Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 102 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN HỮU NGỌC








HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI
PHẠM XUYÊN QUỐC GIA




LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ













Hà Nội - 2008




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN HỮU NGỌC




HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI
PHẠM XUYÊN QUỐC GIA



Chuyên ngành : Quan hệ quốc tế
Mã ngành: 60.31.40



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THẾ QUẾ











Hà Nội - 2008




DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT


AMMTC
ASEAN Ministerial Meeting on Transnational Crime

Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về phòng chống tội phạm
xuyên quốc gia
ARF
ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực của Hiệp hội các nước Đông Nam Á
ASEAN
Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEANAPOL
ASEAN Association of Police
Hiệp hội Cảnh sát các nước Đông Nam Á
CIA
Central Intelligence Agency
Cục tình báo trung ương Hoa Kỳ
CSIS
Canadian Security Intelligence Service
Cơ quan tình báo an ninh Canada
DEA
Drug Enforcement Administration
Cơ quan bài trừ ma túy Hoa Kỳ
EU
European Union
Liên minh Châu Âu
EUROPOL
The European Police Office
Cơ quan cảnh sát Châu Âu
FBI
Federal Bureau of Investigation
Cục điều tra liên bang Mỹ
GDP

Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
INTERPOL

International Criminal Police Organization
Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế
RCMP
Royal Canadian Mounted Police

Cảnh sát Hoàng gia Canada
SOMTC
Senior Official Meeting on Transnational Crime
Hội nghị quan chức cao cấp về phòng chống tội phạm
xuyên quốc gia
UNODC
United Nations Office on Drugs and Crime
Văn phòng kiểm soát ma túy và tội phạm Liên hợp quốc



1

MỤC LỤC


Trang

MỞ ĐẦU 2
Chương I: TỘI PHẠM XUYÊN QUỐC GIA VÀ SỰ TẤT YẾU CỦA HỢP
TÁC QUỐC TẾ 11

1.1 Khái quát chung về tội phạm xuyên quốc gia 11
1.2 Tội phạm xuyên quốc gia dưới góc nhìn của một vấn đề toàn cầu 18
1.3 Khuôn khổ hợp tác đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia 24
Chương II: TIẾN TRÌNH HỢP TÁC QUỐC TẾ CHỐNG TỘI PHẠM
XUYÊN QUỐC GIA CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT VIỆT NAM 37
2.1 Hợp tác đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia của lực lượng Cảnh
sát Việt Nam thông qua kênh INTERPOL 37
2.2 Dự báo về tình hình tội phạm xuyên quốc gia trên thế giới và ở Việt
Nam trong thời gian tới 60
Chương III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HỢP TÁC QUỐC TẾ
ĐẤU TRANH CHỐNG TỘI PHẠM XUYEN QUỐC GIA 74
3.1 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong đấu tranh chống tôi phạm xuyên
quốc gia liên quan đến Việt Nam 74
3.2 Tăng cường năng lực đội ngũ thi hành pháp luật chống tội phạm
xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam 82
3.3 Tăng cường phối hợp quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên
quốc gia liên quan đến Việt Nam 86
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

2

MỞ ĐẦU

Ngày nay, toàn cầu hóa đang là một xu thế phát triển mang tính tất yếu
của thế giới. Tiếp cận toàn cầu hóa một cách đa chiều là tối cần thiết vì toàn
cầu hóa tác động vô cùng mạnh mẽ và toàn diện tới các quốc gia và các nền
kinh tế trong quá trình phát triển, đặc biệt đối với các quốc gia đang trong quá
trình chuyển đổi như Việt Nam. Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập nền
kinh tế toàn cầu, hoạt động hợp tác quốc tế diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời

sống xã hội từ kinh tế, văn hóa, chính trị đến an ninh quốc phòng và trật tự an
toàn xã hội …
Một trong những hoạt động hợp tác diễn ra sâu, rộng và có tính đa
phương lớn nhất hiện nay đối với nước ta là hoạt động hợp tác quốc tế trong
đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tính quốc tế liên
quan đến Việt Nam.
1. Mục đích và ý nghĩa của việc chọn đề tài nghiên cứu
Theo thống kê của Tổ chức Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên
Hợp quốc, các loại tội phạm mang tính xuyên quốc gia như tội phạm buôn
bán ma túy, phụ nữ và trẻ em, tội phạm máy tính, tội phạm tham nhũng …
ngày càng có xu hướng gia tăng. Trong những năm gần đây, hàng năm trên
toàn thế giới đã xảy ra trên 700 vụ khủng bố, làm trên 7000 người chết và
khoảng 12000 người bị thương (thường năm sau nhiều hơn năm trước). Các
loại tội phạm hình sự nguy hiểm xuyên quốc như giết người, cướp tài sản, cố
ý gây thương tích, hoạt động băng nhóm tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia
ngày càng nghiêm trọng tại hầu hết các nước trên thế giới. Thị trường ma túy
toàn cầu ước tính có doanh thu trên dưới 400 tỷ đô la Mỹ
[24;19]
. Chỉ tính riêng
heroin, tại Châu Âu, mỗi năm bắt giữ được 15.000 kg; tại Châu Á: 15.000 kg;

3

tại khu vực Trung Cận Đông: trên 12.000 kg; tại khu vực Châu Mỹ và Châu
Phi: khoảng 6000 kg. Số lượng và chủng loại ma túy tổng hợp bị bắt giữ có
dấu hiệu gia tăng. Tình trạng nhập cư bất hợp pháp cũng là vấn đề hết sức
nhức nhối, trong số 125 triệu người nhập cư trên toàn cầu thì có tới 15 triệu là
nhập cư bất hợp pháp có dính líu đến hoạt động của tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia, hàng ngàn người đã thiệt mạng trong quá trình vận chuyển,
nhập cư bất hợp pháp

[25;48]
. Hoạt động buôn bán phụ nữ trẻ em cũng ngày
càng gia tăng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hàng năm, có tới khoảng
trên dưới 800 ngàn phụ nữ trẻ em bị buôn bán với mục đích khai thác tình dục
hoặc sức lao động, đặc biệt là số phụ nữ bị buôn bán từ các nước đang phát
triển ở khu vực Châu Á sang các nước Châu Âu, Châu Mỹ. Về tội phạm rửa
tiền, theo ước tính của Quỹ tiền tệ Quốc tế, hàng năm lượng tiền “bẩn” được
đưa vào lưu thông tương đương từ 2 đến 5% tổng GDP toàn cầu
[24;20]
. Tội
phạm kinh tế cũng diễn biến không kém phần phức tạp. Theo thống kê của Tổ
chức INTERPOL thì trung bình mỗi năm tội phạm lừa đảo kinh tế đã gây ra
thiệt hại cho thế giới khoảng 1000 tỷ Đô la Mỹ Ngoài ra, các loại tội phạm
tài chính khác như lừa đảo Ngân hàng, tội phạm sản xuất và tiêu thụ tiền giả,
tội phạm lừa đảo bằng thẻ tín dụng, tội phạm công nghệ cao đang là những
loại tội phạm gây thiệt hại hàng trăm triệu Đô la Mỹ cho nền kinh tế của các
quốc gia trên thế giới đặc biệt là tại những nước khu vực Đông Âu, Châu Phi,
Châu Mỹ, Châu Á Thái Bình Dương và khu vực ASEAN. Những tổ chức tội
phạm được đánh giá là nguy hiểm vẫn tập trung vào các băng nhóm tội phạm
kiểu Mafia truyền thống như Boyokudan (Yazuka) của Nhật Bản có tới 80
ngàn thành viên hoạt động trên toàn cầu và “doanh thu” hàng năm lên tới gần
40 tỷ đô la Mỹ, băng Tam Hoàng của Hồng Kông ước tính có khoảng từ 47
ngàn đến 60 ngàn thành viên hoạt động trên toàn cầu, băng nhóm Tam Hoàng
14K cũng có tới gần 20 ngàn thành viên.
[18;12]
Các tổ chức Mafia của Italia,
Mỹ, Nga cũng hoạt động rất mạnh, thậm chí có nơi chi phối cả nền kinh tế …

4


Việc gia tăng của vấn nạn toàn cầu này đồng thời cũng là nguyên cớ
chính khiến cho các nước xích lại gần nhau đề đấu tranh chống kẻ thù chung -
“Tội phạm xuyên quốc gia”. Hẳn mỗi người trong chúng ta đều không thể
không biết đến những thảm họa của chủ nghĩa khủng bố với các sự kiện tấn
công khủng bố nước Mỹ ngày 11/9/2001, đánh bom tàu điện ngầm ở thủ đô
Mađrit - Tây Ban Nha ngày 11/3/2004, đánh bom khủng bố tại Bali -
Inđônêxia năm 2002 và 2005, tại Luân Đôn - Anh năm 2005 và 2007 ….
Chúng ta cũng không thể dửng dưng trước sự thật là hàng trăm triệu người là
nạn nhân của nạn trồng cây thuốc phiện và sản xuất các chất ma túy mà kéo
theo nó là nhiều thế hệ thanh thiếu niên nghiện ngập, tai tệ nạn và thậm chí
dẫn đến phạm tội hình sự nguy hiểm như cướp của, giết người, buôn bán phụ
nữ trẻ em cùng các vấn đề xã hội khác.
Một xã hội an ninh, an toàn là điều mà bất cứ quốc gia nào cũng hướng
tới vì nó chính là một hạ tầng cơ sở tốt nhất cho phát triển kinh tế, thúc đẩy
hòa bình và phát triển trên toàn thế giới. Kiểm soát ma túy, ngăn chặn tội
phạm và chống khủng bố là ưu tiên hàng đầu đối với mọi quốc gia.
Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế của mình đã tích cực tham
gia vào những khuôn khổ hợp tác quốc tế chung và đặc biệt hợp tác quốc tế
đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia. Tuy nhiên, hiệu quả của quá
trình hội nhập vẫn đang còn hạn chế và tồn tại nhiều bất cập, đặc biệt là
những bất cập liên quan đến các khuôn khổ pháp lý, năng lực hợp tác quốc tế
và phạm vi hợp tác quốc tế …
Là chiến sỹ Cảnh sát INTERPOL đứng trong hàng ngũ các cơ quan thi
thành pháp luật, tác giả luận văn muốn hệ thống hóa những hiểu biết của mình
về hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, đánh giá
những mặt tích cực, những mặt còn hạn chế, qua đó đề xuất những giải pháp
có tính khả thi cao nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế, nâng cao hiệu

5


quả hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia liên quan
đến Việt Nam.
Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đấu tranh
chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tính quốc tế liên quan đến Việt
Nam, luận văn với tiêu đề: “Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong đấu tranh
phòng chống tội phạm xuyên quốc gia” sẽ tập trung làm rõ về các xu hướng
tội phạm xuyên quốc gia trên thế giới, tình hình tội phạm xuyên quốc gia liên
quan đến Việt Nam, các khuôn khổ hợp tác chống tội phạm xuyên quốc gia
mà Việt Nam đang tham gia, qua đó phân tích về các tồn tại và đề ra một số
giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống tội
phạm xuyên quốc gia, góp phần giữ gìn an ninh và trật tự an toàn xã hội của
Việt Nam và trong khu vực.
Tác giả cũng mong muốn luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị phục
vụ công tác nghiên cứu cơ bản, tài liệu phục vụ giảng dạy về chuyên đề tội
phạm xuyên quốc gia trong các trường đại học và các bài trình bày chuyên
khảo.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia
liên quan đến Việt Nam là một lĩnh vực có phạm vi nghiên cứu rộng, liên
quan đến nhiều cơ quan thi hành pháp luật khác như kiểm soát, tòa án, thuế,
hải quan, quốc phòng, ngoại giao … Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ
đề cập đến hoạt động hợp tác quốc tế của Việt Nam trong đấu tranh phòng
chống tội phạm xuyên quốc gia của lực lượng Cảnh sát Việt Nam, đặc biệt
thông qua khuôn khổ hợp tác của Tổ chức INTERPOL với 186 quốc gia thành
viên. Qua công tác thực tiễn, người viết cũng chỉ ra những bất cập và tồn tại
nhằm đưa ra phương hướng khắc phục, tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế

6

đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa

và hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ đã giao
phó cho ngành Công an: “Tăng cường sự hợp tác quốc tế trong phòng, chống
tội phạm theo nguyên tắc phù hợp với pháp luật hiện hành của nước ta và
pháp luật quốc tế, phù hợp với các chương trình chống tội phạm của Liên
Hợp quốc và của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế INTERPOL”
[12;3]
.
3. Lịch sử nghiên cứu
“Tội phạm xuyên quốc gia” được nhắc đến từ những thập niên đầu của
thế kỷ XX để nói đến hoạt động tội phạm vượt ra ngoài lãnh thổ quốc gia, đe
dọa an ninh và trật tự an toàn của các quốc gia khác. Tổ chức Cảnh sát hình
sự quốc tế INTERPOL (INTERPOL) và Cơ quan hợp tác đấu tranh chống ma
túy và tội phạm của Liên Hợp quốc (UNODC) cũng như một số tổ chức khác
như Tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu (OSCE) … đã được hình thành khá
sớm. Do vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tội phạm xuyên quốc
gia. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hoạt động
thực tiễn của tình hình tội phạm xuyên quốc gia, phân tích và đánh giá các xu
thế cũng như các khuôn khổ hợp tác quốc tế, qua đó đề ra các biện pháp nhằm
tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia. Tổ
chức INTERPOL hàng năm đều công bố các ấn phẩm chính như: Báo cáo
thường niên, Cẩm nang điều tra tội phạm xuyên quốc gia; Cơ quan phòng
chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp quốc - UNODC hàng năm cũng đưa
ra các ấn phẩm bao gồm: Xu hướng tội phạm ma túy tại các khu vực trên thế
giới Báo cáo về tình hình ma túy và tội phạm trên thế giới. Ngoài ra, các tổ
chức này cũng phát hành nhiều tài liệu chuyên khảo, sổ tay điều tra tội phạm,
báo cáo về tình hình tội phạm và các dự án chống tội phạm XQG
Về phía các cơ quan nghiên cứu, nhiều trường đại học trên thế giới như
Đại học quốc gia Xýtni - Úc, Đại học Mỹ, Đại học Quốc gia Xingapo cùng

7


nhiều viện nghiên cứu khác đều có các khoa nghiên cứu về tội phạm xuyên
quốc gia hoặc về an ninh quốc tế và cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu
về tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia như: “Các vấn đề toàn cầu: Bắt giữ
tội phạm xuyên quốc gia” - Đại học Pittsburg - Mỹ; “Xung đột và an ninh phi
truyền thống” - trường quốc tế học S.Rajaratnam - Xingapo Các nghiên
cứu mang tính lý luận cao và được dẫn chứng phong phú bởi nhiều hiện tượng
và báo cáo tình hình tội phạm xuyên quốc gia trên thế giới.
Ở nước ta, việc nghiên cứu chuyên sâu về đấu tranh chống tội phạm
xuyên quốc gia còn thiếu và có nhiều hạn chế. Các tài liệu, bài viết tham khảo
có giá trị hầu hết mới chỉ tập trung vào lĩnh vực tội phạm nói chung, ít đề cập
đến tội phạm xuyên quốc gia. Việc đề cập cũng chỉ hạn chế ở mức độ các
chuyên đề tội phạm cụ thể như: Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm
của Chính phủ; Dẫn độ tội phạm, tương trợ tư pháp hình sự và chuyển giao
phạm nhân quốc tế trong phòng chống tội phạm Phải đến tháng 9/2007, Bộ
Công an mới chủ trì tổ chức Hội thảo quốc gia đầu tiên về “Hợp tác đấu
tranh chống tội phạm trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế”, đồng thời cũng chính thức đặt nền móng cho việc nghiên cứu cơ bản về
hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia trong lực
lượng Công an nhân dân.
Luận văn này, do đó sẽ góp phần làm giàu kho tài liệu nghiên cứu cơ
bản phục vụ cho việc nghiên cứu mở rộng về hợp tác quốc tế trong đấu tranh
phòng chống tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Xuất phát từ thực tiễn hợp tác quốc tế đấu tranh chống tội phạm xuyên
quốc gia của Việt Nam trong thời gian qua, tác giả tiếp cận vấn đề từ hai góc
độ chính: Văn phòng INTERPOL quốc gia với vai trò là đầu mối của lực

8


lượng Cảnh sát Việt Nam về phối hợp quốc tế đấu tranh chống tội phạm
xuyên quốc gia; Tổ chức INTERPOL với vai trò là cơ quan điều phối, hỗ trợ
và định hướng hoạt động phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên
quốc gia giữa lực lượng INTERPOL của các quốc gia thành viên.
Trong luận văn của mình, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu
chủ yếu như sau:
- Mô tả, phân tích về các nhân tố ảnh hưởng của tội phạm xuyên quốc
gia trên thế giới, khu vực và ở Việt Nam.
- Khảo sát, đánh giá thực tiễn về hiệu quả hợp tác thông qua kênh
INTERPOL trong thời gian gần 20 năm kể từ khi chính thức thiết lập quan hệ
hợp tác đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia trong khuôn khổ
INTERPOL.
- Thống kê, tổng hợp, tổng kết thực tiễn để có cách nhìn khách quan
nhất về những tồn tại, hạn chế trong hoạt động hợp tác quốc tế đấu tranh
chống tội phạm xuyên quốc gia.
- Dự báo tình hình tội phạm trong thời gian tới và phương hướng phối
hợp nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả hợp tác quốc tế đấu tranh phòng
chống tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam.
5. Tài liệu tham khảo chính
Do hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia
liên quan đến Việt Nam thuộc chuyên đề đặc thù, có nhiều hạn chế trong việc
cung cấp các tài liệu đặc biệt, tài liệu không phổ biến, do vậy tác giả đã tập
hợp và sử dụng tài liệu tham khảo từ các nguồn chủ yếu sau đây:
- Điều lệ, các Quy định, Nghị quyết, báo cáo và các ấn phẩm được
công bố chính thức hàng năm của Tổ chức INTERPOL.

9

- Các tài liệu, báo cáo chuyên đề của Cơ quan phòng chống ma túy và
tội phạm của Liên Hợp quốc.

- Các tài liệu công bố chính thức của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát
và Văn phòng INTERPOL Việt Nam.
- Các tài liệu chuyên khảo, tham khảo khác của các nhà khoa học, nhà
nghiên cứu có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị được thế giới và Việt
Nam công nhận.
- Luận văn có sử dụng những tư liệu công bố chính thức của Tổ chức
Liên Hợp quốc, Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế, Hiệp hội Cảnh sát
ASEANAPOL và nhiều nguồn khác, bài viết cũng sử dụng những công cụ
phân tích, đánh giá chuyên đề, các kết quả nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về
tình hình tội phạm trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam, qua đó tổng
hợp, chứng minh luận điểm và đề ra một số phương hướng nhằm tăng cường
hiệu quả hợp tác quốc tế đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia của Việt
Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
6. Cấu trúc của luận văn: Luận văn bao gồm:
Phần mở đầu trình bày rõ mục đích ý nghĩa, đối tượng, lịch sử, phạm
vi nghiên cứu và cấu trúc của luận văn.
Phần nội dung bao gồm 3 chương chính
Chƣơng I: “Tội phạm xuyên quốc gia và sự tất yếu của hợp tác quốc
tế” nêu khái quát về tội phạm xuyên quốc gia như một vấn đề toàn cầu đòi
hỏi các quốc gia phải hợp tác chặt chẽ với nhau qua các khuôn khổ song
phương cũng như đa phương ở phạm vi khu vực và thế giới để tăng cường
hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia trên phạm vi toàn
cầu.

10

Chƣơng II: “Tiến trình hợp tác quốc tế chống tội phạm xuyên quốc gia
của lực lượng Cảnh sát Việt Nam” giới thiệu về Tổ chức INTERPOL và quá
trình hội nhập của lực lượng Cảnh sát Việt Nam cùng một số kết quả đấu
tranh chống tội phạm xuyên quốc gia của lực lượng Cảnh sát Việt Nam trong

thời gian qua, đồng thời đưa ra một số dự báo về xu hướng tội phạm xuyên
quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam trong tương lai.
Chƣơng III: “Giải pháp tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế đấu
tranh chống tội phạm xuyên quốc gia của lực lượng Cảnh sát Việt Nam” phân
tích một số khó khăn và thách thức lực lượng Cảnh sát đang phải đối diện,
qua đó đưa ra một số giải pháp như: hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; tăng
cường năng lực đội ngũ thi hành pháp luật và tăng cường công tác phối hợp
quốc tế đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam.
Phần kết luận khẳng định mục tiêu nghiên cứu đã đạt được.
Tài liệu tham khảo gồm có danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt,
tiếng Anh và trích dẫn từ các trang thông tin điện tử chính thức của các tổ
chức quốc tế và cơ quan ngôn luận của Việt Nam.

11

CHƢƠNG I: TỘI PHẠM XUYÊN QUỐC GIA VÀ SỰ TẤT YẾU CỦA
HỢP TÁC QUỐC TẾ
1.1 Khái quát chung về tội phạm xuyên quốc gia
Như chúng ta đã biết, tội phạm là một hiện tượng xã hội mang tính chất
hình sự - pháp lý, có nguồn gốc và nguyên nhân từ xã hội. Mặt khác, tội phạm
là một phạm trù lịch sử, nó gắn liền với Nhà nước và giai cấp. Khái niệm tội
phạm cũng luôn vận động và biến đổi cùng với những vận động của xã hội.
Nghiên cứu hành vi tội phạm là nghiên cứu những hành vi mang tính cá
biệt, phản xã hội của con người. Người ta có thể tiếp cận vấn đề tội phạm từ
nhiều góc độ khác nhau của các ngành khoa học khác nhau. Bộ luật hình sự
nước CHXHCN Việt Nam năm 1999 quy định những nhóm hành vi nguy
hiểm cho xã hội sau đây là tội phạm: xâm phạm an ninh quốc gia; xâm phạm
tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con người; xâm phạm quyền tự
do, dân chủ của công dân; xâm phạm quyền sở hữu; xâm phạm chế độ hôn
nhân và gia đình; xâm phạm trật tự quản lí kinh tế; tội phạm về ma tuý; tội

phạm về môi trường; xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng; xâm
phạm trật tự quản lý hành chính; tội phạm về chức vụ; xâm phạm các hoạt
động tư pháp; tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân; tội phá
hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Chủ thể của tội
phạm là bất kỳ cá nhân nào có năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Trong
phạm vi bài viết này, tác giả đề cập đến vấn đề tội phạm từ góc độ phạm vi
hoạt động vượt qua biên giới quốc gia và mang tính quốc tế.
Tội phạm xuất hiện từ rất sớm cùng với sự hình thành Nhà nước và giai
cấp, và cũng từ rất sớm, để điều chỉnh hành vi của con người thực hiện theo ý
chí của giai cấp thống trị xã hội, người ta đã ban hành ra các quy tắc ứng xử,
cao hơn là các bộ luật mà qua đó những người vi phạm trở thành tội phạm, bị

12

xét xử và có nghĩa vụ thi hành hình phạt tương xứng. Tuy nhiên, các quy định
để điều chỉnh những hành vi của con người nói chung và của các tội phạm nói
riêng còn mang tính đơn giản, thiếu nhất quán giữa các quốc gia, các vùng
lãnh thổ do vậy việc áp dụng hình phạt cũng có nhiều điểm khác biệt, thậm
chí tồn tại hiện tượng xung đột giữa các hệ thống pháp luật khác nhau.
1.1.1 Khái niệm
Quá trình hình thành khái niệm tội phạm xuyên quốc gia gắn liền với
việc con người nhận thức đầy đủ hơn về thế giới, gắn liền với giao thương
buôn bán giữa các quốc gia ngày càng trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết, hay
nói một cách đầy đủ tội phạm xuyên quốc gia là sản phẩm của quá trình toàn
cầu hóa, khi sự gắn kết giữa các quốc gia ngày càng mật thiết và khi tội phạm
chính nó cũng mang tính toàn cầu.
Từ những năm 1990 và đặc biệt trong một thập kỷ gần đây, thuật ngữ
tội phạm quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia được nhắc đến khá thường xuyên
trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong cộng đồng, nhưng trên thế
giới, cụm từ “tội phạm quốc tế; tội phạm xuyên quốc gia” đã xuất hiện ngay

từ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Năm 1974, Cơ quan chống tội phạm của Liên Hợp quốc
[18;2]
đã đưa ra
khái niệm tội phạm xuyên quốc gia thông qua việc liệt kê danh sách của 5
hoạt động phạm tội như sau: (1) tội phạm có tổ chức, tham nhũng; (2) tội
phạm liên quan đến các tác phẩm nghệ thuật và văn hóa; (3) tội phạm liên
quan đến sản xuất rượu và buôn bán ma túy trái phép; (4) tội phạm hình sự
nguy hiểm; (5) tội phạm liên quan đến nhập cư bất hợp pháp.
Năm 1995, Liên Hợp quốc tiếp tục đưa ra khái niệm về tội phạm xuyên
quốc gia: “các tội phạm mà hoạt động điều tra, phòng chống có liên quan
trực tiếp hoặc gián tiếp đến ít nhất một quốc gia khác”
[18;3]
. Danh mục các

13

loại tội phạm xuyên quốc gia cũng mở rộng lên 18 mục, gồm cả các hoạt động
như buôn bán nội tạng người, tội phạm môi trường, lừa đảo kinh tế …
Trong một báo cáo gần đây của Viện tư pháp Quốc gia Hoa Kỳ, các
chuyên gia nghiên cứu và đã đưa ra nhận định sự gia tăng của tội phạm xuyên
quốc gia một cách trực tiếp hay gián tiếp do những nhân tố như:
- Toàn cầu hóa kinh tế
- Sự gia tăng về số lượng người nhập cư và sự kiểm soát thiếu hiệu
quả đối với vấn đề nhập cư bất hợp pháp
- Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là CNTT
Các nhân tố trên đây không phải là những nhân tốt tạo nên tội phạm
xuyên quốc gia mà là những nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho tội phạm
xuyên quốc gia phát triển gia tăng về số lượng cũng như tính chất và mức độ
nguy hiểm của tội phạm. Ví dụ: Công nghệ thông tin và mạng internet là

thành quả khoa học vĩ đại của loài người, thậm chí được coi là kỳ quan nhân
tạo của nhân loại trong thế kỷ XX. Tuy nhiên, tội phạm máy tính đã lợi dụng
tiến bộ này để phạm tội như ăn cắp thông tin, dữ liệu, tài khoản ngân hàng,
khủng bố mạng máy tính Tính xuyên quốc gia thể hiện ở chỗ, tội phạm có
thể ngồi ở một quốc gia, phát động máy tính tại một quốc gia khác để tấn
công khủng bố hoặc ăn cắp thông tin tại những hệ thống máy tính ở đâu đó
cách nửa vòng trái đất để rồi chuyển tiền, thông tin đến nhiều quốc gia khác
nhau nhằm phân tán và cản trợ quá trình điều tra của cơ quan chức năng.
Cho dù tiếp cận với bất cứ khái niệm nào thì chúng ta cũng thấy rõ, tội
phạm xuyên quốc gia là tội phạm có ảnh hưởng đến ít nhất từ hai quốc gia trở
lên. Đặc tính chung của loại tội phạm mới mà đến nay vẫn chưa có một định
nghĩa thống nhất này chính là tính xuyên quốc gia của tội phạm. Tội phạm
theo quan niệm truyền thống được xem đối tượng điều chỉnh của hệ thống

14

pháp luật quốc gia, đặc biệt là luật hình sự. Nhưng tội phạm xuyên quốc gia
không chỉ đe dọa lợi ích, an ninh của một quốc gia đơn lẻ mà còn là mối đe
dọa đối với lợi ích và an ninh của nhiều quốc gia cũng như của cả cộng đồng
quốc tế. Hiện nay, đa số các cơ quan thi hành pháp luật của các quốc gia và
các tổ chức quốc tế chấp nhận khái niệm tội phạm xuyên quốc gia do Andre
Bossard - tiến sỹ luật học, cựu Tổng thư ký tổ chức INTERPOL (giai đoạn
1978-1985) - tác giả của cuốn “Tội phạm xuyên quốc gia và luật hình sự” do
Văn phòng Tư pháp hình sự quốc tế phát hành năm 1990 đưa ra như sau:
“Tội phạm xuyên quốc gia là tội phạm có phạm vi ảnh hưởng quốc tế
và được thực hiện xuyên biên giới của ít nhất một quốc gia trước, trong
hoặc sau khi xảy ra tội phạm”
[16;3]

Cụm từ ¨xuyên quốc gia¨ mô tả tội phạm không chỉ có tính quốc tế

nghĩa là xuyên biên giới của các quốc gia mà là các tội phạm mà bản thân
thuộc tính xuyên biên giới quốc gia là yếu tổ tiên quyết để cấu thành tội phạm
xuyên quốc gia. Tội phạm xuyên quốc gia cũng bao hàm ý nghĩa tội phạm xảy
ra ở quốc gia này nhưng hậu quả gây ra có thể sẽ rất nghiêm trọng đối với
quốc gia khác. Các tội phạm xuyên quốc gia chủ yếu bao gồm: tội phạm
khủng bố; tội phạm buôn bán người; buôn lậu ma túy; vũ khí; nội tạng người;
tội phạm máy tính …
1.1.2 Phạm vi điều chỉnh
Tội phạm xuyên quốc gia được nghiên cứu từ rất nhiều góc độ khác
nhau, căn cứ theo các tiêu chí về tính chất, đặc điểm của tội phạm xuyên quốc
gia, có thể tìm hiểu về tội phạm xuyên quốc gia theo các hình thức tội phạm
cụ thể như:
- Tội phạm ma túy xuyên quốc gia,
- Tội phạm buôn người xuyên quốc gia,

15

- Tội phạm khủng bố xuyên quốc gia.
- Tội phạm máy tính xuyên quốc gia…
Việc nghiên cứu về các hình thức tội phạm xuyên quốc gia căn cứ theo
tính chất và đặc điểm của tội phạm sẽ giúp chúng ta thấy rõ được bản chất, xu
thế, các yếu tố khách quan và chủ quan tác động lên việc hình thành và phát
triển của tội phạm, đồng thời giúp đề xuất được các giải pháp đặc thù và hữu
hiệu trong đấu tranh chống các loại tội phạm xuyên quốc gia đó.
Căn cứ vào quy mô hoạt động, phạm vi ảnh hưởng, tính chất và mức độ
nghiêm trọng của tội phạm xuyên quốc gia, chúng ta có thể chia thành hai loại
chính:
- Tội phạm xuyên quốc gia đơn lẻ: Tội phạm xuyên quốc gia đơn lẻ
thường mang tính đơn giản do một hoặc một số cá nhân thực hiện các hành vi
vi phạm pháp luật hoặc tội phạm truy nã bỏ trốn. Hoạt động tội phạm thuộc

nhóm này mang tính tự phát cá nhân, đơn giản, không có phạm vi ảnh hưởng
lớn, phạm các tội hình sự xuyên quốc gia hoặc tội phạm truy nã quốc tế , khả
năng gây nguy hiểm cho xã hội ở mức độ thấp
- Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia: Tội phạm có tổ chức xuyên
quốc gia được coi là nguy cơ đặc biệt nghiêm trọng đe dọa trật tự an toàn xã
hội của các quốc gia và cả cộng đồng quốc tế. Đây là hình thức tội phạm có tổ
chức, thậm chí có tổ chức rất cao và khoa học. Những tổ chức tội phạm này
hoạt động có mục tiêu, mục đích rõ ràng, ít mang tính tự phát, khả năng gây
nguy hiểm ở mức độ cao. Hoạt động phạm tội của nhóm này yêu cầu phải có
sự liên kết, tổ chức chặt chẽ như các tổ chức khủng bố, buôn người, buôn lậu
vũ khí, ma túy, xâm phạm quyền tác giả, sản xuất hàng giả Để thực hiện
hành vi phạm tội, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia chủ yếu sử dụng các
biện pháp hối lộ, mua chuộc, đe dọa, dùng vũ lực … là tác nhân gây nên tham
nhũng, rối loạn an ninh và trật tự an toàn xã hội, thậm chí lũng đoạn cả những

16

cơ quan quyền lực của Chính phủ. Để hợp pháp hóa số lợi nhuận khổng lồ thu
được do tiến hành các hoạt động phi pháp, tội phạm có tổ chức xuyên quốc
gia tìm mọi biện pháp để rửa tiền, tài trợ cho các hoạt động khủng bố…
Các chuyên gia đầu ngành của Viện nghiên cứu pháp luật quốc gia Ural
- Êkatêrinbua - Liên bang Nga đã đưa ra nhận định năm 2000 tại Hội thảo về
các vấn đề quốc tế của thế kỷ XXI: “Các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia
đang ngày càng có uy lực và mang tính toàn cầu. Các phương pháp phòng
ngừa và các nguồn lực của bất cứ quốc gia đơn lẻ nào sẽ không đủ để làm suy
yếu các tổ chức này¨
[22;119]
.
“Thế giới ngầm” được nói đến như là những mối liên hệ chằng chịt,
đan xen giữa các tổ chức tội phạm ngày càng mật thiết bao gồm cả khủng bố

và các loại tội phạm khác như rửa tiền, buôn người, buôn bán ma túy, vũ khí
… Theo ước tính của Cục điều tra liên bang Mỹ năm 2003, lợi nhuận mà bọn
tội phạm xuyên quốc gia thu được hàng năm dao động từ 3000 đến 4000 tỷ đô
la Mỹ.
Bản chất của tội phạm là xuyên quốc gia, nhưng trước hết, nó đi ngược
lại luật pháp của quốc gia. Các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia làm suy yếu,
kiệt quệ nền kinh tế và hệ thống tài chính của quốc gia cũng như quốc tế và
làm sói mòn nền dân chủ. Các mạng lưới tội phạm lũng đoạn chính phủ, lũng
đoạn các cơ quan thi hành pháp luật, thao túng hệ thống pháp luật lỏng lẻo,
mở rộng các hoạt động phi pháp như buôn lậu ma túy vũ khí, mang lại lợi
nhuận khổng lồ. Bằng những hoạt động phi pháp, các tổ chức tội phạm xuyên
quốc gia đe dọa hòa bình và ổn định của các quốc gia trên toàn thế giới.
Phương tiện chính để các băng nhóm tội phạm lớn sử dụng để phạm tội và
lũng đoạn các cơ quan hành pháp là hối lộ, đút lót, bạo lực và khủng bố nhằm
đạt được mục đích của chúng.

17

Một điểm cũng cần được hết sức lưu ý là, không chỉ có các cơ quan thi
hành pháp luật kiểm soát và theo dõi hoạt động của tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia mà chính bản thân các tổ chức tội phạm này cũng thường
xuyên theo dõi hoạt động của các cơ quan phòng chống tội phạm xuyên quốc
gia.
Theo thông tin tình báo thu được của tổ chức Al-Qaeda sau khi tiến
hành vụ nổ tại Hệ thống tàu điện ngầm tại Môngrêan - Canađa ngày
04/03/1998, bọn tội phạm đã thực hiện vụ nổ nhằm theo dõi phản ứng của các
lực lượng chống khủng bố của Canađa và Mỹ và khả năng đối phó với khủng
bố sinh học. Qua vụ việc, bọn khủng bố trao đổi thông tin tình báo về kết quả
theo dõi phản ứng của các lực lượng chống khủng bố của Canađa và Mỹ như
sau: “… các lực lượng chống khủng bố của Mỹ không hơn gì Canađa và

không có khả năng ngăn chặn các hoạt động của chúng ta trong tương lai”;
“Chúng tôi đã theo dõi và phát hiện các sỹ quan RMCP - CSIS của Canađa
cũng giống như CIA của Hoa Kỳ chưa được trang bị để đối phó với các chất
hóa và sinh học được phát tán qua các vụ nổ thông thường”
[21;18]
.
Tội phạm xuyên quốc gia thường đi trước những quy phạm pháp luật
quốc gia và quốc tế. Khi và chỉ khi có tội phạm mới xuất hiện và gây hậu quả
nghiêm trọng, cộng đồng quốc tế lúc đó mới phản ứng để đưa ra phương án
đấu tranh ứng phó với các loại tội phạm mới đó, điều này thể hiện rất rõ nét
đối với tội phạm khủng bố và tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia là nỗ lực chung mang
tính toàn cầu đòi hỏi tất cả các quốc gia phải hợp tác với nhau chặt chẽ hơn
với mục tiêu tối cao là ngăn chặn và kiểm soát, tiến tới loại trừ một cách tối
đa hoạt động của tội phạm xuyên quốc gia, đặc biệt là tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia.

18

1.2 Tội phạm xuyên quốc gia dƣới góc nhìn của một vấn đề toàn cầu
Thế kỷ XXI đã, đang và sẽ chứng kiến nhiều biến đổi to lớn, thế giới
đang đối diện với nhiều vấn đề toàn cầu như các vấn đề ô nhiễm môi trường,
bùng nổ dân số, thiên tai, dịch bệnh, khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia…
Một điều chắc chắn là sẽ không có một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải
quyết được các vấn đề lớn nêu trên nếu thiếu sự hợp tác có hiệu quả ở tầm đa
phương, thậm chí hợp tác mang tính toàn cầu.
1.2.1 Toàn cầu hóa tội phạm
Kể từ sau sự kiện 11 tháng 9, vấn đề “an ninh phi truyền thống” đã
thường xuyên được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các
diễn đàn chính trị trong và ngoài nước cũng như tại các tổ chức quốc tế liên

và phi chính phủ, các vụ viện nghiên cứu, trường đại học Theo quan điểm
truyền thống, an ninh là một thuật ngữ thuộc về địa chính trị, tập trung vào
mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc và chủ yếu liên quan đến các vấn đề
cân bằng quyền lực, chiến lược quân sự, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ…
Tuy nhiên, ngày nay mặc dù an ninh truyền thống vẫn tiếp tục được bảo vệ
một cách tuyệt đối nhưng song song với nó, công đồng quốc tế cũng đang
phải đối diện với các vấn đề khác có ảnh hưởng chung đến an ninh và hòa
bình thế giới, đó là khủng bố và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Ngoài
ra, các quốc gia còn phải đối diện với những mối đe dọa về vấn đề an ninh phi
truyền thống khác ngày càng gia tăng ở cả hai bình diện quốc gia và quốc tế
như lũng đoạn kinh tế, xâm nhập bất hợp pháp qua mạng Internet, phá hủy hệ
sinh thái, buôn bán ma túy, sự phát triển của vũ khí hạt nhân, chủ nghĩa khủng
bố mới, thậm chí cả với dịch bệnh SARS mà hệ quả là sự tác động tiêu cực
không chỉ đối với một quốc gia đơn lẻ mà đối với nhiều quốc gia, nhiều khu
vực, thậm chí mang tính toàn cầu. Tất cả những điều chưa từng tồn tại trong
lịch sử loài người từ trước thế kỷ thứ XX đã có những ảnh hưởng to lớn đến

19

từng quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế hiện tại cũng như trong những
thập kỷ, thế kỷ tới đây.
Quan niệm an ninh phi truyền thống mở rộng nội hàm của an ninh quốc
gia, gồm cả bảo vệ con người và bảo vệ cộng đồng. Theo quan điểm của Liên
Hợp quốc, an ninh phi truyền thống bao gồm 7 lĩnh vực: kinh tế, lương thực,
sức khỏe, môi trường, con người, cộng đồng và chính trị. Trong ấn
phẩm“Các vấn đề an ninh phi truyền thống khu vực Đông Nam Á - phát hành
tại Xingapo năm 2001”, an ninh phi truyền thống bao gồm 5 lĩnh vực cơ bản
là: kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị và văn hóa. Cũng có nhiều ý kiến xác
định cụ thể những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống là những nguy cơ
mới xuất hiện hoặc mới bùng phát như khủng hoảng kinh tế, thiếu hụt năng

lượng, đói nghèo, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh lan tràn, tội phạm xuyên
quốc gia, di cư trái phép, sự vi phạm dân chủ, nhân quyền Với việc xác định
an ninh của một quốc gia theo cách hiểu mới như vậy, vấn đề bảo đảm an
ninh quốc gia trở nên khó khăn hơn, phức tạp hơn rất nhiều so với trước đây.
Và một khi toàn cầu hóa làm gia tăng rõ rệt tính tùy thuộc lẫn nhau trên mọi
bình diện giữa các nước, thì những nguy cơ nêu trên càng mang đậm tính chất
xuyên quốc gia.
Theo nghiên cứu của các cơ quan phòng chống tội phạm xuyên quốc
gia những năm đầu thế kỷ XXI, qui mô của nền “kinh tế ngầm” mà “doanh
thu” chủ yếu mang lại từ các hoạt động như: buôn lậu ma túy, vũ khí, mại
dâm và các loại hàng cấm khác; tiền tham nhũng, nhận hối lộ của các nhà
lãnh đạo quốc gia, các quan chức địa phương; tiền có được do mua bán nội
gián trên thị trường chứng khoán; tiền của các tổ chức tội phạm có được do
làm tiền giả, tống tiền, tổ chức đánh bạc; tiền có được do hoạt động chuyển
giá giữa các công ty thuộc cùng một tập đoàn hoặc công ty mẹ - con hoặc tiền
có được do trốn thuế là những khoản tiền vô cùng lớn, chiếm tỉ trọng cao
trong lưu thông tiền tệ toàn cầu. “Con số lợi nhuận khổng lồ này tại một số

20

quốc gia vượt xa so với GDP như sau: Úc: 412%; Đức: 211%; Ý: 1.033%;
Nhật Bản: 415%; Anh: 115% và Mỹ: 433%”
[24;13]
.
Cũng theo nguồn tin đáng tin cậy “Thời báo tài chính - Financial
Times” của Mỹ ngày 18.10.1994, “số tiền được tẩy rửa hàng năm trên thế
giới khoảng 500 tỉ đô la Mỹ”
[24;13]
(tương đương với 2% GDP toàn cầu) và
hiện nay qui mô số tiền “bẩn” được tẩy rửa hàng năm đã vượt xa con số

1.000 tỉ đô la Mỹ.
Tội phạm có tổ chức đang đặt ra những thách thức lớn đối với các lực
lượng thi hành pháp luật, đặc biệt khi kết hợp giữa hai thành tố “có tổ chức”
và “xuyên quốc gia”, đòi hỏi các lực lượng thi hành pháp luật của các quốc
gia phải hợp tác chặt chẽ hơn và chiều sâu hơn mới có thể phần nào ngăn
chặn và đấu tranh và phòng ngừa có hiệu quả đối với loại tội phạm này.
Các chủ thể cổ điển của quan hệ quốc tế như các quốc gia độc lập và
chủ quyền tuyệt đối đã được mở rộng sang các chủ thể phi quốc gia như các
tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ cũng như các tập đoàn đa quốc gia.
Sự xung đột về hệ tư tưởng giữa các quốc gia không còn gay gắt như trước
đây nữa mà chuyển sang giai đoạn chạy đua phát triển kinh tế. Quan tâm
chung của các quốc gia không chỉ là hòa bình và an ninh cho riêng mình và
còn đảm bảo hòa bình và an ninh cho cả khu vực và thế giới.
Toàn cầu hóa đã gia tăng mức độ phụ thuộc lần nhau của các quốc gia,
đặc biệt là cách mạng thông tin và công nghệ đã hoàn toàn phá vỡ các rào cản
giữa các quốc gia. Sự phát triển của quan hệ quốc tế đã cho thấy thế giới đã
đang chuyển hóa sang một giai đoạn mới như Marshal Mc Luhan - Triết gia
người Canađa đã nói về “Làng toàn cầu” trong cuốn “Dải ngân hà
Gutenberg” (năm 1962) để mô tả chuyển biến sâu sắc về văn hóa trong một
thế giới nơi sóng phát thanh đã kết nối tất cả khu vực trên hành tinh chúng ta.

21

McLuhan đã phân tích về những tiến bộ trong công nghệ viễn thông làm rối
loạn cả xã hội truyền thống lẫn hiện đại đồng thời dự đoán sự phát triển của
phương tiện thông tin đại chúng điện tử sẽ phá vỡ mọi khoảng cách giao tiếp
giữa người và người trong những thập kỷ tới; hay như cách gọi “Thế giới thu
gọn” của Giáo sư Peter Grabosky - Viện nghiên cứu tội phạm học của Úc
trong bài viết “Tội phạm trong thế giới thu nhỏ” để nêu lên tính xuyên quốc
gia đang ngày càng thể hiện rõ trong nhiều hoạt động của tội phạm. Cho dù

mức độ tùy thuộc đã đạt được đến mức đó hay chưa thì sự thật là nhân loại
đang được hưởng các lợi ích nhưng cũng đồng thời phải đối diện với những
mặt trái do toàn cầu hóa mang lại.
Tuy nhiên, ngược lại với quá trình toàn cầu hóa tội phạm đã và đang
diễn ra với tốc độ chóng mặt, quá trình toàn cầu hóa về khuôn khổ pháp lý
diễn ra hết sức chậm chạp. Mỗi quốc gia đều có hệ thống pháp luật và các cơ
quan thi hành pháp luật riêng để đối phó với tội phạm, nhưng lại chưa có Hệ
thống pháp luật chung mang tính hữu hiệu để điều chỉnh tội phạm xuyên quốc
gia. “Cộng đồng quốc tế chưa sẵn sàng trong việc phản ứng với tội phạm
xuyên quốc gia, nguyên do chủ yếu là vì các quy định về dẫn độ tội phạm
cũng như thủ tục dẫn độ hiên đang vô cùng phúc tạp, chồng chéo và còn
nhiều hạn chế”
[29]

Những thách thức trong việc ngăn chặn và kiểm soát tội phạm xuyên
quốc gia đến từ nhiều phía. Ví dụ. một số tội phạm chỉ xuất hiện ở những nền
văn hóa nhất đinh hoặc những điều kiện xã hội đặc thù và khác nhau đối với
mỗi quốc gia; những hành vi có thể được quốc gia này chấp nhận nhưng với
quốc gia khác thì hành vi đó lại trái với các quy định của pháp luật; những tội
phạm mà không bị cản trở bởi biên giới quốc gia như rửa tiền, tội phạm máy
tính đều nằm trong phạm vi của tội phạm xuyên quốc gia; sự thuận tiện trong
việc đi lại giao thương… tạo nên kẽ hở để tội phạm lợi dụng trốn tránh pháp

×