Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản những năm đầu thế kỷ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 89 trang )

Đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn




Nguyễn thị VÂN ANH




QUAN Hệ ấN Độ NHậT BảN
NHữNG NĂM ĐầU THế Kỷ XXI



Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06



Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Xuân Bình




Hà Nội, 2013

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1


1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4
6. Tài liệu tham khảo 4
7. Cấu trúc của luận văn 4
PHẦN NỘI DUNG 7
CHƢƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ
ẤN ĐỘ – NHẬT BẢN NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI 7
1.1. Lịch sử quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản 7
1.1.1. Quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản từ trong lịch sử tới trước Chiến
tranh Lạnh 7
1.1.2. Quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản thời Kỳ Chiến tranh Lạnh ( 1945 – 1991) 8
1.1.3. Quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh (1991 – 2000) 11
1.2 Tình hình khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng thế kỷ XXI 14
1.2.1. Khái quát tình hình châu Á – Thái Bình Dương 14
1.2.2. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của các nước lớn trong thế kỷ XXI 17
1.3. Chính sách đối ngoại cúa Ấn Độ và Nhật Bản 23
1.3.1. Chính sách đối ngoại của Ấn Độ 23
1.3.2. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản 27
1.3.3. Nhận thức chung của hai nước 31
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ ẤN ĐỘ – NHẬT BẢN
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI 33
2.1. Quan hệ Chính trị 33

2.2. Quan hệ An ninh – Quân sự 40
2.3. Quan hệ Kinh tế 45
2.4. Quan hệ Văn hóa – giáo dục và du lịch 50
2.5. Các quan hệ khác 52

2.5.1. Hợp tác về vấn đề chống biến đổi khí hậu 52
2.5.2. Hợp tác về năng lượng 54
2.5.3. Hợp tác về khoa học – công nghệ 54
2.5.4. Hợp tác khai thác đất hiếm 57
CHƢƠNG 3: THÀNH TỰU, HẠN CHẾ, TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN
CỦA QUAN HỆ ẤN ĐỘ - NHẬT BẢN VÀ VIỆT NAM TRONG MỐI
QUAN HỆ VỚI HAI NƢỚC 59
3.1. Thành tựu và hạn chế trong mối quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản 59
3.1.1. Thành tựu 59
3.1.2 Hạn chế 61
3.2. Triển vọng phát triển của quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản 62
3.2.1. Nhân tố ảnh hưởng 62
3.2.2. Triển vọng quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản 69
3.2.3. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy mối quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản 74
3.3. Việt Nam trong quan hệ với hai nƣớc Ấn Độ - Nhật Bản 76
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quan hệ Ấn Độ và Nhật Bản là quan hệ giữa hai cường quốc trong khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương nói riêng và trên thế giới nói chung. Đây là
hai cường quốc có ảnh hưởng về chính trị, ngoại giao, kinh tế quan trọng tầm
cỡ toàn cầu. Sự thay đổi trong quan hệ giữa hai nước ảnh hưởng trực tiếp đến
cục diện chính trị và quan hệ kinh tế trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.
Sau chiến tranh lạnh, cục diện thế giới, khu vực và quan hệ giữa các
nước lớn có những thay đổi sâu sắc và đã mở ra kỉ nguyên mới cho quan hệ
giữa hai cường quốc này. Bước vào thế kỷ XXI với nhiều biến động, sự trỗi
dậy của Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự, nạn cướp biển quốc

tế, mối đe dọa từ Triều Tiên (về việc thử hạt nhân, bắn tên lửa đạn đạo,
chuyển giao công nghệ nhạy cảm cho Pakixtan - vốn là kẻ thù của Ấn Độ) đã
gây ảnh hưởng lớn đến cả Ấn Độ, Nhật Bản, thúc đẩy hai nước này tăng
cường chiến lược hợp tác mạnh mẽ. Năm 2012 cũng là mốc kỉ niệm 60 năm
quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản. Chính vì những lý do trên đây, tôi chọn đề tài
“Quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản những năm đầu thế kỷ XXI” cho luận văn Thạc
sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản đã được chính thức thiết lập từ năm 1952
và đã được các học giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, mối quan
hệ này lại chưa nhận được nhiều sự quan tâm từ phía các học giả, các nhà
nghiên cứu ở Việt Nam. Trong thế kỷ XXI, đặc biệt là từ sau khi Trung Quốc
trỗi dậy mạnh mẽ và trở thành mối đe dọa đối với lợi ích chiến lược của nhiều
nước trong đó có cả Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam thì mối quan hệ Ấn Độ -
Nhật Bản mới thực sự được giới học giả Việt Nam quan tâm.

2
Quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản, về những nghiên cứu của nước ngoài ta có
thể nhắc đến các cuốn sách như: " India - Japan relations: Drivers, trends and
prospects" của tác giả Arpita Marthur (2012), hay cuốn " Changing Paradism
of Indo - Japan relations: Opportnities and Challenges" của các tác giả PG
Rajamonhan, Dil Bahadur Rahut, Jabin T Jacob (4/2008) Ngoài ra còn một
số tạp chí và các bài viết chuyên sâu của các tác giả khác viết về mối quan hệ
Ấn Độ - Nhật Bản như: “Xây dựng quan hệ hợp tác hải quân Ấn Độ - Nhật
Bản", "Tiềm năng to lớn của Ấn Độ đã lọt vào "Rada" của Nhật Bản", "Ấn
Độ - Nhật Bản tăng cường hợp tác chiến lược để đối phó với Trung Quốc",…
Các bài viết này đã được dịch và in trong Tài liệu tham khảo đặc biệt của Việt
Nam. Ở Trung Quốc, có một số luận văn thạc sĩ đã viết về vấn đề này, tiêu
biểu như luận văn "Những nhân tố ảnh hưởng và diễn biến quan hệ Ấn Độ -
Nhật Bản sau chiến tranh lạnh" của tác giả Quách Lan, tại Đại học Tây Nam,

Trung Quốc, bảo vệ năm 2009. Hầu hết các công trình này đều cho thấy sự
tươi sáng trong mối quan hệ giữa hai nước.
Ở Việt Nam, mối quan hệ này không được giới học giả chú ý, có lẽ bởi
nó không ảnh hưởng trực tiếp nhiều tới mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản hay
Việt Nam - Ấn Độ và một phần cũng bởi mối quan hệ này không có nhiều
"điểm nóng" đặc biệt gây chú ý. Tuy nhiên, thời gian gần đây, khi Trung
Quốc trỗi dậy và có những động thái gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của
nhiều nước trong đó có Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam thì các học giả Việt
Nam đã bắt đầu chú ý hơn đến mối quan hệ này. Nổi bật có các bài viết: "Vài
nét về quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản từ sau Chiến tranh lạnh đến nay" của tác giả
Lê Thị Hằng Nga in trên tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, bài viết “Bước
phát triển mới trong mối quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản thập niên đầu thế kỷ
XXI” của tác giả Nguyễn Trường Sơn, in trong tạp chí Nghiên cứu Đông Nam

3
Á,…Ngoài ra các trang báo mạng cũng bắt đầu đưa lượng tin nhiều hơn về
mối quan hệ này.
Tuy nhiên có thể nói rằng, mặc dù giới học giả Việt Nam đã chú ý hơn
tới mối quan hệ hai nước Ấn Độ - Nhật Bản, nhưng vẫn chưa xứng với tầm
quan trọng của mối quan hệ này, nhất là trong bối cảnh hiện nay, đây được coi
là hai quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn an ninh và thúc đẩy
sự thịnh vượng chung của khu vực Châu Á. Chính vì thế, việc nghiên cứu mối
quan hệ này hết sức có ý nghĩa đối với Việt Nam. Đó cũng là lý do khiến tôi
quyết định chọn đề tài "Quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản những năm đầu thế kỷ
XXI" cho luận văn Thạc sĩ của mình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: mối quan hệ giữa hai cường quốc Ấn Độ và
Nhật Bản trong những năm đầu thế kỷ XXI, cụ thể là từ năm 2000 đến nay.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản trên các
phương diện: Chính trị - ngoại giao, an ninh - quân sự, kinh tế và các mối

quan hệ khác như quan hệ hợp tác về năng lượng, quan hệ hợp tác về vấn đề
chống biến đổi khí hậu, hợp tác khai thác đất hiếm…Riêng về lĩnh vực văn
hóa, do sự hạn chế về tài liệu cũng như hạn chế về thực tiễn hợp tác giữa hai
nước, nên luận văn không đề cập nhiều đến mối quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản
trong lĩnh vực này.
Lý do chọn năm 2000 làm mốc nghiên cứu bởi vì đây là năm đánh dấu
một sự kiện quan trọng trong mối quan hệ giữa hai nước. Tháng 8/2000 sau
khi lên nhậm chức hồi tháng 4 cùng năm, thủ tướng nhật Bản Yoshiro Mori
đã có chuyến thăm chính thức Ấn Độ. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một
Thủ tướng Nhật Bản tới Ấn Độ trong suốt 10 năm trước đó. Chuyến đi này có
ý nghĩa to lớn trong việc giải tỏa các mâu thuẫn tồn tại giữa hai nước, đồng
thời mở ra một trang mới trong việc làm ấm lên quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản.

4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nội dung chính của luận văn tập trung vào việc phân tích thực trạng
quan hệ của hai nước trong những năm đầu thế kỷ XXI, các nhân tố tác động
đến mối quan hệ này, từ đó nêu lên triển vọng trong quan hệ của hai nước,
đồng thời cũng chỉ ra quan hệ của Việt Nam đối với cặp quan hệ này.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, luận văn sẽ vận
dụng các phương pháp chủ yếu là: phương pháp lịch sử, phương pháp tổng
hợp và phương pháp logic. Đồng thời cũng sử dụng các phương pháp nghiên
cứu chính trong lý luận quan hệ quốc tế như phương pháp nghiên cứu khu vực
học, lý thuyết quan hệ quốc tế, phương pháp tổng hợp, phân tích, dự đoán
nhận định triển vọng…
6. Tài liệu tham khảo
Luận văn sử có dụng các sách báo, tạp chí nghiên cứu chuyên ngành cả
trong nước và ngoài nước. Luận văn cũng kế thừa các công trình nghiên cứu
đã được công bố tại các viện nghiên cứu, các trường đại học. Ngoài ra, luận

văn còn sử dụng các bài viết trong những hội thảo được tổ chức giữa các
trường đại học, các viện nghiên cứu trong nước với các trường đại học, các
viện nghiên cứu nước ngoài.
7. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chƣơng 1: Những nhân tố chính tác động đến quan hệ Ấn Độ -
Nhật Bản trong những năm đầu thế kỷ XXI
Chương này trước hết đề cập đến những nét chính trong lịch sử quan hệ
Ấn Độ - Nhật Bản nhằm thấy được đây là mối quan hệ không có mâu thuẫn
chiến lược trong suốt chiều dài lịch sử. Tiếp theo, phân tích bối cảnh quốc tế
và khái quát tình hình châu Á – Thái Bình Dương trên các lĩnh vực an ninh –

5
chính trị, kinh tế, đặc biệt là sự trỗi dậy của Trung Quốc tại khu vực này. Đây
chính là những nhân tố chính thúc đẩy mối quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản ngày
càng phát triển mạnh mẽ hơn. Trong bối cảnh các nước lớn trên thế giới và
đặc biệt là các nước trong khu vực đã có sự điều chỉnh chiến lược đối ngoại,
Nhật Bản và Ấn Độ cũng đưa ra những mục tiêu, chiến lược đối ngoại của
nước mình để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Trong đó cả hai nước đều có
nhận thức tăng cường hợp tác song phương vì những lợi ích chung và đối phó
với những diễn biến bất ổn trong khu vực.
Chƣơng 2: Thực trạng quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản những năm đầu
thế kỷ XXI
Trong chương này, người viết tập trung vào những thành tựu mà Ấn Độ
- Nhật Bản đạt được trên các lĩnh vực chủ yếu như: Chính trị - ngoại giao, an
ninh - quân sự, kinh tế và một số các lĩnh vực khác như: Hợp tác về năng
lương, hợp tác về vấn đề chống biến đổi khí hậu và lĩnh vực mới như hợp tác
khai thác đất hiếm. Đồng thời chương này cũng chỉ ra một số hạn chế còn tồn
tại trong mối quan hệ hai nước.
Chƣơng 3: Thành tựu, hạn chế, triển vọng phát triển của mối quan

hệ Ấn Độ - Nhật Bản và quan hệ Việt Nam với hai nƣớc
Từ những thành tựu mà mối quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản đạt được trên
các lĩnh vực đã phân tích cùng với sự xem xét những thuận lợi và thách thức
mà Ấn Độ - Nhật Bản đang phải đối mặt để nhận định về triển vọng phát triển
của mối quan hệ hai nước trong thời gian tới và đưa ra một số giải pháp nhằm
thúc đẩy mối quan hệ này. Đồng thời ở đây, người viết cũng điểm qua quan
hệ Việt Nam với hai nước này.
Do hạn chế về thời gian và điều kiện tiếp xúc thực tế, kết quả nghiên
cứu của luận văn không tránh khỏi những thiếu sót cần được trao đổi để bổ
sung thêm. Tôi rất mong nhận được những góp ý chân thành của Quý thầy, cô
để có thể chỉnh sửa và hoàn thiện luận văn này.

6
Nhân đây, tôi cũng xin cảm ơn PGS.TS Ngô Xuân Bình - Viện trưởng
Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, cùng các thầy cô trong khoa Quốc tế
học, trường ĐH KHXH& Nhân văn, ĐHQGHN đã quan tâm tạo điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình.

7
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ CHÍNH TÁC ĐỘNG
ĐẾN QUAN HỆ ẤN ĐỘ – NHẬT BẢN NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

1.1. Lịch sử quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản
1.1.1. Quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản từ trong lịch sử tới trước Chiến
tranh Lạnh
Quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản được cho là bắt đầu từ thế kỷ VI, khi Đạo
Phật được truyền bá vào Nhật Bản. Văn hóa Ấn Độ được sàng lọc qua tôn
giáo này, đã tác động và ảnh hưởng tới văn hóa và nếp nghĩ của người Nhật.
Chính điều này là nguồn gốc của những tình cảm gắn bó giữa hai dân tộc.

Tuy nhiên đến mãi sau này, trong kỷ nguyên của chủ nghĩa trọng
thương ở châu Âu thời cận đại (giữa thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII) thì những
hoạt động trao đổi buôn bán giữa Ấn Độ và Nhật Bản mới bắt đầu xuất hiện.
Mối quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản được làm phong phú hơn bởi một giáo sĩ châu
Âu có tên là Thánh Francis Xavier (1506 – 1552). Tuy nhiên, đến năm 1635,
Nhật Bản quyết định thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng” và chỉ cho tiếp
xúc hạn chế với người Hà Lan, thông qua người Hà Lan sự trao đổi buôn bán
hàng hóa giữa hai nước vẫn được tiếp tục nhưng sự giao lưu về học thuật lúc
này hầu như bị ngưng lại.
Các cuộc trao đổi trực tiếp trong thời hiện đại giữa hai nước được khôi
phục bắt đầu từ giai đoạn Minh Trị (1868 – 1912), khi Nhật Bản tiến hành quá
trình hiện đại hóa. Xu hướng chính trị của Nhật Bản trong giai đoạn này là tây
hóa, những kết nối với Ấn Độ cả về vật chất và tinh thần đều được khôi phục.
Chính quyền Minh Trị đã cử Tada Motokichi (1829 – 1896), người tỉnh
Shizuoka tới Ấn Độ để học cách sản xuất trà đen. Ông đã đi đến Ấn Độ, thăm
vườn trà ở Assam và Darjeeling, thăm các nhà máy sản xuất trà ở Calcutta.

8
Sau vài năm trở về nước, ông đã giới thiệu việc sản xuất trà đen tại Shizuoka
(đến ngày nay vẫn còn tồn tại).
Trên lĩnh vực văn hóa – tôn giáo, hai nước cũng đã có những sự giao
lưu đáng ghi nhận. Về tôn giáo, Swami Viekananda, tín đồ xuất sắc của Rama
Krishna, người giảng thông điệp về sự khoan dung và tình huynh đệ rộng
khắp, đã đến thăm Nhật Bản. Ông đã đi đến tất cả các trung tâm học thuật lớn
của Phật giáo và hết sức ngạc nhiên về lòng mộ đạo cũng như tình yêu đất
nước của nhân dân Nhật. Sau đó, ông cùng với vị thầy tu đứng đầu Nhật Bản
là Vivekananda đã đến Mĩ. Tại Chicago, trong đại hội Phật giáo đầu tiên năm
1893, hai người đã chia sẻ những kiến thức uyên thâm của Phương Đông với
hàng trăm trí thức đến từ khắp nơi trên thế giới. Về văn hóa, nhà thơ nhận
được giải thưởng Nobel của Ấn Độ, Rabindranath Tagore, đã tới thăm Ấn Độ

ba lần trong những năm đầu thế kỷ XX.
Mối quan hệ giữa Ấn Độ - Nhật Bản từ trong lịch sử cho đến trước
Chiến tranh Thế giới thứ hai (CTTGII) nhìn chung là một giai đoạn phát triển
có nhiều yếu tố tích cực. Ấn Độ đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của
Nhật sau Mỹ và Trung Quốc.
1.1.2. Quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản thời Kỳ Chiến tranh Lạnh ( 1945 – 1991)
Mặc dù mối quan hệ của Ấn Độ và Nhật Bản là mối quan hệ đặc biệt
không dính dáng đến tranh chấp hay hiềm khích, tuy nhiên vẫn là mối quan hệ
tồn tại trong hệ thống quan hệ quốc tế, chính vì vậy bối cảnh quốc tế trong
từng giai đoạn cũng ít nhiều gây tác động ảnh hưởng tới không chỉ riêng mỗi
quốc gia mà còn ảnh hưởng tới cả mối quan hệ giữa hai quốc gia này.
Trong CTTGII, Ấn Độ là thuộc địa của Anh nên có một thời gian ngắn
giao chiến với Nhật Bản. Tuy nhiên, từ sau CTTG II, Ấn Độ không những
không tham gia Hội nghị ở San Fransico bàn về những vấn đề có liên quan tới
Nhật Bản sau chiến tranh, mà cũng không ký tên trên “Hòa ước San

9
Fransico”. Chỉ tới ngày 28/4/1952, khi Hòa ước này chính thức có hiệu lực,
Ấn Độ mới cùng Nhật Bản ký hiệp định tuyên bố chính thức chấm dứt chiến
tranh, xây dựng quan hệ ngoại giao và trao đổi Đại sứ. Ngày 9/6/1952, hai
nước đã ký “Hiệp định Hòa bình”, Ấn Độ tuyên bố xóa bỏ toàn bộ những đòi
hỏi và quyền lợi được bồi thường chiến tranh cho Nhật Bản, quan hệ hai nước
bắt đầu bước vào quỹ đạo bình thường hóa. Năm 1955 và năm 1956, hai nước
đã ký “Hiệp định Hàng không” và “Hiệp định Văn hóa”. Tháng 1 năm 1957,
thủ tướng Ấn Độ Nehru đã tới thăm Nhật Bản. Tháng 5 năm 1957, thủ tướng
Nhật Bản Kishi đã thực hiện cuộc viếng thăm tới khu vực Nam Á, đây là lần
đầu tiên thủ tướng Nhật Bản tới thăm khu vực này kể từ sau khi CTTG II kết
thúc. Tháng 11/1961, thủ tướng Nhật Bản Ikeda đã tới thăm chính thức Ấn Độ.
Mặc dù Ấn Độ - Nhật Bản có mối quan hệ không mấy sóng gió trong
cả chiều dài lịch sử và dành cho nhau những tình cảm tốt đẹp, tuy nhiên, cũng

như trong CTTG II thì trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, bối cảnh quốc tế
đương đại dù ít hay nhiều cũng đã chi phối đến quan hệ hai nước.
Thứ nhất, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, hai phe Xô – Mỹ đấu tranh
với nhau quyết liệt, đại đa số các quốc gia khác trên thế giới chỉ có thể được
lựa chọn một trong hai hoặc phương Đông hoặc Phương Tây. Sau CTTG II,
Nhật Bản bị Mỹ chi phối trên nhiều lĩnh vực. Còn đối với tình hình Chiến
tranh Lạnh Đông Tây, điều Ấn Độ quan tâm nhất chính là giành được và duy
trì địa vị quốc gia độc lập, tự chủ, nên nước này luôn giữ thái độ trung lập
trong cuộc đối đầu giữa hai phe phương Đông và phương Tây. Tuy nhiên, Ấn
độ vốn là nước phải chịu ảnh hưởng nặng nề của thực dân nên lập trường của
Ấn Độ là luôn giương cao lá cờ chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế
quốc. Chính lập trường này đã khiến Ấn Độ thân thiết với phe các nước xã hội
chủ nghĩa mà đứng đầu là Liên Xô hơn phe phương Tây của Mỹ. Sau những
năm 50 của thế kỷ XX, quan hệ Xô – Ấn ngày càng tăng cường. Năm 1971,

10
hai nước này đã ký “Hiệp ước hòa bình, hữu nghị Ấn – Xô” mang tính chất
đồng minh quân sự, khiến Mỹ và Nhật Bản không hài lòng. Không những thế,
Mỹ còn kết đồng minh với nước đối địch của Ấn Độ là Pakistan, đồng thời
cung cấp vũ khí cho Pakistan, khiến Ấn Độ rất tức giận. Do đó, quan hệ Nhật
Bản - Ấn Độ sau CTTG II không được thuận lợi.
Thứ hai, ảnh hưởng của chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Nhật Bản
có địa duyên chính trị hết sức đặc thù, trong suốt một thời gian dài, chính sách
đối ngoại của Nhật Bản chủ yếu là dựa trên quan hệ với đồng minh thân cận
Mỹ. Mặc dù giữa những năm 60 của thế kỷ XX, nền công nghiệp Nhật Bản đã
bước vào giai đoạn phát triển cực kỳ mạnh mẽ, Nhật Bản đã có ý định hợp tác
với Ấn Độ, muốn Ấn Độ trở thành nước cung cấp các nguyên liệu quan trọng
và nước sản xuất các linh kiện của mình, tuy nhiên, chính phủ Ấn Độ lại kiên
trì chiến lược thay thế nhập khẩu và thể chế kinh tế hỗn hợp. Điều này đã ảnh
hưởng tới việc thu hút nguồn vốn đầu tư, lại thêm trình tự thủ tục giải quyết

các vấn đề phức tạp, dẫn tới kết quả là Nhật Bản đành phải chuyển hướng
sang các quốc gia khác và chỉ duy trì quan hệ với Ấn Độ trên một mức độ
nhất định.
Thứ ba, ảnh hưởng của chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Trong thời kỳ
Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ thực hiện chính sách kinh tế “bán quản chế”, dưới
sự chi phối của nguyên tắc “tự lực cánh sinh”, Ấn Độ áp dụng chiến lược thay
thế nhập khẩu, thiết lập hàng rào thuế quan và bảo hộ phi thuế quan, dùng sản
phẩm trong nước để thay thế các sản phẩm nhập khẩu. Đồng thời, nước này
cũng chú trọng bồi dưỡng các xí nghiệp trong nước, quản chế nghiêm khắc
đối với các nguồn đầu tư nước ngoài, chỉ cho phép các ngành đầu tư lợi nhuận
không được cao và duy trì tỷ lệ vốn cổ phần nhất định được đầu tư ở Ấn Độ.
Năm 1974, Ấn Độ thực hiện “Luật về quản lý ngoại hối”, quy định các nhà
đầu tư nước ngoài đầu tư liên doanh vào Ấn Độ với tỷ lệ vốn không được quá

11
40%, nếu tỷ lệ vượt quá phải bán bớt cổ phần, trên phương diện chuyển giao
kỹ thuật cũng thực thi những quy định hết sức nghiêm khắc. Mặc dù những
năm 80 của thế kỷ XX, Ấn Độ đã điều chỉnh chính sách kinh tế, nới lỏng việc
hạn chế đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng
của Ấn Độ yếu kém, tình trạng quan liêu diễn ra nghiêm trọng và trình tự thủ
tục giải quyết các vấn đề hết sức rườm rà gây trở ngại cho các công ty Nhật
đầu tư vào Ấn Độ. Vì vậy, quan hệ kinh tế hai nước không được thuận lợi.
1.1.3. Quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh (1991 – 2000)
Năm 1991, Liên Xô sụp đổ, một cực tiêu biến đánh dấu sự chấm dứt
của cuộc Chiến tranh Lạnh. Quan hệ quốc tế có những thay đổi hết sức to lớn:
lực lượng chiến lược giữa các nước trên thế giới thay đổi, các mâu thuẫn đan
xen phức tạp, quan hệ giữa các nước không ngừng được điều chỉnh, định vị và
dung hợp. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, mâu thuẫn giữa hai cực siêu
cường của thế giới vô cùng mạnh mẽ, thế giới luôn trong tình trạng đấu tranh
quyết liệt và bị phân hóa rõ ràng. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, cục diện

thế giới bước vào giai đoạn mới, nhìn một cách tổng thể đó là xu thế của cục
diện đa cực, toàn cầu hóa kinh tế, thông tin hóa khoa học kỹ thuật.
Tiến trình toàn cầu hóa ngày càng được đẩy nhanh trên toàn thế giới,
hàng loạt các tổ chức quốc tế được hình thành như: khu vực mậu dịch tự do
Bắc Mỹ, tổ chức hợp tác kinh tế khu vực châu Á Thái Bình Dương,… Đồng
thời, thông tin hóa khoa học kỹ thuật còn tạo điều kiện vật chất và bảo đảm kỹ
thuật giúp tăng cường đối thoại, giao lưu, hợp tác và xây dựng quan hệ mới
giữa các quốc gia và cường quốc trên thế giới. Thêm vào đó, cục diện quan hệ
quốc tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương cũng phát sinh những thay đổi sâu
sắc cùng với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh. Các nước Mỹ, Trung Quốc,
Nhật Bản, Nga, Ấn Độ và các nước ASEAN vừa hợp tác vừa cạnh tranh, chế

12
ước lẫn nhau, khu vực châu Á - Thái Bình Dương hình thành quan hệ chính trị
mới với những đặc điểm mới xuất hiện như: mất cân bằng, thiếu ổn định.
Chính tình hình thế giới với những thay đổi chung đã kéo theo sự thay
đổi trong chiến lược của hai nước Ấn Độ - Nhật Bản để phù hợp với hoàn
cảnh. Về phía Nhật Bản, trong giai đoạn này, Nhật Bản ý thức được rằng phải
đứng vững ở châu Á thì mới có thể vươn ra được thế giới, chính vì thế Nhật
Bản ra sức cải thiện quan hệ với các nước châu Á, tăng cường đầu tư và viện
trợ chính phủ đối với các nước châu Á nhằm tăng cường ảnh hưởng của nước
này đối với khu vực châu Á. Bên cạnh đó, Nhật Bản còn nỗ lực thúc đẩy một
cơ chế an ninh châu Á - Thái Bình Dương để nâng cao tiếng nói của mình đối
với các vấn đề an ninh của khu vực. Còn về phía Ấn Độ, trong giai đoạn này,
Ấn Độ bắt đầu thực hiện mục tiêu chiến lược của một nước lớn, ngoại giao đa
phương lấy kinh tế làm chủ đạo và tăng cường hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh
vực với các tổ chức và quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia lớn như:
Mỹ, Nhật, châu Âu. Đồng thời, Ấn Độ cũng thực hiện chính sách “Hướng
Đông”, tích cực cải thiện, phát huy mối quan hệ với các nước láng giềng trên
bình diện song phương và đa phương.

Trong thời kỳ này, hai nước đã tiến hành rất nhiều cuộc viếng thăm cấp
cao lẫn nhau. Riêng trong lĩnh vực quân sự, Ấn Độ - Nhật Bản cũng đã từng
bước triển khai quan hệ. Năm 1997, lãnh đạo cấp cao hai nước đã tiến hành
thăm viếng lẫn nhau, đồng thời nhất trí tiến hành hiệp thương phòng vệ song
phương định kỳ và bắt đầu tiến hành đối thoại cấp Bộ trưởng Quốc phòng. Về
kinh tế thương mại và đầu tư, hai nước đều nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ hợp
tác. Trên thực tế, cho tới trước năm 1998, khi vụ thử vũ khí Hạt nhân của Ấn
Độ diễn ra, Ấn Độ luôn nằm trong danh sách một trong năm quốc gia nhận
được khoản vay chính phủ lớn nhất từ Nhật Bản.

13
Năm 1998, khi Ấn Độ tiến hành vụ thử vũ khí Hạt nhân, ở vị thế của
một quốc gia duy nhất trên thế giới đã phải gánh chịu thảm họa khốc liệt của
vũ khí Hạt nhân năm 1945, Nhật Bản đã phản đối kịch liệt đồng thời nhanh
chóng thực thi các chế tài kinh tế nghiêm khắc đối với Ấn Độ, cắt toàn bộ
viện trợ chính phủ mà Nhật Bản dành cho Ấn Độ trừ viện trợ nhân đạo. Quan
hệ hai nước rơi vào điểm thấp nhất trong lịch sử từ khi thiết lập quan hệ ngoại
giao. Sau Chiến tranh Lạnh, do nhận được nguồn đầu tư to lớn về kỹ thuật
công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ Nhật Bản, Ấn Độ đã có được không ít
lợi ích. Chính vì thế, khi quan hệ giữa hai nước xấu đi, mọi viện trợ, đầu tư
của Nhật dành cho Ấn Độ bị ngừng lại, Mỹ và Nhật Bản thực hiện chế tài
kinh tế khắc nghiệt với Ấn Độ chính là một đòn mạnh giáng xuống nền kinh
tế cũng như chính phủ nước này. Do đó, trước nhu cầu lợi ích quốc gia, Ấn
Độ buộc phải có những biện pháp để hàn gắn, làm giảm bớt căng thẳng trong
mối quan hệ giữa nước này và Nhật Bản. Đây là một yêu cầu chính trị cấp
thiết đặt ra cho Ấn Độ. Năm 1999, Ngoại trưởng Ấn Độ đã tới thăm Nhật Bản
với mục tiêu cố gắng hàn gắn mối quan hệ hai nước. Mặt khác, Nhật Bản tuy
nghiêm khắc đối với việc Ấn Độ đã tiến hành thử vũ khí Hạt nhân, nhưng
cũng đã dần nhận ra Ấn Độ là một thị trường rộng lớn, giàu tiềm năng, đồng
thời đây cũng là một nước lớn trong khu vực và trên thế giới, chính vì thế

Nhật Bản cũng từng bước đối diện với vấn đề thử nghiệm hạt nhân của Ấn Độ
bằng thái độ tích cực hơn, vừa tiếp tục yêu cầu Ấn Độ kiềm chế trong vấn đề
vũ khí Hạt nhân, vừa tăng cường tiếp xúc và đối thoại song phương trở lại.
Cũng trong năm 1999, khi một tàu chở hàng của Nhật Bản bị cướp biển bắt
giữ ở eo biển Malacca, Hải quân và đội tuần duyên Ấn Độ ngay lập tức ra
quân ứng cứu kịp thời, thu hồi lại được tàu chở hàng của Nhật Bản. Đây là sự
kiện đã tác động mạnh mẽ đến việc cải thiện quan hệ song phương của hai
nước này. Cho đến năm 2000, khi ông Yoshiro Mori nhậm chức thủ tướng

14
Nhật Bản, đã có chuyến thăm chính thức tới Ấn Độ, chuyến thăm đầu tiên của
một thủ tướng Nhật Bản tới Ấn Độ trong suốt khoảng thời gian mười năm
trước đó, đã mở ra một giai đoạn mới nhiều hứa hẹn hơn trong mối quan hệ
song phương giữa hai nước này trong thế kỷ XXI.
1.2 Tình hình khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng thế kỷ XXI
1.2.1. Khái quát tình hình châu Á – Thái Bình Dương
Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có dân số chiếm ½ dân số thể
giới, là khu vực có dự trữ dầu mỏ, khí đốt rất lớn và tập trung sự trỗi dậy kinh
tế của nhiều quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Đây là hai quốc gia
có số dân đông nhất thế giới và cũng là hai nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, tất
yếu có vị thế chính trị lớn trong việc giải quyết các vấn đề cấp thiết của cộng
đồng quốc tế. Trong “Chiến lược quốc gia cho thế kỷ XXI”, Mỹ đã xác định
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là một địa bàn quan trọng đối với an
ninh quốc gia của Mỹ. Thực tế khu vực này đang tập trung sự chú ý của nhiều
nước và nhiều tổ chức quốc tế quan trọng. Vì thế đây là nơi tập trung những
mâu thuẫn về lợi ích có tính chiến lược của một số nước đối trọng với lợi ích
chiến lược của Mỹ, cạnh tranh, đòi chiếm ngôi Mỹ để chi phối khu vực này cả
về kinh tế và chính trị. Bước sang thế kỷ thứ XXI, khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương có những thay đổi về cơ bản như sau:
Thứ nhất, về kinh tế, tốc độ phát triển kinh tế của khu vực này tăng lên

nhanh chóng so với các khu vực khác trên thế giới. Hiện nay, xuất khẩu của
khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm 30% tổng lượng xuất khẩu của thế
giới, kim ngạch thương mại mỗi năm giữa khu vực châu Á-Thái Bình Dương
và Mỹ vượt 1000 tỉ USD, dự trữ ngoại hối chiếm 2/3 tổng lượng của thế giới.
Châu Á - Thái Bình Dương cũng là khu vực phục hồi nhanh nhất và đạt tốc độ
tăng trưởng cao nhất sau những tác động sâu sắc của cuộc khủng hoảng tài
chính - kinh tế toàn cầu. Sự tăng trưởng chung của khu vực này dự báo vượt

15
tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới nhờ nhu cầu nội địa và thương mại
nội khối tăng giúp bù đắp sự suy giảm xuất khẩu sang các nền kinh tế phát
triển. Châu Á – Thái Bình Dương chiếm 36% tỷ trọng kinh tế toàn cầu. Châu
Âu đứng thứ hai và Bắc Mỹ thứ ba
1
.
Thứ hai, về an ninh – chính trị, châu Á - Thái Bình Dương là khu vực
hết sức quan trọng về chính trị – an ninh trên thế giới, hiện nay ở khu vực này
đang nổi lên rất nhiều các thách thức an ninh đáng lo ngại. Một là, các quốc
gia sở hữu hạt nhân ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương không ngừng tăng
lên, sự theo đuổi của các tổ chức phi chính phủ đối với vũ khí hủy diệt hàng
loạt và việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ ở khu vực
này, đều có khả năng dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực châu Á –
Thái Bình Dương thêm gay gắt. Hai là, những vụ tranh chấp về biển, đảo giữa
các nước ở khu vực Đông Bắc Á vẫn tiềm ẩn nguy cơ căng thẳng trong các
mối quan hệ song phương hoặc đa phương về an ninh ở châu Á - Thái Bình
Dương. Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc luôn đặt quân đội của họ ở Đông Bắc Á
trong tình trạng báo động cao, sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh. Những
động thái đó đã làm bật lên những thách thức lớn về an ninh đối với khu vực
châu Á - Thái Bình Dương.
Thứ ba, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã khiến cho các nước trong khu

vực và trong thế giới cảm thấy e ngại và lo lắng trước sự cạnh tranh gay gắt
thậm chí là sự lấn át trên nhiều phương diện. Bước sang thể kỉ thứ XXI, cả thế
giới đang tập trung vào sự trỗi dậy của người khổng lồ Trung Quốc và tham
vọng của người khổng lồ này. Trung Quốc hiện nay đã chiếm ngôi Nhật Bản
để đứng vào vị trí nền kinh tế thứ hai thế giới. Sự phụ thuộc vào thương mại,
cả về nguyên liệu thô để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và để vận chuyển

1
Phạm Thanh Bình, (2011) “Châu Á trước thềm thế kỷ XXI”, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã
hội Quốc gia.

16
hàng hóa ra nước ngoài, đã làm cho biển ngày càng trở nên quan trọng hơn
đối với sự thịnh vượng của Trung Quốc. Hơn nữa trong thời kỳ cải cách mở
cửa, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, việc ngày càng dựa vào thương mại
quốc tế đã đẩy trung tâm kinh tế hấp dẫn của Trung Quốc ra khu vực duyên
hải ven biển. Quốc phòng biển cũng ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với
nước này. Nhiệm vụ chính về biển vì sự phát triển của Trung Quốc trong
tương lai về cơ bản là: bảo vệ quyền lực về biển của Trung Quốc đối với các
vùng biển liên quan; phát triển nền kinh tế biển của Trung Quốc; tăng cường
việc sử dụng biển và quản lý các đảo; duy trì môi trường biển; phát triển các
ngành công nghiệp biển và khoa học về biển; nâng cao sự đóng góp của
Trung Quốc vào hải dương học toàn cầu. Trung Quốc có nhiều cách để có thể
thực hiện các nhiệm vụ của mình mà không cần thiết phải gây hấn, ví dụ như
tham gia vào các liên minh hợp tác quốc tế,… Nhưng Trung Quốc đã không
lựa chọn những phương pháp hòa bình. Trung Quốc sẵn sàng theo đuổi những
chính sách quốc gia quyết đoán để kiểm soát các vùng nước liên quan và các
vùng biển gần kể cả khi các chính sách đó có mâu thuẫn với quốc gia láng
giềng và các cường quốc biển khác. Đặc biệt là mấy năm gần đây, Trung
Quốc liên tục gây ra những tranh chấp về biển với các quốc gia khác, từ sự

kiện “Tàu Cheonan” ngày 26/3/2010 khiến tình hình ở Hoàng Hải trở nên rối
ren căng thẳng đến đợt tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku giữa Trung Quốc
và Nhật Bản, sự kiện này bắt đầu châm ngòi lại từ “Va chạm tàu ở Điếu Ngư”
giữa hai nước trên vào ngày 7/9/2010, kéo dài tới hiện nay. Sau đó là tình
hình căng thẳng ở Biển Đông do những đợt sóng tranh chấp chủ quyền của
Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á bắt đầu từ năm 2011, “đường lưỡi
bò” của Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông và yêu sách 80% Biển Đông là

17
vùng nước lịch sử của họ đã khiến Biển Đông không ngừng dậy sóng và trở
thành một trong những vấn đề an ninh quan trọng nhất khu vực hiện nay.
Xét trên góc độ địa kinh tế, Trung Quốc trở thành công xưởng của thế
giới sau khi đã vượt Pháp, Anh và Đức nhờ mức tăng trưởng kinh tế bình
quân khoảng 10%/năm trong hai thập kỷ qua. Quý III/2010, Trung Quốc
chiếm ngôi vị á quân kinh tế của Nhật Bản xét về Tổng sản phẩm quốc nội
(GDP). Xét trên góc độ an ninh – chính trị, âm mưu bá chủ của một nước lớn,
tham vọng và những sóng gió mà Trung Quốc đang tạo ra bởi những tranh
chấp chủ quyền lãnh thổ trên bộ cũng như trên biển, mà đặc biệt là những
tranh chấp trên biển Đông đang diễn ra hết sức căng thẳng hiện nay đã gây.
Những động thái đó của Trung Quốc là một thách thức an ninh to lớn cho khu
vực và thế giới, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trong đó có Ấn Độ và
Nhật Bản.
Thứ tư, cơ chế hợp tác đa phương ở khu vực không ngừng tăng, làm
cho khả năng xuất hiện nhất thể hóa khu vực cũng có phần tăng lên, cho dù để
điều đó trở thành hiện thực còn là câu chuyện của tương lai.
1.2.2. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của các nước lớn trong thế
kỷ XXI
Thế kỷ XXI, tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến đổi lớn, Chiến
tranh Lạnh kết thúc, xu thế toàn cầu hóa dần trở thành xu thế chủ đạo trong
quan hệ quốc tế. Đứng trước bối cảnh đó, các quốc gia trên thế giới đều phải

có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại để phù hợp với mục tiêu phát triển của
nước mình và hoàn cảnh đương đại. Ở đây, người viết đề cập đến sự điều
chỉnh chính sách đối ngoại của bốn thực thể chính đó là Trung Quốc, Nga, EU
và Mỹ.
Trung Quốc:

18
Trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI, Trung Quốc có một môi
trường hoạt động đối ngoại khá thuận lợi. Tình hình khu vực châu Á – Thái
Bình Dương cũng tương đối ổn định hơn so với các khu vực khác trên thế
giới. Đây là điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc tạo lập một môi trường xung
quanh hòa bình, ổn định, tập trung sức mạnh phát triển kinh tế, tăng cường
sức mạnh quốc gia, từng bước trở thực hiện mục tiêu chiến lược vươn lên
thành một cực trong trật tự đa cực.
Trung Quốc đã đưa ra chiến lược đối ngoại: luôn giành thế chủ động,
tích cực thúc đẩy, cải thiện quan hệ với các nước nước lớn trên thế giới theo
hướng tạo môi trường quan hệ hợp tác thuận lợi nhất, xây dựng khuôn khổ đối
tác lớn mang tính chiến lược, quan hệ thân thiện với các nước láng giềng,
củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ với các nước đang phát triển, các
nước trong khu vực, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc xây dựng, phát
triển kinh tế, nâng cao địa vị của Trung Quốc trên trường quốc tế
2
. Trong đó
hướng ưu tiên của Trung Quốc vẫn tập trung vào xây dựng quan hệ với các
nước lớn để cân bằng quyền lực, dùng mối quan hệ này để kiềm chế nước
khác, đồng thời tìm cách nâng cao vị thế của quốc gia mình. Trung Quốc xác
lập quan hệ bạn bè với Mỹ, Nga, Nhật và các nước EU vừa để tranh thủ quan
hệ với các nước này trong việc phát triển kinh tế, vừa tạo thế cân bằng chống
lại chủ trương đơn cực hóa của Mỹ, tiến tới xây dựng một thế giới đa cực, một
thể chế kinh tế mới, một luật chơi mới trong quan hệ quốc tế nói chung và

quan hệ kinh tế quốc tế có lợi cho Trung Quốc.
Nga:
Trong khoảng hai thập niên nữa của thế kỷ XXI, chiến tranh thế giới
vẫn còn là điều chưa cần gấp rút bàn tới, nhưng các cuộc xung đột thì vẫn nổ
ra ở nhiều nơi do xung đột sắc tộc, do chủ nghĩa khủng bố và tranh giành

2
Nguyễn Xuân Sơn, TS. Nguyễn Văn Du (2006), “ Chiến lược đối ngoại của các nước lớn và quan hệ với
Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI”, NXB. Quốc gia

19
quyền lực. Các nước lớn trên thế giới đều có xu hướng ủng hộ thế giới đa cực,
tuy nhiên không thể không thừa nhận rằng, hiện nay Mỹ với sức mạnh vượt
trội đến mức thực chất thế giới vẫn ngầm thừa nhận rằng nước này vẫn chiếm
vị trí, vai trò chi phối chính trong các công việc quốc tế. Chính vì thế, Nga tuy
là một nước lớn và có những bất đồng với Mỹ về vấn đề nào đó, nhưng không
thể nằm ngoài xu thế chung, vì lợi ích dân tộc, Nga vẫn cần tìm tiếng nói
chung với Mỹ.
Trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, nhìn chung, chính sách đối
ngoại của Nga không có sự thay đổi mạnh mẽ. Nước này vẫn duy trì mục tiêu
chiến lược đối ngoại giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tập trung phát
triển kinh tế, nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, tìm lại phần nào vị
thế của một cường quốc thế giới.
Trong chiến lược ngoại giao của Nga 20 năm tới, do lợi ích quốc gia
này vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực Mỹ - Tây Âu, nên đây vẫn là khu vực
được Nga đặt ở vị trí số một trong chiến lược đối ngoại của mình. Trong đó,
Nga đặt mối quan hệ với Mỹ ở vị trí “ưu tiên quan trọng nhất”, với Tây Âu là
hướng “ưu tiên truyền thống”. Đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương,
tuy cũng là khu vực khá quan trọng đối với Nga, nhưng với sức mạnh hiện tại,
Nga chưa thể phát huy sức ảnh hưởng tại khu vực này. Đối với Trung Quốc,

Nga cơ bản nhất trí với nước này về các vấn đề chính trị quan trọng trên thế
giới và coi đó là trụ cột trong việc tăng cường ổn định khu vực và thế giới.
Các Quốc gia độc lập SNG, các nước bạn bè truyền thống, trong đó có Việt
Nam cũng có những vị trí đặc biệt trong chính sách đối ngoại của Nga nhưng
sẽ không phải là mối quan hệ một chiều như giai đoạn Liên Xô trước đây,
trong giai đoạn này, mối quan hệ này sẽ dựa trên cơ sở hợp tác hai bên cùng
có lợi.

20
Tóm lại, Liên bang Nga ngày nay có một vai trò nhất định đối với sự
hình thành trật tự thế giới mới. Chiến lược đối ngoại ưu tiên của Nga trong thế
kỷ XXI là tìm kiếm sự cân bằng quyền lực giữa các nước lớn, xây dựng một
hệ thống quan hệ quốc tế đa cực, trong đó Nga giữ một vị trí xứng đáng trong
cán cân quyền lực các nước lớn. Thêm vào đó, Nga cũng tích cực tìm kiếm
những giải pháp chung trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế dựa trên việc
tính toán lợi ích của các quốc gia.
EU:
Trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, châu Âu vẫn tiếp tục phải đối mặt
với những thách thức về an ninh cả về an ninh truyền thống như các cuộc
chiến tranh, tranh giành lãnh thổ, xung đột sắc tộc, tôn giáo,…và an ninh phi
truyền thống như phổ biến vũ khí hạt nhân, vấn đề ô nhiễm môi trường, khủng
bố,… Trước những thách thức an ninh đó, không một quốc gia châu Âu nào
có thể đơn độc tự mình đảm bảo an ninh cho quốc gia mình. Do đó, việc đòi
hỏi phải có sự hợp tác giữa các nước để đảm bảo an ninh quốc gia cũng như
khu vực và quốc tế là nhu cầu thiết yếu.
Tiến trình thống nhất châu Âu tuy có những thành tựu đáng kể như việc
đồng tiền chung châu Âu Euro được đưa vào sử dụng tháng 1/2002 là động
lực to lớn trong việc thống nhất về kinh tế và chính trị ở khu vực Tây Âu,
nhưng chính sách đối ngoại của EU còn gặp nhiều hạn chế bởi lợi ích của các
nước thành viên không đồng nhất, đặc biệt là lợi ích của từng thành viên trong

mối quan hệ với Mỹ cũng rất khác nhau. Vì vậy mà trong quan hệ với các
trung tâm quyền lực khác, chính sách và tiếng nói của EU cũng bị ảnh hưởng
rất nhiều tùy theo từng vấn đề.
Trong khoảng thời gian 20 năm tới, đứng trước những thay đổi của tình
hình thế giới, EU cũng hoạch định cho mình những hướng đi riêng:

21
Về kinh tế, mặc dù EU đã vượt qua khủng hoảng kinh tế của những năm
90 của thế kỷ 20 và có những bước phát triển nhất định, nhưng với khả năng
hiện tại EU vẫn chưa thể vượt được Mỹ về sức mạnh kinh tế. Nhu cầu mở
rộng EU là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra. EU sẽ mở rộng, kết nạp thêm
khoảng 20 thành viên mới ở khu vực Trung – Đông Âu, Ban Tích và Địa
Trung Hải, nhờ đó EU sẽ trở thành liên minh hùng hậu với dân số lên tới hơn
450 triệu người, có thể tạo ra cục diện so sánh lực lượng có lợi hơn trong cạnh
tranh quốc tế, đặc biệt là với hai trung tâm kinh tế là Mỹ và Nhật Bản.
Về chính trị, quân sự, liên kết kinh tế thành công sẽ là nền tảng, động
lực cho việc thống nhất EU về chính trị và quốc phòng. Mặc dù gặp hạn chế
từ sự khác biệt lợi ích quốc gia nhưng trong những năm tới, EU sẽ đặc biệt
thúc đẩy việc xây dựng chính sách đối ngoại và an ninh chung (PESC).
NATO vẫn sẽ là lực lượng quan trọng nhất để đảm bảo an ninh cho khu vực,
nhưng NATO sẽ chuyển dần từ một liên minh quân sự là chủ yếu sang liên
minh chính trị - quân sự.
Nhìn chung, trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, trong chiến lược
đối ngoại của mình, EU vẫn đặt trọng tâm hàng đầu vào mối quan hệ với Mỹ,
tiếp theo đó là sự mở rộng EU, hòa nhập với các nước Trung – Đông Âu và
xây dựng môi trường an ninh, chính trị ổn định ở châu Âu là mối quan tâm
hàng đầu của các nước EU.
Mỹ:
Hiện nay, Mỹ vẫn là cường quốc số một trên thế giới cả về tiềm lực
kinh tế, khoa học - kỹ thuật và quân sự. Và trong hai thập niên đầu của thế kỷ

XXI, Mỹ vẫn sẽ giữ vững vị trí đó. Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa của
thế kỷ XXI, về kinh tế, Mỹ phải cạnh tranh gay gắt với các trung tâm kinh tế
khác như Nhật Bản, EU. Về an ninh chính trị, Mỹ phải đối mặt với vấn đề vũ
khí hạt nhân, chủ nghĩa khủng bố đặc biệt là sau vụ 11/9, xu hướng đa cực

22
hóa đang dần trở thành xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế đe dọa chủ nghĩa
đơn cực của Mỹ.
Trong hai thập niên đầu của thế kỷ này, Mỹ vẫn dồn trọng tâm chiến
lược vào củng cố thực lực và vị trí siêu cường duy nhất của Mỹ. Đồng thời
thiết lập chủ nghĩa bá quyền trên toàn thế giới, xây dựng một “nền hòa bình
kiểu Mỹ” mà trong đó các giá trị của Mỹ được phổ biến, ngăn chặn không cho
bất cứ nước nào nổi lên đe dọa vị trí của Mỹ. Mục tiêu chiến lược này sẽ chi
phối việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ.
Châu Âu vẫn là hướng chiến lược quan trọng của Mỹ, bởi đây là khu
vực có lợi ích sống còn đối với nước này. Mỹ tiếp tục sử dụng NATO như
một công cụ hữu hiệu trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Đối với Châu Á –
Thái Bình Dương, trước đây trọng tâm chiến lược của Mỹ dồn vào châu Âu,
nhưng trong thế kỷ XXI này, trọng tâm chiến lược của Mỹ sẽ chuyển hướng
về lục địa Á – Âu, trong đó châu Á cùng với Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và
Ấn Độ là một bộ phận quan trọng hợp thành chiến lược toàn cầu của Mỹ.
Thách thức đối với Mỹ ở khu vực là vai trò của nước này trong việc giải quyết
các xung đột ở eo biển Đài Loan và ở bán đảo Triểu Tiên nhằm duy trì an
ninh trật tự trong khu vực, đảm bảo quyền lợi kinh tế của Mỹ, không để cho
bất cứ nước nào nổi lên đe dọa vị trí lãnh đạo của Mỹ. Mỹ quan tâm tới sự trỗi
dậy của Trung Quốc và khả năng Trung Quốc thách thức lợi ích của Mỹ ở khu
vực cũng như vị trí siêu cường của Mỹ trên toàn thế giới. Chính vì thế trong
quan hệ với Trung Quốc, Mỹ xem Trung Quốc vừa là đối tác quan trọng,
đồng thời cũng là đối thủ tiềm tàng của Mỹ. Hợp tác Mỹ - Trung trong các
vấn đề an ninh toàn cầu và khu vực vẫn tiếp tục được thúc đẩy. Nước này vẫn

chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược chống khủng bố toàn cầu của Mỹ.
Đối với các nước đồng minh chủ chốt ở Tây Âu, Nhật Bản vẫn được Mỹ xác

×