Tải bản đầy đủ (.pdf) (404 trang)

Cục diện châu á thái bình dương (trọng tâm là đông bắc á và đông nam á) trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 404 trang )




Hội đồng lý luận trung ơng




Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nớc

Cục diện châu á-thái bình dơng
(trọng tâm là đông bắc á và đông nam á)
trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI


Mã số: KX 08.06

Chủ nhiệm đề tài: gs.ts . dơng phú hiệp















6449
07/8/2007

Hà Nội- 2005

1
Lời nói đầu
CATBD là khu vực đợc Đảng và Nhà nớc ta đặc biệt quan tâm, phân
tích, đánh giá vì Việt Nam là một nớc nằm trong khu vực, tích cực tham gia
hợp tác khu vực; mọi sự biến đổi của khu vực này đều tác động đến nớc ta.
Từ Đại hội VI (năm 1986) đến nay Đảng ta đã nhiều lần nêu lên những nhận
định về tình hình khu vực này và thấy rằng khu vực CATBD đóng vai trò ngày
càng quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh và văn hoá trên thế giới.
Mặc dù nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nớc ta đã nêu lên những nhận
định khái quát về tình hình khu vực CATBD, nhng để tiếp tục phục vụ cho
đờng lối, chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng và Nhà nớc ta, đề tài
KX.08.06 đặt ra mục tiêu: Phác thảo bức tranh tổng thể về cục diện CATBD,
trọng tâm là Đông Bắc á và Đông Nam á; Cung cấp những thông tin, luận cứ
khoa học, dự báo tình hình kinh tế, chính trị, an ninh, văn hoá, xã hội và các
xu hớng phát triển và sự liên kết khu vực; Phân tích sự tác động của tình hình
khu vực đối với Việt Nam. Điều đó cũng có nghĩa là đề tài phải trả lời hàng
loạt vấn đề nh: trong gần 20 năm qua tình hình khu vực CATBD có gì biến
đổi; cục diện khu vực này hiện nay ra sao trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
an ninh, văn hoá, xã hội và triển vọng của tình hình đó sẽ diễn biến nh thế
nào trong 10, 15 năm sắp tới; những diễn biến ấy tạo ra thời cơ, thách thức gì
đối với nớc ta và phơng hớng đối sách của chúng ta nên nh thế nào.
Cục diện CATBD là một đối tợng nghiên cứu rộng lớn, diễn biến phức
tạp. Để nghiên cứu một đối tợng nh thế, cách tiếp cận thích hợp nhất vẫn là
phơng pháp biện chứng duy vật, trong đó đặc biệt phải tuân theo nguyên tắc

khách quan: không xuất phát từ ý muốn chủ quan của mình về đối tợng mà
phải xuất phát từ bản thân đối tợng, không bắt đối tợng phụ thuộc vào t
duy mà phải để t duy phụ thuộc vào đối t
ợng, không gán cho đối tợng
những sơ đồ chủ quan mà phải rút những sơ đồ ấy từ đối tợng. Chính nguyên
tắc khách quan đã bao hàm nguyên tắc tính cụ thể, tức là yêu cầu phải tính
đến những đặc điểm của đối tợng trong những hoàn cảnh lịch sử - cụ thể nhất
định. Cùng với nguyên tắc khách quan, đề tài luôn luôn tuân theo nguyên tắc
toàn diện: nghiên cứu đối tợng không tách rời những điều kiện tồn tại của nó
và các mối liên hệ của nó. Đề tài còn áp dụng các phơng pháp so sánh, phân
2
tích và tổng hợp, lịch sử và lôgic, v.v Do CATBD là khu vực rộng lớn, bao
gồm nhiều nớc nên đòi hỏi đề tài phải kết hợp nghiên cứu đất nớc học với
khu vực học.
Nội hàm của khái niệm CATBD có phạm vi rộng hẹp khác nhau tuỳ theo
quan điểm xem xét từ góc độ địa lý tự nhiên hay địa lý kinh tế chính trị, địa lý
chiến lợc.
Theo nghĩa rộng, CA-TBD bao gồm 81 nớc và lãnh thổ thuộc vùng lòng
chảo Thái Bình Dơng và các nớc châu á khác. Còn theo nghĩa hẹp, CATBD
bao gồm chủ yếu các nớc Đông á. Phạm vi nghiên cứu của đề tài đã đợc
xác định nh tên của đề tài: "Cục diện CATBD (trọng tâm là Đông Bắc á và
Đông Nam á) trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI".
Khái niệm "cục diện khu vực" đợc trình bày trong đề tài này là để chỉ
thực trạng tình hình trên các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội, trong đó
vừa có những đặc điểm của khu vực, vừa có xu thế phát triển của khu vực ở
một giai đoạn nhất định. Do đó, khi trình bày cục diện kinh tế, đề tài tập trung
phân tích các đặc điểm và xu thế phát triển của kinh tế khu vực; khi trình bày
cục diện chính trị, an ninh, đề tài hớng vào việc vạch ra một số nét cơ bản về
thực trạng chính trị, an ninh của khu vực, trên cơ sở đó dự báo những thuận
lợi, thách thức và xu hớng phát triển đến năm 2020. Còn lĩnh vực văn hoá, xã

hội là lĩnh vực rất rộng lớn, nên khi bàn về lĩnh vực này đề tài lựa chọn một số
vấn đề nh: văn hoá, dân tộc, tôn giáo, dân số và việc làm, phân tầng xã hội và
phúc lợi xã hội để khái quát cục diện văn hoá, xã hội của khu vực CATBD.
Cục diện khu vực CATBD hình thành và biến đổi do sự tác động của các
nhân tố bên trong và bên ngoài khu vực. Những đặc điểm chủ yếu và những
xu thế lớn của thế giới ngày nay là nhân tố quan trọng nhất quy định cục diện
khu vực CATBD. Do đó, không thể hiểu đợc cục diện khu vực CATBD nếu
nghiên cứu nó tách rời cục diện thế giới. Nhng về mặt địa lý, lịch sử, dân số,
truyền thống văn hoá, quan hệ giữa các nớc trong khu vực và quan hệ giữa
khu vực này với các khu vực khác,.v.v lại tạo thành những nét riêng biệt của
khu vực CATBD. Vì thế, cục diện khu vực CATBD vừa phản ánh những nét
chung của cục diện thế giới, lại vừa có những đặc điểm riêng biệt của nó.
3
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu của đề tài và từ cách tiếp cận vừa nêu ở
trên, kết cấu của đề tài 4 chơng sau đây:
1. Cục diện kinh tế khu vực CATBD.
2. Cục diện chính trị, an ninh khu vực CATBD.
3. Cục diện văn hoá, xã hội của khu vực CATBD.
4. Tác động của cục diện khu vực CATBD đối với Việt Nam.





























4
Chơng I
Cục diện kinh tế khu vực châu á Thái Bình Dơng trong
20 năm đầu thế kỷ XXI
Đề cập đến cục diện kinh tế của một quốc gia hay một khu vực là một
mảng đề tài rất rộng lớn, bao gồm nhiều vấn đề và khía cạnh khác nhau. Cục
diện, theo Từ điển tiếng việt, là tình hình chung của cuộc đấu tranh, cuộc
tranh chấp, biểu hiện ra trong một thời gian nhất định. Trong tiếng anh, chữ
cục diện có hai từ thờng đợc dùng- Conjuncture và Complexion, thể hiện
tình cảnh, cảnh ngộ và phản ảnh diện mạo chung.Vậy cục diện kinh tế của
một khu vực phải chăng chính là diện mạo và bố cục (kết cấu) về mặt kinh tế
của khu vực ấy trong một giai đoạn nhất định. Nh vậy để xác định cục diện
kinh tế khu vực CATBD trong hai nơi năm đầu thế kỷ XXI cần phải làm rõ

đợc các xu hớng biến đổi chủ yếu về mặt lực lợng sản xuất và quan hệ sản
xuất, qua đó thể hiện những thay đổi về thế và lực của các nền kinh tế, các chủ
thể kinh tế trong khu vực.
Những biến đổi về mặt lực lợng sản xuất cần làm rõ là: những xu hớng
biến đổi về tăng trởng tổng lợng kinh tế, về biến động lực lợng lao động và
t liệu sản xuất (nhất là về vấn đề công nghệ). Những biến đổi về mặt quan hệ
sản xuất trong phạm vi khu vực cần phải đề cập đó là sự biến đổi về thể chế
kinh tế, về liên kết hội nhập giữa các thực thể kinh tế trong khu vực
Tất cả những sự biến đổi trên đều chịu tác động của các yếu tố bên trong
khu vực và ngoài khu vực. Điều đó cho thấy cần phải đề cập đến các yếu tố
ngoài kinh tế và các yếu tố ngoài khu vực tác động đến các xu hớng phát
triển kinh tế khu vực. Trên cơ sở phân tích các xu hớng biến đổi chúng tôi sẽ
phác hoạ cục diện của khu vực trong vòng 15-20 năm tới.
Để có cơ sở thống nhất khi phân tích nhận định chúng tôi xin giới hạn
vấn đề trình bày về mặt thời gian từ những năm 1990 đến nay. Quan niệm về
phạm vi khu vực CATBD do xuất phát từ các góc độ tiếp cận khác nhau nh
địa kinh tế, địa chính trị cho nên cũng có rất nhiều ý kiến khác biệt.

đây đề
cập đến khu vực CATBD đợc hiểu bao gồm các quốc gia thuộc châu
á
nằm
ven bờ Thái Bình Dơng. Điều đó cũng có nghĩa vấn đề đợc xem xét chủ yếu
5
liên quan đến các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông
á
. Đơng nhiên khi phân
tích các vấn đề

sẽ có so sánh, mở rộng khi cần thiết.


I. Các xu hớng biến đổi kinh tế chủ yếu của khu vực
I. CATBD nhìn chung đang và sẽ tiếp tục là khu vực có tốc độ tăng
trởng kinh tế trung bình hàng năm cao trong nền kinh thế giới và vì vậy
tiềm lực kinh tế ngày càng mạnh.
Trong thập kỷ 70 và 80 của thế kỷ XX CATBD đợc biết đến với t cách
là khu vực kinh tế sôi động. Tốc độ tăng trởng GDP của khu vực này luôn ở
mức cao trong nền kinh tế thế giới. Xu hớng tăng trởng đó đã kéo dài cho
đến khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính khu vực 1997-1998. Trên thực tế
giai đoạn 1990-1998 vẫn là giai đoạn tăng trởng kinh tế ổn định của khu vực
Đông á với mức khoảng 8,1%, trong đó 4 nền công nghiệp mới NIEs đạt mức
tăng từ 8-10%. Đây là mức vẫn khá cao so với mức tăng trởng của các khu
vực khác trên thế giới, chẳng hạn trong cùng thời kỳ, châu Phi chỉ đạt 2,2%,
Mỹ la tinh: 3,7 % và bản thân Mỹ cũng chỉ đạt 2,9%
1
.
Đề cập đến nguyên nhân của sự gia tăng nhanh này có rất nhiều phân tích
khác nhau, trong đó phải kể đến những phân tích của Ngân hàng thế giới. Trong
cuốn Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông
á
Ngân hàng thế giới đã nêu 8 lý do cơ
bản nh: Môi trờng kinh tế vĩ mô ỗn định; Tỷ lệ tiết kiệm và đầu t cao; Nguồn
nhân lực có chất lợng cao; Bộ máy hành chính đãi ngộ theo năng lực; Bất bình
đẳng thu nhập thấp; Đẩy mạnh xuất khẩu; Công nghiệp hoá thành công; Đầu t
trực tiếp nớc ngoài và chuyển giao những bí quyết công nghệ có liên quan
2
.
Ngoài ra còn một lý do rất quan trọng song lại ít đợc nhắc tới là sự gần nhau về
mặt địa lý của các quốc gia này. Nếu chỉ đơn giản đa giải thích các nền kinh tế
đang phát triển nhanh này nằm trong cùng một khu vực là cha đủ. Chúng ta

phải nhận thấy rằng tốc độ tăng trởng cao của các nền kinh tế Đông
á
là có liên
quan tới nhau, và chính sự phuộc lẫn nhau năng động này đã hỗ trợ vào sự tăng
trởng cao của tất cả các nền kinh tế trong khu vực.


1
Verena Blechinger and Jochen legewie: Facing Asia Japans Role in the Political and economic dynamism
of Regional cooperation, Tokyo, 4-2000, tr.158
2
Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông
á
, Sách dịch, NXB Chính trị Quốc gia, H. 2001, tr.73
6
Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiện tệ năm 1997 các quốc gia trong khu
vực đều chú trọng đẩy mạnh cải cách, nhất là cải cách khu vực tài chính và
công ty tạo cơ sở cho tăng trởng. Và trên thực tế các quốc gia khu vực đã
nhanh chóng hồi phục lấy lại đà tăng trởng. Năm 2001 các nớc trong khu
vực đã có sự phục hồi mạnh mẽ và khu vực CATBD đã đạt mức tăng trởng
4,1%, các năm tiếp sau tốc độ tăng trởng đều có cải thiện. Riêng khu vực
Đông á theo dự báo ban đầu cuả Ngân hàng thế giới năm 2004 đạt trung bình
6%, trong khi đó mức chung của thế giới là 4,6%
3
.
Khi đánh giá triển vọng kinh tế khu vực, hầu hết các tổ chức quốc tế nh
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế (OECD), đều đa ra những dự báo khá lạc quan về triển vọng
của khu vực CATBD trong thập niên đầu của thế kỷ XXI. Theo dự báo, trong
vòng 10 năm tới, khu vực CATBD, sẽ đạt nhịp độ tăng trởng trung bình

5,1%. Tuy nhiên, do những điều kiện đặc thù về mặt địa lý, kinh tế và chính
trị của mỗi quốc gia khác nhau nên sự phát triển kinh tế cũng rất khác nhau.
Các nớc ASEAN vẫn duy trì đợc tốc độ tăng trởng trung bình 6,4%/năm
4
,
đây là mức cao nhất so với các khu vực khác. Các nớc NIE châu á sẽ đạt
5,5%/năm. Trong đó, Hàn Quốc sẽ thay thế Hồng Kông trở thành đối thủ trực
tiếp của Singapo trong nhóm các nớc NIE. Hàn Quốc sẽ đạt tốc độ tăng
trởng mạnh nhất trong đợt phục hồi sắp tới nhờ những cải cách kinh tế mà
chính phủ Hàn Quốc đang thi hành. Nhịp độ tăng trởng kinh tế sẽ đạt khoảng
5,2% trong vòng 10 năm tới, một tốc độ tăng trởng cao đối với một nền kinh
tế phát triển. Trong khi đó, dự báo tốc độ tăng trởng kinh tế của Singapo sẽ
đạt trung bình 5,1%. Hồng Kông thấp hơn với nhịp độ tăng trởng trung bình
chỉ đạt 3%/năm. Đối với Trung Quốc, nhờ có thị trờng trong nớc rộng lớn
cùng với việc tăng cờng các quan hệ thơng mại trực tiếp và mở cửa nền kinh
tế, nên trong giai đoạn này, nhịp độ tăng trởng kinh tế của Trung Quốc sẽ đạt
trung bình 7,2%/năm, (đứng thứ hai thế giới). Riêng Việt Nam, theo đánh giá
của WB, tốc độ tăng trởng bình quân sẽ đạt 7,4%/năm, đây là mức tăng
trởng cao nhất của khu vực CATBD và trên thế giới. Các nớc ở Bắc Mỹ bao


3
New straits Times, 2/6/2004
4
Kinh tế thế giới thế kỷ XX và triển vọng những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI", NXB Chính trị quốc gia, Hà
nội, 2001, tr. 91
7
gồm Canađa, Mêhicô và Mỹ chỉ đạt mức tăng trởng 2,5%/năm, trong đó, Mỹ
đạt 2,6%/năm, Mêhicô 2,2%/năm và Canađa sẽ đạt mức tăng trởng cao nhất
có thể là 2,8%/năm. Với nớc Nga sau một thời kỳ dài chìm sâu trong khủng

hoảng kinh tế-chính trị-xã hội với tốc độ tăng trởng kinh tế âm trong nhiều năm
liền, kinh tế sẽ phục hồi và tăng trởng trung bình khoảng 3,3%/năm. Nh vậy
mức tăng trởng của các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông
á
về xu hớng vẫn ở
mức cao trên thế giới.

Dự báo phát triển của một số quốc gia và vùng lnh thổ
Tên nớc và
lãnh thổ
GDP năm 1998(PPP); tỷ USD GDP năm 2010(PPP); tỷ USD
Singapore
Hongkong
NhậtBản
Đài loan
Hàn Quốc
Malaixia
Thái Lan
Trung Quốc
Việt Nam

Mỹ
Ân Độ
109
153
2863
381
604
237
385

4819
137
8511
1710
277
308
4428
982
1470
630
878
13857
436
15816
4403
Nguồn: Asiaweek, 20-27/8/1999
Trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI, kinh tế khu vực CATBD sẽ
tiếp tục tăng trởng với tốc độ trung bình cao nhất trong nền kinh tế thế giới.
Cơ sở đầu tiên của dự báo này dựa trên thực tế phát triển của khu vực trong
thời gian đã qua nh đã phân tích ở trên. Đồng thời nếu nhìn về triển vọng
của môi trờng phát triển khu vực ta có thể nhận thấy những căn cứ bảo đảm
cho khả năng tăng trởng cao của kinh tế khu vực trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất, Cùng với tốc độ tăng trởng cao, xu hớng hội nhập kinh tế
trong khu vực cũng đang đợc thúc đẩy mạnh mẽ. Các khối trong khu vực đã
đạt đợc những thoả thuận về tự do thơng mại và đầu t. Hoạt động thơng
mại và đầu t ở khu vực này đã và sẽ trở nên sôi động hơn. Chính sự hội nhập
kinh tế tạo ra cơ hội bổ sung lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong khu vực và
8
do đó, tốc độ tăng trởng kinh tế hàng năm ở khu vực CATBD sẽ có chiều
hớng tăng cao.

Thứ hai
, Dòng vốn đầu t vào các nớc trong khu vực cũng sẽ tăng lên,
đặc biệt là đối với các nớc ở khu vực Đông
á
. Trong những năm gần đây
Trung Quốc nổi lên trở thành nớc thu hút đầu t nhiều nhất trên thế giới, năm
2003 đạt 57,24 tỷ USD. ASEAN cũng đang là miền đất đợc các công ty
xuyên quốc gia ngày càng quan tâm do có tốc độ tăng trởng cao và môi
trờng đầu t ngày càng đợc cải thiện.
Thứ ba, những năm qua, khu vực CATBD, đặc biệt là Đông
á
đã trở
thành thị trờng buôn bán lớn nhất thế giới. Không kể Nhật Bản thì Trung
Quốc, Singapo, Hàn Quốc, Đài Loan và Malaixia đang đứng trong danh sách
20 nớc xuất khẩu lớn nhất thế giới. Từ năm 1994 trở đi buôn bán của khu vực
CATBD đã vợt mức buôn bán của Mỹ với EU. Do tỷ lệ xuất nhập khẩu hàng
năm cao cho nên tỷ trọng thơng mại của các nớc trong khu vực CATBD sẽ
tăng cao, trong đó các nớc thuộc ASEAN và Trung Quốc có mức tăng nhanh
nhất.
Thứ t, trong suốt quá trình thực hiện thành công công nghiệp hoá, Nhật
Bản và các nớc Đông á luôn chú trọng đến việc phát triển và đào tạo nguồn
nhân lực. Do đó, những nớc này không những làm chủ đợc công nghệ hiện
đại mà còn là nơi nghiên cứu, phát minh ra những công nghệ mới. Trong
tơng lai, không chỉ có Mỹ và Tây Âu chiếm giữ vị trí độc tôn trong thị trờng
công nghệ mà Nhật Bản và một số nớc Đông
á
cũng là nơi chứa đựng tiềm
năng xuất khẩu công nghệ to lớn. Đây chính là một trong những động lực
chính của sự phát triển trong t
ơng lai.

Thứ năm, với xu hớng tăng cờng hợp tác an ninh đối thoại, khu vực
CATBD sẽ tiếp tục đợc duy trì trong thế ổn định tơng đối.
í
t có khả năng
bùng nổ xung đột trong khu vực. Đây chính là điều kiện quan trọng để các
nớc trong khu vực có thể tập trung cho phát triển kinh tế.
Thứ sáu, Sự cải thiện của nền kinh tế thế giới, nhất là kinh tế Mỹ sẽ thúc
đẩy sự hợp tác phát triển liên khu vực. Có thể thấy đây là yếu tố cực kỳ quan
trọng với sự phát triển của kinh tế Đông á, bởi lẽ hiện nay Mỹ là đối tác kinh
9
tế chính của không ít nền kinh tế trong khu vực nh Nhật Bản và Trung Quốc.
Sau đợt suy thoái do tác động của sự kiện 11/9/2001, nền kinh tế Mỹ đã có sự
phục hồi và tăng trởng khá vào năm 2003 với tỷ lệ 2,6% và năm 2004 là
4,4%
5
. Nếu nền kinh tế Mỹ duy trì đợc đà tăng trởng sẽ là một cơ hội cho
sự gia tăng tiếp theo của các nền kinh tế khác trong đó có kinh tế Đông
á
.
Tuy nhiên điều cũng cần thấy rằng, trong những năm trớc mắt tăng
trởng kinh tế của Đông
á
có thể sẽ dịu đi một chút vì Trung Quốc một đầu
tầu tăng trởng của khu vực đang có sự điều chỉnh giảm nhiệt đối với nền kinh
tế. Tất nhiên với những cải cách của các quốc gia trong khu vực và sự phục
hồi kinh tế của Nhật Bản, Đông á vẫn đợc xem là khu vực có sự tăng trởng
năng động và đợc xem nh đầu tầu tăng trởng thứ hai (kinh tế Mỹ là đầu tầu
tăng trởng số 1) của cả nền kinh tế thế giới trong những năm tới.
Điều cũng cần nói thêm rằng, kinh tế khu vực có triển vọng tốt đẹp là xu
hớng nổi trội, song không phải không có khả năng của sự đột biến. Điều này

gắn liền với biến động về giá dầu mỏ và cơ cấu tăng trởng kinh tế khu vực.
Kinh tế khu vực quá phụ thuộc vào nguồn năng lợng bên ngoài nhất là với 2
nền kinh tế khổng lồ trong khu vực là Trung Quốc và Nhật Bản. Trớc đây
Trung Quốc là nớc tự túc đợc nguồn năng lợng này, song với sự mở rộng
qui mô kinh tế gắn liền với cải cách mở cửa, hiện nay Trung Quốc trở thành
nớc nhập dầu với khối lợng lớn. Năm 2003 Trung Quốc đã vợt Nhật trở
thành nớc tiêu thụ dầu thô lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Theo đánh giá của cơ
quan năng lợng quốc tế (IEA) đến năm 2010, 50% nhu cầu dầu của Trung
Quốc sẽ phải dựa vào nhập khẩu và đến năm 2020 sẽ tăng lên 80%. Bản thân
Nhật Bản phụ thuộc đến 90% nhu cầu năng lợng từ bên ngoài. Hiện nay cả
hai quốc gia đang tìm cách đa dạng hoá nguồn cung cấp, ngoài khu vực Trung
Đông cả hai nớc đều hy vọng vào nguồn dầu mỏ của Nga và các quốc gia
trong khu vực Đông Nam
á.
Nếu không có sự điều chỉnh cơ cấu phù hợp đảm
bảo an ninh năng l
ợng và nguồn cung đầu vào nói chung sẽ rất khó đảm bảo
đợc xu hớng phát triển cao ổn định.


5
IMF, World Economic Outlook, 9/2003 và 11/2004
10
2. Cơ cấu kinh tế trong khu vực đang và sẽ tiếp tục chuyển đổi hớng
vào phát triển các ngành gắn với nền kinh tế tri thức, nhất là ở các quốc gia
có trình độ phát triển cao. Cũng vì vậy bố trí cơ cấu kinh tế toàn khu vực
đang dần hình thành theo một vị thế mới.
Cho đến đầu thập kỷ 90, hầu hết các nớc trong khu vực châu á vẫn chủ
yếu tiến hành công nghiệp hoá theo phơng pháp truyền thống: mở cửa, thu
hút vốn đầu t và công nghệ từ bên ngoài để có điều kiện khai thác tốt những

lợi thế so sánh vốn có của mình về tài nguyên thiên nhiên, đất đai, con ngời
để đẩy mạnh xuất khẩu, tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp
truyền thống sang công nghiệp và dịch vụ. Phơng pháp này đã đem lại sự
tăng trởng kinh tế nhanh chóng ở nhiều nớc Đông
á
và đợc thế giới biết
đến nh một sự thần kỳ của nhóm nớc đang phát triển.
Cho đến cuối thập kỷ 90 trở lại đây, mô hình công nghiệp hoá ở khu vực
châu á về cơ bản vẫn là hớng về xuất khẩu trên cơ sở phát huy lợi thế so
sánh. Tuy nhiên, với sự phát triển nh vũ bão của khoa học công nghệ, mô
hình công nghiệp hoá truyền thống đã có nhiều thay đổi. Sự phát triển nhanh
chóng của khoa học và công nghệ đã và đang dẫn đến sự phát triển cao độ của
lực lợng sản xuất, mà đi đầu là các nớc phát triển nh Mỹ và Nhật Bản.
Ngời ta nói đến nhiều về thuật ngữ nền kinh tế tri thức để diễn tả một giai
đoạn nhảy vọt về tiến bộ kỹ thuật và tiến bộ kinh tế, trong đó nhân tố chủ yếu
tạo nên sự tiến bộ đó là tri thức, trí tuệ và thông tin. Các nớc công nghiệp
đang tập trung đầu t nhân lực, vật lực để chế tạo và ứng dụng những công
nghệ mới nhất, hiện đại nhất nhằm tạo ra năng suất lao động cao hơn, tiết
kiệm thời gian và chi phí hơn, tốn ít nguyên vật liệu hơn cho nền kinh tế. Cuộc
cách mạng về khoa học công nghệ, mà nòng cốt là công nghệ thông tin không
những đang tạo ra ngày càng nhiều lợi ích kinh tế cho những n
ớc ứng dụng,
mà còn là một trong những yếu tố đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá, khu vực
hoá và lôi cuốn các quốc gia trên thế giới cùng tham gia.
Cùng với sự ra đời của nền kinh tế tri thức, t tởng công nghiệp hoá
nhảy vọt, rút ngắn bỏ qua các giai đoạn phát triển truyền thống (từ nông
nghiệp sang công nghiệp) đã trở thành nhu cầu bức thiết đối với nhiều nớc
11
đang phát triển trên thế giới. Cơ cấu ngành kinh tế đang chuyển dần từ cấu
trúc công nghiệp sang cấu trúc tri thức ở nhiều nớc công nghiệp phát triển và

làn sóng này đang lan dần sang các nớc châu á. Các yếu tố đầu vào nh tài
nguyên thiên nhiên, lao động cần cù và chi phí thấp tuy vẫn còn có ý nghĩa
đối với chiến lợc công nghiệp hoá ở nhiều nớc, nhng hiện nay đã không
còn là chìa khoá của sự tăng nhanh năng suất lao động và năng lực cạnh tranh
của quốc gia. Nền kinh tế tri thức và mang tính toàn cầu hoá hiện nay đang
đợc dựa trên những yếu tố đầu vào khác nh : chi tiêu cho Nghiên cứu và
Triển khai (R&D), lực lợng lao động có kỹ năng, phát triển ngành công nghệ
thông tin Những yếu tố này đang ảnh hởng không nhỏ đến quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của các nớc trong khu vực và đợc coi là chìa khoá của
sự tăng trởng.
Có thể nhận thấy quá trình chuyển sang nền kinh tế tri thức đang diễn ra
mạnh mẽ ở khắp các nền kinh tế trong khu vực CATBD đặc biệt là ở Nhật
Bản, Hàn Quốc, Singapo, Hồng Kông, Trong điều kiện toàn cầu hoá và sự
phụ thuộc lẫn nhau giữa các nớc ngày càng gia tăng, kinh tế tri thức đang lan
mạnh sang các nớc đang phát triển. Sự phát triển của công nghệ thông tin có
thể sẽ giúp các nớc này chuyển từ nền kinh tế cần nhiều vốn sang nền kinh tế
dựa trên tri thức bằng cách rút ngắn giai đoạn phát triển công nghiệp hoá. Vì
vậy, các nớc nh Trung Quốc, Malaixia, Thái Lan hiện nay cũng đã tập
trung phát triển một số ngành khoa học công nghệ cao để chuẩn bị đón nhận
và chuyển tiếp sang nền kinh tế tri thức.
Do có sự đan xen giữa các nhân tố của nền kinh tế cũ và những nhân tố
của nền kinh tế mới nên trong tiến trình quá độ chuyển sang kinh tế tri thức,
đã có sự xuất hiện khoảng cách phát triển khoa học công nghệ giữa các nền
kinh tế trong khu vực. Trên thực tế một số nền kinh tế đã phát triển kinh tế tri
thức ở mức khá cao. Mỹ là nớc có cơ sở hạ tầng thông tin hiện đại nhất và
Mỹ cũng là nớc đi đầu trong phát triển kinh tế tri thức. Hơn 1/3 trong tăng
trởng kinh tế hàng năm của nớc này là do ngành công nghệ thông tin mang
lại, còn các ngành liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến công nghệ thông tin
cũng chiếm khoảng 80% GDP. Các ngành công nghiệp dựa trên tri thức (nh
các ngành công nghệ cao, công nghệ thông tin, tài chính, bảo hiểm, dịch vụ

cộng đồng, xã hội và chăm sóc sức khoẻ ) ở một số nớc phát triển khác đã
12
đóng góp trên 40% GDP. Tỷ lệ này ở Singapo là: 57,3%; Nhật Bản: 53%; ở
Canađa: 51% và Ôxtrâylia: 48%. Các cơ sở hạ tầng thông tin (ITC) đợc đặc
biệt quan tâm đầu t và phát triển mạnh ở các nớc này. Đây là một trong số
những lĩnh vực có mức tăng trởng cao.
Nhật Bản là một trong những quốc gia trong khu vực có sự chú ý cao đến
quá trình tri thức hoá nền kinh tế. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, trong
giai đoạn 1987-1997, chi tiêu R&D ở Nhật Bản chiếm 2,80% GNP, cao hơn cả
Mỹ ( 2,63%), và cao thứ nhì trong khu vực châu á sau Hàn Quốc (2,82%),
trong khi Singapo đạt 1,13%, Malaixia đạt 0,24%, Inđônêxia đạt 0,07%,
Philippin đạt 0,22%, Thái Lan 0,13%, Trung Quốc 0,66%. Số nhà khoa học và
kỹ s làm việc trong lĩnh vực R&D ở Nhật Bản cũng đạt con số cao nhất 4909
ngời, trong khi ở Hàn Quốc là 2193 ngời, Singapo 2318 ngời, Malaixia 93
ngời, Thái Lan 103 ngời, Inđônêxia 182 ngời, Philippin 157 ngời. Nhật
Bản cũng dẫn đầu về số ngời đợc nhận bằng phát minh sáng chế, với
351.487 bằng, trong khi Hàn Quốc là 92.798 bằng, Singapo 8.188 bằng,
Malaixia 179 bằng Đặc biệt từ năm 2000, chính phủ Nhật Bản đã có những
chính sách cụ thể phát triển ngành công nghệ thông tin nhằm đuổi kịp Mỹ
trong thời gian ngắn nhất, trong đó chú trọng đến việc hình thành một mạng
bu chính viễn thông tốc độ cao, đẩy nhanh việc phát triển thơng mại điện tử,
hình thành chính phủ điện tử và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực công
nghệ thông tin. Tính đến năm 1999, mật độ sử dụng Internet và máy tính cá
nhân trên 1000 ngời ở Nhật Bản là 163,75 và 237,2, trong khi Singapo đạt
cao nhất 322,3 và 458,4, Hàn Quốc 55,53 và 156,8, Malaixia 23,53 và 58,6,
Philippin 1,29 và 15,1 Nhiều sản phẩm mang hàm lợng tri thức cao nh
ngời máy công nghiệp và ngời máy phục vụ trong cuộc sống gia đình của
Nhật Bản đang có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trờng thế giới. Tuy nhiên,
xét trên chỉ số cạnh tranh về công nghệ thông tin năm 2000, Nhật Bản đứng
thứ 14 trên thế giới, trong khi Singapo đứng thứ 6 (cao nhất châu

á), Hồng
Kông thứ 11 và Đài Loan thứ 13. Tỷ trọng hàng hoá ứng dụng công nghệ cao
trong tổng xuất khẩu hàng chế tạo của Nhật Bản là 26% năm 1998, trong khi
Singapo là 59%, Malaixia 54%, Thái Lan 31%. Quá trình chuyển dịch cơ cấu
theo hớng tri thức hoá của Nhật Bản còn nhiều vấn đề cần phải bàn, trong đó
13
chủ yếu là vấn đề cải cách giáo dục, mở rộng những lĩnh vực đào tạo công
nghệ mới, chính sách phát triển toàn diện ngành công nghệ thông tin. Tháng
7/2003 Nhật Bản đã xây dựng chiến lợc công nghệ thông tin giai đoạn II
nhằm đa Nhật Bản thành một quốc gia có công nghệ thông tin tiên tiến nhất
trên thế giới vào 2005.
Trong số những nền kinh tế NIEs, Singapo và Đài Loan tỏ ra có sự
chuyển dịch cơ cấu theo hớng tri thức hoá thuận lợi hơn cả. Yếu tố chủ chốt
dẫn đến thành công trong phát triển công nghệ thông tin ở hai nền kinh tế này
là đã tạo nên sự liên kết chặt chẽ và hiệu quả giữa các công ty xuyên quốc gia
đang có mặt tại đó với các công ty trong nớc trong lĩnh vực tiếp nhận đầu t
và chuyển giao công nghệ thông tin. Là một quốc đảo, Singapo là điểm dừng
chân của hầu hết các công ty xuyên quốc gia điện tử và công nghệ thông tin
hàng đầu thế giới. Những chính sách nh Tinh thần kinh doanh công nghệ
(T21), Quỹ hợp tác đầu t thiên thần, Kế hoạch nhân lực 21 đợc chính phủ
Singapo thực hiện vào nửa cuối thập kỷ 90 đã hình thành nên những thung
lũng Silicon và hệ thống giáo dục tốt nhất châu á để tiếp cận nền kinh tế tri
thức. Bên cạnh đó, những khu công nghệ cao, những khu chế xuất của Đài
Loan cũng là điểm hấp dẫn đối với các công ty xuyên quốc gia. Hiện nay, có
11 công ty của Đài Loan đã đợc xếp hạng trong số "100 công ty công nghệ
thông tin" lớn nhất thế giới. Đài Loan có tới 14 sản phẩm công nghệ thông tin
đạt tỷ lệ cao nhất trên thế giới cả về khối lợng và giá trị vào năm 2001, bao
gồm: máy tính xách tay (49%), đầu đĩa CD-R (83,3%), đĩa DVD (74,5%) và
ADSL modems (59,6%).
Trung Quốc đã thành lập Quỹ Khoa học Tự nhiên nhằm thúc đẩy nghiên

cứu khoa học công nghệ, tăng cờng hỗ trợ nghiên cứu cơ bản và mở đờng
cho hợp tác quốc tế và trao đổi khoa học. Quỹ này đã trở thành trụ cột trong
lĩnh vực nghiên cứu cơ bản của Trung Quốc. Nó không chỉ đảm bảo tài chính
một cách vững chắc cho đội ngũ nghiên cứu với hơn 60.000 nhà khoa học mà
còn đào tạo đợc một số lợng lớn các nhà khoa học có trình độ và những học
giả hàng đầu có đủ khả năng đảm đơng công tác nghiên cứu trong thế kỷ
XXI. Chính phủ Trung Quốc cũng rất quan tâm tới việc phát triển cơ sở hạ
tầng công nghệ thông tin quốc gia. Các ngành công nghiệp thông tin, viễn
14
thông đang đợc sự hỗ trợ to lớn về tài chính của ngân hàng nhà nớc. Trong
suốt thập kỷ 80, Trung Quốc đã đầu t 5,7 tỷ USD vào hạ tầng cơ sở viễn
thông và nó đã trở thành ngành có tốc độ tăng trởng nhanh nhất Trung Quốc.
Hiện tại, Bộ bu chính viễn thông đang có kế hoạch sử dụng 7 tỷ USD nguồn
vốn FDI để đầu t vào hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông trong những năm tới.

Trung Quốc, các ngành công nghệ cao, đặc biệt là ngành điện tử và thông
tin, đã nằm trong số 10 ngành công nghiệp chủ yếu của nớc này. Trung Quốc
đã hình thành 53 viện công nghệ cao cấp quốc gia và nhiều công viên công
nghệ để thu hút đầu t, đào tạo nhân tài trong những lĩnh vực công nghệ mới.
Các nớc Đông Nam á cũng đang tích cực thực hiện các chiến lợc phát
triển khoa học công nghệ để hớng tới nền kinh tế tri thức. Trớc hết phải nói
đến Singapo. Ngay từ đầu những năm 90, Chính phủ Singapo đã đa ra một
chiến lợc phát triển công nghệ thông tin quốc gia hớng vào thế kỷ XXI.
Mục tiêu của kế hoạch này là biến Singapo thành một trung tâm khoa học
công nghệ cao và trở thành hòn đảo trí tuệ, nơi mà công nghệ thông tin đợc
ứng dụng ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Singapo đã là một trong những
nớc đầu tiên của thế giới có mạng phổ cập liên kết ảo các máy tính trong
từng ngôi nhà, trờng học và văn phòng. Chính phủ Singapo đã đề ra những
giải pháp có tính quyết định tạo đà cho mục tiêu này trong thời gian tới là: Thứ
nhất, tăng cờng đào tạo nguồn nhân lực cho khoa học công nghệ. Nguồn nhân

lực về công nghệ thông tin đã tăng rất nhanh từ 20.000 chuyên gia năm 1995, lên
đến 35.000 chuyên gia vào năm 2000. Thứ hai, đẩy mạnh phát triển công nghiệp
về công nghệ thông tin và coi đó là một ngành công nghiệp quan trọng. Thứ ba,
khuyến khích đầu t cho nghiên cứu và phát triển của khu vực t
nhân bằng cách
dành cho họ những khoản tài chính, tín dụng u đãi.
Đối với Inđônêxia, u tiên chính trong chiến lợc phát triển là khuyến
khích phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao nhằm sản xuất ra
những mặt hàng có sức cạnh tranh cao trong khu vực và trên thị trờng thế
giới. Để đạt đợc điều này, cần phải có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin tiên
tiến. Vì vậy, chính phủ Inđônêxia tiến hành xây dựng mạng IPTEKNET với
mục tiêu: Thứ nhất, cho phép kết nối với hệ thống thông tin toàn cầu, sử dụng và
trao đổi thông tin, khuyến khích phát triển các cơ sở dữ liệu điện tử ở Inđônêxia.
Thứ hai, làm thay đổi và hiện đại hoá cộng đồng khoa học công nghệ của
15
Inđônêxia bằng cách khuyến khích sử dụng các phơng tiện thông tin điện tử
thông qua mạng máy tính. Hiện nay, đã có hơn 2000 cơ sở dữ liệu đợc đăng ký
trong th mục và trang chủ của IPTEKNET ở Inđônêxia và có thể truy cập thông
qua đầu mối này.
Trong khi đó, chiến lợc hớng tới nền kinh tế tri thức của Malaixia đợc
bắt đầu kể từ khi thành lập Hội đồng Công nghệ Thông tin Quốc gia vào năm
1994, một cơ quan nghiên cứu cao nhất do chính Thủ tớng làm Chủ tịch, với
mục đích t vấn cho chính phủ về các vấn đề có liên quan tới lĩnh vực khoa
học công nghệ trong chiến lợc phát triển tổng thể Malaixia. Những ngành
công nghệ then chốt đợc chính phủ hỗ trợ là: công nghệ thông tin, vi điện tử,
công nghệ sinh học và khoa học về đời sống, công nghệ chế tạo tiên tiến, công
nghệ vật liệu mới và công nghệ tiên tiến liên quan đến năng lợng và môi
trờng. Malaixia đặc biệt chú ý đến việc liên kết giữa công nghiệp và khu vực
công cộng bằng cách làm cho các viện nghiên cứu và phát triển trong khu vực
công đáp ứng đợc nhiều hơn các yêu cầu của ngành công nghiệp. Bên cạnh

đó, Malaixia cũng chú trọng đến việc phát triển kết cấu hạ tầng siêu hành lang
truyền thông đa phơng tiện (MSC) nhằm biến Malaixia thành một đầu mối
nối mạng với toàn khu vực Đông Nam
á
. Hai nhà cũng cấp dịch vụ Internet là
Jaring và Telecom, là hai cổng vào xa lộ thông tin của Malaixia. Dịch vụ
Internet của Malaixia có thể liên kết với mạng Internet quốc tế qua các đờng
cáp quang. Tại Malaixia có hai tuyến nối đến Mỹ, một tuyến 512K và một
tuyến E1(2Mbps), đồng thời có một tuyến dài 128 km nối vào Nhật Bản. Nhìn
chung, mục tiêu của chiến lợc phát triển công nghệ thông tin ở các nớc
Đông Nam á hầu nh đều diễn ra tơng tự nhau. Tuy nhiên, tuỳ vào điều kiện
và trình độ phát triển cụ thể mà mỗi nớc đa ra các chính sách phát triển
công nghệ thông tin khác nhau.
Xu hớng tập trung phát triển các ngành đại diện cho nền kinh tế tri thức
không chỉ xuất hiện ở riêng từng nớc mà nó còn đợc thể hiện cả trong tiến
trình hợp tác của khu vực. Hiện tại, APEC đang tích cực nghiên cứu và xây
dựng chơng trình hợp tác giữa các thành viên nhằm cùng nhau phát triển
kinh tế tri thức. Năm 1997, APEC đã thành lập "Nhóm công tác chuyên trách
về thơng mại điện tử và năm 1998 thông qua "Chơng trình hành động về
thơng mại điện tử". Cho đến nay, APEC đã hoàn tất chơng trình hành động
16
chung để thực hiện thơng mại điện tử vào năm 2005 đối với các thành viên là
các nớc phát triển và vào năm 2010 đối với thành viên là nớc đang phát triển.
Theo dự báo của APEC, năm 2020 doanh số thơng mại điện tử của APEC sẽ đạt
tới 600 tỷ USD
6

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
á
cũng đã thành lập "Tiểu ban điều

phối về thơng mại điện tử" nhằm xác định những nguyên tắc hoạt động cơ
bản trong lĩnh vực này của ASEAN. Đầu năm 2000, Tiểu ban đã đợc sáp
nhập với Nhóm công tác về cơ sở hạ tầng thông tin để thành lập nhóm công
tác về E - ASEAN. Sau một thời gian đàm phán, Hiệp định E - ASEAN đã
đợc ký kết tại Hội nghị cấp cao không chính thức ASEAN họp tại Singapo
hồi cuối tháng 11/2000.
Với những nỗ lực nêu trên, các nớc trong khu vực CATBD đang tích cực
và rất khẩn trơng việc triển khai các chiến lợc phát triển khoa học công
nghệ, đổi mới thể chế kinh tế, để hớng tới nền kinh tế tri thức. Hàn Quốc dự
kiến đến năm 2005 sẽ hình thành siêu lộ thông tin nối tất cả 10 triệu hộ gia
đình và các trờng học. Họ sử dụng đờng điện cao thế để làm đờng truyền
chính, dung lợng rất lớn và mọi giao dịch sẽ đợc thực hiện qua mạng.
Singapo cũng làm nh vậy. Trung Quốc đang có kế hoạch phát triển mạnh
công nghệ thông tin và đẩy nhanh tiến trình tự do hoá nền kinh tế. Các chuyên
gia đầu ngành về công nghệ thông tin trên thế giới đánh giá là Trung Quốc
trong 8 năm tới, tức là vào năm 2010, có thể theo kịp công nghệ thông tin của
Mỹ. Malaixia đang lập một trung tâm multimedia rất lớn. Hồng Kông đang
lập cảng thông tin, đầu t khoảng 7 tỷ USD. Nh vậy, có thể thấy quá trình
chuyển dịch cơ cấu sang kinh tế tri thức đang trở thành xu hớng phát triển chủ
yếu của khu vực CATBD. Trong thế kỷ XXI, sự phát triển của các ngành kinh tế
tri thức sẽ là một trong những xu hớng chủ đạo lôi cuốn và tác động mạnh mẽ
đến tất cả các quốc gia trong khu vực, tạo ra nhng thay đổi căn bản không chỉ
trong đời sống kinh tế, xã hội mà còn cả trong tơng quan lực lợng cũng nh
ngôi vị của mỗi nớc trong khu vực CATBD.
Nói tóm lại, dới tác động của xu hớng hình thành và phát triển nền
kinh tế tri thức, chiến lợc công nghiệp hoá của các quốc gia Châu
á
đang có

6

Thời báo kinh tế Việt Nam, số 7, ngày 16/1/2002
17
những điều chỉnh đáng kể theo hớng đẩy nhanh sự hình thành và phát triển
nền kinh tế công nghiệp gắn chặt với kinh tế tri thức. Quá trình công nghiệp
hoá ở các quốc gia đi sau trong khu vực không chỉ đơn thuần là quá trình
chuyển lao động thủ công sang lao động máy móc nhằm gia tăng năng xuất
lao động trong quá trình sản xuất mà đó là quá trình phức hợp đồng thời
chuyển sang lao động dựa trên máy móc(với tính cách là một công cụ) và sang
lao động dựa trên tri thức. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, mỗi trình độ phát triển
kinh tế, quá trình điều chỉnh cơ cấu vẫn có sự khác nhau và điều này đang cho
thấy khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển nền kinh tế dựa trên tri
thức ngày càng nới rộng. Những nớc có chiến lợc điều chỉnh toàn diện và
thích hợp nh Singapo, Đài Loan, Hàn Quốc và
m
alaixia có thể sẽ có những
thay đổi đáng kể về tốc độ tăng trởng và chiến lợc công nghiệp hoá trong
thời gian sắp tới. Những nớc chậm cải cách cơ cấu nh Nhật Bản có thể sẽ
phải trải qua chặng đờng dài hơn để phục hồi nền kinh tế do không tận dụng
triệt để thế mạnh của nền kinh tế tri thức. Và hàng loạt các nớc công nghiệp
hoá đi sau sẽ có sự thay đổi về trình độ phát triển và thứ bậc xếp hạng nền
kinh tế trong khu vực theo hớng: những nớc có chiến lợc khai thác hiệu
quả những yếu tố mới của quá trình công nghiệp hoá (chi tiêu R&D, đào tạo
nhân lực, phát triển công nghệ thông tin) sẽ có sự bứt phá ngoạn mục hơn
trong phát triển kinh tế.
3. Cải cách thể chế kinh tế trong khu vực đang và sẽ tiếp tục đợc đẩy
mạnh cả ở các nền kinh tế thị trờng và các nền kinh tế chuyển đổi của
khu vực theo hớng gia tăng tính hiệu quả và bền vững trong phát triển
kinh tế.
Trớc những năm 90, ở châu
á

tồn tại hai mô hình thể chế kinh tế độc lập:
TBCN

(gồm Nhật Bản, NIEs, ASEAN-4 là Malaixia, Thái Lan, Philippin,
Inđônêxia), các nớc Nam
á


n độ, Pakistan ) và XHCN (gồm Trung Quốc,
Việt Nam, Lào, ). Hai mô hình này có sự khác biệt nhau rất lớn về cơ chế
phát triển, lựa chọn chính sách kinh tế , do vậy đã tạo ra sự khác nhau và
ngày càng có xu hớng doãng rộng về tốc độ tăng trởng kinh tế, thu nhập
đầu ngời và giải quyết các vấn đề khác của nền kinh tế.
18
Về cơ chế phát triển, các nớc TBCN đã phát triển nền kinh tế của mình
theo con đờng thị trờng, phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong đó
kinh tế t nhân là động lực cho sự phát triển và tăng trởng kinh tế, đề cao vai
trò của nhà nớc trong việc hoạch định chính sách kinh tế và phân phối lợi ích
kinh tế. Trong khi đó, các nớc XHCN tập trung phát triển nền kinh tế kế
hoạch hóa, mở rộng thành phần kinh tế nhà nớc.
Về chính sách kinh tế, các nớc đi theo mô hình TBCN thực hiện chính
sách mở cửa kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá từ thay thế nhập khẩu sang
hớng về xuất khẩu, phát triển mạnh các ngành công nghiệp nhẹ, công
nghiệp dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên để hớng về xuất khẩu, thu
ngoại tệ để nhập khẩu t liệu sản xuất, đầu t cơ sở hạ tầng và mở rộng xuất
khẩu theo hớng có hàm lợng vốn và công nghệ cao hơn, dần dần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và nâng cấp công nghệ nhờ vốn và công nghệ từ nớc
ngoài. Những chính sách này đợc áp dụng đầu tiên ở Nhật Bản, sau đó lan
rộng ra các nớc NIEs, tiếp đến là ASEAN -4 theo mô hình đàn nhạn bay,
đa làn sóng, đa giai đoạn. Chính phủ các nớc đều thừa nhận hớng mạnh ra

xuất khẩu và sự can thiệp mạnh của chính phủ là phơng thức hữu hiệu giúp
các nớc này đạt đợc sự tăng trởng kinh tế nhanh chóng trong những thập
kỷ từ 60 đến nay. Trong khi đó hầu hết các nớc XHCN đã tiến hành phát
triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp hàng tiêu dùng, mở rộng quốc
hữu hoá và khu vực doanh nghiệp nhà nớc. Do có sự phân định giữa hệ
thống xã hội chủ nghĩa và hệ thống t bản chủ nghĩa và ảnh hởng mạnh của
mô hình kinh tế Liên Xô cũ, nên trớc thập kỷ 90 của thế kỷ XX quan hệ kinh
tế đối ngoại của các n
ớc XHCN bị giới hạn trong nhóm nớc XHCN. Công
nghệ trong hầu hết các ngành công nghiệp chế tạo đều lạc hậu, xuất khẩu sản
phẩm không đợc khuyến khích và chỉ giới hạn trong khu vực XHCN. Nền
kinh tế kế hoạch, tập trung, bao cấp và có thiên hớng đóng cửa đã làm cho
Trung Quốc, Việt Nam và các nớc XHCN khác trong khu vực không phát
huy đợc lợi thế vốn có. Mọi nguồn lực đều đợc huy động bằng kênh cấp
phát của nhà nớc, vay nợ, viện trợ , do vậy tạo nên sự thiếu năng động cho
nền kinh tế và không kích thích đợc đầu t sản xuất và tiêu dùng.
19
Sau sự sụp đổ của hệ thống XHCN thế giới, cục diện thế giới có những
biến đổi sâu sắc, nguy cơ chiến tranh thế giới giảm, và các nớc trên thế giới
(kể cả t bản phát triển và các nớc đang phát triển) đều lấy phát triển kinh tế
là trọng tâm trong chính sách phát triển quốc gia và hội nhập quốc tế của
mình. Với xu thế đa trung tâm, Mỹ, EU và Nhật Bản đang cố gắng lôi cuốn
các nớc đang phát triển có vị trí địa lý gần gũi về phía mình, không phân biệt
chế độ xã hội để mở rộng sự chi phối và phát huy bá quyền của mình trong
khu vực. Cục diện thế giới mới cũng buộc các nớc XHCN phải có những cải
cách thể chế mạnh mẽ để hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Thể chế kinh tế
thị trờng bắt đầu đợc áp dụng ở Việt Nam kể từ năm 1986 và đợc Trung
Quốc dứt khoát lựa chọn để phát triển kinh tế, chấm dứt giai đoạn luận
chiến lâu dài về kinh tế thị trờng và kinh tế kế hoạch trong giới lãnh đạo
Trung Quốc kể từ năm 1978. Có thể thấy sau thời kỳ chiến tranh lạnh, Đông á

trở thành nơi tập trung của các nền kinh tế có mô hình phát triển khác biệt
nhau. Bản thân các nớc này đang có những cải cách để phù hợp với bối cảnh
phát triển mới. Nội dung chủ yếu của việc xây dựng và cải cách thể chế kinh
tế thị trờng ở các nớc này là:
- Thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, do đó
đã có những chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc
doanh phát triển, t nhân hoá và cổ phần hoá khu vực doanh nghiệp nhà nớc.
Quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở các nớc có nền kinh tế
chuyển đổi ( các nớc XHCN) đợc cải cách từng bớc, chỉnh sửa dần dần, và
cho đến nay ở Trung Quốc có 8 thành phần kinh tế cơ bản sau: kinh tế quốc
hữu, kinh tế tập thể, kinh tế t doanh, kinh tế cá thể, kinh tế liên doanh, kinh
tế chế độ cổ phần, kinh tế có vốn đầu t nớc ngoài, và kinh tế có vốn đầu t
của Đài Loan, Hồng Kông, Macao; ở Việt Nam có 6 thành phần kinh tế: kinh
tế nhà nớc, kinh tế tập thể; kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế t
bản t nhân,
kinh tế t bản nhà nớc, và kinh tế có vốn đầu t nớc ngoài. Các thành phần
kinh tế này đều đợc khuyến khích phát triển, đợc đối xử bình đẳng, trong đó
kinh tế quốc doanh có vai trò chủ đạo và kinh tế t nhân là hạt nhân của nền
kinh tế.
20
- Thừa nhận các yếu tố tiền tệ, lao động, đất đai là hàng hoá, tiến hành
xây dựng và phát triển các loại thị trờng nh thị trờng hàng hoá tiêu dùng,
thị trờng dịch vụ, thị trờng tài chính, thị trờng lao động và việc làm, thị
trờng đất đaiXây dựng cơ chế giá cả và tỷ giá hối đoái theo hớng để cho
thị trờng quyết định.
- Thay vì lối t duy cũ là phát triển công nghiệp nặng, các nớc có nền
kinh tế chuyển đổi đã có sự đổi mới t duy về công nghiệp hoá theo hớng
chủ trơng phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, các ngành công nghiệp tập
trung nhiều lao động, tài nguyên nhằm khai thác những lợi thế sẵn có để đẩy
mạnh xuất khẩu, đẩy nhanh tốc độ tăng trởng kinh tế và góp phần giải quyết

các vấn đề nghèo đói và bất bình đẳng.
- Xây dựng nền kinh tế mở, đa phơng hoá, đa dạng hoá các quan hệ
kinh tế đối ngoại, hớng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu
những mặt hàng trong nớc sản xuất có hiệu quả, tranh thủ vốn và công nghệ
nớc ngoài để tiến hành công nghiệp hoá đất nớc. Các nớc có nền kinh tế
chuyển đổi đã nhận thức đợc tầm quan trọng của môi trờng quốc tế sau
chiến tranh lạnh và có những chính sách mở cửa kinh tế, từng bớc tự do hoá
thơng mại, tự do hoá đầu t nớc ngoài để thu hút vốn, công nghệ phục vụ
cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nớc, thúc đẩy xuất khẩu và
từng bớc tạo dựng những cơ sở công nghệ hiện đại. Thập kỷ 90 của thế kỷ
XX cũng chứng kiến sự hội nhập kinh tế khu vực của các nớc có nền kinh tế
chuyển đổi trong khu vực nh ASEAN, AFTA, APEC, WTO.
- Cải cách bộ máy quản lý nhà n
ớc theo hớng tạo dựng một cơ cấu
chính phủ gọn nhẹ hơn, đỡ cồng kềnh hơn, đỡ chồng chéo hơn và hoạt động
hiệu quả hơn. Công cuộc cải cách này đang đợc tiến hành mạnh ở Trung
Quốc và đang là mối quan tâm lớn nhất của chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên
những tàn d của thể chế kinh tế cũ vẫn còn tồn tại và đem lại những khó khăn
không nhỏ cho công cuộc cải cách bộ máy chính quyền, cho việc tạo dựng
một sự quản lý kinh tế năng động của chính phủ trớc tình hình kinh tế mới.
Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới
trong thập kỷ 90 cũng là nhân tố thúc đẩy các nớc trong khu vực tiến hành
21
nhanh chóng tự do hoá kinh tế. Quá trình tự do hoá kinh tế chủ yếu thực hiện
ở các nớc phát triển theo kinh tế thị trờng trong khu vực, nó diễn ra đồng
loạt trên tất cả các lĩnh vực: tự do hoá thơng mại, đầu t, tự do hoá tài chính,
t nhân hoá, dân chủ hoá thể chế chính trị Cuộc khủng hoảng tài chính kinh
tế năm 1997 đã bộc lộ nhiều nhợc điểm của mô hình kinh tế thị trờng ở
Đông
á

, đòi hỏi phải có những cải cách triệt để, thể hiện qua những điểm sau:
- Thể chế quản lý công ty mang tính chất gia đình trị và có mối quan hệ
tay ba rất mật thiết giữa chính phủ- ngân hàng- doanh nhân, do đó đã tạo nên
một cấu trúc quản lý công ty một cách độc đoán, một chủ nghĩa t bản móc
ngoặc ở hầu hết các nớc Đông á. Mối quan hệ này đã tạo nên sự tăng trởng
kinh tế nhanh ở Đông á cho tới đầu thập kỷ 90 nhng lại tỏ ra kém hiệu quả
trớc xu thế toàn cầu hoá. Hàng loạt công ty, tập đoàn kinh tế lớn của Hàn
Quốc, Malaixia, Inđônêxia đã lâm vào tình trạng phá sản và có tỷ lệ nợ khó
đòi cao ngay trong khủng hoảng. Những khuyết tật của cơ chế quản lý công ty
đã đợc các chính phủ Đông
á
nhận thức ngay sau khủng hoảng và có những
biện pháp cải cách kịp thời nh kế hoạch đổi nợ lấy cổ phần trong các tập
đoàn lớn ở Hàn Quốc, sáp nhập, mua lại công ty, tái cấu trúc công ty (Hàn
Quốc, Thái Lan, Malaixia ), giải quyết nợ khó đòi và các khoản vay không
hiệu quả (Malaixia, Thái Lan). Những cải cách trên đang đem đến sức sống
mới cho khu vực doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp ở nhiều nớc Đông á
chủ động hơn trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
- Thể chế tài chính ở Đông á trớc khủng hoảng thực chất đã đợc tự do
hoá trên một số lĩnh vực nh: bãi bỏ các quy định giới hạn về hoạt động của
các ngân hàng trong nớc và nớc ngoài, tự do hoá luồng vốn ngắn hạn nớc
ngoài trên thị trờng chứng khoán, cho phép cạnh tranh công bằng giữa các
công ty tài chính trong nớc và nớc ngoài trên thị trờng dịch vụ tài chính
Tuy nhiên, yếu kém chủ yếu của thể chế tài chính ở nhiều nớc Đông á chính
là ở chủ nghĩa t bản móc ngoặc giữa chính phủ ngân hàng- doanh nhân và
việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay nớc ngoài. Những yếu kém đó
đã gây ra sự sụp đổ của hàng loạt hệ thống tài chính ngân hàng trong khủng
hoảng. Sau khủng hoảng, hàng loạt các giải pháp nhằm tái cấu trúc hệ thống
22
tài chính ở các nớc đã đợc đa vào nh đóng cửa, sáp nhập, t nhân hoá các

ngân hàng, tăng cờng hệ thống giám sát tài chính, tăng cờng tính minh bạch
trong hệ thống tài chính ngân hàng, bãi bỏ kiểm soát ngoại hối, cho phép các
tổ chức tài chính hoạt động theo cơ chế thị trờng cạnh tranh hơn, công bằng
hơn Những cải cách mang tính toàn diện đó nhằm tạo nên sự năng động và tự
do hơn nữa của hệ thống tài chính ngân hàng, tiến dần đến việc xây dựng một
hệ thống tài chính hiện đại nh các nớc phơng Tây.
- Thúc đẩy hơn nữa tự do hoá thơng mại và đầu t trong khu vực. Sau
khủng hoảng, các nớc Đông
á
đã nỗ lực cải thiện môi trờng đầu t, cải cách
cơ cấu xuất khẩu để tiếp tục hội nhập kinh tế quốc tế. Cuối thập kỷ 90 cũng là
thời điểm có rất nhiều hiệp định thơng mại đầu t song phơng đợc ký kết,
điển hình là hiệp định thơng mại song phơng Nhật Bản Singapo, khu
thơng mại tự do Trung Quốc ASEAN, Hiệp ớc Bali II về việc thành lập
cộng đồng ASEAN Những nỗ lực tự do hoá thơng mại đầu t đó đang đợc
tăng cờng ngày càng sâu rộng ở Đông á, nhằm tạo nên một khối liên kết
kinh tế thơng mại bền vững trong tơng lai và có thể cạnh tranh với hai khối
liên kết kinh tế khu vực lớn trên thế giới là NAFTA và EU.
- Cải cách thể chế chính trị theo hớng dân chủ hoá, nhằm tạo nên bộ
máy quản lý kinh tế năng động, gọn nhẹ, tạo sức sống mới cho nền kinh tế.
Cuối thập kỷ 90, hàng loạt các vụ tham nhũng ở Hàn Quốc, Inđônêxia,
Philippin liên quan đến hệ thống quản lý kinh tế theo kiểu gia đình trị và chủ
nghĩa t bản móc ngoặc, bè phái đã đợc lôi ra ánh sáng và xử lý nghiêm ngặt.
Đây là điều cha từng đợc thực hiện trớc đây ở các nớc Đông á bởi nó
liên quan trực tiếp đến một nhóm ngời có quyền lợi đặc biệt nh giới chính
trị, quan chức, doanh nhân và những lợi ích của nhóm ngời trên tồn tại lâu
dài và dờng nh mang tính tất yếu qua nhiều thập kỷ. Cải cách thể chế và xoá
bỏ tham nhũng đã đem lại sự tăng trởng kinh tế hiệu quả hơn, giảm thiểu
những tác động méo mó đến cơ chế thị trờng và phá bỏ những rào cản đối với
sự hội nhập quốc tế.

Những cải cách trên đây của cả nhóm nớc đi theo mô hình kinh tế thị
trờng và ở các nền kinh tế đang chuyển đổi Đông á cho thấy mục tiêu chủ
23
yếu của các nớc này là hớng tới một thể chế kinh tế hiệu quả hơn trong thời
đại toàn cầu hoá. Các nớc có nền kinh tế chuyển đổi đang cố gắng xây dựng
cho mình một nền kinh tế thị trờng theo đúng nghĩa đích thực và một chiến
lợc công nghiệp hoá tối u nhất theo hớng công nghiệp hoá rút ngắn, nhằm
rợt đuổi các nớc đi trớc trong khu vực một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Trong khi đó, các nớc khác đang cố gắng cải cách thể chế kinh tế của mình
theo hớng tự do hoá. Thực tế đã cho thấy, mô hình phát triển kinh tế ở Đông
á là một mô hình thống nhất trong đa dạng.
Tính thống nhất
thể hiện ở chỗ,
hầu hết các nớc đều áp dụng mô hình kinh tế Nhật Bản, có cấu trúc thể chế
và chính sách phát triển kinh tế tơng tự nh Nhật Bản những thập kỷ trớc
đó. Mặc dù mỗi nớc có những điều kiện kinh tế xã hội đặc thù, nhng những
bớc đi của quá trình công nghiệp hoá của các nớc là tơng đối giống nhau.
Những năm gần đây, sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã cho phép nhiều
nớc đi sau thực hiện chiến lợc công nghiệp hoá rút ngắn, bỏ qua những trình
tự không cần thiết, nhng tựu chung lại vẫn đi theo phơng thức phát triển
kinh tế thị trờng, hớng về xuất khẩu và đề cao vai trò can thiệp của nhà
nớc.
Tính đa dạng
thể hiện ở chỗ: các nớc Đông á có sự khác nhau theo
tầng nấc phát triển, thể chế kinh tế và mô thức thị trờng. Về tầng nấc phát
triển, có thể phân Đông
á
thành 6 nấc sau đây: Nhật Bản đi đầu, kế đến là
NIEs, tiếp theo là ASEAN-4, tiếp nữa là Trung Quốc, tiếp đó 4 n
ớc thành

viên mới của ASEAN, sau cùng là các nớc còn lại trong khu vực. Về thể chế
kinh tế, phân thành 2 nhóm : kinh tế thị trờng TBCN và kinh tế thị trờng
XHCN. Về mô thức kinh tế, có thể phân thành 3 nhóm: mô thức kinh tế thị
trờng kiểu Singapo và Hồng Kông, trong đó nhà nớc chỉ kiểm soát nhng
không can thiệp các hoạt động kinh doanh, kể cả t nhân. Mô thức kinh tế thị
trờng kiểu các nớc TBCN, trong đó nhà nớc can thiệp mạnh vào các hoạt
động kinh doanh, tài chính ngân hàng, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp
t nhân và nhà nớc. Mô thức kinh tế thị trờng kiểu các nớc chuyển đổi,
trong đó nhà nớc đóng vai trò chủ đạo, chi phối hầu hết các hoạt động kinh tế
của đất nớc và có sự chú trọng phát triển khu vực doanh nghiệp nhà nớc.
Các mô hình, thể chế kinh tế đó đang có sự cạnh tranh gay gắt với nhau, và
24
hiệu quả của mỗi mô hình không chỉ gắn liền với vấn đề tăng trởng nhanh
mà còn tạo nên sự công bằng và những tiến bộ xã hội khác.
Trong tơng lai, cùng với xu thế nhất thể hoá nền kinh tế, sự đa dạng và
khoảng cách về thể chế kinh tế sẽ đợc rút ngắn lại, bởi những cải cách cơ cấu
và thể chế ở mỗi nớc là đều nhằm tạo nên một thể chế kinh tế hiện đại nhằm
phát huy tốt nhất các nguồn lực. Những cải cách thể chế của cả nhóm nớc
theo mô hình kinh tế thị trờng TBCN và kinh tế thị trờng XHCN sẽ giúp cho
hai nhóm nớc này đạt đợc một sự đồng thuận dễ dàng hơn nhờ thay đổi
đợc phong cách quản lý của nhà nớc và kinh doanh của doanh nghiệp trong
môi trờng tự do hoá. Tơng lai về việc hình thành một cộng đồng kinh tế
Đông
á
là điều đã đợc tính tới, và điều này đòi hỏi những nỗ lực phát triển
của từng nớc cũng nh sự giúp đỡ của những nớc mạnh hơn để tạo nên sự
đồng đều tơng đối về phát triển kinh tế giữa các nớc trong khu vực. Mặc dù
hiện nay, những thách thức về cải cách thể chế còn nhiều, và mỗi nhóm nớc
đi theo con đờng phát triển riêng của mình không thể xoá bỏ hoàn toàn mô
hình thể chế mà họ đang theo đuổi. Nhng cải cách thể chế là để tạo nên hiệu

quả tốt hơn cho chuyển dịch cơ cấu và hội nhập quốc tế, do vậy trong tơng
lai xu hớng chung là sự tiệm tiến của các mô hình thể chế theo hớng lựa
chọn, chắt lọc các yếu tố hợp lý và vì vậy trên nguyên tắc chung của một nền
kinh tế thị trờng thể chế kinh tế của các nền kinh tế trong khu vực sẽ có sự
tơng hợp nhất định tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác.
4. Xu hớng gia tăng tự do hoá và liên kết trong khu vực
Tự do hoá và liên kết trong khu vực CATBD do sự chi phối của nhiều yếu
tố, trong đó có yếu tố về mặt lịch sử văn hoá làm cho quá trình này đợc tiến
hành chậm hơn về thời gian so với một số khu vực khác trên thế giới. Song có
thể thấy từ những thập niên cuối của thế kỷ XX, xu hớng tự do hoá trong các
hoạt động kinh tế ở khu vực CATBD lại phát triển nhanh và mạnh, đặc biệt
trong lĩnh vực thơng mại và đầu t. Bên cạnh APEC, ASEAN là các Hiệp
định và thoả thuận tăng cờng liên kết và tự do hoá nh Trung Quốc -
ASEAN, Nhật Bản - ASEAN, Nhật - Singapo, Nhật - Thái. Có thể thấy
quá trình liên kết và hội nhập trong khu vực diễn ra trên nhiều phơng diện

×