ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ THANH HOÀ
QUAN HỆ AN NINH NGA - MỸ
TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
Hà Nội – 2010
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
1. Lý do lựa chọn đề tài 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài 8
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 8
5. Đóng góp của Luận văn 9
6. Bố cục của Luận văn 9
Chƣơng 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ AN NINH
NGA - MỸ TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI 11
1.1. Khái quát quan hệ Nga – Mỹ thập niên đầu sau chiến tranh lạnh 11
1.1.1. Vài nét về quan hệ Xô – Mỹ 11
1.1.2. Quan hệ Nga - Mỹ trong thập niên 90 của thế kỷ XX 13
1.2. Những nhân tố tác động đến quan hệ an ninh Nga – Mỹ những năm đầu
thế kỷ XXI 20
1.2.1. Môi trường an ninh quốc tế mới 20
1.2.2. Những vấn đề nội bộ hai nước 24
1.2.2.1. Nước Nga 24
1.2.2.2. Nước Mỹ 28
Tiểu kết 30
Chƣơng 2: NỘI DUNG QUAN HỆ AN NINH NGA - MỸ TRONG
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI 32
2.1. Chính sách đối ngoại của Nga và Mỹ 32
2.1.1. Chính sách đối ngoại của Nga 32
2.1.2. Chiến lược toàn cầu của Mỹ 38
2.2. Những biểu hiện mới của quan hệ an ninh Nga - Mỹ trong những năm
đầu thế kỷ XXI 42
2.2.1. Quá trình điều chỉnh quan hệ Nga - Mỹ 42
2
2.2.2. Hợp tác chống khủng bố 47
2.2.3. Giải quyết các vấn đề quốc tế 51
2.2.4. Vấn đề triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa 54
2.2.5. Vấn đề tên lửa - hạt nhân 57
Tiểu kết 61
Chƣơng 3: CHIỀU HƢỚNG QUAN HỆ SONG PHƢƠNG NGA - MỸ
VÀ ẢNH HƢỞNG ĐỐI VỚI MÔI TRƢỜNG AN NINH CHÍNH TRỊ
THẾ GIỚI 62
3.1. Chiều hướng quan hệ song phương Nga - Mỹ 62
3.2. Ảnh hưởng đối với môi trường an ninh chính trị thế giới 67
Tiều kết 73
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 82
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABM
Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo
Anti-Ballistic Missile
BMD
Phòng thủ tên lửa đạn đạo
Ballistic Missile Defence
CA
Châu Á
CA-TBD
Châu Á- Thái Bình Dương
CTBT
Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện
Comprehensive Nuclear Test Ban Treaty
EU
Liên minh châu Âu
European Union
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Foreign Direct Investment
NATO
Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
North Atlantic Treaty Organization
NPT
Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân
Nuclear Non-Proliferation Treaty
START
Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược
Strategic Arms Reduction Treaty
TMD
Phòng thủ tên lửa chiến trường
Theatre Missile Defence
4
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô
đã đồng thời làm cho cuộc đối đầu Đông – Tây gay gắt và khốc liệt kéo dài
hơn 4 thập kỉ kết thúc. Biến cố có tính bước ngoặt này dẫn đến sự tan vỡ của
trật tự hai cực Xô - Mỹ được hình thành từ sau chiến tranh thế giới thứ hai và
mở đầu cho quá trình tìm kiếm, kiến tạo một trật tự mới. Trong trật tự mới
được nhận định là đang hình thành hiện nay, vai trò của các nước vừa và nhỏ
ngày càng được nâng cao, tiếng nói của các nước đang phát triển có ảnh
hưởng không nhỏ đến đời sống quan hệ quốc tế.
Tuy nhiên, quan hệ quốc tế từ trước tới nay luôn vận động theo một
trục do sự tác động qua lại giữa các nước lớn, cho dù thế giới đang ở trong bất
kỳ một trật tự nào. Điều đó cũng có nghĩa các nước lớn luôn là tác nhân quyết
định đem lại hoặc là sự ổn định, hoặc là sự bất ổn cho thế giới. Thực tiễn
những năm gần đây cho thấy các nước lớn vẫn áp đặt và chi phối nhiều vấn đề
của thế giới như cuộc chiến ở Afghanistan, Iraq, vấn đề hoà bình ở Trung
Đông, vấn đề hạt nhân ở Iran và Bắc Triều Tiên…
Nhìn chung, các nước lớn có vai trò là diễn viên chính trên sân khấu thế
giới. Quan hệ của các nước lớn chi phối quan hệ quốc tế, chi phối quá trình
hình thành và cơ chế vận hành của trật tự thế giới. Trong số những nước lớn
của thế giới hiện nay phải kể đến Mỹ và Liên bang Nga - những nước có
―quyền lực‖, ―có sức mạnh cưỡng chế‖, ―khả năng khống chế‘, ―khả năng chi
phối‖… trong quan hệ quốc tế. Chính vì vậy, mỗi động thái trong quan hệ
giữa Nga và Mỹ không thể không liên quan đến lợi ích của mỗi nước mà còn
làm thay đổi tương quan lực lượng và cục diện thế giới, ảnh hưởng sâu sắc
đối với hoà bình, an ninh và sự phát triển của các nước trong khu vực và trên
thế giới. Điều đó đòi hỏi các nước vừa và nhỏ trong đó có Việt Nam luôn phải
tính đến mối quan hệ giữa các nước lớn nói chung, quan hệ Nga - Mỹ nói
5
riêng trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của mình và có đối sách xử
lý các vấn đề trong quan hệ với các nước lớn.
Trong bối cảnh trên, tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu mối quan hệ an
ninh Nga - Mỹ trong những năm đầu thế kỷ XXI và ảnh hưởng của nó đến
môi trường chính trị an ninh thế giới là việc làm cần thiết, có ý nghĩa cả về lý
luận và thực tiễn. Trước hết, nó sẽ góp phần nhận thức đúng đắn thực chất
quan hệ Nga - Mỹ hiện nay; mặt khác, nêu lên một số xu hướng vận động,
phát triển tương quan lực lượng trên thế giới nói chung, ở khu vực châu Á –
Thái Bình Dương nói riêng trong thời gian tới dưới tác động của quan hệ Nga
- Mỹ.
Từ những trình bày trên, tác giả lựa chọn ―Quan hệ an ninh Nga - Mỹ
trong những năm đầu thế kỷ XXI” làm đề tài cho Luận văn khoa học Thạc sĩ,
chuyên ngành Quan hệ quốc tế.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với tư cách là hai nước lớn hàng đầu của thế giới, có vai trò quan trọng
trong đời sống quan hệ quốc tế, cho nên những động thái trong quan hệ Nga –
Mỹ không những tác động đến mỗi nước mà còn có tầm ảnh hưởng đến quan
hệ quốc tế. Do đó, vấn đề quan hệ Nga – Mỹ nói chung, quan hệ Nga – Mỹ
nói riêng là chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước. Cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu vấn đề này được xuất bản, cụ
thể như sau:
2.1. Ở nƣớc ngoài, quan hệ Nga - Mỹ luôn là đối tượng thu hút sự
quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trên thế giới. Cuốn ―Chính sách đối
ngoại của Hoa Kỳ sau chiến tranh lạnh”, của hai tác giả Randall B. Ripley và
James M. Lindsay, do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành năm 2002,
đã trình bày tình hình quốc tế và nước Mỹ sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, chiến tranh lạnh kết
thúc cùng những chính sách và sự thay đổi trong bộ máy chính quyền của Mỹ.
6
Cuốn sách ―Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ, động cơ của sự lựa chọn trong thế
kỷ XXI” của Bruce W. Jentleson, đã được dịch ra tiếng Việt, của nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, phát hành năm 2004, trình bày khái quát cơ sở lý luận và
lịch sử hình thành chính sách đối ngoại Mỹ, từ đó phân tích một số nội dung
cơ bản của quá trình hoạch định chính sách trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh,
cũng như những lựa chọn và thách thức đang đặt ra cho chính sách đối ngoại
Mỹ trong thế kỷ XXI. Một cuốn sách khác cũng được xuất bản năm 2004 của
tác giả Walter Lafeber, ―America, Russia, and the Cold War 1945-2002, Nxb
New York, đã trình bày tương đối đầy đủ những chi tiết và nhận định về sự
ảnh hưởng của Mỹ và vai trò liên quan tới các cuộc chiến tranh ở các quốc gia
khác của các nước này, trong đó đặc biệt chú trọng đến những sự kiện được
coi là chấm dứt chiến tranh lạnh như: sự kiện sụp đổ của chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Đông Âu và phá bỏ bức tường Beclin giữa hai nước Đức, cũng như
nghiên cứu về quan hệ ngoại giao giữa Mỹ - Nga trong thời gian một thập kỷ
kể từ sau chiến tranh lạnh. Trong cuốn “American foreign policy in a new
era” của tác giả Robert Jervis, Nxb Routledge xuất bản năm 2005, cũng phân
tích một số sự kiện chính trị của Mỹ từ năm 2001: sự kiện 11/9 và ảnh hưởng
của nó đối với thế giới, lý thuyết về chiến tranh chống khủng bố của Mỹ dưới
sự chỉ đạo của Bush, mối quan hệ quốc tế của Mỹ với các nước và vấn đề an
ninh quốc tế và cuộc chiến chống khủng bố. Ngoài ra, còn có nhiều bài viết
trên các tạp chí chuyên ngành đăng tải các nội dung liên quan đến vấn đề này.
2.2. Ở trong nƣớc, tác giả Hà Mỹ Hương đã có nhiều công trình
nghiên cứu về quan hệ Nga - Mỹ sau chiến tranh lạnh. Cuốn ‗Quan hệ Nga -
Mỹ sau chiến tranh lạnh” xuất bản năm 2003, đã phân tích tương đối bao
quát mối quan hệ Nga - Mỹ qua chính sách đối ngoại của từng nước trong cục
diện quan hệ quốc tế đã thay đổi nhanh chóng, phức tạp từ sau chiến tranh
lạnh, để từ đó đánh giá bản chất và triển vọng mối quan hệ quốc tế này cũng
như tác động của nó đối với quan hệ quốc tế trong tương lai. Cuốn ―Nước
7
Nga trên trường quốc tế: Hôm qua, hôm nay và ngày mai” cũng đề cập đến
mối quan hệ Nga- Mỹ và chính sách đối ngoại của Nga ở từng thời kỳ lịch sử.
Bên cạnh đó, tác giả còn có nhiều bài viết cập nhật những thay đổi và diễn
biến trong quan hệ Nga – Mỹ qua các năm được đăng trên tạp chí Nghiên cứu
châu Âu, tạp chí Châu Mỹ ngày nay…Học giả Nguyễn Văn Lập có cuốn
―Quan hệ Nga – Mỹ vừa là đối tác, vừa là đối thủ”, xuất bản năm 2001, đã
phân tích mối quan hệ Nga – Mỹ với vai trò vừa là đồng minh, vừa là đối thủ,
qua đó cũng thấy được những thuận lợi và trở ngại của mối quan hệ này cũng
như ảnh hưởng của nó tới vấn đề khu vực và toàn cầu. Học giả Lê Bá Thuyên
có cuốn ―Hoa Kỳ: Cam kết và mở rộng (Chiến lược toàn cầu mới của Mỹ)”)
xuất bản năm 1997, bao quát chính sách đối ngoại của Mỹ trên phạm vi toàn
cầu, trong đó có Nga. Cuốn ―Về chiến lược an ninh của Mỹ hiện nay”, xuất
bản năm 2004, của tác giả Lê Linh Lan, đã nêu lên một số khái niệm và lịch
sử chiến lược an ninh của Mỹ và sự điều chỉnh chiến lược an ninh của Mỹ, từ
đó thấy được sự điều chỉnh chiến lược an ninh, cũng như tình hình chiến lược
an ninh khu vực của Mỹ. Liên quan đến vấn đề này còn có cuốn ―Chiến lược
đối ngoại của các nước lớn và quan hệ với Việt Nam trong hai thập niên đầu
thế kỷ XXI” của Nguyễn Xuân Sơn-Nguyễn Văn Du, xuất bản năm 2006, giới
thiệu cơ sở hoạch định, chiến lược đối ngoại của một số nước lớn trong hai
thập niên đầu thế kỷ XXI trong đó có Nga và Mỹ cũng như quan hệ của Việt
Nam với các nước lớn trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI.
Cùng với các công trình nghiên cứu trên, còn có rất nhiều các bài viết
được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành: Nghiên cứu châu Âu, Châu Mỹ
ngày nay, Nghiên cứu quốc tế và các thông tin cập nhật thường xuyên của
Thông tấn xã Việt Nam.
Các chuyên khảo, các công trình nghiên cứu, các bài báo… ở trong
nước cũng như ở nước ngoài thực sự là những nguồn tư liệu quý cho tôi tham
khảo để hoàn thành Luận văn của mình.
8
3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
Trong quan niệm truyền thống vốn tương đối hẹp, an ninh quốc gia
được nhìn nhận chủ yếu như là việc đảm bảo chủ quyền, an toàn của hệ thống
chính trị và cuộc sống bình yên của nhân dân trước sự đe doạ, xâm lược hay
lật đổ của các thế lực nước ngoài và các thế lực chống đối chế độ trong nước.
Trong cách quan niệm toàn diện về an ninh (comprehansive security), người
ta không giới hạn an ninh quốc gia trong các mối quan hệ đối ngoại thuần tuý,
mà trong tổng thể các mối quan hệ ỏ bên trong lẫn bên ngoài các quốc gia và
liên quan đến nhiều lĩnh vực: từ quân sự, chính trị đến kinh tế, văn hoá, xã
hội, môi trường và con người. Trong phạm vi Luận văn tốt nghiệp này, tác giả
tìm hiểu về quan hệ an ninh Nga – Mỹ ở khía cạnh an ninh chính trị và ngoại
giao. Tuy vậy trong bối cảnh quốc tế mới, khi lý giải những diễn biến của mối
quan hệ an ninh Nga – Mỹ, không thể không đề cập đến các yếu tố khác như
yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội…
Về thời gian, luận văn tập trung chủ yếu vào quan hệ an ninh Nga – Mỹ
giai đoạn những năm đầu thế kỷ XXI, lấy mốc từ năm 2000 đến những diễn
biến cập nhật gần đây nhất của năm 2009.
Về không gian, luận văn tìm hiểu quan hệ Nga – Mỹ và ảnh hưởng của
quan hệ này đối với môi trường an ninh chính trị thế giới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đây là một đề tài lịch sử quan hệ quốc tế, vì vậy phương pháp nghiên cứu
quốc tế; phương pháp lịch sử và logic để phân tích mối quan hệ giữa các sự
kiện luôn là dòng mạch chính của luận văn. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng
các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích và tổng hợp,
phương pháp thống kê và so sánh…để hoàn thành Luận văn của mình.
9
4.2. Nguồn tƣ liệu
Nguồn tư liệu bằng tiếng Anh, đó là các cuốn sách, các công trình nghiên
cứu của các học giả nước ngoài.
Nguồn tư liệu bằng tiếng Việt, bao gồm các cuốn sách, các công trình
nghiên cứu, các chuyên khảo và các bài viết trên các tạp chí (Tạp chí Nghiên
cứu châu Âu, Châu Mỹ ngày nay, Nghiên cứu quốc tế, các chuyên san của
Thông tấn xã Việt Nam…).
Đặc biệt, Luận văn sử dụng các tài liệu gốc, đó là các bản Hiệp ước, các
tuyên bố chung giữa Nga và Mỹ. Tài liệu này được lấy từ trang Web của Bộ
ngoại giao Nga và Mỹ.
5. Đóng góp của Luận văn
Trên cơ sở tập hợp, hệ thống hoá các nguồn tư liệu và kết quả nghiên cứu
viết về quan hệ Nga – Mỹ, để từ đó có được sự hiểu biết đầy đủ và chân thực
về sự vận động và chuyển biến của mối quan hệ an ninh Nga – Mỹ trong
những năm đầu thế kỷ XXI.
Luận văn tập trung vào hai vấn đề chủ yếu: Thứ nhất, tìm hiểu quan hệ
Nga – Mỹ trong những năm đầu thế kỷ XXI, sự chuyển biến của mối quan hệ
đó trước những thay đổi của môi trường quốc tế và khu vực. Thứ hai, phân
tích chiều hướng quan hệ song phương Nga – Mỹ và những ảnh hưởng của
quan hệ an ninh Nga – Mỹ đối với môi trường an ninh chính trị thế giới, từ đó
đánh giá thực chất và xu hướng phát triển tiếp theo của quan hệ an ninh Nga –
Mỹ.
6. Bố cục của Luận văn
Lời mở đầu
Chương 1: Những nhân tố tác động đến quan hệ an ninh Nga - Mỹ trong
những năm đầu thế kỷ XXI.
Chương 2: Nội dung quan hệ an ninh Nga - Mỹ trong những năm đầu thế kỷ
XXI
10
Chương 3: Chiều hướng quan hệ song phương Nga - Mỹ và ảnh hưởng đối
với môi trường an ninh chính trị thế giới.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
11
Chƣơng 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ AN NINH
NGA - MỸ TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
1.1. Khái quát quan hệ Nga – Mỹ thập niên đầu sau chiến tranh lạnh
1.1.1. Vài nét về quan hệ Xô – Mỹ
Quan hệ Nga - Mỹ là sự kế thừa quan hệ Xô – Mỹ trước đây. Do đó để
hiểu được quan hệ Nga – Mỹ, không thể không đề cập những nét cơ bản về
quan hệ Xô – Mỹ trước đây.
Sau thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười (1917), nước
Nga Xô viết ra đời, sau đó là Liên Xô, trải qua một quá trình đấu tranh lâu
dài, cuối cùng Mỹ chính thức công nhận Liên Xô và hai nước thiết lập quan
hệ ngoại giao vào năm 1933. Đây là dấu mốc đánh dấu một giai đoạn mới
trong quan hệ giữa hai nước (sau 1945 trở thành hai siêu cường đứng đầu hai
hệ thống chính trị - xã hội đối lập trong quan hệ quốc tế thế kỷ XX). Vào
những năm 30, thế giới đã hình thành ba lò lửa chiến tranh thế giới và do bản
chất của chủ nghĩa đế quốc, Mỹ thực hiện ―chính sách trung lập‖, ―không can
thiệp‖, thực chất là âm mưu mượn tay người khác đánh nhau để đứng giữa
trục lợi, trong đó có âm mưu thông qua chủ nghĩa phát xít để xóa bỏ chế độ xã
hội chủ nghĩa ở Liên Xô. Nhưng sau khi phát xít Đức, Italia đã thôn tính
nhiều nước ở châu Âu, châu Phi; còn Nhật Bản với trận Trân Châu Cảng đã
gây cho Mỹ những tổn thất nặng nề, thì Mỹ mới tham chiến, cùng Liên Xô và
một số nước khác thành lập Mặt trận đồng minh chống phát xít. Năm 1942
Mỹ và Liên Xô ký hiệp ước Xô - Mỹ về những nguyên tắc tương trợ trong
quá trình chiến tranh chống xâm lược. Sự hợp tác của hai quốc gia này tạo
nên những chuyển biến tích cực và có ý nghĩa to lớn trong việc đoàn kết và
hợp tác chiến đấu chống phát xít trên toàn thế giới để đánh bại chủ nghĩa phát xít.
12
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc thắng lợi, uy tín quốc tế của Liên
Xô được nâng cao và trở thành trụ cột của phong trào cách mạng thế giới.
Trong khi đó, nhờ cuộc chiến tranh này, Mỹ trở thành nước mạnh nhất hệ
thống tư bản chủ nghĩa do Mỹ là nước duy nhất không bị chiến tranh tàn phá.
Với sức mạnh kinh tế, tài chính, quân sự của mình sau chiến tranh thế giới thứ
hai, Mỹ nuôi tham vọng trở thành bá chủ thế giới, nhưng cản trở lớn nhất đối
với Mỹ lúc này là Liên Xô. Để thực hiện mục tiêu của mình, Mỹ đã dùng mọi
phương sách, biện pháp, thủ đoạn khác nhau để chống lại Liên Xô và ngăn
chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản. ―Học thuyết Truman‖ với chiến lược
―ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản‖ đã khởi đầu cho cuộc chiến tranh lạnh chống
Liên Xô, với nội dung cơ bản là Mỹ phải đảm trách sứ mệnh lãnh đạo thế giới
tự do, phải bằng mọi biện pháp kinh tế, quân sự chống lại sự đe doạ của chủ
nghĩa cộng sản. Từ đây bắt đầu một tình trạng đối đầu ngày càng căng thẳng,
gay gắt và toàn diện giữa hai cường quốc Xô - Mỹ, được diễn đạt bằng thuật
ngữ ―Trật tự hai cực Ianta‖ hay ―Trật tự thế giới hai cực Xô - Mỹ‖.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã từng bước hình thành thế trận
liên hoàn với các tầng nấc khác nhau từ châu Âu- Đại Tây Dương sang châu
Á – Thái Bình Dương với mục đích bao vây, phong toả, kiềm chế, tiến tới tiêu
diệt Liên Xô, ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản. Mỹ đã dùng những khoản tài
chính khổng lồ chi cho ngân sách quân sự hàng năm và viện trợ quân sự cho
các nước thành viên NATO (1949), ANZUSS (1951), Hiệp ước an ninh Mỹ -
Nhật (1951), SEATO (1954), CENTO (1955) và các đồng minh trong hiệp
ước quân sự song phương khác. Trải qua các đời Tổng thống khác nhau với
các học thuyết, chiến lược, biện pháp, phương thức khác nhau song từ năm
1947 đến 1991, mục tiêu đối ngoại xuyên suốt, nhất quán của Mỹ là thống trị
thế giới và tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản, trước hết là Liên Xô.
Với Liên Xô, để đối phó với Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ, bảo
vệ thành quả cách mạng, Liên Xô buộc phải tìm mọi cách tăng cường sức
13
mạnh chính trị, quân sự của mình. Điển hình năm 1955, liên minh chính trị -
quân sự với tên gọi là Hiệp ước Vacsava được thành lập. Mục đích của Hiệp
ước là giữ gìn an ninh của các nước thành viên, duy trì hoà bình ở châu Âu,
củng cố tình hữu nghị, sự hợp tác toàn diện, bền vững giữa các nước thành
viên. Sự tồn tại của khối NATO và khối Vacsava đưa đến một cuộc đối đầu
căng thẳng, cuộc chạy đua vũ trang quy mô lớn trong suốt thời kỳ chiến tranh
lạnh. Cuộc chạy đua vũ trang này đạt tới đỉnh cao vào những năm 1970 khi
hai bên cân bằng vũ khí hạt nhân chiến lược.
Năm 1985 đánh dấu bước khởi đầu chuyển biến từ đối đầu sang đối
thoại giữa Liên Xô và Mỹ. Nhiều cuộc gặp chính thức cấp cao Xô - Mỹ được
tiến hành. Năm 1987 Hiệp ước về vũ khí hạt nhân tầm trung (INF) được ký
kết với thoả thuận hai bên phá huỷ khoảng 3% kho vũ khí hạt nhân của mỗi
nước. Năm 1989, tại Manta trong cuộc gặp giữa M. Gorbachev và G.Bush,
Liên Xô và Mỹ đã ký Tuyên bố chung, trong đó khẳng định hai nước không
coi nhau là kẻ thù, thoả thuận cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược và tăng
cường hợp tác với nhau. Nhiều nước phương Tây coi sự kiện này là thời điểm
bắt đầu kết thúc thời kỳ chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường.
Tháng 3/1991, Tổ chức hiệp ước Vacsava tuyên bố tự giải thể. Tháng
7/1991 Mỹ và Liên Xô ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược
(START - 1), với nội dung hai nước sẽ thủ tiêu khoảng 1/3 kho vũ khí hạt
nhân chiến lược của mỗi bên trong vòng 7 năm. Như vậy, đến thời điểm này
cuộc chiến tranh lạnh kéo dài hơn 4 thập niên giữa hai siêu cường Xô - Mỹ đã
chấm dứt.
1.1.2. Quan hệ Nga - Mỹ trong thập niên 90 của thế kỷ XX
Thập niên 90 của thế kỷ XX là giai đoạn mà nước Nga rơi vào thế yếu,
bị Mỹ lấn lướt trong mọi lĩnh vực từ an ninh, quân sự đến các vấn đề kinh tế.
Tuy được cộng đồng quốc tế công nhận là nước kế thừa hợp pháp tư cách của
Liên Xô trước đây trên trường quốc tế song Liên bang Nga cũng phải đối phó
14
với vô vàn khó khăn, những hậu quả nặng nề do cuộc khủng hoảng sâu sắc,
toàn diện và kéo dài từ thời Liên Xô để lại. Cùng với đó, sự tan rã của Liên
Xô đã làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế cũng như vị thế địa – chính trị của
nước Nga. Sự ra đời các quốc gia độc lập có chủ quyền làm cho Nga mất đi
hàng loạt các hải cảng quan trọng có tính chiến lược về kinh tế lẫn quốc
phòng (13 cảng lớn ở Biển Đen và 5 ở biển Ban - tích), hàng loạt các sân bay
và phương tiện vận chuyển quan trọng, nhiều vùng nguyên liệu thiết yếu phục
vụ cho nhu cầu dân sự lẫn quân sự. Những thay đổi này đã tác động tiêu cực
đến nền kinh tế và ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh của Liên bang Nga.
Trong di sản quan hệ chính trị Xô - Mỹ mà Nga và Mỹ kế thừa còn không ít
chướng ngại vật, mà việc loại bỏ nó cần rất nhiều nỗ lực và thời gian của cả
hai nước.
Thực tế, những năm đầu sau khi Liên bang Nga bước ra vũ đài quốc tế
với tư cách ―nước kế thừa Liên Xô‖ là những năm chứa đầy ảo tưởng của các
quan chức chính quyền ở Nga. Họ tin tưởng chắc chắn rằng sẽ nhanh chóng
thiết lập được một mối quan hệ kiểu mới giữa Nga và Mỹ. Hai bên đã tiến
hành những cuộc gặp cấp cao chính thức, những bản hiến chương, tuyên bố
chung, trong đó nêu rõ quan hệ Nga - Mỹ là quan hệ đối tác, hợp tác trên cơ
sở những lợi ích chiến lược chung. Cơ sở cho khái niệm quan hệ mới giữa
Nga và Mỹ là quan niệm chung về cái gọi là ―nền dân chủ hiện đại‖. ―Hiến
chương Washington‖ tháng 6/1992 về quan hệ đối tác và hữu nghị giữa Nga
và Mỹ, Tuyên bố chung Vancouver tháng 4/1993 giữa Tổng thống Nga và
Tổng thống Mỹ đã phản ánh ―tinh thần hợp tác‖ giữa Nga và Mỹ. Hiến
chương Washington tháng 6/1992 ghi: ―Nga và Mỹ có những lợi ích chung là
không phổ biến vũ khí giết người hàng loạt; bảo vệ môi trường sinh thái; đấu
tranh với tội phạm có tổ chức và buôn lậu ma tuý. Cả Nga và Mỹ đều quan
tâm sâu sắc đến sự ổn định và phồn vinh trên toàn thế giới; mỗi nước Nga và
Mỹ coi sự phồn vinh của nước kia là điều quan trọng nhất cho phúc lợi của
15
chính mình, đáp ứng lợi ích của nước mình‖; ―sự sung túc, phồn vinh và an
ninh cuả một Liên bang Nga dân chủ và Mỹ có quan hệ mật thiết, sống còn
với nhau‖ [13; 82].
Nước Nga mới giai đoạn 1992 -1993 với chính sách đối ngoại ―định
hướng Đại Tây Dương‖ đã khai thác mọi khả năng trong quan hệ với các
nước phương Tây, nhằm đưa nước Nga hoà nhập thế giới phương Tây. Mục
tiêu này đã được Tổng thống B.Yeltsin khẳng định trong bài phát biểu của
mình tại kỳ họp thứ 6 Đại hội đại biểu nhân dân toàn Nga ngày 17/4/1992:
―Nhiệm vụ trung tâm bao trùm mọi hoạt động quốc tế của Nga là xây dựng
quan hệ bạn bè với tất cả các nước dân chủ trên thế giới nhằm đảm bảo cho
nước Nga gia nhập khối cộng đồng các nước phương Tây một cách hợp pháp
và hài hòa” hoặc ―chúng ta phải trở về nơi mà chúng ta luôn ở đó – trở về
khối đồng minh, có thể nói là trở lại với sự liên minh với các cường quốc
phương Tây‖ [13;84]. Quan điểm này trước đó cũng được Bộ trưởng ngoại
giao Liên bang Nga lúc bấy giờ khẳng định: ―Lợi ích chiến lược và mục tiêu
ngoại giao của Nga là đưa nước Nga hòa nhập vào đại gia đình văn minh Bắc
bán cầu, gia nhập vào câu lạc bộ các nước phát triển nhất trên thế giới‖. Có
thể nói, trọng điểm ngoại giao Nga giai đoạn này là nhằm thúc đẩy mối quan
hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực với Mỹ và các nước phương Tây và các nước này
được Nga xem là ―những đồng minh chiếm vị trí ưu tiên‖ trong chính sách
đối ngoại của mình. Tuy nhiên, chính sách đối ngoại hướng về phương Tây
ngay từ đầu đã tỏ ra không phù hợp với Liên bang Nga – một cường quốc Âu-
Á có nhiều nét khác biệt về kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị so với các nước
Tây Âu. Nga đã tỏ ra thất vọng sau hơn hai năm thực hiện hướng về phương
Tây. Kết quả của công cuộc cải cách trong nước ở Nga theo mô hình của
phương Tây diễn ra không như mong đợi và nước Nga tiếp tục lún sâu vào
cuộc khủng hoảng toàn diện và ngày một sâu sắc. Thêm vào đó, chính sách
16
đối ngoại thân phương Tây ở giai đoạn này đã trực tiếp góp phần làm suy
giảm vị trí cường quốc của Nga trên trường quốc tế.
Từ 1994, nước Nga điều chỉnh chính sách đối ngoại lấy ―định hướng
Âu – Á‖ thay cho ―định hướng Đại Tây Dương‖. Chính sách này được nhấn
mạnh trong Thông điệp Liên bang đọc trước Đuma quốc gia Nga ngày
24/2/1994: ―Năm 1994 chúng ta phải chấm dứt những sự nhượng bộ đơn
phương đã trở thành một thói quen xấu…Chúng ta ủng hộ chủ nghĩa hiện
thực trong việc tiến tới giải quyết các vấn đề an ninh châu Âu…nhưng trong
không khí tôn trọng chủ quyền của các quốc gia và các tổ chức, nước Nga
vẫn phản đối việc mở rộng NATO bằng cách kết nạp các quốc gia khác ở
châu Âu mà không phải là Nga. Đây là con đường dẫn tới mối đe doạ mới
cho châu Âu và cho cả thế giới. Nước Nga không phải là một vị khách ở châu
Âu mà là một nước tham gia đầy đủ vào Cộng đồng châu Âu và có quyền
được hưởng phúc lợi từ cộng đồng. Chúng ta sẽ xuất phát từ tiền đề này” [13;
88]. Sự điều chỉnh này đã giúp Nga cân bằng mối quan hệ Đông – Tây, tranh
thủ mọi cơ hội có thể để giành quyền chủ động vươn lên trở thành một bên
đối thoại bình đẳng với Mỹ, khắc phục tình trạng ―một bên là siêu cường và
một bên là cường quốc khu vực, hoặc một bên là đối tác mạnh và một bên là
đối tác lép vế‖ trong quan hệ với Mỹ.
Từ năm 1996, chính sách đối ngoại của Nga chuyển hướng rõ rệt cả về
lý thuyết và thực tiễn. Về lý thuyết, có văn bản ―Những luận điểm cơ bản của
chính sách đối ngoại Liên bang Nga‖, nhấn mạnh những vấn đề có tính chất
nội bộ của nước Nga hơn là những vấn đề có tính chất quốc tế. Trong Thông
điệp đọc trước Hội đồng Liên bang Nga tháng 6/1996, Tổng thống B. Yeltsin
nhấn mạnh: ―Chính sách đối ngoại Nga hiện nay phải tập trung vào việc soạn
thảo ra những thoả thuận cùng được chấp nhận, bảo đảm quan hệ bình đẳng,
sự tôn trọng lẫn nhau, sẵn sàng có nhượng bộ hợp lý, hợp tình đi đôi với việc
tuân thủ nghiêm ngặt lợi ích quốc gia‖ [13; 98]. Trong hoạt động thực tiễn, sự
17
điều chỉnh chính sách đối ngoại của Nga được biểu hiện trước hết trong lĩnh
vực chính trị - đối ngoại, quân sự - an ninh và chú trọng hơn quan hệ kinh tế -
thương mại. Như Tổng thống B. Yeltsin phát biểu: ―Chúng ta phải tăng cường
đáng kể véctơ kinh tế trong chính sách đối ngoại. Cần đấu tranh để đạt được
việc huỷ bỏ các biện pháp phân biệt đối xử với các sản phẩm của các công ty
Nga. Những sáng kiến quốc tế của Nga, việc phát triển quan hệ chính trị của
Nga phải được củng cố bằng những thoả thuận về hợp tác kinh tế‖ [13; 89].
Trong quan hệ với các nước phương Tây, Nga ký với các nước NATO
―Định ước cơ sở về quan hệ tương hỗ, hợp tác và an ninh Nga - NATO‖tháng
7/1997. Hội đồng thường trực chung Nga – NATO cũng được thành lập, theo
đó Nga cũng có đại diện của mình ở đại bản doanh của khối NATO (Bỉ). Tuy
nhiên, Liên bang Nga đã nhận thức rõ rằng trong bối cảnh địa – chính trị mới
sau khi Liên Xô tan rã, để trở thành một cường quốc có ảnh hưởng quốc tế
thực sự, Nga phải có đồng minh, trước hết là các đồng minh trong không gian
Xôviết cũ. Do đó, Nga đã tích cực triển khai các biện pháp đối ngoại khác
nhau để thúc đẩy quá trình liên kết SNG. Điều này được Tổng thống B.
Yeltsin nhấn mạnh trong Thông điệp Liên bang năm 1998: ―Hướng ưu tiên
bất di bất dịch của chúng ta là SNG. Chúng ta sẽ cùng nhau củng cố liên minh
với Belarut…‖ [13; 95].
Năm 1999, Tổng thống B. Yeltsin tuyên bố từ chức trước thời hạn. Từ
đầu năm 2000, V. Putin lên nắm quyền đã cho công bố những văn bản rất
quan trọng đề cập các vấn đề đối ngoại. Đó là: Chiến lược an ninh quốc gia
Nga; Học thuyết quân sự của Liên bang Nga; và Chiến lược đối ngoại của
Liên bang Nga. Các văn bản này vừa có sự kế thừa các văn bản năm 1993,
1997 thời B. Yeltsin, vừa có những điều chỉnh mới phù hợp với tình hình
nước Nga.
Như vậy, ở thời kỳ này, Nga đã trải qua một quá trình điều chỉnh và lựa
chọn chính sách đối ngoại khá phức tạp. Tính phức tạp của quá trình này phản
18
ánh sự vận động nội tại của đời sống kinh tế - xã hội của nước Nga, phản ánh
cuộc đấu tranh gay gắt và quyết liệt giữa các lực lượng chính trị trong lòng xã
hội Nga. Nó cũng phản ánh đòi hỏi khách quan của sự cấp bách là nước Nga
phải phát huy hết các lợi thế của mình nhằm tìm kiếm các nguồn lực và cơ hội
để phát triển kinh tế, khôi phục lại vị trí cường quốc của mình.
Tóm lại sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của nước Nga những năm
1990 đã thu được một số thành công nhất định, vị thế quốc tế đã phần nào
được gia tăng. Tuy nhiên, do hiện trạng kinh tế, chính trị, xã hội nước Nga
còn hạn chế, nên con đường chuyển đổi cơ chế kinh tế, chính trị xã hội Nga
còn chứa đầy khó khăn, thách thức, và mục tiêu xác lập vị thế quốc tế của
Nga cũng còn gặp nhiều trở ngại.
Ngược lại, chính sách đối ngoại của nước Mỹ với Nga ở giai đoạn này
là vẫn coi Nga như một trong những ưu tiên đối ngoại hàng đầu – với tính
cách là ―đối tác chiến lược‖. Bởi theo quan niệm của Mỹ, với những lợi thế về
vị trí địa – chính trị và ảnh hưởng chính trị được tạo lập từ thời Liên Xô thì
Nga có một vị thế mà Mỹ không thể bỏ qua. Nhưng Mỹ không muốn một
nước Nga trở thành ―siêu cường tư bản chủ nghĩa thế giới‖, có vai trò, vị thế
tương xứng với Mỹ. Và càng không muốn một nước Nga trở thành ―cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Xôviết‖. Thực tế thì Mỹ chỉ muốn nước Nga là một đối tác
mạnh vừa phải, và hòa bình, ổn định, ủng hộ Mỹ trên trường quốc tế. Do vậy,
thúc đẩy quá trình dân chủ hóa nước Nga theo dạng thức phương Tây là đáp
ứng lợi ích của Mỹ. Mỹ cố gắng duy trì sự cân bằng giữa hợp tác và cạnh
tranh, giữa quan hệ hợp tác chiến lược và đối thủ tiềm tàng với Liên bang
Nga.
Điều này được thấy rõ trong các vấn đề khu vực quan trọng xét về lợi
ích chiến lược của Nga và Mỹ. Thứ nhất, là vấn đề SNG. SNG là Cộng đồng
các quốc gia độc lập, thành lập năm 1991, bao gồm 12 nước Công hòa Xôviết
cũ. Mỹ vẫn luôn dè chừng với di sản hạt nhân và vị thế kế thừa Liên Xô của
19
Nga, và lo ngại tình hình bất ổn trong không gian hậu Xôviết. Thực tế là Mỹ
không muốn Nga đóng vai trò lãnh đạo xu hướng liên kết SNG và trở thành
một trung tâm sức mạnh độc lập, tạo thành đối trọng với Mỹ. Do vậy mà Mỹ
đã dùng nhiều biện pháp kinh tế, tài chính, quân sự, ngoại giao để xác lập ảnh
hưởng, vai trò của mình ở khu vực này. Những động thái này đã gây nên phản
ứng gay gắt từ phía Nga và làm cho quan hệ Nga – Mỹ nảy sinh những bất
đồng về vấn đề này. Thứ hai là vấn đề Kosovo, Mỹ luôn phô trương sức mạnh
của mình ở Kosovo, Mỹ muốn Nga thấy rằng không thể đối chọi với Mỹ
trong các vấn đề quốc tế. Về phía Nga, thì cuộc chiến Kosovo đặt Nga vào
tình thế không thể bỏ mặc Nam Tư và cũng không thể đối đầu với Mỹ và
NATO. Do vậy, cuộc chiến ở Nam Tư đã đẩy quan hệ Nga – Mỹ vào tình
trạng căng thẳng nhất kể từ sau khi Liên Xô tan rã. Cuối cùng là vấn đề Trung
Đông, một khu vực có tầm quan trọng cả về chiến lược, kinh tế, chính trị này,
là nơi có ý nghĩa lâu dài trong chiến lược của hai nước Mỹ và Nga. Những
năm đầu thập niên 90, Nga luôn ủng hộ Mỹ trong cách giải quyết các vấn đề
của Trung Đông, như trong việc cấm vận Iraq. Nhưng ở giai đoạn sau, việc
Nga có quan hệ tốt với Iran, Iraq thì Mỹ đã có phản ứng gay gắt. Việc Nga
bán vũ khí cho Iran (Iran là nước nhập khẩu vũ khí của Nga đứng thứ hai sau
Trung Quốc) bị Mỹ xem là hoạt động tiếp tay cho chủ nghĩa khủng bố. Mặc
dù điều này không được minh chứng, song cũng cho thấy thái độ nghị kỵ vẫn
còn phổ biến trong quan hệ Nga – Mỹ.
Có thể kết luận rằng, ở thập niên 90, trong khi duy trì quan hệ ―đối tác
chiến lược‖ với Nga, thì Mỹ vẫn muốn sử dụng quan hệ đối tác đó trên thế
mạnh, thế ―thượng phong‖ để kiểm soát chính nước Nga cũng như trong việc
giải quyết các vấn đề quốc tế.
20
1.2. Những nhân tố tác động đến quan hệ an ninh Nga – Mỹ những năm
đầu thế kỷ XXI
1.2.1. Môi trường an ninh quốc tế mới
Bối cảnh quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI về căn bản có nhiều thay
đổi, do đó tác động đến sự tồn tại và chuyển hóa của quan hệ an ninh Nga –
Mỹ trong hơn một thập niên qua và cả trong tương lai.
Chiến tranh lạnh kết thúc kéo theo sự sụp đổ của trật tự thế giới hai cực
đứng đầu là Liên Xô và Mỹ. Môi trường an ninh quốc tế có nhiều biến đổi sâu
sắc và rộng khắp, từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam và ở mọi phương
diện. Thế giới đang trong quá trình chuyển tiếp sang trật tự thế giới đa cực, đa
trung tâm và xu thế này đang là xu thế nổi trội. Với sự sụp đổ của một cực
Liên Xô, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất, nhưng điều đó không có nghĩa là
thế giới một cực như Mỹ mong muốn. Có thể Mỹ có sức mạnh tương đối lớn
hơn so với các nước khác, nhưng Mỹ thực sự không đủ sức mạnh tổng hợp để
có thể quyết định mọi công việc của thế giới. Bên cạnh Mỹ còn có sự lớn
mạnh của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức khu vực đang dần trở thành yếu tố
quyết định vị thế của họ trong cấu trúc quyền lực của thế giới. Cục diện thế
giới đang trải qua những thời điểm biến động với sự nổi lên của các cường
quốc về kinh tế và năng lượng.
Một đặc điểm nổi bật khác của thập niên đầu thế kỷ XXI là sự nổi lên
của kinh tế trong các yếu tố cấu thành sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia.
Nếu như ở thế kỷ trước, trong bối cảnh đối đầu Đông – Tây và căng thẳng
trong quan hệ quốc tế, an ninh quân sự chiếm vị trí ưu tiên hàng đầu trong
chiến lược của các nước, thì sang thế kỷ XXI, vị trí đó thuộc về yếu tố kinh tế.
Phát triển kinh tế là mục tiêu và ưu tiên số một trong chính sách đối nội và đối
ngoại của mỗi nước. Cả Nga và Mỹ đều có lợi thế lớn trước xu thế mới của
thời đại. Tuy nhiên, cả hai nước đều hiểu rằng yếu tố kinh tế không thể thay
21
thế được an ninh quân sự trong việc bảo đảm an ninh quốc gia. Thương mại
có vai trò kiềm chế quan trọng nhưng không bao giờ có thể thay thế được răn
đe cứng rắn dựa trên sức mạnh quân sự. Những cuộc xung đột cục bộ, khu
vực về các vấn đề sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ diễn ra liên tiếp, thậm chí có lúc
leo thang thành chiến tranh như cuộc chiến tranh vùng Vịnh, Afghanistan,
Iraq…cho thấy sức mạnh quân sự vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với
an ninh quốc gia và quốc tế. Theo lời phát biểu của cực Tổng thống Mỹ
R.Nixon thì một khi quyền lợi sinh tử của một quốc gia bị đe dọa, một cường
quốc sẽ vứt bỏ ngay cả những quan hệ kinh tế chặt chẽ nhất để chiến thắng.
Do vậy, việc tăng cường vũ trang, duy trì và mở rộng các liên minh quân sự
vẫn rất cần thiết đối với các quốc gia, đặc biệt là với các cường quốc nhiều
tham vọng.
Bước sang thiên niên kỷ mới, thế giới mở ra sự hợp tác và hội nhập
kinh tế trên quy mô toàn cầu. Sự hợp tác trên các mặt kinh tế, chính trị, xã
hội… cùng với sự phát triển vượt bậc cùa công nghệ hiện đại đã làm cho quá
trình quốc tế hóa được đẩy mạnh. Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hóa diễn ra
mạnh mẽ trên thế giới, sự phụ thuộc lẫn nhau, đặc biệt về kinh tế giữa các
quốc gia ngày càng tăng lên thì an ninh của một quốc gia ảnh hưởng tới an
ninh khu vực. Khi nền kinh tế của một nước rơi vào khủng hoảng dẫn đến sự
bất ổn về an ninh – chính trị và nếu không kiểm soát được thì những bất ổn đó
có thể vượt qua biên giới, ảnh hưởng tới an ninh khu vực.
Bên cạnh đó, thế giới những năm đầu thế kỷ XXI cũng đang phải đối
mặt với hàng loạt các nguy cơ gây bất ổn như chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa
dân tộc cực đoan, chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa phát xít mới, nạn buôn lậu vũ
khí, kể cả vũ khí hiện đại giết người hàng loạt, các tổ chức maphia và tội
phạm quốc tế đang ngày càng gia tăng trong khu vực và trên thế giới. Châu Á
– Thái Bình Dương cũng là nơi hội tụ nhiều mâu thuẫn và lợi ích của các
nước lớn, nơi diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt trong quá trình hình thành ―một
22
trật tự thế giới‖ mới. Mỹ vẫn đang cố gắng thiết lập trật tự thế giới một cực,
khẳng định vai trò lãnh đạo thế giới của mình, trong khi các nước lớn khác
đang nỗ lực hợp tác với nhau nhằm hình thành ―một thế giới đa cực‖.
Do vậy trong giai đoạn hiện nay có thể tóm tắt những nét lớn của xu thế
chuyển từ cấu trúc nhất siêu đa cường sang đa cực là:
- Mỹ vẫn nắm giữ vai trò điều khiển ―cuộc chơi‖ toàn cầu, tiếp tục gia
tăng chủ nghĩa đơn phương, lấn át vai trò của Liên hợp quốc trong việc giải
quyết các công việc của thế giới như chống chủ nghĩa khủng bố, ngăn chặn
phổ biến vũ khí hạt nhân… Tuy nhiên vai trò ―nhất siêu‖ của Mỹ đang suy
giảm. Mỹ gặp phải nhiều khó khăn, tiếp tục sa lầy trong cuộc chiến Iraq,
Afghanistan, không tự ngăn chặn được Bắc Triều Tiên, mâu thuẫn sâu sắc với
Iran trong vấn đề ―vũ khí hạt nhân‖…
- Liên minh châu Âu tiếp tục mở rộng sang phía Đông, kết nạp thêm 2
thành viên mới là Bungary và Rumani ngày 1/1/2007. EU vẫn là đồng minh
thân cận của Mỹ, tuy nhiên trong nhiều vấn đề của thế giới, EU cũng có quan
điểm riêng và cũng đang nỗ lực cải thiện vị thế chính trị cho tương xứng với
tiềm lực kinh tế của mình.
- Sự trỗi dậy của Nga như một cường quốc về năng lượng và có tiềm
lực quốc phòng ngang ngửa Mỹ đang có tác động to lớn tới sự phát triển trật
tự thế giới theo xu hướng đa cực. Mỹ tăng cường kìm chế Nga cả về chính trị,
kinh tế, và quân sự, dẫn tới cái gọi là ―hoà bình nóng‖ và nguy cơ vòng xoáy
mới của cuộc chạy đua vũ trang quân sự hoá khoảng không vũ trụ.
- Sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc, Ấn Độ, sự năng động của các
nước ASEAN, sự hồi phục kinh tế của Nhật Bản làm cho khu vực châu Á, đặc
biệt là Đông Á đang trở thành một khu vực phát triển năng động, thu hút sự
chú ý của các cường quốc và khu vực trên thế giới và được dự báo sẽ trở
thành nhân tố quan trọng thay đổi cơ cấu quyền lực của thế giới trong thế kỷ
XXI. Mỹ thông qua Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
23
(APEC) để tăng cường quan hệ với khu vực này, còn Liên minh châu Âu
cũng thúc đẩy các quan hệ song phương và đa phương trong Diễn đàn hợp tác
Á – Âu (ASEM) nhằm củng cố vai trò của mình ở Đông Á.
Vấn đề nữa nổi lên trong thế kỷ XXI là vai trò của an ninh năng lượng
trong cơ cấu quyền lực thế giới. Việc xuất hiện các cường quốc tiêu thụ năng
lượng mới với nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng trong khi nguồn cung đang cạn
kiệt đã tác động mạnh mẽ tới cơ cấu quyền lực thế giới, vấn đề an ninh năng
lượng ngày càng trở nên cấp bách. Trong thời gian vừa qua, các cuộc chiến
chống khủng bố mà Mỹ phát động tại Afghanistan, Iraq, quan hệ xấu đi của
Mỹ với các quốc gia Hồi giáo Trung Đông, đặc biệt là với Iran, một nước lớn
về sản xuất dầu mỏ, cùng với sự gia tăng nhu cầu dầu mỏ do sự phát triển
nhanh chóng của các nền kinh tế lớn Trung Quốc, Ấn Độ làm ảnh hưởng sâu
sắc tới quan hệ cung cầu năng lượng trên thị trường toàn cầu, giá dầu mỏ và
khí đốt tăng nhanh chóng. Vấn đề năng lượng buộc các quốc gia đều phải
điều chỉnh chiến lược đối ngoại của mình, đi tìm kiếm những nguồn cung cấp
năng lượng ổn định, đặc biệt là các cường quốc Mỹ, EU và Trung Quốc.
Cùng với tăng cường quan hệ ngoại giao chính trị, kinh tế - thương mại với
các khu vực, các nước nhiều dự trữ năng lượng, các cường quốc lớn luôn áp
dụng các biện pháp quân sự nhằm gia tăng vị thế trong cuộc chiến về năng
lượng. Chẳng hạn như Mỹ, sau cuộc chiến ở Afghanistan, Iraq, hiện gây sức
ép với Iran đều là những nguồn dầu lửa khổng lồ.
Những thay đổi của môi trường quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI tạo
ra nhiều cơ hội và thách thức đối với cả Nga và Mỹ để các nước thực hiện
mục tiêu chiến lược của mình. Trong đó, một môi trường an ninh quốc tế còn
tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp, khó lường là một trong những nguyên nhân
quyết định sự tiếp tục tồn tại và phát triển của mối quan hệ an ninh Nga – Mỹ.
24
1.2.2. Những vấn đề nội bộ hai nước
1.2.2.1. Nước Nga
Nước Nga có diện tích rộng nhất thế giới, chiếm hơn 10% diện tích
toàn cầu, nằm trên cả hai châu lục châu Âu và châu Á với diện tích là 17 triệu
km
2
, dân số 143.420.309 người (2005). Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang
Nga ra đời với tư cách là một quốc gia độc lập, là người kế thừa vị trí địa vị
pháp lý của Liên Xô cũ, được thừa hưởng chủ yếu ―gia tài‘ vĩ đại do Liên Xô
để lại. Liên bang Nga thừa hưởng khoảng 75% tiềm lực kinh tế trong công
nghiệp nói riêng và khoảng 70% tiềm lực kinh tế nói chung của Liên Xô cũ.
Liên bang Nga được thừa hưởng phần lớn tiềm năng quân sự khổng lồ và hiện
đại của Liên Xô. Về mặt quốc tế Liên bang Nga được thừa kế chiếc ghế Uỷ
viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc và là một cường quốc hạt
nhân trên thế giới.
Mặc dù vậy, sự tan rã của Liên Xô với sự ra đời của 15 nước cộng hoà
độc lập cùng với những khó khăn chồng chất trong những năm cải cách vừa
qua đã làm cho sức mạnh của Liên bang Nga giảm sút rõ rệt. Do sai lầm,
nóng vội trong cải tổ đã dẫn tới tình trạng khủng hoảng trầm trọng, nền sản
xuất bị suy thoái, GDP giảm liên tục, lạm phát cao, mâu thuẫn xã hội sâu sắc,
cạnh tranh chính trị gay gắt giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp, đỉnh
cao là cuộc xung đột giữa Chính phủ và Quốc hội cuối năm 1993. Nội chiến
diễn ra ở Chechnya đã làm trầm trọng thêm những khó khăn và gây thiệt hại
to lớn cho đất nước.
Bức tranh tổng quát của công cuộc cải tổ kinh tế thị trường ở Liên bang
Nga trong gần thập kỷ 90 là tình trạng suy giảm sản xuất, khủng hoảng trầm
trọng kéo dài, lạm phát luôn ở mức độ cao và rất cao, thâm hụt ngân sách
triền miên, nợ nần trong nước và nước ngoài ngày càng gia tăng. Năm 1997,
kinh tế của Liên bang Nga mới bắt đầu có mức tăng trưởng tương đương