Tải bản đầy đủ (.pdf) (366 trang)

Trí tuệ cảm xúc của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong giao tiếp công vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 366 trang )

i




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





Nguyễn Thị Thanh Tâm



TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT
CẤP CƠ SỞ TRONG GIAO TIẾP CÔNG VỤ




LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC




Hà Nội – 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



ii





Nguyễn Thị Thanh Tâm



TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT
CẤP CƠ SỞ TRONG GIAO TIẾP CÔNG VỤ

Chuyên ngành: Tâm lý học xã hội
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm.

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Nguyễn Hữu Thụ



Hà Nội – 2012


v


MỤC LỤC



Trang
Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình vẽ, biểu đồ

MỞ ĐẦU
1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC VÀ
TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ
TRONG GIAO TIẾP CÔNG VỤ
8
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề trí tuệ cảm xúc
8
1.2. Một số vấn đề lý luận về trí tuệ
15
1.3. Một số vấn đề chung về lý luận trí tuệ cảm xúc
25
1.4. Một số vấn đề lý luận về trí tuệ cảm xúc của cán bộ chủ chốt
cấp cơ sở trong giao tiếp công vụ
45

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến trí tuệ cảm xúc của cán bộ chủ chốt
cấp cơ sở trong giao tiếp công vụ.
76
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
81
2.1. Giai đoạn 1: Tổ chức nghiên cứu lý luận
81
2.2. Giai đoạn 2: Tổ chức nghiên cứu thực trạng
82
2.3. Giai đoạn 3: Tổ chức nghiên cứu thực nghiệm tác động
100


vi


CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
1
10
3.1. Thực trạng trí tuệ cảm xúc của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
1
10
3.2. Tƣơng quan giữa năng lực trí tuệ cảm xúc và năng lực giao tiếp
của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
1
49
3.3. Thực trạng nhận thức của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở về vai trò
của trí tuệ cảm xúc trong giao tiếp công vụ
1
51

3.4. Nghiên cứu một số trƣờng hợp điển hình về trí tuệ cảm xúc
trong giao tiếp công vụ của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
1
53
3.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực trí tuệ cảm xúc của cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở trong giao tiếp công vụ
1
63
3.6. Kết quả thực nghiệm nâng cao trí tuệ cảm xúc cho cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở
1
72
KẾT LUẬN
1
84
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1
88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
89
PHỤ LỤC
1
98




vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt: Viết đầy đủ:
BTĐN: Bài tập đo nghiệm
BT THGT: Bài tập tình huống giao tiếp.
THGT: Tình huống giao tiếp
CBCC: Cán bộ chủ chốt
CCS: Cấp cơ sở
CV: Công vụ
CX: Cảm xúc
ĐC: Đối chứng
ĐTB: Điểm trung bình
ĐGKQ: Đánh giá khách quan
GT: Giao tiếp
GTCV: Giao tiếp công vụ
HTX Hợp tác xã
LĐ: Lãnh đạo
MSCEIT: Trắc nghiệm Trí thông minh cảm xúc Mayer Salovey
Caruso, version 2.0, 2000, Adapted, 2002.
QL: Quản lý
TTCX: Trí tuệ cảm xúc
TĐG: Tự đánh giá
TN: Thực nghiệm
TNGT: Trắc nghiệm giao tiếp
UBND: Ủy ban nhân dân


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1: Mô hình cấu trúc trí tuệ cảm xúc của D.Goleman
37
Bảng 1.2: Mô hình cấu trúc trí tuệ cảm xúc của K.V.Petrides và
A.Furhham
37
Bảng 1.3: So sánh ba mô hình tiêu biểu về trí tuệ cảm xúc
38
Bảng 1.4: Một số trắc nghiệm trí tuệ cảm xúc phổ biến
41
Bảng 2.1.A: Đặc điểm của nhóm khách thể CBCC CCS
83
Bảng 2.1.B. Trình độ của nhóm khách thể CBCC CCS
83
Bảng 2.2: Độ tin cậy của Phiếu trƣng cầu ý kiến (mẫu 3.1)
92
Bảng 2.3: Độ tin cậy của Phiếu trƣng cầu ý kiến (mẫu 3.2)
93
Bảng 2.4: Độ tin cậy của Phiếu điều tra nhận thức của CBCC CCS
94
Bảng 2.5: Độ tin cậy của BTĐN “Bài tập tình huống GT”
97
Bảng 2.6: Độ khó của các item của “Bài tập tình huống GT”
97
Bảng 2.7: Tƣơng quan giữa các tiểu thang đo của “Bài tập tình huống
giao tiếp”
99
Bảng 2.8: Sơ đồ phân tích cảm xúc

106
Bảng 3.1: Thực trạng mức độ TTCX của CBCC CCS qua thang đo
MSCEIT
110
Bảng 3.2: Phân loại mức độ phát triển năng lực TTCX của các CBCC
CCS qua thang đo MSCEIT
112
Bảng 3.3: Thực trạng các nhánh năng lực TTCX của CBCC CCS qua
thang đo MSCEIT
113
Bảng 3.4: Thực trạng năng lực TTCX theo kinh nghiệm và TTCX
mang tính chiến lƣợc của CBCC CCS qua thang đo MSCEIT
114


ix

Bảng 3.5: Tƣơng quan về điểm số của các năng lực cấu thành TTCX
của CBCC CCS.
115
Bảng 3.6: Mối tƣơng quan về điểm số giữa các tiểu thang đo MSCEIT
116
Bảng 3.7.A: Thực trạng mức độ TTCX của CBCC CCS trong GTCV
qua thang đo “Bài tập tình huống giao tiếp”
117
Bảng 0.7.B: Phân loại mức độ phát triển năng lực TTCX của các
CBCC CCS đo bằng MSCEIT
119
Bảng 3.8: Tƣơng quan giữa các nhánh năng lực TTCX trong GTCV
của CBCC CCS

130
Bảng 3.9: Mức độ biểu hiện TTCX trong GTCV thông qua tự đánh giá
của CBCC CCS
132
Bảng 3.10: Tự đánh giá của CBCC CCS về mức độ biểu hiện năng lực
Nhận biết CX trong GTCV
135
Bảng 3.11: Tự đánh giá của CBCC CCS về mức độ biểu hiện năng lực
Sử dụng CX trong GTCV
137
Bảng 3.12: Tự đánh giá của CBCC CCS về mức độ biểu hiện năng lực
Hiểu nguyên nhân và tiến trình phát triển CX trong GTCV
139
Bảng 3.13: Tự đánh giá của CBCC CCS về mức độ biểu hiện năng lực
Quản lý CX trong GTCV
141
Bảng 3.14: So sánh kết quả đánh giá khách quan và TĐG về mức độ
biểu hiện TTCX trong GTCV của CBCC CCS
143
Bảng 3.15: So sánh năng lực TTCX, TTCX trong GTCV giữa các
nhóm CBCC CCS theo thâm niên
144
Bảng 3.16: So sánh năng lực TTCX giữa các nhóm CBCC CCS theo
độ tuổi
145
Bảng 3.17: So sánh năng lực TTCX giữa các nhóm CBCC CCS theo
chức vụ
147
Bảng 3.18: So sánh năng lực TTCX, TTCX trong GTCV giữa các
148



x

nhóm CBCC CCS theo giới tính
Bảng 3.19: So sánh năng lực TTCX giữa các nhóm CBCC CCS theo
chức vụ
149
Bảng 3.20: Tƣơng quan giữa điểm TTCX trong GTCV và điểm EQ đo
bằng MSCEIT của CBCC CCS
150
Bảng 3.21: Tƣơng quan giữa điểm trắc nghiệm năng lực GTCV và
điểm EQ, điểm TTCX trong GTCV của CBCC CCS
151
Bảng 3.22: Mức độ nhận thức của CBCC CCS về vai trò của TTCX
trong GTCV
152
Bảng 3.23.A: Thứ bậc các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực TTCX của
CBCC CCS.
164
Bảng 3.23.B: Mức độ các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực TTCX của
CBCC CCS
166
Bảng 3.24: So sánh năng lực TTCX, TTCX trong GTCV của nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng trƣớc khi tác động thực nghiệm
173
Bảng 3.25: Phân loại mức độ điểm TTCX, TTCX trong GTCV của hai
nhóm TN và ĐC
173
Bảng 3.26: So sánh điểm EQ của nhóm thực nghiệm và nhóm đối

chứng ở thời điểm trƣớc và sau thực nghiệm
178
Bảng 3.27: So sánh điểm TTCX trong GTCV của nhóm thực nghiệm
và nhóm đối chứng ở thời điểm trƣớc và sau thực nghiệm
181





xi


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ


Trang
Hình 1.1: Mô hình trí tuệ cảm xúc năm 1990 của P.Salovey và
Mayer
33
Hình 2.1: Mô hình “Ống kính cảm xúc”
106
Hình 2.2: Mô hình “Kết quả mong muốn và Ống kính cảm xúc”
107
Biểu đồ 3.1: Phân phối điểm TTCX của CBCC CCS đo bằng
MSCEIT
111
Biểu đồ 3.2: Phân phối điểm TTCX trong GTCV của CBCC CCS
118
Biểu đồ 3.3: So sánh các nhánh năng lực TTCX của nhóm thực

nghiệm ở thời điểm trƣớc và sau thực nghiệm
179
Biểu đồ 3.4: So sánh các nhánh năng lực TTCX của nhóm đối chứng
ở thời điểm trƣớc và sau thực nghiệm
180
Biểu đồ 3.5: So sánh điểm các nhánh năng lực TTCX trong GTCV
của nhóm thực nghiệm ở thời điểm trƣớc và sau thực nghiệm
181
Biểu đồ 3.6: So sánh điểm TTCX trong GTCV của nhóm đối chứng
ở thời điểm trƣớc và sau thực nghiệm
182



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
TTCX là năng lực nhận biết và vận hành CX của các cá nhân. Vấn đề này
mới đƣợc đi sâu nghiên cứu trong khoảng từ năm 1990 đến nay nhƣng trong hơn
hai thập kỷ qua nó đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều ngƣời, cả trong giới học
thuật và công chúng. Bởi vì, một số công trình nghiên cứu tâm lý học khẳng định
rằng TTCX là một dạng trí tuệ của con ngƣời và là một thành tố quan trọng trong
cấu trúc nhân cách; có mối quan hệ chặt chẽ giữa TTCX và sự thành công trong
hoạt động học tập, hoạt động nghề nghiệp của các cá nhân (D.Goleman,
1995,1998, 2002; K.Law, C.Wong và cộng sự, 2005; J.Mayer và cộng sự,
2006,…). Đối với tuổi trẻ, TTCX giúp hạn chế sự thô bạo, sự hung hãn, cải thiện
khả năng học tập. Đối với những ngƣời làm việc, TTCX tốt sẽ tạo ra ở họ tinh thần
đồng đội, tinh thần hợp tác và giúp nhau học hỏi làm thế nào để làm việc có hiệu
quả hơn. Trong hoạt động LĐ, QL, TTCX của cá nhân hoặc nhóm LĐ, QL đóng

vai trò rất lớn trong việc dẫn đến thành công hay thất bại của một tập thể, một tổ
chức. Nói chung, ở cƣơng vị càng cao trong một tổ chức, càng đòi hỏi nhiều hơn
năng lực TTCX [21].
Trên thế giới, nghiên cứu và ứng dụng lý thuyết TTCX vào thực tiễn cuộc
sống nói chung đã rất phổ biến ở nhiều lĩnh vực (giáo dục, sản xuất, kinh doanh, y
tế,…). Trong hoạt động LĐ, QL, việc nghiên cứu và ứng dụng lý thuyết TTCX
cũng đã và đang rất đƣợc quan tâm ở nhiều nƣớc trên thế giới (Hoa Kỳ, Anh, Pháp,
Đức, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapor, Nam Phi, ). Một trong những
hƣớng nghiên cứu lý luận và ứng dụng TTCX trong quản lý là nghiên cứu TTCX
trong hoạt động giao tiếp của cán bộ LĐ, QL. Bởi vì giao tiếp là một dạng hoạt
động phổ biến của ngƣời LĐ, QL, có ảnh hƣởng quan trọng đến hiệu quả lãnh đạo,
quản lý. Hoạt động giao tiếp rất cần đến sự thông minh về CX của chủ thể giao
tiếp. Vì vậy, TTCX đƣợc xem là một trong những yếu tố quyết định thành công


2

trong giao tiếp. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc nghiên cứu và ứng dụng lý thuyết
TTCX vào công tác LĐ, QL còn hạn chế. Cho đến nay, chƣa có công trình nghiên
cứu nào theo hƣớng ứng dụng lý thuyết TTCX vào hoạt động GTCV của ngƣời
LĐ, QL trong hệ thống chính trị Việt Nam.
Thực tiễn những năm qua cho thấy nhóm CBCC CCS hiện đang là một
nhóm xã hội lớn có vị trí, chức năng chuyên biệt trong hệ thống chính trị Việt
Nam: lãnh đạo, quản lý cộng đồng dân cƣ trong các “làng xã”, “phố phƣờng” –
một thiết chế xã hội căn bản trong cơ cấu tổ chức xã hội của đất nƣớc ta từ xƣa đến
nay. Nhóm cán bộ LĐ, QL này chiếm số lƣợng đông đảo, có vai trò rất quan trọng
trong việc giữ vững ổn định, trật tự xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Ở địa phƣơng nào CBCC CCS làm việc tốt, có trách nhiệm thì đời sống kinh tế,
văn hóa, xã hội của nhân dân địa phƣơng phát triển tốt. Ở những địa phƣơng diễn
ra khiếu kiện kéo dài, mất ổn định xã hội đều có nguyên nhân do CBCC CCS yếu

kém về năng lực hoặc suy thoái về phẩm chất đạo đức. Nghị quyết Hội nghị Trung
ƣơng lần 5, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX về Đổi
mới và nâng cao chất lƣợng hệ thống chính trị cơ sở xã/phƣờng/thị trấn nhấn
mạnh: "Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và
động viên nhân dân thực hiện đương lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, tăng cường đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy
động mọi khả năng để phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng
dân cư, Tuy nhiên, hệ thống chính trị ở cơ sở hiện nay còn nhiều mặt yếu kém,
bất cập trong công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và lãnh đạo quần
chúng nhân dân” [3, tr.5]. Trong hệ thống chính trị bốn cấp của nƣớc ta thì CCS
đƣợc nhận định là còn nhiều vấn đề bức xúc nhất, năng lực hoạt động yếu kém
nhất, ngƣời dân còn phàn nàn nhiều về cách giao tiếp, ứng xử, giải quyết công việc
của cán bộ cơ sở [30, tr.221-226]. Nâng cao năng lực GTCV sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động LĐ, QL của CBCC CCS. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn


3

nhằm phát triển năng lực TTCX trong GTCV cho nhóm CBCC CCS sẽ rất có ý
nghĩa đối với việc nâng cao chất lƣợng hoạt động của nhóm CBCC CCS hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Trí tuệ cảm xúc của
cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong giao tiếp công vụ” làm đề tài luận án tiến sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về TTCX trong GTCV của
nhóm xã hội là các CBCC CCS để phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu kém về
năng lực TTCX của nhóm cán bộ này biểu hiện trong GTCV. Từ đó đề xuất một số
biện pháp nâng cao TTCX của CBCC CCS trong GTCV, qua đó góp phần nâng
cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị CCS.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: TTCX của CBCC CCS trong GTCV (nghiên cứu

mô hình cấu trúc TTCX của CBCC CCS trong GTCV từ góc độ tiếp cận tâm lý
nhóm, những biểu hiện đặc trƣng nhất và các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực
TTCX của nhóm cán bộ này trong GTCV).
3.2. Khách thể nghiên cứu:
- Khách thể nghiên cứu thực trạng: nhóm 224 CBCC CCS, 982 khách thể
khác gồm cán bộ, công chức ở CCS, cán bộ cấp huyện và ngƣời dân trên địa bàn
khảo sát.
- Khách thể nghiên cứu thực nghiệm: 40 ngƣời thuộc nhóm 224 CBCC CCS.
4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
- Giới hạn về phạm vi nghiên cứu: Địa bàn khảo sát, nghiên cứu thực trạng
của luận án đƣợc thực hiện tại Nghệ An: thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, huyện
Nam Đàn.
- Giới hạn về khách thể nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu trên nhóm CBCC
CCS là chủ tịch và phó chủ tịch UBND cấp xã/phƣờng/thị trấn, bí thƣ và phó bí


4

thƣ đảng ủy cấp xã/phƣờng/thị trấn, chủ tịch và phó chủ tịch Hội đồng nhân dân
cấp xã/phƣờng/thị trấn.
5. Giả thuyết khoa học
TTCX trong GTCV của nhóm CBCC CCS biểu hiện ở năng lực nhận biết
CX, năng lực sử dụng CX để thúc đẩy tƣ duy, năng lực hiểu và phân tích các CX,
năng lực quản lý CX trong quá trình GTCV để đạt các mục tiêu quản lý, lãnh đạo.
Có mối tƣơng quan thuận chiều giữa TTCX chung (EQ), TTCX của CBCC CCS
trong GTCV và năng lực giao tiếp của các CBCC CCS. Hiện nay, nhóm CBCC
CCS còn có hạn chế trong việc nhận biết, hiểu nguyên nhân và tiến trình phát triển
của các CX âm tính xuất hiện ở đối tƣợng GTCV. TTCX của CBCC CCS trong
GTCV chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau; các
yếu tố chủ quan có ảnh hƣởng quan trọng song bên cạnh đó những yếu tố khách

quan nhƣ sự tƣơng tác của các thành viên trong các nhóm nhỏ mà CBCC CCS
thƣờng xuyên tham gia vào cũng đóng vai trò không nhỏ.
TTCX của CBCC CCS trong GTCV sẽ cải thiện đáng kể nếu họ đƣợc tiếp
cận lý thuyết về TTCX và đƣợc hƣớng dẫn kỹ năng thực hành nâng cao TTCX
trong GTCV thông qua các biện pháp tác động tâm lý-giáo dục phù hợp với đối
tƣợng CBCC CCS trong một môi trƣờng mà sự tƣơng tác, chia sẻ kinh nghiệm liên
quan đến TTCX diễn ra thuận lợi.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản: nghiên cứu, xây dựng các khái
niệm công cụ của đề tài (TTCX, cán bộ chủ chốt CCS, TTCX của CBCC CCS
trong GTCV), nghiên cứu phƣơng pháp luận và cách thức đo lƣờng TTCX, chỉ ra
các yếu tố có ảnh hƣởng đến TTCX của nhóm CBCC CCS trong GTCV.
- Đánh giá thực trạng TTCX của nhóm CBCC CCS trong GTCV và các yếu
tố ảnh hƣởng đến nó.


5

- Tiến hành thực nghiệm tác động tâm lý-giáo dục để kiểm tra và khẳng định
hiệu quả của các biện pháp nâng cao TTCX của nhóm CBCC CCS. Từ đó, đề xuất
các biện pháp nâng cao TTCX của CBCC CCS, qua đó nhằm nâng cao hiệu quả
GTCV của nhóm CBCC CCS.
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nguyên tắc phƣơng pháp luận: Phƣơng pháp luận tiếp cận nghiên cứu
của luận án dựa trên nguyên tắc quyết định luận xã hội, nguyên tắc phát triển với
phƣơng pháp tiếp cận hệ thống trong khoa học nói chung và phƣơng pháp tiếp cận
hoạt động - nhân cách trong tâm lý học. TTCX của CBCC CCS trong GTCV đƣợc
xem xét nghiên cứu với tƣ cách là một thuộc tính trí tuệ của nhóm CBCC CCS, nó
đƣợc hình thành và phát triển thông qua quá trình họ hoạt động và tƣơng tác với
ngƣời khác, nhóm khác, đặc biệt là qua hoạt động giao tiếp công vụ. TTCX của

CBCC CCS là một hệ thống cấu trúc tâm lý có tính ổn định tƣơng đối, tồn tại và
phát triển trong mối quan hệ với các đặc điểm, thuộc tính tâm lý khác của chính
họ. Môi trƣờng xã hội mà nhóm CBCC CCS đang sống và làm việc có vai trò quan
trọng, qui định sự hình thành, phát triển và biểu hiện TTCX của nhóm CBCC CCS.
Tính chất, đặc điểm hoạt động giao tiếp công vụ mà cụ thể là giao tiếp trong quá
trình LĐ, QL ở cấp xã/phƣờng/thị trấn trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay
đặt ra những yêu cầu về cấu trúc năng lực trí tuệ của CBCC CCS trong giao tiếp
công vụ, đồng thời mức độ phát triển năng lực TTCX trong GTCV của nhóm
CBCC CCS bộc lộ thông qua cách thức họ giao tiếp để thực thi công vụ”.
7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu
sau:
- Phƣơng pháp phân tích tài liệu: đƣợc sử dụng để thu thập thông tin và hệ
thống hóa các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài.


6

- Phƣơng pháp quan sát: đƣợc sử dụng để thu thập thông tin về hành vi biểu
hiện TTCX của CBCC CCS, đặc biệt là các CBCC CCS đƣợc lựa chọn để nghiên
cứu trƣờng hợp.
- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi: đƣợc sử dụng để tìm hiểu về biểu
hiện thực tế TTCX của CBCC CCS, đo lƣờng mức độ tự đánh giá và mức độ đánh
giá khách quan về TTCX của CBCC CCS, tìm hiểu nhận thức của CBCC CCS về
vai trò của yếu tố TTCX trong GTCV, tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến TTCX
của CBCC CCS.
- Phƣơng pháp chuyên gia: đƣợc sử dụng để thu thập ý kiến góp phần bổ
sung cơ sở lý luận và hoàn thiện bộ công cụ nghiên cứu của đề tài.
- Phƣơng pháp trắc nghiệm: đƣợc sử dụng để đo lƣờng thực trạng TTCX của
CBCC CCS, đánh giá năng lực GTCV của CBCC CCS.
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: đƣợc sử dụng để tìm hiểu về đặc điểm hoạt

động, giao tiếp của CBCC CCS, thu thập thông tin về thực trạng TTCX của CBCC
CCS trong GTCV bổ sung cho các phƣơng pháp khác.
- Sử dụng bài tập đo nghiệm: đƣợc sử dụng để đo lƣờng thực trạng TTCX
của CBCC CCS trong GTCV.
- Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp: đƣợc sử dụng để kiểm chứng cụ thể
xem các kết quả của phƣơng pháp trắc nghiệm, bài tập đo nghiệm có phù hợp thực
tế hay không (qua phân tích chân dung tâm lý về TTCX của một số CBCC CCS có
điểm trắc nghiệm cao hoặc thấp).
- Phƣơng pháp thực nghiệm: đƣợc sử dụng để thử nghiệm cách thức tác
động nhằm nâng cao năng lực TTCX trong GTCV cho CBCC CCS.
- Phƣơng pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học: đƣợc sử
dụng để xử lý số liệu thu đƣợc từ các phƣơng pháp khác, phát hiện các mối tƣơng
quan, các khác biệt có ý nghĩa về thống kê.


7

Việc thiết kế và sử dụng các phƣơng pháp sẽ đƣợc đề cập chi tiết ở chƣơng
2.
8. Đóng góp mới của luận án
8.1. Đóng góp mới về lý luận:
- Luận án đã xây dựng và làm rõ khái niệm TTCX của nhóm CBCC CCS
trong GTCV, chỉ ra cấu trúc tâm lý và hệ thống những biểu hiện TTCX của nhóm
CBCC CCS trong GTCV, chỉ ra các yếu tố ảnh hƣởng đến TTCX của nhóm CBCC
CCS trong GTCV dƣới góc độ nghiên cứu lý luận.
- Luận án đã xây dựng đƣợc bộ công cụ đo lƣờng TTCX của CBCC CCS
trong GTCV đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn đo lƣờng, đảm bảo độ tin
cậy.
8.2. Đóng góp mới về thực tiễn:
- Luận án đã chỉ ra thực trạng biểu hiện TTCX của nhóm CBCC CCS (ở

Nghệ An), khẳng định mối tƣơng quan thuận chiều giữa TTCX chung (EQ) và
TTCX trong GTCV và năng lực GT trong quá trình lãnh đạo, quản lý của CBCC
CCS.
- Đã phát hiện ra các yếu tố có ảnh hƣởng quan trọng nhất đến năng lực
TTCX của CBCC CCS trong GTCV nhƣ vốn kinh nghiệm công tác, hoạt động xã
hội, sự tích cực của CBCC CCS trong việc học hỏi kinh nghiệm ứng xử, giải quyết
công việc từ những ngƣời giàu kinh nghiệm, kỹ năng lắng nghe ngƣời khác, mong
muốn nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý, tấm gƣơng của ngƣời thân về cách ứng
xử, tính dân chủ, tinh thần đoàn kết ở môi trƣờng làm việc, sự góp ý của đồng
nghiệp về cách ứng xử.
- Luận án đã thiết kế qui trình và hệ thống bài tập thực hành nâng cao TTCX
trong GTCV cho nhóm CBCC CCS và thử nghiệm qui trình đạt kết quả tốt. Có thể
áp dụng qui trình và hệ thống bài tập thực hành này trong các cơ sở đào tạo cán bộ,


8

qua đó góp phần nâng cao trình độ và năng lực LĐ, QL của cán bộ cơ sở trong hệ
thống chính trị ở Việt Nam hiện nay.
- Luận án là một tài liệu tham khảo tốt cho các nhà LĐ, QL nói chung, cho
CBCC CCS nói riêng và cũng là một tài liệu tham khảo tốt cho sinh viên ngành
Tâm lý học nói chung, chuyên ngành Tâm lý học xã hội nói riêng, cũng nhƣ những
ngƣời quan tâm tới vấn đề TTCX.
9. Kết cấu của luận án:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục, luận án gồm 3 chƣơng 14 tiết.


9


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC VÀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA
CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ TRONG GIAO TIẾP CÔNG VỤ
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề trí tuệ cảm xúc
1.1.1. Nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc ở nƣớc ngoài
Khi các nhà tâm lý học bắt đầu viết về vấn đề trí tuệ/trí thông minh, họ tập
trung vào khía cạnh nhận thức, ví dụ nhƣ năng lực phát hiện logic của bài toán,
năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ghi nhớ. Tuy nhiên, đã có những nhà nghiên
cứu sớm nhận ra rằng khía cạnh không phải là nhận thức cũng rất quan trọng.
Chẳng hạn, từ năm 1940, D.Weschler đã đề cập đến yếu tố “phi nhận thức” (non-
intellective) trong trí thông minh chung của con ngƣời, cái mà ông gọi là yếu tố
tình cảm, yếu tố nhân cách và yếu tố xã hội. Hơn thế nữa, ông đã đề xuất rằng
những yếu tố “phi nhận thức” là rất cần thiết cho việc dự đoán khả năng thành
công của con ngƣời trong cuộc sống. Ông viết: "Câu hỏi chính đặt ra là yếu tố
“phi nhận thức” có thể được thừa nhận là thành tố của trí tuệ nói chung? Luận
điểm của tôi đã đưa ra rằng những yếu tố này không chỉ được thừa nhận mà còn
rất cần thiết. Tôi đã cố gắng chỉ ra rằng những yếu tố “phi nhận thức” không chỉ
được thừa nhận là thành tố của trí tuệ nói chung mà còn quyết định hành vi thông
minh” [104]
Weschler không phải là ngƣời duy nhất nhận thấy khía cạnh không phải là
nhận thức của trí tuệ là rất quan trọng đối với sự thích ứng và sự thành công của
con ngƣời. Trƣớc đó, vào cuối những năm 20 của thế kỷ XX, giáo sƣ tâm lý học
Rober Thorndike (Đại học tổng hợp Columbia - Mỹ) đã viết về “trí tuệ xã hội”
(social intelligence – SI) . Trí tuệ xã hội, theo ông, là năng lực mà một người dùng
để hành động một cách khôn ngoan trong các quan hệ của con người. Kế thừa ý
tƣởng của R. Thorndike, David Weschler (1958) định nghĩa “ trí thông minh là


10


năng lực tổng thể hoặc năng lực chung của cá nhân để hành động có mục đích, để
suy nghĩ hợp lý và để ứng phó có hiệu quả với môi trường của mình” [105].
Điều không may là công việc của những ngƣời tiên phong này trong một
thời gian khá dài đã bị bỏ qua, ít đƣợc chú ý. Với sự phát triển của xã hội phƣơng
Tây giai đoạn đại công nghiệp, nói đến trí thông minh, xã hội vẫn dành sự chú ý
nhiều hơn đến năng lực nhận thức, tƣ duy theo cách hiểu truyền thống, đƣợc đo
bằng các trắc nghiệm IQ về năng lực suy luận logic - toán và năng lực ngôn ngữ,
năng lực nhớ kiến thức. Cho đến tận năm 1983, khi mà Howard Gardner, nhà tâm
lý học Mỹ, công bố tác phẩm “Lý thuyết đa trí tuệ” (The theory of Multiple
Intelligences – viết tắt là lý thuyết MI), các học giả và công chúng bắt đầu quan
tâm đến nhiều thành phần khác nhau trong cơ cấu của trí tuệ của con ngƣời. Cốt lõi
của lý thuyết tâm lý học MI là sự thừa nhận nhiều thành phần trí tuệ trong năng lực
ngƣời. Những dạng trí tuệ khác nhau đó là: trí tuệ ngôn ngữ, trí tuệ âm nhạc, trí
tuệ logic – toán, trí tuệ không gian, trí tuệ về vận động - cơ thể, và trí tuệ về con
người (trí tuệ về con ngƣời lại bao gồm hai thành phần: trí tuệ về bản thân
(intrapersonal intelligence) – hiểu mình, và trí tuệ về người khác (interpersonal
intelligence)– hiểu về ngƣời khác). Theo H.Gardner (1983), một ngƣời có thể
mạnh về dạng trí tuệ này nhƣng lại kém về dạng trí tuệ khác. Kém cỏi về một dạng
trí tuệ nào đó, cá nhân vẫn có thể có đƣợc những thành tựu cao nếu phát huy đƣợc
thế mạnh của dạng trí tuệ khác [24].
H.Gardner (1983) cho rằng trí tuệ về bản thân và trí tuệ về người khác cũng
quan trọng không kém gì dạng trí thông minh theo cách hiểu truyền thống đƣợc đo
bằng các test đo IQ (dùng để đo trí tuệ logic-toán và trí tuệ ngôn ngữ). Ví dụ, chỉ
với trí thông minh logic – toán, một ngƣời có thể đi xa trong lĩnh vực này. Nhƣng
với thành tựu cao đó, nếu ngƣời ấy còn có thêm thành phần trí tuệ về con ngƣời thì
con ngƣời ấy có cơ may thể hiện mình hoàn chỉnh hơn nhiều. Ngƣợc lại, một
ngƣời với trí tuệ logic- toán rất nổi trội, có nhiều thành công trên lĩnh vực này
nhƣng trí tuệ về bản thân rất kém cỏi (cảm nhận về cái Tôi kém, nhận thức về



11

ngƣời khác kém) thì rất có thể cô đơn với những thành công của mình, thậm chí
còn tạo ra nhiều “kẻ thù” cho mình. Với những công việc cần nhiều đến sự liên kết,
hợp tác thì khó có thể có đƣợc những thành công nếu năng lực trí tuệ về con ngƣời
chỉ đạt mức thấp.
Vào giữa thế kỷ XX, dƣới sự chỉ đạo của Hemphill, trung tâm Nghiên cứu
Lãnh đạo bang Ohio, Fleishman và Harris (1962) chỉ ra rằng “sự quan tâm” là một
khía cạnh quan trọng của sự LĐ hiệu quả. Cụ thể hơn, nghiên cứu này gợi ý rằng
những ngƣời LĐ mà có thể thiết lập đƣợc “sự tin cậy, kính trọng lẫn nhau, và sự
hòa hợp, ấm áp một cách bền vững” với các thành viên trong nhóm của họ thì sẽ
đạt hiệu quả LĐ tốt hơn. Để thiết lập đƣợc điều đó, ít nhất phải có năng lực nhận
thức để hiểu về bản thân và hiểu về ngƣời khác [81].
Trong việc nhận thức về chính mình và ngƣời khác thì Reuven Bar-On là
ngƣời đặc biệt quan tâm đến khía cạnh những diễn biến CX ở con ngƣời. CX chi
phối rất mạnh đến hành vi, quan hệ xã hội của chúng ta. Vì vậy, nhận biết về CX là
rất quan trọng để có đƣợc những hành vi thông minh. Ông là ngƣời đầu tiên đƣa ra
thuật ngữ chỉ số EQ (Emotional Intelligence Quotient) trong luận án tiến sĩ của ông
(1985), ông nêu ra mô hình 5 yếu tố liên quan đến TTCX giúp cá nhân có khả
năng thành công hơn những ngƣời khác, bao gồm: năng lực nhận diện và làm chủ
CX của mình, năng lực nhận diện và điều khiển CX của những ngƣời khác, năng
lực thích ứng, kiểm soát stress, tâm trạng chung [40].
Kế thừa và phát triển tƣ tƣởng của R. Thorndike, David Weschler, H.
Gardner, hai tác giả P.Salovey và J.Mayer cũng đặc biệt quan tâm đến năng lực
nhận thức và kiểm soát CX của con ngƣời. Trong bối cảnh xã hội hiện đại, cuộc
sống vật chất dồi dào hơn nhƣng áp lực tinh thần, căng thẳng cũng nhiều hơn; sự
thiếu kiểm soát cân bằng đời sống CX có thể gây bất hạnh cho bản thân và ngƣời
khác, cho cộng đồng. Ngƣợc lại, sự nhận thức và kiểm soát CX tốt giúp thích ứng
tốt với hoàn cảnh. Hai ông đã nhận thấy giá trị của những nghiên cứu trƣớc đó về
khía cạnh không phải nhận thức trong trí tuệ, nhận thấy vai trò quan trọng của CX,



12

đặt nó trong mối liên hệ với lĩnh vực nhận thức, từ đó đƣa ra khái niệm và mô hình
TTCX. Năm 1990 hai ông công bố bài báo “Emotional Intelligence” trên tạp chí
Imagination, Cognition and Personality. Trong bài báo này, TTCX đƣợc mô tả là
“một dạng của trí tuệ xã hội có liên quan đến khả năng điều khiển tình cảm, CX
của bản thân và của những người khác, khả năng phân biệt chúng, và sử dụng
những thông tin này để hướng dẫn suy nghĩ, hành động của con người” [100].
Năm 1997, trong bài viết "Trí tuệ cảm xúc là gì?” (What is Emotional
Intelligence?) hai tác giả này chính thức định nghĩa: “TTCX như là năng lực nhận
biết, bày tỏ CX, hòa CX vào ý nghĩ, hiểu và suy luận với CX, điều khiển, kiểm
soát CX của mình và người khác” [84]. Trên cơ sở đó, họ đƣa ra Mô hình TTCX là
một bộ gồm 4 nhánh năng lực:
+ Nhận thức CX ở bản thân và ở ngƣời khác.
+ Sử dụng CX để thúc đẩy tƣ duy.
+ Hiểu CX và biết phân tích CX.
+ Điều khiển các CX một cách có suy nghĩ để đạt mục đích [84].
Hai tác giả cũng dẫn ra nhiều cứ liệu cho thấy những năng lực nhằm đáp ứng
với đòi hỏi luôn thay đổi của hoàn cảnh có liên quan chặt chẽ với TTCX.
P.Salovey và J.Mayer cũng khởi xƣớng một chƣơng trình nghiên cứu nhằm
phát triển các phép đo TTCX có hiệu lực và khám phá tầm quan trọng của TTCX.
Ví dụ nhƣ, trong một nghiên cứu, họ nhận thấy rằng, khi một nhóm ngƣời xem một
bộ phim tình cảm thì những ngƣời mà đạt điểm số cao về sự phân biệt rõ ràng các
CX (khả năng xác định và gọi tên một tâm trạng đang đƣợc thể hiện) đã trở lại
trạng thái cũ nhanh hơn những ngƣời khác. Trong một nghiên cứu khác, các cá
nhân mà đạt điểm số cao hơn về khả năng quan sát một cách chính xác, hiểu và
đánh giá CX của những ngƣời khác thì phản ứng một cách linh hoạt với sự thay
đổi trong môi trƣờng xã hội của họ và xây dựng đƣợc mạng lƣới xã hội tích cực

(Salovey, Bedell, Detweiler and Mayer, 1999).


13

Vào đầu những năm 1990, Daniel Goleman - ngƣời biên tập khoa học cho tờ
New York Times, lĩnh vực phụ trách là những nghiên cứu về não và hành vi, đã
chú ý theo dõi các nghiên cứu của P.Salovey và J.Mayer và các công trình khác
liên quan. Sau đó, D.Goleman viết cuốn sách “Trí tuệ cảm xúc” (Emotional
Intelligence) (xuất bản năm 1995) – một trong những cuốn sách bán chạy nhất trên
thị trƣờng Mỹ lúc đó và đã đƣợc dịch ra nhiều thứ tiếng. Kể từ khi cuốn sách này
ra đời, công chúng mới thực sự chú ý đến chủ đề TTCX. Trƣớc đó, khi D.Goleman
làm luận án tiến sĩ Tâm lý học tại Đại học Harvard, ông đã từng cộng tác với giáo
sƣ David McClelland và những cộng sự khác để nghiên cứu vấn đề: Tại sao các
trắc nghiệm đo trí thông minh ít nói cho chúng ta biết cái gì tạo nên thành công
của con người trong cuộc sống? Sau cuốn sách đầu tiên về TTCX, D.Goleman tiếp
tục viết một loạt sách khác về TTCX nhƣ:
+ “Trí tuệ cảm xúc: Làm thế nào để biến những cảm xúc của mình thành trí
tuệ” (1997), đề cập đến vai trò của TTCX đối với sự phát triển nhân cách và cách
rèn luyện TTCX.
+ "Trí tuệ cảm xúc ứng dụng trong công việc" (1998), “Nghệ thuật lãnh đạo
cơ bản: Việc nhận thấy sức mạnh của trí tuệ cảm xúc” (2002), và bài báo nổi tiếng
“Cái gì làm nên ngƣời lãnh đạo?” (1998) đề cập đến vai trò của TTCX đối với sự
thành công của con ngƣời nơi làm việc, đặc biệt là với những ngƣời làm công việc
LĐ, QL.
Những cuốn sách và bài báo của D.Goleman đƣợc rất nhiều bạn đọc trên thế
giới chú ý. Nhiều dự án nghiên cứu đã đƣợc thực hiện tại các công ty, các trƣờng
học để tìm hiểu ảnh hƣởng của TTCX đối với hiệu quả, chất lƣợng hoạt động của
tổ chức mình và thử nghiệm chƣơng trình giáo dục nâng cao TTCX trong tổ chức.
Nhận thấy tầm quan trọng của yếu tố TTCX trong cuộc sống, vấn đề làm thế

nào để phát triển, nâng cao TTCX cũng đƣợc giới học thuật và công chúng đặc biệt
chú ý. Với những nghiên cứu thực nghiệm bƣớc đầu, Bar-On và Parker (2000)


14

khẳng định: TTCX có thể được phát triển và nâng cao bằng những can thiệp thích
hợp.
Nhiều nghiên cứu kiểm chứng khác nhau ở các quốc gia khác nhau về vai
trò, ý nghĩa và cách giáo dục phát triển TTCX đã và đang diễn ra trên thế giới,
nhiều đến mức mà hai tác giả khởi xƣớng khái niệm này (Mayer và Salovey) lo
lắng rằng sự nhiệt huyết thái quá có thể làm mất tính khoa học của lý thuyết này.
Tóm lại, sau khi lý thuyết về TTCX ra đời, các giai đoạn nghiên cứu về vấn
đề này có thể phân chia nhƣ sau [77]:
+ Giai đoạn 1990 - 1994: TTCX nổi lên nhƣ một chủ điểm nghiên cứu của
tâm lý học. Tranh luận về sự tồn tại của TTCX nhƣ một dạng trí tuệ. Các bài
báo bảo vệ và các bài báo phản biện xuất hiện trên các tạp chí khoa học, chủ
yếu ở Mỹ.
+ Giai đoạn 1995 - 1997: Khái niệm TTCX trở nên phổ biến. Tuy nhiên, ở
giai đoạn này, khái niệm TTCX đã mở rộng ra, phát triển theo nhiều hƣớng
không nhƣ khái niệm ban đầu mà P.Salovey và J.Mayer đề cập. Hàng loạt
thang đo nhân cách đƣợc xuất hiện dƣới cái tên TTCX (EQ), đến nỗi
P.Salovey và J.Mayer phải cảnh báo rằng đang có sự dùng ảo thuật về ngôn
ngữ, đánh tráo khái niệm.
+ Giai đoạn 1998 – hiện nay: Giai đoạn nghiên cứu làm sáng tỏ. Những
nghiên cứu tinh lọc khái niệm TTCX đƣợc thực hiện, những phƣơng pháp
đo đạc TTCX đƣợc phát triển. Thang đo TTCX của ba tác giả P.Salovey và
J.Mayer và Caruso (MSCEIT) đƣợc thiết kế, thử nghiệm và chỉnh sửa
(2002), đảm bảo độ hiệu lực và độ tin cậy. Số lƣợng các nghiên cứu ứng
dụng về TTCX cho đến nay đã trở nên quá nhiều để liệt kê.

Sự thực, các nghiên cứu ứng dụng về TTCX thì càng ngày càng phong phú
ở nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau (giáo dục, quản lý, sản xuất kinh doanh,


15

quân đội, ) nhƣng về góc độ lý thuyết thì có ba đại diện tiểu biểu cho nghiên cứu
về TTCX, đó là:
(1). Reuven Bar-On: đƣa ra mô hình TTCX kiểu hỗn hợp bằng cách hòa trộn
vào TTCX những đặc tính phi năng lực.
(2). Daniel Goleman: đề xuất lý thuyết hiệu quả thực hiện công việc, đƣa ra
mô hình TTCX kiểu hỗn hợp gồm các năng lực tâm lý và các phẩm chất nhân
cách.
(3). John Mayer và P. Salovey: Giới hạn TTCX vào khái niệm năng lực tâm
lý và tách TTCX ra khỏi những nét tích cực quan trọng của nhân cách. Mô hình
TTCX hai ông đƣa ra là mô hình thuần năng lực, chú ý đến bản chất cốt lõi của
khái niệm TTCX là sự tƣơng tác giữa CX và ý nghĩ, là năng lực nhận thức về các
CX và sử dụng vốn hiểu biết về CX để điều khiển CX một cách có tính toán nhằm
đạt đƣợc các mục đích mong muốn, giúp chủ thể thích ứng tốt hơn với tình huống
cuộc sống, duy trì và phát triển các quan hệ xã hội.
1.1.2. Nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc ở Việt Nam
- Năm 1997, thuật ngữ “trí tuệ cảm xúc” đƣợc chính thức đề cập tại một xê-
mi-na của các nhà nghiên cứu thuộc chƣơng trình khoa học xã hội cấp Nhà nƣớc
KX-07 do GS.VS.TSKH Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm. GS Phạm Minh Hạc đã
đề nghị các nhà Tâm lý học Việt Nam khởi xƣớng nghiên cứu vấn đề TTCX ở Việt
Nam cả trên bình diện lý luận và thực tiễn bởi vì vào năm 1997 vấn đề này đã đƣợc
xã hội phƣơng Tây rất quan tâm nghiên cứu và việc nghiên cứu chủ đề này chắc
chắn sẽ có giá trị hữu ích ở Việt Nam. Kể từ đó, một số nhà khoa học đầu tiên ở
Việt Nam bắt đầu đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận của TTCX (Lê Đức Phúc, Trần
Trọng Thủy, Nguyễn Huy Tú, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Quang Uẩn).

- Sau năm 1997, một số bài báo đầu tiên ở Việt Nam viết về TTCX dƣới góc
độ nghiên cứu lý luận:


16

Tác giả Nguyễn Huy Tú với bài báo "Trí tuệ cảm xúc - Bản chất và phƣơng
pháp chẩn đoán”, Tạp chí Tâm lý học số 6, tháng 12/2002, đã đề cập đến bản chất
khái niệm TTCX, nêu các phƣơng pháp nghiên cứu, đo lƣờng yếu tố tâm lý này; và
bài báo “Trí tuệ theo quan niệm mới, đánh giá và giáo dục”, Tạp chí Giáo dục số
3/2003, đề cập đến các quan niệm về trí tuệ và khẳng định TTCX là một thành tố
quan trọng trong cấu trúc trí tuệ ngƣời và bài báo “Trí tuệ cảm xúc và sự thành
công của nhà quản lý, lãnh đạo”, tạp chí Thông tin Khoa học giáo dục tháng
1/2003, đề cập đến vai trò của TTCX trong hoạt động LĐ, QL dƣới góc độ nghiên
cứu lý luận.
Tác giả Nguyễn Công Khanh với bài báo “Cơ sở phƣơng pháp luận nghiên
cứu trí thông minh xúc cảm”, Tạp chí Tâm lý học, số 11/2002; đã đề cập đến khái
niệm, cấu trúc TTCX và một số nguyên tắc phƣơng pháp luận trong nghiên cứu
TTCX.
- Nghiên cứu thực tiễn đầu tiên ở Việt Nam về vấn đề TTCX là một nghiên
cứu thuộc Đề tài cấp nhà nƣớc:"Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số IQ, EQ, CQ)
của học sinh, sinh viên, lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa” (mã số KX-05-06) do Viện Khoa học Giáo dục chủ trì. Bên cạnh việc đƣa ra
các chỉ báo thực tiễn về TTCX của các nhóm xã hội nhƣ học sinh, sinh viên và
ngƣời lao động trẻ ở Việt Nam thì một kết quả quan trọng của đề tài này làm tiền
đề cho việc phát triển các nghiên cứu khác ở Việt Nam về chủ đề TTCX là một
nhóm các tác giả của đề tài (Lê Đức Phúc, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Huy Tú,
Nguyễn Công Khanh) đã Việt hóa trắc nghiệm đo TTCX của John Mayer, Peter
Salovey và David Caruso, phiên bản 2.0 (năm 2002) dành cho ngƣời lớn từ 16 tuổi
trở lên (test MSCEIT). Việc Việt hóa MSCEIT đƣợc thực hiện trên mẫu nghiệm

thể là 2678 học sinh, sinh viên và ngƣời lao động [43, tr. 276-301].
Tiếp sau nghiên cứu thực tiễn đầu tiên là một số nghiên cứu thực tiễn về
TTCX của giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở, sinh viên đƣợc thể hiện
trong các luận văn, luận án. Trong đó, luận án tiến sĩ "Trí tuệ cảm xúc của giáo

×