Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Đặc điểm nhân cách của giám đốc công ty trong tập đoàn kinh tế Hòa Phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 172 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN









TẠ THỊ THANH HƯNG






ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CỦA GIÁM ĐỐC CÔNG TY
TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ HÒA PHÁT




LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC












HÀ NỘI 2010



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






TẠ THỊ THANH HƯNG




ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CỦA GIÁM ĐỐC CÔNG TY
TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ HÒA PHÁT




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC
Mã số: 60 31 80



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. HOÀNG MỘC LAN



HÀ NỘI 2010


1
MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 4
MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài. 6
2. Mục đích nghiên cứu. 8
3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 8
4. Đối tượng nghiên cứu. 8
5. Khách thể nghiên cứu. 8
6. Giả thuyết khoa học. 8
7. Giới hạn về phạm vi nghiên cứu. 9
8. Phương pháp nghiên cứu. 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10

1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu về nhân cách người lãnh đạo, quản lý 10
1.2. Khái niệm nhân cách và cấu trúc nhân cách 14
1.2.1. Khái niệm nhân cách 14
1.2.2. Cấu trúc nhân cách 19
1.3. Khái niệm đặc điểm nhân cách và một số lý thuyết về đặc điểm nhân cách 24
1.3.1. Khái niệm đặc điểm nhân cách 24
1.3.2. Một số lý thuyết về đặc điểm nhân cách 27
1.4. Khái niệm giám đốc, vai trò của giám đốc và đặc điểm nhân cách của người
giám đốc 34
1.4.1. Khái niệm giám đốc và vai trò của giám đốc 34
1.4.2. Đặc điểm nhân cách của giám đốc 38
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 57
2.1. Tổ chức nghiên cứu lý luận. 57
2.1.1. Mục đích nghiên cứu lý luận. 57
2.1.2. Nội dung nghiên cứu lý luận 57


2
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu 57
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực tiễn 63
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CỦA
GIÁM ĐỐC CÔNG TY TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ HOÀ PHÁT 68
3.1. Phẩm chất tư tưởng chính trị của giám đốc 68
3.2. Phẩm chất đạo đức của giám đốc 75
3.3. Năng lực chuyên môn của giám đốc 83
3.4. Năng lực tổ chức của giám đốc 91
3.5. Năng lực giao tiếp của giám đốc 99
3.6. Năng lực giáo dục của giám đốc 107
3.7. Khái quát đặc điểm nhân cách của giám đốc công ty tại Tập đoàn kinh tế Hoà
Phát 116

3.8. Phân tích một số trường hợp điển hình minh hoạ về đặc điểm nhân cách của
giám đốc công ty trong Tập đoàn kinh tế Hoà Phát 118
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 130
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1. TĐKT : Tập đoàn kinh tế
2. CB CNV : Cán bộ công nhân viên
3. CP : Cổ phần
4. NM : Nhà máy
5. ĐH&CĐ : Đại học và cao đẳng
6. ĐĐNC : Đặc điểm nhân cách.
7. N1-KD : Nhóm 1- Kinh doanh
8. N2- ĐT & CC NNL, SP: Nhóm 2 – Đầu tư và cung cấp nguyên nhiên liệu,
sản phẩm
9. N3-SX : Nhóm 3 - Sản xuất
10. CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
11. ĐTB : Điểm trung bình
12. ĐLC : Độ lệch chuẩn
13. r : Mối tương quan
14. PC : Phẩm chất
15. NL : Năng lực
16. NXB : Nhà xuất bản




4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

1. Danh mục các bảng
Bảng 1: Mô tả nguồn nhân lực các công ty trong Tập đoàn Hoà Phát.
Bảng 2: Mô tả nhóm khách thể nghiên cứu.
Bảng 3: Phẩm chất tư tưởng chính trị của giám đốc thuộc nhóm công ty kinh
doanh.
Bảng 4: Phẩm chất tư tưởng chính trị của giám đốc thuộc nhóm công ty đầu tư
cung cấp NNL, SP.
Bảng 5: Phẩm chất tư tưởng chính trị của giám đốc thuộc nhóm công ty sản xuất.
Bảng 6: So sánh phẩm chất tư tưởng chính trị cuả giám đốc thuộc ba nhóm công ty.
Bảng 7: Phẩm chất đạo đức của giám đốc thuộc nhóm công ty kinh doanh.
Bảng 8: Phẩm chất đạo đức của giám đốc thuộc nhóm công ty đầu tư cung cấp
NNL, SP.
Bảng 9: Phẩm chất đạo đức của giám đốc thuộc nhóm công ty sản xuất.
Bảng 10: So sánh phẩm chất đạo đức cuả giám đốc thuộc ba nhóm công ty.
Bảng 11: Năng lực chuyên môn của giám đốc thuộc nhóm công ty kinh doanh.
Bảng 12: Năng lực chuyên môn của giám đốc thuộc nhóm công ty đầu tư cung cấp
NNL, SP.
Bảng 13: Năng lực chuyên môn của giám đốc thuộc nhóm công ty sản xuất.
Bảng 14: So sánh năng lực chuyên môn của giám đốc thuộc ba nhóm công ty.
Bảng 15: Năng lực tổ chức của giám đốc thuộc nhóm công ty kinh doanh.
Bảng 16: Năng lực tổ chức của giám đốc thuộc nhóm công ty đầu tư cung cấp NNL,
SP.
Bảng 17: Năng lực tổ chức của giám đốc thuộc nhóm công ty sản xuất.
Bảng 18: So sánh năng lực tổ chức của giám đốc thuộc ba nhóm công ty.
Bảng 19: Năng lực giao tiếp của giám đốc thuộc nhóm công ty kinh doanh.
Bảng 20: Năng lực giao tiếp của giám đốc thuộc nhóm công ty đầu tư cung cấp
NNL, SP.



5
Bảng 21: Năng lực giao tiếp của giám đốc thuộc nhóm công ty sản xuất.
Bảng 22: So sánh năng lực giao tiếp của giám đốc thuộc ba nhóm công ty.
Bảng 23: Năng lực giáo dục của giám đốc thuộc nhóm công ty kinh doanh.
Bảng 24: Năng lực giáo dục của giám đốc thuộc nhóm công ty đầu tư cung cấp
NNL, SP.
Bảng 25: Năng lực giáo dục của giám đốc thuộc nhóm công ty sản xuất.
Bảng 26: So sánh năng lực giáo dục của giám đốc thuộc ba nhóm công ty.
2. Danh mục các biểu đồ
Biểu đồ 1: So sánh mức độ biểu hiện phẩm chất tư tưởng chính trị giữa các nhóm
công ty.
Biểu đồ 2: So sánh mức độ biểu hiện phẩm chất đạo đức giữa các nhóm công ty.
Biểu đồ 3: So sánh mức độ biểu hiện năng lực chuyên môn giữa các nhóm công ty.
Biểu đồ 4: So sánh mức độ biểu hiện năng lực tổ chức giữa các nhóm công ty.
Biểu đồ 5: So sánh mức độ biểu hiện năng lực giao tiếp giữa các nhóm công ty.



3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1. TĐKT : Tập đoàn kinh tế
2. CB CNV : Cán bộ công nhân viên
3. CP : Cổ phần
4. NM : Nhà máy
5. ĐH&CĐ : Đại học và cao đẳng
6. ĐĐNC : Đặc điểm nhân cách.
7. N1-KD : Nhóm 1- Kinh doanh

8. N2- ĐT & CC NNL, SP: Nhóm 2 – Đầu tư và cung cấp nguyên nhiên liệu,
sản phẩm
9. N3-SX : Nhóm 3 - Sản xuất
10. CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
11. ĐTB : Điểm trung bình
12. ĐLC : Độ lệch chuẩn
13. r : Mối tương quan
14. PC : Phẩm chất
15. NL : Năng lực
16. NXB : Nhà xuất bản



4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

1. Danh mục các bảng
Bảng 1: Mô tả nguồn nhân lực các công ty trong Tập đoàn Hoà Phát.
Bảng 2: Mô tả nhóm khách thể nghiên cứu.
Bảng 3: Phẩm chất tư tưởng chính trị của giám đốc thuộc nhóm công ty kinh
doanh.
Bảng 4: Phẩm chất tư tưởng chính trị của giám đốc thuộc nhóm công ty đầu tư
cung cấp NNL, SP.
Bảng 5: Phẩm chất tư tưởng chính trị của giám đốc thuộc nhóm công ty sản xuất.
Bảng 6: So sánh phẩm chất tư tưởng chính trị cuả giám đốc thuộc ba nhóm công ty.
Bảng 7: Phẩm chất đạo đức của giám đốc thuộc nhóm công ty kinh doanh.
Bảng 8: Phẩm chất đạo đức của giám đốc thuộc nhóm công ty đầu tư cung cấp
NNL, SP.
Bảng 9: Phẩm chất đạo đức của giám đốc thuộc nhóm công ty sản xuất.
Bảng 10: So sánh phẩm chất đạo đức cuả giám đốc thuộc ba nhóm công ty.

Bảng 11: Năng lực chuyên môn của giám đốc thuộc nhóm công ty kinh doanh.
Bảng 12: Năng lực chuyên môn của giám đốc thuộc nhóm công ty đầu tư cung cấp
NNL, SP.
Bảng 13: Năng lực chuyên môn của giám đốc thuộc nhóm công ty sản xuất.
Bảng 14: So sánh năng lực chuyên môn của giám đốc thuộc ba nhóm công ty.
Bảng 15: Năng lực tổ chức của giám đốc thuộc nhóm công ty kinh doanh.
Bảng 16: Năng lực tổ chức của giám đốc thuộc nhóm công ty đầu tư cung cấp NNL,
SP.
Bảng 17: Năng lực tổ chức của giám đốc thuộc nhóm công ty sản xuất.
Bảng 18: So sánh năng lực tổ chức của giám đốc thuộc ba nhóm công ty.
Bảng 19: Năng lực giao tiếp của giám đốc thuộc nhóm công ty kinh doanh.
Bảng 20: Năng lực giao tiếp của giám đốc thuộc nhóm công ty đầu tư cung cấp
NNL, SP.


5
Bảng 21: Năng lực giao tiếp của giám đốc thuộc nhóm công ty sản xuất.
Bảng 22: So sánh năng lực giao tiếp của giám đốc thuộc ba nhóm công ty.
Bảng 23: Năng lực giáo dục của giám đốc thuộc nhóm công ty kinh doanh.
Bảng 24: Năng lực giáo dục của giám đốc thuộc nhóm công ty đầu tư cung cấp
NNL, SP.
Bảng 25: Năng lực giáo dục của giám đốc thuộc nhóm công ty sản xuất.
Bảng 26: So sánh năng lực giáo dục của giám đốc thuộc ba nhóm công ty.
2. Danh mục các biểu đồ
Biểu đồ 1: So sánh mức độ biểu hiện phẩm chất tư tưởng chính trị giữa các nhóm
công ty.
Biểu đồ 2: So sánh mức độ biểu hiện phẩm chất đạo đức giữa các nhóm công ty.
Biểu đồ 3: So sánh mức độ biểu hiện năng lực chuyên môn giữa các nhóm công ty.
Biểu đồ 4: So sánh mức độ biểu hiện năng lực tổ chức giữa các nhóm công ty.
Biểu đồ 5: So sánh mức độ biểu hiện năng lực giao tiếp giữa các nhóm công ty.




6
MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Năm 1994 thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 91/TTg ngày 07/03/1994
về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh. Triển khai nghị quyết này, tháng
11/2005 tập đoàn kinh tế (TĐKT) đầu tiên của nước ta là Tập đoàn công nghiệp
than khoáng sản Việt Nam và nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước khác được thành lập
và đi vào hoạt động.
Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân đang lớn mạnh không
ngừng và hình thành những TĐKT tư nhân hùng hậu mới nhự: FPT, Hoà Phát,
Trung Nguyên, Kinh Đô… nhiều TĐKT lớn trên thế giới như bảo hiểm Prudential,
AIA… đã có mặt tại Việt Nam. Hoạt động của các TĐKT trong thời gian qua cho
thấy mô hình này đạt được nhiều kết quả nhất định, là công cụ điều tiết vĩ mô hiệu
quả của Nhà nước.
Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản
lý cho các TĐKT nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập đoàn. Để góp phần hỗ trợ
tập đoàn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, lãnh đạo nguồn nhân lực cần có những
nghiên cứu khoa học về thực trạng đội ngũ cán bộ, công nhân viên (CB CNV) về
các mặt trình độ đào tạo, phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm và các năng lực chuyên
môn, nghiệp vụ.
Trong quá trình hội nhập với thế giới theo xu thế toàn cầu hoá. Công cuộc
phát triển kinh tế đất nước đang đặt ra trước mắt chúng ta nhiều yêu cầu, nhiều đòi
hỏi… trong đó yêu cầu đặc biệt quan trọng là xây dựng, đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực con người để có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý lành nghề góp phần quan

trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải đủ
bản lĩnh, trí tuệ, phải có kiến thức cần thiết về chuyên môn, nghiệp vụ, phải có tầm
nhìn xa và rộng thì mới có thể đứng vững trên thị trường trong nước và cạnh tranh


7
hiệu quả với các đối tác trên thế gới. Phải thực sự yêu nước, nhận thức đầy đủ trách
nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Để quán triệt quan điểm hội nhập có tính chất quốc tế, người lãnh đạo ở nước
ta cần phải nhanh chóng đạt được những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của
người lãnh đạo hiện đại của thế kỷ XXI, lấy tư tưởng khoa học có tính chất phương
pháp luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cấu trúc Đức - Tài trong nhân cách của
người cán bộ làm kim chỉ nam. Nhân cách của người lãnh đạo phải thống nhất giữa
"cái bên trong" và "cái bên ngoài"; giữa “Đức - Tài” là hai mặt thống nhất quyện
vào nhau của nhân cách người lãnh đạo.
Qua những yếu tố trên người nghiên cứu nhận thấy tầm quan trọng của việc
hoàn thiện nhân cách của người lãnh đạo, quản lý. Người lãnh đạo có những đặc
điểm nhân cách chuẩn mực, tư duy có tầm nhìn chiến lược sẽ giúp cho tổ chức của
họ luôn có những bước đi vững vàng, sẵn sàng tạo ra sự đột phá đem lại hiệu quả
kinh tế cho tổ chức, đồng thời tạo dựng nên một môi trường làm việc, một tổ chức
văn minh có bầu không khí văn hoá doanh nghiệp tiên tiến, giúp cho người lao động
an tâm cống hiến sức lực và trí tuệ cho tổ chức phát triển bền vững, làm cơ sở cho
việc gắn bó các mối quan hệ đồng nghiệp, bạn bè thân thiết, và giữa những con
người với con người.
Hiện nay chưa có những nghiên cứu cụ thể về đặc điểm nhân cách của người
lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp tư nhân trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Bên
cạnh đấy, người nghiên cứu đang được làm việc trong Tập đoàn kinh tế Hoà Phát.
Từ những lý do trên đã thôi thúc người nghiên cứu lựa chọn và thực hiện đề
tài: “Đặc điểm nhân cách của giám đốc công ty trong tập đoàn kinh tế Hòa
Phát”.

Đây là đề tài có ý nghĩa quan trọng vì nó góp phần chỉ ra đặc điểm nhân
cách của người giám đốc công ty trong tập đoàn kinh tế tư nhân lớn của đất nước,
góp phần cho công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo giám đốc công ty chuyên
nghiệp có các phẩm chất và năng lực đáp ứng vai trò, vị trí công việc giúp cho các
doanh nghiệp phát triển bền vững, nền kinh tế Việt Nam ngày càng giàu mạnh.


8
2. Mục đích nghiên cứu
Phát hiện đặc điểm nhân cách của người giám đốc công ty trong tập đoàn
kinh tế Hòa Phát. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị góp phần cho việc tuyển
chọn, đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất và năng lực cho các giám đốc công ty trong
Tập đoàn Hòa Phát.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về đặc điểm nhân cách của người quản
lý, lãnh đạo.
3.2. Chỉ ra thực trạng những biểu hiện đặc điểm nhân cách của người giám đốc
công ty trong Tập đoàn kinh tế Hòa Phát, từ đó khái quát các đặc điểm nhân cách
tiêu biểu của người giám đốc công ty trong tập đoàn kinh tế này.
3.3. Đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng
về phẩm chất và năng lực của người giám đốc công ty trong Tập đoàn kinh tế Hoà
Phát.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm nhân cách của người giám đốc công ty trong Tập đoàn kinh tế Hoà Phát.
5. Khách thể nghiên cứu
Gồm 548 người đang làm việc tại Tập đoàn kinh tế Hòa Phát như sau:
- 414 cán bộ nhân viên trong toàn Tập đoàn Hòa Phát
- 48 công nhân
- 73 trưởng phó các phòng ban.
- 13 giám đốc và phó giám đốc các công ty thành viên, Công ty liên kết và các

nhà máy trong Tập đoàn kinh tế Hòa Phát.
6. Giả thuyết khoa học
Có sự khác biệt về mức độ biểu hiện đặc điểm nhân cách của các giám đốc
giữa các nhóm công ty trong Tập đoàn kinh tế Hòa Phát. Những đặc điểm nhân
cách của giám đốc thường xuyên biểu hiện nhất là các đặc điểm của năng lực
chuyên môn và phẩm chất đạo đức, hạn chế biểu hiện nhất là các đặc điểm của
năng lực tổ chức và năng lực giáo dục.


9
7. Giới hạn về phạm vi nghiên cứu
7.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những đặc điểm nhân cách liên quan đến hoạt động quản lý,
lãnh đạo. Chủ yếu khảo sát thực trạng biểu hiện đặc điểm nhân cách cần thiết của
người giám đốc công ty trong Tập đoàn Hoà Phát và khái quát các đặc điểm nhân
cách tiêu biểu hiện nay của người giám đốc công ty.
7.2. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài thực hiện nghiên cứu tại các công ty trong Tập đoàn kinh tế Hòa Phát có trụ
sở văn phòng trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
8.2. Phương pháp quan sát
8.3. Phương pháp phỏng vấn
8.4. Phương pháp phân tích chân dung
8.5. Phương pháp chuyên gia
8.6. Phương pháp giải bài tập tình huống
8.7. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (anket)
8.8. Phương pháp xử lý thông tin bằng toán học thống kê (SPSS 16.5)



10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu về nhân cách người lãnh đạo, quản lý
1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về nhân cách người lãnh đạo,
quản lý
Theo đà phát triển và hội nhập của kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật đã có
nhiều ngành khoa học ra đời để đáp ứng sự phát triển đó. Đặc biệt là ngành Tâm lý
xã hội đã có nhiều tác giả nghiên cứu về nhân cách và các đặc điểm nhân cách
người giám đốc, nhằm khái quát hoá các phong cách, các phương thức quản lý, sản
xuất để xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo phù hợp
với yêu cầu của xã hội.
Nhà tâm lý học xã hội người Nga nổi tiếng A.C. Kôvaliôp với cuốn “Tâm lý học
xã hội” đã được dịch ra tiếng Việt từ những năm 70 của thế kỷ XX, tác giả đã
nghiên cứu về các mặt khác nhau tạo nên nhân cách của người giám đốc, ông đưa ra
các thuộc tính chủ đạo bao gồm: Trình độ đào tạo, sự hiểu biết về chuyên môn, các
thuộc tính về tinh thần đạo đức của cá nhân, các đặc điểm tính cách và năng lực tổ
chức.
V.M.Sepen, một nhà tâm lý học người Nga trong cuốn ‘Tâm lý học xã hội trong
quản lý sản xuất” ông cũng đề cập đến các đặc điểm nhân cách người giám đốc
trong các xí nghiệp và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao đặc điểm nhân cách của
họ trước tập thể người lao động.
Tác phẩm: "Những vấn đề tâm lý học của việc quản lý" của E.E.Vendrov đã chỉ
ra một số tiêu chí về những phẩm chất nhân cách trong hoạt động của người lãnh
đạo. Tiêu chí đầu tiên ông đề cập tới là yếu tố trí tuệ (ra quyết định) và yếu tố ý chí
(thi hành quyết định vào đời sống) là một vấn đề hết sức quan trọng, bởi vì lao động
của người lãnh đạo là hết sức tế nhị và khó khăn. Ông đã đưa ra các phẩm chất cơ
bản cần có ở nhà kinh doanh là: tính tổ chức, trình độ văn hoá, tính cẩn thận, nhạy
bén, yêu cầu cao với bản thân và người dưới quyền, tinh thần trách nhiệm, lòng tự
trọng cao, khiêm tốn, dễ hiểu, quan tâm tới người dưới quyền



11
Trong cuộc mạn đàm về việc đánh giá và đề bạt người lãnh đạo sản xuất
E.E.Vendrov lại nêu lên một số tiêu chuẩn để đánh giá người lãnh đạo sản xuất là:
Hoàn thành đúng thời hạn và có chất lượng tốt các kế hoạch chế tạo sản phẩm, cố
gắng nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình, cố gắng tổ chức một cách hợp lý nhất
lao động của cá nhân mình và lao động của tập thể, trình độ sáng kiến công tác của
người lãnh đạo, trình độ đáp ứng được yêu cầu công tác, ý thức kỷ luật.
S.Kovalovxki trong cuốn "Người lãnh đạo và tập thể" đã chỉ ra một số khái quát
về cấu trúc nhân cách của người lãnh đạo là: Một nhà giáo dục, nhà sư phạm và nhà
tổ chức. Ba mặt này tạo hợp với nhau thành bộ mặt tâm lý hay nói cách khác là tạo
thành những phẩm chất nhân cách của người lãnh đạo.
Nhiều tác giả Rawan Gibson với cuốn “Tư duy lại tương lai’ nhà xuất bản trẻ
Thành phố Hồ Chí Minh, 2002. Sách được dịch ra tiếng Việt đã viết ‘cạnh tranh vì
tương lai là duy trì tính liên lục bằng cách tạo ra những nguồn lợi nhuận mới’ điều
này đỏi hỏi những người giám đốc biết sử dụng các chiến lược để tăng trưởng, đồng
thời tạo ra một nền văn hoá liên minh giúp chúng ta thích nghi với một môi trường
đang thay đổi.
Theo X.G.Xtrummilin thì lao động của người lãnh đạo thuộc một nhóm cao
được xếp cạnh lao động của nhà bác học nghệ sĩ, nhà soạn nhạc… Tiêu chí thứ hai
theo Ông là phải có trí nhớ và tư duy tốt. Đó là muốn nói lên tầm vóc tư duy của
người lãnh đạo. Ông cho đây là tiêu chí để phân biệt giữa người lãnh đạo và người
thừa hành. Mặt khác Ông đặc biệt nhấn mạnh một đặc diểm hết sức quan trọng đó
là: Thái độ sáng tạo. Bên cạnh đó Ông nêu lên một số phẩm chất làm hạn chế kết
quả lao động của người lãnh đạo, đó là: Tính bảo thủ, thái độ thiếu phê phán, thiếu
tính tìm tòi, tính tự đại tự cao (coi mình hơn mọi người).
Nhà nghiên cứu M.Stogdill người Mỹ khi nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lực
với đặc điểm thể hình của nhà quản lý đã khẳng định một số đặc điểm thể chất có
liên quan đến khả năng lãnh đạo là: sức lực, ngoại hình, chiều cao đã ảnh hưởng
trực tiếp tới khả năng thích nghi, tính năng động, nhiệt tình, sự tự tin và kỹ năng

giao tiếp, kỹ năng quản lý công việc.


12
Nhà nghiên cứu O.Tado (Mỹ) đã cho rằng các phẩm chất cần có của nhà kinh
doanh là: 1) tính kiên trì, tính mục đích rõ ràng trong hoạt động, 2) tư duy logic và
hợp lý, nắm vững nhanh vấn đề cần giải quyết, chịu trách nhiệm với quyết định đưa
ra, chính trực và cương quyết, biết thể hiện các ý tưởng cho người khác, 3) trí tuệ và
ý chí phát triển cao.
Nhà nghiên cứu Keith Davis (Mỹ) đã khẳng định: các nhà kinh doanh có chỉ số
thông minh cao, quan tâm xã hội rộng, động cơ thành đạt phát triển mạnh và luôn
quan tâm tới người lao động thì sẽ có hiệu quả hoạt động kinh doanh cao.
Theo Philip Genov, cấu trúc các phẩm chất năng lực của người quản lý doanh
nghiệp không chết cứng mà rất linh động và bị quy định bởi các cấp độ kinh doanh
của doanh nghiệp, theo ông người tổng giám đốc doanh nghiệp thì có cấu trúc phẩm
chất và năng lực như sau: 1) nhóm năng lực và trình độ nghề nghiệp, 2) nhóm phẩm
chất chính trị, tư tưởng - đạo đức, 3) nhóm năng lực tổ chức - hành chính, 4) nhóm
năng lực thiết lập và duy trì quan hệ với mọi người xung quanh, 5) nhóm phẩm chất
ý chí.
Tác giả Trần Quang Tuệ dịch và biên soạn “Sổ tay người quản lý” là sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa lý thuyết hiện đại và kinh nghiệm thực tiễn trên phạm vi thế
giới, cuốn sách chứa đựng những thông tin mới mẻ và thiết thực về hoạt động quản
lý, phù hợp với nhiều loại hình đối tượng và chủ thể quản lý.
Tác giả Robert Papin với “Nghề giám đốc nhà quản lý thế hệ mới” do Trần Tất
Hợp biên dịch, NXB Thống kê 1995. Cuốn sách trình bày một loạt các kỹ thuật giúp
người giám đốc dò biết nhanh chóng hơn về các vấn đề quan trọng và giải quyết
chúng thuận tiện, dễ dàng hơn, phù hợp với tâm tính và phong cách làm việc của
mình.
1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả Việt Nam về nhân cách người lãnh đạo,
quản lý

Trong những năm qua Việt Nam cũng đã xây dựng cho mình một nền tâm lý học
trên cơ sở kế thừa và phát huy nền tâm lý học Xô viết và Châu Âu, trong đó có một
số tác giả tiêu biểu đã và đang nghiên cứu về những đặc điểm nhân cách như sau:


13
Trong thời gian từ 1990 đến 1994 đất nước ta ở trong thời kỳ 10 năm sau khi
thực hiện đổi mới, một chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước đã được
triển khai, có tiêu đề "Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển
kinh tế - xã hội" (mã số KX - 07). Trong chương này có đề tài liên quan trực tiếp
đến vấn đề nhân cách là "Đặc trưng và xu thế phát triển nhân cách của con người
Việt Nam trong sự phát triển kinh tế - xã hội".
Nghiên cứu những đặc điểm nhân cách hiện có để hướng tới xây dựng mô hình
nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước, đáp ứng yêu
cầu của thời đại mới là đề tài "Mô hình nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ
CNH - HĐH" thuộc chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KHXH 04
được triển khai từ 1997 đến 2000 do PGS. Trần Trọng Thuỷ làm chủ nhiệm.
Một công trình nghiên cứu khác về nhân cách rất đáng được đề cập tới ở đây do
tính cập nhật cũng như quy mô của nó. Đó là đề tài KX 05 -07 "Xây dựng con người
Việt Nam theo định hướng XHCN trong điều kiện kinh tế thị trường, mở cửa và hội
nhập quốc tế" nằm trong chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước "Phát
triển văn hoá, con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH - HĐH 2001 -
2005". Một trong những nhiệm vụ của đề tài này là nghiên cứu sự phát triển nhân
cách của con người Việt Nam đáp ứng những yêu cầu thời đại.
Đoàn Thị Lam Luyến chủ biên bộ sách “Gương mặt các nhà quản lý năng động
Việt Nam” (nhiều tâp), NXB Hội nhà văn Hà Nội, 2002, cung cấp cho bạn đọc
những kinh nghiệm quý báu, đa dạng của các nhà quản lý năng động Việt Nam thời
kỳ đổi mới… qua đó có cái nhìn thấu đáo, chính xác và hiểu thêm về đội ngũ những
người làm công tác quản lý.
Ngô Công Hoàn với cuốn “Tâm lý học xã hội trong quản lý”, NXB đại học quốc

gia Hà Nội 1997, tác giả đã đề cập đến vấn đề nhân cách của cán bộ quản lý và con
đường hình thành những phẩm chất nhân cách cần cho nhà quản lý lãnh đạo.
Giáo trình “ Tâm lý học quản lý” chủ biên Nguyễn Đình Xuân và tác giả Vũ
Đức Đán, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1997, đã cung cấp những tri thức cần


14
thiết về yêu cầu tâm lý đối với nhà quản lý, người giám đốc, những điều cần lưu ý
khi kiến tạo những quan hệ liên nhân cách trong quá trình tổ chức lao động.
Trong “Một số khía cạnh tâm lý xã hội cần lưu ý đối với công tác lãnh đạo và
quản lý trong cơ chế thị trường”, NXB trẻ, Hà Nội, 1994 đã đề cập tới “tài sản vô
hình” một nội dung quan trọng bàn về uy tín trong đặc điểm nhân cách của nhà
quản lý lãnh đạo.
Nguyễn Hữu Thụ với “Tâm lý học quản trị kinh doanh”, NXB Đại học quốc gia
Hà Nội, 2007, đã đưa ra chân dung nhân cách nhà kinh doanh bao gồm một hệ
thống các phẩm chất của nhà kinh doanh là: phẩm chất trí tuệ, phẩm chất ý chí, tình
yêu nghề nghiệp và phẩm chất chính trị, tư tưởng - đạo đức. Các năng lực cần thiết
như: Năng lực trình độ chuyên môn, năng lực tổ chức, năng lực ra quyết định kinh
doanh, và năng lực kiểm tra đánh giá.
Vũ Văn Hiền (chủ biên) với cuốn “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”,
NXB Chính trị quốc gia, 2007, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn đường lối cán bộ của Đảng
và vai trò đặc biệt quan trọng của các công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý trong giai đoạn cách mạng mới, xây dựng mô hình nhân cách nói chung và
một số phương pháp để đánh giá nhân cách.
Nguyễn Bá Dương chủ biên“ Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo” đã
trình bày một cách tương đối có hệ thống về đồi tượng, phương pháp và những nội
dung cơ bản của người lãnh đạo.
1.2. Khái niệm nhân cách và cấu trúc nhân cách
1.2.1. Khái niệm nhân cách

Thuật ngữ “nhân cách” bắt nguồn từ chữ “Persona” trong tiếng Hy Lạp cổ đại,
dùng để chỉ cái mặt nạ của diễn viên sân khấu cổ đại, tiếp đến dùng để chỉ người
diễn viên và các vai trò mà người đó đóng. Sau đó, nó dùng để chỉ vai trò thực sự
của con người trong đời sống xã hội.
Trong tâm lý học phương tây tồn tại nhiều lý thuyết đa dạng về nhân cách như
Tâm lý học hành vi, Phân tâm học, thuyết siêu đẳng và bù trừ của A. Adler, thuyết


15
phát huy bản ngã của Maslow, thuyết nhu cầu tâm lý của H.Murray, thuyết tương
tác xã hội của Mead, thuyết cá nhân của R.Sears…
Tâm lý học phương tây coi trọng các đặc điểm động cơ của nhân cách, ngày
càng xem xét nhân cách trong mối quan hệ với môi trường xã hội. Tuy nhiên, các lý
thuyết đều có mặt hạn chế chung là giải thích sự biểu hiện nhân cách con người một
cách máy móc. Những thành tựu tâm lý học phương tây phần lớn tập trung ở lĩnh
vực trị liệu tâm lý, nhân cách.
Có nhiều cách định nghĩa và quan niệm khác nhau về nhân cách.
Nhân cách là một trật tự động (dynamic) của các hệ thống tâm - thể trong cá
nhân quy định những sự thích nghi độc đáo đối với môi trường xung quanh của họ
(G.W.Allport).
Nhân cách là khái niệm chỉ mọi sự kiện hợp thành lịch sử của cuộc đời của cá
nhân (H.Thomae).
Nhân cách của một cá nhân là cấu trúc độc đáo của các thuộc tính
(J.P.Guilford).
Nhân cách là một cơ cấu có tổ chức của các quá trình và trạng thái tâm lý liên
quan đến cá nhân (R.Linton).
Nhân cách là cơ quan điều khiển thể xác, một thiết chế tác động đến những sự
biến đổi không ngừng từ lúc được sinh ra đến khi chết (H.A.Murray).
Nhân cách là một tồn tại cá nhân nhất định, độc nhất vô nhị, không thể phân
chia, được đặc trưng bởi sự thể hiện tính cách do tư chất và môi trường tạo ra

(W.Arnold).
Nhân cách là những mẫu hành vi ứng xử có tính kiên định và những quá trình
tâm lý trong mối quan hệ giữa chủ thể và bản thân, khởi xướng từ bên trong cá nhân
(J.M.Burger)
Nhân cách là hành vi của một người trong một tình huống nhất định
(R.B.Cattell).
Trong tâm lý học Xô Viết các nhà nghiên cứu đều thống nhất trên quan điểm
quyết định luận duy vật biện chứng: coi nhân cách là một phạm trù xã hội có mối


16
liên hệ với các đặc điểm tự nhiên của con người, là một chủ thể có ý thức mang đặc
điểm tâm lý tổng hòa các mối quan hệ xã hội trong đó nó sống và hoạt động.
Nhân cách là cá nhân cụ thể, lịch sử, sinh động gắn với những quan hệ thực tế
đối với thế giới hiện thực (X.L.Rubistêin).
Nhân cách là một sản phẩm xã hội - lịch sử, chủ thể có ý thức xã hội - có trách
nhiệm (J.P.Galperin).
Nhân cách phát triển toàn diện là một người có năng lực và sẵn sàng hành động
ngày càng độc lập (tự động) có ý thức trong phạm vi hoạt động hết sức đa dạng, có
ý nghĩa xã hội trong sự tác động chung, tập thể đối với những người khác
(A.Kossakowski).
Nhân cách là hệ thống sinh động của những quan hệ xã hội giữa các phương
thức hành vi… cơ sở chung, đầy đủ nhất để xem xét những mặt khác nhau của đời
sống cá nhân (L.Sève).
Các nhà tâm lý học khoa học cho rằng khái niệm nhân cách là một phạm trù xã
hội, có bản chất xã hội - lịch sử, nghĩa là nội dung của nhân cách là nội dung của
những điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội cụ thể chuyển vào thành đặc điểm nhân
cách của từng người. Có thể nêu lên một số định nghĩa nhân cách như sau:
“Nhân cách là một cá nhân có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và
đang thực hiện một vai trò xã hội nhất định” (A.G.Côvaliov).

“Nhân cách là con người với tư cách là kẻ mang toàn bộ thuộc tính và phẩm chất
tâm lý, quy định của hình thức hoạt động và hành vi có ý nghĩa xã hội”
(E.V.Sôrokhova).
Trong tâm lý học Việt Nam cũng có những cách định nghĩa khác nhau về nhân
cách:
Khi bàn về khái niệm "nhân cách', trong "Tuyển tập tâm lý học", Phạm Minh
Hạc định nghĩa "nhân cách là tổng hoà không phải mọi đặc điểm cá thể của con
người, mà chỉ là những đặc điểm nào quy định con người như là một thành viên của
xã hội, như là một công dân, một người lao động, một nhà hoạt động có ý thức. Nói


17
gọn hơn, nhân cách là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân, quy
định giá trị xã hội và hành vi xã hội của họ" [5, 478].
Các kết quả thu được qua những công trình nghiên cứu con người đã đưa ông
đến một định nghĩa mới về nhân cách. Đó là: "Nhân cách của con người là hệ thống
các thái độ của mỗi người thể hiện ở mức độ phù hợp giữa thang giá trị và thước đo
giá trị của con người ấy bằng thang giá trị và thước đo giá trị của cộng đồng và xã
hội, độ phù hợp càng cao nhân cách càng lớn" [5; 24].
Theo Lê Đức Phúc, để xác định nội hàm khái niệm nhân cách, cần chú ý tới ba
tiền đề cơ bản của nhân cách là: tính độc đáo ít hay nhiều; tính tương đẳng theo
nghĩa dù thay đổi cũng có thể nhận dạng được và tính đại diện cho những giá trị tốt
hay xấu, còn có nghĩa là nhân phẩm hay chân giá trị thông qua hành động thực tế.
Từ đây, ông cho rằng: "Nhân cách là cấu tạo tâm lý phức hợp, bao gồm những
thuộc tính tâm lý cá nhân, được hình thành và phát triển trong cuộc sống và hoạt
động, tạo nên nhân diện và quy định giá trị xã hội của mỗi người [5, 74 - 76].
Trần Trọng Thuỷ cho rằng, cần xem nhân cách là một hệ thống ổn định các đặc
điểm có ý nghĩa xã hội, đặc trưng cho cá thể như là một con người của một xã hội
hay một cộng đồng nhất định. Theo ông, "Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm
phẩm chất tâm lý quy định giá trị xã hội và hành vi xã hội của cá nhân". Nhân cách

của con người phải được phân tích và được đánh giá ở 3 mức độ khác nhau mức độ
bên trong cá nhân, mức độ bên ngoài cá nhân, mức độ siêu cá nhân" [16].
Tác giả Đặng Xuân Hoài bàn về các khái niệm nhân cách cho rằng "Nhân cách
là một cấu trúc bao gồm những thuộc tính và đặc điểm tâm lý ổn định tạo nên bản
sắc của cá nhân, được hình thành từ những quan hệ xã hội. Nhân cách là chủ thể của
hành vi và hoạt động có ý thức, qua đó thể hiện giá trị xã hội của mỗi người" [23].
Tác giả Đỗ Long trong bài viết “Hồ Chí Minh - những vấn đề Tâm lý học
nhân cách” đã xác định “Nhân cách là một chủ thể tự ý thức thuộc mỗi con người,
thể hiện thông qua quá trình tự khẳng định của chính mình”
Theo tác giả Bùi Văn Huệ thì "Bản chất của nhân cách là phạm trù thuộc cấp độ
xã hội, bao trùm một không gian rộng lớn hơn nhiều so với không gian của lớp đặc


18
điểm tâm - sinh lý của cá nhân, thậm chí ít nhất cũng rộng ra trong toàn bộ các quan
hệ xã hội " [25].
Trong “Từ điển tâm lý học” do Vũ Dũng chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 2000.
Nhân cách được định nghĩa như sau:
Nhân Cách là toàn bộ đặc điểm phẩm chất tâm lý của cá nhân đã hình thành và
phát triển từ trong các quan hệ xã hội. Một mặt nhân cách là sản phẩm của sự phát
triển lịch sử xã hội, mặt khác nhân cách cũng là người sáng tạo ra hoàn cảnh, điều
kiện, của cải xã hội. Hình thành từ trong hệ thống các quan hệ khác nhau từ kinh tế
đến chính trị, từ đạo đức đến tư tưởng, nhân cách cũng lại xuất hiện và tự thể hiện
bằng các quan hệ của chính mình. Những nét đặc trưng của nhân cách là: tính tích
cực hoạt động và mở rộng phạm vi của nó, xu hướng với một hệ thống động cơ
vững chắc, trình độ tự nhận thức về các quan hệ của chính mình với hiện thực. Là
chủ thể của quan hệ nhân cách được xem xét trên ba phương diện:
1. Nhân cách là sự tổng hoà bền vững của những phẩm chất trong tâm lý cá
nhân như khí chất, năng lực, tính cách…
2. Cá nhân chủ động và có ý thức tham gia vào các quan hệ và tác động tích

cực tới các quan hệ đó.
3. Nhân cách thể hiện như là “ý niệm lý tưởng” về cá nhân trong hoạt động
sống của những người khác. Quá trình phát triển của nhân cách diễn ra trong hoạt
động, trong điều kiện xã hội hoá cá nhân, trong đó giáo dục có tầm quan trọng đặc
biệt. Là phạm trù lich sử - xã hội, do đó bản chất và chức năng xã hội của nhân cách
được thể hiện rõ nét trong các đặc điểm cơ bản của nó, nhân cách là đối tượng
nghiên cứu của nhiều khoa học xã hội: lịch sử, triết học, xã hội học, đạo đức học,
mỹ học, tâm lý học, giáo dục học, v.v…
Nhìn chung các nhà Tâm lý học Việt Nam nghiên cứu nhân cách tuy có nhiều điểm
khác nhau nhưng quan điểm cơ bản, những kết luận của họ là tương đối thống nhất
ở các điểm sau:
- Nhân cách là một phạm trù xã hội lịch sử


19
- Nhân cách thường được xác định như là một hệ thống các quan hệ của con
người với thế giới xung quamh và với bản thân.
- Nhân cách thuộc về một con người cụ thể bao gồm các đặc điểm, các phẩm
chất, các thuộc tính tâm lý cá nhân biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của họ.
Phân tích khái niệm nhân cách từ những công trình khoa học đã nêu ở trên,
chúng tôi nhận thấy định nghĩa của Nguyễn Quang Uẩn khái quát được các nội
dung cơ bản về nhân cách. Chúng tôi dựa vào định nghĩa này để xây dựng cơ sở lý
luận cho nghiên cứu của mình: “Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những
thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con
người”.
Như vậy, nhân cách là sự tổng hoà không phải các đặc điểm cá thể của con
người mà chỉ là những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã
hội, nói lên bộ mặt tâm lý – xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân.
Những thuộc tính tâm lý tạo thành nhân cách thường biểu hiện trên ba cấp độ, cấp
độ bên trong cá nhân, cấp độ liên cá nhân và cấp độ biểu hiện ra bằng hoạt động và

các sản phẩm của nó.
1.2.2. Cấu trúc nhân cách
Nói đến cấu trúc nhân cách là nói đến các thành phần của nhân cách. Có nhiều
quan điểm khác nhau về cấu trúc nhân cách, sau đây đề cập đến một số quan điểm
đại diện:
Cấu trúc nhân cách theo quan niệm tâm lý phương tây:
- Quan niệm của Côvaliốp (1970) xem nhân cách như một liên kết của những tiểu
cấu trúc phức hợp sau:
+ Khí chất (tiểu cấu trúc các thuộc tính tự nhiên).
+ Xu hướng theo nghĩa tính định hướng (hệ thống nhu cầu, hứng thú, lý tưởng).
+ Năng lực (hệ thống các thuộc tính trí tuệ, ý chí và xúc cảm).
Những tiểu cấu trúc này được hình thành phù hợp với các yêu cầu hoạt động, trong
quá trình của hoạt động nhờ mối liên kết phù hợp yêu cầu của các thuộc tính tâm lý.
Dưới quan điểm cấu trúc này, theo Ananhiep thì sự chuyển từ các quá trình tâm lý


20
sang các trạng thái tâm lý và từ các trạng thái tâm lý đó sang các thuộc tính tâm lý
là có kết quả nhất. Tương tự, một số tác giả cũng xem cấu trúc nhân cách như là sự
thống nhất động của năng lực, khí chất, tính cách và những quan hệ có ý thức biểu
hiện trong quan điểm, nguyên tắc, hứng thú và khuynh hướng.
- Có một quan niệm khác về cấu trúc nhân cách không giống với quan niệm của
Côlaliốp là quan niệm do Miaxisep nêu ra vào những năm 1936 - 1960. Trong tâm
lý học về các quan hệ do ông xây dựng, Miaxisep đã xác định nhân cách qua các
mặt sau:
+ Tính định hướng: Thuộc tính này tác động đến các quan hệ tích cực hay tiêu cực
được xác định bởi thực tế xã hội mà nhân cách tồn tại trong đó, trên các mặt của
hiện thực bao gồm: quan điểm, niềm tin, giá trị, khuynh hướng, hứng thú, mục đích
và động cơ hoạt động. Trong đề cương tâm lý học nhân cách của Miaxisep, nhân
cách được đặt ngang với trình độ cao nhất của hình ảnh tâm lý, với hệ thống quan

hệ ấy.
+ Trình độ của kinh nghiệm, bao gồm: Mức độ rộng lớn của các quan hệ xã hội,
tính phức tạp của các mối liên kết qua lại với hiện thực, chất lượng của sự phản ánh
hiện thực và thay đổi hiện thực. Mặt này của nhân cách hình như tương đối độc lập
với tính định hướng. Ở đây nhận thấy tác giả cố gắng đưa ra các mặt đánh giá theo
chuẩn chủ thể của nhân cách và đo đạc hiệu quả của nó với tư cách là chủ thể của
hoạt động.
+ Tính cấu trúc nhân cách. Trong khi xem xét và xác định về nhân cách thì tính cấu
trúc góp phần làm sáng tỏ tính toàn thể hay tính bộ phận, tính kết tụ hay tính mâu
thuẫn, tính bền chặt hay tính biến đổi, sâu sắc hay nông cạn của chúng.
+ Động thái của khí chất. Mặt này của nhân cách được xác định qua mức độ của
tính cảm xúc, tính có thể kích thích, lực và tốc độ của các quan hệ.
Bốn mặt hay bốn phương diện vừa trình bày trên đây về cấu trúc nhân cách nghiêng
về việc nêu những nguyên tắc quan sát hay phương diện tiếp cận nhân cách. Ở đây
cấu trúc của nhân cách chỉ là một sự xác định có tính hình thức theo tính thống nhất
và tính toàn vẹn và như thế thì chỉ bao gồm sự xác định phát triển chức năng của

×