồn tài liệu Tham khảo đặc biệt của TTXVN trong những năm từ
1950 đến 2014, các bài viết của các tác giả Trung Quốc và Ấn Độ về mối
quan hệ Trung - Ấn từ sau Chiến tranh lạnh đến nay
- Nguồn tư liệu khai thác từ internet...

5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Với đặc thù của bộ môn khoa học lịch sử, cũng như yêu cầu của một đề

tài nghiên cứu khoa học, trong quá trình thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử

7


dụng các phương pháp như: phương pháp lịch sử và logic, phương pháp duy
vật lịch sử, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp... để dựng lại bức
tranh về mối quan hệ Trung - Ấn từ sau Chiến tranh lạnh đến 2014. Ngoài ra,
để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hai nước trên các mặt, các lĩnh vực chúng tôi
còn sử dụng các phương pháp như so sánh, đối chiếu, tổng hợp...

6. Đóng góp của đề tài
6.1. Trên cơ sở nguồn tài liệu thu thập được, luận văn sẽ khắc hoạ lại mối
quan hệ Trung - Ấn từ đầu thập niên 90 đến 2014 một cách có hệ thống, giúp
người đọc có cái nhìn tổng thể về thực tiễn mối quan hệ Trung - Ấn trong
khoảng thời gian này.

6.2. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã đi sâu phân tích bối
cảnh quốc tế và khu vực, về những nhân tố tác động đến mối quan hệ Trung Ấn. Từ đó có cái nhìn tổng quan về chính sách đối ngoại của Trung Quốc và
Ấn Độ từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đến 2014.
6.3. Từ những kết quả đạt được trong công trình nghiên cứu, luận văn
có thể dùng làm tài liệu tham khảo về lịch sử Trung Quốc và Ấn Độ từ năm
1991 đến năm 2014. Đồng thời luận văn góp phần tìm hiểu một mảng nhỏ
của lịch sử quan hệ quốc tế, đặc biệt là mối quan hệ giữa các nước lớn ở châu
Á. Từ đó rút ra bài bài học cho Việt Nam trong bối cảnh “Việt Nam muốn là
bạn với tất cả các nước trên thế giới”.
7. Bố cục của luận văn.
Với đề tài này, ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo,
Phụ lục, nội dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1. Những nhân tố tác động đến quan hệ Trung - Ấn từ sau

Chiến tranh lạnh.
Chương 2. Quan hệ Trung - Ấn trên các lĩnh vực từ 1991 đến 2014.
Chương 3. Một số nhận xét và đánh giá về mối quan hệ Trung - Ấn.

8


Chƣơng 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ TRUNG - ẤN
TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH
1.1. Nhân tố lịch sử

1.1.1. Quan hệ Trung - Ấn trong lịch sử đến trƣớc khi đặt quan hệ
ngoại giao 1950

* Vài nét về Trung Quốc trƣớc 1950
Trung Quốc là một nước lớn (với diện tích 9,6 triệu km2, dân số gần
1,367 tỷ người (2014)), có vị thế quan trọng trong khu vực châu Á - Thái
Bình Dương và trên toàn thế giới.
Trung Quốc nằm ở phần nửa phía Bắc của Đông bán cầu, phía Đông
Nam của lục địa Á - Âu, phía Đông và giữa Châu Á, phía Tây của Thái Bình
Dương. Phía bắc có chung biên giới với Nga, Mông Cổ; phía Tây giáp
Kazacstan, Kirghistan, Taghistan; phía Tây Nam giáp Apsganistan, Pakixtan,
Ấn Độ, Nêpan, Butan; phía Nam giáp Lào, Mianma,Việt Nam; phía Đông
giáp Triều Tiên.
Ngoài phần đại lục, Trung Quốc còn có nhiều đảo, trong đó Đài Loan và
Hải Nam là hai đảo lớn nhất. Diện tích quá rộng lớn, tạo nên sự khác biệt rõ
rệt về địa hình, khí hậu và văn hóa. Trung Quốc là một quốc gia đa dân tộc
(56 dân tộc) với ngôn ngữ chính là tiếng Hán. Quốc gia này là một trong
những cái nôi của nền văn minh nhân loại với các nền văn minh cổ nổi tiếng.

Đây cũng là nơi sản sinh ra những con người vĩ đại, những triết gia nổi tiếng
mà tư tưởng của họ đến nay vẫn còn giá trị. Trung Quốc còn là nơi có nền văn
hóa phong phú, độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc và có ảnh hưởng sâu rộng tới
khu vực và thế giới.
Thời phong kiến, Trung Quốc là một quốc gia hùng mạnh vào bậc nhất
thế giới nhưng đến cuối thời Mãn Thanh thì đất nước này khủng hoảng suy

9


yếu và bị thực dân phương Tây xâu xé, phải đến năm 1911 với sự bùng nổ
của Cách mạng Tân Hợi, ngai vàng của chế độ phong kiến đã tồn tại trên
2000 năm ở Trung Quốc mới bị lật đổ. Sau đó, đất nước lại bị các nước đế
quốc, thực dân phương Tây xâm lược và đô hộ.
Ngày 1/10/1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chính thức được
thành lập, mở ra một kỷ nguyên mới- Trung Quốc tuyên bố phát triển theo
con đường XHCN. Đất nước thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
(thành lập tháng 7/1921) và đây là Đảng cầm quyền duy nhất ở Trung Quốc
lục địa.
Từ khi giành được độc lập, Trung Quốc luôn ý thức được vai trò và tầm
vóc của mình trên trường quốc tế. Mọi bước đi của Trung Quốc đều nhằm
vun đắp cho mục tiêu chiến lược ổn định và phát triển đất nước cũng như phát
huy vai trò thế mạnh ra bên ngoài. Trung Quốc đã nhiều lần điều chỉnh chiến
lược và thay đổi bạn, thù. Chính sách của Trung Quốc đối với các nước láng
giềng tất nhiên cũng phải đựơc điều chỉnh cho phù hợp. Điều đó thể hiện rõ
nét trong quan hệ Trung - Ấn.

* Vài nét về Ấn Độ trƣớc 1950
Ấn Độ là nước lớn thứ 2 ở châu Á, sau Trung Quốc. Diện tích Ấn Độ là
3.28 triệu km2, đứng hàng thứ bảy thế giới và dân số khoảng 1,277 tỷ người

(năm 2013), đứng thứ 2 thế giới.
Ấn Độ nằm ở khu vực Nam Á, có biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc,
Nepal, Butan; phía Đông giáp Bangladet, Miến Điện; Đông - Nam giáp Vịnh
Bengan; Tây - Nam giáp Ấn Độ Dương; Tây và Tây - Bắc giáp Pakittan.
Ấn Độ là nước đa chủng tộc và dân tộc với nhiều thứ tiếng, trong đó
ngôn ngữ chính là tiếng Hin đu và tiếng Anh. Ấn Độ cũng là một cái nôi của
lịch sử văn minh nhân loại, là nơi sinh ra những nhà tư tưởng lớn, những vĩ
nhân của thời đại. Nền văn hoá bản sắc của Ấn Độ có sức sống mãnh liệt và

10


có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội trong nước cũng như nhiều nước
khác trên thế giới. Người Ấn chủ yếu theo Ấn Độ giáo (chiếm khoảng 83%
dân số), còn lại theo đạo Hồi, Cơ Đốc, đạo Phật...
Cuối thế kỷ XV, người Bồ Đào Nha bắt đầu xâm nhập Ấn Độ và từ đầu
thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII, Ấn Độ bị người Mô gôn (gốc Mông cổ)
thống trị. Từ năm 1746 đến 1763, Ấn Độ trở thành nơi tranh chấp giữa Anh
và Pháp, kết quả Anh đã chiếm được Ấn Độ, trừ 5 thành phố ven biển thuộc
Pháp (mãi đến năm 1950 Pháp mới trao trả cho Ấn Độ).
Trong suốt thời gian bị thực dân Anh thống trị, nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh
đạo của Đảng Quốc Đại đã đứng lên đấu tranh đòi độc lập dân tộc và kết quả đã
buộc thực dân Anh phải trao trả độc lập cho nước này vào ngày 15/8/1947.
Ngày 26/1/1950 Ấn Độ tuyên bố thành lập nước Cộng Hoà Ấn Độ gồm
22 bang và 9 lãnh địa trực thuộc trung ương.
Ấn Độ là nước có nhiều đảng phái và tổ chức chính trị. Đảng Quốc Đại
thành lập năm 1885, Đảng BJP, Đảng Cộng sản Ấn Độ thành lập năm 1925
và đến năm 1964 thì tách thành hai Đảng là Đảng cộng sản Ấn Độ (CPI) và
Đảng Cộng sản Ấn Độ - Macxit (CPI - M), Đảng B.Janata - Đảng Nhân dân
hiện đang là đảng cầm quyền ở Ấn Độ.

Xuất phát từ tầm vóc và tiềm năng to lớn của mình, nước Ấn Độ độc lập
luôn có mục tiêu trở thành một nước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, có vai
trò quan trọng không chỉ ở khu vực, ở châu Á mà trên toàn thế giới.
Mục tiêu chiến lược này xuyên suốt đường lối đối nội cũng như đối
ngoại của Ấn Độ. Họ thực hiện mục tiêu này bằng những bước tiến đều đặn,
vững chắc như “bước đi của con voi”. Các nhà lãnh đạo Ấn Độ luôn cương
quyết bảo vệ con đường đã chọn, coi các mục tiêu chiến lược của đất nước là
mục đích và tiêu chuẩn cao nhất của chính sách đối ngoại. Ấn Độ tin ở bản
chất của thế giới ngay cả trong những thập kỷ thế giới bị chia thành 2 phe đối

11


lập và đắm chìm trong bầu không khí Chiến tranh lạnh. Đó chính là thế giới
quan dựa trên nền tảng triết học truyền thống của Ấn Độ, là nguồn gốc của
chủ nghĩa nhân đạo, không bạo lực. Tư tưởng “Không bạo lực” đã cắm rễ sâu
trong con người Ấn Độ, trong các giáo điều tôn giáo, trong những di sản của
nhiều thời đại, trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như trong suốt
quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước từ khi thành lập đến nay.

* Quan hệ Trung - Ấn trong lịch sử đến trƣớc khỉ đặt quan hệ ngoại
giao 1950
Trung - Ấn là hai nước láng giềng gần gũi về địa lý, lại có nhiều điểm
tương đồng trong quá trình phát triển lịch sử, vì thế, ngay từ rất sớm hai nước
này đã xác lập được những mối quan hệ trên các lĩnh vực.
Về chính trị: là hai trung tâm của văn minh nhân loại và được xem như
những cái nôi của lịch sử loài người. Đến thời trung đại, sự hùng mạnh của
các nhà nước phong kiến của hai quốc gia này được coi là niềm tự hào của
sức mạnh châu Á.
Khi thực dân phương Tây vào xâm lược và thống trị, thì Trung và Ấn lại

trở thành những đồng minh luôn sát cánh, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc chiến
chống kẻ thù chung, đấu tranh giành độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Hai bên đã ủng hộ nhau chống chính sách xâm lược của chủ nghĩa thực dân
và khi hai nước giành được độc lập dân tộc thì họ chính là những người bạn
đầu tiên công nhận chính quyền của nhau.
Sau khi giành được độc lập (Ấn Độ năm 1947 và Trung Quốc năm
1949), dù mỗi nước đã lựa chọn cho mình một con đường và hướng đi riêng,
nhưng mối quan hệ hợp tác song phương trong thời gian đầu là hết sức có
hiệu quả. Đó vừa là nhu cầu, vừa là nhận thức để củng cố và phát triển đất
nước, cũng như thực hiện được mục tiêu chiến lược của giai đoạn đầu sau khi
giành độc lập.

12


Về kinh tế: từ thời phong kiến, hai nước đã hình thành Con đường tơ lụa,
một đường giao thương quan trọng nối liền hai nước Trung - Ấn và từ đó có
thể đi nhiều trung tâm kinh tế lớn của thế giới. Vào khoảng giữa thế kỷ XVIII,
quan hệ thương mại giữa hai nước đã phát triển thịnh đạt thông qua con
đường thích hợp với những con la, con lạc đà này. Chính Con đường tơ lụa
lịch sử đã thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Ấn Độ phát triển
thịnh đạt từ rất sớm. Năm 1962, khi cuộc chiến tranh biên giới giữa Trung Ấn nổ ra thì Con đường tơ lụa này bị cấm hoạt động. Đến năm 2006, nó mới
được Chính phủ hai bên cho mở cửa hoạt động trở lại và lại góp một phần
không nhỏ vào việc nâng cao kim ngạch mậu dịch thương mại song phương.
Về văn hoá, xã hội: Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có nền văn hoá
văn minh phát triển rực rỡ, nơi sản sinh ra những vĩ nhân của mọi thời đại,
những nhà tư tưởng kiệt xuất mà tư tưởng của họ trường tồn cùng nhân loại.
Tư tưởng nhân nghĩa trong đạo Khổng, hay lòng từ bi của đạo Phật không chỉ
ăn sâu trong tâm linh mỗi người trong mỗi nước mà nó còn có sức lan toả tới
nhiều nước trong khu vực, và như vậy cố nhiên hai trung tâm của văn minh

nhân loại này không thể không lan toả ảnh hưởng đến nhau. Văn hoá truyền
thống của Ấn Độ đã trở thành món ăn tinh thần của nhiều người Trung Quốc
và ngược lại. Mối liên hệ, trao đổi văn hoá, xã hội của hai quốc gia này đã có
từ thời cổ đại và nó đã tồn tại, phát triển tỷ lệ thuận với sự thăng trầm trong
quan hệ hai nước từ trước đến nay.
Có thể nói, mối liên hệ về kinh tế, chính trị, xã hội của hai nước Trung Ấn trong lịch sử đến trước khi đặt quan hệ ngoại giao (1950) tuy không mặn
mà như những quốc gia láng giềng ở khu vực Đông Nam Á, nhưng cũng đủ
để làm tiền đề cho một mối quan hệ láng giềng thân thiện, cùng có lợi về sau,
đặc biệt đây lại là hai quốc gia láng giềng rộng lớn không chỉ trong khu vực
mà sự lớn mạnh của nó mang tầm vóc thế giới.

13


1.1.2. Quan hệ Trung - Ấn từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến
hết Chiến tranh lạnh
1.1.2.1. Giai đoạn 1950 đến 1962
Ấn Độ giành độc lập năm 1947 và Trung Quốc được giải phóng năm 1949.
Hai nước lớn nhất châu Á này bắt đầu kỷ nguyên độc lập từ những điều kiện vật
chất hầu như tương đương, cùng phải đứng trước những vấn đề lớn về kinh tế và
xã hội. Gần 10 năm đầu sau khi giành độc lập (1950-1958) là “tuần trăng mật”
của quan hệ hai nước. Nhân dân hai nước cùng chung cảnh ngộ, vừa thoát khỏi
sự áp bức, nô dịch của đế quốc thực dân, giành độc lập dân tộc, bắt đầu xây dựng
cuộc sống mới. Tuy có truyền thống văn hóa và chế độ chính trị khác nhau
nhưng hai nước đều có mục tiêu chung là hòa bình, độc lập dân tộc và cùng với
nhân dân thế giới tiếp tục đấu tranh chống CNĐQ thực dân.
Trên thế giới, giai đoạn này có nhiều chuyển biến phức tạp. Tư duy
Chiến tranh lạnh đã chi phối mọi quan hệ quốc tế. Thế giới chia làm hai phe
đối địch, CNXH đứng đầu là Liên Xô, CNTB do Mĩ cầm đầu. Mĩ đã phát
động cuộc Chiến tranh lạnh nhằm tiêu diệt Liên Xô và hệ thống XHCN và

làm bá chủ thế giới. Mỹ đã lập ra các liên minh quân sự thực hiện chiến lược
toàn cầu ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản, chống Liên Xô, bao vây và cô lập
Trung Quốc, đồng thời chống phá điên cuồng phong trào giải phóng dân tộc.
Trước tình hình đó, cả Trung Quốc và Ấn Độ mới độc lập đều có yêu cầu
dựa vào Liên Xô, tập hợp lực lượng Á - Phi và thi hành chính sách chống chủ
nghĩa đế quốc để bảo vệ độc lập, chủ quyền, xây dựng kinh tế và tăng cường
vị trí, vai trò của mình trên trường quốc tế.
Trong những năm đầu sau giải phóng, sự hợp tác chặt chẽ với Liên Xô đã
đem lại cho cả Trung Quốc và Ấn Độ những lợi ích to lớn và thiết thực. Trong
những ngày tháng lịch sử ấy, cả hai cùng áp dụng chính sách láng giềng hữu
nghị, nên quan hệ hữu nghị thân thiện song phương đã đạt đến đỉnh cao.

14


Ngày 30/12/1949, Ấn Độ công nhận nước CHND Trung Hoa và thiết lập
quan hệ ngoại giao. Tháng 4/1950, hai nước Trung - Ấn thiết lập quan hệ
ngoại giao ở cấp Đại sứ. Ngay sau đó, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã
bày tỏ mong muốn giải quyết vấn đề Tây Tạng bằng thương lượng hoà bình.
Ấn Độ cam kết từ bỏ các đặc quyền ở Tây Tạng và sẽ công nhận Tây Tạng là
của Trung Quốc.
Từ 1950 đến 1959, Chu Ân Lai thăm Ấn Độ bốn lần, J.Nehru thăm
Trung Quốc một lần. Đỉnh cao của mối quan hệ hữu nghị được đánh dấu bằng
việc năm 1956 tại Băngdung, hai nước đã ghi nhận 5 nguyên tắc cùng tồn tại
hoà bình.
Sau hội nghị Bandung năm 1955, phong trào ở Á - Phi bắt đầu bị chia rẽ
dần, xu hướng không liên kết hình thành và phát triển trong các nước mới
giành độc lập, dẫn tới sự thành lập Phong trào Không liên kết năm 1961 mà
Ấn Độ là một trong những nước sáng lập và đóng vai trò to lớn trong quá
trình phát triển.

Trung Quốc nhờ sự giúp đỡ to lớn và hiệu quả của Liên Xô, nhờ tranh
thủ các nước láng giềng ở châu Á và bước đầu với các nước châu Phi, nhờ sử
dụng những chính sách phù hợp và sự nỗ lực của nhân dân trong nước đã đạt
những thành tựu khá to lớn về mọi mặt, đặc biệt là về kinh tế và tăng cường
được uy tín trên trường quốc tế. Từ đó, Trung Quốc thực hiện điều chỉnh
chiến lược. Về đối nội, Trung Quốc đề cao tinh thần “Ngu công dời núi” và
thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng”. Về đối ngoại, Trung Quốc cho rằng,
từ đây họ có thể có đủ sức để tự đi con đường riêng của mình. Trung Quốc bắt
đầu tách khỏi Liên Xô, giương cao ngọn cờ chống chủ nghĩa xét lại (ám chỉ
Liên Xô), chống hoà hoãn Xô - Mỹ và muốn chiếm vị trí lớn hơn trong vai trò
lãnh đạo cách mạng thế giới.
Trái với Trung Quốc, Ấn Độ tiếp tục tăng cường mối quan hệ nhiều mặt
với Liên Xô, tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô để đối phó sức ép của chủ

15


nghĩa đế quốc và giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong nước. Năm
1955, Thủ tướng J.Nehru thăm Liên Xô và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Khơrutxốp cũng chính thức sang thăm Ấn Độ. Liên Xô ủng hộ các mục tiêu
dân tộc cơ bản của Ấn Độ, trong đó mục tiêu chủ yếu là xây dựng nền kinh tế
độc lập, tự chủ. Liên Xô ủng hộ Ấn Độ trong vấn đề Casơmia, thỏa thuận
giúp Ấn Độ xây dựng những ngành công nghiệp nặng, then chốt mà trước hết
là ngành thép và cơ khí nặng sau khi Mỹ và phương Tây khước từ các dự án
công trình mà Ấn Độ đề nghị được giúp đỡ.
Đến cuối những năm 50 của thế kỷ XX, do tư tưởng nước lớn của Trung
Quốc đối lập với chủ nghĩa dân tộc của Ấn Độ, mầm mống của các bất đồng
cơ bản Trung - Ấn đã xuất hiện như vấn đề biên giới, vấn đề Tây Tạng, vai trò
trong phong trào Á - Phi...những bất đồng đó đã dẫn đến tình trạng căng thẳng
kéo dài trong quan hệ Trung - Ấn.

Ngày 10/3/1959, ở thủ phủ Lasha (Tây Tạng) xảy ra phiến loạn của một
số phần tử quá khích, Trung Quốc đưa quân đội vào trấn áp và ngay lập tức bị
Ấn Độ phê phán là có hành động “can thiệp vũ trang” vào khu vực này.
Ngày 31/3, Đatlai Latma (lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng) trốn sang Ấn
Độ và được nước này bảo vệ. Trung Quốc đã có phản ứng kịch liệt với việc
này, làm quan hệ hai nước trở nên căng thẳng hơn. Đỉnh cao là những vụ
xung đột biên giới từ 1959 đến 1962.
Ngày 17/3/1959, Ấn Độ tuyên bố khẳng đinh phần biên giới của mình, Trung
Quốc kịch liệt phản đối. Đến 25/8 và 20/10/1959 đã xảy ra hai cuộc xung đột vũ
trang đẫm máu ở cả phần Đông và Tây biên giới hai nước. Sau đó hai bên đã có
nhiều cuộc gặp gỡ và dàn xếp nhưng không có hiệu quả. Hậu quả là năm 1961 và
1962 xung đột vũ trang ác liệt lại xảy ra trên tuyến biên giới hai nước.
Trung Quốc cho rằng Ẩn Độ đã vi phạm biên giới của mình và việc “dạy
cho Ấn Độ một bài học” là chính đáng. Vì thế, chiến sự đã nổ ra trong vòng 1

16


tháng (từ 20/10 đến 21/11/1962). Ngày 21/11/1962, Trung Quốc mới đơn
phương tuyên bố ngừng bắn và rút quân.
Đến ngày 28/2/1963, Trung Quốc tuyên bố hoàn thành việc rút quân về
nơi được gọi là “đường kiểm soát thực tế 7/11/1959”. Đường biên giới tạo ra
khi quân đội Trung Quốc rút quân và tập kết năm 1962 - 1963 vẫn tồn tại đến
nay. Từ đó, quan hệ Trung - Ấn chuyển sang giai đoạn mới, thời kỳ căng thẳng
kéo dài.
1.1.2.2. Giai đoạn từ 1962 đến cuối thập niên 80
Khủng hoảng biên giới năm 1962 đã đặt dấu chấm hết cho tình hữu nghị
của hai người khổng lồ châu Á - Trung Quốc và Ấn Độ.
Tháng 7/1961, Đại sứ Ấn Độ rời nhiệm sở và Đại sứ Trung Quốc về
nước (15 năm sau quan hệ hai nước chỉ còn là cấp Đại biện lâm thời). Tháng

12/1962, Ấn Độ rút Tổng lãnh sự ở Lasha và Thượng Hải, Trung Quốc cũng
rút hai Tổng lãnh sự ở Ấn Độ (mãi đến tháng 12/1991 mỗi bên mới khôi phục
được một Tổng lãnh sự ở Thượng Hải và Bombay). Tháng 8/1960, Tân Hoa
Xã ở Niu Đêli rút về nước, chi nhánh ngân hàng Trung Quốc ở Ấn Độ cũng
đình chỉ hoạt động. Bưu kiện qua biên giới bị kiểm soát gắt gao, quan điểm về
vấn đề Đài Loan cũng không được nhất trí như trước.
Ngày 19/9/1963, tờ báo “Sự thật” của Liên Xô đã đăng bài phân tích
cuộc xung đột biên giới Trung - Ấn và khẳng định rằng: “không có nguyên
nhân để xảy ra cuộc xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ và hơn
nữa không có nguyên nhân để đưa cuộc xung đột đó đến cuộc xung đột vũ
trang‟‟ [21, tr.ll].
Với Trung Quốc, gây ra cuộc xung đột biên giới, nước này muốn hạ uy tín
và làm suy yếu Ấn Độ để tăng ảnh hưởng ở Nam Á và phong trào giải phóng
dân tộc. Chống Ấn Độ, Trung Quốc cũng muốn hạ thấp Liên Xô, cho rằng Liên
Xô tiếp tay cho Ấn Độ chống lại Trung Quốc và Trung Quốc sẽ có cớ để tách

17


khỏi Liên Xô. Ngoài ra, Trung Quốc cũng thực hiện được tham vọng lãnh thổ,
sau chiến tranh 1962, Trung Quốc mở rộng đường biên giới ra hàng chục ngàn
km2. Sau chiến tranh biên giới, ngày 8/11/1962, Quốc hội Ấn Độ thông qua
một nghị quyết như một lời nguyền của nhân dân Ấn Độ: “tống cổ bọn xâm
lược ra khỏi lãnh thổ thiêng liêng của Ấn, dù cuộc chiến đấu có kéo dài và
gian khổ như thế nào đi chăng nữa” [42, tr.4].
Trong suốt thập kỷ 60 và đầu thập kỷ 70, quan hệ hai nước tiến triển
chậm chạp có nguyên nhân chủ quan của hai nước, đồng thời còn chịu ảnh
hưởng bởi bối cảnh quốc tế cũng như ở khu vực Nam Á tác động, như chiến
tranh Ấn Độ- Pakittan, các sự kiện Xichkim, vấn đề Campuchia, Hiệp ước
hợp tác hòa bình hữu nghị Ấn - Xô...

Từ 1976 trở đi, quan hệ Trung - Ấn bắt đầu đi vào giai đoạn bình thường
hoá. Quá trình bình thường hoá có những bước chập chững, dè dặt, song nhìn
chung là theo hướng đi lên, ngày càng được đẩy mạnh.
Sở dĩ đến giai đoạn này Trung Quốc lại cải thiện quan hệ với Ấn Độ và
quan hệ Trung - Ấn có biến chuyển là vì: Sau thất bại nặng nề trong “Đại
nhảy vọt” và “Đại cách mạng văn hoá vô sản”, Trung Quốc nhận thấy cần
phải tranh thủ dựa vào Mỹ để phát triển đất nước. Tuy nhiên, ngả sang phía
Mỹ, Trung Quốc phải chịu những bất lợi về chính trị. Sự liên minh Mỹ Trung, việc Trung Quốc bao vây, cô lập Ấn Độ và kiềm chế ảnh hưởng của
Ấn Độ trong phong trào giải phóng dân tộc đã làm Ấn Độ càng tăng cường
quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn với Liên Xô, tăng cường quan hệ với Việt Nam,
tạo ra sự so sánh lực lượng không có lợi cho liên minh nói trên, điều mà cả
Mỹ và Trung Quốc đều không muốn.
Phong trào Không liên kết bước vào thập kỷ 70 của thế kỷ XX đã vượt
qua khủng hoảng, trở thành một lực lượng quan trọng trong đời sống chính trị
quốc tế. Ấn Độ ngày càng có vai trò to lớn trong Phong trào này mà Trung

18


Quốc không thể không tính đến. Vì vậy, cải thiện và tăng cường quan hệ với
Ấn Độ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc trở lại với các nước đang
phát triển. Bình thường hoá quan hệ với Ấn Độ, Trung Quốc cũng có ý đồ
làm cho Ấn Độ giảm bớt quan hệ chặt chẽ với Liên Xô, đồng thời tranh thủ
Ấn Độ trong một số vấn đề quốc tế. Ngoài ra, Trung Quốc có thể cứu vãn uy
tín quốc tế đã bị giảm sút và tập hợp lực lượng thế giới thứ 3 vào tay mình.
Phía Ấn Độ, xuất phát từ mục tiêu chiến lược lâu dài, Ấn Độ rất coi trọng
bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, đưa Trung Quốc trở lại chính sách
láng giềng thân thiện. Trong quan hệ với Trung Quốc cũng như bất cứ nước
nào, Ấn Độ đều cho rằng quan hệ thân thiện bao giờ cũng có lợi hơn là đối
đầu. Bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ còn nhằm thoát khỏi

sức ép Mỹ - Trung - Pakixtan và thực hiện chính sách đa dạng hoá trong quan
hệ, cân bằng quan hệ với các nước lớn cho phù hợp với đường lối chung và
lợi ích của quốc gia.
Vì những lý do trên và sau những bước thăm dò ngoại giao, năm 1976
Ấn Độ và Trung Quốc đã trao đổi đại sứ trở lại. Hai nước trở lại tăng cường
trao đổi các đoàn ngoại giao, qua đó tìm hiểu thiện chí và khả năng bình
thường hoá quan hệ. Ngoài các đoàn thương mại, kinh tế, văn hoá, thể thao,
còn có các chuyến thăm, gặp gỡ hữu nghị. Đáng chú ý nhất có chuyến thăm
Ấn Độ của Chủ tịch Hội hữu nghị Trung Quốc Vương Bình Nam từ 7/5 đến
11/5/1978, cuộc gặp gỡ của Ngoại trưởng Trung Quốc Hoàng Hoa và Ngoại
trưởng Ấn Độ Vajpayee ở Liên Hợp Quốc (27/9/1978).
Tuy vậy, quá trình bình thường hoá diễn ra một cách chậm chạp, dè dặt.
Hai bên đều giữ lập trường nguyên tắc của mình về vấn đề biên giới và kịp
thời lên tiếng mỗi khi đối phương có cử chỉ gì đụng chạm đến vấn đề tranh
chấp. Quan điểm và thái độ của hai bên trên nhiều vấn đề khu vực và quốc tế
còn khác nhau rất xa.

19


Năm 1977, liên minh các Đảng cách hữu (Liên minh Janata) lên cầm
quyền ở Ấn Độ. Chính quyền Janata tuy là phe đối lập với Đảng Quốc đại,
song cũng không thể đi ngược lại lợi ích dân tộc. Janata chủ trương thúc đẩy
bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, song vẫn coi việc giải quyết vấn đề
biên giới là không thể thiếu được để đi đến bình thường hoá quan hệ đầy đủ
và hoàn toàn. Tháng 2/1979, lần đầu tiên sau 20 năm Ngoại trưởng Ấn Độ
Vajpayee sang thăm Trung Quốc. Đúng vào thời điểm đó, Trung Quốc lại xảy
ra việc đụng độ biên giới với Việt Nam vào 17/2/1979. Ngoại trưởng
Vajpayee đã cắt ngắn chuyến thăm và coi sự kiện xảy ra là “sự thụt lùi”. Dư
luận Ấn Độ coi sự kiện xảy ra này là sự lặp lại cuộc chiến tranh biên giới Ấn

Độ năm 1962 và nhắc nhở ý thức cảnh giác của Ấn Độ đối với Trung Quốc.
Bước sang thập niên 80, đứng trước những thay đổi của tình hình quốc tế
và trong nước, hai nước Trung - Ấn nhận thấy việc cải thiện mối quan hệ sẽ
rất có lợi cho cả đôi bên. Trung Quốc xuất hiện mâu thuẫn với Mĩ và chiến
lược đi với Mĩ chống Liên Xô đã lỗi thời. Tình thế buộc Trung Quốc vừa phải
dựa vào Mĩ, vừa phải cải thiện quan hệ với Liên Xô và “thế giới thứ ba” để
hiện đại hóa đất nước.
Tháng 3/1980, Indira Gandhi gặp Ngoại trưởng Hoàng Hoa ở Dimbabuê;
tháng 5/1980, bà gặp Chủ tịch Hoa Quốc Phong tại Belgrade; tháng 6/1980,
Ngoại trưởng Hoàng Hoa thăm Ấn Độ. Tháng 10/1981, hai nước ký Hiệp
định trao đổi phóng viên, Hiệp định thiết lập quan hệ hàng không. Cuối tháng
9/1982, Trung Quốc đón hai đoàn đại biểu Công đoàn của Ấn Độ sang thăm.
Cuối tháng 10/1982, đoàn Hội đồng khoa học xã hội Ấn Độ do cố vấn đối
ngoại của bà Gandhi dẫn đầu đi thăm Trung Quốc. Đầu năm 1983, Trung
Quốc đã cử nhiều đoàn đối ngoại sang Ẩn Độ như: Đoàn luật gia (tháng 3),
Đoàn phụ nữ (tháng 3)... [21, tr.22].
Song song với các hoạt động trên, Trung Quốc và Ấn Độ đã tiến hành
đàm phán giải quyết vấn đề biên giới bắt đầu từ tháng 12/1981. Tại các vòng

20


đàm phán về vấn đề biên giới, hai bên đã thảo luận những vấn đề cụ thể liên
quan đến các khu vực từng xảy ra tranh chấp giữa hai bên. Tại vòng đàm phán
thứ 8, hai bên đã nhất trí cần tránh đối đầu và xung đột, duy trì hoà bình trên
biên giới hai nước.
Trên cơ sở những kết quả đạt được trong các vòng đàm phán và các hoạt
động hữu nghị, Thủ tướng Ấn Độ R. Gandhi đã sang thăm chính thức Trung
Quốc sau 34 năm kể từ chuyến đi thăm Trung Quốc của cố Thủ tướng J.
Nehru. Hai bên đã nhất trí tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học - kỹ thuật, lập

ra Uỷ ban hỗn hợp kinh tế và ký Hiệp định hợp tác quốc tế - khoa học kỹ thuật,
Hiệp định hàng không dân dụng, Hiệp định thương mại... [21, tr.29]. Hai bên
đã thỏa thuận được về thời gian, cấp bậc, phương thức đàm phán về Vấn đề
biên giới. Hai bên cũng cam kết duy trì hoà bình, ổn định dọc biên giới.
Có thể nói, cho đến cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, tuy vấn đề biên
giới Trung - Ẩn vẫn chưa được giải quyết, quan điểm của hai nước vẫn còn
khác xa nhau về một số vấn đề quốc tế và khu vực như việc giải quyết vấn đề
Campuchia, nhưng so với trước thì mối quan hệ hai nước đã được cải thiện
một cách rõ rệt. Chuyến đi thăm của Thủ tướng R. Gandhi sang Trung Quốc
có ý nghĩa hết sức quan trọng, là bước mở đầu một giai đoạn mới trong quan
hệ Trung - Ấn. Chấm dứt thòi kỳ đối đầu, căng thẳng, đi vào thời kỳ hoà
hoãn, cùng tồn tại hoà bình và phát triển. Đó cũng là sự phản ánh xu thế
chung của thế giới trong thời kỳ mới là hoà hoãn để tập trung cho phát triển
kinh tế. Chuyến thăm này cũng thể hiện sự năng động, khéo léo của Thủ
tướng R. Gandhi trong vai trò đối nội và đối ngoại.
1.2. Nhân tố quốc tế
1.2.1. Sự chuyển biến của môi trường khu vực và quốc tế sau Chiến
tranh lạnh
Cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỉ XX, thế giới có nhiều
biến động với những biểu hiện muôn hình, muôn vẻ của nó: CNXH đã sụp đổ

21


×