Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Nghiên cứu tự đánh giá của học sinh trường trung học phổ thông Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 149 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




TRƯƠNG QUANG LÂM



NGHIÊN CỨU TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA
HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG TÔ HIỆU, HUYỆN THƯỜNG
TÍN, HÀ NỘI


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học
Mã số: 60 31 80


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trương Khánh Hà

Hà Nội, 2012

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




TRƯƠNG QUANG LÂM




NGHIÊN CỨU TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA
HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG TÔ HIỆU, HUYỆN THƯỜNG
TÍN, HÀ NỘI


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Tâm lý học



Hà Nội, 2012

145
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TĐG
: Tự đánh giá
THPT
: Trung học phổ thông





146
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
1.1. Tổng quan một số nghiên cứu về tự đánh giá và tự đánh giá của
học sinh 7
1.1.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài 7
1.1.2. Một số nghiên cứu trong nước 13
1.2. Một số khái niệm cơ bản 17
1.2.1. Khái niệm tự đánh giá 17
1.2.2. Khái niệm học sinh THPT 27
1.2.3. Khái niệm tự đánh giá của học sinh THPT 30
1.2.4. Các mặt biểu hiện của tự đánh giá của học sinh THPT 32
1.2.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá của học sinh THPT 38
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
2.1. Tổ chức nghiên cứu 45
2.2. Mẫu nghiên cứu 45
2.3. Các phương pháp nghiên cứu 47
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 48
2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 48
2.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu 49
2.3.4. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học 49
2.3.5. Phương pháp trắc nghiệm 50
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 52
3.1. Thực trạng chung về tự đánh giá của học sinh THPT Tô Hiệu 52
3.1.1. Tự đánh giá chung của học sinh 52
3.1.2. Đánh giá của giáo viên và của cha mẹ học sinh 53


147

3.2. Tự đánh giá của học sinh THPT về các mặt cụ thể 66
3.2.1. Tự đánh giá về thể chất 67
3.2.2. Tự đánh giá về giao tiếp xã hội 72
3.2.3. Tự đánh giá về học tập 78
3.2.4. Tự đánh giá về định hướng tương lai 85
3.2.5. So sánh các mặt tự đánh giá ban đầu của học sinh với các mặt tự
đánh giá trong thang đo E.T.E.S 91
3.2.6. Mối tương quan giữa các mặt tự đánh giá trong thang đo E.T.E.S
93
3.3. Mối quan hệ giữa cách ứng xử của cha mẹ đối với tự đánh giá của
học sinh 97
3.3.1. Sự thống nhất của cha mẹ trong cách giáo dục con 98
3.3.2. Mối quan hệ giữa cách ứng xử của cha mẹ đối với các mặt TĐG
của học sinh 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114



148
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Thực trạng chung về tự đánh giá của học sinh THPT 52
Bảng 3.2: So sánh sự phù hợp giữa TĐG của học sinh với đánh giá của giáo
viên về mặt thể chất 54
Bảng 3.3: So sánh sự phù hợp giữa TĐG của học sinh và đánh giá của giáo
viên về mặt giao tiếp xã hội 55
Bảng 3.4: So sánh sự phù hợp giữa TĐG của học sinh với đánh giá của giáo
viên về mặt học tập 56
Bảng 3.5: So sánh sự phù hợp giữa TĐG của học sinh với đánh giá của giáo
viên về định hướng tương lai 57

Bảng 3.6: So sánh sự phù hợp giữa TĐG của học sinh với đánh giá của cha
mẹ về mặt thể chất 58
Bảng 3.7: So sánh sự phù hợp giữa TĐG của học sinh với đánh giá của cha
mẹ về giao tiếp xã hội 59
Bảng 3.8: So sánh sự phù hợp giữa TĐG của học sinh với đánh giá của cha
mẹ về mặt học tập 59
Bảng 3.9: So sánh sự phù hợp giữa TĐG của học sinh và của cha mẹ về mặt
định hướng tương lai 61
Bảng 3.10: Đánh giá của cha mẹ về các đặc điểm tích cực của con cái 62
Bảng 3.11: Đánh giá của cha mẹ về các đặc điểm tiêu cực của con cái 64
Bảng 3.12: Tự đánh giá của học sinh về thể chất 67
Bảng 3.13: So sánh TĐG về thể chất giữa các khối lớp 71
Bảng 3.14: Tự đánh giá của học sinh về giao tiếp xã hội 73
Bảng 3.15: So sánh TĐG về giao tiếp xã hội giữa các khối lớp 76
Bảng 3.16: Tự đánh giá của học sinh về mặt học tập 78
Bảng 3.17: So sánh TĐG về học tập giữa các khối lớp 82
Bảng 3.18: Tự đánh giá của học sinh về cái tôi tương lai 86
Bảng 3.19: So sánh TĐG về định hướng tương lai theo khối lớp 90
Bảng 3.20: Sự thống nhất của cha mẹ trong cách giáo dục con cái 98
Bảng 3.21: Cách ứng xử của cha mẹ đối với con cái. 99
Bảng 3.22: Sự tương quan giữa các cách ứng xử của cha mẹ với các mặt TĐG
của học sinh 103



149

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Phân bố tỷ lệ các mức tự đánh giá của học sinh về các mặt 53

Biểu đồ 3.2: So sánh TĐG về thể chất theo giới tính 70
Biểu đồ 3.3: So sánh TĐG về giao tiếp xã hội theo giới tính 75
Biểu đồ 3.4: So sánh TĐG về học tập theo giới tính 82
Biểu đồ 3.5: So sánh TĐG về học tập giữa các khối lớp 83
Biểu đồ 3.6: So sánh TĐG về định hướng tương lai theo giới tính 89
Biểu đồ 3.7: So sánh TĐG ban đầu với TĐG trong thang đo E.T.E.S 92
Biểu đồ 3.8: Mối tương quan giữa các mặt TĐG của học sinh 94
Biểu đồ 3.9: Mức độ các cách ứng xử của cha mẹ đối với con cái 102







3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người là nhân tố quan trọng nhất trong sự phát triển của mỗi quốc
gia. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng
cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, vì vậy sự nghiệp “trồng người” luôn là
vấn đề được coi trọng của mỗi gia đình, mỗi dân tộc. Việc giáo dục và phát
triển con người trong thời đại mới với những phẩm chất tốt và có năng lực là
một trong những nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu trong chính sách của Đảng
và Nhà nước ta hiện nay.
Bên cạnh giáo dục gia đình và nhà trường, quá trình tự giáo dục và tự
rèn luyện bản thân của mỗi người là điều quan trọng nhất để trở thành người
có ích cho xã hội. Khi đã là một người trưởng thành họ phải biết tự phân tích,
tự đánh giá và xử lý các vấn đề trong cuộc sống theo hướng tích cực. Tâm lý
học Hoạt động cho rằng, việc cá nhân tự đối chiếu bản thân với chuẩn mực xã

hội sẽ giúp cho họ nhận ra giá trị của mình, từ đó cá nhân có những ứng xử
phù hợp với những chuẩn mực đó, chính là năng lực tự đánh giá. Tự đánh giá
đúng là cơ sở cho sự hoàn thiện nhân cách.
Trong cuộc đời con người, tuổi thanh niên là lứa tuổi đẹp nhất, nhưng
đây cũng là lứa tuổi có sự phát triển phong phú và phức tạp: Xét từ góc độ
tâm - sinh lý thì đây là giai đoạn chuyển biến từ một đứa trẻ thành một người
trưởng thành với sự hoàn thiện về mặt sinh học và những chuyển biến về tâm
lý, tình cảm điển hình. Xét từ góc độ “con người - xã hội” thì đây cũng chính
là giai đoạn mà mỗi thanh niên cần chuẩn bị hành trang cho cuộc đời như: học
vấn, nghề nghiệp và lựa chọn văn hóa, tích luỹ cả về kinh nghiệm sống và các
giá trị chuẩn mực để định hình nên hệ giá trị của riêng mình.
Gia đình, nhà trường và xã hội hiện nay đều hướng tới việc giáo dục sự
tự ý thức cho thế hệ thanh niên, vì mục tiêu của giáo dục là đạt được sự tự
giáo dục, tự đánh giá, tự hoàn thiện bản thân của người học. Vì vậy chúng tôi
nhận thấy, việc tìm hiểu về tự đánh giá của học sinh THPT hiện nay rất có ý

4
nghĩa đối với công tác giáo dục tri thức, tư tưởng, lối sống… và định hướng
nghề nghiệp tương lai cho các em. Khi học sinh tự đánh giá đúng về bản thân
và người khác, các em sẽ trưởng thành và có trách nhiệm với chính mình.
Tuy nhiên hiện nay một số vấn đề tiêu cực trong xã hội đang diễn ra ở
lứa tuổi thanh thiếu niên: một bộ phận không nhỏ thanh niên học sinh đua xe,
nghiện game, và tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng trong đó có
nhiều em đang là học sinh THPT (độ tuổi từ 15 – 18). Qua các nghiên cứu và
các phân tích trong lĩnh vực tâm lý, luật pháp, giáo dục chúng tôi nhận thấy:
với những học sinh phạm tội, đa phần các em chưa có định hướng rõ ràng về
các giá trị sống, các em chưa đánh giá đúng về năng lực bản thân. Do đó, các
em dễ đánh mất mình, không làm chủ được suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của
bản thân do tâm lý bị dao động, tự đánh giá của các em chưa đúng và phù hợp.
Kể từ khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội và trở thành ngoại thành của thủ

đô (tháng 8/ 2008), đã có rất nhiều sự thay đổi về kinh tế - văn hóa và đời
sống dân cư ở những vùng này. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng tại
các vùng ven đô, trong đó có huyện Thường Tín là một ví dụ: sự đan xen giữa
các khuôn mẫu nông thôn và thành thị về mặt văn hóa và lối sống là đặc trưng
chủ yếu của địa phương này. Sự tác động của văn hoá đô thị vào văn hoá
nông thôn đã làm cho văn hoá nông thôn ít nhiều có sự biến đổi cả theo
hướng tích cực và tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận dân cư và
trong đó ảnh hưởng lớn nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên.
Từ các lý do trên chúng tôi nhận thấy, việc nghiên cứu TĐG của lứa
tuổi học sinh THPT hiện nay là một vấn đề cần thiết không chỉ về mặt lý luận
mà còn cả về thực tiễn, giúp gia đình và nhà trường có biện pháp giáo dục phù
hợp, đồng thời cũng giúp học sinh có tự đánh giá phù hợp và có định hướng
đúng đắn trong việc tìm bản sắc riêng đi vào đời. Xuất phát từ những lý do
trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là: “Nghiên cứu tự đánh giá của học
sinh trường Trung học phổ thông Tô Hiệu, huyện Thường Tín Hà Nội”.


5

2. Đối tượng nghiên cứu
Tự đánh giá của học sinh Trung học phổ thông trên các mặt: đánh giá về
thể chất, đánh giá về học tập, đánh giá về giao tiếp xã hội và đánh giá về định
hướng tương lai.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu tự đánh giá của học sinh trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường
Tín, Hà Nội và cách ứng xử của cha mẹ với con cái, nhằm đề xuất một số kiến
nghị góp phần làm cho tự đánh giá của các em trở nên phù hợp hơn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống một số vấn đề lý luận về TĐG, TĐG của học sinh THPT và
một số yếu tố ảnh hưởng đến TĐG của học sinh THPT.

- Tìm hiểu thực trạng, các mặt biểu hiện TĐG của học sinh trường
THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội.
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa cách ứng xử của cha mẹ đối với thực trạng
nói trên.
- Đưa ra một số kết luận và kiến nghị.
5. Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu 256 học sinh của 3 khối tại trường THPT Tô Hiệu, trong đó:
- 90 học sinh lớp 10
- 84 học sinh lớp 11
- 82 học sinh lớp 12
- 6 giáo viên chủ nhiệm và 256 phụ huynh học sinh
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung
- Thực trạng TĐG của học sinh THPT về thể chất, về học tập, về giao
tiếp xã hội và về định hướng tương lai.

6
- Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến TĐG của học sinh THPT, chúng
tôi chỉ tìm hiểu ảnh hưởng cách ứng xử của cha mẹ với con cái.
6.2. Về địa điểm
Trường THPT Tô Hiệu – Huyện Thường Tín – Hà Nội.
7. Giả thuyết nghiên cứu
Phần lớn học sinh trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội
có tự đánh giá ở mức trung bình. Có sự tương quan giữa cách ứng xử của cha
mẹ với tự đánh giá của học sinh.
8. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp trắc nghiệm

- Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học

7
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan một số nghiên cứu về tự đánh giá và tự đánh giá
của học sinh
1.1.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài
Từ những năm 90 của thế kỷ XIX, đã có nhiều nghiên cứu về TĐG ở
nước ngoài, các tác giả đã tập trung chủ yếu vào các vấn đề như: nghiên cứu
về cái Tôi, về các yếu tố của tự đánh giá, vai trò của tự đánh giá đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách cá nhân.v.v.
Một trong những người đầu tiên nghiên cứu về TĐG là William James
– nhà Tâm lý học người Mỹ. Trong chương sách “Ý thức về bản thân” thuộc
tác phẩm “Những điều trọng yếu trong tâm lý học” (1890), W.James có quan
điểm nghiên cứu về cái Tôi khá thuyết phục. Ông cho rằng, khái niệm cái tôi
được phát triển từ sự so sánh xã hội, chúng ta thường so sánh mình với
“những người quan trọng khác”. Trong hoạt động, người ta luôn so sánh
thành tích đạt được với những nguyện vọng được hình thành. Thông qua kinh
nghiệm bản thân và ảnh hưởng của người khác mà cá nhân nhận ra: Tôi là ai?
Tôi sẽ là người như thế nào? Họ muốn tôi là người thế nào? Để đi tìm câu
trả lời này, trong quá trình so sánh mình với người khác, các cá nhân đã có sự
tự đánh giá về mình và tự đánh giá về người khác, qua đó thấy được vai trò và
vị thế của mình trong các nhóm xã hội. Như vậy, ông đã đưa ra công thức của
TĐG bản thân = Thành công/khả năng.
Đồng quan điểm với W. James khi nghiên cứu tự đánh giá, George H.
Mead (nhà Tâm lý học, Xã hội học người Mỹ) đã nghiên cứu về cái Tôi và
con đường hình thành cái Tôi. Coi trọng yếu tố tương tác xã hội tạo nên cái
tôi, Mead tập trung vào quá trình cá nhân gia nhập và trở thành thành viên của
một nhóm xã hội. Ông cho rằng, nguyên nhân của quá trình này là cá nhân nội

tâm hóa những ý tưởng và thái độ của những nhân vật quan trọng trong cuộc
sống mà anh ta đã quan sát, chấp nhận chúng và thể hiện chúng ra ngoài như

8
là của riêng mình. Nội tâm hóa thái độ của người khác đối với mình, cá nhân
đánh giá cao bản thân khi được những người khác chấp nhận và ngược lại cá
nhân đánh giá thấp bản thân khi bị bác bỏ, từ chối. Do đó, có thể hiểu cái Tôi
được hình thành dựa trên việc “nội tâm hóa thái độ” và điều chỉnh thái độ của
bản thân dựa trên đánh giá của người xung quanh về mình.
Theo Sigmund Freud (1856 – 1939), định khu cấu trúc tâm lý nhân
cách của con người gồm ba phần: cái Nó, cái Tôi, cái Siêu tôi. Trong đó
Freud cho rằng ý thức tự ngã luôn luôn bị chi phối bởi bản năng mà nội
dung chính của nó là "libido"; hiểu theo nghĩa rộng - tức là mọi nhu cầu,
khát vọng, dục vọng, thèm muốn giao tiếp với thế giới thực tại khách quan.
Nhưng khi ý thức tự ngã bị kiềm chế bởi những định khuôn, qui ước xã hội
(social conventions) nó lại đi vào vô thức (inconscient), rồi từ đó những
xung năng khát vọng bộc phát lên ý thức, biến thành những ưu phiền, lo âu
Do đó, "cái Tôi" luôn bị mâu thuẫn bởi sự chi phối của bản năng dục vọng
và sự kiềm chế của ý thức xã hội. Cho nên, cá nhân luôn diễn ra sự đấu tranh
nội tâm, có sự đánh giá chính mình để vừa thỏa mãn những nhu cầu bản
năng đồng thời phù hợp với chuẩn mực xã hội. Do đó, đây cũng chính là một
trong những nguồn gốc bên trong của TĐG.
Các nhà tâm lý học theo chủ nghĩa Phân tâm mới là H.S. Sullivan, K.
Horney, A. Adler nghiên cứu về sự hình thành TĐG đã lý thuyết hóa nguồn
gốc của sự TĐG. Mối quan hệ liên nhân cách là nền tảng của sự TĐG, nhấn
mạnh sự quan trọng đặc biệt của cha mẹ, anh chị em ruột. Cụ thể là, việc cha
mẹ nuông chiều con cái, ảnh hưởng tiêu cực đến đứa trẻ: những đứa trẻ được
nuông chiều sẽ có một giá trị thổi phồng không thực tế so với giá trị thực của
chúng; chúng trở thành tự kỷ trung tâm và đòi hỏi, không muốn hoặc không
chuẩn bị phấn đấu cho sự trưởng thành trong các mối quan hệ xã hội.

Horney cho rằng: đứa trẻ có nguy cơ bị mắc chứng nhiễu tâm liên quan
đến sự phát triển không thuận lợi của các mối tương quan ở trẻ, ảnh hưởng
đến tự đánh giá, dẫn đến việc trẻ mang hình tượng cái tôi bị xuyên tạc: “Nó

9
không mang lại cho người bị nhiễu tâm khả năng hiểu và chấp nhận bản thân
thực tế với chính mình” [31; tr. 350]. Chứng rối nhiễu tâm lý có thể phòng
ngừa được nếu ở lứa tuổi ấu thơ đứa trẻ ở trong một gia đình có đủ tình yêu
thương, ấm áp và thông cảm, nó cảm thấy được an toàn. Do đó có thể khẳng
định, TĐG của cá nhân chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố giáo dục gia đình.
Tác giả Morris Rosenberg là một trong số người có nhiều cống hiến
cho việc nghiên cứu về nguồn gốc và yếu tố ảnh hưởng đến sự TĐG. Là một
nhà Xã hội học, ông cho rằng các điều kiện xã hội có ảnh hưởng nhiều đến sự
TĐG, trong đó sự quan tâm và chú ý của người cha khác nhau trong các nhóm
dân tộc, địa vị, nhóm thiểu số có liên quan có ý nghĩa tới sự TĐG của con cái.
Thanh thiếu niên có sự gần gũi với cha mình có sự TĐG cao hơn những người
có mối quan hệ cha con xa cách.
Stanley Coopersmith cũng nghiên cứu về nguồn gốc của sự TĐG trong
tác phẩm “Những tiền đề của tự đánh giá” (1967) và cho rằng nguồn gốc của
TĐG ở trẻ: (1) Là toàn bộ hoặc gần như toàn bộ sự chấp nhận của cha mẹ đối với
đứa trẻ. (2) Các giới hạn và nội quy đối với đứa trẻ được xác định rõ. (3) Sự
tôn trọng các hành động cá nhân tồn tại trong giới hạn được xác định trên.
Hệ quả là cha mẹ của những đứa trẻ có sự TĐG cao thì quan tâm và
chú ý tới đứa trẻ và xây dựng một cuộc sống phù hợp với những cách thức mà
họ cho là phù hợp và cho phép một mức độ tự do tương đối lớn trong khuôn
khổ đã được hình thành. Khi giới hạn được xác định rõ, cho phép đứa trẻ đánh
giá được rõ các thành tích hiện có cũng như so sánh các hành vi và thái độ
trước đó. Điều này sẽ giúp cho đứa trẻ có sự TĐG cao.
Một hướng nghiên cứu của Alfred Adler liên quan đến TĐG đó là, yếu
tố thể chất của cá nhân cũng ảnh hưởng đến TĐG của cá nhân đó: Sự không

khỏe mạnh về thể chất, sự yếu ớt trong việc phát triển cơ bắp, sự thiếu hụt
một vài bộ phận trên cơ thể…có ảnh hưởng không thuận lợi đến TĐG của cá
nhân. Khái niệm “mặc cảm tự ti” nảy sinh khi cá nhân nhận thấy sự thua kém
của bản thân khi cố gắng vượt qua những nhược điểm nhưng nhiều lần bị thất
bại; hoặc cá nhân quá chú ý đến sự kém cỏi của bản thân sẽ dẫn đến sự tự ti.

10
Nhận thức về sự thiếu hụt và sự cố gắng phải bù trừ những khuyết tật chiếm
vị trí trung tâm trong sự phát triển nhân cách, đó là: sự không hoàn thiện về
mặt thể chất, hình thái, do khó khăn trong giao tiếp ngoài xã hội… Nhận thức
này là động cơ thúc đẩy cá nhân luôn có khát vọng vượt qua sự thiếu hụt, kém
cỏi về thể chất bằng việc muốn dành ưu thế – địa vị siêu đẳng, muốn làm chủ
môi trường xung quanh. Trong lý thuyết này, khái niệm “bù trừ” dùng để chỉ
những khát vọng muốn hoàn thiện: khát vọng giành lấy địa vị siêu đẳng trong
một lĩnh vực khác, chính là sự bù trừ thừa mức mà cá nhân trở nên siêu việt
hơn người khác trên các phương diện mà nguyên nhân chính là sự khiếm
khuyết về cơ thể của họ.
Như vậy theo Adler, đối với trẻ em có 3 nhóm điều kiện gây ra cảm
giác thiếu hụt đó là:
- Sự thiếu hụt về thể chất.
- Giáo dục không đúng tạo ra những đứa trẻ không nhận thấy giá trị
bản thân.
- Giáo dục không đúng tạo ra những đứa trẻ luôn có quan hệ thù địch
với mọi người.
Như vậy, thể chất của cá nhân và thái độ đánh giá của người khác về cá
nhân cũng góp phần quan trọng tạo nên sự TĐG ở cá nhân – tích cực hay tiêu
cực. Điều này thể hiện rõ nhất ở cá nhân khi còn nhỏ trong giai đoạn hình
thành và phát triển nhân cách. Cách giáo dục của cha mẹ và người lớn tác
động trực tiếp đến nhận thức, cảm xúc, thái độ của đứa trẻ về chính ngoại
hình của trẻ (xinh đẹp hay xấu xí), về giới tính của trẻ (quy định cách ứng xử

theo giới)…Từ đó hình thành nên nhân cách đứa trẻ và quy định hành vi ứng
xử của chúng.
Bên cạnh đó đa phần các tác giả đều cho rằng TĐG hình thành thông
qua tương tác xã hội - trước hết là mối quan hệ gắn bó như cha mẹ, người
thân trong gia đình (những người có ý nghĩa đối với cá nhân). Điều này tương
đồng với định nghĩa được đưa ra trong Bách khoa toàn thư về Tâm lý học

11
Gale, phát biểu về TĐG bao gồm hai thành phần cốt yếu: “cảm giác được yêu
và được chấp nhận bởi những người khác” và “cảm nhận về năng lực bản thân
trong thực thi nhiệm vụ và giải quyết vấn đề”.
Về đặc trưng của TĐG, theo S.Franz, thứ nhất là có thể dùng đánh giá
bên ngoài để làm cơ sở xem xét TĐG của cá nhân. Việc cá nhân đánh giá
người khác và người khác đánh giá cá nhân được gọi là đánh giá bên ngoài,
đồng thời cá nhân đánh giá đúng bản thân được coi là TĐG phù hợp nên TĐG
được coi là không phù hợp khi cá nhân đánh giá quá cao hay quá thấp so với
năng lực thực tế của bản thân.
Thứ hai là độ cao - thấp của TĐG phụ thuộc vào sự định hướng của
cá nhân và hình ảnh bản thân, hình ảnh bên ngoài hay hình ảnh lý tưởng.
Đồng thời tính chính xác hay mức độ phù hợp của TĐG trong các lĩnh vực
hoạt động khác nhau là khác nhau. Qua đó giúp chúng ta xác định nhiều
kiểu TĐG: như TĐG phòng vệ (khi chủ thể có TĐG bên ngoài cao nhưng
TĐG bên trong thấp), TĐG thật (khi chủ thể có TĐG bên trong và bên
ngoài đều cao).
Theo nghiên cứu của Hall và Boivin, TĐG còn có tính bền vững “nó
liên quan đến những đặc điểm tâm lý cá nhân và những điều kiện xã hội của
cá nhân đó”. Hall và Boivin đã phân tích về đặc điểm tính bền vững của TĐG
qua các lứa tuổi học sinh “đường biểu diễn của tự đánh giá là bắt đầu rất cao
ở trước tuổi đi học, nghiêng xuống suốt các năm cấp 1, bằng phẳng suốt tuổi
thanh thiếu niên và tăng ở cuối tuổi thanh thiếu niên” [dẫn theo 12; tr. 20]. Do

đó độ bền vững của TĐG được định nghĩa là mức độ thay đổi của tự đánh giá
của một cá nhân theo thời gian. Do đó tính biến thiên của TĐG được hiểu
như mức độ mà TĐG thay đổi để đáp lại sự thay đổi của bối cảnh và được xác
định là có tương quan ở mức độ trung bình với TĐG, có nghĩa là TĐG càng
thấp càng đi liền với tính biến thiên cao hơn.
Từ việc đánh giá các mặt riêng lẻ, cá nhân có sự đánh giá chung về
những phẩm chất, năng lực, những thuộc tính của nhân cách, khi đó TĐG

12
mang tính khái quát. Từ những đánh giá cụ thể, riêng lẻ về các phẩm chất,
năng lực, thuộc tính nhân cách của mình trong những tình huống hoàn cảnh,
trong các hoạt động khác nhau, cá nhân rút ra được những nhận xét chung về
một phẩm chất năng lực nào đó rồi dần dần đi đến ý kiến đánh giá chung về
nhân cách của mình.
Giữa tính khái quát và tính phân biệt của TĐG luôn có sự thống nhất
chặt chẽ với nhau, tính khái quát của TĐG xuất hiện sau tính phân biệt và là
một hệ quả của tính phân biệt.
Tiểu kết: Như vậy qua một số công trình nghiên cứu về TĐG của các
tác giả nước ngoài, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
Đối tượng của TĐG chính là bản thân chủ thể, là “cái Tôi”: cá nhân đánh
giá khái quát về các giá trị của mình đồng thời đánh giá cụ thể từng phẩm chất
năng lực và ngoại hình của bản thân trong mối tương quan với người khác.
TĐG được hình thành thông qua giao tiếp xã hội, cá nhân tiếp thu và
lĩnh hội những chuẩn mực xã hội, đồng thời tự điều chỉnh hành vi ứng xử
cho phù hợp với những chuẩn mực đó, đây chính là cơ sở của TĐG. Trong
đó, thái độ và cách cư xử của mọi người xung quanh đối với cá nhân đóng
vai trò quan trọng đối với tự đánh giá: nó dẫn đến việc cá nhân đánh giá bản
thân tích cực hoặc tiêu cực. Các tác giả cũng đã chứng minh rằng chỉ khi nào
cá nhân dung hoà được giữa đánh giá bản thân phù hợp với đánh giá của xã
hội, khi đó nhân cách cá nhân mới phát triển.

TĐG là điều kiện bên trong của tự ý thức, tự hoàn thiện nhân cách.
TĐG có nguồn gốc từ đặc điểm và thái độ của các nhóm xã hội mà cá nhân
tham gia vào, đồng thời cũng xuất phát từ bên trong là mong muốn, nguyện
vọng của mỗi cá nhân.
Phần lớn các tác giả đều có quan điểm cho rằng TĐG của cá nhân bị
chi phối bởi hoàn cảnh xã hội, chuẩn mực xã hội; và đến lượt nó, TĐG lại chi
phối đến sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân. Do đó, tính cách

13
con người được tạo nên thông qua sự tương tác xã hội, và chính kết quả của
sự tương tác này mà nhân cách được hình thành.
1.1.2. Một số nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về tự ý thức và tự đánh giá, tác giả Phạm Minh Hạc kết
luận: tự đánh giá là kết quả muộn của quá trình tự ý thức. Vì sau quá trình tự
ý thức, các cá nhân thường đưa ra được những nhận định, đánh giá về mình
thì đó là sự tự đánh giá. Tác giả chỉ ra rằng, khi nào cá nhân nhận thức rõ rệt
về bản thân, nhận ra được mong muốn của bản thân, muốn tìm ra nguyên
nhân gây ra các hiện tượng tâm lý của bản thân… đó là tự ý thức. Như vậy,
TĐG là kết quả của quá trình tự ý thức của mỗi cá nhân.
“Nghiên cứu tự đánh giá thái độ học tập môn toán của sinh viên Cao
đẳng Sư phạm Hà Nội” (năm 2000), tác giả Đào Lan Hương đã tiến hành
nghiên cứu trên 360 sinh viên. Phương pháp chính được sử dụng trong nghiên
cứu là điều tra bằng bảng hỏi, tác giả còn sử dụng phương pháp thực nghiệm
khảo sát thực trạng mức độ phù hợp của TĐG về thái độ học toán ở sinh viên;
và áp dụng biện pháp thử nghiệm tác động nhằm nâng cao khả năng TĐG phù
hợp của sinh viên về thái độ học toán; đồng thời nghiên cứu cũng tiến hành
thực nghiệm kiểm chứng biện pháp nâng cao khả năng TĐG phù hợp của sinh
viên về thái độ học toán.
Với nghiên cứu này, Đào Lan Hương đã rút ra một số kết luận:
Khả năng TĐG thái độ học toán của sinh viên phát triển không đồng

đều với các mức độ khác nhau: có sự khác biệt về khả năng TĐG thái độ học
toán ở những sinh viên khác nhau về kết quả học tập, thái độ học tập, vị thế
trong tập thể, hoạt động nghề nghiệp và môi trường học tập, cụ thể là: TĐG
phù hợp chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm sinh viên khá, giỏi là 44.16%, sinh viên
có học lực trung bình có tỷ lệ là 26.25% và sinh viên yếu kém là 8.7%. Trong
đó, những sinh viên học tập đạt kết quả thấp lại có xu hướng tự đánh giá cao:
61.25% ở nhóm học lực trung bình và 83.04 % ở nhóm học lực yếu kém. Sinh
viên có thái độ học tập tự giác tích cực ở mức cao hơn thì TĐG cũng phù hợp

14
hơn: 45.66% ở sinh viên khá, giỏi, 27.98% ở sinh viên học lực trung bình và
20.66% ở sinh viên học lực yếu kém. Nghiên cứu cũng chỉ ra một số yếu tố
ảnh hưởng đến TĐG của sinh viên: trình độ phát triển nhân cách là yếu tố bên
trong ảnh hưởng đến sự tiếp thu của cá nhân đối với đánh giá bên ngoài, vì
vậy nó ảnh hưởng một cách gián tiếp lên TĐG.
Cùng hướng nghiên cứu về TĐG của học sinh sinh viên, khi nghiên
cứu về TĐG của lứa tuổi thanh thiếu niên, Vũ Thị Nho đã đưa ra kết luận: sự
TĐG của thiếu niên cao hơn hiện thực. Còn với lứa tuổi đầu thanh niên: Nhìn
chung họ có lòng tự trọng cao, song tính phê phán và sự tỉnh táo chưa cao.
Chỉ bằng con đường trải nghiệm trong thực tế cuộc sống, dần dần, những
người trẻ tuổi mới đạt được những khả năng tự đánh giá mình và có lòng tự
tin, tự trọng đúng mức như chính bản thân.
Trong đề tài“Nghiên cứu sự tự đánh giá của học sinh trung học cơ sở ở
Hà Nội” (2005), Đỗ Ngọc Khanh đã tiến hành nghiên cứu trên 471 học sinh
Trung học cơ sở và 471 cha mẹ cha mẹ của các em. Tác giả sử dụng phương
pháp bảng hỏi dựa trên thang đo Tự đánh giá của Susan Harter (được xây
dựng năm 1979), kết hợp với phương pháp phỏng vấn sâu để tìm hiểu về
TĐG của học sinh; tác giả đã tiến hành thử nghiệm một số biện pháp tác động
đối với 5 em học sinh có mức độ TĐG thấp và cha mẹ của các em nhằm làm
thay đổi mức độ TĐG của các em.

Trong nghiên cứu này, Đỗ Ngọc Khanh đã rút ra một số kết luận: “Học
sinh Trung học cơ sở ở Hà Nội có mức độ TĐG tổng thể ở mức độ trung bình.
Sự TĐG về mặt học tập, mặt đạo đức, mặt xã hội của học sinh đạt mức trung
bình cao. Đồng thời mức độ TĐG về học tập, về cảm xúc và về đạo đức của
học sinh tăng lên dần theo mức độ tăng của xếp hạng học lực. Trong khi đó,
mức độ TĐG về mặt thể chất có xu hướng ngược lại: các em có học lực càng
cao lại càng đánh giá về thể chất của mình thấp hơn. Yếu tố học lực không
ảnh hưởng nhiều đến TĐG về mặt giao tiếp xã hội của học sinh.

15
Nghiên cứu này cũng cho thấy, ứng xử của cha mẹ đối với con cái đóng
vai trò quan trọng trong việc hình thành TĐG của học sinh: Con cái càng có
mức độ TĐG cao khi bố mẹ ứng xử yêu thương khích lệ, quan tâm; và ngược
lại sẽ có mức độ TĐG thấp khi có cha mẹ ít quan tâm động viên. Đồng thời,
sự tác động của các nhân tố xã hội như sự ủng hộ của thầy cô giáo và bạn bè
có ảnh hưởng đến TĐG của các em… Qua đó, tác giả đã đưa ra mô hình tốt
nhất cho TĐG của học sinh là những học sinh nhận được sự ủng hộ cao của
bạn bè, thầy cô giáo và sống trong những gia đình có bố mẹ ứng xử yêu
thương, khích lệ, quan tâm đến con cái [12; tr. 175 – 176].
Cùng hướng nghiên cứu về lứa tuổi thanh thiếu niên, tác giả Văn Thị
Kim Cúc đã nghiên cứu “Mối tương quan giữa biểu tượng về gia đình và sự
đánh giá bản thân ở trẻ 10 – 15 tuổi”. Tác giả đã rút ra kết luận: đa số các em
lứa tuổi này có sự đánh giá thấp về vẻ bề ngoài cũng như các năng lực thuộc
về thể chất. Những biểu tượng trẻ có được về gia đình mình, về người bố,
người mẹ có mối tương quan rất chặt chẽ tới hình ảnh mà trẻ có về bản thân
mình. Điều này cho thấy, trẻ càng có những biểu tượng tích cực về giá trị của
gia đình càng đánh giá bản thân mình cao trong lĩnh vực học đường.
Một nghiên cứu khác của Văn Thị Kim Cúc và nhóm tác giả của Viện
Tâm lý học (2002) liên quan trực tiếp đến TĐG là công trình “Nghiên cứu về
những tổn thương tâm lý của thiếu niên do bố mẹ ly hôn”. Các tác giả đã so

sánh TĐG giữa trẻ trong các gia đình có cha mẹ ly hôn và trẻ sống trong các
gia đình bình thường. Kết quả là các em trong gia đình có cha mẹ ly hôn và
trong gia đình bình thường đều có điểm số trung bình của cái tôi xã hội, cái
tôi học đường khá cao, còn điểm trung bình của cái tôi cảm xúc thấp; các em
trong gia đình có cha mẹ ly hôn có điểm số cái tôi thể chất thấp hơn các em
trong các gia đình bình thường [36; tr. 135 – 140].
Nghiên cứu “Định hướng giá trị nhân cách của học sinh Trung học phổ
thông” của Nguyễn Thị Mai Lan, tác giả đã nghiên cứu trên 509 học sinh tại
địa bàn Hà Nội và Tuyên Quang trên 3 chiều cạnh: hoạt động học tập, quan

16
hệ với bản thân và quan hệ với người khác. Tác giả đã rút ra một số kết luận:
về tự ý thức học tập: “phần lớn học sinh THPT được khảo sát TĐG bản thân
chưa có ý thức trong hoạt động học tập của mình”, có 54% học sinh cho rằng
mình là người chăm chỉ, nghiêm túc trong học tập, 46% học sinh chỉ học khi
bố mẹ và thầy cô yêu cầu, nhắc nhở. Đồng thời, các em cũng tự đánh giá là
“kết quả học tập của mình còn chưa tốt, chưa đúng với kỳ vọng của bản thân”
[22; tr. 115 – 119]. Bên cạnh đó, có sự khác biệt về TĐG kết quả học tập giữa
2 khách thể thuộc 2 địa bàn nghiên cứu: học sinh THPT ở Hà Nội TĐG đã đạt
được kết quả học tập như mong muốn cao hơn học sinh ở Tuyên Quang
(77.2% ở Hà Nội và 60.2% ở Tuyên Quang). Tác giả cũng chỉ ra rằng, đa số
học sinh THPT có cái Tôi hiện thực là người sống lương thiện, người tốt, có
trách nhiệm bản thân, có lý tưởng và sống theo chuẩn mực của nhà trường và
xã hội [22; tr. 133].
Tiểu kết: Qua một số nghiên cứu trong nước về TĐG, chúng tôi nhận
thấy các tác giả đã đề cập đến vấn đề TĐG dưới nhiều khía cạnh khác nhau
liên quan đến nhận thức, cảm xúc về bản thân và ý thức về bản ngã…
Các tác giả tập trung nghiên cứu ở các lứa tuổi như: tuổi mẫu giáo, học
sinh trung học cơ sở hay nghiên cứu ở thanh niên sinh viên…nhằm mục đích
chỉ ra những đặc trưng TĐG của từng lứa tuổi. Trong đó TĐG ở lứa tuổi

thanh thiếu niên có mối quan hệ chặt chẽ đối với gia đình và trường học: cách
giáo dục và chất lượng của sự gắn bó trong gia đình tác động trực tiếp đến
nhận thức, cảm xúc của trẻ về bản thân mình (tích cực hoặc tiêu cực), từ đó,
ảnh hưởng đến hoạt giao tiếp và học tập và định hướng tương lai của trẻ.
Các nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Văn Hồng, Dương Thị
Diệu Hoa … đã chỉ ra đặc điểm khái quát về sự phát triển tâm lý lứa tuổi của
học sinh THPT trong đó có nhấn mạnh đến TĐG của các em. Tuy nhiên các
tác giả vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể biểu hiện của TĐG ở lứa tuổi học sinh
THPT trong các mặt cụ thể, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến TĐG của lứa
tuổi này. Do đó kế thừa các nghiên cứu nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên

17
cứu là: “Nghiên cứu tự đánh giá của học sinh trường Trung học phổ thông Tô
Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội”.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm tự đánh giá
1.2.1.1. Khái niệm
Tự đánh giá là một khái niệm trong tâm lý học để phản ánh sự đánh giá
tổng thể của một người về bản thân họ. Tự đánh giá là một trong những chỉ số
của mức độ phát triển tự nhận thức và là thành phần cơ bản của tự ý thức.
Trong bậc thang phản ánh thì đây là trình độ phản ánh của phản ánh, khi con
người tự nhìn nhận, tự phê phán và tự đánh giá chính mình.
Theo Harter, sự đánh giá bản thân được định nghĩa là sự đánh giá tổng
thể về giá trị của bản thân với tư cách là con người, đó là một sự đánh giá mà
cá nhân có được về giá trị của mình.
Theo Petorovxki, tự đánh giá là đánh giá về bản thân, về các khả năng
và phẩm chất của bản thân, cũng như vị trí của mình giữa những người khác,
tự đánh giá là hạt nhân của nhân cách.
Nhà Xã hội học Morris Rosenberg đã định nghĩa TĐG trong cuốn “Xã
hội và Hình ảnh bản thân của thanh thiếu niên” (1965) như là “thái độ tốt hay

không tốt đối với bản thân”.
Đồng quan điểm trên, tác giả Vũ Dũng cho rằng, cá nhân đánh giá
chính mình, đánh giá những năng lực, phẩm chất và vị trí của mình so với
những người khác. Giá trị mà cá nhân gán cho mình hoặc cho những phẩm
chất riêng biệt của mình được gọi là tự đánh giá.
Theo các tác giả: Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị, “TĐG của nhân
cách thể hiện thái độ đối với bản thân và kết quả sự biểu hiện các thuộc tính
nhân cách và năng lực trong hoạt động, giao tiếp và tự giáo dục. TĐG là kết
quả đánh giá từ bên ngoài hình thành nên lòng tự trọng của cá nhân (…) TĐG
chung của nhân cách có thể phân ra các đánh giá từng phần như TĐG về các
phẩm chất trí tuệ, giao tiếp và xúc cảm…” [28; tr. 48 - 49].

18
Trong đề tài “Nghiên cứu sự tự đánh giá của học sinh Trung học cơ sở
ở Hà Nội”, Đỗ Ngọc Khanh đã định nghĩa: Tự đánh giá là một hình thức phát
triển cao của tự ý thức, là sự đánh giá tổng thể của một cá nhân về các giá trị
bản thân với tư cách là một con người trong hoạt động và giao tiếp với những
người khác.
Kế thừa những thành tựu nghiên cứu về TĐG của các tác giả đi trước,
Vũ Thị Nho đã đưa ra định nghĩa về TĐG, đăng trên Tạp chí tâm lý học số
3/1998. Tác giả cho rằng: "TĐG là một hoạt động nhận thức đặc biệt của con
người, trong đó đối tượng nhận thức chính là bản thân chủ thể, là quá trình
chủ thể thu thập, xử lý thông tin về chính mình chỉ ra được mức độ giá trị
nhân cách tồn tại ở bản thân từ đó có thái độ, hành động, hoạt động phù hợp
nhằm tự điều chỉnh, tự giáo dục để hoàn thiện và phát triển".
Định nghĩa này đã chỉ ra được:
- TĐG là một hoạt động có đối tượng: nếu đối tượng của đánh giá là
hiện thực khách quan tồn tại ngoài chủ thể thì đối tượng của TĐG chính là cái
Tôi, cái bản ngã của chủ thể.
- Để đánh giá được chủ thể phải tiến hành hoạt động nhận thức: thu

thập thông tin về chính mình, phân tích so sánh, tổng hợp, khái quát các
thông tin để rút ra những nhận định, kết luận về mình, chỉ ra được nhân cách
có ở bản thân.
- Sau khi đã xác định được giá trị nhân cách của bản thân chủ thể sẽ tỏ
thái độ với chính mình: tự hào hay bi quan, chán nản; hài lòng hay không hài
lòng về những cái đó.
- TĐG không phải dừng lại ở mức biết, có tính thụ động, mà nó mang
tính tích cực, có giá trị định hướng, điều chỉnh hành vi và hoạt động của chủ
thể nhằm vươn tới mức hoàn thiện hơn.
Qua tìm hiểu một số khái niệm về TĐG, chúng tôi nhận thấy mỗi tác
giả đã nhấn mạnh tới các nội dung khác nhau trong khái niệm TĐG: có tác giả
thì nhấn mạnh mặt thái độ, có tác giả thì nhấn mạnh mặt nhận thức, hoặc nhấn

19
mạnh mặt quan hệ song các tác giả đều thống nhất ở một điểm đều coi TĐG
có bản chất là sự nhận xét, đánh giá về chính mình, là sự phát biểu của chủ
thể về chính mình. Tổng hợp từ các nghiên cứu về TĐG, trong nghiên cứu
của mình, chúng tôi chọn khái niệm TĐG như sau:
Tự đánh giá là đánh giá tổng thể của cá nhân về các giá trị của bản
thân, thể hiện qua các mặt khác nhau của nhân cách với tư cách là một
thành viên của xã hội.
Như vậy TĐG một mặt phản ánh mức độ phát triển của tự nhận thức;
mặt khác nó tham gia vào quá trình hình thành tiếp theo của thái độ đối với
bản thân cá nhân. Nhân cách chỉ hình thành và phát triển khi con người tích
cực hoạt động và giao lưu trong các mối quan hệ xã hội. Các cá nhân TĐG, tự
điều chỉnh mình cho phù hợp với các chuẩn mực của xã hội, do đó chức năng
chính của TĐG bao gồm:
- Chức năng điều chỉnh: trên cơ sở này mà cá nhân có quyết định cho
những lựa chọn của mình.
- Chức năng bảo vệ: đảm bảo sự ổn định và độc lập tương đối của

nhân cách [37; tr. 964].
Như vậy, TĐG là điều kiện bên trong cần thiết của tự điều khiển, điều
chỉnh hành vi của con người. TĐG là một phẩm chất ở nhân cách có trình độ
phát triển cao, có vai trò quan trọng trong việc tự giáo dục, tự hoàn thiện bản
thân. TĐG không phải là cái "vốn có, cái tự có" mà là sản phẩm của quá trình
sống, hoạt động, học tập của chủ thể với nhóm và cộng đồng. Cá nhân chỉ
thực sự trưởng thành khi có năng lực TĐG đúng về bản thân và người khác.
1.2.1.2. Cấu trúc của tự đánh giá
- Nhận thức về bản thân
Là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý, nhận thức là cơ sở của
hành động của con người: cá nhân nhận thức về thế giới khách quan và nhận
thức về chính bản thân mình. Quá trình nhận thức trải qua các giai đoạn từ

20
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Nhận thức phản ánh năng lực và sự
phát triển nhân cách của cá nhân.
Năng lực TĐG của mỗi người cũng trải qua các mức độ khác nhau, gắn
liền với quá trình phát triển nhận thức ngày càng cao như: việc lĩnh hội ngôn
ngữ, những quy tắc, chuẩn mực xã hội… Theo S.Franz “dưới góc độ nhận
thức luận thì tự đánh giá là một dạng đặc biệt của hoạt động tự nhận thức. Đó
là nhận thức của cá nhân về mức độ biểu hiện của các hiện tượng tâm lý, của
phương thức thái độ… đang tồn tại ở bản thân” [dẫn theo 6; tr. 25]. S.Franz
đã chỉ ra một quá trình nhận thức đầy đủ dẫn đến TĐG bao gồm 4 bước:
- Đầu tiên, cá nhân tiếp nhận thông tin về bản thân. Đây là bước mở
đầu của một quá trình tự ý thức, TĐG mà một sự kiện hay một tình huống nào
đó xuất hiện trong quá trình hoạt động, giao tiếp dẫn đến sự chuyển hướng
chú ý của cá nhân đến những đặc điểm của bản thân.
- Thứ hai, cá nhân xử lý thông tin và xác định các hiện tượng cơ thể,
tâm lý và những thái độ đang tồn tại ở bản thân. Ở đây, dấu ấn chủ quan của
cá nhân ảnh hưởng đến TĐG được thể hiện rõ.

- Bước tiếp theo, cá nhân so sánh, đối chiếu với những hiện tượng đã
được xác định ở bản thân với một hệ thống thang đo và xác định được những
hiện tượng tâm lý, cơ thể đó tồn tạo ở bản thân ở mức độ nào.
- Cuối cùng cá nhân tự phê phán, tỏ thái độ đối với bản thân.
Các quá trình này gắn bó chặt chẽ với nhau và chỉ được phân tách về
mặt lý thuyết, trong đó S.Franz cho rằng: TĐG tương ứng với 3 khâu đầu của
quá trình tự nhận thức [dẫn theo 6; tr. 25].
Như vậy nhận thức về bản thân là một công cụ để khám phá, nghiên cứu
và phân tích một cách có hệ thống và khoa học về bản thân. Đó là ý thức của cá
nhân hướng vào bên trong và tự nhận thức về mình như: các đặc điểm ngoại
hình, những phẩm chất năng lực của cá nhân, xu hướng nhân cách của mình…
Nhận thức đúng giúp cá nhân có được sự hài lòng, biết được giá trị của bản
thân trong mối quan hệ với mọi người, tự trả lời được câu hỏi “Tôi là ai?”.

×