Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế của Việt Nam từ năm 2001 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 146 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐINH THỊ XUÂN TƯƠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY

Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số:

60.31.40

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Quế

Hµ Néi, 2010


MỤC LỤC

Mở đầu:

1

Chương 1: Quan điểm của Đảng và nhà nước Việt Nam
về ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế:
1.1. Khái niệm ngoại giao phục vụ kinh tế và những nhiệm
vụ chính của ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế:


10

1.1.1. Khái niệm ngoại giao phục vụ kinh tế

10

10

1.1.2.Những nhiệm vụ chính của ngoại giao phục vụ phát
triển kinh tế

13

1.2. Quan điểm và nhận thức của Đảng - Nhà nước ta về
ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế

15

1.2.1.Quan điểm cơ bản về ngoại giao phục vụ phát triển
kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam

15

1.2.2. Sự tiến triển trong nhận thức về ngoại giao phục vụ
phát triển kinh tế ở nước ta

28

1.3. Nội dung của hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển
kinh tế ở nước ta


35

1.3.1.Mục tiêu, yêu cầu của các hoạt động ngoại giao phục
vụ phát triển kinh tế hiện nay

35

1.3.2. Những nội dung cụ thể của ngoại giao phục vụ phát
triển kinh tế

37

Chương 2: Hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển
kinh tế của nước ta thập niên đầu thế kỷ XXI

43

2.1. Khái quát hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh
tế ở nước ta từ năm 1945 đến năm 2000

43

2.2.Thực trạng hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển
kinh tế ở nước ta thập niên đầu thế kỷ XXI

58


2.2.1. Những thành tựu


58

2.2.2. Những hạn chế

89

2.3. Một số kinh nghiệm rút ra trong thực hiện ngoại giao
phục vụ phát triển kinh tế

92

Chương 3: Phương hướng và các giải pháp thúc đẩy
hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế thời
gian tới

106

3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại giao
phát triển kinh tế những năm tới

106

3.2.Các giải pháp thúc đẩy hoạt động ngoại giao phục vụ
phát triển kinh tế

112

Kết luận


128

Danh mục tài liệu tham khảo

131


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

UN

Liên Hợp Quốc

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương

WB

Ngân hàng thế giới

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

WTO


Tổ chức thương mại thế giới

CATBD

Châu á - Thái Bình Dương

CNH

Cơng nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

CNTB

Chủ nghĩa Tư bản

TCH

Tồn cầu hóa

CQĐD

Cơ quan đại diện



MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Hoạt động ngoại giao của bất kỳ nước nào từ xưa đến nay bao giờ cũng
nhằm phục vụ ba mục tiêu cơ bản là: Góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; nâng cao vị thế, mở rộng ảnh hưởng trên trường
quốc tế; tranh thủ và tạo những điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất
nước; Ba mục tiêu ấy liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau,
tạo thành một thể thống nhất nhằm làm cho đất nước hùng mạnh, phát triển,
trong đó sức mạnh kinh tế đóng vai trị rất quan trọng. Những mục tiêu trên
có thể nói là khơng thay đổi, song nội dung cụ thể của nó, nhất là phương
pháp tiến hành để đạt được những mục tiêu ấy không phải lúc nào cũng đứng
yên mà chúng chuyển hoá theo thời gian, tuỳ thuộc vào diễn biến của lịch sử,
hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của một quốc gia. Trong bối cảnh thế giới hiện
nay, mục tiêu tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển có tầm quan trọng
hơn bao giờ hết. Nội dung của mục tiêu này không chỉ thể hiện ở chỗ xây
dựng, duy trì các mối quan hệ quốc tế ổn định, thuận lợi cả về mặt chính trị
lẫn kinh tế và an ninh, mà cịn ở chỗ tìm kiếm được nhiều đối tác, tiếp thị và
mở rộng thị trường. Yêu cầu về mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác ngày
nay đã quyết định việc lập cơ quan đại diện ngoại giao tuỳ thuộc vào nước sở
tại có phải là “đối tác sáng giá” hay không. Yêu cầu này càng trở nên cấp
bách khi cuộc chạy đua về kinh tế, cuộc cạnh tranh về đối tác và thị trường
đang diễn ra quyết liệt hơnhợn bao giờ hết. Hiện nay tất cả các nước phát
triển cũng như đang phát triển đều đứng trước thách thức về tụt hậu. Do đó,
mọi nước đều đặt ưu tiên cho phát triển kinh tế và hoạt động ngoại giao phải
phục vụ ưu tiên này.

-1-



Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của tồn cầu hố và khi
cạnh tranh kinh tế trở nên hết sức gay gắt, nhiều nước đã coi “Ngoại giao kinh
tế” như một chìa khố mở cửa ra thế giới. Khái niệm “Ngoại giao kinh tế”
được hiểu là toàn bộ các hoạt động đối ngoại mang nội dung kinh tế. Đó
khơng chỉ là chính sách viện trợ và nhận viện trợ, chính sách thu hút đầu tư
nước ngồi, mà cịn là những hoạt động mà thơng qua đó có thể tác động tới
luật pháp, hay chính sách tiền tệ, chính sách xuất nhập khẩu, đầu tư của các
nước khác, nhằm đem lại những lợi ích kinh tế gián tiếp như tạo mơi trường
cho doanh nghiệp nước mình làm ăn, tạo tương quan có lợi về tỷ giá tiền tệ.
Tất nhiên, khơng loại trừ việc một số nước có thể dựa vào ảnh hưởng của
mình để gây sức ép ngoại giao nhằm đạt tới mục tiêu này. Nhiều nước cho
rằng, việc áp dụng khái niệm “Ngoại giao kinh tế”, cũng giống như ngoại
giao an ninh và ngoại giao văn hoá, trước hết là để nhấn mạnh nội dung của
các hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế. Cịn việc ưu tiên lĩnh vực
nào thì phải tuỳ vào từng nước cũng như tình hình cụ thể. Có những giai
đoạn, ngoại giao an ninh phải được chú trọng hàng đầu, lúc ngoại giao văn
hoá được coi là hiệu quả hơn để tạo mối quan hệ với các nước khác. Ngoại
giao kinh tế sẽ được nhấn mạnh khi đất nước có hồ bình và xác định phát
triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm.
có thể tác động tới luật pháp, hay chính sách tiền tệ, chính sách xuất nhập
khẩu, đầu tư của các nước khác, nhằm đem lại những lợi ích kinh tế gián tiếp
như tạo môi trường cho doanh nghiệp nước mình làm ăn, tạo tương quan có
lợi về tỷ giá tiền tệ. Tất nhiên, không loại trừ việc một số nước có thể dựa vào
ảnh hưởng của mình để gây sức ép ngoại giao nhằm đạt tới mục tiêu này.
Nhiều nước cho rằng, việc áp dụng khái niệm “Ngoại giao kinh tế”, cũng
giống như ngoại giao an ninh và ngoại giao văn hoá, trước hết là để nhấn
mạnh nội dung của các hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế. Còn
việc ưu tiên lĩnh vực nào thì phải tuỳ vào từng nước cũng như tình hình cụ


-2-


thể. Có những giai đoạn, ngoại giao an ninh phải được chú trọng hàng đầu,
lúc ngoại giao văn hoá được coi là hiệu quả hơn để tạo mối quan hệ với các
nước khác. Ngoại giao kinh tế sẽ được nhấn mạnh khi đất nước có hồ bình
và xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm.
Hoạt động “Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế”(*) ở nước ta không
phải là vấn đề mới, mà đã được tiến hành từ khá lâu và đạt được nhiều kết quả
quan trọng, đóng góp vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước.
Suốt 23 (hơn 20 năm qua) năm qua, phát huy truyền thống và những thành
tựu đối ngoại trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, ngoại giao Việt Nam đã
chuyển hướng mạnh sang phục vụ kinh tế, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là tạo
mơi trường hịa bình, ổn định và điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển kinh
tế, lấy việc mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại làm trọng tâm. Điều đó cũng
dễ hiểu, vì một khi đất nước đã giành được độc lập, thống nhất, nhưng vẫn
đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn về trình độ phát triển so với nhiều nước
khác, thì nhiệm vụ trọng tâm của nước ta là phải đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội. Và chính sách đối ngoại tất yếu phải phục vụ cho nhiệm vụ trọng tâm
này. Đó vừa là lợi ích tối cao của dân tộc, những đồng thời cũng là thước đo
hiệu quả mới của hoạt động đối ngoại.
Với ý nghĩa đó, Đảng và Nhà nước ta đã nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu
phải gắn kết chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại, gắn ngoại giao với kinh
tế. Nội dung của hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế được xác
định là: Thứ nhất, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho kinh tế đối ngoại
thông qua việc kiến tạo, duy trì khn khổ pháp lý song phương và đa
phương; Thứ hai, nghiên cứu, cung cấp thông tin và cơ hội hợp tác kinh tế;
Thứ ba, tham gia các hoạt động kinh tế ở tầm vĩ mô như vận động ODA, FDI
(*)

Hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều cách gọi khác nhau về vấn đề này như: “Ngoại

giao kinh tế - Economy Diplomacy”, “Ngoại giao phục vụ kinh tế”, “Ngoại giao phục vụ phát triển
kinh tế”... Những khái niệm đó dù có tên gọi khác nhau, nhưng về nội hàm là đồng nghĩa. Tuy
nhiên, luận văn sử dụng khái niệm “Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế” để thống nhất với khái
niệm đã được Đảng ta sử dụng trong các văn kiện Đại hội, nhất là trong Nghị quyết Đại hội X.

-3-


hay tìm thị trường xuất khẩu…; Thứ tư, giúp các địa phương, các doanh
nghiệp thiết lập quan hệ kinh tế với đối tác nước ngoài; Thứ năm, tạo điều
kiện để người Việt Nam ở nước ngồi đóng góp về nước; Thứ sáu, bảo vệ lợi
ích kinh tế của Nhà nước, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cũng
như cá nhân Việt Nam ở nước ngoài.
Trong 5 năm nhiệm kỳ của Đại hội IX, hoạt động ngoại giao đã chú
trọng công tác phục vụ phát triển kinh tế, nội dung kinh tế ngày càng được thể
hiện rõ nét trong mọi hoạt động chính trị đối ngoại. Các hoạt động nghiên
cứu, tham mưu, vận động viện trợ, thu hút đầu tư, mở rộng thị trường buôn
bán, lao động, quảng bá du lịch… ngày càng được đẩy mạnh, nhất là ở các cơ
quan đại diện Việt Nam ở nước ngồi. Những hoạt động đó đã góp phần hiệu
quả trong việc khuếch trương hình ảnh và những lợi thế cạnh tranh của nước
ta trên thị trường thế giới, tăng tính hấp dẫn để thu hút đầu tư nước ngoài,
thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao sức
mạnh tổng hợp của đất nước. Đó chính là cơ sở để Đại hội X, trong khi đề ra
mục tiêu phát triển đất nước cho giai đoạn 2006 - 2010 là “sớm đưa nước ta ra
khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản
trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, thì cũng đồng thời chỉ
rõ nhiệm vụ của công tác đối ngoại trong những năm tới, đó là tiếp tục “giữ
vững mơi trường hồ bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc
đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, cơng nghiệp hố, hiện đại hố
đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Cụ thể hơn, Nghị quyết Đại hội X

nhấn mạnh: “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế…”, “Đẩy mạnh
hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế
kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích của đất nước
làm mục tiêu cao nhất”, “nhiệm vụ ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế là ưu
tiên hàng đầu” của hoạt động đối ngoại. i… Quán triệt tinh thần đó, hoạt động
đối ngoại của nước ta từ sau Đại hội X đã được triển khai một cách chủ động

-4-


hơn, tích cực và năng động hơn, nội dung phục vụ phát triển kinh tế tiếp tục
trở thành mục tiêu, yêu cầu hàng đầu trong các hoạt động ngoại giao song
phương cũng như đa phương. Có thể nói rằng, chưa bao giờ thuật ngữ “ngoại
giao phục vụ phát triển kinh tế” lại được sử dụng nhiều như những năm gần
đây, nhất là trong bối cảnh Việt Nam cơ bản đã hội nhập đầy đủ với quốc tế,
khởi đầu là gia nhập ASEAN, ASEM, APEC và nay là WTO, thì nhiệm vụ
ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế ngày càng có vai trị quan trọng và được
coi là một mục tiêu hàng đầu của hoạt động đối ngoại.
Chính vì vậy, việc phân tích một cách tồn diện về thực trạng hoạt
động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế ở nước ta, nhất là trong bối cảnh
thực hiện chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo tinh
thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, từ đó rút ra những kinh
nghiệm quý giá là rất cần thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Xuất phát từ nhận thức trên đây, tác giả chọn đề tài “Hoạt động ngoại
giao phục vụ phát triển kinh tế của Việt Nam từ năm 2001 đến nay” để
viết luận văn thạc sĩ, chuyên ngành quốc tế học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Như đã nói, ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế khơng phải là vấn đề
mới mà đã được triển khai trong thực tiễn hoạt động đối ngoại của Đảng và
Nhà nước ta từ khá lâu. Do vậy, việc nghiên cứu về vấn đề này cũng đã được

các nhà nghiên cứu quan tâm chú ý. Trong nhiều cơng trình nghiên cứu về
đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, nội dung
“Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế” được dành một dung lượng khá thỏa
đáng. Có thể thấy điều đó qua một số cơng trình sau: Võ Văn Kiệt, Nền ngoại
giao đổi mới, Tuần báo Quan hệ Quốc tế, 1994; Võ Văn Đức, Kinh tế đối
ngoại của nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 20012010, Tạp chí Ngân hàng, số 8/2002; Học viện Quan hệ quốc tế, Ngoại giao
Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp đổi mới (1975 - 2002), Lưu hành nội bộ, Hà

-5-


Nội 2002; Đinh Xuân Lý, Quá trình hội nhập khu vực châu Á - Thái Bình
Dương theo đường lối đổi mới của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
2003; Trình Mưu, Nguyễn Thế Lực, Nguyễn Hồng Giáp (chủ biên), Q
trình triển khai thực hiện chính sách đối ngoại của Đại hội IX Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội 2005; Phí Như Chanh, Phạm Xuân
Thâu, Phạm Văn Linh (chủ biên), Đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005; Vũ Dũng, Hội nhập kinh tế quốc tế - tác
động và giải pháp, Tạp chí Nghệ thuật quân sự Việt Nam, số 6/2005; Vũ
Dương Ninh, Quan hệ đối ngoại Việt Nam trên chặng đường 60 năm (19452005), Tạp chí Lịch sử Đảng, số 8/2005; Nguyễn Mạnh Cầm, Ngoại giao thời
kỳ đổi mới - giai đoạn mới của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại, Tạp chí
Cộng sản tháng 10/2005; Vũ Khoan, Thành tựu trong lĩnh vực đối ngoại qua
20 năm đổi mới, báo Nhân Dân ngày 14/11/2005; Phạm Đức Thành, Vũ
Tuyết Loan (chủ biên), APEC và sự tham gia của Việt Nam, Nxb Từ điển
bách khoa, Hà Nội 2006; Nguyễn Hữu Tuất, Một số suy nghĩ về chiến lược
phát triển kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Tạp chí
Kinh tế và Dự báo, số 6/2006; Vũ Khoan, Đại hội X của Đảng và đường lối
đối ngoại, báo Nhân Dân ngày 24/8/2006; Hồng Hà, Tìm hiểu một số điểm
mới về đường lối, chính sách đối ngoại trong văn kiện Đại hội X của Đảng,
Tạp chí Thơng tin Công tác Tư tưởng Lý luận, số 9/2006; Nguyễn Mạnh

Hùng, Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình,
hợp tác và phát triển, Tạp chí Cộng sản tháng 9/2006; Nguyễn Văn Hồi, Đơi
nét về đường lối đối ngoại, hội nhập của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời
kỳ đổi mới 1986 – 2005, Tạp chí Thơng tin Khoa học xã hội, số 11/2006; Hà
Đăng, Hội nhập quốc tế và vai trò lãnh đạo của Đảng ta, Tạp chí Cộng sản số
123 (tháng 2/2007); Phạm Gia Khiêm; Đẩy mạnh triển khai thực hiện thắng
lợi đường lối, chính sách đối ngoại Đại hội X của Đảng, Tạp chí Cộng sản
điện tử, Số 13 (133) năm 2007 v.v.…

-6-


Nghiên cứu về chủ đề này cũng đã có một số xuất bản phẩm, bài viết
đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu lý luận và chuyên ngành, cụ thể như:
Nguyễn Hoàng Giáp, Ngoại giao kinh tế - một nội dung cơ bản của kinh tế
đối ngoại hiện nay, Tạp chí Thương mại, 10/1995; Ngơ Xn Bình, Tìm hiểu
chính sách “Ngoại giao kinh tế” của Nhật Bản với Đông Nam Á, Tạp chí
Nghiên cứu Nhật Bản, số 2/1999; Trọng tâm là “Ngoại giao phục vụ phát
triển kinh tế”, Báo Quốc Tế điện tử, Số 7, ra ngày 12/2/2004; Trần Tuấn Anh,
30 năm Ngoại giao phục vụ kinh tế, Tuần báo Quốc Tế, số ra ngày 26/2/2004;
Ngoại giao phục vụ kinh tế: Chủ động, năng động và chuyển động, Báo Sài
Gòn giải phóngSGGP, số ra ngày 30/06/2004; Nga: Chuyển trọng tâm ngoại
giao kinh tế sang châu Á, Tin tham khảo đặc biệt, TTXVN, 10/8/2005 ; Vũ
Dũng, Ngoại giao với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Báo Đầu tư, số ra
ngày /2005; Nhật Bản với chính sách “Ngoại giao kinh tế”, TTXVN,
TLTKĐB, ngày 29/8/2006 ; Mỗi đại sứ Việt Nam phải có chương trình hành
động ngoại giao phục vụ kinh tế, báo Lao Động, số 332, ngày 02/12/2006;
Phạm Gia Khiêm , Nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao phục vụ kinh tế,
góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng, báo Nhân dân
số ra ngày /2006; Phạm Gia Khiêm, Ngoại giao kinh tế là nhiệm vụ trọng

tâm, báo Đầu tư, số ra ngày 02/01/2008; Kinh tế thế giới - kinh tế đối ngoại
của

Việt

Nam



ngoại

giao

phục

vụ

phát

triển

kinh

tế,

; Cộng hưởng sức mạnh ngoại giao và doanh nghiệp,
;

30


năm

Ngoại

giao

phục

vụ

kinh

tế,

; Nhìn lại một năm “Ngoại giao phục vụ kinh tế”,
;

Ngoại

giao

thúc

đẩy

kinh

tế

phát


triển,

v.v…
Tuy nhiên, cho đến nay chưa thấy xuất hiện một cơng trình có tính
chuyên sâu về chủ đề này. Do vậy, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “Hoạt
động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế của Việt Nam từ năm 2001

-7-


đến nay ” là có tính cấp thiết, kế thừa những kết quả của các cơng trình đi
trước, tác giả luận văn mong muốn tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa nhằm
mục đích làm rõ các luận cứ khoa học để làm sáng tỏ hơn các vấn đề lý luận
và thực tiễn đổi mới hoạt động đối ngoại nói chung và thực trạng của hoạt
động ngoại giao phục vụ kinh tế nói riêng ở nước ta từ năm 2001 đến nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ chủ trương quan điểm, nhận thức của Đảng và Nhà nước Việt
Nam về “Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế; phân tích thực trạng của hoạt
động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế” của Việt Nam từ năm 2001 đến
nay; phương hướng và các giải pháp thúc đẩy hoạt động ngoại giao phục vụ
phát triển kinh tế năm tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn



Phân tích chủ trương quan điểm, nhận thức của Đảng và Nhà nước Việt
Nam về “Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế”.


 Phân tích thực trạng của hoạt động “ngoại giao phục vụ phát triển kinh
tế” ở nước ta từ năm 2001 đến nay.
 Rút ra một số kinh nghiệm trong thực hiện “ngoại giao phục vụ phát triển
kinh tế” ở nước ta trong thời gian qua
 Nêu lên phương hướng và các giải pháp thúc đẩy hoạt động ngoại giao
phục vụ phát triển kinh tế thời gian tới.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
 Luận văn tập trung nghiên cứu khái quát hoạt động “ngoại giao phục vụ
phát triển kinh tế” ở nước ta trước năm 2000 và thực trạng hoạt động
“ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế” ở nước ta những năm đầu thế kỷ
XXI.

-8-


 Về mặt thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu về “ngoại giao phục vụ
phát triển kinh tế” ở nước ta từ năm 2001 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
 Cơ sở lý luận của luận văn được dựa trên quan điểm, thế giới quan và
phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
đường lối đối ngoại của Đảng cộng sản Việt Nam.
 Luận văn chủ yếu vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lơgíc,
đồng thời kết hợp chặt chẽ với các phương pháp khác như: phân tích,
tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phương pháp liên ngành… Mọi nhận định,
đánh giá trong đề tài đều được xây dựng trên cơ sở phân tích, khái quát
những dữ kiện thực tế và kết quả của những cơng trình khoa học đã
cơng bố liên quan đến đề tài.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Một mặt góp phần quan trọng vào việc cung cấp các luận cứ khoa học
để làm sáng tỏ hơn các vấn đề lý luận và thực tiễn đổi mới hoạt động đối

ngoại nói chung và hoạt động đối ngoại phục vụ kinh tế nói riêng ở nước ta
hiện nay. Mặt khác, những kết quả nghiên cứu của đề tài cũng góp phần vào
việc thực hiện chủ trương của Đảng về tổng kết công tác lý luận và thực tiễn
thời kỳ đổi mới.
7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn:
Đề tài cịn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu và giảng dạy những nội dung về quan hệ quốc tế và đường lối
đối ngoại của Đảng, góp phần vào việc nâng cao kiến thức cho đội ngũ
những người làm công tác đối ngoại, công tác giáo dục tuyên truyền chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng trên lĩnh vực đối ngoại
8. Kết cấu của luận văn :

-9-


Ngoài phần mở đầu , kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương 8 tiết

Chương 1

- 10 -


QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ NGOẠI
GIAO PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1. Khái niệm ngoại giao phục vụ kinh tế và những nhiệm vụ chính của
ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế :
1.1.1 Khái niệm ngoại giao phục vụ kinh tế:
Từ rất lâu, nhiều quốc gia trên thế giới đã coi việc theo đuổi các lợi ích
kinh tế là mục tiêu cốt lõi trong hoạt động đối ngoại. Ngoại giao với những

mục tiêu kinh tế đã ra đời từ rất sớm, có ngoại giao là có kinh tế.. Tuy nhiên,
thuật ngữ Ngoại giao kinh tế như một lĩnh vực chuyên biệt của hoạt động đối
ngoại chỉ được Nhật Bản khởi xướng và văn bản hoá vào giai đoạn sau Chiến
tranh thế giới thứ hai. Sở dĩ như vậy là vì trong bối cảnh mơi trường quốc tế
đóng cửa với sự đối đầu căng thẳng của trật tự thế giới hai cực, ngoại giao
kinh tế được coi là biện pháp tốt nhất để mở ra con đường giao lưu quốc tế.
Hơn nữa, trong chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản là nước bại trận, bị ràng
buộc bởi các điều luật quốc tế về hạn chế vai trị chính trị và qn sự trên thế
giới, để lấy lại uy danh và hình ảnh của mình Nhật Bản chủ trương dốc toàn
lực vào phát triển kinh tế, coi đây là cách tối ưu nhất .
Từ năm 1991 đến nay, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học
– cơng nghệ hiện đại và tồn cầu hố dẫn tới sự phát triển nhanh chóng phân
cơng lao động quốc tế, cạnh tranh kinh tế trở nên hết sức gay gắt, tính chất
mở cửa của các nền kinh tế quốc gia tăng nhanh, sức mạnh kinh tế trở thành
nhân tố quyết định sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia. Cùng với đó, việc
kết thúc chiến tranh lạnh đã mở ra thời kỳ mới để các nước trên thế giới tập
trung sức người, sức của cho phát triển kinh tế trong nước và mở rộng quan
hệ kinh tế quốc tế. Việc tham gia mở rộng kinh tế đối ngoại không chỉ dừng
lại ở mức độ tham gia kiến tạo chính sách kinh tế đối ngoại, tạo mơi trường
thuận lợi, tham gia giải quyết những bất đồng, khó khăn n… mà còn đi vào
những vấn đề rất cụ thể như xúc tiến thương mại,

- 11 -

đầu tư, thu hút viện trợ


nước ngồi, du lịch, và mơi giới những hợp đồng kinh tế lớn. Trong bối cảnh
đó, ngoại giao phục vụ kinh tế được phát triển mạnh mẽ với những nội dung
và hình thức mới. Nhiều nước đã coi ngoại giao phục vụ kinh tế như một chìa

khố để mở cửa ra thế giới.
Vậy ngoại giao phục vụ kinh tế là gì? Có nhiều định nghĩa về khái
niệm này, ví dụ như: “Ngoại giao phục vụ kinh tế là lĩnh vực đặc biệt của
hoạt động ngoại giao, liên quan đến việc sử dụng kinh tế như là đối tượng và
phương tiện để cạnh tranh và hợp tác trong quan hệ quốc tế” [56, tr 52];
“Ngoại giao phục vụ kinh tế là đạt mục đích kinh tế bằng phương pháp ngoại
giao, khơng phụ thuộc vào việc ngoại giao có sử dụng những địn bẩy kinh tế
để đạt được mục tiêu hay khơng” [25, tr 52] ngoại giao phục vụ kinh tế được
hiểu là hoạt động ngoại giao “nhằm thúc đẩy thương mại, hợp tác đầu tư, hợp
tác khoa học công nghệ, du lịch, lao động, dịch vụ, thu hút ngoại tệ, bảo vệ lợi
ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong hoạt
động kinh tế đối ngoại” [chưa phần tài liệu tham khảo,trang 9]… Tuy nhiên,
những khái niệm đó cịn khá hẹp, chưa thực sự phản ánh đúng về hoạt động
ngoại giao phục vụ kinh tế. Có thể thấy, ngoại giao phục vụ kinh tế là hoạt
động nhiều phương diện, trong điều kiện hiện nay phát triển trên cơ sở song
phương, đa phương và vận hành ở các cấp độ khác nhau (đại vĩ mô, vĩ mơ và
vi mơ). Từ góc độ chủ thể, ngoại giao phục vụ kinh tế hướng tới thực hiện
quan hệ ngoại thương, quan hệ tài chính – tiền tệ và sản xuất quốc tế, quan hệ
kinh tế trong lĩnh vực thực hiện tiềm năng kinh tế, khoa học – công nghệ và
giải quyết vấn đề toàn cầu của các quốc gia trên thế giới. Xét một cách tổng
thể, khái niệm Ngoại giao phục vụ kinh tế được hiểu là toàn bộ các hoạt động
đối ngoại mang nội dung kinh tế. Đó khơng chỉ là chính sách thu hút đầu tư
nước ngồi, chính sách viện trợ và nhận viện trợ, …, mà cịn là những hoạt
động mà thơng qua đó có thể tác động tới luật pháp, hay chính sách xuất nhập
khẩu, đầu tư của các nước khác, chính sách tiền tệ… nhằm đem lại những lợi

- 12 -


ích kinh tế gián tiếp như tạo môi trường cho doanh nghiệp nước mình làm ăn,

tạo tương quan có lợi về tỷ giá tiền tệ. Nhiều nước cho rằng, việc áp dụng
khái niệm ngoại giao phục vụ kinh tế, cũng giống như ngoại giao phục vụ
văn hoá và ngoại giao phục vụ an ninh, trước hết là để nhấn mạnh nội dung
của các hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế. Cịn việc ưu tiên lĩnh
vực nào thì phải tuỳ vào từng nước cũng như tình hình cụ thể. Có những giai
đoạn, ngoại giao an ninh phải được chú trọng hàng đầu, lúc ngoại giao văn
hoá được coi là hiệu quả hơn để tạo mối quan hệ với các nước khác. Ngoại
giao phục vụ kinh tế được nhấn mạnh khi đất nước có hồ bình và xác định
phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm.
Trong các thập kỷ gần đây, ngoại giao phục vụ kinh tế luôn được coi là
một bộ phận quan trọng của ngoại giao Việt Nam. Hiện nay, khi chúng ta
đang tập trung toàn lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, thì
ngoại giao phục vụ kinh tế lại càng có vai trị nổi bật, được xem là một trong
ba trụ cột của ngoại giao Việt Nam: ngoại giao phục vụ chính trị, ngoại giao
phục vụ kinh tế và ngoại giao phục vụ văn hóa, nhằm tranh thủ tối đa các
nguồn lực quốc tế, “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại” trong
tình hình mới, phục vụ sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Từ khi Đảng
ta xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, ngoại giao cũng xác định
phục vụ kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của mình. Thực tiễn cho thấy điều đó
là hồn tồn đúng. Chính trị và kinh tế có mối quan hệ hệ hữu cơ với nhau.
Ở nơi nào có quan hệ chính trị tốt, quan hệ kinh tế cũng phát triển. Quan hệ
chính trị mở đường cho quan hệ kinh tế và quan hệ kinh tế hỗ trợ, tăng cường
liên kết quan hệ chính trị. Dưới quan điểm chính trị thực dụng, ngoại giao
khơng phải để nói chuyện chính trị sng. Mỗi chuyến đi của các nhà lãnh
đạo cao cấp không chỉ bàn chuyện quan hệ chung chung mà là tìm kiếm cơ
hội làm ăn, vận động hành lang cho lợi ích kinh tế của nước mình và mở

- 13 -



đường cho các doanh nghiệp khai thác thị trường. Mỗi nhà lãnh đạo khi đó đã
trở thành các “salesman”, “marketer” tầm cỡ quốc gia.
1.1.2. Những nhiệm vụ chính của ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế
Những nhiệm vụ chính của ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế là :
Thứ nhất, nghiên cứu kinh tế thế giới, khu vực, các tổ chức kinh tế
quốc tế, kinh tế các nước và quan hệ kinh tế quốc tế, kinh tế Việt Nam để
góp phần hoạch định đường lối chủ trương, chính sách kinh tế, nhất là lĩnh
vực kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực. Hơn nữa, ngoại
giao tìm hiểu nhu cầu, khả năng về các mặt của các đối tác và trên cơ sở khả
năng, nhu cầu của các bộ, ngành trong nước, để từ đó kiến nghị chủ trương,
chính sách phù hợp cho từng nước, từng đối tác. ở Ở nhiệm vụ này, các lĩnh vực
cần tập trung quan tâm như: đóng góp triển khai chiến lược hội nhập kinh tế
quốc tế; thu hút ODA, FDI, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và các hình thức đầu
tư, viện trợ quốc tế khác; thúc đẩy chuyển giao cơng nghệ; quảng bá văn hóa dân
tộc Việt Nam, thúc đẩy du lịch quốc tế vào nước ta, tranh thủ sự đóng góp của
cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi cho cơng cuộc xây dựng và phát triển
đất nước;
Thứ hai, tham gia xây dựng khung pháp lý, các văn bản pháp quy về
kinh tế vĩ mơ nói chung và văn bản chuyên ngành, đặc biệt là việc cung cấp,
gợi ý về kinh nghiệm của các nước.
Thứ ba, chuẩn bị đàm phán, tham gia đàm phán, hoặc ký kết các hiệp
định, thỏa thuận chính phủ (song phương, đa phương) giữa ta với các nước, làm
nền tảng pháp lý cho quan hệ hợp tác quốc tế; đồng thời theo dõi, đôn đốc việc
thực hiện các hiệp định, thỏa thận đã ký kết.
Thứ tư, cung cấp những thông tin cần thiết, chính xác và kịp thời cho
việc xây dựng chủ trương chính sách cũng như các hoạt động kinh tế cụ thể

- 14 -



của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và tham gia quản lý nhà nước về
kinh tế đối ngoại.
Thứ năm, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp trong
việc liên hệ tìm đối tác, thẩm tra đối tác, tìm kiếm và mở rộng thị trường, giúp
đỡ các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn ở nước ngoài [28, trang 553- 559].
Cũng cần thiết phải nhấn mạnh rằng, lĩnh vực ngoại giao được đề cập ở
đây khơng chỉ gói gọn trong chính sách và hoạt động đối ngoại của Chính phủ
mà phải được hiểu theo nghĩa rộng - đó là sự tổng lực và tổng hợp của tất cả
các chủ thể trên mặt trận đối ngoại, bao gồm hoạt động ngoại giao của Đảng,
Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và kể cả ngoại giao nhân dân. Ở đây cũng
cần phân biệt giữa hai khái niệm ngoại giao kinh tế và kinh tế đối ngoại, để
tránh sự nhầm lẫn khi sử dụng hai thuật ngữ này. Kinh tế đối ngoại là tổng thế
của các quan hệ kinh tế, khoa học, kĩ thuật, công nghệ của một quốc gia nhất
định với các quốc gia khác còn lại hoặc với các tổ chức kinh tế quốc tế khác,
được thực hiện dưới nhiều hình thức,hình thành và phát triển trên cơ sở phát
triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế. Kinh tế đối
ngoại có các hình thức như: Ngoại thương (là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ
giữa các quốc gia thông qua xuất nhập khẩu), Đầu tư quốc tế (là sự dịch
chuyển vốn khỏi biên giới quốc gia nhằm sản xuất, kinh doanh sinh lợi
nhuận), Hợp tác trong lĩnh vực sản xuất, Hợp tác khoa học kỹ thuật, Các hình
thức dịch vụ thu ngoại tệ, du lịch quốc tế… Công tác kinh tế đối ngoại do rất
nhiều Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo và thực hiện, trong đó ngành Ngoại giao
có vai trị hỗ trợ nhiều cho các cơ quan và địa phương khác chứ không dẫm
chân lên hoạt động của họ. Khái niệm về ngoại giao kinh tế lại rộng hơn rất
nhiều, và tất nhiên không chỉ có ngành ngoại giao làm. Chúng ta tận dụng
những thuận lợi và mặt mạnh của ngoại giao để hỗ trợ cho sự tăng trưởng
kinh tế đối ngoại, của sự phát triển đất nước. Kinh tế đối ngoại cịn tính được
FDI, ODA… năm nay bao nhiêu, chứ môi trường thuận lợi có ý nghĩa thế nào

- 15 -



trong sự phát triển kinh tế đất nước thì khó cân đo đong đếm được, nhưng rất
quan trọng. Điều then chốt nhất của ngoại giao là làm sao tạo được môi
trường, mối quan hệ với các nước khác, gây dựng sự thân thiện và lòng tin
đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho sự hoạt động của các bộ ngành khác,
phát triển kinh tế, hội nhập sâu rộng với quốc tế [chưa có tên của tài liệu tham
khảo, trang 421].
1.21.2. Quan điểm và nhận thức của Đảng - Nhà nước ta về ngoại giao
phục vụ phát triển kinh tế
1.2.11.2.1. Quan điểm cơ bản về ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế của
Đảng Cộng sản Việt Nam
Trên cơ sở yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, từ rất sớm Đảng và Nhà
nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của việc
mở rộng quan hệ đối ngoại nhằm đưa sự nghiệp phát triển đất nước hòa vào
xu thế phát triển chung của thế giới. Đảng ta luôn chú trọng việc kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, coi đây là một trong những nguyên
tắc cơ bản trong đường lối quốc tế của mình. Cũng chính vì vậy, cơng cuộc
giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo Vệ Tổ quốc của nhân dân ta trải qua các
thời kỳ lịch sử khác nhau đã ln giành được sự đồng tình, ủng hộ, sự giúp đỡ
rộng rãi của nhân dân tiến bộ trên thế giới.
Tư tưởng mở cửa về kinh tế, hội nhập với kinh tế thế giới của Đảng và
Nhà nước ta đã được thể hiện rõ nét trong các văn kiện ngoại giao đầu tiên
của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong Thư gửi Tổng Thư ký Liên hợp
quốc (12/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng tuyên bố: “Việt Nam
sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”. Đồng
thời, Người khẳng định: “Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư
của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ
của mình; sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường xá giao thông cho
việc buôn bán và quá cảnh quốc tế; đồng ý tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh


- 16 -


tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc” [50, trang 470]. Đây có thể
coi là tư tưởng đặt cơ sở cho việc hình thành đường lối hội nhập kinh tế quốc
tế của chúng ta sau này. Song, trong hồn cảnh của cuộc chiến tranh giải
phóng dân tộc, Việt Nam đã không thể thực hiện một cách đầy đủ công cuộc
hội nhập kinh tế quốc tế theo những tư tưởng nêu trên.
Sau khi thống nhất đất nước, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội, Đại hội IV Đảng Cộng sản Việt Nam (1976) đã nhấn mạnh vai trò quan
trọng của kinh tế đối ngoại. Đại hội khẳng định phải: “Kết hợp phát triển kinh
tế trong nước với mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài. Do tầm quan trọng
đặc biệt của nó, cơng tác kinh tế đối ngoại phải được tăng cường. Nắm vững
nguyên tắc chiến lược và phương hướng chủ yếu của công tác kinh tế đối
ngoại là: mở rộng và tăng cường hợp tác tồn diện với Liên Xơ và phát triển
hợp tác với các nước khác trong Hội đồng tương trợ kinh tế, theo hướng liên
kết kinh tế xã hội chủ nghĩa, tích cực tham gia vào q trình phân cơng lao
động quốc tế, chun mơn hóa và hợp tác sản xuất trên những lĩnh vực thích
hợp; mở rộng hợp tác tồn diện và giúp đỡ lẫn nhau với Lào, Campuchia để
phát huy tiềm năng kinh tế của mỗi nước; đồng thời mở rộng quan hệ kinh tế
với các nước ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa. Hết sức xem trọng hiệu quả
kinh tế sử dụng tốt vốn vay và viện trợ ...Trong tồn bộ hoạt động kinh tế,
một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược của toàn Đảng, toàn dân ta là ra sức tăng
xuất khẩu để nhập khẩu” [43, trang 57].
Với tư cách là một thành viên của cộng đồng các nước xã hội chủ
nghĩa, Việt Nam đã tích cực phát triển quan hệ và tham gia vào các cơ chế
hợp tác của các nước XHCN trong khuôn khổ Hội đồng tương trợ kinh tế. Sự
phát triển quan hệ hợp tác kinh tế với các nước xã hội chủ nghĩa đã góp phần
rất quan trọng đối với cơng cuộc xây dựng kinh tế, xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Nhằm tạo dựng khuôn khổ pháp lý thúc đẩy quan hệ hợp tác tồn diện, giữa
Việt Nam với Liên Xơ và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã ký kết hàng loạt

- 17 -


hiệp định, hiệp ước hữu nghị và hợp tác. Với tư cách là một thành viên của
cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã tích cực phát triển quan
hệ và tham gia vào các cơ chế hợp tác của các nước xã hội chủ nghĩa trong
khuôn khổ Hội đồng tương trợ kinh tế. Sự phát triển quan hệ hợp tác kinh tế
với các nước xã hội chủ nghĩa mặc dù cịn mang nặng tính bao cấp nhưng đã
góp phần rất quan trọng đối với cơng cuộc xây dựng kinh tế, xã hội và bảo vệ
Tổ quốc. Mặt khác, Việt Nam cũng từng bước cải thiện quan hệ hợp tác kinh
tế với nhiều nước tư bản chủ nghĩa dựa trên ngun tắc bình đẳng cùng có lợi,
thúc đẩy mối quan hệ kinh tế trong các cơ cấu hợp tác đa phương giữa các
nước đang phát triển như Phong trào khơng liên kết, Nhóm G77 v.v.. Tuy
nhiên, q trình hợp tác kinh tế quốc tế của Việt Nam thời kỳ chiến tranh lạnh
do chịu sự chi phối của cuộc đối đầu Đông - Tây, đặc biệt là nhân tố ý thức hệ
tư tưởng, nên còn những hạn chế nhất định, chưa đạt tới hiệu quả như mong
muốn.
Bước vào thời kỳ đổi mới, đứng trước yêu cầu cấp bách phải đưa nền
kinh tế nhanh chóng vượt ra khỏi tình trạng khủng hoảng và phá thế bao vây
cấm vận kinh tế của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ, đường lối mở rộng
quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng được bổ sung, hoàn
thiện, đồng thời được thực hiện tích cực hơn. Đại hội VI của Đảng Cộng
sản Việt Nam (1986) đánh dấu một mốc quan trọng trong cơng cuộc đổi
mới tồn diện, đồng thời mở ra bước ngoặt trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế của Việt Nam. Đại hội xác định phương hướng và nội dung
của quan hệ kinh tế đối ngoại trong thời kỳ mới. Đại hội chỉ rõ: “Muốn
kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, nước ta phải

tham gia sự phân công lao động quốc tế; trước hết và chủ yếu là với Liên
Xô, Lào và Campuchia, với các nước khác trong cộng đồng xã hội chủ
nghĩa; đồng thời tranh thủ mở mang quan hệ kinh tế và khoa học - kỹ
thuật với các nước thế giới thứ ba, các nước công nghiệp phát triển, các

- 18 -


tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên ngun tắc bình đẳng cùng
có lợi” [15, trang 81]. Nghị quyết Đại hội xác định nội dung chính của
chính sách kinh tế đối ngoại trước hết bao gồm: đẩy mạnh xuất nhập
khẩu, thống nhất quản lý ngoại hối, tranh thủ vốn viện trợ và vay dài
hạn, khuyến khích đầu tư trực tiếp của nước ngoài, hợp tác quốc tế về
xuất khẩu lao động, phát triển các dịch vụ du lịch, vận tải biển và hàng
không quốc tế v.v.. Đi theo hướng này, Luật đầu tư nước ngồi được
thơng qua (1987), tạo khung khổ pháp lý thuận lợi để Việt Nam mở rộng
quan hệ kinh tế quốc tế, thu hút nguồn vốn, kỹ thuật, cơng nghệ nước
ngồi phục vụ phát triển kinh tế, khai thác những tiềm năng nội lực trong
nước.
Trên cơ sở quan điểm đổi mới của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
(1986) và Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị (5/1998), Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp
hành trung ương (khóa VI) khẳng định kiên trì đường lối độc lập, tự chủ, tranh
thủ thời gian và điều kiện thuận lợi để từng bước ổn định và phát triển kinh tế xã hội, với phương châm là tiếp tục mở rộng quan hệ quốc tế, tham gia tích cực
vào phân công lao động quốc tế, trên cơ sở hợp tác và đấu tranh trong cùng tồn
tại hịa bình và “chuyển mạnh hoạt động ngoại giao từ quan hệ chính trị là chính
sang quan hệ chính trị - kinh tế, mở rộng quan hệ kinh tế phục vụ cho sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ đất nước” [ 16, trang 40]. Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành
trung ương (khóa VI) tiếp tục quán triệt chủ trương “sẵn sàng mở rộng quan hệ
kinh tế quốc tế với tất cả các nước, các cơng ty nước ngồi trên cơ sở hai bên
cùng có lợi và khơng có điều kiện chính trị ràng buộc, nhưng phải chủ động

phịng ngừa, tránh bị lệ thuộc, hạn chế đến mức thấp nhất cái giá phải trả” [ 17, tr
ang 17]. Như vậy, với đường lối đổi mới toàn diện của Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VI và các nghị quyết trung ương khóa VI, ngoại giao phục vụ phát triển
kinh tế đã được xác định là ưu tiên hàng đầu, là lợi ích cao nhất của Đảng và
Nhà nước ta.

- 19 -


Trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, bối cảnh quốc tế diễn
biến rất phức tạp, quan hệ quốc tế về mặt địa - kinh tế và địa - chính trị đã
thay đổi căn bản. Trong quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của các nước
nảy sinh và phát triển xu thế đa phương hóa, đa dạng hóa. Về mặt kinh tế, thế
giới trở thành một thị trường, vận động theo các quy luật thị trường, các nước
vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau trong xu thế liên kết khu vực, quốc tế
hóa, tồn cầu hóa ngày càng gia tăng. Để hịa nhập và tồn tại, phát triển trong
điều kiện quan hệ quốc tế mới, tìm lối thốt cho những khó khăn trong nước,
cũng như các nước khác, Việt Nam phải tiếp tục điều chỉnh chính sách đối ngoại
của mình. Phát triển tư tưởng đổi mới của Đại hội VI (1986), trong Cương
lĩnh của mình, Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) đã nêu rõ đường lối đối ngoại
mở rộng “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới,
phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển” [ 18, trang 147], mở ra bước đột
phá trong việc thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế. Đại hội nêu chủ
trương gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, giải quyết tốt mối
quan hệ giữa tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, có chính sách bảo vệ sản
xuất nội địa. Đây là một trong những nội dung chủ yếu của hội nhập kinh tế
quốc tế, là bước phát triển lôgic tất yếu sau khi chúng ta đã cơ bản thống nhất
được thị trường trong nước theo cơ chế một giá. Mục tiêu của chính sách đối
ngoại là “tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc đi lên xã hội chủ nghĩa… Hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả

các nước không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở
những ngun tắc cùng tồn tại hịa bình” [ 57, trang 326]. Chính sách kinh tế
đối ngoại cũng được xác định là: “Đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ
kinh tế với mọi quốc gia, mọi tổ chức kinh tế trên ngun tắc tơn trọng độc
lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi” [57, trang 363]. Tháng 6/1992, Ban
Chấp hành trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 3 đi sâu triển khai chính sách
đối ngoại và kinh tế đối ngoại trong tình hình mới. Trong đó, chính sách đối
ngoại của ta đã có sự chuyển dịch đáng kể. Cùng với việc khẳng định mối quan

- 20 -


hệ truyền thống với các nước XHCN thì nhận thức về tầm quan trọng của quan
hệ “láng giềng, khu vực” của Đảng ta cũng có ảnh hưởng quyết định đến việc
ưu tiên cho hoạt động đối ngoại của Việt Nam. Đồng thời, hội nghị cũng nhấn
mạnh chủ trương mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế, trong đó “cố gắng
khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB), mở rộng quan hệ với các tổ chức hợp tác khu vực, trước hết ở châu Á
- Thái Bình Dương”. Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 1005 CV/VPTW
(ngày 22/11/1994) giao cho Chính phủ soạn thảo và gửi đơn xin gia nhập
WTO. Theo Quyết định của Bộ Chính trị số 493 CV/VPTW (ngày
14/6/1996), Việt Nam đã gửi đơn xin gia nhập Diễn đàn APEC. Quan điểm và
chính sách trên đã góp phần quan trọng tranh thủ mở rộng quan hệ kinh tế đối
ngoại, từng bước phá thế bao vây, cấm vận của phương Tây, tranh thủ viện trợ,
đầu tư, mở rộng thị trường.
Trên cơ sở những thành tựu đạt được, Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996)
chủ trương “xây dựng nền kinh tế mở”, “mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh
tế đối ngoại” “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới [ 20,
trang 56]. Trên cơ sở đó, Đại hội nhấn mạnh quan điểm đa phương hóa và đa

dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời
thay thế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả, tranh
thủ vốn, cơng nghệ và thị trường quốc tế; mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác
nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và
khu vực trên nguyên tắc tơn trọng độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ của
nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi.
Về phương châm và nhiệm vụ hội nhập kinh tế quốc tế, Nghị quyết Hội
nghị chỉ rõ: “Trên cơ sở phát huy nội lực thực hiện nhất quán, lâu dài
chính sách thu hút các nguồn lực bên ngồi; tích cực chủ động thâm
nhập và mở rộng thị trường quốc tế… Chủ động chuẩn bị các điều kiện

- 21 -


×