Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON TP. HỒ CHÍ MINH 30 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.52 KB, 16 trang )

Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON TP. HỒ CHÍ MINH
30 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

A.

PHẦN MỞ ĐẦU

Thành phố Saigon ngày nay mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hình thành từ rất lâu…
hơn 300 năm, nhưng đông đúc và sầm uất là từ thế kỷ thứ 19.
Bến Nghé năm xưa, Saigon và thành phố Hồ Chí Minh ngày nay có một vị trí đặc biệt
quan trọng. Hiện nay do hồn cảnh lịch sử và vị trí địa dư thuận lợi, Saigon – thành phố Hồ Chí
Minh trở thành một trung tâm cơng nghiệp, một trung tâm văn hóa và khoa học kỹ thuật, một đầu
mối giao thông quan trọng.
Thời gian 30 năm không phải là dài so với lịch sử dân tộc hay lịch sử Saigon – thành
phố Hồ Chí Minh, nhưng 30 năm qua là một khoảng thời gian mang nhiều ý nghĩa to lớn cho sự
phát triển của đất nước, của thành phố Hồ Chí Minh và sự nghiệp giáo dục đào tạo thành phố
trong đó có quá trình xây dựng và phát triển của ngành Giáo dục mầm non thành phố Hồ Chí
Minh.
B.

NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON TP.HỒ CHÍ MINH –
30 NĂM HÌNH THÀNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
I.

Giáo dục Mầm non ở Saigon trước năm 1975
1) Thời kỳ 1945 – 1954:

Từ năm 1945 đến năm 1954 ở Saigon về giáo dục, rất ít người quan tâm đến nhu cầu,
học tập của con em nhân dân ở độ tuổi ấu thơ (3 đến 6 tuổi) trước khi vào học cấp tiểu học.


Từ năm 1954, trong khi ở nhiều nước Âu Mỹ, ngành mẫu giáo đã phát triển mạnh với
nhiều phương pháp giáo dục mới, tiến bộ của các nhà sư phạm Montessori, Decroly, Freinet…
thì ở Saigon mới có một số ít trường tư thục mở lớp mẫu giáo tiếng Pháp cho con em nhà giàu
như trường Michelet, Calmette, Auroe, Mạnh Mẫu và một số trường công giáo khác như Caritas,
Sainte Enfance…
Trong chương trình giáo dục của chính quyền Saigon lúc bấy giờ khơng có chương
trình mẫu giáo nên các trường công lập không mở lớp mẫu giáo, cũng khơng có tư thục về
ngành này.
Lúc đó ở Saigon có nhiều nhà giáo quan tâm đến việc dạy trẻ em nhỏ ở Việt Nam bằng
tiếng Việt với một phương pháp phù hợp trẻ Việt Nam nên đã nghiên cứu và viết nhiều bài báo
giới thiệu phương pháp giáo dục mới. Trong số này có nhà văn nhà giáo Thiên Giang giới thiệu
phương pháp Decroly; từ năm 1950 anh Phan Văn Vệ đã cộng tác với báo “Dạy trẻ” ở Hà Nội là
tờ báo hỗ trợ cho lớp mẫu giáo thí điểm ở Hà Nội.

Trẻ em hơm nay – Thế giới ngày mai


Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com

2) Thời kỳ 1954-1975
Sau hiệp định Genève (7/1954), tình hình chính trị ở Saigon cũng như trong cả nước có
nhiều chuyển biến quan trọng. Ở miền Nam, chính quyền Ngơ Đình Diệm được Mỹ dựng lên làm
công cụ thực hiện chế độ thực dân kiểu Mỹ. Dùng văn hóa giáo dục làm phương tiện âm mưu
đầu độc thanh thiếu niên Việt Nam, làm họ quên đi bản chất Việt Nam, chạy theo lối sống thụ
hưởng kiểu Mỹ, trở thành công cụ phục vụ cuộc chiến tranh xâm lược của chúng.
Nhân dân đô thị, nhất là ở Saigon, cương quyết chống âm mưu thâm độc đó. Các trí
thức, nhà báo, nhà giáo, nhà văn tiến bộ, với sự đồng tình của phụ huynh học sinh đã dùng tiếng
Việt dạy học từ mẫu giáo đến Đại học để phát huy tình yêu tiếng mẹ đẻ.
Một yêu cầu bức xúc khác nữa là việc mở lớp học cho trẻ nhỏ - con em gia đình lao

động - để cha mẹ các cháu yên tâm làm ăn sinh sống, đồng thời tạo cơ sở giúp gia đình anh chị
em đi kháng chiến và cán bộ hoạt động nội thành.
Nhằm đáp ứng yêu cầu đó, những người có tâm huyết như các ơng Lưu Văn Lê, Văn
Công Lầu, Phan Văn Vệ… đứng ra tổ chức lớp đào tạo giáo viên mẫu giáo đầu tiên ở Saigon
vào năm 1954 tại tư thục Lam Sơn (ngã sáu Chợ Lớn) do chị Dung làm Hiệu trưởng. Lớp học có
63 chị tham dự. Các thành viên trong Chi hội Truyền bá chữ Quốc ngữ, ngã sáu Chợ lớn đỡ đầu
về mặt tài chánh. Chương trình huấn luyện gồm có: tâm lý nhi đồng, đạo đức giáo viên mẫu giáo,
vận dụng các phương pháp mẫu giáo của Decroly, Montessori, Freinet cho thích hợp với điều
kiện và hồn cảnh của Việt Nam. Các môn nghiệp vụ là nhạc, vẽ, múa, thủ công, y tế trẻ em; thời
gian huấn luyện là 6 tháng. Về sau, số giáo viên này làm lực lượng nòng cốt tổ chức hàng chục
trường mẫu giáo ở Saigon, Chợ Lớn. Có thể kể:


Trường mẫu giáo Việt Nam trong cư xá cơng chức Chí Hồ (1955)

 Trường mẫu giáo Việt Nam Chợ Quán trong hẻm xóm lao động Chợ Quán
(1956)


Trường mẫu giáo Hoà Hưng tại nhà bà giáo Phan Thị Của (1956)

 Trường mẫu giáo Việt Nam Chim Non tại góc đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và
Trần Quang Diệu (1957)
 Trường mẫu giáo Mầm non ở Bình Thạnh và đường Nguyễn Tri Phương quận
10 (1958)


Trường mẫu giáo Việt Nam Trần Quốc Toản (1960)




Trường mẫu giáo Việt Nam Phú Lâm (1967)



Trường mẫu giáo Hợp Phố 200 Lê Quang Định, Bình Thạnh (1967)

Các lớp học đều lấy học phí rất nhẹ, vừa đủ trang trải chi phí để con em nhân dân có
thể đi học được. Trong các dịp lễ, Tết các trường tổ chức nhiều buổi nói chuyện với phụ huynh
giải thích thêm về chương trình, phương pháp dạy trẻ mẫu giáo.

Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai


Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Năm 1960 ông Phan Văn Vệ, Trưởng ty Gia Định hỗ trợ mở lớp tu nghiệp giáo viên
mẫu giáo, học tại hội trường Ty Tiểu học Gia Định, có 200 người tham dự.
Ngày 20/11/1967, Hội Ái hữu Giáo chức bậc Tiểu học, nghiệp đoàn Giáo dục tư thục
Việt Nam, Hội bảo vệ nhân phẩm và quyền lợi phụ nữ mở lớp tu nghiệp giáo viên mẫu giáo tại
trường tiểu học Phan Đình Phùng (Bàn Cờ) thu hút 300 học viên tham gia, trong đó có cả nữ tu
Thiên chúa giáo, Phật giáo và giáo viên người Hoa.
Năm 1970, tại trường tiểu học Phan Đình Phùng đã mở một đợt hoạt động mẫu giáo.
Triển lãm đồ dùng dạy học tự tạo, trình bày phương pháp dạy mẫu, hướng dẫn các cô dạy hát,
dạy múa, múa rối, kể chuyện cho trẻ từng lứa tuổi. Đến năm 1973, mở một lớp tu nghiệp mẫu
giáo gồm 246 học viên, có nhiều hiệu trưởng các trường mẫu giáo Pháp đã tu nghiệp ở nước
ngoài cũng đến tham dự.
Sau ngày Saigon được giải phóng, đội ngũ giáo viên này đã làm hạt nhân góp phần tích
cực cho việc xây dựng ngành học mầm non của thành phố như các chị: Nguyễn Thị Nhân,
Nguyễn Thị Mẹo, Phan Thị Nhàn, Phan Ngọc Ẩn, Châu Kim Lộc, Huỳnh Thị Nhung, Đặng Yến

Nhi, Lê Thị Minh, Châu Thị Ba, Ngụy Như Sương, Nguyễn Thị Bảy…
Trước giải phóng, thực sự thành phố chỉ có 5 trường mẫu giáo đúng quy cách, cịn lại
361 trường tiểu học có mở thêm lớp mẫu giáo hoặc có một số lớp mẫu giáo mở tại tư gia. Có
36.000 cháu độ tuổi mẫu giáo theo học các trường lớp này. Về tổ chức quản lý chủ yếu do tư
nhân kinh doanh hoặc do tôn giáo mở ra với mục đích tuyên truyền đạo giáo. Và một số ít do
những nhà giáo có tâm huyết quản lý để giúp đỡ con em gia đình lao động nghèo và tạo điều
kiện cho anh chị em đi kháng chiến hoạt động nội thành.
II.
2005

Giáo dục mầm non ở thành phố Hồ Chí Minh từ sau ngày giải phóng đến năm

1) Giáo dục Mầm non thành phố những năm đầu sau giải phóng miền Nam thời kỳ
cải tạo và xây dựng nền giáo dục mới (từ 5/1975 đến hết năm học 1976-1977)
Hai năm thực hiện chỉ thị 221/CT-TW của Ban Bí thư TW Đảng:
1.1 Đối với ngành học Mẫu giáo: Chỉ thị 221/CT-TW đã nêu:” Cần tổ chức các lớp
mẫu giáo ở các cơ sở của thành thị và nông thôn cho trẻ em từ 3 đến 5 tuổi”. Chú trọng trước hết
đến con em cán bộ và nhân dân lao động mà đời sống cịn nhiều khó khăn”.
Phịng Mẫu giáo của Sở Giáo dục đã phối hợp với Thành đoàn và Thành hội phụ nữ
chọn 44 chị em cơ sở cách mạng có trình độ văn hóa có kinh qua giảng dạy để bố trí làm cán bộ
phụ trách mẫu giáo ở các quận huyện. Với lực lượng nòng cốt này, các quận huyện đã tập trung
tuyên truyền vận động số giáo viên cũ đăng ký dạy lại.
Đã chọn 1617 giáo viên (trong số gần 2000 chị em đăng ký). Sau khi được bồi dưỡng
cơ bản, các giáo viên này đã về các địa phương củng cố và xây dựng các trường lớp mẫu giáo
để kịp khai giảng năm học mới cùng các trường phổ thông (19/10/1975).
Ngay trong năm học 1975-1976, ngành học mẫu giáo đã có bước phát triển nhảy vọt
rất đáng phấn khởi. Tính đến tháng 10/1976 tồn thành phố đã có 1920 lớp với 1973 giáo viên
ni dạy 62.260 cháu (đạt 21% số cháu trong độ tuổi mẫu giáo). Trong đó có 9020 cháu ở ngoại
thành. Số học sinh đã tăng gấp hai lần trước giải phóng. Con em các gia đình khơng phân biệt
giàu nghèo đều được thu nhận vào các trường mẫu giáo


Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai


Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
1.2 Đối với ngành nhà trẻ.
Sau 30/04/1975, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị tổ chức và
chỉ đạo hoạt động các nhà trẻ.
Cuối năm 1975 đã có 10 nhà trẻ thu nhận 878 cháu với 106 cô nuôi dạy trẻ. Các
quận huyện cũng lần lượt tổ chức các nhà trẻ. Cuối 1976 có 121 nhà trẻ với 631 cơ ni dạy trẻ
chăm sóc ni dạy 5.010 cháu. Đồng thời Sở Thương binh xã hội giao cho Hội 42 Ký nhi viện để
chuyển thành nhà trẻ thu nhận con cán bộ công nhân viên trong độ tuổi từ 2 đến 48 tháng tuổi.
Trong hai năm đầu sau giải phóng, những gì đã làm được là nhằm mục đích
xây dựng được nền móng cho q trình phát triển lâu dài của sự nghiệp Giáo dục Mầm
non thành phố -> ý nghĩa và giá trị của những thành tích về giáo dục mầm non chính là ở
tầm quan trọng này.
2) Giáo dục mầm non thành phố trong quá trình thực hiện cải cách giáo dục (từ
năm học 1977-1978 đến năm học 1989-1990)
2.1 Thời kỳ phát triển số lượng, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục (năm học
1977-1978 đến năm học 1979-1980)
2.1.1

Khu vực mẫu giáo:

Tốc độ phát triển của ngành mẫu giáo thành phố tăng nhanh trong 3 năm kế tiếp. Đến
năm học 1979-1980, đã có 107.820 học sinh mẫu giáo (đạt tỉ lệ 44% tổng số cháu trong độ tuổi
và tăng gấp hai lần so với năm học 1975-1976). Nếu như trong những năm đầu, cách dạy cịn gị
bó, theo nền nếp cũ khơng phù hợp với tâm, sinh lý tuổi mẫu giáo khiến cho học sinh thiếu linh
hoạt, thiếu mạnh dạn và hồn nhiên thì từ năm 1980, nhờ những cải tiến về phương pháp giáo

dục bắt đầu từ những kinh nghiệm của trường mẫu giáo Măng non I quận 10 được nhân rộng ra
nên chất lượng ngày càng chuyển biến tốt. Trẻ linh hoạt, vui tươi, lễ phép, sạch sẽ, thoải mái,
hồn nhiên trong giao tiếp; có thói quen vệ sinh, lao động tự phục vụ, lao động tập thể và dần dần
hình thành thói quen tốt trong học tập. Sự chuyển biến về chất lượng giáo dục ở các trường, lớp
mẫu giáo đã góp phần chuẩn bị tốt việc đưa trẻ vào lớp 1.
Nhiều đơn vị đã tiến hành song song nhiều biện pháp thiết thực, phù hợp với từng địa
phương, từng vùng, phát huy tác động tương hỗ của số lượng và chất lượng giáo dục. Đã xuất
hiện nhiều điển hình tiên tiến rất đáng khâm phục: trường mẫu giáo Măng non I (quận 10), Hoa
Lư (quận 1), Sư phạm Thực hành (quận 5), Rạng Đơng (quận 6), Thới Tam (Hóc Mơn), Bơng
Sen 2 (Củ Chi)… đã không ngừng nâng cao chất lượng ni dạy trẻ, thu hút được nhiệt tình giúp
đỡ của phụ huynh và nhân dân địa phương từ đó đã nhân ra cách làm, cách nghĩ mạnh dạn
sáng tạo của Phịng học cụ mẫu giáo quận 6, của Chi đồn mẫu giáo phường 9 Gị Vấp, đã có
thêm những điển hình mới như Phịng học cụ mẫu giáo quận Phú Nhuận, Tổ học cụ mẫu giáo
quận 11, Tổ Thanh niên mẫu giáo xã Thạnh Lộc (Hóc Mơn) v.v… Phường 12, quận Gò Vấp tổ
chức lớp mẫu giáo bán trú từ các tập đồn sản xuất, dùng loa phóng thanh truyền tình hình của
các cháu ở lớp làm cho cha mẹ yên tâm đối với việc nuôi dạy của trường.
2.1.2 Khu vực nhà trẻ:
Tháng 4/1977 Uỷ Ban Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em thành phố Hồ Chí Minh được chính
thức thành lập. Hội Liên hiệp phụ nữ đã bàn giao các cơ sở nhà trẻ cho Uỷ Ban Bảo vệ Bà mẹ và
Trẻ Em quản lý.

Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai


Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
2.2 Thời kỳ tiếp tục phát triển số lượng, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
(năm học 1980-1982 đến năm học 1987-1988)
2.2.1. Khu vực mẫu giáo:
Trong những năm này, các trường, lớp mẫu giáo tuy vẫn tiếp tục phát triển nhưng tốc

độ có chậm lại do số phịng học tăng thêm không tương ứng với số học sinh tăng trong khi lại
phải dành phòng để mở các lớp mẫu giáo bán trú. Đến năm học 1984-1985, đã có 114.780 học
sinh mẫu giáo (đạt tỉ lệ huy động 47%). Số học sinh bán trú tăng nhanh với 35.016 cháu (chiếm
30,5% tổng số học sinh mẫu giáo tăng gấp 22 lần so với năm học 1975-1976). Trong sự phát
triển chung của ngành mẫu giáo, điều đáng phấn khởi là ở các huyện ngoại thành từ chỗ hầu
như chưa có gì thì đến nay hầu hết các xã đều có trường, lớp mẫu giáo. Tuy tỉ lệ huy động có
thấp hơn so với nội thành song lại có sự phát triển nhanh qua các năm học (năm học 1975-1976,
tỉ lệ huy động ở ngoại thành là 11% so với 21% của toàn thành phố thì đến năm học 1984-1985,
tỉ lệ huy động đã là 30% so với 47%).
Ngành học mẫu giáo phát triển nhanh nhờ tăng kinh phí đầu tư của thành phố (năm
học 1983-1984 đầu tư 31.700.986 đồng, tăng 30 lần so với năm học 1980-1981) và sự hỗ trợ
tích cực của quỹ phúc lợi các đơn vị (12-15%) và của nhân dân (6-10%).
Chỉ trong vòng 10 năm, trường lớp mẫu giáo đã có ở hầu hết các phường, xã là
một thắng lợi lớn. Mặc dù còn những mặt yếu về tỉ lệ huy động trẻ vào lớp, về quy cách
trường, lớp..v..v… song kết quả này là biểu hiện tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội, được các
tầng lớp nhân dân hoan nghênh và ủng hộ.
Chất lượng nuôi dạy từng bước đã có sự chuyển biến khá chắc, góp phần chuẩn bị
tốt việc đưa trẻ đúng độ tuổi vào lớp một cải cách giáo dục.
Mẫu giáo là một ngành học mới, cịn non trẻ. Tình hình kinh tế - xã hội cịn nhiều khó
khăn. Đời sống nhân dân lao động cịn nhiều thiếu thốn. Trong bối cảnh đó, sự phát triển về số
lượng và chất lượng của giáo dục mẫu giáo là một thành tựu to lớn, khẳng định tính ưu việt của
chế độ xã hội chủ nghĩa. Người lao động, chủ yếu là lao động nữ, được giải phóng sức lao động
có điều kiện tăng ngày cơng, tăng năng suất lao động, nguồn thu nhập được tăng thêm, con cái
được nuôi dạy tốt… đã cảm nhận sâu sắc ý nghĩa của sự đổi đời, càng thêm tin yêu chế độ,
càng hăng hái lao động sản xuất và góp cơng, góp sức xây dựng ngành học.
Trong những năm từ 1985 đến 1987, mặc dù chế độ, chính sách đối với giáo viên
quá thiếu thốn, đa số cán bộ, giáo viên ngành học mẫu giáo vẫn phát huy lòng yêu nghề, yêu trẻ,
cố gắng duy trì lớp để ni dạy các cháu. Đã chú trọng mở thêm các lớp mẫu giáo ở các quận có
đồng bào Thiên chúa giáo, người Hoa. Lớp mẫu giáo bán trú tăng thêm, có cả ở ngoại thành.
Trong khi cố gắng huy động trẻ ở cả 3 độ tuổi, đã chú trọng huy động thêm số trẻ 5 tuổi đến

trường góp phần đảm bảo tỉ lệ huy động trẻ vào lớp 1. Về chất lượng giáo dục, chuyển biến rõ
nét nhất là ở các trường trọng điểm, trường tiên tiến. Ở những trường này, trong một khung cảnh
sư phạm đẹp có tác động giáo dục thẩm mỹ, với hình thức giáo dục phong phú, linh hoạt phù
hợp với nhu cầu tâm lý của trẻ, dìu dắt trẻ hoạt động, tránh được lối giáo dục gị bó nên các cháu
đã được phát triển tính mạnh dạn, hồn nhiên, vui tươi trong học tập, vui chơi. Các cháu được
chăm sóc tồn diện: khoẻ mạnh, phát triển nhận thức, xây dựng được một số nền nếp học tập và
sinh hoạt, có ý thức tự phục vụ, giữ gìn vệ sinh cá nhân, mạnh dạn, hào hứng tham gia vào các
hoạt động, đặc biệt là hoạt động vui chơi có tính giáo dục - hoạt động chính của trường mẫu
giáo. Nhân cách của trẻ đã bộc lộ và sớm được bồi dưỡng.
Thắng lợi này trước hết thể hiện quan điểm đúng đắn của Đảng đối với thế hệ
mầm non, coi đây là “vấn đề xã hội to lớn, liên quan đến sự phát triển kinh tế và văn hoá
của đất nước”. Với tư tưởng “nếu chưa có chủ nghĩa xã hội cho người lớn thì trước hết

Trẻ em hơm nay – Thế giới ngày mai


Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
phải có chủ nghĩa xã hội cho trẻ em”. Thành uỷ và Uỷ ban nhân dân thành phố đã dành
nhiều điều kiện thuận lợi về kinh phí, về cơ sở vật chất… cho ngành học mẫu giáo cũng
như ngành nhà trẻ. Đó cũng là cơng lao đóng góp của đội ngũ cán bộ, giáo viên ngành
học. Nhận rõ trách nhiệm nặng nề trong việc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thuở ấu thơ, các
chị em đã vượt qua bao nỗi nhọc nhằn trong cuộc sống, gắn bó với nghề nghiệp, hết lịng
thương u các cháu, ln học hỏi kinh nghiệm, trau dồi nghiệp vụ, đã góp phần quyết
định tạo nên những thành cơng đáng q.
Trường mẫu giáo
(Đơn vị: trường)
Địa bàn
Tồn thành


1980
363

1985
381

1986
373

1987
371

Nội thành

267

270

260

226

Ngoại thành

96

111

113


123

Học sinh mẫu giáo
(Đơn vị: người)
Địa bàn
Toàn thành

1980
109.370

1985
122.064

1986
131.777

1987
135.830

Nội thành

82.210

92.593

101.346

104.594

Ngoại thành


26.160

29.471

30.431

31.236

2.2.2 Khu vực nhà trẻ:
Năm 1985, có 564 nhà trẻ, 4.850 cô nuôi dạy trẻ, 31.089 cháu. 100% phường, 65%
xã có nhà trẻ. So với năm 1975, số nhà trẻ tăng 56 lần, số cháu tăng 46 lần. Các nhà trẻ đều cải
tạo và xây dựng từ những cơ sở cũ, những nhà ở của tư nhân, nên điều kiện nuôi dạy trẻ gặp rất
nhiều hạn chế. Tranh thủ sự viện trợ của các tổ chức quốc tế, thành phố đã xây dựng được 5
nhà trẻ có quy mơ từ 100 đến 300 cháu.
UIPE (Union Internation de Protection des Enfants) giúp xây nhà trẻ Thành phố (số 4,
Trần Quốc Thảo, quận 3) thu nhận 300 cháu. UNICEF giúp xây 4 nhà trẻ quy mô 100 cháu mỗi
trường: nhà trẻ Nguyễn Tất Thành (quận 4), nhà trẻ 19/5 (quận 8), nhà trẻ Hữu Nghị (quận 11),
nhà trẻ Bông Hồng (huyện Củ Chi), tổ chức FCD (Fonds Cooperatin de Dévelopment) của Bỉ
giúp xây nông trại Tân Thắng (phường 16, quận Tân Bình) để cung cấp thịt, cá, trứng, rau xanh
cho các cháu ở nhà trẻ. Các cháu ở nơng trại có một nhà trẻ riêng. Tổ chức PI (Protection
International) và một số Việt kiều hảo tâm đã giúp đỡ tiền, đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị cho
các nhà trẻ.
Ngoài tiền đóng góp của cha mẹ, chính quyền hỗ trợ thêm tiền ăn cho các cháu.
Ngành y tế thường xuyên khám sức khoẻ định kỳ cho các cháu và cô nuôi dạy trẻ, tiêm chủng
phòng bệnh, phòng dịch theo mùa cho các cháu.

Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai



Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
2.3 Thời kỳ phấn đấu giữ vững chất lượng để ngành học mầm non được tồn tại trước
những biến động và thách thức của cơ chế thị trường. (Năm học 1988-1989 đến năm học 19891990)
Năm 1988, ngành Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ Em thành phố hợp nhất với ngành Giáo dục
xây dựng hệ thống giáo dục mầm non làm nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ từ 6 đến 71 tháng
tuổi. Phòng Giáo dục Mầm non được thành lập.
Trong những năm từ 1987 đến 1989, ngành học mầm non là ngành học bị tác động
mạnh nhất khi chuyển sang cơ chế thị trường, có nhiều dấu hiệu báo động sự tan rã của ngành
học nhất là ở khu vực nhà trẻ. Do nhận thức không đầy đủ và cả nhận thức lệch lạc về “xoá bao
cấp giáo dục”, các nhà trẻ, mẫu giáo được phân cấp cho phường, xã, xí nghiệp quản lý. Nhiều xí
nghiệp trong khi thực hiện cơ chế tự hạch toán thấy sự tồn tại của nhà trẻ, mẫu giáo là “gánh
nặng” nên đã xoá dần; phường xã không đủ ngân sách lo cho giáo dục mầm non nên cũng giảm
bớt trường, lớp; các cơ sở tốt của nhà trẻ, mẫu giáo - những điểm son về chủ nghĩa xã hội của
trẻ thơ trong những năm 1976 - 1980 trở thành những “mục tiêu” cho một sự hoạch định về các
cơ sở dịch vụ thương mại, du lịch, nhà hàng, khách sạn… của các nhà “kinh tế thị trường” để thu
lợi nhuận phục vụ lợi ích cục bộ của địa phương.
Sai lầm này đã dẫn đến một hậu quả đáng buồn: nhiều nhà trẻ bị xoá sổ nhất là ở
ngoại thành và cơ quan xí nghiệp; nhiều trường mẫu giáo bị đổi đến những nơi thiếu tiện nghi
hoặc bị thu hẹp diện tích. Do vậy, số cháu đến nhà trẻ, mẫu giáo giảm sút nghiêm trọng.
Những số liệu chứng minh:

Năm học
84-85

Nhà trẻ
564

Nhà trẻ
Số trẻ đến trường

31.089

Mẫu giáo
376

Mẫu giáo
Số trẻ đến trường
114.791
(47% trẻ

89-90

273

17.126

346

trong độ tuổi)
87.859

(9,5% trẻ

(34,5% trẻ

trong độ tuổi)

trong độ tuổi)

Đây là những năm tháng gian nan nhất của ngành học. Tồn tại và phát triển hay

tan rã? Câu hỏi này nếu chưa làm động lòng những ai đã mạnh tay sử dụng những cơ
sở tốt của nhà trẻ, mẫu giáo cho mục đích kinh doanh thì luôn luôn là nỗi day dứt, thôi
thúc các cán bộ giáo dục trước hết là cán bộ, giáo viên nhà trẻ, mẫu giáo suy nghĩ và
hành động nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngành học mầm non – “một bộ
phận rất quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành những con người mới xã
hội chủ nghĩa” – (trích Nghị quyết 14 của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục). Cán bộ, giáo
viên đã kiên trì bám trụ để giữ lại trường, lớp có thể giữ được, học sinh nhiều ít vẫn cứ
dạy.
Tồn ngành học mầm non từ đội ngũ cán bộ quản lý đến giáo viên xác định: Chỉ có
một con đường duy nhất để tồn tại và phát triển là phải quyết tâm nâng cao chất lượng nuôi dạy
trẻ bất luận dù khó khăn đến đâu. Chất lượng ni dạy trẻ sẽ là một minh chứng hùng hồn cho
sự cần thiết tồn tại và phát triển ngành.

Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai


Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Cán bộ quản lý ngành học các cấp vừa vận động thuyết phục, vừa đấu tranh có lý, có
tình, đồng thời đề xuất những biện pháp chấn chỉnh, khôi phục và phát triển ngành học.
Và Uỷ ban nhân dân thành phố đã có những chủ trương kịp thời đối với ngành học:


Chuyển nhà trẻ, mẫu giáo cho Phòng Giáo dục quận, huyện quản lý tồn diện.



Nghiêm cấm việc hốn đổi sai chức năng các cơ sở đã dành cho nhà trẻ, mẫu

giáo.

 Thực hiện xã hội hoá giáo dục, tận dụng sự hỗ trợ tích cực của mọi lực lượng
xã hội, các ban ngành và sự đóng góp của cha mẹ học sinh để từng bước cải tạo, nâng cấp cơ
sở vật chất phục vụ tốt cho việc nuôi dạy trẻ.
 Có chính sách cụ thể chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên mầm
non (nhất là giáo viên ở ngoại thành).
 Thực hiện đa dạng hoá các loại hình chăm sóc, giáo dục trẻ để tạo điều kiện cho
tất cả trẻ em ở lứa tuổi mầm non đều được chăm sóc, giáo dục và điều kiện sống được cải thiện.
Những quyết định đúng đắn và kịp thời này đã tạo được sự chuyển biến mới cho
ngành học. Đến năm 1989-1990, đã củng cố, ổn định và phát triển được nhiều loại hình chăm
sóc, giáo dục trẻ nhằm duy trì số lượng trẻ đến trường phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội còn
nhiều biến động. Bên cạnh hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo chính quy (273 nhà trẻ với 17.126 cháu và
346 trường mẫu giáo với 87.859 cháu), cịn có 278 nhóm trẻ gia đình ở 15/18 quận, huyện thu
nhận 5.348 cháu (nhà trẻ: 1783 cháu; mẫu giáo: 3556 cháu). Ngồi ra cịn có 13 đơn vị nhà trẻ mẫu giáo hợp nhất, 1 trường mẫu giáo thực nghiệm và 1 trường mẫu giáo dân lập. Tổng cộng
các loại hình giáo dục, chăm sóc trẻ của thành phố thu nhận được 18.956 cháu nhà trẻ (đạt
10,49% số cháu trong độ tuổi) và 91.424 cháu mẫu giáo (đạt 36% số cháu trong độ tuổi). Chất
lượng giảng dạy được giữ vững. Khối nhà trẻ thực hiện có kết quả nhiều chuyên đề. Chất lượng
chuyên môn khối mẫu giáo chuyển biến tốt. Các cháu học theo chương trình cải cách đã phát
triển tốt về nhiều mặt, phát huy được tính tích cực chủ động, thể hiện rõ sự hồn nhiên, thoải mái
trong các hoạt động. Các cháu thông minh, hoạt bát, mạnh dạn, tiếp thu kiến thức tốt.
Hưởng ứng “Năm thiếu nhi của Việt Nam” và phong trào thi đua do Bộ Giáo dục phát
động vận động toàn dân, toàn ngành tập trung chống suy dinh dưỡng cho trẻ.
Chất lượng ni có một bước tiến rõ rệt. 100% các đơn vị nhà trẻ, mẫu giáo đã triển
khai việc tính khẩu phần dinh dưỡng bữa ăn cho trẻ.
Chất lượng bữa ăn được nâng lên. Bằng nhiều biện pháp tích cực chủ động, nhà
trường đã kết hợp với gia đình thực hiện chế độ chăm sóc đặc biệt cho trẻ suy dinh dưỡng. Nhờ
vậy, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở nhà trẻ chỉ còn 21, 93%, ở mẫu giáo chỉ cịn 22,45% (trong khi đó,
tỉ lệ suy dinh dưỡng của các cháu nhà trẻ, mẫu giáo trong cả nước là 50%). Nhà trẻ thực hành
19/5 của thành phố có tỉ lệ cháu suy dinh dưỡng thấp nhất (nhà trẻ:5,74%, mẫu giáo:8,7%).
Quận 1 và quận 10 là hai đơn vị có tỉ lệ cháu suy dinh dưỡng thấp (quận 1: nhà trẻ 13,4%, mẫu
giáo 15%; quận 10: nhà trẻ 13%, mẫu giáo 20%).

Kết quả chống suy dinh dưỡng và chất lượng nuôi được nâng lên đã tạo được niềm
tin cho cha mẹ các cháu.
Nhờ sự hỗ trợ tích cực của ngành y tế, đã tiêm chủng cho 83,95% trẻ dưới 1 tuổi và
khám sức khoẻ định kỳ cho 83,73% cháu nhà trẻ và 76,8% cháu mẫu giáo.

Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai


Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Hội thi Bé khoẻ - Bé ngoan đã có tác động tốt trong việc khẳng định chất lượng nuôi
dạy tại các nhà trẻ và trường mẫu giáo chính quy, tạo điều kiện cho toàn xã hội nhận thức đúng
về sự nghiệp giáo dục mầm non đồng thời có tác dụng lớn trong việc nâng cao chất lượng nuôi
dạy. Việc thu một phần học phí một cách linh hoạt tuỳ theo đối tượng, tuỳ theo loại trường và
thực tế từng địa phương là một kinh nghiệm tốt. Từ nguồn thu này đã có thêm điều kiện chăm lo
đời sống các cơ, động viên phong trào thi đua và bổ sung thêm trang thiết bị.
Tuy nhiên, vẫn còn những điểm yếu: số học sinh mẫu giáo giảm nhiều (giảm 33.209
cháu so với năm học 1988-1989). Số cháu 5 tuổi ra lớp chỉ mới đạt 48,3% trong độ tuổi. Nguyên
nhân giảm sút là do cha mẹ muốn cho con đi học chữ, học ngoại ngữ ở nhà hoặc học ở những
lớp do tôn giáo mở. Tình trạng tơn giáo tự phát mở các lớp mẫu giáo ở nhiều qụận, huyện nằm
ngồi sự kiểm sốt, chỉ đạo của ngành giáo dục cần phải có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Tỉ lệ
cháu suy dinh dưỡng ở ngoại thành và vùng ven cịn cao (Bình Chánh, Tân Bình: trên 25%, quận
8, Củ Chi: trên 30%) do tiền ăn quá thấp, không đảm bảo dinh dưỡng cần thiết. Cán bộ phụ trách
giáo dục mầm non ở một số quận, huyện cịn thiếu và yếu. Số đơng cán bộ quản lý nhà trẻ còn
yếu về nghiệp vụ nên ảnh hưởng đến việc chỉ đạo chuyên môn.
3) Giáo dục Mầm non trong quá trình đổi mới giáo dục
(từ năm học 1990-1991 đến năm học 1994-1995)
 Năm học 1990-1991 mở đầu một giai đoạn mới có nhiều thuận lợi cho sự phát
triển giáo dục. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII (tháng 6/1991) đã xác định “Khoa học và công
nghệ, giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Nghị quyết cũng đã nêu: ”Khoa học và giáo dục

đóng vai trị then chốt trong tồn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, là
động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới…”
 Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ V (10/1991) đã nêu: ”Trong 5
năm tới tập trung sức nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo…”
Đối với ngành mầm non, dù chưa lấy lại được các cơ sở đã bị hốn đổi song cũng
ngăn chận khơng để tình trạng này tiếp diễn. Các địa phương cố gắng đầu tư thêm kinh phí để
sửa chữa, xây dựng cơ sở vật chất, nâng chất các điều kiện nuôi dạy trẻ. Phụ huynh cũng đóng
góp tích cực vào phần chi phí này.
 Chủ trương hợp nhất nhà trẻ, mẫu giáo thành trường mầm non theo chỉ thị của
Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý, tận dụng hết công năng cơ
sở vật chất, giảm biên chế trung gian, thuận tiện cho phụ huynh học sinh gửi con đã thu hút các
cháu đến trường nhiều hơn.
Quận Tân Bình là đơn vị đi đầu trong việc thực hiện loại hình trường mầm non ở
thành phố Hồ Chí Minh cũng là đơn vị đi đầu trong cả nước về việc thực hiện chủ trương này.
Thành phố đã đăng cai tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm về việc xây dựng trường mầm non cho
ngành học mầm non toàn quốc.

Đồng thời với việc hợp nhất nhà trẻ mẫu giáo, củng cố các nhà trẻ mẫu giáo
trong hệ thống chính quy, đặc biệt phát huy tác dụng đầu tàu của các trường trọng điểm của
thành phố và của địa phương, việc thực hiện đa dạng hoá các loại hình trường lớp (lớp mẫu
giáo 5 tuổi ngắn hạn, nhóm trẻ gia đình, trường lớp mẫu giáo dân lập, tư thục) đã huy động được
sự đóng góp của toàn xã hội nên số lượng trường lớp tăng đáng kể, góp phần tăng tỉ lệ huy động
cháu đến trường phù hợp đặc điểm từng địa phương.
 Ở năm học 1990-1991 năm đầu tiên của quá trình đổi mới giáo dục, toàn ngành
đã tổ chức học tập nghiêm túc Quyết định 55 của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo về: “Mục tiêu kế

Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai


Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em

www.mamnon.com
hoạch đào tạo nhà trẻ mẫu giáo…” đến từng giáo viên. Các đơn vị trường học, quận huyện,
thành phố đã căn cứ vào QĐ 55 để đặt mục tiêu phấn đấu và đánh giá phân loại các cơ sở giáo
dục mầm non cũng như đánh giá kết quả nuôi dạy của giáo viên.
 Ở khu vực nhà trẻ cũng là năm đầu tiên triển khai đại trà chương trình chỉnh lý
của Bộ Gíáo Dục & Đào Tạo thành phố, cũng đã xây dựng các chuyên đề thành phố cho nhóm
cơm nát, chuyên đề trang bị sân chơi. Chuyên đề sân chơi đã góp phần tích cực trong việc cải
tạo sân chơi, bổ sung đồ chơi ngoài trời vừa đáp ứng yêu cầu giảng dạy, giúp cô tổ chức tốt hoạt
động vui chơi ngồi trời cho trẻ, trẻ có điều kiện hoạt động tích cực, chạy nhảy thoải mái, cháu
chơi ngồi trời tốt nên ăn ngon, ngủ khỏe và lên cân. Mặt khác chuyên đề này cũng tạo điều kiện
cho các nhà trẻ thay da đổi thịt, tạo sức hút đối với phụ huynh và cháu.
Sở Giáo Dục & Đào Tạo phát động phong trào thi vẽ tranh phục vụ chương trình
học. Nhiều giáo viên nhà trẻ đã tích cực hưởng ứng gởi tranh dự thi. Kết quả có các đơn vị sau
đây đạt giải:


Nhà trẻ Hoa Cúc phường 7 quận 3 đạt giải nhất



Nhà trẻ 30/4 quận 1 và nhà trẻ 2/9 quận 10 đạt giải nhì.


khuyến khích.

Nhà trẻ nhà máy sợi Đơng Nam, nhà trẻ P.17, P.1 quận Tân Bình đạt giải

Thành phố đã chọn 12 bộ truyện (38 hình) để công ty Sách và Thiết Bị sản xuất
phục vụ ngành.
 Ở khu vực mẫu giáo: tập trung nâng chất lượng giảng dạy ở các lớp mẫu giáo 5

tuổi. Thực hiện các chuyên đề Làm quen với Toán và Làm quen chữ cái nhằm rút kinh nghiệm
việc chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1 phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi. Đồng thời cũng đã tích
cực thực hiện thể nghiệm chương trình cải cách tại các trường: Hoa Lư quận 1, Măng non I quận
10, Bông Sen Củ Chi, Tuổi Ngọc quận Tân Bình để chuẩn bị triển khai chương trình cải cách ra
đại trà.

Hội thi “Bé khoẻ Bé ngoan” đã trở thành hội thi truyền thống của ngành, một
hoạt động thực chất có tác dụng sâu rộng đến từng đơn vị nhà trẻ mẫu giáo và đến tận từng giáo
viên. Hội thi của những mầm non nhỏ nhất xã hội, đã có một ảnh hưởng lớn trong việc phát động
các gia đình, các tổ chức ni dạy trẻ cùng toàn xã hội nâng cao chất lượng ni dạy cháu để
đạt mục đích chống suy dinh dưỡng, tạo điều kiện cho bé phát triển toàn diện cả về thể chất và
trí tuệ. Kết quả lớn nhất của phong trào thi Bé khoẻ Bé ngoan là đã nâng cao chất lượng ni
dạy của giáo viên, đánh giá chính xác phong trào thi đua thông qua kết quả thể hiện trên trẻ, có
tác dụng sâu rộng trong việc tuyên truyền phịng chống suy dinh dưỡng, nâng uy tín các nhà trẻ
mẫu giáo chính quy, xã hội đánh giá tầm quan trọng hoạt động của ngành học mầm non ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của trẻ.

Để nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ và theo yêu cầu gởi trẻ của phụ huynh
trường lớp mẫu giáo bán trú, đòi hỏi phải phát triển mạnh, số trẻ học bán trú ngày càng đơng.
 Chính từ chất lượng ni dạy trẻ có sự tiến bộ rõ rệt, yêu cầu trường lớp bán trú
phát triển mạnh, cùng với sự tham mưu tích cực của ngành đã tạo sự thay đổi trong nhận thức,
tư duy của các cấp lãnh đạo địa phương đối với ngành học mầm non. Ở năm học 1992-1993
phần lớn các quận huyện có nhiều cố gắng cung cấp kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,
xây mới và sửa chữa trường lớp cho ngành học mầm non. Sở GD&ĐT cũng đã rót kinh phí
chống xuống cấp theo khu vực ngoại thành. Việc làm này đã tạo nên bộ mặt khang trang cho nhà

Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai


Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em

www.mamnon.com
trẻ mẫu giáo. Đây là yếu tố quan trọng giúp trường nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ, tạo môi
trường sư phạm thu hút cháu rõ rệt. Bên cạnh đó phong trào làm sạch môi trường được sự chỉ
đạo thực hiện buộc các quận huyện phải quan tâm đến cơng trình nước sạch, hố tiêu sạch (nếu
chưa đủ kinh phí cải tạo sửa chữa tồn trường).
 Quận Tân Bình là đơn vị có nhiều sáng kiến và đi đầu trong việc sửa chữa, xây
dựng mới các cơ sở giáo dục mầm non. Ngồi việc sử dụng kinh phí nhà nước cấp, quận Tân
Bình đã đi đầu trong việc thanh lý các cơ sở điểm lẻ, xuống cấp để tập trung xây mới các trường
mầm non.
Từ hội nghị về cơ sở vật chất của ngành học mầm non thành phố được tổ chức
quy mô và công phu cho cán bộ quản lý giáo dục và lãnh đạo UBND các quận huyện vào
tháng 10/1993 tại Tân Bình đã rút ra nhiều bài học lớn và có mơ hình cụ thể cho các quận
huyện học tập. Sau hội nghị đã có nhiều quận huyện quyết tâm học tập Tân Bình như:
Q.1, Q.3, Q.5, Gị Vấp. Công tác tham mưu xây dựng, cải tạo CSVC cho ngành học mầm
non tại các quận huyện chuyển biến rõ rệt. Có quận huyện gần như thay đổi tồn diện bộ
mặt của ngành học mầm non tại địa phương. Việc làm này đã tạo một bước chuyển biến
quan trọng trong chất lượng nuôi dạy trẻ và được phụ huynh càng tin yêu tín nhiệm và
cũng tích cực tham gia xây dựng trường.
Chỉ tính riêng năm học 1993-1994 tổng kinh phí dành cho GDMN sửa chữa, xây mới,
mua sắm trang thiết bị đã lên đến 22.731.300 đồng.
Trong đó


Xây mới:



Sửa chữa:

4.028.474.059đ




Trang bị:

2.561.632.307đ

16.141.393.640đ

Trong đó:


Ngân sách nhà nước cấp: 20.712.838.716đ



Phụ huynh đóng góp:

2.018.461.290đ

Vào những năm tiếp theo, hàng loạt trường mầm non được xây dựng mới đúng
quy cách, trang bị đầy đủ, khá hiện đại đã được thực hiện tại các quận, các trường như: Bàu
Cát, MN Quận (Tân Bình), MN 25, MN26 (quận 5), MNTH 19/5.
Năm học 1994-1995, tổng kinh phí xây mới, cải tạo, trang bị cho ngành học mầm non
là: 35.709.090.000đ ( so với năm học trước tăng hơn 12 tỉ). Trong đó ngân sách nhà nước cấp là
23.915.616.000đ và từ các nguồn thu khác và đóng góp của phụ huynh là: 11.793.474.000đ
Trong 5 năm (1990-1995) của quá trình đổi mới giáo dục, ngành GDMN thành
phố đã có một sức bật mạnh mẽ, được ổn định, phát triển mạnh về số lượng, nâng cao
chất lượng nuôi dạy cháu rõ rệt. Việc cải tạo và xây dựng mới nhiều trường lớp khang
trang đẹp đẻ văn minh hiện đại đầy đủ tiện nghi đã làm thay đổi bộ mặt của ngành Giáo

Dục Mầm Non thành phố, ngày càng đáp ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ. Các trường
được xây dựng mới vào thời điểm này cũng chính là những trường vào thập niên 2000 có
đủ điều kiện để được cơng nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai


Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Về việc huy động trẻ đến trường
Năm học
90-91
91-92
92-93
93-94
94-95

% cháu vào NT

% cháu vào MG

17371
(9,08%)
19539
(8,15%)
19.877
(8,28%)
21.914
(13,4%)
22.517

(13,91%)

% cháu 5 tuổi đi học

85802
(38,79%)
94875
(43,32%)
104.174
(47,3%)
106.395
(54,77%)
115.524
(59,69%)

4) Giáo dục Mầm non thành phố trong quá trình phát triển giáo dục
1995, 1996 đến năm 2004-2005)

39186
(49,53%)
41570
(56,5%)
45.509
(68,2%)
53.137
(75,57%)
54.397
(83,80%)
(Năm học


Nghị quyết Trung ương 2 ra đời đáp ứng mong muốn của toàn Đảng, toàn dân về
đổi mới giáo dục và đào tạo, tạo ra cơ hội quan trọng để giáo dục và đào tạo phát triển đáp ứng
u cầu trong cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngày 22/01/1997, Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đã thơng qua chương trình hành
động thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ hai của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về giáo
dục đào tạo. Thành phố đã lấy năm 1999 làm năm giáo dục, một cơ hội tốt cho Giáo Dục Đào
Tạo thành phố có bước phát triển tốt.
Năm học 2001-2002 là năm đầu tiên thành phố thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, tạo
bước chuyển biến quan trọng về số lượng và chất lượng.
Riêng về Giáo Dục Mầm non thành phố, các bậc phụ huynh học sinh đã nhận thức
được tầm quan trọng của việc đưa trẻ đến trường mầm non. Ở các năm 2001, 2002, 2003 số
lượng trẻ được chăm sóc ở các loại hình giáo dục nhà trẻ, nhóm trẻ, trường mẫu giáo, trường
mầm non đã đạt và vượt chỉ tiêu của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo.
Có thể nói ngành học mầm non ngày càng được đa dạng hóa bởi các loại hình
trường lớp như cơng lập, bán cơng, dân lập tư thục; trong đó loại hình trường cơng lập vẫn giữ
vai trò chủ đạo.
Giáo dục Mầm Non đã đầu tư nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ, đồng thời thực hiện đầy đủ và có chất lượng các nội dung chuyên môn do Bộ chỉ
đạo như: đổi mới hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ 3-5 tuổi, thực hiện đổi mới môi trường hoạt
động cho trẻ mầm non, thực hiện chuyên đề nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với Tốn,
thực hiện chương trình quốc gia “phòng chống suy dinh dưỡng”, chuyên đề phòng chống béo
phì, tăng cường an tồn vệ sinh thực phẩm…
Về ni dưỡng và chăm sóc :
+ Học sinh mẫu giáo bán trú : 85%
+ Tỉ lệ học sinh được quản lý sức khỏe bằng phiếu theo dõi sức khỏe trẻ em: 99,5%
+ Tỉ lệ học sinh được khám sức khỏe định kỳ: 96%

Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai



Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
+ Tỉ lệ hạ suy dinh dưỡng cân nặng: 3,8% trên tổng số trẻ tương đương với 73.7%
so với số trẻ thiếu cân (theo tuổi) đã nhận vào.
+ Tỉ lệ hạ suy dinh dưỡng chiều cao: 1,4% trên tổng số trẻ tương đương với 56.3%
so với số trẻ thiếu chiều cao (theo tuổi) đã nhận vào.
+ Tỉ lệ hạ thừa cân béo phì: 2,4% trên tổng số trẻ tương đương với
số trẻ TC, BP nhận vào.

30% so với

+ Một trong những giải pháp phịng chống suy dinh dưỡng có hiệu quả là tăng tỷ lệ
học sinh mẫu giáo bán trú. Năm nay tăng 2% so với năm học trước, ở khu vực ngoại thành tăng
nhanh trong đó huyện Hóc Mơn đã có 100% trường bán trú với 85% học sinh mẫu giáo bán trú.
+ Giải pháp xây dựng mơ hình chăm sóc, ni dưỡng tốt thay thế mơ hình phịng
chống suy dinh dưỡng đã được cơ sở xây dựng với nội dung hoạt động một cách toàn diện giúp
trẻ phát triển, phịng bệnh một cách tốt nhất thay vì chỉ đặt trọng tâm chống bệnh suy dinh
dưỡng.
+ Không để xảy ra ngộ độc thực phẩm do cơ sở đã tuân thủ thực hiện đồng loạt
nhiều giải pháp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như:
° Mua thực phẩm an tồn thơng qua hợp đồng mua bán một cách chặt chẽ để giải
quyết cơ bản về nguồn nguyên liệu an tồn.
° Tổ chức bếp ăn theo quy trình bếp một chiều. Hướng dẫn cụ thể các biện pháp đề
phòng các mối nguy ở tất cả các công đoạn chế biến thực phẩm cho đến bàn ăn của trẻ.
° Thực hiện lưu mẫu thức ăn nghiêm túc để kiểm tra khi cần thiết.
° Thực hiện đào tạo bồi dưỡng cho cấp dưỡng của các trường Mầm non. Hiện nay
có 50% cấp dưỡng tồn thành phố có chứng chỉ kỹ thuật viên sơ cấp và trung cấp nấu ăn. Do có
kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, các cấp dưỡng đã thực hiện tốt các qui
trình về vệ sinh trong chế biến thức ăn cho trẻ. Tuân thủ chặt chẽ các qui định về vệ sinh tại bếp
ăn, giảm thiểu tối đa các nguy cơ dẫn đến ngộ độc thực phẩm .

+ Làm tốt công tác tuyên truyền bằng chính sự nỗ lực của cơ sở cùng với sự giúp đỡ
của ngành y tế, của các nhà tài trợ, nhà trường đã có các nội dung, hình ảnh dễ hiểu, đẹp mắt đã
thu hút được sự chú ý, quan tâm ủng hộ, đồng tình hợp tác của phụ huynh về việc chăm sóc,
ni dưỡng trẻ ở trường cũng như tại nhà. Hiệu quả thể hiện rõ qua theo dõi kết quả cân đo định
kỳ của trẻ.
Nhận định về Giáo Dục Mầm Non trong 10 năm
của quá trình phát triển giáo dục thành phố.
1. Về quy mô:
a. Đã phủ kín nhà trẻ, mẫu giáo theo đơn vị phường, xã, thị trấn từ trung tâm
thành phố đến ngoại thành vùng sâu vùng xa.
Tính đến năm 2005-2006 đã huy động 37,29% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 87,87%
trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đến trường. Vượt chỉ tiêu phát triển giáo dục mầm non tồn quốc đến

Trẻ em hơm nay – Thế giới ngày mai


Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
năm 2010 (18% trẻ nhà trẻ và 67% trẻ mẫu giáo). Trong đó cháu NT học bán trú là 100%, cháu
mẫu giáo học bán rú trên 80%.
Để có cái nhìn đầy đủ, trọn vẹn về sự phát triển mạnh mẽ của Giáo dục mầm non
thành phố trong quá trình 30 năm hình thành, xây dựng và phát triển, xin được chứng minh bằng
những con số ở những cột mốc phát triển của ngành vào những năm học kết thúc từng giai
đoạn:
Năm học
1976-1977
(kết thúc 2 năm
cải tạo & xây
dựng)
1989-1990

(kết thúc quá
trình cải cách
giáo dục)
1994-1995
(kết thúc quá
trình đổi mới
giáo dục)
2005-2006
(đánh dấu quá
trình của 30 năm
xây dựng và
phát triển ngành)

% cháu đến NT
5.010

%cháu đến MG
77.841
21%

% cháu học BT
2.000
2,56%

% cháu MG 5 t

17.126
9,5%

87.859

34,5%

34.282
39%

39.186
48,3%

22.517
13,91%

115.524
59,69%

63.058
54,58%

54.397
83,8%

46.291
37,29%

181.358
87,87%

166.849
85%

71.208

98,38%

Đây là những con số biết nói, những con số chứng minh hùng hồn về yêu cầu của xã hội
đối với sự phát triển của ngành, đồng thời cũng chứng minh những bước đi vững chắc
của ngành trong 30 năm xây dựng và phát triển, khẳng định với xã hội về sứ mạng chăm
sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non của các trường lớp mà xã hội đã giao phó, khẳng
định uy tín về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của ngành học mầm non thành phố,
khẳng định niềm tin yêu của phụ huynh, của xã hội đối với ngành học mầm non, khẳng
định 30 năm xây dựng phát triển ngành tuy rất gian khổ với nhiều thăng trầm có những
giai đoạn báo trước nguy cơ tan rã ngành giáo dục mầm non nhưng đội ngũ cán bộ quản
lý, giáo viên của ngành đã quyết tâm đứng vững vuợt qua bao khó khăn để xây dựng
ngành học mầm non thành phố phát triển vững chắc những ngày hôm nay.
b. Về trường, lớp bán trú:
Khẳng định chủ trương đứng đắn của Đảng và nhà nước, khẳng định tính ưu việt của
chế độ đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non của thành phố. Sau ngày Saigon giải
phóng, hầu hết trường lớp mẫu giáo học một buổi. Từ sau ngày 13/10/1975 Ủy Ban Nhân dân
thành phố có chủ trường dành và nhường những nhà đẹp có điều kiện tổ chức cho trẻ học cả
ngày để cha mẹ bé yên tâm. Kỷ niệm về những ngày đầu sau giải phóng xây dựng trường lớp
mẫu giáo bán trú thật khó quên.
Hưởng ứng chủ trương tổ chức ăn trưa cho các cháu tại trường trong điều kiện
khơng có bếp, khơng có phòng ngủ nhưng Ban giám hiệu trường mẫu giáo thực hành đã ý thức
được trách nhiệm trong yêu cầu chăm sóc trẻ cả ngày, giải phóng phụ nữ, giải phóng sức lao
động. Để giữ được các cháu cả ngày, nhà trường đã mua 3 ông táo để nấu cơm, dọn bàn ghế ra
hành lang để ăn cơm và lau dọn lớp sạch sẽ cho cháu ngủ trưa. Chỉ sau 5 ngày chuẩn bị nhà
trường đã tổ chức ăn trưa được cho 140 cháu. Sau đó các quận 1, 3, 5, 10, Phú Nhuận, Thủ
Đức cũng đã triển khai một số lớp bán trú.

Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai



Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Có những trường ở gần nhau như: Vườn Hồng, Họa Mi, Hịa Bình quận 3 đã tổ chức
bếp ăn chung… Có những trường quá chật hẹp như: trường Đoàn Kết (Nhà Bè) chỉ có 1 căn
nhà nhỏ ở giữa khu lao động, vừa đủ chỗ cho 50 cháu ngồi học nhưng 2 cơ giáo Phước và
Phương đã rất tận tình chăm sóc cháu, phụ huynh tin cậy gởi cả ngày và mang cơm đến lớp để
cô tổ chức cho các bé ăn.
Để thực hiện tốt bếp ăn phục vụ cháu, chị em giáo viên ở quận 10 đã nhường phần
thịt tiêu chuẩn hằng tháng của mình (lúc bấy giờ các chế độ đều theo phân phối định mức) để
đảm bảo dinh dưỡng cho các cháu.
Kết thúc năm học 1976-1977 đã có 37 trường, tổ chức cho 2000 bé mẫu giáo học
bán trú đạt tỉ lệ 2,56%.
Đây là con số thật khiêm tốn của các buổi học đầy gian lao nhưng cũng chính là con
số thể hiện lịng quyết tâm của ngành thực hiện một chủ trương đứng đắn của Đảng và nhà
nước, đó cũng chính là những viên gạch đầu tiên với những bài học kinh nghiệm đầu tiên từng
bước xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cho 30 năm sau.
Kết thúc năm học 2005-2006 đã có 100% cháu lứa tuổi nhà trẻ và 85% cháu mẫu
giáo học bán trú.
Để có một số lượng học sinh mẫu giáo học bán trú như hiện nay địi hỏi số lượng,
quy mơ trường lớp phải tăng đồng bộ, điều kiện chăm sóc giáo dục ngày càng hiện đại mới đáp
ứng được nhu cầu gửi trẻ của xã hội. Từ đó tăng học sinh học mẫu giáo bán trú trong 30 năm
qua là một con số đáng nể.
Xin được so sánh:
+ Học sinh huy động vào trường lớp mầm non sau 30 năm tăng 103.517 cháu (76-77 là
71.591 cháu)
+ Học sinh học bán trú sau 30 năm tăng 164.849 cháu (76-77 là 2.000 cháu).
2. Về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ:
Ngành Giáo dục mầm non đã giải quyết rất tốt trên cả hai lĩnh vực chăm sóc và giáo
dục, đã phịng chống suy dinh dưỡng dư cân béo phì cho trẻ; chuẩn bị tốt về tâm thế học tập và
phát triển ngôn ngữ cho trẻ vào lớp một bậc Tiểu học.

3. Về điều kiện phát triển:
Thành phố Hồ Chí Minh là một địa phương có hệ thống trường lớp mầm non đảm
bảo yêu cầu chuẩn chất lượng (trong đó có nhiều trường thuộc khu vực ngoại thành) được Bộ
Giáo Dục & Đào Tạo công nhận, các tỉnh thành bạn đến tham quan học tập. Hiện có nhiều đơn vị
có thể sánh được với các trường tiên tiến trong khu vực.
4. Về công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia;
Tính đến tháng 5/2006 đã có 33 trường được thẩm định và cơng nhận trường đạt
chuẩn quốc gia, trong đó có 05 trường thuộc khu vực nơng thơn. Có 18/24 quận huyện đã có
trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó có quận 5 đạt 4 trường, huyện Hóc Mơn đạt 2 trường).

Trẻ em hơm nay – Thế giới ngày mai


Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trường Mầm non Họa Mi 1 và Họa Mi 2 quận 5 là những trường trong đợt đầu tiên
cả nước được công nhận đạt chuẩn quốc gia khu vực thành thị giai đọan 2000-2005.
LỜI KẾT
Chặng đường 30 năm cải tạo, xây dựng và phát triển sự nghiệp Giáo dục Mầm non
thành phố là một chặng đường đầy vinh quang nhưng cũng lắm chơng gai khó khăn và phức tạp,
đã có những năm tháng đứng trước nguy cơ tan rã của ngành, vừa cải tạo cơ sở giáo dục cũ
của Mỹ ngụy vừa xây dựng, phát triển và đổi mới nền giáo dục xã hội chủ nghĩa theo đường lối
quan điểm giáo dục của Đảng, suốt 30 năm kiên trì phấn đấu qua nhiều bước thăng trầm, ngành
Giáo dục Mầm non thành phố đã từ chỗ hầu như khơng có gì đến nay đã xây dựng được hệ
thống trường mầm non đều khắp 24 quận huyện đảm nhiệm việc chăm sóc giáo dục trẻ từ 4
tháng đến 72 tháng tuổi đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân lao động được cha mẹ học sinh
và xã hội tín nhiệm, tin yêu.
Tuy vậy, Giáo dục Mầm non thành phố vẫn còn một số bất cập như chưa huy động
được 100% ở vùng khó khăn đến lớp; chất lượng quản lý và giáo dục chưa thật sự đồng đều
nhất là giữa các trường công lập và bán công với các trường tư thục dân lập, nhóm trẻ gia đình;

giữa trường ở trung tâm thành phố với những vùng dân cư khó khăn.
Thành tựu về Giáo dục mầm non thành phố 30 năm qua thật to lớn rất đáng tự hào, là
điểm son của nền giáo dục sau giải phóng. Những kinh nghiệm quý báu từ những thành công và
hạn chế trong chặng đường 30 năm qua giúp cán bộ giáo viên ngành học tự khẳng định mình,
thêm nghị lực, ý chí quyết tâm đưa sự nghiệp giáo dục mầm non thành phố vươn lên mạnh mẽ
sánh vai với giáo dục mầm non các nước trong khu vực, mãi xứng đáng với niềm tin yêu của
Đảng bộ chính quyền và nhân dân thành phố, xứng đáng với sự hy sinh cao cả của đồng bào,
của nhà giáo đã đấu tranh xây dựng sự nghiệp giáo dục cách mạng.

Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai



×