Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ hán của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.24 KB, 98 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
----------

LÊ THỊ HỒNG ĐOAN
MSSV: 6116121

NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT TRUYỀN KỲ
VIẾT BẰNG CHỮ HÁN CỦA VIỆT NAM
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hƣớng dẫn: BÙI THỊ THUÝ MINH

Cần Thơ, 2014

1


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiểu thuyết là một trong những thể loại quan trọng bƣớc đầu của nền văn học
viết. Tiểu thuyết chữ Hán của Việt Nam chịu ảnh hƣởng khá sâu sắc của nền văn
học Trung Quốc từ nội dung đến thể loại, kế thừa lối chép sử ghi lại những sự kiện
quan trọng của các triều đại phong kiến, các danh nhân lịch sử văn hóa, những bƣớc
ngoặc trọng đại của một quốc gia một dân tộc. Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam dần
tách ra với tiểu thuyết Trung Quốc và có đƣợc nhiều thành tựu nhất định. Bƣớc vào
thế kỷ XV và đến cuối thế kỷ XVII đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của thể
loại truyện ngắn nói chung và tiểu thuyết truyền kỳ nói riêng với hai tác phẩm để lại
tiếng vang là Thánh Tông di Thảo của Lê Thánh Tông và Truyền kỳ mạn lục của


Nguyễn Dữ. Đã mở đầu cho sự manh nha phát triển của tiểu thuyết chữ Hán Việt
Nam giai đoạn này. Với 7 tiểu loại của tiểu thuyết chữ Hán: bút ký, chí quái, truyền
kỳ, lịch sử, công án, diễm tình và du ký. Mặc dù là thể loại tiểu thuyết không đƣợc
xem trọng trong nền văn học chính thống lúc bấy giờ nhƣng tiểu thuyết truyền kỳ đã
thu hút không chỉ sự quan tâm của độc giả đƣơng thời mà cả những độc giả ở giai
đoạn sau. Các tác giả giai đoạn này tập trung viết truyện truyền kỳ với số lƣợng
nhiều nội dung vô cùng phong phú và đa dạng. Có thể kể đến một số tập truyền kỳ
tiêu biểu nhƣ: Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông, Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ, Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, Tân truyền kỳ lục của Phạm
Quý Thích, Vân nang tiểu sử của Phạm Đình Dục…Viết truyện truyền kỳ các tác
giả hƣớng đến những điều mới lạ mà ở thực tại không tìm ra đƣợc vì thế bằng cách
vận dụng các yếu tố “kỳ” để hƣớng đến một thế giới mà mọi ngƣời có thể gửi gắm
ƣớc vọng của mình vào đó. Tiểu thuyết truyền kỳ hàm chứa đƣợc nhiều nội dung,
các tác giả giai đoạn này có thể thể hiện nỗi niềm, tâm tƣ tình cảm của bản thân đặc
biệt là ở những tác giả nữ bởi dƣới chế độ phong kiến khắc khe con ngƣời chƣa
đƣợc quyền thể hiện cái tôi cá nhân của mình một cách mạnh mẽ. Không dừng ở đó,
tiểu thuyết truyền kỳ với những tập truyện ra đời mấy trăm năm nhƣng thể hiện
những nội dung vô cùng phong phú.
Đƣợc tiếp xúc với thể loại tiểu thuyết truyền kỳ qua một số tác phẩm tiểu
thuyết kể trên ngƣời viết bị thu hút bởi nội dung phong phú, câu chuyện ngắn gọn

2


nhƣng hàm chứa những ý nghĩa sâu sắc. Từ đó, đã thôi thúc ngƣời viết chọn đề tài
này để tiếp tục tìm hiểu về thể loại tiểu thuyết truyền kỳ bởi thể loại truyền kỳ mang
đến cho ngƣời đọc nhiều điều mới lạ về mặt nội dung lẫn thể loại. Về nội dung và
nghệ thuật, tìm hiểu một số tập truyền kỳ tiêu biểu qua đó có cái nhìn một cách tổng
quan hơn về thể loại tiểu thuyết này. Ngƣời đọc nhận thấy đây là vấn đề ít đƣợc đề
cập đến và tiểu thuyết truyền kỳ chứa đựng nhiều vấn đề về văn hóa, chính trị của

thời đại, nhiều vấn đề mới lạ của cuộc sống mà con ngƣời không tìm đến đƣợc nên
mƣợn các câu chuyện truyền kỳ nhằm thể hiện ƣớc mơ và quan điểm của mình. Đã
có một số nhà nghiên cứu đã đi vào tìm hiểu các tác tập truyện của tiểu thuyết
truyền kỳ ở những phƣơng diện khác nhau. Nên cùng với việc tham khảo các công
trình nghiên cứu đó ngƣời viết thấy đƣợc sự phong phú về nội dung, đa dạng về
nghệ thuật mà các nhà nghiên cứu trƣớc đã chỉ ra từ các tác phẩm truyền kỳ, từ đó
ngƣời viết có thêm nguồn tƣ liệu để tiếp tục nghiên cứu hoàn thành đề tài của mình.
Chọn đề tài “Nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ Hán
của Việt Nam”, ngƣời viết mong góp một phần công sức để bổ sung thêm những
vấn đề mà ngƣời viết tìm ra thông qua việc tìm hiểu đề tài này, đút kết và khái quát
một số vấn đề mà các nhà nghiên cứu trƣớc đã nói đến hoặc chƣa đề cập tới.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ra đời từ rất sớm, các tập tiểu thuyết truyền kỳ chữ Hán đã có những ảnh
hƣởng sâu rộng đến nền văn học Việt Nam nhất là giai đoạn văn học trung đại.
Ngoài ra, trong lịch sử nghiên cứu và phê bình văn học thì vấn đề tìm hiểu tiểu
thuyết truyền kỳ bằng chữ Hán của Việt Nam cũng đƣợc các học giả trong và ngoài
nƣớc quan tâm.
Đối với đề tài này, ngƣời viết nhận thấy tiểu thuyết chữ Hán và nhất là thể loại
tiểu thuyết truyền kỳ là những vấn đề đã đƣợc giới nghiên cứu và các nhà phê bình
tìm hiểu và khai thác. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu còn mang tính nhỏ
lẻ, hầu hết là những bài nghiên cứu về một tác phẩm nằm trong thể loại tiểu thuyết
truyền kỳ hoặc nhận định về một tác phẩm nào đó. Ngoài ra, trên các tạp chí nhƣ là
Tạp chí Hán Nôm, Tạp chí Văn học và trong các luận văn thạc sĩ, các bài viết của
các giáo sƣ, tiến sĩ cũng có những bài viết có đề cập đến các khía cạnh của đề tài mà
ngƣời viết nghiên cứu. Những bài viết nêu lên một cách khái quát nhận định chung

3



về một tác phẩm hoặc một tác giả nằm trong thể loại truyền kỳ. Các công trình
nghiên cứu hay các bài viết đều có giá trị riêng góp phần bổ sung lí giải các vấn đề
liên quan đến đề tài nhất là các bài nghiên cứu về các tác phẩm trong thể loại tiểu
thuyết truyền kỳ. Bên cạnh đó, cùng với sự phổ biến của mạng internet ngày nay,
ngƣời viết tìm đƣợc một số bài viết có liên quan trên các trang mạng, báo và tạp chí
online. Nhìn chung, các bài viết đã đƣa ra các nhận định về vấn đề ở một số khía
cạnh nhất định. Trên cơ sở đó, ngƣời viết tóm lƣợc những nội dung, những nhận
định mà các nhà nghiên cứu trƣớc đã tìm hiểu, ngƣời viết trích dẫn những nhận định
sau:
Trong Tạp chí văn học (1995), Jean Hyae Kyeong đã có bài viết So sánh thể
loại tiểu thuyết truyền kỳ của Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam (qua ba tác phẩm
Kim Ngao tân thoại, Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục) đã nói đến sự ảnh
hƣởng của truyền kỳ Trung Quốc đến các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt
Nam và Hàn Quốc qua ba tác phẩm kể trên.
Năm 1997, Viện nghiên cứu Hán Nôm đã cho xuất bản cuốn Tổng tập tiểu
thuyết chữ Hán Việt Nam gồm bốn tập, trong đó ở tập một có đề cập đến thể loại
tiểu thuyết truyền kỳ, là một trong bảy loại nhỏ của tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam:
“Loại tiểu thuyết này ra đời và phát triển trên cơ sở tiểu thuyết chí quái, nhưng
khác với chí quái ở chỗ tác giả truyền kỳ sử dụng “hư bút” một cách hoàn toàn chủ
động, có ý thức. Nếu công việc chủ yếu của chí quái là biên chép, nhằm lưu lại cho
đời một chuyện lạ có ý nghĩa răn khuyên, thì công việc chủ yếu của truyền kỳ lại là
“sáng tác”, mượn câu chuyện hiếm thấy để gửi gắm tâm sự người cầm bút”.[13, tr
14]
Đến năm 2010, trong Tạp chí văn học số 1, Đoàn Lê Giang có bài nghiên
cứu đề cập đến thể loại truyền kỳ trong văn học Á Đông. Ông có nhận định rằng:
“Truyện truyền kỳ khác với chí quái: truyện chí quái vẫn rất gần với cổ tích, nó coi
trọng cốt truyện chứ ít để ý đến văn, hơn nữa nó ngắn và hầu như không có tác giả.
Truyền kỳ là sáng tác văn học của một tác giả, có dấu ấn cá nhân rất rõ, chú trọng
ở văn chương, rất gần với tiểu thuyết sau này”[5, tr. 43].
Và gần đây nhất vào năm 2011, bài viết của Bùi Thanh Truyền đƣợc in trong

Tạp chí văn học số 3 với nhan đề Hành trình của nhân vật ma trong văn học Việt

4


Nam đã đƣa ra những quan niệm về hồn ma trong văn học cũng nhƣ trong đời sống
tâm linh con ngƣời thông qua một số tác phẩm thuộc thể loại truyền kỳ. Đồng thời
ông cũng nhận định: “Ma quỷ thần quái là nét đặc trưng cơ bản của truyền kỳ trung
đại. Nếu xếp các truyện Truyền kỳ mạn lục, Thánh Tông di thảo, Lan trì kiến văn
lục, Vân nang tiểu sử, Truyền kỳ tân phả…cạnh nhau, người ta sẽ không khỏi ngạc
nhiên trước một thế giới ma phong phú, nhiều màu vẻ”.[26, tr. 15]
Đây là các nhận định của một số nhà nghiên cứu về thể loại tiểu thuyết
truyền kỳ. Liên quan đến các tác phẩm ngƣời viết tìm hiểu trong đề tài này thì còn
có một số các bài viết, nhận định của các nhà nghiên cứu về các tác phẩm cụ thể mà
ngƣời viết có đề cập đến trong đề tài của mình.
Truyền kỳ mạn lục - một tác phẩm đặt nền móng cho truyện truyền kỳ Việt
Nam có một số công trình nghiên cứu đáng chú ý nhƣ:
Công trình nghiên cứu đầu tiên là bài nghiên cứu của Bùi Duy Tân có tựa đề
Truyền kỳ mạn lục, một thành tựu của truyện ký văn học viết bằng chữ Hán đƣợc in
trong quyển Văn học Việt Nam (thế kỷ thứ X nửa đầu thế kỷ thứ XVIII) đã đánh giá:
“Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm có giá trị. Giá trị ấy chủ yếu là ở sức mạnh
tố cáo những tệ lậu của chế độ phong kiến, ở sự tin tưởng vào phẩm giá con người
và ở tấm lòng thông cảm với nỗi đau khổ và niềm mơ ước của nhân dân. Giá trị ấy
lại còn là ở những thành tựu của thể loại tự sự nói riêng, của văn học dân tộc viết
bằng chữ Hán.”[16, tr. 273]
Trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam (1980), các nhà nghiên cứu đã đánh
giá: “Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ được nhiều tác gia ngày xưa ca ngợi là
“thiên cổ kỳ bút”, “thiên cổ kỳ thư”. Xét cho kỹ thì Truyền kỳ mạn lục quả là một
thành công xuất sắc, một cái mốc quan trọng trên con đường phát triển của thể loại
tự sự trong văn học.”[28, tr. 270]

Tập truyện Truyền kỳ mạn lục đƣợc đánh giá cao, có giá trị trong tiến trình
phát triển của nền văn học viết Việt Nam “Truyền kỳ mạn lục là kết quả của quá
trình phát triển lâu dài của thể loại tự sự trong văn học Việt Hán. Truyền kỳ mạn
lục đã nảy sinh trên nền tảng của những thành tựu đạt được trong văn hóa, văn học
dân gian. Nhưng nguyên nhân sâu xa mà lại trực tiếp của sự xuất hiện Truyền kỳ
mạn lục là nhu cầu phản ánh của văn học trong thời kỳ lịch sử này”[28, tr. 271]

5


Ngoài các bài viết tập trung nghiên cứu về nội dung của tác phẩm thì công
trình nghiên cứu của Trần Ích Nguyên với nhan đề : Nghiên cứu so sánh “Tiễn đăng
tân thoại” và “Truyền kỳ mạn lục” chủ yếu đề cập đến mối tƣơng đồng và dị biệt
giữa các truyện trong hai tập truyện Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ và Tiễn
đăng tân thoại của Cừu Hựu. Bài nghiên cứu đã nêu lên tác dụng phản ánh hiện
thực của tác phẩm “thông qua tác phẩm, chúng ta biết được Việt Nam cũng từng có
một thời không yên ổn và một xã hội loạn li”
Luận văn thạc sĩ của Đinh Văn Sự với đề tài Đặc điểm nghệ thuật trong
truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đã đánh giá: “Truyền kỳ mạn lục chịu ảnh
hưởng của những sáng tác dân gian và văn xuôi lịch sử dân tộc. Do được sáng tác
theo thể truyền kỳ, tập truyện này chịu ảnh hưởng bởi những đặc trung của thể loại
truyền kỳ thời trung đại trong văn học Trung Quốc nói riêng và văn học Đông Nam
Á nói chung.”[21, tr. 84]
Một luận văn thạc sĩ cũng đã đề cập đến tập truyện Truyền kỳ mạn lục ở khía
cạnh tâm linh là thạc sĩ Lê Thành Trung, với đề tài “Yếu tố tâm linh trong Truyền
kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ”đã đề cập đến vấn đề tâm linh thông qua tác phẩm từ đó
rút ra những bài học giáo dục nhân cách, đem đến cho con ngƣời niềm tin vào thế
giới thiêng liêng, tâm linh luôn tồn tại xung quanh con ngƣời, nhắc nhở con ngƣời
sống có đạo lí vì ở đời có luật nhân quả.
Một số các công trình nghiên cứu về các tác phẩm khác nằm trong thể loại

tiểu thuyết truyền kỳ mà ngƣời viết có đề cập đến sau:
Tập Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông đƣợc Nguyễn Sĩ Cần và Hoàng
Ngọc Trí đề cập đến trong quyển Văn học Việt Nam (Từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ
XVIII) là: “Riêng truyện văn xuôi chữ Hán, tập Thánh Tông di thảo tương truyền
của ông nhưng vì là “di thảo” do người đời sau sưu tập, sắp xếp nên có thể lẫn lộn
một số truyện của người khác nên giới nghiên cứu sử dụng rất dè dặt, sợ nhầm
truyện người khác hoặc là truyện của nhà vua mà do người đời sau ghi chép lại có
sửa chữa cho hiện đại hơn.”[16, tr. 447]
Bên cạnh những tác phẩm kể trên thì tiểu thuyết truyền kỳ Việt Nam còn có sự
đóng góp vô cùng quan trọng của một văn tài là Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm với
tập truyện Truyền kỳ tân phả, tập truyện đƣợc giới nghiên cứu đƣơng thời đánh giá

6


cao và có giá trị mãi đến ngày nay. Không chỉ có đóng góp trong nền thơ văn chữ
Nôm với Chinh phụ ngâm mà bà còn có tác phẩm bằng chữ Hán là tập truyện
Truyền kỳ tân phả, đây là tập truyện đƣợc nhiều nhà nghiên cứu chú ý đến tuy nhiên
các công trình nghiên cứu chỉ tập trung vào nội dung của tác phẩm chƣa nói nhiều
đến giá trị của tác phẩm so với nền văn học chữ Hán nói chung và thể loại tiểu
thuyết truyền kỳ nói riêng. Trong quyển Tổng tập văn học Việt Nam đã đề cập đến
nội dung của tập truyện này: “Truyền kỳ tân phả là tập truyện có chủ đề nhất quán
ca ngợi tình yêu và đề cao đạo đức, tài năng của người phụ nữ. Chủ đề tư tưởng
như vậy đã làm cho tác phẩm này mang ý nghĩa xã hội đậm nét. Đây là thành công
căn bản của tập truyện”[24, tr. 454]
Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Mỹ Xuyên Tìm hiểu Truyền kỳ tân phả của Đoàn
thị Điểm đã rút ra nội dung chính của tác phẩm là ca ngợi nhân vật ngƣời phụ nữ
với những phẩm chất tiêu biểu nhƣ chung thủy, hi sinh, chịu đựng và đặc biệt là tài
năng. Qua đó phản ánh hiện thực xã hội phong kiến đƣơng thời mà ngƣời phụ nữ
phải gánh chịu đồng thời thể hiện ƣớc mơ về hạnh phúc cá nhân của con ngƣời nhất

là đối với ngƣời phụ nữ.
Nhƣ vậy, cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về các tác phẩm
tiểu thuyết truyền kỳ Việt Nam ở những phạm vi và mức độ khác nhau. Nhìn chung
các công trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc khai thác, đào sâu nội dung của từng
tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết truyền kỳ một cách riêng lẻ chƣa có các bài
nghiên cứu một cách khái quát và toàn diện về thể loại này. Từ việc tham khảo
những công trình nghiên cứu trƣớc ngƣời viết có đƣợc những gợi ý quý báo về các
mặt nhƣ nội dung, nghệ thuật, thể loại…để qua đó ngƣời viết tổng hợp và mạnh
dạng nghiên cứu hoàn thành đề tài của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Ở mỗi công trình nghiên cứu nào mục đích nghiên cứu cũng có vai trò vô cùng
quan trọng. Việc xác định mục đích nghiên cứu giúp ngƣời viết có hƣớng đi đúng
đắn, xác định rõ đƣợc vấn đề cần nghiên cứu từ đó đi sâu vào tìm hiểu một cách
tƣờng tận nhất. Với đề tài Nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết truyền kỳ chữ Hán
Việt Nam ngƣời viết hƣớng đến những mục đích sau:

7


Thông qua quá trình nghiên cứu đề tài ngƣời viết tìm hiểu về nội dung, các
vấn đề hiện thực xã hội Việt Nam thời phong kiến đƣợc phản ánh trong tác phẩm,
vấn đề tình yêu đôi lứa, hình ảnh ngƣời phụ nữ và những danh nhân lịch sử văn hóa
cũng đƣợc đề cập đến một cách rõ nét.
Tìm hiểu về khía cạnh nghệ thuật của thể loại tiểu thuyết truyền kỳ để thấy
đƣợc những thành tựu độc đáo mà thể loại tiểu thuyết này mang lại. Khảo sát một
số tiểu thuyết truyền kỳ tiêu biểu để làm nổi bật lên nghệ thuật của thể loại tiểu
thuyết truyền kỳ và những đóng góp của thể loại tiểu thuyết truyền kỳ đối với nền
văn học trung đại Việt Nam.

4. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của một đề tài đóng một vai trò không kém quan trọng
đến việc thành công của một công trình nghiên cứu. Việc xác định và giới hạn đúng
phạm vi nghiên cứu sẽ giúp ngƣời viết tránh sự lang man dài dòng, không đi đúng
vào nội dung của đề tài cần nghiên cứu. Với đề tài Nội dung và nghệ thuật tiểu
thuyết truyền kỳ viết bằng chữ Hán của Việt Nam ngƣời viết tập trung tìm hiểu về
nội dung và nghệ thuật qua một số tiểu thuyết truyền kỳ tiêu biểu nhƣ :Truyền kỳ
mạn lục 傳奇漫錄 của Nguyễn Dữ 阮嶼, Truyền kỳ tân phả 傳奇新譜 của Đoàn
Thị Điểm 团氏點, Thánh Tông di thảo 聖宗遺草 của Lê Thánh Tông 黎聖宗 .
Nguồn tƣ liệu để ngƣời viết làm cơ sở văn bản của tác phẩm là quyển Tổng tập tiểu
thuyết chữ Hán Việt Nam gồm 4 tập do Trần Nghĩa dịch và Viện nghiên cứu Hán
Nôm phát hành. Tuy nhiên do hạn chế về kến thức chữ Hán và không tiếp cận đƣợc
với nguyên văn bản gốc của các tác phẩm nên ngƣời viết chỉ khảo sát tìm hiểu dựa
trên bản dịch phổ biến nhất hiện nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Mỗi thể loại văn học có những đặc trƣng khác nhau nên góp phần vào sự
thành công của đề tài nghiên cứu là có đƣợc phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp với
đề tài và thể loại văn học đó. Vì vậy, với đề tài “Nội dung và nghệ thuật tiểu
thuyết truyền kỳ viết bằng chữ Hán của Việt Nam” này ngƣời viết sử dụng những
phƣơng pháp cụ thể sau:

8


Phƣơng pháp so sánh – đối chiếu: đây là một phƣơng pháp quan trọng trong
suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Bằng việc so sánh đối chiếu các tác phẩm giúp
ngƣời viết đi sâu tìm hiểu từng khía cạnh của vấn đề.
Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp: đây là một phƣơng pháp không kém phần
quan trọng. Dựa vào một số nhận xét đánh giá của các nhà phê bình, nghiên cứu và
phân tích trên văn bản tác phẩm mà ngƣời viết đƣa ra những nhận xét đánh giá của
mình để bài viết mang tính khoa học và thuyết phục hơn.

Song song đó, ngƣời viết cũng sƣu tầm các tác phẩm tiểu thuyết truyền kỳ tiêu
biểu, đọc và rút ra những nội dung đƣợc thể hiện thông qua tác phẩm. Phân tích để
tìm hiểu chi tiết về mặt nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó có cái nhìn
khách quan hơn để đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình nghiên cứu đề tài này.

9


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TIỂU THUYẾT CHỮ
HÁN VÀ TIỂU THUYẾT TRUYỀN KỲ
1.1.

Khái quát tiểu thuyết và tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam

1.1.1. Giới thuyết về tiểu thuyết
Tiểu thuyết (小說) theo văn tự Hán đƣợc hiểu là lấy lời nói để giải thích rõ
sự vật gì ra, hay lấy lời nói để thuyết phục ngƣời ta theo mình. Tiểu thuyết là một
thể loại đã xuất hiện từ rất lâu ở Trung Quốc, ở Việt Nam và các nƣớc Phƣơng
Đông chịu ảnh hƣởng sâu sắc thể loại tiểu thuyết của nƣớc này. Theo Phƣơng Lựu
thì “Ở Trung Quốc, chữ “tiểu thuyết” xuất hiện lần đầu tiên trong Ngoại thiên,
sách Trang Tử, mang hàm nghĩa như một học thuật chứ chưa phải là sáng tác văn
học”[9, tr. 251]. Và Ban Cố cho rằng: “Loại tiểu thuyết gia xuất thân từ hạng quan
nhỏ, nghe các lời nói nơi thôn cùng ngõ hẻm, khắp các nẻo đường mà viết nên thể
loại tiểu thuyết vì thế vào thời kỳ này thể loại tiểu thuyết không được xem trọng”.
Giai đoạn này thơ, từ, phú là văn học “chính thống” còn tiểu thuyết và kịch là “tà
thống”. Đến thế kỷ XV thì có nhiều bộ tiểu thuyết ra đời, cách nhìn nhận về thể
loại này cũng có nhiều thay đổi. Phùng Mộng Long cho rằng “Ngoài lục kinh, quốc
sử, phàm những trước thuật khác đều gọi là tiểu thuyết”, đến Hồ Ứng Lân khẳng
định “Tiểu thuyết là sách của bọn tài tử”[9, tr. 251] nhằm đề cao vai trò của tiểu

thuyết. Có thể thấy rằng, thể loại tiểu thuyết dần đƣợc con ngƣời tiếp nhận và có
bƣớc phát triển qua từng thời kỳ. Mầm mống tiểu thuyết ở Trung Quốc xuất hiện
khá sớm dƣới dạng “chí quái”, “chí nhân” ghi chép những chuyện quái dị. Ngƣời
Trung Quốc xƣa chia tiểu thuyết thành ba loại là: đoản thiên tiểu thuyết, trung thiên
tiểu thuyết và trƣờng thiên tiểu thuyết. Đây là ba loại tiểu thuyết cổ điển Trung
Quốc đã có quá trình hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn. Quan niệm tiểu
thuyết của Trung Quốc có ảnh hƣởng không chỉ đến Việt Nam mà còn đến các
quốc gia ở Đông Nam Á nhƣ Nhật Bản, Triều Tiên.
Trong giai đoạn sơ khai của thể loại tiểu thuyết Việt Nam, ta đã có một số
truyện ngắn viết bằng văn xuôi chữ Hán có thể xem đó là tiểu thuyết nhƣ Lĩnh nam

10


chích quái, Việt điện u linh, Thượng kinh ký sự, Hoàng Lê nhất thống chí. Đó là
những câu chuyện văn xuôi viết về những nhân vật là anh hùng, liệt nữ, những con
ngƣời có tài đức phi thƣờng nhằm mục đích giáo huấn đạo đức con ngƣời. Theo
thời gian tiểu thuyết ngày càng có giá trị và dần phát triển thành một thể loại văn
học. Nƣớc ta kế thừa thể loại tiểu thuyết từ đó và dần xác định đƣợc thể loại riêng
của dân tộc. Đến ngày nay thì tiểu thuyết đƣợc hiểu là một thuật ngữ chỉ thể loại
tác phẩm tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận một cá nhân trong quá
trình hình thành và phát triển của nó. Biêlinxki gọi tiểu thuyết là “sử thi của đời
tư” [7, tr. 1716]. Giáo sƣ Trần Đình Sử quan niệm “Tiểu thuyết là hình thức tự sự
cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại. Với những giới hạn rộng
rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc
đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh
hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều
thể loại tiểu thuyết chiếm địa vị trung tâm trong hệ thống thể loại văn học hiện
đại” [10, tr. 225]. Thể loại tiểu thuyết đƣợc hình thành qua một quá trình vận động
lâu dài. Và trên cơ sở tổng hợp nhiều quan niệm về tiểu thuyết khác nhau, để phù

hợp với vấn đề mà ngƣời viết nghiên cứu, có thể khái niệm tiểu thuyết theo nhận
định sau của Trần Nghĩa: “Ấy là một thể loại văn học lớn mà đặc trưng cơ bản là
thông qua việc miêu tả các tình tiết câu chuyện và hoàn cảnh cụ thể để khắc họa
tính cách nhân vật, nhằm phản ánh cuộc sống xã hội muôn màu muôn vẻ. Thế
mạnh của tiểu thuyết so với các thể loại khác là ở chỗ bút pháp thường linh hoạt,
đa dạng và không bị hạn chế bởi không gian, thời gian”.[14, tr.5].

1.1.2. Nguồn gốc tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam
Sự hình thành của thể loại tiểu thuyết Việt Nam đặc biệt là thể loại tiểu thuyết
chữ Hán đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn chƣơng của dân tộc. Đây
là một thể loại mà nguời Việt chịu ảnh hƣởng sâu sắc của Trung Quốc nhƣng cũng
có sự kế thừa chọn lọc và có những bƣớc phát triển riêng, có nét riêng của thể loại
nƣớc nhà.
Tiểu thuyết chữ Hán và nhất là thể loại tiểu thuyết truyền kỳ ra đời là sự kết
hợp và kế thừa của nhiều thể loại khác và trải qua một quá trình vận động lâu dài,
do giao lƣu văn hóa, văn học giữa các nƣớc trong khu vực mang lại. Nếu ta xét về

11


sự vận động bên trong thì các thể loại tiểu thuyết chí quái, truyền kỳ và chƣơng hồi
của Việt Nam chịu sự ảnh hƣởng của thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích.
Các thể loại văn học dân gian này đƣợc phổ biến do quá trình truyền miệng là chủ
yếu, không ghi chép nhiều vào sách vở nhƣng đã ăn sâu vào lòng dân. Hình thức
truyền miệng này đã cung cấp nhiều đề tài phong phú, nguồn cảm hứng cho tiểu
thuyết và đặc biệt là tiểu thuyết truyền kỳ và chí quái. Nhân vật trong các loại tiểu
thuyết này là các nhân thần, yêu quái, ngƣời, động vật, sơn thần, thủy thần...nhƣ
trong các tiểu thuyết Việt điện u linh, Truyền kỳ mạn lục, Thánh Tông di thảo…đã
là những hình thức nhân vật quen thuộc đối với ngƣời đời.
Về mặt giao lƣu giữa các nền văn học thì tiểu thuyết của ta chịu ảnh hƣởng và

tiếp thu nhiều từ tiểu thuyết chí quái, truyền kỳ và chƣơng hồi của Trung Quốc.
Bên cạnh các ảnh hƣởng về nhiều mặt và sâu sắc của Trung Quốc, tiểu thuyết chữ
Hán Việt Nam còn vay mƣợn các đề tài, cốt truyện và các môtíp. Nếu một tác
phẩm ra đời đƣợc phần đông con ngƣời quan tâm coi nhƣ chuẩn mực cho một thể
loại nào đó thì tác phẩm ấy sẽ trở thành đối tƣợng để ngƣời sau bắt chƣớc, học tập.
Nhƣ trong quyển Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam của Trần Nghĩa có đề cập
một số tác phẩm đƣợc mô phỏng từ các tác phẩm trƣớc đó, ngƣời viết trích dẫn một
số tác phẩm sau: “sau khi Công dư nghiệp ký, đỉnh cao của tiểu thuyết bút ký ra
đời, liền có Công dư nghiệp ký tục biên, Công dư nghiệp ký bổ di…; sau khi Lĩnh
Nam chích quái, đỉnh cao của tiểu thuyết chí quái ra đời, liền có Lĩnh nam chích
quái tăng bổ, Lĩnh Nam chích quái tục bổ…; sau khi Truyền kỳ mạn lục, đỉnh cao
của tiểu thuyết truyền kỳ ra đời, liền có Truyền kỳ tân phả, Tân truyền kỳ lục…; và
sau Hoàng Lê nhất thống chí, đỉnh cao của tiểu thuyết lịch sử ra đời, lần lược có
Hoàng Việt long hưng chí, Việt Lam xuân thu…”[14, tr. 22]
Vì thế sự tiếp thu và phát triển là điều tất yếu trong mỗi thể loại văn chƣơng,
nhƣng trong đó sự tiếp thu có thể đến độ bão hòa thì các tác giả đời sau lại khai
thác những đề tài nhỏ hơn trong tác phẩm chuẩn mực đó. Nhƣ vậy, thể loại tiểu
thuyết của Việt Nam luôn tồn phát triển và dần theo thời gian thì càng có nhiều đề
tài, và số lƣợng trở nên phong phú và đa dạng hơn.

12


1.1.3. Phân loại tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam
Theo nhƣ ghi nhận của Trần Nghĩa trong quyển Tổng tập tiểu thuyết chữ
Hán Việt Nam thì tiểu thuyết chữ Hán đƣợc chia làm các loại sau:

Tiểu thuyết bút ký (小說筆記)
Tiểu thuyết bút ký hay còn gọi là tiểu thuyết “chí nhân”, gồm những mẫu chuyện
ngắn, những “di văn dật sự” liên quan đến các anh hung dân tộc, các danh nhân

lịch sử, văn hóa đƣợc ghi lại không phải bằng “hƣ bút” mà bằng “tín bút”. Nghĩa là
thấy sao ghi vậy, nghe sao chép vậy, không thêm không bớt.

Tiểu thuyết chí quái (小說摭怪)
Tiểu thuyết chí quái gồm những câu chuyện nghịch dị, khác đời về ngƣời, vật, thần
thánh…đƣợc ghi lại bằng “tín bút” theo sự cảm nhận của tác giả.

Tiểu thuyết truyền kỳ (小說傳奇)
Tiểu thuyết truyền kỳ ra đời trên cơ sở tiểu thuyết chí quái, nhƣng khác với tiểu
thuyết chí quái là tiểu thuyết truyền kỳ sử dụng “hƣ bút” một cách hoàn toàn chủ
động, có ý thức. Nếu công việc chủ yếu của chí quái là biên chép nhằm lƣu lại cho
đời một chuyện lạ có ý nghĩa răng khuyên thì tiểu thuyết truyền kỳ lại là sáng tác,
mƣợn câu chuyện hiếm thấy để gửi gắm tâm sự ngƣời cầm bút.

Tiểu thuyết lịch sử (小說曆史)
Tiểu thuyết lịch sử gồm những tác phẩm viết về đề tài lịch sử, thông qua việc miêu
tả nhân vật và sự kiện, tái hiện một cách nghệ thuật diện mạo xã hội và xu thế phát
triển của lịch sử một thời, nhằm mang lại cho ngƣời đọc những khơi gợi bổ ích và
mỹ cảm văn học. Về phƣơng diện bút pháp thì tiểu thuyết lịch sử phải dựa vào lịch
sử khi miêu tả các nhân vật và sự kiện chủ yếu nhằm đạt đến sự chân thực lịch sử.
Tuy nhiên, vẫn cho phép hƣ cấu trong chừng mực thích hợp nhằm phát huy trí
tƣởng tƣợng làm cho sự chân thực lịch sử đƣợc thăng hoa thành chân thực nghệ
thuật.

Tiểu thuyết công án (小說公按)
Tiểu thuyết công án nội dung phản ánh có thể là “thƣờng”, là “quái” miễn nói lên
một sự thật, một lẽ phải nào đó cần đƣợc tôn trọng, bảo vệ trƣớc pháp luật, làm cho

13



cái thiện đƣợc chiến thắng, cái các bị đẩy lùi. Bút pháp của thể loại tiểu thuyết này
có thể là “thực”, cũng có thể là “hƣ”, hoặc là “thực” và “hƣ” kết hợp.

Tiểu thuyết diễm tình (小說豔情)
Tiểu thuyết diễm tình hay còn gọi là truyện “tài tử giai nhân”. Nội dung viết về trai
tài gái sắc, bút pháp sử dụng chủ yếu ở đây là hƣ cấu.

Tiểu thuyết du ký (小說遊記)
Tiểu thuyết du ký kể lại những điều tai nghe mắt thấy trong một chuyến đi, cùng
những tƣ tƣởng tình cảm nảy sinh của tác giả. Bút pháp sử dụng chủ yếu là “thực
lục”, nhƣng vẫn có sự sắp xếp cần thiết.

1.2.

Tìm hiểu tiểu thuyết truyền kỳ

1.2.1. Khái niệm truyền kỳ
Tiểu thuyết truyền kỳ là một hình thức văn xuôi tự sự cổ điển Trung Quốc
thƣờng đƣợc gọi là văn ngôn đoản thiên tiểu thuyết, vốn bắt nguồn từ truyện kể dân
gian, sau đƣợc các nhà văn nâng lên thành văn chƣơng bác học, sử dụng những
môtíp kỳ quái hoang đƣờng lồng trong một cốt truyện có ý nghĩa trần thế, nhằm gợi
hứng thú cho ngƣời đọc. Truyền kỳ là một thể loại xuất hiện khá sớm ở Trung
Quốc và dần dần phát triển mạnh mẽ ảnh hƣởng đến các nƣớc khác trong đó có
Việt Nam. Truyền kỳ có thể hiểu bằng nhiều cách khác nhau, có khi đƣợc hiểu theo
tính chất câu chuyện, khi thì dựa vào đặc điểm thể loại ở một thời kỳ nào đó nhất
định. Truyền kỳ (傳奇)có nghĩa là ý chuộng cái lạ, đặc điểm của truyền kỳ là
chứa đựng nhiều thể có thể nhận thấy tài viết sử, làm thơ, tài nghị luận trong tác
phẩm truyền kỳ. Theo Trần Đình Sử thì “truyền kỳ” bao hàm hai ý nghĩa: “Một là
có ý chuộng lạ (hiếu kỳ), như Hồ Ứng Lân đời Minh nói, kể những việc khác

thường, kế thừa truyền thống truyện chí quái đời Ngụy Tấn. Hai là, như tác giả đời
Tống là Triệu Ngạn Vệ nói, đặc điểm của truyền kỳ là chứa đựng nhiều thể, có thể
nhận thấy có tài viết sử, tài làm thơ, tài nghị luận”[20, tr. 349]. Còn theo Từ điển
Hán Việt từ nguyên thì:
Truyền 傳 (bộ nhân 亻人, 13 nét: trao): ngƣời này trao cho ngƣời khác. Nơi
này sang nơi khác.[8, tr. 2262]

14


Truyền kỳ 傳奇: tên một loại truyện ghi chép những việc lạ lùng. Khởi đầu
từ đời Đƣờng do Bùi Hình soạn 6 quyển. Qua đời Tống, đời Nguyên thì truyền kỳ
là những khúc hát, những vở kịch chứ không phải những chuyện quái đản nữa.
Theo quan niệm thông thƣờng của chúng ta thì truyền kỳ là những tiểu thuyết ghi
lại những sự tích, những cuộc mạo hiểm lạ lùng.[tudienhanvjettunguyen;2263]
Gọi là tiểu thuyết nhƣng tiểu thuyết truyền kỳ có dung lƣợng ngắn và kết
cấu không theo kiểu truyện dài thu ngắn, đã có dáng dấp của truyện ngắn cận hiện
đại. Sự tham gia của các yếu tố thần kỳ vào câu truyện không phải do lực lƣợng
siêu nhiên nhƣ thần thoại hoặc các nhân vật có phép lạ nhƣ trời, bụt, thần tiên…mà
phần lớn ở sự thay đổi về hình thức của nhân vật. Tuy nhiên, bao giờ trong truyện
cũng có những nhân vật là ngƣời thật vì thế truyện truyền kỳ mang đậm yếu tố
nhân bản, miêu tả trực tiếp thế thái nhân tình, phản ánh quan điểm của một số tác
giả và có giá trị nhân bản sâu sắc. Những tác giả viết truyện truyền kỳ đều là các
nhà văn, các nhà sử gia nổi tiếng.

1.2.2. Tiểu thuyết truyền kỳ trong văn học trung đại Việt Nam
Truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam từ khi ra đời cho đến khi phát triển đỉnh
điểm đã trãi qua một quá trình lâu dài để hoàn thiện. Từ những tác phẩm đầu tiên
còn mang âm hƣởng của văn học dân gian đến khi thoát khỏi những ảnh hƣởng đó,
thể loại truyền kỳ này đã làm nên những thành công nhất định.

Ở Việt Nam, khi nói đến thể loại truyền kỳ thì hầu hết các nhà nghiên cứu
đều có chung nhận định rằng đây là thể loại có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nhƣng
trong cách phân chia thể loại văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam thì ngƣời Việt có
sự phân chia không giống nhau và có quá trình phát triển riêng. Quá trình phát triển
riêng đó xuất phát từ nền văn hóa và sự vận động của nền văn học dân tộc làm cho
tiểu thuyết truyền kỳ của Việt Nam có sự khác biệt so với các nƣớc trong khu vực
mặc dù vẫn tiếp thu, ảnh hƣởng và hòa vào dòng chảy của thể loại truyền kỳ trong
khu vực. Truyện truyền kỳ Việt Nam ra đời sau và chịu ảnh hƣởng sâu sắc của
truyền kỳ Trung Quốc nên dễ dàng nhận thấy nó mang những đặc điểm của truyền
kỳ Trung Quốc và cả đặc điểm của thể loại truyền kỳ trong khu vực. Nói truyện
truyền kỳ Việt Nam tiếp thu truyện truyền kỳ Trung Quốc là vì truyền kỳ Việt Nam
cũng bắt đầu từ u linh, chí quái rồi mới phát triển đỉnh cao thành truyện truyền kỳ.

15


Truyện truyền kỳ Việt Nam là một bộ phận gắn liền với truyện ngắn trung
đại Việt Nam, là một bộ phận góp phần làm phong phú thêm thể loại truyện ngắn
trung đại. Vì vậy, khi đề cập đến các giai đoạn phát triển của thể loại truyền kỳ thì
ngƣời viết đã dựa theo tiến trình phát triển của truyện ngắn trung đại để phân chia
giai đoạn phát triển cho thể loại truyền kỳ. Tiếp nhận ý kiến nghiên cứu của phó
Giáo sƣ Tiến sĩ Nguyễn Đăng Na thì truyện ngắn trung đại Việt Nam phát triển qua
bốn giai đoạn khác nhau để có quá trình phát triển riêng.
Giai đoạn thứ nhất từ thế kỷ thứ X – XIV là giai đoạn đặt nền móng khởi
đầu cho bƣớc phát triển đầu tiên của truyện ngắn trung đại. Giai đoạn này vẫn còn
chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của văn học dân gian từ nội dung đến hình thức. Vẫn còn
xuất hiện các mô-típ dân gian nhƣ “thụ thai thần kỳ”, “xuống thủy phủ”, “lên trời”,
“diệt yêu quái”. Nội dung chủ yếu là khẳng định một quốc gia độc lập, có nền văn
hiến riêng, có lịch sử lâu đời, đâu đâu cũng có anh tài nhân kiệt.
Giai đoạn thứ hai từ thế kỷ XV – XVII là giai đoạn thể hiện sự phát triển rực

rỡ nhất của thể loại truyện ngắn và cả thể loại truyền kỳ. Văn xuôi tự sự giai đoạn
này không còn chịu sự ràng buộc của văn học dân gian, tự sáng tạo ra những thể
loại mới vừa mang đậm bản sắc dân tộc lại vừa phản ánh sinh động hiện thực
đƣơng thời. Ở giai đoạn này cũng là bƣớc phát triển rực rỡ nhất của thể loại truyền
kỳ. Truyện truyền kỳ sử dụng hình thức kỳ ảo để chuyển tải nội dung phản ánh tạo
sức hấp dẫn cho mọi tầng lớp; thế giới vừa thực vừa ảo với con ngƣời, thần thánh,
ma quỷ…Và trong truyện truyền kỳ giai đoạn này các tác giả còn đề cập đến những
số phận khác nhau trong xã hội. Các tác giả khắc họa các nhân vật thần thánh nhằm
thể hiện các khía cạnh khác nhau của thế giới thần linh. Sức mạnh của con ngƣời
đƣợc thể hiện ở nhiều cung bậc khác nhau, không chỉ có sức mạnh làm chủ muôn
loài mà con ngƣời nhỏ bé còn dám nhìn thẳng vào sự thật chỉ ra sự giả nhân giả
nghĩa của nhà cầm quyền đƣơng thời. Truyện truyền kỳ giai đoạn này đƣa con
ngƣời vào thế giới tình yêu với những hƣơng vị ngọt ngào và đắng cay, không chỉ
nhuốm màu bi thƣơng mà còn nồng nàn hạnh phúc.
Đến giai đoạn thứ ba từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX. Đây là giai đoạn
hoàn thiện các hình thức của thể loại truyện ký và chƣơng hồi. Sự ra đời của tiểu
thuyết chƣơng hồi đánh dấu bƣớc trƣởng thành vƣợt bậc của văn xuôi tự sự Việt

16


Nam. Văn xuôi tự sự giai đoạn này phản ánh những vấn đề lịch sử - xã hội rộng lớn
với tầm khái quát cao. Đây là giai đoạn lịch sử đầy bão táp và biến động, văn xuôi
tự sự giai đoạn này phản ánh trực tiếp những điều mắt thấy tai nghe. Quan niệm
“văn dĩ tải đạo” (文以載道), “thi ngôn chí”(詩言志)bị đẩy xuống hàng thứ yếu,
quan niệm viết về “sở văn”(所文), “sở kiến”(所見) chiếm ƣu thế. Ở giai đoạn này,
thể loại truyện truyền kỳ đƣợc các tác giả “canh tân”(更新) nhƣ Đoàn Thị Điểm,
Phạm Quý Thích…đã đƣa thêm chữ “tân” (新) vào ngay nhan đề tác phẩm để
ngƣời đọc biết đƣợc sự canh tân đó (Tân truyền kỳ lục 新傳奇錄 của Phạm Quý
Thích, Truyền kỳ tân phả 傳奇新譜 của Đoàn Thị Điểm). Sự canh tân của thể loại

truyền kỳ giai đoạn này về mặt nghệ thuật đây là một bƣớc thục lùi bởi lẽ khi viết
về những điều mắt thấy tai nghe ngoài đời càng thực bao nhiêu thì sự huyền ảo đặc
trƣng của truyền kỳ không còn nữa. Truyện truyền kỳ giai đoạn này rơi vào sự
khủng hoảng. Các tác giả đã chuyển sang sáng tác các truyện ngƣời thật việc thật
hoặc truyền kỳ về ngƣời thật việc thật và truyện ngụ ngôn để đƣa loại hình truyện
ngắn giai đoạn này ra khỏi ngõ cụt.
Giai đoạn cuối là giai đoạn chuyển giao giữa văn xuôi trung đại và văn xuôi
cận – hiện đại.
Qua bốn chặng đƣờng phát triển, văn xuôi Việt Nam trung đại dần chuyển
sang chủ nghĩa hiện thực đặc biệt là sự tích hợp của kí và tiểu thuyết chƣơng hồi.
Tuy nhiên ở thể loại truyền kỳ do không đáp ứng đƣợc nhu cầu của thời đại vì vậy
thể loại này dần mất đi những đặc trƣng của truyền kỳ, có thể thể loại truyền kỳ sẽ
tồn tại dƣới hình thức khác ở thời hiện đại.
Có thể thấy,tiểu thuyết truyền kỳ văn học trung đại phát triển rực rỡ ở thế kỷ
XV – XVII với những tác phẩm để lại tiếng vang và những đặc điểm đặc trƣng của
truyền kỳ đƣợc các tác giả khác họa một cách rõ nét. Nhƣng đến thế kỷ XVII –
XIX thì tiểu thuyết truyền kỳ rơi vào tình trạng khủng hoảng và xuống dốc. Các tác
phẩm không còn đáp ứng đƣợc nhu cầu của thời đại, xu hƣớng hiện thực hóa dẫn
đến các tác phẩm truyền kỳ không còn thể hiện đƣợc những “bản sắc” riêng của nó.
Từ đó, các thể loại khác dần thay thế vai trò của truyền kỳ ở giai đoạn văn học thời
hiện đại.

17


1.3.

Vấn đề văn bản và tác giả trong tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng

chữ Hán

1.3.1. Tình trạng văn bản chữ Hán của tiểu thuyết truyền kỳ
Theo Trần Nghĩa, tiểu thuyết truyền kỳ xuất hiện khá sớm nên việc sƣu tầm,
tổng hợp gặp không ít khó khăn. Ngƣời viết chủ yếu dựa vào quyển Tổng tập tiểu
thuyết chữ hán Việt Nam để khảo sát nội dung của các tập truyện truyền kỳ. Một
số truyện do quá trình lƣu truyền bị thất lạc, kĩ thuật bảo tồn lƣu giữ hoặc quá trình
cải biên đƣợc ngƣời sau thêm bớt nên không xác định đƣợc bản gốc của tác giả.
Nhƣng nhìn chung các truyện của tiểu thuyết truyền kỳ vẫn giữ đƣợc những đặc
trƣng riêng của thể loại.
Tiểu thuyết chữ Hán của nƣớc ta không nhiều nhất là ở thể loại truyền kỳ.
Trong đề tài nghiên cứu này ngƣời viết có khảo sát một số tập truyện tiêu biểu của
thể loại tiểu thuyết truyền kỳ sau:
Thánh Tông di thảo 聖宗遺草 (bản thảo cón sót lại thời Thánh Tông) là tập
truyện ký gồm 19 truyện, không đề tên tác giả, không ghi năm biên soạn. Hình thức
ghi chép của Thánh Tông di thảo đƣợc thống nhất cho cả 19 truyện. Mỗi truyện
chia làm 2 phần: phần truyện và phần lời bình, tác giả lời bình là Sơn Nam Thúc.
Các truyện mang tính truyền kỳ, có truyện mang tính ngụ ngôn tạp kí. Đây là tác
phẩm đƣợc xem là mở đầu cho sự phát triển của văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam.
Giá trị tập truyện đƣợc thể hiện cả ở nội dung và hình thức, đặc biệt là trong quá
trình phát triển của truyện ngắn Việt Nam.
Tập truyện Truyền kỳ mạn lục 傳奇漫錄 của Nguyễn Dữ, đây là tập truyện
gồm 20 truyện. Về văn bản Truyền kỳ mạn lục hiện có nhiều dị bản mang tên nhƣ
Cựu biên Truyền kỳ mạn lục hoặc Tân biên Truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập
chú. Văn bản đƣợc khăc in và sao chép nhiều lần để đáp ứng nhu cầu của ngƣời
đọc.
Nội dung phản ánh hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, phê phán những
biểu hiện sai trái, lệch lạc để xây dựng một xã hội phong kiến theo tƣ tƣởng nho
gia. Tác phẩm phản ánh tình trạng tham nhũng đang hoành hành lúc bấy giờ, nạn
chiến tranh phong kiến làm cho nhân dân khổ sở điêu đứng cùng với lối sống trụy
lạc của tầng lớp thị dân hƣ hỏng. Qua Truyền kỳ mạn lục Nguyễn Dữ cũng phản


18


ánh số phận con ngƣời chủ yếu là ngƣời phụ nữ. Tác phẩm nói lên một cách sâu
sắc khát vọng chân chính của ngƣời phụ nữ và những bi kịch mà ngƣời phụ nữ phải
gánh chịu nhƣ bi kịch tình yêu, bi kịch gia đình, bi kịch bị chà đạp về nhân phẩm.
Qua những số phận, những bi kịch ấy có thể thấy đƣợc chính cái thế lực xã hội
cƣờng quyền và thần quyền là nguyên nhân chính. Tác phẩm cũng là những mâu
thuẩn phức tạp trong tƣ tƣởng của chính nhà văn vừa bảo thủ vừa nhân đạo.Về
nghệ thuật đây là một tác phẩm đánh dấu bƣớc phát triển mới trong văn xuôi tự sự
chữ Hán Việt Nam. Truyền kỳ mạn lục đã đạt đƣợc những thành tựu nghệ thuật nổi
bật ở các phƣơng diện nhƣ: xây dựng tình tiết, kết cấu câu truyện, xây dựng nhân
vật phong phú, sự kết hợp giữa các yếu tố thực và ảo làm cho tác phẩm lãng mạn,
trữ tình, tăng sức hấp dẫn và mang một ý nghĩa xã hội sâu sắc. Truyền kỳ mạn lục
đƣợc ngƣời đời tôn vinh là “Thiên cổ kỳ bút” là “áng văn hay của bậc đại
gia”.[11, tr. 389]
Truyền kỳ tân phả 傳奇新譜 của Đoàn Thị Điểm là tác phẩm viết bằng văn
xuôi chữ Hán gồm 6 truyện. Tập truyện hiện có nhiều bản in và chép tay đƣợc lƣu
giữ tại Thƣ viện Viện nghiên cứu Hán Nôm. Một số nhà nghiên cứu cho rằng
Truyền kỳ tân phả có tên gọi là Tục truyền kỳ gồm 6 truyện: Bích Câu kỳ ngộ, Hải
khẩu linh từ lục, Vân Cát thần nữ, Hoành Sơn tiên cục, An Ấp liệt nữ và Nghĩa
khuyển khuất miêu.
Các truyện đều mang tính huyền thoại, hoang đƣờng nhƣng các truyện đều có
nguồn gốc từ các bản thần tích, thần phả hay các truyền thuyết dân gian, mƣợn các
yếu tố thần linh ma quái để qua đó gửi gắm thái độ của mình đối với hiện thực cuộc
sống. Với tập truyện Truyền kỳ Tân phả Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đã đề cập
sâu sắc đến vai trò của ngƣời phụ nữ trong đời sống gia đình và xã hội. Trong
Truyền kỳ tân phả tác giả đã thể hiện một cái nhìn mới về khát vọng tình yêu và
hạnh phúc lứa đôi, cuộc sống ở cõi trần quá ngắn ngủi vì thế con ngƣời có mong
ƣớc lên cõi tiên để tận huởng cuộc sống hạnh phúc vĩnh hằng và phản ánh đúng

những vấn đề của thời đại mình thông qua tác phẩm.
1.3.2. Vấn đề tác giả của tiểu thuyết truyền kỳ
Thể loại tiểu thuyết truyền kỳ xuất hiện từ lâu đời nhƣng số lƣợng tác giả
tham gia sáng tác ở thể loại này chƣa nhiều. Có thể nói trãi qua mấy thế kỷ thì mới

19


xuất hiện một tác phẩm để lại cho thế hệ sau học hỏi và đúc kết kinh nghiệm. Các
tác giả của thể loại truyền kỳ xuất thân từ nhiều tầng lớp, giai cấp khác nhau nhƣ tri
huyện, nho sĩ hay thậm chí là vua. Chính dòng văn học truyền kỳ cũng có những
thăng trầm của nó và vì thế ở nƣớc ta số các tác giả sáng tác thể loại này không
nhiều, ngƣời viết xin đƣợc điểm qua một số tác giả sau:
Theo Bùi Duy Tân thì hoàng đế, nhà thơ Lê Thánh Tông lúc nhỏ tên là Hạo,
sau đổi thành Tƣ Thành, sinh năm Nhâm Tuất (1442), niên hiệu Đại Bảo thứ 3,
thụy hiệu Sùng thiên Quảng vận Cao minh Quang chính Chí đức Đại công Thánh
Văn Thần vũ Đạt hiếu Thuần hoàng đế là tác giả của tập Thámh Tông di thảo
聖宗遗草. Ông là con trai út của Lê Thái Tông (1434 – 1442), mẹ là bà Ngô Thị
Ngọc Dao con gái Ngô Từ, khai quốc công thần thời khởi nghĩa Lam Sơn. Tƣ
Thành sinh đƣợc 14 ngày thì Lê Thái Tông đột tử ở Lệ Chi Viên, gây nên vụ tru di
gia tộc thảm khốc cả nhà Nguyễn Trãi. Ông lên ngôi 38 năm, 10 năm đầu với niên
hiệu là Quang Thuận (1460 – 1469), 28 năm sau đổi niên hiệu là Hồng Đức (1470
– 1497). Là ngƣời thông minh, tuấn tú, thông tuệ nên từ khi lên làm vua Lê Thánh
Tông là một ông vua anh minh, quyết đoán, hung tài, đại lƣợc với việc củng cố,
phát triển nhà nƣớc phong kiến quan liêu theo mô hình Nho giáo. Xây dựng các
chế độ, thiết chế, chuộng văn, trọng võ, mở mang đất đai bờ cõi. Lê Thánh Tông
rất xem trọng nông nghiệp có nhiều chính sách khẩn hoang, khuyến nông làm cho
nhân dân cơm no áo ấm, xã hội thái bình thịnh trị. Nhà vua cũng đề cao Nho giáo,
mở rộng chế độ khoa cử, dựng bia Văn Miếu, ƣu đãi nho thần và phát triển những
truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc. Là một tác gia lớn của văn học dân tộc,

Lê Thánh Tông sáng tác cả văn thơ chữ Nôm và chữ Hán:
Về chữ Nôm, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn viết theo thể biền ngẫu, gồm
đoạn mở đầu và 10 đoạn răn 10 loại cô hồn (thiền tăng, đọa sĩ, quan liêu, nho sĩ,
tƣớng quân, lƣơng y, thiên văn địa lý, hoa nƣơng, thƣơng cổ, đãng tử), thể hiện
khuynh hƣớng chính thống của nhà nƣớc phong kiến đối với 10 hạng ngƣời của xã
hội với mục đích giáo huấn ngƣời sống.
Về chữ Hán, Lê Thánh Tông có một số tập tập truyện nhƣ: Liệt truyện tạp
chí ghi chép những ý hay tứ lạ khi đọc sự tích, danh ngôn Trung Quốc, rút ra
những bài học về tu dƣỡng đạo đức. Tác phẩm thể hiện khá rõ tƣ tƣởng sùng Nho

20


của tác giả, đồng thời cũng cho thấy sự dung hòa Nho – Phật – Đạo ở những mặt
có lợi cho việc giáo dục tƣ tƣởng và đạo đức phong kiến; Lam Sơn Lương thủy
phú viết về ngọn núi, dòng sông ở nơi căn cứ địa khởi nghĩa Lam Sơn, ca ngợi sự
nghiệp khai quốc của Lê Thái Tổ, miêu tả khí thế hào hùng của non song kỳ vĩ và
cuộc kháng chiến chống quân Minh thần thánh.
Nguyễn Dữ với tập truyện Truyền kỳ mạn lục (傳奇熳錄). Theo sự biên soạn
của Lã Nhâm Thình thì nhà văn Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỷ thứ XVI. Ông
là ngƣời làng Đỗ Tùng, Gia Phúc, Hồng Châu (nay là tỉnh Hải Dƣơng). Nguyễn Dữ
là con cả của tiến sĩ khoa Bính Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496) Nguyễn
Tƣờng Phiêu từng giữ chức Thƣợng thƣ. Nguyễn Dữ từ nhỏ đã ham học, học rộng
nhớ nhiều muốn theo nghiệp văn chƣơng. Ông từng thi đỗ Hƣơng tiến, nhiều lần
thi Hội đỗ Tam trƣờng, sau làm tri huyện huyện Thanh Tuyền. Ông làm quan đƣợc
một năm thì lấy cớ xa nhà xin từ chức để về hầu cha mẹ. Sau khi nhà Mạc cƣớp
ngôi, ông ở quê dạy học. Ông viết Truyền kỳ mạn lục để gửi gắm tâm sự của mình
trƣớc những biến động của thời cuộc và sự xuống cấp về đạo đức xã hội lúc bấy
giờ. Theo tƣ liệu của các nhà nghiên cứu trƣớc cho biết, Nguyễn Dữ còn để lại duy
nhất một tập tiểu thuyết bằng chữ Hán là Truyền kỳ mạn lục. Gồm 20 truyện, chủ

yếu đƣợc viết bằng văn xuôi chữ Hán có xen những bài thơ, ca, từ, biền văn. Ở
cuối mỗi truyện có lời bình của tác giả về nội dung và ý nghĩa đạo đức của truyện.
Theo quyển Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam của Viện nghiên cứu Hán
Nôm do nhà xuất bản Thế Giới phát hành thì tập Truyền kỳ tân phả (傳奇新譜)
tƣơng truyền do Đoàn Thị Điểm biên soạn. Đoàn Thị Điểm có tên tự là Hồng Hà
nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, sinh năm Vĩnh Thịnh nguyên niên (1705) tại làng Giai Phạm
sau đổi thành Hiến Phạm nay thuộc tỉnh Hƣng Yên. Đoàn Thị Điểm sinh ra trong
một gia đình có truyền thống hiếu học, từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh. Cha của bà
là Đoàn Doãn Nghi làm quan tới chức Điển hạ. Anh trai bà là Đoàn Doãn Luân
từng đỗ Giải nguyện trƣờng thi Kinh Bắc. Năm 16 tuổi bà đƣợc quan thƣợng thƣ
Lê Anh Tuấn nhận làm con nuôi, bà từ chối vào cung ở quê sống với cha và anh
cùng nhau đàm luận văn chƣơng bốc thuốc cứu ngƣời. Năm 25 tuổi cha mất, vài
năm sau anh cũng mất bà phải gánh vác gia đình, nuôi mẹ già, chị dâu và đàn cháu
nhỏ. Mãi đến năm 37 tuổi, bà mới kết hôn với tiến sĩ Nguyễn Kiều. Lấy nhau

21


không đƣợc bao lâu Nguyễn Kiều phải đi sứ sang Trung Quốc, bà ở nhà một mình
lo việc nhà chồng và việc nhà mình. Khi Nguyễn Kiều trở về đƣợc nhậm chức ở
Nghệ An. Theo chồng vào Nghệ An nhƣng giữa đƣờng bà lâm bệnh rồi mất ở tuổi
44. Một số tác phẩm tiêu biểu của bà nhƣ: Truyền kỳ tân phả, Chinh phụ ngâm…
Trên đây là một vài nét khái quát về một số tác giả đã góp phần vào sự
thành công của thể loại tiểu thuyết truyền kỳ Việt Nam mà ngƣời viết khảo sát.
Thông qua tìm hiểu về cuộc đời giúp ta có thể hiểu rõ hơn về các tác giả này và
biết đƣợc tƣ tƣởng của tác phẩm thông qua một số sự kiện quan trọng đƣợc đánh
dấu trong cuộc đời của họ. Qua đó, ngƣời viết nắm bắt đƣợc tƣ tƣởng chủ đạo của
tác phẩm mà tác giả muốn gửi gắm trong đó.

1.3.3. Vấn đề tiếp nhận tiểu thuyết truyền kỳ Việt Nam viết bằng chữ Hán

Các tác giả của tiểu thuyết truyền kỳ xuất thân từ nhiều tầng lớp giai cấp
khác nhau vì vậy nội dung phản ánh ở nhiều góc độ và có cái nhìn khác nhau. Thể
loại tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ Hán cũng đƣợc ngƣời đọc tiếp nhận ở nhiều
khía cạnh.
Khi ra đời, các tác phẩm tiểu thuyết truyền kỳ chủ yếu phản ánh về hiện
thực, về con ngƣời với nhiều phƣơng diện. Điều khó khăn trong vấn đề tiếp nhận
tiểu thuyết chữ Hán giai đoạn này là tƣ tƣởng của con ngƣời còn bó hẹp trong lễ
giáo. Con ngƣời trung đại vẫn còn chịu ảnh hƣởng rất lớn của tƣ tƣởng phong kiến,
Nho gia xƣa cũ. Những đổi mới về mặt tƣ duy nhận thức chƣa đƣợc con ngƣời tiếp
nhận, và một số còn bị loại trừ. Những tiểu thuyết truyền kỳ đầu tiên ra đời chƣa
đƣợc tiếp nhận nhiều mà bị xếp vào dạng văn học không chính thống bởi còn vay
mƣợn nhiều cốt truyện và những motip của văn học dân gian. Lực lƣợng đọc và
hiểu đƣợc thể loại này phần nhiều là nho sinh, quan lại, vua chúa, còn những ngƣời
thƣờng dân hầu nhƣ chƣa với tới thể loại này cho nên có thể nhận định rằng vào giai
đoạn manh nha ban đầu thể loại này chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi.
Phản ánh hiện thực là một trong những nội dung quan trọng của nền văn học
giai đoạn này. Con ngƣời có thể nhìn thấy số phận của mình xuất hiện trong những
tác phẩm văn học và thể loại tiểu thuyết chữ Hán đã làm đƣợc điều đó một cách
xuất sắc, đã khắc hoạ một cách rõ nét những số phận đau khổ trong cuộc sống. Với
dung lƣợng dài, các tác giả có thể thể hiện một cách rõ ràng hơn những số phận,

22


những con ngƣời ấy và đồng thời bằng việc sử dụng hình thức chữ Hán – một lối
chữ viết xuất hiện rất sớm ở nƣớc ta từ những thiên niên kỷ thứ nhất trƣớc công
nguyên đƣợc sử dụng phổ biến giai đoạn lúc bấy giờ. Đến thế kỷ XI chữ Hán vẫn
còn đƣợc sử dụng rộng rãi và đó còn là một phƣơng tiện ghi chép, giao tiếp, giao
lƣu kinh tế và là một phƣơng tiện để phát triển văn hóa dân tộc quan trọng của
ngƣời Việt xƣa. Từ đó, các tác giả truyền kỳ đã chọn chữ Hán làm ngôn ngữ chính

để sáng tác thể loại tiểu thuyết của mình bởi đây là thể loại bình dân, gần gũi với
đông đảo bộ phận dân chúng lúc bấy giờ. Nội dung đƣợc truyền tải đƣợc tiếp nhận
một cách dễ dàng hơn và các tác giả truyền kỳ phần nhiều là các nhà Nho, các nho
sinh, ẩn sĩ, các quan lại, các tầng lớp trí thức đều có thể dễ dàng tiếp cận thể loại
này.
Vào những năm đầu thế kỷ XX, thể loại tiểu thuyết truyền kỳ ở Việt Nam dần
đƣợc chú ý đến nhiều hơn, các nhà nghiên cứu dần khai thác những đề tài về thể
loại truyện truyền kỳ, nhìn nhận những thành tựu mà thể loại này mang lại và đƣa
thể loại này đến một bƣớc phát triển mới.
Đối với ngày nay, việc tiếp nhận thể loại tiểu thuyết chữ Hán đều có một số
thuận lợi và khó khăn nhất định. Vào những năm đầu thế kỷ XX, thể loại này đƣợc
nghiên cứu rầm rộ và đạt đƣợc nhiều kết quả đáng chú ý. Tuy nhiên, vấn đề khó
khăn là không tránh khỏi. Ngày nay việc tiếp nhận tiểu thuyết truyền kỳ bằng chữ
Hán có nhiều góc độ khác nhau. Với việc sử dụng hình thức chƣơng hồi, có lẽ vào
giai đoạn đƣơng thời đó là một cách để các tác giả thể hiện đƣợc nội dung qua từng
chƣơng từng hồi nhƣng đối với việc tiếp nhận của con ngƣời hiện đại hôm nay thì
việc những câu chuyện không liền mạch tạo cho ngƣời đọc khó tiếp nhận vấn đề
hơn so với kết cấu của tiểu thuyết hiện đại. Nhiều vấn đề về chính trị, xã hội, lễ giáo
đƣợc đặt ra trong tiểu thuyết truyền kỳ lúc bấy giờ đến ngày nay một số tƣ tƣởng
không còn đƣợc tán đồng. Nhất là đối với vấn đề về nhân quyền của ngƣời phụ nữ
trong xã hội phong kiến. Ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến không đƣợc đề cao
và càng không có tiếng nói trong xã hội. Các tác giả xây dựng nhân vật những
ngƣời phụ nữ theo tiêu chuẩn của lễ giáo phong kiến “Công – dung – ngôn – hạnh”,
cũng song song đó có một số nhân vật có tài trí nhƣ bậc nam nhi nhƣ nàng Bích
Châu trong Hải Khẩu linh từ lục hay Đinh phu nhân trong An Ấp liệt nữ lục, là

23


những ngƣời phụ nữ vừa có tài trí vừa giữ tròn phẩm hạnh. Tuy nhiên, có thể nhận

thấy dù ngƣời phụ nữ có tài đến đâu khi tồn tại trong xã hội phong kiến thì cái tài đó
cũng sẽ bị vùi lấp theo những lễ giáo đã đƣợc định sẵn. So với con ngƣời hiện đại,
nhất là đối với ngƣời phụ nữ thì ngày nay phụ nữ có đƣợc quyền làm chủ mình,
đƣợc quyền thể hiện bản thân và tìm hạnh phúc cho mình, cái nhìn của phụ nữ ngày
nay cũng có phần thoáng hơn vì thế một số vấn đề phản ánh trong các tác phẩm
truyền kỳ lúc bấy giờ đối với ngày nay không còn phù hợp. Dƣới góc nhìn hiện đại,
một số quan niệm xƣa cũ không còn đạt đƣợc giá trị nhƣ trƣớc đó.
Vì vậy có thể thấy rằng, tiếp nhận thể loại tiểu thuyết chữ Hán nhất là đối với
tiểu thuyết truyền kỳ có những thuận lợi và khó khăn riêng. Điều quan trọng là việc
các tác giả truyền tải nội dung nhƣ thế nào để ngƣời đọc tiếp nhận dễ dàng, đạt
đƣợc những thành công nhất định và thể loại tiểu thuyết truyền kỳ giai đoạn này đã
làm đƣợc điều đó.

24


Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TIỂU THUYẾT
TRUYỀN KỲ CHỮ HÁN VIỆT NAM
2.1. Nội dung tiểu thuyết truyền kỳ Việt Nam
2.1.1. Phản ánh hiện thực xã hội
Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam sƣu tầm ghi chép những tập tiểu thuyết ra đời
từ những năm thế kỷ XVI đến những năm đầu thế kỷ XIX, ghi chép lại những sự
kiện lịch sử quan trọng của một thời đại, một quốc gia, dân tộc hay của một tên tuổi
nào đó dựa vào chứng sử và sự hƣ cấu của tác giả. Các thể loại văn học đều muốn
truyền tải một nội dung, một tƣ tƣởng nào đó thông qua tác phẩm và nhất là nội
dung phản ánh một vấn đề nào đó của xã hội, của con ngƣời và cả của thế giới thần
linh.
Tiểu thuyết truyền kỳ mang những nội dung vô cùng phong phú và giá trị sâu
sắc, phản ánh nhiều mặt của hiện thực xã hội và là một bức tranh thu nhỏ của xã
hội đƣơng thời. Hiện thực xã hội của giai đoạn lịch sử này là phản ánh sự tranh

quyền đoạt lợi của các triều đình phong kiến, sự suy yếu xuống dốc của bộ máy
chính trị và đạo đức con ngƣời. Các vị vua anh minh giúp dân giúp nƣớc dần dần
đã không còn, các bậc hiền tài dần đi vào rừng núi để lánh đời, chán nản với cái xã
hội đƣơng thời và không muốn dốc sức cho một triều đình mục ruỗng. Vì thế, xã
hội càng trở nên rối ren, ngƣời dân thấp cổ bé họng chỉ còn biết chịu đựng và đôi
khi hạnh phúc cá nhân của họ còn bị đe dọa bởi quyền lực của các tầng lớp phong
kiến. Hiện thực xã hội trong tiểu thuyết truyền kỳ Việt Nam đƣợc thể hiện chủ yếu
qua các khía cạnh sau:

2.1.1.1. Sự xuống dốc về đạo đức của tầng lớp nho sĩ
Nho giáo là một hệ thống đạo đức triết lí do Khổng Tử (孔子)đề ra để xây
dựng một con ngƣời nhân đức và một xã hội thịnh trị. Nho sĩ là những ngƣời đọc
sách thánh hiền, dạy bảo con ngƣời ăn ở hợp luân thƣờng, đạo lý. Những triết lý
nho gia đƣợc xem là khuôn vàng thƣớc ngọc, là một chuẩn mực mà nhà nƣớc
phong kiến lấy đó làm nguyên tắc để xây dựng nhà nƣớc và nho sĩ là tầng lớp đƣợc

25


×