Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Báo cáo thực tập Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa PMTT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 36 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVGD: T.S Nguyễn Văn Nghĩa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA : ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
Bộ Môn : Kỹ Thuật Điện
***
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn: T.S Nguyễn Văn Nghĩa
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Bá Duy
Lớp: : Trang Bị Điện CN & GTVT
Khóa : 51
SVTH: Nguyễn Bá Duy – Lớp: Trang Bị Điện CN&GTVT K51 1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVGD: T.S Nguyễn Văn Nghĩa
Mục Lục
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TỰ
ĐỘNG HOÁ PMTT
PMTT AUTOMATION JOINT STOCK COMPANY
1. Sơ lược về công ty PMTT
- Tiền thân của công ty cổ phần tự động hóa PMTT là phòng tự động hóa của công
ty PMTT
- Công ty cổ phần tự động hóa PMTT được thành lập từ năm 2010. Sau hơn 3 năm
thành lập, công ty đã đạt được nhiều thành tựu và đánh giá cao từ các doanh nghiệp
trong và ngoài nước . Đặc biệt là các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp.
- Công ty chuyên sản xuất các thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều
khiển, sản xuất các thiết bị điện chiếu sáng . Tư vấn thiết kế , lắp đặt dây chuyền
sản xuất , tích hợp hệ thống tự động hóa trong công nghiệp . Buôn bán máy móc,
thiết bị điện , vật liệu điện (máy phát điện, động cơ điện, dây điện và thiết bị khác
dùng trong mạch điện)., sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng, lắp đặt hệ thống điện,
thiết kế và lắp đặt các dây chuyền tự động hóa.
- Công ty từng đoạt cúp vàng sản phẩm/Dịch vụ ưu tú hội nhập WTO, giấy chứng
nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008, top 500 thương hiệu Việt.
2. Sơ đồ tổ chức công ty


SVTH: Nguyễn Bá Duy – Lớp: Trang Bị Điện CN&GTVT K51 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVGD: T.S Nguyễn Văn Nghĩa
• Nguyễn Quang Trung
- Chức vụ: Giám đốc
- Trình độ chuyên môn: Kỹ sư điện tử
- Quá trình công tác: Tốt nghiệp đại học Giao Thông Vận Tải Hà Nội
3. An toàn lao động: Tiêu chuẩn 5s
5S là một phương pháp quản lý nhà nhằm mục đích cải tiến môi trường làm
việc, một chương trình hoạt động thường trực trong một doanh nghiệp hoặc ở một
đơn vị hành chính. 5S là một phương pháp cải tiến rất đơn giản nhưng lại rất hiệu
quả trong thực tế.
Từ văn phòng, nhà kho cho đến công trường xây dựng, hay nhà xưởng công
nghiệp hoặc nông nghiệp. Nơi nào có hoạt động thì nơi đó cần sắp xếp, cần phân
loại, cần sạch sẽ. Không có hoạt động 5S thì không thể bàn đến việc quản lý và cải
tiến. 5S ngăn chặn sự xuống cấp của nhà xưởng, tạo sự thông thoáng cho nơi làm
việc, đỡ mất thời gian cho việc tìm kiếm vật tư, hồ sơ cũng như tránh sự nhầm lẫn.
Người làm việc cảm thấy thoải mái, làm việc có năng suất cao và tránh được sai
sót. Các thiết bị sản xuất hoạt động trong môi trường phù hợp với tiêu chuẩn chất
lượng an toàn.
5 S là 5 chữ cái đầu của các từ:
- Sàng lọc (Seiri - Sorting out): Sàng lọc những cái không cần thiết tại nơi
làm việc và loại bỏ chúng.
SVTH: Nguyễn Bá Duy – Lớp: Trang Bị Điện CN&GTVT K51 3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVGD: T.S Nguyễn Văn Nghĩa
- Sắp xếp (Seiton - Storage): Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp và đúng chỗ của nó
để tiện sử dụng khi cần.
- Sạch sẽ (Seiso - Shining the workplace): Vệ sinh, quét dọn, lau chùi mọi
thứ gây bẩn tại nơi làm việc.
- Săn sóc (Seiletsu - Setting standards): Đặt ra các tiêu chuẩn cho 3S nói trên
và thực hiện liên tục.

- Sẵn sàng (Shitsuke - Sticking to the rule): Tạo thói quen tự giác, duy trì và
tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tại nơi làm việc để mọi thứ luôn sẵn sàng cho
sản xuất.
Có doanh nghiệp đã áp dụng 5S vào công tác nhân sự; sàng lọc đội ngũ nhân
viên để lựa chọn nhân tài; sắp xếp lại bộ máy để nâng cao tính hiệu quả; vệ sinh
tức là cải thiện bầu không khí trong cơ quan trở nên thân thiện, cởi mở, đoàn kết
hơn, v.v cho nên 5S chính là nền tảng của năng suất và chất lượng.
Tại sao phải thực hiện?
Một đặc điểm của người ViệtNam (có lẽ là tình trạng chung của những nước
nghèo), có thể nói là một căn bệnh, đó là: Giữ lại tất cả mọi thứ cần thiết và không
cần thiết. Kết quả là có trong tay cả kho những thứ không sử dụng được.Tại sao
không sử dụng được?
1. Thứ nhất là không ngăn nắp: Vì quá nhiều vật dụng cất giữ lộn xộn,
không biết mình đang có cái gì, khi cần tìm không biết đâu mà tìm, và vẫn phải đi
mua dù đang có sẵn. Như vậy, vừa tốn phí bảo quản, vừa không có tác dụng.
2. Thứ hai là không chọn lọc, chuẩn bị: Giữ lại cả thứ sử dụng được và
không sử dụng được, thứ sử dụng được thì không sẵn sàng sử dụng, cất giữ lộn xộn
làm mất thời gian tìm kiếm.
- Môi trường làm việc bề bộn, không vệ sinh tạo thành thói quen, không ai
quan tâm, chỉ làm khi có đoàn kiểm tra.
- Có tổ chức tốt mới sản xuất ra được những sản phẩm tốt và ổn định, với
tình hình hiện nay, muốn tồn tại thì phải thực hiện.
Một số lý do khác:
SVTH: Nguyễn Bá Duy – Lớp: Trang Bị Điện CN&GTVT K51 4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVGD: T.S Nguyễn Văn Nghĩa
- Đối với những công ty đang xây dựng hệ thống QTCL theo tiêu chuẩn
ISO 9000, 5S là bước xây dựng cơ sở ban đầu để thực hiện.
- Mặt bằng của đa số công ty rất nhỏ so với yêu cầu của sản lượng, vấn đề
tiết kiệm mặt bằng là vấn đề hàng đầu.
- Cần nâng cao hiệu quả thời gian làm việc (không mất thời gian tìm), tăng

cường vệ sinh cá nhân , an toàn lao động, và tiết kiệm vốn.
Lợi ích sau khi thực hiện:
5S là quá trình liên tục, lâu dài nên không thể nói là "thực hiện xong" nhưng
qua quá trình thực hiện, doanh nghiệp sẽ thu được một số kết quả như sau:
- Tạo được vệ sinh, ngăn nắp tại nơi làm việc, tiết kiệm thời gian trước kia
phải tìm kiếm, chất lượng công việc tăng.
- Tâm lý công nhân thoải mái trong môi trường làm việc thuận lợi, sạch sẽ.
- Những vật dụng thừa được loại bỏ.
- Mặt bằng kho bãi được hợp lý hoá, giải quyết được nhu cầu xuất nhập.
- Công nhân có ý thức khi thực hiện công việc.
4. Chính sách chất lượng PMTT
- Đường lối xuyên suốt trong quá tình xây dựng và phát triển của PMTT là chất
lượng của sản phầm.
- Mục tiêu PMTT luôn cung cấp các sản phầm và dịch vụ với chất lượng tuyệt hảo
và giá cả cạnh tranh nhất, phù hợp với nhu cầu của khách hang, sao cho PMTT
được biết đến như một thương hiệu lý tưởng trong việc thảo mãn sự mong đợi của
từng khách hang trong trừng khu vực thị trường riêng.
- Để đạt được mục tiêu trên PMTT thực hiện hệ thống quản lý chất lượng dựa trên
các yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2008, đồng thời không ngừng cải
tiến phương pháp quản lý, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên, nâng cao
năng lực máy móc, thiết bị và đổi mới công nghệ sản xuất nhằm đạt được chất
lượng cao cho sản phẩm.
- PMTT cũng luôn xác định sứ mệnh lịch sử của mình là phát triển bền vững,
chuyên nghiệp với khách hang bằng các sản phẩm chất lượng cao nhất và dịch vụ
khác hang tốt nhất. Giám đốc PMTT cam kết và yêu cầu toàn thể các cán bộ công
SVTH: Nguyễn Bá Duy – Lớp: Trang Bị Điện CN&GTVT K51 5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVGD: T.S Nguyễn Văn Nghĩa
nhân viên trong Công ty thấu hiểu chính sách chất lượng của Công ty, thực hiên
theo Hệ thống chất lượng ISO 9001: 2008, làm việc hết khả năng của mình vì uy
tính và sự phát triển bền vững của công ty.

SVTH: Nguyễn Bá Duy – Lớp: Trang Bị Điện CN&GTVT K51 6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVGD: T.S Nguyễn Văn Nghĩa
CHƯƠNG II: NỘI DUNG THỰC TẬP CHUYÊN MÔN
1. Tìm hiểu về PLC OMRON CPM2C
1.1. Cấu trúc của PLC
Hình 1: CPM2C
- CPM2C-CIF01/CIF11: có tác dụng truyền thông , trao đổi dữ liệu giữa các
modul, nạp chương trình cho PLC CPM2C
- AC Power Supply Unit: bộ nguồn cấp cho PLC
- CPU: CPM2C
- Nối tiếp được tối đa 5 bộ modul mở rộng cho CPM2C với số I/O tối đa là
192
- Sử dụng nguồn là DC 24V
SVTH: Nguyễn Bá Duy – Lớp: Trang Bị Điện CN&GTVT K51 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVGD: T.S Nguyễn Văn Nghĩa
Hình 2: Các CPU của PLC CPM2C
Có các modul:
- CPM2C-10CDR : gồm 6 đầu vào và 4 đầu ra
- CPM2C-20CDR : gồm 12 đầu vào và 8 đầu ra
- CPM2C-32CDR: 16 đầu vào và 10 đầu ra
PLC là từ viết tắt của Programmable logic controller, nghĩa là bộ Điều
khiển logic khả trình.Về cơ bản PLC có thể chia làm 5 phần chính như sau:
 Giao diện đầu vào ( Input area )
 Giao diện đầu ra ( Output area )
 Bộ xử lý trung tâm ( CPU )
 Bộ nhớ dữ liệu chương trình ( Memory area )
 Nguồn cung cấp ( Power supply )
SVTH: Nguyễn Bá Duy – Lớp: Trang Bị Điện CN&GTVT K51 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVGD: T.S Nguyễn Văn Nghĩa
:

Hình 3: Cấu trúc cơ bản của PLC
Nguồn cung cấp ( Power supply ): biến đổi điện bên ngoài thành điện áp
phù hợp cung cấp cho mạch điện tử bên trong.
Giao diện đầu vào (Input area ): biến đổi đại lượng điện đầu vào thành các
tín hiệu số cung cấp cho CPU xử lý. Các tín hiệu nhận từ các thiết bị đầu vào
(Input device) được lưu trong vùng nhớ này
Bộ xử lý trung tâm ( CPU ): thực hiện các lệnh trong chương trình, xử tín
hiệu vào, đưa kết quả hoặc điều khiển phần giao diện đầu ra…
Bộ nhớ dữ liệu chương trình ( Memory area ): lưu chương trình điều khiển,
các trạng thái nhớ trung gian trong quá trình thực hiện: các dữ liệu khác như cờ ,
thanh ghi tạm, trạng thái đầu vào, lệnh điều khiển đầu ra…
SVTH: Nguyễn Bá Duy – Lớp: Trang Bị Điện CN&GTVT K51 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVGD: T.S Nguyễn Văn Nghĩa
Giao diện đầu ra (Output area ): biến đổi các lênh điều khiển ở mức tín hiệu
số của PLC thành các tín hiệu vật lý, đưa ra tín hiệu điều khiển thiết bị ngoài
(output device ).
SVTH: Nguyễn Bá Duy – Lớp: Trang Bị Điện CN&GTVT K51 10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVGD: T.S Nguyễn Văn Nghĩa
1.2. Hoạt động của PLC
Hình dưới là lưu đồ thực hiện bên trong PLC, trong đó 2 phần quan
trọng nhật là thực hiện chương trình và cập nhật đầu vào ra. Quá trình này được
thực hiện liên tục, không ngừng theo một vòng kín gọi là cycle hay scan.
Hình 4: Lưu dồ thực hiện trong PLC
1.3. Các bit đầu vào PLC và các tín hiệu điện bên ngoài
Hình 5: Các bit đầu vào của word 000
Các bit bên trong PLC phản ánh trạng thái đóng mở của công tắc điện bên ngoài.
Khi trạng thái khóa đầu vào thay đổi ( đóng / mở ) thì trạng thái các bit tương ứng
cũng thay đổi tương ứng ( 1/0 ). Các bit trong PLC tổ chức thành từng word.
SVTH: Nguyễn Bá Duy – Lớp: Trang Bị Điện CN&GTVT K51 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVGD: T.S Nguyễn Văn Nghĩa

1.4. Các bit đầu ra trong PLC và thiết bị điện bên ngoài
Hình 6: Các bit đầu ra của word 100 và thiết bị điện bên ngoài
Các bit của word 100 sẽ điều khiển bật tắt các đèn tương ứng với trạng thái của nó
( 1/0 ).
1.5. Các thành phần trên bộ PLC
a. CPM2C-CIF01
Hình 7:CPM2C-CIF01
SVTH: Nguyễn Bá Duy – Lớp: Trang Bị Điện CN&GTVT K51 12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVGD: T.S Nguyễn Văn Nghĩa
b. Cấu tạo của CPM2C-32CDTM-D
Hình 8:PLC CPM2C-32CDTM-D
SVTH: Nguyễn Bá Duy – Lớp: Trang Bị Điện CN&GTVT K51 13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVGD: T.S Nguyễn Văn Nghĩa
Hình9 : Đầu vào ra của CPM2C-CTDM-D
Hình 10: Đấu nối đầu vào
SVTH: Nguyễn Bá Duy – Lớp: Trang Bị Điện CN&GTVT K51 14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVGD: T.S Nguyễn Văn Nghĩa
Hình 11: Sơ đồ chân Output PLC
SVTH: Nguyễn Bá Duy – Lớp: Trang Bị Điện CN&GTVT K51 15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVGD: T.S Nguyễn Văn Nghĩa
1.6. Các vùng nhớ trong PLC CPM2C và chức năng vùng nhớ
 Các vùng nhớ
Các vùng nhớ Word Bit
ở phần mềm
CX-P
ở phần mềm
CX-P
CI
O
area

I/O area 00 đến 199 0 đến 199 00000 đến
19915
0.00 đến
199.15
1:1 link
area
3000 đến
3063CH
3000 đến
3063
300000 đến
306300
300.00 đến
3063.00
Serial PLC
link area
3100 đến
3189CH
3100 đến
3189
310000 đến
318915
3100.00 đến
3189.15
Work area 3800 đến
6143CH
3800 đến
6143
380000 đến
614300

3800.00 đến
6143.00
Work area W000 đến
W511CH
W000 đến
W511
W00000 đến
W51115
W000.00 đến
W511.15
Holding area H000 đến
H511CH
H000 đến
H511
H00000 đến
H51115
H000.00 đến
H511.15
Auxiliary area A000 đến
A959CH
A000 đến
A959
A00000 đến
A95915
A000.00 đến
A959.15
DM area D00000 đến
D32767*
D0 đến
D32767*

Timer T000 đến
T511
T0 đến T511 T000 đến T511 T0000 đến
T0511
Counter C000 đến
C511
C0 đến C511 C000 đến
C511
C0000 đến
C0511
 Chức năng vùng nhớ
Vùng nhớ Chức năng vùng nhớ
CIO
area
Input area Các bit này có thể gán cho các đầu vào
ra I/O
Output area
1:1 link area Dùng cho kết nối 1:1 với 1PLC khác
Serial PLC link area Dùng cho kết nối 1:n với 1PLC khác
Work area Có thể sử dụng tùy ý trong chương trình
SR area Các bit này phục vụ cho chức năng
riêng biệt như cờ báo và bit điều khiển
TR area Lưu dữ liệu và lưu trạng thái ON/OFF
tạm thời tại các nhánh rẽ chương trình
HR area
2
Lưu dữ liệu và lưu lại trạng thái khi ngắt
điện
SVTH: Nguyễn Bá Duy – Lớp: Trang Bị Điện CN&GTVT K51 16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVGD: T.S Nguyễn Văn Nghĩa

AR area
2
Phục vụ cho chức năng riêng biệt như
cờ báo hoặc bit điều khiển
Timer/Counter area Dùng cho timer và counter
DM area Read/ write Dữ liệu ở vùng này chỉ truy cập theo
word. Giá trị của word tự lưu khi mất
điện
Error log Lưu thời gian xuất hiện và mã của lỗi
Read- only Chương trình không thể ghi đè lên các
word này
PC setup Dùng lưu các thông số khác nhau điều
khiển hoạt động của PLC
1.7. Nối ghép giữa PLC và thiết bị ngoại vi
Để PLC có thể kết nối được thiết bị ngoại vi qua cổng USB chỉ cần một cáp
nối USB thông thường.
Hình 12: USB-CN226 - Cáp USB to RS232
Khi nối bằng cáp USB chỉ cho phép một máy tính kết nối với PLC.Không
nên rút cáp ra khỏi USB may tính khi đang online nếu không máy tính có thể bị
treo.
SVTH: Nguyễn Bá Duy – Lớp: Trang Bị Điện CN&GTVT K51 17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVGD: T.S Nguyễn Văn Nghĩa
1.8. Giao tiếp, truyền thông
1.8.1 Giao tiếp dùng Host link
Giao Tiếp dùng giao thức HOST LINK của omron cho phép ghép nối tới 32
bộ PLC với một máy tính chủ.Giao thức HOST LINK có thể dung trên đường
truyền RS – 232C.
 Kết nối 1:1.
Hình 13: Kết nối 1:1 HOST LINK giữa PLC và máy tính
 Kết nối 1:n.

SVTH: Nguyễn Bá Duy – Lớp: Trang Bị Điện CN&GTVT K51 18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVGD: T.S Nguyễn Văn Nghĩa
Hình 14: Kết nối 1:n
SVTH: Nguyễn Bá Duy – Lớp: Trang Bị Điện CN&GTVT K51 19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVGD: T.S Nguyễn Văn Nghĩa
1.8.2. Liên kết dữ liệu 1:1 giữa hai PLC.
Có thể thiết lập một liên kết dữ liệu của bộ nhớ giữa một bộ CPM2C với một
bộ PLC loại CP1L, CPM1A, C200HS.Để thực hiện liên kết cần có cáp RS –
232C .Sau khi liên kết dữ liệu giữa hai PLC được tạo lập, giữ liệu trong vùng liên
kết giữa hai PLC sẽ tự động trao đổi mà không cần lập trình.
Hình 15: Liên kết 1:1 PLC link

SVTH: Nguyễn Bá Duy – Lớp: Trang Bị Điện CN&GTVT K51 20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVGD: T.S Nguyễn Văn Nghĩa
1.8.3. Truyền thông NT LINK.
NT LINK cung cấp phương tiện trao đổi dữ liệu nhanh bằng phương thức
truy cập trực tiếp giữa bộ PLC với màn hình cảm ứng HMI bằng cáp RS – 232
hoặc RS – 422/485.
Hình 16: Kết nối NT Link
SVTH: Nguyễn Bá Duy – Lớp: Trang Bị Điện CN&GTVT K51 21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVGD: T.S Nguyễn Văn Nghĩa
1.9. Phần mềm lập trình cho PLC: CX- Programmer
Hình 17: Phần mềm lập trình PLC Omron sử dụng ngôn ngữ Ladder
SVTH: Nguyễn Bá Duy – Lớp: Trang Bị Điện CN&GTVT K51 22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVGD: T.S Nguyễn Văn Nghĩa
2. Tìm hiểu về kết nối OPC và phần mềm KEPsever EX5
2.1 Giới thiệu chung về OPC
OLE for Process Control (OPC) được xây dựng và phát triển bởi OPC Foundation
(gồm 150 công ty thành viên trong đó có Microsoft Corporation). OPC dựa trên kỹ thuật
Microsoft’s Object Linking and Embeddeding (OLE) và Component Pbject Model

(COM). OLE cung cấp một chuẩn giao tiếp chung cho những thiết bị và những ứng dụng
dùng để giao tiếp. Những thiết bị mà thu thập hoặc hình thành dữ liệu trở thành OPC
sever, nó cung cấp cho những ứng dụng OPC client.
Trọng tâm của OPC là mô hình client/ server trong đó OPC server cung cấp và
giao tiếp đến đối tượng của OPC, cho phép những ứng dụng trên client điều khiển thiết bị
và quản lý dữ liệu của thiết bị. Những OPC sever có thể được truy cập qua hầu hết các
phần mềm HMI và dùng các ngôn ngữ khác nhau gồm C++, Visual Basic và Delphi.
OPC sever tập hợp dữ liệu từ các thiết bị vật lý để phần tán đến những ứng dụng của
OPC client và cũng có trách nhiệm cập nhật dữ liệu của thiết bị khi OPC client thay đổi.
OPC client kết nối và giao tiếp với OPC server thông qua một trong hai giao thức
được định nghĩa trong đặc điểm của OPC. Giao tiếp OLE cho phép người dung truy cập
dữ liệu thông qua việc sử dụng ngôn ngữ chung. Giao tiếp COM thì phức tạp hơn, nhưng
cung cấp cấp điều khiển mới hơn và mềm dẻo cho người phát triển và người dung thành
thạo ngôn ngữ như là C hoặc C++. Những ứng dụng của OPC client có thể truy cập OPC
sever cục bộ trong máy tính hoặc là mạng server.
Hình 2.1: Mô hình OPC server
SVTH: Nguyễn Bá Duy – Lớp: Trang Bị Điện CN&GTVT K51 23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVGD: T.S Nguyễn Văn Nghĩa
2.2 Tổng quan OPC
2.2.1 OPC Object và giao tiếp
OPC client có thể kết nối đến OPC server được cung cấp bởi một hoặc nhiều nhà
cung cấp.
Hình 2.2 OPC Client
OPC server có thể được cung cấp bởi nhiều nhà cung cấp. Nhà cung cấp cung cấp
mã xác định thiết bị và dữ liệu mà trên sever truy cập.
Hình 2.3: Mối quan hệ giữa OPC sever / client
SVTH: Nguyễn Bá Duy – Lớp: Trang Bị Điện CN&GTVT K51 24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVGD: T.S Nguyễn Văn Nghĩa
2.2.2 OPC DataAccess
Ở mức độ cao, OPC server Access server bao gồm nhiều đối tượng: server, group

và item. Đối tượng OPC server duy trì thông tin từ server và server như là một nơi chứa
các nhóm đối tượng OPC. Nhóm đối tượng OPC lưu dữ liệu thông tin chính nó và cung
cấp cơ cấu lưu trữ và sắp xếp các OPC item cục bộ.
Hình 2.4: Mối quan hệ giữa server và Group
Nhóm OPC cung cấp cách thức cho các client sắp xếp dữ liệu. Dữ liệu có thể được
đọc hoặc ghi. Ngoài ra, các kết nối cơ bản được tạo ra giữa client và item trong group còn
có cho phép hoặc không cho phép kết nối. OPC client có thể cấu hình tốc độ để OPC
server cung cấp dữ liệu truyền đến OPC client.
Có hai loại group: nhóm công cộng và nhóm cục bộ. Nhóm công cộng thì dung
chia sẽ cho nhiều client, nhóm cục bộ thì chia sẽ cho client cục bộ.
Trong mỗi nhóm client có thể có một hoặc nhiều OPC Item.
SVTH: Nguyễn Bá Duy – Lớp: Trang Bị Điện CN&GTVT K51 25

×