Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc từ 1992 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 152 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




Nguyễn Văn Dương





Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc từ năm 1952 đến nay









Thạc sĩ Quốc tế học: 60.31.40




Người hướng dẫn TS: Nguyễn Thị Quế

















1

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài
Quan hệ hợp tác để phát triển là xu thế hiện nay của thế giới, cũng là
nhu cầu hợp tác của mỗi quốc gia. Ngày nay, không một quốc gia nào muốn
phát triển thịnh vượng mà lại “đóng kín cửa”. Các nền kinh tế (dù ở trình độ
nào) đều phải hợp tác với nhau để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và hỗ trợ
nhau. Phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các nước, các tổ chức quốc tế đã trở
thành mối quan tâm của nhân loại. Mối quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc, vừa là
một biểu hiện vừa là phản ánh của tình hình trên đây.
Hàn Quốc với hai thập niên (70 - 80) phát triển nhanh, mạnh và bước
sang thập niên 90 của thế kỷ XX, đã trở thành một nước công nghiệp hóa mới
(NIC), „„một con Rồng Châu Á‟‟. Hàn Quốc có vị thế chính trị, tiềm lực kinh

tế, khoa học kỹ thuật ngày càng tăng. Thời kỳ sau chiến tranh lạnh, trước xu
thế phát triển của thế giới lấy kinh tế làm trung tâm và xu thế toàn cầu hoá,
Hàn Quốc bắt đầu nhận thấy Việt Nam có một tiềm năng hợp tác to lớn trong
nhiều lĩnh vực. Bởi vậy Hàn Quốc đã tích cực đẩy mạnh mối quan hệ nhiều
mặt với Việt Nam, hy vọng sẽ có một chỗ đứng tương xứng với tiềm năng của
mình ở Đông Á và cân bằng với sự có mặt của các nền kinh tế trong khu vực
này. Trong tầm nhìn của Hàn Quốc, Việt Nam là thị trường mới mẻ hấp dẫn,
dân số hơn 80 triệu, lực lượng lao động dồi dào, có học thức, đất nước đang
chuyển mình trong quá trình đổi mới, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Rõ
ràng, đối với Hàn Quốc, đây là một thị trường đầu tư, một địa chỉ hợp tác đầy
hứa hẹn. Tổng thống Kim Tê Chung khẳng định: “Việt Nam là đối tác ưu tiên
hàng đầu của Hàn Quốc trong các nước đang phát triển‟‟ [1, tr7]. Với sự hiểu
biết đó, Hàn Quốc đã cùng Việt Nam có những bước đi chắc chắn trong quá
trình hợp tác.
Về phía Việt Nam, Đảng và nhà nước ta đã đưa ra quan điểm: sẵn sàng là
bạn với tất cả các nước trong cộng đồng Quốc tế và sẵn sàng hợp tác với các
quốc gia, các tổ chức quốc tế và khu vực vì sự thịnh vượng chung của nhân dân


2

Việt Nam và nhân dân các nước. Với Hàn Quốc, Việt Nam đã có những nỗ lực to
lớn để đẩy mạnh hợp tác nhiều mặt. Việt Nam khắc phục khó khăn, từng bước
gạt mọi trở ngại để cho mối quan hệ giữa hai bên ngày càng có hiệu quả.
Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc diễn ra trong một thời gian chưa dài,
nhưng đã có những thành tựu đáng khích lệ, triển vọng đầy hứa hẹn. Do vậy,
việc nghiên cứu sự vận động, những biến chuyển của quan hệ Việt Nam -
Hàn Quốc từ sau chiến tranh lạnh đến nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp
bách đối với sự nghiệp cách mạng nước ta, đồng thời đây cũng là một đóng
góp nhất định đối với việc nghiên cứu về quan hệ của Việt Nam với các nước

trên thế giới hiện nay.
Xuất phát từ những nhận thức trên đây, tác giả chọn đề tài “Quan hệ
Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 1992 đến nay” để viết luận văn thạc sĩ ngành
quốc tế học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đề tài quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc cũng luôn được sự quan tâm
nghiên cứu với qui mô và mức độ khác nhau. Có rất nhiều công trình, bài viết
trong và ngoài nước đề cập đến nhiều lĩnh vực hợp tác trong quan hệ giữa hai
nước. Chẳng hạn:
Ở nước ngoài: Do vị trí chiến lược quan trọng và tính chất phức tạp
của vấn đề bán đảo Triều Tiên nói chung, cũng như sự hấp dẫn của Hàn Quốc
về những kỳ tích phát triển trong nhiều thập niên, nên nhiều nhà nghiên cứu
trên thế giới và cả ở Hàn Quốc đó cú nhiều cụng trỡnh nghiờn cứu về tỡnh
hỡnh bỏn đảo Triều Tiên và các chiến lược, chính sách phát triển của Hàn
Quốc trên các lĩnh vực, trước hết là đối ngoại. Có thể kể đến một số công
trỡnh như: South Korea's Foreign Policy and Future Security: Implications of
the Nuclear Standoff (Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc và nền an ninh
tương lai: hàm ý của chính sách phi hạt nhân hóa), của Mel Gurtov, Pacific
Affairs, Spring 1996, Vol. 69, No 1; South Korea's Foreign Policy in the
Post-Cold War Era: A Middle Power Perspective (Chính sách đối ngoại của


3

Hàn Quốc kỷ nguyên hậu chiến tranh lạnh: Triển vọng của một cường quốc
tầm trung), của Dlynn Faith Armstrong, Miami University, 1997; South
Korean Foreign Relations Face the Globalization Challenges (Quan hệ đối
ngoại Hàn Quốc đang đối mặt với những thách thức của toàn cầu hoá), của
Samuel Kim, ed., in Korea's Globalization, Cambridge University Press, UK,
2000); Korea 2010: The Challenges of the NewMillenium (Những thỏch thức

của thiờn niờn kỷ mới), của Paul Chamberlain, Washington DC, CSIS Press,
2001; The New U.S. Administration’s Korea Policy and Its Impact on the
Inter-Korean Relations (Chính sách Triều Tiên của chính quyền mới của Mỹ
và ảnh hưởng của nó đến quan hệ liên Triều), của Chung Ok-nim, East
Asian Review, Vol.13, No.1, Spring 2001; Changes in Inter-Korean
Relations: The Vicissitudes of Politics (Những thay đổi trong quan hệ liên
Triều: Những thăng trầm của chính trị), của Kim Kyung-woong, East Asian
Review, Vol.13, No.4, Winter 2001; Bush Policy Undermines Progress on
Korean Peninsula (Chớnh sỏch của Bush làm xúi mũn tiến trỡnh hoà bỡnh
trờn bỏn đảo Triều Tiờn), của Effer John, Foreign Policy in Focus, Vol.7,
No.2, March 2002; Korea and the U.S.: Partnership under Stress, (Triều Tiên
và Mỹ: quan hệ đang căng thẳng), của Oberdorfer Don, The Korea Society
Quarterly, Vol.3, No.2&3, Summer 2002; Korean Nationalism, Anti-
Americanism, and Democratic Consolidation (Chủ nghĩa dõn tộc, chủ nghĩa
chống Mỹ và củng cố dõn chủ ở Triều Tiờn), của Samuel S. Kim, ed. &
Katharine Moon, in Korea‟s Democratization, Cambridge University Press,
New York, 2003; Anti-Americanism in South Korea and the future of US
presence (Tõm lý chống Mỹ ở Hàn Quốc và tương lai sự hiện diện của Hoa
Kỳ), của Jefferey S. Robertson, Journal of International and Area Studies,
Vol. 9, No.2, 2002; Democratization in South Korea and Inter-Korean
Relations (Dõn chủ hoỏ ở Hàn Quốc và quan hệ liờn Triều), của Chien-Peng
Chung, Pacific Affairs, Vol. 76, 2003; Pride and Prejudice in South Korea's
Foreign Policy (Niềm kiờu hónh và thành kiến trong chớnh sỏch đối ngoại


4

của Hàn Quốc), của Koen De Ceuster, The Copenhagen Journal of Asian
Studies, Vol 21, 2005; Korea as Northeast Asian Business Hub: Vision and
Tasks (Triều Tiờn với vai trũ trung tâm thương mại ở Đông Bắc Á: Tầm nhỡn

và nhiệm vụ), của Lee Chang-jae, Korea Institute for International Economic
Policy monograph, 2005; South Korea’s Foreign Policy: National Division
and Its implications for US-ROK Alliance (Chính sách đối ngoại của Hàn
Quốc: sự chia rẽ dân tộc và quan hệ của nó với liên minh Mỹ – Hàn Quốc),
của Choo Yong-shik, San Diego, California, USA, Mar 22, 2006, Earth to
Bush: Iraq Isn’t South Korea (Trái đất với Bush: Iraq không phải là Hàn
Quốc, của Anne Miller and Kevin Martin, Foreign Policy In Focus,
What is South Korea real intentions in the
nuclear crisic on Korean Peninsula? (Đâu là ý đồ thực của Hàn Quốc trong
cuộc khủng hoảng hạt nhõn Triều Tiờn ?, của Jongryn Mo, Policy Review,
No. 4-5/2007 v.v
Tuy nhiờn, cỏc cụng trỡnh này thường được xem xét dưới lăng kính lợi
ích quốc gia - dân tộc, cũng như quan điểm, thái độ của người nghiên cứu,
nên phần nào mang tính hạn chế trong việc đánh giá thực chất chính sách đối
ngoại của Hàn Quốc và những tác động của nó đối với quan hệ quốc tế ở khu
vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Ở Việt Nam, bước đầu đó cú một số cụng trỡnh nghiờn cứu về quan hệ
quốc tế ở Đông Bắc Á; chính sách và quan hệ của một số nước lớn đối với
bán đảo Triều Tiên, trong đó có Hàn Quốc; quan hệ đối ngoại của Hàn Quốc
v.v như: Bán đảo Triều Tiên trong quan hệ quốc tế ở Đông Bắc Á sau chiến
tranh lạnh, của Nguyễn Văn Lịch, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, số 3
(27)/2000; Cỏc biện phỏp kinh tế chủ yếu của chớnh phủ Hàn Quốc cho quỏ
trỡnh thống nhất bỏn đảo Triều Tiên, của Vừ Hải Thanh, Tạp chớ Nghiờn
cứu Nhật Bản, số 5 (29)/2000; Quan hệ hợp tác kinh tế của Hàn Quốc với các
nước trong khu vực Đông Bắc Á: Tỡnh hỡnh và triển vọng, của Vừ Hải
Thanh, Tạp chớ Nghiờn cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 5 (59)/2005; Một


5


số nét về quan hệ ngoại thương Nhật Bản - Hàn Quốc, của Nguyễn Thanh
Bỡnh, Tạp chớ Nghiờn cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 1 (61)/2006; Quan
hệ Liờn bang Nga – bán đảo Triều Tiên sau chiến tranh lạnh, của Trần Hiệp,
Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 1 (61)/2006; FTA Hàn
Quốc – ASEAN: Cuộc đua “cùng thắng”, của Hướng Đông, Tạp chí Nghiên
cứu Đông Bắc Á, số 3 (63)/2006; Hợp tỏc kỹ thuật quõn sự giữa Nga và Hàn
Quốc, của Phạm Quỳnh Hương, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 3
(63)/2006
Ngoài ra, trong một số cụng trình nghiên cứu về đất nước, con người và
quá trình phát triển đất nước của Hàn Quốc như: Hàn Quốc trên đường phát
triển, của Ngụ Xuõn Bỡnh – Phạm Quý Long, Nxb Thống kờ, Hà Nội 2000;
Về chiến lược phát triển quốc gia và cải cách nền hành chính của Hàn Quốc
hiện nay, của Trần Anh Phương, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc
Á, số 4/2001; Kinh tế Hàn Quốc đang trỗi dậy, của Byung Nak-song, Nxb
Thống kờ, Hà Nội 2002; Hàn Quốc cõu chuyện kinh tế về một con rồng, của
Hoa Hữu Lõn, Nxb CTQG, Hà Nội 2003; Hàn Quốc - Đất nước và con
người, Phũng Thụng tin ĐSQ Hàn Quốc tại Việt Nam, xuất bản năm 2007
cũng trỡnh bày ở cỏc mức độ khác nhau chính sách đối ngoại của Hàn Quốc
nói chung và từ sau chiến tranh lạnh đến nay nói riêng. Cỏc cụng trỡnh
nghiờn cứu về Hàn Quốc của cỏc nhà nghiờn cứu Việt Nam nêu trên tập
trung vào lĩnh vực kinh tế là chủ yếu.
Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc cũng là đề tài được quan tâm nghiên
cứu. Nhiều công trỡnh, ấn phẩm về vấn đề này đó được xuất bản. Ví dụ như:
Nhỡn lại quan hệ kinh tế Việt - Hàn (1992-2001), của Hoàng Văn Hiển -
Ngô Văn Phúc, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 1(37)/2002;
Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc: Một thập niên phát triển đầy ý nghĩa, của Hà
Hồng Hải, Tạp chớ Nghiờn cứu quốc tế, số 50/2002; Nhìn lại 10 năm (1992 -
2002) quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc, của Nguyễn Cảnh Huệ - Nguyễn Trinh
Nghiệu, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2/2003; Quan hệ Việt Nam -



6

Hàn Quốc: Điểm qua những con số và sự kiện quan trọng, của Ngô Minh
Thanh, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 6(54)/2004; Quan
hệ Việt Nam – Hàn Quốc: Thực trạng và triển vọng, của Nguyễn Hữu Cỏt,
Tạp chớ Cộng sản số 12/2005; Tạp chớ lý luận chớnh trị, số 11/2007; 15 năm
quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Hàn Quốc, của Vũ Tuyết Loan, Tạp chí
Cộng sản điện tử, số 11/2007; Bước phát triển mới trong quan hệ Việt Nam -
Hàn Quốc, của Nguyễn Thị Quế, Tạp chí giáo dục lý luận, số 11/2007
Cùng với đó là các bài tham luận được trỡnh bày trong Hội thảo nhõn dịp kỷ
niệm 10 năm thiết lập Việt Nam - Hàn Quốc tại Học viện Quan hệ quốc tế
(Bộ Ngoại giao) vào tháng 12/2002 như: Quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư
Việt Nam – Hàn Quốc (1992-2002): Thực trạng và triển vọng của Ngụ Thị
Trinh; Hợp tỏc khoa học và cụng nghệ Việt Nam - Hàn Quốc: Kết quả và
triển vọng của Lờ Dũng; Đào tạo và nghiên cứu Korea học ở Việt Nam của
Trần Ngọc Thờm; Hợp tác song phương Việt - Hàn về giáo dục, văn hóa từ
sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao của Trần Kim Lan v.v Nhỡn chung, cỏc
cụng trỡnh và bài viết đó phản ỏnh sự vận động của quan hệ Việt Nam – Hàn
Quốc từ đầu thập niên 90 (thế kỷ XX) đến nay trên nhiều lĩnh vực như: Quan
hệ về chớnh trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa giáo dục đào tạo, y tế
giữa hai nước.
Xét một cách tổng quát, tất cả những cụng trình nghiên cứu ở trên chủ
yếu tập trung vào vấn đề kinh tế, chính trị hoặc văn hoá trong quan hệ Việt
Nam - Hàn Quốc. Kết quả của các công trình khoa học liên quan đến vấn đề này
là nguồn tư liệu vô cùng quan trọng và cần thiết, có thể khai thác, kế thừa và
tham khảo cho việc triển khai và thực hiện đề tài “ Quan hệ Việt Nam - Hàn
Quốc từ 1992 đến nay”
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn

Trên cơ sở những dữ kiện, văn kiện, tài liệu chính thức được công bố
về quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá


7

khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo, và những hiệp định song phương chính
giữa hai nước luận văn đi sâu nghiên cứu làm rõ thực trạng mối quan hệ này
từ 1992 đến nay; dự báo triển vọng của quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đến
năm 2020. Đồng thời, nêu một số kiến nghị bước đầu nhằm củng cố và tăng
cường hơn nữa quan hệ giữa hai nước
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ chính sau:
- Phân tích những nhân tố chủ yếu tác động đến quan hệ Việt Nam -
Hàn Quốc sau chiến tranh lạnh, bao gồm: Tình hình thế giới và khu vực, khái
quát quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trước khi thiết lập quan hệ ngoại giao
chính thức (12/1992), chính sách đối ngoại của Việt Nam và Hàn Quốc sau
chiến tranh lạnh có ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ giữa hai nước.
- Phân tích thực trạng quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trên các lĩnh vực:
chính trị - đối ngoại; kinh tế và văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, từ khi
hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức từ 12/1992 đến 2008.
- Phân tích triển vọng của quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đến năm 2020.
- Đánh giá quan hệ giữa Việt Nam - Hàn Quốc, từ đây nêu một số kiến
nghị nhằm góp phần tăng cường mối quan hệ này hiện nay và những năm sắp
tới.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng và triển vọng
của quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc thông qua hợp tác thực tế trên các lĩnh vực:
chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo, và những hiệp
định song phương chính giữa hai nước .

- Về thời gian: Trọng tâm nghiên cứu của đề tài luận văn là từ khi Việt
Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao từ 12/1992 đến 2008.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản và nhà nước
Việt Nam về đường lối và chính sách đối ngoại từ đại hội VI đến Đại hội X.


8

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng những văn kiện về chính sách đối ngoại của
Hàn Quốc và những văn bản đã kí kết giữa hai nước được công bố từ đầu
những năm 90 đến nay có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn.
Những nguyên lí, phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, hệ thống phương pháp luận sử học Mác xít
và quan điểm Mác xít về một số lý thuyết quan hệ quốc tế của các nước phương
tây hiện nay (Chủ nghĩa hiện thực về quan hệ quốc tế và lý thuyết về chủ nghĩa
thế giới ) là cơ sở hình thành phương pháp nghiên cứu luận văn. Tác giả sử dụng
phương pháp lịch sử và lôgic là chính kết hợp với các phương pháp phân tích,
tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá để nghiên cứu và trình bày nội dung luận văn.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Trên cơ sở phân tích một cách hệ thống các hoạt động hợp tác trong các
lĩnh vực chính trị, đối ngoại, kinh tế, văn hoá - giáo dục đào tạo, khoa học -
kỹ thuật từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức đến nay, luận văn làm
rõ thực chất sự vận động của quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong hơn một
thập niên sau chiến tranh lạnh.
Làm rõ triển vọng phát triển của quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đến
năm 2020 và nêu một số kiến nghị bước đầu nhằm củng có và tăng cường
quan hệ của nước ta với Hàn Quốc .
7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn

Về mặt lý luận: Thông qua phân tích sự vận động của quan hệ giữa hai
nước mười sáu năm qua, luận văn khẳng định triển vọng về xây dựng, phát
triển, mối quan hệ hợp tác hữu nghị hai nước theo hướng “Quan hệ đối tác
toàn diện trong thế kỷ 21” góp phần vì hoà bình, ổn định, phát triển trong khu
vực và trên thế giới.
Kết quả nghiên cứu luận văn góp phần làm rõ thêm cơ sở lí luận, củng
cố lập trường tư tưởng, niềm tin khoa học về đường lối, chính sách đối ngoại
đúng đắn của Đảng và nhà nước ta.


9

- Về mặt thực tiễn: Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
việc nghiên cứu, giảng dạy về quan hệ quốc tế hiện đại, đồng thời có thể góp
phần cung cấp cứ liệu cho công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn gồm 3 chương với 7 tiết.


























10

Chương 1
QUAN ĐIỂM VÀ NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN
HỆ VIỆT NAM - HÀN QUỐC THỜI KỲ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

1.1. QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN QUAN HỆ VIỆT NAM - HÀN QUỐC
1.1.1. Cơ sở quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc
Trong thực tiễn chính trị quốc tế thời kỳ sau chiến tranh lạnh, bên cạnh
những hình thức quan hệ vốn có trước đây giữa các quốc gia - dân tộc, đã
xuất hiện những hình thức mới rất đa dạng về cấp độ và phong phú về nội
dung. Nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước lớn thiết lập hình thức “hợp
tác chiến lược ”, “đối thoại chiến lược”, “quan hệ đối tác chiến lược”, hoặc
“quan hệ đối tác toàn diện” nhằm thúc đẩy hợp tác với nhau trên cả phương
diện song phương cũng như đa phương.
Được hình thành trên cơ sở các văn kiện ngoại giao nhà nước, thường
là thông qua việc ký các tuyên bố chung của nguyên thủ quốc gia, do đó xét

về hình thức, thì các khuôn khổ quan hệ được xác lập như đã nêu trên có ý
nghĩa cơ sở mang tính pháp lý chỉ đạo quan hệ giữa các quốc gia hữu quan.
Tuy nhiên, nội hàm của các khái niệm “hợp tác chiến lược”, “đối thoại chiến
lược”, “quan hệ đối tác chiến lược”, “quan hệ đối tác toàn diện ” nhìn chung
không được xác định một cách chi tiết cụ thể, rõ ràng và thường được tiếp cận
không giống nhau đối với từng mối quan hệ nhất định. Trên thực tế, do tính
không rõ ràng của các khái niệm này và xuất phát từ lợi ích của mỗi quốc gia
trong từng giai đoạn cụ thể, cho nên một số khuôn khổ chiến lược được thiết
lập còn mang tính hình thức, mức độ ổn định không cao và có thể chuyển hoá
sang các trạng thái quan hệ khác nhau.
Từ thực tế diễn biến trong quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ giữa
các nước lớn nói riêng những năm đầu thế kỷ 21, có thể hiểu các khái niệm
“hợp tác chiến lược”, “đối thoại chiến lược“, “quan hệ đối tác chiến lược”
“quan hệ đối tác toàn diện“ trên một số nét khái quát nhất.


11

Trước hết, “hợp tác chiến lược“ là khái niệm chỉ sự phối hợp hoạt động
giữa hai hay nhiều nước trên cơ sở chia sẻ quan điểm gần gũi về một số các
vấn đề đối ngoại quan trọng nhằm giải quyết những thách thức chung trong
các lĩnh vực chính trị, an ninh và kinh tế có liên quan đến lợi ích chiến lược
của mỗi nước. Quan hệ hợp tác chiến lược có đặc trưng chung ở tính ổn định
tương đối trong một giai đoạn xác định.
Khái niệm “đối thoại chiến lược“ trong quan hệ giữa các nước, xét về
quy mô và cấp độ, thấp hơn so với hợp tác chiến lược. Đối thoại chiến lược
chỉ sự trao đổi quan điểm của các nước với nhau về những vấn đề có ý nghĩa
chiến lược trên phạm vi khu vực hoặc toàn cầu nhằm tăng cường hiểu biết lẫn
nhau, từ đây có thể đi tới sự phối hợp hành động giải quyết những vấn đề cụ
thể trong quan hệ song phương hoặc đa phương. Tính ổn định của quan hệ đối

thoại chiến lược không cao, dễ bị thay đổi do những va chạm, mâu thuẫn về
lợi ích quốc gia. Quan hệ Nga - Mỹ những năm vừa qua là một trong những
biểu hiện rõ nét của hình thái quan hệ này.
Còn khái niệm “đối tác chiến lược“ chỉ mối quan hệ ổn định lâu dài
giữa hai nước có sự tương đồng trong quan điểm, nhận thức về lợi ích chiến
lược tương hỗ, cũng như trong việc giải quyết đối với các vấn đề quốc tế và
khu vực quan trọng. Dạng thức quan hệ đối tác chiến lược không chỉ kết hợp
chặt chẽ trong hợp tác chiến lược mà còn nhấn mạnh tới sự thay đổi về những
điểm chung chiến lược giữa hai bên thành sự hợp tác về an ninh, quốc phòng,
tập trận chung và cùng huấn luyện quân sự, sản xuất thiết bị quốc phòng và
trao đổi công nghệ cao có ý nghĩa chiến lược. Theo cách hiểu này, hiện nay
quan hệ Nga - Trung, và trên một mức độ nhất định quan hệ Nga - Ấn đang
thực sự tiến tới mối quan hệ với đầy đủ ý nghĩa chủ yếu của khái niệm "đối
tác chiến lược". [ 23, tr13-14 ]
Khái niệm “Quan hệ đối tác toàn diện“ chỉ mối quan hệ song phương,
cùng chung sức giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác phát triển cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu trong mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - công


12

nghệ, giáo dục và còn được xây dựng, phát triển và tăng cường bởi sự phối
hợp, ủng hộ lẫn nhau, cùng nhau chia sẻ các quan điểm chung thông qua các
diễn đàn khu vực và quốc tế (đa phương) trên cơ sở tin cậy, hợp tác chặt chẽ,
ổn định lâu dài, bình đẳng, cùng có lợi vì lợi ích của hai bên. Quan hệ
ASEAN - Hàn Quốc những năm vừa qua là một trong những biểu hiện rõ nét
của hình thái quan hệ này.
Quan hệ đối tác tác toàn diện trong thế kỷ XXI Việt - Hàn được xác lập
trong bối cảnh cả hai nước đang thực hiện khá thành công cuộc cải cách và đổi
mới trong nước và tích cực mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh

tế với khu vực và thế giới. Sự hình thành quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước
là một quá trình trên cơ sở tiếp nối quan hệ truyền thống. Quan hệ đối tác toàn
diện trong thế kỷ XXI Việt - Hàn chính thức thiết lập và được ghi nhận trong
Tuyên bố chung của Nguyên thủ hai nước ngày 23 tháng 8 năm 2001, trong
chuyến thăm hữu nghị chính thức Hàn Quốc lần đầu tiên của Chủ tịch nước
Trần Đức Lương. Đây là kết quả của đường lối nhất quán của Đảng và Nhà
nước Việt Nam: thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện và có hiệu quả với các
nước ASEAN, các nước châu Á - Thái Bình Dương (CATBD) trong đó có
Hàn Quốc, cũng như quyết tâm của lãnh đạo Hàn Quốc và Việt Nam trong
việc phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt - Hàn nhằm đáp ứng
lợi ích và mong muốn của nhân dân hai nước. Đây cũng là kết quả của những
nỗ lực tích cực của cả hai bên nhằm thiết lập một khuôn khổ quan hệ mới mở
đầu Thiên niên kỷ mới. Tiếp theo là các chuyến thăm Việt Nam của Thủ
tướng Hàn Quốc Lee Han Dong (4 -2002), Thủ tướng Việt Nam, Phan văn
Khải thăm Hàn Quốc (9 - 2003), chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Roh
Moo - Hyun tới Việt Nam tháng 10 - 2004, Tháng 4 năm 2005, Thủ tướng
Hàn Quốc Lee Hae Chan thăm Việt Nam và tổng thống RohMoo - Hyun
thăm Việt Nam thỏng 11/2006, đã củng cố khuôn khổ đối tác toàn diện cho
quan hệ Việt - Hàn trong thế kỷ XXI.


13

Sự hình thành quan hệ hợp tác toàn diện trong thế kỷ XXI giữa Việt
Nam và Hàn Quốc là do dựa trên những cơ sở rất căn bản về kinh tế, chính trị,
truyền thống và được khẳng định bằng cơ sở pháp lý nên đã tạo thế nâng đỡ,
hỗ trợ khá vững chắc cho mối quan hệ hai nước có khả năng phát triển sâu rộng
trong mọi lĩnh vực, phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân hai nước.
Một trong những cơ sở quan trọng của quan hệ đối tác toàn diện.
Trước tiên là: giữa hai nuớc có sự tương đồng, gặp nhau về nhu cầu, lợi ích,

có cấu trúc kinh tế tương hỗ,
do đó có nhiều khả năng để đẩy mạnh hợp tác và
từng bước nâng

tầm quan hệ trở thành đối tác kinh tế quan trọng của nhau.
Về phía Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất
nước từ một xuất phát điểm rất thấp, thu nhập bình quân đầu người/năm chưa
đến 400 USD (năm 2000) thuộc nhóm những nước nghèo nhất thế giới, cơ sở
hạ tầng cũng lạc hậu, tiềm lực kinh tế cũng yếu, hiệu quả sản xuất kinh doanh
và năng suất lao động xã hội chưa cao, hàng hoá dịch vụ thiếu sức cạnh tranh,
nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu về chất lượng của sự nghiệp đổi mới,
tăng cường hợp tác với Hàn Quốc sẽ có nhiều điểm lợi cho Việt Nam như là:
có điều kiện để thu hút vốn đầu tư, tiếp cận được công nghệ tiên tiến, cách
thức quản lý khoa học, chia sẻ kinh nghiệm của Hàn Quốc, nguyên vật liệu
thô cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam và vốn đầu tư sử dụng cho
ngành công nghiệp như: bông, xe máy, các sản phẩm dầu mỏ và điện tử, phát
triển công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện CNH, đồng thời mở
mang thị trường, phát huy lợi thế và hoà nhập vào khu vực rút ngắn khoảng
cách phát triển. Về phớa Hàn Quốc, do Việt Nam có tài nguyên đa dạng và quan
trọng như dầu khí, quặng, cỏc hải sản quý và nụng sản…Điều này có thể bù
đắp được những khan hiếm tài nguyên cho Hàn Quốc ở một đất nước mà
phần lớn tài nguyên khoáng sản dựa vào bên ngoài như Hàn Quốc thỡ Việt
Nam đó tạo cho Hàn Quốc những lợi thế đáng kể trong việc sử dụng tài
nguyên tại chỗ khi đầu tư vào Việt Nam mà không phải nhập từ các nước
khác. Ngoài ra, tiềm năng tăng trưởng của thị trường nội địa Việt Nam đem


14

đến cho các nhà đầu tư Hàn Quốc triển vọng có một thị trường xuất khẩu và

đầu tư lớn hơn. Không chỉ khía cạnh định lượng, thị trường lớn với hơn 80
triệu dân, mà cả khía cạnh định tính, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng luôn
đòi hỏi được bắt kịp trong tiêu dùng. Chi phí lao động gia tăng ở Hàn Quốc
đó làm mất dần lợi thế so sánh của hàng hóa Hàn Quốc trên thị trường thế
giới. Yếu tố này thúc đẩy Hàn Quốc chuyển giao các loại công nghệ sử dụng
nhiều lao động ra những nước có chi phí nhân công rẻ, trong đó có Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam là một nước ổn định chính trị và có nền an ninh tốt,
có chính sách thu hút và khuyến khích đầu tư nước ngoài, hai đặc điểm này
đảm bảo cho những nhà đầu tư Hàn Quốc yên tâm đem vốn vào đầu tư tại
Việt Nam. Những yếu tố đó bổ xung cho nhau, tạo ra tiềm năng to lớn cho
quan hệ hai nước, làm cho mối quan hệ này ngày càng phát triển và bền
vững.
Từ những năm 1980 trở về trước, bạn hàng buôn bán và đầu tư chủ yếu
của Hàn quốc là Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu. Tuy nhiên, từ 1989, Mỹ đã đưa
Hàn Quốc ra ngoài các đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi chính, nên khả
năng xuất khẩu của Hàn Quốc sang các thị trường truyền thống này giảm
xuống và xuất khẩu của Hàn Quốc sang các thị trường Đông Nam Á (ĐNA)
có xu hướng tăng lên. Mặt khác, cũng từ đầu những năm 1990, để thực hiện
chiến lược ''Toàn cầu hóa", Hàn Quốc đa triển khai chớnh sỏch "Hướng
Nam'', phát triển mạnh mẽ các quan hệ hợp tác kinh tế với các nước trong khu
vực CATBD, với vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam sẽ là ''cầu nối'' kinh tế - văn
hoá giữa khu vực Đông Á và ĐNA, giữa Hàn Quốc với khu vực ĐNA và Bán
đảo Đông Dương. Như vậy, hợp tỏc kinh tế gúp phần bổ sung cơ cấu kinh tế
và công nghệ giữa hai nước, do đó nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh
tranh và những tác động tích cực về mặt xó hội cho cả hai phớa.
Thứ hai: Việt- Hàn có mối quan hệ đã có từ lâu đời và sự tương đồng
về văn hóa, lịch sử: hai nước đều phải khắc phục những năm tháng lịch sử
dưới ách ngoại xâm và ách thống trị thực dân. Trải qua những năm tháng gian



15

khổ của sự chia cắt đất nước, hai nước đã tái thiết đất nước trên nền đổ nát
chiến tranh. Hơn nữa, về mặt văn hoá, xuất phát từ nền văn hoá ẩm thực lấy
gạo làm lương thực chính, phải nói rằng hai nước cũng có nhiều điểm tương
đồng cả trong truyền thống kính trọng người lớn tuổi, coi trọng gia đình, bạn
bè và láng giềng. Tất cả những tương đồng đó là cơ sở để tạo nên mối thiện
cảm, tình hữu hảo giữa hai nước, là nền tảng giữa hai dân tộc, cơ sở vững
chắc để xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu nghị lâu dài giữa hai nước.
Thứ ba: Sự phát triển quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc được xây dựng
trên ý chí, quyết tâm của lãnh đạo hai nước và chính sách của hai bên. Về đối
ngoại với chính sách toàn cầu hóa (TCH) và cải cách cơ cấu kinh tế để phát
triển cao và ổn định trong thế kỷ XXI của Hàn Quốc diễn ra đồng thời với
chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa
quan hệ quốc tế, với phương châm Việt Nam sẵn sàng là bạn và đối tác tin
cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế thông qua hợp tác song phương và đa phương với mục tiêu xây dựng
một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh
là cơ sở phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác đôi bên cùng có lợi. “Hàn Quốc
khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng đầy tiềm năng và triển vọng của
Hàn Quốc ở ĐNA, chính phủ Hàn Quốc luôn luôn coi trọng và sẵn sàng tiếp
tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc CNH, HĐH đất nước và Việt
Nam coi trọng, đánh giá cao vai trò, vị trí của Hàn Quốc trong khu vực và chủ
trương tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt với Hàn Quốc,
mục tiêu đẩy mạnh cùng góp phần vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển
ở châu Á. Hàn Quốc luôn luôn nhận được sự ủng hộ của Việt Nam thực thi
một chính sách tích cực trong việc ổn định mối quan hệ nội bộ Triều Tiên.
Hai nước cùng chia sẻ quan điểm chung về một khu vực không vũ khí hạt
nhân của Bán đảo Triều Tiên và giải quyết hòa bình về vấn đề hạt nhân của
cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, cùng nỗ lực phấn đấu vì một Bán đảo

Triều Tiên ổn định, hòa bình và phát triển”[ 38, tr 22-26]


16

Thứ tư: Cộng đồng người Việt Nam ở Hàn Quốc hiện nay có số lượng
70 nghìn (trong đó có 20 nghìn là cô dâu), phần lớn trong số này là những
công nhân sang làm việc theo các hiệp định hợp tác lao động được ký kết giữa
Việt Nam và Hàn Quốc, ngoài ra là số sinh viên, thực tập sinh, nghiên cứu
sinh khoa học. Tuyệt đại đa số cộng đồng người Việt ở Hàn Quốc là những
người làm ăn chân chính, tích cực lao động, có nhiều đóng góp hướng về Tổ
quốc. Vì vậy, Việt Nam cần thúc đẩy quan hệ với Hàn Quốc, tăng cường trao
đổi với Hàn Quốc nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt sinh sống và
làm ăn một cách yên ổn, hợp pháp. Tăng cường quan hệ Việt - Hàn, ngoài
việc góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước phát triển,
mà còn bảo vệ được quyền lợi chính đáng cho cộng đồng người Việt Nam ở
Hàn Quốc. Việt Nam cũng mong muốn thông qua việc thúc đẩy quan hệ với
Hàn Quốc để bày tỏ một thông điệp về sự tôn trọng trong quan hệ với các
nước bạn bè. Phát triển tốt quan hệ Việt - Hàn trong khuôn khổ quan hệ đối
tác toàn diện sẽ là điểm đáng chân trọng trong quan hệ Việt Nam với các
nước Đông Bắc Á (ĐBA)
Thứ năm: Sự hợp tác song phương giữa Việt Nam - Hàn Quốc phát
triển còn được xây dựng, phát triển và tăng cường bởi sự phối hợp, ủng hộ
lẫn nhau, cùng nhau chia sẻ các quan điểm chung thông qua các diễn đàn khu
vực và quốc tế như :UN, ASEAM, ASEAN + 3, ARF, APEC…
Những lợi ích cơ bản và chủ yếu nêu trên đối với mỗi nước, đặc biệt là
sự gặp gỡ về lợi ích giữa hai nước chính là cơ sở, động lực rất quan trọng thúc
đẩy quan hệ Việt - Hàn phát triển hơn nữa tương xứng với tầm vóc cần có của
quan hệ đối tác toàn diện cũng như truyền thống tốt đẹp vốn có của mối quan
hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước

1.1.2. Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong chính sách đối ngoại của
mỗi nước
Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự thế giới hai cực tan vỡ, tình hình thế
giới có nhiều biến đổi sâu sắc, phức tạp. Tình hình lại càng trở lên phức tạp,


17

khó lường hơn kể từ sau vụ tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngày 11/9/2001
khiến cho tất cả các nước trên thế giới đều phải điều chỉnh chính sách đối
ngoại của mình, trong đó có Việt Nam và Hàn Quốc, nhằm tìm kiếm và xác
lập cho mình một vị trí quốc tế có lợi nhất.
Quan hệ giữa các quốc gia dân tộc, vấn đề cơ bản nhất, bao trùm nhất
là lợi ích. Lợi ích của các quốc gia dân tộc là nội dung ưu tiên hàng đầu trong
quá trình hoạch định và triển khai đường lối đối ngoại của một nhà nước.
Ngày nay, phổ biến các nước trên thế giới đều ưu tiên cho mục tiêu phục vụ
phát triển kinh tế trong chính sách đối ngoại của mình. Việt Nam và Hàn
Quốc cũng nằm trong tính tất yếu đó của đối ngoại.
Lợi ích dân tộc chân chính của Việt Nam trong đối ngoại hiện nay là
giữ vững hoà bình, tạo lập môi trường quốc tế thuận lợi nhằm phục vụ thành
công sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, CNH -HĐH đất nước, thực hiện
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền và an ninh quốc gia.
Với tư tưởng chỉ đạo chính sách đối ngoại không hoàn toàn giống
nhau, nhưng hai nước Việt Nam và Hàn Quốc tìm thấy những thuận lợi,
những giá trị lợi ích của mình trong việc thiết lập quan hệ đối tác toàn diện
với nhau trong giai đoạn hiện nay.
1.1.2.1. Một số định hướng chủ yếu trong chính sách đối ngoại của
Hàn Quốc
* Quan hệ đối ngoại của Hàn Quốc

Ngay từ khi thành lập (năm 1948), Đại Hàn Dân Quốc đó kiên trì theo
đuổi chế độ dân chủ và một nền kinh tế thị trường tự do, tuy nhiên chính sách
đối ngoại đó cú những thay đổi đáng kể từ khi Nhà nước ra đời. Sự đối đầu
Đông - Tây mà trung tâm là Mỹ và Nga dẫn đến tình trạng chiến tranh lạnh
sau Chiến tranh thế giới thứ II đó khiến Đại Hàn Dân Quốc theo đuổi quan
hệ đối ngoại của mình phối hợp với các quốc gia phương Tây. Trong những
năm sau cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), cộng đồng quốc tế nhìn


18

nhận Hàn Quốc như một đất nước kiệt quệ do chiến tranh tàn phá. Những
hình ảnh đó bắt đầu thay đổi tư duy, năm 1962 khi Đại Hàn Dân Quốc áp
dụng chính sách phát triển kinh tế theo định hướng xuất khẩu và bắt đầu tích
cực tham gia vào thương mại quốc tế trên toàn thế giới.
Với sự đối đầu Đông - Tây trở nên sâu sắc trong cuộc Chiến tranh lạnh,
Đại Hàn Dân Quốc - một nước vốn được coi là một thành viên của khối
phương Tây, trước năm 1973, theo nguyên tắc Hallstein (Hallstein
Doctrine), Hàn Quốc không thiết lập quan hệ ngoại giao với bất kỳ nước nào
có quan hệ với Bắc Hàn. Nhưng trong bầu không khí hòa dịu (detente) của
quan hệ Trung - Mỹ, năm 1973, Hàn Quốc lần đầu tiên đề ra đường lối ngoại
giao hướng tới các nước xã hội chủ nghĩa( XHCN). Theo tuyên bố 23-06-
1973, Hàn Quốc chủ trương “thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả các nuớc
không đối đầu với mình bất chấp thể chế chính trị”. Tuy nhiên mục đích
chính của tuyên bố này chỉ nhằm kiềm chế xu hướng các nước châu Phi đặt
quan hệ ngoại giao với Bắc Hàn. Bắt đầu mở rộng quan hệ đối ngoại thông
qua tăng cường các mối quan hệ với các đồng minh truyền thống và xây dựng
quan hệ hợp tác với các nước trong Thế giới thứ ba. Kể từ những năm 1970,
hoạt động ngoại giao của Hàn Quốc tập trung vào việc tăng cường độc lập và
thống nhất trong hoà bình trên bán đảo Triều Tiên, Hàn Quốc cũng củng cố

mối quan hệ với các đồng minh và tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế.
Dựa trên nền tảng ngoại giao vững chắc, Hàn Quốc tiếp tục theo đuổi quan hệ
đối tác hợp tác với tất cả các nước trên mọi lĩnh vực trong suốt những năm
1980.
Cuối năm 1989, Tổng thống Mỹ G.Bush và Gorbachev gặp nhau tại
Malta. Sau cuộc gặp gỡ này, tình trạng chiến tranh lạnh coi như chấm dứt.
Tình hình quốc tế có nhiều biến đổi sâu sắc và rộng khắp từ Đông sang Tây,
từ Bắc xuống Nam trên mọi phương diện. Sự khác biệt về ý thức hệ không
còn là trở ngại trong quan hệ giữa các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau.
Phát triển kinh tế trở thành ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển đất n-


19

ước của mọi quốc gia. Trước bối cảnh của tình hình thế giới thay đổi, Hàn
Quốc đã tiến hành thúc đẩy quá trình dân chủ hóa nền chính trị, tạo điều kiện
thuận lợi cho sự ra đời các chính sách mới, phù hợp với tình hình phát triển
của quốc tế và khu vực. Về đối ngọai, Hàn Quốc đã đề ra chính sách ngoại
giao mới, phù hợp với tình hình phát triển của quốc tế và khu vực, chính sách
ngoại giao mới của Hàn Quốc đã đề ra, mền dẻo và linh họat hơn nhằm mục
tiêu nhằm giải quyết các vấn đề an ninh và kinh tế đất nước, tạo cơ sở cho
việc thống nhất hai miền Triều Tiên. Một trong những hướng mới trong chính
sách ngoại giao của Hàn Quốc trong thời kỳ ngay sau khi chiến tranh lạnh kết
thúc là đa dạng hóa quan hệ. Trước tiên, Chính phủ Roh Tae Woo (1988-
1993) đề ra “Chính sách Phương Bắc (Nordpolitik)”
(1)
chủ trương “đi đường
vòng” bằng cách cải thiện quan hệ với các nước bạn bè Bắc Hàn, việc theo
đuổi mạnh mẽ quan hệ ngoại giao với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên
của Hàn Quốc góp phần tăng cường quan hệ của nước này với các nước xó

hội chủ nghĩa trước đây - những quan hệ này đó bị suy yếu do những khỏc
biệt về tư tưởng và cơ cấu. Hàn Quốc lần lượt thiết lập quan hệ ngoại giao với
Liên Xô (30-09-1990), với Trung Quốc (24-08-1992) và một số nước xã hội
chủ nghĩa khác, để từng bước tạo lập mối quan hệ mới với Bắc Hàn nhằm tìm
kiếm một con đường thống nhất trong hoà bình được bỡnh thường hoá theo
một trỡnh tự ngắn hơn, và do đó làm cho quan hệ đối ngoại của Hàn Quốc
thực sự mang tính toàn cầu. Hàn Quốc đã thu được nhiều thành công với
chính sách này, từ chỗ phụ thuộc nhiều về kinh tế vào Mỹ và Nhật Bản
chuyển sang quan hệ đa phương với các nước có chế độ chính trị khác nhau.
Điều đó tạo điều kiện để Hàn Quốc gia nhập Liên hợp Quốc (UN) và tăng
cường vị thế của Hàn Quốc trên trường quốc tế, chính trong bối cảnh này,
Hàn Quốc đã thúc đẩy quá trình thiết lập quan hệ chính thức với Việt Nam.
Tháng 9-1991, Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên đồng thời gia nhập UN, sự
kiện này thể hiện sự thành công của chính sách ngoại giao với Phương Bắc.

(1)
Khái niệm “Chính sách phương Bắc “ được Bộ trưởng Ngoại vụ Lee Bum Suk sử dụng đầu tiên tại buổi
nói chuyên ở trường sau đại học Quốc phòng vào tháng6/ 1984 nhân kỷ niệm 10 năm tuyên bố 23/6. “Chính
sách phương Bắcđược ví như “Chính sách phương Đông” của Chính phủ Blandt Tây Đức vào đầu thập niên


20

Ngoài ra, nền tảng cho sự cùng tồn tại hoà bình giữa hai miền Triều Tiên đó
được đặt ra vào tháng 12-1991 khi cả hai bờn ký Hiệp định hoà giải, không
xâm lược, trao đổi hợp tác (Hiệp định cơ bản Nam - Bắc) và Tuyên bố chung
về Bán đảo Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân. Những văn kiện lịch sử này
là nền tảng cho nền hoà bỡnh trờn bỏn đảo và khu vực Đông Bắc Á (ĐBA),
thể hiện bước đầu tiên quan trọng tiến tới hoà bình thống nhất trên bán đảo
Triều Tiên.

* Quan hệ kinh tế đối ngoại của Hàn Quốc
Ngay sau Chiến tranh lạnh, một khuynh hướng nổi bật đó xuất hiện
trong chủ nghĩa khu vực. Các nước như Đại Hàn Dân Quốc - quốc gia theo
đuổi tăng trưởng lấy xuất khẩu làm động lực, thấy rằng mình đang phải đối
mặt với một môi trường kinh tế quốc tế khác hẳn với trước đây. Truớc đây
Hàn Quốc có quan hệ thương mại chủ yếu với các nước tiên tiến như Mỹ,
Nhật Bản và Liên minh Châu Âu. Điều này thường gây ra những sự mất cân
đối trong cán cân thương mại. Vì vậy Hàn Quốc đã thực thi “Chính sách toàn
cầu hóa và cải cách cơ cấu kinh tế”. Trong quan hệ đối ngoại, một trong
những nhiệm vụ của chính phủ Hàn Quốc là tăng cường ngọai giao kinh tế và
thương mại, theo chủ trương mới, các cơ quan đại diện ngoại giao của Hàn
Quốc ở nước ngoài sẽ chuyển mạnh theo hướng phục vụ nhiệm vụ kinh tế.
Hàn Quốc tăng dần hoạt động thương mại với các nước đang phát triển trong
khi khối lượng giao dịch thương mại với các nước phát triển đó giảm dần.
Giao dịch thương mại của Hàn Quốc với các nước đang phát triển và các
nước Đông Âu được tiếp tục mở rộng trên cơ sở nền kinh tế thương mại của
Hàn Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng và cơ cấu các ngành công nghiệp của quốc
gia tiếp tục tập trung vào các hoạt động sử dụng nhiều công nghệ. Một khi
hoàn thành cơ cấu lại công nghiệp, Hàn Quốc sẽ có thể góp phần lớn hơn vào
việc phát triển kinh tế quốc tế bằng cách nâng cao hợp tác với các nước đang
phát triển dựa trên cơ sở những lợi thế và sự bổ sung tương đối. Mặc dự vậy,
các nước tiên tiến vẫn giữ vị thế then chốt về thương mại và là đối tác chủ yếu
trong khoa học công nghệ, Hàn Quốc vẫn phải nỗ lực nhằm hạn chế sức ép


21

bằng cách mở cửa thị trường ở mức độ tương đương mà các nước phát triển
đang mở, bắt đầu từ sản phẩm cụng nghiệp, nụng nghiệp và dịch vụ.
* Các hoạt động ngoại giao vỡ Hoà bình và Hợp tác Quốc tế

Hàn Quốc khi trở thành thành viên của UN đã tham gia tích cực và
đóng góp vào hoạt động ngoại giao đa phương tương xứng với vị thế được
nâng cao trong cộng đồng quốc tế. Thỏng 9-2001, Tiến sỹ Han Seung-soo,
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại lúc bấy giờ, đó được bầu làm chủ
tịch dưới hỡnh thức biểu quyết trong phiờn họp thứ 56 của Đại hội đồng.
Hàn Quốc đó tích cực tham gia vào các vấn đề lớn do tổ chức thế giới
đảm nhận, chẳng hạn như các sứ mệnh ngăn chặn xung đột và gìn giữ hoà
bình, các cuộc hội đàm về giải trừ quân bị, bảo vệ môi trường, các dự án phát
triển và bảo vệ nhân quyền. Đặc biệt, cương vị thành viên không thường trực
trong Hội đồng Bảo an giai đoạn 1996-1997 đó mang lại những kinh nghiệm
vụ giỏ giỳp Hàn Quốc quảng bỏ hỡnh ảnh ngoại giao của mình. Trong nhiệm
kỳ công tác, Hàn Quốc đó cú những đóng góp mang tính xây dựng trong
những cuộc thảo luận giải quyết các xung đột lớn của khu vực bằng cách nêu
bật vấn đề “tị nạn chính trị”. Là một nước thành viên yêu chuộng hoà bỡnh
của UN, Hàn Quốc đó cam kết với cụng tác duy trì hoà bình và an ninh quốc
tế, và do đó đó tích cực tham gia vào cỏc hoạt động gìn giữ hoà bình của UN .
“Hàn Quốc bắt đầu hỗ trợ cho các nước đang phát triển từ những năm
1960 khi tiến hành mời một số ít thực tập sinh tới Hàn Quốc và cử một số
chuyên gia ra nước ngoài. Sau năm 1975, khi nền kinh tế đến một trỡnh độ cao
hơn, Hàn Quốc bắt đầu tăng viện trợ dưới một loạt các hỡnh thức: trao tặng
mỏy múc và nguyờn vật liệu, giỳp đỡ xây dựng công nghệ, cho Quỹ Hợp tác
Phát triển Kinh tế (EDCF) vay vốn và giúp đỡ về nhân sự trực tiếp, đặc biệt
thông qua Chương trỡnh thanh niờn tình nguyện. Hàn Quốc cung cấp viện trợ
cho các nước đang phát triển thông qua các tổ chức đa phương ví dụ như IMF,
IBRD, ADB và gần một chục các tổ chức tài chính quốc tế khác” [ 12, tr 67, 68
]


22


Tháng 4-1991, Hàn Quốc thành lập Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn
Quốc (KOICA) thuộc Bộ Ngoại giao nhằm củng cố sự trợ giúp tới các nước
đang phát triển. Hàn Quốc cũn cung cấp viện trợ kỹ thuật, tài chớnh cho các
nước đang phát triển, chia sẻ kinh nghiệm và kỹ năng phát triển của mỡnh.
KOICA triển khai các chương trình hợp tác khai thác như cử các bác sỹ y
khoa, chuyên gia kỹ thuật, huấn luyện viên Taekwondo và các tình nguyện
viên khác, mời các thực tập sinh tới Hàn Quốc và hỗ trợ nâng cao hình ảnh
Hàn Quốc thông qua việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác với các nước đang
phát triển.
Hàn Quốc cam kết thực hiện việc trao đổi văn hoá với nước ngoài
nhằm nâng cao tỡnh hữu nghị song phương, sự hiểu biết lẫn nhau và góp phần
vào hoà giải và hợp tác toàn cầu. Hàn Quốc cũng nỗ lực giới thiệu nền văn
hoá và nghệ thuật truyền thống của mỡnh ra nước ngoài, hỗ trợ các chương
trỡnh nghiờn cứu Hàn Quốc tại hải ngoại cũng như rất nhiều hội nghị khoa
học và trao đổi vận động viên. Quỹ giao lưu Quốc tế Hàn Quốc (Korea
Foundation) được thành lập năm 1991, đó phối hợp và hỗ trợ các chương
trình trao đổi văn hoá quốc tế.
* Chính sách vì Hoà bình và Thịnh vượng ở Đông Bắc Á của Hàn Quốc
Kỷ nguyên Đông Bắc Á (ĐBA) đang đến gần giữa dũng chảy của thời
kỳ hậu Chiến tranh lạnh, toàn cầu hoá, tri thức và thông tin. Ngày nay, ĐBA
đang đóng vai trũ đầu tàu cho nền kinh tế thế giới vỡ vốn, công nghệ, sản xuất
và tiếp vận tập trung ở khu vực này. Chính phủ Hàn Quốc đang tìm cách giữ
thế chủ động trong việc đưa ĐBA vào kỷ nguyên của hoà bình và thịnh
vượng. Điều thiết yếu đối với Hàn Quốc là tạo lập nền tảng cho hoà bình trên
bán đảo Triều Tiên và xây dựng Hàn Quốc thành trung tâm ĐBA. “Chính Phủ
Hàn Quốc cũng tìm cách phát triển Hàn Quốc thành trung tâm kinh tế ĐBA
thông qua các bước: 1) theo đuổi việc giao lưu và hợp tác kinh tế liên Triều;
2) thiết lập hệ thống hợp tác kinh tế ĐBA và 3) xây dựng cở sở hạ tầng cho
một trung tâm giao vận và kinh tế. (ĐBA .[12, tr 69] )



23

Ngày 25/2/2008 tronng diễn văn nhậm chức Tổng thống Li Miêng Pắc
nhấn mạnh: “sẽ thực hiện chính sách ngoại giao thực dụng, tăng cường quan
hệ đồng minh với Mỹ, phát triển quan hệ với Nhật Bản, Trung Quốc, Nga và
giữ vững lập trường cứng rắn hơn trong vấn đề Triều Tiên” [2, tr4]. Từ nội
dung chính sách đối ngoại trên đây có thể thấy, với tư cách một nước NIC, có
lợi ích chiến lược ở hầu khắp các nước ở khu vực, Hàn Quốc đã và đang cố
gắng khôi phục vị thế, vai trò, ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế, xác
lập định hướng chiến lược trong quan hệ với tất cả các đối tác chủ chốt.
1.1.2.2. Một số nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay
Đổi mới chính sách đối ngoại là một bộ phận cơ bản trong đường lối
đổi mới của Việt Nam. Nó đã góp phần rất quan trọng vào việc ổn định và
phát triển của Việt Nam trong thời gian vừa qua. Trước tình hình biến đổi trên
thế giới và những đòi hỏi bức xúc về kinh tế, chính trị, an ninh, văn hoá xã
hội trong nước, Việt Nam phải đổi mới chính sách đối ngoại của mình.
Quan điểm cơ bản trong chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam
được thông qua tại Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam, sau đó được khẳng
định lại tại Đại hội X là: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn
sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu
vì hoà bình, độc lập và phát triển” [ 18, tr 119] . Quán triệt sâu sắc quan điểm
này trước hết là cơ sở để bảo vệ lợi ích của dân tộc trong quá trình hội nhập
quốc tế, đó là độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia và định hướng XHCN. Mặt
khác, Việt Nam có thể tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại, tranh thủ được điều
kiện quốc tế và nguồn ngoại lực phục vụ cho xây dựng, phát triển kinh tế, bảo
vệ Tổ quốc. Việc khẳng định thực hiện nhất quán chính sách đối ngoại rộng mở
góp phần củng cố hơn nữa lòng tin cho các đối tác nước ngoài khi thiết lập

quan hệ và triển khai hợp tác với nước ta trên mọi lĩnh vực.


24

Việt Nam nhấn mạnh chủ trương mở rộng quan hệ nhiều mặt, song
phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, các trung tâm chính trị
kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực, theo nguyên tắc tôn trọng
độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ
của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, bình đẳng và cùng có
lợi, giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hoà bình, làm
thất bại mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
Mặt khác, Việt Nam coi trọng việc chủ động và tích cực hội nhập kinh
tế quốc tế theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác
quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi
ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi
trường. Xét dưới góc độ những quan điểm trên, Việt Nam hoàn toàn có thể
củng cố và phát triển hợp tác toàn diện trong thế kỷ XXI với Hàn Quốc. Mở
rộng quan hệ với các nước Đông Á, trong đó có Hàn Quốc là một trong những
hướng ưu tiên của chính sách đối ngoại Việt Nam hiện nay.
Nhằm tiếp tục mở rộng, tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế trong điều
kiện quá trình toàn cầu hoá sôi động và phức tạp hiện nay, Việt Nam xác định
quan điểm cần phải chú trọng đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập vào
chiều sâu, ổn định, bền vững. Khẳng định quan điểm về phát triển quan hệ với
tất cả các nước, các vùng lãnh thổ trên thế giới và các tổ chức quốc tế, Đảng và
Nhà nước Việt Nam nêu rõ các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đối ngoại
là: tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực; giải quyết
các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hoà bình; tôn trọng lẫn
nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Tư tưởng chỉ đạo cơ bản và xuyên suốt đối với

hoạt động đối ngoại là giữ vững nguyên tắc vì độc lập thống nhất và chủ nghĩa
xã hội. Đồng thời, phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt trong xử lý các tình
huống phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, với vị trí cũng như diễn biến của tình
hình thế giới và khu vực, phù hợp với đặc điểm của từng đối tác cụ thể. Trong

×