Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Mối quan hệ làng nghề - phố nghề ở vùng phụ cận và Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 149 trang )


®¹i häc quèc gia Hμ Néi

VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN





NGUYỄN NHIÊN HƯƠNG


MỐI QUAN HỆ LÀNG NGHỀ - PHỐ NGHỀ
Ở VÙNG PHỤ CẬN VÀ HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SĨ










HÀ NỘI – 2008

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN


Nguyễn Nhiên Hương



MỐI QUAN HỆ LÀNG NGHỀ - PHỐ NGHỀ
Ở VÙNG PHỤ CẬN VÀ HÀ NỘI




Chuyên ngành: Việt Nam học

Mã số: 60 31 60



LUẬN VĂN THẠC SĨ


Giáo viên hướng dẫn :
GS.VS Đào Thế Tuấn







Hà Nội - năm 2008
MỤC LỤC

QUY ƯỚC DANH MỤC ĐO LƯỜNG 01
DANH MỤC CÁC BẢNG 02
MỞ ĐẦU 03
CHƯƠNG 1. LÀNG NGHỀ- PHỐ NGHỀ TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HÀNG HÓA CỦA THĂNG LONG- HÀ NỘI
13
1.1. Khái niệm 13
1.1.1. Kinh tế hàng hóa 13
1.1.2. Khái niệm làng nghề 15
1.1.3. Khái niệm phố nghề 17
1.2. Tiền đề ra đời của kinh tế hàng hóa ở Thăng Long – Kẻ Chợ 18
1.2.1. Tiền đề về mặt tự nhiên 18
1.2.2. Tiền đề về mặt xã hội 23
1.3. Khái quát về sự phát triển của kinh tế hàng hóa của Thăng Long- Kẻ Chợ
từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIX 25
1.3.1. Tình hình kinh tế hàng hóa của Thăng Long từ
thế kỉ XI- XIV 25
1.3.1.1. Những thay đổi về tổ chức hành chính thời Lý- Trần 26
1.3.1.2.Những mầm mống của kinh tế hàng hóa 28
1.3.2. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa Thăng Long trong những thế kỉ XV-
XVIII 30
1.3.2.1. Chính sách mở rộng của nhà nước Lê- Trịnh 30
1.3.2.2. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa 33
1.3.3. Tình hình sản xuất hàng hóa của Hà Nội thế kỉ XIX 38
1.3.3.1. Sự suy yếu về vai trò chính trị của thành Hà Nội 38
1.3.3.2. Hoạt động kinh tế phong phú ở khu dân cư. 41
Tiểu kết 56

CHƯƠNG 2. QUAN HỆ PHỐ NGHỀ - LÀNG NGHỀ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ HÀNG HÓA THĂNG LONG- HÀ NỘI THẾ KỈ XIX 57
2.1. Nguồn gốc các phố nghề 58
2.1.1. Thống kê phố có nguồn gốc từ các làng nghề 58
2.1.2. Phân loại theo địa bàn gốc ra đời của phố nghề 63
2.2. Quan hệ kinh tế của các phố nghề- làng nghề 66
2.2.1. Quan hệ theo không gian địa lý 66
2.2.1.1. Quan hệ với các phường ven đô 66
2.2.1.2. Quan hệ với vùng phụ cận Hà Nội 69
2.2.2. Quan hệ theo loại hình hàng hóa 72
2.2.2. 1. Phân loại theo loại hình sản phẩm các phố nghề 72
2.2.2.2. Quan hệ của từng nhóm ph
ố nghề với các làng nghề 77
2.2.3. Quan hệ theo hình thức kinh doanh 84
2.2.3.1. Phố vừa làm nghề vừa kinh doanh 84
2.2.3.2. Phố chuyên buôn bán 87
2.3. Quan hệ về mặt xã hội, văn hóa 92
Tiểu kết 96
CHƯƠNG 3. THỬ TÌM HIỂU QUAN HỆ GIỮA LÀNG ĐAN LOAN-
PHỐ HÀNG ĐÀO- CỤM LÀNG NGHỀ DỆT 97
3.1. Từ làng Đan Loan đến phố Hàng Đào 97
3.2. Hàng Đào và cụm làng dệt 103
3.2.1. Cụm làng dệt phía Tây kinh thành 104
3.2.2. Cụm làng dệt Hà Đông 109
3.3. Vai trò của phố Hàng Đào trong hoạt động kinh tế hàng hóa 114
Tiểu kết 121
KẾT LUẬN 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO 126



1
QUY ƯỚC DANH MỤC ĐO LƯỜNG


- Cách ghi các con số ghi trong địa bạ được quy ước như sau:
1 mẫu = 10 sào
1 sào = 15 thước
1 thước = 10 tấc
1 tấc = 10 phân
- Riêng đơn vị thước gồm 2 chữ số, nhưng nếu viết 1 chữ số thì hiểu chữ số
còn lại là chữ số 0.
Ví dụ: 7.3.6.0.1= 7.3.06.0.1 là 1 mẫu 3 sào 6 thước 0 tấc 1 phân.


2
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Phạm vi phường thôn tương ứng của 76 tuyến phố cổ hiện nay
Bảng 1.2. Diện tích các loại hình đất đai của tổng Đông Thọ
Bảng 1.3. Diện tích các loại hình đất đai của tổng Thuận Mỹ
Bảng 1.4. Diện tích các loại hình đất đai của tổng Đồng Xuân
Bảng 1.5. Diện tích các loại hình đất đai của tổng Vĩnh Xương
Bảng 2.1. Thống kê ngu
ồn gốc phố nghề
Bảng 2.2. Phân loại theo địa bàn gốc ra đời phố nghề
Bảng 2.3. Bảng thống kê quan hệ buôn bán giữa phố nghề Hà Nội với các
làng nghề phụ cận
Bảng 2.4. Phân loại phố nghề theo loại hình sản phẩm
Bảng 2.5. Phân ngành thủ công mĩ nghệ
Bảng 2.6. Phân ngành nhuộm vải, tơ lụa, thêu và may đồ da

Bảng 2.7. Phân ngành buôn bán, chế biến lương thực thực phẩm
Bảng 2.8. Phân loại phố nghề bán VLXD và công cụ lao động
Bảng 2.9. Bảng thống kê phố vừa làm nghề vừa kinh doanh
Bảng 2.10. Bảng thống kê phố chuyên buôn bán

3

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thủ đô là trung tâm hành chính của một quốc gia. Với mỗi người Việt
Nam, điều đó đúng nhưng chưa đủ. Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước, là
địa danh rất đỗi gần gũi, thân thuộc trong tâm khảm của mỗi chúng ta. Thăng
Long- Hà Nội, một trong những thủ đô có lịch sử lâu đời ở khu vực Đông
Nam Á cũng như
trên thế giới được người Việt trân trọng và yêu mến gọi tên
“Thành phố rồng bay”. Nhiều học giả từng nhận xét, Thăng Long- Hà Nội là
nơi lắng hồn núi sông ngàn năm, nơi “tụ- tán” tinh hoa đất Việt. Từ bước
ngoặt lịch sử năm 1010, Thăng Long- Hà Nội đã trở thành trung tâm chính
trị- kinh tế- văn hóa, nơi “hội tụ quan yếu của bốn phương” và là “thượng đô
kinh sư
mãi muôn đời” [Ngô Sĩ Liên, tập 1, 125]. Trong gần 10 thế kỉ của lịch
sử trung đại Việt Nam, đây là một thành thị tiêu biểu, một hình ảnh thu nhỏ
của toàn bộ xã hội Việt Nam truyền thống. Vì vậy, tìm hiểu, nghiên cứu về
Hà Nội trước hết là để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về xã hội Việt Nam nói
chung trong quá khứ.
Hà Nội trong hướng đi chung của cả nước, đang đẩy mạnh công nghiệ
p
hoá- hiện đại hoá. Những thay đổi rõ nét bằng trực quan có thể nhìn nhận
được là sự xuất hiện của hệ thống cơ sở vật chất mới, đặc biệt là các khu đô

thị, khu công nghiệp… đã làm cho Hà Nội mang dáng dấp một thành phố
công nghiệp hiện đại. Nhưng cũng có những thay đổi từng ngày, mạnh mẽ và
quyết liệt mà cuộc sống bề bộn hàng ngày khiến chúng ta không để tâm t
ới.
Đó là những nét văn hóa cổ truyền, dấu ấn của Hà Nội ngàn xưa đang dần dần
mai một, cần phải được nghiên cứu bảo vệ và giữ gìn.

4
Vị thế quan trọng về chính trị, văn hóa và một lịch sử lâu đời đã tạo cho
Hà Nội sự thu hút đặc biệt đối với các nhà nghiên cứu khoa học trên mọi lĩnh
vực. Với nhiều “bí ẩn” vẫn đang chứa chất trong lòng thành phố 1000 năm
tuổi, những khám phá, nghiên cứu chuyên sâu luôn là cần thiết.
Khu phố cổ Hà Nội mà chúng ta vẫn thường quen gọi là khu “36 phố
phường” là một nét riêng, rất đặ
c trưng của Hà Nội bởi lưu giữ và hàm chứa
cả giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Bảo vệ và tôn tạo giá trị văn hóa này
là nhiệm vụ lâu dài đối với những ai yêu mến Hà Nội. Một trong những
nhiệm vụ trọng điểm là đảm bảo duy trì các nghề truyền thống và mối quan hệ
với các làng nghề. Thành phố Hà Nội mong muốn gìn giữ nghề truyền th
ống
trong phố cổ Hà Nội để có thể gìn giữ di sản phi vật thể, nâng giá trị hiểu biết
nghề truyền thống, duy trì các hoạt động kinh tế của các nghề truyền thống
trong Phố cổ Hà Nội.
Những lí do trên cùng với mong muốn góp phần hướng tới đại lễ kỉ niệm
thủ đô 1000 năm tuổi Thăng Long- Đông Đô- Hà Nội, tác giả đã chọn nghiên
cứ
u về “Mối quan hệ làng nghề- phố nghề ở vùng phụ cận và Hà Nội“ làm đề
tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu chỉ thu
hẹp ở quan hệ kinh tế của làng nghề- phố nghề trong sự phát triển của kinh tế
hàng hóa Thăng Long- Hà Nội thế kỉ XIX.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Bề dày truyền thống về lịch sử, kinh tế, vă
n hóa của Hà Nội đã thu hút
sự chú ý nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực: địa
lý, địa chất, môi trường, lịch sử văn hóa, quân sự thuộc cả khoa học tự nhiên
và khoa học xã hội.
Trong các lĩnh vực đó, sử học là ngành có số lượng các công trình
nghiên cứu lớn nhất, lên tới hàng ngàn đầu tài liệu. Những công trình nghiên

5
cứu chuyên sâu từ trước tới nay chủ yếu tập trung vào hai nội dung chính: xác
định vị trí thành lũy Hà Nội trong lịch sử và mô tả diện mạo cũng như những
biến đổi về mọi mặt của thủ đô qua 10 thế kỉ xây dựng phát triển. Những công
trình nghiên cứu tiêu biểu là: cuốn Thành cổ Việt Nam của Đỗ Văn Ninh,
cuốn Tìm lại dấu vết thành Thăng Long của Phạm Hân, cuố
n Thành lũy phố
phường con người Hà Nội trong lịch sử của Nguyễn Khắc Đạm, Hà Nội nghìn
năm xây dựng, Kiến trúc Hà Nội thế kỉ XIX, XX của Đặng Thái Hoàng, Địa
chí văn hóa dân gian Thăng Long- Hà Nội, Thăng Long- Hà Nội 10 thế kỉ đô
thị hóa Bên cạnh những chuyên khảo lớn, trên các tạp chí chuyên ngành
cũng liên tục đăng tải nhiều bài viết có giá trị, đề cập tới từng khía cạnh riêng
bi
ệt khác nhau của Hà Nội. Theo đó, hướng nghiên cứu thứ hai, chủ yếu là
các công trình tập trung giới thiệu sự biến đổi của Thăng Long- Hà Nội về
kiến trúc, văn hóa
Một lĩnh vực quan trọng để mô tả, hình dung đầy đủ diện mạo Hà Nội là
sự phát triển kinh tế hàng hóa đã bắt đầu được quan tâm nghiên cứu. Một số
tác phẩm như Lịch sử thủ đ
ô Hà Nội, Hà Nội- thủ đô nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, Thăng Long- Hà Nội tuy trình bày khái quát về sự biến

đổi mọi mặt của Hà Nội nhưng cũng đã cung cấp nhiều thông tin về kinh tế
nông nghiệp, thủ công nghiệp trên cơ sở khai thác tư liệu chính sử. Hay cuốn
Hà Nội nửa đầu thế kỉ XX của Nguyễn Văn Uẩn, một tác phẩm đồ
sộ khoảng
3000 trang nghiên cứu khá chi tiết tỉ mỉ là bức tranh toàn cảnh về Hà Nội,
trong đó hoạt động kinh tế được hiện lên thông qua mô tả kĩ lưỡng theo không
gian địa lý.
Phải đến tác phẩm Thăng Long- Hà Nội thế kỉ XVII- XVIII- XIX của
Nguyễn Thừa Hỷ, một chuyên luận sâu sắc và có giá trị khoa học cao, kết cấu
kinh tế- xã hội của một đô thị phong kiến tiêu biểu là Th
ăng Long- Hà Nội

6
mới được trình bày tập trung, chắt lọc từ các căn cứ khá tin cậy là chính sử,
địa chí và kí sự Hán Nôm
Tiếp đó, phải kể đến tác phẩm Làng nghề, phố nghề Thăng Long- Hà
Nội ra đời trong dịp kỉ niệm 990 năm Thăng Long- Hà Nội nhằm đáp ứng nhu
cầu cấp thiết của thực tiễn trong việc tìm hiểu diện mạo, lịch sử nghề thủ công
truy
ền thống, những hình thức thực hành nghề, những làng nghề, phố nghề
nổi tiếng, qua đó để khẳng định truyền thống nghề, tinh hoa nghề của thủ đô
văn hiến và tìm giải pháp nghiên cứu, bảo tồn, phát huy, quảng bá các giá trị
truyền thống tốt đẹp đó. Nghiên cứu này cung cấp nhiều thông tin về mặt kinh
tế, xã hội dưới góc nhìn văn hóa, văn minh. Ngoài ra, các cuốn sách Nghề th

công truyền thống Thăng Long- Hà Nội của Trần Quốc Năm, Làng nghề thủ
công mĩ nghệ miền Bắc của Trương Minh Hằng hay Đường phố Hà Nội của
Nguyễn Vinh Phúc, Phố phường Hà Nội xưa của Hoàng Đạo Thúy cũng là
những tài liệu có giá trị trong nghiên cứu kinh tế hàng hóa của Thăng Long.
Bên cạnh đó, dường như kinh tế Thăng Long- Hà Nội, đặc bi

ệt là kinh tế
thủ công nghiệp là mối quan tâm chung của rất nhiều người yêu mến và tâm
huyết với thủ đô. Trên nhiều đầu báo, tạp chí, liên tục có các bài viết nhỏ trình
bày một vài ý tưởng, nhận xét về vấn đề này, nhất là trong khoảng một thập kỉ
gần đây. Có thể kể một số bài viết: Nghề thủ công Thăng Long- Hà Nội: Thực
trạng và nhu cầu phát triển của tác gi
ả Hồng Dương trên báo Lao động số
138 năm 2000, Nghề kim hoàn ở Việt Nam hôm nay của Nguyễn Ngọc
Khuông, Vấn đề phố nghề cổ truyền trong lòng thành phố mới của Nguyễn
Vinh Phúc, Bảo tồn và phát triển các làng nghề Hà Nội trong thời kì công
nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô trên tạp chí Thăng Long- Hà Nội số 23 năm
2004, Làng, phố nghề Hà Nội- Sự định hình và biến đổ
i của Trương Duy Bích
trên tạp chí Văn hóa dân gian số 1 năm 2007

7
Trong các công trình, tác phẩm nghiên cứu về Hà Nội, việc khai thác
triệt để thông tin từ các nguồn tư liệu là vô cùng quan trọng. Tư liệu thành
văn, tư liệu bản đồ, tư liệu địa bạ được khai thác từ nhiều góc độ khác nhau
làm nổi bật mục đích nghiên cứu của mỗi tác giả. Chính việc sử dụng linh
hoạt, kết hợp nhiều nguồn tư liệu khác nhau đã làm cho các nghiên cứu về Hà
Nội rất phong phú, đa dạng. Tuy vậy, mảng nghiên cứu về kinh tế Hà Nội thời
kì trung đại vẫn đang còn nhiều khoảng trống. Các tác giả chủ yếu tiếp cận
kinh tế từ hoạt động thủ công nghiệp theo hai hướng. Hướng thứ nhất là điểm
lại hoạt động của các phố nghề để tìm lại về nguồn gốc của nó. Hướng thứ
hai, xu
ất phát từ thực trạng các nghề truyền thống đang mai một dần, các tác
giả miêu tả, phục dựng lại hoạt động của một số nghề tiêu biểu. Trong khi đó,
một bộ phận kinh tế khác không kém phần quan trọng là thương nghiệp và
mối quan hệ của nó với hoạt động thủ công nghiệp lại chưa được đề cập

nhiều. Bộ mặt kinh tế Thă
ng Long- Hà Nội vì thế chưa được tái hiện đầy đủ,
toàn diện.
Kế thừa kết quả của những công trình đi trước để tập hợp những số liệu
thống kê về phố nghề Hà Nội và mong muốn bổ sung vào khoảng trống trong
nghiên cứu về kinh tế Thăng Long qua việc xác định mối quan hệ kinh tế của
khu vực này với các làng thủ công truyền thống khu vực phụ
cận, tác giả hi
vọng dựng lại hình ảnh tổng quan về những nhóm quan hệ kinh tế của Hà Nội
thế kỉ XIX theo một cách tiếp cận mới: Khu vực học.
3. Mục đích nghiên cứu
Lịch sử Hà Nội gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của nền kinh tế
hàng hóa. Nếu như vị thế thủ đô làm nên yếu tố “thành” của Th
ăng Long thì
chính sự biến chuyển không ngừng của thủ công nghiệp và thương nghiệp nơi
đây đã tạo dựng phần “thị” đông đúc, nhộn nhịp, sầm uất. Để làm rõ các hoạt

8
động kinh tế hàng hóa của Thăng Long- Hà Nội, không thể tách rời việc
nghiên cứu mối quan hệ Hà Nội và các vùng nông thôn châu thổ sông Hồng.
Đó là những mối quan hệ kinh tế rất đa dạng theo từng nhóm ngành nghề
hoặc theo mục đích sản xuất, buôn bán của các phố nghề. Trong đó, nổi lên
những quan hệ buôn bán, sản xuất chủ yếu, những nhóm nghề chiếm tỉ trọng
lớn của Hà Nội và vai trò củ
a trung tâm kinh tế nằm phía Đông kinh thành:
Khu “36” phố phường.
Tuy vậy, trải bao thăng trầm của lịch sử, có nghề đã biến mất, có nghề đã
thay đổi hình thức kinh doanh để phù hợp với nhu cầu mới của thị trường.
Tìm hiểu và dựng lại những tuyến quan hệ buôn bán của phố nghề và làng
nghề là công việc không đơn giản nhưng hết sức cần thiết. Qua đó, chúng ta

s
ẽ nhìn nhận rõ hơn về con đường hình thành kinh tế thị trường của Thăng
Long. Nói cách khác, kinh tế của đô thị này thường xuyên giữ được sự hưng
thịnh bởi nó là đầu ra của thị trường châu thổ sông Hồng. Bảo tồn làng nghề,
phố nghề truyền thống không chỉ là bảo tồn những giá trị văn hóa phi vật thể
mà còn nhằm mục đích thiết thực là phát triển kinh tế
thủ công nghiệp nông
thôn, kinh tế hộ gia đình. Hiện nay, quy hoạch, định hướng phát triển vùng
thủ đô của Đảng và Nhà nước cũng phải tính đến vai trò, tác động của mối
quan hệ này trong lịch sử.
Xuất phát từ mục đích trên, tác giả đã chọn hướng nghiên cứu về quan
hệ phố nghề- làng nghề Hà Nội và vùng phụ cận trong sự phát triển của kinh
tế hàng hóa vào thời kì có nhiều bi
ến động của lịch sử dân tộc: thế kỉ XIX.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu như đã trình bày, đối tượng nghiên cứu
của tôi là các làng nghề và phố nghề ở khu vực phụ cận và Hà Nội. Trong
khoảng thời gian và khả năng có hạn, giới hạn phạm vi nghiên cứu trong đề

9
tài về mặt thời gian là thế kỉ XIX, về mặt không gian là 76 tuyến phố cổ theo
quy hoạch của Bộ xây dựng. Hiện nay, khu vực này bao gồm 76 tuyến phố,
chủ yếu tập trung trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Theo quyết định số 70
BXD/KT-QH ngày 30/3/1995 của Bộ Xây dựng, khu phố cổ Hà Nội có
phạm vi được xác định:
- Phía Bắc: Phố Hàng Đậu
- Phía Tây: Phố Phùng Hưng
- Phía Nam: Các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng.
- Phía Đông: Các ph
ố Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật.

Trong thế kỉ XIX, các tuyến phố ứng với các tổng Đông Thọ, Thuận Mĩ,
Đồng Xuân, Phúc Lâm, Vĩnh Xương này nằm hoàn toàn trong địa phận huyện
Thọ Xương. Diện mạo kinh tế của Hà Nội là khoảng không gian rộng lớn từ
nội thành đến ngoại thành ven đô, nhưng khu vực 76 phố phường vẫn được
coi là trung tâm, là hình ảnh điển hình nhấ
t xuyên suốt lịch sử của thủ đô lâu
đời này. Hơn thế nữa, thế kỉ XIX là khoảng thời gian đánh dấu rất nhiều thay
đổi đặc biệt của Thăng Long suốt thời kì trung đại, sau khi mất vị trí kinh đô,
trở thành một tỉnh thành và trước khi xuất hiện khu phố Tây và hàng loạt các
thay đổi do thực dân Pháp thực hiện. Chính vì vậy, giới hạn nghiên cứu đề tài
của tôi được khoanh vùng sự
phát triển kinh tế hàng hóa thế kỉ XIX của Kẻ
Chợ- Hà Nội.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tư liệu sử dụng chủ yếu là kết quả nghiên cứu của các chuyên
khảo có giá trị đã được công bố như cuốn: Thăng Long- Hà Nội thế kỉ XVII-
XVIII- XIX của Nguyễn Thừa Hỷ, Hà Nội nửa đầu thế kỉ XX của Nguyễ
n
Văn Uẩn, Đường phố Hà Nội của Nguyễn Vinh Phúc Bên cạnh đó, các
thông tin điều tra của Ban quản lý phố cổ Hà Nội trong báo cáo tổng hợp

10
Duy trì và phát triển nghề truyền thống trong khu phố cổ Hà Nội năm 2004
cũng là nguồn tư liệu quan trọng được khai thác.
Ngoài ra, chúng tôi còn kết hợp sử dụng các nguồn tư liệu khác như:
thư tịch cổ (Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Nam thực lục ), các sách địa chí
(Dư địa chí, Đại Nam nhất thống chí ). Nguồn tư liệu kí sự của người
phương Tây, thơ
văn dân gian cũng góp phần bổ sung, làm rõ những quan
hệ mà trước đó, chúng ta chỉ mới có hình dung mờ nhạt.

Để xử lý một lượng tư liệu phong phú trên, phương pháp nghiên cứu chủ
yếu được áp dụng trong đề tài này là phương pháp thống kê mô tả. Ưu điểm
của phương pháp này là thông qua những thông tin, dữ liệu, con số, sắp xếp
lại một cách logic theo chủ đề, trật tự nhất định và phần nào tái hi
ện lại được
sự vật, hiện tượng từ những thông tin mô tả.
Tuy vậy, thống kê là phương pháp để xử lý các dữ liệu, nên chúng tôi
vẫn sử dụng kết hợp các phương pháp khác như: phương pháp so sánh đối
chiếu, tổng hợp và đặc biệt là phương pháp mô tả nhằm cố gắng dựng lại
diện mạo kinh tế khu vực phố cổ phía Đông.
Sử dụng linh hoạ
t và hiệu quả nguồn tư liệu lớn của các ngành khoa học
khác nhau, phương pháp nghiên cứu bao trùm của luận văn là tiếp cận theo
hướng liên ngành, kết hợp thông tin từ nhiều ngành khoa học khác nhau nhằm
nhận thức về đối tượng một cách đầy đủ, toàn diện nhất. Đó là nguồn thư tịch
của lịch sử, nguồn thơ ca dân gian của văn học, thông tin về địa lý, kinh tế
6.
Đóng góp của đề tài
Luận văn đặt ra vấn đề nghiên cứu về mối quan hệ làng nghề- phố nghề
giữa Hà Nội và vùng phụ cận về phương diện kinh tế. Đối tượng nghiên cứu
được tiếp cận liên ngành, từ nhiều khoa học khác nhau: địa lý, văn hóa, kinh
tế , trong đó, khoa học lịch sử giữ vị trí trung tâm.

11
Từ việc thu thập và xử lý tư liệu, luận văn đã đưa ra được những thống
kê phân loại về hoạt động kinh doanh của các phố, mối quan hệ với các làng
nghề theo phạm vi khác nhau. Mặc dù là thử nghiệm bước đầu, kết quả thống
kê trên cũng là một đóng góp quan trọng, là cơ sở cho những nghiên cứu mở
rộng tiếp theo.
Đi vào một trường hợp cụ th

ể: phố Hàng Đào, từ xuất phát điểm về
nguồn gốc đến các quan hệ buôn bán với nhiều khu vực khác nhau, làm nổi
bật vị trí trung tâm của nó trong sự phát triển kinh tế hàng hóa, luận văn đã
dựng lại, mô tả trường hợp khá điển hình về hoạt động của một phố nghề
trong lịch sử. Đây cũng là một đóng góp quan trọng của luận vă
n.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn gồm ba
chương sau:
Chương 1: Tổng quan sự hình thành và phát triển kinh tế hàng hóa
của Thăng Long- Hà Nội
Chương này đề cập tới một số khái niệm cơ bản sử dụng trong luận văn
và điểm qua lịch sử ra đời, phát triển của kinh tế hàng hóa ở
Thăng Long- Hà
Nội. Qua đó, tác giả rút ra nhận xét về vai trò của quan hệ làng nghề- phố
nghề trong bức tranh kinh tế đó.
Chương 2: Quan hệ phố nghề- làng nghề trong sự phát triển kinh tế
hàng hóa Thăng Long- Hà Nội thế kỉ XIX
Nội dung chính của chương này là đưa ra các thống kê về phố nghề với
những tiêu chí phân loại khác nhau. Từ đó, hoạt động chính của phố nghề sẽ
được làm nổi b
ật.

12
Chương 3: Mối quan hệ giữa làng Đan Loan- Phố Hàng Đào- Cụm
làng nghề dệt (Một nghiên cứu trường hợp)
Chương 3 đi vào nghiên cứu trường hợp: làng Đan Loan- phố Hàng Đào-
cụm làng nghề dệt để phân tích kĩ hơn mối quan hệ kinh tế của phố này như là
một ví dụ điển hình.


13
Chương 1
LÀNG NGHỀ- PHỐ NGHỀ TRONG SỰ HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HÓA
CỦA THĂNG LONG - KẺ CHỢ - HÀ NỘI

Thăng Long- Hà Nội là đô thị tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam
thời kì trung đại. Sự ra đời của nó không phải là kết quả từ quá trình phát triển
tự nhiên của nền kinh tế hàng hóa. Nhưng, qua nhiều thời kì phát triển, khẳng
định vai trò trung tâm về kinh tế- xã hội của cả nước, hoạt động kinh tế hàng
hóa nơi đây trở nên hết sức đa dạng và phong phú. Trong đó, hoạt độ
ng kinh
tế chủ đạo là thủ công nghiệp, thương nghiệp. Xuyên suốt lịch sử của chế độ
phong kiến, chính sách cơ bản ở các triều đại vẫn là chính sách “trọng nông”,
nông nghiệp là gốc nhưng dường như, hoạt động kinh tế náo nhiệt ở ngay tại
kinh thành lại là một bức tranh khác hẳn.
1.1. Khái niệm
1.1.1. Kinh tế hàng hóa
Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đ
ã và đang trải qua hai kiểu tổ
chức kinh tế, đó là kinh tế tự cấp tự túc và kinh tế hàng hóa. Kinh tế tự cấp tự
túc là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do lao động tạo ra nhằm thỏa mãn
trực tiếp nhu cầu của người sản xuất. Kinh tế hàng hóa là một hình thái của
nền sản xuất xã hội nối tiếp và cao hơn nền sản xuất tự cung tự c
ấp, trong đó
sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi thông qua mua- bán trên thị trường;
hình thái quan hệ kinh tế thống trị của các mối liên hệ kinh tế là quan hệ hàng
hoá- tiền tệ. Nó đối lập với kinh tế tự nhiên, trong đó hình thái thống trị là các
quan hệ hiện vật.


14
Theo Mác, “kinh tế hàng hoá” là một giai đoạn phát triển nhất định trong
lịch sử phát triển của xã hội theo tiến trình: kinh tế tự nhiên- kinh tế hàng hoá-
kinh tế sản phẩm. Đặc trưng chung của kinh tế hàng hóa trong bất kì chế độ
xã hội nào là sự tồn tại hình thái giá trị và thị trường, trong đó giá trị của hàng
hoá- lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó, được đo bằng
tiền tệ và mang hình thái giá cả; quy luật đặc trưng của sản xuất hàng hoá là
quy luật giá trị, và những quy luật liên quan như quy luật cung cầu, quy luật
lưu thông tiền tệ, quy luật hàng hoá được trao đổi theo nguyên tắc ngang giá.
Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lênin định nghĩa “kinh tế hàng hóa”
là “kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó, sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi hoặc
buôn bán trên thị trường” [Bộ giáo dục và đào tạo, 2004, 53]. Kinh tế hàng
hoá ra đời, tồn tại dựa trên hai điều kiện:
- Phân công lao động xã hội: là sự phân chia lao động xã hội ra các
ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa sản xuất
thành nhữ
ng ngành nghề khác nhau. Do có phân công lao động xã hội, mỗi
ngành chỉ sản xuất ra một vài thứ sản phẩm. Song nhu cầu tiêu dùng của xã
hội lại bao hàm nhiều thứ khác nhau làm cho việc trao đổi sản phẩm trở thành
tất yếu.
- Có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất, sự
tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định.
Trong l
ịch sử, tính tách biệt này do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất chi phối.
Sau đó, trong điều kiện của sản xuất lớn với sự tách biệt giữa quyền sở hữu và
quyền sử dụng, thì sự tách biệt kinh tế giữa những người sản xuất, giữa các
doanh nghiệp thuộc cùng chế độ sở hữu có tính tự chủ kinh doanh quy định.
Điều này làm cho chủ thể sản xuất có sự độc lập nhất định, sản phẩm làm ra

15

thuộc quyền chi phối của họ, người này muốn dùng sản phẩm lao động của
người khác phải thông qua trao đổi mua bán hàng hoá.
Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đồng thời hai điều kiện nói trên,
nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy thì không có sản xuất hàng hóa và sản
phẩm lao động không mang hình thái hàng hóa.
Như vậy, kinh tế hàng hóa là nền kinh tế có biểu hiện tập trung, khái
quát nhất là sản xuất ra s
ản phẩm để bán, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Kinh đô Thăng Long vào thế kỉ X đã bắt đầu hình thành và xuất hiện
nền kinh tế hàng hóa như thế với sự phân công lao động rõ rệt, thủ công
nghiệp đã dần dần tách khỏi nông nghiệp và những người thợ thủ công cũng
đồng thời là những người sở hữu về tư liệu sản xuất ở nh
ững mức độ khác
nhau. Liên quan chặt chẽ đến sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hóa
Thăng Long- Kẻ Chợ, có hai khái niệm thường được nhắc đến, đó là làng
nghề và phố nghề.
1.1.2. Khái niệm làng nghề
Từ xa xưa, những người nông dân Việt Nam đã biết sử dụng thời gian
nông nhàn để sản xuất những sản phẩm thủ công, phi nông nghiệp, phục vụ
cho nhu cầu đời sống. Các ho
ạt động sản xuất này đã liên kết với nhau khiến
cho nông thôn Việt Nam có thêm một số tổ chức theo nghề nghiệp, tạo thành
các phường hội. Các nghề được lan truyền và có nhiều hộ ở nông thôn cùng
sản xuất một loại sản phẩm. Bên cạnh những người chuyên làm nghề, đa phần
vừa sản xuất nông nghiệp, vừa làm thuê (nghề phụ). Nhưng do nhu cầu trao
đổi hàng hóa, các nghề mang tính chuyên môn sâu hơn và thườ
ng được giới
hạn trong quy mô nhỏ (làng) dần dần tách khỏi nông nghiệp để chuyển hẳn
sang nghề thủ công. Làng nghề đã xuất hiện như vậy trong tiến trình lịch sử
Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, có rất nhiều ý kiến và quan điểm khác


16
nhau khi đề cập đến tiêu chí để một làng ở nông thôn được coi là một làng
nghề.
Theo cố Giáo sư Trần Quốc Vượng: “(…) làng nông nghiệp nhưng có
thêm một hoặc nhiều nghề như: làng gốm Bát Tràng, làng Vân dệt lụa, làng
khảm Chuyên Mỹ, làng tranh Đông Hồ… có thể xem đó là những làng nghề.
Vậy làng nghề là làng ấy, tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi
nhỏ, cũng có một số nghề phụ khác, song
đã nổi trội một nghề cổ truyền tinh
xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có
phường, có ông trùm, ông phó cả… cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên
tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ
tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt
hàng thủ công. Những mặt hàng này đã có tính m
ĩ nghệ, đã trở thành sản
phẩm hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộng xung
quanh và tới thị trường đô thị, thủ đô… và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có
thể xuất khẩu ra nước ngoài” [Trần Quốc Vượng, 2000, 27- 28].
Theo tác giả Trần Văn Vương trong Làng nghề thủ công truyền thống,
quan niệm về làng nghề là “làng cổ truy
ền làm nghề thủ công. Ở đấy, không
nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công
nhiều trường hợp cũng đồng thời là người làm nghề nông (nông dân). Nhưng
yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng
truyền thống ngay tại làng quê của mình, hay ở làng nghề, phố nghề nơi khác.
Khi nói đến một làng nghề thủ công truyền thống, ta không ch
ỉ chú ý các mặt
đơn lẻ, mà phải chú trọng đến nhiều mặt, tính hệ thống, toàn diện của làng
nghề đó, trong đó yếu tố quyết định là nghệ nhân, sản phẩm, kỹ thuật sản xuất

và thủ pháp nghệ thuật” [Trần Văn Vương, 2002, 13].

17
Theo tác giả Đặng Kim Chi trong Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước về
Làng nghề Việt Nam và môi trường, “có thể hiểu thuật ngữ “làng nghề” là
làng nông thôn Việt Nam có ngành nghề tiểu thủ công, phi nông nghiệp
chiếm ưu thế về số lao động và có thu nhập so với nghề nông” [Đặng Kim
Chi, 3].
Điểm chung trong quan niệm của hai tác giả trên là đều nhấn mạnh đến
nguồn gốc hình thành và đặc điểm nổi bật của làng ngh
ề là trình độ kĩ thuật,
còn quan điểm thứ ba lại nhấn mạnh đến căn cứ về mặt kinh tế.
Để phục vụ mục đích nghiên cứu về sự phát triển của kinh tế hàng hóa
Thăng Long- Hà Nội trong phạm vi luận văn này, làng nghề được xem là làng
có một hoặc vài nghề thủ công nổi trội, có tính mĩ nghệ và trở thành sản phẩm
hàng hóa, quan hệ với một th
ị trường đô thị rộng lớn.
1.1.3. Khái niệm phố nghề
Để hiểu được rõ hơn khái niệm này, cần tìm hiểu từ “phố” trong khái
niệm “phố nghề” có nghĩa gốc là gì. Phố- nguyên nghĩa là nơi bán hàng, ngày
nay là cửa hiệu. Song, do các “phố” tập trung ken sát nhau thành một dãy dài
nên cái gồm nhiều phố ấy cũng được gọi là phố và dần dần, cái từ “phố” với
nghĩa là một dãy các cửa hàng lấ
n át từ phố nguyên nghĩa là một cửa hàng, và
thế là có phố Hàng Bạc, phố Hàng Chiếu… để chỉ con đường mà hai bên có
các cửa hàng bán: hàng bạc, hàng vàng, hàng chiếu… và vì vậy, một phường
có nhiều phố. Ví dụ như trong phường Đông Các có các phố Hàng Bạc, lại có
phố Hàng Giày, phố Hàng Mắm… Ở mỗi phố, từng hội thợ thủ công từ làng
quê ra Thăng Long cư trú, làm theo thời vụ. Dần dà, họ định cư ở
hẳn lại, kẻ

trước người sau tụ tập ở một góc phường (trong số 36 phường), bám lấy hai
bên một con đường rồi mở cửa hàng (tức phố) vừa sản xuất, vừa bán buôn
bán lẻ.

18
Trong chính sử, từ “phố” xuất hiện khá muộn, không tìm thấy các từ
“phố” trong các sử sách thời Lý- Trần và ngay cả đời Lê. Đến thế kỉ XIX, Đại
Nam nhất thống chí chép: “Hà Nội là kinh đô xưa, nguyên trước có 36
phường phố, nay ở phía đông nam tỉnh thành gồm 21 phố, nhà ngói như bát
úp, tụ họp các mặt hàng, nhân vật cũng phồn thịnh” [Quốc sử quán triều
Nguyễn, 1994, 189]. Cũng giống như các phường c
ủa Thăng Long- Kẻ Chợ
trong thế kỉ XVII- XVIII, tính chuyên nghề và mặt hàng của các phố Hà Nội
trong thế kỉ XIX đã thể hiện rất rõ rệt. Cho đến những năm 80 của thế kỉ XIX,
quanh cảnh phố xá của Hà Nội vẫn không thay đổi.
Chính vì vậy, phố nghề trong khu phố cổ được định nghĩa như sau:
“Phố nghề là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất và buôn bán sả
n phẩm thủ
công truyền thống và tên phố được đặt bằng chính tên của sản phẩm này. Phố
nghề trong khu phố cổ Hà Nội có thể được gọi là “phố Hàng” bởi tên phố
được bắt đầu bằng chữ “Hàng”, ví dụ như: phố Hàng Đồng, phố Hàng Bạc…”
[Ban quản lý phố cổ Hà Nội, 18].
1.2. Tiền đề ra đời của kinh tế hàng hóa ở Thăng Long – Kẻ Chợ
1.2.1. Tiền đề
về mặt tự nhiên
Nền kinh tế hàng hóa xuất hiện ở bất kì nơi nào cũng phải đáp ứng
những điều kiện chung như đã trình bày ở trên, nhưng ở mỗi nơi, còn mang
đặc điểm riêng biệt về tự nhiên, xã hội có ảnh hưởng, vai trò không nhỏ.
Thăng Long- Hà Nội, đô thị tiêu biểu nhất của Việt Nam thời kì trung đại
cũng có tiền đề ra

đời rất quan trọng.
Thiên nhiên của Hà Nội gắn liền với quá trình hình thành vùng châu thổ
Bắc Bộ, kết quả của sự lắng đọng phù sa sông Hồng vận chuyển từ thượng
nguồn về tạo nên sự tiến dần của đất liền ra biển. Theo các nhà địa lí, cách
đây hàng chục vạn năm, miền Hà Nội còn là một vùng thấp trũng mà quen

19
được gọi là “vùng trũng Hà Nội” đã được tiếp nhận phù sa từ sông Hồng để
tạo nên lớp trầm tích có độ dày hơn 80 mét.
Chiếu dời đô của Lí Thái Tổ đã viết: “… thành Đại La, đô cũ của Cao
Vương ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi chính giữa Nam
Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng
ph
ẳng, thế đất cao mà sang sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn
vật hết sức tươi tốt mà phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa,
thực là chỗ hội tụ quan yếu của bốn phương, cũng là nơi thượng đô kinh sư
mãi muôn đời” [Ngô Sĩ Liên, 125]. Văn bản tuyên ngôn chính trị đầu tiên của
thời kì đất nước độc lậ
p tự chủ đã chứng tỏ một tầm nhìn, một sự phân tích
khá sâu sắc về cái “lưỡng thế tự nhiên- xã hội” đắc địa của kinh đô. Nó cũng
lí giải tại sao, gần như trong suốt các triều đại phong kiến, và cả thời kì hiện
đại, Thăng Long- Hà Nội luôn được lựa chọn làm vùng đất đại diện cho bộ
mặt quốc gia.
Thăng Long- Hà Nội nằm ở trung tâm châu thổ sông H
ồng, cũng là nơi
hội tụ các mạch núi Đông Bắc và Tây Bắc, nơi tụ thủy của các dòng sông để
phân tỏa ra biển Đông. Mặt Bắc thủ đô có dãy Tam Đảo chạy dài cách Hà Nội
50 km, còn phía Tây và Tây Nam lại được che chắn bởi dãy Ba Vì. Các dòng
chảy thủy văn từ sông Đà, sông Thao, sông Lô, sông Chảy, sông Cầu cũng
nương theo thế núi mà dồn nước về đây. Thăng Long- Hà Nội được non sông

bao bọc, là vị thế
đẹp theo tư duy phong thủy. Giáo sư Trần Quốc Vượng đã
gọi Hà Nội là nơi “hội tụ rồi lan tỏa của các đường giao thông thủy bộ” là vì
thế.
Theo các nhà địa lý học, miền trũng tam giác sông Hồng này là một
vùng xung yếu, cách đây hàng triệu năm đã xảy ra nhiều những chấn động về
địa chất, có cường độ chuyển động lớn trên bề mặt trái đất. Các hoạt
động

20
kiến tạo lớn đã từng diễn ra mạnh mẽ trong suốt cả quá khứ địa chất hàng
trăm triệu năm về trước và vẫn đang còn tiếp diễn mạnh trong kỉ địa chất hiện
nay. Các đứt gãy của sông Hồng và sông Chảy cắt qua lãnh thổ Hà Nội là
những đường xung yếu đã từng gây ra động đất mạnh đên cấp 7 và 8. Vậy là,
từ trong lịch sử, s
ự thay đổi trên bề mặt tự nhiên của Hà Nội vẫn là những sự
chuyển dịch, đổi dòng của dòng sông Hồng. Diện mạo của vùng đất này cũng
được hình thành và biến đổi với tác nhân chính là sông Cả. Và cũng chính nét
địa lý tự nhiên ấy, tạo nên đặc trưng của một kinh đô nằm ở “ngã ba sông”
nếu lấy hai dòng Tô Lịch- Hồng Hà làm hệ quy chiếu, làm trục chủ đạo, một
thủ đô “d
ọc bờ sông” nếu chỉ lấy sông Hồng làm trục chính.
Phần nội thành Hà Nội, hiển nhiên là một cái bãi lớn, là phần đất bồi
hàng nghìn năm được bao bọc bởi:
Nhị Hà quanh bắc sang đông
Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này.
Đại Nam nhất thống chí có ghi chép về 3 dòng chảy chính của Thăng
Long- Hà Nội:
“Sông Nhị ở cách tỉnh thành Hà Nội chừng nửa dặm về phía Đông Bắc,
do nước sông Lô, sông Chảy tỉ

nh Tuyên Quang, sông Thao, sông Đà tỉnh
Hưng Hóa và sông Đáy tỉnh Sơn Tây, các dòng nước ấy hội tụ ở ngã ba sông
Bạch Hạc tỉnh Sơn Tây chảy về phía Đông Nam vào địa phận huyện Từ
Liêm, phủ Hoài Đức, chảy về phía Đông Bắc dọc theo các huyện Vĩnh Thuận,
Thọ Xương, Thanh Trì, Thượng Phúc, Phú Xuyên gồm 157 dặm, đến xã Yên
Cảnh (tục gọi là ngã ba Lềnh)”.
“Sông Tô Lịch ở phía Đông tỉnh thành là phân lưu c
ủa sông Nhị, chảy
theo phía Bắc tỉnh thành vào cửa cống thôn Hương Bài, tổng Đồng Xuân,
huyện Thọ Xương, chuyển sang phía Tây qua huyện Vĩnh Thuận đến xã

×