Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Khảo sát hiện tượng Từ Đạo Hạnh ở Hà Nội ( Qua truyện kể và lễ hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.04 MB, 158 trang )


1

®¹i häc quèc gia hµ néi
Trêng ®¹i häc khoa häc x· héi & nh©n v¨n








VŨ THỊ HUẾ






KHẢO SÁT HIỆN TƯỢNG TỪ ĐẠO HẠNH Ở HÀ NỘI
(QUA TRUYỆN KỂ VÀ LỄ HỘI)







LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian



XC 14,10 QUYỂN









2
HÀ NỘI - 2012

®¹i häc quèc gia hµ néi
Trêng ®¹i häc khoa häc x· héi & nh©n v¨n







VŨ THỊ HUẾ







KHẢO SÁT HIỆN TƯỢNG TỪ ĐẠO HẠNH Ở HÀ NỘI
(QUA TRUYỆN KỂ VÀ LỄ HỘI)



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số : 60.22.01.25

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ NGUYỆT









HÀ NỘI - 2012

3
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài: Khảo sát hiện tượng Từ Đạo Hạnh ở Hà Nội
(Qua truyện kể và lễ hội) và toàn bộ nội dung luận văn không phải là sự sao
chép bất cứ một công trình khoa học hay luận văn nào đã được công bố trong
và ngoài nước. Các tài liệu sử dụng tham khảo đã được trích nguồn đầy đủ và
chính xác.
Xin chân thành cảm ơn.


Hà Nội, tháng 4 / 2012

Người viết luận văn


Vũ Thị Huế


















4
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới TS.
Nguyễn Thị Nguyệt, người đã dành nhiều thời gian quý báu tận tình chỉ bảo,

hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Văn học - Trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gian Hà Nội đã góp ý
tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Tôi cũng xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các cá nhân, đoàn
thể có liên quan đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình khảo
sát điền dã và tìm kiếm, tập hợp tư liệu.
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự giúp
đỡ, động viên của bạn bè và những người thân trong gia đình. Tôi xin chân
thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 4 năm 2012

Học viên


Vũ Thị Huế







5
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 7
1. Lý do chọn đề tài 7
2. Lịch sử vấn đề 8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

4. Phương pháp nghiên cứu 12
5. Mục đích, ý nghĩa, đóng góp của luận văn 13
6. Cấu trúc luận văn 14
PHẦN NỘI DUNG 15
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VÙNG VĂN HÓA HÀ NỘI, HÀ TÂY (CŨ)
VÀ NGUỒN GỐC HIỆN TƯỢNG TỪ ĐẠO HẠNH 15
1.1. Vùng văn hóa Hà Nội và Hà Tây (cũ) 15
1.1.1. Những điều kiện địa lý, lịch sử, xã hội của Hà Nội 15
1.1.2. Những điều kiện địa lý, lịch sử, xã hội của Hà Tây (cũ) 22
1.2. Bối cảnh văn hóa Phật giáo thời Lý 25
1.2.1. Vài nét khái quát về sự phát triển của Phật giáo thời Lý 25
1.2.2. Vai trò, ảnh hưởng của Phật giáo tới văn hóa, chính trị của đất nước . 28
1.2.3. Yếu tố Mật giáo của thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi 29
1.3. Con người, cuộc đời Từ Đạo Hạnh 30
1.3.1. Thân thế Từ Đạo Hạnh 30
1.3.2. Vai trò của Từ Đạo Hạnh trong lịch sử 31
Chương 2: KHẢO SÁT TRUYỀN THUYẾT VỀ TỪ ĐẠO HẠNH 36
2.1. Khái niệm và đặc trưng của truyền thuyết 36
2.2. Khảo sát truyền thuyết về Từ Đạo Hạnh 38
2.2.1. Nội dung của các truyền thuyết 38
2.2.2. Cấu trúc của kiểu truyện Từ Đạo Hạnh 43
2.3. Các motif chính của kiểu truyện Từ Đạo Hạnh 44

6
2.3.1. Motif sinh nở thần kỳ 45
2.3.2. Motif tài năng và phép lạ 47
2.3.3. Motif vật phù trợ 49
2.3.4. Motif hóa (tịch diệt thần kỳ) 53
2.3.5. Motif tái sinh 55
Chương 3: KHẢO SÁT LỄ HỘI VỀ TỪ ĐẠO HẠNH 62

3.1. Khái niệm lễ hội 62
3.1.1. Khái niệm lễ hội 62
3.1.2. Mối quan hệ giữa lễ và hội 64
3.2. Tín ngưỡng thờ Từ Đạo Hạnh 64
3.3. Lễ hội về Từ Đạo Hạnh 67
3.3.1. Lễ hội chùa Láng 67
3.3.2. Lễ hội chùa Thầy 77
3.3.3. Một số lễ hội khác 89
PHẦN KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 101

7
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ Đạo Hạnh (? - 1117) tục gọi là đức Thánh Láng, Thánh Từ, là một
thiền sư nổi tiếng Việt Nam thời nhà Lý. Cuộc đời ông được ghi lại dưới nhiều
màu sắc huyền thoại. Ông là một trong những hiện tượng văn hóa chứa nhiều
nghịch lý.
Từ Đạo Hạnh được biết đến không chỉ là một thiền sư, ông còn là một danh nhân
văn hóa - lịch sử, một tác giả văn học. Ông có tên húy (Từ Lộ), cha ông là Từ Vinh, mẹ
ông là bà Tăng Thị Loan. Quê ông tại hương Yên Lãng, nay thuộc phường Láng
Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Từ một con người xác thực, Từ Đạo Hạnh đã chuyển
hóa dần thành nhân vật thần linh, truyền thuyết, nhân vật của truyện cổ tích. Ông được
tôn vinh vào hàng Thánh, Thánh Láng, thánh Từ Đạo Hạnh, tương truyền ông có phép
thần thông, thác sinh làm vua Lý Thần Tông (1128 - 1138), sau còn là hậu thân Lê
Thần Tông (1619 - 1643).
Tìm hiểu truyền thuyết về Từ Đạo Hạnh, chúng tôi muốn lý giải con
đường dân gian hóa, Phật thoại hóa từ hiện tượng Từ Đạo Hạnh, để thấy được
sự đặc biệt của hiện tượng này trong văn học dân gian.

Hiện tượng Từ Đạo Hạnh không chỉ được lưu truyền trong truyền thuyết
mà còn tồn tại trong những lễ hội dân gian cho tới ngày nay. Lễ hội chùa Láng,
lễ hội chùa Thầy (Hà Nội) là hai lễ hội lớn về Từ Đạo Hạnh.
Trong giai đoạn hiện nay, việc gìn giữ và phát triển văn hóa dân gian rất
quan trọng. Vì vậy một vấn đề đặt ra là cần phải tìm hiểu các nhân vật dân gian,
thông qua các văn bản truyện kể, song song với việc tìm hiểu qua đời sống tâm
linh của người dân, cụ thể là qua các lễ hội dân gian. Khảo sát hiện tượng Từ Đạo
Hạnh ở hai phương diện truyền thuyết và lễ hội, giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn
một trong những đặc trưng của văn học dân gian, đó là tính nguyên hợp truyền

8
thuyết thường gắn liền với lễ hội. Đây cũng là hướng nghiên cứu đồng thuận trong
xu hướng đặt văn học dân gian trong tổng thể văn hóa dân gian.
2. Lịch sử vấn đề
Truyền thuyết và lễ hội về Từ Đạo Hạnh đã được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm. Nhưng mỗi người trên những phương diện mục đích nghiên cứu,
hướng nghiên cứu khác nhau, thường chỉ quan tâm tới một phương diện nào
đó của hiện tượng này.
- Về mặt văn bản sưu tầm, hành trạng của ông sớm được văn bản
hóa trong sử sách.
Trước tiên, phải kể đến bài minh khắc trên chuông chùa Thiên Phúc do
đệ tử của Đạo Hạnh là Huệ Hưng soạn vào năm 1109. Theo Lê Quý Đôn trong
Kiến văn tiểu lục [12]: Từ Đạo Hạnh đã đúc chuông chùa Thiên Phúc vào năm
Long Phù Nguyên Hóa thứ 9, Huệ Hưng soạn bài minh, nghệ nhân Lang Nghiêm
Thường đúc chữ, về sau người ta khắc sắc chỉ của vua Trần Anh Tông. Chuông
đúc vào thời Lý hiện nay không còn, nhưng chùa hiện còn giữ được một quả
chuông thời Tây Sơn, có bài Phật Tích sơn Thiên Phúc tự tân chung ký minh. Trên
quả chuông có bài minh của Phan Huy Ích, bài minh viết: “Chùa Thiên Phúc, núi
Phật Tích do Từ Đạo Hạnh sáng lập. Đạo Hạnh sống vào thời Lý Nhân Tông
(1072 - 1128), ông tu luyện trên núi, pháp lực vô biên, ông dựng am cạnh vách đá,

mở ra trường đạo riêng. Vào mùa xuân năm Kỷ Sửu, niên hiệu Long Phù Nguyên
Hóa thứ 9 (1109), ông cho đúc một quả chuông nặng hai nghìn cân, rộng khoảng
10 vòng. Mùa thu năm đó, lại đón đệ tử là Thích Huệ Hưng tới để viết bài ký dài
vài nghìn câu, một bài minh theo lối 4 câu 2 vần, văn từ, điển chương rất đẹp.
Người viết chữ là Nghiêm Thường Chuông đúc được 7 năm thì Từ Đạo Hạnh
mất. Trải qua các triều đại Lý, Trần, chùa vẫn được bảo vệ tốt. Riêng quả chuông
thì sau cuộc xâm lược của quân Minh vẫn còn giữ được nguyên vẹn. Mãi đến năm
1789 (năm Kỷ Dậu, niên hiệu Quang Trung năm thứ 2), do thiếu đồng để đúc tiền,
nên quả chuông nhà Lý này mới bị phá hủy”
.

9
Gần đây những nhà nghiên cứu và sưu tập Di Văn Kim Thạch của các
các thời đại từ Bắc thuộc đến Lý - Trần, đã tìm được bài ký và bài minh khắc
trên chuông chùa Thiên Phúc do Huệ Hưng soạn năm 1109 được chép trong
một sưu tập văn bia Kim văn loại tụ (Sách hiện lưu giữ tại Thư viện Viện
Nghiên cứu Hán Nôm), có tên là: Thiên Phúc tự hồng chung minh văn (Minh
văn chuông chùa Thiên Phúc). Bài ký hơn ngàn chữ, bài minh 4 câu 2 vần
.
Ngoài ra, truyện về Từ Đạo Hạnh còn được ghi chép trong nhiều tư liệu
cổ như: An Nam chí lược [64], Thiền uyển tập anh [77], Việt điện u linh [87],
Đại Việt sử ký toàn thư [34], Lĩnh Nam chích quái [52], Tân đính Lĩnh Nam
chích quái [53], Việt sử giai thoại [74], Thơ văn Lý - Trần [43], Từ điển văn
học [41], Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam [4], Truyền thuyết dân gian người
Việt [22], Lễ hội Việt Nam [84], Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam [39]…
Có thể thấy dưới mỗi thời đại, mỗi điểm nhìn văn hóa, mỗi tư duy tiếp
cận khác nhau, các nhà biên soạn đã có những ghi chép, đánh giá riêng về
hiện tượng này. Nhưng dù tiếp cận ở góc độ nào, câu chuyện về Từ Đạo Hạnh
vẫn luôn luôn được thêu dệt, huyền thoại hóa, dân gian hóa.
- Về mặt nghiên cứu:

+ Nhóm các công trình nghiên cứu về lễ hội dân gian nói chung và lễ hội
về Từ Đạo Hạnh nói riêng: Thử tìm hiểu giữa lễ hội với các tín ngưỡng dân gian
(Nguyễn Quang Lê), Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam (Nhiều tác giả), Lễ hội Việt
Nam (Lê Trung Vũ, Lê Hồng Lý), Lễ hội – Một cái nhìn tổng thể (Trần Quốc
Vượng), Địa chí tôn giáo lễ hội Việt Nam (Mai Thanh Hải), Lễ hội cổ truyền (Lê
Trung Vũ), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại, 60 lễ hội truyền thống
Việt Nam (Thạch Phương, Lê Trung Vũ)… và một số bài nghiên cứu: Bản chất và
đặc trưng tín ngưỡng dân gian trong lễ hội cổ truyền Việt Nam (Nguyễn Quang
Lê), Phác thảo lịch sử lễ hội của người Việt ở Bắc Bộ (Nguyễn Xuân Kính),

10
Hội Láng (Nguyễn Vinh Phúc) và Hội chùa Thầy (Lê Hồng Lý) trong Kho tàng lễ
hội cổ truyền Việt Nam; Hội chùa Láng, Hội chùa Thầy (Lê Trung Vũ, Lê Hồng
Lý) trong Lễ hội Việt Nam. Hai công trình dày dặn nhất về lễ hội nói chung là Kho
tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam và Lễ hội Việt Nam là pho từ điển về lễ hội của ba
miền Bắc - Trung - Nam đã khảo sát diện mạo cụ thể, làm rõ những đặc trưng
riêng của mỗi lễ hội từ địa điểm, thời gian tổ chức, di tích thờ cúng - nơi diễn ra lễ
hội, nhân vật phụng thờ, diễn biến lễ hội, giá trị văn hóa của lễ hội.
+ Nhóm các bài nghiên cứu về Từ Đạo Hạnh và các hiện tượng liên
quan tới nhân vật này:
Các công trình nghiên cứu về Phật giáo: Lịch sử Phật giáo Việt Nam [72], Việt
Nam Phật giáo sử lược [75], Việt Nam Phật giáo sử luận [34] đã giới thiệu về Từ
Đạo Hạnh với vai trò là vị thiền sư thuộc thế hệ thứ 12 của phái thiền Tì Ni Đa Lưu
Chi thời Lý. Đặc biệt, Từ Đạo Hạnh còn được nhắc đến như là đại diện tiêu biểu
cho khuynh hướng Mật giáo: “Đến thời Lý, nhiều nhà sư ở phái này vẫn tiếp tục
các phép tu tập Mật giáo. Đại diện tiêu biểu là thiền sư Từ Đạo Hạnh, người cùng
thế hệ với sư Vạn Hạnh. Tiểu sử của Đạo Hạnh gắn liền với hàng loạt chuyện thần
bí, linh dị như sai người thần, múa gậy phép, đầu thai, trút xác” [72, tr. 160].
Cũng từ quan điểm triết học, Khải Nguyên có bài Từ Đạo Hạnh có phải
là vị chân tu của đạo Phật? Trong bài viết, tác giả cho rằng: nhân thân, hành

trạng của Từ Đạo Hạnh giống các đạo sĩ nhiều hơn và không nên xếp ông vào
bậc chân tu Phật giáo.
Từ góc độ văn hóa, PGS. Nguyễn Hữu Sơn trong bài Thiền sư Từ Đạo
Hạnh - từ chùa Láng đến chùa Thầy đã cho rằng Từ Đạo Hạnh là “một trong
những hiện tượng văn hóa chứa nhiều nghịch lý”, được khúc xạ qua thời gian
và không gian, trong đó mang nhiều yếu tố của Phật – Nho và Đạo giáo.
Cùng tác giả Nguyễn Hữu Sơn, các bài nghiên cứu: Tìm hiểu đặc trưng
“lạ hóa” về sự ra đời của các thiền sư trong Thiền uyển tập anh, Về motif “quy

11
tịch” của các thiền sư trong Thiền uyển tập anh, Loại hình tác phẩm Thiền
uyển tập anh khi phân tích về cấu trúc, cốt truyện, các motif cơ bản của loại
truyện thiền sư cũng đã nhiều lần nhắc tới hiện tượng thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Trong công trình nghiên cứu Phật giáo với 1000 năm Thăng Long, Thích
Đồng Bổn có bài Đóng góp thêm các bản dịch mới về bài kệ của thiền sư Từ Đạo
Hạnh [9]. Như nhan đề của bài viết, tác giả đã đưa thêm các bản dịch mới về bài
kệ Hữu không của Từ Đạo Hạnh và đánh giá cao tài năng của thiền sư Từ Đạo
Hạnh, cho bài kệ của thiền sư là “một giá trị văn học đã đạt đến chân lý giác ngộ”.
Trên phương diện tín ngưỡng, lễ hội, chúng ta có nhiều công trình, bài
viết về các lễ hội chùa Láng, chùa Thầy, và một số chùa có thờ Từ Đạo Hạnh:
Đỗ Danh Huấn có bài Làng Đồng Bụt và thiền sư Từ Đạo Hạnh [24]. Thông
qua bài viết tác giả đã chỉ ra một không gian sinh hoạt văn hóa Phật giáo với
hệ thống chùa, các sinh hoạt lễ hội và những truyền thuyết lịch sử gắn với
cuộc đời thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Bài nghiên cứu Từ huyền tích của Từ Đạo Hạnh đến lễ hội chùa Thầy [32]
của Đặng Thị Phong Lan đã phân tích một số huyền tích của Từ Đạo Hạnh
liên quan đến lễ hội chùa Thầy, cũng như liên quan đến việc tái hiện nghệ
thuật kiến trúc và điêu khắc.
Cùng hướng nghiên cứu còn có các bài Chùa Láng với sự tích thiền sư Từ
Đạo Hạnh (Thích Bảo Nghiêm), Non nước chùa Thầy (Thích Viên Thành),

Nghiên cứu về chùa Thầy (Thích Viên Thành), Thêm tư liệu về chùa Láng (Đỗ
Thỉnh), Thiền sư Từ Đạo Hạnh con đường tái sinh (Như Hùng), Thiền sư Từ
Đạo Hạnh và các di tích liên quan ở Hà Nội (Phạm Thị Lan Anh)…
Ngoài ra còn rất nhiều các bài viết giới thiệu về lễ hội chùa Láng, chùa
Thầy với ý nghĩa quảng bá các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước.
Viết về Từ Đạo Hạnh với vai trò là vị thủy tổ của nghệ thuật múa rối
nước có các bài viết: Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam (Anh Chi), Thủy tổ

12
của múa rối nước, Rối nước làng Ra, Múa rối chùa Bi,… Hàng năm, vào
ngày chùa mở lễ hội, nhân dân địa phương lại tổ chức trò múa rối nước để
tưởng nhớ tới công lao của thủy tổ Từ Đạo Hạnh.
Các công trình nghiên cứu chúng tôi thống kê trên đây, cho thấy chưa có
công trình nào nghiên cứu hiện tượng Từ Đạo Hạnh một cách khái quát, tổng
hợp, nhưng trên phương diện văn học, văn hóa, tín ngưỡng của hiện tượng đã
phần nào được đề cập tới. Trên cơ sở kế thừa những thành quả của người đi
trước từ việc khảo sát hiện tượng Từ Đạo Hạnh qua truyện kể và lễ hội dân
gian, chúng tôi sẽ tiến hành hệ thống hóa các truyền thuyết cũng như những lễ
hội về hiện tượng này với mong muốn đưa ra cái nhìn toàn diện, hệ thống hơn
về nhân vật dưới cả hai góc độ văn học và văn hóa dân gian.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng: Nhân vật Từ Đạo Hạnh thể hiện trong văn học và trong
văn hóa dân gian, cụ thể là thể hiện trong truyền thuyết và trong lễ hội dân
gian Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Những truyền thuyết về Từ Đạo Hạnh (đã công bố và sưu tầm được).
- Các lễ hội dân gian xung quanh hiện tượng Từ Đạo Hạnh (qua các lễ
hội ở các chùa ở Hà Nội: chùa Láng, chùa Thầy…).
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mà chúng tôi lựa chọn là một hệ thống phương

pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp với mục đích vừa có khả năng bao
quát vừa khai thác hiện tượng từ trong bản chất của nó, dưới nhiều khía cạnh
và góc độ. Nghiên cứu hiện tượng Từ Đạo Hạnh trong văn học và trong văn
hóa dân gian, chúng tôi sử dụng những phương pháp:
- Phương pháp cấu trúc - loại hình: là phương pháp cơ bản để nghiên cứu
hiện tượng Từ Đạo Hạnh trong văn học dân gian.

13
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: văn hóa học, xã hội học, dân tộc
học, tâm lý học, sử học, ngôn ngữ học: giúp cho việc nghiên cứu hiện tượng
Từ Đạo Hạnh dưới góc nhìn văn hóa.
- Phương pháp thống kê: thống kê các truyền thuyết, các motif, các lễ hội
dân gian về hiện tượng Từ Đạo Hạnh.
- Phương pháp so sánh: so sánh giữa các truyền thuyết, motif, các lễ hội
dân gian về hiện tượng Từ Đạo Hạnh.
- Phương pháp điền dã - khảo sát thực tế : điều tra, quan sát, lấy tư liệu
thực tế tại những vùng phát tích và lưu truyền hiện tượng thờ Từ Đạo Hạnh.
5. Mục đích, ý nghĩa, đóng góp của luận văn
5.1. Mục đích
Khảo sát hiện tượng Từ Đạo Hạnh trong văn học và trong lễ hội dân
gian, chúng tôi muốn nhìn nhận và khái quát hóa, hệ thống hóa về hiện tượng
này từ góc độ văn học và góc độ văn hóa. Qua đó thấy được mối liên hệ giữa
hiện tượng Từ Đạo Hạnh trong văn học và trong đời sống lễ hội dân gian Việt
Nam. Từ đó chứng minh rằng hiện tượng Từ Đạo Hạnh không chỉ là một
truyền thuyết, một lễ hội bó hẹp trong một địa phương nhất định mà nó được
sinh ra và lưu truyền, có sức sống bền bỉ về mặt thời gian và ảnh hưởng rộng
lớn về mặt không gian.
5.2. Đóng góp của luận văn
Đây là công trình khảo sát về Từ Đạo Hạnh từ góc nhìn văn học, văn
hóa. Kết quả nghiên cứu của luận văn hy vọng sẽ đem lại một cái nhìn khái

quát và sinh động về hiện tượng Từ Đạo Hạnh (trong truyền thuyết xưa và
trong các lễ hội dân gian còn tiếp diễn tới ngày nay). Qua đó thấy được mối
liên hệ giữa hiện tượng Từ Đạo Hạnh trong văn học và trong đời sống lễ hội
dân gian Việt Nam.

14
- Về mặt tư liệu: tập hợp một nguồn tư liệu tương đối hệ thống các
truyền thuyết và lễ hội về Từ Đạo Hạnh.
- Về nội dung nghiên cứu:
+ Phân tích, giải mã các motif, xác định vai trò của các motif này trong
việc tạo nên cốt truyện.
+ Góp phần xây dựng ý nghĩa của hiện tượng Từ Đạo Hạnh trong tâm thức
dân gian. Giải mã phần nào các vấn đề xung quanh hiện tượng Từ Đạo Hạnh.
+ Miêu tả và phân tích các lễ hội cổ truyền liên quan tới hiện tượng Từ
Đạo Hạnh.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tham khảo, phụ lục thơ và ảnh,
phần nội dung của luận văn được chia làm ba chương.
Chương 1: Tổng quan về vùng văn hóa Hà Nội, Hà Tây (cũ) và nguồn
gốc của hiện tượng Từ Đạo Hạnh
Chương 2: Khảo sát truyền thuyết về Từ Đạo Hạnh
Chương 3: Khảo sát lễ hội về Từ Đạo Hạnh


15
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VÙNG VĂN HÓA HÀ NỘI, HÀ TÂY (CŨ)
VÀ NGUỒN GỐC HIỆN TƯỢNG TỪ ĐẠO HẠNH
1.1. Vùng văn hóa Hà Nội và Hà Tây (cũ)

1.1.1. Những điều kiện địa lý, lịch sử, xã hội của Hà Nội
Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi về mọi mặt, nằm chếch về phía tây bắc của
trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến
21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, nằm trên trục của đồng
bằng hình tam giác do sông Hồng và các phụ lưu của nó tạo nên, với chóp đỉnh
Việt Trì và cạnh đáy là đường ven bờ Vịnh Bắc Bộ, ngay ở phần chia ba đầu tiên
của trục này. Tam giác châu thổ của sông Hồng ấy, phía bắc là dải Tam Đảo - nơi
hội tụ của các dãy núi và thung lũng; ở phía nam là dải Ba Vì, núi Sơn Tinh. Sau
đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích
3.324,92 km
2
nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu
ngạn. Ở vị trí này, Hà Nội là nơi non sông hội tụ, cũng là nơi các đầu mối giao
thông thủy bộ hội tụ và lan tỏa xuống biển, lên ngàn, thuận lợi cho việc giao lưu
kinh tế, văn hóa với các vùng trong khu vực đồng bằng châu thổ Bắc Bộ.
Hà Nội được biết đến với đặc trưng “thành phố trong sông”. Sông Hồng là
con sông chính của thành phố. Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km,
chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam.
Trên địa phận Hà Nội còn nhiều sông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông
Cầu, sông Cà Lồ Các sông nhỏ chảy trong khu vực nội thành như sông Tô
Lịch, sông Kim Ngưu Hà Nội cũng là một thành phố đặc biệt nhiều đầm hồ,
dấu vết của những con sông cổ: Hồ Tây, Hồ Gươm, hồ Trúc Bạch, hồ Thiền

16
Quang, hồ Thủ Lệ… Sông, hồ không những là nguồn nước dùng trong sinh
hoạt mà còn là hệ thống thủy lợi và giao thông truyền thống phát triển cho
ngành nông nghiệp trồng lúa nước. Sông, hồ cũng là những điều kiện thuận
lợi cho việc quy tụ xóm làng, phường phố. Có thể nói các yếu tố sông - hồ -
núi đã tạo nên bức tranh đặc sắc cho thiên nhiên Hà Nội.
Về mặt khí hậu, khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm

của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng mưa nhiều và mùa đông lạnh
ít mưa. Thuộc vùng nhiệt đới, thành phố quanh năm tiếp nhận lượng bức xạ
mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao, và do tác động của biển, Hà Nội có độ
ẩm và lượng mưa khá lớn. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự khác
biệt và thay đổi rõ rệt của hai mùa nóng và lạnh.
Hà Nội từ xưa đã là một điểm dân cư đông đúc. Các cuộc khai quật khảo cổ
tại nội thành: ở Quần Ngựa (quận Ba Đình) và ven hồ Bảy Mẫu (quận Hai Bà
Trưng) đã đào được những lưỡi rìu đá mài; ở ven Hồ Tây và làng Ngọc Hà (quận
Ba Đình) có mũi giáo đồng và trống đồng. Các di vật đó chừng vài ba ngàn tuổi.
Ở ngoại thành dấu vết cư dân cổ dày hơn. Những di chỉ khảo cổ tại Cổ Loa cho
thấy con người đã xuất hiện ở khu vực Hà Nội cách đây hai vạn năm giai đoạn của
nền văn hóa Sơn Vi. Các hiện vật khảo cổ giai đoạn tiếp theo, từ đầu thời đại đồ
đồng tới đầu thời đại đồ sắt minh chứng cho sự hiện diện của cư dân Hà Nội ở cả
bốn thời đại văn hóa: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn. Thuở đó,
làng xóm dựng trên những đồi đất ven các sông và các đầm hồ lớn nhỏ. Cư dân
làm nông nghiệp, trồng lúa trồng rau, đánh cá và chài lưới, chăn nuôi và săn bắn.
Về thủ công có mài đá, đẽo đá, nung gốm, đúc đồng, rìu sắt…
Thất bại của Thục Phán đầu thế kỷ II trước Công nguyên đã kết thúc giai
đoạn độc lập của Âu Lạc, bắt đầu giai đoạn một nghìn năm bị các triều đại phong
kiến Trung Hoa thống trị. Thời kỳ nhà Hán, nước Âu Lạc chia thành ba quận Giao

17
Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam; Hà Nội khi đó thuộc quận Giao Chỉ. Theo sách
Thủy kinh chú, Hà Nội bước vào chính sử từ thế kỷ thứ IV với tư cách là lỵ sở của
huyện Tống Bình. Tới giữa thế kỷ thứ VI, Lý Nam Đế đã dựng một tòa thành trên
gỗ ở bờ sông Tô, là tòa thành đầu tiên dựng ở đất nội thành. Từ đầu thế kỷ thứ
VII, dưới thời nhà Đường, nơi đây trở thành lỵ sở của An Nam đô hộ phủ. Năm
866, viên tướng nhà Đường là Cao Biền xây dựng một thành trì mới, Tống Bình
được đổi thành tên Đại La - thủ phủ của Tĩnh Hải quân. Theo truyền thuyết, khi
đắp thành, Cao Biền thấy một vị thần hiện lên tự xưng là thần Long Đỗ. Vì vậy sử

sách còn gọi Thăng Long là đất Long Đỗ. Thế kỷ thứ X, sau chiến thắng của Ngô
Quyền trước quân Nam Hán, Cổ Loa một lần nữa trở thành kinh đô của nước Việt.
Sau khi lên ngôi năm 1009 tại Hoa Lư, năm 1010 Lý Công Uẩn quyết định
dời đô về Đại La. Ông đã nhìn thấy những điều kiện thuận lợi nhất về địa lý,
kinh tế, chính trị của đất Đại La, điều này đã được ghi lại trong Chiếu dời đô:
“Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương ở vào nơi trung tâm trời đất:
được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây, lại tiện
hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng phẳng, đất đai cao mà thoáng.
Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt
tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng
yếu của bốn phương đất trời; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn
đời…” [34]. Ngay trong thế kỷ X, nhiều công trình tôn giáo nhanh chóng được
xây dựng: Trường Quốc Tử Giám xây dựng từ năm 1070, là nơi mở các kỳ thi
tuyển chọn nhân tài, đào tạo đội ngũ trí thức cho cả nước. Đồng thời đây cũng là
một trung tâm Phật giáo với nhiều tên tuổi cao tăng nổi tiếng như Vạn Hạnh,
Minh Không, Thông Biện… Thăng Long không những tập trung những cung
điện của triều đình mà còn có nhiều chùa tháp nổi tiếng, tiêu biểu như chùa Diên
Hựu, chùa Sùng Khánh Báo Thiên. Trong bốn công trình nghệ thuật được coi là
“An Nam tứ đại khí” mang niên đại Lý - Trần thì có hai công trình thời Lý trên

18
đất Thăng Long là chuông Quy Điền (năm 1080 tại chùa Diên Hựu) và tháp Báo
Thiên (1057 tại tháp Báo Thiên). Chỉ sau một thế kỷ, Thăng Long trở thành
trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế của cả nước.
Tới thời Trần, trong cuộc chiến chống quân Nguyên, Thăng Long ba lần bị
chiếm giữ nhưng đều kết thúc trong chiến thắng của Đại Việt. Cuối thế kỷ XIV,
nhà Trần suy vi, Hồ Quý Ly lên ngôi, chuyển kinh đô về Thanh Hóa, Thăng Long
được đổi thành Đông Đô. Năm 1406, nhà Minh xâm lược Đại Ngu, Đông Đô bị
chiếm đóng, đổi tên thành Đông Quan. Sau chiến thắng của khởi nghĩa Lam Sơn,
Lê Lợi thành lập nhà Lê và Đông Quan cũng lấy lại vị trí kinh thành. Năm 1430

kinh thành đổi tên thành Đông Kinh. Trong giai đoạn tranh giành quyền lực giữa
nhà Lê, nhà Mạc và chúa Trịnh, Thăng Long vẫn giữ vị trí kinh đô của mình. Như
vậy, trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng
Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn
rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển vào Huế và dưới thời
vua Minh Mệnh; năm 1831, Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội. Năm 1902,
Hà Nội trở thành thủ đô của liên bang Đông Dương. Trải qua hai cuộc chiến tranh
chống Pháp và chống Mỹ, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam
thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay.
Lịch sử văn hóa Thăng Long - Hà Nội là một dòng chảy liên tục. Thăng
Long - Hà Nội không chỉ là một đô thành mà còn là một vùng văn hóa. Từ khi
Cổ Loa trở thành thủ đô của nước Âu Lạc thì vùng văn hóa Thăng Long - Hà
Nội trở thành trung tâm văn hóa của đất nước. Nếu nhà nước Văn Lang được
đặc trưng bởi văn hóa Đông Sơn thì văn hóa Thăng Long - Hà Nội khi đó
cũng nằm trong khuôn khổ của văn hóa Đông Sơn và trước nữa là văn hóa
Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun. Khi An Dương Vương hợp nhất Văn
Lang và Lạc Việt thành Âu - Lạc và đóng đô ở Cổ Loa thì Cổ Loa và vùng đất
Thăng Long - Hà Nội thực sự trở thành trung tâm văn hóa của đất nước. Nền

19
văn hóa Đông Sơn bản địa lúc này đã được bổ sung thêm những giá trị lịch sử -
văn hóa của cư dân Lạc Việt. Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trải qua một quá
trình phát triển không ngừng và có sự thống nhất giữa bảo lưu và tiếp nhận
các giá trị văn hóa dân tộc và văn hóa ngoại lai. Sau Cổ Loa, Luy Lâu là trung
tâm văn hóa đất nước. Xét từ bình diện địa - văn hóa, Luy Lâu thuộc vùng
văn hóa Thăng Long - Hà Nội và những nền văn hóa ngoại lai. Chính trong
thời kỳ này, văn hóa Thăng Long - Hà Nội đã đạt một bước tiến mới khi tiếp
nhận các hệ tư tưởng Nho - Phật - Lão. Suốt dòng chảy lịch sử của các triều
đại phong kiến, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cho tới
thời kỳ hoàn toàn độc lập của đất nước, Thăng Long - Hà Nội luôn là trung

tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của cả nước. Trên nền tảng của văn hóa
Đông Sơn với nghề trồng lúa nước phát triển cao, kỹ nghệ đúc đồng siêu việt,
nghề làm gốm cùng các nghề thủ công tinh xảo kết hợp với các thành tựu văn
hóa ngoại lai, Thăng Long - Hà Nội đã là trung tâm của nền văn hóa Đại Việt
rực rỡ. Trong các triều đại Lý, Trần, Lê văn hóa Thăng Long - Hà Nội đã đạt
đến đỉnh cao với nhiều thành tựu đặc sắc và sau ngày Cách mạng tháng Tám
năm 1945 thành công, nó vẫn liên tục phát triển rực rỡ. Ở vị trí kinh đô hàng
ngàn năm, khiến Hà Nội trở thành nơi quy tụ của những nhân vật ưu tú,
những thương nhân, những nghệ nhân, những thợ thủ công tài giỏi. Họ tới đây
lập nghiệp và mang theo những phong tục, tập quán địa phương và Hà Nội trở
thành mảnh đất tiêu biểu cho nền văn hóa của cả Việt Nam.
Thăng Long - Hà Nội còn là nơi giao thoa của những nền văn hóa lớn.
Hơn một nghìn năm Bắc thuộc đã để lại ít nhiều trên mảnh đất này dấu ấn của
văn hóa Trung Hoa. Khi Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo bằng những con đường
khác nhau đã được bản địa hóa và tham gia vào sự phát triển của văn hóa Thăng
Long - Hà Nội. Một cách gián tiếp, những giá trị của hai nền văn hóa lớn Ấn Độ
và Trung Hoa đã được văn hóa Thăng Long - Hà Nội tiếp nhận. Tiếp đến là ảnh

20
hưởng của những giá trị văn hóa phương Tây. Quá trình tiếp biến với văn hóa
phương Tây đã diễn ra đậm nét ở Hà Nội. Chính ở đây, các yếu tố của một nền
văn hóa hiện đại: văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc, báo chí, in ấn, bảo tàng… đã
hình thành và phát triển dưới ảnh hưởng của văn hóa Pháp. Những thập niên gần
đây, một lần nữa Hà Nội và cả nước lại tiếp nhận những làn sóng văn hóa từ
châu Âu và Mỹ. Nhờ có một truyền thống văn hóa lâu đời và kết tụ của nhiều
dòng chảy lịch sử - văn hóa đất nước nên khi tiếp nhận những giá trị văn hóa
ngoại lai, văn hóa Thăng Long - Hà Nội không hề bị biến dạng, ngược lại nó
càng trở nên phong phú, đa dạng mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.
Thăng Long - Hà Nội từ xưa đã nổi tiếng với những làng nghề phong
phú với câu thành ngữ quen thuộc “Hà Nội 36 phố phường”. Những phố

phường thuở trước được biết đến như là những làng nghề, nơi buôn bán, kinh
doanh các mặt hàng truyền thống. Đó là nghề trồng hoa ở Nghi Tàm, nghề
làm giấy ở Yên Thái, nghề đúc đồng ở Ngũ Xá, nghề vẽ tranh ở Hàng Trống,
nghề kim hoàn ở Hàng Bạc, nghề làm gốm ở làng Bát Tràng… Sau khi Hà
Tây sát nhập vào Hà Nội, Hà Nội lại có thêm nhiều làng nghề phong phú
khác. Có thể nói các làng nghề chính là nơi thể hiện các giá trị lịch sử văn
hóa. Hoạt động của các làng nghề đã thể hiện sự tài hoa, tính sáng tạo, phẩm
chất cần cù chăm chỉ của những nghệ nhân, những con người của mảnh đất
kinh kỳ nói riêng, trên quê hương Việt Nam nói chung.
Bên cạnh các hoạt động sản xuất vật chất, những hoạt động văn hóa tinh thần
cũng góp phần làm đa dạng các giá trị văn hóa. Đó chính là những sinh hoạt văn
hóa - tín ngưỡng - thẩm mỹ được thể hiện qua những lễ hội truyền thống. Cùng
với Phú Thọ và xứ Kinh Bắc, Thăng Long - Hà Nội là một trong ba vùng tập
trung nhiều lễ hội của miền Bắc Việt Nam. Những lễ hội này thường để tưởng
nhớ đến những nhân vật lịch sử, truyền thuyết gắn liền với các đền thờ các thần,
thánh và các địa danh: Lễ hội Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì (ngày 9

21
đến ngày 12 tháng giêng); lễ hội Gióng Phù Đổng, Gia Lâm (ngày 9 tháng tư), hội
Gióng Xuân Đỉnh, Từ Liêm (ngày 6 tháng giêng); hội Gióng Sóc Sơn (ngày 6 đến
8 tháng giêng); lễ hội Quang Trung ở gò Đống Đa, quận Đống Đa (mồng 5 tháng
giêng); lễ hội chùa Láng làng Láng, quận Đống Đa (mồng 7 tháng 3)…
Đất Thăng Long - Hà Nội từ nghìn xưa với những điều kiện kinh tế - xã
hội phát triển là nơi hội tụ nhân tài của cả nước. Trong những nhân tài ấy,
nhiều người được sinh ra ở đây, nhiều người được chính mảnh đất này luyện
thành nhân tài. Tiêu biểu là Lý Công Uẩn, người sáng lập ra kinh đô Thăng
Long và thời kỳ Đại Việt của văn hóa Thăng Long, là Lý Thường Kiệt, Lê
Thánh Tông, Trần Hưng Đạo, là Lê Lợi, Nguyễn Huệ, là Chủ tịch Hồ Chí
Minh người đã từng khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, người
khai sinh ra một thời đại mới của văn hóa Thăng Long; là những tác giả văn

học nổi tiếng như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát; những nhà
chính trị, nhà quân sự, nhà hoạt động văn hóa, nghệ thuật lớn của Thăng Long -
Hà Nội… Kiều Thu Hoạch trong công trình Kỷ yếu Hội thảo khoa học kỷ
niệm 995 năm Thăng Long - Hà Nội, khi đánh giá về phẩm chất người Hà Nội
đã cho rằng: “… cái công nuôi dưỡng, nhào nặn của chiếc nôi văn hóa Thăng
Long đối với các nhân tài văn hóa của dân tộc là đặc điểm nổi bật, đặc sắc mà
không một vùng văn hóa địa phương nào có được”.
Như vậy, trải qua trường kỳ lịch sử với bao biến cố, Thăng Long - Hà
Nội luôn là “nơi trung tâm bờ cõi”, “nơi đô thành bậc nhất”, nơi hội tụ tinh
hoa sinh khí muôn nhà, là mảnh đất tiêu biểu về văn hóa, chính trị, kinh tế, xã
hội của cả nước. Thăng Long - Hà Nội giữ vai trò kinh đô lâu dài nhất trong
lịch sử dân tộc và cũng xếp hạng vào những kinh đô có bề dày lịch sử nhất
trên thế giới. Thật xứng đáng với sự lựa chọn và tiên liệu của vua Lý Thái Tổ
“thượng đô của kinh sư muôn đời”.


22
1.1.2. Những điều kiện địa lý, lịch sử, xã hội của Hà Tây (cũ)
Hà Tây là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Hà Tây hợp nhất của
hai tỉnh Sơn Tây và Hà Đông với diện tích là 2.193km
2
. Sơn Tây vốn thuộc xứ
Đoài, Hà Đông thuộc trấn Sơn Nam Thượng. Xứ Đoài ngược lên phía Tây là
vùng núi, Hà Đông xuôi xuống phía Nam là vùng trũng. Hai vùng đất đều kề sát
kinh thành Thăng Long - Hà Nội. Hà Tây có vùng núi cao Ba Vì, phía Nam có
dãy núi đá vôi thuộc huyện Mỹ Đức, nơi có động Hương Tích nổi tiếng. Các
huyện Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ phần lớn là vùng đồi núi
thấp. Còn lại là đồng bằng tương đối bằng phẳng, chiếm phần lớn diện tích toàn
tỉnh rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp trồng lúa nước.
Hà Tây có sáu con sông cổ (sông Đà, sông Hồng, sông Đáy, sông Tích,

sông Nhuệ, sông Bùi) chảy qua với tổng chiều dài 436km, tạo nên những bãi bồi
phù sa màu mỡ giúp phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm cũng như các loại cây
hoa màu. Với hệ thống sông như vậy, Hà Tây còn là huyết mạch giao thông
đường thủy, rất thuận tiện trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng, hội
nhập với đất Thăng Long. Nhiều thương cảng, đô thị lớn đã hình thành.
Hà Tây nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình: 23,3 °C,
chênh lệch khá cao giữa các vùng. Mùa hè ở đồng bằng lên tới 36-37 °C, cá
biệt tới 41 °C, mùa đông ở vùng cao có thể xuống tới 3 °C. Mùa hè có khi hạn
hán kéo dài, mùa mưa thì thường xuyên dông bão, ngập lụt. Để thích ứng với
tự nhiên, người dân phải đắp đê phòng lũ, đào giếng trữ nước. Điều kiện tự
nhiên khó khăn, tạo cho cư dân nông nghiệp nơi đây tâm lý cầu mong vào sự
giúp đỡ của những vị thần thánh để có được cuộc sống yên bình.
Về mặt hành chính, năm 1965, Hà Tây được hợp nhất từ hai tỉnh Sơn Tây và
Hà Đông. Tới năm 1975, Hà Tây hợp nhất với tỉnh Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn
Bình. Năm 1991, Hà Tây lại tách thành tỉnh riêng. Ngày 1 tháng 8 năm 2008, toàn

23
bộ địa giới của Hà Tây được sáp nhập vào thủ đô Hà Nội. Hà Tây trước khi chấm
dứt gồm hai thành phố và 12 huyện, trong đó có huyện Quốc Oai nơi có chùa
Thầy - nơi lưu truyền truyền thuyết về Từ Đạo Hạnh và thờ Từ Đạo Hạnh.
Hà Tây là một vùng đất có lịch sử phát triển lâu dài. Theo những phát hiện
khảo cổ học, cách đây trên vạn năm người nguyên thủy đã sống ở hang Sũng
Sàm thuộc khu thắng cảnh Hương Sơn. Các nhà khảo cổ cũng phát hiện một di
chỉ tại núi Phượng Hoàng (Sài Sơn - Quốc Oai) qua gần 100 hiện vật: rìu đá,
mảnh gốm, xương động vật. Xác định di chỉ thuộc văn hóa Phùng Nguyên, có
niên đại 3500 - 4000 năm trước [10, tr. 3]. Ngoài ra, tới nay, Hà Tây còn phát
hiện được 23 trống đồng Đông Sơn. Qua những kết quả khảo cổ có thể nhận
thấy cư dân đã có mặt ở đây từ thời nguyên thủy, khai phá đất hoang, xây dựng
xóm làng, góp phần làm nên nền văn hóa Phùng Nguyên, Gò Mùn, Đông Sơn.
Thời đại Hùng Vương, Hà Tây thuộc đất Phong Châu, thời thuộc Hán là

quận Giao Chỉ, thời Bắc thuộc là quận Tân Hưng, quận Tân Xương, Châu
Hưng, Châu Phong. Trong buổi đầu đất nước độc lập tự chủ, dưới các triều
Đinh, Tiền Lê, Lý, đây là châu (Phong Châu và Quốc Oai), thời Trần đây là
Lộ. Tới thời Lê đây là Tây Đạo. Năm Quang Thuận thứ 7 đây gọi là Quốc Oai
thừa tuyên và năm thứ 10 gọi là Sơn Tây thừa tuyên. Đến năm Hồng Đức thứ 21
đổi thành xứ Sơn Tây rồi trấn Sơn Tây bao gồm tỉnh Sơn Tây, tỉnh Vĩnh Phúc
và cả huyện Từ Liêm, một phần Hà Đông, Hòa Bình. Năm Minh Mệnh thứ 12,
tỉnh Sơn Tây chính thức được thành lập [35, tr. 62].
Hà Tây từ lâu đã nổi tiếng là mảnh đất trăm nghề. Hiện nay, tỉnh có
1.450 làng, trong đó 900 làng có nghề và 106 làng được gọi là làng nghề. Ở
đây, các nghề thủ công ra đời và phát triển rất sớm. Nghề trồng dâu nuôi tằm
dệt lụa có từ đời Hùng Vương (làng Cổ Đô, La Phẩm ở Ba Vì, làng Vạn Phúc,
La Khê…); nghề khảm trai (làng Nhân Hiền ở Thường Tín), nghề sơn mài

24
(Duyên Thái), tiện gỗ (Nhị Khê), thêu (Quất Động), hàng mây tre (Phú
Vinh)… Đặc biệt các làng nghề nổi tiếng ở Hà Tây thường có ngày giỗ các vị
tổ nghề, hay các nhà thờ tổ. Hàng năm đến ngày người dân trong làng lại mở
hội tưởng nhớ tới công lao của các vị tổ nghề.
Vùng đất Hà Tây từ xưa đến nay vẫn tự hào là vùng “địa linh nhân kiệt”.
Đầu công nguyên, Hà Tây có bà Man Thiện. Tương truyền bà có hai con là
Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai bậc anh thư nữ kiệt. Hai Bà Trưng - anh hùng
dân tộc khởi đầu cho tinh thần “anh hùng bất khuất, trung hậu đảm đang” của
phụ nữ Việt Nam. Sau Hai Bà Trưng, ở làng Đường Lâm nổi tiếng có hai
nhân vật Phùng Hưng, Ngô Quyền - những vị vua, những người anh hùng dân
tộc đem nền độc lập, tự chủ cho đất nước. Từ khi nhà Lý mở kỳ thi đầu tiên
tại Quốc Tử Giám (1076) đến khoa cuối cùng (1919), cả nước có 2.898 vị tiến
sĩ thì Hà Tây có 315 vị đứng hàng đầu cả nước. Trong đó có những dòng họ,
những làng khoa bảng nổi tiếng. Đó là những anh hùng, những nhà văn hóa:
Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, Phùng Khắc Khoan, Ngô Thì Nhậm, Ngô

Thì Sĩ, Phan Huy Chú, Nguyễn Thượng Hiền…
Khi nhà Lý dời đô về Thăng Long, nhiều đền, chùa được xây dựng ở Hà
Tây. Còn những ngôi chùa có di tích, truyền thuyết được xây dựng từ thời Lý
như chùa Thầy với truyền thuyết về thiền sư Từ Đạo Hạnh. Hà Tây cũng là
vùng đất của lễ hội truyền thống: lễ hội chùa Hương (Mỹ Đức), lễ hội hát du
tại huyện Quốc Oai cứ 36 năm mới tổ chức một lần, lễ hội chùa Thầy (Quốc
Oai), hội thả diều ở Bá Giang - Đan Phượng, hội đền Thánh Tản Viên, lễ hội
Chử Đồng Tử (xã Thường Tín - Thường Tín)… những lễ hội này đã góp phần
vào việc bảo lưu được nhiều loại hình văn hóa phi vật thể, tôn vinh các anh
hùng dân tộc, các vị tổ nghề có công khai sáng, gìn giữ phong tục tập quán
của các cộng đồng dân cư.

25
1.2. Bối cảnh văn hóa Phật giáo thời Lý
1.2.1. Vài nét khái quát về sự phát triển của Phật giáo thời Lý
Quá trình du nhập Phật giáo vào Việt Nam được chia làm ba thời kỳ
chính: thời kỳ từ đầu công nguyên, thời kỳ độc lập tự chủ (938) qua các triều
đại Đinh, Lê, Lý, Trần đến triều Nguyễn, thời kỳ Pháp thuộc và sau 1954. Ở
thời kỳ đầu công nguyên, Phật giáo được xác định là du nhập vào nước ta từ
thế kỷ II Sau công nguyên bằng đường biển và đường bộ từ Ấn Độ và Trung
Quốc tại Giao Chỉ và Chăm Pa. Ở thời kỳ độc lập tự chủ, trải qua các triều đại
Đinh, Lê, Lý, Trần đến triều Nguyễn: nhà Đinh và Tiền Lê đã đưa Phật giáo
lên thành quốc giáo với chức tăng thống và thiền sư có vai trò cố vấn cho các
nhà vua. Thời nhà Lý, Phật giáo phát triển cực thịnh, trở thành quốc giáo.
Thời nhà Trần, Phật giáo tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành tựu lớn. Thời
Hậu Lê, Phật giáo chính thức bước vào thời kỳ suy thoái do nhiều nguyên
nhân trong đó nổi bật là do Hồ Quý Ly ra sức phát triển Nho giáo vào cuối thế
kỷ XIV, và sự xâm lược của nhà Minh vào Đại Việt thế kỷ XV. Trong thời kỳ
đất nước phân tranh Đàng trong - Đàng ngoài, Phật giáo ở hai xứ phát triển
với những học thuyết khác nhau. Nếu như Phật giáo Đàng trong phát triển

mạnh mẽ trên cơ sở một học lý mới nhờ vai trò của chúa Nguyễn Phúc Chu,
thì Phật giáo Đàng ngoài ảnh hưởng mạnh mẽ từ dòng thiền Trúc Lâm Yên
Tử. Ở thời kỳ Pháp thuộc và sau 1954: trong thời Pháp thuộc Phật giáo bị đàn
áp và khủng bố gắt gao nên Phật giáo thời kỳ này có tinh thần nhập thế và chấn
hưng mạnh mẽ. Sau 1954, Phật giáo phát triển trở lại và dần lấy lại vị thế.
Có thể thấy, trong suốt hơn hai mươi thế kỷ qua, Phật giáo đã có một vai
trò, vị trí nhất định đối với lịch sử dân tộc. Đặc biệt là trong triều Lý (1010 -
1225), khi Phật giáo phát triển cực thịnh và trở thành quốc giáo của dân tộc,
đây cũng là thời đại đất nước hùng mạnh nhất trong trang sử nước nhà. Từ thế
kỷ XI cho đến khoảng hết thời nhà Lý, Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc trong đời
sống xã hội nước ta trên mọi phương diện: văn hóa, chính trị, xã hội.

×