Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Hợp tác Hải quan của Việt Nam trong ASEAN ( tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.5 KB, 40 trang )

MỤC LỤC
Cộng đồng kinh tế ASEAN 5
Khu vực thương mại tự do ASEAN 5
Danh mục Biểu thuế Hài hòa ASEAN 5
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 5
2. Tình hình nghiên cứu 10
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 15
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16
5. Phương pháp nghiên cứu 17
6. Dự kiến những đóng góp khoa học của luận văn 18
7. Kết cấu của luận văn 18
KẾT CẤU NỘI DUNG LUẬN VĂN 19
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC HẢI QUAN ASEAN 19
1.1. Khái quát về hợp tác ASEAN 19
1.1.1. Sơ lược về ASEAN 19
1.1.2. Các lĩnh vực hợp tác 19
1.1.2.1. Hợp tác về kinh tế 19
1.1.2.2. Hợp tác về an ninh - chính trị 20
1.1.2.3. Hợp tác về văn hóa - xã hội 21
1.2. Hợp tác Hải quan trong khuôn khổ ASEAN 21
1
1.2.1. Sự cần thiết của hợp tác Hải quan ASEAN 21
1.2.2. Cơ sở pháp lý của hợp tác Hải quan ASEAN 22
1.2.2.1. Bộ Quy tắc ứng xử Hải quan ASEAN 22
1.2.2.2. Hiệp định Hải quan ASEAN 23
1.2.2.3. Kế hoạch chiến lược phát triển Hải quan 24
1.2.2.4. Hiệp định về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN 25
1.3. Một số nội dung hợp tác Hải quan trong ASEAN 26
1.3.1. Xác định trị giá hải quan 26
1.3.2. Phân loại mã số hàng hóa 27
1.3.3. Thủ tục hải quan 27


1.3.4. Thực hiện cơ chế một cửa ASEAN 29
1.3.5. Một số lĩnh vực hợp tác khác 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỢP TÁC CỦA VIỆT NAM TRONG
ASEAN VỀ LĨNH VỰC HẢI QUAN 30
2.1. Giới thiệu chung về Hải quan Việt Nam 31
2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển 31
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 31
2.2. Thực trạng hợp tác của Hải quan Việt Nam trong ASEAN 31
2.2.1. Tình hình triển khai thực hiện các cam kết của Việt Nam về lĩnh
vực Hải quan 31
2.2.1.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý 31
2
2.2.1.2. Thực hiện thống nhất phương pháp xác định trị giá tính thuế hải
quan 32
2.2.1.3. Thực hiện đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan 33
2.2.1.3. Áp dụng danh mục biểu thuế hài hóa thống nhất 33
2.2.1.4. Xây dựng hải quan điện tử và áp dụng công nghệ thông tin trong
lĩnh vực hải quan 34
2.2.1.5. Triển khai cơ chế một cửa quốc gia 34
2.2.2. Tình hình hợp tác của Hải quan Việt Nam với các quốc gia trong
khu vực ASEAN 35
2.2.2.1. Hợp tác của Hải quan Việt Nam trong khu vực ASEAN 35
2.2.2.2. Hợp tác song phương của Hải quan Việt Nam với một số quốc
gia trong khu vực ASEAN 35
2.3. Những thành tựu và hạn chế của Việt Nam trong quá trình thúc đẩy
hợp tác về lĩnh vực hải quan giữa các nước ASEAN 35
2.3.1. Thành tựu 35
2.3.2. Hạn chế 36
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HỢP TÁC
CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM TRONG ASEAN 36

3.1. Nhận xét chung về quá trình hợp tác hải quan của Việt Nam trong
ASEAN 36
3.1.1. Thành tựu 36
3.1.2. Một số tồn tại 36
3.2. Phương hướng và giải pháp thúc đẩy quá trình hợp tác hải quan
trong nội khối ASEAN 36
3
3.2.1. Phương hướng chung 36
3.2.2. Các giải pháp cụ thể 36
37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nguyên nghĩa
AEC
Cộng đồng kinh tế ASEAN
AFTA
Khu vực thương mại tự do ASEAN
AHTN
Danh mục Biểu thuế Hài hòa ASEAN
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASW Cơ chế một cửa ASEAN
ATIGA Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
C/O Giấy chứng nhận xuất xứ
CEPT
Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực
chung
GATT Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch
HS Hệ thống hài hòa

NSW Cơ chế một cửa quốc gia
PTA Thỏa thuận ưu đãi thương mại
PIWP Chương trình hành động và Thực hiện chính sách hải
5
quan
SPCD Kế hoạch chiến lược mới về Phát triển Hải quan
WTO Tổ chức thương mại thế giới
XNK Xuất nhập khẩu
6
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong
những xu thế chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Quá trình toàn cầu
hóa đã làm gia tăng mạnh mẽ những mối liên hệ ảnh hưởng, tác động lẫn nhau
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị giữa các quốc gia
trên toàn thế giới. Trong đó, sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt
qua mọi biên giới quốc gia và khu vực đã tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các
nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới hội
nhập và thống nhất. Toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của thương mại
thế giới đang đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế tại nhiều vùng
trên thế giới. Quá trình toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến việc những hàng rào kinh tế
ngăn cách giữa các quốc gia dần được dỡ bỏ, xóa bỏ sự phân biệt đối xử, tạo lập
sự cạnh tranh bình đẳng nhằm làm cho hoạt động thương mại trên phạm vi quốc
tế ngày càng tự do hơn thông qua việc cắt giảm dần thuế quan, dỡ bỏ các hàng
rào phi thuế quan như hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, tiêu chuẩn kỹ
thuật, chống bán phá giá và và thúc đẩy các biện pháp tạo thuận lợi thương mại
như cải cách, đơn giản hóa và hài hóa hóa các thủ tục hành chính về hải quan…
Hội nhập, hợp tác khu vực và quốc tế là một quá trình tất yếu, một xu thế
bao trùm mà trọng tâm là mở cửa kinh tế, tạo điều kiện kết hợp tốt nhất nguồn
lực trong nước và quốc tế, mở rộng không gian để phát triển và chiếm lĩnh vị trí

phù hợp nhất có thể trong quan hệ kinh tế quốc tế. Nhiều tổ chức quốc tế và khu
vực đã được thành lập nhằm mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, trong
đó Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày
08/8/1967, đánh dấu một mốc quan trọng cho phát triển khu vực với mục tiêu
7
tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, phát triển văn hóa, tăng cường hợp tác giúp
đỡ lẫn nhau, thúc đẩy hòa bình, ổn định trong khu vực Đông Nam Á. Cột mốc
quan trọng trong hợp tác kinh tế khu vực là quyết định thành lập Khu vực mậu
dịch tự do ASEAN (AFTA) tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ IV vào
năm 1992. Đây là một trong những bước quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu tạo
thuận lợi cho thương mại nội khối thông quan việc xóa bỏ các hàng rào thuế
quan và phi thuế quan giữa các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, chỉ bằng cắt
giảm thuế sẽ không tạo ra được khu vực thương mại tự do. Các cam kết thực
hiện AFTA còn phải bao gồm cả việc dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan và thúc
đẩy các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại, đơn giản hoá các tiêu chuẩn và
các biện pháp thực hiện, đơn giản hoá và hài hoà hoá các thủ tục hải quan để
đảm bảo lưu thông dòng chảy thương mại giữa các nước. Hài hòa thủ tục hải
quan và tạo ra sự thống nhất về quản lý hải quan, thuế quan trong khu vực dựa
trên những chuẩn mực hải quan quốc tế của tổ chức Hải quan thế giới là một
trong những mục tiêu quan trọng của ASEAN. Hiện nay, khu vực ASEAN với
10 cơ quan Hải quan thành viên hiện đang đóng vai trò trọng yếu trong thúc đẩy
thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài với mục tiêu đưa ASEAN thành khu
vực năng động nhất thế giới trong những năm tới. Vấn đề hợp tác khu vực về
Hải quan đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ xây dựng AFTA nhằm
mục thuận lợi cho thương mại giữa các thành viên ASEAN phục vụ hội nhập
kinh tế và thúc đẩy các mục tiêu hội nhập kinh tế sâu hơn của ASEAN. Bên cạnh
đó, hợp tác hải quan là một trong những sáng kiến quan trọng góp phần vào mục
tiêu thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015. Điều này sẽ tạo
môi trường thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong khối ASEAN hoạt động và
phát triển. ASEAN đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong lĩnh vực hải quan

8
như hình thành cơ chế một cửa khu vực với nòng cốt là các thành viên có mức
độ phát triển tiên tiến của ASEAN và tạo nền tảng cho các thành viên đang phát
triển khác.
Ðối với Việt Nam, ASEAN là một trong những trụ cột quan trọng trong tiến
trình thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa,
chủ động hội nhập khu vực và quốc tế. Là một thành viên của ASEAN từ ngày
28/7/1995, Việt Nam đã hòa nhập bằng thiện chí và có nhiều đóng góp cụ thể
vào các hoạt động của ASEAN. Việt Nam đã có nhiều hoạt động hợp tác trên
nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về lĩnh vực hải quan. Ngành Hải quan Việt Nam luôn
coi trọng việc phát triển quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới cũng như các
nước trong khu vực với mục tiêu hoà bình và phát triển, thúc đẩy quan hệ đa
dạng với Hải quan các nước và Tổ chức Hải quan thế giới nhằm tạo môi trường
thuận lợi cho hợp tác, thương mại, đầu tư, xuất nhập khẩu và tăng cường hiệu
quả công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, góp phần đẩy nhanh tốc độ
công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Trước yêu cầu về hội nhập kinh tế khu vực đang trở nên cấp thiết hơn bao
giờ hết, cộng đồng hải quan ASEAN đang có vị trí ngày càng quan trọng và đi
đầu trong các hoạt động cải cách nhằm tiến tới mục tiêu hình thành một cộng
đồng kinh tế chung (AEC) vào năm 2015. Để thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại,
Hải quan Việt Nam đã tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác trong khuôn
khổ ASEAN. Hợp tác trong lĩnh vực hải quan đã mang lại cho các quốc gia trong
khu vực ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng nhiều cơ hội trong việc hợp
tác xây dựng hạ tầng về công nghệ và các vấn đề về kỹ thuật nghiệp vụ như thủ
tục hải quan, xác định trị giá hải quan, phân loại mã số hàng hóa, xác định xuất
xứ thống nhất… để tiến tới một cộng đồng kinh tế với mức độ phát triển cân
9
bằng giữa các thành viên của khối. Hải quan ASEAN ghi nhận những tiến triển
của hội nhập hải quan khu vực với trọng tâm là triển khai cơ chế một cửa
ASEAN nhằm thúc đẩy việc thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu với mục đích

giảm thời gian thông quan trung bình cho các lô hàng xuất nhập khẩu trong các
nước ASEAN. Tuy nhiên, do có sự chênh lệch phát triển giữa các quốc gia trong
khu vực ASEAN nên việc hợp tác Hải quan trong ASEAN vẫn còn gặp phải một
số khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng để thực hiện thủ tục hải quan điện
tử; cải cách hiện đại hóa hải quan và trao đổi thông tin kiểm soát, điều tra giữa
các thành viên trong ASEAN. Do đó, việc hợp tác hải quan của Việt Nam trong
ASEAN là một đòi hỏi mang tính tất yếu, phù hợp với tiến trình phát triển hiện
đại hoá của ngành Hải quan và xu thế phát triển chung của đất nước trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trước bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra: “Hợp tác hải
quan giữa các nước trong ASEAN bao gồm những nội dung nào và kể từ khi gia
nhập ASEAN, Việt Nam đã tiến hành hợp tác về lĩnh vực hải quan với các nước
ASEAN trên thực tế như thế nào?” Để trả lời cho câu hỏi trên, việc nghiên cứu
vấn đề hợp tác của ngành Hải quan Việt Nam trong khuôn khổ ASEAN có ý
nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Do đó, tôi chọn chọn nghiên cứu vấn đề: “Hợp
tác Hải quan của Việt Nam trong ASEAN” là đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề về hợp tác Hải quan của các nước trong ASEAN
và hợp tác Hải quan của Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh
tế quốc tế đã được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý hết sức quan tâm. Đã có
những công trình khoa học ở các cấp độ, bình diện khác nhau, trực tiếp hoặc gián
tiếp liên quan đến đề tài, đáng chú ý là:
10
- Đề tài: “Hải quan Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và
quốc tế”, Luận án tiến sỹ Kinh tế chính trị của TS. Lê Văn Tới, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2005. Luận án đã có nhiều đóng góp trong việc
nghiên cứu, làm r~ mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế với hoạt
động hải quan, cũng như vai trò và sự tác động của công tác hải quan đối với hội
nhập kinh tế khu vực và quốc tế dưới góc độ kinh tế chính trị. Luận án đã đề xuất
các giải pháp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của hải quan trong giai đoạn hội nhập
của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, luận án trên mới

chỉ nghiên cứu những vấn đề chung về hoạt động hải quan Việt Nam trong quá
trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới mà chưa đi sâu nghiên cứu về nội dung
hợp tác của Hải quan Việt Nam trong khuôn khổ ASEAN trong giai đoạn hiện
nay.
- Đề tài: “Hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN: những vấn đề lý luận và
thực tiễn”, đề tài nghiên cứu khoa học của TS. Nguyễn Xuân Thiên, Đại học
KHXH và Nhân văn năm 2000. Công trình nghiên cứu khoa học này đã trình bày
cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN. Nội
dung hợp tác kinh tế Việt Nam trong ASEAN trong đó giới thiệu việc hợp tác
trong các lĩnh vực nông nghiệp, sự hình thành và phát triển của khu vực thương
mại tự do AFTA, hợp tác hải quan ASEAN, hợp tác về phát triển xã hội…và vấn
đề toàn cầu hoá và tác động của nó tới các nước đang phát triển và hợp tác kinh
tế Việt Nam – ASEAN. Đề tài đã nghiên cứu một cách có hệ thống về mặt lý
luận về các lĩnh vực hợp tác kinh tế trong ASEAN. Hợp tác Hải quan là một
trong những nội dung quan trọng trong việc hợp tác kinh tế ASEAN. Tuy nhiên
đề tài mới chỉ giới thiệu tổng quát về vấn đề hợp tác hải quan ASEAN mà chưa
11
nghiên cứu chi tiết về quá trình hợp tác về Hải quan của Việt Nam trong khuôn
khổ ASEAN.
- Sách chuyên khảo: “Hợp tác kinh tế Việt Nam với ASEAN và ASEAN mở
rộng” của Nhà xuất bản Công thương năm 2010. Cuốn sách tập trung nghiên
cứu về ASEAN, cung cấp các thông tin cơ bản về các hoạt động hợp tác kinh tế
của các nước trong ASEAN, ASEAN+3 như hợp tác trong các lĩnh vực thương
mại, đầu tư, dịch vụ, hải quan, tài chính ngân hàng, hải quan, công nghiệp, nông
lâm ngư nghiệp… Cuốn sách này đề cập đến vấn đề hợp tác hải quan của các
nước ASEAN trong lĩnh vực hải quan nhưng chỉ giới thiệu qua về một số nội
dung cơ bản về việc hợp tác hải quan trong ASEAN như: thực hiện thống nhất
phương pháp xác định giá tính thuế hải quan giữa các nước ASEAN; thực hiện
hài hòa thủ tục hải quan và thực hiện áp dụng một danh mục biểu thuế hài hòa
thống nhất của ASEAN. Tuy nhiên, đề tài chưa đi sâu nghiên cứu về vấn đề hợp

tác của Việt Nam trong lĩnh vực hải quan.
- Bài báo “Đôi nét về Hợp tác Hải quan trong ASEAN”, của tác giả Phương
Liên- Vụ Hợp tác quốc tế - Tổng cục Hải quan ngày 6/10/2009 trên trang web:
customs.gov.vn. Bài viết đã chỉ ra hợp tác trong khu vực ASEAN về các vấn đề
hải quan đóng vai trò quan trọn trong việc xây dựng khu vực thương mại tự do
ASEAN và thúc đẩy các mục tiêu hội nhập kinh tế. Bài viết đã đưa ra một cái
nhìn khái quát về khuôn khổ hợp tác hải quan trong ASEAN từ khi thành lập
ASEAN và cơ chế thực hiện về các vấn đề hải quan trong ASEAN. Tuy nhiên,
khuôn khổ bài viết trên trang web mới đề cập một số vấn đề chung về hợp tác hải
quan trong ASEAN mà không đi sâu vào những vấn đề lý luận về hợp tác hải
quan ASEAN. Vì vậy bài viết mang tính chất tổng thể và không đi sâu nghiên
12
cứu cụ thể về thực tiễn hợp tác của Hải quan Việt Nam với các quốc gia trong
khu vực ASEAN.
- Dự án nghiên cứu: “Tracing the progress toward the ASEAN Economic
Community” của tác giả Shujirourata và Misa Okabe được đăng trên Báo cáo dự
án nghiên cứu của ERIA số 03 năm 2009. Mục đích đề tài là phát triển các
phương pháp định lượng liên quan đến ba yếu tố cơ bản trong Kế hoạch ASEAN
để mô tả quá trình xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN. Những yếu tố đó là
dòng chảy tự do của hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Các phương pháp định lượng
có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thực hiện kế hoạch xây dựng AEC năm
2020. Trong đó, khi nghiên cứu về dòng chảy tự do của hàng hóa trong khu vực
ASEAN, đề tài đã tập trung chủ yếu vào thủ tục hải quan, cơ chế một cửa quốc
gia và cơ chế một cửa ASEAN. Dựa trên phương pháp phân tích định lượng, đề
tài đã làm r~ được vai trò quan trọng của thủ tục hải quan trong việc giảm chi phí
giao dịch hàng hóa trong chuỗi cung ứng, vận tải giữa các nước ASEAN và tính
tất yếu phải thiết lập cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN. Tuy
nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu, đề tài này mới chỉ đề cập đến một nội dung
trong quá trình hợp tác hải quan ASEAN, đó là việc thiết lập cơ chế một cửa
quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN.

- Đề tài:“Developing Indicators of ASEAN Integration- A Preliminary
Survey for a Roadmap” của các tác giả David J.Dennis và Zainal Aznam Yusof,
Dự án của REPSF số 02/001 năm 2003. Đề tài nghiên cứu đã phân tích, làm r~
các nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thương mại, đầu tư và
dịch vụ trong khu vực ASEAN nhằm tiến tới mục tiêu xây dựng cộng đồng kinh
tế ASEAN năm 2020. Việc hội nhập kinh tế trong khu vực ASEAN với trọng
13
tâm là triển khai cơ chế một cửa ASEAN nhằm thúc đẩy việc thông quan hàng
hóa xuất nhập khẩu, thúc đẩy thương mại, đầu tư giữa các nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế trong ASEAN còn bao gồm các hình thức tạo
thuận lợi thương mại như hài hòa thủ tục hải quan, cắt giảm thuế quan, đối xử
quốc gia với các doanh nghiệp ngoài khu vực ASEAN. Trong đó, đơn giản hóa
và hài hòa thủ tục hải quan làm một trong những yếu tố cơ bản để thúc đẩy hội
nhập kinh tế trong ASEAN. Cơ quan Hải quan đã rất tích cực trong việc xác định
lĩnh vực chính cho hợp tác và hài hòa hóa các chính sách và thủ tục để phù hợp
với mục tiêu tổng thể của ASEAN, phù hợp với Tầm nhìn Hải quan ASEAN
2020 nhằm tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư trong nội khối ASEAN bằng
cách đảm bảo việc lưu thông hàng hóa và dịch vụ trong khu vực. Về lĩnh vực hội
nhập và hợp tác hải quan, đề tài đã chỉ ra những vấn đề quan trọng trong việc
hợp tác hải quan bao gồm: hài hòa hóa danh mục hàng hóa, đơn giản hóa và hài
hòa thủ tục hải quan, xác định trị giá hải quan ASEAN, phát triển hệ thống kiểm
tra sau thông quan và hài hòa hóa hệ thống hải quan tự động. Mặc dù đề tài đã đề
cập đến các nội dung cơ bản trong hợp tác hải quan ASEAN nhưng chưa đi sâu
nghiên cứu cụ thể từng vấn đề trong việc hội nhập và hợp tác hải quan.
Một số công trình nghiên cứu liên quan đến hợp tác của Hải quan Việt
Nam đã được đăng trên các tạp chí nghiên cứu, tạp chí lý luận như: “ Hải quan
Việt Nam trong tiến trình hội nhập vào khu vực và thế giới”, của tác giả Nguyễn
Ngọc Túc, Tạp chí nghiên cứu hải quan số 1, năm 2002; “Một số vấn đề về văn
bản quy phạm pháp luật liên quan đến trực tiếp tới hoạt động quản lý nhà nước
về hải quan” của tác giả Nguyễn Hữu Xuân, Tạp chí nghiên cứu hải quan, số 3-

2002…
14
Các đề tài và tài liệu trên mặc dù đề cập ở những mức độ nhận định về vấn
đề liên quan hợp tác Hải quan trong khuôn khổ ASEAN và thực tế hợp tác Hải
quan của Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào dưới dạng luận
văn thạc sỹ và luận án tiến sỹ nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về đề tài:
“Hợp tác Hải quan của Việt Nam trong ASEAN”. Do vậy, tác giả đã chọn đề tài
này làm luận văn thạc sỹ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Làm r~ cơ sở lý luận khoa học về vấn đề hợp tác ASEAN trong lĩnh vực hải
quan và thực tiễn hợp tác của ngành Hải quan Việt Nam trong khuôn khổ
ASEAN. Từ đó giúp cho người đọc hình dung được tổng thể hoạt động hợp tác
của Hải quan Việt Nam trong ASEAN, những thành tựu và một số tồn tại kể từ
khi Việt Nam gia nhập ASEAN đến nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện những mục đích nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể
sau:
+ Làm r~ cơ sở lý luận phải hợp tác ASEAN trong lĩnh vực Hải quan. Trên
cơ sở đó, phân tích những nội dung chủ yếu trong việc hợp tác Hải quan.
+ Phân tích thực trạng việc hợp tác trong khuôn khổ ASEAN của Hải quan
Việt Nam. Từ đó đưa ra nhận định, đánh giá về các thành tựu và hạn chế trong
việc hợp tác của Hải quan Việt Nam.
15
+ Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy hợp tác của Hải quan Việt Nam trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Về đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề liên quan đến việc hợp
tác Hải quan trong nội khối ASEAN và hoạt động hợp tác trong nội khối

ASEAN của Hải quan Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu của luận văn còn bao
gồm cả những văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của Hải quan Việt Nam,
các điều ước quốc tế và khu vực về Hải quan.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, tác giả không có tham vọng
phân tích mọi vấn đề liên quan đến hợp tác ASEAN trong lĩnh vực hải quan. Vì
vậy, khi phân tích những vấn đề về hợp tác Hải quan trong ASEAN, luận văn chỉ
tập trung phân tích chủ yếu việc hợp tác nội khối trong lĩnh vực hải quan của
Việt Nam với các quốc gia ASEAN về vấn đề kỹ thuật hải quan như thủ tục hải
quan, xác định trị giá hải quan, phân loại mã số hàng hóa và việc xây dựng và
thực hiện cơ chế một cửa ASEAN.
Về thời gian nghiên cứu: Luận văn nhiên cứu những vấn đề thực tiễn về hợp
tác Hải quan Việt Nam trong ASEAN kể từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN từ
năm 1997 đến nay.
16
5. Phương pháp nghiên cứu
- Những phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong quá trình thực
hiện luận văn được dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử.
- Luận văn dựa vào các quan điểm về phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế
của Đảng và Nhà nước để phân tích những nội dung liên quan đến vấn đề hợp
tác quốc tế của Việt Nam nói chung và quan điểm về hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực Hải quan nói riêng.
- Để nghiên cứu về các vấn đề cụ thể trong việc hợp tác nội khối trong
ASEAN về lĩnh vực Hải quan, luận văn đã sử dụng phương pháp phân tích kết
hợp với phương pháp thống kê.
- Bên cạnh đó, từ những kết quả nghiên cứu từng vấn đề cụ thể, luận văn
còn sử dụng phương pháp tổng hợp lại để có một cái nhìn chung, nhận thức đầy
đủ về vấn đề hợp tác của Hải quan của Việt Nam trong ASEAN.
- Phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm nghiên cứu toàn bộ tiến trình lịch

sử của quá trình hợp tác về lĩnh vực Hải quan trong khuôn khổ ASEAN. Dựa
trên cơ sở đó, luận văn sử dụng phương pháp logic đã chỉ ra tính tất yếu phải hợp
tác hải quan và những nội dung quan trọng trong hợp tác Hải quan.
- Ngoài ra, các thông tin cập nhập về hợp tác Hải quan của một số nước
trong ASEAN và Việt Nam được thu thập từ các báo cáo của Tổng cục Hải quan,
Bộ Tài chính và một số website của cơ quan hải quan các nước.
17
6. Dự kiến những đóng góp khoa học của luận văn
Từ kết quả nghiên cứu luận văn có những điểm mới về mặt khoa học sau:
- Làm r~ thêm cơ sở pháp lý của việc hợp tác Hải quan giữa các nước trong
khuôn khổ ASEAN.
- Phân tích những nội dung cơ bản về hợp tác Hải quan giữa các nước
ASEAN.
- Phân tích, đánh giá một cách khách quan thực trạng, tiến trình thực hiện
các cam kết về hợp tác hải quan của Việt Nam trong khuôn khổ ASEAN từ khi
Việt Nam gia nhập ASEAN đến nay. Từ đó chỉ ra những thành tựu và hạn chế
của ngành Hải quan Việt Nam trong quá trình hợp tác ASEAN
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm tăng cường hợp
tác Hải quan Việt Nam - ASEAN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu
vực.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, phần
nội dung của luận văn được trình bày thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hợp tác hải quan ASEAN.
Chương 2: Thực trạng hợp tác của Việt Nam trong ASEAN về lĩnh vực
hải quan.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy hợp tác của Hải quan
Việt Nam trong ASEAN.
18
KẾT CẤU NỘI DUNG LUẬN VĂN

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC HẢI QUAN ASEAN
1.1. Khái quát về hợp tác ASEAN
1.1.1. Sơ lược về ASEAN
1.1.2. Các lĩnh vực hợp tác
Hợp tác phát triển là một mục tiêu quan trọng nhất, là một cơ sở có ý
nghĩa quyết định sự thành lập ASEAN, được nhấn mạnh nhiều lần trong Tuyên
bố Băng Cốc. Với vai trò là một tổ chức thống nhất các quốc gia Đông Nam Á
hoạt động vì hòa bình ổn định và thịnh vượng chung, vì sự hợp tác lâu dài cho
mục tiêu phát triển ngày càng năng động, các nhà lãnh đạo ASEAN đã hoạch
định tầm nhìn chung ASEAN đến năm 2020 ngay trong năm 2003 với quyết
tâm thành lập một cộng đồng kinh tế ASEAN. Đến năm 2007, các nhà lãnh đạo
ASEAN một lần nữa khẳng định cam kết hội nhập khu vực và nhất trí đẩy
nhanh hơn quá trình thành lập cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và hoạt động
dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN. Trên nền tảng đó, ASEAN đã
nhất trí đẩy mạnh hợp tác và tăng cường liên kết nhằm hướng tới xây dựng một
Cộng đồng ASEAN vững mạnh dựa trên ba trụ cột là Chính trị-An ninh, Kinh tế
và Văn hóa-Xã hội vào năm 2015.
1.1.2.1. Hợp tác về kinh tế
Năm 1977, ASEAN đã ký kết Thỏa thuận ưu đãi thương mại (PTA). Đây
là chương trình đầu tiên nhằm đẩy mạnh thương mại nội bộ ASEAN. Năm
1992, hợp tác kinh tế ASEAN được nâng lên tầm cao mới với việc thành lập
Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA). Thỏa thuận về AFTA vượt xa thỏa
19
thuận về PTA trước đó. Mục tiêu cơ bản của AFTA là tiến hành tự do hóa
thương mại trong nội bộ ASEAN bằng cách loại bỏ tất cả các hàng rào thuế
quan và phi thuế quan; thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường khu
vực bằng cách tạo ra một thị trường thống nhất; thúc đẩy phân công lao động
trong nội bộ khối ASEAN và phát huy lợi thế so sánh của từng nước. Trong đó,
cơ chế chính để hình thành AFTA là Hiệp định về Chương trình thuế quan ưu
đãi hiệu lực chung (CEFT). Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế

trong ASEAN ký tại Singapo ngày 28-1-1992 nhằm tăng cường hợp tác kinh tế
trong ASEAN để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của tất cả các
quốc gia thành viên.
Năm 1997, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua “Tầm nhìn 2020”
trong đó tuyên bố “ Hợp tác ASEAN vì sự phát triển năng động, nhằm mục đích
thúc đẩy hội nhập kinh tế chặt chẽ hơn trong khu vực ; quyết tâm tạo ra một
khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và cạnh tranh cao”. Trong
“Tuyên bố Bali” 2003, các nhà lãnh đạo ASEAN đã xác định trọng tâm hợp tác
của ASEAN là thiết lập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), một trụ cột chính
trong cơ chế hợp tác của ASEAN, và khẳng định quyết tâm xây dựng AEC đến
năm 2020 nhằm hướng tới một môi trường thương mại, đầu tư đồng nhất. Tại
hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 11 (2006), lãnh đạo các nước ASEAN đã
quyết định đẩy nhanh thời hạn hoàn thành AEC từ năm 2020 xuống năm 2015.
1.1.2.2. Hợp tác về an ninh - chính trị
Mặc dù không được ghi nhận trong tuyên bố Băng-cốc nhưng những hoạt
động đầu tiên của ASEAN lại được tập trung vào hợp tác chính trị. Hội nghị
Thượng đỉnh ASEAN lần thứ nhất họp tại Bali, Indonesia vào ngày 23 và
20
24/2/1976 đã quyết định đưa ra những nguyên tắc làm cơ sở pháp lý cho quan
hệ hợp tác giữa các nước thành viên ở thời kì sau Việt Nam.
Cộng đồng chính trị - an ninh được thành lập nhằm mục đích thúc đẩy hợp
tác an ninh – chính trị của ASEAN hướng tới thiết lập được một Đông Nam Á
hòa bình và ổn định ở đó mỗi nước sống bình yên, nhưng nguyên nhân xung đột
đã được loại bỏ qua việc tôn trọng công lý và luật pháp và việc tăng cường tinh
thần tự cường quốc gia và khu vực.
1.1.2.3. Hợp tác về văn hóa - xã hội
Sự hợp tác này rất phong phú, bao hàm cả sự phát triển văn hóa - xã hội,
giáo dục, y tế, thể thao, khoa học - công nghệ, hợp tác để tăng cường an ninh xã
hội và phát triển nguồn nhân lực.
Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN với mục tiêu tổng quát là phục vụ và

nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ASEAN, tập trung xử lý các vấn
đề liên quan đến bình đẳng và công bằng xã hội, bản sắc văn hóa, môi trường,
tác động của toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ.
1.2. Hợp tác Hải quan trong khuôn khổ ASEAN
1.2.1. Sự cần thiết của hợp tác Hải quan ASEAN
Cột mốc quan trọng trong hợp tác kinh tế khu vực là quyết định thành lập
AFTA tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ IV vào năm 1992. Đây là một
trong những bước quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu tạo thuận lợi cho thương
mại nội khối thông quan việc xóa bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan
giữa các quốc gia thành viên. Trong đó, cơ chế chính để hình thành AFTA là
Hiệp định về Chương trình thuế quan ưu đãi hiệu lực chung. CEPT là một thoả
21
thuận chung giữa các nước thành viên ASEAN về giảm thuế quan trong nội bộ
ASEAN xuống còn từ 0-5%, đồng thời loại bỏ tất cả các hạn chế về định lượng
và các hàng rào phi quan thuế trong vòng 10 năm, bắt đầu từ 1/1/1993 và hoàn
thành vào 1/1/2003. Như vậy công cụ chính để thực hiện AFTA là cắt giảm thuế
quan, việc loại bỏ các hàng rào cản thương mại và việc hợp tác trong lĩnh vực
hải quan cũng đóng vai trò quan trọng và không thể tách rời khi xây dựng một
khu vực thương mại tự do. Để xúc tiến thương mại và đầu tư nội ASEAN bằng
việc đảm bảo lưu thông hàng hoá và dịch vụ qua biên giới trong khu vực, sự cần
thiết đưa ra một cơ sở trong hải quan về các nguyên tắc và thủ tục chung để đảm
bảo việc thực hiện trôi chảy các hiệp định và thoả thuận kinh tế của ASEAN,
đặc biệt là khu vực thương mại tự do ASEAN. Hài hòa thủ tục hải quan và tạo
ra sự thống nhất về quản lý hải quan, thuế quan trong khu vực dựa trên những
chuẩn mực hải quan quốc tế của tổ chức Hải quan thế giới là một trong những
mục tiêu quan trọng của ASEAN.
Giai đoạn phát triển mới với mục tiêu xây dựng AEC vào năm 2015 đã
đặt ra yêu cầu mới đối với ngành hải quan các nước trong khu vực là phải đẩy
nhanh công cuộc cải cách, hiện đại hóa, áp dụng các chuẩn mực và thông lệ
quốc tế về hải quan vào qui trình nghiệp vụ và quản lý. Việc xây dựng một

khuôn khổ để tăng cường hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực Hải quan trong
ASEAN là một tất yếu.
1.2.2. Cơ sở pháp lý của hợp tác Hải quan ASEAN
1.2.2.1. Bộ Quy tắc ứng xử Hải quan ASEAN
Bộ quy tắc ứng xử Hải quan ASEAN đầu tiên đã được các Tổng cục
trưởng Hải quan ASEAN ký kết vào ngày 18/3/1983 tại Jakarta bao gồm 5
22
nước: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Đây là văn bản
đầu tiên được ký kết giữa các nước ASEAN liên quan đến vấn đề hợp tác về Hải
quan. Bộ quy tắc ứng xử Hải quan ASEAN bao gồm các nguyên tắc cơ bản và
các tiêu chuẩn về trị giá hải quan, phân loại hàng hóa và các vấn đề liên quan
đến điều tra chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Bộ quy tắc này được điều chỉnh vào năm 1995 để phản ảnh những diễn
biến mới của ASEAN, đặc biệt là vấn đề AFTA. Thông qua Bộ quy tắc này, các
nước thành viên cam kết tạo thuận lợi cho thương mại nội khối bằng cách đơn
giản hoá và hài hoà hoá các thủ tục thương mại và nâng cao hợp tác khu vực
trong lĩnh vực hải quan.
1.2.2.2. Hiệp định Hải quan ASEAN
Hợp tác Hải quan ASEAN tiếp tục được mở rộng thông qua việc ký kết
Hiệp định Hải quan ASEAN tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần I vào
ngày 01/3/1997 tại Phuket, Thái Lan. Hiệp định đã quán triệt các nguyên tắc về
sự nhất quán, đơn giản, hiệu quả, minh bạch, dễ giải quyết khiếu nại và hỗ trợ
lẫn nhau mà Bộ quy tắc ứng xử Hải quan đã đề ra. Hiệp định Hải quan năm
1997 đã quy định các vấn đề mang tính chất nguyên tắc, sơ lược cho hợp tác và
hội nhập Hải quan ASEAN như các nước cam kết thực hiện hài hòa hóa thủ tục
hải quan, thực hiện theo Hiệp định trị giá GATT của WTO, thực hiện danh mục
biểu thuế hài hòa ASEAN và các lĩnh vực hợp tác khác như trao đổi chia sẻ
thông tin thực thi chống buôn lậu.
Trong bối cảnh các hoạt động hợp tác kinh tế ASEAN trong đó có Hải
quan đang phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu với mục tiêu đẩy

nhanh tiến trình thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015, nhằm
23
thay thế Hiệp định Hải quan ASEAN đã ký năm 1997, Hiệp định Hải quan
ASEAN mới được Hải quan các nước ASEAN tiến hành đàm phán theo quyết
định của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 12 (tháng 4/2008) và
Hiệp định Hải quan được ký kết trong Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN
lần thứ 16 tại Phnompenh, Campuchia vào ngày 30/3/2012.
Hiệp định Hải quan ASEAN được xây dựng trên cơ sở kế thừa các quy
định của Công ước Kyoto sửa đổi và các thông lệ liên quan theo đó các quy
định mang tính chất về nghiệp vụ về thủ tục và quy trình hải quan, ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông trong nghiệp vụ hải quan và kiểm soát hải
quan và hỗ trợ hành chính lẫn nhau đã được tổng hợp và đưa vào Hiệp định.
Đồng thời, Hiệp định Hải quan ASEAN cũng được xây dựng theo hướng tổng
hợp các cam kết hội nhập kinh tế ASEAN có liên quan đến hải quan đã được
thống nhất như cam kết về xây dựng và thực hiện Cơ chế Một cửa ASEAN, cam
kết về tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh và các cam kết trong khuôn khổ
Chương 6 của Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA), Nghị định
thư về thực hiện Danh mục Biểu thuế Hài hòa ASEAN (AHTN).
1.2.2.3. Kế hoạch chiến lược phát triển Hải quan
Trong khi Hiệp định Hải quan tạo ra khuôn khổ pháp lý cho diễn đàn Hải
quan ASEAN thì ngày 23/5/1997 các nước thành viên đã thông qua Tầm nhìn
Hải quan ASEAN đến năm 2020. Để đẩy nhanh quá trình hội nhập khu vực,
ngày 18/6/2008 các Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN đã thông qua Tầm nhìn
Hải quan ASEAN 2015 tại Viêng chăn, Lào. Tầm nhìn Hải quan là sự ghi nhận
những thách thức đặt ra từ một môi trường kinh tế năng động và nhu cầu thúc
đẩy hội nhập kinh tế khu vực sâu rộng hơn nữa.
24
Để giúp thực hiện Tầm nhìn này, Cơ quan hải quan các nước ASEAN thực
hiện chương trình hợp tác 1999-2004 được nêu cụ thể tại Chương trình hành
động và Thực hiện Chính sách Hải quan (PIWP) theo Hiệp định Hải quan

ASEAN (1997). Chương trình PIWP được xây dựng cho các hoạt động của khu
vực về hợp tác trong lĩnh vực hải quan trong thời gian 1999-2004 trên cơ sở
thực hiện các hoạt động hải quan cụ thể nêu trong Kế hoạch Hành động Hà Nội.
Để tăng cường hợp tác khu vực nhằm đạt được hiệu quả và hiệu lực của các
hoạt động trong lĩnh vực hải quan, Cộng đồng Hải quan ASEAN đã xây dựng
Kế hoạch chiến lược mới về Phát triển Hải quan (SPCD) trong giai đoạn 2005-
2010 theo Kế hoạch Hành động VIENTIANE trên cơ sở cụ thể hoá Chương
trình Tầm nhìn Hải quan ASEAN 2020 và SPCD trong giai đoạn 2011-2015.
Kế hoạch chiến lược mới về Phát triển Hải quan nhằm mục đích đạt được
hiệu quả trong việc hội nhập về cơ cấu hải quan trong ASEAN và thiết lập một
môi trường hải quan hài hoà để thúc đẩy các hoạt động thương mại. Chương
trình này cũng nhằm mục tiêu chủ yếu là mở rộng các hoạt động giám sát hải
quan thông qua việc hiện đại hoá hải quan và xây dựng năng lực hải quan. Kế
hoạch SPCD là một phần của chương trình hội nhập kinh tế nhằm xây dựng
Cộng đồng kinh tế ASEAN và Cộng đồng ASEAN.
1.2.2.4. Hiệp định về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN
Ngày 07/10/2003, lãnh đạo các nước ASEAN đã ký kết Hiệp ước ASEAN
II (Hiệp ước Bali II), theo đó các nước ASEAN sẽ nỗ lực hướng tới hiện thực
hóa một Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2020. Một trong những công cụ
thực hiện mục tiêu này là xây dựng cơ chế một cửa ASEAN để xử lý bằng
phương thức điện tử các chứng từ thương mại ở cấp độ quốc gia và khu vực.
25

×