Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG PHÂN MÔN VĂN Ở THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.61 KB, 19 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

CHUYÊN ĐỀ HUYỆN
ĐỀ TÀI
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
TRONG PHÂN MÔN VĂN
Thực hiện:
-Nhóm Văn
-Tổ Văn-GDCD-Nhạc
Năm học : 2012-2013
Tháng 12/2012
DÀN Ý CHUYÊN ĐỀ:
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
II. THỰC TRẠNG:
1. Đối với học sinh.
2. Đối với giáo viên.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Một số vấn đề lí thuyết về dạy học dựa trên giải quyết vấn đề:
1. Khái niệm.
2. Giá trị của dạy học dựa trên giải quyết vấn đề.
3. Hạn chế và hướng khắc phục.
II. Phương pháp thực hiện:
1. Khâu chuẩn bị bài ở nhà.
2. Qui trình thực hiện trên lớp.
a. Xác định vấn đề được nêu ra trong bài học.
b. Các mức độ của dạy học dựa trên giải quyết vấn đề.
c. Qui trình “Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề”.
5. Một số phương pháp và phương tiện kết hợp.


III. Tiết dạy minh họa.( Tổ chức tiết dạy riêng và có giáo án kèm theo)
IV. Một số lưu ý.
C. KẾT LUẬN.
D. ĐỀ XUẤT.
Đề tài:
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
TRONG PHÂN MÔN VĂN Ở THCS
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra
như một yêu cầu cấp thiết được toàn Đảng, toàn dân đặc biệt quan tâm. Theo nghị
quyết TW2 khóa VIII và kết luận của hội nghị TW6 khóa IX nêu rõ: “ Đổi mới mạnh
mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện
thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và
phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học”
Luật Giáo dục cũng đã qui định: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của
từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho
học sinh”
Từ yêu cầu đó, trong những năm qua, ngành giáo dục đã từng bước có những
cải tiến tích cực như: cải cách chương trình, thay sách giáo khoa, tổ chức các lớp bồi
dưỡng, đổi mới phương pháp giảng dạy cho giáo viên, đổi mới cách thức kiểm tra,
đánh giá…Nhờ đó ngành giáo dục đã thu được những kết quả bước đầu đáng phấn
khởi.
Hè năm 2012, tỉnh Quảng Nam tổ chức chương trình tập huấn cho cán bộ giáo
viên về một phương pháp dạy học mới. Đó là phương pháp dạy học dựa trên giải
quyết vấn đề. Qua các tài liệu tập huấn và tìm hiểu trên các kênh thông tin chúng tôi
nhận thức được đây là một phương pháp mới, hay và có thể mang lại hiệu quả cao cho
tiết dạy, gây hứng thú cho học sinh nếu chúng ta biết vận dụng thích hợp cho từng

môn học.
Đối với môn Ngữ văn nói chung và phân môn Văn nói riêng thì việc vận dụng
phương pháp mới này càng có ý nghĩa tích cự hơn. Bởi lẽ lâu nay chúng ta vẫn hay có
thói quen sử dụng phương pháp truyền thống trong dạy học văn. Hoặc có chăng việc
vận dụng một số phương pháp mới có được áp dụng song chưa thực sự được chú trọng
và chưa mang lại hiệu quả cao cho tiết học.
II. THỰC TRẠNG:
1. Đối với học sinh:
Việc học tập môn Ngữ văn có vai trò thực sự quan trọng trong chương trình
giáo dục phổ thông. Nó giúp các em có khả năng cảm thụ vẻ đẹp của một tác phẩm
văn học. Và sâu xa hơn, nó còn góp phần giúp các em hoàn thiện nhân cách và phát
triển tâm hồn. Rèn luyện cho các em kĩ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt một cách
hoàn thiện nhất trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống. Nhưng có một thực
tế là trong văn chương cái hay thường đi liền với cái khó. Vì vậy việc học tập bộ môn
Ngữ văn nói chung và phân môn Văn nói riêng đối với các em là một vấn đề khó
khăn. Muốn học tốt phân môn này đòi hỏi các em phải có lòng yêu thích văn học, phải
có tâm thế học văn và phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Nhưng trên thực tế do điều
kiện khách quan và chủ quan, số lượng học sinh yêu thích học văn không nhiều. Vì thế
một bộ phận không nhỏ học sinh không có thái độ tích cực, hứng thú khi học tập trên
lớp. Các em vẫn ngồi học, mắt vẫn nhìn, tai vẫn nghe, tay vẫn ghi chép nhưng đầu óc
thì chưa thực suy nghĩ để tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề có ý nghĩa trong bài
học. Việc soạn bài và chuẩn bị bài ở nhà còn mang tính đối phó. Nhiều em không chịu
khó đọc và soạn bài ở nhà mà chỉ chép sách học Học tốt, sách Nâng cao…điều này
ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu bài trên lớp của các em.
2. Đối với giáo viên:
Việc giảng dạy trong phân môn Văn ở giáo viên chưa có nhiều cải tiến. Việc đổi
mới phương pháp giảng dạy vẫn còn hạn chế và chưa đồng bộ ở hầu hết các giáo viên.
Đặc biệt là đối với các văn bản văn học, môn học vốn dĩ “ lời nhiều” nên rất dễ gây
nhàm chán cho học sinh nếu chúng ta không sử dụng phương pháp phù hợp. Sự trở lại
của phương pháp dạy học cũ với điểm cơ bản là giáo viên không tổ chức hoạt động

cho học sinh, học sinh không được luyện tập nhiều và chưa có nhiều cơ hội để giải
quyết vấn đề. Trong giờ dạy, tình trạng “dạy hoc chưa đạt chuẩn” diễn ra phức tạp,
khó kiểm soát.
Xuất phát từ những lí do và thực trạng trên, trong thời gian qua chúng tôi đã tìm
tòi, nghiên cứu và thử áp dụng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề trong
một số tiết dạy và bước đầu đã thu được một số kết quả khả quan.
Chính vì thế trong buổi sinh hoạt chuyên đề này chúng tôi xin được mạn phép
đưa ra đề tài: “ Vận dụng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề trong phân
môn Văn”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Một số vấn đề lí thuyết về dạy học dựa trên giải quyết vấn đề:
1. Khái niệm:
* Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học theo định hướng
lấy học sinh làm trung tâm. Trong đó học sinh học về các chủ đề thông qua các vấn đề
có trong thực tiễn và liên quan tới nội dung môn học. Làm việc theo nhóm, học sinh
xác định những điều đã biết, những điều cần biết, và làm thế nào để có được những
thông tin cần biết trong việc giải quyết vấn đề. (Answers.com)
* Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề là dạy học dựa trên các vấn đề thực tiễn có
liên quan đến người học và liên quan đến nội dung học tập đã được quy định trong
“chuẩn kiến thức, kỹ năng”. Trên cơ sở đó, người học tự chiếm lĩnh tri thức và phát
triển các năng lực như lập kế hoạch, tự định hướng học tập, hợp tác, các kỹ năng tư
duy bậc cao, kỹ năng sống. (PGS.TS Nguyễn Văn Khôi)
2. Giá trị của dạy học dựa trên giải quyết vấn đề:
- Thuộc nhóm phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm
- Gắn nội dung môn học với thực tiễn
- Kích thích hứng thú học tập của học sinh
- Rèn luyện khả năng tự định hướng, tự học cho học sinh
- Phát triển tư duy phê phán, kỹ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định
- Thúc đẩy làm việc hợp tác, phát triển kỹ năng sống
3. Hạn chế và hướng khắc phục:

HS: - Có thể không làm đúng những điều GV muốn (tinh thần, thái độ, phương pháp
làm việc,…) -> Quản lý, giúp đỡ, thuyết phục.
- Không đủ khả năng khám phá hết yêu cầu của bài học/hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp hoặc đi sai hướng giải quyết vấn đề -> Không cầu toàn, theo dõi, chấn
chỉnh kịp thời.
GV: - Khó khăn khi chọn vấn đề phù hợp -> Đối chiếu nội dung, yêu cầu bài học với
thực tế; cách xây dựng tình huống có vấn đề.
- Tốn thời gian để lập kế hoạch và thực hiện dạy học dựa trên giải quyết vấn đề->
Chú ý quy trình thực hiện.
II. Phương pháp thực hiện:
1. Khâu chuẩn bị bài ở nhà:
* Đối với học sinh: giáo viên dành ít thời gian trong phần dặn dò ở tiết học
trước để đặt ra những yêu cầu cụ thể đối với học sinh. Ngoài việc bắt buộc phải đọc
bài và chuẩn bị theo câu hỏi trong SGK, giáo viên cần đưa ra những câu hỏi nhỏ hơn,
cụ thể hơn.Định hướng cho các em tìm hiểu các môn học có liên quan, các nguồn
thông tin có liên quan đế bài học. Học sinh phải chuẩn bị bài ở nhà để nắm bắt nội
dung của bài học, các đơn vị kiến thức và các bài tập cần giải quyết. Có chuẩn bị bài ở
nhà thì các em mới có thể nắm được kiến thức nhanh và mới có thể huy động kiến
thức để giải quyết vấn đề mà giáo viên đặt ra trong bài học.
* Đối với giáo viên:
Giáo viên cần lựa chọn và xây dựng câu chuyện, tình huống có vấn đề cho bài
học. Câu chuyên, tình huống ấy phải cụ thể nhưng không kém phần sinh động, thú vị
thì mới gây được hứng thú cho học sinh. Chính vì vậy công việc soạn giáo án ở nhà
của giáo viên là rất quan trọng. Giáo viên tìm tòi, xây dựng tình huống có vấn đề và
quan trọng là phải xác định vấn đề ấy sẽ được đưa vào đầu bài học (phần giới thiệu
bài) hay đầu mỗi hoạt động để thiết kế giáo án cho phù hợp.
Giáo viên phải chuẩn bị chu đáo phần nội dung, nắm vững các tài liệu có liên
quan. Nói tóm lại, để có một tiết dạy vận dụng phương pháp dạy học dựa trên giải
quyết vấn đề hay và thực sự có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên thực sự có tâm huyết,
đầu tư và chuẩn bị chu đáo cho bài dạy.

2. Qui trình thực hiện trên lớp:
a. Xác định vấn đề được nêu ra trong bài học:
Có ba mức độ thể hiện của vấn đề.
- Mức độ 1: Bài tập vận dụng
Thường là bài tập vận dụng cuối bài học hoặc cuối chương và được trình bày
ngay trong SGK hoặc SBT. Ở mức độ này, vấn đề sẽ phát triển kĩ năng tư duy của học
sinh ở mức độ biết và hiểu. Vấn đề được giới hạn trong khuôn khổ chương trình học
tập và đều đã biết với HS.
- Mức độ 2: Câu chuyện thực tế dựa trên bài tập
Là sự chuyển hoá các bài tập vận dụng ở mức độ 1 thành các tình huống trong
thực tiễn và được thể hiện thông qua các câu chuyện. Mức độ này giúp phát triển kĩ
năng hiểu và vận dụng cho HS. Mức độ này có ưu điểm là có sự liên quan của tình
huống với thực tiễn đời sống của học sinh. Từ đó HS sẽ nhận thức rõ ý nghĩa của môn
học và tích cực tham gia tìm hiểu, giải quyết vấn đề.
- Mức độ 3 : Tình huống thực tế
Đây là mức độ cao nhất của vấn đề và là mục tiêu hướng tới khi sử dụng dạy
học dựa trên giải quyết vấn đề. Đó là những tình huống trong thực tế, chứa đựng
những nội dung kến thức trong chương trình học tập mà các em chưa biết. Muốn giải
quyết được cần phải tự định hướng và chiếm lĩnh tri thức cần thiết không chỉ trong
một môn học mà có thể trong nhiều môn; không chỉ trong lí thuyết mà còn trong thực
tiễn. Mức độ này giúp học sinh phát triển các kĩ năng tư duy bật cao như phân tích,
tổng hợp, so sánh thông qua các hoạt động khám phá, nghiên cứu và giải quyết vấn đề.
Dựa và tình hình thực tế dạy học và nhằm làm tăng tính hấp dẫn cho bài học
chúng tôi đặc biệt chú ý đến mức độ 3: tình huống thực tế.
a1.Vấn đề nêu ra ở đầu bài học:
Công việc đầu tiên nhằm hướng học sinh đến nội dung bài học là giới thiệu bài.
Trước đây chúng ta vẫn quen giới thiệu bài theo cách thông thường bằng những lời
dẫn đơn giản, ngắn gọn hoặc có đôi khi không chú trọng đến việc giới thiệu bài. Thế
nhưng khi áp dụng phương pháp dạy học này, câu chuyện, tình huống có tính chất vấn
đề được nêu ra ngay từ phần giới thiệu bài đã đặt học sinh vào tình huống có vấn đề.

Điều đó đã đặt học sinh vào tình trạng thấy mình cần phải có trách nhiệm làm sáng tỏ
vấn đề bằng cách tìm hiểu nội dung bài học. Các em thấy mình cần và có khả năng
vượt qua thử thách nhưng không phải ngay lập tức mà phải trải qua quá trình tìm tòi,
phát hiện.
Với việc đặt các em vào tình huống có vấn đề ngay từ đầu như vậy làm cho các
em cảm thấy mình có trách nhiệm với bài học, chủ động tìm để chiếm lĩnh tri thức chứ
không còn là người thụ động ngồi nghe thầy cô giáo truyền thụ như trước đây nữa.
Tiết học vì vậy sẽ sinh động và hấp dẫn hơn với các em.
Ví dụ 1: Khi dạy bài Bánh chưng bánh giầy ( SGK Ngữ văn 6 tập 1) giáo viên
có thể giới thiệu bằng một câu chuyện như sau:
Lan học lớp năm, hiện đang sống tại Mỹ. Tết năm nay Lan được bố mẹ đưa về
quê ngoại là Việt Nam để ăn Tết. Chiều ba mươi, không khí trong nhà thật nhộn nhịp.
Bà ngoại và các cô bác đang xúm xít bên chiếc chõng tre bày ra đủ thứ: nào lá dong,
gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ… lại còn gạo nếp đã được bà nhào sẵn nửa chứ. Lan tò mò
quá:
- Bà ơi, những thứ này làm gì mà nhiều thế ạ?
Bà xoa đầu cháu và bảo:
- À, để làm bánh chưng, bánh giầy đấy cháu ạ. Ngày Tết ở Việt nam mà không
có hai thứ bánh này là thiếu hẳn hương vị đấy.
Lan vẫn thắc mắc mãi: ngày Tết có bao nhiêu là thứ bánh tại sao phải làm hai
thứ bánh này cho vất vả. Mà bà còn bảo nếu không có nó thì sẽ mất hương vị ngày Tết
nhĩ?
a2. Vấn đề được nêu ra ở đầu mỗi hoạt động:
Tình huống nêu ra ở đầu mỗi hoạt động thì sẽ được tách nhỏ hơn, cụ thể hơn để
phù hợp với từng nội dung của hoạt động. Trong một tiết Văn tùy thuộc vào tính chất
của từng hoạt động mà chúng ta có thể sử dụng tình huống có vấn đề phù hợp. Tình
huống có thể được sử dụng trong hoạt động này mà không có ở hoạt động kia hoặc có
thể mỗi hoạt động sẽ được giới thiệu bằng một tình huống cụ thể. Tuy nhiên, đối với
một tiết dạy văn thì vấn đề rất ít khi được nêu ra ở đầu mỗi hoạt động. Bỡi lẽ văn bản
vốn dĩ là một thể thống nhất nên vấn đề phải được nêu ra từ đầu và sau đó đi tìm hiểu

và giải quyết thì sẽ hay hơn. Vấn đề nêu ra ở đầu mỗi hoạt động thường đuộc áp dụng
nhiều hơn cho các tiết dạy Tiếng Việt.
b. Các mức độ của dạy học dựa trên giải quyết vấn đề:
Có bốn mức độ khác nhau của vận dụng dạy học dựa trên giải quyết vấn đề:
Các mức độ Đặt vấn đề
Nêu giả
thuyết
Lập kế
hoạch
Giải quyết
vấn đề
Kết luận
1 GV GV GV HS GV
2 GV GV HS HS GV + HS
3 HS + GV HS HS HS HS + GV
4 HS HS HS HS HS + GV
Dựa vào tình hình thực tế học sinh trong nhà trường và đặc trưng bộ môn, tôi
chọn vận dụng cấp độ 1và 2.
c. Qui trình “Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề” vận dụng cấp độ 1 và 2 được
thực hiện thông qua 4 giai đoạn.
ÁP DỤNG CỤ THỂ CHO MỘT BÀI HỌC.
Bài: ÔN DỊCH, THUỐC LÁ
(NGỮ VĂN 8)
*GIAI ĐOẠN I. XÁC ĐỊNH VÀ TÌM HIỂU VẤN ĐỀ
Mục tiêu của giai đoạn này là giới thiệu tình huống chứa đựng vấn đề, giúp học
sinh tiếp nhận, sẵn sàng và mong muốn tham gia giải quyết vấn đề dưới sự dẫn dắt của
giáo viên. Giai đoạn này được tiến hành thông qua 5 bước:
Bước 1. Giới thiệu tình huống chứa đựng vấn đề (bằng cách kể một câu
chuyện, thuật lại một sự kiện, nêu một bài toán, xem một đoạn video …):
Tình huống: Hiện nay hầu như ở bất kỳ nơi nào cũng có bản khuyến cáo hoặc

lời đề nghị: “Cấm hút thuốc lá”. Thế nhưng hằng ngày vẫn nhan nhản những người
không làm đúng như thế: Ở nhà sau bữa cơm, bố thường ngồi hút thuốc lá xem ti vi;
trong quán cafe, nhiều người tụ tập tán chuyện với điếu thuốc lá phì phèo trên môi;
trên xe buýt đông người chật chội nhưng nhiều người vẫn thản nhiên hút thuốc; thậm
chí vào bệnh viện thăm bệnh nhân vẫn có nhiều người ung dung nhả khói thuốc; rồi
đến trường có những bạn trốn vào nhà vệ sinh để hút thuốc lá; …
- Vì sao phải “Cấm hút thuốc lá”?
- Và làm thế nào để những người quanh em nhận thức đầy đủ hơn về vấn
đề này?
Bước 2. Đặt câu hỏi (=> làm sáng tỏ vấn đề):
2.1. Yếu tố đã biết:
- Nơi nào cũng có bản khuyến cáo hoặc lời đề nghị: “Cấm hút thuốc lá”;
- Nhan nhản những người hút thuốc lá …
2.2. Yếu tố chưa biết:
- Vì sao phải “Cấm hút thuốc lá”?
- Làm thế nào để những người quanh em nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề
này?
Bước 3. Đề xuất các ý tưởng, giả thuyết (phân chia lớp học thành các nhóm,
cử nhóm trưởng => HS thảo luận nhóm để đưa ra các ý tưởng và giả thuyết về vấn
đề):
a) Phải “Cấm hút thuốc lá”, bởi vì thuốc lá:
+ Có hại cho sức khỏe bản thân và người chung quanh;
+ Tốn tiền, tốn thời gian, ảnh hưởng đến công việc;
+ Ô nhiễm môi trường (khói thuốc lá, xả tàn thuốc, bao thuốc);
+ Trong thuốc lá có độc tố nicotin;
+ Miệng và hơi thở của người hút thuốc rất hôi, gây khó chịu cho người khác;
+ Xã hội ngày càng văn minh thì càng không nên hút thuốc lá;
+ Nội quy nhà trường không cho phép HS hút thuốc lá;
+ Người lịch sự là người không hút thuốc lá;
+ Xây dựng nếp sống văn minh lành mạnh “không thuốc lá” , v.v …

b) Để những người quanh em nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này, cần phải:
+ Nói cho họ biết những tác hại của việc hút thuốc lá;
+ Cấm sản xuất, buôn bán thuốc lá;
+ Phạt nặng những người hút thuốc lá;
+ Tập trung người nghiện thuốc lá vào các trại cai nghiện;
+ Tăng cường nhiều pano, tranh ảnh, khẩu hiệu kêu gọi mọi người từ bỏ thuốc
lá, v.v…
Bước 4. Xác định các kiến thức cần cho việc giải quyết vấn đề (liệt kê các
nội dung kiến thức cần có để kiểm chứng).
+ Có hại cho sức khỏe bản thân và người chung quanh;
+ Tốn tiền, tốn thời gian, ảnh hưởng đến công việc;
+ Ô nhiễm môi trường (khói thuốc lá, xả tàn thuốc, bao thuốc);
+ Trong thuốc lá có độc tố nicotin;
+ Miệng và hơi thở của người hút thuốc rất hôi, gây khó chịu cho người khác;
+ Xây dựng nếp sống văn minh lành mạnh “không thuốc lá”;
+ Nói cho họ biết những tác hại của việc hút thuốc lá;
+ Tăng cường nhiều pano, tranh ảnh, khẩu hiệu kêu gọi mọi người từ bỏ thuốc
lá.
=> (14 ý tưởng, giả thuyết đề xuất -> 08 kiến thức cần có để kiểm chứng)
Bước 5. Liệt kê những kiến thức chưa biết (GV xem xét danh mục các nội
dung kiến thức cần có để giải quyết vấn đề, đề xuất các kiến thức mới cần nghiên
cứu):
- Đặc điểm của thuốc lá;
- Thuốc lá có hại cho bản thân, cho người chung quanh, cho xã hội;
- Khắp nơi nổi lên chiến dịch chống thuốc lá.
*GIAI ĐOẠN II. TỰ TÌM HIỂU CÁC KIẾN THỨC CÓ LIÊN QUAN
Trong giai đoạn này, học sinh sẽ tiến hành tự học về các chủ đề đã xác định tại
bước 5 của giai đoạn 1 và được tiến hành thông qua hai bước sau đây:
Bước 1. Định hướng nguồn thông tin (chủ yếu là SGK, sách tham khảo; tham
khảo tài liệu và thông tin trên Internet; tham vấn chuyên gia, đương sự liên quan):

- SGK Ngữ văn 8, tập 1: bài Ôn dịch, thuốc lá.
- Tài liệu tham khảo: những bài viết về tác hại của thuốc lá; tâm sự của
người nghiện thuốc lá; các tranh ảnh, pano, khẩu hiệu cổ động phong trào phòng
chống thuốc lá, …
Bước 2. Tự nghiên cứu (nội dung nghiên cứu có thể được tách thành từng chủ
đề nhỏ, phân công theo khả năng của các thành viên trong nhóm).
- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 8 em. Nhóm trưởng phân công nghiên cứu
từng chủ đề nhỏ cho các thành viên:
+ Bạn A, B, C: đặc điểm của thuốc lá;
+ Bạn D, Đ, E: thuốc lá có hại cho bản thân, cho người chung quanh, cho xã
hội;
+ Bạn G, H, : Khắp nơi nổi lên chiến dịch chống thuốc lá.
*GIAI ĐOẠN III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trên cơ sở thông tin mới thu nhận được thông qua giai đoạn 2 học sinh sẽ quay
trở lại với vấn đề thông qua việc kiểm chứng ý tưởng và giả thuyết đã nêu ra ở giai
đoạn 1 . Để đạt được kết quả tốt, giai đoạn này cần được tiến hành qua 2 bước :
Bước 1. Hệ thống hóa kiến thức mới nhận được (thành viên trong nhóm trình
bày, thảo luận, chia sẻ về từng chủ đề nhỏ đã nghiên cứu => tất cả các thành viên
trong nhóm đều hiểu được chủ đề và biết được ý nghĩa của nó trong việc kiểm chứng
các ý tưởng, giả thuyết).
+ Bạn A trình bày “đặc điểm của thuốc lá” , bạn B, C bổ sung (nếu có);
+ Bạn D trình bày “thuốc lá có hại cho bản thân, cho người chung
quanh, cho xã hội”, bạn Đ, E bổ sung (nếu có);
+ Bạn G trình bày về “Khắp nơi nổi lên chiến dịch chống thuốc lá”, bạn
H bổ sung (nếu có).
Bước 2. Đánh giá ý tưởng, giả thuyết (xem xét, kiểm chứng về tính đúng đắn
của từng ý tưởng, giả thuyết => vấn đề được giải quyết trên cơ sở hệ thống kiến thức
mới và sự suy luận có lôgic).
a) Phải “Cấm hút thuốc lá”, bởi vì thuốc lá:
+ Có hại cho sức khỏe bản thân và người chung quanh;

+ Tốn tiền, tốn thời gian, ảnh hưởng đến công việc;
+ Ô nhiễm môi trường (khói thuốc lá, xả tàn thuốc, bao thuốc);
+ Trong thuốc lá có độc tố nicotin;
+ Miệng và hơi thở của người hút thuốc rất hôi, gây khó chịu cho người khác;
+ Xã hội ngày càng văn minh thì càng không nên hút thuốc lá;
+ Nội quy nhà trường không cho phép HS hút thuốc lá;
+ Người lịch sự là người không hút thuốc lá;
+ Xây dựng nếp sống văn minh lành mạnh “không thuốc lá”.
b) Để những người quanh em nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này, cần phải:
+ Nói cho họ biết những tác hại của việc hút thuốc lá;
+ Cấm sản xuất, buôn bán thuốc lá;(=> từng bước hạn chế)
+ Phạt nặng những người hút thuốc lá; (=> hiện nay chưa khả thi)
+ Tập trung người nghiện thuốc lá vào các trại cai nghiện;(=> cai nghiện tại
nhà, giúp đỡ, thuyết phục).
+ Tăng cường nhiều pano, tranh ảnh, khẩu hiệu kêu gọi mọi người từ bỏ thuốc
lá, v.v…
*GIAI ĐOẠN IV. TRÌNH BÀY KẾT QUẢ
Kết quả của giải quyết vấn đề thể hiện thông qua việc hiểu vấn đề và sự lí giải
hợp lí cho vấn đề. Giai đoạn này cũng được tiến hành thông qua 2 bước :
 Bước 1. Viết báo cáo kết luận hay tạo sản phẩm (báo cáo có 3 phần: đặt vấn đề,
giải quyết vấn đề, kết luận; tạo sản phẩm, giải pháp … về vấn đề).
* GV nêu lại vấn đề: - Vì sao phải “Cấm hút thuốc lá”?
- Và làm thế nào để những người quanh em nhận thức đầy
đủ hơn về vấn đề này?
+ Cách 1: Lớp có 4 nhóm; mỗi nhóm cử một đại diện báo cáo trước lớp về chủ
đề đã nghiên cứu -> lớp nhận xét, điều chỉnh, bổ sung (nếu cần).
+ Cách 2: Mỗi nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp một nội dung khác nhau
(nhóm 1: đặc điểm của thuốc lá; nhóm 2: thuốc lá có hại cho bản thân, cho người
chung quanh, cho xã hội; nhóm 3: khắp nơi nổi lên chiến dịch chống thuốc lá; nhóm 4:
chung cả 3 chủ đề) => lớp nhận xét, điều chỉnh, bổ sung (nếu cần).

Trong thực tế dạy học chúng tôi đã chọn cách thứ 2
Bước 2. Thể chế hóa kiến thức đã học (xem xét lại các kiến thức liên quan tới
môn học đã lĩnh hội được thông qua giải quyết vấn đề => đáp ứng mục tiêu môn học
đã đề ra).
- GV và HS chốt lại các kiến thức, kỹ năng theo định hướng nêu trong
mục ghi nhớ của SGK.
GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỤ THỂ
Tên bài dạy: ÔN DỊCH, THUỐC LÁ
(NGỮ VĂN 8)
Giáo viên soạn: Nhóm Ngữ văn Môn: Ngữ văn
Trường: THCSQuang Trung Dạy cho lớp: 8
Ngày soạn: 18-8 2012 Thời gian: 45 phút
I. VẤN ĐỀ ĐƯỢC SỬ DỤNG
1. Giới thiệu vấn đề:
Tình huống: Hiện nay hầu như ở bất kỳ nơi nào cũng có bản khuyến cáo hoặc lời đề
nghị: “Cấm hút thuốc lá”. Thế nhưng hằng ngày vẫn nhan nhãn những người không
làm đúng như thế: Ở nhà sau bữa cơm, bố thường ngồi hút thuốc lá xem ti vi; trong
quán cafe, nhiều người tụ tập tán chuyện với điếu thuốc lá phì phèo trên môi; trên xe
buýt đông người chật chội nhưng nhiều người vẫn thản nhiên hút thuốc; thậm chí vào
bệnh viện thăm bệnh nhân vẫn có nhiều người ung dung nhả khói thuốc; rồi đến
trường có những bạn trốn vào nhà vệ sinh để hút thuốc lá; …
- Vì sao phải “Cấm hút thuốc lá”?
- Và làm thế nào để những người quanh em nhận thức đầy đủ hơn về vấn
đề này?
2. Thiết kế câu hỏi trung tâm:
- Vì sao phải “Cấm hút thuốc lá”?
- Làm thế nào để những người quanh em nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề
này?
3. Các kiến thức, kỹ năng người học đã biết:
- Nơi nào cũng có bản khuyến cáo hoặc lời đề nghị: “Cấm hút thuốc lá”;

- Nhan nhản những người hút thuốc lá …
4. Những kiến thức, kỹ năng chưa biết cần để giải quyết vấn đề:
- Đặc điểm của thuốc lá;
- Thuốc lá có hại cho bản thân, cho người chung quanh, cho xã hội;
- Khắp nơi nổi lên chiến dịch chống thuốc lá.
5. Hệ thống các câu hỏi định hướng:
a)Vì sao phải “Cấm hút thuốc lá”?
+ Hút thuốc lá có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe bản thân và người chung
quanh?
+ Ảnh hưởng thế nào đến tài chính, thời gian, công việc?
+ Ảnh hưởng thế nào đến vấn đề môi trường?
+ Ngoài ảnh hưởng về sức khỏe thì hút thuốc lá còn ảnh hưởng về thẩm mĩ của
người hút như thế nào?
+ Xã hội ngày càng văn minh thì càng không nên hút thuốc lá;
+ Nội quy nhà trường không cho phép HS hút thuốc lá;
+ Người lịch sự là người không hút thuốc lá;
+ Xây dựng nếp sống văn minh lành mạnh “không thuốc lá” , v.v …
b) Để những người quanh em nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này, cần phải:
+ Nói cho họ biết những tác hại của việc hút thuốc lá;
+ Cấm sản xuất, buôn bán thuốc lá;
+ Phạt nặng những người hút thuốc lá;
+ Tập trung người nghiện thuốc lá vào các trại cai nghiện;
+ Tăng cường nhiều pano, tranh ảnh, khẩu hiệu kêu gọi mọi người từ bỏ thuốc
lá, v.v…
- Nói thế nào là đúng và đủ trong giao tiếp?
- Tại sao trong giao tiếp có tình trạng “Ông nói gà, bà nói vịt”? Cách nói như trên có
ảnh hưởng gì đến kết quả giao tiếp?
6. Các phương pháp giải quyết vấn đề:
- Phân tích tình huống từ câu chuyện thực tế.
- Đề xuất các ý tưởng, giả thiết.

- Định hướng nguồn thông tin.
- Đưa ra các kết quả.
7. Những kỹ năng cần có:
- Lắng nghe tích cực.
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá, phản hồi, rút ra kết luận.
8. Các môn học có liên quan (nếu có):
Môn Sinh học, Môn Giáo dục Công dân; Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống.
9. Nguồn tài liệu liên quan:
Sách giáo khoa các bộ môn nói trên và nguồn tư liệu trên mạng, báo chí, truyền thanh,
truyền hình….
10. Đánh giá kết quả giải quyết vấn đề:
Đánh giá qua phản hồi của cá nhân, kết quả làm việc nhóm và trao đổi thảo luận của
các nhóm.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Giai đoạn Nội dung
Hoạt động Địa
điểm
Thời
gian
Giáo viên Học sinh
Xác định
và tìm
hiểu vấn
- Giới thiệu
tình huống
chứa đựng vấn
- Cho học sinh
xem tình huống
- Lắng nghe
tích cực

Lớp
học
10 phút
đề
đề
- Đặt câu hỏi
và trả lời câu
hỏi liên quan
đến câu chuyện
để xác định các
kiến thức đã
biết và chưa
biết.
- Đề xuất ý
tưởng, giả
thuyết.
- Xác định kiến
thức cần để
GQVĐ.
- Trả lời các câu
hỏi của HS
- Cho HS liệt kê
những KT đã biết
và những KT
chưa biết
- Cho HS đề xuất
ý tưởng, giả
thuyết.
- Xác định các
KT cần cho

GQVĐ:
- Đặt câu hỏi về
những vấn đề
của tình huống
- HS làm việc
nhóm để đề
xuất ý tưởng,
giả thuyết.
- Xác định các
KT, KN cần có
để GQVĐ
- tác hại của
thuốc lá.
- Vì sao phải
cấm hút thuốc
lá?
- Cách phòng
chống hút thuốc
lá/
Tìm hiểu
các kiến
thức có
liên quan
- Định hướng
cho HS nguồn
thông tin kiến
thức về vấn đề
hút thuốc lá.
- Định
hướng cho HS

các nguồn thông
tin liên quan để
có thể GQVĐ:
Môn Sinh học,
Môn Giáo dục
Công dân; Giáo
dục giá trị sống
và kĩ năng sống.
Sách giáo khoa
- Tìm hiểu các
tư liệu có liên
quan đến vấn
đề hút thuốc lá
Lớp
học
10 phút
- Tự nghiên
cứu
các bộ môn nói
trên và nguồn tư
liệu trên mạng,
báo chí, truyền
thanh, truyền
hình….
- Nghiên cứu,
phân tích, thảo
luận các ý
tưởng vừa tìm
được
Giải quyết

vấn đề
- Hệ thống các
KT mới nhận
được
- Kiểm nghiệm
ý tưởng, giả
thuyết.
- Tổ chức cho HS
hệ thống KT vừa
tìm hiểu.
- Cho HS đối
chiếu KT tìm
hiểu được với
tình huống đặt ra.
- Tổng hợp các
kiến thức.

- Đối chiếu và
lí giải tình
huống
Lớp
học
10
phút
Trình bày
kết quả
- Trình bày sản
phẩm
- Thể chế hóa
KT đã học

được
- Tổ chức cho HS
trình bày KQ
(cách giải quyết
tình huống thực
tế)
- Chốt lại KT và
cho HS thực hiện
bài tập vận dụng
- Các nhóm
trình bày
- Nhận xét,
đánh giá và rút
ra KL
- Nêu ý kiến
phản hồi.
Lớp
học
10 phút
*Ghi chú: 5 phút còn lại chúng tôi dùng để củng cố tiết học.
3. Một số phương pháp và phương tiện kết hợp:
- Phương pháp hiệu quả nhất trong dạy học là sự phối hợp của nhiều phương
pháp. Chính vì vậy mà việc dạy học dựa trên giải quyết vấn đề cũng không tách rời
điều đó. Đặc biệt đối với môn Văn, Tiếng Việt vốn dĩ “lời nhiều” ấy rất dễ gây nhàm
chán cho học sinh.Vì thế để thực hiện một tiết dạy có hiệu quả thì cần có sự phối hợp
của nhiều phương pháp.
Để giới thiệu tình huống có vấn đề giáo viên nên sử dụng phương pháp quan sát
trực quan. Vì vậy việc sử dụng thiết bị dạy học hiện đại như giáo án điện tử, máy
chiếu trong tiết học này là rất phù hợp. quan sát trực quan sẽ giúp các em theo dõi câu
chuyện, tình huống chăm chú, tập trung hơn.

Để giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học thì phương pháp quan trọng, hiệu quả
không thể thiếu trong tiết học là thảo luận, hoạt động nhóm. Đây là quá trình các em
đưa ra ý kiến, lựa chọn cách giải quyết và đi đến thống nhất vấn đề. Đây cũng là khâu
quan trọng nhất của tiết học.
Song song cùng với quá trình thảo luận của các em thì người giáo viên đóng vai
trò cố vấn. Vì vậy phương pháp đàm thoại, gợi mở nêu vấn đề cần được kết hợp để
giúp các em xác định đúng hướng giải quyết vấn đề mang lại hiệu quả mong muốn.
Ngoài ra còn có sự kết hợp của nhiều phương pháp khác vốn là đặc trưng của bộ
môn như: thuyết giảng, trình bày.
Như trên đã nói, đối với tiết dạy học dựa trên giải quyết vấn đề thì việc sử dụng
phương tiện dạy học hiện đại là rất phù hợp. Phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại như
Giáo án điện tử, máy chiếu sẽ là công cụ hổ trợ đắc lực cho giáo viên và học sinh
trong quá trình thực hiện tiết học.
Bên cạnh các phương pháp, phương tiện dạy học đó để tiết học thành công và
hiệu quả nhất người học cũng cần rèn luyện cho mình một số kỹ năng cơ bản như kỹ
năng xác định vấn đề, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác làm việc theo nhóm,
kỹ năng trình bày sản phẩm …
Với đặc trưng của bộ môn Văn, Tiếng Việt lâu nay học sinh vẫn quen học theo
kiểu truyền thụ một chiều: giáo viên giảng, trò nghe, ghi chép thì bây giờ sử dụng
phương pháp mới này với sự kết hợp của nhiều phương pháp khác sẽ đặt học sinh vào
tình huống “ không thể ngồi im”. Vì vậy buộc các em phải hoạt động, tư duy tìm ta lời
giải đáp cho bài học. Thế nên các em từ chổ bị động chuyển sang tâm thế chủ động,
làm chủ tiết học.
III. Tiết dạy minh họa:( Tổ chức tiết dạy riêng và có giáo án kèm theo)
IV. Một số lưu ý:
-Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề là một phương pháp hay tuy nhiên do đặc
trưng của bộ môn nên không phải lúc nào ta cũng vận dụng được cho tất cả các bài
học. Không phải bài học nào giáo viên cũng phải tạo cho bằng được tình huống có vấn
đề mà tùy thuộc vào từng bài học, tiết học cụ thể. Do đó giáo viên cần phải linh hoạt
trong mọi tình huống để sử dụng phương pháp này một cách phù hợp.

- Để thực hiện tốt phương pháp này yêu cầu giáo viên phải xác định nội dung
trọng tâm của bài học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, xây dựng được tình huống thực tế
có liên quan đến nội dung bài học và vận dụng kiến thức trong bài học để giải quyết
vấn đề.
- Tuỳ theo đối tượng học sinh mà giáo viên vận dụng các mức độ thể hiện của vấn
đề cho phù hợp.
- Trong quá trình giải quyết vấn đề có thể học sinh sẽ không làm đúng những
điều GV muốn (tinh thần, thái độ, phương pháp làm việc,…) hoặc không thể khám
phá hết vấn đề vì vậy giáo viên cần quản lý, giúp đỡ, thuyết phục và định hướng cho
các em. Và đây cũng chỉ là một phương pháp mới được áp dụng cho một tiết học vì
vậy chúng tôi nghĩ giáo viên của chúng ta cũng không nên quá cầu toàn.
- Trong một tiết học có thể vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học, kĩ
thuật dạy học, như: ƯD CNTT, Phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác nhóm,
dạy học bằng sơ đồ tư duy để giúp học sinh tìm hiểu bài, chiếm lĩnh tri thức.
C. KẾT LUẬN:
Mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, trong
thực tế không có phương pháp dạy học nào là hoàn hảo, tối ưu. Vấn đề là người dạy
phải biết vận dụng phương pháp nào và vận dụng ra sao để đem lại hiệu quả tốt nhất
cho người học. Nhất là các phương pháp dạy học tích cực hiện nay, luôn coi trọng
mục tiêu lấy người học làm trung tâm.
Phương pháp dạy học tích cực nói chung và phương pháp “Dạy học dựa trên giải
quyết vấn đề” nói riêng nhằm giúp học sinh hứng thú và tự giác trong học tập. Đồng
thời qua các hình thức tổ chức học tập hợp tác giúp học sinh có kĩ năng giao tiếp, kĩ
năng thuyết phục, kĩ năng lắng nghe tích cực, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ được
rèn luyện và phát triển. Thông qua việc tự đánh giá kết quả học sinh không chỉ được
rèn luyện kĩ năng xem xét, phân tích vấn đề mà còn tự điều chỉnh cách học của mình
hợp lí hơn. Để vận dụng phương pháp này vào quá trình giảng dạy là điều không hề
đơn giản đối với mỗi giáo viên chúng ta.
Trên đây toàn bộ nội dung chuyên đề “ Vận dụng phương pháp dạy học dựa
trên giải quyết vấn đề phân môn Văn” được nhóm Ngữ văn trường THCS Quang

Trung tìm tòi, nghiên cứu, thực hiện từ đầu năm học 2012 - 2013 đến nay. Vì mới chỉ
là bước đầu thử nghiệm nên chuyên đề không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót,
mang tính chủ quan. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm
của các thầy cô giáo dạy Ngữ văn trên địa bàn huyện để chuyên đề của chúng ta đầy
đủ hơn, hoàn chỉnh hơn. Từ đó, chúng ta rút ra được những điểm chung nhất của
phương pháp dạy học tích cực này để áp dụng vào từng bài dạy cụ thể nhằm nâng cao
chất lượng môn Ngữ văn nói chung và phân môn Văn nói riêng trong các trường
THCS trên địa bàn huyện.
D. ĐỀ XUẤT :
Đối với những phương pháp dạy học mới như thế này giáo viên chúng tôi chỉ
mới được tập huấn lí thuyết thôi chưa đủ.Chuyên môn phòng giáo dục nên có những
tiết dạy thử nghiệm mẫu để giáo viên học hỏi rút kinh nghiệm qua đó áp dụng vào quá
trình giảng dạy của mình cho khỏi lúng túng.
Xin trân trọng cảm ơn!

×