Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Tìm hiểu đặc điểm tự ý thức của thanh niên tái nghiện ma túy tại địa bàn Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 137 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
********************



NGUYỄN HỮU TOÀN


TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TỰ Ý THỨC CỦA THANH NIÊN
TÁI NGHIỆN MA TÚY TẠI ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Chuyên ngành : Tâm lý học
Mã số : 5.06.07


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC TÂM LÝ


GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. LÊ KHANH





HÀ NỘI, 2004



1

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng
đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn




Nguyễn Hữu Toàn


2


CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

1. HCXH : Hoàn cảnh xã hội
2. GĐ : Gia đình
3. ĐĐNC : Đặc điểm nhân cách
4. MT : Ma tuý
5. TNTNMT : Thanh niên tái nghiện ma tuý
6. NMT : Nghiện ma tuý
7. TYT : Tự ý thức
8. TYT TNTNMT : Tự ý thức thanh niên tái nghiện ma tuý

9. NC : Nhân cách
10. LĐTBXH : Lao động Thƣơng binh Xã hội


3
MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tệ nạn ma tuý đã và đang là hiểm họa của toàn cầu, việc lạm dụng, buôn bán
các chất ma tuý trong mấy thập kỷ qua diễn ra hết sức phức tạp và ngày càng gia
tăng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, dẫn đến tình trạng nghiện ma tuý tràn lan,
đặc biệt trong tầng lớp thanh thiếu niên. Ở nƣớc ta Đảng và Nhà nƣớc đã thi hành
nhiều biện pháp nhằm giúp những ngƣời mắc tệ nạn này nhanh chóng trở thành
ngƣời có ích cho công cuộc xây dựng đất nƣớc với mục tiêu “Dân giàu, nƣớc mạnh,
xã hội công bằng văn minh”.
Nghiện ma tuý là trái với đạo đức truyền thống của dân tộc, gây cản trở tới
sự phát triển kinh tế gia đình và xã hội, tác hại to lớn cho sức khoẻ của một số bộ
phận nhân dân, ảnh hƣởng xấu tới nòi giống dân tộc, để lại hậu quả nghiêm trọng
cho các thế hệ sau. Nghiện ma tuý làm biến dạng nhân cách con ngƣời, là một trong
những nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm pháp. Vì vậy công tác phòng chống tệ
nạn nghiện ma tuý và chống tái nghiện đang là một nhiệm vụ cấp bách của toàn xã
hội. Theo báo cáo của Bộ Công an, tổng số ngƣời nghiện có hồ sơ quản lý qua các
năm là:
1994: 55.445 ngƣời; 1995: 61.596 ngƣời; 1996: 69.195 ngƣời
1997: 71.013 ngƣời; 1998: 86.295 ngƣời; 1999: 90.195 ngƣời
2000: 92.617 ngƣời; 2003: 110.247 ngƣời
Trong thực tế, số ngƣời nghiện ma tuý ở nƣớc ta ƣớc tính đến hiện nay vào
khoảng 113.903 đến 130.000 ngƣời và mỗi năm tiêu tốn khoảng 2000 tỷ đồng (theo
VTV1 đƣa tin ngày 26/06/2002). So sánh với năm 1982 cả nƣớc có hơn 40.000
ngƣời nghiện [6, tr.61] thì số ngƣời nghiện tăng gấp hơn 3 lần.

Điều đáng lƣu ý là đa số ngƣời nghiện hiện nay là thanh thiếu niên (hơn
80%), những ngƣời đang làm chủ đất nƣớc hôm nay và mai sau. Số lƣợng điều tra
chƣa đầy đủ của Sở LĐTBXH Hà Nội cho thấy năm 1997 Hà Nội có khoảng 7.800
ngƣời nghiện ma tuý, song đến tháng 5/1998 số ngƣời nghiện đã lên tới 10.000


4
ngƣời, đến tháng 4 năm 2002 số ngƣời nghiện lên tới 11.962 ngƣời (theo VTV1
ngày 26/06/2002). Trong đó có trên 70% là dƣới 30 tuổi (gần 30% số ngƣời nghiện
còn lại, trong đó phần lớn cũng bắt đầu nghiện từ lứa tuổi này). Mặc dù Nhà nƣớc ta
đã tốn rất nhiều tiền của cho việc tổ chức các hình thức cai nghiện song hiệu quả
đem lại còn rất thấp. Theo số liệu của Bộ Công an thì số ngƣời tái nghiện sau khi
cai nghiện lên tới 70 – 80 %, thậm chí lên tới hơn 90%.
Làm thế nào để nâng cao hiệu quả cai nghiện và chống tái nghiện cho những
thanh niên đã sa ngã vào tệ nạn này, nhanh chóng đƣa họ về với cuộc sống lao động
sáng tạo, góp phần xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc, tổ quốc giàu mạnh là
một câu hỏi đặc biệt quan trọng. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi có sự tham gia
của toàn xã hội. Trên cơ sở đó chúng tôi muốn góp phần nhỏ bé vào công việc có ý
nghĩa to lớn này bằng cách nghiên cứu: “Tìm hiểu đặc điểm tự ý thức của thanh
niên tái nghiện ma tuý tại địa bàn Hà Nội”, với hy vọng qua đó có thể đề xuất đƣợc
một số khuyến nghị nhằm góp phần nhỏ trong việc làm tăng thêm hiệu quả trong
quá trình giáo dục đối tƣợng nghiện ma tuý nói chung, thanh niên tái nghiện ma tuý
nói riêng, nhằm đƣa họ trở thành ngƣời công dân có ích cho gia đình và xã hội.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu một số đặc điểm tự ý thức nổi trội của
thanh niên tái nghiện ma túy tại địa bàn Hà Nội (trong độ tuổi 18 đến 30 tuổi).
Trên cơ sở kết quả thu đƣợc qua nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị về
phƣơng diện giáo dục nhằm đóng góp một phần nhỏ vào công việc nâng cao hiệu
quả cai nghiện, giảm số ngƣời tái nghiện ma tuý.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Tự ý thức của thanh niên tái nghiện ma tuý
3.2. Khách thể nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành khảo sát các khách thể là TNTNMT thƣờng trú tại địa
bàn Hà Nội, nhƣng đang cai nghiện tại trung tâm giáo dục số số 02 và số 04 thuộc
địa bàn xã Yên Bài - huyện Ba Vì - tỉnh Hà Tây. Số mẫu là 200 ngƣời trong điều tra
tổng thể, độ tuổi khách thể từ 18 - 30 tuổi.


5
4. NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1.1. Nghiên cứu tài liệu làm sáng tỏ nội hàm một số khái niệm có liên quan
nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
4.1.2. Điều tra nghiên cứu thực tiễn nhằm trả lời cho câu hỏi:
- Đặc điểm tự ý thức của thanh niên tái nghiện ma tuý có đặc điểm gì?Cụ thể
là tìm hiểu xem:
+ Họ tự nhận thức về bản thân nhƣ thế nào?
+ Đánh giá và tỏ thái độ với bản thân ra sao ?
+ Tự điều khiển, điều chỉnh hành vi của mình nhƣ thế nào ? Khả năng tự
vạch ra đƣợc kế hoạch để tự điều khiển, điều chỉnh mình theo những quy tắc hành
vi và chuẩn mực xã hội hay không ?
- Việc tự ý thức đó có liên quan gì đến việc họ tái nghiện ma tuý ?
4.1.3. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thu đƣợc rút ra một số kết luận và từ đó
đƣa ra một số khuyến nghị về phƣơng diện giáo dục nhằm góp phần nhỏ vào công
tác nâng cao hiệu quả cai nghiện, chống tái nghiện.
4.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về mặt nội dung: Tự ý thức của con ngƣời là một phạm trù rất rộng
mà nghiên cứu này không bao hết đƣợc, chúng tôi chỉ đề cập đến một số đặc điểm
tự ý thức nổi trội của TNTNMT.

Giới hạn về không gian: Nghiên cứu chỉ đƣợc tiến hành tại trung tâm giáo
dục số số 02 và số 04 thuộc địa bàn xã Yên Bài - huyện Ba Vì - tỉnh Hà Tây.
5. GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU
Đặc điểm tự ý thức của TNTNMT có nhiều khiếm khuyết biểu hiện ở chỗ:
TNTNMT tự ý thức chƣa đúng vị trí của mình, khả năng tự kiểm soát thấp, tự đánh
giá mình cao hơn thực tế của bản thân, khả năng tự giáo dục thấp, không tự vạch ra
đƣợc kế hoạch để tự điều khiển, điều chỉnh mình theo những quy tắc hành vi và
chuẩn mực xã hội, do đó khả năng tái nghiện ma túy rất cao.


6
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành những nhiệm vụ nêu trên chúng tôi kết hợp sử dụng những
phƣơng pháp sau:
6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
Phƣơng pháp này nhằm tìm hiểu về mặt lý luận và thực tiễn đã đƣợc đúc kết
về các vấn đề có liên quan đến đề tài.
6.2. Phƣơng pháp điều tra thực tiễn
- Phƣơng pháp trắc nghiệm 16 yếu tố nhân cách Cattell (16PF)
- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi cá nhân
- Phƣơng pháp quan sát
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu, đàm thoại trực tiếp
6.3. Phƣơng pháp thống kê toán học
Số liệu thu đƣợc sau điều tra chính thức đƣợc xử lý bằng chƣơng trình thống
kê SPSS dùng trong môi trƣờng Window, phiên bản 9.0.



7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong hai thập kỷ qua, đặc biệt là những năm 90 trở lại đây, ma tuý là một
trong những hiểm hoạ mang tính toàn cầu. Đặc biệt là từ khi căn bệnh thế kỷ
HIV/AIDS phát triển một cách nhanh chóng, đe doạ nghiêm trọng đến sự tồn vong
của loài ngƣời. Từ đó đến nay, những nghiên cứu về các chất ma tuý và các chất
gây nghiện gắn liền với căn bệnh nguy hiểm này càng đƣợc tiến hành một cách
công phu nhằm tìm ra những biện pháp thích hợp để giải quyết vấn đề.
1.1.1. Trên thế giới
Với phƣơng châm phòng chống tệ nạn ma tuý từ xa, ở một số nƣớc đã có
nhiều công trình tâm lý học nghiên cứu đƣợc tiến hành ở trẻ vị thành niên, trong đó
tập trung vào hành vi và thái độ của chúng đối với các chất gây nghiện nhƣ: cafe,
thuốc lá và các loại rƣợu. Viện nghiên cứu y học Mỹ (1994) đã nghiên cứu những
yếu tố bảo vệ trẻ vị thành niên để chúng không sử dụng Alcohol. Những yếu tố đó
bao gồm khả năng kiểm soát bản thân, trong đó các nghiên cứu về lòng tự trọng của
Rutter (1990); Demo (1995) cho thấy lòng tự trọng liên quan việc sử dụng chất
gây nghiện ở vị trẻ thành niên. Những trẻ có lòng tự trọng cao rất ít sử dụng các
chất gây nghiện và ngƣợc lại những trẻ có lòng tự trọng thấp thƣờng xuyên sử
dụng chất gây nghiện.
Nghiên cứu của Brook (1990); Hawkins (1992) ở Mỹ chỉ ra yếu tố quan hệ
với bạn bè trong xã hội cũng có ảnh hƣởng rất lớn với việc sử dụng ma tuý và
Alcohol ở trẻ. Nghiên cứu của Dons (1985); Kovach và Glichman (1986); Shilts
(1991); cho thấy việc sử dụng chất gây nghiện và gây nghiện của trẻ vị thành niên
gắn với tri giác của việc sử dụng ma tuý ở bạn bè.
Nghiên cứu của Jonhson (1986); Kuperminc; Onestak; Forman; Linney
(1989) cho thấy sự gắn bó về mặt tình cảm giữa cha mẹ con cái hoặc mâu thuẫn xẩy
ra trong gia đình thƣờng xuyên dẫn đến tình trạng tress, có ảnh hƣởng đến việc sử
dụng alcohol và các chất gây nghiện ở trẻ vị thành niên; ngƣợc lại sự gắn bó tình



8
cảm giữa cha mẹ và con cái có thể làm giảm khả năng tiến tới sử dụng ma tuý ở trẻ
vị thành niên.
Đồng thời một loạt nghiên cứu khác của Brook, Gordon, Whiteman, Cohen
(1990 ở Mỹ); Farrington, Gallagher, Morley, Ledger, West (1985); Hawskins,
Catalano và Miller (1992); Kandle và Andrew (1987); Patterson, Disonhon (1985)
cũng cho thấy sự thiếu hụt giữa cha mẹ và con cái, cha mẹ không dự đoán và xác
định đƣợc hành vi của đứa con, việc theo dõi và kiểm soát con cái một cách sai lầm
hoặc chiều chuộng thái quá là những yếu tố có nguy cơ cao dẫn đến việc lợi dụng
chất gây nghiện và phạm tội ở con cái họ.
Nghiên cứu của tác giả Coie (1993); Yoshikawa (1994) ở viện y học Mỹ chỉ
ra rằng việc giao tiếp thƣờng xuyên giữa cha mẹ và con cái, tình cảm gia đình ấm
áp, ủng hộ sự độc lập của trẻ một cách hợp lý, kiểm soát con cái với nguyên tắc nhất
quán có thể làm giảm đi những hành vi có vấn đề ở trẻ. Nghiên cứu của Pillow,
Parrena và Chassin (1998) cho thấy việc cha mẹ nghiện rƣợu có tác động rất xấu
đến con cái họ và từ đó dẫn đến chúng sử dụng các chất gây nghiện. Nghiên cứu
của Richardson, Myers, Bing (1997) ở Mỹ đã chỉ ra rằng sự rối loạn tâm trạng, cảm
giác lo âu biểu hiện khả năng có thể dẫn tới nghiện ma tuý nặng. Một lý thuyết khác
của Callahal mang tên “Trị liệu trƣờng tƣ duy” (1996) cho rằng có mối liên quan
mật thiết giữa lo hãi và nghiện ngập. Từ đó ông đã dùng phƣơng pháp trị liệu tâm lý
để giải toả sự lo hãi và thấy rằng mức độ nghiện ngập cũng giảm theo một cách
đáng kể.
Tóm lại các chƣơng trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài nhƣ đã đề cập đến ở trên
quan tâm nhiều đến hoàn cảnh xã hội nhƣ là một dự báo cho vấn đề nghiện ngập và
từ đó đề ra cách giải quyết tƣơng ứng nhƣ chƣơng trình tập luyện kỹ năng cho cha
mẹ, tƣơng tác với bạn bè của con cái. Các nghiên cứu quan tâm đến các yếu tố cá
nhân nhƣ rối loạn cảm xúc, lo hãi, trầm cảm, nhân cách ngƣời nghiện còn chƣa
nhiều lắm. Việc áp dụng những thành quả công tác phòng chống ma tuý là cần thiết
song cũng cần phải rất thận trọng, bởi xã hội chúng ta mang những bản sắc đặc thù
riêng của mình.



9
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở nƣớc ta những nghiên cứu chuyên biệt dƣới góc độ tâm lý học về ma tuý
chƣa nhiều bằng các nƣớc khác, song cũng đã có một số công trình nghiên cứu đựơc
công bố trong các cuộc hội thảo về vấn đề này. Hầu hết trên các phƣơng tiện truyền
thông đại chúng ở nƣớc ta đều có mục bàn về việc phòng chống tệ nạn ma tuý nhƣ
một trong những vấn đề cấp bách cần đƣợc “giải quyết” càng sớm càng tốt.
Hàng loạt các bài báo và tạp chí đề cập đến vấn đề ma tuý, nghiện ma tuý, tái
nghiện ma tuý và phòng chống tệ nạn này ở thanh niên, trƣớc hết phải kể đến bài
viết của PGS-TS Mạc Văn Trang trong bài “Nạn nghiện ma tuý xem xét dƣới góc
độ cá nhân” (Tạp chí khoa học thanh niên 1998). Tác giả đã đề cập những động cơ
(lý do) khiến thanh thiếu niên sử dụng ma tuý, quá trình dẫn đến nghiện ma tuý và
các biện pháp giúp cá nhân phòng chống, cai nghiện từ phía gia đình, nhà trƣờng và
xã hội. Bài “Kết hợp nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn tệ nạn ma tuý trong học sinh
– sinh viên” của tác giả Văn Phong (tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp
tháng 11 năm 1997). Tác giả chú trọng đến công tác tuyên truyền giáo dục mọi
ngƣời để nâng cao nhận thức về tác hại của ma tuý. Bài “Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới
xoá bỏ tệ nạn ma tuý trong học sinh, sinh viên” của tác giả Lê Vũ Hùng (Tạp chí
khoa học thanh niên số 4 năm 1999) đã đề cập và đƣa ra biện pháp chính nhƣ kiểm
tra, quản lý chặt học sinh, sinh viên để họ không sử dụng ma tuý. Bài “Hai yếu tố
giảm số ngƣời nghiện ma tuý” của Lê Phƣơng Liên (báo nhân dân ngày 08 tháng 04
năm 1999) nêu ra vấn đề sau cai nghiện vẫn cần sự quản lý của chính quyền, sự
thƣơng yêu động viên của gia đình, sự quan tâm của xã hội, tránh cho ngƣời nghiện
có mặc cảm lầm lỗi, bị xã hội bỏ rơi, xa lánh. Bài “Một số giải pháp phòng ngừa ma
tuý trong giới trẻ” của Đăng Giao (tạp chí khoa học thanh niên) đề cập giải pháp về
kinh tế xã hội, về văn hoá giáo dục (công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức lối sống
cho thanh thiếu niên, chú trọng giáo dục định hƣớng giá trị). Bài “Chống tái nghiện
nhìn từ góc độ tâm lý”, tác giả Đỗ Ngọc Yên đề cập nguyên nhân tái nghiện là do

chính từ bản thân tâm lý của ngƣời nghiện và môi trƣờng sống của ngƣời nghiện
sau khi đã cai nghiện, ảnh hƣởng đến việc họ quyết tâm hay không quyết tâm từ bỏ
ma tuý.


10
Mới đây có luận án tiến sĩ của tác giả Phan Thị Mai Hƣơng với đề tài “Tìm
hiểu nhân cách, hoàn cảnh xã hội của thanh niên nghiện ma tuý và mối tƣơng quan
giữa chúng”. Tác giả đã chỉ ra nguyên nhân nghiện ma tuý là kết quả tổng hợp
nhiều yếu tố, đặc biệt mối quan hệ giữa: đặc điểm nhân cách và hoàn cảnh xã hội.
Về đặc điểm nhân cách, thứ nhất do cảm xúc mất cân bằng, thứ hai sự thụ động và
phụ thuộc, thứ ba lối tƣ duy thử nghiệm và tầm nhìn hạn chế. Còn về hoàn cảnh xã
hội thì phần lớn những thanh niên nghiện ma tuý sống trong môi trƣờng xung quanh
họ có nhiều ngƣời nghiện ma tuý các loại, cha mẹ không hiểu con cái, quản lý lỏng
lẻo, và sự bất lực trong việc quản lý con cái. Sự phân ly với gia đình đƣợc bù đắp
bởi sự gần gũi với bạn bè, do đó chịu nhiều ảnh hƣởng của bạn bè, coi đó là chỗ dựa
chủ yếu của họ trong cuộc sống.
Hiện nay ở nƣớc ta những công trình nghiên cứu vấn đề phòng chống ma tuý
dƣới góc độ tâm lý học còn rất ít và chƣa có nghiên cứu nào nghiên cứu vấn đề tự ý
thức của thanh niên tái nghiện ma túy. Do vậy, với đề tài “Tìm hiểu đặc điểm tự ý
thức của thanh niên tái nghiện ma tuý tại địa bàn Hà Nội” chúng tôi mong muốn
đóng góp công sức nhỏ bé của mình góp phần vào việc nâng cao hiệu quả giáo dục
các đối tƣợng tái nghiện ma tuý ở tuổi thanh niên, giúp họ trở thành những ngƣời có
ích cho gia đình và xã hội.
1.2. VẤN ĐỀ MA TÚY, NGHIỆN MA TÚY VÀ TÁI NGHIỆN MA TÚY
1.2.1. Ma túy
Có nhiều quan niệm khác nhau về ma túy. Theo gốc Hán - Việt thì ma túy là
"làm mê mẩn". Chất ma túy ban đầu dùng để chỉ các chất có tác dụng gây ngủ, gây
mê, ngày nay dùng để chỉ các chất tự nhiên và các chất tổng hợp có khả năng gây
nên bệnh nghiện. Từ quan điểm về tính chất gây nghiện ma túy, tác giả Nguyễn

Phong Hoà và Đặng Ngọc Hùng cho rằng: "Các chất ma túy là những chất độc, có
tính chất gây nghiện, có khả năng bị lạm dụng"[Ma túy và những vấn đề công tác
kiểm soát ma túy, NXB CAND, Hà Nội 1994]. Cũng có quan điểm giống nhƣ vậy,
tác giả Nguyễn Hồng Minh và Lại Thị Sử định nghĩa "Ma túy là tên chung để chỉ
các hoạt chất tự nhiên và các loại thuốc độc hại gây nghiện có tác dụng đối với thần
kinh con ngƣời" [20]. Theo tác giả Vũ Ngọc Bừng thì "Các chất ma túy là các chất


11
hoá học có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, khi xâm nhập vào cơ thể ngƣời có tác
dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm cho con ngƣời lệ thuộc vào
chúng và cuối cùng gây nên tổn thƣơng cho cá nhân và cho cộng đồng" [41]. Có rất
nhiều quan điểm khác nhau về ma túy song định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới
đƣợc nhiều ngƣời tán thành hơn cả. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới
(WTO) đã đƣợc UNESCO tán thành thì "Ma túy là chất gì khi đƣa vào cơ thể sống
có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng tâm sinh lý của cơ thể"[25].
Tổng hợp các quan niệm ở trên về ma tuý chúng tôi thấy khi xem xét ma tuý
phải chú ý những điểm: Nguồn gốc của ma tuý, tính chất gây nghiện của nó và tác
hại của chất đó đối với cơ thể. Từ đó chúng tôi có thể hiểu ma tuý là những chất
hoá học có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc tổng hợp, có khả năng ức chế thần kinh, có
tính chất gây nghiện và khi đưa vào cơ thể quá liều có thể làm thay đổi các chức
năng tâm sinh lý bình thường của con người.
Qua định nghĩa trên chúng ta có thể hiểu rằng:
Theo nghĩa rộng thì ma túy là một chất hoá học hoặc là những chất tổng hợp
mà khi con ngƣời sử dụng sẽ làm biến đổi chức năng sinh học và tinh thần (gồm cả
những chất bị cấm dùng nhƣ: thuốc phiện, hêrôin, côcain đến những chất chỉ dùng
hạn chế theo chỉ dẫn của thầy thuốc để chữa bệnh nhƣ moocphin, seduxen và
những chất hiện nay Nhà nƣớc ta chƣa cấm sử dụng nhƣ: thuốc lá, rƣợu, cà phê )
Theo nghĩa hẹp thì ma túy bao gồm: thuốc phiện, cần sa, các chế phẩm khác
nhƣ moocphin, hêrôin, côcain và các chất kích thích thần kinh, tâm thần ghi trong

các công ƣớc của Liên hợp quốc về ma túy.
Chia theo mối quan hệ xã hội thì có 3 loại ma túy:
- Ma túy hợp pháp (ma túy y học) gồm: thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc giảm
đau, các loại thuốc ho
- Ma túy thông dụng nhƣ: cà phê, thuốc lá, rƣợu
- Ma túy bất hợp pháp: hêrôin, thuốc phiện, cần sa, côcain
Hiện nay trên thế giới ngƣời ta đã biết đƣợc trên 400 loại ma túy có nguồn
gốc tự nhiên và nguồn gốc tổng hợp, đƣợc phân chia theo các cách khác nhau.


12
1.2.2. Nghiện ma túy và tái nghiện ma túy
Trong từ điển tiếng Việt, thuật ngữ nghiện đƣợc hiểu là ham thích đến mức
thành thói quen, khó bỏ. Theo định nghĩa này, nghiện có thể đƣợc gắn với việc ham
thích dùng một loại nào đó nhƣ rƣợu, thuốc lá, cà phê, ma túy, thậm chí có một loại
thức ăn nào đó nhƣ sôcôla, bánh Nghiện cũng có thể đƣợc gán cho việc ham thích
một loại hoạt động nào đó. Cách hiểu này về nghiện đã đồng nhất nghiện và thói
quen, thậm chí trong một chừng mực nhất định thói quen còn đƣợc hiểu là mức độ
cao hơn của nghiện. Thực tế thì nghiện và thói quen là hai phạm trù rất khác nhau
về bản chất. Thói quen là khuôn mẫu hành vi đƣợc thực hiện một cách thƣờng
xuyên và đƣợc hình thành trong hệ thống hành vi của con ngƣời đến mức nó đƣợc
thực hiện mà không cần một sự cố gắng có ý thức. Để thay đổi thói quen thì con
ngƣời cần cố gắng một cách có ý thức là đủ. Trong khi đó nghiện ngập là sự phụ
thuộc hoàn toàn vào chất gây nghiện, cơn nghiện có khả năng lấn át ý thức của con
ngƣời.
Khái niệm về nghiện nói chung cũng đƣợc Calahan R.J định nghĩa là "sự phụ
thuộc vào một vài chất hoặc hoạt động tạo ra sự có hại ở một số mức độ hoặc sự can
thiệp vào đời sống của con ngƣời" [41, tr.13].
Trƣớc khi đề cập đến khái niệm nghiện và tái nghiện ma túy cần phân biệt
các mức độ liên quan đến việc dùng ma túy. Đó là sử dụng ma túy, lạm dụng ma

túy, nghiện ma túy và tái nghiện ma túy.
Sử dụng ma túy là việc dùng ma túy với mục đích chữa bệnh, đúng liều
lƣợng, đúng lúc theo sự chỉ định chặt chẽ của các bác sĩ. Việc sử dụng nhƣ vậy là có
lợi cho sức khoẻ ngƣời dùng.
Lạm dụng ma túy là sử dụng ma túy một cách quá liều vào mục đích tiên
khiển. Cách sử dụng này là có hại đối với cơ thể.
Khái niệm nghiện ma túy cũng đƣợc đề cập ở các góc độ khác nhau. Nghiện
ma túy từ góc độ y học đƣợc tổ chức y tế thế giới định nghĩa là trạng thái nhiễm độc
chu kỳ hay mãn tính do sử dụng lặp lại nhiều lần một chất độc tự nhiên hay tổng
hợp nào đó. Sự nhiễm độc này đƣợc thể hiện ở sự tăng dần liều dùng và sự lệ thuộc


13
về tâm sinh lý của ngƣời dùng vào tác dụng của chất độc đó. Bởi từ góc độ quan
tâm của ngành y nên khái niệm nghiện chỉ chú trọng đến vấn đề thể chất, sức khoẻ
con ngƣời.
Từ quan điểm xã hội thì nghiện ma túy là "tệ nạn xã hội làm tổn hại đến sức
khoẻ, nhân cách, ảnh hƣởng xấu đến đời sống sinh hoạt và trật tự an toàn xã
hội"[41, tr.15].
Từ phƣơng diện tâm lý học thì khái niệm nghiện ma túy phải bao quát đƣợc
cả về mặt thể chất và mặt tâm lý của ngƣời nghiện, đồng thời cũng nêu lên tác hại
của nghiện trên cả bình diện cá nhân và xã hội. Trong từ điển Tâm lý học, nghiện
ma túy đƣợc định nghĩa là trạng thái nhiễm độc chu kỳ hay mãn tính của cơ thể, có
hại cho cá nhân và cho xã hội do dùng nhiều lần một lƣợng chất độc tự nhiên và
tổng hợp. Nghiện ma túy có những đặc điểm nhƣ: bức xúc về mặt tâm lý muốn sử
dụng lại ma túy, sự lệ thuộc của cơ thể vào chất gây nghiện.
Nhƣ vậy, có thể định nghĩa nghiện ma tuý nhƣ sau: nghiện ma túy là hiện
tượng bị phụ thuộc cả thực thể và tinh thần vào ma túy do sử dụng thường xuyên
với liều lượng ngày càng tăng dẫn đến mất khả năng kiểm soát bản thân ở người
nghiện ma túy, có hại cho cá nhân và cho xã hội. Thiếu ma tuý, ở ngƣời nghiện sẽ

xuất hiện hội chứng cai, tức là những đau đớn, vật vã và một số những phản ứng
sinh lý khác ở cơ thể ngƣời nghiện. Khi dùng ma tuý những ngƣời nghiện đƣợc kích
thích về cảm giác nên có đƣợc những khoái cảm, tạo cho họ những cảm giác dễ
chịu hơn là những cảm giác họ phải chịu đựng trƣớc đó. Đây chính là điều kích
thích họ sử dụng lại ma tuý và dẫn tới tái nghiện.
Do ma túy ảnh hƣởng đến cả thể chất và tâm lý ngƣời nghiện nên có thể
phân biệt hai vấn đề của hiện tƣợng này. Đó là nghiện sinh lý và nghiện tâm lý. Sự
phân biệt này sẽ làm sáng tỏ hơn về quá trình cai nghiện sao cho có hiệu quả.
Nghiện sinh lý là sự phụ thuộc của cơ thể vào chất gây nghiện. Khi ngừng
dùng chất gây nghiện trong khoảng thời gian nào đó sẽ gây ra các hội chứng cai bao
gồm cả những đau đớn về mặt thể chất và tâm lý cho ngƣời nghiện. Sau khi đi cai
nghiện, bác sĩ cho dùng thuốc giải độc và một số loại thuốc khác thì ngƣời nghiện


14
có thể không còn bị phụ thuộc vào ma túy nữa. Thời gian "cắt cơn" chỉ mất khoảng
7 đến 15 ngày, tuỳ thuộc vào thể chất từng ngƣời nghiện.
Nghiện tâm lý là thèm khát cảm giác do tác dụng của chất gây nghiện tạo ra
cho ngƣời dùng nó. Cảm giác này là sự sảng khoái, sự đê mê, an thần, lâng lâng,
sau khi dùng chất gây nghiện. Nhƣ vậy khi ngừng sử dụng ma túy thì cơ thể bị hội
chứng đau đớn dữ dội và tâm lý thèm nhớ cảm giác của ma túy triền miên. Nhƣng,
khi cắt đƣợc cơn đau về mặt thực thể, tức là không còn lạm dụng thuốc nữa nhƣng
vẫn chƣa cắt đƣợc cơn thèm khát ma túy về mặt tâm lý thì ngƣời nghiện ma túy lại
tái nghiện lại. Điều này lý giải vì sao tỉ lệ tái nghiện rất cao sau khi ngƣời nghiện đã
điều trị cắt cơn nghiện (sau khi đi cai). Nhƣ vậy, nghiện ma túy chủ yếu là nghiện
tâm lý và việc tìm kiếm nguyên nhân nghiện ngập chủ yếu phải tập trung vào những
vấn đề tâm lý của ngƣời nghiện. Vì thế việc cai đƣợc ma túy hay không tuỳ thuộc
rất nhiều vào vấn đề tâm lý của ngƣời nghiện đã đƣợc giải quyết nhƣ thế nào và giải
quyết đến đâu. Điều đó chính là do sự nỗ lực của chính bản thân ngƣời nghiện.
Nhƣ vậy có thể hiểu ngƣời nghiện ma túy là ngƣời sử dụng lặp đi lặp lại

một hay nhiều chất ma túy dẫn đến tình trạng nhiễm độc chu kỳ hay mãn tính, bị lệ
thuộc thể chất và tinh thần vào ma túy. Ngƣời nghiện ma túy nếu ngừng sử dụng
thuốc thì sẽ bị hội chứng cai nghiện (mất ngủ, đau xƣơng, chóng mặt ), ảnh hƣởng
đến sức khoẻ và tinh thần (giảm trí nhớ, suy thoái nhân cách ) trong một thời gian
nhất định tuỳ thuộc vào mức độ nghiện ở từng ngƣời.
Nguyên nhân tâm lý dẫn đến nghiện ma túy:
- Do đua đòi, bị dụ dỗ, rủ rê, lôi kéo.
- Muốn thử tìm cảm giác lạ
- Muốn chứng tỏ mình "chịu chơi", "anh hùng"
- Gặp chuyện buồn không có hƣớng giải quyết (học hành, tình cảm)
- Thiếu sự quan tâm của gia đình và ngƣời thân.
Từ định nghĩa về ma túy chúng ta có thể định nghĩa đƣợc tái nghiện ma túy.


15
Tái nghiện ma túy là ngƣời đã từng ít nhất một lần nghiện và đã cai nghiện
ma túy, sau đó tiếp tục sử dụng lại ma túy dẫn đến tình trạng nhiễm độc chu kỳ hay
mãn tính, bị lệ thuộc thể chất và tinh thần vào ma túy. Ngƣời tái nghiện ma túy (sử
dụng lại ma túy sau khi đã cai nghiện) nếu ngừng sử dụng thuốc thì sẽ bị hội chứng
cai nghiện (mất ngủ, đau xƣơng, chóng mặt ), ảnh hƣởng đến sức khoẻ và tinh thần
trong một thời gian nhất định tuỳ thuộc vào thời gian và mức độ nghiện ở từng
ngƣời.
- Lệ thuộc ma túy về mặt thể chất: ngƣời nghiện phải tiếp tục dùng ma túy
bằng bất cứ giá nào, bởi vì nếu ngƣng dùng ma túy sẽ đƣa đến những cơn vật vã do
thiếu ma túy, có khi rất trầm trọng. Trong lệ thuộc ma túy về mặt thể chất ngƣời ta
thƣờng thấy có hiện tƣợng phải tăng liều sử dụng mới có cảm giác sảng khoái giống
nhƣ lúc đầu. (ví dụ: heroin luôn có khuynh hƣớng tăng liều sử dụng. Đầu tiên chỉ
thử dùng một "tép" mỗi ngày, nhƣng về sau phải tăng dần đến 2 - 3 "tép" mỗi ngày,
hoặc đầu tiên chỉ dùng heroin dạng bột để hút, hít thì về sau phải chuyển sang chích
heroin.

- Lệ thuộc ma túy về mặt tâm lý: có sự thôi thúc tâm lý mạnh mẽ phải sử
dụng thuốc để đạt đƣợc những cảm giác dễ chịu do ma túy mang lại. Đây mới chính
là sự lệ thuộc nguy hiểm vì cho dù đã đƣợc điều trị không còn vật vã, ngƣời nghiện
vẫn dùng ma túy trở lại. Một số ma túy ít gây những cơn vật vã nhƣng ngƣời dùng
vẫn nghiện không bỏ đƣợc vì sự lệ thuộc tâm lý này. (Ví dụ cần sa, amphetamine).
Các chất nhƣ: thuốc phiện, morphine, heroin, cocain gây lệ thuộc cả mặt tâm lý và
thể chất với mức độ gây nghiện rất cao nên là những loại ma túy nguy hiểm nhất.
Một trong nhiều nguyên nhân dẫn tới tái nghiện ma túy là do sau khi cắt
cơn nghiện thì ngƣời nghiện chỉ giải quyết đƣợc sự lệ thuộc về mặt thể chất chứ
chƣa dứt hẳn đƣợc sự lệ thuộc ma túy về mặt tâm lý. Ngƣời nghiện vẫn còn cảm
giác thèm nhớ ma túy, vẫn còn nhớ cảm giác dễ chịu, khoái cảm mãnh liệt đƣa đến
cho họ một loại cảm giác "đẹp đẽ", thậm chí làm cho họ không tiếc bất cứ giá nào
để tìm một loại ma túy mới thử nghiệm lại.


16
Cảm giác thèm nhớ ma túy khiến ngƣời nghiện sau khi qua giai đoạn cắt cơn
vẫn hay "vô tình" đi ngang những nơi có bán ma túy hoặc nơi có ngƣời sử dụng ma
túy. Khi đó, ngƣời đã cai nghiện sẽ xuất hiện trở lại các biểu hiện hội chứng cai
nghiện, họ bị vật vã nhẹ về mặt thể chất. Tái nghiện ma túy bắt đầu trƣớc hết từ
trong ý nghĩ, nếu thực sự muốn bỏ ma túy thì ngay khi nhớ và nghĩ đến ma túy,
ngƣời đã cai cần thổ lộ và tìm sự động viên giúp đỡ của ngƣời thân, gia đình, của
nhân viên y tế chuyên về cai nghiện và đặc biệt quan trọng nếu có sự giúp đỡ của
nhà tâm lý.
Lời rủ rê mời mọc của bạn bè cũng là một thách thức khó vƣợt qua của
ngƣời đã cai nghiện. Nếu thêm vào đó là sự nghi kỵ, ruồng rẫy của ngƣời thân thì
họ sẽ dễ dàng tái nghiện. Nhiều phụ huynh, gia đình có con em mình nghiện thì gửi
ngay vào Trung tâm Cai nghiện và phó mặc cho Trung tâm, khi con em rời trung
tâm về nhà thì thiếu sự quan tâm động viên giúp đỡ. Hoặc ngƣợc lại một số phụ
huynh luôn theo dõi, nghi kỵ, kèm cặp con em mình quá mức. Những thái độ ứng

xử nhƣ thế dễ dàng đẩy con em mình vào con đƣờng tái nghiện.
Trong suốt thời gian nghiện ma túy thì ngƣời nghiện là nô lệ cho ma túy. Họ
luôn tìm đủ mọi cách, mọi mánh khoé để có tiền thoả mãn cơn nghiện. Vì vậy khi
đã cai nghiện thì nếp nghĩ cũ vẫn còn, tự họ có thể vẫn muốn quay lại con đƣờng cũ.
Mặt khác ngƣời nghiện vốn dễ bị rủ rê lôi kéo do tâm lý không vững vàng nên khi
gặp khó khăn trong cuộc sống họ dễ dựa dẫm vào ma túy coi đó nhƣ một "lối
thoát". Ở họ thƣờng thấy những biểu hiện tâm lý sau:
- Có sự ham muốn ma túy không kiềm chế đƣợc và phải sử dụng ma túy
bằng bất cứ giá nào.
- Có khuynh hƣớng tăng dần liều dùng, liều dùng sau phải nhiều hơn liều
dùng trƣớc thì mới có tác dụng.
- Nếu thiếu thuốc sẽ kèm theo những triệu chứng mệt mỏi, uể oải, giảm trí
nhớ, mất ý chí và có thể làm bất cứ điều gì miễn là có thuốc để dùng.
- Tâm tƣ mất ổn định, mất khả năng tƣ duy mạch lạc, tâm trạng thƣờng lo
lắng bồn chồn.


17
- Thói quen sinh hoạt thay đổi, thích và hay ngủ ngày, đêm thức.
- Có thói quen hay tụ tập, đi lại đàn đúm, có nhu cầu chơi bời với những
ngƣời không có việc làm, lƣời lao động, nếu còn đi học thì hay bỏ học.
- Hàng ngày cứ đến một giờ nhất định nào đó dù có làm việc gì cũng cũng bỏ
dở để tụ tập với nhóm bạn nghiện khác.
- Tâm lý thích ở một mình, ít và ngại tiếp xúc với mọi ngƣời. Thƣờng chỉ
tiếp xúc với một nhóm bạn nghiện nhất định nào đó.
- Tâm lý khát khao, thèm muốn ma túy theo chu kỳ.
- Khi lên cơn nghiện, có cảm tƣởng bị khốn quẫn mất hết phƣơng hƣớng.
- Khi có ma túy sử dụng sẽ xuất hiện các trạng thái về mặt tâm lý nhƣ: Tinh
thần sảng khoái, cảm thấy lâng lâng với “ảo giác” rất hạnh phúc, có cảm giác minh
mẫn hơn, mạnh mẽ hơn. Có cảm giác bồng bềnh, quên đi nỗi nhọc nhằn phiền

muộn, bực bội, chán nản trong cuộc sống, vui vẻ và nhạy cảm hơn.
1.2.3. Tác hại của nghiện và tái nghiện ma túy
Ma túy khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra những phản ứng làm thay đổi chất,
gây những tổn thất lên hệ thống thần kinh, gây nên những dấu ấn trong các trung
khu thần kinh của bán cầu đại não và tạo ra trong tâm lý con ngƣời một thói quen,
nỗi khát khao, đam mê, khó có thể bỏ đƣợc.
Ma túy vào cơ thể tác dụng đặc hiệu lên hệ thần kinh, gây nên những trạng
thái tâm lý không bình thƣờng, làm mất đi một số chức năng cơ bản vốn có của cơ
thể, tạo thành những ảo giác, những cảm giác mới lạ.
- Ma túy dạng hít gây hƣ hại niêm mạc vùng mũi.
- Ma túy dạng hút làm tổn thƣơng đƣờng hô hấp, làm phổi suy yếu dễ mắc
các bệnh nhiễm trùng phổi.
- Ma túy dạng chích dễ dàng làm lây các bệnh qua đƣờng máu, qua tiêm
chích nhƣ sốt rét, viêm gan B, bệnh SIDA. Ma túy chích tại các ổ chích, tụ điểm
chích còn bị pha thêm một số chất bẩn dễ gây áp xe nơi chích phải cƣa cụt chân tay,
hoặc gây nhiễm trùng máu có thể đƣa đến chết ngƣời.


18
Dùng ma túy quá liều có thể ngƣng tim ngƣng thở, chết ngƣời. Nghiện lâu
ngày cơ thể gầy ốm, da xám xịt, môi thâm, tóc tai xơ xác. Ngƣời nghiện lâu ngày
còn bị tổn thƣơng về mặt tinh thần nhƣ: kém tập trung suy nghĩ, giảm nghị lực, mất
ý chí vƣơn lên khiến bỏ ma túy cũng khó hơn. Ngƣời mới nghiện heroin, khi "phê"
(ngay sau khi sử dụng ma túy) thƣờng gia tăng kích thích tình dục dẫn đến hành vi
tình dục không an toàn, có thể bị lây nhiễm HIV/AIDS. Nhƣng sử dụng heroin một
thời gian dài làm suy yếu khả năng quan hệ tình dục. Giới nữ nghiện ma túy có khi
phải bán thân để có tiền sử dụng ma túy.
Một nghiên cứu của Liên hiệp Hội các cha mẹ có con em nghiện ma túy
CHLB Đức (BVEK) cho hay rằng, càng dùng ma túy ở lứa tuổi còn trẻ, đặc biệt là
tuổi vị thành niên, thì quá trình cai nghiện càng khó khăn hơn và kéo dài hơn. Nếu

nhƣ số năm cần thiết để thoát khỏi ma túy cho những đối tƣợng bắt đầu nghiện khi
chƣa tròn 16 tuổi là 11 năm, những ngƣời bắt đầu nghiện trong độ tuổi 17 - 20 thì
chỉ cần trung bình khoảng 7 năm, và độ tuổi 21-25 chỉ cần 4 năm. Tuy nhiên, ở
nhóm ngƣời bắt đầu nghiện ma túy khi đã quá tuổi 25 thì quá trình điều trị lại bắt
đầu kéo dài hơn, lên đến 6 năm. Kết quả nghiên cứu trên cũng cho thấy khi đã sa
vào ma túy sớm thì xã hội cũng nhƣ gia đình, cá nhân phải khó khăn nhƣ thế nào để
loại bỏ sự nghiện ngập ra khỏi đời sống xã hội.
1.2.3.1. Tác hại của ma tuý đối với sức khoẻ người nghiện và tái nghiện
Trong những năm gần đây nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hƣởng của ma
túy đối với sức khoẻ con ngƣời đã khẳng định: ma túy là nguyên nhân phát sinh
nhiều loại bệnh tật, huỷ hoại sức khoẻ con ngƣời. Nghiện ma túy là một căn bệnh
làm cho các con nghiện gầy còm, ốm yếu, kém ăn, mất ngủ, thần kinh rối loạn, trí
nhớ kém, lƣời biếng, ngại vận động, ngại làm việc, sợ nƣớc, sợ ánh sáng v.v…Thể
chất và tinh thần bị huỷ hoại dần dần, trí thông minh bị suy giảm và cạn kiệt, sợ sệt,
chán trƣờng, mệt mỏi, thất vọng và luôn có mặc cảm lầm lỗi, khổ tâm, quan sát
cũng thấy điều đó khi họ đang ở trong các trại cai nghiện. Còn ở ngoài cuộc sống
đời thƣờng, đôi khi họ nhƣ con thú dữ, sẵn sàng chém giết, đập phá hoặc làm bất cứ
việc gì miễn là đƣợc thoả mãn cơn nghiện.


19
Khi cơn nghiện ập đến thì họ quằn quại đau đớn, rên rỉ, thậm chí co giật,
chảy nƣớc miếng trông thật thảm hại.
- Các nhà khoa học Hoa Kỳ khẳng định rằng, những ngƣời nghiện ma túy
thƣờng bị bệnh tim mạch với tỷ lệ cao so với ngƣời không nghiện.
Các nhà khoa học Châu Âu đã thông báo: những ngƣời thƣờng xuyên sử
dụng ma túy dễ mắc các bệnh gan và thận.
Các bệnh thần kinh thƣờng thấy xuất hiện ở những ngƣời nghiện ma túy. Các
chất ma túy tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ƣơng, tạo nên những dấu ấn,
những phản xạ mới, gây nên những xung động kích thích hoặc ức chế lên các trung

khu của bán cầu đại não. Các trung khu thần kinh điều khiển các hoạt động của các
cơ quan trong cơ thể, gây nên những hành vi đôi khi không thể kiềm chế đƣợc,
thậm chí rối loạn trong nhận thức và hành động. Ngƣời nghiện ma túy nặng luôn ở
trong trạng thái rối loạn các phản xạ thần kinh, tâm lý luôn bị kích động mạnh, nói
cƣời, cƣ xử, đi lại khác thƣờng.
Đặc điểm nổi bật khác của các bệnh thần kinh do hậu quả của việc nghiện
ma túy là bệnh mất trí nhớ, hay lãng quên và dẫn tới đần độn, kém thông minh trong
suy tính và nhận định, phân tích tình huống. Nhiều ngƣời nghiện sau khi cai nghiện
xong trạng thái thần kinh vẫn chƣa đƣợc hồi phục bình thƣờng, thụ động trong giao
tiếp, lầm lì ít nói.
Bệnh AIDS, một căn bệnh thế kỷ, là mối hiểm hoạ của toàn nhân loại. Nền y
học hiện đại chƣa tìm đƣợc phƣơng thức chữa trị, phần lớn những ngƣời bị bệnh
AIDS (khoảng 70%) là những ngƣời nghiện hút, tiêm chích ma túy.
1.2.3.2. Tác hại của ma tuý đối với gia đình người nghiện và tái nghiện
Gia đình là tế bào của xã hội; mái ấm gia đình là điều thiêng liêng nhất đối
với mỗi con ngƣời. Gia đình bao gồm những ngƣời ruột thịt thân yêu nhất, đó là vợ
chồng, ông bà, con cái sống cùng nhau trong một ngôi nhà, gắn bó với nhau bằng
những tình cảm ruột thịt, tình yêu thƣơng vô hạn, sự quan tâm chăm sóc, giúp đỡ
nhau lúc trái gió trở trời, chia sẻ với nhau những niềm vui nỗi buồn, gánh nặng và
sự trăn trở. Nhƣng nhiều gia đình đang đầm ấm, yên vui thì chỉ phút chốc trở thành


20
bất hạnh vì có một ngƣời nghiện ma túy; không khí êm đềm, ấm cúng yên vui của
gia đình đã tan biến, thay vào đó là nỗi thống khổ, buồn tẻ và căm ghét. Rất nhiều
vụ ly hôn vì nguyên nhân chồng hoặc vợ nghiện ma túy dẫn đến sự xung đột cãi cọ
và cảm thấy không thể chung sống với nhau thêm nữa.
Nỗi bất hạnh lớn nhất của gia đình là trong nhà có ngƣời thân nghiện, làm
cho mọi ngƣời phải lo âu buồn phiền. Những cuộc cãi cọ, đánh lộn nhau thƣờng
xuyên xảy ra tạo nên trong gia đình một bầu không khí ảm đạm, buồn bực và cuối

cùng dẫn đến những đổ vỡ, những hậu quả không thể lƣờng hết đƣợc, đó là tội
phạm.
1.2.3.3. Tác hại của ma tuý đối với trật tự an toàn xã hội
Nền trật tự an toàn xã hội là tổng thể các mối quan hệ xã hội đƣợc điều chỉnh
bởi các quy phạm pháp luật, các phong tục tập quán và các chuẩn mực đạo đức. Mỗi
cá nhân, mỗi gia đình, mỗi tập thể sản xuất, cơ quan, trƣờng học trong hoạt động
thƣờng ngày đều bị chi phối, ràng buộc lẫn nhau trong sự hài hoà và hết sức năng
động của toàn xã hội.
Nghiện ma túy là một tệ nạn xã hội và là nguyên nhân gây nên những hậu
quả nghiêm trọng cho trật tự an toàn xã hội. Nghiện hút và mại dâm luôn đi song
song với nhau. Với những đặc điểm tâm lý, tính cách, nhận thức của những con
nghiện, lối sống gấp gáp, hung hãn, cuồng nhiệt, vô tổ chức, vô kỷ luật, bất cần đời,
chán trƣờng và bệnh hoạn; số con nghiện này đang là nguồn bổ sung vào thế giới tội
phạm. Để có tiền mua ma túy đáp ứng nhu cầu cơn nghiện, họ lao vào trộm cắp tài
sản, trấn lột, tống tiền, thậm chí cả những vụ giết ngƣời cƣớp của. Kết quả nghiên
cứu thống kê tội phạm học chỉ ra rằng, trên 60 % số đối tƣợng phạm các tội vừa nêu
là những ngƣời nghiện ma túy.
Ma túy, nghiện hút ma túy là một trong những nguyên nhân, điều kiện phát
sinh tội phạm. Do tác hại ảo giác của một số loại ma túy, ngƣời nghiện có thể có
những hành vi hung hãn, gây hƣng phấn, quậy phá gây mất trật tự an toàn xã hội,
hoặc có khi nổi máu yêng hùng dẫn đến đua xe, lạng lách gây tai nạn giao thông.
Nếu mỗi ngƣời nghiện sử dụng từ 10.000 đến 30.000 đồng mỗi ngày để mua ma túy


21
thì mỗi ngày nƣớc ta tiêu tốn từ 2 tỉ đến 6 tỷ đồng (với khoảng 200.000 ngƣời
nghiện hiện nay). Không những thế tốn kém do phải xây dựng lực lƣợng phòng,
khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma túy đem lại cũng không nhỏ, ngoài ra xã
hội phải mất tiền để giáo dục, điều trị tốn hàng chục tỉ đồng (20 tỉ đồng cho năm
1996). Ma túy làm tha hoá thế hệ trẻ - những ngƣời sa chân vào con đƣờng nghiện

ngập. Nhƣ vậy, ma túy gây ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá,
quốc phòng.
1.2.4. Một số đặc điểm trong định hƣớng giá trị của thanh niên
1.2.4.1. Những biểu hiện tâm lý trong định hướng giá trị của thanh niên
Giá trị chỉ tồn tại trong mối quan hệ với nhu cầu. Tuỳ theo việc chủ thể có
hay không có nhu cầu nào đó mà một sự vật hay hiện tƣợng đối với chủ thể là có
hay không có giá trị.
Sự kém phát triển định hƣớng giá trị làm tăng sự khống chế của các kích
thích bên ngoài đến sự hình thành và phát triển cấu trúc nội tại của nhân cách. Sự
phát triển của định hƣớng giá trị là dấu hiệu của sự chín muồi nhân cách. Một số
nhà tâm lý học quan niệm định hƣớng giá trị đóng vai trò chủ đạo trong việc xây
dựng các chƣơng trình hành vi lâu dài của cá nhân. Chúng hình thành trên cơ sở
những nhu cầu của chủ thể về việc nắm vững những hình thức cơ bản của hoạt động
trong những điều kiện lịch sử cụ thể xác định. Các quan hệ xã hội này là nguồn gốc
khách quan hình thành những nhu cầu của mỗi ngƣời.
Về vấn đề hệ thống giá trị, định hƣớng giá trị của con ngƣời Việt Nam, nhất
là đối với thanh niên trong điều kiện đất nƣớc chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng
đƣợc nghiên cứu rất rõ trong đề tài cấp Nhà nƣớc (KX - 07). Tập thể các tác giả,
qua kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rất nhiều định hƣớng giá trị tích cực cần phát huy.
Nhƣng bên cạnh đó cũng tồn tại những giá trị, định hƣớng giá trị tiêu cực cần đƣợc
thay đổi. Khi so sánh mối tƣơng quan giữa các mối quan hệ trong định hƣớng giá
trị, các tác giả đã chỉ rõ xu thế hiện nay là: Lợi ích, giá trị cá nhân và gia đình trội
hơn giá trị tập thể, xã hội. Giá trị kinh tế trội hơn giá trị tinh thần. Giá trị trƣớc mắt
trội hơn giá trị tƣơng lai, giá trị hiện đại lấn át giá trị truyền thống.


22
Ở thanh niên Việt Nam (là công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, trí thức
trẻ và chủ doanh nghiệp) ngoài mặt tích cực về nhận thức giá trị, tâm trạng xã hội,
hứng thú và thị hiếu, nhu cầu và động cơ, nguyện vọng và ƣớc mơ, cảm nhận và tự

đánh giá thì tập thể các tác giả còn chỉ ra những mặt tiêu cực trong định hƣớng giá
trị của thanh niên, đó là:
- Về mặt tƣ tƣởng: Chƣa thật tin tƣởng vào thắng lợi của công cuộc xây dựng
đất nƣớc, không hài lòng với công việc mức thu nhập thấp, việc buôn bán mai mối
giữ vị trí cao trong các dạng làm thêm để kiếm sống, ích kỷ lo thân, động cơ và
trách nhiệm xã hội giảm sút.
- Ý thức pháp luật non kém: Số tội phạm tăng từ 1990 đến 1991 là 19%, một
số thanh niên thành phố chạy theo lợi nhuận, hẹp hòi, cạnh tranh thô bạo, sống
buông thả, coi thƣờng giá trị đạo đức và văn hoá truyền thống.
- Tâm lý không an tâm với những gì đã có trong công việc, hoài nghi trong
tình yêu, tình bạn, trong quan hệ cơ quan, không nhiệt tình trong công tác xã hội.
Thực tiễn cuộc sống chỉ ra rằng, khi thanh niên định hƣớng sai hệ thống giá
trị của bản thân so với hệ thống giá trị chung của xã hội, sẽ có thể dẫn tới những
hành vi của thanh niên đi chệch hƣớng xã hội. Nếu giá trị của cá nhân đƣợc đề cao
hơn giá trị của xã hội thì mọi cố gắng của họ nhằm vào bảo vệ giá trị, quyền lợi của
mình, thoả mãn nhu cầu của mình và thờ ơ trƣớc giá trị của ngƣời khác.
Có thể nói thanh nhiên là những ngƣời nhiều đặc điểm tâm lý đang đƣợc
hoàn thiện, nhiều mặt còn đang khủng hoảng, nhiều mặt trong nhân cách đang phát
triển trong mối quan hệ tƣơng tác với các tác nhân của môi trƣờng xung quanh. Tâm
lý và tính cách của thanh niên đang ở giai đoạn hình thành và phát triển một cách
năng động, rất ham mê với cái mới lạ, hay tò mò và nhạy cảm; dễ bị ảnh hƣởng của
những tác động từ bên ngoài, nhất là những mặt tiêu cực.
Vì chƣa coi trọng mặt phẩm chất chính trị, xã hội, lối sống đạo đức, trách
nhiệm công dân nên một số thanh niên có thể dễ dàng hành động sai lệch chuẩn
mực đạo đức.


23
Sai lệch chuẩn mực đạo đức có thể do cá nhân bị động với lý do cá nhân
chƣa nhận thức đƣợc hết, hoặc nhận thức sai các chuẩn mực đạo đức chung của gia

đình, cộng đồng xã hội. Ngƣời có hành vi sai lệch nhƣ vậy sẽ làm nhiều ngƣời khác
khó chịu, nhƣng bản thân ngƣời đó lại cho họ làm nhƣ vậy không ảnh hƣởng và mất
lòng ai, không phải là trái với mọi ngƣời.
Cá nhân có hành vi sai lệch có thể không nhận thức đƣợc mình làm sai chuẩn
mực, thậm chí còn tin tƣởng là bản thân làm đúng. Chính vì vậy quan điểm của họ
vẫn giữ nguyên chừng nào họ chƣa nhận thức đƣợc hành vi của họ bị sai lệch.
Nhƣng, không phải ai cũng sẽ điều chỉnh lại hành vi bị sai lệch của mình sau
một thời gian nhận thức đƣợc. Vì lúc nhận thức đƣợc hành vi của mình bị sai lệch
thì bản thân đã hình thành thói quen, nhất là những thói quen đó đã làm cá nhân
bƣớc đầu biểu hiện một số rối loạn có tính chất bệnh lý.
Thông thƣờng ở mỗi cá nhân, khi một thói quen bình thƣờng đã hình thành
thì cũng rất khó bỏ, nhƣng càng khó bỏ hơn ở thói quen đã biểu hiện mang tính chất
rối loạn, tính chất bệnh lý.
Sai lệch hành vi chủ động là loại sai lệch hành vi mà cá nhân cố ý làm khác
đi so với quy định chung của pháp luật, chuẩn mực đạo đức của gia đình, của cộng
đồng. Nhận thức đƣợc, nhƣng họ cố tình hành động theo ý riêng, theo nhu cầu sở
thích, hứng thú riêng của bản thân họ, nhằm đạt đƣợc mục đích của mình, mặc dù
họ nhận thức đƣợc nhƣ vậy là không phù hợp, không đƣợc mọi ngƣời chấp nhận.
Biết đƣợc việc mình làm là không tốt, không đƣợc tán thành nhƣng cứ làm, không
chịu chấp nhận chuẩn mực chung. Hơn thế nữa việc làm của họ có thể làm ảnh
hƣởng đến ngƣời khác, song họ cứ thờ ơ coi nhƣ không biết gì.
Ở mỗi cá nhân thì có thể từ sai lệch hành vi bị động dần dẫn tới sai lệch hành
vi chủ động. Lúc đầu do chƣa nhận thức đƣợc chuẩn mực đạo đức, hoặc nhận thức
đƣợc song nhận thức sai lệch dẫn tới hành vi sai lệch, nhƣng sau đó, đến một thời
gian nhất định, cá nhân có thể nhận thức đƣợc hành vi của mình là không phù hợp,
bị sai lệch chuẩn mực, làm ảnh hƣởng đến ngƣời khác, nhƣng họ vẫn không dừng


24
lại, tiếp tục thực hiện hành vi sai lệch đó. Đến đây thì từ hành vi sai lệch bị động đã

chuyển thành hành vi sai lệch chủ động.
Ngƣợc lại, lúc đầu xuất phát từ một hành vi sai lệch chủ động, song cá nhân
không ý thức hết đƣợc hậu quả của hành vi sai lệch của mình, dẫn tới những tác hại
to lớn cho ngƣời khác ngoài ý muốn của họ. Nhƣ vậy trong trƣờng hợp này hành vi
sai lệch chủ động của cá nhân đã chuyển thành hành vi sai lệch bị động của bản
thân họ.
Vì vậy dù có hành vi sai lệch bị động hay hành vi sai lệch chủ động đều cần
có các biện pháp ngăn ngừa và điều chỉnh, nhằm hƣớng tới mục đích chung của mọi
ngƣời và toàn xã hội, đƣa xã hội phát triển nhƣng đồng thời mọi ngƣời cũng bình
đẳng hơn và sống có trách nhiệm với nhau hơn, với mục đích cùng tồn tại và tiến
bộ.
1.2.4.2. Thanh niên với hiện tượng nghiện và tái nghiện ma túy
Do sự định hƣớng giá trị bị sai lệch dẫn tới hành vi lệch chuẩn nói trên mà
nhiều thanh niên đã đi vào con đƣờng nghiện ngập ma túy rồi lại tiếp tục tái nghiện,
tập trung vào những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Do có những bế tắc trong cuộc sống gia đình và xã hội không đƣợc giải
quyết, họ chịu tác động bởi những tâm lý tiêu cực, muốn tìm sự lãng quên cuộc
sống hiện tại. Do không có việc làm hoặc nếu có thì cũng không ổn định, do trắc trở
trong tình yêu nên đến với ma túy.
- Do tiếp tục đua đòi ham vui cùng bạn bè, bị bạn bè lôi cuốn khích lệ, thử
một vài lần thành quen và bị nghiện.
- Do tiếp tục phải dùng các loại thuốc giảm đau nhƣ: Moocphin; Codein;
Dolagan để chữa bệnh hoặc làm giảm đau các vết thƣơng sau quen dần và thành
nghiện.
- Do tiếp tục chung sống với ngƣời nghiện ma túy, hoặc ở vùng có tập tục,
thói quen dùng ma túy, có điều kiện tiếp xúc, thử lại ma túy và bị nghiện.
Kết quả điều tra ở Trung tâm cai nghiện Bình Triệu thành phố Hồ Chí Minh
cho thấy, số ngƣời nghiện vì bế tắc trong cuộc sống gia đình chiếm 23, 26%. Số

×