MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 2
1. Lý do chọn đề tài: 2
2. Mục đích , nhiệm vụ : 2
3. Phạm vi và đối tượng : 3
4 . Phương pháp : 3
NỘI DUNG 4
Chương 1: Cơ sở lý luận 4
1. Cơ sở lý luận: 4
2. Mục tiêu của môn Tiếng việt lớp 2 nói riêng và phân môn Luyện từ và câu nói chung:
4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN 6
1. Thực trạng của việc dạy Luyện từ và câu: 6
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP 8
1. Một số phương pháp dạy Luyện từ và câu có hiệu quả 8
1.1 Phương pháp tích cực : 8
1.2 Phương pháp đàm thoại : 8
1.3 Phương pháp trình bày trực quan : 8
1.5 Phương pháp dạy học nêu vấn đề ( hay còn gọi là phương pháp đặt và giải quyết vấn
đề ): 8
1.7 Phương pháp trò chơi : 9
2.1. Biện pháp thứ nhất: Chän ph¬ng ph¸p khi d¹y ph©n m«n LuyÖn tõ vµ c©u 9
2.3. Biện pháp thứ ba: Chú trọng dạy học sinh nắm nghĩa của từ 16
2.4 Biện pháp thứ tư: Hướng dẫn học sinh luyện tập sử dụng từ 18
2.5. Biện pháp thứ năm: Phối kết hợp các hình thức hoạt động khi dạy luyện từ cho học
sinh: 19
2.6. Biện pháp thứ sáu: Tổ chức một số trò chơi về luyện từ 20
3. Thực nghiệm: 22
4. Kết quả: 25
KẾT LUẬN 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 28
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, việc đổi mới nền giáo dục và đào tạo
được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng. Đổi mới giáo dục sẽ giúp cho học
sinh có năng lực sáng tạo , tư duy nhanh nhạy trong việc giải quyết mọi vấn đề.
Từ đó đặt ra cho nền giáo dục và đào tạo nước nhà cần phải đổi mới phương
pháp dạy học. Xu thế gần đây, ngành giáo dục và đào tạo đang coi trọng phương
pháp “ Dạy học tập trung vào người học”, hay còn gọi là phương pháp “ Dạy
học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh”. Để có được điều
này, trường Tiểu học phải tiến hành đổi mới toàn diện ở các môn học.
Như chúng ta đã biết: Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo
dục . Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển
nhân cách của con người. Cùng với các môn học khác, môn Tiếng Việt có vị trí
hết sức quan trọng. Học tốt môn Tiếng Việt, học sinh có cơ sở để tiếp thu và
diễn đạt các môn học khác. Môn Tiếng Việt cung cấp cho các em kiến thức, kỹ
năng sử dụng tiếng mẹ đẻ (nghe, nói, đọc, viết). Thông qua việc giảng dạy, môn
Tiếng Việt còn giúp các em có kiến thức về tự nhiên, xã hội, văn hóa của đất
nước và của toàn nhân loại. Chúng ta đều biết ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp
quan trọng nhất của con người. Trong hệ thống ngôn ngữ, từ ngữ có vai trò quan
trọng. Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Vốn từ của học sinh càng phong
phú, càng chính xác thì khả năng diễn đạt của học sinh (nói, viết) càng tốt hơn.
Đối với học sinh Tiểu học, khi mà vốn tiếng Việt nói chung và vốn từ
ngữ nói riêng của các em còn hạn chế , cần phải được bổ sung, mở rộng và phát
triển để đáp ứng nhu cầu học tập, giao tiếp, thì việc dạy từ cho học sinh càng
quan trọng hơn. Trong phân môn Luyện từ và câu, hai nhiệm vụ rèn luyện về Từ
và rèn luyện về Câu luôn có mối liên mật thiết với nhau, song để học sinh có kĩ
năng về Câu thì trước hết người giáo viên cần phải có những biện pháp để rèn
luyện tốt kĩ năng về Từ. Chính vì dạy Luyện từ và câu có tầm quan trọng như
vậy nên trong nhiều năm qua, tôi đã dành nhiều thời gian vào tìm hiểu phân môn
này với mong muốn đưa ra một số kinh nghiệm để trao đổi với các bạn đồng
nghiệp qua đề tài:“ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn
Luyện từ và câu ”.
2. Mục đích , nhiệm vụ :
- Hình thành cho các em phương pháp học bộ môn
- Nắm được các dạng bài và cách làm từng dạng bài.
- Giáo dục học sinh cảm nhận cái hay cái đẹp của thơ văn qua từng bài cụ
thể.
- Nêu được vai trò, nhiệm vụ xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng dạy- học Luyện từ và câu lớp 2.
2
- Đề xuất một số biện pháp để thấy rõ việc dạy tốt Luyện từ và câu là góp
phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
3. Phạm vi và đối tượng :
Xây dựng một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao việc luyện từ cho học sinh
lớp 2B – Trường Tiểu học Hương sơn C.
4 . Phương pháp :
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp khảo sát thực tế.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
- Phương pháp thực nghiệm.
3
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận
1. Cơ sở lý luận:
Phân môn Luyện từ và câu rất chú trọng việc luyện tập và thực hành.
Qua đó học sinh được mở rộng vốn từ, củng cố vốn từ theo cách vận dụng lý
thuyết trường nghĩa (từ được mở rộng theo trường nghĩa biểu vật, biểu hiện, liên
tưởng…).
Cách xây dựng chương trình thể hiện rõ sự đổi mới, phát huy được tính
tích cực, chủ động học tập của học sinh. Nhờ đó việc mở rộng vốn từ có hiệu
quả hơn.
2. Mục tiêu của môn Tiếng việt lớp 2 nói riêng và phân môn Luyện từ và
câu nói chung:
Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, đọc,
nói, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường của hoạt động của lứa
tuổi.
Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện cácc thao tác tư
duy.
Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những
hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người về văn hóa, văn học của Việt
Nam và nước ngoài.
Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong
sỏng, giàu đẹp của Tiếng Việt, gần phần hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Từ mục tiêu của môn Tiếng Việt lớp 2 nói chung, giáo viên xác định được
mục đích, yêu cầu của phân môn Luyện từ và câu lớp 2 nói riêng như sau:
Mở rộng vốn từ và cung cấp cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ loại
(từ chỉ con người, con vật, đồ vật, cây cối, từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ chỉ
đặc điểm, tính chất).
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu
câu.
* Đặt câu.
. Các kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai như thế nào? và những bộ phận chính
của các kiểu câu ấy.
. Những bộ phận câu trả lời cho các câu hỏi Khi nào? ở đâu? Như thế nào?
Vì sao? Để làm gì?
* Dấu câu: dấu chấm, dấu hỏi chấm, dấu chấm than, dấu phẩy.
4
Bồi dưỡng cho học sinh dùng từ đúng, nói và viết thành câu, thích học
Tiếng Việt.
Khi đã tìm hiểu và xác định đúng mục đích, yêu cầu của môn học, bài học,
tôi lựa chọn phương pháp dạy phù hợp với nội dung từng bài và phù hợp với
đối tượng học sinh của lớp mình.
5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thực trạng của việc dạy Luyện từ và câu:
Để có tiết học trên lớp đạt kết quả tốt đã khó nhưng để đạt một tiết
Luyện từ và câu còn khó hơn nhiều. Học sinh lớp 2 mới được làm quen với phân
môn này nên sẽ có rất nhiều yếu tố khiến các em phải quan tâm.
Nếu là tiết học bao gồm cả 2 phần mở rộng vốn từ và luyện dùng từ đặt
câu thì tương đối phức tạp. Giáo viên phải làm chủ nội dung bài giảng, lựa chọn
các phương pháp giảng dạy sao cho thật linh hoạt . Trong đó vấn đề quan trọng
là lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hiệu quả để phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Qua kinh nghiệm, tôi nhận thấy việc học và làm bài tập Luyện từ và câu
của học sinh có nhược điểm sau:
- Về Từ : Học sinh tìm còn sai yêu cầu, số lượng ít, hiểu nghĩa từ còn mơ
hồ, phát hiện từ loại chậm
- Về Câu : Đặt câu chưa rõ nghĩa, tìm bộ phận trả lời của câu theo mẫu
còn thừa hoặc thiếu, sử dụng dấu câu chưa thành thạo .
Cụ thể chất lượng khảo sát đầu năm của lớp do tôi chủ nhiệm như sau:
Tổng số học sinh: 35 em
Số học sinh chú ý nghe giảng: 23 em
Số học sinh chưa chú ý nghe giảng: 9 em
Số học sinh chỉ biết cách làm bài tập theo mẫu cơ bản: 10 em
Số học sinh có sáng tạo: 7 em
Số học sinh nhận thức chậm: 5 em
2 Nguyên nhân
a. Nguyên nhân chủ quan:
- Phía học sinh:
Do trình độ phát triển trí tuệ của học sinh : nghèo vốn từ, không nắm được
khái niệm bản chất của từ, việc nắm nghĩa của từ còn mơ hồ nên các em dùng từ
chưa chính xác.
Năng lực của học sinh còn hạn chế, thiếu kiên trì, chưa chịu đọc kĩ đề
bài, khả năng liên tưởng chưa tốt nên khi gặp các khái niệm trừu tượng các em
sẽ không hiểu và không biết cách làm.
- Phía giáo viên:
Trình độ nhận thức : Việc tiếp cận với đổi mới phương pháp ở một số
đồng chí chưa được coi trọng. Phương pháp dạy học truyền thống còn được sử
dụng nhiều…Chưa có thói quen sử dụng tài liệu, công cụ (từ điển) để giải nghĩa
chuẩn từ cho học sinh – thường giảng theo cách hiểu chung chung và theo kinh
nghiệm của bản thân. Chưa chịu khó sưu tầm đồ dùng dạy học phù hợp với từng
bài giảng
6
b. Nguyên nhân khách quan:
- Do điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn : Các thiết bị, phương tiện dạy
học hiện đại đã được trang bị nhưng giáo viên còn ngại sử dụng.
- Do nhận thức của cha mẹ học sinh : Học sinh đóng trên địa bàn chủ
yếu là con em nhân dân lao động tự do nên thái độ quan tâm đến con cái còn hạn
chế.
Tuy vậy, tôi nghĩ rằng một trong những nguyên nhân cơ bản là năng lực
giảng dạy của giáo viên còn bị hạn chế. Chính vì thế cần phải đổi mới phương
pháp dạy học cho phù hợp với phân môn, phù hợp với từng đối tượng học sinh
để từng bước nâng cao chất lượng dạy – học.
Để khắc phục nhanh chóng những nhược điểm trên, tôi đã tìm ra một số
biện pháp nhằm giúp các em học tốt hơn phần luyện từ trong phân môn.
3. Đặc điểm về nội dung ,chương trình sách giáo khoa :
Ở lớp 2, phân môn Luyện từ và câu được bố trí mỗi tuần một tiết, chủ
yếu thông qua các bài tập thực hành, giúp học sinh phát hiện, lĩnh hội kiến thức
và rèn luyện kỹ năng. Nội dung rèn luyện về từ, câu được xây dựng thông qua 4
loại bài tập cơ bản sau:
• Loại bài tập giúp học sinh mở rộng vốn từ theo chủ đề.
• Loại bài tập giúp học sinh nắm nghĩa các từ.
• Loại bài tập giúp học sinh quản lý, phân loại vốn từ.
• Loại bài tập giúp học sinh luyện tập sử dụng từ.
Nội dung các kiến thức Tiếng Việt được xây dựng theo quan điểm tích
hợp. Các phân môn của môn Tiếng Việt có liên quan chặt chẽ với nhau ,xoay
quanh trục chủ điểm và các bài đọc. Như vậy ,từ việc đi sâu nghiên cứu chương
trình SGK, người giáo viên cần nắm chắc đặc điểm của chương trình để có
phương pháp dạy thích hợp, mang lại hiệu quả cao nhất.
Ví dụ: Đối với các bài tập giúp học sinh mở rộng vốn từ thì nội dung các
từ được mở rộng có liên quan đến các bài học trong tuần theo chủ điểm. Nắm
được điều này, khi dạy các phân môn Tập đọc, Chính tả… giáo viên chú ý đi sâu
phát hiện từ của chủ điểm để kết hợp giảng giải ,giúp học sinh khi mở rộng vốn
từ về chủ điểm sẽ thuận lợi hơn.
7
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP
1. Một số phương pháp dạy Luyện từ và câu có hiệu quả.
1.1 Phương pháp tích cực :
Phương pháp này có những dấu hiệu rất đặc trưng, đó là dạy học thông
qua cách tổ chức các hoạt động cho học sinh. Các em là chủ thể hoạt động học
tập, giáo viên tổ chức chỉ đạo. Từ đó học sinh tự lực khám phá những điều chưa
biết, không thụ động tiếp thu những kiến thức đã sắp đặt trước. Dạy học theo
cách này không chỉ cung cấp tri thức mà còn hướng dẫn học sinh hành động và
luôn chú trọng vào luyện phương pháp tự học.
1.2 Phương pháp đàm thoại :
Giáo viên đặt ra một hệ thống câu hỏi để học sinh lần lượt trả lời, đồng
thời có thể trao đổi qua lại giữa giáo viên và học sinh hay giữa học sinh với nhau
dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Nó kích thích, phát huy được tính tích cực, độc
lập suy nghĩ của học sinh để tìm kiếm câu trả lời đúng, chính xác, đầy đủ và
ngắn gọn. Bồi dưỡng học sinh khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói, giáo viên
nhanh chóng thu được tín hiệu ngược từ học sinh, để điều chỉnh hoạt động của
mình làm cho quá trình dạy học được nâng cao, có hiệu quả.
1.3 Phương pháp trình bày trực quan :
Trực quan giúp học sinh hình thành biểu tượng cụ thể, trên cơ sở đó hình
thành những khái niệm ban đầu về các đối tượng kiến thức. Phương pháp này
mô tả những sự vật không thể hoặc khó diễn đạt bằng lời nói, góp phần rèn
luyện kĩ năng quan sát cho học sinh.
1.4 Phương pháp thực hành :
Gồm có làm mẫu, huấn luyện và luyện tập. ưu điểm lớn nhất của phương
pháp này là đảm bảo mối liên hệ giữa lí thuyết và thực hành không tách rời nhau
, gúp phần khắc phục những sai sót không đáng có.
1.5 Phương pháp dạy học nêu vấn đề ( hay còn gọi là phương pháp đặt và
giải quyết vấn đề ):
Phương pháp này yêu cầu học sinh phải tích cực làm việc với sách giáo
khoa để đưa ra được vấn đề còn khúc mắc cùng nhau tranh luận, tìm cách giải
quyết.
1.6 Dạy học theo nhóm :
Là dạy học trên cơ sở hợp tác giữa các thành viên trong lớp.
Dạy học theo các nhóm nhỏ có điểm mạnh là thu hút học sinh một cách
tích cực vào việc học tập, tự chủ hơn vào khả năng của bản thân để suy nghĩ và
tìm thông tin từ người khác. Giúp học sinh xây dựng hiểu biết của mình về vấn
đề nào đó dựa trên kiến thức đã có trước đây. Giúp cho tất cả học sinh có cơ hội
đóng góp ý kiến và nắm vấn đề trong một môi trường học tập thoải mái.
8
1.7 Phương pháp trò chơi :
Nhờ phương pháp này học sinh khắc sâu kiến thức đã học, tạo hưng phấn,
động viên khích lệ học sinh trong các giờ học tiếp theo.
Điểm mạnh của các phương pháp này là giúp học sinh có trách nhiệm
cao hơn với việc học tập của mình và với việc học tập của các bạn trong cùng
lớp. Học sinh cùng học với nhau đem lại kết quả học tập nhiều hơn khi học một
mình. Khuyến khích học sinh yếu bền bỉ và giúp học sinh khá nhận ra lỗ hổng
kiến thức của mình để tự tìm cách lĩnh hội.
Trên đây là một số phương pháp điển hình, ngoài ra còn có rất nhiều
phương pháp có thể sử dụng được trong giờ dạy mà tôi đó ỏp dụng như: Diễn
giải, thảo luận, tổng hợp rút ra kết luận …
2. Một số biện pháp cụ thể:
Sau đây là một số việc làm mà tôi vẫn thường sử dụng trong tiết Luyện từ và
câu:
2.1. Biện pháp thứ nhất: Chän ph¬ng ph¸p khi d¹y ph©n m«n LuyÖn tõ vµ
c©u.
Để tiết dạy thực sự đạt hiệu quả thì mỗi một bước lên lớp tôi
luôn lựa chọn
phương pháp sao cho vừa phù hợp với nội dung bài lại vừa phù
hợp với từng đối tượng học sinh. Cụ thể , tôi đã tiến hành như
sau:
2.1.1. Hoạt động kiểm tra bài cũ.
- Hình thức kiểm tra: cá nhân, 1 số học sinh, cả lớp…
- Phương pháp: Hỏi đáp (giáo viên nêu câu hỏi – học sinh trả lời, 1 học
sinh hỏi – 1 học sinh trả lời).
- Giải bài tập: Tự tìm ví dụ minh họa.
- Trò chơi: Tiếp sức, thi đố chữ, thi tìm từ, (cụm từ, thành ngữ…)
- Giải quyết tình huống.
Ví dụ:
Tuần 8: Điền các từ chỉ hoạt động vào chỗ trống (câu viết bảng phụ).
Giáo viên chọn 2 đội chơi, mỗi đội 4 em tham gia trò chơi tiếp sức, mỗi học sinh
tìm 1 từ sau đó chuyển phấn cho bạn phía sau, liên tiếp đến hết.
* Thầy Hải ….môn Thể dục
* Tổ trực nhật…… lớp.
* Cô Liên … bài rất hay.
* Bạn Trang ……truyện.
Giáo viên cùng lớp kiểm tra, đánh giá, động viên kịp thời.
Tuần 12: Giáo viên tổ chức cho 2 đội thi tìm nhanh tên và tác dụng các đồ
vật trong gia đình: Đội 1 nêu lên 1 đồ dùng trong gia đình - Đội 2 nói nhanh tác
dụng. Sau đó đổi ngược lại. Nếu đội nào nói sai hoặc không nói được sẽ thua.
2.1.2. Hoạt động dạy và học bài mới.
Giới thiệu bài:
Có nhiều cách để giới thiệu bài mới: dùng tranh ảnh sách giáo khoa, băng
hình hoặc tranh ảnh liên quan đến bài dạy, tạo tình huống dẫn dắt vào bài, giới
9
thiệu mục đích yêu cầu của bài, thông qua 1 phần bài tập giúp học sinh nhận biết
tên bài… Giáo viên có thể lựa chọn nội dung giới thiệu bài cho phù hợp mục
tiêu cần đạt của bài.
Tuy nhiên trong giờ Luyện từ và câu bao giờ cũng có 2 phần: Từ và Câu
nên phần giới thiệu bài chia theo 2 phần học.
Ví dụ:
Tuần 6: Giới thiệu bài qua tranh: Giáo viên treo tranh 1 học sinh đeo
cặp ,yêu cầu học sinh quan sát tranh đặt câu theo mẫu đã học Ai là gì? Học sinh
nói tự do, giáo viên chọn 1 vài câu có nội dung tương tự bài tập sách giáo khoa
để giới thiệu bài : Các con đã được học mẫu câu Ai là gì? Bài học hôm nay
chúng ta tập đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch chân. Giáo viên gạch chân
từ:
Em là học sinh lớp 2.
Lan là lớp trưởng lớp em.
Các ví dụ này sẽ là câu mẫu để giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành.
Vớ dụ:
Tuần 21: Giới thiệu bài qua băng hình và một phần bài tập: Cho học sinh
xem băng hình các loài chim. GV nói: Các con hãy quan sát kỹ rồi nêu tên gọi
và đặc điểm của một số loài chim có trong băng hình. Xếp tên các loài chim đó
vào nhóm thích hợp.
Giáo viên hỏi tiếp: Ở bài tập này các con vừa làm như thế nào? Học sinh
trả lời: Xếp tên các loài chim vào nhóm thích hợp. Đây chính là nội dung thứ
nhất của bài hôm nay :Mở rộng vốn từ về chim chóc
2.1.3. Cung cấp kiến thức mới.
Một số phương pháp hay dùng : Nêu vấn đề ,gợi mở, phát hiện vấn đề,
đàm thoại, trình bày trực quan, Học sinh làm việc độc lập, dạy học theo nhóm,
tổng hợp rút ra kết luận …
Mục đích: nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức về từ loại, câu, dấu
câu.
* Về vốn từ: Ngoài những từ được dạy qua các bài tập đọc, những thành
ngữ được cung cấp qua các bài Tập viết, ở tiết Luyện từ và câu học sinh được
học theo hệ thống các từ ngữ qua từng chủ điểm.
- Đơn vị thời gian (ngày, tháng, năm học, …)
- Đơn vị hành chính (xã (phường), huyện (quận)), tỉnh (thành phố), )
- Đồ dùng học tập ( bút, thước, )
- Việc nhà ( nấu cơm, quét nhà, gấp quần áo, )
- Họ hàng (ông, bà , cô, dì, chú , bác, )
- Vật nuôi ( lợn, gà, mèo, )
Ví dụ:
Tuần 10: Tìm những từ chỉ người trong gia đình, họ hàng ở câu chuyện
“Sáng kiến của bé Hà”
Mục đích, yêu cầu: Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ chỉ người trong gia
đình, họ hàng.
Phương pháp: Tích cực – Học sinh tự lực khám phá điều chưa biết.
10
- Học sinh phát biểu ý kiến: Giáo viên ghi nhanh lên bảng.
- Lớp – giáo viên nhận xét, chốt ý kiến đúng (Ông , bà, bố, mẹ, cô, dì,
chú, bác, …)
* Về từ loại: Nhận ra và biết dùng các từ chỉ người, con vật, đồ vật, hoạt
động trạng thái, đặc điểm để đặt câu, biết viết hoa tên riêng.
Vớ dụ:
Tuần 5: quan sát và nhận xét cách viết các từ ở nhóm (1) và các từ ở
ngoài ngoặc nhóm (2) khác nhau như thế nào? Vì sao?
(1)
sông
núi
thành phố
học sinh
(2)
(sông) Cửu Long
(núi) Ba Vì
(thành phố) Huế
(học sinh) Trần Phú Bình
Mục đích, yêu cầu: Phân biệt các từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của
từng sự vật. Biết viết hoa tên riêng.
Phương pháp: Phát hiện vấn đề, trình bày trực quan, đàm thoại, tổng
hợp, rút ra kết luận …
- Học sinh quan sát 2 nhóm từ, phát hiện, trình bày trực quan khác nhau:
các từ ở nhóm (1) không viết hoa, các từ nằm ngoài ngoặc ở nhóm (2) được viết
hoa.
- Học sinh phân tích để trả lời câu hỏi vì sao? Các từ ở nhóm (1) không
viết hoa vì là các từ chỉ sự vật nói chung (kiến thức đã học).
- Giáo viên cùng học sinh đàm thoại.
+ Đọc các từ ở nhóm (2) em có nhận xét gì?
+ 1 học sinh đọc : sông Cửu Long, núi Ba Vì, thành phố Huế, học sinh
Trần Phú Bình (học sinh nhận xét đây là tên của một con sông, tên một ngọn
núi, tên một thành phố, tên một học sinh được gọi là tên riêng).
+Tên riêng này được viết như thế nào? (Viết hoa tên gọi riêng: Cửu
Long, Ba Vì, …)
- Học sinh tự nêu được kết luận: Tên riêng của sông , núi, thành phố, học
sinh - được viết hoa.
Luyện tập thực hành: học sinh tự viết họ và tên mình, tên một vài bạn
trong lớp, tên sông hồ ở địa phương… Có ý thức viết hoa tên riêng trong các
trường hợp.
* Về kiểu câu: Nhận ra và biết đặt các kiểu câu đơn theo mẫu Ai là gì? Ai
làm gì? Ai thế nào?
Ví dụ:
Tuần 13 (mẫu câu: Ai làm gì?)
Bài tập 3: Chọn và xếp các từ ở 3 nhóm sau thành câu.
Mục đích, yêu cầu: Dùng từ đặt câu, luyện kĩ năng đặt câu theo mẫu.
Phương pháp: Hoạt dộng nhóm, thực hành (làm mẫu, luyện tập),
trò chơi, …
- 1 học sinh phân tích mẫu: Em/ quét dọn nhà cửa.
11
Ai làm gì?
- Hoạt động nhóm: (học sinh trao đổi nhóm đôi) hãy nối các từ ở 3 nhóm
đã cho thành câu đúng theo mẫu Ai làm gì?
- Chữa chéo giữa các nhóm, giáo viên cùng các nhóm khác nhận xét đánh
giá.
Ví dụ: Tuần 16 :Bài tập 2 ( mẫu câu Ai thế nào?): Chọn 1 cặp từ trái
nghĩa ở bài tập 1(Học sinh đã được cung cấp), đặt câu với mỗi từ trong cặp từ
trái nghĩa đó Mục đích, yêu cầu: Biết dùng những từ trái nghĩa là tính từ để đặt
câu đơn giản theo mẫu: Ai thế nào?
Phương pháp: Trò chơi hoạt động nhóm.
- Chia lớp thành nhóm nhỏ (4 – 6 nhóm): Mỗi nhóm được phát 1 bảng
nhóm thì đặt câu với các từ trái nghĩa, nhóm nào đặt nhiều câu đúng yêu cầu sẽ
thắng.
- Các bạn trong nhóm đóng góp ý kiến.
- Giáo viên cùng lớp nhận xét, (câu nào chưa chuẩn chỉnh sửa thành câu
đúng, hoàn chỉnh).
* Về dấu câu: Có ý thức và bước đầu biết đặt các dấu chấm, dấu hỏi,
chấm than, phẩy vào đúng chỗ.
Ví dụ: Tuần 14 Bài 3: Chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi để điền vào ô
trống?
Mục đích, yêu cầu: Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm và dấu chấm hỏi
Phương pháp: Học sinh hoạt động độc lập, trình bày trực quan, nhận xét
trao đổi …
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài và đọc Truyện vui
- Học sinh lên bảng – cả lớp làm bài vào SGK
- Chữa bài: 2 học sinh đọc bài làm của mình
- Giáo viên cùng lớp nhận xét, chốt lời giải đúng
- 2 học sinh đọc lại câu truyện, nêu ý nghĩa câu chuyện
2.1.4. Hướng dẫn làm bài tập
Mục đích: Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài (bằng câu hỏi, bằng
lời giải thích, bằng tình huống mở …), luyện tập thành thạo kĩ năng sử dụng từ
và câu
Phương pháp: Tổ chức trao đổi, nhận xét về kết quả , rút ra những điểm
ghi nhớ về kiến thức …
Ví dụ: Tuần 5: Bài tập 2: - Hãy viết:
+ Tên hai bạn trong lớp
+ Tên một dòng sông ( suối, kênh, rạch, núi, hồ, ) ở địa phương em.
- Đọc và xác định yêu cầu của bài tập ( mấu chốt là tên riêng của người,
sông núi, … phải viết hoa.)
- Học sinh thực hành bảng con hoặc giấy nháp.
- Giáo viên chọn 3 học sinh có tên 2 chữ, 3 chữ, 4 chữ
(Ví dụ: Lờ Mạnh, Phạm Minh Ngọc, Khúc Phạm Băng Châu)
- Học sinh nhận xét, rút ra ghi nhớ :Khi tên riêng có 2, 3, 4 chữ, viết hoa
các chữ cái đầu của mỗi chữ đó
12
2.1.5. Củng cố dặn dò:
Mục đích, yêu cầu: Chốt lại những kiến thức và kỹ năng cần nắm vững ở
bài luyện tập. Nêu yêu cầu luyện tập thực hành ở nhà.
Phương pháp: Trò chơi, sắm vai thể hiện tình huống, thi tìm từ ngữ theo
nội dung bài học
Ví dụ:Tuần 5: Củng cố có 2 phần: Viết hoa tên riêng và mẫu câu Ai là gì?
Giáo viên lồng ghép trò chơi thi đặt các câu theo mẫu Ai là gì? trong đó có giới
thiệu về trường em, giới thiệu bạn bè trong lớp …
Trường em là trường Hương sơn C
Bạn Nam là lớp trưởng lớp em.
Trường Hương sơn C là ngôi trường em yêu.
2.2 Biện pháp thứ hai: Chú trọng dạy học sinh mở rộng vốn từ
Hệ thống từ ngũ cung cấp cho học sinh chủ yếu được dạy dưới dạng các
bài tập thưc hành .Học sinh có kỹ năng nắm nghĩa của từ, mở rộng từ ,sử dụng
từ tất cả chỉ hình thành và phát triển thông qua quá trình luyện tập. Khi dạy
cho học sinh mở rộng vốn từ, tôi chú trọng một số việc sau đây:
2.2.1. Mở rộng vốn từ qua tranh vẽ:
Đối với học sinh, ngay từ khi bước đến trường, các em đã biết một số
lượng từ trong giao tiếp hàng ngày. Mục đích của dạy Tiếng Việt là khai thác
vốn từ có sẵn của các em và mở rộng, hệ thống hóa các từ ngữ ở các chủ điểm
khác nhau. Do vậy loại bài tập mở rộng vốn từ chiếm tỉ lệ khá cao so với các
loại bài tập khác.
Tranh vẽ là loại thiết bị tạo hình, có tác dụng làm chỗ dựa cho việc tìm
từ, mở rộng vốn từ của học sinh, nhất là đối với học sinh lớp 2, mở rộng vốn từ
qua tranh vẽ giúp các em dễ nắm bắt nghĩa của từ và mở rộng từ một cách có hệ
thống.
VD1: Bài LTVC – Tuần 1: Chọn tên gọi cho mỗi người, mỗi vật, mỗi
việc trong các tranh vẽ (học sinh, cô giáo, xe đạp, nhà trường…)
VD2: Bài LTVC – Tuần 13: Dựa vào tranh trả lời các câu hỏi (tìm từ chỉ
đặc điểm) như xinh đẹp, dễ thương, khỏe, to, chăm chỉ….
VD3: Bài LTVC – Tuần 17; 27: Chọn cho mỗi con vật một từ chỉ đúng
đặc điểm của nó (nhanh, chậm, khỏe, trung thành….)
VD4: Bài LTVC – Tuần 22: Nối tên các loài chim: đại bàng, cú mèo, chim
sẻ, sáo sậu với tranh
Khi dạy dạng bài tập này cần cho học sinh lần lượt đối chiếu từng từ cho
sẵn với các hình ảnh tương ứng, học sinh quan sát kĩ các tranh vẽ và nối từ. Qua
đó, các em nắm được nghĩa của từ và mở rộng thêm vốn từ.
VD5: Bài LTVC – Tuần 3: Tìm từ chỉ sự vật ( người, đồ vật, con vật, cây
cối) được vẽ dưới đây
VD6: Bài LTVC – Tuần 7; 30: Tìm từ chỉ các hành động của người trong
các tranh vẽ
VD 7: Bài LTVC – Tuần 33: Tìm từ chỉ nghề nghiệp của người được vẽ
trong tranh
Ở dạng bài tập này từ không cho sẵn, học sinh cần dựa vào tranh vẽ để
gọi tên các từ được biểu hiện trong hình. Khi dạy, giáo viên hướng dẫn quan sát
13
kĩ từng bức tranh, suy nghĩ tìm từ tương ứng. Thông thường,học sinh tìm khá tốt
các từ chỉ sự vật ,còn ở các bài tập tìm từ chỉ hoạt động, đặc điểm, tính chất,
học sinh còn khó khăn. Để học sinh có thể tìm được đúng từ theo tranh, giáo
viên gợi mở dẫn dắt học sinh qua các câu hỏi nhỏ:
VD: Để học sinh tìm đúng từ “ đọc, xem ” trong bức tranh, giáo viên hỏi
học sinh:
• Bức tranh vẽ gì? ( một bạn gái)
• Bạn làm gì? (đọc sách hay xem sách)
• Từ chỉ hành động của bạn là gì? (đọc, xem)
Trên thực tế khi dạy, tôi thấy ngoài từ “đọc, xem” học sinh còn tìm được từ
“học bài, làm bài’’. Khi đó tôi cho học sinh quan sát tiếp và hỏi:
Trên tay bạn gái cầm quyển gì?
Học sinh trả lời:
• Một quyển truyện.
Như vậy giáo viên hướng dẫn học sinh loại bỏ những từ chưa đúng là “ làm
bài, học bài” và chỉ còn lại từ “đọc, xem ”
VD 8: Bài LTVC – Tuần 6: Tìm các đồ dùng học tập ẩn trong tranh và cho biết
các đồ vật ấy dùng để làm gì?
VD 9: Bài LTVC- Tuần 11: Tìm các vật ẩn trong bức tranh và cho biết
mỗi vật đó dùng để làm gi?
Các vật vẽ trong tranh chưa rõ ràng .Để tìm được từ chỉ các đồ vật đó
đòi hỏi phải quan sát kĩ mới nhận biết được. Khi dạy, ngoài tranh vẽ in trong
SGK, giáo viên phóng to bức tranh này treo trên bảng để học sinh tiện quan sát.
Cũng có trường hợp khi học sinh tìm không đủ số lượng đồ vật có trong tranh,
giáo viên nêu rõ số lượng vật đó để các em tự tìm thêm. Đồng thời giáo viên
cũng cần chuẩn bị một bức tranh như vậy nhưng các đồ vật đã được tô màu khác
nhau để các em nhận diện rõ hơn về các đồ vật và học sinh sẽ khắc sâu hơn về
các từ ngữ này.
2.2.2 Mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa:
* Tìm từ ngữ cùng chủ điểm
VD1: Bài LTVC – Tuần 1: Tìm các từ chỉ:
- Đồ dùng học tập (mẫu: bút…)
- Chỉ hành động của học sinh (mẫu: đọc…)
- Chỉ tính nết của học sinh ( mẫu: chăm chỉ…)
: Bài LTVC – Tuần 14: Tìm từ nói về tình cảm yêu thương giữa anh chị
em.
VD3: Bài LTVC – Tuần 30:
• Tìm từ nói về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi (mẫu: yêu thương….)
• Tìm từ nói về tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ (mẫu: biết ơn…)
VD4: Bài LTVC – Tuần 14: Kể tên các loài cây mà em biết theo nhóm
14
Cây lương thực,
thực phẩm
Cây bóng mát Cây ăn quả Cây lấy gỗ Cây hoa
. . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . ……….
. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . .
. . . . . . . . . .
. . . . . . . . . .
. . . . . . . . . .
. . . . . . . . . .
. . . . . . . . . .
Các từ cần tìm ở dạng này thuộc cùng một chủ điểm từ ngữ. Dạng bài tập
này ngoài tác dụng mở rộng vốn từ cho học sinh còn giúp các em hình thành
phát triển tư duy một cách có hệ thống hệ thống.
Khi giảng dạy tôi chú trọng dựa vào ví dụ mẫu để học sinh có điểm tựa
tìm từ, giúp các em hiểu rõ yêu cầu của đầu bài, đồng thời gợi ý định hướng cho
học sinh trong việc tìm từ. Ngoài ra với dạng bài tập này nhưng không có từ
mẫu, khi học sinh tìm từ còn lúng túng,tôi chủ động nêu từ mẫu để học sinh dựa
vào đó để tìm từ.
tôi lấy ví dụ: “ yêu quý”, học sinh dựa vào đó sẽ tìm được các từ như yêu
thương, chăm sóc
*Tìm từ trái nghĩa, cùng nghĩa, gần nghĩa:
Cũng có thể hướng dẫn học sinh tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa
với từ cho sẵn:
VD: Bài LTVC - Tuần 16: Tìm từ trái nghĩa với các từ sau: tốt, ngoan,
trắng
Khi dạy bài tập dạng này, tôi giúp các em hiểu được như thế nào là từ trái
nghĩa , gần nghĩa, cùng nghĩa. Như vậy học sinh sẽ tìm được từ đúng yêu cầu,
có hiệu quả, nắm chắc nghĩa của từ cho sẵn.
2.2.3. Mở rộng vốn từ theo cấu tạo:
Dạng bài tập mở rộng vốn từ theo quan hệ cấu tạo từ có nghĩa là dựa vào
một yếu tố cấu tạo từ cho sẵn, tìm những từ có cùng yếu tố cấu tạo và cùng kiểu
cấu tạo. Bài tập dạng này có tác dụng rất lớn trong việc giúp học sinh phát triển
mở rộng vốn từ. Trong SGK, dạng bài tập này được đưa ra dưới hình thức cho
sẵn một từ ,sau đó cho ghép thêm vào trước hoặc sau đó một tiếng để tạo thành
từ mới hoặc cho các tiếng, sau đó ghép hai tiếng lại với nhau để tạo thành từ.
VD1: Tìm các từ :
- Có tiếng “ học” ( mẫu: học hành)
- Có tiếng “ tập” ( mẫu: tập đọc)
VD2: Bài LTVC - Tuần 12: Tìm các từ ngữ có tiếng biển ( mẫu: biển cả,
tàu biển )
VD3: Bài LTVC – Tuần 12: Ghép các tiếng sau thành từ có hai tiếng: yêu
thương, quý mến ( mẫu: yêu mến, yêu quý )
Khi dạy dạng bài tập này, ở VD1, tôi hướng dẫn học sinh dựa vào mẫu
cho sẵn trong SGK để tìm các từ có cùng kiểu cấu tạo, đáp ứng yêu cầu của bài
tập. Hay ở VD3 tôi cho học sinh lần lượt ghép tiếng thứ nhất với các tiếng còn
lại để tạo từ và các em sẽ lựa chọn những từ ghép được phù hợp, loại bỏ những
15
từ không có nghĩa hoặc nghĩa không phù hợp. Và với cách ghép như vậy các
em sẽ tìm được hết các từ một cách triệt để.
2.3. Biện pháp thứ ba: Chú trọng dạy học sinh nắm nghĩa của từ
Làm giàu vốn từ, phát triển mở rộng vốn từ cho học sinh quả là cần thiết
song để các từ ngữ đọng lại trong trí nhớ của các em thì không phải là dễ dàng,
nhất là đối với học sinh lớp 2 “ mau nhớ - chóng quên”. Muốn cho các em nhớ
từ , vận dụng từ ngữ một cách chính xác thì các em phải hiểu nghĩa của từ. Dạng
bài tập về nghĩa của từ trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2 chủ yếu có hai
dạng cơ bản:
Dạng 1: Cho từ và nghĩa của từ, xác lập từ tương ứng.
VD1: Bài LTVC – Tuần 25: Tìm từ trong ngoặc đơn hợp với mỗi nghĩa sau:
- Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.
- Dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi.
Nơi đất trũng chứa nước, tương đối rộng và sâu, ở trong đất liền
( sông, suối, hồ)
VD2: Chọn ý thích hợp ở cột B cho các từ ở cột A
Nghề nghiệp Công việc
Công nhân a. Cây lúa, trồng khoai, nuôi lợn
Nông dân b. Chỉ đường, giữ gìn trật tự hàng xóm,
phố phường, bảo vệ nhân dân.
Công an c. Bán sách, bút, vải, gạo, bánh, đồ
chơi
Bác sỹ d. Làm giấy viết, vải mặc, giày dép
Người bán hàng e. Khám và chữa bệnh
Ở dạng bài tập này từ và nghĩa của từ đều có sẵn, học sinh chỉ cần xác lập
sự tương ứng giữa từ và nghĩa trong từng trường hợp. Khi dạy tôi cho học sinh
lần lượt thử nối ghép từ và nghĩa cho sẵn. Nếu có sự tương ứng hợp lý giữa từ
và nghĩa thì tức là đã làm đúng yêu cầu. Với cách làm như vậy ,học sinh có sự
nhận biết được các nét nghĩa, sắc thái khác nhau trong nghĩa của từng từ.
Dạng 2: Nhận biết nghĩa của từ dựa vào từ trái nghĩa:
VD: Bài LTVC – Tuần 34: Hãy giải thích từng từ dưới đây bằng từ trái
nghĩa với nó
- Trẻ con
- Cuối cùng
- Xuất hiện
- Bình tĩnh
( Trẻ con trái nghĩa với người lớn)
Khi dạy dạng bài tập này tôi hướng dẫn các em hiểu thế nào là từ trái
nghĩa sau đó cho học sinh tìm từ. Việc các em tìm được từ trái nghĩa với từ cho
trước tức là các em đã hiểu được nghĩa của từ, và thông thường từ một từ cho
trước có thể tìm được rất nhiều từ trái nghĩa như: cuối cùng trái nghĩa với đầu
tiên, bắt đầu,
16
Ngoài hai dạng bài tập dạy học sinh hiểu nghĩa từ, tôi thấy việc giải nghĩa
từ cho học sinh còn được tiến hành trong tất cả các giờ học. Có nhiều biện pháp
giải nghĩa từ, dưới đây là một vài biện pháp nữa tôi đang sử dụng để giúp học
sinh hiểu rõ hơn về nghĩa của từ.
Dạng 3. Giải nghĩa bằng phương pháp trực quan:
Đối với học sinh tiểu học con đường tiếp nhận kiến thức đi từ trực quan
cụ thể đến tư duy trừu tượng. Như vậy phương pháp này rất phù hợp với học
sinh lớp 2 và thực tế đã chứng minh khi giảng từ cho học sinh bằng phương
pháp này, các em rất hứng thú và dễ dàng khi nhớ kiến thức. Phải nói rằng trong
SGK mới , các tranh ảnh được in rất rõ nét, màu sắc đẹp rất hợp với các em và
đó là công cụ rất tốt giúp các em học tập. Khi sử dụng phương pháp trực quan để
giải nghĩa từ, tôi tận dụng tối đa việc sử dụng các tranh ảnh có trong SGK để các
em quan sát, từ đó gợi ý và giúp các em hiểu nghĩa của từ.
VD: Bài LTVC – Tuần 29
Bài 1: Hãy kể tên các bộ phận của một cây ăn quả
Tôi đã gắn lên bảng tranh ảnh của một số loại cây ăn quả sưu tầm được để
cho các em quan sát và sau đó hỏi học sinh nêu các từ tìm được chỉ tên các bộ
phận của cây ăn quả như: rễ, gốc, thân, cành, lá Sau đó tôi gọi học sinh lên
bảng chỉ rõ các bộ phận của cây trong tranh.
Bài 2: Tìm những từ có thể dùng để tả các bộ phận của cây.
Tôi cho học sinh thảo luận tự tìm từ sau đó tổng hợp từ các em tìm được và dựa
vào tranh vẽ giải nghĩa cho các em hiểu được một số từ như:
- Cành cây: Xum xuê: chỉ cành lá rậm rạp tươi tốt (học sinh quan sát tranh vẽ
cây ăn quả có tán rậm rạp)
- Quả: Chín mọng: chỉ quả có màu đỏ hoặc vàng, có hương thơm, vị ngọt,
mọng nước (học sinh quan sát tranh vẽ về cây quả chín mọng)
* Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý:
- Đồ dùng đẹp, phù hợp với nội dung của bài
- Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ
- Xây dựng cho học sinh biết cách quan sát các đặc điểm cơ bản chủ yếu để
tìm kiến thức của bài học.
Dạng 4 Giải nghĩa từ bằng cách đặt câu với từ đó:
Đối với học sinh lớp 2 biện pháp này ít được sử dụng nhưng tôi cũng rất
linh hoạt sử dụng để giải nghĩa một số từ, để phát huy khả năng hiểu từ của học
sinh. Việc học sinh đưa các từ vào trong câu phù hợp tức là các em đã hiểu được
nghĩa của từ. Như vậy không cần phải giảng giải mà các em thông qua câu đã
đặt để hiểu nghĩa từ.
VD: Bài LTVC – Tuần 33. Trong bài tập 3: Tìm những từ nói lên phẩm
chất của nhân dân Việt Nam, sau khi học sinh tìm được các từ anh hùng, thông
minh, gan dạ, cần cù Để học sinh hiểu rõ nghĩa của từ, tôi cho học sinh đặt câu
với một trong những từ đó. Như vậy các em đặt câu đúng tức là các em đã hiểu
rõ nghĩa của các từ này.
17
2.4 Biện pháp thứ tư: Hướng dẫn học sinh luyện tập sử dụng từ
Mục đích của việc luyện từ cho học sinh là các em đã biết sử dụng từ
chính xác trong giao tiếp, trong diễn đạt. Do vậy việc dạy sử dụng từ rất quan
trọng. Trong SGK nội dung dạy luyện từ được xây dựng trong các dạng bài tập
sau:
2.4.1. Kiểu bài tập “ Điền từ vào chỗ trống trong câu”:
Đây là kiểu bài tập ở mức độ đơn giản rất phù hợp với học sinh lớp 2.
Muốn tìm và điền được từ thích hợp vào chỗ trống các em phải lựa chọn và kết
hợp từ đã chọn với những từ đứng trước, đứng sau trong câu. Để chọn từ thích
hợp các em phải nắm được nghĩa của từng từ định sẵn.
2.4.2. Kiểu bài tập điền từ trong đó có từ cho sẵn:
VD1: Bài LTVC – Tuần 8: Chọn từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi
chỗ trống ( giơ, đuổi, nhe, chạy, luồn).
Con mèo, con mèo
. . . . . theo con chuột
. . . . . vuốt, nanh
Con chuột . . . . . quanh
Luồn hang . . . . . hốc
VD2: Bài LTVC – Tuần 31:Chọn từ ( nhà sàn, râm bụt, đạm bạc, tinh
khiết, tự tay) điền vào chỗ trống trong đoạn văn:
Bác Hồ sống rất giản dị. Bữa cơm của Bác . . . . như bữa cơm của mọi
người dân. Bác thích hoa huệ, loài hoa trắng . . . . Nhà Bác ở là một ngôi . . . . ,
hàng cây gợi nhớ hình ảnh miền Trung quê Bác. Sau giờ làm việc, Bác
thường . . . . chăm sóc cây, cho cá ăn.
Khi giảng dạy bài này, tôi cho học sinh đọc các từ ngữ trong câu hoặc
đoạn chưa hoàn chỉnh đã cho để học sinh nắm sơ bộ nội dung của câu hoặc
đoạn. Sau đó cho học sinh đọc các từ cho sẵn vào từng ô trống. Từ nào có khả
năng kết hợp với từ ngữ trong câu và phù hợp với nghĩa của câu thì lựa chon từ
đó.
2.4.3Kiểu bài tập điền từ trong đó từ cần điền không cho sẵn.
VD1: Bài LTVC – Tuần 7: Chọn từ chỉ hoạt động thích hợp với mỗi chỗ
trống dưới đây:
- Cô Tuyết Mai . . . . . môn Tiếng Việt
- Cô . . . . bài rất dễ hiểu
- Cô . . . . chúng em chăm học
VD2: Bài LTVC – Tuần 12: Chọn từ điền vào chỗ trống để tạo thành câu
hoàn chỉnh:
- Cháu . . . ông bà
- Con . . . . cha mẹ
- Em . . . . anh chị
Để học sinh điền đúng từ vào chỗ trống trong các câu ở VD2 trên, tôi
hướng dẫn các em dựa vào chủ điểm từ đang học, dựa vào nội dung từng câu có
chỗ trống để tìm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống. Ở VD1 để điền từ đúng
các em phải dựa vào từ chỉ hoạt động đã tìm được ở bài tập trước đó. Hay ở
18
VD2 các em phải dựa vào các từ đã kết hợp ở các tiếng yêu thương, quý, mến,
kính . . . mà các em làm ở các bài tập trước.
2.4.4. Kiểu bài tập dùng từ đặt câu:
VD1: Bài LTVC – Tuần 2: Đặt câu với mỗi từ tìm được ở bài tập 1 (Các
từ có tiếng học và các từ có tiếng tập)
VD2: Bài LTVC – Tuần 30: Đặt câu với mỗi từ tìm được ở bài tập 1 (Các
từ nói về tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ và tình cảm của Bác với thiếu nhi)
VD3: Bài LTVC – Tuần 33: Đặt một câu với một từ tìm được ở bài tập 3
(Các từ nói về phẩm chất của nhân dân Việt Nam)
Để các em làm tốt dạng bài tập này tôi hướng dẫn cho học sinh dựa vào
nghĩa của từ cho sẵn để hình thành nội dung rồi tìm mô hình câu thích hợp để
tạo ra một câu cụ thể và nội dung của câu phải phù hợp với chủ điểm từ đang
học. Đối với bài tập này cùng một từ học sinh có thể đặt được nhiều câu trong
các văn cảnh khác nhau, giáo viên cần lưu ý phát hiện học sinh đặt câu chưa phù
hợp.
2.4.5.Kiểu bài tập phân loại, hệ thống hóa vốn từ:
Dạng bài tập này có tác dụng rèn luyện về phương pháp hệ thống, tư duy
hệ thống cho học sinh.
VD1: Bài LTVC – Tuần 9: Tìm những từ ngữ chỉ học sinh của mỗi người,
mỗi vật trong bài “ Làm việc thật vui”
VD2: Xếp tên các con vật sau đây vào nhóm thích hợp:
a. Thú dữ Mẫu: Hổ
b. Thú không nguy hiểm Mẫu: Thỏ
(hổ, báo, gấu, lợn lòi, sư tử, thỏ, ngựa vằn . . . . )
Khi dạy dạng bài tập này giáo viên cần nắm chắc các tiêu chí để phân loại
và xếp theo các nhóm phù hợp, nếu học sinh còn lúng túng ở bài có VD mẫu tôi
phân tích kỹ mẫu cho học sinh để dựa vào từ mẫu học sinh phân loại các từ ngữ
khác, còn ở bài tập không có mẫu tôi làm mẫu bằng cách chọn ra mỗi nhóm một
từ mẫu để học sinh phân loại hệ thống các từ còn lại.
2.5. Biện pháp thứ năm: Phối kết hợp các hình thức hoạt động khi dạy
luyện từ cho học sinh:
Một trong những nhiệm vụ trung tâm của đổi mới chương trình SGK là đổi
mới phương pháp dạy học, dạy học theo quan điểm tích cực hóa hoạt động của
trò trong đó giáo viên là người đóng vai trò tổ chức hoạt động của học sinh, để
mỗi học sinh đều được hoạt động, được bộc lộ mình và phát triển. Do vậy việc
lựa chọn các hình thức hoạt động của học sinh trong một tiết học có tác dụng rất
lớn để phát huy tích cực chủ động của học, tạo không khí sôi nổi trong giờ học
giúp các em hứng thú với tiết học và các em nắm kiến thức một cách hiệu quả.
Nội dung các chi tiết Luyện từ và câu chủ yếu là luyện tập thực hành nên khi
chuẩn bị một tiết dạy tôi thường lưu ý chọn lựa các hình thức hoạt động của các
em trong tiết học sao cho phù hợp. Thông thường tôi kết hợp các hoạt động của
các em trong tiết học sao cho phù hợp. Thông thường tôi kết hợp các hoạt động
của học sinh trong các tiết học theo các hình thức:
- Làm việc độc lập
19
- Làm việc theo nhóm
- Làmviệc chung theo đơn vị lớp
Với cách kết hợp ba hình thức này trong tiết dạy, tôi thấy khi dạy luyện từ
cho học sinh đạt hiệu quả rất cao, nhất là đối với các dạng bài tập mở rộng vốn
từ các em được hoạt động theo nhiều hình thức, phát huy được vốn từ có sẵn của
bản thân đồng thời tạo ra sự tự tin, mạnh dạn trao đổi, thảo luận trong nhóm.
Việc thay đổi các hình thức học tập làm cho tất cả học sinh được hoạt động.
VD: LTVC – Tuần 33, tôi lựa chọn các hình thức hoạt động của từng bài
như sau:
Bài tập 1: Tìm từ ngữ chỉ một ngành nghề của những người vẽ trong
tranh dưới đây:
Đây là bài tập dựa vào tranh để tìm từ, tôi cho học sinh làm việc cá nhân
quan sát kĩ từng bức tranh để tìm từ sau đó tôi gọi học sinh nối tiếp phát biểu tìm
từ.
Bài tập 2: Tìm thêm những từ chỉ nghề nghiệp khác mà em biết.
Mẫu: thợ may.
Ở dạng bài tập này tôi thay đổi hình thức học cá nhân sang học nhóm, tùy
vào số học sinh của lớp tôi chia thành 3, 4 nhóm và tổ chức thi tìm nhanh các từ.
Các em viết từ vào giấy khổ to và trong thời gian nhất định các nhóm báo
cáo kết quả, giáo viên tổng kết các từ học sinh tìm được và tuyên dương nhóm
tìm được nhiều, nhanh, chính xác để tạo không khí trong giờ học.
Bài tập 3: Trong các từ dưới đây, những từ nào nói lên phẩm chất của nhân
dân Việt Nam.
(Anh hùng, cao lớn, thông minh, gan dạ, rực rỡ, cần cù, đoàn kết, vui mừng,
anh dũng)
Với bài tập này tôi vẫn cho học sinh hoạt động theo nhóm nhưng là nhóm
đôi. Các em trao đổi theo cặp để tìm từ, sau đó tôi gọi đại diện của 2 hay 3 nhóm
nêu kết quả, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Bài tập 4: Đặt câu với mỗi từ tìm được ở bài tập 3
Sang đến bài tập 4, tôi cho học sinh làm việc cá nhân, sau một thời gian
các em làm việc tôi gọi câu theo kiểu nối tiếp nhau sau đó nhận xét và chữa câu
các em đã đặt.
Với một bài LTVC như trên tôi thấy việc thay đổi các hình thức học tập, tất
cả các em đều được hoạt động và không khí của giờ học sôi nổi, các em rất hứng
thú và tôi tin chắc là các em nắm bài tốt.
2.6. Biện pháp thứ sáu: Tổ chức một số trò chơi về luyện từ
Trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt nói chung và môn Luyện từ và
câu nói riêng, tôi thường chú ý đến việc tổ chức một số trò chơi học tập tạo điều
kiện cho các em tích cực tham gia vào hoạt động thực hành, rèn luyện các kĩ
năng và tiếp thu bài hứng thú hơn. Thông qua trò chơi giúp các em phát triển trí
tuệ, thể lực, nhân cách giúp cho việc học tập đạt kết quả cao. Khi dạy luyện từ
cho học sinh, dựa vào nội dung bài, tôi tổ chức các trò chơi để giúp các em nắm
bài một cách nhẹ nhàng. Dưới đây là một số trò chơi tôi sử dụng khi dạy luyện
từ cho các em.
20
2.6.1. Trò chơi Giải ô chữ:
Mục đích: Mở rộng vốn từ cho học sinh thông qua các ô chữ cùng chủ đề
Chuẩn bị: Bảng kẻ các ô hàng ngang và hàng dọc, các câu hỏi gợi ý.
Cách tiến hành: chia 2 nhóm, mỗi nhóm 3, 4 học sinh
- Lần lượt mỗi nhóm lựa chọn ô hàng ngang, khi chọn ô nào giáo viên đưa
ra câu hỏi gợi ý. Trong một khoảng thời gian ngắn phải đưa ra câu trả lời. Nếu
đoán đúng giáo viên viết các chữ cái ở ô hàng ngang lên bảng. Nếu từ nào cả hai
đội không giải được các bạn dưới lớp tham gia vào cuối trò chơi
- Giáo viên tính điểm ô chữ hàng ngang 10 điểm, nếu đội nào đoán được từ
ở ô chữ hàng dọc là 40 điểm. Đội nào nhiều điểm là đội đó thắng cuộc.
VD:LTVC – Tuần 15 :Để củng cố về các từ chỉ đặc điểm tôi tổ chức cho
học sinh chơi giải ô chữ.
S U M S Ê
X I N H
K H I Ê M T Ố N
T R Ắ N G
T R U N G T H À N H
X A N H
C H Ă M
C O N G
R Ạ N G R Ỡ
Các ô chữ hàng ngang:
(1): (5 chữ cái): Từ chỉ cây cối có cành lá rậm rạp, tươi tốt (sum sê)
(2): (4 chữ cái): Từ để nói về dáng vẻ dễ coi, ưa nhìn, thường nói về trẻ em,
người còn trẻ (xinh)
(3): (8 chữ cái): Từ chỉ ý thức, thái độ đúng mực (khiêm tốn)
(4): (5 chữ cái): Từ trái với nghĩa đen (trắng)
(5): (10 chữ cái): Từ chỉ đặc điểm của con chó nuôi trong gia đình (trung
thành)
(6): (4 chữ cái): Từ chỉ màu sắc của lá cây (xanh)
(7): (4 chữ cái): Từ còn thiếu trong câu “chăm học . . . . làm (chăm)
(8): (4 chữ cái): Từ trái nghĩa với từ thẳng (cong)
(9): (6 chữ cái): Từ chỉ nét mặt tưới tắn (rạng rỡ)
Ô chữ hàng dọc: SIÊNG NĂNG
2.6.2. Trò chơi Thi tìm từ theo nhóm
Trò chơi này được tổ chức kết hợp với hình thức học nhóm trên lớp.
Mục tiêu: Làm giàu vốn từ cho học sinh
Chuẩn bị: Giấy khổ to, bút dạ màu cho các nhóm
Cách tiến hành: Giáo viên nêu yêu cầu của trò chơi và luật chơi.
VD: Tìm các từ chỉ:
• Đồ dùng học tập.
• Hoạt động của học sinh
• Tính nết của học sinh
21
- Chia lớp thành các nhóm, phân công nhóm trưởng, sau một thời gian các
nhóm viết từ tìm được vào giấy khổ to
- Hết thời gian, đánh giá kết quả tìm được của từng nhóm, nhóm nào tìm
được nhiều từ sẽ thắng
Trò chơi này được sử dụng trong hầu hết các tiết Luyện từ và câu để mở rộng
vốn từ thông qua các bài tập như:
+ Tìm các từ có tiếng “học”, “tập”
+ Tìm các từ nói về tình cảm yêu thương giữa anh chị em
+ Tìm các từ chỉ nghề nghiệp
+ Tìm các từ có tiếng “biển”
+ Kể tên các con vật, các loài cây
2.6.3. Trò chơi Tìm nhanh cặp từ trái nghĩa.
Mục đích: Luyện kỹ năng tìm nhanh các cặp từ trái nghĩa trong Tiếng
Việt, củng cố về từ chỉ đặc điểm
Chuẩn bị:
+ Giáo viên viết sẵn các từ trên các thẻ từ (mỗi thẻ một từ) đó là các cặp từ
trái nghĩa với nhau
+ Chia lớp thành một số nhóm
Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu tên các từ có trong thẻ từ, các nhóm nhanh tay chọn được
đúng cặp từ trái nghĩa đó dán lên bảng.
- Đánh giá kết quả để xác định điểm từng nhóm, nhóm nào chọn được đúng
cặp từ trái nghĩa nhanh nhất là nhóm thắng cuộc
Các thẻ từ có thể ghi các từ sau: to, béo, dài, nhanh, gần,chậm, nhỏ,gầy,
chăm chỉ, lười biếng, chậm chạp
3. Thực nghiệm:
Trường Tiểu học Hương sơn C
GV: NguyễnThị Thanh Thủy Thứ tư ngày 15 tháng 10 năm 2013
Lớp : 2B Luyện từ và câu
Tuần 6: Câu kiểu Ai – là gì. Từ ngữ về đồ dùng học tập
1. Mục đích, yêu cầu:
- Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận câu giới thiệu ( Ai, cái gì, con gì – là gì?).
- Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về đồ dùng học tập.
- Gd học sinh biết sử dụng đúng và giữ gìn, bảo quản đồ dùng học tập cẩn thận.
2. ĐDDH: Giáo án điện tử.
3. Lên lớp:
Thời
gian
Nội dung HĐ của GV HĐ của HS
22
5’
2’
1
5’
I. Bài cũ:
1. Viết tên 1 dòng sông hoặc tên 1
phố mà em biết?
- Vì sao chữ “ ” không viết hoa
- Vì sao chữ “ ” lại viết hoa
2. - Khi muốn giới thiệu hay nhận
xét về người, đồ vật, con vật, cây cối
chúng ta thường sử dụng mẫu câu
nào?
- Con hãy đặt một câu kiểu Ai (cái gì,
con gì) – là gì? với từ vừa tìm được ở
trên ?
Dẫn dắt sang bài mới: tiết trước các
con đã được tập đặt câu kiểu Ai là
gì?
II. Bài mới:
1. GTB: Tuần trước các con đã tập
đặt câu giới thiệu theo mẫu Ai (cái
gì, con gì) – là gì? Tiết học này các
con sẽ tập đặt câu hỏi cho các bộ
phận câu kiểu trên. Sau đó học mở
rộng vốn từ về đồ dùng học tập.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1(trang 52): Đặt câu hỏi cho bộ
phận được gạch chân:
a. Lan là học sinh giỏi nhất lớp.
b Em là học sinh lớp 2.
c. Môn học em yêu thích nhất là
Tiếng Việt.
- Trong câu a, từ nào được gạch
chân?
- Hãy đặt câu hỏi cho bộ phận câu
được gạch chân ?
- Trong câu b từ nào được gạch
chân?
- Trong câu c từ nào được gạch chân
?
- Làm vở câu b, c
- Tại sao đặt câu hỏi Ai? cho bộ phận
“Lan”,
- Tại sao đặt câu hỏi là gì? cho bộ
phận “là Tiếng Việt”
- Khi đọc câu hỏi các con cần chú ý
- Y/c HS làm
vào nháp
- Gọi 2 hs lên
bảng làm
- Gọi vài HS trả
lời miệng
- Nhận xét, cho
điểm
- Ghi tên bài lên
bảng
- Y/c HS đọc
câu a
- Làm mẫu
- Y/c HS làm
- Viết vào
nháp
- Tên chung
- Tên riêng
- Mẫu câu Ai
(cái gì, con gì)
– là gì?
- Nêu miệng
- Ghi vào vở
- 1 HS nhắc
lại
- Lan
- Ai là học
sinh giỏi nhất
lớp?
- 1 HS nhắc
lại
- Em
- là Tiếng Việt
- HS làm vào
vở
- Chữa miệng
điền Đ, S
- Đối chiếu bài
GV
23
12
-15’
điều gì?
- Khi viết câu hỏi các con cần lưu ý
gì?
* Chuyển:
Bài 3 (trang 52):
a. Tìm các đồ dùng học tập ẩn trong
tranh sau:
- Trò chơi: Tiếp sức: Thi viết nhanh
tên các đồ dùng học tập vừa tìm được
trong bức tranh.
Tổ chức 2 đội chơi, mỗi đội 7 HS.
Khi nghe hiệu lệnh( bài hát), lần lượt
từng HS sẽ lên viết tên 1 đồ dùng.
Khi có tín hiệu kết thúc thì cả 2 đội
dừng cuộc chơi. Đội nào ghi được
nhiều tên đồ dùng là đội chiến thắng.
Tên đồ
dùng
Số
lượng
Tác dụng
Quyển vở 4
Chiếc cặp 3
Bút chì 3
Lọ mực 2
Thước kẻ 1
Ê- ke 1
Com- pa 1
b. Mỗi đồ dùng học tập dùng để làm
gì?
Tên đồ
dùng
Số
lượng
Tác dụng
Quyển vở 4 để ghi bài
Chiếc cặp 3 đựng sách vở,
bút, thước
Bút chì 3 để viết, vẽ
Lọ mực 2 đựng mực để
viết
Thước kẻ 1 đo, vẽ đoạn
thẳng
Ê -ke 1 đo, kẻ đường
thẳng, kẻ góc
Com- pa 1 vẽ hình tròn
- Nói: các con
q/sát kĩ bức
tranh, phát hiện
các đồ dùng học
tập ẩn rất khéo
trong bức tranh
rồi viết tên của
từng đồ vật đó
ra nháp.
- Yêu cầu HS
thảo luận nhóm
2 (2 phút)
- Y/c HS trình
bày kết quả TL
bằng trò chơi
Tiếp sức
- Chốt kết quả :
Đối chiếu với
đáp án trên màn
hình.
- Chấm điểm
cho 2 đội
- Hỏi miệng
- Đổi chéo vở
- Lên giọng ở
cuối câu.
- Viết dấu ? ở
cuối câu.
-1 HS đọc y/c
-Thảo luận
nhóm 2
- Cho 2 nhóm
làm vào bảng
phụ để chũa
chung , ko cần
chơi trò chơi
tiếp sức
- 2 đội chơi
- 2 HS đọc lại
các từ vừa tìm
được.
- Vaì HS TL
24
2’
- Ngoài các từ chỉ đồ dùng học tập
vừa tìm được, con nào còn tìm được
các từ chỉ đồ dùng học tập khác
nữa?
- Các con cần sử dụng đồ dùng này
như thế nào cho hợp lí?
- Liên hệ tới tình hình sử dụng đồ
dùng học tập của lớp: xé vở, bút chì,
bút mực văng vãi trên lớp.
3. Củng cố - dặn dò: có thể cho HS
đặt 1 câu với từ chỉ ĐDHT vùa tìm ở
trên
- Y/c HS kể miệng
- Vài em kể:
hộp bút, tẩy,
phấn, bảng
con, que tính,
giấy thủ công.
- Giữ gìn cẩn
thận, không
vứt bừa bãi
4. Kết quả:
Bằng sự kết hợp các biện pháp như trình bày ở trên, bước đầu tôi nhận thấy
kết quả ở lớp tôi dạy đã chứng minh một phần cho các biện pháp tôi đã làm.
Mặc dù mới là lớp Hai nhưng vốn từ của học sinh phong phú, các em đã nắm
tốt nghĩa của từ và sử dụng một cách chính xác. Trong giao tiếp, các em đã diễn
đạt lưu loát, tự tin, biết sử dụng từ đặt câu phù hợp. Đối với môn Tập làm văn,
các em đã viết được một số đoạn văn có hình ảnh và biết thể hiện dược cảm xúc
của bản thân.
Đặc biệt môn Tiếng Việt chất lượng được nâng cao .Các bài kiểm tra giữa
kỳ và cuối kỳ chất lượng được nâng cao rõ rệt. Tỷ lệ bài khá và giỏi ở mức cao.
Phong trào học tập của lớp được đẩy mạnh.
Tất cả những kết quả trên đã tạo cho tôi niềm khích lệ lớn, thúc đẩy tôi cố
gắng nhiều hơn nữa trong suy nghĩ, tìm tòi thêm nhiều biện pháp giảng dạy các
môn hiệu quả hơn.
Sau đây là kết quả đạt được qua các lần kiểm tra môn Tiếng Việt của lớp 2B
(sĩ số: 35 HS) :
Đợt kiểm
tra
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
Cuối kỳ I 10 28 11 32 12 32 2 4
Cuối kỳ II 25 71 7 20 3 8 0 0
Trong năm học vừa qua, bằng cách làm như trên, tuy chưa phải là các giải
pháp tối ưu nhưng đã bước đầu thu được thành công đáng kể. Các em học sinh
lớp tôi học tập tích cực hơn hẳn so với đầu năm. Các em đã chú ý nghe giảng,
suy nghĩ tìm tòi sáng tạo và có hứng thú trong học tập phân môn . Học sinh
khá,giỏi trong lớp hiểu bài sâu hơn, biết liên hệ vào thực tế cuộc sống hàng
ngày. Một số em vận dụng từ rất phù hợp, tự nhiên khiến cho bài tập làm văn
25