Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Thái độ của sinh viên với việc phòng ngừa nghiện ma túy ở Đại học quốc gia Hà Nội.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 151 trang )


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tƣợng và khách thế nghiên cứu 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5. Giả thiết nghiên cứu 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1. Trên thế giới 5
1.1.2. Ở Việt Nam 6
1.2.1. Khái niệm ma tuý, nghiện ma tuý 8
1.2.3. Khái niệm thái độ 23
1.2.4. Khái niệm phòng ngừa 31
1.2.5. Khái niệm sinh viên 32
1.2.6. Khái niệm thái độ của sinh viên với việc phòng ngừa nghiện ma túy 33
Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. Tổ chức nghiên cứu 39
2.1.1. Nghiên cứu lý luận 39
2.1.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 39
2.1.3. Một vài nét về trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội 39
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng 41
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45
3.1. Thái độ của sinh viên đối với việc phòng ngừa nghiện ma túy biểu hiện
ở nhận thức 45
3.1.1. Nhận thức của sinh viên về ma tuý 45
3.1.2. Nhận thức của sinh viên về nghiện ma tuý 50



3.1.3. Nhận thức của sinh viên về các biểu hiện tâm, sinh lý của ngƣời nghiện
ma túy. 54
3.1.4. Nhận thức của sinh viên về tác hại của nghiện ma túy 60
3.1.5. Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân thanh thiếu niên nghiện ma túy. 64
3.1.6. Nhận thức của sinh viên về nội dung công tác phòng ngừa nghiện ma túy 68
3.2.Thái độ của sinh viên đối với việc phòng ngừa nghiện ma túy biểu hiện ở
cảm xúc 69
3.2.1. Cảm xúc của sinh viên khi đối với ngƣời nghiện ma túy 69
3.2.2. Cảm xúc của sinh viên đối với những hậu quả nghiện ma túy 71
3.2.3. Hƣởng ứng của sinh viên về một số nội dung phòng ngừa nghiện ma túy 75
3.2.4. Cảm xúc của sinh viên về các hoạt động phòng ngừa nghiện ma túy 77
3.3. Thái độ của sinh viên với việc phòng ngừa nghiện ma tuý biểu hiện ở
hành động 80
3.3.1. Hành động của sinh viên đối với ngƣời nghiện ma túy 80
3.3.2. Hành động của sinh viên tham gia phòng ngừa nghiện ma túy 85
3.3.3. Hành động sử dụng một số chất ma túy thông dụng của sinh viên 95
3.3.4. Phân tích thái độ phòng ngừa nghiện ma túy của sinh viên trong một số bài
tập tình huống. 97
3.4. Mối tƣơng quan giữa các mặt biểu hiện của thái độ đối với việc
phòng ngừa nghiện ma túy của sinh viên 105
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
PHỤ LỤC

LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là Chu Thị Thu Trang hiện đang công tác tại Công Ty Cổ Phần
& Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế. Tôi xin cam đoan bài Luận văn tốt nghiệp
này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở

nghiên cứu lý luận và thực tiễn, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS.
Hoàng Mộc Lan. Luận văn này chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức
nào trước khi trình bày, bảo vệ và công nhận bởi “Hội đồng đánh giá Luận văn
tốt nghiệp Thạc sỹ Tâm lý học”.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.

Tác giả
Chu Thị Thu Trang

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, gia
đình đã luôn kịp thời động viên, giúp đỡ em cả về mặt vật chất và tinh thần.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy cô giáo Khoa Tâm lý học, đặc
biệt là cô giáo PGS.TS Hoàng Mộc Lan là người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận
tình cho em từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành luận văn này.
Vì điều kiện hoàn cảnh, thời gian nghiên cứu, trình độ kiến thức còn
nhiều hạn chế nên luận văn của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em
kính mong được sự quan tâm, đánh giá, nhận xét, góp ý của các Thầy cô giáo,
bạn bè và những người quan tâm đến vấn đề này để em có thể rút kinh
nghiệm và hoàn thiện tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30.12.101
Học viên
Chu Thị Thu Trang


CÁC TỪ VIẾT TẮT

1.TĐ
: Thái độ

2.ĐHQG- HN
: Đại học Quốc gia Hà Nội
3. SV
: Sinh viên
4. ĐHKHXH&NV
: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
5. ĐH KHTN
: Đại học Khoa học Tự nhiên
6.ĐH NN
: Đại học Ngoại Ngữ
7.ĐHKT
: Đại học Kinh tế
8. ĐTB
: Điểm trung bình
9. ĐTBC
: Điểm trung bình chung


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tệ nạn nghiện ma tuý là hiểm hoạ lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức
khoẻ, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình,
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia.
Theo thống kê của Bộ lao động thương binh xã hội năm 2001 có 101.036
người nghiện ma túy, năm 2009, cả nước còn trên 146.000 người nghiện ma túy, đến
cuối tháng 6/2011 có 149.900 người nghiện ma túy. Đặc biệt độ tuổi của người
nghiện ma túy cũng có xu hướng trẻ hóa, 70% người nghiện ma túy ở độ tuổi dưới
30. Trong đó, học sinh - sinh viên là 2.837 em.
Từ năm 2008 - 2010 số tiền chi cho việc phòng chống nghiện ma túy là 125

tỉ 703 triệu. Số tiền này có thể xây 125 trường trung học cho cả nước (1 tỉ/trường),
hoặc 4 -5 trường đại học (25 - 30 tỉ/trường). Nếu số tiền này chi cho việc xoá đói
giảm nghèo (cả nước 2.800 hộ) thì mỗi hộ được hơn 4,5 tỉ đồng.
Hiện nay các loại ma tuý được sử dụng không chỉ đơn thuần là Heroin hay
thuốc phiện mà còn nhiều dạng ma túy tổng hợp, thuốc lắc đang nhanh chóng lan
rộng trong giới trẻ, xâm nhập vào môi trường học đường với nhiều hình thức thủ
đoạn ngày càng tinh vi.
Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ma tuý thâm nhập vào trường học, góp
phần triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch tổng thể phòng chống ma tuý của
Chính phủ giai đoạn 2006 - 2011, trong đó mục tiêu quan trọng hàng đầu, có ý
nghĩa chiến lược là xây dựng môi trường học đường không có ma tuý; Bộ Công an
đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục & Đào tạo triển khai thực hiện Kế hoạch liên
ngành số 1413/KH-LN và được cụ thể hoá bằng các Kế hoạch liên tịch số 01, 02, 03
và 07 không để ma tuý thâm nhập học đường. Để thực hiện được mục tiêu đó, trước
hết, chúng ta cần chú ý tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa ma
tuý cho sinh viên, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức cảnh giác không để ma tuý
xâm nhập, lây lan trong trường học, bổ sung các nội dung, hình thức giáo dục
phòng chống ma tuý trong chương trình chính khoá ở các cấp học, bậc học, đảm
bảo thiết thực, dễ hiểu, dễ thực hiện, tăng cường công tác quản lý học sinh, sinh
viên, chấn chỉnh kỷ cương, nền nếp sinh hoạt của nhà trường, của học sinh, sinh

2
viên nội trú và ngoại trú, chú trọng tổ chức các hoạt động ngoại khoá, ngoài giờ, các
câu lạc bộ văn hoá nghệ thuật phòng chống ma tuý…
Quan trọng nhất, với các em học sinh, sinh viên cần có thái độ tích cực trong
việc phòng ngừa nghiện ma túy vì thái độ phòng ngừa nghiện ma túy tích cực là cơ
sở của việc phòng ngừa đạt kết quả tốt nhất. Để làm tốt hoạt động phòng chống ma
túy trong trường học đòi hỏi phải có hiểu biết, nắm vững tâm lý của học sinh, sinh
viên về môi trường sống và hoàn cảnh học tập. Trong quá trình thực hiện hoạt động
phòng chống ma túy, vấn đề cơ bản là học sinh, sinh viên phải nhận thức, thừa nhận

các yêu cầu, nội dung giáo dục phòng ngừa nghiện ma túy và có hành động không
vi phạm các nội dung giáo dục đó, nghĩa là có thái độ tích cực phòng ngừa nghiện
ma túy.
Tuy nhiên, cho đến nay ở các trường vẫn chưa có nhiều nghiên cứu một cách
có hệ thống về tâm lý của học sinh, sinh viên về phòng ngừa nghiện ma túy.
Với những lý do khách quan trên đây, việc nghiên cứu đề tài về thái độ của
sinh viên với việc phòng ngừa nghiện ma túy là việc rất cần thiết. Nó không những
có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa rất thiết thực trong công tác phòng
chống tệ nạn ma túy ở nước ta.Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn và nghiên cứu vấn đề:
“Thái độ của sinh viên với việc phòng ngừa nghiện ma túy ở Đại học Quốc gia Hà
Nội”.
Qua việc tìm hiểu “Thái độ của sinh viên đối với việc phòng ngừa nghiện ma
túy ở Đại học Quốc gia Hà Nội”. Chúng tôi mong muốn góp phần làm phong phú
thêm cơ sở lý luận về thái độ, góp sức nhỏ bé của mình vào công tác xây dựng thái
độ tích cực trong sinh viên đối với việc phòng chống ma túy.
2. Mục đích nghiên cứu
Phát hiện thực trạng thái độ với việc phòng ngừa nghiện ma túy của sinh viên
Đại học Quốc gia Hà Nội từ đó đưa ra những kiến nghị cần thiết nhằm giúp đỡ sinh
viên có thái độ cự tuyệt với ma túy để điều chỉnh hành vi sống lành mạnh trong nhà
trường và cộng đồng.
3. Đối tƣợng và khách thế nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Thái độ của sinh viên đối với việc phòng ngừa
nghiện ma túy.
3.2. Khách thể nghiên cứu:

3
Tổng số là 400 khách thể: 100 sinh viên trường Đại học khoa học Xã hội và
Nhân văn, 100 Sinh viên trường Đại học khoa học Tự nhiên, 100 Sinh viên trường
Đại học Kinh tế- ĐHQGH, 100 sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ. 10 cán bộ lớp
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là sinh viên của các trường trong diện điều

tra.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về thái độ phòng ngừa nghiện ma túy.
- Làm rõ thực trạng thái độ của sinh viên với việc phòng ngừa nghiện ma túy
ở trường ĐH QG- HN.
- Đề xuất kiến nghị nhằm giúp sinh viên có thái độ cự tuyệt với ma tuý góp
phần thực hiện hoạt động phòng ngừa nghiện ma tuý ở trường học và cộng đồng.
5. Giả thiết nghiên cứu
Đa số sinh viên nhận thức chưa đầy đủ về các chất ma túy, đồng tình với việc
phòng ngừa nghiện ma túy và chủ động phòng tránh sử dụng các chất ma túy bất
hợp pháp.
Sinh viên có thái độ tích cực phòng ngừa nghiện ma túy bất hợp pháp và có
thái độ không rõ ràng với một số chất ma túy nhẹ thông dụng biểu hiện ở cấp độ cá
nhân.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung làm rõ thực trạng thái độ của
sinh viên biểu hiện ở mặt nhận thức, cảm xúc, hành vi phòng ngừa nghiện không chỉ
các chất ma túy bất hợp pháp mà còn cả các chất ma túy nhẹ thông dụng như rượu, cà
phê, thuốc lá…
- Về khách thể nghiên cứu: Sinh viên đang học tập tại Đại học Quốc gia Hà
Nội.
-Về địa bàn nghiên cứu: 4 trường trong Đại học Quốc gia Hà Nội là trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Kinh
tế, Đại học Ngoại ngữ.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, một số phương pháp nghiên
cứu cụ thể sau đây đã được sử dụng:

4
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu phân tích các văn bản, tài

liệu, sách báo trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm xây
dựng cơ sở lý luận cho đề tài, xác định phương hướng và phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: thu thập thông tin từ khách thể đại diện nhằm
tìm hiểu sâu hơn, cụ thể hơn về thái độ của sinh viên với việc phòng ngừa nghiện
ma túy.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Điều tra trên nhóm khách thể nhằm tìm hiểu thực trạng thái độ của sinh viên
với việc phòng ngừa nghiện ma túy ở ĐHQG - HN.
- Phương pháp xử lý và phân tích thông tin bằng thống kê toán học:
Sử dụng phần mềm spss 16.0 để xử lý và phân tích kết quả nghiên cứu thu được.

5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong hai thập kỷ qua, đặc biệt là những năm 90 trở lại đây, ma tuý là một
trong những hiểm hoạ mang tính toàn cầu. Đặc biệt là từ khi căn bệnh thế kỷ
HIV/AIDS phát triển một cách nhanh chóng, đe doạ đến sự tồn vong của loài người.
Từ đó đến nay, những nghiên cứu về các chất ma tuý và các chất gây nghiện gắn
liền với các căn bệnh nguy hiểm này càng được tiến hành một cách công phu nhằm
tìm ra những biện pháp thích hợp để giải quyết vấn đề.
1.1.1. Trên thế giới
Với những phương châm phòng chống tệ nạn ma tuý từ xa, ở một số nước đã
có nhiều công trình tâm lý học nghiên cứu được tiến hành ở trẻ vị thanh niên, trong
đó tập trung vào hành vi và thái độ của chúng đối với các chất gây nghiện như: cà
phê, thuốc lá và các loại rượu. Viện nghiên cứu Y học Mỹ (1994) đã nghiên cứu
những yếu tố bảo vệ trẻ vị thanh niên để chúng không sử dụng Alcohol. Những yếu
tố đó bao gồm khả năng kiểm soát bản thân, trong đó các nghiên cứu về lòng tự
trọng của Rutter (1990); Demo (1995)…cho thấy lòng tự trọng có liên quan đến
việc sử dụng chất gây nghiện ở trẻ vị thanh niên. Những đứa trẻ có lòng tự trọng
cao rất ít sử dụng các chất gây nghiện và ngược lại những đứa trẻ có lòng tự trọng

thấp thường xuyên sử dụng chất gây nghiện.
Nghiên cứu của Brook (1990); Hawkins (1992) ở Mỹ chỉ ra các yếu tố quan
hệ với bạn bè trong xã hội có ảnh hưởng rất lớn với việc sử dụng ma tuý và Alcohol
ở trẻ. Nghiên cứu của Dons (1985); Kovach và Glichman (1986); Shilts (1991)…
cho thấy việc sử dụng các chất gây nghiện của trẻ vị thanh niên gắn với tri giác của
việc sử dụng ma tuý ở bạn bè.
Nghiên cứu của Jonhson (1986); Kuperminc; Onestak; Forman; Linney
(1989) cho thấy sự gắn bó về mặt tình cảm giữa cha mẹ và con cái hoặc mâu thuẫn
xảy ra trong gia đình thường xuyên dẫn đến tình trạng stress, có ảnh hưởng đến việc
sử dụng alcohol và các chất gây nghiện ở trẻ vị thanh niên; ngược lại sự gắn bó tình
cảm giữa cha mẹ và con cái có thể làm giảm khả năng tiến tới sử dụng ma tuý ở trẻ
vị thanh niên.
Đồng thời một loạt nghiên cứu khác của Brook, Gordon, Whiteman, Cohen
(1990 ở Mỹ), Farrington, Gallagher, Morley, Ledger, West (1985), Hawskins,

6
Catalano và Miller (1992), Kandle và Andrew (1987); Patterson, Disonhon (1985)
cũng cho thấy sự thiếu hụt giữa cha mẹ và con cái, cha mẹ không dự đoán và xác
định được hành vi của đứa con, việc theo dõi và kiểm soát con cái một cách sai lầm
hoặc chiều chuộng thái quá là những yếu tố có nguy cơ cao dẫn đến việc lợi dụng
chất gây nghiện và phạm tội ở con cái họ.
Nghiên cứu của tác giả Coie (1993); Yoshikawa (1994) ở viện Y học Mỹ chỉ
ra rằng việc giao tiếp thường xuyên giữa cha mẹ và con cái, tình cảm gia đình ấm
áp, ủng hộ sự độc lập của trẻ một cách hợp lý, kiểm soát con cái với nguyên tắc nhất
quán có thể làm giảm đi những hành vi có vấn đề ở trẻ. Nghiên cứu của Pillow,
Parrena và Chassin (1998) cho thấy việc cha mẹ nghiện rượu có tác động rất xấu
đến con cái họ và từ đó dẫn đến chứng sử dụng các chất gây nghiện. Nghiên cứa của
Richardson, Myers, Bing (1997) ở Mỹ chỉ ra rằng sự rối loạn tâm trạng, cảm giác lo
âu biểu hiện khả năng có thể dẫn tới nghiện ma tuý nặng. Một lý thuyết khác của
Callahal mang tên “trị liệu trường tư duy” (1996) cho rằng có mối liên quan mật

thiết giữa lo hãi và nghiện ngập. Từ đó ông đã dùng phương pháp trị liệu tâm lý để
giải toả sự lo hãi và thấy rằng mức độ nghiện ngập cũng giảm theo một cách đáng
kể.
Tóm lại các chương trình nghiên cứu ở nước ngoài như đã để cập ở trên quan
tâm nhiều hơn đến hoàn cảnh xã hội như là một dự báo cho vấn đề nghiện ngập và
từ đó đề ra cách giải quyết tương ứng như chương trình tập luyện kỹ năng cho cha
mẹ, tương tác với bạn bè của con cái. Các nghiên cứu quan tâm đến các yếu tố cá
nhân như rối loạn cảm xúc, lo hãi, trầm cảm, thái độ phòng ngừa nghiện ma tuý còn
chưa nhiều. Việc áp dụng những thành quả công tác phòng chống ma tuý là cần
thiết song cũng cần phải rất thận trọng, bởi xã hội ta mang những bản sắc đặc thù
của riêng mình.
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở nước ta những nghiên cứu chuyên biệt dưới góc độ tâm lý học về ma tuý
chưa được nhiều bằng các nước khác, song cũng có một số công trình nghiên cứu
được công bố trong các cuộc hội thảo về vấn đề này. Hầu hết trên các phương tiện
truyền thông đại chúng ở nước ta đều có một mục bàn về việc phòng chống tệ nạn
ma tuý như một trong những vấn đề cấp bách cần được giải quyết càng sớm càng
tốt.

7
Hàng loạt các bài báo và tạp chí đề cập đến vấn đề ma tuý, nghiện ma tuý, tái
nghiện ma tuý và phòng chống tệ nạn này ở thanh niên, trước hết phải kể đến bài
của Mạc Văn Trang trong bài “ Nạn nghiện ma tuý xem xét dưới góc độ cá
nhân”(Tạp chí khoa học thanh niên 1998). Tác giả đã đề cập những động cơ (lý do)
khiến thanh niên sử dụng ma tuý, quá trình dẫn đến nghiện ma tuý và các biện pháp
giúp cá nhân phòng chống, cai nghiện từ phía gia đình, nhà trường và xã hội. Bài “
Kết hợp nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn tệ nạn ma tuý trong học sinh- sinh viên”
của tác giả Văn Phong (tạp chí đại học giáo dục chuyên nghiệp tháng 11 năm 1997).
Tác giả chú trọng đến công tác tuyên truyền giáo dục mọi người để nâng cao nhận
thức về tác hại của ma tuý. Bài “Ngăn chặn đẩy lùi, tiến tới xóa bỏ tệ nạn ma tuý

trong học sinh, sinh vỉên” của tác giả Vũ Hùng (tạp chí khoa học số 4 năm 1999)
nêu ra những vấn đề sau cai nghiện vẫn cần sự quản lý của chính quyền, sự thương
yêu của gia đình, sự quan tâm của xã hội, tránh cho người nghiện có mặc cảm lầm
lỗi, bị xã hội bỏ rơi, xa lánh. Bài “Một số giải pháp phòng ngừa ma tuý trong giới
trẻ” của Đăng Giao (tạp chí thanh niên) đề cập giải pháp về kinh tế xã hội, về văn
hoá giáo dục (công tác tuyên truyền đạo đức lối sống cho thanh niên, chú trọng giáo
dục định hướng giá trị). Bài “Chống tái nghiện nhìn từ góc độ tâm lý”, tác giả Đỗ
Ngọc Yên đề cập đến nguyên nhân tái nghiện là do chính từ bản thân tâm lý của
người nghiện và môi trường sống của người nghiện khi đã cai nghiện, ảnh hưởng
đến việc họ quyết tâm hay không quyết tâm từ bỏ ma tuý.
Luận án tiến sĩ của tác giả Phan Thị Mai Hương với đề tài “Tìm hiểu nhân
cách, hoàn cảnh xã hội của thanh niên nghiện ma tuý và mối quan hệ giữa chúng”.
Tác giả đã chỉ ra nguyên nhân nghiện ma tuý là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố,
đặc điểm mối quan hệ giữ đặc điểm nhân cách và hoàn cảnh xã hội. Về đặc điểm
nhân cách, thứ nhất do cảm xúc mất cân bằng, thứ hai sự thụ động và phụ thuộc, thứ
ba là lối tư duy thử nghiệm và tầm nhìn hạn chế. Còn về hoàn cảnh xã hội thì phần
lớn những thanh niên nghiện ma tuý sống trong môi trường xung quanh họ có nhiều
người nghiện ma tuý, cha mẹ không hiểu con cái, quản lý lỏng lẻo và sự bất lực
trong quản lý con cái. Sự phân ly với gia đình được bù đắp bởi sự gần gũi với bạn
bè, do chịu nhiều ảnh hưởng của bạn bè, coi đó là chỗ dựa chủ yếu trong cuộc sống.
Các công trình nghiên cứu trong nước nghiên cứu về nghiện ma túy tập
trung nghiên cứu những vấn đề như động cơ nghiện, hoàn cảnh xã hội, nhân cách

8
người nghiện, các biện pháp quản lý sau cai nghiện và phòng chống nghiện ma túy.
Rất ít công trình nghiên cứu về phòng chống nghiện ma túy bằng các biện pháp tâm
lý.
1.2. Một số vấn đề lý luận về thái độ của sinh viên đối với việc phòng
ngừa nghiện ma túy
1.2.1. Khái niệm ma tuý, nghiện ma tuý

Khái niệm ma túy
- Theo nghĩa gốc Hán Việt ma túy được hiểu là mê mẩn nhằm để chỉ các chất
gây ngủ, gây mê và có khả năng gây nghiện. Theo cách hiểu này thì các chất ma túy
được hiểu là: Các chất độc có tính chất gây nghiện, có khả năng bị lạm dụng. Sự
nghiện ngập chính là biểu hiện của trạng thái bị ngộ độc mãn tính do các chất ma
túy gây nên cho người sử dụng chúng [15, tr17].
- Từ quan điểm về tính chất gây nghiện ma túy, tác giả Nguyễn Phong Hòa
và Đặng Ngọc Hùng cho rằng : « Các chất ma túy là những chất độc, có tính chất
gây nghiện, có khả năng bị lạm dụng » [14, tr 29]
- Theo tác giả Nguyễn Quốc Nhật định nghĩa: Ma túy có thể được hiểu là
những chất độc nguy hiểm, có khả năng gây nghiện cao, có ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe của con người và làm cho người sử dụng lệ thuộc vào chúng, gây tác hại xấu
cho sức khỏe người sử dụng và ảnh hưởng xấu đến đời sống cộng đồng.
- Theo tổ chức WHO (1982) ma túy được hiểu theo nghĩa rộng: là một thực
thể hóa học hoặc những thực thể hỗn hợp, khác với tất cả những cái được đòi hỏi để
duy trì một sức khỏe bình thường, việc sử dụng những cái đó làm biến đổi những
chức năng sinh học và có thể cả cấu trúc vật chất [15,tr17].
- Qua việc xem xét các khái niệm, chúng tôi đồng tình với khái niệm: « Ma
túy là những chất độc, có tính chất gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân
tạo. Khi xâm nhập bào cơ thể con người có tác dụng làm cho tâm trạng, ý thức và trí
tuệ con người bị lệ thuộc vào chúng, gây nên những tổn thương cho cá nhân người
sử dụng và cả cộng đồng ». (Theo chương trình khảo sát quốc tế của liên hợp quốc
(UNDCP),1991).
Qua các định nghĩa trên chúng ta có thể hiểu rằng:
Theo nghĩa rộng ma tuý là một chất hoá học hoặc những chất tổng hợp mà
khi con người sử dụng sẽ làm biến đổi chức năng sinh học và tinh thần (gồm cả

9
những chất bị cấm dùng như: thuốc phiện, hêrôin, côcain, ma túy tổng hợp, thuốc
lắc…đến những chất dùng hạn chế theo chỉ dẫn của thầy thuốc để chữa bệnh như

thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc ho hay cả những loại thông dụng như rượu, thuốc
lá, cà phê…)
Theo nghĩa hẹp thì ma tuý bao gồm: thuốc phiện, cần sa, các chế phẩm khác
như moocphin, hêrôin, côcain…và các chất kích thích thần kinh, tâm thần ghi trong
công ước của Liên hợp quốc về ma tuý.
Chia theo mối quan hệ xã hội thì có 3 loại ma tuý
Ma tuý hợp pháp (ma tuý y học) gồm : thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc giảm
đau, các loại thuốc ho…
Ma tuý thông dụng như: cà phê, thuốc lá, rượu…
Ma tuý bất hợp pháp: hêrôin, thuốc phiện, cần sa, côcain, ma túy tổng hợp,
thuốc lắc
Hiện nay trên thế giới người ta đã biết được trên 400 loại ma tuý có nguồn
gốc tự nhiên và nguồn gốc tổng hợp, được phân chia theo các cách khác nhau.
Khái niệm nghiện ma tuý
Trong từ điển tiếng Việt, thuật ngữ nghiện được hiểu là ham thích đến mức
thành thói quen, khó bỏ [15,tr13].Theo định nghĩa này nghiện có thể được gắn với
việc ham thích dùng một chất nào đó như rượu, thuốc lá, cà phê, ma tuý thậm chí
một loại thức ăn nào đó như sôcôla, bánh… Nghiện có thể được gán cho việc ham
thích một loại hoạt động nào đó. Cách hiểu này về nghiện đã đồng nhất nghiện với
thói quen, thậm chí trong một chừng mực nhất định thói quen còn được hiểu là
mức độ cao hơn của nghiện. Thực tế thì nghiện và thói quen là hai phạm trù rất
khác nhau về bản chất. Thói quen là khuôn mẫu hành vi được thực hiện một cách
thường xuyên và được hình thành trong hệ thống hành vi của con người đến mức
nó được thực hiện mà không cần một sự cố gắng có ý thức. Để thay đổi thói quen
thì con người cần cố gắng một cách có ý thức là đủ. Trong khi đó nghiện ngập là
sự phụ thuộc hoàn toàn vào chất gây nghiện, cơn nghiện có khả năng lấn át ý thức
của con người.
Khái niệm về nghiện cũng được Calanhan R.J định nghĩa là “sự phụ thuộc
vào một vài chất hoặc hoạt động tạo ra sự có hại ở một số mức độ hoặc sự can thiệp
vào đời sống của con người”[21, tr10].


10
Trước khi đề cập đến khái niệm nghiện cần phân biệt các mức độ liên quan
đến việc dùng ma tuý. Đó là sử dụng ma tuý, lạm dụng ma tuý, nghiện ma tuý.
Sử dụng ma tuý là việc dùng ma tuý với mục đích chữa bệnh, đúng liều
lượng, đúng lúc theo sự chỉ định chặt chẽ của bác sĩ. Việc sử dụng như vậy là có lợi
cho sức khoẻ người dùng.
Lạm dụng ma tuý là sử dụng ma tuý một cách quá liều vào mục đích tiêu
khiển. Cách sử dụng này là có hại cho cơ thể.
Khái niệm nghiện ma tuý cũng được đề cập ở các góc độ khác nhau. Nghiện
ma tuý từ góc độ y học được tổ chức y tế thế giới định nghĩa là trạng thái nhiễm độc
chu kỳ hay mãn tính do sử dụng lặp lại nhiều lần một chất độc tự nhiên hay tổng
hợp nào đó. Sự nhiễm độc này được thể hiện ở sự tăng dần liều dùng và sự lệ thuộc
vể tâm sinh lý của người dùng vào tác dụng của chất độc đó. Bởi từ góc độ quan
tâm của ngành y nên khái niệm nghiện chỉ chú trọng đến vấn đề thể chất, sức khoẻ
con người.
Từ quan điểm xã hội thì nghiện ma tuý là: “tệ nạn xã hội làm tổn hại đến sức
khỏe, nhân cách, ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt và trật tự an toàn xã hội”
[21, tr 11].
Từ phương diện tâm lý học thì khái niệm nghiện ma tuý phải bao quát được
cả về mặt thể chất và mặt tâm lý của người nghiện, đồng thời cũng nêu lên tác hại
của nghiện trên cả bình diện cá nhân và xã hội.
Trong từ điển tâm lý học, nghiện ma tuý được định nghĩa là “ trạng thái
nhiễm độc chu kỳ hay mãn tính của cơ thể, có hại cho cá nhân và cho xã hội do
dùng nhiều lần một lượng chất độc tự nhiên và tổng hợp” [2,tr 89]. Nghiện ma tuý
có những đặc điểm như: bức xúc về mặt tâm lý muốn sử dụng lại ma tuý, sự lệ
thuộc của cơ thể vào chất gây nghiện.
Như vậy có thể định nghĩa nghiện ma tuý như sau:
Nghiện ma tuý là hiện tượng bị phụ thuộc cả thực thể và tinh thần vào ma
tuý do sử dụng thường xuyên với liều lượng ngày càng tăng dẫn đến mất khả năng

kiểm soát bản thân ở người nghiện ma tuý, có hại cho cá nhân và xã hội. Thiếu ma
tuý, ở người nghiện sẽ xuất hiện hội chứng cai, tức là những đau đớn, vật vã và một
số những phản ứng sinh lý khác ở cơ thể người nghiện. Khi dùng ma tuý những

11
người nghiện được kích thích về cảm giác nên có những khoái cảm, tạo cho họ
những cảm giác dễ chịu hơn là những cảm giác họ phải chịu đựng trước đó.
Do ma tuý ảnh hưởng đến cả thể chất và tâm lý người nghiện nên có thể
phân biệt hai vấn đề của hiện tượng này. Đó là nghiện sinh lý và nghiện tâm lý.
Nghiện sinh lý là sự phụ thuộc của cơ thể vào chất gây nghiện. Khi ngừng
dùng chất gây nghiện trong khoảng thời gian nào đó sẽ gây ra hội chứng cai bao
gồm cả những đau đớn về mặt thể chất và tâm lý cho người nghiện. Sau khi đi cai
nghiện, bác sĩ cho dùng thuốc giải độc và một số loại thuốc khác thì người nghiện
có thể không còn bị phụ thuộc vào ma tuý nữa. Thời gian cắt cơn chỉ mất khoảng 7
đến 15 ngày, tuỳ thuộc vào thể chất của từng người nghiện.
Nghiện tâm lý là thèm khát cảm giác do tác dụng của chất gây nghiện tạo ra
cho người dùng nó. Cảm giác này là sự sảng khoái, sự đê mê, an thần, lâng lâng…
sau khi dùng chất gây nghiện. Như vậy khi ngừng sử dụng ma tuý thì cơ thể bị hội
chứng dữ dội và tâm lý thèm nhớ cảm giác của ma tuý triền miên. Nhưng, khi cắt
được cơn đau về mặt thực thể, tức là không còn lạm dụng thuốc nữa nhưng vẫn
chưa cắt được cơn thèm khát ma tuý về mặt tâm lý thì người nghiện ma tuý lại tái
nghiện. Như vậy, nghiện ma tuý chủ yếu là nghiện tâm lý và việc tìm kiếm nguyên
nhân nghiện ngập chủ yếu phải tập trung vào vấn đề tâm lý của người nghiện.
Như vậy có thể hiểu người nghiện ma tuý là người sử dụng lặp đi lặp lại một
hay nhiều chất ma tuý dẫn đến tình trạng nhiễm độc chu kỳ hay mãn tính, bị lệ thuộc
thể chất và tinh thần vào ma tuý. Người nghiện ma tuý nếu ngừng sử dụng thuốc sẽ bị
hội chứng cai nghiện (mất ngủ, đau xương, chóng mặt…) ảnh hưởng đến sức khoẻ và
tinh thần (giảm trí nhớ, suy thoái nhân cách ) trong một thời gian nhất định tuỳ thuộc
vào mức độ của từng người nghiện.
Quá trình nghiện ma túy diễn ra nhƣ sau:

Quá trình diễn ma túy diễn ra một cách khá ngọt ngào, đến khi biết mình
nghiện thì đã muộn, người nghiện khó tự mình vùng vẫy thoát khỏi ma lực của nó.
Giai đoạn 1: Người dùng ma túy thấy thú vị, dễ chịu, lâng lâng, khoái cảm…
không thì thấy nhạt nhẽo, them muốn….
Giai đoạn 2: Ma túy trở thành một nhu cầu và thiếu nó thì thèm muốn không
chịu nổi, họ tìm kiếm ma túy bằng mọi cách.
Giai đoạn 3: Dùng liều lượng ma túy ngày càng tăng thêm.

12
Giai đoạn 4: Đấu tranh cai nghiện ma túy- không cai được- nghiện- lại
cai diễn ra với sự khốn khổ về tinh thần, đau đớn về thể xác, kiệt quệ về tài
chính.
Giai đoạn 5: Nếu giai đoạn 4 không thắng nổi, sẽ dẫn đến giai đoạn hoàn
toàn nguy hiểm: Khủng hoảng tinh thần trầm trọng, và tự hủy hoại mình, vừa làm
hại gia đình, xã hội bởi những hành vi thiếu lý trí, nguy hiểm không lường hết được.
Khi một người mới bắt đầu dùng ma túy thường khó phát hiện.
Những người có quan hệ thân thiết tin cậy, quan tâm lẫn nhau thì có thể được
phát hiện sớm. Người mới thử dùng thường hay khoe, hay mô tả các tác dụng của
ma túy. Họ thường tiết lộ những bí mật riêng thầm kín, với những người thân.
Những trường hợp may mắn này thường dễ phát hiện sớm và nếu kịp thời có biện
pháp dứt khoát, thì chấm dứt tương đối dễ. Nhưng đa số trường hợp người nghiện
dấu diếm đến khi giai đoạn thứ 2, thứ 3 thì người thân mới phát hiện được.
Một số nguyên nhân tâm lý - xã hội dẫn đến nghiện ma túy
Tình trạng nghiện ma túy như hiện nay ở nước ta do nhiều nguyên nhân chủ
quan và khách quan, song qua nhiều nghiên cứu thực trạng công tác phòng ngừa ma
túy trong giai đoạn vừa qua cho thấy tình trạng nghiện ma túy hiện nay là do một số
nguyên nhân chính sau:
- Do bạn bè rủ rê lôi kéo, bắt chước, do bị dụ dỗ, (có thể do bị ép buộc)…
- Lúc đầu họ dùng ma tuý để điều trị bệnh, sau đấy quen thuốc
- Trong gia đình họ có điều kiện tiếp xúc dễ dàng với ma tuý (buôn bán, vận

chuyển, có người nghiện ma tuý…)
- Do đua đòi theo mốt, muốn thử tìm cảm giác khác lạ, khoái lạc thú vị
- Do đồng hóa theo hành vi của nhóm
- Do buôn lậu ma tuý
- Tìm đến ma tuý để thoát ly khỏi môi trường sống do không thích ứng, họ
chịu sự tác động tiêu cực của các yếu tố tâm lý xã hội, mâu thuẫn trong gia đình,
trong tình yêu…
- Bản thân đam mê, muốn chứng tỏ mình chịu chơi, anh hùng
- Thiếu sự quan tâm của gia đình người thân
- Bản thân người nghiện ma túy thường ma túy thường là những người
không có nghị lực, không có bản lĩnh, sống buông thả, kém rèn luyện, thích tìm

13
những cảm giác khoái lạ, thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy mà tìm đến sử dụng
chúng.
Khi nói về nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy họ thường đổ lỗi cho các
nguyên nhân khách quan (như bị bạn bè rủ rê, do bắt chước, mâu thuẫn, bế tắc trong
cuộc sống tình cảm… )nên tìm đến ma túy mà không thấy được các nguyên nhân
chủ quan do bản thân đam mê, tò mò, muốn tìm khoái lạc thú vị, ý chí và nghị lực
kém.
Người nghiện thường bi quan về cuộc sống của mình, coi cuộc đời mình là
bế tắc là đáng bỏ đi, nhưng về trí tuệ họ thường đánh giá mình trên mức trung bình,
họ thường cho mình là thông minh, hoạt bát.
Tác hại của nghiện ma tuý
Tác hại của ma tuý đối với sức khoẻ người nghiện
Ma tuý khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra những phản ứng làm thay đổi chất,
gây tổn hại lên hệ thần kinh, gây nên những ấn tượng trong trung khu thần kinh của
bán cầu đại não và tạo ra trong tâm lý con người một thói quen, nỗi khát khao, đam
mê, khó có thể bỏ được.
Ma tuý vào cơ thể tác dụng đặc hiệu lên hệ thần kinh, gây nên những trạng

thái tâm lý không bình thường, làm mất đi một số chức năng cơ bản vốn có của cơ
thể, tạo thành những ảo giác, những cảm giác mới lạ.
Ma tuý hít gây hư hại niêm mạc vùng mũi.
Ma tuý dạng hút làm tổn thương đường hô hấp, làm phổi suy yếu dễ mắc các
bệnh nhiễm trùng phổi.
Ma tuý dạng chích dễ dàng làm lây các bệnh qua đường truyền máu, qua tiêm
chích như sốt rét, viêm gan B, bệnh SIDA. Ma tuý chích tại các tổ chích, tụ điểm
chích còn bị pha thêm một số chất bẩn dễ gây nên áp xe nơi chích phải cưa cụt chân
tay, hoặc gây nhiễm trùm máu có thể đưa đến chết người.
Dùng ma tuý quá liều có thể ngừng tim ngưng thở, chết người. Nghiện lâu
ngày cơ thể gầy ốm, da xám xịt, môi thâm, tóc tai xơ xác. Người nghiện lâu ngày
còn bị tổn thương về mặt tinh thần: như kém tập trung suy nghĩ, giảm nghị lực, mất
ý chí vươn lên khiến bỏ ma tuý cũng khó hơn. Người mới nghiện heroin, khi “ phê”
(ngay sau khi được sử dụng ma tuý) thường gia tăng kích thích tình dục dẫn đến
hành vi tình dục không an toàn, có thể bị lây nhiễm HIV/AIDS. Nhưng sử dụng

14
heroin một thời gian dài làm suy yếu khả năng quan hệ tình dục. Giới nữ nghiện ma
tuý có khi phải bán thân để có tiền sử dụng ma tuý.
Trong những năm gần đây nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của ma
tuý đối với sức khoẻ con người đã khẳng định: ma tuý là nguyên nhân phát sinh nhiều
loại bệnh tật, huỷ hoại sức khoẻ con người. Nghiện ma tuý là một căn bệnh làm cho
các con nghiện gầy còm, kém ăn, mất ngủ, thần kinh rối loạn, trí nhớ kém, lười biếng,
ngại vận động, ngại làm việc, sợ nước, sợ ánh sáng… Thể chất và tinh thần bị huỷ
hoại hoặc dần dần, trí thông minh bị suy giảm và cạn kiệt, sợ sệt hoặc chán chường,
mệt mỏi, thất vọng và luôn có cảm giác lầm lỗi, khổ tâm, quan sát cũng thấy điều đó
khi họ ở trong các trại cai nghiện. Còn ở trong cuộc sống đời thường, đôi khi họ như
con thú dữ, sẵn sàng chém giết, đập phá hoặc làm bất cứ việc gì miễn là được thoả
mãn cơn nghiện.
Khi cơn nghiện ập đến thì họ quằn quoại đau đớn, rên rỉ, thậm chí co giật,

chảy nước miếng…
Các nhà khoa học Hoa Kỳ khẳng định rằng, những người nghiện ma tuý
thường bị bệnh tim mạch với tỷ lệ cao so với người không nghiện.
Các nhà khoa học Châu Âu đã thông báo: những người thường xuyên sử
dụng ma tuý dễ mắc các bệnh gan và thận.
Các bệnh thần kinh thường thấy xuất hiện ở những người nghiện ma tuý. Các
chất ma tuý tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, tạo nên những dấu ấn,
những phản xạ mới, gây nên những xung động kích thích hoặc ức chế lên các trung
khu của bán cầu đại não. Các trung khu thần kinh điều khiển các cơ quan trong cơ
thể, gây nên những hành vi đôi khi không thể kiềm chế được, thậm chí rối loạn
trong nhận thức và hành động. Người nghiện ma tuý nặng luôn ở trong trạng thái rối
loạn các phản xạ thần kinh, tâm lý luôn bị kích động mạnh, nói cười, đi lại cư xử
khác thường.
Đặc điểm nổi bật khác của các bệnh thần kinh là do hậu quả của việc nghiện
ma tuý là bệnh mất trí nhớ hay lãng quên và dẫn tới đần độn, kém thông minh trong
suy tính và nhận định, phân tích các tình huống. Nhiều người nghiện sau khi cai
nghiện xong trạng thái thần kinh vẫn chưa được phục hồi bình thường, thụ động
trong giao tiếp, lầm lì ít nói.

15
Bệnh AIDS, một căn bệnh thế kỷ, là mối hiểm hoạ của toàn nhân loại. Nền y
học hiện đại chưa tìm được phương thức chữa trị, phần lớn những người bị bệnh
AIDS (khoảng 70%) là những người nghiện hút.
Gần đây là thuốc lắc đang là tai họa của toàn nhân loại. “Thuốc lắc” là tên
đường phố của Ecstasy, là chất ma túy tổng hợp MDMA (methylene dioxy
methamphetamine) có tác dụng gây kích thích tâm thần. Nó làm tăng nồng độ các
chất dẫn truyền thần kinh như Serotonin, Dopamin, Noradrenalin… dẫn đến tế bào
thần kinh bị kích thích không ngừng, gây quen, nghiện và suy kiệt thứ phát. Do vậy,
được xếp vào các chất ma tuý và bị cấm sử dụng.
“ Thuốc lắc” gây kích thích tâm thần, làm cho người sử dụng muốn lắc mình,

nhún nhảy nên thường được sử dụng ở các vũ trường, động lắc. Qua các điều tra
cho thấy sử dụng “thuốc lắc” thường là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.
Tác hại của thuốc an thần (dùng quá liều)
Thuốc an thần nếu sử dụng quá nhiều sẽ làm xuất hiện các tác dụng phụ: lú
lẫn, ảnh hưởng đến trí nhớ, nhận thức, làm thay đổi thái độ, hành vi.
Trong số các thuốc an thần mới được đưa vào sử dụng, quetiapine là tác nhân
có liên quan rõ rệt nhất với nguy cơ gây đục thủy tinh thể.
Đặc tính của nhóm thuốc này dùng nhiều sẽ có hiện tượng quen thuốc và gây
nghiện, dùng liều cao có thể bị ngộ độc, tùy theo từng loại thuốc mà liều gây độc
khác nhau.
Ngộ độc nhẹ: ngủ say vẫn thở đều, mạch vẫn đều và rõ, còn phản ứng khi
véo da, châm kim…các phản xạ gân và đồng tử giảm.
Ngộ độc nặng: Gây hôn mê sâu, thở chậm và nông, khò khè, mạch nhanh,
huyết áp hoặc không đo được.
Tác hại của thuốc ngủ (dùng quá liều)
Đặc tính thuốc ngủ là dùng lâu gây hiện tượng quen thuốc và có thể gây
nghiện; dùng liều cao có thể bị ngộ độc, tùy theo từng loại thuốc mà liều gây độc
khác nhau. Ngộ độc thuốc ngủ cần phải được cấp cứu ngay vì nó có thể gây rối loạn
về hô hấp (như sặc, tụt lưỡi, ngừng thở), rối loạn về tuần hoàn, suy thận cấp, hạ thân
nhiệt nguy hại đến tính mạng



16
Tác hại của rượu:
Chất cồn có trong rượu nếu con người lạm dụng sử dụng quá nhiều đều có
tác động không tốt đến hệ thống thần kinh và đặc biệt là lên não, làm cho góc nhìn
của con người bị thu hẹp và thời gian phản ứng chậm đi.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Stockholm đã tìm thấy rằng uống 50g cồn
hằng ngày sẽ để lại tác hại vĩnh viễn. Ước lượng vào khoảng 100.000 tế bào não sẽ

bị giết chết khi uống một ly rượu. Trong một cơn say rượu con số tế bào não chết đi
có thể lên đến 10.000.000.
Cồn cũng ảnh hưởng đến tình dục và khả năng có con. Cồn làm giảm tính tự
kiềm chế vì thế tăng hưng phấn tình dục. Cồn thuộc vào các chất có tác dụng độc
hại đến tinh hoàn và tinh trùng. Theo các nghiên cứu mới đây của giáo sư E. Abel
(Mỹ), nam giới uống rượu trước khi sinh hoạt tình dục chẳng những làm tăng khả
năng sẩy thai mà còn có thể ảnh hưởng đến việc phát triển của đứa con sinh ra.
Người mẹ uống rượu trong thời gian mang thai dễ sinh ra các đứa trẻ có khuyết tật
về trí tuệ. Khi chúng ta uống quá nhiều rượu cơ thể hoàn toàn mất điều khiển vì tất
cả các tuyến thần kinh ngoại biên, mất cảm giác không gian và thời gian, mất ý
thức; thậm chí rơi vào hôn mê [26].
Tác hại của thuốc lá: khi chúng ta hút thuốc lá thì trong khói thuốc có
khoảng 4.000 chất hóa học, trong đó có 40 chất được xếp vào loại gây ung thư gồm
những chất như nicotin, mônôxít cacbon, hắc ín và benzen, amoniac… ảnh hưởng
đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết gây ra những bệnh tim mạch, giảm
trí nhớ và các bệnh ung thư.Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc ngắn hơn so
với người không hút thuốc từ 05 đến 08 năm. Hút thuốc làm tăng tỷ lệ tử vong cao
từ 30 đến 80% vì các bệnh nên trên gây ra [27].
Cà phê từ lâu đã được biết đến với công dụng kích thích sự hưng phấn của
thần kinh dưới ảnh hưởng của caffein. Tuy vậy loại đồ uống thơm ngon này cũng có
thể có một vài tác dụng xấu đối với sức khỏe con người nếu chúng ta lạm dụng sử
dụng nó như: caphê làm tăng đột ngột lượng insulin trong máu, làm mất thăng bằng
cơ thể cũng như ảnh hưởng không tốt tới tuyến tuỵ. Đặc biệt đối với những người bị
viêm tuỵ thì việc sử dụng cà phê là điều cấm tuyệt đối. Những bệnh nhân bị bệnh

17
tiểu đường cũng không nên dùng cà phê, hoặc nếu có thì chỉ được dùng rất ít. Cà
phê nếu dùng quá nhiều cũng có thể làm sưng màng nhầy ở dạ dày.[28]
Tác hại của ma tuý đối với gia đình người nghiện
Gia đình là tế bào của xã hội, mái ấm gia đình là điều thiêng liêng nhất đối

với mỗi con người. Nhưng nhiều gia đình đang đầm ấm yên vui thì phút chốc trở
thành bất hạnh vì có một người nghiện ma tuý, không khí êm đềm, ấm cúng yên vui
của gia đình đã tan biến, thay vào đó là nỗi thống khổ, buồn tẻ và căm ghét. Rất
nhiều vụ ly hôn vì nguyên nhân chồng hoặc vợ nghiện ma tuý dẫn đến sự xung đột
cãi cọ và cảm thấy không thể chung sống với nhau thêm nữa.
Nỗi bất hạnh lớn nhất trong gia đình là trong nhà có người thân bị nghiện,
làm cho mọi người phải lo âu buồn phiền. Những cuộc cãi cọ, đánh lộn nhau thường
xuyên xảy ra tạo nên trong gia đình một bầu không khí ảm đạm, buồn bực và cuối
cùng dẫn đến những đổ vỡ, những hậu quả không thể lường hết được.
Gia đình có người nghiện ma tuý phải gánh chịu nhiều bất hạnh: kinh tế suy
sụp khánh kiệt, bất hoà thường xuyên giữa người nghiện và gia đình do mâu thẫn về
lối sống, thái độ cư xử, về kinh tế Thực tế có nhiều chuyện rất thương tâm, đau
lòng do người nghiện ma tuý gây ra như con giết cha, chồng giết vợ, cháu giết bà…
để lấy tiền đi mua ma tuý thỏa mãn cơn nghiện.
Tác hại của ma tuý đối với trật tự an toàn xã hội
Nếu trật tự an toàn xã hội là tổng thể các mối quan hệ xã hội được điều chỉnh
bởi các quy phạm phát luật, các phong tục tập quán và các chuẩn mực đạo đức. Mỗi
cá nhân, mỗi gia đình, mỗi tập thể sản xuất, cơ quan, trường học trong hoạt động
thường ngày đều bị chi phối, ràng buộc lẫn nhau trong sự hài hoà và hết sức năng
động của toàn xã hội.
Nghiện ma tuý là một tệ nạn xã hội và là nguyên nhân gây nên những hậu
quả nghiêm trọng cho trật tự an toàn xã hội. Nghiện hút và mại dâm luôn đi song
song với nhau.Với những đặc điểm tâm lý, tính cách, nhận thức của những người
nghiện ma túy, lối sống gấp gáp, hung hãn, cuồng nhiệt, vô tổ chức, vô kỷ luật, bất
cần đời, chán chường và bệnh hoạn, số người nghiện này đang là nguồn bổ sung

18
vo th gii ti phm. cú tin mua ma tuý ỏp ng nhu cu tha món cn
nghin, h lao vo trm cp ti sn, trn lt, tng tin, thm chớ c nhng v git
ngi cp ca. Kt qu nghiờn cu thng kờ ti phm hc ch ra rng, trờn 60% s

i tng phm ti va nờu l nhng ngi nghin ma tuý.
Nghin ma tuý l mt trong nhng nguyờn nhõn, iu kin phỏt sinh ti
phm. Do tỏc hi o giỏc ca mt s loi ma tuý, ngi nghin cú th cú mt s
hnh vi hung hón, gõy hng phn, quy phỏ mt trt t an ton xó hi, hoc cú khi
ni mỏu anh hựng dn n ua xe, lng lỏch gõy tai nn giao thụng. Nu mi ngi
nghin s dng t 10.000 n 30.000 ng mi ngy mua ma tuý thỡ mi ngy
nc ta tiờu tn t 2 t n 6 t ng (vi khong 200 ngi nghin ma tuý hin
nay). Khụng ch dng li ú, nhng chi phớ tn kộm do phi xõy dng lc lng
quc phũng, khc phc gii quyt cỏc hu qu do ma tuý em li cng khụng nh.
Ngoi ra, xó hi phi mt tin giỏo dc, iu tr tn hng chc t ng. Ma tuý
lm tha hoỏ th h tr - nhng ngi sa chõn vo nghin ngp. Ma tuý gõy nh
hng n s phỏt trin kinh t, chớnh tr, vn hoỏ, quc phũng ca t nc.
Mặt khác nghin ma tuý cũng làm suy giảm lực l-ợng lao động và chất l-ợng
lao động cng gim sỳt. Mỗi năm ngoài việc các đối t-ợng nghiện đ-a vào cơ thể
một l-ợng chất độc trị giá hàng nghìn tỉ đồng thì nhà n-ớc cũng phải chi phí rất
nhiều tỉ đồng cho việc chữa trị, cai nghiện, chăm sóc thuốc men cho những ng-ời
nghiện, đó là ch-a kể đến những khoản tài chính khổng lồ cho công tác đấu tranh,
phòng chống buôn bán các chất ma tuý, tổ chức sử dụng trái phép các chất ma tuý.
Tệ nạn ma tuý gây nên nhiều tác hại cả về sức khỏe, kinh tế, chính trị, văn
hoá, xã hội, an ninh trật tự và trở thành thảm hoạ chung của cả nhân loại.







19
Một số đặc điểm của người nghiện ma túy
Bảng 1: Biểu hiện của người nghiện ma túy:

STT
Những biểu hiện
Tỷ lệ %
1
Ngáp
100
2
Chảy nước mắt, mũi
100
3
Toát mồ hôi
100
4
Ớn lạnh, nổi da gà
83
5
Đau các cơ
83
6
Sút cân, gầy yếu
83
7
Co cứng cơ bụng
75
8
Nôn, buồn nôn
75
9
Tiêu chảy
66

10
Mất ngủ
66
11
Hay bực tức
91
12
Dị cảm (dòi bò trong xương, bồng bềnh)
75
13
Trầm cảm
41
14
Dễ bị kích động
30
15
Lo âu
25
(Nguồn: Phùng Khắc Bình (2004), Nội dung cơ bản về giáo dục phòng
chống ma túy, Hà Nội. Tài liệu Hội thảo quốc gia về phòng chống ma túy)
Như vậy, nếu để ý quan sát, sẽ dễ dàng nhận ra những triệu chứng nghiện ma
túy của người thân sống bên ta, vì mỗi người nghiện khi thiếu thuốc cũng có ít nhất
3- 5 biểu hiện nêu trên. Phân tích những triệu chứng trên cho thấy người nghiện đã
bị rối loạn hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi xã hội.
Tác động của ma túy đến hệ thần kinh và hoạt động sống của cá nhân.
Khi sử dụng ma túy lúc đầu chỉ gây cảm giác khác lạ về thần kinh, nhưng sử
dụng nhiều thành một phản xạ có điều kiện (hiện tượng quen thuốc).
Với người bình thường khi không sử dụng các chất ma túy thì dưới võ não tự
tạo ra chất mocphine chất này như một dạng đề kháng làm giảm mệt mỏi, làm phục
hồi sức khỏe, đảm bảo cơ chế tự điều chỉnh cơ thể. Sau khi sử dụng ma túy thì nó

làm rối loạn hoạt động sản xuất mocphine trong cơ thể và sẽ làm ngừng hoạt động

20
và bị phụ thuộc vào mocphine nhân tạo (qua tiêm chích, hút hít…) được đưa vào cơ
thể, rối loạn mọi hoạt động tâm, sinh lý của người sử dụng.
1.2.2. Một số đặc điểm tâm lý của ngƣời nghiện ma tuý
Người nghiện ma tuý thường có một số biểu hiện tâm lý chung sau:
- Có khuynh hướng thèm muốn ma tuý không kiềm chế được và phải sử
dụng ma tuý bằng bất cứ giá nào.
- Có khuynh hướng tăng dần liều dùng, liều dùng sau phải tăng hơn liều
dùng trước thì mới có tác dụng
- Nếu thiếu thuốc sẽ kèm theo những triệu chứng mệt mỏi, uể oải, giảm trí
nhớ, mất ý chí…và có thể làm bất cứ điều gì miễn là có thuốc để dùng.
- Tâm tư mất ổn định, mất khả năng tư duy mạch lạc, tâm trạng thường lo
lắng, bồn chồn.
- Thói quen sinh hoạt thay đổi, thích và hay ngủ ngày, đêm thức
- Có thói quen hay tụ tập, đi lại đàn đúm, có nhu cầu chơi bời với những
người không có việc làm, lười lao động nếu còn đi học thì hay bỏ học
- Hàng ngày cứ đến một giờ nhất định nào đó dù có làm việc gì cũng bỏ dở
để tụ tập với nhóm bạn nghiện khác.
- Tâm lý thích ở một mình, ít và ngại tiếp xúc với mọi người. Thường chỉ
tiếp xúc với nhóm bạn nghiện nào đó.
- Tâm lý khát khao, thèm muốn ma tuý theo chu kỳ
- Khi lên cơn nghiện, có cảm tưởng bị khốn quẩn mất hết phương hướng
- Khi có ma tuý sử dụng sẽ xuất hiện trạng thái về mặt tâm lý như: tinh thần
sảng khoái, cảm thấy lâng lâng với “ảo giác” rất hạnh phúc, có cảm giác minh mẫn
hơn. Có cảm giác bồng bềnh, quên đi nỗi nhọc nhằn phiền muộn, bực bội, chán nản
trong cuộc sống, vui vẻ và nhạy cảm hơn.
- Nhu cầu: Nhu cầu dùng ma túy không nằm trong những nhu cầu tự nhiên
của con người, bản thân ma túy lúc đầu không có ý nghĩa đối với cơ thể con người.

Nhưng khi ma túy được đưa vào cơ thể, kích thích thần kinh mạnh, gây ra cảm giác
thoải mái, đặc biệt khó có thể quên được. Khi đã nghiện cảm giác đó rồi thì phải
thường xuyên đưa ma túy vào cơ thể vì:
Cần ma túy để thỏa mãn cơn nghiện của cơ thể, nếu cơ thể “đói” ma túy sẽ
gây ra đau đớn khủng khiếp.

×