Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Kinh nghiệm dạy các yếu tố hình học lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.09 KB, 17 trang )

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm “D¹y mét sè yÕu tè H×nh häc líp 5”
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Trong định hướng chiến lược phát triển Giáo dục - Đào tạo trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết 02 của Ban chấp hành TW
Đảng khoá VIII vẫn tiếp tục khẳng định "Muốn tiến hành công nghiệp hoá - hiện
đại hoá được thắng lợi thì vẫn phải phát triển mạnh về Giáo dục - Đào tạo, phát
huy nguồn lực con người. Đó là yếu tố cơ bản của sự phát triển mạnh và bền
vững".
Bên cạnh những quan điểm về chủ trương đường lối, chính sách đúng đắn
đó của Đảng, của ngành thì đòi hỏi mỗi nhà giáo chúng ta phải luôn phát huy
những tài năng, trí tuệ của mình để cùng góp phần thực hiện thành công Nghị
quyết. Vậy việc tiến hành phải đồng bộ ở mọi cấp, mọi ngành trên toàn bộ mặt
trận giáo dục hiện nay.
Với mục tiêu giáo dục tiểu học hiện nay "Hình thành cho học sinh những
cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đức, trí, thể, mĩ và các kĩ
năng cơ bản để học tiếp các bậc học trên hoặc để đi sâu vào cuộc sống lao
động". Vì vậy với việc thay đổi nội dung, chương trình sách giáo khoa thì việc
thay đổi phương pháp, hình thức dạy học cũng cần phải được quan tâm để phù
hợp với nội dung chương trình và trình độ nhận thức của học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học hiện nay là phát hiện, lựa chọn
và sử dụng phương pháp cụ thể phù hợp với quan điểm dạy học "Tích cực hóa
hoạt động học tập của học sinh” và phù hợp với nội dung giáo dục. Xây dựng
"Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đó là một yếu tố quan trọng trong
quá trình dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
Thực tế việc dạy học theo hướng tích cực các hoạt động học tập của học
sinh tại Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học Thắng Mố huyện Yên Minh
tỉnh Hà Giang cũng dần được cải thiện. Tuy nhiên để đáp ứng được yêu cầu
nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường thì vẫn còn một số yếu kém và hạn
chế: Môi trường giáo dục của địa phương còn hạn chế, cơ sở vật chất chưa đồng
NguyÔn V¨n Híng Trêng PTDT B¸n tró TiÓu häc Th¾ng Mè


1
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm “D¹y mét sè yÕu tè H×nh häc líp 5”
đều nhất là các điểm trường lẻ, tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường còn
rất khó khăn. Chất lượng, nhận thức của các học sinh không đồng đều.
Để công tác giảng dạy có thêm nhiều sáng kiến và kinh nghiệm, từ đó
nâng cao mục tiêu giáo dục của nước nhà lên một tầm cao mới. Bằng những nỗ
lực phấn đấu của bản thân và những kinh nghiệm mà bản thân đã trực tiếp giảng
dạy nhiều năm nay xin được trình bày một kinh nghiệm trong công tác dạy môn
Toán đối với học sinh bậc tiểu học và đặc biệt là dạy một số yếu tố hình học ở
lớp 5 để cùng các bạn đồng nghiệp tham khảo và lựa chọn.
2. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
2.1. Mục tiêu:
Thực hiện mục tiêu giáo dục của đất nước ta trong giai đoạn mới là “Giáo
dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát
triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và kỹ năng cơ bản để học
sinh tiếp tục lên bậc THCS”
Trích : Điều 23 luật giáo dục.
2.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Nghiên cứu cách “Dạy một số yếu tố hình học ở lớp 5”.
- Về thời gian: Với đề tài “Dạy một số yếu tố hình học ở lớp 5” này tôi
đã áp dụng và thực hiện có hiệu quả khả quan rõ rệt từ năm học 2008 -2009 đến
nay.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Là học sinh lớp 5 Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học Thắng Mố
và dạy những yếu tố hình học. Tài liệu tham khảo, sách giáo khoa…
Qua các năm học, tôi đã áp dụng rộng rãi cho các đối tượng học sinh, mỗi
năm tôi đã rút ra những kinh nghiệm bổ ích bổ sung vào phương pháp dạy học
tích cực, nâng cao chất lượng dạy và học, loại bỏ những nhược điểm để áp
dụng thành công trong những năm học tiếp theo.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

NguyÔn V¨n Híng Trêng PTDT B¸n tró TiÓu häc Th¾ng Mè
2
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm “D¹y mét sè yÕu tè H×nh häc líp 5”
1. Chỉ ra những cơ sở lí luận thực tiễn của việc hướng dẫn học sinh lớp 5
học các yếu tố hình học thông qua việc thực nghiệm bản thân nhằm giúp cho
việc dạy học và học các yếu tố hình học nói riêng, môn Toán nói chung có hiệu
quả hơn.
2. Thực nghiệm dạy các yếu tố hình học theo hướng tích cực các hoạt động
học tập của học sinh bằng phiếu bài tập, đồ dùng trực quan, vật mẫu (thu nhỏ).
3. Tìm ra những nguyên nhân, giải pháp, ý kiến nhằm khắc phục khó khăn
nâng cao chất lượng dạy và học ở dạng các yếu tố hình học nói riêng và môn
Toán nói chung.
4. Tổng kết, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm, nêu ý kiến đề xuất của
bản thân.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
Nghiên cứu phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới, tích cực.
- Sách giáo khoa Toán lớp 5.
- Sách giáo viên Toán lớp 5.
- Thiết kế bài dạy môn Toán lớp 5.
-Tạp chí tiểu học.
- Phương pháp dạy toán bậc tiểu học (Nhà xuất bản Đại học sư phạm).
- Toán chuyên đề hình học lớp 5 (Nhà xuất bản giáo dục).
- Thông tư 896 BGD & ĐT - GDTH V/v hướng dẫn diều chỉnh việc dạy
và học cho học sinh tiểu học.
- Tài kiệu bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 5 theo chương trình tiểu học mới
(Nhà xuất bản Hà Nội).
- Một số giải pháp chủ yếu để cải thiện chất lượng dạy học cho trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn (Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn).

- Số 9832 BGD & ĐT - GDTH V/v hướng dẫn thực hiện chương trình các
môn học lớp 1, 2, 3, 4, 5.
NguyÔn V¨n Híng Trêng PTDT B¸n tró TiÓu häc Th¾ng Mè
3
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm “D¹y mét sè yÕu tè H×nh häc líp 5”
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học
(Lớp 5).
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tế:
- Phương pháp sư phạm.
- Nhóm phương pháp điều tra : Quan sát điều tra từ kết quả thực hiện của
học sinh ở địa phương, phỏng vấn, kiểm tra đánh giá.
- Nhóm phương pháp phân tích, tổng hợp, sử lý tình huống trong giảng
dạy.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp trao đổi
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN ĐỀ TÀI
1.CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục tiểu học là nền tảng cơ sở
cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách ban đầu cho mỗi con
người. Trong các môn học ít có môn học nào lại giúp rèn luyện năng lực suy
nghĩ và phát triển trí tuệ cho học sinh như môn Toán, còn trong bản thân môn
Toán thì cũng ít có tuyến kiến thức nào giúp phát triển tư duy lô - gích, trí thông
minh, óc sáng tạo như các yếu tố về hình học. Do vậy trong tất cả môn học ở bậc
tiểu học thì môn Toán là môn giữ vị trí quan trọng trong số 9 môn học bắt buộc.
Thời gian dành cho môn Toán chiếm tỷ lệ khá cao, việc dạy các yếu tố hình học
ở lớp 5 sẽ giúp cho học sinh có năng lực nhận biết các sự việc, hiện tượng một
cách nhanh chóng, lô - gíc và có khoa học. Đồng thời các yếu tố hình học còn

gắn bó mật thiết với các kiến thức khác như số học, đại số, đại lượng, đo lường
và giải các bài toán có lời văn tạo thành môn Toán có cấu trúc chương trình
hoàn chỉnh và phù hợp với học sinh tiểu học.
Vì vậy việc dạy các yếu tố hình học phải đạt được các mục đích sau:
NguyÔn V¨n Híng Trêng PTDT B¸n tró TiÓu häc Th¾ng Mè
4
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm “D¹y mét sè yÕu tè H×nh häc líp 5”
- Hình thành cho học sinh có biểu tượng chính xác về hình, hình học.
- Giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng không gian, năng lực tư duy và kĩ
năng thực hành về hình học.
- Giúp học sinh có những hiểu biết cần thiết.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
2.1. Nội dung các yếu tố hình học lớp 5 bao gồm :
Các kiến thức về tam giác, hình thang, hình hộp chữ nhật, hình lập
phương, đường tròn, hình trụ. Để có phương pháp dạy cụ thể tôi đã tạm chia nội
dung dạy các yếu tố hình học ở lớp 5 thành 3 yếu tố đó là :
* Các kiến thức về hình học phẳng:
- Giới thiệu hình tròn, hình thang.
- Các yếu tố của hình tròn trong tam giác, hình thang (cạnh đáy, cạnh bên,
đáy lớn, đáy bé, đường cao …)
- Diện tích hình tam giác, hình thang, hình tròn, chu vi diện tích của các
hình đó.
* Các kiến thức về hình học không gian:
- Hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ và các yếu tố của hình đó.
- Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, hình
lập phương, diện tích xung quanh của hình trụ.
- Thể tích hình hộp chữ nhật, thể tích hình lập phương, thể tích hình trụ.
* Các đại lượng đo lường:
- Sơ đồ diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích.
- Sơ đồ đo thể tích trong bảng đơn vị đo thể tích.

2.2. Mức độ cần đạt được:
- Học sinh nhận biết hình theo đặc điểm riêng của từng hình. Biết vẽ và
nhớ công thức tính diện tích, thể tích, chu vi của các hình tam giác, hình thang,
hình tròn, hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Học sinh nhận biết và dùng Ê ke để kiểm tra hình tam giác, hình thang
NguyÔn V¨n Híng Trêng PTDT B¸n tró TiÓu häc Th¾ng Mè
5
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm “D¹y mét sè yÕu tè H×nh häc líp 5”
và đường cao của chúng.
- Sử dụng com pa để vẽ đường tròn và hình tròn.
Qua thực tế giảng dạy ở những năm trước về chất lượng môn Toán chỉ đạt
20 - 30% số học sinh có khả năng tiếp thu khá tốt về kiến thức hình học. Số học
sinh còn lại 70 - 80% là học sinh rất yếu kém đặc biệt là trong việc cắt ghép
hình, vẽ hình nhận dạng hình và tính diện tích của các hình.
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. THỰC TRẠNG VỀ ĐỐI TƯỢNG TRƯỚC NGHIÊN CỨU.
1.1. Điểm mạnh:
- Học sinh có điều kiện theo học tập trung.
- Có tài liệu học tập và sách giáo khoa.
1.2. Điểm yếu:
- Phương tiện giảng dạy còn thiếu, chưa đồng bộ.
- Bộ môn học mang tính trìu tượng hoá đối với học sinh.
- Đối tượng học sinh chưa được thực hành nhiều (từ vật mẫu hay hình vẽ).
- Sự đầu tư trang thiết bị còn thiếu.
- Trình độ nhận thức của học sinh có ảnh hưởng của vùng miền.
1.3. Chất lượng dạy và học:
Do còn nhiều những khó khăn, nhưng trong những năm gần đây chất
lượng dạy và học trong nhà trường đã có nhiều chuyển biến rõ rệt cả về chất
lượng dạy của giáo viên và chất lượng học của học sinh năm sau cao hơn năm
trước. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế về chất lượng dạy và học, do

từ cả hai phía giáo viên và học sinh.
1.4. Nguyên nhân:
a. Từ phía giáo viên:
+ Do trình độ nhận thức của cán bộ giáo viên còn hạn chế, chưa có nhiều
NguyÔn V¨n Híng Trêng PTDT B¸n tró TiÓu häc Th¾ng Mè
6
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm “D¹y mét sè yÕu tè H×nh häc líp 5”
sáng kiến hay để áp dụng.
+ Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học còn thiếu và đơn giản.
+ Điều kiện khách quan về dân trí vùng miền còn thấp.
b. Từ phía học sinh và gia đình:
+ Trình độ nhận thức còn hạn chế có tới 80% số học sinh nhận thức yếu
về kiến thức hình học.
+ Trang thiết bị học tập còn thiếu.
+ Điều kiện cuộc sống còn khó khăn thiếu thốn về kinh tế …
- Phụ huynh chưa quan tâm đến học tập của con em mình, học sinh không
thực sự tích cực, tự giác trong học tập. Còn nghỉ học tự do.
2. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.
2.1. Các kiến thức về hình học phẳng.
Qua thực tế bản thân tôi đã dạy và trao đổi với các bạn bè đồng nghiệp và
đều có quan điểm là.
Quá trình tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức mới về hình học phẳng
thì học sinh thường nhầm các yếu tố hình (cạnh, đỉnh, góc, đường cao hình tam
giác. Đáy lớn, đáy nhỏ và cạnh bên ở hình thang) từ đó dẫn tới việc tính chu vi,
diện tích ở hình tam giác, hình thang là không chính xác. Do vậy việc tiếp thu
kiến thức mới về công thức tính chu vi, diện tích các hình vẽ không đạt kết quả
cao.
Ví dụ: Bài “Diện tích hình tam giác”.
Nếu học sinh chưa có biểu tượng cụ thể về các yếu tố như: Cạnh, đáy,
chiều cao thì việc xây dựng công thức tính diện tích hình tam giác vuông thì

chiều cao cũng là cạnh góc vuông (và ngược lại) nên có em sẽ bị lúng túng.
Theo tôi những tiết hình thành kiến thức mới giáo viên nên sử dụng đúng
đồ dùng trực quan cùng với phương pháp phù hợp linh hoạt, sáng tạo thì học
sinh mới lĩnh hội và phát triển một cách dễ dàng, về nhận thức của các em học
NguyÔn V¨n Híng Trêng PTDT B¸n tró TiÓu häc Th¾ng Mè
7
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy một số yếu tố Hình học lớp 5
sinh tiu hc l T trc quan sinh ng n t duy trỡu tng v n thc tin.
Mt thc t na cho thy: Khi dy yu t hỡnh hc phng thỡ hc sinh
c thc hỡnh quỏ ớt trờn trc quan v thc t, cỏc loi cha a dng nờn khi
gp bi toỏn nõng cao l hc sinh khú xỏc nh v lỳng tỳng.
2.2. Cỏc kin thc v hỡnh hc khụng gian.
T thc t cho thy nu hỡnh thnh v biu tng hỡnh hp ch nht hoc
hỡnh lp phng m hc sinh khụng c quan sỏt theo mu c th v nhiu
gúc khỏc nhau thỡ cỏc em khụng phỏt huy c trớ tng tng v kh nng
v hỡnh hp theo ỳng qui nh.
Vớ d: Bi: Hỡnh hp ch nht - Hỡnh lp phng
bi ny nu giỏo viờn khụng s dng cỏc khi hỡnh hp hỡnh thnh
kin thc mi m ch s dng hỡnh v thụi thỡ s dn ti t duy ca hc sinh
kộm phỏt trin d kộo theo kh nng v hỡnh b hn ch v vic gii quyt cỏc
bi toỏn cú liờn quan ti v hỡnh s gp nhiu khú khn.
3. BI SON MINH HO CHO HèNH THC DY HC THEO HNG
TCH CC.
BI: DIN TCH XUNG QUANH V DIN TCH TON PHN CA
HèNH HP CH NHT
I. MC TIấU:
Cú biu tng v din tớch xung quanh, din tớch ton phn ca hỡnh hp
ch nht.
Bit tớnh din tớch xung quanh v din tớch ton phn ca hỡnh hp ch
nht.

Kh nng t duy, t giỏc trong hc tp.
II. DNG DY V HC:
Hỡnh hp ch nht cú kớch thc 8cm x 5cm x 4cm nh SGK.
Phiu bi tp.
III. PHNG PHP:
Hng dn quan sỏt, nhn xột; tho lun; hot ng nhúm; thc hnh.
Nguyễn Văn Hớng Trờng PTDT Bán trú Tiểu học Thắng Mố
8
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm “D¹y mét sè yÕu tè H×nh häc líp 5”
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy nêu những đặc điểm của hình chữ nhật?
- Nhận xét, ghi điểm.
- 1 HS Trả lời câu hỏi.
- Nhận xét - Bổ sung
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: ghi đầu bài lên bảng. - Lắng nghe.
2. Giảng bài:
a) Giới thiệu về diện tích xung quanh của
hình hộp chữ nhật .
- Đưa ra HHCN kích thước 8cm x 5cm x 4cm.
Vừa chỉ các mắt xung quanh của hình vừa
giới thiệu. Sxq của HHCN chính là tổng diện
tích bốn mặt bên của hình hộp chữ nhật.
- Y/c học sinh chỉ các mặt xung quanh của
HHCN.
- GV nêu: Chúng ta cùng đi tìm cách tính diện
tích xung quanh của HHCN (hay chính là diện
tích 4 mặt bên)

- Nêu bài toán SGK
? Em hãy tìm cách tính Sxq của HHCN trên?
- GV nhận xét
- Nêu: Cách tính và kết quả tính của các em
đua ra đúng nhưng cô có một cách khác đơi
giản hơn.
+ GV triển khai hình y/c HS quan sát và hỏi:
? 4 mặt bên của HHCN tạo thành hình gì?
?Hãy nêu kích thước của hình chữ nhật đó?
?Hãy tính và so sánh diện tích của hình chữ
nhật đó với tổng diện tích các mặt bên của
HHCN?
- Quan sát.
- Nghe
- 2 em lần lượt lên chỉ các mặt
xung quanh và nêu lại : Diện
tích xung quanh của HHCN
chính là tổng diện tích 4 mặt
bên.
- Nghe và tóm tắt lại bài
toán .
- HS nêu: tính diện tích của 4
mặt bên sau đó cộng lại với
nhau .
(5 x 4 x 2) + (8 x 4 x 2) =104
(cm
2
)
- QS-trả lời câu hỏi
+ Tạo thành hình chữ nhật.

+ Chiều dài của HCN đó là
5 + 8 +5 +8 = 26 (cm)
+ Chiều rộng của HCN đó là
4cm.
+ Diện tích của HCN đó là:
26 x 4 = 104 (cm
2
)
+ Diện tích của HCN này
NguyÔn V¨n Híng Trêng PTDT B¸n tró TiÓu häc Th¾ng Mè
9
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm “D¹y mét sè yÕu tè H×nh häc líp 5”
?Hãy so sánh về chiều dài của HCN triển khai
với chiều cao của HHCN?
?Hãy so sánh về chiều rộng của HCN triển
khai với chiều cao của HHCN?
* GVkết luận:
Vậy để tính Sxq của HHCN có thể lấy chu vi
đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo)
Y/c: Dựa vào quy tắc em hãy trình bày lại bài
giải bài toán trên.
- GV ghi bảng:
Bài giải
Chu vi đáy của HHCN đó là :
( 8 + 5 ) x 2 = 26 (cm)
Sxq của HHCN đó là :
26 x 4 = 104 (cm
2
)
bằng diện tích xung quanh

của HHCN trên.
+ Chiều dài của HCN trên
triển khai bằng chu vi đáy của
HHCN.
+ Chiều rộng của HCN triển
khai bằng chiều cao của
HHCN.
- Nghe, nhắc lại quy tắc.
-1 HS đứng tại chỗ đọc.
b) Giới thiệu diện tích toàn phần của HHCN
- Giới thiệu: Stp của HHCN là tổng diện tích
xung quanh và diện tích hai mặt đáy.
- Có Sxq rồi muốn tính được Stp của HHCN
trên ta làm thế nào?
- Hãy tính Stp của HHCN trên ?
- GV cùng cả lớp nhận xét bài làm của HS.
+ Diện tích một mặt đáy của HHCN trên là:
8 x 5 = 40 (cm
2
)
+ Diện tích toàn phần của HHCN trên là:
104 + 40 x 2 = 184 (cm
2
)
- Nghe.
- Trả lời: Tính diện tích của
hai mặt còn lại sau đó cộng
với diện tích xung quanh đã
tính được.
- Một em lên bảng tính dưới

lớp làm bài vào giấy nháp.
Bài 1:
- Gọi HS đọc đề toán . - 1 em đọc - lớp đọc thầm.
NguyÔn V¨n Híng Trêng PTDT B¸n tró TiÓu häc Th¾ng Mè
10
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm “D¹y mét sè yÕu tè H×nh häc líp 5”
?Bài toán cho em biết gì? Yêu cầu em tính gì?
?Hãy nêu lại quy tắc tính Sxq và Stp của
HHCN
- Y/c lớp làm bài - một em lên bảng chữa bài
- GV nhận xét kết luận.
Bài giải
Chu vi đáy của HHCN đó là:
( 5 + 4 ) x 2 = 18 (dm)
Diện tích xung quanh HHCN đó là:
18 x 3 = 54 (dm
2
)
Diện tích một mặt đáy của HHCN đó là:
5 x 4 = 20 (dm
2
)
Diện tích toàn phần của HHCN đó là:
54 + 20 x 2 = 94 (dm
2
)
Đáp số : Sxq : 54 dm
2
Stp : 94 dm
2


+ Bài toán cho biết các kích
thước của HHCN: Chiều dài:
5 dm, chiều rộng: 4 dm.
Y/c tính : Sxq… dm
2
Stp……dm
2
- 2 em lần lượt nêu .
- Lớp làm bài - 1 em lên bảng
chữa bài.
- Nhận xét bổ sung.
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề toán.
? Bài toán cho em biết gì ?
? Bài toán yêu cầu em tính gì ?
? Làm thế nào để tính được diện tích tôn cần
dùng để gò thùng ?
- Chia lớp thành 4 nhóm phát phiếu BT cho
các nhóm, hd làm BT trong nhóm.
- Y/ c HS làm bài theo nhóm.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
Bài giải
Chu vi của mặt đáy thùng tôn là:
- 1 em đọc - Lớp đọc thầm.
- Lần lượt trả lời từng câu hỏi.
- HS nhận nhóm và phiếu BT.
- HS làm việc trong nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày
trên bảng lớp.

NguyÔn V¨n Híng Trêng PTDT B¸n tró TiÓu häc Th¾ng Mè
11
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm “D¹y mét sè yÕu tè H×nh häc líp 5”
( 6 + 4 ) x 2 = 20 (dm)
Diện tích xung quanh của chiếc thùng tôn đó
là:
20 x 9 = 180 (dm
2
)
Diện tích đáy của thùng tôn là:
6 x 4 = 24 (dm
2
)
Thùng tôn có đáy không có nắp nên diện tích
tôn để làn thùng là:
180 + 24 = 204 (dm
2
)
Đáp số: 204 dm
2
3. Củng cố, dặn dò:
- Y/c HS nêu lại cách tính Sxq và Stp của
HHCN
- GV nhận xét giờ học .yêu cầu HS về nhà
làm bài tập trong vở bài tập
- 1vài HS nhắc lại qui tắc.
- Thực hiện theo y/c.
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Với những phương pháp dạy học như đã trình bày thì chất lượng đạt được

nâng lên rõ rệt. Cụ thể là:
* Khi chưa áp dụng phương pháp trên số học sinh khá, giỏi chỉ đạt 10 -
20%. Học sinh trung bình là 80 - 90%.
* Khi áp dụng phương pháp trên thì kết quả đã nâng lên:
- Học sinh khá, giỏi: 30 - 40%.
- Học sinh trung bình: 60 - 70%.
2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Xuất phát từ thực tiễn để nâng cao chất lượng dạy và học trong trường
tiểu học thì đòi hỏi người giáo viên phải thực sự tâm huyết yêu nghề, mến trẻ.
Xác định rõ vai trò trách nhiệm của mình trước một thế hệ tương lai của cả một
NguyÔn V¨n Híng Trêng PTDT B¸n tró TiÓu häc Th¾ng Mè
12
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm “D¹y mét sè yÕu tè H×nh häc líp 5”
dân tộc, từ đó không ngừng tu dưỡng rèn luyện phấn đấu, phát huy tìm tòi
nghiên cứu các tài liệu vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy. Học hỏi
bạn bè đồng nghiệp để nâng cao cho mình về chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.
Trước khi lên lớp phải nghiên cứu kĩ nội dung, mục tiêu của tiết dạy. Tạo không
khí thoải mái, tự tin cho học sinh trong các tiết dạy. Phát huy óc sáng tạo, tự
giác, tích cực của học sinh. Quan tâm giúp đỡ những học sinh yếu, bồi dưỡng
học sinh khá giỏi.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN:
Đối với nhà trường Toán học là một bộ môn khoa học rất quan trọng và
cần thiết cho học sinh. Môn Toán trong Trường Tiểu học còn góp phần làm cho
học sinh phát triển toàn diện: góp phần hình thành ở các em những cơ sở của thế
giới quan khoa học, góp phần rèn luyện trí thông minh; góp phần xây dựng
những tình cảm, thói quen, đức tính tôt đẹp của con người mới, v.v Ngay từ
đầu bậc tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục. Thông qua các hoạt
động học tập toán để phát triển đúng mức một số khả năng trí tuệ và thao tác tư

duy quan trọng nhất như: so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát
hóa, cụ thể hóa, lập luận có căn cứ, bước đầu làm quen với những chứng minh
đơn giản Hình thành tác phong học tập và làm việc có suy nghĩ, có kế hoạch,
có kiểm tra, có tinh thần hợp tác, độc lập và sáng tạo, có ý chí vượt qua khó
khăn, cẩn thận, kiên trì, tự tin Đặc biệt các yếu tố hình học ở lớp 5 là một bộ
phận cấu thành trong chương trình Toán ở tiểu học. Đây là một nội dung quan
trọng góp phần vào việc đạt mục tiêu giáo dục, nội dung này hỗ trợ đắc lực cho
việc dạy các kiến thức số học, đại số … đồng thời cung cấp cho học sinh những
kiến thức nền tảng để làm cơ sở cho các em tiếp tục học lên các lớp trên.
Mặt khác dạy các yếu tố hình học còn góp phần quan trọng vào sự phát
triển trí tưởng tượng và khả năng tư duy trìu tượng, lô - gích, óc sáng tạo của
học sinh. Vì vậy khi dạy tiết toán ở tiểu học giáo viên phải biết lựa chọn và phối
NguyÔn V¨n Híng Trêng PTDT B¸n tró TiÓu häc Th¾ng Mè
13
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm “D¹y mét sè yÕu tè H×nh häc líp 5”
hợp linh hoạt các phương pháp giúp học sinh tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, tự
giác, tích cực tạo ra sự khép kín trong giờ học, hạn chế được những học sinh
không tập chúng chú ý. Gây hứng thú cho các em tập trung vào việc học.
KIẾN NGHỊ:
1. Đối với Trung ương (Bộ giáo dục và đào tạo):
Cần sớm nghiên cứu và đưa ra một chương trình giáo dục tiểu học hoàn
chỉnh được thực hiện lâu dài, tránh thử nghiệm, thay đổi nhiều.
2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Cần có những chủ trương, chính sách hỗ trợ kịp thời và hợp lí cho công
tác giáo dục của vùng khó như: (đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho trường tiểu
học, chính sách hỗ trợ cho người học, người dạy).
3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ
quản lí và giáo viên các trường được tham gia học tập nâng cao chuyên môn,
nghiệp vụ.

- Cung cấp kịp thời về trang thiết bị dạy học.
4. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ
quản lí và giáo viên các trường được tham gia học tập nâng cao chuyên môn,
nghiệp vụ.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên được đi học nâng cao chuyên môn
nghiệp vụ.
5.Đối với nhà trường:
- Thường xuyên thăm lớp dự giờ để rút kinh nghiệm cho giáo viên nâng
cao chất lượng dạy học.
- Tạo điều kiện phát huy những năng lực, sự sáng tạo trong giảng dạy của
từng cán bộ giáo viên. Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
NguyÔn V¨n Híng Trêng PTDT B¸n tró TiÓu häc Th¾ng Mè
14
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm “D¹y mét sè yÕu tè H×nh häc líp 5”
Trên đây là bản sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi trong những năm
công tác, thực tế giảng dạy từ năm học 2008 - 2009 đến nay. Tôi có vài kinh
nghiệm nhỏ về phương pháp “Dạy một số yếu tố hình học lớp 5” môn Toán ở
bậc tiểu học như trên. Kính mong được Ban giám hiệu, chuyên môn nhà trường
và Phòng giáo dục, bạn bè đồng nghiệp góp ý bổ xung cho hoàn thiện hơn./.
Thắng Mố, ngày 18 tháng 05 năm 2012.
Người viết.
Nguyễn Văn Hướng
NguyÔn V¨n Híng Trêng PTDT B¸n tró TiÓu häc Th¾ng Mè
15
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm “D¹y mét sè yÕu tè H×nh häc líp 5”
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Thông tư 896 BGD & ĐT - GDTH V/v hướng dẫn diều chỉnh việc dạy
và học cho học sinh tiểu học.
- Tài kiệu bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 5 theo chương trình tiểu học mới

(Nhà xuất bản Hà Nội).
- Số 9832 BGD & ĐT - GDTH V/v hướng dẫn thực hiện chương trình các
môn học lớp 1, 2, 3, 4, 5.
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học
(Lớp 5).
- Sách giáo khoa Toán lớp 5.
- Sách giáo viên Toán lớp 5.
- Thiết kế bài dạy môn Toán lớp 5.
-Tạp chí tiểu học.
- Phương pháp dạy toán bậc tiểu học (Nhà xuất bản Đại học sư phạm).
- Toán chuyên đề hình học lớp 5 (Nhà xuất bản giáo dục).
- Một số giải pháp chủ yếu để cải thiện chất lượng dạy học cho trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn (Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn).
M C L CỤ Ụ
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài và lịch sử vấn đề nghiên cứu 1
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đề tài 2
3. Đối tượng nghiên cứu 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Cấu trúc của đề tài 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN ĐỀ TÀI 4
1. Cơ sở lí luận 4
2. Cơ sở thực tiễn 5
2.1 Nội dung các yếu tố hình học lớp 5 5
2.2 Mức độ cần đạt
5
NguyÔn V¨n Híng Trêng PTDT B¸n tró TiÓu häc Th¾ng Mè

16
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm “D¹y mét sè yÕu tè H×nh häc líp 5”
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN
HÀNH
6
1. Thực trạng về đối tượng trước nghiên cứu
6
1.1. Điểm mạnh
6
1.2. Điểm yếu
6
1.3. Chất lượng dạy và học
6
1.4. Nguyên nhân
6
2. Nội dung và phương pháp tiến hành
7
2.1. Các kiến thức về hình học phẳng
7
2.2. Các kiến thức về hình học không gian
8
3. Bài soạn minh họa cho hình thức dạy học theo hướng
tích cực.
8
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM.
12
1. Kết quả đạt được 12
2. Bài học kinh nghiệm 12
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

13
Kết luận 13
Kiến nghị 14
NguyÔn V¨n Híng Trêng PTDT B¸n tró TiÓu häc Th¾ng Mè
17

×