Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






LƯU THỊ MAI HƯƠNG





SỰ TRỖI DẬY CỦA ẤN ĐỘ TRONG NHỮNG
NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI







LUẬN VĂN THẠC SĨ





Hà Nội - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





LƯU THỊ MAI HƯƠNG




SỰ TRỖI DẬY CỦA ẤN ĐỘ TRONG NHỮNG
NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI





LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số : 60 31 02 06


Người hướng dẫn khoa học: PGS .TS. Ngô Xuân Bình







Hà Nội - 2013
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ DẪN ĐẾN SỰ TRỖI DẬY CỦA ẤN
ĐỘ TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI 11
1.1 Tình hình thế giới và khu vực 11
1.2 Tình hình trong nước. 17
CHƯƠNG 2: SỰ TRỖI DẬY CỦA ẤN ĐỘ TRÊN MỘT SỐ PHƯƠNG
DIỆN TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI 23
2.1 Về kinh tế 23
2.1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, duy trì trong nhiều năm 23
2.1.2 Thành tựu trong một số lĩnh vực chủ chốt 25
2.1.3 Thương mại đầu tư 34
2.2 Chính trị 36
2.2.1 Đối nội 37
2.2.2 Đối ngoại 46
2.3 Văn hóa- xã hội 52
2.3.1 Nguồn nhân lực. 52
2.3.3 Nghệ thuật 60
2.4 An ninh- quốc phòng 62
2.4.1 Tiềm lực quân sự quốc phòng to lớn 62
2.4.2 Chi phí quốc phòng gia tăng 64
2.4.3 Tằng cường hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới 66
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ TÁC ĐỘNG TỪ SỰ TRỖI DẬY CỦA ẤN ĐỘ ĐỐI
VỚI QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI 72
3.1 Tác động đối với khu vực và thế giới 72
3.1.1 Các nước lớn điều chỉnh chính sách đối ngoại với Ấn Độ. 72
3.1.2 Động lực thúc đẩy nền kinh tế thế giới 74
3.1.3 Góp phần chuyển dịch trọng tâm bàn cờ địa- chính trị thế giới, xác

định lại cấu trúc đa phương của trật tự thế giới. 74
3.1.4 Góp phần giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới, giải quyết các vấn đề
toàn cầu. 76
3.2 Tác động đối với quan hệ Việt Nam- Ấn Độ. 77
3.2.1 Thúc đẩy mối quan hệ song phương Việt Nam- Ấn Độ lên tầm cao mới 77
3.2.2 Mang lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các nước đang
phát triển trong đó có Việt Nam. 81
3.2.3 Gây ra làn sóng cạnh tranh mạnh mẽ giữa Ấn Độ với Việt Nam nói
riêng và các quốc gia khác trên thế giới nói chung. 82
3.3 Một số trở ngại, thách thức Ấn Độ đang phải đối mặt 82
3.3.1 Thách thức trong nước 82
3.3.2 Các thách thức từ bên ngoài 88
3.4 Triển vọng của Ấn Độ 91
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 104
BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tên viết tắt Nghĩa tiếng Việt
AFTA Khu mậu dịch tự do ASEAN
ARF Diễn đàn khu vực ASEAN
ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
BIMSTIC Tổ chức Hợp tác kinh tế và công nghiệp các nước
ven Vịnh Bengal
BPO Kinh doanh nguồn ngoài
BRICS Tổ chức các nền kinh tế lớn mới nổi gồm Brazil,
Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi
CSO Tổ chức Thống kê trung ương Ấn Độ
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
EPIPs Khu công nghiệp xúc tiến xuất khẩu

EPZs Khu chế xuất
EU Liên minh Châu Âu
FAO Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HĐBA Hội đồng Bảo an
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
IT/ITES Công nghệ thông tin
MGC Dự án hợp tác các khu vực châu thổ sông
Hằng với khu vực sông Mê Kong
MoU Biên bản ghi nhớ
NIEs Các nền kinh tế công nghiệp hóa mới
PPP Sức mua tương đương
R&D Nghiên cứu và phát triển
RBI Ngân hàng dự trữ Ấn Độ
SAARC Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á
SEZs Đặc khu kinh tế
STP Công viên phần mềm
USD Đô la Mỹ
WB Ngân hàng thế giới
WTO Tổ chức thương mại thế giới


CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Mức tăng trưởng của Ấn Độ năm 2002-2006 (%) 24
Bảng 2.2: Tổng GDP của Ấn Độ, khu vực Nam Á 1990-2010 (tỷ USD) 25
Bảng 2.3 Tăng trưởng của ngành công nghệ thông tin Ấn Độ các năm (%) 26
Bảng 2.4: Xuất nhập khẩu dược phấm của Ấn Độ ( Đơn vị: Tỷ USD) 28
Bảng 2.5 Danh sách 10 nước dẫn đầu về FDI tại Ấn Độ (triệu USD) 35


















PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm đầu thế kỷ XXI vừa qua, sự nổi lên mạnh mẽ, rõ ràng của nền
kinh tế Ấn Độ đã và đang thu hút được nhiều sự quan tâm đặc biệt của đông đảo dư
luận quốc tế bởi Ấn Độ là một trong hai quốc gia duy nhất trên thế giới, cùng với
Trung Quốc hiện có quy mô dân số hơn 1 tỷ người. Điều này tạo cho Ấn Độ là một
thị trường hấp dẫn, đầy tiềm năng.
Ấn Độ có vị trí nằm kề cận với bán đảo Đông Dương, và là quốc gia có nền văn
minh lâu đời ở Châu Á, Ấn Độ có nhiều quan hệ gần gũi trong lịch sử và cả hiện
tại, có nhiều nét tương đồng về kinh tế, chính trị, về văn hóa với các nước ASEAN
nói chung và Việt Nam nói riêng. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của nước này đã và đang
mang lại nhiều tác động đối với toàn cầu, khu vực và đặc biệt là với các nước láng

giềng gần gũi trong đó có Việt Nam.
Ấn Độ là một hiện tượng trỗi dậy thành công nhanh chóng về kinh tế trên thế
giới sau khi thực hiện một loạt công cuộc đổi mới cải cách toàn diện. Với sự tăng
trưởng nhanh trong nhiều năm qua của Ấn Độ , nhiều nước được lợi và đang cố
gắng tận dụng những cơ hội vàng hiếm có như học hỏi kinh nghiệm đổi mới, tăng
cường các mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực khác nhau với Ấn Độ…Thế nhưng nhiều
nước lớn cũng phải điều chỉnh chính sách để đối phó với sự trỗi dậy này bởi một xu
hướng mới, một tình thế mới diễn ra bao giờ cũng có tác động hai mặt. Là một
nước có quan hệ tốt đẹp với Ấn Độ từ xưa đến nay, kinh tế nước ta cũng chịu không
ít những tác động nhiều chiều từ sự vươn lên nhanh chóng của một trong hai nền
kinh tế đông dân nhất thế giới này. Đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu yếu tố giúp Ấn Độ
tăng trưởng mạnh và đánh giá tác động từ sự trỗi dậy của Ấn Độ đối với khu vực và
thế giới, học hỏi kinh nghiệm của Ấn Độ do vậy là điều rất cần thiết

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực sụp đổ, trật tự thế giới mới “nhất siêu
đa cường” đang dần được hình thành cho đến tận ngày nay, trong những thập niên
đầu của thế kỷ XXI, các giới bình luận quốc tế đã bàn nhiều đến khả năng trỗi dậy
mạnh mẽ của một số nước trong nhóm có thu nhập trung bình và thấp nhưng có quy
mô dân số và diện tích lớn, có nhiều tiềm năng cho phát triển. Đó là các nước Trung
Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi…Mặc dù các nước này cho đến nay đều có
nhiều biến đổi và vươn lên mạnh mẽ ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng sự phát triển
và gia tăng ảnh hưởng quốc tế được thấy khá rõ trong trường hợp Ấn Độ. Đã có
nhiều bài viết, nhiều bình luận xung quanh vấn đề này dưới nhiều cái tên như “ con
rồng Trung Quốc, con voi Ấn Độ”, “Những siêu cường mới”, “Ấn Độ phát huy
vai trò mạnh mẽ trong việc tăng cường hòa bình và ổn định ở khu vực Châu Á-
Thái Bình Dương”… Quả thật, sự vươn lên nhanh chóng của quốc gia đang phát
triển đông dân thứ hai thế giới này đã và đang làm sự phát triển của khu vực Châu
Á- Thái Bình Dương trở nên sôi động hơn, làm cho nhiều nước lớn phải điều chỉnh
các chính sách, chiến lược liên quan đến nhiều lĩnh vực như năng lượng, thị trường,

đối tác…Trên cơ sở đó, tôi chọn đề tài “ Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm
đầu thế kỷ XXI ( từ năm 2000 đến nay)” làm đề tài tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hiện tượng trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu
thế kỷ XXI cụ thể là từ năm 2000 đến nay(2000- 2012)
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu sự trỗi dậy trên 4 phương diện: kinh tế, chính
trị, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng. Tập trung xem xét chủ yếu trên lĩnh vực
kinh tế.
Lý do chọn năm 2000 làm mốc nghiên cứu bởi vì: năm 2000 đánh dấu sự kiện
thế giới bước sang thế kỷ XXI, giai đoạn của nền văn minh kinh tế tri thức với sự
bùng nổ mạnh mẽ của thời đại công nghệ thông tin. Ấn Độ là một quốc gia đứng
đầu thế giới về công nghệ thông tin, khoa học máy tính. Hơn nữa, năm 2000 đánh
dấu 10 năm Ấn Độ thực hiện công cuộc cải cách toàn diện về kinh tế(1991-2000),
10 năm triển khai chính sách đối ngoại “ chính sách hướng Đông của Ấn Độ”. Điều
này đã mang lại nhiều thành công cho Ấn Độ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nội dung chính của khóa luận tập trung vào phân tích, lý giải các nhân tố tạo ra
sự tăng trưởng nhanh, những thành tựu Ấn Độ đã đạt được trong hơn một thập niên
đầu thế kỷ XXI vừa qua, những vấn đề tồn tại cũng như những cơ hội, những thách
thức do sự trỗi dậy mạnh mẽ của Ấn Độ tác động đến cục diện thế giới, khu vực,
đặc biệt đối với Việt Nam nói riêng. Cuối cùng là đưa ra một số nhận định về triển
vọng trỗi dậy của Ấn Độ trong thời gian tới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính trong lý luận quan hệ quốc tế
như phương pháp nghiên cứu khu vực học, lý thuyết quan hệ quốc tế, phương pháp
tổng hợp, phân tích, dự đoán nhận định triển vọng…
6. Tài liệu tham khảo
Luận văn sử dụng các sách báo tạp chí nghiên cứu chuyên ngành ở trong nước
và ngoài nước. Luận văn cũng kế thừa các công trình đã được nghiên cứu và công
bố tại các viện nghiên cứu, các trường đại học. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các

bài viết trong những hội thảo được tổ chức giữa các trường đại học, các viện nghiên
cứu trong nước với các trường đại học, các viện nghiên cứu nước ngoài.
7. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, và kết luận, luận văn gồm 3 chương
Chƣơng 1: Những nhân tố dẫn đến sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những
năm đầu thế kỷ XXI- đề cập đến những nét chính trong bối cảnh quốc tế và trong
nước diễn ra trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI,
tác động đến Ấn Độ mà đã mang lại thành công cho Ấn Độ trong những năm đầu
thế kỷ này. Đặc biệt, tập trung xem xét các yếu tố này từ năm 2000 đến nay, bởi
năm 2000 đánh dấu sự kiện thế giới bước sang thế kỷ XXI, giai đoạn của nền văn
minh kinh tế tri thức với sự bùng nổ mạnh mẽ của thời đại công nghệ thông tin. Ấn
Độ là một quốc gia đứng đầu thế giới về công nghệ thông tin, khoa học máy tính.
Hơn nữa, năm 2000 đánh dấu 10 năm Ấn Độ thực hiện công cuộc cải cách toàn diện
về kinh tế(1991-2000), 10 năm triển khai chính sách đối ngoại “ chính sách hướng
Đông của Ấn Độ”. Điều này đã mang lại nhiều thành công cho Ấn Độ.
Chƣơng 2: Sự trỗi dậy của Ấn Độ trên một số phƣơng diện trong những
năm đầu thế kỷ XXI-nghiên cứu những thành tựu Ấn Độ đạt được trên các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, trong đó tập trung chủ
yếu trên các lĩnh vực kinh tế.
Chƣơng 3: Một số tác động từ sự trỗi dậy của Ấn Độ đối với quan hệ
quốc tế trong những năm đầu thế kỷ XXI-từ những thành tựu Ấn Độ đạt được
trên các lĩnh vực phân tích những tác động đến thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng. Đồng thời xem xét những khó khăn thách thức mà Ấn Độ đang phải đối mặt
để nhận định về triển vọng phát triển của Ấn Độ trong thời gian tới.
Do hạn chế về thời gian và điều kiện tiếp xúc thực tế, kết quả nghiên cứu của
đề tài không tránh khỏi những thiếu sót cần được nghiên cứu, trao đổi để bổ sung
thêm. Em rất mong nhận được những góp ý chân thành của các quý Thầy Cô để
chỉnh sửa, hoàn thiện đề tài.
Nhân đây, em cũng xin cảm ơn PGS.TS Ngô Xuân Bình- Viện trưởng Viện
nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, cùng các Thầy Cô trong khoa Quốc tế học,

trường ĐH KHXH& Nhân văn, ĐHQGHN đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để
em hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình.
CHƢƠNG 1
NHỮNG NHÂN TỐ DẪN ĐẾN SỰ TRỖI DẬY CỦA ẤN ĐỘ TRONG
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
1.1 Tình hình thế giới và khu vực
Thập niên 90 của thế kỷ XX chứng kiến sự sụp đổ của thế giới lưỡng cực và
chuyển biến sang một trật tự thế giới mới. Chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô sụp
đổ dẫn đến sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới. Hệ thống
chính trị thế giới không còn là sự phân chia giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản
chủ nghĩa mà bị chi phối bởi nhiều cường quốc và khối cường quốc đan xen. Từ
đây, xu hướng hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển vượt lên những bất đồng là
chủ yếu; xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa diễn ra nhanh chóng đặc biệt trong
lĩnh vực kinh tế. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cũng có nhiều điều kiện để
phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Hòa bình, ổn định, đối thoại hợp tác vì mục tiêu phát triển là một xu hướng
quan trọng trong thế kỷ XXI bên cạnh không ít những mâu thuẫn, bất đồng. Trong
những năm đầu thế kỷ XXI, thế giới bắt gặp hình ảnh nước Mỹ bị sa lầy trong cuộc
chiến tranh ở Iraq đầy tốn kém cả về nhân lực và của cải. Phát biểu trong bài diễn
văn ở Munich đầu tháng 2/2007 Tổng thống Nga Putin đã chỉ trích những hoạt động
của Mỹ sẽ dẫn đến nguy cơ đẩy thế giới vào cuộc chạy đua vũ trang mới. Tuy
nhiên, xuất phát từ thực tiễn phát triển kinh tế là nội dung quan trọng, các nước lớn
đều không muốn tiếp tục tăng thêm chi phí cho quốc phòng. Không khí hòa bình,
hợp tác phát triển trở thành nguyên nhân chủ đạo cho các nước lớn điều chỉnh chiến
lược của mình từ đối đầu sang đối tác chiến lược. Nhiều mâu thuẫn, tranh chấp đang
diễn ra được giải quyết theo chiều hướng hiệp thương, tránh các xung đột đối đầu.
Các nước lớn với tư cách là người khởi xướng và dẫn dắt các quá trình liên kết khu
vực, liên kết quốc tế đã thúc đẩy tiến trình này. Để tranh thủ các cơ hội trong xu thế
hợp tác các nước phát triển đã từng bước cải cách thể chế, mở cửa và hội nhập sâu
hơn vào nền kinh tế thế giới. Hợp tác phát triển diễn ra ở nhiều cấp độ: quốc gia,

khu vực, trong từng ngành…đã và sẽ tiếp tục làm cho bầu không khí chính trị thế
giới lắng dịu, môi trường ổn định đảm bảo cho nhịp độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục
duy trì. Thế giới từ hai cực chuyển thành đa cực, chính yếu tố đa cực đã hạn chế khả
năng can thiệp quân sự của các nước lớn vào các quốc gia khác. Xu thế hợp tác phát
triển không phải là nguyện vọng riêng của các nước đang phát triển mà là nguyện
vọng của tất cả các quốc gia. Xung đột, đối đầu gây nhiều tổn thất không chỉ về
kinh tế mà còn về yếu tố con người, điều này thực sự không còn phù hợp và đang bị
nhân loại lên án. Do đó, quan hệ giữa Nga- Mỹ, Ấn Độ- Mỹ, Ấn Độ- Pakistan
…thông qua đối thoại và hợp tác đã được cải thiện dần. Tuy nhiên, chúng ta cũng
phải thừa nhận những nguy cơ bất ổn vẫn còn tồn tại, đó là chủ nghĩa ly khai, khủng
bố quốc tế đang diễn ra rất phức tạp.
Một xu hướng chủ yếu khác đang diễn ra trong những năm đầu thế kỷ XXI
kể từ sau chiến tranh lạnh kết thúc đó là xu hướng toàn cầu hóa đặc biệt trong lĩnh
vực kinh tế với những đóng góp to lớn của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công
nghệ. Toàn cầu hóa mang lại rất nhiều lợi ích cho nhân loại như tạo ra hàng triệu cơ
hội việc làm ở các quốc gia đang phát triển, buôn bán giữa các nước gia tăng, những
công nghệ mới và FDI chảy vào các nước đang phát triển kích thích tốc độ tăng
trưởng của các nước này. Toàn cầu hóa khiến Nam Á giảm mâu thuẫn nội bộ (giữa
Ấn Độ và Pakistan) để tạo điều kiện phát triển, tương tự trong các mối quan hệ giữa
Ấn Độ và các nước láng giềng nói chung (Ấn Độ- Trung Quốc, Ấn Độ- Nga…) đều
giảm mâu thuẫn, đối đầu để tăng hợp tác. Xu hướng tự do hóa thương mại sẽ tiếp
tục phát triển ở mọi mức độ khác nhau như hợp tác song phương, đa phương. Chính
các hiệp định hợp tác đó sẽ có vai trò tích cực trong việc liên kết kinh tế giữa các
khu vực. Các hiệp định đa phương được ký kết không chỉ trên phương diện tự do
hóa thương mại mà còn cả tác động tới việc xúc tiến đầu tư, chuyển giao công nghệ
và nâng cao hoạt động của các dịch vụ.
Bước sang thế kỷ XXI, nhân loại chứng kiến cuộc cách mạng khoa học công
nghệ và nền kinh tế tri thức phát triển nhanh chóng. Dưới tác động của cách mạng
công nghệ, cùng với quá trình tự do hóa thương mại, cơ cấu thương mại cũng có
nhiều thay đổi. Sự thay đổi biểu hiện ở chỗ các sản phẩm có hàm lượng vốn và

công nghệ cao chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu điển hình
như tỷ trọng của các ngành công nghệ thông tin cũng như các ngành công nghiệp
hàm lượng kỹ thuật cao như công nghệ sinh học, công nghệ nano Đặc biệt với sự
phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông đã làm cho nhịp độ trao đổi tiền
tệ tăng 20 lần so với trao đổi thương mại. Các cuộc trao đổi về tiền tệ diễn ra 24/24h
và đạt tới 1500 tỷ USD mỗi ngày. Điều đó đã thúc đẩy quá trình tự do hóa hóa tài
chính phát triển.Quốc tế hóa tài chính thúc đẩy trở lại quốc tế hóa thương mại và
quốc tế hóa nền sản xuất trên phạm vi toàn cầu. Biểu hiện của tự do hóa tài chính là
sự chuyển vốn FDI tới các khu vực khác nhau trên thế giới, đặc biệt là vào các nước
đang phát triển tiếp tục tăng lên. Trong số các nước đang phát triển thì Ấn Độ cũng
là một trong những nước thu hút nhiều FDI.
Cục diện quốc tế thay đổi sau khi chiến tranh lạnh kết thúc như phân tích ở
trên đã tạo ra bối cảnh mới vừa thuận lợi vừa khó khăn cho tất cả các quốc gia trên
thế giới trong đó có Ấn Độ. Bên cạnh một môi trường quốc tế ổn định, đối thoại là
chủ yếu, tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, buôn bán
thương mại giữa các quốc gia gia tăng, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tăng tiếp
nhận nguồn công nghệ mới, mở rộng các ngành nghề mới… thì đó còn là sự cạnh
tranh mãnh liệt về thị trường tiêu thụ cũng như nguồn nguyên liệu đối với các quốc
gia, các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống trở nên sâu sắc. Đặc biệt sự
kiện chiến tranh lạnh kết thúc với sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991 cũng có
những tác động sâu sắc đến quốc gia Ấn Độ bởi lẽ:
Từ khi bắt đầu chiến tranh lạnh vào những năm 1950, Ấn Độ chủ trương
đường lối chính trị không liên kết và là nước đi đầu của phong trào không liên kết.
Tuy nhiên, trên thực tế, ngay từ sau khi giành được độc lập, giới lãnh đạo Ấn Độ
trong đó có thủ tướng Nehru đã chọn mô hình phát triển kinh tế tập trung có sự
quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa để làm mô hình cho nền
kinh tế nước mình. Như vậy, sự sụp đổ của Liên Xô cũng chính là sự sụp đổ mô
hình kinh tế xã hội mà Ấn Độ đang cố gắng xây dựng.
Hơn nữa, từ sau khi giành độc lập, không phải lúc nào quan hệ Liên Xô- Ấn
Độ cũng tốt đẹp nhưng nhìn chung đây là mối quan hệ gắn bó và bền vững. Hai

nước đã ký kết hiệp ước Hòa bình, Hữu nghị và Hợp tác vào năm 1971 và hiệp ước
này đã được ký lại vào năm 1991. Đến cuối những năm 1970. Liên Xô đã trở thành
nước có quan hệ thương mại, viện trợ và đầu tư chủ yếu và lớn nhất với Ấn Độ, là
nước cung cấp chủ yếu các loại vũ khí và thiết bị quân sự, chuyển giao công nghệ
cho Ấn Độ. Từ một chính sách ngoại giao phụ thuộc khá nhiều vào Liên Xô, sự sụp
đổ của Liên Xô và bối cảnh quốc tế mới buộc Ấn Độ phải định hình lại chính sách
đối ngoại của mình.
Không chỉ vậy, sự sụp đổ của Liên Xô và khối các nước chủ nghĩa xã hội ở
Đông Âu làm cho Ấn Độ mất đi nguồn viện trợ chính, nguồn đào tạo nhân lực dồi
dào và một thị trường xuất khẩu trọng yếu. Việc Ấn Độ nợ Liên Xô đến 11 tỷ USD
là một minh chứng cho sự hẫng hụt kinh tế mà Ấn Độ phải gánh chịu.
Những năm đầu thế kỷ XXI, thế giới đang chứng kiến sự thay đổi có tính
chất bước ngoặt của chủ nghĩa ly khai và khủng bố. Cùng với chủ nghĩa ly khai dân
tộc, chủ nghĩa khủng bố đã có những thay đổi và bước ngoặt vào một thời kỳ phát
triển mới. Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này chính là có sự kết hợp giữa tôn giáo và
chính trị. Yếu tố tôn giáo chi phối chính trị là hiện tượng phổ biến trong thế giới
Hồi giáo. Ngay từ những thập niên 1980, vấn đề đạo Hồi đã nổi lên cùng với vấn đề
ý thức hệ dân tộc và trở thành nguyên nhân đưa đến phong trào đấu tranh mang
màu sắc khủng bố. Ngày nay, tôn giáo đang trở thành vấn đề trung tâm của đời sống
quốc tế, là động cơ chính của chủ nghĩa khủng bố. Đặc biệt sau sự kiện khủng bố
11/9/2001 ở Mỹ, cuộc chiến tranh chống khủng bố do Mỹ đứng đầu đã nhận được
sự đồng tình ủng hộ của cả Ấn Độ. Cũng chính điều này góp phần quan hệ Mỹ- Ấn
cũng như Ấn Độ với các quốc gia khác trên thế giới xích lại gần nhau hơn trong
công cuộc chống khủng bố. Kể từ đây, Mỹ luôn là đối tác chiến lược của Ấn Độ
mặc dù mối quan hệ này phần nào bị ảnh hưởng bởi nhân tố Pakistan- một đồng
minh của Mỹ. Việc xích lại gần hơn với Mỹ, ngoài mục tiêu hợp tác còn hướng vào
mục tiêu làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Nam Á. Xích lại gần hơn
với Mỹ, Ấn Độ cũng được lợi nhờ mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn, công nghệ
và thị trường. Điều này rất quan trọng cho sự phát triển của Ấn Độ đặc biệt trong
lĩnh vực kinh tế Ấn Độ trong nhiều năm qua.

Những năm đầu của thập niên 90 chúng ta cũng chứng kiến một cuộc chiến
tranh trên quy mô lớn đó là chiến tranh vùng Vịnh. Cuộc chiến tranh diễn ra tuy
không có ảnh hưởng trực tiếp đến Ấn Độ nhưng cũng chính là một nhân tố gián tiếp
tác động đến cách nhìn nhận về chính sách đối ngoại của nước này. Xét về mặt địa
chính trị, vùng Vịnh là một khu vực có vị trí chiến lược đối với Ấn Độ, là cầu nối
giữa Ấn Độ và vùng Trung Á. Vùng Vịnh có tầm quan trọng trong việc phòng thủ
của Ấn Độ. Không chỉ có ý nghĩa trong việc phòng thủ mà khi nói về tầm quan
trọng của vùng Vịnh này người ta còn chú ý ngay đến lợi ích về mặt kinh tế. Khu
vực này cung cấp khoảng một phần ba lượng dầu mỏ của thế giới. Trong những
năm 1990-1991 giá dầu nhập khẩu của Ấn Độ từ vùng Vịnh đã tăng 21,9%. Nếu
năm 1965 chi phí dành cho nhập khẩu năng lượng của Ấn Độ vào khoảng 8% giá trị
xuất khẩu thì đến năm 1990 đã tăng lên 25%. Điều này có thể thấy tác động to lớn
của các cuộc khủng hoảng tại khu vực này trong lịch sử dẫn đến những ảnh hưởng
nghiêm trọng trên phạm vi toàn thế giới. Có thể thấy rõ nhất qua các cuộc khủng
hoảng dầu lửa 1973, cuộc cách mạng Hồi giáo Iran 1979 hay cuộc chiến tranh vùng
Vịnh lần thứ nhất. Vùng Vịnh cũng đóng vai trò quan trọng hơn nữa đối với các
cường quốc mới nổi ở Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ bởi nhu cầu về
dầu khí và khí đốt cho nền công nghiệp trong nước rất cao cũng như sự cạnh tranh
giữa các quốc gia này rất ác liệt.
Vì vậy, cuộc chiến tranh vùng Vịnh dù không tác động trực tiếp đến Ấn Độ
nhưng cũng khiến giới lãnh đạo Ấn Độ phải nhìn nhận lại chính sách đối ngoại của
mình. Đã đến lúc phải từ bỏ chính sách đối ngoại truyền thống mà thay bằng một định
hướng quan hệ hợp tác với các nước Đông Á giàu tiềm năng và giữ vị trị chiến lược.
Tại khu vực Nam Á, tình hình chính trị luôn bất ổn định do quan hệ căng
thẳng giữa Ấn Độ và nước láng giềng Pakistan. Thêm vào đó, tình hình càng trở
nên phức tạp do Pakistan có sự hậu thuẫn của Trung Quốc, một đối thủ cạnh tranh
và luôn tìm cách kiềm chế Ấn Độ tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Trung
Quốc không chỉ hậu thuẫn cho Pakistan mà còn có ảnh hưởng lớn đối với ba nước
láng giềng của Ấn Độ là Nepal, Bangladesh và Myanmar. Giữa Ấn Độ và Trung
Quốc vẫn mâu thuẫn với nhau về nhiều vấn để trong đó nổi lên là vấn đề Tây Tạng,

Đạt lai Lạt ma, vấn đề biên giới Casơmia…Nhìn chung, quan hệ ở khu vực Nam Á
này phụ thuộc nhiều vào nhân tố Trung Quốc. Mặc dù New Delhi đã có những
động thái để làm dịu tình hình căng thẳng ở Nam Á, một mặt Ấn Độ thay đổi lập
trường về vấn đề Tây Tạng bằng cách không chấp nhận Đạt lai Lạt ma và những
người Tây Tạng chống đối Trung Quốc sinh sống tại Ấn Độ. Mặt khác Ấn Độ cải
thiện quan hệ với Pakistan giải quyết tranh chấp khu vực Casơmia đồng thời yêu
cầu Trung Quốc có thái độ dứt khoắt đối với việc giải quyết vấn đề này. Cụ thể, loại
bỏ các thế lực bên ngoài đang cung cấp tài chính và vũ khí cho phiến quân tại
Casơmia. Nhượng bộ từ hai phía đã làm cho không khí chính trị tại khu vực Nam Á
được cải thiện mặc dù không được nhiều. Như vậy, nếu không có một chính sách
đối ngoại khôn khéo và hợp lý thì trong tương lai gần, Ấn Độ sẽ bị cô lập giữa các
quốc gia láng giềng chịu ảnh hưởng của Trung Quốc.
Mặt khác, Hiệp hội hợp tác khu vực SAARC tỏ ra không hiệu quả, không
giải quyết được những bất đồng giữa Ấn Độ và Pakistan về vấn đề Casơmia, giữa
Ấn Độ và Banglades về vấn đề phân chia nguồn nước của một số dòng sông. Đó là
trở ngại rất lớn cho sự phát triển của Ấn Độ. Đấy là chưa kể đến việc hầu hết các
nước Nam Á đều là những nước nghèo hoặc đang phát triển, rất hạn chế vốn và
khoa học công nghệ. Ấn Độ khó có thể dựa vào những nước này để làm bàn đạp
cho sự phát triển kinh tế của mình.
Muôn vàn khó khăn chồng chất đối với Ấn Độ. Trong bối cảnh ấy, Ấn Độ
nhận ra rằng đã đến lúc họ cần phải có một định hướng mới trong chính sách đối
ngoại của mình. Trên cơ sở đó, việc mở rộng quan hệ hợp tác là lựa chọn số một
của Ấn Độ. Ấn Độ sẽ từng bước lấy lại vị thế của mình trên trường quốc tế và trước
hết là các nước trong khu vực, đặc biệt khu vực Đông Á và Đông Nam Á theo định
hướng của chính sách Hướng Đông của Ấn Độ. Kỷ nguyên XXI được đánh giá là
kỷ nguyên của Châu Á, kỷ nguyên này không chỉ là sự vùng dậy mạnh mẽ của các
nền kinh tế hàng đầu khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc mà còn ghi nhận sự tiến
bộ rõ rệt từ các nền kinh tế mới nổi khác trong đó có Ấn Độ.
1.2 Tình hình trong nƣớc.
Về vị trí địa lý: Ấn Độ nằm trọn trên tiểu lục địa Ấn Độ có diện tích khoảng

3,25 triệu km
2
, lớn thứ 7 thế giới, lớn hơn 1/3 diện tích nước Mỹ. Ấn Độ tiếp giáp
với khu vực Đông Nam Á ở phía Đông Bắc, Trung Quốc ở phía Bắc, Pakistan ở
phía Tây, giáp với biển Ả Rập và Vịnh Bengal ở phái Tây Nam và Đông Nam, gần
với các khu vực có vị trí xung yếu về an ninh, chính trị, kinh tế của khu vực Châu Á
và thế giới. Địa hình của Ấn Độ vươn ra biển Ấn Độ Dương án giữ con đường
hàng hải quốc tế từ Á sang Âu, từ kênh đào Xuyê sang eo Malacca. Với vị trí xung
yếu này cho phép Ấn Độ có thể khống chế khu vực biển Ấn Độ Dương nhằm củng
cố vững chắc hơn vị thế của mình trong khu vực.
Với vị trí địa lý cực kỳ thuận lợi này, Ấn Độ có đầy đủ các cơ sở để trở thành
một cường quốc trong khu vực và trên thế giới. Ấn Độ có cánh tay dài nối ra Ấn Độ
Dương nằm giữa con đường huyết mạch trung chuyển hàng hóa thế giới, thuận lợi
trong buôn bán và giao dịch quốc tế.
Ấn Độ có nhiều tài nguyên khoáng sản như than(là nước có trữ lượng than
lớn thứ 4 thế giới, quặng sắt, mangan, boxit, khí thiên nhiên, kim cương, dầu
mỏ…Trong những năm chịu sự cai trị của thực dân Anh, Ấn Độ được coi là hòn đá
quý của đế chế Anh . Khi đó người Anh đã phát triển mạnh cơ sở hạ tầng ở nước
này. Cần lưu ý là trong thế kỷ XXI, Ấn Độ đã từng có hệ thống đường sắt lớn nhất
thế giới
Về dân số: Ấn Độ có tiềm năng lớn về dân số đông, lực lượng lao động dồi
dào- đây là một lợi thế cho phát triển. Hiện tại, Ấn Độ là một trong hai nước có quy
mô dân số hơn 1 tỷ người, Ấn Độ hiện có 1,2 tỷ người(6/2012) đứng thứ hai thế
giới (đứng đầu là Trung Quốc 1,3 tỷ người), dự báo đến năm 2025 dân số Ấn Độ sẽ
vượt qua Trung Quốc và trở thành nước có dân số đông nhất thế giới. Ấn Độ được
đánh giá là nước có cơ cấu dân số trẻ trong độ tuổi 0-14 chiếm 29,3%; độ tuổi 15-
64 chiếm 65,2%; độ tuổi trên 65 chiếm 5,6% (năm 2012) [73, pg2]. Với số dân
khổng lồ của mình Ấn Độ trở thành một một trong những thị trường có sức tiêu thụ
lớn, đồng thời cũng là một thị trường tiềm năng đối với các quốc gia trên thế giới.
Mặc dù có khoảng 1/3 dân số vẫn sống trong cảnh thiếu thốn nhưng Ấn Độ có tầng

lớp trung lưu đang gia tăng rất nhanh. Ấn Độ còn là một trong những thị trường tiêu
thụ tăng mạnh nhất thế giới. Trong 3 tháng cuối năm 2005, số người sử dụng điện
thoại di động ở Ấn Độ tăng 20% từ 64,6% đến 77,6%.
Với dân số đông, cơ cấu dân số trẻ, hơn nữa, Ấn Độ lại được đánh giá là
quốc gia có lực lượng lao động đông đảo và chi phí lao động thấp hơn so với khu
vực và thế giới. Mức lương trung bình năm 2004 của Ấn Độ theo WIR 2005 (trang
80) đối với lao động không có kỹ năng là khoảng 1000 USD, so với 17000 của các
nước NIEs Châu Á hay 30000 USD của Tây Âu, thuộc loại thấp nhất so với một số
nước và nhóm nước được đề cập trong nghiên cứu (Tây Âu, 10 thành viên EU mới,
Bungary và Rumani, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, NIEs Châu Á, Trung Quốc, Ấn Độ ). Còn
lương trung bình của lao động có kỹ năng là hơn 5000 USD/năm (2004), cũng
tương đương mức của Bungary và Rumani, so với 17000 của Thổ Nhĩ Kỳ; 24000
của NIEs Châu Á và gần 40000 của Tây Âu.
Đây là lợi thế lớn, tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ của hàng hóa cũng như đối
với nền kinh tế Ấn Độ. Hơn nữa, Ấn Độ có một đội ngũ lớn những người thuộc tầng
lớp trung lưu, được tiếp nhận giáo dục phương Tây, sử dụng Anh ngữ thành thạo,
nắm bắt rõ các quy luật diễn biến của tình hình thị trường tài chính, có khả năng vận
dụng sáng tạo công nghệ phần mềm.
Như vậy với những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, lực lượng
lao động dồi dào chi phí rẻ, chất lượng cao đã phần nào khẳng định tiềm năng của
Ấn Độ trên con đường trở thành một cường quốc.
Về lịch sử: Trong lịch sử Ấn Độ đã từng là cường quốc, theo một nghiên cứu
của OECD do Angus Madison thực hiện gần đây cho thấy, ở thế kỷ X sau Công
nguyên, Châu Á, (không kể Nhật Bản), nhờ sức mạnh của Trung Quốc và Ấn Độ đã
chiếm đến hơn 2/3 GDP thế giới. Năm 1500, chỉ riêng Trung Quốc và Ấn Độ đã
chiếm 50% GDP thế giới- mỗi nước chiếm khoảng 25%, hơn nữa, từ trước đến nay
Ấn Độ luôn được biết đến do có nhiều tài năng về toán và nhiều nhà khoa học nổi
tiếng thế giới. Người Ấn Độ vẫn luôn tự hào là nước họ là cái nôi của sự phát triển
kinh tế, văn hóa, lịch sử của thế giới. Chính ý thức nước lớn, ý thức dân tộc đã thôi
thúc họ phải vươn lên, không thể tụt hậu. Các nhà lãnh đạo Ấn Độ gần đây đều

muốn duy trì, lưu truyền tư tưởng nước lớn của cố lãnh tụ J.H.Nehru. Trong cuốn tự
truyện của mình, Nehru có câu nói nổi tiếng: “Ấn Độ hoặc là một nước lớn có màu
sắc riêng hoặc phải là một cái gì khác chứ không thể là không được”[34]. Khát vọng
giành lại ưu thế nước lớn của Ấn Độ bắt nguồn từ đặc điểm là một nước có nền văn
minh lâu đời nhưng lại phải chịu nỗi nhục bị thực dân Anh đô hộ 200 năm. Người
Ấn Độ có tư tưởng tự đại của một nước lớn phương Đông, muốn bình đẳng với
phương Tây, muốn chứng tỏ diện mạo, kiểu cách của nước lớn [28]. Tư tưởng nước
lớn của Ấn Độ được lịch sử chứng minh qua các các nỗ lực chính trị, ngoại giao,
quân sự…Năm 1998, Ấn Độ quyết định phát triển vũ khí hạt nhân. Trước khi làm
điều này, Ấn Độ đã xây dựng lực lượng quân đội hùng mạnh, mặc dầu lực lượng
này chưa cân xứng với tiềm lực kinh tế. Ấn Độ đã đầu tư và phát triển tên lửa tầm
xa, có hàng không mẫu hạm, thậm chí thuê cả tầu ngầm hạt nhân của Liên Xô cũ.
Về ngoại giao, trong thời kỳ chiến tranh lạnh Ấn Độ đã cùng với Ai Cập và Nam Tư
phát động Phong trào không liên kết, đã từng cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến các
nước khác theo yêu cầu của Liên hợp quốc- với số lượng người và số lượt người
đều đứng đầu thế giới. Tuy nhiên, do tiềm lực kinh tế có hạn, không cân xứng nên
những nỗ lực này không tồn tại được lâu. Mặc dù vậy, những gì Ấn Độ làm đã thể
hiện rõ tư tưởng nước lớn của người Ấn Độ. Đây là nhân tố quan trọng đóng góp
vào sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm qua.
Về kinh tế- chính trị: Trong 20 năm tiến hành cải cách mở cửa, Ấn Độ đã thu
được nhiều thành tựu to lớn, từ quốc gia chậm phát triển, nghèo đói, lạc hậu nước
này đã từng bước khẳng định được mình trong khu vực và trên thế giới. Ấn Độ hiện
tại là thành viên nhóm G20, nhóm có vị trí quyết định đối với sự phát triển của kinh
tế hiện nay. Ấn Độ cũng là thành viên của nhiều tổ chức và quốc tế quan trọng như
ASEAN+8, ARF, ASEM, Diễn đàn kinh tế Đông Á, SAARC, UN…và ngày càng
có tiếng nói quan trọng trong nhiều vấn đề khu vực và trên thế giới. Hiện tại, Ấn Độ
là nền kinh tế thứ ba Châu Á (sau Trung Quốc và Nhật Bản) với nhiều lĩnh vực
hàng đầu thế giới như công nghệ thông tin, công nghệ chế tạo ô tô…
Ấn Độ cần thiết phải phát triển nền kinh tế tự do. Vào năm 1991, Chiến tranh
vùng Vịnh đẩy giá dầu lên cao; sự kết thúc của Chiến tranh lạnh và những xáo trộn

địa – chính trị ở Liên Xô, Đông Âu làm Ấn Độ mất đi đối tác chiến lược, chỗ dựa
vững chắc cũng như thị trường chủ yếu v.v… Tất cả những khó khăn bên ngoài kết
hợp với những bất cập của sự vận hành nền kinh tế bên trong đã khiến Ấn Độ rơi
vào khủng hoảng. Cụ thể là nền kinh tế Ấn Độ trở thành một nền kinh tế tự cung tự
cấp, hầu như đóng cửa với nền kinh tế thế giới, tạo nên sự quan liêu bao cấp, ỷ lại
nhất định của khu vực kinh tế do Nhà nước quản lý. Khu vực kinh tế tư nhân bị hạn
chế bởi nhiều đạo luật, bởi sự nhũng nhiễu của chế độ quan liêu với một hệ thống
cấp phép phức tạp. Nền tài chính quốc gia vốn phải gồng mình để trang trải cho hệ
thống quan liêu cồng kềnh, khu vực kinh tế công kém hiệu quả lại càng khốn đốn
hơn với tệ tham nhũng được phân bổ theo các cấp, các ngành, các lĩnh vực của nền
kinh tế, xã hội. Mức tăng GDP sụt xuống còn 0,8% vào năm tài chính 1991 – 1992,
lạm phát dâng cao trên 13%, dự trữ ngoại tệ đến tháng 5/1991 chỉ còn khoảng 1
tỷ USD, đủ cho nhập khẩu 20 ngày. Ấn Độ không đủ khả năng trả lãi cho các khoản
nợ nước ngoài là 70 tỷ đô la và các ngân hàng nước ngoài không chịu cho vay thêm
nữa [30, tr16]. Nguy hiểm hơn là sự bùng phát những rối loạn nghiêm trọng về mặt
xã hội. Cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế nổ ra năm 1991 kéo theo những rối
loạn nghiêm trọng về mặt xã hội khiến Chính phủ Ấn Độ không thể chần chừ.
Để đối phó với tình trạng trên, Ấn Độ phải tiến hành cải cách nền kinh tế.
Được sự phê chuẩn của Chính phủ, Thủ tướng Nahasimha Rao cùng với Bộ trưởng
Tài chính Manmohan Singh đã tiến hành phát động và thực hiện một cuộc cách
mạng mạnh mẽ và toàn diện . Quá trình thực hiện cuộc cải cách về kinh tế ở Ấn Độ
từ năm 1991 đến nay được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu (từ 1991 đến
1999), Ấn Độ hầu như tập trung vào cải cách mạnh mẽ trên lĩnh vực kinh tế nhằm
ổn định nền kinh tế vĩ mô, thực hiện các chính sách nhằm tự do hoá nền kinh tế trên
các lĩnh vực tài chính, công nghiệp, thương nghiệp và tích cực gắn kết Ấn Độ với
nền kinh tế thế giới. Sang giai đoạn tiếp theo (từ 1999 đến nay), song song với các
chính sách đổi mới về kinh tế Ấn Độ đã chú trọng đến các cải cách xã hội như y tế,
giáo dục, xoá đói giảm nghèo… nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống vốn rất thấp
của người dân Ấn. Điểm đặc biệt là các biện pháp cải cách ở Ấn Độ chủ yếu được
thực hiện từ dưới lên và giành được nhiều thành tựu. Các doanh nghiệp và các tổ

chức tư nhân Ấn Độ đã và đang trỗi dậy bất chấp Nhà nước khiến Chính phủ Ấn Độ
không thể không cố gắng để theo kịp trên con đường đổi mới, xây dựng một Ấn Độ
phát triển. Nhờ cải cách và tự do hóa, Ấn Độ đã có bước tiến vượt trội về phát
triển kinh tế trong 20 năm vừa qua. Sự trỗi dậy của Ấn Độ thể hiện ở chỗ, Ấn Độ
đã thay đổi từ một quốc gia nghèo, có tỷ lệ dân số thiếu đói lớn, vươn lên thành một
cực tăng trưởng mới của thế giới, thành nền kinh tế lớn thứ 3 Châu Á, và cũng là
một điểm sáng tăng trưởng kinh tế ở Nam Á. Sự trỗi dậy của Ấn Độ với nhiều thành
tựu đạt được trên các lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, quân
sự quốc phòng, trong đó những thành tựu về kinh tế mà Ấn Độ đạt được là rất to
lớn. Do đặc trưng của cuộc cải cách ở Ấn Độ là chú trọng vào các cải cách trên lĩnh
vực kinh tế nên những thành tựu đạt được trên những ngành này thực sự là những
thành tích ấn tượng.
Tóm lại: Để đánh giá sự phát triển của bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới
đều không thể tách rời việc xem xét tình hình thế giới và bối cảnh trong nước, và sự
tác động của nó đến của quốc gia. Chính những điều kiện này là động lực thúc đẩy
quốc gia đó phát triển. Do đó, để xem xét sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm
đầu thế kỷ XXI cũng không nằm ngoài quy luật trên. Như đã trình bày ở trên , sự
trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI này không chỉ là do các nhân
tố đến từ quốc tế và khu vực như thông qua các xu thế đối thoại thay cho đối đầu,
toàn cầu hóa khu vực hoá mà còn là các nhân tố trong nước như các yếu tố lịch sử,
địa lý, dân số, các kế hoạch cải cách toàn diện Trong bối cảnh có nhiều thuận lợi
cũng như khó khăn trong những năm đầu thế kỷ XXI này, một Ấn Độ từ đói nghèo
đã trỗi dậy trở thành một điểm sáng của thế giới trên đầy đủ các phương diện nhưng
chủ yếu là trong tăng trưởng kinh tế.










CHƢƠNG 2
SỰ TRỖI DẬY CỦA ẤN ĐỘ TRÊN MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN TRONG
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
2.1 Về kinh tế
2.1.1 Tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, duy trì trong nhiều năm
Với những thành tựu đạt được từ cuộc cải toàn diện năm 1991, nền kinh tế
Ấn Độ đã có những bước chuyển biến đáng kể, đó là từ một nước đói nghèo, hướng
nội là chủ yếu đã dần trở thành một nước có nền kinh tế hướng ngoại với tốc độ
tăng trưởng cũng như quy mô nền kinh tế tăng rất nhanh đặc biệt trong những năm
đầu thế kỷ XXI này.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ luôn đạt mức tăng trưởng cao
và ổn định. Cùng với Trung Quốc, Ấn Độ trở thành một trong hai quốc gia có tốc
độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới. Năm 2005-2006 GDP Ấn Độ đạt 9,5%,
năm 2006-2007 là 9,6%, năm 2007-2008 là 9,3%. Do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu, năm 2008-2009, GDP của Ấn Độ sụt giảm
xuống còn 6,8%, mặc dù con số này thấp hơn so với các năm trước đó nhưng
mặc dù vậy, Ấn Độ vẫn duy trì là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh
nhất thế giới cũng như trong tất cả các quốc gia lớn bao gồm các nền kinh tế phát
triển nhanh đang có dấu hiệu tăng chậm lại. Một năm sau khủng hoảng, Ấn Độ đã
nhanh chóng phục hồi với tốc độ tăng GDP ấn tượng: năm 2009-2010, 2010-
2011 lần lượt là 8% và 8,6% [76,pg 2]. Trong bản điều tra kinh tế năm 2012, tăng
trưởng GDP của Ấn Độ năm 2013-14 dự kiến sẽ đạt 8,6%. Gần đây, các nhà phân
tích dự báo, đến năm 2040 Ấn Độ có thể trở thành quốc gia có tiềm lực kinh tế
thứ 3 thế giới chỉ sau Mỹ và Trung Quốc.
Sự nổi lên gần đây của Ấn Độ còn được thấy khi so sánh mức tăng trưởng
hàng năm của nước này với mức bình quân của thế giới. Năm 2002, Ấn Độ đạt mức
tăng trưởng 5,0%; trong khi sản lượng toàn thế giới chỉ tăng 3,0% sản lượng, ở các

nền kinh tế phát triển tăng 1,6%. Năm 2004, con số tương ứng là 8,5%; 5,0% và
3,6%. Năm 2005, Ấn Độ đạt mức tăng trưởng 6,9%- cao hơn nhiều so vưới mức
4,3% của thế giới và 2,9% của các nước phát triển [55, tr14].
Bảng 2.1: Mức tăng trƣởng của Ấn Độ năm 2002-2006 (%)

2002
2003
2004
2005
2006
Sản lượng thế giới
3,0
3,9
5,0
4,3

Các nền kinh tế phát triển
1,6
2,1
3,6
2,9

Các nước Châu Á đang phát triển
6,6
7,7
7,6
6,9

Ấn Độ
5,0

7,2
8,5
6,9
6,8
Nguồn
Do đạt tốc độ phát triển cao liên tục trong nhiều năm qua, tổng GDP của Ấn
Độ cũng tăng nhanh liên tục qua các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước rất
nhiều. Sau 20 năm cải cách quy mô nền kinh tế Ấn Độ đã tăng gấp 5,44 lần tương
ứng với tăng thêm 1410 tỷ USD so với thời kỳ bắt đầu cải cách 1991, tăng từ 317 tỉ
(1990) lên 1727 tỉ USD (năm 2010). Và thập niên đầu thế kỷ XXI (2000 -2010)
tổng GDP của Ấn Độ đã tăng thêm 1267 tỷ USD ương ứng tăng gấp 3,75 lần trong
10 năm. Cùng thời gian tăng trưởng là 10 năm nhưng thời kỳ 2000-2010 quy mô
nền kinh tế Ấn Độ tăng nhanh hơn gấp 2 lần so với thời kỳ 1990-2000 (3,75 lần so
với 1,45 lần tưng ứng với 1267 tỷ với 143 tỷ USD ), nguyên nhân là do Ấn Độ đã
có những kinh nghiệm quý báu để khắc phục dần những khó khăn để phát triển kinh
tế của mình. Trong toàn khu vực Nam Á nói chung, Ấn Độ đóng góp phần lớn GDP
vào tăng trưởng của toàn khu vực (trung bình hơn 70% GDP), đặc biệt trong năm
2010, Ấn Độ chiếm đến 82.8% tổng GDP của toàn khu vực Nam Á nói chung).
Năm 2004, thế giới được chứng kiến nền kinh tế Ấn Độ đạt mức tăng trưởng
ngoạn mục xấp xỉ 8,5%, với tổng GDP đạt 692 tỷ USD [23, tr12]. Ấn Độ được xếp
là nền kinh tế lớn thứ 3 Châu Á và cũng từ năm 2004, Ấn Độ đã đứng trong danh
sách 10 quốc gia có tốc độ tăng GDP cao nhất thế giới, Tính theo sức mua tương
đương (PPP) Ấn Độ là 3,63 ngàn tỷ USD, đứng thứ 4 thế giới (so với 12,15 ngàn tỷ
USD của Mỹ năm 2004). PPP trong 3 năm 2009, 2010, 2011 của Ấn Độ lần lượt

×