ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------
LÊ THỊ LAN ANH
MỘT SỐ YẾU TỐ TÂM LÝ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
CỦA HỌC SINH THPT
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI – 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------
LÊ THỊ LAN ANH
MỘT SỐ YẾU TỐ TÂM LÝ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
CỦA HỌC SINH THPT
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số
: 62.31.80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Người hướng dẫn khoa học : GS.TS Trần Thị Minh Đức
HÀ NỘI – 2012
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...........................................................................................
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................
2. Mục đích nghiên cứu. ................................................................................
3. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................
4. Khách thể nghiên cứu................................................................................
5. Giả thuyết nghiên cứu ...............................................................................
6. Nội dung nghiên cứu .................................................................................
7. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................
8. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..............................................................
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ..................................
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.................................................................
1.1.1. Những nghiên cứu về bạo lực học đường trên thế giới ........................
1.1.2. Một số cơng trình nghiên cứu về bạo lực học đường ở Việt Nam ........
1.2. Các khái niệm liên quan đến đề tài ..................................................... 15
1.2.1. Hành vi bạo lực ............................................................................... 15
1.2.2. Hành vi bạo lực học đường ............................................................. 19
1.2.2.1. Khái niệm hành vi bạo lực học đường .......................................... 19
1.2.2.2. Các hình thức bạo lực học đường .....................................................
1.2.3. Các yếu tố tâm lý cá nhân ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường
.................................................................................................................. 21
1.2.4. Các yếu tố xã hội tác động đến hành vi bạo lực học đường ............. 27
1.2.4.1. Yếu tố kinh tế và yếu tố văn hóa .................................................. 27
1.2.4.2. Giáo dục gia đình .............................................................................
1.2.4.3. Ảnh hưởng của bạn bè ......................................................................
1.2.4.4. Giáo dục nhà trường ..................................................................... 33
1.2.5. Một số đặc điểm tâm lý đặc trưng của Học sinh THPT ................... 34
CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........
2.1. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................
2.1.1. Nghiên cứu về mặt lý thuyết................................................................
2.1.2. Nghiên cứu về mặt thực tiễn ...............................................................
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................
2.2.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu ..........................................................
2.2.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi ............................................................
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu ............................................................ 43
2.2.4. Phương pháp xử lí số liệu bằng SPSS .............................................. 44
2.2.5. Biện pháp tác động qua tham vấn tâm lý ......................................... 45
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................48
3.1 Trải nhiệm của học sinh về hành vi bạo lực học đường. ...................... 49
3.2. Đánh giá các kiểu hành vi trước các tác nhân kích thích .................... 55
3.3. Một số yếu tố tâm lý cá nhân ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học
đường của học sinh THPT trên địa bàn nghiên cứu ................................... 63
3.3.1. Nhận thức ........................................................................................ 63
3.3.1.1. Nhận thức của học sinh THPT về các hình thức bạo lực học đường
.................................................................................................................. 62
3.3.1.2. Nhận thức về mục đích của hành vi bạo lực ................................. 67
3.3.1.3. Nhận thức về hậu quả của hành vi bạo lực.................................... 70
3.3.2. Các xu hướng hành vi khi xuất hiện cảm xúc tức giận và thất vọng. 74
3.4. Một số yếu tố tâm lý xã hội ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường
của học sinh THPT trên địa bàn nghiên cứu .............................................. 82
3.4.1. Giáo dục gia đình ............................................................................ 82
3.4.2. Giáo dục nhà trường ........................................................................ 89
3.4.3. Mối quan hệ bạn bè ......................................................................... 95
3.4.4. Hoạt động vui chơi giải trí mà học sinh tham gia ............................ 99
3.5. Tác động qua tham vấn tâm lý.......................................................... 103
3.5.1. Trường hợp 1 ................................................................................ 103
3.5.2. Trường hợp 2 ................................................................................ 108
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 114
1. Kết luận .............................................................................................. 114
2. Kiến nghị một số biện pháp ................................................................. 115
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1. Hành vi bạo lực tinh thần của học sinh THPT ………………………..50
Biểu đồ 2. Hành vi bạo lực thể chất của học sinh THPT …………………………53
Biểu đồ 3 . Các hành vi phản ứng khi có tác nhân kích thích ……………………56
Biểu đồ 4. Nhận thức của học sinh THPT về các hình thức bạo lực học………...64
Biểu đồ 5. Các biểu hiện hành vi khi học sinh cảm thấy tức giận………………..75
Biểu đồ 6. Các biểu hiện hành vi khi học sinh cảm thấy thất vọng………………79
Biểu đồ 7. Cách thức dạy bảo của bố mẹ khi học sinh làm hỏng việc, không vâng
lời……………………………………………………………………………….….83
Biểu đồ 8. Thời gian và mức độ thành thạo của các hoạt động vui chơi giải trí của
học sinh……………………………………………………………………….........99
Bảng 1. Hành vi bạo lực tinh thần của học sinh THPT …………….………...........49
Bảng 2. Hành vi bạo lực thể chất của học sinh THPT …………………………….53
Bảng 3. Các biểu hiện hành vi của học sinh khi bị các tác nhân kích thích……...56
Bảng 4. Các biểu hiện hành vi và các mức độ hành vi khi học sinh tức giận…….74
Bảng 5. Các biểu hiện hành vi và các mức độ hành vi khi học sinh thất
vọng………………………………………………………………………………...78
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay trên thế giới, nạn bạo lực học đuờng và bắt nạt học đường đang
ngày một tăng nhanh, đặc biệt là các vụ bạo lực học đường có sử dụng đến vũ khí.
Tại Châu Á, theo một nghiên cứu của chính phủ Nhật Bản thì nạn gây hấn trong các
trường học với bạn đã tăng hơn 5% trong năm 2003 so với các năm trước đó. Các
vụ bắt nạt trong các trường học lên tới đỉnh điểm vào năm 1995 với 60.096 vụ. Còn
ở Hàn Quốc, khoảng cuối tháng 2 năm 2007, Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho biết: Nạn
bạo lực học đường đã gia tăng ở nước này: 15,9% học sinh thú nhận từng nếm mùi
bạo lực ở trường học.
Tại Châu Âu, hiện tượng bắt nạt học đường thường xuyên xảy ra ở trường
tiểu học, liên quan tới khoảng 15% số học sinh, ở trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh bắt
nạt từ 3% - 10%, với mức độ cao đột biến ở độ tuổi 13 – 14. Ở Anh, trong năm học
2007, cảnh sát buộc phải xuất hiện tại trường học hơn 7.300 lần, nhưng thực sự trên
toàn nước Anh, bạo lực học đường có thể lên đến 1000 vụ, do khoảng 1/3 nhân viên
cảnh sát quên nhập dữ liệu. Ở Đức, năm 2008 có khoảng 60.000 học sinh tham gia,
tăng 2.500 em so với năm trước. Hơn thế, bạo lực băng đảng trên các đường phố
cũng đang ngấm dần vào các trường học.
Ở Nam Phi, hơn 1/5 học sinh bị tấn cơng tình dục trong trường học. Ủy ban
quyền con người Nam Phi cho biết 40% trẻ em được phỏng vấn tiết lộ các em là
nạn nhân của bạo lực học đường.
Tại Mỹ, nghiên cứu của hội đồng phòng chống tội phạm quốc gia khẳng định
43% học sinh cả nam lẫn nữ thuộc độ tuổi từ 13 – 17 tuổi đã từng bị dọa nạt hoặc
chế giễu trên Internet.[9]
Riêng ở Việt Nam, bạo lực học đường đã và đang là mối lo ngại của ngành
giá dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Theo thống kê của cục cảnh sát điều tra về
1
trật tự xã hội thì trong 5 năm có 47.000 vụ phạm pháp hình sự do học sinh, sinh
viên gây ra. Tuy nhiên trên thực tế, con số đó đang ngày một tăng lên và những nạn
nhân của những vụ bạo lực học đường là không thể kể hết.
Môi trường học đường - nơi mà chúng ta biết đến với những khẩu hiệu:
“Tiên học lễ, hậu học văn”, “Dạy chữ, rèn người lại là nơi nhiều em học sinh “tặng”
cho bạn của mình những cái tát, những cú đấm, đá, là “đánh nhau hội đồng”, đánh
“vì nhìn đối phương khơng vừa mắt”, “đánh để chứng tỏ mình giỏi”,...nơi mà những
hành động túm tóc, xé áo, đấm đá,…và việc sử dụng hung khí như dao, mã tấu, ống
nước vạt nhọn…để thanh toán lẫn nhau. Các hành vi nêu trên cho thấy bạo lực học
đường bao gồm hàng loạt các hành vi ở các cấp độ khác nhau. Bạo lực học đường
không chỉ xảy ra trong phạm vi trường học mà có thể là ở những địa điểm khác
ngòai trường học (quán nước, qn game, ngịai sân cỏ…). Đó là lí do dẫn đến kết
luận của nhiều người: “Gần đây bạo lực học đường đang “biến tướng” rất nguy
hiểm”. Tất cả những điều đó cho thấy tình trạng bạo lực học đường ngày một nguy
hiểm về mức độ và tính chất bạo lực.
Một thực tế mà ai cũng nhận thấy rõ là báo chí đã tốn khơng ít giấy mực cho
ra những bài viết về tình trạng bạo lực học đường, về những nguyên nhân, về các
giải pháp…nhằm góp phần giúp giảm bớt tình trạng bạo lực học đường đang bùng
phát ngày một mạnh mẽ hơn. Trong một hệ thống những vấn đề, lí do dẫn đến tình
trạng bạo lực học đường, chúng ta không thể bỏ qua một vấn đề hết sức quan trọng
là những yếu tố tâm lý dẫn đến hành vi bạo lực học đường. Việc phân tích những
yếu tố tâm lý dẫn đến hành vi bạo lực học đường chính có ý nghĩa quan trọng giúp
chúng ta có thể vạch ra những giải pháp cụ thể để góp phần thiết thực nhằm giảm
bớt hành vi bạo lực học đường, từ đó góp phần giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng bạo
lực học đường, một vấn đề gây bức xức và nhức nhối trong dư luận xã hội.
Với ý nghĩa như vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Một số yếu tố tâm lý
ảnh hưởng tới hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT”.
2
2. Mục đích nghiên cứu.
Phân tích một số yếu tố tâm lý dẫn đến hành vi bạo lực học đường của học
sinh THPT. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị giúp giảm thiểu hành vi bạo lực học
đường, trong đó có biện pháp tác động thơng qua tham vấn tâm lý cho học sinh
THPT.
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số yếu tố tâm lý cá nhân và một số yếu tố tâm lý xã hội ảnh hưởng đến
hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT.
4. Khách thể nghiên cứu
- 200 học sinh tại trường THPT Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội, trong đó:
+ Học sinh khối lớp 11: 100.
+ Học sinh khối lớp 12: 100.
- Phỏng vấn sâu 05 học sinh có hành vi bạo lực học đường.
- Phỏng vấn sâu 02 giáo viên đang giảng dạy tại trường, trong đó mỗi khối
bao gồm 1 giáo viên.
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Các yếu tố tâm lý cá nhân: Nhận thức của học sinh (về hình thức, mục đích,
hậu quả của hành vi bạo lực học đường); yếu tố xúc cảm (cảm xúc tức giận, thất
vọng) và các yếu tố tâm lý xã hội (giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, mối quan
hệ bạn bè, hoạt động vui chơi giải trí mà học sinh tham gia) có ảnh hưởng đến hành
vi bạo lực lực đường của học sinh THPT.
- Phần lớn học sinh THPT có xu hướng ứng xử bạo lực khi xuất hiện những
xúc cảm tiêu cực như sự tức giận, thất vọng.
- Có thể làm giảm hành vi bạo lực học đường ở học sinh thông qua biện pháp
tham vấn tâm lý.
3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài và làm rõ một số khái niệm cơ bản: Khái
niệm hành vi bạo lực, khái niệm hành vi bạo lực học đường, các yếu tố tâm lý cá
nhân (nhận thức, xúc cảm), các yếu tố tâm lý xã hội (bạn bè, trường học, giáo dục
gia đình...), học sinh THPT.
- Điều tra thực trạng hành vi bạo lực học đường tại địa bàn nghiên cứu. Làm
rõ một số yếu tố tâm lý cá nhân và một số yếu tố xã hội dẫn đến hành vi bạo lực học
đường của học sinh THPT.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm giảm thiểu, ngăn chặn hành vi bạo lực học
đường.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu
+ Đề tài chỉ nghiên cứu yếu tố tâm lý cá nhân nhận thức (nhận thức của học
sinh về hình thức, mục đích, hậu quả của hành vi bạo lực), xúc cảm (cảm xúc tức
giận, thất vọng) và một số yếu tố xã hội (Giáo dục gia đình, nhà trường, bạn bè...)
dẫn đến hành vi bạo lực học đường giữa học sinh và học sinh THPT.
- Về không gian nghiên cứu
Học sinh tại trường THPT Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội.
8. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra bảng hỏi.
- Phương pháp phỏng vấn sâu.
- Xử lý kết quả bằng phần mềm SPSS.
- Phương pháp tác động thay đổi nhận thức và hành vi bạo lực học đường ở
học sinh THPT thông qua tham vấn tâm lý.
4
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu về bạo lực học đường trên thế giới
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, tình trạng bạo lực học đường đã và đang diễn
ra với hình thức, mức độ, tính chất ngày một nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tiêu cực
đến sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần của học sinh. Điều này được thể
hiện qua các báo cáo về những trường hợp học sinh bị tấn công từ trong trường học,
ngoài trường học và ngay cả trong nhà. Trước tình trạng này, nhiều cơng trình
nghiên cứu của các nước trên thế giới cũng đã tập trung đi sâu nghiên cứu về chủ đề
này. Một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về tình trạng bạo lực học đường ở các
nước phương tây tiêu biểu có thể kể đến:
Nghiên cứu có tên “Bạo lực trong các trường cơng của Mỹ” do MushinsKi
M, tiến hành năm 1994 là một phần trong một loạt các bài điều tra hàng năm của
giáo viên trường công lập Mỹ MetLife. Nghiên cứu nhằm kiểm tra thực trạng hành
vi bạo lực, nhận thức của giáo viên, sinh viên và các quan chức thực thi pháp luật về
tình trạng bạo lực học đường trong các trường học.
Những người tham gia khảo sát công nhận bạo lực là một vấn đề trong các
trường học của họ, tuy nhiên, sự cảm nhận về tầm quan trọng của vấn đề này lại có
sự khác nhau giữa các nhóm. Báo cáo của sinh viên nói lên rằng họ nhìn thấy và lo
sợ bạo lực nhiều hơn so với giáo viên. Mặc dù phần lớn các giáo viên và học sinh
cảm thấy an toàn trong trường học, 11% giáo viên và 23% học sinh đã là nạn nhân
của bạo lực. Giáo viên báo cáo rằng các vũ khí thường xuyên được mang đến
trường sẽ tăng lên khi cảm nhận về chất lượng của một nền giáo dục trong nhà
trường giảm. Ít nhất 2/3 giáo viên và 83% hoặc nhiều hơn của các cán bộ của pháp
luật khẳng định rằng sự thiếu giám sát của cha mẹ ở nhà và sự phối hợp lỏng lẻo
5
giữa gia đình và nhà trường được xem là yếu tố chính góp phần vào bạo lực đường .
66% sinh viên nói rằng việc họ mang súng/dao mang đến trường chủ yếu để gây ấn
tượng với bạn bè hoặc để làm tăng cảm giác về tầm quan trọng của bản thân mình.
Trong khi đó, có 38% giáo viên cho rằng học sinh muốn tự bảo vệ hoặc cố gắng để
gây ấn tượng với bạn bè khi mang vũ khí đến trường. [35]
Một cơng trình nghiên cứu khác của Glew GM và các cộng sự tiến hành năm
2005 trên 3530 học sinh lớp ba, lớp bốn, lớp năm tại Mỹ với đề tài “Bắt nạt, tâm lý
xã hội điều chỉnh và kết quả học tập ở trường tiểu học” với mục tiêu xác định tỷ lệ
bắt nạt trong trường tiểu học và mối liên quan của nó với nhà trường, thành tích học
tập, hành động kỷ luật, và cảm giác của bản thân: cảm giác buồn, an toàn, và phụ
thuộc. Kết quả của nghiên cứu cho thấy 23% trẻ em được khảo sát đã từng tham gia
bắt nạt, hoặc đã từng là kẻ bắt nạt, nạn nhân, hoặc cả hai. Nạn nhân và kẻ bắt nạt là
nạn nhân có thành tích học tập thấp hơn so với những người ngoài cuộc. Tất cả 3
nhóm nêu trên đều có cảm giác khơng an toàn khi ở trường học hơn so với những
đứa trẻ ngoài cuộc. Nạn nhân và kẻ bắt nạt là nạn nhân cho biết, họ cảm thấy rằng
họ không thuộc về trường học. Họ thường cảm thấy buồn bã nhiều hơn so với
những đứa trẻ bình thường. Những kẻ bắt nạt và nạn nhân của hành vi bắt nạt chủ
yếu là nam giới.
Tác giả đã đưa ra kết luận: Tỷ lệ bắt nạt thường xuyên của các học sinh tiểu
học là đáng kể. Đồng thời, mối liên hệ giữa hành vi bắt nạt đã chỉ ra rằng đây là một
vấn đề nghiêm trọng trường tiểu học. Các nghiên cứu được trình bày trong tài liệu
này cho thấy sự cần thiết phải có các chương trình giảng dạy chống bạo lực dựa trên
bằng chứng ở bậc tiểu học.[35]
Cơng trình nghiên cứu của Wang J và cộng sự năm 2009 được tiến hành tại
Mỹ với đề tài: “Bắt nạt trường học trong thanh thiếu niên tại Hoa Kỳ: thể chất, bằng
lời nói, quan hệ, và mạng” đã nghiên cứu bốn hình thức của hành vi bắt nạt trong
trường học ở nhóm thanh thiếu niên Mỹ và mối liên quan với các đặc điểm về mặt
nhân học xã hội, hỗ trợ của cha mẹ, và bạn bè đã được khảo sát.
6
Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ về hành vi bắt nạt người khác
hoặc đã từng bị bắt nạt ở trường học ít nhất một lần trong 2 tháng gần đây là 20,8%
về mặt thể chất, 53,6% bằng lời nói, 51,4% về mặt xã hội, hoặc 13,6% về mặt điện
tử. Các bạn trai dính líu nhiều hơn vào bắt nạt thể chất hoặc bằng lời nói, trong khi
các bạn gái thì bị dính líu nhiều hơn đến các kiểu bắt nạt khác. Các bạn nam có xu
hướng là người đi bắt nạt qua mạng, trong khi các bạn gái có xu hướng là nạn nhân
của hiên tượng bắt nạt đó. Thanh thiếu niên người Mỹ gốc Phi đã tham gia bắt nạt
nhiều hơn (về mặt thân thể, lời nói, hay qua mạng), nhưng lại ít trở thành nạn nhân
của những hình thức bắt nạt (bằng lời nói hoặc quan hệ). Nghiên cứu cho thấy, sự
hỗ trợ cao hơn của cha mẹ có liên quan đến việc thanh thiếu niên ít dính líu đến tất
cả các hành vi bắt nạt nêu trên. Ngoài ra, việc thanh thiếu niên có nhiều bạn bè sẽ có
liên quan đến các hành vi bắt nạt nhiều hơn và họ cũng ít bị bắt nạt hơn về những
hình thức như thể chất, bằng lời nói, và quan hệ trừ hình thức bắt nạt qua mạng.
Từ kết quả nghiên cứu như trên, tác giả cũng đưa ra những kết luận quan
trọng. Đó là sự hỗ trợ của cha mẹ có thể bảo vệ thanh thiếu niên khỏi tất cả bốn
hình thức bắt nạt. Liên kết bạn bè theo kiểu khác với bắt nạt truyền thống và bắt nạt
mạng.[35]
Ở Ấn Độ, một cơng trình nghiên cứu về “Bạo lực trong nước và trường học
giữa các học sinh trung học ở Jamaica được tiến hành năm 2000 do Soyibo K, Lee
MG, Đại học West Indies, Kingston, Jamaica tiến hành đã xác định sự phổ biến của
bạo lực gia đình và trường học giữa các học sinh trung học ở Jamaica. Nghiên cứu
được tiến hành trên 3.124 học sinh (1.467 trẻ em trai và 1.657 bé gái) được lựa chọn
ngẫu nhiên từ 34 các trường trung học, ở 13 trong số 14 giáo xứ của Jamaica. Có
1.590 học sinh lớp 10 (tuổi trung bình 16 năm) và 1.534 học sinh lớp 11 (tuổi trung
bình 17 năm). 1617 sinh viên đến từ nông thôn và 1507 từ các cộng đồng đô thị.
Kết quả cho thấy 78,5% học sinh đã chứng kiến bạo lực trong cộng đồng của của
các em, 60,8% là trong các trường học, và 44,7% trong gia đình. Có 29% các sinh
viên đã gây ra chấn thương cho người khác. Một số vũ khí đã được sử dụng bởi các
sinh viên trong các hành vi bạo lực và những hành vi bạo lực bao gồm việc sử dụng
7
tay hoặc bàn chân 59,8%, nói những lời tục tĩu, xúc phạm 59,1%; đá và đấm
54,5%; dao 18,4%; dao phay 8,9%; kéo 8,5%; dĩa 7,5%; súng 6,9%; các loại vũ khí
khác (ví dụ như chai, compa…) 6,7%; axit 5,5%.... Các học sinh nam mang vũ khí
nhiều hơn các học sinh nữ. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự cần thiết phải đưa ra các giải
pháp để giải quyết tỷ lệ học sinh có hành vi bạo lực học đường cao trong các trường
trung học ở Jamaica.[35]
“Bắt nạt, bạo lực và hành vi nguy hiểm ở học sinh trung học Nam Phi” là
tên một đề tài nghiên cứu về bạo lực học đường được Liang H và cộng sự được tiến
hành tại Anh năm 2007. Nghiên cứu nhằm kiểm tra tỉ lệ của hành vi bắt nạt của
5074 học sinh vị thành niên đang học lớp 8 (tuổi trung bình 14,2 năm) và lớp 11
(tuổi trung bình 17,4 tuổi) ở 72 trường học ở Cape và Durban, Nam Phi. Làm rõ
mối liên quan giữa những hành vi này với mức độ bạo lực và các hành vi nguy hiểm
ở thanh thiếu niên. Kết quả cho thấy: Hơn 1/3 (36,3%) học sinh THPT đã tham gia
vào hành vi bắt nạt, 8,2% là kẻ bắt nạt, 19,3% là nạn nhân và 8,7% kẻ bắt nạt là nạn
nhân (những người đi bắt nạt người khác và bị những người khác bắt nạt). Nam sinh
viên dễ trở thành thủ phạm và nạn nhân của hành vi bắt nạt, bên cạnh đó, các bạn
trai trẻ tuổi dễ trở thành là nạn nhân của hành vi bắt nạt học đường. Bạo lực và hành
vi chống lại xã hội đã được tăng lên trong hành vi bắt nạt. Nghiên cứu cũng cho
thấy kẻ bắt nạt là nạn nhân thường thể hiện hành vi bạo lực, chống đối xã hội và có
những hành vi nguy hiểm hơn so với kẻ bắt nạt. Kẻ bắt nạt là nạn nhân có ý định tử
tự và hút thuốc nhiều hơn so với nạn nhân. Nghiên cứu cho rằng hành vi bắt nạt là
một vấn đề khá phổ biến của trẻ Nam Phi. Hành vi bắt nạt cũng được xem như là
một chỉ báo của các hành vi bạo lực, chống đối xã hội và hành vi nguy hiểm.
Ngồi ra, cịn có thể kể đến những cơng trình tiêu biểu khác về hành vi bắt
nạt học đường như “Liên hệ giữa thừa cân và béo phì với các hành vi bắt nạt ở trẻ
em tuổi đi học” ở Canada do Janssen và cộng sự tiến hành năm 2004. Nghiên cứu
đã cho thấy mối liên quan giữa những trẻ em bị béo phì và nguy cơ trở thành nạn
nhân của hành vi bắt nạt học đường. Những trẻ em này bị bắt nạt nhiều hơn so với
trẻ em có cân nặng bình thường. Hành vi bắt nạt có thể là việc gọi hay trêu chọc
8
hoặc đánh, đá, hoặc đẩy nạn nhân.... Hoặc cơng trình nghiên cứu do Nansel TR và
công sự tiến hành năm 2001 với chủ đề “Hành vi bắt nạt trong giới trẻ Mỹ: Sự phổ
biến và mối liên hệ với điều chỉnh tâm lý xã hội” đã đưa ra kết luận: Tại Hoa Kì, sự
phổ biến trong hành vi bắt nạt giữa thanh thiếu niên là đáng kể. Những vấn đề về
bắt nạt là những vấn đề đáng được lưu tâm, cho cả các nghiên cứu trong tương lai
và can thiệp dự phịng…[35]
Nhìn chung, các nghiên cứu đã phần nào phản ánh được thực trạng bạo lực,
bắt nạt học đường ở một số quốc gia trên thế giới, chỉ ra một số hình thức bạo lực,
bắt nạt học đường điển hình, ảnh hưởng của hành vi bạo lực, bắt nạt học đường đến
tâm lý, thể chất của thanh thiếu niên, chỉ ra một số yếu tố góp phần gia tăng hay
giảm thiểu tình trạng bạo lực, bắt nạt học đường (mối quan hệ bạn bè, sự hỗ trợ của
bố mẹ…)
1.1.2. Một số cơng trình nghiên cứu về bạo lực học đường ở Việt Nam
Hiện nay, mặc dù tại Việt Nam, tình trạng bạo lực học đường học giữa học
sinh với học sinh, học sinh với thầy cơ giáo được báo chí phản ánh khá nhiều nhưng
chưa có nghiên cứu sâu, tồn diện về hành vi bạo lực của thanh niên nói chung và
mơi trường học đường nói riêng.
Trong vịng khoảng 10 năm trở lại đây, có thể kể đến một số nghiên cứu nhỏ
lẻ, các bài báo khoa học có liên quan đến vấn đề bạo lực trong phạm vi trường học
của học sinh đã được nhắc đến như:
Một báo cáo khoa học có tiêu đề: “Ảnh hưởng của nhóm bạn khơng chính
thức đến hành vi phạm pháp của trẻ” của tác giả Mã Ngọc Thể đã đề cập đến mối
quan hệ giữa vị thành niên với các nhóm bạn, ảnh hưởng của nhóm khơng chính
thức đến nhận thức của các lứa tuổi, khảo sát một số hành vi phạm pháp của trẻ
dưới tác động của nhóm bạn. Kết quả khảo sát cho thấy, các thành viên trong cùng
một nhóm trẻ vị thành niên thường có cùng một sở thích, nhu cầu. Trẻ tồn tại trong
nhóm có xu hướng thích nghi với chuẩn mực của nhóm dưới nhiều hình thức khác
nhau ngay cả khi buộc các em chấp nhận những hậu quả xấu, có 88% trẻ trả lời rằng
9
bị ảnh hưởng do các đặc điểm xấu của bạn khi chơi cùng nhóm, trong khi đó, trẻ
khơng dám phản đối các chuẩn mực của nhóm vì sợ bị loại khỏi nhóm (68%). Bên
cạnh đó, trong các nguyên nhân dẫn tới việc trẻ phạm tội là do bạn bè rủ rê, kích
động (55%); do a dua, bắt chước theo bạn (34,6%). Khi đơn độc một mình thì có tới
85% các em học sinh từng có hành vi phạm pháp trả lời rằng các em sẽ không thực
hiện hành vi nếu chỉ có một mình, khi khơng có sự tương trợ, giúp đỡ của bạn. Báo
cáo cũng nêu ra một số hành vi làm trái pháp luật của trẻ vị thanh niên do ảnh
hưởng của nhóm như: Sử dụng ma túy (7,8%); đánh nhau (19,8%); trộm cắp
(40,3%); gây rối trật tự công cộng (12,5%)…
Từ kết quả trên, tác giả đưa ra kết luận, nhóm bạn khơng chính thức đóng
một vài trị quan trọng trong việc tác động đến nhận thức, hành vi của trẻ, làm cho
trẻ phạm tội từ thụ động đến tự giác (55%). Từ đó, tác giả cũng khẳng định rằng
nhiệm vụ cơ bản của gia đình, nhà trường, xã hội là phải tiếp cận, điều chỉnh được
tình cảm, ý chí, nắm bắt đúng, đầy đủ đặc điểm tâm lý đặc trưng của trẻ vị thành
niên, định hướng các em vào các hoạt động tốt, hoạt động giao lưu tích cực nhằm
phát triển hồn thiện về nhân cách, thẩm mỹ, đạo đức…[8, tr. 22 - 26].
Bên cạnh đó, báo cáo khoa học: “Hành vi bạo lực ở thanh thiếu niên – con
đường hình thành và cách tiếp cận đánh giá” của TS Đặng Hoàng Minh và Trần
Thành Nam đã chỉ ra con đường hình thành hành vi bạo lực học đường và cách tiếp
cận, đánh giá hành vi bạo lực học đường.
Về con đường hình thành hành vi bạo lực, theo phân tích của báo cáo, đó là
kết quả của sự tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố sinh học, môi trường xã hội, sự
phát triển nhận thức và tình cảm của cá thể qua thời gian . Trong từng giai đoạn của
sự phát triển cá thể, các yếu tố trên sẽ lần lượt thay thế nhau, đóng vai trò quan
trọng ảnh hưởng tới sự xuất hiện của hành vi bạo lực trong tương lai. Báo cáo cũng
đưa ra hệ thống đánh giá nguy cơ bạo lực dựa trên trường học đang được áp dụng ở
Mỹ và các nước Tây Âu. Báo cáo cũng nêu sơ lược quy trình đánh giá nguy cơ bạo
lực dựa trên trường học gồm 6 giai đoạn: (a) Giới thiệu học sinh đến với người đánh
10
giá; (b) Xem xét các tài liệu có liên quan đến trẻ; (c) Phỏng vấn cha mẹ; (d) Phỏng
vấn những cá nhân khác có liên quan; (e) Phỏng vấn trẻ; (f) Xây dựng chân dung
tâm lý, kết luận và khuyến nghị. Phương pháp thường sử dụng phuơng pháp phỏng
vấn cấu trúc, thu thập và phân tích thơng tin từ nhiều nguồn nhằm xây dựng chân
dung tâm lý của hành vi bạo lực. Việc đánh giá tất nhiên đòi hỏi người đánh giá
phải được đào tạo bài bản và tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt, đồng thời, việc
đánh giá nguy cơ bạo lực trong thanh thiếu niên phải được kết hợp với các phương
pháp can thiệp phịng ngừa. Một khó khăn trong việc đánh giá là sự phát triển các kĩ
năng, nhận thức, cảm xúc của các em trong giai đoạn thanh thiếu niên chưa ổn định,
do đó, khó đưa ra để đánh giá chính xác hành vi bạo lực ở thanh thiếu niên.
Báo cáo trên tuy giới thiệu về một mơ hình đánh giá nguy cơ bạo lực có hiệu
quả của Mỹ và các nước Tây Âu, tuy nhiên, cách tiếp cận của mơ hình có thể đưa ra
được những gợi ý có giá trị trong cơng tác đánh giá và ngăn chặn nạn bạo lực học
đường trong giới trẻ ở Việt Nam. [18, tr. 9 - 20].
Bài báo khoa học: “Bạo lực học đường: Nguyên nhân và một số biện pháp
hạn chế” của ThS. Nguyễn Văn Lượt đã đi sâu tìm hiểu một số nguyên nhân tâm lý
xã hội dẫn đến hành vi bạo lực học đường giữa học sinh với học sinh và một số
biện pháp nhằm hạn chế tình trạng bạo lực học đường hiện nay. Bài báo đưa ra một
số nguyên nhân tâm lý – xã hội dẫn đến hành vi bạo lực học đường của học sinh
như:
Quan hệ cha mẹ và con cái trong gia đình, bài báo khẳng định nếu cha mẹ
đối xử bàng quan - xa cách hoặc nghiêm khắc - cứng nhắc với con cái thì con cái
họ sẽ khơng có cơ hội chia sẻ những tâm tư, tình cảm. Những thiếu hụt trong nhận
thức, những lệch lạc trong hành vi khơng được kịp thời uốn nắn. Từ đó, hình thành
nên các hành vi bạo lực học đường, đánh bạn, trấn lột...Bên cạnh đó, nếu cha mẹ là
những người ln ln chấp hành tốt các qui định thì đứa trẻ sẽ có xu hướng chấp
hành các qui định đó tốt hơn so sới các gia đình mà bố mẹ chúng coi thường pháp
luật, thường xuyên vi phạm quy tắc, chuẩn mực chung của xã hội, vợ chồng đối xử
11
với nhau bằng bạt tai, gậy gộc, chửi thề...Trẻ em quan sát và bắt chước những gì
người lớn làm, nếu cha mẹ chúng vi phạm quy tắc, chuẩn mực, có các hành vi bạo
lực thì các em cũng có thể làm điều tương tự như vậy ở trường học.
Yếu tố thứ hai mà báo cáo đề cập đến là sự khao khát khẳng định cái tôi ở
trẻ, nếu trong gia đình trẻ khơng được thể hiện những suy nghĩ, quan điểm, niềm
tin và hành xử theo cách riêng của mình thì trẻ có thể sẽ có xu hướng gia nhập vào
các nhóm bạn xấu (trong và ngồi nhà trường) để thỏa mãn nhu cầu khẳng định
cái tôi. Trẻ tiếp thu các chuẩn mực, giá trị của nhóm mà những chuẩn mực này
thường là đi ngược lại nội quy, quy tắc, chuẩn mực của nhà trường. Từ đó, hình
thành ở trẻ những hành vi xấu như có hành vi bạo lực với bạn bè của mình để
được tơn làm “đại ca”, để “ra oai” với bạn cùng trang lứa.
Ngoài ra, sức ảnh hưởng của văn hóa, phương tiện truyền thơng(chẳng hạn
các trị game, phim ảnh, sách báo...có nội dung bạo lực, khiêu dâm) có thể ảnh
hưởng đến tính cách của trẻ, dẫn đến việc trẻ hành động như tính cách của
những nhân vật trong game. Từ đó, hình thành hành vi bạo lực ở học sinh.
Từ việc đưa ra một số nguyên nhân, tác giả cũng nêu ra một vài biện pháp
hạn chế nạn bạo lực học đường. Các giải pháp này tập trung vào ba lực lượng giáo
dục chính: Cha mẹ học sinh, nhà trường và xã hội. Về phía cha mẹ học sinh, cha mẹ
cần lựa chọn mối quan hệ tin tưởng – bình đẳng với con cái để con cái có thể bộc lộ
tâm tư, tình cảm của mình. Về phía nhà trường, bài báo cũng chỉ ra một số biện
pháp mà giáo viên, nhà trường có thể thực hiện nhằm ngăn chặn, giảm thiểu hành vi
bạo lực học đường như: quan tâm, lắng nghe học sinh; dạy cho học sinh các kĩ năng
kiểm soát sự giận dữ, giải quyết xung đột; có mối liên hệ thường xuyên với cha mẹ
học sinh…cả trong và ngồi mơi trường nhà trường. Về phía xã hội, bài báo khẳng
định các cơ quan chức năng cần có những biện pháp để hạn chế sự ảnh hưởng của
văn hoá độc hại đến nhân cách của trẻ. [27, tr. 322 - 325]
Một bài viết khác có tên: “Thực trạng bạo lực học đường hiện nay” của Phan
Mai Hương đã trình bày khảo sát của tác giả về thực trạng bạo lực học đường bằng
phương pháp phân tích tài liệu và các số liệu thứ cấp được công bố trên diễn đàn.
12
Qua bài viết, tác giả đã đưa ra những vấn đề trọng điểm như: Bạo lực học đường
ngày một gia tăng về số lượng và mở rộng địa bàn; bạo lực học đường ngày một
nguy hiểm về mức độ và tính chất bạo lực; bối tượng gây bạo lực học đường ngày
một đa dạng; bạo lực học đường ngày một đa dạng về kiểu loại và phong phú về
biểu hiện; bạo lực học đường có thể bắt đầu từ những ngun cớ vơ cùng đơn giản.
Từ các phân tích này, bài viết cũng đưa ra một số giải pháp nhằm giúp đẩy lùi tình
trạng bạo lực học đường như: Sự quan tâm của phụ huynh trong việc giáo dục con
cái, của nhà giáo dục trong việc rèn luyện kĩ năng sống cho các em học sinh, của
các nhà công tác xã hội, các nhà tâm lý trong việc trợ giúp tâm lý cho học sinh,
cũng như cho giáo viên… Tuy nhiên, bài viết của tác giả chưa đề cập đến nguyên
nhân tâm lý của tình trạng bạo lực học đường. [23, tr. 28 - 33]
Hoàng Bá Thịnh với báo cáo khoa học: “Bạo lực học đường: một vấn đề xã
hội hiện nay” dựa trên kết quả khảo sát 200 phiếu tại hai trường THPT thuộc quận
Đống Đa (Hà Nội) đã làm rõ bức tranh về thực trạng, nguyên nhân dẫn tới hành vi
bạo lực trong nữ sinh THPT. Kết quả khảo sát cho thấy có tới 96,7% số học sinh
được hỏi cho rằng ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau.
Con số đáng lo ngại là có tới 64% các em nữ thừa nhận từng có hành vi đánh nhau
với các bạn khác. Khảo sát cũng đưa ra thực trạng về nhận thức của nữ sinh về bạo
lực và nguyên nhân xuất hiện bạo lực, kết quả cho thấy, có 57,3% các em nữ sinh
cho rằng hành vi bạo lực trong nữ sinh là “bình thường” và “chấp nhận được”.
Mặc dù hầu hết các em nhận thức được hậu quả của bạo lực là gây tổn thương về
tinh thần và thể xác (34,5%), làm mất đi thiện cảm của mọi người đối với con gái
(27,6%) nhưng vẫn còn 19,5% cho rằng hành vi bạo lực khơng gây ra hậu quả gì.
Bên cạnh đó, có một số lí do thường dẫn tới hành vi bạo lực học đường trong nữ
sinh như: Thấy ghét thì đánh (24%), nó dám nhìn đểu (16%), trả thù tình (13,3%);
người khác nhờ đánh (20%) và chả có lý do gì cũng đánh (12%).Về phương tiện sử
dụng khi đánh nhau, 33% học sinh nữ không sử dụng phương tiện nào khi đánh
nhau mà chỉ thông qua các cách thức như túm tóc, cào cấu, xé áo…Ngồi ra, có
28% sử dụng dép, guốc; 8% sử dụng gậy gộc, 4% dùng gạch đá, và 0,7% dùng dao
13
lam, ống tuýp nước. Những phương tiện này, tùy mức độ mà có thể gây nên thương
tích, thậm chí gây nên tàn phế hoặc cướp đi mạng sống của bạn học.
Từ việc chỉ ra thực trạng, nhận thức của nữ sinh về hình thức bạo lực,
nguyên nhân, hậu quả của hành vi bạo lực, nghiên cứu cũng chỉ ra một số yếu tố tác
động đến hành vi bạo lực của học sinh như sự thiếu quan tâm của cha mẹ, bạo hành
gia đình; Ảnh hưởng của phương tiện truyền thơng đại chúng; Sức ép tâm lý và bất
mãn xã hội…Từ đó, đưa ra một số kết luận, kiến nghị nhằm giúp giảm thiểu, ngăn
chặn hành vi bạo lực trong nhóm nữ sinh THPT. [11, tr.16 – 27]
Tiêu biểu là đề tài nghiên cứu có tên “Hành vi gây hấn của học sinh phổ
thông trung học”, Năm 2008- 2010 do Trần Thị Minh Đức chủ trì được tiến hành
trên 771 học sinh THPT, thuộc ba khối lớp của bậc PTTH với 34% là học sinh nam
và 66% là học sinh nữ. Khách thể nghiên cứu ở địa bàn thành phố Hà Nội (THPT
Lê Quý Đôn, THPT Ngọc Hồi, THPT tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Thanh
Trì); tại tỉnh Bắc Ninh (THPT Hàn Thuyên và chuyên Bắc Ninh) và trường THPT
chuyên Thái Bình. Nghiên cứu đã tìm hiểu về nhận thức của học sinh THPT về
hành vi gây hấn; chỉ ra thực trạng, nguyên nhân của hành vi gây hấn ở học sinh
THPT. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra một số đặc điểm tâm lý – xã hội của
học sinh thực hiện hành vi gây hấn và học sinh bị gây hấn.
Về thực trạng của hành vi gây hấn, nghiên cứu cho thấy có 0,1% học sinh
khơng bao giờ/ hiếm khi gây hấn; 95,3% học sinh thỉnh thoảng gây hấn; 4,5% học
sinh gây hấn thường xuyên. Về mức độ bị gây hấn của học sinh bởi những bạn cùng
học, số liệu nghiên cứu cho thấy có 2,6% học sinh thường xuyên bị gây hấn và
97,4% học sinh thỉnh thoảng bị gây hấn trong phạm vi trường học. Ngoài ra, về
mức độ chứng kiến hành vi gây hấn, 12,7% học sinh thường xuyên chứng kiến hành
vi gây hấn; 83,1% học sinh thỉnh thoảng chứng kiến hành vi gây hấn và 4,1% học
sinh ít hoặc hiếm khi chứng kiến hành vi gây hấn trường học. Về nguyên nhân dẫn
tới hành vi gây hấn, kết quả nghiên cứu cho thấy có một số nguyên nhân phổ biến
dẫn tới hành vi gây hấn ở học sinh THPT là: vì ganh tị, vì cần tiền, ghen tuông, trả
14
thù tình, muốn thể hiện mình…Về nhận thức của học sinh THPT với hành vi gây
hấn, có 2,2% học sinh nhận thức về biểu hiện của hành vi gây hấn ở mức độ tốt;
39,8% nhận thức ở mức độ trung bình và 58% học sinh nhận thức ở mức độ kém.
Kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh có nhận thức tốt về những dạng gây hấn có
nguồn gốc bản năng, tự vệ và gây hấn do thất vọng, giận dữ hơn nhận thức về hành
vi gây hấn thể chất có nguồn gốc từ q trình học hỏi, quan sát và q trình xã hội
hóa của cá nhân. Cụ thể với những hành vi được xã hội chấp nhận do đặc thù nghề
nghiệp như (binh sỹ, đao phủ, võ sỹ…) và những hành vi gây hấn đã được hợp thức
hóa thì học sinh khơng coi đó là biểu hiện của gây hấn. Bên cạnh đó, học sinh có
nhận thức đúng về gây hấn tinh thần thấp hơn so với nhận thức về gây hấn thể chất.
Kết quả nghiên cứu cũng đưa ra một số đặc điểm tâm lý – xã hội của học
sinh thực hiện hành vi gây hấn và học sinh bị gây hấn, đưa ra một số giải pháp
nhằm giảm thiểu, ngăn chặn hành vi gây hấn ở học sinh THPT. [21]
Ngồi ra, cịn một vài bài viết khác có thể kể đến ở đây như: Hiện tượng tiêu
cực trong thanh niên Việt Nam hiện nay và công tác giáo dục vận động thanh niên
(Lê Ngọc Dung, Hồ Bá Thông, 2004), Bạo lực với trẻ em gái trong mơi trường
trường học (Nguyễn Phương Thảo, Đặc Bích Thủy, Trần Thị Vân Anh, 2005), Tìm
hiểu những hành vi sai lệch chuẩn mực của học sinh PTTH Dân Lập Đinh Tiên
Hoàng (Nguyễn Thị Phượng, 2006), Cách thức cha mẹ quan tâm đến con và hành vi
lệch chuẩn của trẻ (Lưu Song Hà, 2008)…
Tóm lại, các nghiên cứu trên đây chủ yếu vạch ra thực trạng của vấn đề bạo
lực học đường ngày nay, nghiên cứu hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên. Tại
Việt Nam, những sự việc rất nhỏ như chuyện bạn bè bắt nạt nhau, nói xấu , tung tin
đồn, tẩy chay hay cơ lập bạn học cịn chưa được quan tâm phân tích từ góc độ tâm
lý, xã hội và giới ở người có hành vi bạo lực và người chịu bạo lực.
1.2. Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.2.1. Hành vi bạo lực
- Hành vi
15
Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm hành vi là gì? Theo quan niệm
của thuyết hành vi thì hành vi được xem như là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trả
lời các kích thích tác động vào cơ thể.
Trong từ điển tâm lý định nghĩa: “Hành vi là các hoạt động cụ thể, những
phản ứng của con người hay động vật khi bị một yếu tố nào đó trong mơi trường
kích thích với mục đích thích nghi với mơi trường”.[10]
“Những cá nhân trong xã hội có hành vi phản ứng khác nhau trước những
kích thích của môi trường. Nguyên nhân gây ra hành vi khác nhau của cá nhân
trước cùng một kích thích là do cá nhân có nhu cầu, động cơ, tri giác, thái độ, niềm
tin, kinh nghiệm…không đồng nhất như nhau”
Trong từ điển Tiếng Việt thì hành vi được định nghĩa là “tịan bộ những phản
ứng cách cư xử biểu hiện ra bên ngòai của một con người trong hịan cảnh nhất
định”
Chúng tơi đồng ý với quan điểm cho rằng hành vi là “Phản ứng của con
người hoặc động vật do tác động của cơ thể với môi trường xung quanh.
- Hành vi gây hấn
Dưới góc độ Tâm lý học, hành vi gây hấn được các nhà nghiên cứu tập trung
xem xét ở mức độ cố ý của chủ thể khi thực hiện hành vi nhằm làm tổn thương
người khác cho dù mục đích có đạt được hay khơng. Hành vi gây hấn dù cố ý gây
hại mà chưa gây hậu quả nào thì hành vi của họ vẫn xếp vào loại gây hấn, xâm kích.
Như vậy, hành vi gây hấn là một thuật ngữ khoa học theo nghĩa rộng nhằm chỉ việc
làm tổn thương người khác về thể chất, tinh thần một cách cố ý (Ngay cả khi khơng
đạt được mục đích)
- Bắt nạt học đường
Bắt nạt bắt nạt học đường là khái niệm dùng để chỉ hiện tượng học sinh
mạnh hơn đe dọa học sinh yếu hơn và khơng có khả năng chống trả. Bắt nạt được
thể hiện ở 3 dạng hành vi lạm dụng, đó là: Lạm dụng tâm lý, lạm dụng thể chất và
16
lạm dụng lời nói. Ở nhiều nước khác trên thế giới, khái niệm bắt nạt học đường
thường được sử dụng nhiều hơn khái niệm bạo lực học đường.
- Bạo lực
Sẽ rõ ràng hơn khi chúng ta điểm qua một số định nghĩa về bạo lực trước khi
xem xét đến khái niệm hành vi bạo lực. Theo từ điển Tiếng Việt – Viện ngơn ngữ
học thì “Bạo lực chính là dùng sức mạnh để trấn áp hoặc lật đổ”. [26]
Theo định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu rằng bạo lực là hành động thiên về
việc dùng sức mạnh, tấn công nhằm đàn áp hoặc lật đổ một cá nhân, tổ chức hay thế
lực nào đó. Một định nghĩa khác lại cho rằng bạo lực là tất cả những hành động có
nguy cơ hoặc đã đưa đến kết quả là sự đau đớn, tổn thất về mặt tinh thần, văn hóa,
xã hội cho đối tượng chịu bạo lực.
“Bạo lực là những hành động dẫn đến hay có khả năng dẫn đến những tổn
thất về mặt thể chất, tinh thần, văn hóa, xã hội cho người chịu bạo lực”[15]
Định nghĩa này đặt trọng tâm nhấn mạnh về các giới hạn, phạm vi mà hành
vi bạo lực có thể tác động, ảnh hưởng tới. Đó là các khía cạnh về mặt thể chất, tinh
thần, văn hóa, xã hội cho người chịu bạo lực. Trong cuốn “Bạo lực trên cơ sở giới”
của TS. Vũ Mạnh Lợi lại cho rằng bạo lực là: “Những hành động có tính thỉnh
thoảng gây ra những tổn thương nghiêm trọng về sức khỏe hay tâm lý được coi là
bạo lực” [25]. Khái niệm này nhấn mạnh về mức độ tổn thương về mặt sức khỏe và
tâm lý cho người chịu bạo lực, đồng thời, nhấn mạnh về tần suất của hành động
theo nghĩa, dù hành động là thỉnh thoảng nhưng gây ra những thương tổn nghiêm
trọng về mặt sức khỏe hay tâm lý của người chịu bạo lực đều được coi là hành động
bạo lực.
Tóm tại, những định nghĩa trên tựu trung lại đều nhấn mạnh rằng bạo lực là
hành động có nguy cơ hoặc dẫn đến kết quả là sự tổn thương về mặt thể chất, tinh
thần, văn hóa, xã hội cho người chịu bạo lực. Dù hành động đó diễn ra thường
xuyên hay chỉ thỉnh thoảng.
17
Chúng tơi cho rằng bạo lực là những lời nói, thái độ, hành động có khả năng
dẫn đến tổn thất về mặt thể chất, tinh thần, văn hóa, xã hội cho người chịu bạo lực.
- Hành vi bạo lực
Theo Tâm lý học đại cương của Nguyễn Quang Uẩn thì hành vi gồm có hành
vi hợp chuẩn và hành vi lệch chuẩn. Trong đó, một cách chung nhất thì hành vi của
con người bị bó hẹp trong các hoạt động nhằm thích nghi với mơi trường để đảm
bảo sự tồn tại của các cá thể trong mơi trường đó. Hành vi nào phù hợp với môi
trường, đảm bảo sự tồn tại chắc chắn của cơ thể có thể được gọi là hành vi hợp
chuẩn còn hành vi nào làm rào cản cho cơ thể khơng thích nghi được với mơi
trường có thể được coi là hành vi lệch chuẩn.
Còn theo từ điển tâm lý của Nguyễn Khắc Viện thì “Gọi là hành vi khi nhấn
mạnh mặt định hướng, mục tiêu. Còn khi nhấn mạnh về tính khách quan tức là các
yếu tố bên ngịai kích thích cũng như phản ứng đều là những hiện tượng có thể quan
sát được chứ khơng như tình ý bên trong thì nó lại là ứng xử” [10, tr.138]
Theo các ý kiến trên về hành vi chúng ta có thể nhận thấy rằng hành vi bạo
lực chính là một hành vi khơng phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội, không
phù hợp với các quy định luật pháp và con người sẽ rất khó sống và phát triển tốt
trong một môi trường mà ở đó ẩn chứa những hành động thù địch, gây tổn thương.
Từ những khái niệm trên chúng ta có thể hiểu hành vi bạo lực là bất kì hành
vi nào mang tính tấn cơng, xâm kích (sử dụng lời nói, thể hiện thái độ, hành vi đe
dọa, sử dụng công cụ, phương tiện…); không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã
hội, pháp lý (xúc phạm, cô lập, uy hiếp…người khác) dẫn đến hay có khả năng dẫn
đến những tổn thất về mặt thể chất, tinh thần, văn hóa, xã hội cho người chịu bạo
lực.
Có người cho rằng hành vi bạo lực đồng nhất với khái niệm gây hấn, tuy
nhiên, thực tế giữa hai khái niệm này có chút khác biệt. Theo PGS. TS Trần Thị
Minh Đức trong cuốn “Hành vi gây hấn phân tích từ góc độ Tâm lý học xã hội” thì
hai khái niệm này có khác biệt. Hành vi bạo lực được mổ xẻ nhiều hơn ở góc độ đối
18
tượng bị hại, kết quả của hành động cụ thể là số thương vong, số thiệt hại về của
cải, vật chất và tinh thần. Từ bạo lực chỉ là một dạng của hành vi gây hấn, có nghĩa
hẹp hơn so với khái niệm gây hấn. Nếu hành vi bạo lực xem xét nhiều hơn về hậu
quả của hành động thì hành vi gây hấn được xem xét nhiều hơn ở bản chất của hành
động, tức là hành động của họ có phải cố ý khơng và sự cố ý có nguy cơ đe dọa sự
an tòan hay làm tổn hại đến người khác khơng. Dưới góc độ Tâm lý học, hành vi
gây hấn được các nhà nghiên cứu tập trung xem xét ở mức độ cố ý của chủ thể khi
thực hiện hành vi nhằm làm tổn thương người khác cho dù mục đích có đạt được
hay khơng. Hành vi gây hấn dù cố ý gây hại mà chưa gây hậu quả nào thì hành vi
của họ vẫn xếp vào loại gây hấn, xâm kích. Trong khi đó ở hành vi bạo lực thì khi
chưa gây ra bạo lực, chưa được gọi là hành vi bạo lực. [20, tr. 51]
Việc phân biệt như trên chỉ nhằm giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các phạm trù
khái niệm này, còn về bản chất, hành vi gây hấn, hành vi bạo lực hay hành vi bắt
nạt học đường đều có bản chất chung là làm hại, gây tổn thương về thể chất, tinh
thần cho người khác một cách cố ý.
1.2.2. Hành vi bạo lực học đường
1.2.2.1. Khái niệm hành vi bạo lực học đường
Gây hấn học đường là một thuật ngữ khoa học theo nghĩa rộng nhằm chỉ việc
làm tổn thương người khác về thể chất, tinh thần một cách cố ý (Ngay cả khi khơng
đạt được mục đích). Trong tâm lý học xã hội, người ta còn dùng thuật ngữ chuyên
hơn là “bắt nạt học đường” để chỉ hiện tượng học sinh mạnh hơn đe dọa học sinh
yếu hơn và không có khả năng chống trả. Thuật ngữ ngồi đời chung nhất, quen
nhất gọi là “bạo lực học đường”. Tuy nhiên, tựu trung lại thì các khái niệm này đều
có bản chất chung là “làm hại, gây tổn thương về thể chất, tinh thần cho học sinh
một cách cố ý”.[20, tr. 182]
Theo Phan Mai Hương, Viện Tâm lý học thì Hành vi bạo lực học đường là
thuật ngữ dùng để chỉ những hành vi bạo lực trong môi trường học đường hoặc
những hành vi bạo lực của lứa tuổi học đường. Bao gồm trong những thuật ngữ này
19