Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam và Giáo hội Công giáo từ 1975 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.73 KB, 105 trang )


1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========


TRƢƠNG THỊ NGỌC LAN




MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƢỚC VIỆT NAM VÀ
GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TỪ 1975 ĐẾN NAY






LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tôn giáo học






Hà Nội - 2013



2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========




TRƢƠNG THỊ NGỌC LAN



MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƢỚC VIỆT NAM VÀ
GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TỪ 1975 ĐẾN NAY



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60.22.90





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Hồng Dƣơng






Hà Nội - 2013

3
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 5
1. Lý do chọn đề tài 5
2. Tình hình nghiên cứu: 6
3. Mục đích nghiên cứu: 8
4. Nhiệm vụ nghiên cứu: 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 9
5. Cơ sở lý luận và phương pháp luận: 9
6. Đóng góp của luận văn 9
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 10
8. Kết cấu của luận văn: 10
CHƢƠNG I. MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƢỚC VÀ GIÁO HỘI, VÀI
NÉT VỀ TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY 11
1.1. Cơ sở lý luận chung của mối quan hệ giữa nhà nước và Giáo hội 11
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo 18
1.3. Mối quan hệ giữa nhà nước và Giáo hội ở Việt Nam trong lịch sử 21
1.3.1. Mối quan hệ giữa nhà nước phong kiến và tôn giáo trước khi Công giáo
được truyền vào Việt Nam 21
1.3.2. Mối quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo từ sau khi Công giáo được
truyền vào Việt Nam cho đến trước năm 1975 25
1.4. Vài nét về tình hình, đặc điểm Giáo hội Công giáo ở Việt Nam hiện nay . 34
KẾT LUẬN CHƢƠNG I 39

CHƢƠNG II. MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƢỚC VIỆT NAM VÀ
GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY- MỘT SỐ VẤN ĐỀ
ĐẶT RA 40

4
2.1. Mối quan hệ giữa nhà nước và Giáo hội Công giáo từ năm 1975 đến năm
1990 40
2.2. Mối quan hệ giữa nhà nước Việt Nam và Giáo hội Công giáo từ năm 1990
đến nay 57
2.3. Một số vấn đề đặt ra 92
2.3.1. Vấn đề đặt ra về phía Nhà nước 92
2.3.2. Vấn đề đặt ra từ phía Giáo hội 96
KẾT LUẬN CHƢƠNG II 98
KẾT LUẬN 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chính trị và tôn giáo đều là những hình thái ý thức của xã hội. Trong
quá trình tồn tại và phát triển, chúng không thể không có sự tương tác qua lại
lẫn nhau. Với tư cách là những thiết chế tương ứng, nhà nước và giáo hội
cũng không thể tránh khỏi có sự tác động qua lại lẫn nhau. Phần lớn các tôn
giáo trên thế giới đều ra đời trong lòng các nhà nước cổ và trung đại. Vì thế
mối quan hệ giữa nhà nước và giáo hội là mối quan hệ phổ biến và lâu dài
trong xã hội loài người.
Công giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, đang hiện diện
ở nước ta, không những thế Công giáo Việt Nam còn có vai trò quan trọng
trong đời sống xã hội Việt Nam. Không chỉ bị chi phối bởi tín lý và giáo lý,
Công giáo còn bị chi phối bởi hệ thống giáo luật và được điều hành bởi hàng

giáo phẩm. Là một tôn giáo có hệ thống tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến
địa phương, Giáo hội Công giáo Việt Nam không chỉ đóng khung trong dân
tộc mà còn nằm trong mối liên hệ mật thiết với giáo hội hoàn vũ. Đây là một
thế mạnh của Giáo hội Công giáo nhưng nó cũng đặt ra nhiều vấn đề về mối
quan hệ giữa Giáo hội Công giáo với nhà nước thế tục.
Từ khi Công giáo được truyền vào nước ta (khoảng thế kỷ XVI), Công
giáo Việt Nam phải đối diện với 3 thách đố lớn mang tính sống còn: Công
giáo và/với tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống (đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên), Công giáo và/ với văn hóa truyền thống Việt Nam và Công giáo
và/với dân tộc Việt Nam. Đây là 3 vấn đề xuyên suốt quá trình đạo Công giáo
du nhập vào Việt Nam và tồn tại lâu dài cho đến tận ngày nay. Vấn đề Công
giáo và/với dân tộc là vấn đề quan trọng và được thể hiện qua mối quan hệ
giữa Nhà nước với Giáo hội Công giáo Việt Nam. Có thể nói trong các tôn

6
giáo ở Việt Nam, do những đặc điểm lịch sử để lại, quan hệ giữa Giáo hội
Công giáo và Nhà nước trở nên mối quan hệ cơ bản quan trọng bậc nhất, có ý
nghĩa thử thách nhất tính đúng đắn sáng tạo hay tính bất cập, chưa hiệu quả
của chính sách tôn giáo ở nước ta.
Từ năm 1975 đến nay, đất nước được thống nhất. Mối quan hệ giữa nhà
nước ta và Giáo hội Công giáo Việt Nam một mặt theo chiều hướng tích cực
với nhiều thành tựu, Công giáo đã đồng hành cùng dân tộc nhưng mặt khác
vẫn còn tồn tại những tiêu cực mà chủ yếu từ phía Giáo hội Công giáo. Vì
vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nhà nước và Giáo hội Công giáo Việt
Nam không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Mối quan hệ giữa nhà
nước Việt Nam và Giáo hội Công giáo từ 1975 đến nay” làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu:
Mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội Công giáo Việt Nam đã được

nghiên cứu một cách trực tiếp hay gián tiếp trong nhiều công trình, bài viết,
chuyên đề…
Trong các tác phẩm trình bày về quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo và khảo cứu về đường lối,
chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo đã đề cập ít nhiều tới mối quan hệ
giữa Nhà nước Việt Nam với các tổ chức tôn giáo trong đó có Công giáo
trong đó có thể kể đến như Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt
Nam hiện nay của tác giả Đặng Nghiêm Vạn, Tôn giáo – Quan điểm, chính
sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay của tác giả Nguyễn Đức Lữ
(2009), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự vận dụng ở Việt Nam hiện
nay (Nguyễn Đức Lữ chủ biên, 2009) và gần đây nhất là cuốn Quan điểm

7
đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện
nay của tác giả Nguyễn Hồng Dương (2012)… Công trình nghiên cứu và hệ
thống về chính sách của Đảng và Nhà nước cụ thể đối với đạo Công giáo tiêu
biểu có cuốn “Tìm hiểu về chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đạo
Thiên Chúa” của tác giả Nguyễn Văn Đông xuất bản năm 1988…
Trong các tác phẩm nghiên cứu về quá trình truyền bá và phát triển của
đạo Công giáo tại Việt Nam cũng đã đề cập đến những vấn đề nảy sinh,
những dấu mốc trong quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với Giáo hội Công
giáo Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử: Công giáo Việt Nam sau quá trình 50
năm (Trương Bá Cần, 1996), Một số vấn đề về lịch sử đạo Thiên Chúa trong
lịch sử dân tộc Việt Nam (Nhiều tác giả, 1988), Một số vấn đề về lịch sử đạo
Thiên Chúa ở Việt Nam (Đỗ Quang Hưng, 1990)…
Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa Nhà nước và giáo hội cho đến
nay, tiêu biểu nhất có công trình “Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa
Nhà nước và Giáo hội” (Đỗ Quang Hưng chủ biên, năm 2003). Đây là tập kỷ
yếu tập hợp những bài viết của nhiều nhà nghiên cứu và cán bộ quản lý về
mối quan hệ giữa nhà nước và giáo hội nói chung, với giáo hội và các tôn

giáo ở Việt Nam nói riêng tại cuộc hội thảo “Nhà nước và Giáo hội” do Viện
Nghiên cứu tôn giáo tổ chức vào tháng 5 – 2002. Tiếp theo đó là hai hội thảo
với chủ đề “Tôn giáo và Pháp quyền ở Đông Nam Á: bước đầu trao đổi” và
“Tôn giáo và pháp quyền ở Đông Nam Á: tiếp tục thảo luận” do Viện Nghiên
cứu Tôn giáo (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) và Hội Việt - Mỹ (Liên hiệp
các tổ chức hữu nghị Việt Nam) phối hợp với Viện Can dự Toàn cầu (Hoa
Kỳ) tổ chức trong 2 năm 2006 và 2007. Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu
trong nước và quốc tế trình bày các tham luận tập trung vào một số chủ đề: so
sánh các mô hình quan hệ nhà nước – tôn giáo; vấn đề pháp nhân tôn giáo;
tình hình hiện tại và tiến triển của luật pháp tôn giáo ở Đông Nam Á, đề cập

8
những vấn đề mới mẻ và thời sự hơn như: tôn giáo và an ninh nhà nước, các
vấn đề thuế và tài chính liên quan đến hoạt động tôn giáo, hoạt động của các
tổ chức tôn giáo nước ngoài tại Đông Nam Á, vấn đề tôn giáo và giáo
dục…Trong các tác phẩm của giới nghiên cứu Công giáo về vấn đề mối quan
hệ giữa Nhà nước và Giáo hội Công giáo tiêu biểu phải nhắc tới cuốn “Thập
giá và lưỡi gươm” của linh mục Trần Tam Tỉnh. Tác giả đã trình bày một
cách khách quan, có hệ thống về mối quan hệ giữa nhà nước và giáo hội Công
giáo Việt Nam từ buổi đầu truyền giáo cho tới những năm 1980…
Bên cạnh đó, là nhiều bài viết cũng về chủ đề này được đăng tải trên
Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, Tạp chí Xưa và Nay, Nguyệt san Công giáo và
Dân tộc, Tạp chí Công tác Tôn giáo như các bài viết của tác giả Nguyễn Hồng
Dương về “Mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với Giáo hội Công giáo
Rôma hiện nay”, “Một số vấn đề tôn giáo ở Việt Nam”, “Mối quan hệ tôn
giáo và chính trị - Những vấn đề lí luận và mô thức”, “Công giáo và Dân tộc
thời kỳ 1946-1954”, “Nhà nước ta với Công giáo”…; tác giả Nguyễn Quang
Hưng với bài viết: “Các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách của Nhà nước Việt
Nam đối với Công giáo nhìn từ góc độ văn hóa - tôn giáo”; “Người Công giáo
Việt Nam trong những tháng đầu sau cách mạng Tháng Tám”; “Vài nét về lập

trường của Tòa thánh Vatican đối với cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-
1975)”…; Linh mục Thiện Cẩm với bài viết “Đức tin và chính trị”…
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu một cách toàn diện về mối
quan hệ giữa nhà nước Việt Nam hiện nay với Giáo hội Công giáo Việt Nam
từ năm 1975 đến nay thì hầu như chưa có.
3. Mục đích nghiên cứu:
- Mục đích nghiên cứu: tìm hiểu mối quan hệ giữa nhà nước Việt Nam
và Giáo hội Công giáo từ năm 1975 đến nay.

9
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Trình bày cơ sở lý luận của mối quan hệ giữa nhà nước và Giáo hội
Công giáo Việt Nam;
- Những biểu hiện của mối quan hệ giữa nhà nước và Giáo hội Công
giáo Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1975 đến nay;
- Một số vấn đề đặt ra đối với mối quan hệ giữa nhà nước và Giáo hội
Công giáo Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa nhà nước và Giáo hội Công
giáo Việt Nam từ sau năm 1975.
- Phạm vi nghiên cứu: xoay quanh những vấn đề có liên quan đến
mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam và Giáo hội Công giáo từ năm 1975
đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận:
- Cơ sở lý luận: quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về tôn giáo, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà
nước ta về tôn giáo.
- Cơ sở phương pháp luận: luận văn sử dụng kết hợp các phương
pháp nghiên cứu lôgic – lịch sử, cấu trúc – hệ thống, phương pháp diễn
dịch, quy nạp.

6. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần đem lại cái nhìn lịch sử cụ thể và diễn tiến mối
quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam và Giáo hội Công giáo Việt Nam giai đoạn
từ năm 1975 đến nay.

10
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn cung cấp thêm cơ sở góp phần xây dựng lý
luận về mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội, giữa tôn giáo và chính trị.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn cung cấp cho người đọc một cái nhìn
khái quát về mối quan hệ giữa nhà nước Việt Nam và Giáo hội Công giáo
trong giai đoạn từ năm 1975 đến nay. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham
khảo cho việc hoạch định các chính sách của Nhà nước về tôn giáo và các
lĩnh vực khác có liên quan.
8. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 2 chương và 7 tiết.














11
CHƢƠNG I. MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƢỚC VÀ GIÁO HỘI,
VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
1.1. Cơ sở lý luận chung của mối quan hệ giữa nhà nƣớc và Giáo hội
Khi nói đến quan hệ của nhà nước với các tổ chức tôn giáo không có
nghĩa là đề cập đến quan hệ của nhà nước với bản thân tôn giáo, mà là với tổ
chức đại diện cho tôn giáo. Tổ chức tôn giáo có những điểm chung, đó là cơ
quan tổ chức ra nhằm tuyên truyền, thực hiện những nghi lễ tôn giáo, chỉ đạo
những hoạt động mang tính xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y
tế…Mỗi tổ chức tôn giáo đều có những thiết chế thích hợp, có một bộ máy
điều hành…Nhưng tổ chức của các tôn giáo lại có kết cấu không giống nhau,
nhất là giữa các tôn giáo độc thần (Do thái giáo, Công giáo, Hồi giáo) hay
giữa các tôn giáo đa/ phiếm thần (Phật giáo, Nho giáo), và giữa các tôn giáo
độc thần và đa/phiếm thần cũng có những điểm khác nhau.
Quan hệ giữa các nhà nước với các tổ chức tôn giáo cũng lại khác nhau
tùy theo nhà nước đó thuộc chế độ nào, thể hiện trong chính sách tôn giáo của
nước đó.
Nhà nước phong kiến, Đông cũng như Tây thường dựa vào một tôn
giáo để điều hành đất nước. Ở châu Âu, chỉ tồn tại một tôn giáo lại là tôn giáo
độc thần, đó là đạo Công giáo. Sau khi tiêu diệt tất cả các hình thức tôn giáo
có trước của từng quốc gia, Công giáo trở thành một tôn giáo siêu quốc gia,
bao trùm lên nhiều nước, với một Giáo hội hoàn vũ – Vatican – được tổ chức
như một nhà nước đứng trên và nằm trong các nước –chi phối chính quyền
các quốc gia, tấn phong các vua chúa, khuynh loát các hoạt động chính trị,
kinh tế, xã hội, văn hóa, thậm chí quân sự của các quốc gia. Mô hình nhà
nước thời kỳ này có những đặc tính:

12
- Chưa hình thành những tư tưởng về pháp quyền và quyền tự do tôn

giáo cho mỗi cá nhân cũng như trong xã hội.
- Thần quyền hay nói cụ thể là Tòa Thánh không chỉ có quyền lực về
tinh thần mà còn thống lĩnh mọi quyền lực chính trị xã hội và tinh thần. Thậm
hí Tòa Thánh còn có quyền lực xác định các không gian quốc gia, biên giới
quốc gia, có khi cả biên giới tộc người.
- Nói một cách đơn giản, Giáo luật trở thành bộ luật cơ bản và phổ biến
của cả châu Âu thời phong kiến Trung cổ. Người ta cũng không biết đến khái
niệm xã hội dân sự, công dân bởi vì khái niệm ấy đã đồng nhất với thần dân.
Quan hệ giữa các quốc gia, tộc người cũng vậy.
Thế kỷ XVI đánh dấu một bước chuyển lớn trong đời sống tôn giáo
châu Âu. Ở những nước vẫn theo Công giáo, theo Thỏa hiệp năm 1516, tuy
chưa cắt đứt quan hệ với Giáo triều Roma, các nhà vua các nước châu Âu
được hưởng một quyền độc lập nhất định, nhưng vẫn phụ thuộc vào Rôma. Ở
các nước theo đạo Tin Lành với những tổ chức độc lập, không chịu sự chi
phối của Giáo hoàng, tuy Giáo hội vẫn có ảnh hưởng đến nhà nước.
Khác với châu Âu, ở các quốc gia phong kiến phương Đông, nhà
nước chủ động dựa vào một tôn giáo để trị nước. Ở đây, nhà vua, người đại
diện cho quyền sở hữu tối cao về đất đai, tự cho mình là thiên tử, hay nói
như C. Mác, một phần là ông vua chuyên chế có thực, một phần là một
nhân vật huyền thoại không có thực, cai quản cả con người trên trần thế,
các thần linh, ma quỷ, các vong linh người đã mất trong phạm vi lãnh thổ
mà mình cai quản.
Điều phản ánh tính khác biệt rõ ràng nhất giữa các nhà nước phương
Đông và phương Tây trong lịch sử là mỗi một con người, không loại trừ ai,
đều là đối tượng của sự thờ cúng, chí ít là được con cháu thờ cúng; nếu có

13
công với nước, với làng, được làng và nước thờ cúng. Ngược lại, ở các tôn
giáo độc thần, đối tượng thờ cúng duy nhất chỉ là Chúa (Công giáo), Thượng
đế (Islam giáo). Các tôn giáo phương Đông không mang tính độc thần, lại

cũng không có tôn giáo nào độc tôn. Nhà nước ưu ái một tôn giáo, nhưng vẫn
chấp nhận cho các tôn giáo khác hoạt động nên không có chiến tranh mang
màu sắc tôn giáo như ở các nước phương Tây.
Sang đến chủ nghĩa tư bản hay xã hội công nghiệp, nhằm ngăn chặn sự
lũng đoạn của các thế lực tôn giáo đối với nhà nước, nhằm phá thế độc tôn
của một tôn giáo, tôn trọng quyền tự do tôn giáo, nhà nước tuyên bố quyền tự
do tôn giáo và nguyên tắc nhà nước theo chế độ thế tục như Rútxô viết:
“Không bao giờ nhà nước lại xây dựng trên nền tảng là tôn giáo”. Các cuộc
cách mạng tư sản thời kỳ này đã phát hiện và xây dựng một mô hình nhà nước
mới để giải quyết vấn đề quan hệ giữa Nhà nước – Giáo hội. Nền tảng lý
thuyết của mô hình nhà nước này là: nhà nước thế tục trước hết phải là nhà
nước phi tôn giáo với hai nguyên lý cơ bản: đảm bảo quyền tự do tôn giáo của
công dân và thực hiện nguyên tắc phân tách (hoặc phân ly) giữa giáo hội và
nhà nước. Như vậy, nguyên tắc chung quyết định mối quan hệ giữa nhà nước
và tôn giáo là tự do tôn giáo và không tôn giáo, các tổ chức tôn giáo tách khỏi
nhà nước, tách khỏi nhà trường. Công việc tôn giáo được coi là công việc
riêng tư. Về mặt luật pháp, theo đó, dần dần hình thành một nhà nước pháp
quyền về tôn giáo, các tổ chức tôn giáo dần dần được coi như những thành
viên của xã hội dân sự.
Tuy nhiên cần phân biệt nguyên tắc thế tục với thuyết duy thế tục, là
“một trào lưu tư tưởng thật sự có cương lĩnh theo đuổi mục tiêu giải phóng xã
hội ra khỏi mọi ảnh hưởng tôn giáo và đôi khi gắn với những hình thức của
thuyết vô thần nhà nước”.

14
Nguyên tắc thế tục cũng cần được phân biệt với quá trình tục hóa là
“một quá trình bao quát hơn mô tả sự thay đổi vai trò của tôn giáo trên cả ba
cấp độ vi mô, trung mô và vĩ mô của xã hội, trên bình diện văn hóa cũng như
cơ cấu xã hội. Nguyên tắc thế tục chỉ làm một phần biểu hiện của quá trình
thế tục hóa trên bình diện cơ chế và tổ chức trong mối quan hệ giữa Nhà nước

và Giáo hội.
Việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và giáo hội là một vấn đề
phức tạp và kéo dài trong lịch sử nhân loại mà nguyên nhân xuất phát là từ cả
hai phía: Về phía Nhà nước, đặc biệt là các nhà nước thế tục đều mặc nhiên
thừa nhận quyền tự do tôn giáo và thi hành chính sách “phân ly với các giáo
hội”. Nhưng mặt khác vấn đề an ninh quốc gia, trật tự xã hội thường đặt ra
trước các thực tại xã hội, trong đó có các giáo hội, một nhu cầu có tính
nguyên tắc và thiêng liêng, không phải lúc nào cũng dễ dàng được các giáo
hội chấp nhận.
Về phía Giáo hội, ngoài ý muốn chủ quan của những người lợi dụng
thần quyền, còn có lý do sâu xa là tôn giáo vốn là một yếu tố nhập thể của loài
người khi hình thành xã hội. Trong khi ấy, nhà nước là một thứ quyền bính
trần thế có xu hướng quản lý, gò ép nó.
Vì vậy, khi xem xét mối quan hệ giữa tôn giáo với chính trị, nhà nước,
ta cần lưu ý trên cả 2 phương diện:
- Trên bình diện định chế, luật pháp:
Tại phương Tây, từ thời Cổ đại cho đến thời Trung cổ, nói chung mối
quan hệ này là đồng nhất, tôn giáo là chính trị và ngược lại. Khi nhiệm vụ xây
dựng nhà nước gia tăng với sự xuất hiện nhiều tôn giáo nhập thế, khiến quốc
vương cũng không thể đồng thời là giáo chủ. Đó là lúc buộc thế quyền và
thần quyền phải phân lập. Nói cách khác, sự thắng lợi của cách mạng tư sản

15
châu Âu là sự thắng lợi của tư tưởng quốc gia thế tục. Nguyên nhân của sự
tách biệt này nằm ở kinh tế - xã hội nhưng quá trình đó tách biệt rất lâu dài và
phức tạp. Sự tách rời của nhà nước khỏi giáo hội làm cho phạm vi ảnh hưởng
của giáo hội bị thu hẹp, và vai trò của nhà nước được gia tăng, tuy nhiên nhà
nước không giải quyết được hết các vấn đề kinh tế - xã hội. Mặt khác, cơ sở
kinh tế - xã hội cho sự tồn tại của tôn giáo vẫn còn, vì vậy, tôn giáo vẫn có vai
trò nhất định trong xã hội.

Riêng ở nhiều quốc gia châu Á, đặc biệt là ở Đông Nam Á, chưa thấy có
quốc gia nào, tôn giáo được xem là đối thủ đe dọa quốc gia. Nhìn chung, nhà
nước thường đứng trên tôn giáo. Tuy thế, yếu tố tôn giáo cùng với các yếu tố dân
tộc, sắc tộc vẫn luôn luôn là nguy cơ tiềm ẩn thách đố với các quốc gia.
- Trên bình diện sinh hoạt chính trị - xã hội
Trên bình diện pháp chế, mối tương quan tôn giáo và chính trị có thể
dẫn đến sự quân bình giữa giáo hội và nhà nước. Nhưng trong đời sống xã
hội, tôn giáo thường vẫn giữ địa vị đáng kể vì nó vẫn ảnh hưởng cách này
cách khác đến xã hội dân sự. Đặc biệt ở những quốc gia vốn bất ổn về chính
trị, phân hóa và chiến tranh, khiến cho tôn giáo càng có vị trí đặc biệt: nó vẫn
thường là yếu tố hội nhập, cố kết hoặc phân ly đối với quốc gia.
Cũng theo các nhà xã hội học, trên bình diện chính trị học, các tổ chức
tôn giáo thường được xếp vào loại “những đoàn thể áp lực” “Trong cuốn Les
groupes de pression en France, Armand Colin có giải thích rõ về "đoàn thể áp
lực". Theo ông, đó là khái niệm chỉ các nghiệp đoàn, hội đoàn tôn giáo luôn
có hoạt động gây áp lực với công quyền, trực tiếp hoặc gián tiếp. Về kỹ thuật,
các đoàn thể ấy chưa phải là một tổ chức chính trị vì nó đứng ngoài chính
quyền, chính đảng. Nó không tranh cử, không tham dự trực tiếp vào bộ máy
quyền lực và cũng chưa có mục tiêu giành chính quyền” [16, .

16
Nó tuy đứng ngoài quyền lực nhưng sức ép của nó với chính quyền lại
rất lớn. Thế lực của các đoàn thể áp lực rất tiềm tàng : nó bắt nguồn từ "uy
tín" của tôn giáo đó trong dân chúng và bản thân cơ cấu tổ chức giáo hội của
nó cũng là một sức mạnh khi được sử dụng vào các chiến thuật chính trị.
Về sự phân loại/ phân đoạn các mô hình nhà nước trong quan hệ giữa
nhà nước và giáo hội, có nhiều cách phân loại khác nhau giữa các tác giả :
- Tác giả Mỹ Athur E. Sutherland thuộc trường Đại học Havard ở mục
“Giáo hội và Nhà nước” trong Bách khoa toàn thư Mỹ đưa sự phân loại với
hai mô hình: những nhà nước liên kết với một tổ chức giáo hội và những nhà

nước hoàn toàn phân ly với giáo hội.
- Tác giả Louis de Naurois với bài " Giáo hội và Nhà nước" trong Bách
khoa toàn thư Pháp phân ra ba giai đoạn: giao đoạn thần quyền, giai đoạn theo
mô hình Giáo hội Pháp mà điển hình là thời kỳ Napoleon và giai đoạn theo
chủ nghĩa tự do.
Jean Bauberot và Emile Poulat với bài "Nguyên tắc thế tục" trong Bách
khoa toàn thư Pháp đưa ra sự phân loại với hai cực hai dấu : nhà nước vô thần
mà điển hình là Nhà nước Albanie với Hiến pháp 1976 và giữa hai cực này là
những nhà nước thế tục mà điển hình là nhà nước Pháp và nhà nước Mỹ.
Trong những năm gần đây (2009 – 2011), các học giả như Cole
Durham và Brett Scharffs đưa ra mô hình tổng thể gồm 6 loại dưới đây:
1. Loại mô hình “Thần quyền tuyệt đối”: Các nhà nghiên cứu châu Âu
gọi mô hình này là mô hình Nhà nước – tôn giáo. Đặc tính là duy trì vai trò
tuyệt đối về tinh thần, hệ ý thức, pháp luật theo hướng của luật tôn giáo (rõ
nhất là luật Hồi giáo, Luật Sahria, Luật Do thái…)
Những quốc gia như Iran, Ả rập Xê út… là những nước theo mô hình
này. Như nói ở trên, những quốc gia lấy “luật đạo” bao phủ “luật đời” hiện

17
nay không nhiều. Một ghi chú cần thiết khác là, ngay ở những quốc gia như
thế này, trong một chừng mực nào đấy người ta vẫn phải tiếp thu những “tính
thế tục” nhất định.
2. Loại mô hình “Tôn giáo được chính thức hóa”: đây là mô hình đầu
tiên thuộc phạm trù Nhà nước thế tục dành cho những nước mà ở đó có những
“giáo hội được ưa chuộng”. Ở Châu Âu người ta quen gọi loại này là mô hình
Tôn giáo – Nhà nước. Anh Quốc là một thí dụ tiêu biểu cho loại này.
3. Mô hình “Chế độ hợp tác”: Là Nhà nước thế tục nhưng không quá
cứng rắn, vẫn có thể để các tổ chức tôn giáo tham gia nhất định vào các lĩnh
vực chính trị xã hội và văn hóa. Đức, Ba Lan, Tây Ban Nha…là những thí dụ
tiêu biểu.

4. Loại “Chế độ thỏa hiệp”: Đây là mô hình của những nước “trung lập
rộng lượng”, trong đó vẫn thực hiện những nguyên tắc phân tách của Nhà
nước thế tục nhưng mềm dẻo hơn nữa, vẫn sử dụng các yếu tố tôn giáo kể cả
trong phạm vi công cộng, tiêu biểu cho loại này là các quốc gia Mỹ, Úc…
5. Loại “Các nước thế tục trung lập, trung tính”: Tiêu biểu là Pháp. Đây
là loại “triệt để” thực hiện những nguyên lý thế tục. Lẽ dĩ nhiên trong mô hình
này là sự trung lập cũng ở những mức độ khác nhau tùy mỗi nước.
6. Loại mô hình “Nhà nước thế tục kiểm soát”: Tiêu biểu cho loại này
là những nước như Anbani những năm trước khi Liên Xô và các nước Xã hội
chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ. Nhà nước này có một thời gian chủ trương hoàn
toàn xóa bỏ tôn giáo bằng bạo lực và tự coi là “Nhà nước vô thần” Xã hội
chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, dù tình hình hôm nay đã khác đi nhiều.
Các nhà nghiên cứu Âu Mỹ cũng thường xếp Trung Quốc , Việt Nam,
Nga… thuộc loại này.

18
Như vậy là chúng ta có thể tham khảo các cách phân chia này trong
những nghiên cứu cần thiết, thích hợp với Việt Nam. Điều đó có ý nghĩa
phương pháp luận là , khi phân định người ta thường chia thành hai tuyến lớn:
các Nhà nước thế tục và các Nhà nước phi thế tục. Mặt khác, sự phức tạp của
vấn đề lại chính là các mô hình khác nhau của loại hình Nhà nước thế tục.
1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo
Ai cũng biết rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người cộng sản kiên
định với thế giới quan duy vật. Người khẳng định: “Tôn giáo là duy tâm, cộng
sản là duy vật…Chủ nghĩa duy linh và chủ nghĩa duy vật ngược nhau, rõ ràng
là thế” [29, 80]. Thế nhưng, Người không đi sâu vào khai thác những mặt đối
lập, dị biệt mà lại đi tìm những nét tương đồng, những giá trị nhân văn của
các tôn giáo nhằm phát huy yếu tố tích cực của các tôn giáo cũng như tập hợp
được đông đảo đồng bào các tôn giáo đứng về phía cách mạng vì Người hiểu
đồng bào các tôn giáo là một bộ phận không nhỏ của khối đoàn kết toàn dân

tộc; không thể làm cách mạng thắng lợi nếu bỏ quên lực lượng này, càng
không thể để kẻ địch lôi kéo, chống lại dân tộc. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh
chủ trương: “Phải đoàn kết chặt chẽ không phân biệt đảng phái, giai cấp, tôn
giáo. Đoàn kết đó là lực lượng. Chia rẽ tức là yếu hèn”. Đây là quan điểm
nhân văn đúng đắn xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác của
cách mạng Việt Nam nói chung và công tác tôn giáo vận nói riêng.
Để tạo niềm tin nơi đồng bào có đạo, ngay sau khi nước Việt Nam Dân
chủ cộng hòa ra đời ngày 2 – 9 – 1945 thì sau đó một ngày, chủ tịch Hồ Chí
Minh thay mặt Chính phủ trịnh trọng tuyên bố: “Tín ngưỡng tự do và lương
giáo đoàn kết”. Tiếp đó, Người đã ký một loạt sắc lệnh liên quan tới tôn giáo
làm cơ sở pháp lý để các tín đồ và các tôn giáo được sinh hoạt tôn giáo bình
thường theo luật pháp và bảo vệ những quyền lợi chính đáng đó. Trong đó,

19
đáng chú ý nhất là Sắc lệnh về vấn đề tôn giáo số 234 – SL do Chủ tịch Hồ
Chí Minh ký ngày 14 – 6 – 1955 với 5 chương, 16 điều quy định chi tiết về
quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng của nhân dân, quyền của các giáo
hội tham gia vào các hoạt động xã hội và các phương thức quản trị của
mình. Đặc biệt, điều 13 của Sắc lệnh viết : Chính quyền không can thiệp
vào công việc nội bộ của các tôn giáo. Riêng về Công giáo, quan hệ về tôn
giáo giữa Giáo hội Việt Nam với Tòa thánh La Mã là vấn đề của nội bộ
Công giáo. Rất nhiều điều hiện nay vẫn còn giữ nguyên giá trị và vẫn được
nhiều tín đồ đồng tình nhất là trong quá trình hội nhập, mở cửa với thế giới
của nước ta hiện nay.
Có luật pháp chưa đủ, để đồng bào có đạo thực sự tin tưởng vào chính
sách của nhà nước, chống lại âm mưu chia rẽ của kẻ thù, Chủ tịch Hồ Chí
Minh thường xuyên nhắc nhở mọi người, nhất là cán bộ khi tiếp xúc với dân
phải làm tốt công tác tôn giáo vận, không được vi phạm tín ngưỡng, phong
tục của dân cũng không nên đưa ra những vấn đề lý luận xa vời, cần phải thận
trọng trong việc xưng hô với các giáo sĩ. Người nghiêm khắc phê phán: “Đối

với nông dân Công giáo, có đội đã đưa chủ nghĩa Mác – Lênin ra giải thích.
Nhiều cán bộ hễ nói đến cha cố, không phân biệt tuổi tác cứ gọi là thằng, làm
cho nông dân Công giáo rất khó chịu” [29, tr.80 – 81].
Hồ Chí Minh là một người am hiểu tôn giáo và cũng là một người mẫu
mực trong thực hiện. Người đã tranh thủ các chức sắc cao cấp của các tôn
giáo để họ cùng làm công tác vận động các tín đồ. Mỗi khi có sự vụ liên quan
đến tôn giáo xảy ra, Người lập tức liên lạc với những người đứng đầu tôn giáo
ở địa phương để tìm cách giải quyết. Đơn cử như vào đầu năm 1947, tại Phát
Diệm (Ninh Bình) có một số vụ va chạm giữa đồng bào Công giáo và chính
quyền Việt Minh, Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Giám mục Lê Hữu Từ đề nghị
phối hợp giải quyết: “Một đằng, chúng ta cần giải thích cho người Công giáo

20
hiểu rõ chủ trương chính sách của Chính phủ như Đức cha đang làm. Đằng
khác, cần giáo dục cán bộ của Chính phủ, như bản thân tôi cũng đang làm.
Như vậy, thì bọn gây rối sẽ không còn có thể chia rẽ chúng ta và sự đoàn kết
toàn dân sẽ thực hiện được” [29, tr. 80 – 81].
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã mạnh dạn đề xuất với Chính phủ,
Quốc hội bổ nhiệm một loạt giáo sĩ, giáo dân Công giáo vào các chức vụ
cao cấp như Giám mục Lê Hữu Từ, Hồ Ngọc Cẩn là cố vấn cho Chính phủ,
linh mục Phạm Bá Trực là Phó Ban thường trực Quốc hội, các ông Nguyễn
Tử Hạ, Nguyễn Mạnh Hà, Vũ Đình Tụng là Bộ trưởng trong Chính phủ
Việt Nam Cộng hòa…Hồ Chủ tịch biết rõ nguyện vọng của giáo dân là
“phần xác ấm no, phần hồn thong dong”. Để đảm bảo phần xác no ấm,
Người kêu gọi giáo dân đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm và chỉ đạo
các địa phương xây dựng, củng cố hợp tác xã. Về phương diện tôn giáo,
Người nhắc nhở các địa phương tạo điều kiện cho các buổi lễ được thuận
lợi, tiết kiệm, đúng pháp luật. Quan tâm đến đồng bào có đạo nên mỗi dịp
vui buồn của giới Công giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có điện, thư chia
sẻ. Hầu như dịp lễ Giáng sinh nào kể từ năm 1945, Người đều có thư chúc

mừng đồng bào Công giáo cả nước.
Người quan niệm khi giải quyết các vấn đề tôn giáo cần phân biệt rõ
hai mặt chính trị và tư tưởng trong tôn giáo, nhằm đấu tranh chống lại các thế
lực phản động muốn lợi dụng tôn giáo vào mục đích chính trị phản động làm
ảnh hưởng đến sự nghiệp cách mạng và lợi ích quần chúng nhân dân lao
động. Vì vậy, Người khẳng định:
“Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức
cá nhân.
Tôn giáo Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả.

21
Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng.
Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó là chính sách của nó phù
hợp với điều kiện nước ta.
Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ hợp với nhau thành
một khối, tôi tin rằng họ nhất định sẽ chung sống với nhau hòa bình như
những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm học trò nhỏ của các vị ấy”
(29, tr.325- 326].
Thực tế đã chứng minh, trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Hồ
Chí Minh đã kiên trì đấu tranh chống lại những kẻ lợi dụng Công giáo nhằm
bảo vệ đoàn kết toàn dân, đồng thời “tẩy trừ những bọn phản Chúa, phản
quốc, hại dân”. Người nói: “những người Việt Nam theo Pháp và bù nhìn, làm
hại đồng bào, chẳng những là Việt gian mà còn là giáo gian. Còn những đồng
bào Công giáo kháng chiến mới thật sự là tín đồ chân chính của Đức Chúa, vì
những đồng bào ấy thật thà phụng sự Đức Chúa, phụng sự Tổ quốc” và “Cũng
như Ngô Đình Diệm là người Công giáo, cũng như Giuđa là người Công giáo,
Ngô Đình Diệm đã lợi dụng Chúa để làm ô danh Chúa, lợi dụng đồng bào để
giết hại đồng bào”.
1.3. Mối quan hệ giữa nhà nƣớc và Giáo hội ở Việt Nam trong lịch sử
1.3.1. Mối quan hệ giữa nhà nước phong kiến và tôn giáo trước khi

Công giáo được truyền vào Việt Nam
Với vị trí địa lý nằm ở ngã ba con đường của Đông Nam Á và là cầu
nối từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương, từ Tây sang Đông, từ lục địa ra
hải đảo, Việt Nam không chỉ thuận lợi cho giao thương mà còn là vùng đất
đầy tiềm năng của việc truyền giáo. Ngay từ những thế kỷ đầu Công nguyên,
Việt Nam đã sớm tiếp xúc với Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo. Có mặt từ

22
những buổi đầu, các tôn giáo này đã cùng tồn tại hòa bình và có những đóng
góp quan trọng cho nền văn hóa của dân tộc.
Các triều đại phong kiến Việt Nam thường có thái độ khoan dung tôn
giáo. Ở mỗi triều đại của nhà nước phong kiến Việt Nam, có thể một tôn giáo
được đề cao song không tôn giáo nào bị kỳ thị. Lịch sử Việt Nam có thời kỳ
nhà nước phong kiến coi một tôn giáo là “quốc giáo”, nhưng nhìn chung
không coi các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng khác là “tà giáo”, “dị giáo”.
Triều đình có thể coi trọng tôn giáo này và lấy làm chỗ dựa tinh thần cho cả
xã hội, nhưng nhìn chung không cấm các tôn giáo, tín ngưỡng khác hoạt động
như thời phong kiến tại châu Âu. Ở Việt Nam, không có tôn giáo nào chiếm
vị trí độc tôn suốt chiều dài lịch sử dân tộc và cũng chẳng có giáo hội bao
trùm lên toàn xã hội và các quốc gia. Phật –Nho– Đạo là ba tôn giáo có mặt
lâu đời ở nước ta, giáo lý của cả ba tôn giáo này đâu phải là hoàn toàn có sự
tương đồng và lịch sử tồn tại cũng không phải là không có mâu thuẫn từ
những người theo tôn giáo khác nhau. Song, chưa hề xảy ra xung đột đến mức
dẫn đến chiến tranh tôn giáo như đã từng diễn ra ở một số nước trên thế giới.
Từ những năm đầu của thời kỳ xây dựng nền độc lập cho đến các
vương triều Lý – Trần, Phật giáo là tôn giáo chủ lưu, làm nền tảng tinh thần
cho quốc gia Đại Việt. Đến thời Lê – Nguyễn, Nho giáo trở thành ý thức hệ
chính thống cho một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền. Nhưng ngay
dưới thời Đinh – Lê – Lý – Trần, Nho giáo và Đạo giáo vẫn có vai trò và dưới
thời Lê – Nguyễn, đâu phải Phật giáo và Đạo giáo đã lụi tàn.

Lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam cũng như thế giới cho thấy,
nhà nước nào cũng phải dựa trên một nền tảng tư tưởng để tổ chức xã hội. Nếu
như thời Lê – Nguyễn, hệ tư tưởng chủ đạo của nhà nước phong kiến là Nho
giáo thì thời Đinh – Tiền Lê – Lý – Trần, hệ tư tưởng lại căn bản dựa trên tư

23
tưởng Phật giáo: "Phật giáo là một tôn giáo được giai cấp phong kiến Việt Nam
đề cao và sử dụng một cách tích cực trong nhiều thế kỷ khi nước nhà được giải
phóng khỏi ách thống trị của bọn phong kiến phương Bắc" [31, 161].
Những vị vua đứng đầu nhà nước phong kiến thời Lý – Trần hầu hết
đều là những người uyên thâm về lý luận Phật giáo và vận dụng nhiều tư
tưởng Phật giáo vào việc trị vì thiên hạ. Trần Thái Tông còn được coi là ông
tổ sáng lập ra Thiền phái đầu tiên của Việt Nam là Thiền phái Trúc Lâm. Có
thể nói, tư tưởng và giáo lý Phật giáo với tinh thần nhập thế, từ bi, hỉ xả, cứu
khổ cứu nạn thấm nhuần sâu sắc không chỉ trong điều hành chính sự của vua
chúa phong kiến mà cả trong đời sống thường nhật. Vì thế, Phật giáo dưới
triều đại Lý – Trần có bước phát triển lớn. Nhiều chùa chiền xuất hiện. Các sư
tăng và tín đồ Phật giáo phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nhiều vị cao
tăng nổi tiếng được vua và triều đình nể trọng như thiền sư Khuông Việt,
thiền sư Vạn Hạnh , nhiều vị thiền sư có xuất thân là tầng lớp quý tộc như
Phật hoàng Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ Nhà chùa sở hữu khá
nhiều ruộng đất và do đó có một cơ sở kinh tế nhất định. Nhà chùa cũng là nơi
đào tạo ra những tăng sư giữ vai trò là những phần tử trí thức cho thời đại. Ở
nông thôn, ngôi chùa không chỉ là quy tụ tín ngưỡng mà còn là trung tâm sinh
hoạt văn hóa, hội hè và văn nghệ của quần chúng. Phật giáo có ảnh hưởng sâu
sắc trên các mặt văn hóa tinh thần của đất nước. Nó có ảnh hưởng rõ rệt đối
với văn thơ, nghệ thuật nhất là nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. Qua sinh
hoạt và nghi lễ nhà chùa, Phật giáo còn tác động đến tư tưởng, tâm lý, phong
tục và nếp sống của đông đảo nhân dân ở các làng xã.
Từ thế kỷ XV trở đi, Phật giáo có sự suy giảm, không còn hưng thịnh

như trước. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, lập ra triều Hậu Lê. Nhà Lê coi trọng
Nho giáo, cho lập Quốc Tử Giám, tập trung tuyển quan lại qua thi cử, tổ chức

24
tế Khổng Tử, mở trường dạy học và cử thày dạy Nho học ở kinh đô và các
phủ lộ. Các ông vua cùng trí thức phò tá nhà Lê hầu hết đều theo Nho học.
Chính vì vậy mà ý thức hệ Nho giáo thâm nhập vào xã hội ngày một sâu.
Dưới triều vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497), Nho giáo đã chính thức trở
thành hệ tư tưởng chi phối chủ đạo đời sống chính trị - xã hội Việt Nam. Hệ
thống nghi lễ quan chế triều đình hoàn toàn theo mẫu hình triều đình Nho
giáo. Triều đình cho xây dựng một loạt cơ sở thờ tự mang đậm dấu ấn Nho
giáo như Đàn Nam Giao, Đàn Xã Tắc, nhà Tôn Miếu Nhà nước đặt ra chức
vụ Ngũ Kinh bác sĩ, ban hành luật pháp mang chuẩn mực Nho giáo, từ quan
hệ vua tôi, cha con, chồng vợ đến quan hệ gia đình, tộc họ, xóm làng, đất
nước ; từ hôn nhân đến tang ma, thờ cúng, lễ hội đều theo quy chuẩn của
Nho giáo. Nho học mở rộng phạm vi ảnh hưởng, quy định hình thức và nội
dung thi cử Thi cử gần như con đường tiến thân của tầng lớp thanh niên ưu
tú của xã hội. Tầng lớp trí thức say sưa, miệt mài với cửa Khổng, sân Trình,
với Tứ thư Ngũ kinh, lấy thuyết "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" làm lý
tưởng của cuộc đời Bộ luật Hồng Đức nổi tiếng được ban hành thời kỳ này
dành hẳn 16 điều quy định về tôn giáo nhằm hạn chế Phật giáo và Đạo giáo.
Nho giáo là hệ tư tưởng chính thống dưới triều Lê, nhất là từ triều vua
Lê Thánh Tông, Phật giáo tuy không còn chỗ đứng như trước ở chốn cung
đình thì trở về cắm rễ sâu ở nơi thôn quê và Đạo giáo vẫn còn ảnh hưởng
trong đời sống xã hội. Dân chúng vẫn cần đạo Phật. Thế kỷ XV, chùa chiền
vẫn tiếp tục được xây cất, tu sửa. Năm 1461, vua Lê Thánh Tông ra Sắc chỉ
hạn chế xây chùa Phật giáo, nhưng ảnh hưởng của Phật giáo không chỉ duy trì
trong dân gian mà tồn tại ngay cả trong chốn quý tộc cung đình. Trong tầng
lớp quan lại vẫn có những người rất chuộng đạo Phật. Điển hình như Đại tư
đồ Lê Sát, một trong những khai quốc công thần của triều Hậu Lê. Ông cho


25
xây dựng chùa Bảo Thiên, Thanh Đàm, Chiêu Độ với quy mô lớn, tổ chức lễ
rước Phật Pháp Vân về kinh để cầu mưa, tổ chức lễ Vu Lan báo hiếu ngay
chốn cung đình. Dưới triều vua Lê Nhân Tông (1443 – 1459), triều đình vẫn
còn tổ chức những lễ nghi Phật giáo.
1.3.2. Mối quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo từ sau khi Công giáo được
truyền vào Việt Nam cho đến trước năm 1975
Dưới thời nhà Mạc, hệ tư tưởng Nho giáo vẫn là hệ tư tưởng chủ đạo
nhưng chiến tranh liên miên, loạn lạc kéo dài khiến cho triều đình phong kiến
lâm vào khủng hoảng. Nhà Mạc cởi mở và bao dung tôn giáo khiến cho Phật
giáo và Đạo giáo có dầu hiệu phục hưng trở lại, ngay cả trong tầng lớp Nho sĩ
cũng có nhiều người quay trở lại với Phật giáo. Tầng lớp vua quan nhiều
người tham gia xây dựng, sửa chữa nhiều chùa, quán. Nếu như thời Lý Trần,
Tam giáo song hành thì đến nhà Mạc , Phật – Khổng – Đạo hòa quyện và
nhau thành một thứ tôn giáo dung hợp thật sự để trở thành "Tam giáo đồng
quy". Nhiều chùa Tam giáo được xây dựng và tại những nơi đó, sư tăng kiêm
chức năng đạo sĩ.
Từ thế kỷ XVII, đất nước bị phân chia thành Đàng Ngoài và Đàng
Trong dưới sự cai quản của vua Lê – Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa
Nguyễn ở Đàng Trong. Nho giáo vẫn tiếp tục là hệ ý thức chính của triều đình
nhưng không còn hưng thịnh như thời trước mà đã suy vi, bởi dân chúng
không còn tin vào "Thiên tử" - người dung túng cho tầng lớp đại quý tộc ăn
chơi xa xỉ, tranh ngôi đoạt vị để cho dân tình lầm than, ai oán. Người dân
quay lại tìm hy vọng ở sự cứu khổ, cứu nạn của Phật và lãng quên thực tại
trong Đạo giáo. Thời kỳ này vẫn có nhiều quý tộc sùng đạo Phật. Chùa chiền
tiếp tục được xây dựng, nhiều vị cao tăng được vua chúa coi trọng, nghi lễ
Phật giáo được các bậc công hầu ưa thích.

×