Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Nghiên cứu sự đánh giá bản thân của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 135 trang )

Luận văn Thạc sĩ Cao Hải An




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- - - - - - - - - - - - -


CAO HẢI AN



NGHIÊN CỨU SỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
QUẢNG NINH




LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC
Mã số: 60 31 80




Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thu Hương









Hà Nội - 2010
Luận văn Thạc sĩ Cao Hải An

Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Đối tượng nghiên cứu 2
3. Mục đích nghiên cứu 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5. Khách thể và phạm vi nghiên cứu 3
6. Giả thuyết nghiên cứu 3
7. Phương pháp nghiên cứu 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 5
1.1.1. Những nghiên cứu về đánh giá bản thân trên thế giới 5
1.1.1.1. Nghiên cứu về đặc điểm của ĐGBT 6
1.1.1.2. Nghiên cứu về ảnh hưởng của ĐGBT tới sự phát triển nhân cách 7
1.1.1.3. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới sự ĐGBT 8
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về ĐGBT ở Việt Nam 10
1.2. Các khái niệm cơ bản 14
1.2.1 Khái niệm bản thân 14
1.2.2. Khái niệm đánh giá bản thân 19
1.2.3. Cấu trúc tâm lý của ĐGBT 23
1.2.3.1. Nhận thức về bản thân 25
1.2.3.2. Xúc cảm, tình cảm về bản thân 26

1.2.3.3. Hành vi - khuynh hướng ứng xử của bản thân 26
1.2.4. Cái Tôi và mối quan hệ giữa cái Tôi và ĐGBT 25
1.2.5. Tự ý thức và mối quan hệ giữa ĐGBT với tự ý thức 26
1.2.6. Khái niệm Sinh viên 27
1.3. Các đặc điểm tâm lý cơ bản của sinh viên 27
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới ĐGBT 32
1.4.1. Yếu tố khách quan 32
1.4.2.1. Gia đình 32
1.4.2.2. Nhà trường 33
1.4.2.3. Nhóm bạn cùng lứa tuổi 34
1.4.2.4. Phương tiện truyền thông đại chúng 36
1.4.2. Yếu tố chủ quan 36
Luận văn Thạc sĩ Cao Hải An

Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổ chức nghiên cứu 38
2.2. Mẫu nghiên cứu 38
2.3. Địa bàn nghiên cứu 40
2.4. Phương pháp nghiên cứu 42
2.4.1. Phương pháp phân tích tài liệu 42
2.4.2. Phương pháp trắc nghiệm 42
2.4.3. Phương pháp quan sát 44
2.4.4. Phương pháp phỏng vấn sâu 44
2.4.5. Phương pháp xử lý kết quả bằng thống kê toán học 44
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng đánh giá bản thân của SV trường ĐHCNQN 45
3.1.1. Đánh giá tổng thể về bản thân 45
3.1.2. Đánh giá bản thân theo các khía cạnh cụ thể 47
3.1.2.1. “Cái Tôi gia đình” trong ĐGBT của SV 47
3.1.2.2. “Cái Tôi xã hội” trong ĐGBT của SV 54

3.1.2.3. “Cái Tôi thể chất” trong ĐGBT của SV 60
3.1.2.4. “Cái Tôi học đường” trong ĐGBT của SV 63
3.1.2.5. “Cái Tôi cảm xúc” trong ĐGBT của SV 70
3.1.2.6. “Cái Tôi tương lai” trong ĐGBT của SV 74
3.1.3. Mức độ ĐGBT qua hai thang đo Rosenberg và E.T.E.S 79
3.2. Tương quan giữa kết quả học tập và sự ĐGBT của SV trường ĐHCNQN
3.2.1. Kết quả học tập của SV trường ĐHCNQN 80
3.2.2. Tương quan giữa kết quả học tập và sự ĐGBT của SV trường ĐHCNQN
3.2.2.1. Tương quan giữa kết quả học tập và sự đánh giá tổng thể về bản thân 82
3.2.1.2. Tương quan giữa kết quả học tập và sự ĐGBT về “Cái Tôi gia đình” 84
3.2.1.3. Tương quan giữa kết quả học tập và sự ĐGBT về “Cái Tôi xã hội” 86
3.2.1.4. Tương quan giữa kết quả học tập và sự ĐGBT về “Cái Tôi tương lai” 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 91
2. Kiến nghị 92
2.1. Về phía gia đình 92
2.2. Về phía nhà trường 93
2.3. Về phía bản thân sinh viên 94
Luận văn Thạc sĩ Cao Hải An

3. Một số biện pháp tác động giúp SV trường ĐHCNQN nâng cao khả năng
đánh giá bản thân trong môi trường học đường 95
3.1. Điều chỉnh bản thân trong mối quan hệ với cha mẹ 95
3.2. Tích cực xây dựng các mối quan hệ xã hội 96
3.3. Cảm nhận tích cực về ngoại hình bản thân 97
3.4. Cải thiện khả năng tập trung của bản thân 98
3.5. Rèn luyện kỹ năng nhận thức cảm xúc bản thân 99
3.6. Định hướng ước mơ cho bản thân 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC

















Luận văn Thạc sĩ Cao Hải An


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. ĐGBT Đánh giá bản thân
2. ĐHCNQN Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
3. SV Sinh viên
4. HS-SV Học sinh - Sinh viên
5. TB Trung bình














Luận văn Thạc sĩ Cao Hải An


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 3.1 - Điểm TB các yếu tố đánh giá của SV theo thang đo Rosenberg
Bảng 3.2 - Những mệnh đề của “Cái Tôi gia đình” trong ĐGBT của SV
Bảng 3.3 - Những mệnh đề của “Cái Tôi xã hội” trong ĐGBT của SV
Bảng 3.4 - Những mệnh đề của “Cái Tôi thể chất” trong ĐGBT của SV
Bảng 3.5 - Những mệnh đề của “Cái Tôi học đường” trong ĐGBT của SV
Bảng 3.6 - Những mệnh đề của “Cái Tôi cảm xúc” trong ĐGBT của SV
Bảng 3.7 - Những mệnh đề của “Cái Tôi tương lai” trong ĐGBT của SV
Bảng 3.8 - Điểm trung bình các yếu tố ĐGBT theo thang đo E.T.E.S
Bảng 3.9 - Kết quả học tập của SV trường ĐHCNQN
Bảng 3.10 - Tương quan giữa kết quả học tập và sự đánh giá tổng thể về bản thân

Bảng 3.11 - Tương quan giữa kết quả học tập và sự đánh giá về “Cái Tôi gia đình”

Bảng 3.12 - Tương quan giữa kết quả học tập và sự đánh giá về “Cái Tôi xã hội”

Bảng 3.13 - Tương quan giữa kết quả học tập và sự đánh giá về “Cái Tôi tương lai”










PDF Merger
Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF
Merger! To remove this page, please
register your program!
Go to Purchase Now>>
 Merge multiple PDF files into one
 Select page range of PDF to merge
 Select specific page(s) to merge
 Extract page(s) from different PDF
files and merge into one
AnyBizSoft
Luận văn Thạc sĩ Cao Hải An

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người nói chung, giới trẻ nói riêng thường có khát vọng tự khẳng định
mình trong cuộc sống, trong sự phát triển và hoàn thiện nhân cách. Sự tự khẳng định
này một phần được thể hiện ở khả năng tự đánh giá về bản thân.
Đánh giá bản thân chính là sự nhìn nhận tổng thể về giá trị bản thân với tư cách
là con người và chúng ta theo đó mà hành động. Sự đánh giá này không có sẵn khi con
người sinh ra mà được hình thành trong mối quan hệ, giao lưu với người khác, trong
sự phát triển và từ những trải nghiệm thành công hay thất bại của cá nhân trong cuộc
sống… Nếu chúng ta có sự tự đánh giá phù hợp với năng lực thực tế của mình thì

chúng ta thường hài lòng về bản thân và điều đó tạo nên sức mạnh tinh thần giúp
chúng ta vượt qua những khó khăn, trở ngại của cuộc đời. Chúng ta se là người thành
công và hạnh phúc…
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người trong chúng ta không có thói quen tự nhìn
nhận, đánh giá về mình một cách công tâm, chính xác. Có những người luôn cho rằng
mình là “cái rốn của vũ trụ, trung tâm của trái đất và là ngôi sao của bầu trời” nên rất
cảm tính khi tự đánh giá về mình mà thiếu tính tương tác với các đối tượng khác ở
xung quanh. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng giới trẻ thể hiện
mình không phù hợp với những gì mình có. Có những bạn trẻ vừa có một chút thành
tích đã tự cho mình là giỏi giang hơn người, nổi bật hơn những người xung quanh và
không ngại thể hiện điều đó ra bên ngoài bằng ngôn ngữ, hành động, cử chỉ, trang
phục… Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều bạn trẻ thiếu tự tin vào chính bản thân mình và
để che lấp điều đó, các bạn phải thể hiện mình quá lên để chứng tỏ mình không hề thua
kém mọi người…
Có thể nói, tự đánh giá bản thân có vai trò rất quan trọng nhưng không phải
bao giờ sự đánh giá bản thân ở giới trẻ cũng phù hợp và điều đó ảnh hưởng không nhỏ
đến quá trình phát triển nhân cách cũng như xu hướng hành động của họ trong cuộc
sống. Ngoài ra, sự đánh giá bản thân cũng được xem như là một trong những nhân tố
Luận văn Thạc sĩ Cao Hải An

ảnh hưởng tới kết quả học tập của thanh niên - sinh viên trong nhà trường. Nói cách
khác, hoạt động học tập của sinh viên chỉ đạt kết quả tốt khi họ có những hiểu biết
khách quan về mình, tự đánh giá được những phẩm chất, năng lực đang tồn tại ở bản
thân, thấy được khoảng cách mức độ cần đạt được với “cái tôi lý tưởng” để từ đó cố
gắng rèn luyện và phấn đấu.
Để giải mã tốt vấn đề “Tôi là ai?”, “Tôi là người như thế nào?”, “Tôi có gì?”
thì bản thân sinh viên phải đặt cái tôi của mình trong nhiều mối quan hệ khác nhau
(với bạn bè, với cha mẹ, với thầy cô giáo, trong tập thể ). Việc giải mã những thông
điệp này sẽ làm cho cái tôi được “hoạt hóa” một cách đích thực và chính xác trong
từng hoàn cảnh cũng như trong từng mối quan hệ; từ đó chủ thể sẽ biết cách ứng xử

sao cho thật sự phù hợp và hiệu quả Có thể nói, nếu “cái Tôi” được nhận thức đúng
đắn sẽ giúp cho thanh niên - sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Công
nghiệp Quảng Ninh nói riêng đánh giá chính xác thực lực của mình để phấn đấu nhiều
hơn nữa trong học tập cũng như trong cuộc sống…
Thực tế cho thấy, đến nay, những nghiên cứu về đánh giá bản thân vẫn còn
chưa nhiều, đặc biệt là nghiên cứu về sự đánh giá bản thân của sinh viên. Trong khi
đó, đây lại là vấn đề không chỉ có giá trị về mặt lý luận mà còn có giá trị quan trọng về
mặt thực tiễn. Chính bởi vậy, việc nghiên cứu về sự đánh giá bản thân của sinh viên là
điều cần thiết. Đó là những lý do thúc đẩy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu với
tên gọi “Nghiên cứu sự đánh giá bản thân của sinh viên trường Đại học Công
nghiệp Quảng Ninh”.
2. Đối tượng nghiên cứu
Sự đánh giá bản thân (ĐGBT) của sinh viên trường Đại học Công nghiệp
Quảng Ninh (ĐHCNQN).
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu mức độ đánh giá bản thân của sinh viên trường ĐHCNQN, tìm hiểu
mối tương quan giữa tự đánh giá bản thân và kết quả học tập của họ trong nhà trường;
từ đó đưa ra một số biện pháp giúp sinh viên nâng cao khả năng đánh giá bản thân
trong môi trường học đường.
Luận văn Thạc sĩ Cao Hải An

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
- Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề.
- Làm rõ các khái niệm cơ bản của đề tài.
- Chỉ ra những đặc điểm của khách thể nghiên cứu.
4.2. Khảo sát thực trạng đánh giá bản thân của sinh viên trường ĐHCNQN
- Mức độ đánh giá bản thân của sinh viên trường ĐHCNQN.
- Tương quan giữa kết quả học tập và sự đánh giá bản thân của sinh viên
trường ĐHCNQN.

4.3. Một số biện pháp giúp sinh viên nâng cao khả năng đánh giá bản thân trong
môi trường học đường
5. Khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu
- 200 sinh viên trường ĐHCNQN.
- 20 cán bộ Đoàn thanh niên và Hội sinh viên.
- 20 giáo viên chủ nhiệm.
5.2. Địa bàn nghiên cứu
Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, xã Yên Thọ, huyện Đông Triều, tỉnh
Quảng Ninh.
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Sinh viên trường ĐHCNQN có mức độ tự đánh giá ở mức trung bình;
- Có mối tương quan giữa tự đánh giá bản thân và kết quả học tập của sinh viên.
Cụ thể là: những sinh viên có học lực Khá có sự đánh giá bản thân tích cực hơn
những sinh viên có học lực Trung bình.
Luận văn Thạc sĩ Cao Hải An

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp phân tích tài liệu
7.2. Phương pháp trắc nghiệm
- Thang đo Rosenberg.
- Thang đo E.T.E.S (Trường Đại học Toulouse II, Cộng hòa Pháp).
7.3. Phương pháp quan sát
7.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
7.5. Phương pháp xử lý kết quả bằng thống kê toán học
















Luận văn Thạc sĩ Cao Hải An

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về đánh giá bản thân trên thế giới
Trong bài viết “Về khái niệm tự đánh giá bản thân” đăng trên Tạp chí Tâm lý
học, Tiến sĩ Đỗ Ngọc Khanh (2004a) đã có những tổng hợp và đánh giá về lý thuyết
Tự đánh giá của các hòn đá tảng trong lĩnh vực này.
Nhìn chung, có một vài lý thuyết về nhân cách đưa sự ĐGBT như một biến số có
ý nghĩa nhưng chỉ có thuyết của Alder coi biến này đóng một vai trò chính. Alder nhìn
nhận một cách rõ ràng sự quan trọng của tự đánh giá nhưng ông quan tâm đến nó trong
việc áp dụng vào trị liệu hơn là giải thích lý thuyết.
Trường phái Phân tâm mới (với đại diện là Sullivan, Horney và Fromm) đã đánh
giá tầm quan trọng của sự ĐGBT nhưng cũng chỉ coi nó như một chủ đề riêng lẻ chứ
không đặt nó vào trung tâm học thuyết của mình.
Một vài nhà tâm lý học khác như Hartmann, Erikson và Jacobson có liên hệ đến
sự tự đánh giá nhưng lại chỉ liên hệ gián tiếp. Rogers cũng quan tâm tới sự ĐGBT
nhưng chủ yếu là ở bản chất chung của các trải nghiệm của các khách thể và sự chấp
nhận thể nghiệm của cá nhân.

Có thể nói, James, Mead và Charles là những nhà tâm lý học đầu tiên cung cấp
khả năng và hướng dẫn chính cho việc nghiên cứu về ĐGBT. Họ quan tâm đến nguồn
gốc và mức độ của sự ĐGBT. Tuy nhiên, họ vẫn còn bị hạn chế do chưa chỉ ra được
những nhân tố ảnh hưởng tới sự tự đánh giá.
Trong những năm gần đây, đánh giá bản thân (ĐGBT) là một đề tài đã và đang
được quan tâm nghiên cứu nhiều trên thế giới. Thống kê cho thấy, trong vòng hơn 10
năm cuối của thế kỷ XX đã có hơn 20.000 công trình nghiên cứu về ĐGBT
(Bolognini, 1998). Theo đánh giá của Hiệp hội Xã hội học và Tâm lý học Mỹ, trong
hơn 30 năm qua, đã có hàng nghìn bài báo, đầu sách về ĐGBT và con số này vẫn
không ngừng gia tăng (Owens, Stryker và Goodman, 2001).
Luận văn Thạc sĩ Cao Hải An

Vậy ĐGBT đã và đang được nghiên cứu theo những phương diện nào? Chúng ta
sẽ tìm hiểu thông qua phần phân tích dưới đây.
1.1.1.1. Nghiên cứu về đặc điểm của đánh giá bản thân
Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra một số đặc điểm của
ĐGBT. Đó là: Tính phù hợp của ĐGBT; tính phân biệt và tính khái quát của ĐGBT;
độ cao - thấp của ĐGBT và tính bền vững của ĐGBT.
* Tính phù hợp của đánh giá bản thân
Tự đánh giá là hình ảnh về những đặc điểm, phẩm chất, năng lực, thái độ… của
bản thân trong các tình huống của hiện thực khách quan. Tính phù hợp của tự đánh giá
diễn tả sự tự đánh giá đúng, khách quan, chính xác những hiện tượng được đánh giá.
Cụ thể là cá nhân phải đánh giá đúng mức độ của các hiện tượng tâm lý có ở bản thân.
Theo Lepkina (1967), đánh giá bên ngoài là cơ sở để xem xét tự đánh giá của cá
nhân; còn Franz (1982) lại cho rằng: sự thống nhất giữa tự đánh giá và đánh giá bên
ngoài chỉ có ý nghĩa là các đánh giá này không khác nhau về nội dung chứ chưa đủ để
khẳng định tự đánh giá phù hợp.
Có thể nói, sự đánh giá bên ngoài và tự đánh giá phải dựa vào một hệ thống mức
độ đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn xã hội và cả hai sự đánh giá đó, về mặt nội dung
cùng phải dựa vào hoàn cảnh, tình huống của hiện tượng được đánh giá.

* Tính phân biệt và tính khái quát của đánh giá bản thân
Một số tác giả nghiên cứu về tính phân biệt và tính khái quát của ĐGBT ở các
lứa tuổi khác nhau cho thấy: Ở học sinh lớp 7, sự ĐGBT đã thể hiện cả hai xu hướng,
cả phân biệt lẫn khái quát (Safin, 1975). Và cùng với sự phát triển của nhân cách, trẻ
có khả năng ĐGBT về nhiều mặt hơn, mức độ độc lập tăng dần lên (Boivin, 1992).
Nhìn chung, giữa tính phân biệt và tính khái quát của tự đánh giá luôn có sự
thống nhất chặt chẽ với nhau. Đối với mỗi cá nhân, trong các lĩnh vực hoạt động khác
nhau, mức độ biểu hiện của các phẩm chất, năng lực… của cá nhân có sự khác nhau.
Luận văn Thạc sĩ Cao Hải An

Nói cách khác, cá nhân có sự tự đánh giá bản thân trong các dạng hoạt động khác
nhau. Khi đó, tự đánh giá có tính phân biệt.
Từ sự đánh giá, nhận xét từng mặt về bản thân trong các dạng hoạt động khác
nhau, cá nhân có sự đánh giá chung về những phẩm chất, năng lực, những thuộc
tính… nhân cách của bản thân. Khi đó, tự đánh giá có tính khái quát…
* Độ cao, thấp của đánh giá bản thân
Khi nói tới độ cao, thấp của tự đánh giá có nghĩa là đề cập đến tiêu chuẩn đánh
giá ở mỗi người. Tiêu chuẩn ấy được xây dựng trên các chuẩn mực, quy tắc xã hội của
tập thể. Nói cách khác, một tiêu chuẩn đánh giá được xã hội thừa nhận thông qua lăng
kính chủ quan của mỗi người; cá nhân tiếp nhận nó, đối chiếu mình với nó để nhận
biết được những biểu hiện riêng của mình vào vị trí nào đó trong hệ thống các chuẩn
mực định sẵn. Thông qua đó, ta biết được độ cao, thấp của tự đánh giá…
Nếu như một số nhà nghiên cứu khác cho rằng, độ cao thấp của ĐGBT phụ thuộc
vào lứa tuổi, sự định hướng của cá nhân và hình ảnh bản thân, hình ảnh bên ngoài hay
hình ảnh lý tưởng thì Harter (1999) lại cho rằng, trẻ em không có sự ĐGBT tổng quát
cao hay thấp mà một đứa trẻ chỉ có thể nhận thấy bản thân có năng lực ở lĩnh vực này
nhưng không có năng lực ở lĩnh vực khác…
* Tính bền vững của đánh giá bản thân
Tính bền vững của tự đánh giá được xác định trong mối liên hệ với những yêu
cầu khác nhau và những khoảng thời gian khác nhau, nó liên quan tới một số đặc điểm

tâm lý cá nhân: Tính bền vững của tự đánh giá phụ thuộc vào tính bền vững của sự tự
khẳng định trong nhân cách và tính bền vững về mặt xã hội của nhóm có liên quan
(Dissler, 1976).
1.1.1.2. Nghiên cứu về ảnh hưởng của đánh giá bản thân tới sự phát triển nhân cách
Theo Iarosevski & Petroski (1990), ĐGBT đóng vai trò là tác nhân điều chỉnh
hành vi và hoạt động của con người. Ngoài ra, hai ông còn cho rằng mối liên hệ giữa
Luận văn Thạc sĩ Cao Hải An

con người với thế giới xung quanh, sự phê phán, yêu cầu đối với bản thân và mối quan
hệ thành công cũng như thất bại đều phụ thuộc vào sự ĐGBT.
Burns (1979) và Covington (1992) tuy nghiên cứu ĐGBT vào hai thời điểm khác
nhau nhưng họ đều cho rằng: Người ĐGBT cao thường cư xử, hành động có tính cộng
đồng hơn, có trách nhiệm hơn, đạt được những thành công cao hơn, có xúc cảm xã hội
cao hơn và hạnh phúc hơn. Ngược lại, những người đánh giá bản thân thấp phải đối
mặt với một loạt những vấn đề xã hội và tâm lý bởi vì các nhà nghiên cứu cho rằng họ
là những người dễ bị ảnh hưởng, dễ chịu tác động, nhạy cảm với những ảnh hưởng
tiêu cực từ môi trường xã hội cũng như tâm lý mà họ sống (Mecca, 1989; Owens và
Stryker, 2001).
Cũng có những chứng cứ cho thấy mọi người muốn chứng tỏ cái tôi của mình
(Swann, Stein-Seroussi và Gisler, 1992), nên khi một người nào đó cảm thấy “mọi thứ
thật tồi tệ”, người ta sẽ có khuynh hướng làm những điều không tốt (Heise & Smith-
Lovin, 1981).
1.1.1.3. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới sự đánh giá bản thân
Qua những nghiên cứu của các nhà khoa học, chúng ta thấy nổi lên hai yếu tố
ảnh hưởng tới sự ĐGBT, đó là: Những yếu tố xã hội bên ngoài và những yếu tố tự
nhiên bên trong.
* Ảnh hưởng của các yếu tố xã hội tới sự đánh giá bản thân
Các nhà Tâm lý học đã đưa ra một số yếu tố mà theo họ có ảnh hưởng tới việc cá
nhân đánh giá về bản thân mình như sau:
Con người chỉ có thể nhận biết bản thân mình thông qua người khác. Chính sự

đánh giá của những người xung quanh sẽ giúp chúng ta hiểu về bản thân mình. Theo
Ananhiep (1980), chính trong quá trình giao tiếp mà con người hiểu được người khác
và nhận biết được thái độ của người khác về mình. Sự đánh giá, chấp nhận của những
người xung quanh cũng là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới sự đánh giá của
chúng ta về bản thân (Adler, 1927; Mead, 1934; Rogers, 1951; Hoge, Smith và
Hanson, 1990).
Luận văn Thạc sĩ Cao Hải An

Mối quan hệ liên nhân cách với bố mẹ và những người thân trong gia đình cũng
không nằm ngoài mối liên hệ đó. Sự quan tâm, chăm sóc và đánh giá của gia đình ít
nhiều làm cho cá nhân thấy mình có giá trị hoặc ít giá trị hơn (Adler, 1927; Rubinstein,
1974; Rosenberg, 1979; Bowlby, 1982). Những trải nghiệm trong gia đình cũng là yếu
tố được Wallerstein và Kelly (1980), Felson và Zielinski (1989) đánh giá là yếu tố có
ảnh hưởng tới sự ĐGBT.
Đặc điểm của nhóm xã hội mà cá nhân tham gia, năng lực của những người trong
nhóm cũng như vị trí của cá nhân trong nhóm là yếu tố cũng cần phải tính đến khi
muốn làm tăng tính tích cực hay tiêu cực của quá trình tự đánh giá (Mendelson và
White, 1985; Kail, 1998).
Sự chấp nhận, sự đánh giá, mối quan hệ liên nhân cách, vị trí của cá nhân trong
nhóm xã hội, năng lực nhận thức của cá nhân, sự thống nhất giữa cái Tôi và các lĩnh
vực mà cá nhân quan tâm đều có sự ảnh hưởng nhất định đến tự ĐGBT (James, 1890;
Coopersmith,1967; Rosenberg, 1979; Harter, 1984-1990; Tessers, 1988; McKay và
Fanning, 2000).
* Ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên tới sự đánh giá bản thân
Nhìn chung, mọi hiện tượng tâm lý của cá nhân (xu hướng nhân cách, động cơ,
nhu cầu, khả năng nhận thức của cá nhân ) đều có liên quan đến tự đánh giá. Trình độ
phát triển của nhân cách cũng ảnh hưởng tới sự ĐGBT. Thời điểm dậy thì (dậy thì sớm
hay muộn) được xem như một nhân tố ảnh hưởng tới sự ĐGBT (Steinberg, 1993).
Tính thống nhất giữa “cái tôi thực tế” và “cái tôi lý tưởng” cao thì sẽ có sự
ĐGBT cao (Higgins, 1991; Showers, 1992; Steinberg, 1993). Sự ĐGBT phụ thuộc vào

mức độ kỳ vọng ở bản thân của mỗi cá nhân. Tình trạng sức khỏe cũng được coi như
nguồn gốc của ĐGBT (Adler, 1927; Mendelsson, 1985; Schultz, 1992). Thực tế là, nếu
như chúng ta luôn cảm thấy lo hãi, bất an hoặc thấy ốm yếu thì khó có thể luôn có sự
đánh giá tích cực về bản thân. Ngược lại, nếu chúng ta có sức khỏe tốt, chúng ta
thường cảm thấy lạc quan, tràn đầy sức sống, có sự đánh giá về bản thân một cách tích
cực…
Luận văn Thạc sĩ Cao Hải An

1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về đánh giá bản thân ở Việt Nam
Nghiên cứu về ĐGBT ở Việt Nam còn khá mới mẻ và mới được quan tâm
nghiên cứu vào những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Trong những năm gần đây,
việc nghiên cứu vấn đề ĐGBT được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, số lượng các
công trình nghiên cứu vẫn còn hạn chế. Hầu hết các tác giả mới chỉ tập trung xác định
nội hàm khái niệm tự đánh giá, những yếu tố ảnh hưởng tới ĐGBT và vai trò của
ĐGBT đối với sự phát triển nhân cách; cũng như mới chỉ tập trung nghiên cứu ở lứa
tuổi học sinh và ở khía cạnh giáo dục như việc đánh giá mối quan hệ giữa khả năng tự
đánh giá với thái độ, động cơ học tập…
Trong bài viết tìm hiểu khái niệm “Tự đánh giá”, tác giả Vũ Thị Nho (1998)
đã dẫn ra một số quan niệm của một số nhà Tâm lý học về vấn đề tự đánh giá. Việc
dẫn ra một số quan niệm điển hình cho thấy, mỗi tác giả, tuy xuất phát từ góc nhìn của
mình và nhấn mạnh nội dung này hay nội dung khác trong khái niệm tự đánh giá, song
đều thống nhất coi tự đánh giá có bản chất là sự tự nhận xét, đánh giá về chính mình
và tự đánh giá có tính toàn diện. Điều này có nghĩa tự đánh giá bao hàm cả những yếu
tố về diện mạo, thể chất cũng như những đặc điểm, những phẩm chất tâm lý nhân
cách. Tự đánh giá là điều kiện bên trong của tự giáo dục, tự ý thức, tự hoàn thiện nhân
cách.
Qua bài viết “Con người thích tự đánh giá và được đánh giá hình ảnh cái tôi
của mình như thế nào?”, tác giả Nguyễn Thị Hoa (1999) đã khẳng định: Tất cả mọi
người đều có nhu cầu muốn tự đánh giá và được đánh giá hình ảnh cái tôi. Bài viết
xoay quanh câu hỏi “Các cá nhân muốn tự đánh giá đúng thực tế hay muốn tự đánh giá

tốt đẹp hơn?”. Thông qua việc tổng hợp từ một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm, tác
giả bài viết đã chỉ ra rằng: Nhìn chung, con người thích những nhận xét thống nhất với
nhận xét của họ về bản thân hơn là những nhận xét trái ngược. Những người ĐGBT tốt
thường tìm cách để người khác cũng đánh giá tốt về họ.
Tác giả Đỗ Long, Phan Thị Mai Hương và đồng nghiệp (2002) đã có những kết
luận khá thú vị về tính cộng đồng - tính cá nhân và cái Tôi của người Việt Nam từ góc
Luận văn Thạc sĩ Cao Hải An

độ tâm lý học qua nghiên cứu về “Tính cộng đồng - tính cá nhân và “cái Tôi” của
người Việt hiện nay”:
- Từ góc độ lý luận, các tác giả thấy rằng: tính cộng đồng - tính cá nhân trở thành
một cặp phạm trù đi liền nhau, có thể chuyển hoá cho nhau trong một số điều
kiện xã hội nhất định, chứ chúng hoàn toàn không đối nghịch, loại trừ nhau.
- Từ góc độ nghiên cứu thực tiễn, các số liệu cho thấy, trong điều kiện được tự do
liên tưởng và lựa chọn thì nhìn chung thanh niên trước hết nghiêng về việc mô
tả bản thân mình như một cá nhân độc lập, có những cá tính, sở thích và quan
điểm rất riêng. Đứng ở vị trí thứ hai là những nét mô tả mang tính cưỡng bức.
Thanh niên thấy nét riêng của cá nhân mình trong tập thể, trong cộng đồng.
Thanh niên có xu hướng thể hiện tính cộng đồng chỉ ở những nơi mà họ được
biết đến, nơi mà họ có mối quan hệ gần gũi, thân thiết với những người khác
trong cộng đồng. Còn ở những nơi họ không có một vị trí cụ thể, rõ ràng trong
nhóm, không có mối quan hệ quen biết hay người khác không biết đến họ thì họ
sẽ không biểu hiện những đặc điểm mang tính cộng đồng của mình. Và sự thể
hiện tính cá nhân hay tính cộng đồng rất phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Đây
cũng là một đặc điểm đáng chú ý của người Việt Nam nói chung: xu hướng ứng
xử phù hợp với hoàn cảnh.
Trong một nghiên cứu về vấn đề ĐGBT đăng trên Tạp chí Tâm lý học với tựa
đề “Tự đánh giá của học sinh trung học cơ sở ở Hà Nội”, (số 7, 7/2005, tr. 30-36),
tác giả Đỗ Ngọc Khanh đã đưa ra kết luận:
Học sinh trung học cơ sở ở Hà Nội có mức độ tự đánh giá tổng thể ở mức trung

bình. Nói chung, sự tự đánh giá về học tập, đạo đức, xã hội của học sinh trung
học cơ sở ở Hà Nội đạt mức trung bình cao. Sự tự đánh giá về mặt thể chất ở
mức trung bình; trong đó các em học sinh đánh giá sức khoẻ tích cực hơn đánh
giá về hình dáng của bản thân. Sự tự đánh giá về mặt cảm xúc đạt mức trung
bình thấp. Các em có sự tự đánh giá về cảm xúc có liên quan đến khía cạnh học
tập; trong khi đó cảm xúc tích cực thường liên quan đến quan hệ xã hội.
Luận văn Thạc sĩ Cao Hải An

Qua nghiên cứu về “Trình độ học lực và khả năng tự đánh giá phù hợp, ổn
định của học sinh cuối bậc tiểu học”, (Vũ Thị Nho, 1998), tác giả đã chứng minh:
- Học sinh cuối bậc tiểu học đã có khả năng tự đánh giá những phẩm chất nhân
cách cơ bản của người học sinh, người đội viên. Song việc đánh giá ổn định và
phù hợp chiếm tỷ lệ chưa cao và phụ thuộc khá rõ vào nội dung, chuẩn đánh giá
cũng như trình độ học lực.
- Học sinh giỏi tự đánh giá phù hợp, ổn định trội hơn hẳn so với học sinh các loại
khác.
Tác giả cho rằng, với học sinh cuối bậc tiểu học, việc nâng cao chất lượng học
tập, khả năng nhận thức là một trong những con đường nâng cao khả năng tự đánh giá
của các em, giúp các em “hết mình” và chính xác trong sự định hướng, điều chỉnh và
tự giáo dục một cách hiệu quả.
PGS.TS Văn Thị Kim Cúc và các đồng nghiệp trong nghiên cứu “Những tổn
thương tâm lý của thiếu niên do bố mẹ ly hôn” (Văn Thị Kim Cúc, 2003a) đã cho
thấy: Ở những đứa trẻ có bố mẹ ly hôn, tồn tại nhiều dạng và nhiều mức độ tổn thương
tâm lý khác nhau. Các tổn thương tâm lý ảnh hưởng tiêu cực tới sự ĐGBT của trẻ.
Điều này thể hiện ở chỗ, trẻ có bố mẹ ly hôn đánh giá cái tôi tích cực thấp hơn sự đánh
giá cái tôi tích cực của trẻ sống trong gia đình bình thường. Nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng:
- Có sự khác biệt có ý nghĩa trong tự đánh giá chung về hình ảnh thể chất, các
biểu tượng về sự nhìn nhận và đánh giá của người khác, các biểu tượng về năng
lực thể thao cũng như các mong muốn có liên quan tới các biểu tượng và sức

mạnh thể chất hơn các em sống trong gia đình bình thường.
- Về mặt giới tính, trẻ nam hay nữ trong gia đình có bố mẹ ly hôn cùng cảm thấy
phải chịu thiệt thòi như nhau. Tuy nhiên, các em nữ trong gia đình có bố mẹ ly
hôn đánh giá ứng xử và năng lực trong cuộc sống học đường cũng như năng lực
xây dựng và duy trì các mối quan hệ với các thành viên trong gia đình, bạn bè
hay cảm giác được thừa nhận về mặt xã hội thấp hơn một cách có ý nghĩa so
Luận văn Thạc sĩ Cao Hải An

với các em nữ sống trong gia đình có đầy đủ cả bố mẹ. Bên cạnh đó, với trẻ
nam, việc ở với ai sau khi bố mẹ ly hôn ảnh hưởng một cách có ý nghĩa tới sự
đánh giá năng lực và ứng xử trong cuộc sống học đường của trẻ. Với trẻ nữ, khả
năng thể hiện hay kiềm chế cảm xúc của các em bị ảnh hưởng sâu sắc bởi việc
em sẽ ở với ai sau khi bố mẹ chia tay.
- Về phương diện lứa tuổi, trẻ dưới 13 tuổi bộc lộ cảm xúc tiêu cực và có xu
hướng phô trương “sức mạnh cơ bắp” cao hơn trẻ cùng lứa tuổi ở gia đình bình
thường.
Qua nghiên cứu thực tiễn trên 60 trẻ trai và 60 trẻ gái ở một số trường phổ
thông cơ sở tại Hà Nội, PGS.TS Văn Thị Kim Cúc (2004) đã có những kết luận ban
đầu về “Mối tương quan giữa biểu tượng về gia đình và sự đánh giá bản thân của
trẻ”. Theo tác giả, những biểu tượng trẻ có được về gia đình mình, về người bố, người
mẹ có mối tương quan rất chặt chẽ tới hình ảnh mà trẻ có về bản thân mình. Điều này
hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như Perron
(1971), Berger và Luckman (1986), Bouissou (1996). Sự hình thành biểu tượng về gia
đình nói chung, về giá trị của người cha, người mẹ nói riêng không có con đường nào
khác ngoài những gì trẻ nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy thông qua những hoạt động
của gia đình, của người bố và người mẹ. Chính qua tổng thể các hoạt động này mà trẻ
xác định được vị trí của mình trong gia đình: mình được tôn trọng như thế nào? bố mẹ
có thật lòng yêu thương mình không? Những gì mà trẻ cảm nhận được sẽ là cơ sở để
trẻ thiết lập nên những giá trị về bản thân mình.
Tổng hợp kết quả nghiên cứu “Ảnh hưởng của sự tự đánh giá bản thân đến

sự phát triển nhân cách” (Đỗ Ngọc Khanh, 2004b) cho thấy: ĐGBT có một vai trò
quan trọng trong việc phát triển nhân cách. Tự đánh giá giúp cho trẻ có được các mối
quan hệ liên nhân cách tốt đẹp, làm giảm mức độ lo lắng, trầm cảm. Những người tự
đánh giá cao dễ dàng ứng phó với các khó khăn trong cuộc sống. Tự đánh giá thấp có
thể làm tổn hại đến các mối quan hệ liên nhân cách, gây trầm cảm, lo lắng, dễ dẫn đến
sử dụng chất gây nghiện…
Luận văn Thạc sĩ Cao Hải An

Tóm lại, trong những năm gần đây, vấn đề tự đánh giá đã thu hút được sự quan
tâm chú ý của những nhà tâm lý học, đặc biệt là nghiên cứu khả năng tự đánh giá của
học sinh. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề tự đánh giá nghiên cứu ở khách thể là sinh viên ở
nước ta vẫn còn tương đối ít…
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Khái niệm bản thân
Theo ThS. Nguyễn Ngọc Lâm, khái niệm bản thân (hay hình ảnh bản thân) chính
là sự hình dung của mỗi cá nhân về bản thân mình nhờ quá trình cá nhân giao lưu,
tương tác trong các mối quan hệ và từ những trải nghiệm về sự thành công hay thất bại
của cá nhân trong cuộc sống.
Có thể nói, hình ảnh bản thân không có sẵn khi con người được sinh ra mà được
hình thành dần dần trong quá trình cá nhân tham gia vào các mối quan hệ (mối quan hệ
liên nhân cách với bố mẹ và những người thân trong gia đình, các mối quan hệ xã hội).
Chính trong quá trình cá nhân tham gia hoạt động, giao lưu trong các mối quan hệ đó
mà cá nhân tỏ thái độ đối với người khác, có sự đánh giá về người khác, nhận biết
được sự đánh giá của người khác về mình và qua đó mình tự đánh giá mình. Những
trải nghiệm về sự thành công hay thất bại của cá nhân trong học tập, trong công việc,
trong các mối quan hệ xã hội; cũng như những trải nghiệm của cá nhân trong gia đình
đều có ý nghĩa nhất định trong việc cá nhân hình dung về bản thân mình như thế nào
Có thể nói, trong mối quan hệ giữa cá nhân và người khác thì người khác chính là
“gương soi” mà qua đó cá nhân nhận thức về mình, tỏ thái độ với chính mình và điều
khiển hành vi của mình…

Khái niệm bản thân có thể thay đổi theo thời gian nếu có sự thay đổi trong cách
ứng xử của những người xung quanh và trải nghiệm của bản thân trong cuộc sống.
* Khái niệm bản thân mang nhiều hình thức khác nhau
- Cái Tôi thể chất: Là sự ý thức của cá nhân về cơ thể, vóc dáng của chính bản
thân mình (đẹp hay xấu, cao hay thấp, có cân đối, hài hòa hay không, có hãnh diện về
Luận văn Thạc sĩ Cao Hải An

cơ thể của mình hay không ). Cá nhân hành động tích cực hay tiêu cực cũng do cách
cá nhân tự đánh giá hay sự đánh giá của người khác về vóc dáng của mình… Ví dụ:
những người có khiếm khuyết về cơ thể thường hay bị trêu chọc và điều đó khiến họ
luôn mặc cảm, tự ti, ít chịu giao tiếp với người khác.
- Cái Tôi chủ quan: Là cách một cá nhân nghĩ về chính mình (tôi nghĩ tôi là…)
và những gì mà người khác đánh giá về mình (có khi đúng, có khi sai). Ví dụ: Tự đánh
giá mình là người khó ưa đối với người khác.
- Cái Tôi lý tưởng: Là cái “tôi” mà một cá nhân muốn trở thành (về các mặt như
ước vọng, giá trị, lý tưởng, đạo đức, nguyên tắc sống…), thường dựa theo một mẫu
người được ngưỡng mộ hay ước muốn đi theo một lĩnh vực hoạt động có ích cho xã
hội.
- Và những cái Tôi khác: theo từng vai trò xã hội mà cá nhân đang đảm nhận
theo từng thời điểm của cuộc sống, theo nghề nghiệp, theo môi trường sống…
* Khuynh hướng hướng tới của bản thân: có 3 khuynh hướng chính:
- Khuynh hướng sàng lọc: con người thường tiếp nhận những gì mình thích theo
một khung giá trị, hệ thống giá trị sẵn có với xu hướng loại bỏ những cái không phù
hợp và giữ lại cái gì được coi là phù hợp với hình ảnh của mình. Ví dụ: môn học nào
chúng ta không thích thì chúng ta cảm thấy khó khăn trong học tập; khi mở xem một
tạp chí, chúng ta thường hay có khuynh hướng chọn xem trước những mục mà mình
thích nhất…
- Khuynh hướng hành động theo sự mong đợi của người khác (hiệu quả
Pygmalion). Đó là những nỗ lực đáp trả lại sự quan tâm và mong đợi của người khác
đối với bản thân mình như cha mẹ ở gia đình, thầy cô giáo ở trường học, bạn bè ở

trong nhóm, lãnh đạo trong cơ quan, Con người thường cảm thấy mất định hướng và
buông xuôi nếu sống trong một môi trường không có ai quan tâm và mong đợi điều gì
ở nơi mình. Ví dụ: Trong một lớp học, nếu thầy cô giáo không mong đợi gì ở SV thì
SV sẽ dễ dàng thờ ơ trong hoạt động học tập của mình, cảm thấy không có động lực để
phấn đấu…
Luận văn Thạc sĩ Cao Hải An

- Khuynh hướng tiên tri về sự tự thể hiện của một cá nhân (người có kế hoạch
cho cuộc sống của chính mình). Khi bản thân chúng ta mong đợi ở chính mình điều gì
thì đó là động lực thúc đẩy chúng ta hành động để vươn tới đích. Khuynh hướng tiên
tri này có được khi cá nhân có khái niệm bản thân tích cực, có niềm tin vào khả năng
của mình cũng như có niềm tin ở tương lai của chính mình.
* Khái niệm bản thân chuyển biến theo hướng tích cực hoặc tiêu cực tùy
theo các yếu tố sau:
- Sự suy nghĩ của một cá nhân về những mong đợi của người khác về bản thân
mình (suy nghĩ tích cực hay suy nghĩ tự hủy hoại) có ảnh hưởng đến việc cá nhân đánh
giá về bản thân. Sự suy nghĩ này phụ thuộc rất lớn vào môi trường sống tác động lên
cá nhân.
- Việc cá nhân đảm nhận các vai trò được giao và sự hoàn thành hay không hoàn
thành vai trò xã hội ảnh hưởng rất nhiều đến khái niệm bản thân và ảnh hưởng đến
hành vi của con người.
- Những trải nghiệm của cá nhân trong việc khắc phục những khó khăn, cản trở
trong cuộc sống, các mâu thuẫn trong các mối quan hệ, nguyên tắc, giá trị… mà cá
nhân gặp phải trong cuộc sống cũng có những ảnh hưởng nhất định. Mỗi lần cá nhân
vượt qua được những thử thách của cuộc sống, cố gắng thích nghi được với môi
trường mới, cá nhân tự cảm thấy mình trưởng thành hơn và vững tin hơn vào chính
bản thân mình.
- Việc nhận biết được các phản ứng khác nhau của những người khác trong
những hoàn cảnh khác nhau: Chúng ta học giỏi, nhưng không nhận được lời khen ngợi
nào từ thầy cô giáo, bố mẹ và những người xung quanh để rồi chúng ta không còn tin

rằng mình là người học giỏi nữa. Chúng ta thất vọng và buông xuôi. Vấn đề quan
trọng là chúng ta biết đánh giá đúng mức các phản ứng khác nhau của những người
khác để có thể hiểu rõ hơn về mình và tự biết điều chỉnh. Đó là một quá trình phát
triển và hoàn thiện nhân cách.
Luận văn Thạc sĩ Cao Hải An

- Mức độ mong đợi nơi chính mình trong hành vi (biết quyết định, tránh cái sai,
dám làm cái đúng…). Sự mong đợi cao nơi chính mình sẽ giúp chúng ta có kỹ năng
sống tốt hơn, tạo sức đề kháng vững chắc hơn trước cái xấu, sự cám dỗ và những việc
làm sai trái trong cuộc sống.
Chúng ta tự nghĩ về chúng ta đúng hay không đúng, phù hợp hay không phù hợp
tùy thuộc vào mối tương tác giao tiếp với những người xung quanh. Vậy, chúng ta bộc
lộ con người mình như thế nào và chúng ta nhận được sự phản hồi của người khác ra
sao? Sự tương tác này được giải thích qua cửa sổ Johari.
Cửa sổ Johari được xây dựng bởi Joseph Luft và Harry Ingham, cho biết ở mỗi
cá nhân khi tương tác với người khác có bốn ô tâm lý như sau:
Ô 1: Phần công khai (ô mở): Phần công khai bao gồm các dữ kiện mà chính
bản thân mình và người khác đều dễ dàng nhận biết về nhau khi tiếp xúc lần đầu tiên
(như màu tóc, vóc dáng, trang phục, giới tính ). Đó là ô ta biết về ta và người khác
cũng biết về ta.
Ô 2: Phần mù: Phần mù bao gồm các dữ kiện mà người khác biết về mình,
nhưng chính bản thân mình lại không nhận biết được. Ví dụ như những thói quen (nói
nhanh, nói nhiều…), cố tật (nhìn lên trên hoặc nhìn xuống dưới khi giao tiếp ), tính
khí bất thường… Chúng ta chỉ có thể phát hiện được những dữ kiện này về mình khi
được người khác phản hồi cho chúng ta biết và chúng ta chỉ nhận được những thông
tin phản hồi này trong giao tiếp (nhất là khi có tương tác trong quá trình sinh hoạt
trong nhóm nhỏ). Đây là ô ta không biết về ta, nhưng người khác lại biết về ta.
Ô 3: Phần che giấu: Đó là các dữ kiện mà bản thân biết rõ nhưng còn che giấu
chưa muốn bộc lộ cho ai biết và tất nhiên người khác không biết được (như kinh
nghiệm cá nhân, quan điểm, niềm tin, giá trị, tâm sự riêng tư…). Những vấn đề này

chỉ được bộc lộ dần dần cho người khác biết khi mối quan hệ giữa chúng ta và người
khác đã có những cơ sở của sự tin tưởng lẫn nhau. Đây là ô ta biết về ta và người khác
không biết về ta.
Luận văn Thạc sĩ Cao Hải An

Ô 4: Phần không biết: Phần không biết bao gồm các dữ kiện mà cả chính bản
thân mình và người khác không biết đến. Nó chỉ được khám phá khi bản thân có cơ
hội giao tiếp nhiều (nhất là ở nhóm nhỏ) và có cơ hội bộc lộ khả năng của mình (như
năng lực, tiềm năng, năng khiếu, sự sáng tạo…) khi chúng ta sống trong một môi
trường tạo cho ta nhiều cơ hội và điều kiện để phát huy. Đây là ô ta không biết về ta
và người khác cũng không biết về ta. Theo Sigmund Freud, phần này thuộc về tiềm
thức hay vô thức và được khám phá nhanh hay chậm tùy thuộc vào môi trường sinh
hoạt (nhóm, nơi học tập, nơi làm việc…) tạo điều kiện nhiều hay ít cho chúng ta hội
nhập.







Thông tin phản hồi là xu hướng mà người khác sẵn sàng chia sẻ thông tin với
chúng ta. Đó là thiện ý cởi mở của họ đối với chúng ta. Trong giao tiếp, nếu chúng ta
thường cắt ngang và lấn át ý kiến phản hồi của người khác bằng cách tranh luận về
tình cảm và khả năng lĩnh hội của họ thì chúng ta không nhận được thông tin phản hồi.
Nếu không có thông tin phản hồi từ người khác, phần MÙ trở nên lớn hơn và cuối
cùng sẽ hủy hoại tính hiệu quả của chúng ta. Do đó cần tôn trọng, khuyến khích người
khác chia sẻ cảm tưởng và nhận thức với mình. Sự phản hồi từ người khác và sự tự
đánh giá sẽ giúp chúng ta phát triển tính cách thông qua nhận thức.
Tự bộc lộ là xu hướng của chúng ta mong muốn chia sẻ với người khác. Bộc lộ

trước hết không phải là cái chúng ta nói về bản thân mình mà là về hành vi của chúng
ta. Bộc lộ chỉ thích hợp khi nó có liên quan đến hoạt động của chúng ta vì nếu cái gì

Do tự bộc lộ
Do sự phản hồi của người khác
Phần công
khai
Phần mù

Phần che
giấu


Phần không
biết

×