Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN GIÁO DỤC Phòng chống ma túy qua môn GDCD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 18 trang )

SKKN: Giáo dục phòng chống Ma tuý cho học sinh qua môn GDCD ở bậc THCS

PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG HOÁ
TRƯỜNG THCS LAO BẢO.
oOo
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Giáo viên thực hiện: Hồ Thị Tố Trinh
Đơn vị: Trường THCS Lao Bảo - Hướng Hoá
Lao Bảo, ngày 17 tháng 05 năm 2009.

GV thực hiện: Hồ Thị Tố Trinh Trường THCS Lao Bảo 1
PHÒNG GD&ĐT
TRƯỜNG
oOo
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Giáo viên thực hiện:
Đơn vị:
SKKN: Giáo dục phòng chống Ma tuý cho học sinh qua môn GDCD ở bậc THCS

KINH NGHIỆM VỀ GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TUÝ CHO HỌC
SINH QUA MÔN GDCD Ở BẬC THCS.
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
I. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm:
Hiện nay tệ nạn Ma tuý đang lan rộng và ngày càng trở nên nghiêm
trọng, nó là mối hiểm hoạ đối với con người, nó đang len lỏi vào các nhà
trường. Sự phát triển nhanh chống tệ nạn ma tuý trong trường học đang là nổi
lo lắng của mỗi cán bộ giáo viên, của mỗi gia đình, của mọi người và của toàn
xã hội. Nạn ma tuý không những tác động trực tiếp tới sức khoẻ, kết quả học
tập, nòi giống, phẩm giá con người, hạnh phúc gia đình mà còn liên quan trực
tiếp tới các vấn đề kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng.
Tại điều 61, chương V Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt


Nam Năm 1992 đã ghi: " Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng
trử, sử dụng trái phép thuốc phiện và các chất Ma tuý khác. Nhà nước qui định
chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa các bệnh xã hội nguy hiểm".
Phòng chống, ngăn ngừa và kiểm soát Ma tuý là nhiệm vụ của tất cả
mọi người, là mối quan tâm, lo lắng của nhân loại. Điều tra gần đây cho thấy
phần lớn các thanh thiếu niên bị nghiện Ma tuý đều không thấy được tác hại
của nạn Ma tuý. Trước thực trạng về tệ nạn ma tuý của xã hội, ở địa phương
và trường sở tại. Với cương vị là một giáo viên bộ môn giảng dạy môn GDCD
trong nhà trường. Tôi tự thấy không những mình phải có trách nhiệm thực
hiện đúng đắn chính sách phòng chống tệ nạn ma tuý của Đảng và nhà nước
mà còn có nhiệm vụ : thường xuyên tích hợp một cách hợp lí, tối ưu và có
hiệu quả nội dung giáo dục phòng chống ma tuý qua môn GDCD. Quan tâm
thường xuyên đến những biến đổi của học sinh trong quá trình giáo dục và dạy
học.
Với mong muốn góp phần đẩy lùi tệ nạn ma tuý đem lại cuộc sống ấm
no hạnh phúc cho mọi người, tôi mạnh dạn nghiên cứu những tài liệu về ma
tuý để tuyên truyền, vận dụng và lồng ghép vào một số nội dung bài học của
môn GDCD bậc trung học cơ sở và xem đây như một sáng kiến kinh nghiệm
nhỏ. Hy vọng sáng kiến kinh nghiệm này sẽ giúp cho bản thân và các đồng
nghiệp thực hiện tốt hơn công tác phòng chống tệ nạn ma tuý trong trường
học.
Mặc dù bản thân đã cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những
sai sót bản thân tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến để sáng kiến được bổ
sung ngày càng hoàn thiện hơn.
II. Phương pháp nghiên cứu :
- Nghiên cứu sách báo các tài liệu vế ma tuý.
- Tìm hiểu thực tế.
- Khảo sát chất lượng ở HS khối 7

GV thực hiện: Hồ Thị Tố Trinh Trường THCS Lao Bảo 2

SKKN: Giáo dục phòng chống Ma tuý cho học sinh qua môn GDCD ở bậc THCS

III. Phạm vi áp dụng :
- Áp dụng để giảng dạy cùng với môn GDCD ở các lớp 6,7,8,9 ở trường
THCS Lao Bảo và các trường THCS khác.
B. PHẦN NỘI DUNG :
I. Một số hiểu biết cơ bản về ma tuý.
1. Ma tuý là gì ?
Trong vài năm gần đây danh từ " Ma tuý " đã được người ta nhắc đến
nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng ma tuý là gì thì còn có
nhiều cách hiểu khác nhau. Trước đây người ta thường dùng từ "thuốc phiện "
bởi vì khi đó chỉ có thuốc phiện là một chất gây nghiện nhưng ngày nay những
chất gây nghiện ngày càng xuất hiện nhiều, đa dạng, muôn hình muôn vẻ, nên
ma tuý dùng để chỉ các chất gây nghiện nói chung. Một số người xem ma tuý
là chất độc dược, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra phản ứng làm thay đổi
một số chức năng trong cơ thể con người như tổn thất hệ thống thần kinh tạo
ra trong tâm lí con người một thói quen, những khát khao đam mê khó có thể
bỏ đựơc hoặc gây nên những trạng thái tâm lí không bình thường, làm mất đi
một số chức năng cơ bản vốn có của cơ thể tạo thành những ảo giác, cảm giác
mới lạ hoặc làm giảm cơn đau. Do đó, hiểu một cách đơn giản nhất thì Ma tuý
là một số chất tự nhiên hoặc chất tổng hợp, khi đưa vào cơ thể người dưới
bât cứ hình thức nào sẽ gây ức chế hệ thần kinh làm giảm đau hoặc có thể
gây ảo giác.
Những loại ma tuý thường được sử dụng ở VN là : thuốc phiện, bồ đà,
cô-ca-in, Moóc-phin, Se-du-xen, Do-la-gan, Xì-cọt và những năm gần đây
xuất hiện một số loại ma tuý ở dạng tổng hợp như He-ro-in, hồng phiến, thuốc
lắc

GV thực hiện: Hồ Thị Tố Trinh Trường THCS Lao Bảo 3
Cây và

hoa
thuốc
phiện
( anh
túc)
SKKN: Giáo dục phòng chống Ma tuý cho học sinh qua môn GDCD ở bậc THCS


GV thực hiện: Hồ Thị Tố Trinh Trường THCS Lao Bảo 4
Cây Cần
sa
( Bồ đà,
lanh
mèo, gai
dầu, đại
mã)
Cây và
hoa Cô- ca
( Cô- ca –
in)
Các loại Ma tuý tổng hợp
SKKN: Giáo dục phòng chống Ma tuý cho học sinh qua môn GDCD ở bậc THCS

* Mức độ gây nghiện
♦ Loạị mạnh: Bao gồm những ma túy luôn gây ra hiện tượng nghiện. Khi
cai nghiện, thường gây ra những rối loạn nghiêm trọng về sinh lý - Hội
chứng cai như: Thuốc phiện, hêroin, côcain, meth.
♦ Loại trung bình: Nếu bị lạm dụng, thường gây nghiện do phản ứng dược
lý. Gây tác dụng lại cơ thể người dùng như thuốc giảm đau: moóc phin,
dolargan hay thuốc an thần gây ngủ: seduzen, meprobamate.

♦ Loại nhẹ: Thường là những chất gây nghiện có phản ứng của tâm lý,
không phải chịu sự kiểm soát và nghiêm cấm như : Nicotin từ lá của cây
thuốc lá, caphêin chiết xuất từ hạt càphê
2. Nghiện ma tuý là gì ?
Dùng Ma tuý lần đầu dưới các dạng tiêm chích, hút hít, uống, nhai
người ta thấy có cảm giác lâng lâng dễ chịu và thèm muốn dùng lại.
Ma tuý vào cơ thể vài lần sẽ tác động đến cơ quan cảm thụ gây trạng
thái quen thuộc, nếu không dùng tiếp sẽ rất khó chịu, đau đớn, vật vã thèm
muốn được dùng lại và như thế là đã bị nghiện ma tuý. Do đó, hiểu theo nghĩa
rộng, nghiện ma tuý là tình trạng một số người có thói quen dùng các chất ma
tuý, bất chấp sự ngăn cấm của pháp luật, sự phê phán của người thân, xã hội
và cố bằng các thủ đoạn kể cả gây tội ác để có được các chất ma tuý sử dụng.
Theo nghĩa hẹp, nghiện ma tuý là sự lệ thuộc của con người cụ thể
vào các chất ma tuý, làm cho nguời ta không thể quên và từ bỏ được ma
tuý.
Người nghiện khi thiếu ma tuý thường có những biểu hiện sau :
- Ngáp - Co cứng cơ bụng.

GV thực hiện: Hồ Thị Tố Trinh Trường THCS Lao Bảo 5
SKKN: Giáo dục phòng chống Ma tuý cho học sinh qua môn GDCD ở bậc THCS

- Chảy nước mắt. - Nôn.
- Toát mồ hôi. - Tiêu chảy.
- Hay bực tức. - Mất ngủ.
- Ớn lạnh, nổi da gà. - Trầm cảm.
- Đau các cơ. - Dễ bị kích động.
- Sút cân. - Sợ gió, sợ nước.
Những biểu hiện trên cho thấy người nghiện đã bị rối loạn thần kinh, tiêu
hoá, tâm lí, hành vi xã hội
*. Các biểu hiện thường gặp ở người vừa sử dụng ma tuý

♦ Giai đoạn 1: sau khi dùng khoảng 5 – 10 phút, biểu hiện phổ biến là mắt
đỏ, ướt long lanh, sau chuyển sang sụp mi mắt. Người sử dụng ngồi tại
chỗ mắt lim dim, gãi chân tay, vò đầu, bứt tóc.
♦ Giai đoạn 2: sau 10 – 20 phút, biểu hiện mắt đỏ, ướt, đồng tử co nhỏ,
giọng nói khàn, uống nhiều nước lạnh. Người sử dụng ở trạng thái hưng
phấn cao, nói nhiều, cử chỉ và động tác thiếu chính xác. Nếu có tật thì
các tật thường xuất hiện ở mức cao: vuốt mũi, nhổ râu, nặn mụn, cắn
móng tay
♦ Giai đoạn 3: sau 90 phút, người sử dụng ma tuý tìm chỗ yên tĩnh
“thưởng thức cơn phê”. Họ nằm như ngủ, nhưng không ngủ mà lại hút
nhiều thuốc lá, tàn thuốc vung vãi. Quan sát nơi họ nằm thường thấy
chăn màn thủng do tàn thuốc lá rơi vào, đồ đạc bề bộn. Người sử dụng
ma tuý sợ tắm, sợ ồn ào.
3. Tác hại của ma tuý.
- Đối với bản thân người nghiện:
Nghiện ma túy dẫn đến những rối loạn sinh lí như :
+ Rối loạn về tiêu hóa : nôn, buồn nôn, chán ăn, đi rửa hoặc táo bón xen
kẽ …
+ Rối loạn chức năng thần kinh : Nhức đầu, chóng mặt; run tay chân,
giật cơ; khi thì chậm chạp, khi thì bị kích động cao độ; rối loạn trí nhớ; tâm
thần hốn loạn…
+ Rối loạn tuần hoàn, hô hấp : loạn nhịp tim, huyết áp; loạn hô hấp…
Ngoài ra, người nghiện thường sợ nước, sợ gió nên ngại tắm, do đó dễ
mắc các bệnh nhiễm khuẩn như ghẻ lở, hắc lào….
Khi đã nghiện ma túy, người nghiện phải thường xuyên đưa ma túy vào
cơ thể để thỏa mãn những cảm giác về tâm lí. Như vậy ma túy trở thành nhu
cầu lớn nhất, bức bách nhất đối với người nghiện, lấn át mọi nhu cầu khác của
con người: người nghiện thờ ơ với tất cả mọi người, với cuộc sống bình
thường.
Do bị lệ thuộc hoàn toàn vào ma túy, người nghiện tìm mọi cách để có

thuốc, để có tiền mua thuốc, kể cả những cách tàn ác nhất. Ma túy hủy hoại

GV thực hiện: Hồ Thị Tố Trinh Trường THCS Lao Bảo 6
SKKN: Giáo dục phòng chống Ma tuý cho học sinh qua môn GDCD ở bậc THCS

sức khỏe, nhân cách , dẫn đến tội phạm, lây nhiễm HIV/AIDS ( do tiêm chích
ma túy ).
- Đối với gia đình và cộng đồng:
Gia đình có người nghiện phải chịu nhiều nỗi bất hạnh : kinh tế khánh
kiệt, gia đình bất hòa, ảnh hưởng xấu đến con cái.
+ Xã hội chịu một gánh nặng lớn : tốn tiền để chữa chạy cho người
nghiện; trật tự an toàn xã hội bị đe dọa, các tội phạm hình sự gia tăng. Tệ nạn
ma túy gây ra thảm họa cho cộng đồng, cho những người nghiện mà phần lớn
ở lứa tuổi từ 14 đến 35
II. Giáo dục phòng chống ma tuý qua môn GDCD bậc THCS.
1.Mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục phòng chống tệ nạn ma tuý qua môn
học.
Trong trường THCS, môn GDCD có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh
một hệ thống các chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, góp
phần đào tạo người công dân có đạo đức, có ý thức tuân theo pháp luật và đáp
ứng tích cực những yêu cầu của xã hội. GDPCTNMT cho học sinh phải là một
nội dung giáo dục của môn học này: Người công dân có đạo đức, biết tuân
theo pháp luật và làm việc có ích cho xã hội không thể là người chìm đắm
trong nghiện ngập, tiêu phí sức lực, tiền của cho ma túy, làm khánh kiệt kinh
tế gia đình, gây ra các tệ nạn xã hội.
* Về tri thức :
Giúp học sinh hiểu được:
- Ma túy là gì và tác hại của nó đối với bản thân người nghiện, đối với
gia đình họ, đối với cộng đồng xã hội, đối với nòi giống.
- Những quy định của pháp luật về PCTNMT.

- Trách nhiệm của công dân, học sinh đối với việc PCTNMT.
* Về thái độ :
Giúp học sinh:
- Ưa thích lối sống tích cực, lành mạnh, xa lánh lối sống buông thả,
thiếu ý chí, lối sống ăn bám.
- Đồng tình với những chủ trương nhà nước và ủng hộ những quy đinh,
những biện pháp PCTNMT.
- Không đồng tình và chống lại những hành vi rủ rê, lôi kéo thanh thiếu
niên tìm lạc thú trong ma túy hoặc buôn bán, sản xuất ma túy.
- Có thái độ ân cần và nghiêm khắc đối với bạn bè, người thân nghiện
ma túy.
* Về hành vi:
Giáo dục cho học sinh :- Biết phân biệt sự khác nhau giữa những sở
thích, ham muốn lành mạnh với những sở thích, ham muốn thiếu văn hóa của
bản thân và của những người xung quanh.
- Biết giữ mình để không bị cám dỗ, lôi kéo vào tình trạng nghiện ngập.

GV thực hiện: Hồ Thị Tố Trinh Trường THCS Lao Bảo 7
SKKN: Giáo dục phòng chống Ma tuý cho học sinh qua môn GDCD ở bậc THCS

- Không hút thuốc lá, uống rượu, hút thuôc phiện, tiêm chích ma túy:
Nếu đã mắc thì kiên quyết cai nghiện: không buôn bán tàng trữ ma túy, không
trồng cây thuốc phiện.
- Tích cực giải thích, vân động gia đình, bạn bè người thân để họ không
sa vào vòng nghiện ma túy; Dũng cảm cai nghiện, nếu họ đã trót lỡ mắc phải;
Tích cực vân động họ thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà Nước về không
sản xuất, vận chuyển, tàng trữ các loại ma túy.
2. Nội dung giáo dục phòng chống ma tuý qua môn GDCD.
Hiện nay trong trường THCS , chương trình GDCD ở các lớp thường
gồm 2 phần: Phần các chuẩn mực đạo đức và phần thuộc các chuẩn mực pháp

luật. Từ nội dung, chương trình môn học và nội dung giáo dục phòng chống tệ
nạn ma tuý cho học sinh có thể tích hợp vào môn GDCD như sau:
Lớp Tiết
(theo
ppct)
Tên bài Chủ đề giáo dục
6 1 Tự chăm sóc, rèn luyện
thân thể
- Bảo vệ sức khoẻ, tránh xa tệ
nạn Ma tuý.
16 Giờ ngoại khóa
- Nhận thức được tác hại của
ma tuý đối với sức khoẻ, đi đến
kí cam kết không hút thuốc lá,
không uống rượu, không sử
dụng các chất kích thích, không
sa vào tệ nạn ma tuý.
7 33 Giờ ngoại khóa - Tìm hiểu tình hình nghiện hút
ở địa phương, nguyên nhân
nghiện ma tuý và tác hại của
ma tuý đối với bản thân, gia
đình và xã hội, HS bày tỏ thái
độ không đồng tình và cương
quyết không bị quyến rủ bởi ma
tuý.
8 19, 20 Phòng chống các tệ nạn xã
hội.
- Phòng chống các tệ nạn ma
tuý là nghĩa vụ của mọi công
dân.

9 25 Quyền và nghĩa vụ lao
động của công dân.
- Nghiện ma tuý dẫn đến không
hoàn thành nghĩa vụ lao động.
3. Cách vận dụng nội dung giáo dục phòng chống tệ nạn ma tuý vào
các bài GDCD ở các lớp 6,7,8,9.
a. Ở lớp 6 : Tiết 1, bài 1 " Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể".

GV thực hiện: Hồ Thị Tố Trinh Trường THCS Lao Bảo 8
SKKN: Giáo dục phòng chống Ma tuý cho học sinh qua môn GDCD ở bậc THCS

Thông qua bài dạy giáo viên cần giúp học sinh thấy được tự chăm sóc
rèn luyện thân thể không chỉ là biết: Giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ,
thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tích cực phòng và chữa bệnh mà còn
phải cương quyết không đưa các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma tuý vào
cơ thể. từ đó giáo viên yêu cầu học sinh không hút thuốc lá, không uống rượu,
không dùng ma tuý.
* Cách tiến hành
giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận để so sánh sức khoẻ của người
nghiện ma tuý và người không nghiện ma tuý. HS biết tác hại của ma tuý và
một số hậu quả do tệ nạn ma tuý gây ra, giáo viên có thể nêu một số câu hỏi
như sau:
- Em thấy những người nghiện ma tuý có hình dáng, tính cách ra sao?
( Cơ thể gầy gò, tiều tuỵ, tính cách cau có, u sầu, lãnh đạm với mọi người )
- Tại sao họ lại như vậy? ( Ma tuý đã huỷ hoại sức khoẻ, tinh thần của
họ nó làm cho họ luôn bị sốt nhẹ, nhức đầu, mất ngủ buồn nôn, chán ăn thậm
chí gây loạn trí nhớ, rối loạn cảm giác, teo cơ họ không đủ sức để lao động,
học tập và vui chơi, cuộc sống của họ không còn ý nghĩa gì ngoài nhu cầu
được thoả mãn với ma tuý. Chính vì thế không đưa ma tuý, các chất độc hại
vào cơ thể người cũng chính là biết tự chăm sóc rèn luyện thân thể).

- Vậy làm thế nào để cơ thể được khoẻ mạnh? (Giữ gìn vệ sinh cá nhân,
ăn uống điều độ, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tích cực phòng và
chữa bệnh, Không uống rượu, không hút thuốc lá, không dùng ma tuý và các
chất kích thích khác).
Tiết 16, Giờ ngoại khoá các vấn đề địa phương ( Lớp 6)
Giáo viên giúp HS thấy được tác hại của các chất ma tuý đối với sức khoẻ
của con người. Từ đó HS cam kết Không uống rượu, không hút thuốc lá,
không dùng ma tuý và các chất kích thích khác.
*Cách tiến hành:
- Hoạt động 1: Giáo viên chia học sinh thành 3 nhóm, tìm hiểu và thảo
luận về ba vấn đề sau:
Nhóm 1: Sưu tầm hoặc tự vẽ tranh về hình ảnh người khoẻ nhất hành
tinh, những vận động viên và những người nghiện ma tuý, để so sánh.
Nhóm 2: Thu gom các mẩu thuốc lá ( đã hút) ở gia đình và nhà
trường, cho vào 2 túi ni long riêng biệt để so sánh môi trường, không khí ở
đâu sạch hơn. Sau đó nêu ước muốn của tổ mình muốn sống trong môi
trường nào?.
Nhóm 3: Sưu tầm những bài báo hoặc những câu khẩu hiệu tuyên
truyền chống hút thuốc lá, ma tuý, rượu để thảo luận ở nhóm, sau đó trình
bày nội dung câu chuyện, khẩu hiệu và kiến nghị của nhóm trước lớp.

GV thực hiện: Hồ Thị Tố Trinh Trường THCS Lao Bảo 9
SKKN: Giáo dục phòng chống Ma tuý cho học sinh qua môn GDCD ở bậc THCS

( Lưu ý: đối với nhóm 2 để thực hiện tốt công việc của mình các thành
viên phải có sự chuẩn bị trước ở nhà).
- Hoạt động 2: Giáo viên cho đại diện các nhóm lần lượt trình bày vấn
đề mà nhóm mình đã thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, sau đó GV
nhận xét và chốt lại những tác hại của ma tuý.
- Hoạt động 3: Giáo viên cho HS trong lớp tiến hành kí bản cam kết

sau:
* Lớp chúng tôi phấn đấu là lớp khoẻ mạnh !. CHÚNG TÔI QUYẾT:
1. Rèn luyện thể dục thể thao tốt.
2. Ăn ở sạch sẽ, hợp vệ sinh.
3. Tích cực phòng và chữa bệnh.
4. Không uống rượu.
5. Không hút thuốc lá.
6. Không dùng ma tuý.
( GV giữ bản cam kết, và có nhiệm vụ cùng ban cán sự lớp theo dõi quá trình
thực hiện của các thành viên trong lớp. Có biện pháp xử lí kịp thời đối với các
thành viên có dấu hiệu vi phạm).
b. Ở lớp 7: ( Sau đây là giáo án giảng dạy tiết 33 lớp 7)
TIẾT 33 Ngoại khoá các vấn đề địa phương và
thực hành các nội dung đã học
Chủ đề: GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TUÝ.
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS biết Ma tuý là gì?. Thế nào là nghiện Ma tuý, tác
hại của ma tuý và cách phòng chống.
2. Kĩ năng: HS thấy được thực trạng của tệ nạn nghiện ma tuý, biết
tránh xa ma tuý và giúp mọi người phòng chống tệ nạn này.
3. Thái độ: HS quan tâm hơn việc học tập và biết hướng sự hứng thú
của mình vào các họat động chung có ích. Biết lên án và phê phán những hành
vi vi phạm pháp luật về ma tuý.
B. Phương pháp:
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề
- Thảo luận nhóm.
- Tổ chức trò chơi.
C. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: Tranh ảnh, tài liệu về ma tuý, băng hình, máy tính, phiếu

học tập
2. Học sinh: Các tài liệu về phòng chống ma tuý. Bài thuyết trình,
tuyên truyền phòng chống Ma tuý.
D. Tiến trình lên lớp:

GV thực hiện: Hồ Thị Tố Trinh Trường THCS Lao Bảo10
SKKN: Giáo dục phòng chống Ma tuý cho học sinh qua môn GDCD ở bậc THCS

I. Ổn định: ( 2 phút).
- Chào lớp; Giới thiệu giáo viên về dự giờ; Nắm sĩ số:
II. Kiểm tra bài cũ: (2 phút).không
III. Bài mới.
1. Đặt vấn đề (3 phút):
Em hãy cho biết chủ đề của những ngày sau:
Ngày 26 tháng 6.
Ngày 5 tháng 6.
Ngày 1 tháng 12.
HS trình bày, sau đó GV chốt lại và dẫn dắt vào bài.
2 Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức
*HĐ1: ( 15 phút) Học sinh xem Phim về
giáo dục phòng chống Ma tuý.
Gv: - Chia Hs thành 4 nhóm ( mỗi nhóm
tương ứng với 1 dãy bàn)
- Phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Yêu cầu Hs trong quá trình xem Phim,
chú ý trả lời những câu hỏi ( GV đã chuẩn bị
sẵn trong phiếu học tập).
HS: Tiến hành xem Phim.
* HĐ2 :( 10 phút) Các nhóm thi tài.

Gv: Phổ biến thể lệ cuộc thi.
Cử 1 học sinh làm thư kí.
HS: Các nhóm cử đại diện lần lượt trả lời
các câu hỏi trong bộ đề của nhóm mình.
( Các bộ đề Gv chuẩn bị ở máy tính).
Gv: Yêu cầu thư kí công bố kết quả của các
nhóm.
- Nếu chưa phân thắng bại, Gv đưa tiếp câu
hỏi phụ.
- HS: Trả lời, nhận xét đánh giá.
- Gv: Tổng kết phần thi tài - Trao giải cho
nhóm được giải nhất.
* HĐ3:(6 ph
uït)
Hướng dẫn HS tìm hiếu
các khái niệm về Mt, tác hại và biện pháp
phòng chống Ma tuý.
Gv: Yêu cầu Hs trả lời những câu hỏi sau:
1. Ma tuý là gì?
2. Thế nào là nghiện ma tuý?.
3. Hãy nêu các tác hại của Ma tuý?.
*. Xem phim.
*. Các nhóm thi tài.
1. Ma tuý, nghiện ma tuý là
gì?
* Ma tuý: là một số chất tự
nhiên hoặc chất tổng hợp,
khi đưa vào cơ thể người
dưới bất cứ hình thức nào sẽ
gây ức chế hệ thần kinh, làm

giảm đau hoặc gây ảo giác.

GV thực hiện: Hồ Thị Tố Trinh Trường THCS Lao Bảo11
SKKN: Giáo dục phòng chống Ma tuý cho học sinh qua môn GDCD ở bậc THCS

4. Để phòng chống và đẩy lùi tệ nạn Ma tuý,
chúng ta cần phải làm gì?.
Hs: Trả lời, bổ sung.
Gv: Chốt lại
* HĐ4: ( 5 phút) HS làm công tác tuyên
truyền về phòng chống Ma tuý .
Gv: Giới thiệu và mời TTV thực hiện phần
việc của mình.
- HS: Tuyên truyền về công tác PCMT.
* Nghiện MT: Là sự lệ
thuộc của con người vào các
chất Ma tuý, làm cho con
người không thể quên và từ
bỏ được( Cảm thấy khó chịu,
đau đớn, vật vã, thèm muốn
khi thiếu nó)
2. Tác hại của nghiện MT:
* Đối với bản thân người
nghiện:
- Gây rối loạn sinh lí, tâm lí.
- Gây tai biến khi tiêm chích,
nhiễm khuẩn.
- Gây rối loạn thần kinh, hệ
thống tim mạch, hô hấp,
=> Sức khoẻ bị suy yếu,

không còn khả năng lao
động.
Nhân cách suy thoái.
* Đối với gia đình:
- Kinh tế cạn kiệt.
- Hạnh phúc tan vỡ.
* Đối với xã hội:
- Trật tự xã hội bị đảo lộn, đa
số con nghiện trở thành những
tội phạm nguy hiểm.
3. Trách nhiệm của HS:
- Hướng sự hứng thú của mình
vào học tập, lao động, vui
chơi giải trí lành mạnh.
- Tránh xa Ma tuý
- Lỡ nghiện phải cai ngay
- Tuyên truyền khuyên bảo
mọi người không sử dụng,
không buôn bán, tàng trữ, vận
chuyển, sản suất MT
IV. Củng cố: ( 2 phút)
Gv: Cho Hs xem phần cuối của tập phim tuyên truyền PCTNMT.
V. Dặn dò: ( 2 phút)
- Xem lại nội dung các bài đã học, tiết sau ôn tập học kì II.

GV thực hiện: Hồ Thị Tố Trinh Trường THCS Lao Bảo12
SKKN: Giáo dục phòng chống Ma tuý cho học sinh qua môn GDCD ở bậc THCS

d. Lớp 8. Tiết 19, 20, bài 13: " Phòng chống các tệ nạn xã hội".
Thông qua bài học giáo viên giúp học sinh hiểu được tác hại của ma

tuý, hiểu những quy định của pháp luật và nghĩa vụ của công dân trong việc
PCTNMT, từ đó HS đồng tình, ủng hộ các chủ trương, pháp luật của nhà
nước, có ý thức tự giác PCTNMT; HS biết chống lại những hành vi rủ rê lôi
kéo vào nạn nghiện ma tuý của kẻ xấu, tích cực tham gia PCTNMT ở địa
phương.
*Cách tiến hành.
- Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất nguy hiểm của tệ cờ bạc, ma tuý, mại
dâm.
GV có thể mở bài bằng cách trình bày tranh ảnh thể hiện tính chất nguy
hiểm của các tệ nạn xã hội trong đó có nạn ma tuý. Sau đó đặt câu hỏi:
- Em hiểu thế nào là ma tuý?(Ma tuý là một số chất tự nhiên hoặc chất
tổng hợp, khi đưa vào cơ thể người dưới bât cừ hình thức nào sẽ gây ức chế hệ
thần kinh làm giảm đau hoặc có thể gây ảo giác).
- Hãy kể tên những loại ma tuý mà em biết?
(Những loại ma tuý thường được sử dụng ở VN là : thuốc phiện, bồ đà,
Cô-ca-in, Mooc-phin, Se-du-xen, Do-la-gan, xì cọt và những năm gần đây
xuất hiện một số loại ma tuý ở dạng tổng hợp như He-ro-in, hồng phiến, thuốc
lắc )
- Hãy nêu các tác hại của ma tuý?( Đối với bản thân người ngiện, đối
với gia đình và xã hội: Làm suy sụp sức khoẻ và tinh thần, sa sút nhân cách, đi
đến những hành vi tội lỗi, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, gây thiệt hại và làm
rối loạn trật tự xã hội ).
- Hoạt động 2: Tìm hiểu những qui định của pháp luật nhằm PCTNMT.
GV cho học sinh đọc những điều luật sau:
+ Điều 61,Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Năm
1992 :" Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trử, sử dụng trái
phép thuốc phiện và các chất Ma tuý khác. Nhà nước qui định chế độ bắt buộc
cai nghiện và chữa các bệnh xã hội nguy hiểm".
Luật phòng chống ma tuý
+ Điều 3 : Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

1. Trồng cây có chứa chất ma tuý.
2. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám
định, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép
hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, tiền chất thuốc gây nghiện, thuốc hướng
thần.

GV thực hiện: Hồ Thị Tố Trinh Trường THCS Lao Bảo13
SKKN: Giáo dục phòng chống Ma tuý cho học sinh qua môn GDCD ở bậc THCS

3. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, xúi dục, cưỡng bức,
lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma tuý.
4. Sản xuất, tàng trử , vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ vào
việc sản xuất, sử dụng trái phép chất ma tuý.
+ Điều 4.
1. Phòng chống ma tuý là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ
chức, của toàn xã hội.
2. Nhà nước có chính sách khuyến khích, bảo vệ cá nhân, gia đình, cơ
quan, tổ chức tham gia phòng chống TNMT.
Bộ luật hình sự năm 1999
+ Điều 199. Tội sử dụng trái phép chất ma tuý:
1. Người nào sử dụng trái phép chất ma tuý dưới bất kì hình thức nào,
đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào
cơ sở chữa bệnh bắt buộc mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma tuý, thì bị
phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
2. Tái phạm tội này thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm.
GV nhấn mạnh một số quy định của pháp luật đối với trẻ em như: Trẻ em
không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng chất kích thích có hại cho
sức khoẻ. Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút
thuốc, dùng chất kích thích; Nghiêm cấm dụ dỗ , dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán
hoặc cho trẻ em sử dụng những văn hoá phẩm đồi truỵ, đồ chơi hoặc chơi trò

chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.
- Hoạt động 3: Tìm hiểu nghĩa vụ và trách nhiệm của CD- HS trong
việc phòng chống TNMT.
- Theo em những biện pháp nào có hiệu quả nhất giúp em tránh được sự
nguy hiểm của TNMT và các tệ nạn xã hội khác?.
GV cho HS phát biểu ý kiến, nhận xét, bổ sung. Sau đó GV chốt lại
( Bản thân phải biết giữ mình, xa lánh lối sống đua đòi, chơi bời hoang phí,
không xem phim ảnh, sách báo có nội dung xấu; Tích cực học tập và lao động
hướng hứng thú của mình vào những hoạt động lành mạnh, hữu ích. Không tò
mò, bắt chước, không hút thử, chống lại những hành động rủ rê, lôi kéo của kẻ
xấu )
- Em có thể làm gì để đóng góp vào việc phòng chống TNMT?
( Tích cực vận động gia đình chuyển hướng sản xuất, không trồng cây thuốc
phiện, cần sa không buôn bán, tàng trử ma tuý; Vận động người thân, những
người xung quanh cai nghiện; Giúp chính quyền địa phương phát hiện những

GV thực hiện: Hồ Thị Tố Trinh Trường THCS Lao Bảo14
SKKN: Giáo dục phòng chống Ma tuý cho học sinh qua môn GDCD ở bậc THCS

hành vi phạm pháp; Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền giáo dục
phòng chống tệ nạn ma tuý ở địa phương )
d. Lớp 9. Tiết 25, bài 14; Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
GV giúp HS thấy được để thưc hiện tốt nghĩa vụ và quyền lợi trong lao
động của mình, mỗi CD phải chăm lo giữ gìn sức khoẻ, tu dưỡng, rèn luyện
nhân cách không ăn chơi, nghiện hút, nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật. Từ
nhận thức trên HS có ý thức phòng chống để không sa vào TNMT.
*Cách tiến hành:
Nội dung giáo dục PCTNMT có thể lòng ghép vào phần 3 của bài ( CD sử
dụng quyền và nghĩa vụ lao động như thế nào)
GV đặt câu hỏi:

- Theo em muốn thực hiện tốt nghĩa vụ lao động cần có những điều kiện gì?
Điều kiện nào là cơ bản và trước tiên?
- GV cho HS phát biểu ý kiến, nhận xét, bổ sung. Sau đó GV chốt lại
( Sức khoẻ, yêu lao động, ý thức, nghĩa vụ, tri thức, kỉ năng lao động Nghĩa
là muốn thực hiện tốt nghĩa vụ lao động trước hết người CD phải có đủ sức
khoẻ. Mà muốn có SK phải sống lành mạnh, không nghiện ma tuý).
Nghiện ma tuý làm suy sụp sức khoẻ và nhân cách con người, làm mất khả
năng lao động, dễ bị nhiễm HIV/AIDS.
Muốn thực hiện tốt nghĩa vụ lao động, chúng ta phải tuân thủ luật pháp,
không nghiện ma tuý.
C. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM CỦA SKKN
Qua một thời gian vận dụng nội dung giáo dục phòng chống tệ nạn ma
tuý vào trong quá trình giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Lao Bảo, tôi
thấy HS rất tích cực trong các giờ ngoại khoá cũng như các bài có lòng ghép
nội dung giáo dục phòng chống tệ nạn ma tuý , HS đã có được những hiểu biết
cơ bản về ma tuý, thấy được tác hại và hậu quả của ma tuý đối với tương lai,
nòi giống, sức khoẻ, phẩm giá con người, hạnh phúc gia đình, kinh tế, xã hội
và an ninh quốc phòng. Từ đó HS biết chủ động trong công tác Phong chống
tệ nạn ma tuý, biết tự kiềm chế bản thân trước những tệ nạn xã hội khác.
Sau đây là kết quả điều tra, sau khi áp dụng SKKN cho HS ở khối 7 :

GV thực hiện: Hồ Thị Tố Trinh Trường THCS Lao Bảo15
SKKN: Giáo dục phòng chống Ma tuý cho học sinh qua môn GDCD ở bậc THCS

Lớp TS Có hiểu biết cơ
bản về ma tuý
Nhận biết được tác
hại của ma tuý đối
với bản thân, gia
đình và xã hội

Biết cách phòng
tránh và không
sa vào tệ nạn ma
tuý.
SL % SL % SL %
7A 40 40 100 40 100 40 100
7B 35 35 100 35 100 35 100
7C 38 38 100 38 100 38 100
7D 37 37 100 37 100 37 100
7E 35 35 100 35 100 35 100
7G 33 33 100 33 100 33 100
Có được kết quả trên một phần do sự cố gắng trong quá trình giảng dạy của
bản thân, phần nữa là do sự nỗ lực của chính bản thân mỗi HS, ngoài việc học
ở lớp các em biết tự nghiên cứu sách báo và các phương tiện thông tin đại
chúng khác trong việc phòng chống tệ nạn ma tuý. Ở đây tôi cũng không phủ
nhận vai trò của Ban giám hiệu nhà trường, GVCN, GV giảng dạy môn sinh
học ở khối 6, bởi vì họ cũng có công lao không nhỏ trong việc đẩy lùi tệ nạn
ma tuý trong trường học.
D. KẾT LUẬN CHUNG.
Phòng chống, ngăn ngừa và kiểm soát ma tuý là nhiệm vụ của tất cả mọi
người, là mối quan tâm,lo lắng của nhân loại. Một ngày sau khi đọc tuyên
ngôn độc lập, ngày 3 tháng 9 năm 1945. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Cuối
cùng tôi đề nghị cấm hút thuốc phiện" . Vì tương lai nòi giống của dân tộc, vì
sự phồn thịnh của đất nước chúng ta hãy quyết tâm thực hiện thật tốt lời đề
nghị của Bác Hồ.
Việc bảo vệ, tạo điều kiện cho trẻ em, học sinh được sống, học tập, vui chơi
trong môi trường lành mạnh là trách nhiệm của nhà trường, gia đình và toàn
xã hội. Với cương vị là một giáo viên giảng dạy môn GDCD trong nhà trường
tôi thấy việc đưa nội dung giáo dục phòng chống tệ nạn ma tuý vào giảng dạy
ở trường phổ thông một cách có hệ thống là rất cần thiết.

Trên đây là một số kinh nghiêm về giáo dục phòng chống tệ nạn ma tuý qua
môn GDCD ở các lớp 6,7,8,9 theo từng mức độ khác nhau. Tuy nhiên tuỳ theo
điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng địa phương, từng trường, từng đối
tượng HS mà GV có cách vận dụng sao cho phù hợp và có hiệu quả.
Do thời gian và điều kiện còn nhiều hạn hẹp, nên SKKN chắc sẽ còn nhiều
thiếu sót, bản thân rất mong nhận được sự góp ý từ các đồng nghiệp.

GV thực hiện: Hồ Thị Tố Trinh Trường THCS Lao Bảo16
SKKN: Giáo dục phòng chống Ma tuý cho học sinh qua môn GDCD ở bậc THCS

Lao Bảo, ngày 17 tháng 5 năm 2009
Người viết sáng kiến kinh nghiệm:
Hồ Thị Tố Trinh
TƯ LIỆU THAM KHẢO

GV thực hiện: Hồ Thị Tố Trinh Trường THCS Lao Bảo17
SKKN: Giáo dục phòng chống Ma tuý cho học sinh qua môn GDCD ở bậc THCS

tt
1 Sách giáo khoa GDCD các lớp 6,7,8,9. NXB Giáo dục
2 Luật phòng chống ma tuý. NXB chính trị quốc gia
3 Tài liệu GD phòng chống Ma tuý qua một số môn học( NXB Văn
hoá thông tin)
4. Bộ luật hình sự Việt Nam . NXB chính trị quốc gia
5. Phân phối chương trình GDCD bậc THCS
6 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III(2004 – 2007)- NXB
Giáo dục
7 Sổ tay phòng chống Ma tuý - NXB Giáo dục
8 Ma tuý- Hiểm hoạ của loài người - NXB Văn hoá thông tin
MỤC LỤC.

Nội dung Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
B.PHẦN NỘI DUNG
I. Một số hiểu biết cơ bản về Ma tuý
II. Giáo dục phòng chống Ma tuý qua môn GDCD ở bậc
THCS
2
2
6
C. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM CỦA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
14
D. KẾT LUẬN CHUNG 15

GV thực hiện: Hồ Thị Tố Trinh Trường THCS Lao Bảo18

×