Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========


NGUYỄN PHAN VŨ



QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁO
Ở TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY





LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
Mã số: 60.22.90

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Hữu Thảo



HÀ NỘI - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========


NGUYỄN PHAN VŨ




QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁO
Ở TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY



LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
Mã số: 60.22.90

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Hữu Thảo





HÀ NỘI - 2014

1
MỤC LỤC
MỤC LỤC 0
I PHẦN MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 5
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 7
6. Cái mới của luận văn 8
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 8
8. Kết cấu của luận văn 8

Chƣơng 1 QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TÔN GIÁO VÀ TÌNH HÌNH
TÔN GIÁO Ở TỈNH THANH HOÁ 9
1.1. Một số vấn đề chung về quản lý nhà nƣớc về tôn giáo 9
1.1.1. Một số vấn đề lý luận về tôn giáo 9
1.1.2. Khái niệm “quản lý nhà nước” và “quản lý nhà nước về tôn giáo” 15
1.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam 17
1.2. Tình hình tôn giáo ở tỉnh Thanh Hoá 20
1.2.1. Một số đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị của tỉnh
Thanh Hóa 20
1.2.2. Tình hình tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa 23
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 33
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI
VỚI TÔN GIÁO Ở THANH HOÁ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 35
2.1. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc đối với tôn giáo ở Thanh Hoá 35
2.1.1. Thành tựu và nguyên nhân 35
2.1.2. Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân 51
2.2. Những vấn đề đặt ra từ công tác quản lý nhà nƣớc đối với tôn giáo ở
tỉnh Thanh Hóa hiện nay 58
2.2.1. Những vấn đề đặt ra từ phương diện công cụ quản lý nhà nước đối
với tôn giáo 58

2
2.2.2. Những vấn đề đặt ra từ phương diện tổ chức bộ máy quản lý nhà
nước đối với tôn giáo 60
2.2.3. Những vấn đề đặt ra từ phương diện cán bộ làm công tác quản lý
nhà nước đối với tôn giáo đối với tôn giáo 61
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 62
Chƣơng 3 DỰ BÁO TÌNH HÌNH VÀ PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI TÔN
GIÁO Ở TỈNH THANH HOÁ 64

3.1. Dự báo tình hình tôn giáo ở Thanh Hoá 64
3.2. Phƣơng hƣớng của công tác quản lý nhà nƣớc đối với tôn giáo ở
Thanh Hoá 67
3.2.1. Công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Thanh Hoá nhằm đảm
bảo chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 67
3.2.2. Công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Thanh Hoá góp phần
ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế và đảm bảo vai trò lãnh đạo
của Đảng, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trên địa bàn 69
3.2.3. Công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Thanh Hoá đặt trong
toàn bộ công tác quản lý đối với tôn giáo của cả nước ta 71
3.3. Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà
nƣớc đối với tôn giáo ở Thanh Hoá 72
3.3.1. Những giải pháp cơ bản 72
3.3.2. Một số kiến nghị 85
 85
 87
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 91
KẾT LUẬN 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

3
I PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, đồng thời cũng là một thực thể xã
hội ra đời và phát triển từ hàng nghìn năm nay. Trong quá trình tồn tại và phát
triển, tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội,
đến tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, nhiều
quốc gia. Tuy nhiên, tôn giáo cũng tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị
- xã hội, vì thế các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đều phải tăng cường quản

lý nhà nước đối với tôn giáo.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, mỗi dân tộc, kể cả
người Kinh (Việt) đều lưu giữ những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo của riêng
mình. Số lượng người theo tôn giáo ở nước ta khá đông, với 14 tôn giáo và 40
tổ chức tôn giáo như hiện nay, số tín đồ đã có tới vài chục triệu người. Nhìn
chung ở nước ta, hoạt động của các tôn giáo đều diễn ra trong khuôn khổ
chính sách, pháp luật và tuân thủ việc quản lý của nhà nước, theo đó, khối đại
đoàn kết toàn toàn dân được củng cố. Điều đó khẳng định, việc đề ra chính sách
tôn giáo đúng đắn và việc quản lý nhà nước đối với tôn giáo là một vấn đề
quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nhu cầu tôn giáo của đông đảo
nhân dân ta, đồng thời tác động to lớn đến tình hình kinh tế - chính trị - xã hội
của đất nước.
Thanh Hoá là một tỉnh nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, có số dân khoảng
3.400.239 người (theo Tổng điều tra dân số ngày 01/04/2009), được xem là
một trong những tỉnh đông dân nhất, đứng thứ ba cả nước. So với cả nước,
Thanh hoá là một tỉnh có đồng bào theo đạo không đông (Phật giáo: khoảng
100.000 tín đồ, Công giáo: khoảng 140.000 tín đồ, Tin lành: khoảng 6000 tín
đồ, Cao đài: khoảng 100 tín đồ). Nhìn chung tình hình tôn giáo tại tỉnh Thanh
Hoá nhiều năm qua tương đối ổn định, đại bộ phận tín đồ, chức sắc tôn giáo
phấn đấu sống “tốt đời đẹp đạo”. Nhưng bên cạnh đó, do địa lý rộng, công tác
quản lý, tuyên truyền còn gặp nhiều khó khăn; vẫn có tình trạng hoạt động tôn

4
giáo vi phạm chính sách, pháp luật, hiện tượng mê tín còn diễn ra tràn lan.
Nhiều vấn đề liên quan đến tôn giáo trong tỉnh còn kéo dài như: Vấn đề đất
đai, hoạt động hội đoàn. Hoạt động truyền đạo trái phép của một số tôn giáo
vào vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa ngày càng gia tăng (trên địa
bàn toàn tỉnh còn 57/72 điểm, nhóm sinh hoạt của đạo Tin lành chưa đăng ký
sinh hoạt đạo với chính quyền cơ sở). Ngoài ra còn có một số hiện tượng tôn
giáo mới như : Chân Không, Thanh Hải Vô Thượng Sư, Long Hoa Di Lặc,

Ngọc Phật Hồ Chí Minh lén lút hoạt động trên địa bàn Tỉnh. Việc các thế lực
phản động lợi dụng tôn giáo để kích động quần chúng chống đối chính quyền
vẫn lẻ tẻ diễn ra ở một số nơi.
Công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo ở Thanh hóa
những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ và đạt được những kết quả nhất định.
Nhưng bên cạnh đó cũng còn tồn tại nhiều vấn đề, như: một bộ phận cán bộ
đảng viên nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với
tôn giáo còn hạn chế; sự phối hợp giữa các cấp, ngành còn thiếu tập trung và
chưa đồng bộ, việc giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo còn nhiều
bất cập. Chức năng quản lý nhà nước đối với tôn giáo của chính quyền nhiều
nơi còn vừa cứng nhắc, vừa buông lỏng và thiếu đồng bộ. Công tác xây dựng
lực lượng cốt cán, đào tạo cán bộ làm công tác tôn giáo còn chưa được quan
tâm đúng mức, ở cấp xã chưa có ban chuyên trách về công tác tôn giáo.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu để tìm ra những phương hướng và
giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với tôn giáo trên địa bàn
tỉnh, nhằm đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của quần chúng,
để hoạt động tôn giáo tuân thủ pháp luật và đấu tranh có hiệu quả trước sự lợi
dụng tôn giáo của các thế lực xấu là việc làm cấp thiết. Xuất phát từ những lý
do trên, người viết chọn đề tài: "Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở tỉnh
Thanh Hóa hiện nay", làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học.

5
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề tôn giáo, ảnh hưởng của tôn giáo và quản lý nhà nước đối với
vấn đề tôn giáo ở Việt Nam là một vấn đề lớn đã được nhiều nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu. Hiện nay có nhiều công trình, nhiều bài viết về tôn
giáo và ảnh hưởng của tôn giáo đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống
xã hội. Có thể nêu một số công trình nghiên cứu như:     
(Đặng Nghiêm Vạn (1996), Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội)

 
(TS Ngô Hữu Thảo- chủ nhiệm đê tài (1998), Đề tài KH
cấp bộ),  (TS Nguyễn Thanh Xuân (2005), Ban
tôn giáo chính phủ, Nxb Tôn giáo, Hà Nội),  
GS. TS Đỗ Quang Hưng (2008), NXB Lý luận
Chính trị).
Ở góc độ quản lý nhà nước về các hoạt động của tôn giáo là một trong
những yêu cầu quan trọng của sự nghiệp đổi mới đất nước trong xu thế hội
nhập hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu tôn giáo, đề ra chủ trương chính sách
đối với tôn giáo và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các
hoạt động của tôn giáo ngày càng được quan tâm ở nhiều góc độ khác nhau
trên bình diện cả nước, thể hiện ở nhiều công trình như:
- TS Nguyễn Hữu Khiển (2001), 

, Nxb Công an nhân dân.
- GS Đặng Nghiêm Vạn (2003), 
, Nxb CTQG, HN.
- GS. TS Đỗ Quang Hưng (2005), 
 Tạp chí công tác tôn giáo số 1

6
- PGS. TS Nguyễn Đức Lữ (2009),  
, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà
Nội.
- PGS.TS Nguyễn Hồng Dương (2012),     
              , Nxb
CTQG, HN
Ngoài ra còn có một số luận văn thạc sĩ : “
 của Dương Xuân Huyên (2006),



, 
 của Nguyễn Văn Tiến (2012), 
h 1990  
của Hoàng Ngọc Phương (2012).
Ở Thanh Hóa hiện nay, vấn đề chính sách và nâng cao hiệu quả công
tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo cũng đã có một số công
trình nghiên cứu, như: 
- " của Lê Văn Nhuần (năm
2004), “













 ” của Vương
Quốc Tuấn (2006), và được đề cập trong các báo cáo tổng kết của Ban Dân
vận Tỉnh ủy, Ban tôn giáo … qua các năm. Ngoài ra, tỉnh cũng đã đưa ra đề
án tổ chức bộ máy của Ban Tôn giáo tỉnh Thanh Hoá ban hành năm 2008, để
quản lý hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Mới nhất, năm 2012 Ban Tôn
giáo cũng chủ trì thực hiện đề án: “K
, ”.

Các công trình trên đã đề cập nhiều khía cạnh khác nhau của tôn giáo,
đặt vấn đề quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở từng lĩnh vực, từng địa
phương khác nhau và có nhiều ý kiến phong phú có thể tham khảo, học tập
và sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo trực tiếp cho đề tài luận văn này.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình, luận văn, luận án nào đề cập

7
trực tiếp vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Thanh
Hóa trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Làm rõ những vấn đề chung về quản lý nhà nước đối với tôn giáo và
thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa hiện
nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
đối với tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về tôn giáo và công tác quản lý nhà
nước đối với các hoạt động tôn giáo ở nước ta hiện nay.
- Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước các hoạt động tôn giáo
ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay và những vấn đề đặt ra.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả các hoạt động quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa hiện
nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* 
Là công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo ở Thanh
Hóa.

: Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thanh

Hóa.
: Đề tài tiến hành nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn từ
sau khi có Nghị quyết 25- NQ/TW của ban chấp hành trung ương đảng khóa
IX về công tác tôn giáo (tử 2003 đến nay)
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu


8
Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác
– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo.
Luận văn cũng xuất phát từ thực tiễn quản lý nhà nước đối với các hoạt
động tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa.
 
Để thực hiện luận văn này, tác giả vận dụng những nguyên tắc phương
pháp luận chung nhất của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu của các khoa học cụ
thể, như: phương pháp lịch sử - logic, phương pháp so sánh, phương pháp
phân tích tổng hợp, đặc biệt chú trọng đến phương pháp điền dã, tổng kết thực
tiễn.
6. Cái mới của luận văn
- Trên cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn
giáo, bước đầu luận văn làm sáng tỏ một số vấn đề cấp bách đang đặt ra trong
quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản có tính khả thi góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo ở
tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để xây dựng chủ
trương, biện pháp và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt
động của tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa.

8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được chia ra làm 3 chương, 7 tiết.





9
Chƣơng 1
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TÔN GIÁO VÀ TÌNH HÌNH TÔN
GIÁO Ở TỈNH THANH HOÁ
1.1. Một số vấn đề chung về quản lý nhà nƣớc về tôn giáo
1.1.1. Một số vấn đề lý luận về tôn giáo
Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử, xã hội xuất hiện từ lâu trong lịch
sử, theo các tài liệu thống kê đến nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái
niệm tôn giáo, tùy cách tiếp cận và mục tiêu nghiên cứu khác nhau người ta
đưa ra những định nghĩa khác nhau về tôn giáo. Thuật ngữ tôn giáo (religion
trong tiếng Anh), bắt nguồn từ tiếng La tinh là religio có nghĩa là sự tồn tại
một quyền lực bên ngoài mà con người phải tuân theo; cảm giác mộ Đạo và
tuân theo quyền lực đó. Theo tiếng Hy Lạp thì tôn giáo là legere - ràng buộc
hay mối liên hệ giữa con người và thần linh. Thuật ngữ religion lần đầu tiên
được Thiên chúa giáo sử dụng ngoài ý nghĩa như trên còn có nghĩa là ý thức
về một cộng đồng được tổ chức. Các tôn giáo cụ thể có khoảng trên dưới 5
nghìn tôn giáo đã và đang tồn tại trong lịch sử, hiện nay có khoảng 250 định
nghĩa về tôn giáo. Theo thời gian thuật ngữ ngày càng được mở rộng về nội
hàm và mức độ phổ biến, tùy từng tôn giáo, cách tiếp cận và ở từng nước mà
nó được hiểu theo những nghĩa khác nhau.
- - 
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, một tiểu hệ thống kiến trúc

thượng tầng, là sản phẩm do con người sáng tạo ra và tồn tại rất lâu dài. trong
những thời kỳ lịch sử khác nhau tôn giáo sẽ có những biến đổi để phù hợp với
kết cầu chính trị và xã hội của thời đại đó. Vì thế khi xã hội phát triển đến
một mức độ nhất định, khi mà những nguồn gốc của tôn giáo bị loại bỏ, khoa
học giúp cho con người nhận thức được các hiện tượng tự nhiên và xã hội thì
tôn giáo sẽ dần mất đi vị trí và vai trò của nó. C.Mác nói tôn giáo mất đi khi
mà “ Khi nào con người không chỉ mưu sự, mà còn làm cho thành sự nữa thì
chỉ khi đó, cái sức mạnh xa lạ cuối cùng hiện nay vẫn còn đang phản ánh và

10
tôn giáo mới sẽ mất đi, và cùng với bản thân sự phản ánh có tính chất tôn giáo
cũng sẽ mất đi, vì khi đó sẽ không còn gì để phản ánh nữa” [35, tr. 439]. Với
tư cách là một hình thái ý thức xã hội, tôn giáo phản ánh một cách hoang
đường, hư ảo hiện thực khách quan. Trong tác phẩm  ,
Ph.Ăngghen viết: “Tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong
đầu óc con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng
ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang
hình thức những lực lượng siêu trần thế” [35; 437].
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội và là một hiện tượng xã hội có
nhiều chức năng mang tính phức tạp, không thuần nhất. Hầu hết các tôn giáo
lớn đều có khả năng hướng thiện, giáo dục con người vươn tới các chuẩn mực
đạo đức tốt đẹp. Đồng thời các tôn giáo cũng tạo ra những sinh hoạt văn hóa
cộng đồng để duy trì niềm tin tôn giáo thông qua các hoạt động này. Nhưng
ngược lại, các tôn giáo cũng chứa đựng những nhân tố nhạy cảm dễ bị lôi kéo
vào xu hướng tiêu cực và dễ gây ra những xung đột chính trị - xã hội
Các giai cấp thống trị xã hội trong lịch sử, đã lợi dụng tính mâu thuẫn
trong tôn giáo để khai thác những mặt tiêu cực, phục vụ cho lợi ích của giai cấp
thống trị. Điều này đã được C.Mác chỉ rõ: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là
sự biểu hiện của sự nghèo nàn trong hiện thực, vừa là sự phản kháng chống lại
sự nghèo nàn ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim

của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự
không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” [36; 570]. Tôn giáo
là sản phẩm của con người, nó tồn tại và biến đổi cùng với xã hội loài người.
Trong cuộc sống của mình, để tồn tại được, con người phải được đáp ứng
được những nhu cầu về vật chất tối thiểu như ăn, mặc, ở Tuy nhiên, con
người không chỉ cần có vậy, khi xã hội càng phát triển thì việc thỏa mãn nhu
cầu tinh thần, trong đó có tín ngưỡng, tôn giáo càng được chú ý. Tôn giáo là
một trong những nhu cầu thiết yếu, nó có khả năng giữ vai trò thăng bằng
trạng thái tinh thần của con người. Đến với tôn giáo không hẳn là người ta

11
chốn chạy thực tại, mà có lẽ quan trọng hơn là họ tìm thấy ở đấy sự yên tĩnh
trong tâm hồn, sự cân bằng về tình cảm, sự đồng cảm, chia sẻ tâm tư nguyện
vọng với cộng đồng.
Trong xã hội công xã nguyên thủy, do trình độ của lực lượng sản xuất
và điều kiện sinh hoạt vật chất thấp kém, con người luôn cảm thấy yếu đuối
và bất lực trước thiên nhiên bao la, hùng vĩ, đầy bí ẩn. Vì vậy người nguyên
thủy đã gán cho tự nhiên những sức mạnh siêu nhiên. Khi xã hội xuất hiện
chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, giai cấp hình thành, đối kháng giai cấp nảy
sinh, hiện tượng tiêu cực xã hội ngày càng phát triển, con người lại thêm
một bất lực nữa, bất lực trước lực lượng tự phát nảy sinh trong xã hội. Không
giải thích được sự phân hóa giai cấp và nguyên nhân của bất bình đẳng xã
hội, những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi trong cuộc sống, người ta hi vọng ảo
tưởng vào cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới “ bên kia”.
Quần chúng bất lực trong cuộc đấu tranh giai cấp và giai cấp thống trị
bóc lột đã sử dụng tôn giáo như một công cụ, phương tiện để duy trì ách
thống trị của mình là những nguyên nhân xã hội cho sự ra đời và tồn tại của
tôn giáo. Sự bần cùng về kinh tế, nạn áp bức về chính trị, sự hiện diện của
những bất công xã hội, cùng với nỗi thất vọng, bất lực trong cuộc đấu tranh
giai cấp của giai cấp bị trị, đó là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại.

Các nhà duy tâm trước C.Mác thường nhấn mạnh về nguồn gốc nhận
thức của tôn giáo. Còn những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin lại
quan tâm trước hết đến nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo. Chính vì vậy
mà học thuyết duy vật của C.Mác đã vượt lên trên các nhà duy vật đương thời.
Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác – Lênin không phủ nhận nguồn gốc nhận thức của
tôn giáo mà còn làm sáng tỏ một cách có cơ sở khoa học nguồn gốc đó.
Ở một giai đoạn lịch sử nhất định thì sự nhận thức của con người về tự
nhiên, xã hội và chính bản thân mình là có giới hạn. Chức năng của khoa học
là tìm hiểu, khám phá ra những điều mà nhân loại chưa biết; vận dụng những
tri thức đã biết để tiếp tục nhận thức và cải tạo tự nhiên, xã hội và bản than

12
con người ngày một tiến bộ hơn. Song, ở thời kỳ lịch sử cụ thể thì khoảng
cách giữa “biết” và “chưa biết” vẫn tồn tại. Điều gì mà khoa học chưa giải
thích được thì điều đó được tôn giáo thay thế. Ngay cả những vấn đề đã được
khoa học chứng minh, nhưng trình độ dân trí thấp kém vẫn là mảnh đất cho
tôn giáo ra đời, tồn tại và phát triển.
Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo còn gắn liền với đặc điểm của quá
trình nhận thức của con người về thế giới khách quan - đó là một quá trình
phức tạp và đầy mâu thuẫn. Một mặt, hình thức phản ánh hiện thực càng đa
dạng, phong phú bao nhiêu, thì con người càng có khả năng nhận biết đầy đủ,
sâu sắc thế giới khách quan bấy nhiêu; mặt khác, càng khái quát hóa, trìu
tượng hóa, thì vật, hiện tượng mà con người nhận thức càng có khả năng xa
rời hiện thực và có thể phản ánh sai lệch hiện thực. Sự nhận thức bị tuyệt đối
hóa, vai trò của chủ thể nhận thức bị cường điệu hóa sẽ dẫn đến thiếu khách
quan, mất dần cơ sở trần thế để trở thành siêu nhiên, thần thánh.
Vấn đề ảnh hưởng tâm lý, tình cảm của con người đối với sự ra đời và
tồn tại của tôn giáo đã được các nhà duy vật cổ đại nghiên cứu. Họ thường
đưa ra các luận điểm “sự sợ hãi tạo ra thần linh”. V.I.Lênin tán thành và phân
tích thêm: “Sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản - mù quáng vì quần

chúng nhân dân không thể đoán trước được nó - là thế lực bất cứ lúc nào
trong đời sống của người vô sản và tiểu chủ, cũng đe dọa đem lại cho họ và
đang đem lại cho họ sự phá sản “đột ngột”, “ bất ngờ”, “ ngẫu nhiên”, làm
cho họ phải diệt vong, biến họ thành những người ăn xin, một kẻ bần cùng,
một gái điếm và dồn họ vào cảnh chết đói, đó là nguồn gốc sâu xa của tôn
giáo hiện đại” [32; 515 - 516]. Nhưng không phải chỉ có sự sợ hãi trước sức
mạnh tự phát của tự nhiên và xã hội mới dẫn con người đến việc nhờ cậy ở
thần linh, mà ngay cả những tình cảm tích cực như lòng biết ơn, sự kính
trọng, tình yêu thương đồng loại trong mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên và con người với con người cũng được thể hiện qua các hình thức tín
ngưỡng, tôn giáo.

13
Tôn giáo đã đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, góp
phần bù đắp những hụt hẫng trong cuộc sống, nối trống vắng trong tâm hồn,
an ủi, vỗ về, xoa dịu con người lúc sa cơ lỡ vận hay khi bệnh tật hiểm nghèo,
tình duyên oan trái. Vì thế, tôn giáo dù chỉ là hạnh phúc hư ảo, song người ta
vẫn cần đến nó và cảm thấy “hạnh phúc” chừng nào chưa có hạnh phúc thực
sự, “là trái tim của thế giới không có trái tim cũng giống như nó là tinh thần
của những điều kiện xã hội không có tinh thần” như C.Mác đã nói.
- 
Chủ tịch Hồ chí Minh đã để lại cho thế hệ sau những di sản tư tưởng
quý báu về nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Những
lời di huấn, các bài viết, những cử chỉ, hành động cũng như phong cách ứng
xử của người đối với tôn giáo nói chung và đối với tín đồ, giáo sĩ, nhà tu hành
của các tôn giáo là những bài học quý báu Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn
giáo tín ngưỡng dựa trên những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
về tôn giáo tín ngưỡng và vận dụng sáng tạo vào điều kiện Việt Nam.
Tư tưởng về tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân
dân: Đây là tư tưởng quan trọng và xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh

về tôn giáo, thể hiện nhất quán trong cả hoạt động lý luận và thực tiễn của
Người và trở thành nền tảng trong chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước
ta từ trước đến nay. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 3-
9 -1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu 6 nhiệm vụ cấp bách trong đó Người đề nghị
Chính phủ tuyên bố: “Tín ngưỡng tự do và Lương Giáo đoàn kết”[39, tr. 9].
Để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân được thực thi, Hồ
Chí Minh cho rằng, về nguyên tắc hoạt động của các tổ chức tôn giáo phải
tuân theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Với tinh thần đó, Người chỉ đạo
Chính phủ xây dựng các chủ trương, giải pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả
các quyền đó đồng thời Người đã trực tiếp ký, ban hành nhiều văn bản pháp
luật quy định cụ thể về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân.

14
Hiến pháp đầu tiên (thông qua ngày 2-3-1946) của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, ghi rõ “Mọi công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng”. Đến
Sắc lệnh số 234/SL ngày 14-6-1955, gồm 5 chương và 16 điều quy định chi
tiết về Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân.
Người cũng rất chú trọng đến tín ngưỡng truyền thống nhất là tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên, Người cho rằng: “Việc cúng bái tổ tiên hoàn toàn là
một hiện tượng xã hội.” [37, tr. 479]. Người quan niệm đạo tổ tiên theo nghĩa
rộng khi viết: “Những người già trong gia đình hay các già bản là người thực
hiện những nghi lễ tưởng niệm” [37, tr. 479]. và luôn nhắc nhở hậu thế ghi
lòng, tạc dạ công ơn của các bậc tiền bối. Người cho rằng tổ tiên được tôn
kính thì anh em mới dễ thuận hòa. Từ đó Người luôn tìm cách khơi dậy trong
mỗi người dân niềm tự hào về con Rồng cháu Lạc, về nghĩa “đồng bào” và
khuyên mọi người dân dù có tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, thế hệ khác nhau
cũng đều phải có trách nhiệm với ông cha để gìn giữ những gì mà tổ tiên để
lại: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy
nước”.

Người đã nhìn thấy ở tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vừa là tín ngưỡng vừa
là đạo lý làm người, đồng thời cũng là nét đẹp văn hóa của dân tộc những tư
tưởng đó được thể hiện trong Văn kiện hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành
Trung ương khóa IX đã tiếp thu những tư tưởng của Người: “Giữ gìn và phát
huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những
người có công với Tổ quốc và nhân dân” [22, tr. 49]. Quan điểm đó càng trở
nên ý nghĩa hơn bao giờ hết trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay khi mà hiện
tượng xâm lăng văn hóa phổ biến thì các giá trị truyền thống lại là yếu tố quan
trong giúp chúng ta có thể giữ gìn bản sắc truyền thống của mình. Bên cạnh
tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo Người còn đề cập đến vấn đề
chống lợi dụng tín ngưỡng và bài trừ mê tín dị đoan.
Tư tưởng về đoàn kết lương giáo, hòa hợp dân tộc: Đoàn kết theo quan
điểm của người là đoàn kết rộng rãi mọi tầng lớp, không phân biệt dân tộc,

15
giai cấp, tôn giáo, đây là một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh, chính vì vậy đã
tập hợp được toàn dân, trong đó có nhiều chức sắc, tín đồ của các tôn giáo
tham gia kháng chiến và kiến quốc. Người nói rõ: “ Cái căn gốc, cái bất biến
cho chiến lược đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc mà một bộ phận là đoàn kết tôn
giáo, đó là chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước” [37, tr. 466]. Từ
đó Người đã cố gắng tạo ra cơ sở lý thuyết cho sự đoàn kết ấy đó là khai thác
những giá trị trong các học thuyết tôn giáo, tôn trọng và tranh thủ những vị
chức sắc các tôn giáo phải đặt lợi ích dân tộc, lợi ích toàn dân lên trên hết.
Trong bức thư gửi đồng bào Phật giáo, nhân ngày lễ Phật rằm tháng bảy vào
năm 1947, Người viết: “ Tôi kính cẩn cầu nguyện Đức Phật bảo hộ Tổ quốc
và đồng bào ta…Nước có độc lập, thì đaọ Phật mới dễ mở mang…Nay đồng
bào ta đại đoàn kết, hi sinh của cải, xương máu, kháng chiến đến cùng, để
đánh tan thực dân phản động, để cứu quốc dân ra khỏi khổ nạn, để giữ quyền
thống nhất và độc lập của Tổ quốc. Thế là chúng ta làm theo lòng đại từ đại bi
của Đức Phật Thích Ca, kháng chiến để đưa giống nòi ra khỏi khổ ải nô lệ”

[40, tr. 197].
Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân khắc phục những mặc
cảm, định kiến, chống lại âm mưu chống phá của thế lực thù địch. Đồng thời
cần phân biệt được tín ngưỡng chân chính của nhân dân với việc lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo của thế lực thù địch. Người đã giải quyết đúng đắn mối quan
hệ giữa Đạo – Đời Về mối quan hệ giữa đạo với đời, Hồ Chí Minh luôn chú ý
để đáp ứng cả hai nhu cầu ấy. Nhưng nhu cầu vật chất cần quan tâm trước hết
và trên hết. Người luôn hướng tín đồ các tôn giáo, sống tốt đời đẹp đạo và
nhắc nhở các cấp uỷ phải thực sự quan tâm đến phần đời và phần đạo của bà
con, làm sao cho họ “Phần xác no ấm, phần hồn thong dong”[43, tr. 606].
1.1.2. Khái niệm “quản lý nhà nước” và “quản lý nhà nước về tôn giáo”

Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ quyền lực
của nhân dân, là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do đó, nhà nước có

16
trách nhiệm quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, thông qua hệ
thống thiết chế tổ chức, những quy định mang tính nhà nước và pháp quyền,
nhà nước quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực (trong đó có tôn giáo) nhằm
làm cho xã hội tồn tại trong trật tự và ổn định.
Quản lý nhà nước có thể hiểu theo hai nghĩa :
Nghĩa rộng: Là dạng quản lý xã hội của Nhà nước, được sử dụng quyền
lực nhà nước để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con
người do tất cả các cơ quan nhà nước (Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp) tiến
hành để thực hiện các chức năng của nhà nước đối với xã hội.
Nghĩa hẹp: Là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước với
chức năng chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của cơ quan
trong hệ thống hành pháp (Chính phủ, UBND các cấp).

Từ các khái niệm quản lý nhà nước như trên, khái niệm QLNN đối với

tôn giáo cũng được hiểu theo hai nghĩa, rộng và hẹp.
: Là quá trình dùng quyền lực Nhà nước (quyền Lập pháp,
Hành pháp, Tư pháp) của các cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật
để tác động, điều chỉnh, hướng các quá trình tôn giáo và hành vi hoạt động
tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với pháp luật, đạt được
mục tiêu cụ thể của chủ thể quản lý.
: Là một dạng quản lý xã hội mang tính chất Nhà nước, chức
năng nhiệm vụ của Nhà nước, là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức
thực hiện pháp luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp để điều chỉnh
các quá trình tôn giáo và mọi hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân
tôn giáo diễn ra theo quy định của pháp luật.
QLNN về tôn giáo ở cả 2 nghĩa rộng, hẹp, đều tập trung, trước hết và
chủ yếu là quản lý các “    Hoạt động tôn giáo là việc
truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý của tổ chức tôn giáo.
Việc truyền đạo là việc tuyên truyền những lý lẽ về sự ra đời, về luật lệ của

17
tôn giáo. Thông qua hoạt động truyền đạo, niềm tin tôn giáo của tín đồ được
củng cố, luật lệ trong tôn giáo được tín đồ thực hiện. Với những người chưa
phải là tín đồ, hoạt động truyền đạo giúp họ hiểu, tin và theo tôn giáo. Thông
qua hoạt động truyền đạo để tôn giáo phát triển lực lượng tín đồ.
Việc thực hành giáo luật và lễ nghi (còn gọi là ) là hoạt động
của tín đồ, nhà tu hành, chức sắc tôn giáo thể hiện sự tuân thủ giáo luật, thoả
mãn đức tin tôn giáo của cá nhân tôn giáo hay của cộng đồng tín đồ.
Trong các hoạt động này, việc phân định ranh giới giữa hoạt động
truyền đạo và hành đạo chỉ tương đối, có không ít trường hợp hoạt động hành
đạo có hoạt động truyền đạo. Hoạt động quản lý tổ chức tôn giáo (còn gọi là
 ) nhằm thực hiện quy định của giáo luật, thực hiện hiến chương,
điều lệ của tổ chức tôn giáo, đảm bảo duy trì trật tự, hoạt động trong tổ chức
tôn giáo.

1.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam
Trong lịch sử tồn tại và phát triển, tôn giáo có ảnh hưởng khá sâu sắc
đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Tôn
giáo tham gia thực hiện nhiều chức năng đối với xã hội như chức năng thế
giới quan, chức năng liên kết cộng đồng, chức năng điều chỉnh hành vi con
người Thực hiện các chức năng đó, tôn giáo vừa mang những ưu điểm như:
đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người, đoàn kết những con người bị áp bức
trong cuộc đấu tranh chống lại những bất công của xã hội, khuyên răn con
người hướng thiện, làm việc tốt, bỏ điều ác nhưng đồng thời tôn giáo cũng
có nhiều hạn chế, tiêu cực như: hạn chế trong việc nhận thức thế giới khách
quan, bị các thế lực lạc hậu, phản động lợi dụng vì mục đích chính trị đen
tối
Vì vậy, xuất phát từ yêu cầu cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
lợi ích xã hội, giữ gìn được trật tự xã hội mà mỗi quốc gia, nhà nước sẽ có
những mức độ can thiệp, điều chỉnh khác nhau đối với hoạt động tôn giáo,
nhằm vừa để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, phát

18
huy những mặt tích cực, vừa khắc phục, hạn chế những mặt tiêu cực của tôn
giáo, đảm bảo cho các hoạt động tôn giáo diễn ra phù hợp với sự phát triển
chung của xã hội.
Đối với nước ta hiện nay, công tác quản lý đối với các hoạt động tôn giáo
không những là cần thiết mà còn cần phải tăng cường. Nội dung QLNN đối với
các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam hiện nay:
- Nội dung chung về QLNN đối với hoạt động tôn giáo
+ Xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm thuộc
lĩnh vực tôn giáo;
+ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đối với hoạt động tôn giáo;
+ Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với hoạt động tôn giáo;
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với hoạt động tôn giáo;

+ Quy định tổ chức bộ máy QLNN đối với hoạt động tôn giáo;
+ Quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong công tác
QLNN đối với hoạt động tôn giáo;
+ Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức làm công tác tôn giáo;
+ Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
pháp luật về hoạt động tôn giáo.
Tất cả những công việc trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, để làm
tốt công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo cần chú trọng thực hiện tốt tất
cả các công việc này.
- Nội dung cụ thể của QLNN đối với hoạt động tôn giáo
+ Quản lý tổ chức tôn giáo;
+ Quản lý việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử
trong tôn giáo;
+ Quản lý các chương trình mục vụ thường xuyên, đột xuất của tôn giáo;
+ Quản lý về đại hội, hội nghị và một số việc thuộc hành chính đạo của
tổ chức tôn giáo;

19
+ Quản lý việc xây dựng cơ sở vật chất của tôn giáo, kinh doanh, xuất
nhập khẩu kinh sách tôn giáo và đồ dùng việc đạo;
+ Quản lý các hoạt động quốc tế của tổ chức, cá nhân tôn giáo.
QLNN đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bao gồm:

+ Đăng ký, công nhận tổ chức tôn giáo
+ Thành lập, chia tách, sát nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc
+ Đăng ký Hội đoàn, dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác
+ Thành lập, giải thể trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng những người
chuyên hoạt động tôn giáo
+ Phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, cách chức, bãi

nhiệm chức sắc trong tôn giáo
+ Việc thuyên chuyển nơi hoạt động của chức sắc, nhà tu hành

+ Đăng ký hoạt động tôn giáo hàng năm của tổ chức tôn giáo cơ sở
+ Đăng ký người vào tu
+ Về tổ chức hội nghị, đại hội của các tổ chức tôn giáo
+ Các cuộc lễ của tổ chức tôn giáo diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo và việc
giảng đạo, truyền đạo của các chức sắc, nhà tu hành ngoài cơ sở tôn giáo
+ Việc quản lý đất đai, cơ sở thờ tự và việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng
mới công trình kiến trúc tôn giáo
+ Quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc
+ Xét duyệt các hoạt động từ thiện, xã hội.
Trên đây là một số nội dung chính trong hoạt động QLNN đối với các
hoạt động tôn giáo được quy định trong các văn bản pháp luật mới nhất…
Tuy nhiên trong thời gian tới, để tạo ra sự phối hợp thống nhất hơn nữa trong
công tác tôn giáo cần phải xây dựng, quy định chức năng, nhiệm vụ làm công
tác tôn giáo của các cấp, các tổ chức thuộc hệ thống chính trị, trong đó đặc
biệt quan tâm đến cấp cơ sở. Trong sự phối hợp cũng cần quy định về quyền

20
hạn, trách nhiệm chính cho mỗi tổ chức, qua đó mà nâng cao trách nhiệm [52,
tr. 1]. Đồng thời, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tiếp tục ban hành
nhiều văn bản hướng dẫn tiếp theo để xử lý thống nhất trên phạm vi toàn
quốc những vấn đề mà các văn bản hiện hành chưa quy định như việc giải
quyết các vấn đề đất đai, tài sản của các tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo của người
nước ngoài định cư tại Việt Nam… theo tinh thần mới của Pháp lệnh Tín
ngưỡng, tôn giáo.
1.2. Tình hình tôn giáo ở tỉnh Thanh Hoá
1.2.1. Một số đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị của
tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa là một tỉnh lớn cả về mặt diện tích và dân số (đứng thứ 5 về
diện tích và thứ 3 về dân số trong nước), cũng là một trong những địa điểm
sinh sống đầu tiên của người Việt cổ. Các di chỉ khảo cổ cho thấy cách đây
6000 năm đã xuất hiện nền văn hóa đầu tiên ở Thanh Hóa là văn hóa Đa Bút.
Đến thời Văn Lang, Thanh Hóa là bộ Cửu Chân của nước Văn Lang. Thời kỳ
Bắc thuộc (các chế độ phong kiến của nước Trung Hoa xưa đô hộ), Thanh Hóa
thuộc quận Cửu Chân.
Thời kỳ nhà Đinh, Tiền Lê có tên gọi là đạo Ái Châu. Vào năm Thuận
Thiên thứ nhất triều đại nhà Lý thì đổi tên gọi là phủ Thanh Hóa. Năm 1397,
đời vua Trần Thuận Tông (nhà Trần), đổi Thanh Hóa làm trấn Thanh Đô, chia
làm 3 châu và 7 huyện. Đến thời kỳ nhà Lê, phủ Thanh Hóa được đổi tên
thành thừa tuyên Thanh Hóa, gồm phần diện tích đất Thanh Hóa hiện nay,
một phần diện tích đất tỉnh Ninh Bình (thời kỳ đó là phủ Trường Yên, trực
thuộc) và tỉnh Hủa Phăn (Sầm Nưa) của Lào (thời kỳ đó gọi là châu Sầm).
Năm 1841 (năm Thiệu Trị thứ nhất, triều đại nhà Nguyễn), lại đổi thành tỉnh
Thanh Hóa và tên gọi Thanh Hóa không đổi từ đó cho tới nay.
Hiện nay, Thanh Hóa có diện tích tự nhiên là 11.106 km
2
, dân số trên
3,7 triệu người (đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số cả nước). Mật độ
dân cư vào loại trung bình: 317 người/km
2
nhưng tỷ lệ phân bố không đồng

21
đều giữa các khu vực. Có 7 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh là: Kinh,
Mường, Thái, Mông, Dao, Thổ và Khơ Mú.
Thanh Hóa là tỉnh chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung Việt Nam
trên nhiều phương diện. Về hành chính, Thanh Hóa là tỉnh cực bắc Trung Bộ,
tiếp giáp với Tây Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ (Phía bắc giáp Sơn La, Hòa

Bình và Ninh Bình); phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào với
đường biên giới 192 Km; phía đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của vịnh Bắc
Bộ thuộc biển Đông với bờ biển dài hơn 102 km. Về địa chất, miền núi Thanh
Hóa là sự nối dài của Tây Bắc Bộ trong khi đồng bằng Thanh Hóa là đồng
bằng lớn nhất Trung Bộ, ngoài ra một phần nhỏ (phía bắc huyện Nga Sơn)
thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng. Về khí hậu, Thanh Hóa vừa có kiểu khí
hậu của miền Bắc lại vừa mang những hình thái khí hậu của miền Trung.
Thanh Hóa có 01 thành phố trực thuộc tỉnh, 02 thị xã và 24 huyện; 636
xã, phường, thị trấn (trong đó có 222 xã thuộc 11 huyện miền núi và 93 xã
khác có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn). Hơn 20 năm qua, thực
hiện công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt
Nam, kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu quan
trọng: Kinh tế tăng trưởng với tốc độ khá cao, giai đoạn 2006 - 2010 GDP
bình quân hàng năm tăng 11,3%, ước tinh trong năm 2013 vừa qua đạt 11,2
%. GDP bình quân đầu người năm 2013 ước đạt 1180 USD. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng
và dịch vụ; giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp trong GDP (Khu vực
nông lâm và thuỷ sản chiếm 21,7%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm
43,5%; khu vực dịch vụ chiếm 34,8%.) [60, tr. 1- 2]; kết cấu hạ tầng được
quan tâm đầu tư, nhiều dự án quan trọng đó và đang được xây dựng, triển
khai nhanh như: Công trình Thủy lợi - Thủy điện Cửa Đạt, Nhà máy sản xuất
và lắp ráp ô tô Bỉm Sơn, Thủy điện Trung Sơn, Nhiệt điện Nghi Sơn, Khu
liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy luyện cán thép POMIDO…

22
Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao. Toàn tỉnh có 100%
số huyện và 98% số xã, phường hoàn thành phổ cập tiểu học; 100% số huyện
và 98% số xã, phường được công nhận hoàn thành phổ cập trung học cơ sở.
Hệ thống giáo dục đào tạo có nhiều bước phát triển cả về số lượng và chất

lượng, toàn tỉnh có 637/637 xã, phường, thị trấn đạt phổ cập giáo dục tiểu học
và giáo dục trung học cơ sở. Ước tính năm 2012 toàn tỉnh có 833 trường đạt
chuẩn, đưa tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia từ 34,9% năm 2011 lên 38,8%
năm 2012; tổng số phòng học đầu năm học 25.841 phòng, trong đó có 21.328
phòng học kiên cố chiếm 82,5%. Tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT đạt
99,79% [59, tr. 4]. Mạng lưới y tế được tăng cường cả về cán bộ và cơ sở vật
chất; việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, chất lượng khám chữa bệnh được
cải thiện rõ rệt; công tác y tế dự phòng, việc phòng chống và phát hiện các
loại bệnh dịch nguy hiểm được tăng cường, chủ động hơn. Tính đến nay, toàn
tỉnh có 691 cơ sở y tế, trong đó bệnh viện 44 cơ sở; số giường bệnh 6.878
giường; tỷ lệ giường bệnh trên 10.000 dân là 20,1 giường; bác sỹ trên 10.000
dân là 6,7 bác sỹ; tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ đạt 65%; tỷ lệ xã, phường, thị trấn
đạt chuẩn quốc gia về y tế (theo chuẩn mới) đạt 5%. Các chính sách xã hội,
giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo được quan tâm thực hiện có hiệu quả,
tỷ lệ hộ đói nghèo giảm dần qua các năm (tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 chiếm
17,3%; giảm 3,07% so với 2011), đời sống nhân dân ngày một nâng lên.) [60,
tr.4].
Hoạt động văn hóa, thông tin, phát thanh truyền hình có những bước
phát triển mạnh mẽ; nhiều sự kiện văn hóa, lễ hội, biểu diễn nghệ thuật được
tổ chức, góp phần nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần của nhân dân. Cuộc
vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được triển
khai sâu rộng. Trong năm qua hàng loạt sự kiện văn hóa xã hội được diễn ra:
kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hoá; phát động
cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thanh Hóa -Thanh Hóa làm theo lời Bác Hồ

23
dạy”; tuần văn hóa thể thao và du lịch Sầm Sơn 2013; Lễ đón nhận bằng công
nhận di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ gắn với hội thảo quốc tế 40 năm
thực hiện công ước di sản văn hoá thế giới; Kỷ niệm 50 năm quan hệ “Tình
hữu nghị, hợp tác giữa 2 nước Việt Nam - Lào và tuần văn hoá diễn ra tại 2

tỉnh Thanh Hoá - Hủa Phăn”… Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa” tiếp tục được duy trì. Năm 2012, toàn tỉnh xây dựng mới 230
làng, bản, cơ quan văn hoá, nâng tổng số làng, bản, cơ quan văn hoá toàn tỉnh
lên 6.566 đơn vị [59, tr. 3].
Với những thành tựu trên về kinh tế, văn hóa, xã hội tạo tiền đề cho
tỉnh Thanh Hóa phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, hiện
tại Thanh Hóa vẫn là tỉnh nghèo (đặc biệt là khu vực phía tây của Tỉnh), thu
nhập bình quân còn thấp so với mức bình quân của cả nước, cơ sở hạ tầng còn
yếu kém. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và trong từng ngành, lĩnh vực
còn chậm. Công tác xóa đói, giảm nghèo không bền vững, đời sống của một
bộ phận dân cư, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
còn khó khăn. Chất lượng giáo dục - đào tạo; khám, chữa bệnh chưa đáp ứng
nhu cầu. Cải tạo phong tục, tập quán lạc hậu chuyển biến chậm; văn hóa cơ
sở vẫn còn nghèo nàn Đặc biệt là ở một tỉnh có diện tích lớn dân số đông,
đòi hỏi trong quá trình phát triển phải đặc biệt quan tâm tới vấn đề dân tộc và
tôn giáo vì các thế lực thù địch thường dựa vào đó để chia rẽ đoàn kết dân
tộc, tuyên truyền đạo trái phép gây mất ổn định kinh tế, chính trị, an ninh xã
hội, Thanh Hóa đã và đang nỗ lực khắc phục khó khăn, phát huy tiềm năng
nội lực, phấn đấu xây dựng tỉnh Thanh Hóa trở thành trung tâm kinh tế, văn
hóa của khu vực Bắc Trung Bộ.
1.2.2. Tình hình tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có 4 tôn giáo chính là Phật
giáo, Công giáo đạo Tin lành và Cao Đài. Số lượng đồng bào theo các tôn
giáo trên 250.000 người, chiếm khoảng 5% dân số toàn tỉnh. So với các tỉnh,
thành phố khác trong cả nước, số lượng các tôn giáo ở Thanh Hoá không

×