Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Quan niệm đạo đức cơ bản trong tân ước (qua khảo cứu các sách Phúc âm Mathêu, Máccô và Lucca

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 98 trang )

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




PHÙNG THỊ THU TRANG



QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN
TRONG TÂN ƯỚC (QUA KHẢO CỨU CÁC SÁCH
PHÚC ÂM MATHÊU, MÁCCÔ VÀ LUCA)


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tôn giáo học





Hà Nội – 2013
2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






PHÙNG THỊ THU TRANG



QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN
TRONG TÂN ƯỚC (QUA KHẢO CỨU CÁC SÁCH
PHÚC ÂM MATHÊU, MÁCCÔ VÀ LUCA)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60.22.90


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Quang Hưng



Hà Nội – 2013
1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2
MỞ ĐẦU 4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ĐẠO ĐỨC CÔNG GIÁO VÀ SÁCH PHÚC
ÂM 12
1.1. Đạo đức Công giáo 12

1.2. Sách Phúc Âm – Vài nét về lịch sử, nội dung và ý nghĩa 28
CHƢƠNG 2. QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN TRONG CÁC SÁCH
PHÚC ÂM 37
2.1. Quan niệm về lẽ sống và hạnh phúc 37
2.2. Quan niệm về nghĩa vụ và lƣơng tâm 55
2.3. Quan niệm về tình yêu thƣơng và trách nhiệm 66
2.4. Ý nghĩa của các quan niệm đạo đức trong Phúc Âm đối với đời sống
tín hữu Công giáo Việt Nam hiện nay 78
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
3

Gl:
Thư gửi tín hữu Galát
Is:
Sách Isaia
Lc:
Phúc Âm theo Thánh Luca
Lv:
Sách Lêvi
Mc:
Phúc Âm theo Thánh Máccô
Mt:
Phúc Âm theo Thánh Mathêu
Pl:
Thư gửi tín hữu Philípphê
1Pr:
Thư thứ nhất của Thánh Phêrô
Rm:
Thư gửi tín hữu Rôma

St:
Sách Sáng thế
1Tm:
Thư thứ nhất gửi ông Timôthê
Tv:
Sách Thánh vịnh
Xh:
Sách Xuất hành


4

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam hiện nay đang trong thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế,
bên cạnh những thành tựu, cũng nảy sinh những hiện tượng tiêu cực, làm xói
mòn một số giá trị đạo đức xã hội. Để giải quyết được thực trạng này, đòi hỏi
sự nỗ lực tham gia của cả hệ thống chính trị, trong đó có tổ chức các tôn giáo.
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo với số lượng tín đồ các tôn giáo
khoảng 23 triệu. Trong số đó, tín đồ Công giáo đông thứ hai với khoảng hơn 6
triệu người. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, trong vùng đồng bào
theo đạo Công giáo, tình hình trật tự, an toàn xã hội tương đối tốt, ít xảy ra
các vụ trọng án. Trường hợp vợ chồng người Công giáo xin ly hôn hoặc trong
cộng đồng có tranh chấp, kiện tụng về dân sự rất ít xảy ra. Thực tế đó cho thấy
rằng, về hình thức, quan hệ ứng xử đạo đức trong cộng đồng tín đồ Công giáo có
những điểm tích cực mà chúng ta nên học tập. Có được điều đó, bên cạnh lý do
về niềm tin tôn giáo còn cho thấy các quan niệm đạo đức Công giáo đã ảnh
hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội của cộng đồng người Công giáo.
Chúng ta cũng biết rằng, đối với cộng đồng người Công giáo, Kinh

Thánh, đặc biệt là Tân Ước, luôn là nguồn chính yếu cho đức tin và đời sống
của họ. Đời sống luân lý của người Công giáo là đời sống trong Đức Giêsu
Kitô, dựa theo lời dạy và gương sáng của Ngài. Trong Tân Ước các sách Phúc
Âm chiếm vị trí quan trọng nhất. Thông qua các sách Phúc Âm mà con người
biết đến Thiên Chúa, ơn gọi và gương sáng của Ngài. Người Công giáo quan
niệm phải liệu sống sao cho xứng đáng với ơn gọi của mình, chứ không được
ngả theo những đòi hỏi của tội lỗi. Nói khác đi, việc tin theo Đức Kitô đòi hỏi
một cuộc sống noi theo gương của Ngài, đặc biệt qua việc thực hành giới răn
yêu thương.
5

Những quan niệm đạo đức trong Tân Ước đã góp phần tạo ra giá trị chân
– thiện – mỹ của đạo đức Công giáo. Do đó trong nhận thức cần xác định
được vai trò, ảnh hưởng của đạo đức Công giáo tới đời sống người Công giáo
nói riêng và tới quá trình xây dựng đời sống xã hội Việt Nam nói chung, để từ
đó có thái độ ứng xử phù hợp với tôn giáo này là điều cấp thiết. Song muốn
làm được điều đó, cần rất nhiều công trình lý luận nghiên cứu chuyên biệt về
đạo đức Công giáo được thể hiện qua kinh điển, giáo lý của họ. Đồng thời,
chúng ta phải có những khảo sát thực tiễn về ảnh hưởng của những quan niệm
đạo đức đó đến đời sống cộng đồng, xã hội ra sao và đề ra những biện pháp
phù hợp để phát huy điểm tích cực của đạo đức Công giáo.
Hiện nay, trên tinh thần đổi mới nhận thức về tôn giáo, Đảng và Nhà
nước Việt Nam đã nhận định tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân,
trong tôn giáo có những giá trị tốt đẹp về đạo đức, văn hóa. Việc nghiên cứu
để tìm ra và khẳng định những giá trị đạo đức tốt đẹp của Công giáo là nhiệm
vụ của cả hệ thống chính trị nói chung và những người làm công tác nghiên
cứu về tôn giáo nói riêng. Xuất phát từ tinh thần đó, từ đặc điểm tình hình tôn
giáo Việt Nam, và từ yêu cầu của việc xây dựng đạo đức mới trong giai đoạn
cách mạng hiện nay, tác giả luận văn chọn vấn đề nghiên cứu: “Quan niệm
đạo đức cơ bản trong Tân Ước (Qua khảo cứu các sách Phúc Âm Mathêu,

Máccô và Luca)”, làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
“Đạo đức Công giáo” là một vấn đề đã được nhiều người quan tâm trên
cả phương diện lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu
chuyên biệt về nó lại chưa nhiều, chủ yếu tập trung trong giới các nhà thần
học Công giáo.
Về phía các nghiên cứu của các tác giả trong nước, có thể kể tên một số
công trình như:
6

Công trình Thiên chúa Cha, đấng giàu lòng thương xót của Bùi Văn
Đọc, Võ Đức Minh, Nguyễn Quốc Lâm, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh,
1998, giới thiệu khái quát về hình ảnh của chúa Giêsu trong Kinh Thánh (Tân
Ước và Cựu Ước), tình thương bao la, lòng nhân ái, phép mầu nhiệm của
Thiên Chúa, cùng sứ mệnh của Người;
Công trình Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo của Hội
đồng Giám mục Việt Nam, Uỷ ban Bác ái xã hội, Nhà xuất bản Tôn giáo,
2007, giới thiệu những điều cơ bản của học thuyết xã hội Công giáo, cụ thể
như: Kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa đối với nhân loại, sứ mạng của
Giáo hội và học thuyết xã hội, con người và nhân quyền, về gia đình, lao động
của con người, đời sống kinh tế, cộng đồng chính trị, quốc tế, bảo vệ môi
trường, cổ vũ hoà bình, học thuyết xã hội và hoạt động của giáo hội;
Tiếp đến, nói tới các công trình nghiên cứu về Công giáo ở Việt Nam,
không thể không kể tới công trình Nếp sống đạo của người Công giáo Việt
Nam do Nguyễn Hồng Dương (chủ biên), Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa,
2010, đã chỉ ra những vấn đề có tính phương pháp luận về việc hình thành và
ảnh hưởng qua lại giữa nếp sống của người Việt Công giáo với nếp sống của
người Việt truyền thống và hiện đại;
Công trình Công giáo Công giáo là ai? của Khổng Văn Giám, Nhà xuất
bản Tôn giáo, 2011, phân tích những triết lí về các tính cách, bản chất, nhân

phẩm, ý thức về con người Công giáo Công giáo như các triết lí về: hiền hậu
khiêm nhường, độc ác và kiêu căng, cảm thức về tội, các quan niệm đúng sai
về thánh thiện, nhân sinh. ;
Ngoài các công trình chuyên khảo, còn có các bài viết trên tạp chí; có thể
kể tên những bài viết cung cấp những tri thức về mặt lý luận chung về đạo
đức tôn giáo như: Bài viết Về vấn đề đánh giá vai trò của tôn giáo, Tạp chí
Triết học số 3 năm 1993; Tôn giáo và đạo đức – nhìn từ mặt triết học, Tạp chí
7

Triết học số 4 năm 1993 của tác giả Nguyễn Hữu Vui; Về vai trò của đạo đức
tôn giáo trong đời sống xã hội, Tạp chí Triết học, số 1(188) năm 2007 của tác
giả Đặng Thị Lan; Suy nghĩ bước đầu về đặc trưng và vai trò của đạo đức tôn
giáo, Tạp chí Triết học số 7 năm 2007 của tác giả Nguyễn Đức Lữ; Triết học
đạo đức Công giáo, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1 năm 2009 của tác giả
Đỗ Minh Hợp…;
Bên cạnh đó, cũng có những bài viết trên tạp chí cung cấp những hiểu biết
về đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam như: Ảnh hưởng của giáo lý,
giáo luật và tổ chức giáo hội cơ sở đến hành vi sinh sản của giáo dân (Qua
nghiên cứu cộng đồng Công giáo xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam
Định) của Phạm Quyết, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3 năm 2005; Trách
nhiệm xã hội của Uỷ ban Bác ái xã hội – Caritas Việt Nam trong điều kiện kinh
tế thị trường của Nguyễn Ngọc Sơn, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 11 năm
2009; Phát huy truyền thống đồng hành cùng dân tộc, người Công giáo Việt
Nam tiếp tục dấn thân đưa phong trào thi đua yêu nước phát triển trong thời kỳ
đất nước hội nhập của Uỷ ban đoàn kết Công giáo Việt Nam, Tạp chí Nghiên
cứu Tôn giáo số 11 năm 2008;
Những năm gần đây, có một số luận án tiến sĩ triết học, luận văn thạc sĩ
tôn giáo học và khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành tôn giáo học nghiên cứu
về đạo đức của Công giáo như: Luận án Tiến sĩ triết học năm 1998: Ảnh
hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay

của tác giả Hoàng Thị Lan, đã bước đầu đề cập và đánh giá ảnh hưởng của
đạo đức tôn giáo trong đó có đạo đức Công giáo đối với đạo đức trong xã hội
Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tích cực, hạn
chế mặt tiêu cực của đạo đức tôn giáo trong nền đạo đức xã hội;
Luận án Tiến sĩ triết học Góp phần tìm hiểu tư tưởng đạo đức trong Kinh
Thánh của Trương Như Vương, đã được xuất bản thành sách năm 2005 đã
8

khái quát tương đối hệ thống về các chuẩn mực và giá trị đạo đức trong Kinh
Thánh dưới góc nhìn Mácxít. Công trình nghiên cứu Tìm hiểu quan niệm đạo
đức trong Kinh Thánh của tác giả Trương Như Vương đã chỉ ra được một
trong những nội dung tư tưởng rất cơ bản của Kinh Thánh là đạo đức, để từ
đó có thái độ trân trọng và phát huy;
Tác giả Nguyễn Công Oánh đã phân tích cốt lõi của tư tưởng đạo đức
trong Kinh Thánh dưới góc nhìn nhân học xã hội trong luận văn Thạc sĩ Tôn
giáo học Tư tưởng nhân học xã hội trong Kinh Thánh năm 2008;
Trong Khoá luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học, chuyên ngành Tôn
giáo học Tìm hiểu quan niệm đạo đức trong kinh Phúc Âm, năm 2010, tác giả
Đinh Thị Tuyết đã bước đầu tìm hiểu các giá trị, chuẩn mực đạo đức trong
các sách Phúc Âm như: thiện, ác, hạnh phúc, lòng bác ái, trách nhiệm của cá
nhân với gia đình và xã hội.
Về phía các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, do sự hạn chế về
việc tìm và đọc tài liệu nên tác giả luận văn chưa có điều kiện đọc và tham
khảo các công trình của các học giả nước ngoài.
Có thể thấy, ở các công trình nghiên cứu trong nước kể trên, hầu hết
cũng chỉ đề cập tới các giá trị, tư tưởng của Phúc Âm một cách gián tiếp. Đây
là một khó khăn rất lớn cho tác giả luận văn khi nghiên cứu đề tài này. Mặc
dù vậy, với suy nghĩ nghiên cứu một tôn giáo chúng ta không thể không đi
vào trực tiếp giáo lý của nó. Do vậy, luận văn cố gắng khai thác những kết
quả nghiên cứu của các học giả trước và bước đầu làm rõ những quan niệm

đạo đức chứa đựng trong các sách Phúc Âm.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Làm rõ các quan niệm đạo đức cơ bản trong Tân Ước được thể hiện qua
ba sách Phúc Âm Mathêu, Máccô và Luca; đồng thời, bước đầu phân tích ý
9

nghĩa của đạo đức Công giáo giáo trong đời sống tín hữu Công giáo Việt Nam
hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
+ Luận văn tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận chung về đạo đức và
đạo đức tôn giáo;
+ Bước đầu chỉ ra một số đặc trưng của đạo đức Công giáo;
+ Làm rõ nội dung, vị trí, vai trò của các sách Phúc Âm đối với người
Công giáo;
+ Hệ thống hoá những quan niệm đạo đức cơ bản trong các sách Phúc
Âm và tìm hiểu ý nghĩa của những quan niệm đó đến cộng đồng người Công
giáo Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các quan niệm đạo đức được thể hiện qua các sách
Phúc Âm của phần Tân Ước.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tân Ước là một phần trong Kinh Thánh – tài sản chung cho các chi phái
Kitô giáo. Khi nghiên cứu Tân Ước, tác giả sử dụng bản đã được dịch qua
tiếng Việt. Mỗi chi phái Kitô giáo lại dịch không giống nhau. Vì vậy để có cái
nhìn nhất quán, luận văn phân tích các quan niệm đạo đức trong các sách
Phúc Âm do người Công giáo dịch và ý nghĩa của các quan niệm đó đối với
người Công giáo Việt Nam.
Tân Ước là một bộ sách gồm nhiều cuốn sách khác nhau, song các sách

Phúc Âm luôn chiếm vị trí quan trọng trong cộng đồng Công giáo. Trong bốn
sách Phúc Âm, trừ sách Phúc Âm theo Thánh Gioan, ba sách Phúc Âm còn lại
có kết cấu, nội dung tương đối giống nhau. Chúng ta quen gọi đó là các Phúc
Âm Nhất lãm. Nội dung các sách Phúc Âm đều xoay quanh cuộc đời trần thế
10

và sứ vụ cứu chuộc con người của Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên, trong sách
Phúc Âm Gioan, người ta ít thấy những chi tiết giống với các Phúc Âm còn
lại. Thêm vào đó, trong phần Tân ước, các sách ngoài Phúc Âm chính là sự cụ
thể hoá các lời dạy Phúc Âm cho các cộng đồng Công giáo sơ khởi. Vì thế, để
có cái nhìn thống nhất về các quan niệm đạo đức trong Tân Ước, luận văn tập
trung phân tích các quan niệm đạo đức trong “Phúc Âm Nhất lãm”.
Tuy nhiên, trong quá trình phân tích, để làm nổi bật các quan niệm đạo
đức trong Phúc Âm, luận văn còn trích dẫn cả những cuốn sách khác trong
Kinh Thánh. Đồng thời, để thấy được giá trị của các quan niệm đạo đức trong
Phúc Âm, luận văn nêu lên những ảnh hưởng của các quan niệm đạo đức đó
đối với đời sống người Công giáo Việt Nam hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, các nguyên
tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về tôn giáo, đạo đức
để phân tích những vấn đề đặt ra.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chú ý sử dụng tổng hợp các phương pháp cụ thể như: Phương
pháp lịch sử và lôgic, phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh v.v
6. Đóng góp mới của luận văn
+ Trên cơ sở phân tích những quan niệm đạo đức cơ bản trong Tân Ước
được thể hiện qua các sách Phúc Âm, luận văn cung cấp cho người đọc hiểu
hơn về đạo đức Công giáo;

+ Luận văn góp phần làm rõ ý nghĩa của đạo đức Công giáo đối với đời
sống của giáo dân Công giáo ở Việt Nam hiện nay. Qua đó giúp người đọc
11

hình dung và lý giải về đời sống đức tin và đời sống xã hội của cộng đồng
người Công giáo Việt Nam.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
+ Về mặt lý luận:
Luận văn góp phần làm sáng tỏ tinh thần nghị quyết 24 của Bộ Chính trị
ban hành ngày 16.10.1990 về Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình
mới, xem đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã
hội mới.
+ Về mặt thực tiễn:
– Trên cơ sở phân tích các phạm trù đạo đức Công giáo trong Tân Ước,
luận văn góp phần cụ thể hoá tinh thần của nghị quyết Hội nghị lần thứ năm
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1998) về chính sách văn hóa đối
với tôn giáo: Khai thác những giá trị văn hoá, đạo đức Công giáo phục vụ cho
sự nghiệp xây dựng xã hội Việt Nam hiện nay;
– Luận văn cũng có thể dùng làm tài liệu cho việc tham khảo, nghiên
cứu và học tập bộ môn tôn giáo học, đạo đức học, triết học.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, danh
mục các chữ viết tắt và mục lục, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết:
Chương 1: Tổng quan đạo đức Công giáo và sách Phúc Âm
Chương 2: Quan niệm đạo đức cơ bản trong Phúc Âm
12

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN ĐẠO ĐỨC CÔNG GIÁO VÀ SÁCH PHÚC ÂM


1.1. Đạo đức Công giáo
1.1.1. Đạo đức và đạo đức tôn giáo
Thuật ngữ Đạo đức bắt nguồn từ tiếng La Tinh là Mos (moris) – lề thói.
Còn trong tiếng Hy Lạp cổ đại, thuật ngữ đạo đức được xem như đồng nghĩa
với khái niệm luân lý, có xuất xứ từ chữ gốc là Ethicos – lề thói, phong tục,
tập quán. Khi nói đến đạo đức là nói đến những lề thói và tập tục biểu hiện
mối quan hệ nhất định giữa người với người trong sự giao tiếp với nhau hàng
ngày. Sau này người ta thường phân biệt hai khái niệm: Moral là đạo đức, còn
Ethicos là đạo đức học
Ở phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ
đại xuất hiện sớm, được biểu hiện trong quan niệm về Đạo và Đức của họ.
Đạo có nghĩa là con đường, đường đi, là đường sống của con người trong xã
hội. Đức dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức là biểu hiện
của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý. Trong quan niệm của người
Trung Hoa cổ đại, đạo đức chính là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc
sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo.
Chung nhất, có thể hiểu đạo đức hay luân lý là một trong những hình thái
ý thức xã hội, bao gồm những nguyên lý (đạo lý), quy tắc, chuẩn mực điều
tiết hành vi của con người trong quan hệ với người khác và với cộng đồng
(gia đình, làng xóm, giai cấp, dân tộc hay toàn bộ xã hội). Căn cứ vào những
quy tắc ấy, người ta đánh giá hành vi, phẩm giá của mỗi người bằng các quan
niệm thiện và ác, chính nghĩa và phi nghĩa, nghĩa vụ và danh dự. [17, tr. 26].
13

Đạo đức luôn là một quan hệ hai chiều, là một phương thức, một thể chế
đặc thù của xã hội nhằm điều chỉnh các hành vi của con người trong các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Loài người đã sáng tạo ra nhiều phương thức điều
chỉnh hành vi con người như phong tục, tập quán, tôn giáo, pháp luật, đạo
đức… Đối với đạo đức, sự đánh giá hành vi con người dựa theo khuôn phép,
chuẩn mực và quy tắc đạo đức biểu hiện thành những khái niệm, những giá trị

như thiện, ác, vinh, nhục, chính nghĩa, phi nghĩa… Những chuẩn mực, giá trị,
quy tắc đạo đức là yêu cầu của cả xã hội hoặc của một giai cấp nhất định đề ra
cho hành vi mỗi cá nhân. Đạo đức là phương thức thiết lập mối quan hệ giữa
cá nhân và xã hội, giữa lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân. Sự điều chỉnh đạo
đức mang tính tự nguyện, và xét về bản chất, đạo đức là sự tự do lựa chọn của
con người.
Các hiện tượng đạo đức thường biểu hiện dưới hình thức khẳng định
hoặc phủ định một lợi ích chính đáng hoặc không chính đáng nào đó. Vì vậy,
đạo đức là một nội dung hợp thành hệ thống giá trị xã hội. Sự hình thành, phát
triển và hoàn thiện của hệ thống giá trị đạo đức không tách rời sự phát triển,
hoàn thiện của ý thức đạo đức và sự điều chỉnh đạo đức. Nếu hệ thống giá trị
đạo đức phù hợp với sự phát triển, tiến bộ thì hệ thống ấy có tính tích cực,
mang tính nhân đạo. Ngược lại, hệ thống ấy mang tính tiêu cực, phản động và
phản nhân đạo. Và vì vậy, việc nghiên cứu hệ thống giá trị đạo đức của mỗi
cộng đồng, trong đó có các cộng đồng tôn giáo, làm cho nó phù hợp với sự
phát triển, hoàn thiện của cả xã hội là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong
tiến trình phát triển của cộng đồng đó.
Để đảm bảo cho sự trao truyền, giáo hoá đạo đức diễn ra liên tục trong
đời sống cộng đồng, cần phải có những phương thức và hệ thống thiết chế
nhất định. Các thiết chế xã hội đó sẽ làm cho các giá trị, chuẩn mực, khuôn
mẫu đạo đức được vận thông trong đời sống xã hội từ cộng đồng đến cá nhân,
14

từ người này sang người khác, từ thời đại này qua thời đại khác… Hệ thống
thiết chế đó bao gồm thiết chế gia đình, nhà trường, nhà nước, đoàn thể chính
trị – xã hội, tôn giáo… Chúng được hình thành trên cơ sở quan hệ giữa các
thành viên trong nhóm và các giá trị, chuẩn mực đạo đức mà nhóm đó cùng
chia sẻ, cùng hướng tới.
Mỗi tôn giáo, với hệ thống chuẩn mực, giá trị đạo đức của mình đã,
đang và sẽ có những ảnh hưởng, đóng góp không nhỏ đến hoạt động giáo dục

đạo đức cũng như sự phát triển của đạo đức trong đời sống xã hội.
Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử – xã hội ra đời và phát triển từ hàng
ngàn năm nay, và sẽ còn tồn tại cùng với loài người trong một thời gian khó
mà đoán định trước được. Tôn giáo chứa đựng nội dung phong phú về lịch sử,
tư tưởng, triết học, đạo đức, văn hóa, chính trị… Trong quá trình tồn tại và
phát triển, tôn giáo cũng như đạo đức tôn giáo có ảnh hướng khá sâu sắc đến
đời sống chính trị, văn hóa, xã hội, đến tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục
tập quán của nhiều quốc gia, dân tộc.
Khi tìm hiểu về đạo đức tôn giáo, chúng ta thấy có nhiều quan điểm khác
nhau. Có quan điểm thừa nhận đạo đức tôn giáo nhưng nó không chứa đựng
những yếu tố tích cực, tiến bộ, mà hoàn toàn đối lập với đạo đức trần thế,
không thể áp dụng vào đời sống hiện thực. Quan điểm khác lại cho rằng, tôn
giáo không có đạo đức riêng, đạo đức tôn giáo chỉ là sự vay mượn đạo đức
chung của nhân loại và mỗi tôn giáo có thể nhấn mạnh điểm này hay điểm
khác. Theo chúng tôi, để khẳng định có hay không có đạo đức tôn giáo cũng
như vai trò của đạo đức tôn giáo trong đời sống xã hội thì cần quán triệt
nguyên tắc thống nhất giữa sự phân tích tôn giáo về mặt triết học và sự phân
tích về mặt xã hội học.
Trước tiên, với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, tôn giáo thường
được xem xét từ góc độ nhận thức luận. Góc độ tiếp cận này cho phép làm rõ
15

thế giới bên ngoài đã được phản ánh một cách đặc biệt trong ý thức tôn giáo
như thế nào. Khi chỉ ra nguyên lý về vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối
với ý thức xã hội, chủ nghĩa duy vật lịch sử đồng thời cũng chỉ ra rằng, bản
thân đời sống ý thức xã hội cũng có tính độc lập tương đối của nó. Trong quá
trình phát triển, các hình thái ý thức xã hội có sự tác động qua lại, kế thừa và
ảnh hưởng lẫn nhau. Điều đó có nghĩa là, ý thức tôn giáo không bao giờ tồn
tại một cách biệt lập với các hình thái ý thức khác, như đạo đức, thẩm mỹ,
chính trị, pháp luật Giữa chúng có sự liên hệ, tác động qua lại và ảnh hưởng

lẫn nhau, tạo ra sự phong phú của mỗi hình thái ý thức xã hội. Trong ý thức
tôn giáo, mà chủ yếu là trong hệ tư tưởng tôn giáo, không thể không có những
yếu tố của tư tưởng đạo đức, triết học, thẩm mỹ, văn hóa Tôn giáo không
thể tồn tại và phát triển qua hàng ngàn năm trong lịch sử của các dân tộc khác
nhau trên thế giới, nếu như bản chất của nó chỉ bao gồm những sai lầm, ảo
tưởng và tiêu cực. Chính vì có sự kết hợp của ý thức tôn giáo với các hình
thái ý thức khác, nhất là với đời sống văn hóa tinh thần của mỗi dân tộc mà
tôn giáo đã có thêm sức sống lâu bền của mình.
Như vậy, có thể nói, trong quá trình phản ánh tồn tại xã hội, giữa hình
thái ý thức tôn giáo và hình thái ý thức đạo đức luôn có quan hệ tương tác,
đan xen và thâm nhập lẫn nhau.
Với tư cách những thành tố tạo nên kiến trúc thượng tầng của xã hội, tôn
giáo và đạo đức phản ánh tồn tại xã hội theo các cách khác nhau. Tôn giáo
phản ánh một cách hư ảo hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người.
Còn đạo đức phản ánh các mối quan hệ hiện thực của con người với nhau và
với xã hội.
Khi xem xét tôn giáo như một hình thái ý thức xã hội độc lập với các
hình thái ý thức khác, chúng ta thấy nó chứa đựng nội dung đạo đức (bao gồm
giá trị, chuẩn mực, khuôn mẫu, lý tưởng đạo đức ) thể hiện trong giáo lý tôn
16

giáo. Bất cứ tôn giáo nào cũng có một hệ thống chuẩn mực và giá trị đạo đức
nhằm điều chỉnh ý thức và hành vi đạo đức của các tín đồ. Đa số các tôn giáo
đều đưa ra những giá trị tối cao mà mọi giá trị khác phải lấy đó làm chuẩn, đó
là Thượng đế, Chúa trời, hay Thần thánh Thực tế cho thấy, quan niệm đạo
đức của hầu hết mọi tôn giáo, ngoài những giá trị đặc thù bảo vệ niềm tin tôn
giáo thiêng liêng, còn đề cập đến những chuẩn mực đạo đức mang tính nhân
loại, như khuyên răn con người phải hiếu thảo với cha mẹ, trung thực, sống có
trách nhiệm, nhân ái, làm điều lành, tránh điều dữ Người theo tôn giáo
không phải sống thế nào cũng được, mà phải sống theo những khuôn phép

đạo đức hợp với tín điều của tôn giáo mình, hành động không phải chỉ là thực
hành một số hình thức nghi lễ, mà còn phải sống theo những quy tắc đạo đức
nhất định. Những chuẩn mực này đều là những nguyên tắc ứng xử phù hợp
giữa người với người, rất có ích cho việc duy trì đạo đức xã hội.
Các tôn giáo đã đề cập trực tiếp đến những vấn đề đạo đức cụ thể của
cuộc sống thế tục và những quan niệm đó thường mang giá trị nhân văn. Trên
thực tế, những giá trị, chuẩn mực đạo đức của các tôn giáo có ý nghĩa nhất
định trong việc duy trì đạo đức xã hội. Do vậy, có thể khẳng định rằng, “trong
hệ thống những giá trị chuẩn mực tôn giáo, ngoài những điều khuyên răn cấm
đoán tạo nên nội dung riêng của đạo đức tôn giáo, còn có những điều khuyên
răn cấm đoán không hề có nội dung tôn giáo, mà là biểu hiện của các mối
quan hệ thuần tuý trần thế” [79, tr. 46].
Như vậy, việc xem xét tôn giáo với tư cách là một hình thái ý thức xã hội
độc lập tương đối với các hình thái ý thức khác, chúng ta cũng thấy được nó
chứa đựng trong mình những nội dung đạo đức, hay nói cách khác là nó cũng
có đạo đức riêng.
Để đánh giá vai trò xã hội của tôn giáo, chúng ta không chỉ xem xét tôn
giáo dưới góc độ nhận thức luận mà còn đồng thời phải xem xét về mặt xã hội
17

học. Việc xem xét tôn giáo dưới góc độ nhận thức luận hướng vào mục đích
chỉ ra mối tương quan giữa ý thức tôn giáo với thế giới khách quan, từ đó
đánh giá tính đúng đắn hoặc sai lầm của các quan niệm tôn giáo. Còn sự phân
tích về mặt xã hội học cho phép chúng ta có thể đánh giá được vị trí, vai trò
của tôn giáo cũng như đạo đức tôn giáo trong đời sống xã hội. Dưới góc độ
xem xét này, Mác khẳng định “Sự nghèo nàn của tôn giáo một mặt là biểu
hiện của sự nghèo nàn hiện thực, và mặt khác là sự phản kháng chống lại sự
nghèo nàn hiện thực ấy” [44, tr. 570].
Góc độ xã hội học đòi hỏi xem xét tôn giáo như một hiện tượng xã hội,
một tiểu hệ thống kiến trúc thượng tầng, tức là xem xét tôn giáo không chỉ về

mặt ý thức, mà còn cả về mặt nghi lễ thờ cúng và tổ chức tôn giáo nữa. Trong
đó, “với tư cách là một tổ chức, giáo hội của mọi tôn giáo không chỉ thực hiện
chức năng tư tưởng và thờ cúng thuần túy tôn giáo, mà cả chức năng không
mang tính tôn giáo như: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, đạo đức…” [78, tr.
31], khiến cho tôn giáo trở thành một thực thể có những đóng góp nhất định
cho xã hội.
Với tư cách là một tiểu hệ thống kiến trúc thượng tầng, tôn giáo tất nhiên
có trong nó các hình thái ý thức xã hội khác như tư tưởng triết học, đạo đức
học, nghệ thuật… Cho nên, việc khẳng định không có đạo đức riêng của tôn
giáo là không thoả đáng.
Có thể khẳng định rằng, có một đạo đức tôn giáo và đạo đức ấy mang
tính đặc thù, đồng thời, có sự giao thoa giữa những giá trị đạo đức chung toàn
nhân loại với đạo đức tôn giáo. Tuỳ theo hoàn cảnh ra đời và những điều kiện
lịch sử cụ thể, tư tưởng đạo đức trong mỗi tôn giáo có những nét đặc thù riêng
biệt. Ngoài mặt hạn chế, đạo đức tôn giáo cũng có một số giá trị nhất định
trong đời sống xã hội, là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến
nền đạo đức xã hội. Cho nên việc thừa nhận có đạo đức tôn giáo nhưng lại
18

đem đối lập tuyệt đối với đạo đức xã hội hay việc phủ nhận hoàn toàn đạo đức
tôn giáo là không đúng. Tôn giáo không chỉ có nội dung các quan niệm đạo
đức mà còn có cả những chức năng và tổ chức để hiện thực hóa chúng nhằm
điều chỉnh các hành vi đạo đức của tín đồ. Tuy nhiên, nếu quá đề cao, tuyệt
đối hóa vai trò của đạo đức tôn giáo, đồng nhất nó với đạo đức xã hội cũng là
sai lầm.
Nếu đạo đức xã hội là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực điều tiết hành vi
của con người trong quan hệ với người khác và với cộng đồng (gia đình, làng
xóm, giai cấp, dân tộc hay toàn bộ xã hội), thì đạo đức tôn giáo “là hệ thống
những quy tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá sự giao tiếp và hành vi
ứng xử của tín đồ trong mối quan hệ giữa họ với đối tượng thờ phụng, cũng như

giữa họ với nhau, với cộng đồng xã hội và với tự nhiên nhằm đảm bảo sự thống
nhất lợi ích của cá nhân, tập thể và cộng đồng tôn giáo.” [37, tr.12].
Đạo đức tôn giáo luôn gắn với đạo đức xã hội và chịu ảnh hưởng của đạo
đức xã hội. Tuy nhiên, đạo đức tôn giáo lại có tính đặc thù. Điều này không
chỉ thể hiện qua phương thức phản ánh thế giới khách quan của tôn giáo mà
còn thể hiện qua các đặc trưng tiêu biểu của nó. Những đặc trưng này đã được
rất nhiều nhà nghiên cứu phân tích, luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu những đặc
trưng của đạo đức Công giáo.
1.1.2. Một số đặc trưng của đạo đức Công giáo
Ra đời ở khu vực Tiểu Á, phía tây Palextin vào giữa thế kỷ I, Kitô giáo
là tôn giáo thế giới có số tín đồ đông nhất, có khu vực ảnh hưởng rộng nhất
thế giới. Trong quá trình tồn tại và phát triển, đạo Kitô bị phân hoá do những
bất đồng trong nội bộ giáo quyền về giáo lý, lễ nghi, giáo luật và cả lợi ích,
quyền lực trần thế. Về cơ bản, đạo Kitô gồm có bốn dòng chính là Công giáo,
Chính thống giáo, Tin Lành và Anh giáo. Mặc dù có sự ly khai về mặt tổ chức
19

nhưng các giáo hội Kitô giáo vẫn thừa nhận Kinh Thánh gồm 2 bộ Cựu Ước
và Tân Ước là kinh điển của mình.
Đạo đức học Công giáo dựa trên nền tảng Thánh kinh có nội dung vô
cùng phong phú. Quan điểm đạo đức Công giáo được rút ra từ Kinh Thánh,
gồm hai bộ Cựu Ước (Lời ước được Thiên Chúa tiến cử với dân Do Thái) và
Tân Ước (Lời ước được Thiên Chúa tiến cử với toàn bộ loài người). Công
giáo coi Kinh Thánh – Lời Chúa là kim chỉ nam cho mọi hoạt động trong đời
sống tôn giáo, cũng như trong hoạt động trần thế của mình. Trong quá trình
lịch sử hiện thực hoá Lời Chúa đã hình thành, phát triển đạo đức Công giáo
với những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, Đạo đức Công giáo được xây dựng trên nền tảng yêu thương.
Nói cách khác, tình yêu là cốt tủy của đạo đức Công giáo. Toàn bộ lề luật
Công giáo đều chỉ xoay quanh một chữ yêu với hai chiều kích: yêu Chúa và

yêu người.
Trong đạo đức Công giáo, giới răn về tình yêu thương được xem là nền
tảng. Con người trước hết phải yêu Thiên Chúa rồi yêu thương đến bản thân
mình, từ đó mới có cơ sở để thực hiện tình yêu tha nhân.
Thiên Chúa là một hình mẫu đạo đức hoàn bị, trọn vẹn về tình yêu để
con người noi theo. Hình ảnh đó được thể hiện thông qua lời nói và hành
động của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đến để loan báo tình yêu thương của Thiên
Chúa dành cho mọi người, đặc biệt là những người nghèo, bị gạt ra ngoài lề
xã hội. Tình yêu đó không dựa vào địa vị, giai cấp của mỗi người, bởi với
Chúa, mọi người đều là anh em với nhau: “Thầy không còn gọi anh em là tôi
tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu
vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết”
(Ga. 15, 15). Vì thế, người nào nói mình yêu Chúa mà không yêu người thì đó
là kẻ nói dối (Xin xem 1Ga. 4, 20).
20

Tình yêu làm nền tảng cho đạo đức Công giáo phải được thể hiện bằng
những việc làm cụ thể. Không thể có tình yêu thương chân thực nào mà lại
không đi kèm với việc làm, không được thể hiện bằng những hy sinh. Tình
yêu nào không có việc làm để chứng minh đều là những tình yêu giả hiệu,
tương tự như lập trường của Thánh Giacôbê: “Đức tin không có việc làm là
đức tin chết” (Gc. 2, 17). Điều này đã được giáo hội Công giáo khái quát
trong Thương xác bảy mối, Thương linh hồn bảy mối: cho kẻ đói ăn, cho kẻ
khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, cho khách trọ nhà, thăm viếng bệnh nhân,
thăm viếng kẻ bị cầm tù, an táng kẻ chết, lấy lời lành khuyên người, mở dạy
kẻ mê muội, răn bảo kẻ có tội… [28, tr. 277 – 278].
Thứ hai, đời sống mỗi người Công giáo luôn lấy đức Giêsu Kitô làm
gương mẫu. Đạo Kitô cũng giống như các tôn giáo khác, đã xây dựng cho
mình một mẫu hình lý tưởng là chuẩn mực của mọi hành động và là giá trị tối
cao trong bậc thang giá trị đạo đức – đó là Thiên Chúa. Thiên Chúa được coi

là nguồn gốc của tất cả những gì tốt đẹp đang hiện hữu, là sự hiện diện bảo
đảm cho con người có được những điều kiện căn bản để tổ chức thành một xã
hội, trong đó, Thiên Chúa chính là hình mẫu, chuẩn mực tối cao cho các quan
hệ giữa người với người trong cộng đồng. Thiên Chúa ban cho con người
mười điều răn, chỉ cho con người biết phải làm gì, cho con người biết những
nghĩa vụ cơ bản của mình để con người sống cho hoàn hảo, thoát khỏi tội lỗi.
Những điều răn ấy không chỉ nhắc nhở con người phải trung thành với Chúa
mà còn phải có trách nhiệm với những người xung quanh.
Khi đề cập đến đạo đức Công giáo, trước tiên cần xuất phát từ mối quan
hệ giữa con người với Thiên Chúa bởi nó là nền tảng cho mọi tâm tư, suy
nghĩ và hành động của người Công giáo. Những tín đồ này, trong mỗi hành
động của mình đều tự vấn xem nó có đúng với điều Chúa đã dạy hay trái với
điều Người đã dạy không. Vấn đề đạo đức đã trở thành một trong những trọng
21

tâm trong thần học luân lý Công giáo. Thần học luân lý đã đem lại cho các tín
đồ cách thức và phương thế để không chỉ làm đẹp lòng Thiên Chúa mà còn
vừa lòng những người xung quanh. Trong hệ thống chuẩn mực và giá trị đạo
đức này, bên cạnh những tín điều bảo vệ những quyền uy tối thượng của
Thiên Chúa thì phần lớn những tín điều còn lại đều dành cho con người tự
hoàn thiện mình để trở nên tốt đẹp như Thiên Chúa.
Thêm vào đó, đạo đức Công giáo trước hết là sự thông phần vào cuộc
đời của chính Đức Giêsu, trở nên bản sao của đời sống Người trong chính bản
thân và đời sống của mỗi Kitô hữu. Mà đạo đức của Chúa Giêsu lại liên hệ,
tồn tại trong sự vâng phục trọn vẹn thánh ý Chúa Cha (Xin xem Pl. 2, 6 – 8).
Vì thế đạo đức Công giáo cũng bao gồm việc làm sống lại trong Công giáo sự
vâng phục và đường hướng sống yêu thương: Chấp nhận mất tất cả để được
Thiên Chúa (Xin xem Pl. 3, 7 – 8), bán tất cả để có Thiên Chúa (Xin xem Mt.
13, 44 – 45), chọn Thiên Chúa hơn tiền bạc của cải (Xin xem Mt. 6, 24).
Thứ ba, đạo đức Công giáo được đặt trên nền tảng ba nhân đức đối

thần: Tin, Cậy, Mến. Đây là ba nhân đức cơ bản, làm nền tảng cho các nhân
đức đối nhân, các nhân đức đối nhân chỉ là vô nghĩa nếu không có các nhân
đức đối thần. Nội dung cốt lõi của đức tin Công giáo là tin vào Thiên Chúa
duy nhất toàn năng, ngoài Thiên Chúa ra chẳng có ai cứu độ (Xin xem Is. 43,
11). Công giáo được coi là tôn giáo của tình yêu thương, điều đó xuất phát từ
tình yêu thương vô bờ của Thiên Chúa. Sống có luân lý là một cách đáp trả lại
tình yêu thương của Thiên Chúa. Đời sống Công giáo là sự phó thác hoàn
toàn đời sống cho Thiên Chúa. Nó kéo theo sự hoán cải, và đặt toàn bộ đời
sống và vận mệnh trong tay Thiên Chúa: bán tất cả những gì mình có để mua
kho báu trên trời và đi theo Chúa Giêsu (Xin xem Mt. 13, 44 – 45), bằng lòng
mất mạng sống để cứu mạng sống (Xin xem Mt. 16, 25; Mc. 8, 34; Lc. 9, 23).
22

Từ việc giữ vững ba nhân đức này mà mỗi Công giáo luôn hướng tới hành vi
làm thiện, tránh ác.
Thiện, ác là hai phạm trù xuất hiện rất sớm trong lịch sử nhân loại và trở
thành phạm trù phổ biến trong đạo đức của mọi thời kỳ lịch sử. Thiện, ác là
cặp phạm trù đối lập, đồng thời cũng là hai phạm trù cơ bản có quan hệ chặt
chẽ trong đạo đức xã hội và đạo đức tôn giáo. Tuy nhiên, thiện, ác trong tôn
giáo có điểm tương đồng, nhưng cũng có sự khác biệt với thiện, ác thế tục ở
mức độ nhất định. Cùng là vấn đề thiện, ác, nhưng trong tôn giáo, chúng được
đề cao, cường điệu và thiêng hóa bằng giáo lý, giáo luật, tín điều để mọi
người tuân thủ một cách nghiệm ngặt dưới sức mạnh của thần quyền.
Trong đạo đức tôn giáo và đạo đức xã hội thì thiện, ác vẫn là hai phạm
trù trung tâm và trọng yếu nhất. Nhưng, vấn đề thiện, ác trong đạo đức tôn
giáo được gắn chặt với hậu quả của hành vi hành xử của tín đồ và do có sự
thưởng phạt “nghiêm minh” bởi các đấng siêu nhiên, nên tính giáo dục và khả
năng răn đe của nó đạt hiệu quả rất cao.
Thần học của Công giáo quan niệm, con người toàn thiện không phải do
tu tập, mà là “sánh bước cùng Thiên Chúa”. Đạo Công giáo cho Chúa là cái

thiện toàn năng, tức Chúa là mẫu hình lý tưởng, là nguồn gốc của cái thiện.
Từ quan niệm về cái thiện, Kinh Thánh đề cập đến nhân đức, đó là hành vi và
biểu hiện cụ thể của cái thiện. Khi cái thiện nhường chỗ cho cái ác, là lúc con
người không còn chế ngự được dục vọng, không làm chủ được mình tất sẽ
dẫn đến sống buông thả để cho cái ác xuất hiện, tội lỗi hoành hành, nhân cách
bị lu mờ. Cái ác vốn có nguồn gốc từ quỷ dữ là kẻ thù của cái thiện, cũng là
địch thủ của Thiên Chúa và mọi tín đồ. Cái ác xuất hiện trên trần thế là sự kết
hợp giữa quỷ dữ và tật xấu của con người. Kinh Thánh cho rằng, con người
có các tật xấu cơ bản, đó là: kiêu ngạo, dâm ô, hờn giận, ăn uống quá độ, ghen
ghét, lười biếng… Công giáo răn dạy tín đồ làm lành, tránh ác là noi gương
23

Chúa. Sự ban thưởng và trừng phạt đối với ai làm thiện hoặc mắc ác: Ai làm
việc thiện sẽ sống lại để được sống. Còn ai làm điều ác sẽ sống lại để nhận án
phạt… có tác dụng lớn đối với việc giáo dục tính hướng thiện ở con người.
Công giáo coi Địa ngục là nơi ở của những người chết mà trước đó
không tin đạo và phạm nhiều tội ác. Thiên đường – Địa ngục là hai thế giới
đối lập nhau do con người tưởng tượng nên nhằm thưởng công và phạt tội đối
với những ai làm được điều thiện hoặc mắc tội ác. Thiên đường, địa ngục của
Công giáo có tác dụng khuyến thiện, trừ ác đối với các tín đồ. Thiên đường
của Công giáo là “một thế giới hoàn mỹ”, nơi đạt đến tuyệt đỉnh của niềm ước
mơ, khát vọng về hạnh phúc của con người. Thực ra, Thiên đường mang nặng
ý nghĩa nhân sinh, thể hiện khát vọng của con người vươn tới hạnh phúc vĩnh
hằng. Vì thế, đó vẫn là nhu cầu tinh thần của đồng bào có tôn giáo. Chính sự
nỗ lực không ngừng phấn đấu để đến với cái “xã hội lý tưởng” ấy đã góp phần
không nhỏ cho con người trút bỏ tội lỗi, giã từ cái ác để vươn tới cái thiện.
Thứ tư, đạo đức Công giáo được hình thành trên cơ sở niềm tin vào
Thiên Chúa nên nó được thực hiện một cách hoàn toàn tự giác dựa trên niềm
tin của các tín đồ. Thiên Chúa luôn được coi là mẫu hình toàn thiện. Vì thế,
những nguyên tắc, chuẩn mực mà đấng Thiên Chúa định ra cũng là những

nguyên tắc, chuẩn mực hoàn thiện mà mỗi tín đồ buộc phải chấp nhận và tuân
thủ. Những nguyên tắc ứng xử giữa người với người trong đạo đức Công giáo
suy cho cùng là để phục vụ cho niềm tin siêu nhiên, nhằm xây dựng nên
những con người phù hợp với ý chí của Thiên Chúa.
Các quy tắc đạo đức Công giáo tồn tại dưới dạng các mệnh lệnh của
Chúa. Do vậy, các quy tắc xử sự trong quan hệ giữa người với người không
do ý muốn chủ quan của con người quyết định mà do chúng có cội nguồn
thần thánh, thiêng liêng. Đức hạnh tối cao là tuân thủ những lời răn của Chúa.
Vi phạm những lời răn của Chúa là tội lỗi lớn nhất. Qua câu chuyện ngụ ngôn
24

về tội tổ tông trong sách Sáng thế cho thấy, nếu con người kiêu ngạo, không
tuân thủ những điều răn dạy của Chúa, muốn đứng ngang hàng với Chúa sẽ
phải chịu đựng đau khổ, phải sống với cái ác và phải chết.
Niềm tin vào Thiên Chúa chi phối sâu sắc quá trình áp dụng các nguyên
tắc, quy phạm, chuẩn mực đạo đức tôn giáo vào đời sống cá nhân, cộng đồng
tín hữu. Từ niềm tin này, tín hữu Công giáo tự giác thực hiện nghiêm túc các
chuẩn mực, quy tắc đạo đức mà đấng siêu nhiên đã đề ra để hoàn thiện bản
thân và tiến gần hơn đến Thiên Chúa. Những tín đồ Công giáo tin rằng nếu họ
không làm theo các chuẩn mực, quy tắc đạo đức tôn giáo của mình thì họ sẽ
bị trừng phạt, ngược lại họ sẽ được phần thưởng ở kiếp sau. Chính sự đan xen
giữa hi vọng và sợ hãi, giữa cái thực và cái thiêng có tính thuyết phục các tín
đồ khá mạnh mẽ.
Thứ năm, Công giáo nhấn mạnh đức khoan dung, lòng vị tha và thương
người. Sự nhẫn nhục, chịu đựng cũng là một biểu hiện của đức khoan dung
trong đạo đức Công giáo. Khoan dung là thái độ nhân nhượng, hiếu hòa, tôn
trọng với những gì khác ta. Lòng vị tha, bác ái trong các tôn giáo cũng như
trong Công giáo có nét nổi bật là ít vụ lợi, khước từ sự trả ơn, đáp nghĩa. Vị
tha là vì người khác, nó đối lập với vị kỷ (tức là sống cho mình và vì mình). Tinh
thần vị tha là thương yêu người khác một cách chân thành, hết mình với thái độ

vô tư, vì động cơ đức ái, nên tình thương có tính tự giác cao.
Khuôn vàng thước ngọc đối với mỗi tín hữu Công giáo là “Tất cả những
gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho
người ta” (Mt. 7, 12). Đức Giêsu dạy các tín đồ “Hãy yêu kẻ thù và cầu
nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” (Mt. 5, 44). Đành rằng, đã là con
người thì chẳng ai hoàn thiện cả, việc tha thứ cho người làm việc sai trái là
cần thiết để họ có cơ hội sửa sai. Nhưng điều đó không có nghĩa con người
phải nhẫn nhục, chịu đựng cái ác, cái xấu để được đẹp lòng Thiên Chúa. Ở

×